Báo cáo Điều tra ban đầu về bệnh nhân mới điều trị bằng thuốc Methadone trong dự phòng HIV tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam năm 2014

KHUYẾN NGHỊ 1. Đẩy mạnh công tác truyền thông: nên tập trung vào kiến thức nguy cơ lây nhiễm HIV, những đường không lây truyền HIV và hành vi sử dụng bao cao su thường xuyên khi QHTD. 2. Cần tăng cường tập huấn cho các cán bộ, bác sỹ tại các cơ sở điều trị kiến thức về sàng lọc, chẩn đoán những bệnh đồng nhiễm, các nhiễm trùng cơ hội thường gặp trên bệnh nhân tham gia điều trị Methadone. Bổ sung nội dung tư vấn về HIV/AIDS trong chương trình giảng dạy cho tư vấn viên. 3. Đối với các bác sĩ, tư vấn: Cần tăng cường dịch vụ tư vấn tâm lý, tư vấn về dự phòng lây nhiễm HIV cho các bệnh nhân. Bác sĩ cần chú ý các biểu hiện về tâm thần của bệnh nhân để có biện pháp xử lý kịp thời. 4. Đối với bệnh nhân: khuyến khích tham gia các hoạt động xã hội, gia đình 5. Khi bệnh nhân đã đạt liều ổn định, cần chuyển bệnh nhân về xã/phường để giảm khoảng cách đi lại cho bệnh nhân, tăng tuân thủ điều trị. 6. Xem xét khả năng điều trị miễn phí hoàn toàn cho bệnh nhân do nhiều bệnh nhân nghèo, có người sống phụ thuộc.

pdf82 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1414 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Điều tra ban đầu về bệnh nhân mới điều trị bằng thuốc Methadone trong dự phòng HIV tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam năm 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
81 (81,0) 80 (79,2) 250 (83,1) - Ô tô 2 (2,0) 1 (1,0) 6 (6,0) 9 (3,0) - Khác 8 (8,0) 1 (1,0) 9 (8,9) 18 (6,0) Liều bắt đầu điều trị thuốc Methadone - Trung bình 19,2±4,3 23,5±7,3 24,3±8,0 22,3±7,1 Nhận xét: - Gần một nửa đối tượng (49,2%) ở gần cơ sở điều trị Methadone (<5km), 30,9% đối tượng ở cách cơ sở điều trị 5-10km và 19,3% đối tượng ở cách cơ sở điều trị trên 10km. - Phương tiện chủ yếu được sử dụng đến cơ sở điều trị ở cả 3 tỉnh là xe máy (83,1% ), một tỷ lệ nhỏ đi xe máy (7,0%) và đi ô tô (3,0%), - Liều bắt đầu điều trị thuốc Methadone trung bình là 22,3±7,1 3.5. Tình trạng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mới tham gia điều trị Methadone 3.5.1. Sức khỏe tổng quát 49 Biểu đồ 3. 9. Tỷ lệ đối tượng phải nằm viện trong vòng 3 tháng và có vấn đề về sức khỏe trong vòng 30 ngày Nhận xét: - Một tỷ lệ nhỏ không quá 3% đối tượng có nằm viện trong vòng 3 tháng trở lại đây. Tỷ lệ đối tượng có vấn đề sức khỏe trong vòng 30 ngày là 12,7%. Biểu đồ 3. 10. Tỷ lệ đối tượng có tiền sử bị các bệnh nhiễm trùng cơ hội Nhận xét: Tiền sử bị các bệnh nhiễm trùng cơ hội của đối tượng nghiên cứu bao gồm Viêm gan B (9,0%) , viêm gan C (20,4%) , nhiễm trùng cơ hội (2%), điều trị ARV (9,7%) và bệnh khác (4,3%), 3.5.2. Sức khỏe tâm thần 50 Bảng 3. 16. Các vấn đề về sức khỏe tâm thần mà đối tượng gặp phải trong vòng 3 tháng qua Vấn đề về sức khỏe tâm thần Lai Châu (n=100) n(%) Điện Biên (n=100) n(%) Yên Bái (n=101) n(%) Tổng cộng (n=301) n(%) Trong vòng 3 tháng qua - Có vấn đề về tập trung, ghi nhớ 13 (13,0) 23 (23,0) 26 (25,7) 62 (25,6) - Lo lắng thái quá, căng thẳng một cách nghiêm trọng 8 (8,0) 14 (14,0) 15 (14,8) 37 (12,3) - Trầm cảm, buồn, mất hy vọng 8 (8,0) 14 (14,0) 8 (7,9) 30 (10,0) - Mất hứng thú một cách nghiêm trọng 6 (6,0) 13 (13,0) 6 (5,9) 25 (8,3) - Ảo giác – nhìn/nghe thấy những thứ mà người khác không nhìn/nghe thấy 6 (6,0) 7 (7,0) 4 (4,0) 17 (5,6) - Khó kiểm soát hành vi bạo lực gồm giận dữ, hoặc bạo lực 6 (6,0) 6 (6,0) 7 (6,9) 19 (6,3) - Có ý định tự tử 3 (3,0) 4 (4,0) 2 (2,0) 9 (3,0) - Có hành vi tự tử 2 (2,0) 0 1 (1,0) 3 (1,0) Tỷ lệ có điều trị các vấn đề về tâm thần và tâm lý 0 2 (2,0) 5 (5,0) 7 (2,3) Nhận xét: - Trong vòng 3 tháng vừa qua, có nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần và tâm lý mà các đối tượng gặp phải như có vấn đề về tập trung, ghi nhớ (25,6%), lo lắng thái quá, căng thẳng (12,3%), trầm cảm, buồn, mất hy vọng (10,0%), mất hứng thú một cách nghiêm trọng (8,3%), ảo giác – nhìn/nghe thấy những thứ mà người khác không nhìn/nghe thấy (5,6%), khó kiểm soát hành vi bạo lực gồm giận dữ, hoặc bạo lực (6,3%), có ý định tự tử (3,0%) và có hành vi tự tử (1,0%). - Tuy nhiên rất ít đối tượng đi khám và điều trị các vấn đề về tâm thần và tâm lý trong vòng 3 tháng qua (chỉ có 7 người, chiếm 2,3%), 51 Biểu đồ 3. 11. Tỷ lệ đối tượng quan tâm đến các thành viên gia đình trong 30 ngày qua Nhận xét: Đa số các đối tượng quan tâm đến gia đình rất thường xuyên hoặc thường xuyên (12,5% và 61,8%), Tỷ lệ đối tượng không thường xuyên quan tâm đến các thành viên trong gia đình là 15,6%, Chỉ một số rất ít là không quan tâm (1,7%). Biểu đồ 3. 12. Tỷ lệ đối tượng quan tâm đến sở thích cá nhân theo các mức độ khác nhau Nhận xét: Rất ít các đối tượng quan tâm rất thường xuyên đến sở thích cá nhân của mình (6,7%), mà phần lớn là quan tâm thường xuyên (35,7%) hoặc có quan tâm nhưng không thường xuyên (38,0%), Tỷ lệ không quan tâm và quan tâm không đáng kể tương đương nhau xấp xỉ 10%. 52 Biểu đồ 3. 13. Tỷ lệ đối tượng tham gia các hoạt động giải trí theo các mức độ khác nhau Nhận xét: Trên 1/3 số đối tượng (36,0%) không tham gia các hoạt động giải trí và khoảng 1/3 số đối tượng tham gia không thường xuyên, còn lại là tham gia không đáng kể (13,8%), tham gia thường xuyên (17,5%) và rất thường xuyên (2,0%). Biểu đồ 3. 14. Tỷ lệ đối tượng tham gia các hoạt động học tập, lao động ngoài xã hội theo các mức độ Nhận xét: Tỷ lệ đối tượng không tham gia các hoạt động học tập, lao động ngoài xã hội chiếm 1/3 số đối tượng (33,8%), Tỷ lệ tham gia rất thường xuyên các hoạt động này rất ít (2,7%), Hơn một nửa số đối tượng có tham gia ở mức độ thường xuyên hoặc không thường xuyên. 53 Biểu đồ 3. 15. Tỷ lệ đối tượng tham gia công việc gia đình nội trợ theo các mức độ Nhận xét: Đa số các đối tượng đều có tham gia công việc nội trợ gia đình (chỉ có 4,7% là không tham gia), Trong đó có 57,7% đối tượng tham gia thường xuyên, 8,4% đối tượng tham gia rất thường xuyên và 22,1% tham gia không thường xuyên. Biểu đồ 3. 16. Tỷ lệ đối tượng tự phục vụ cá nhân theo các mức độ Nhận xét: Đa số các đối tượng tự phục vụ cá nhân trong đó thường xuyên chiếm 67,6%, rất thường xuyên chiếm 20,1% và không thường xuyên chiếm 9,4%. Chỉ một số rất ít là tự phục vụ không đáng kể (1,3%) và không tự phục vụ (1,7%). 54 Bảng 3. 18. Đánh giá của đối tượng về chất lượng cuộc sống và sức khỏe của bản thân Đánh giá đối tượng Lai Châu (n=100) n(%) Điện Biên (n=100) n(%) Yên Bái (n=101) n(%) Tổng cộng (n=301) n(%) Về chất lượng cuộc sống - Rất xấu 0 0 3 (3,0) 3 (1,0) - Xấu 3 (3,0) 1 (1,0) 5 (4,9) 9 (3,0) - Trung bình 83 (83,0) 69 (69,0) 68 (67,3) 220 (73,1) - Tốt 13 (13,0) 27 (27,0) 22 (21,8) 62 (20,6) - Rất tốt 1 (1,0) 3 (3,0) 3 (3,0) 7 (2,3) Hài lòng về SK của bản thân - Rất không hài lài 0 0 1 (1,0) 1 (0,3) - Không hài lòng 4 (4,0) 10 (10,0) 11 (10,9) 25 (8,3) - Bình thường 71 (71,0) 53 (53,0) 57 (56,4) 181 (60,1) - Hài lòng 22 (22,0) 31 (31,0) 25 (24,7) 78 (25,9) - Rất hài lòng 3 (3,0) 6 (6,0) 7 (6,9) 16 (5,3) Nhận xét: Theo đánh giá của đối tượng về chất lượng cuộc sống rất ít đánh giá là rất xấu (1%) và xấu (0,3%). Đa số đánh giá cuộc sống hiện tại đều từ mức trung bình đến rất tốt, trong đó trung bình chiếm 73,1%, tốt chiếm 20,6% và rất tốt là 2,3%. Bảng 3. 19. Các vấn đề sức khỏe hiện tại của đối tượng nghiên cứu Vấn đề sức khỏe n Tỷ lệ % Viêm gan B 26 8,64 Viêm gan C 54 17,94 Nhiễm trùng cơ hội 6 1,99 Điều trị ARV 30 9,97 Bệnh khác 13 4,32 Tổng cộng 107 Kết quả nghiên cứu cho thấy có 107 ĐTNC (chiếm 35,5%) đang có ít nhất một vấn đề sức khoẻ hiện tại. Trong đó chủ yếu là viêm gan C (17,94%). Có gần 10% các đối tượng đang tham gia điều trị ARV 55 Bảng 3. 20. Điểm trung bình chất lượng cuộc sống của ĐTNC Chất lượng cuộc sống Điểm trung bình Max Min Về mặt thể chất 64,7 86,7 64,7 Về mặt tinh thần 59,8 86,7 59,8 Về mặt xã hội 62,2 93,3 62,2 Về môi trường 69,1 100 69,1 Chung 76,1 100 50 Kết quả nghiên cứu cho thấy điểm trung bình chất lượng cuộc sống của ĐTNC theo thang điểm 100 là 76,1, trong đó cao nhất là điểm về môi trường và thấp nhất là điểm về mặt tinh thần. 56 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 4.1. Kiến thức và hành vi phòng chống HIV/AIDS của bệnh nhân mới điều trị bằng thuốc Methadone tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt nam năm 2014. Hiện nay, tại nước ta, có rất nhiều các nghiên cứu về kiến thức, thực hành của người sử dụng ma túy, tuy nhiên nghiên cứu liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành của những người nghiện ma túy đang điều trị methadone còn chưa nhiều, phần lớn vấn đề này chỉ được tìm hiểu bằng cách lồng ghép vào một dự án nào đó, chứ hầu như chưa có sự tập trung chuyên biệt riêng. Tại Việt Nam, dịch HIV/AIDS vẫn đang trong giai đoạn dịch tập trung trong nhóm có hành vi nguy cơ cao trong đó có người nghiện chích ma tuý (NCMT). Kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi và chỉ số sinh học (IBBS) chỉ ra rằng tình trạng dùng chung BKT phổ biến trong những người NCMT là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự lây truyền HIV trong nhóm đối tượng này. Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay chưa có thuốc điều trị khỏi cho người NCMT. Các liệu pháp điều trị ngắn hạn chỉ mang tính chất tạm thời, nhằm hỗ trợ người NCMT điều trị hội chứng cai chứ không điều trị khỏi hoàn toàn được nghiện. Người NCMT vẫn phải phụ thuộc lớn vào chính ý chí của họ trong việc cai nghiện. Do vậy, sử dụng Methadone bằng đường uống có lợi ích lớn nhất là góp phần giảm nguy cơ lây truyền HIV ra cộng đồng. Về đặc trưng của đối tượng nghiên cứu, đa số đối tượng ở độ tuổi lao động, lứa tuổi trung niên với độ tuổi trung bình của đối tượng là 35,4, trong đó tỷ lệ người Kinh chiếm hơn một nửa (57,5%). Theo một số nghiên cứu trước đây, nhóm tuổi nghiện chích ma túy thường là nhóm tuổi trẻ (20-39) do đối tượng này dễ tiếp cận với tiêm chích ma túy nhất [16]. Kết quả về nhóm tuổi này cao hơn nhóm tuổi của người bắt đầu tham gia điều trị Methadone ở các thành phố khác như Hà Nội và tỷ lệ dân tộc Kinh thấp hơn các thành phố khác [16], [17]. Sự khác biệt về nhóm tuổi là do trong nghiên cứu này, tuổi trung bình sử dụng ma túy lần đầu là 23,9 tuổi, cao hơn so với các nghiên cứu 57 trước đây. Còn sự khác biệt về dân tộc có thể là do khác biệt về địa điểm nghiên cứu, trong nghiên cứu này tiến hành ở miền núi phía Bắc nên dân tộc thiểu số nhiều hơn. Trong nghiên cứu này, đa số các đối tượng nghiên cứu hiện có việc làm ổn định, có trình độ văn hóa tốt nghiệp từ trung học cơ sở trở lên và đang sống chung với gia đình. Điều này có thể là một yếu tố thuận lợi để duy trì việc tham gia chương trình điều trị Methadone tại các tỉnh nghiên cứu của chính các đối tượng NCMT cũng như thuận lợi cho các chương trình can thiệp phòng ngừa HIV/AIDS (lưu ý yếu tố gia đình). Thêm vào đó, cần lưu ý về tài liệu truyền thông cho các đối tượng có trình độ văn hoá cao cho phù hợp. Tuy nhiên, đa số đối tượng đều có người sống phụ thuộc (trung bình 1,22 người). Kết quả này có thể làm hạn chế khả năng chi dịch vụ điều trị Methadone khi các đối tượng là nguồn lao động chính trong gia đình. Điều này cần được lưu ý khi thiết kế chương trình để đảm bảo độ bao phủ và tính bền vững của chương trình. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy khoảng cách từ nhà tới cơ sở điều trị Methadone khá xa khi 50,2% đối tượng ở cách cơ sở điều trị 5-10 km và trên 10 km. Kết quả này gợi ý nên đưa cơ sở điều trị có thể về tuyến xã để việc tiếp cận và duy trì tham gia của đối tượng tốt hơn. Một trong những câu hỏi mà chúng tôi quan tâm trong nghiên cứu này đó là các bệnh nhân mới điều trị bằng thuốc Methadone tại ba tỉnh nghiên cứu (Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái) có kiến thức và hành vi phòng chống HIV/AIDS như thế nào? Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các đối tượng (trên 90%) đã từng nghe nói về HIV/AIDS, trên 80% đề cập đúng các đường lây truyền HIV và biện pháp phòng tránh HIV/AIDS. Kết quả này tương đồng với kết quả của tác giả Nguyễn Anh Quang năm 2012 và 2013 khi 86,8% và 92% người NCMT tham gia điều trị Methadone tại Hà Nội đã từng nghe về HIV/AIDS [16], [17]. Kết 58 quả này có thể phản ánh một phần hiệu quả của chương trình phòng chống HIV/AIDS tại 03 tỉnh nghiên cứu trong thời gian qua. Tuy nhiên, kiến thức về khả năng lây nhiễm HIV còn chưa được tốt khi gần 80% đối tượng được hỏi cho rằng một người bình thường không có khả năng nhiễm HIV/AIDS và trên 80% đối tượng cho rằng một người có thể bị nhiễm HIV nếu họ sử dụng nhà vệ sinh công cộng, hoặc do muỗi/côn trùng cắn, ăn chung với người nhiễm HIV. Những kiến thức thiếu hụt này cần được chú trọng khi triển khai các hoạt động can thiệp nâng cao kiến thức về HIV/AIDS cho người nghiện chích ma túy trong thời gian tới tại các tỉnh miền núi phía Bắc, nhất là tỉnh Yên Bái và Lai Châu. Về hành vi phòng chống của ĐTNC, kết quả nghiên cứu cho thấy ĐTNC có hành vi tốt khi tiếp cận dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV/AIDS (81,4%) và đã từng xét nghiệm HIV/AIDS (91,4%). Tỷ lệ này tương đồng với các nghiên cứu trước đây [8], [16], [17],[24], [27]. Đặc biệt tỷ lệ đối tượng NCMT sử dụng chung BKT trong nghiên cứu này rất thấp (khoảng 10%). Kết quả này có thể phản ánh một phần hiệu quả của công tác phòng chống HIV/AIDS trong những năm vừa qua tại các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng và trong cả nước nói chung. Trong số những người đã xét nghiệm, tỷ lệ HIV dương tính trong nghiên cứu của chúng tôi là 16,6%. Tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ của Nguyễn Anh Quang năm 2012 khi nghiên cứu tại Hà Đông (7%) nhưng lại thấp hơn tại Từ liêm (18%) [16]. Kết quả này phù hợp với báo cáo công tác phòng chống HIV/AIDS của Bộ Y tế năm 2014, khi Hà nội và Điện Biên vẫn là các tỉnh HIV trọng điểm trong cả nước [22]. Quan hệ tình dục an toàn là hành vi rất quan trọng trong việc phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS ở đối tượng NCMT. Sử dụng bao cao su (BCS) là biện pháp tốt nhất tránh lây truyền HIV qua đường tình dục. Tuy nhiên, ĐTNC có 59 hành vi phòng chống HIV/AIDS chưa tốt khi gần một nửa người tham gia điều trị Methadone đã từng có QHTD nhưng không sử dụng bao cao su và 14,6% ĐTNC (trong số người đã từng quan hệ tình dục với PNBD) không sử dụng BCS khi quan hệ tình dục trong vòng 1 tháng. Tỷ lệ người bắt đầu tham gia điều trị Methadone có sử dụng BCS trong lần QHTD gần nhất trong nghiên cứu này thấp hơn so với nghiên cứu của và của Nguyễn Anh Quang tại Hà Nội trên đối tượng NCMT tham gia điều trị Methadone (99,4%), của Khương Văn Duy trên đối tượng thanh niên ở Hà tĩnh (83,3% sử dụng BCS khi QHTD với PNBD), nhưng cao hơn tỷ lệ này trong nghiên cứu của Lê Ngọc Yến và cộng sự (34,9% người NCMT dùng BCS khi QHTD với vợ/chồng và người yêu), của Trịnh Thị Sang và cộng sự tại Bắc Giang năm 2006 (28% người NCMT sử dụng BCS khi QHTD với vợ/chồng và người yêu) [16]. Sự khác biệt về tỷ lệ đối tượng NCMT tham gia điều trị Methadone sử dụng BCS giữa các nghiên cứu theo chúng tôi có thể là do khác biệt về địa điểm nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu (đa số các nghiên cứu trước tập trung vào đối tượng NCMT mà ít có nghiên cứu vào bệnh nhân điều trị Methadone). Theo chúng tôi, một trong những lý do mà đối tượng có thể không sử dụng BCS khi QHTD đó là do họ không tiếp cận được nguồn BCS. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người NCMT nếu có nhiều bạn tình mà không sử dụng BCS thì sẽ làm tăng thêm nguy cơ nhiễm HIV cho bản thân các đối tượng và cho cả cộng đồng [21]. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 16,6% người NCMT nhiễm HIV, nếu những người này không sử dụng hoặc sử dụng BCS không thường xuyên sẽ là một trong những nguy cơ tiềm tàng làm lan truyền HIV, đặc biệt lan truyền HIV từ đối tượng nguy cơ cao sang đối tượng nguy cơ thấp. Các kết quả về kiến thức và hành vi phòng chống HIV/AIDS của bệnh nhân mới bắt đầu điều trị Methadone trong nghiên cứu này đã cung cấp thông tin hữu ích cho công tác phòng chống HIV/AIDS tại 03 tỉnh nghiên cứu (các 60 kiến thức còn thiếu hụt về nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDs, các hành vi nguy cơ cao như không dùng bao cao su khi QHTD). 61 4.2. Tình hình sức khỏe và chất lượng cuộc sống có liên quan tới sức khỏe của bệnh nhân mới bắt đầu tham gia điều trị bằng thuốc Methadone tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt nam năm 2014. Câu hỏi tiếp theo mà chúng tôi quan tâm trong nghiên cứu này đó là tình hình sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân bắt đầu tham gia điều trị bằng thuốc Methadone tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt nam như thế nào? Kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân mới bắt đầu điều trị Methadone tại 3 tỉnh nghiên cứu tương đối tốt khi chỉ có 3% đối tượng có nằm viện trong vòng 3 tháng trở lại đây, 12,7% tỷ lệ đối tượng có vấn đề sức khỏe trong vòng 30 ngày là 12,7%. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả đánh giá chất lượng cuộc sống khi 73,1% ĐTNC đều cho là cuộc sống của họ đạt mức từ trung bình trở lên. Kết quả này theo chúng tôi có thể là do các đối tượng nghiên cứu đa số có công ăn việc làm ổn định, có trình độ văn hoá từ trung học cơ sở trở lên. Đây có thể là yếu tố làm cho các ĐTNC tự điều chỉnh các hoạt động của mình cho phù hợp với việc tham gia chương trình methadone. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy có 107 ĐTNC (chiếm 35,5%) đang có ít nhất một vấn đề sức khoẻ hiện tại. Trong đó chủ yếu là viêm gan C (17,94%). Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu tại Hải phòng và Hồ Chí Minh, trong số bệnh nhân đang điều trị có một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân nhiễm HIV, Lao, Viêm gan B, Viêm gan C. Thực tế này cho thấy việc điều trị Methadone cho bệnh nhân tại Việt Nam là rất phức tạp do các tương tác thuốc và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Tuy nhiên cán bộ công tác tại các cơ sở điều trị có thể do còn thiếu kinh nghiệm, chưa được cung cấp nhiều kiến thức về việc chẩn đoán và xử trí các bệnh đồng nhiễm này; do vậy trong thời gian tới, cần tăng cường tập huấn cho các cán bộ, bác sỹ tại các CSĐT kiến thức về sàng lọc, chẩn đoán những bệnh đồng nhiễm này, các nhiễm trùng cơ hội thường gặp trên bệnh nhân AIDS. Để đảm bảo chất lượng điều trị, việc xây dựng cơ chế chuyển tuyến cũng như tập huấn về điều trị 62 Methadone cho các cán bộ y tế công tác tại các cơ sở y tế khác là một nhu cầu cấp bách. Có nhiều bộ công cụ đang được sử dụng để đánh giá chất lượng cuộc sống như NPH (The Nottingham Health Profile), MOS với MOS SF-36, MOS SF-20 và MOS-HIV, WHOQoL-BREF, QoL-DA (Quality of Life Scale for Drug Addicts).., và hiện nay đang phát triển bộ công cụ IDUQoL (Injection Drug Use Quality of Life Scale) bao gồm 21 domain sử dụng chuyên biệt cho nhóm tiêm chích ma túy [1, 35-37]. Tất cả các bộ công cụ này tuy khác nhau về thang điểm nhưng đều đánh giá sự cải thiện liên quan đến sức khỏe như thể chất, tâm lý, xã hội và môi trường. Dù sử dụng bộ công cụ nào nhưng nhiều nghiên cứu đã ghi nhận sự cải thiện rõ rệt về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Methadone trong quá trình điều trị [7, 16, 28, 33, 35, 38, 39]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng bộ câu hỏi đo lường chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mới điều trị Methadone của Tổ chức Y tế thế giới. Bộ câu hỏi này cũng đã được sử dụng cho các nghiên cứu đánh giá chất lượng cuộc sống của người NCMT tham gia điều trị Methadone tại Việt Nam. Trong nghiên cứu của chúng tôi, theo đánh giá của đối tượng về chất lượng cuộc sống rất ít đánh giá là rất xấu (1%) và xấu (0,3%). Đa số đánh giá cuộc sống hiện tại đều từ mức trung bình đến rất tốt, trong đó trung bình chiếm 73,1%, tốt chiếm 20,6% và rất tốt là 2,3%. Kết quả tự cho điểm chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu cho thấy điểm trung bình về chất lượng cuộc sống của các đối tượng ở mức cao với 76,1 điểm/100 điểm. Nghiên cứu tại Hải Phòng và Hồ Chí Minh cho thấy sau khi tham gia điều trị Methadone, các lĩnh vực xã hội và môi trường cũng được cải thiện nhưng với mức độ chậm hơn; điều này phản ánh những tác động, ảnh hưởng tích cực của xã hội, môi trường tới cuộc sống bệnh nhân đang nhận dịch vụ tại các CSĐT Methadone. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy điểm 63 trung bình chất lượng cuộc sống về môi trường cao nhất (69,1/100 điểm) có thể là một yếu tố thuận lợi cho các can thiệp điều trị Methadone ở các vùng miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, điểm trung bình chất lượng cuộc sống về tinh thần thấp nhất và thấp hơn các nghiên cứu trước đây về vấn đề này. Điều này gợi ý các chương trình can thiệp điều trị Methadone tại các vùng miền núi phía Bắc cần tập trung vào hoạt động tư vấn tâm lý, giúp bệnh nhân về khả năng tập trung, ghi nhớ, và nhất là đi khám và điều trị các vấn đề về tâm thần, tâm lý nếu có. Ngoài ra trong nghiên cứu của chúng tôi, số tham gia hoạt động thường xuyên các hoạt động giải trí, học tập, lao động ngoài xã hội, hoạt động nội trợ gia đình không cao. Chính vì vậy, một biện pháp có thể khắc phục các vấn đề về tinh thần của bệnh nhân đó là khuyến khích người bệnh tham gia các hoạt động giải trí, các hoạt động học tập, lao động ngoài xã hội và các hoạt động giúp đỡ gia đình. Nhiều nghiên cứu trong nước cũng như trên thế giới về chất lượng cuộc sống bệnh nhân điều trị Methadone cho thấy, chất lượng cuộc sống bệnh nhân thường được cải thiện mạnh mẽ trong thời gian đầu: từ giai đoạn chưa được điều trị chuyển sang giai đoạn bắt đầu được điều trị. Sau đó, khi bệnh nhân đã có những thay đổi rất lớn về mọi mặt và chuyển về cuộc sống bình thường, chất lượng cuộc sống bệnh nhân thường có chiều hướng đi xuống do họ bắt đầu suy nghĩ, lo lắng và đối diện với các vấn đề khác (không phải là bệnh tật) trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ: sau khi được điều trị và giảm mức độ lệ thuộc Heroin, bệnh nhân có thể bắt đầu lo lắng tới tình trạng nghề nghiệp, thu nhập, gia đình Tất cả những yếu tố đó có thể làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, đặc biệt trong các lĩnh vực tâm lý, xã hội. Do đó, bên cạnh cung cấp các dịch vụ về điều trị, hỗ trợ xã hội, tạo việc làm giúp ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng là rất quan trọng và cần được ưu tiên hơn trong chương trình điều trị Methadone thời gian tới. 64 4.3. Hạn chế của nghiên cứu: Trong nghiên cứu này để trả lời cho 02 mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi đã chọn chủ đích các đối tượng bắt đầu tham gia điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện tại 3 tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Yên Bái theo phương pháp chủ đích, thuận tiện. Các kết quả nghiên cứu đã trả lời theo hai mục tiêu nghiên cứu. Tuy nhiên, do những bệnh nhân được điều trị trong chương trình là những người NCMT đạt được các tiêu chuẩn tuyển chọn do Bộ Y tế và các cơ quan địa phương ban hành. Do vậy, những người NCMT ma túy đang được điều trị Methadone không hoàn toàn đại diện cho quần thể những người NCMT tại các địa phương nghiên cứu. Khi chương trình được mở rộng, hoặc khi điều kiện tuyển chọn thay đổi, việc điều trị nghiện các CDTP bằng Methadone có thể có những tác động không hoàn toàn như những phát hiện trong nghiên cứu này. Một phần thông tin được thu thập qua các cuộc phỏng vấn cá nhân, do đó không thể tránh khỏi những sai số tự báo cáo, đặc biệt với những thông tin nhạy cảm như hành vi SDMT, hành vi tình dục. Người trả lời phỏng vấn thường có xu hướng “che giấu” hoặc hạn chế nói về những hành vi tình dục, tiêm chích không an toàn. Điều này dẫn tới những ước lượng thấp về tỷ lệ bệnh nhân có hành vi không an toàn. Tuy nhiên, với những nỗ lực giảm thiểu sai số tự báo cáo (những cuộc phỏng vấn được thực hiện trong điều kiện đảm bảo tính riêng tư, bí mật) nhóm nghiên cứu tin tưởng rằng, những sai số trên đã được hạn chế tới mức tối đa. 65 KẾT LUẬN 1. Mô tả kiến thức và hành vi phòng chống HIV/AIDS của bệnh nhân mới điều trị bằng thuốc Methadone tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt nam năm 2014. Bệnh nhân mới điều trị bằng thuốc Methadone chủ yếu ở nhóm 30-40 tuổi, đa số tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên, hơn một nửa ĐTNC là dân tộc Kinh, hiện có vợ/chồng, có việc làm ổn định, sống với gia đình. Tỷ lệ đối tượng có tiền án, tiền sự chung là 22,9%. Hầu hết các đối tượng đều đã nghe nói đến HIV/AIDS (93,7%) và trên 80% đối tượng đề cập đường lây do dùng chung bơm kim tiêm và quan hệ tình dục không an toàn. Tuy nhiên kiến thức về nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS của ĐTNC chưa được tốt. Loại ma túy mà đối tượng sử dụng trước khi tham gia điều trị Methadone chủ yếu là heroin (trên 90%) và tỷ lệ ĐTNC sử dụng chung bơm kim tiêm là 8,6%. Trong số ĐTNC có QHTD thì 43,8% ĐTNC không sử dụng bao cao su trong lần QHTD gần nhất. 4.2. Tình trạng sức khoẻ và chất lượng cuộc sống có liên quan tới sức khoẻ của bệnh nhân mới bắt đầu tham gia điều trị bằng thuốc Methadone tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam năm 2014. Tỷ lệ đối tượng có nằm viện trong vòng 3 tháng qua là 3%. Tỷ lệ đối tượng có vấn đề sức khỏe trong vòng 30 ngày qua là 12,7%. Tỷ lệ ĐTNC có tiền sử bị các bệnh nhiễm trùng cơ hội của ĐTNC là viêm gan B (9,0%), viêm gan C (20,4%), nhiễm trùng cơ hội (2%), điều trị ARV (9,7%) và bệnh khác (4,3%). Đa số ĐTNC tự đánh giá cuộc sống hiện tại đều từ mức trung bình đến rất tốt, trong đó trung bình chiếm 73,1%, tốt chiếm 20,6% và rất tốt là 2,3%. 66 KHUYẾN NGHỊ 1. Đẩy mạnh công tác truyền thông: nên tập trung vào kiến thức nguy cơ lây nhiễm HIV, những đường không lây truyền HIV và hành vi sử dụng bao cao su thường xuyên khi QHTD. 2. Cần tăng cường tập huấn cho các cán bộ, bác sỹ tại các cơ sở điều trị kiến thức về sàng lọc, chẩn đoán những bệnh đồng nhiễm, các nhiễm trùng cơ hội thường gặp trên bệnh nhân tham gia điều trị Methadone. Bổ sung nội dung tư vấn về HIV/AIDS trong chương trình giảng dạy cho tư vấn viên. 3. Đối với các bác sĩ, tư vấn: Cần tăng cường dịch vụ tư vấn tâm lý, tư vấn về dự phòng lây nhiễm HIV cho các bệnh nhân. Bác sĩ cần chú ý các biểu hiện về tâm thần của bệnh nhân để có biện pháp xử lý kịp thời. 4. Đối với bệnh nhân: khuyến khích tham gia các hoạt động xã hội, gia đình 5. Khi bệnh nhân đã đạt liều ổn định, cần chuyển bệnh nhân về xã/phường để giảm khoảng cách đi lại cho bệnh nhân, tăng tuân thủ điều trị. 6. Xem xét khả năng điều trị miễn phí hoàn toàn cho bệnh nhân do nhiều bệnh nhân nghèo, có người sống phụ thuộc. 7. Huy động thêm người nhà bệnh nhân tham gia hỗ trợ điều trị để tăng tính tuân thủ của người bệnh khi thiết kế các hoạt động can thiệp. 8. Tăng cường kết nối với các dịch vụ hỗ trợ xã hội, tạo công ăn việc làm ổn định cho người bệnh. 9. Cần tiếp tục nghiên cứu hiệu quả của chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại các tỉnh miền núi phía Bắc để nâng cao độ bao phủ và tính bền vững của chương trình. 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 68 PHỤ LỤC 1: BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN TRỰC TIẾP BỆNH NHÂN BẮT ĐẦU ĐIỀU TRỊ METHADONE MÃ SỐ: Giới thiệu của nghiên cứu viên về mục đích cuộc điều tra và xin phép sự đồng ý của đối tượng nghiên cứu (theo bản thoả thuận nghiên cứu) Họ tên người phỏng vấn: ..Mã số: Ngày phỏng vấn: ../../2014. Thời gian bắt đầu:.Kết thúc: Tỉnh: 1. Lai Châu 2.Điện Biên (2.1.TP Điện biên; 2.2. Khác) 2. Yên Bái (3.1.Nghĩa lộ; 3.2.TP Yên Bái) A. Thông tin chung 1 Ngày tháng năm sinh ........./....../.......(Ngày / Tháng / Năm) 2 Giới tính 1. Nam 2. Nữ 3 Bạn thuộc dân tộc nào? 1. Kinh 2. Hoa 3. Nùng 4. Dao 5. Mường 6. Tày 7. Thái 8. Khác -ghi rõ: (...) 4 Tôn giáo của bạn? 1. Đạo Phật 2. Thiên chúa giáo 3. Tin lành 4. Không 5. Khác- ghi rõ: (..................................) 5 Trình độ học vấn (lớp cao nhất bạn đã đạt được)? 0. Không đi học 1. Tiểu học: lớp 1-5 2. THCS: lớp 6-9 3. THPT: lớp 10-12 4. Trung cấp/ Dạy nghề (1-2 năm) 5. Cao đẳng/ Đại học (3-6 năm) 6. Sau đại học (Thạc sỹ, Tiến sĩ) 6 Tình trạng hôn nhân hiện nay của bạn: 1. Độc thân (chưa bao giờ kết hôn) 2. Đã kết hôn 3. Tái hôn 4. Sống cùng bạn tình nhưng chưa kết hôn 5. Ly thân 6. Ly hôn 7. Góa 7 Nghề nghiệp hiện nay của bạn là gì? 1. Thất nghiệp 2. Lao động tự do 3. Làm ruộng 4. Công nhân 5. Cán bộ, viên chức 6. Lái xe 7. Dịch vụ, nhà hàng 8. Học sinh, sinh viên 9. Khác- ghi rõ (.................................) 8 Công việc hiện tại của bạn có ổn 1. Có 69 định hay không? 2. Không 9 Bạn có thu nhập cá nhân không? 1. Có 2. Không -> chuyển câu 12 10 Thu nhập hiện tại của bạn: ....................................đồng/tháng 11 Trong gia đình bạn có bao nhiêu người sống phụ thuộc vào bạn về kinh tế? ...............................số người phụ thuộc Chỉ tính những người phụ thuộc thường xuyên vào bệnh nhân, không tính người có khả năng tự lập về kinh tế... 12 Bạn đang sống với ai? 1. Bố 1- Có 2- Không 2. Mẹ 1- Có 2- Không 3. Vợ 1- Có 2- Không 4. Con 1- Có 2- Không 5. Anh, chị, em 1- Có 2- Không 6. Họ hàng 1- Có 2- Không (ví dụ: ông/bà, cô/dì/chú/bác/cháu....) 7. Bạn bè 1- Có 2- Không 8. Người yêu/bạn tình 1- Có 2- Không 9. Một mình 1- Có 2- Không 10. Không ổn định 1- Có 2- Không 13 Những người sống cùng bạn có ai sử dụng ma túy không? 1. Có 2. Không-> chuyển câu 15 14 Nếu có, đó là ai 1. Bố và/hoă ăc mẹ 1. Có 2. Không 2. Vợ 1. Có 2. Không 3. Con 1. Có 2. Không 4. Anh, chị, em 1. Có 2. Không 5. Họ hàng 1. Có 2. Không 6. Bạn bè 1. Có 2. Không 7. Người yêu/bạn tình 1. Có 2. Không 15 Trong cuộc sống bạn có mâu thuẫn, bất đồng với ai không? 1. Có 2. Không-> chuyển câu 17 16 Nếu có, bạn thường mâu thuẫn với ai? Từ trước tới nay Trong 30 ngày qua 1. Mẹ 1. Có 2. Không 1. Có 2. Không 2. Bố 1. Có 2. Không 1. Có 2. Không 3. Vợ 1. Có 2. Không 1. Có 2. Không 4. Con cái 1. Có 2. Không 1. Có 2. Không 5. Anh, chị, em 1. Có 2. Không 1. Có 2. Không 6. Họ hàng 1. Có 2. Không 1. Có 2. Không 7. Bạn bè 1. Có 2. Không 1. Có 2. Không 8. Hàng xóm 1. Có 2. Không 1. Có 2. Không 9. Khác- ghi rõ 1. Có 2. Không 1. Có 2. Không 17 Bạn đã từng có hành vi sau trong gia đình không? Từ trước tới nay Trong 30 ngày qua 1. Bán đồ dùng của bản thân 1. Có 2. Không 1. Có 2. Không 2. Cầm đồ dùng của bản thân 1. Có 2. Không 1. Có 2. Không 3. Nói dối gia đình để có tiền mua ma túy 1. Có 2. Không 1. Có 2. Không 4. Lấy tiền của gia đình 1. Có 2. Không 1. Có 2. Không 5. Bán đồ đạc của gia đình 1. Có 2. Không 1. Có 2. Không 6. Cầm đồ đạc của gia đình 1. Có 2. Không 1. Có 2. Không 7. Đe dọa cưỡng ép người thân 1. Có 2. Không 1. Có 2. Không 8. Tiền án/tiền sự 1. Có 2. Không B. Tiền sử sử dụng chất gây nghiện 18 Lần đầu tiên bạn sử dụng bất kì loại ma túy nào là khi bạn bao nhiêu tuổi? ......(Tuổi) Hoặc năm bắt đầu sử dụng:.. 19 Lần đó, bạn đã sử dụng loại ma túy nào? 1. Heroin 2. Morphin 3. Thuốc phiện 4. Amphetamines/Methamphetamin 70 5. Thuốc lắc 6. Cần sa 7. Tài mà 8. Dorlagan 9. Phenobarbital (thuốc ngủ) 10. Benzodiazepam (Seduxen) 11.Khác- ghi rõ (...................................) 20 Trước khi tham gia điều trị Methadone, bạn đã sử dụng những chất gây nghiện nào dưới đây và theo hình thức nào? Có thể chọn nhiều loại chất gây nghiện đã từng sử dụng . Hình thức sử dụng 0. Không sử dụng; 1. Uống (Cắn); 2. Hít; 3. Hút; 4. Tiêm dưới da; 5. Tiêm chích vào ven Tần suất sử dụng cao nhất (lần/ngày) 1. Heroin 0 1 2 3 4 5 ....lần/ngày 2. Morphin 0 1 2 3 4 5 ....lần/ngày 3. Thuốc phiện 0 1 2 3 4 5 ....lần/ngày 4. Amphetamines/Methamphetamin 0 1 2 3 4 5 ....lần/ngày 5. Thuốc lắc 0 1 2 3 4 5 ....lần/ngày 6. Cần sa 0 1 2 3 4 5 ....lần/ngày 7. Tài mà 0 1 2 3 4 5 ....lần/ngày 8. Thuốc ngủ (Dorlagan, Phenobarbital, Seduxen) 0 1 2 3 4 5 ....lần/ngày 9. Khác- ghi rõ (..................................) 0 1 2 3 4 5 ....lần/ngày 21 Trong 30 ngày qua, bạn sử dụng chất gây nghiện nào dưới đây và theo hình thức nào . Có thể chọn nhiều loại chất gây nghiện đã từng sử dụng (Nếu ít hơn 1 lần/ngày, ghi số lần/tháng, ghi chú kèm theo) Hình thức sử dụng 0. Không sử dụng; 1. Uống (Cắn); 2. Hít; 3. Hút; 4. Tiêm dưới da; 5. Tiêm chích vào ven Tần suất (số lần/ngày) 1. Heroin 0 1 2 3 4 5 ......lần 2. Morphin 0 1 2 3 4 5 ......lần 3. Thuốc phiện 0 1 2 3 4 5 ......lần 4. Amphetamines/Methamphetamin 0 1 2 3 4 5 ......lần 5. Thuốc lắc 0 1 2 3 4 5 ......lần 6. Cần sa 0 1 2 3 4 5 ......lần 7. Tài mà 0 1 2 3 4 5 ......lần 8. Thuốc ngủ (Dorlagan, Phenobarbital, Seduxen) 0 1 2 3 4 5 ......lần 9. Khác- ghi rõ (....................................) 0 1 2 3 4 5 ......lần 22 Khi tiêm chích ma túy, bạn đã bao giờ sử dụng lại bơm kim tiêm mà người khác đã hoặc vừa sử dụng không? 1. Có 2. Không 3. Không tiêm chích ma túy 23 Bạn đã bao giờ cai nghiện ma túy chưa? 1. Có 2. Không-> chuyển câu 29 24 Nếu có, bạn đã bao nhiêu lần tham gia cai nghiện ma túy? Nếu không có lần nào thì ghi rõ số 00 1. Cai nghiện tập trung tại trung tâm .......số lần 2. Cơ sở tư nhân .......số lần 3. Cắt cơn tại cộng đồng (Y tế công) .......số lần 4. Tự mua thuốc cai .......số lần 5. Cai khan (không dùng thuốc) .......số lần 6. Khác- ghi rõ (..................................) .......số lần 25 Lần gần đây nhất, bạn cai nghiện là khi nào? .........../......... (Tháng/Năm) 26 Lần đó, bạn sử dụng hình thức cai nghiện nào? 1. Cai nghiện tập trung tại trung tâm 2. Cơ sở tư nhân 3. Cắt cơn tại cộng đồng (Y tế công) 4. Tự mua thuốc cai 5. Cai khan (không dùng thuốc) 71 6. Khác- ghi rõ (...............................) 27 Lý do tái nghiện của bạn là gì? 1. Bạn bè rủ rê 1. Có 2. Không 2. Thèm muốn ma túy 1. Có 2. Không 3. Buồn chán, thất vọng 1. Có 2. Không 4. Khác-ghi rõ (..............................) 1. Có 2. Không 28 Thời gian từ khi cai nghiện đến khi tái nghiện: Dài nhất: ......năm......tháng......ngày Ngắn nhất: ......năm......tháng......ngày 29 Cho đến nay, tổng số thời gian bạn sử dụng ma túy là bao lâu? ..........năm.......tháng 30 Bạn đã bao giờ bị shock do sử dụng ma túy quá liều chưa? 1. Có 2. Không-> chuyển sang câu 33 31 Nếu có, bạn đã bị quá liều mấy lần? ....... (Số lần) 32 Lần gần đây nhất, bạn bị shock do quá liều là bao giờ: 1. Dưới 1 tháng 2. Từ 1- 6 tháng 3. Từ 6 tháng- 1 năm 4. Trên 1 năm 33 Trước khi tham gia điều trị Methadone, Số tiền trung bình bạn phải chi trả cho 01 ngày dùng chất ma túy là bao nhiêu? ....................................đồng Lưu ý: Số tiền 01 ngày dùng có thể khác với số tiền một mua trong một ngày 34 Trước khi tham gia điều trị Methadone, bạn có sử dụng bơm kim tiêm mà người khác đã hoặc vừa sử dụng không? 1. Có 2. Không-> chuyển câu 36 35 Nếu có, bao nhiêu lần? ........... Số lần 36 Hiện tại, bạn có hút thuốc lá không? 1. Có 2. Không 37 Trước khi tham gia điều trị Methadone, bạn có sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn thường xuyên không? 1. 1-2 lần/tháng 2. 1-2 lần/tuần 3. 3-4 lần/tuần 4. 1 lần/ngày 5. >2 lần/ngày 6. Không uống-> chuyển câu 39 38 Một ngày, trung bình bạn uống bao nhiêu? (đối với rượu) 0. Không uống rượu 1. 25 ml/ngày (chén nhỏ) 2. 50-100 ml/ngày (chén lớn) 3. 250 ml/ngày 4. 500 ml/ngày 5. >500ml/ngày C. Kiến thức về HIV/AIDS 39 Trước cuộc phỏng vấn này, bạn đã bao giờ nghe nói về HIV/AIDS (hay SIDA) chưa? 1. Có 2. Không 40 Theo bạn, nhìn một người bình thường có thể biết người đó nhiễm HIV hay không? 1. Có 2. Không 9. Không biết 41 Theo bạn, HIV/AIDS lây theo đường nào? 1. Truyền máu không an toàn 2. Dùng chung bơm kim tiêm 3. Mẹ truyền sang con 4. Quan hệ tình dục không an toàn 5. Khác (ghi rõ) 42 Theo bạn, đối tượng nào dễ bị nhiễm HIV/AIDS? 1. Người nghiện chích ma tuý 2. PNBD 3. Lái xe đường dài 4. Nhiều bạn tình 5. Khác (ghi rõ) 43 Trước khi tham gia điều trị Methadone, bạn đã từng được tư vấn về xét nghiệm HIV chưa? 1.Có 2. Chưa-> chuyển câu 45 72 44 Bạn đã được tư vấn về xét nghiệm HIV ở đâu? 1. Cán bộ/TYT xã 2. Cán bộ/TTYT Huyện 3. Cán bộ/TT phòng chống HIV tỉnh 4. Khác (ghi rõ) 45 Bạn đã bao giờ làm xét nghiệm HIV chưa? 1. Đã làm xét nghiệm HIV 2. Chưa làm xét nghiệm HIV-> câu 47 46 Nếu có, kết quả xét nghiệm HIV của bạn là? 1. Dương tính 2. Âm tính 3. Không trả lời Bây giờ tôi sẽ đọc cho bạn nghe một số câu, trong đó một số câu đúng và một số câu không đúng. Những câu này mang ý nghĩa tổng quát và không ám chỉ đến bản thân bạn. Bạn hãy cho biết là bạn đồng ý hay không đồng ý với từng câu dưới đây. Câu hỏi Khoanh vào mã trả lời tương ứng 47 Quan hệ tình dục chung thuỷ với một bạn tình không nhiễm HIV và bạn tình đó cũng không có bạn tình khác làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV. 1. Đúng 2.Sai 9.Không biết 48 Một người có thể bị nhiễm HIV nếu họ sử dụng nhà vệ sinh công cộng. 1. Đúng 2.Sai 9.Không biết 49 Luôn sử dụng BCS đúng cách mỗi lần quan hệ tình dục làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV. 1. Đúng 2.Sai 9.Không biết 50 Một người trông khoẻ mạnh có thể đã nhiễm HIV 1. Đúng 2.Sai 9.Không biết 51 Muỗi hay các côn trùng khác đốt/cắn có thể truyền HIV 1. Đúng 2.Sai 9.Không biết 52 Ăn chung với người nhiễm HIV có thể lây HIV 1. Đúng 2.Sai 9.Không biết 53 Dùng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV 1. Đúng 2.Sai 9.Không biết 54 Rửa sạch bơm kim tiêm giữa các lần tiêm chích làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV 1. Đúng 2.Sai 9.Không biết 55 Một người có thể tránh không bị nhiễm HIV bằng cách không quan hệ tình dục. 1. Đúng 2.Sai 9.Không biết 56 Luôn sử dụng BCS đúng cách mỗi lần quan hệ tình dục đường hậu môn phòng được lây nhiễm HIV. 1. Đúng 2.Sai 9.Không biết 57 Bạn tự đánh giá như thế nào về khả năng nhiễm HIV của bản thân? Đọc đáp án 1. Nguy cơ cao 2. Nguy cơ thấp 3. Không có nguy cơ-> câu 59 4. Không biết -> chuyển câu 60 58 Tại sao bạn nghĩ rằng bạn có nguy cơ nhiễm HIV? (Không đọc mà chỉ gặng hỏi: còn lý do nào khác không? ) 1. Nhiều bạn tình 2. QHTD không dùng BCS 3. Tiêm chích ma tuý 4. Nhận máu truyền 5. Khác (Ghi rõ) 59 Tại sao bạn nghĩ rằng bạn không có nguy cơ nhiễm HIV? (Không đọc mà chỉ gặng hỏi: còn lý do nào khác không?) 1. Chung thủy 2. Dùng bao cao su 3. Không tiêm chích chung BKT 4. Bạn tôi không bị nhiễm HIV 5. Không QHTD đường hậu môn 6. Không QHTD với GMD 7. Không nhận máu truyền 8. Khác (ghi rõ):........................... 60 Bạn đã từng quan hệ tình dục bao giờ chưa? Bao gồm cả quan hệ tình dục qua âm đạo và qua hậu môn. 1. Có 2. Chưa-> chuyển câu 73 61 Lần gần đây nhất, bạn quan hệ tình dục là khi nào? 1. Trong vòng 06 tháng qua 2. Từ 06-12 tháng qua 3. Trên 12 tháng qua 4. Chưa bao giờ-> chuyển câu 73 62 Lần đó, bạn có sử dụng bao cao su không? 1. Có 73 2. Không 9. Không nhớ 63 Bạn đã từng quan hệ tình dục với phụ nữ bán dâm chưa? 1. Có 2. Không-> chuyển câu 68 9. Không nhớ/không trả lời-> chuyển câu 68 64 Trong 1 tháng qua, Bạn quan hệ tình dục (QHTD) với phụ nữ bán dâm bao nhiêu lần? ... (Nếu không lần nào ghi: 00 rồi chuyển câu 66; Không nhớ ghi: 99) 65 Trong 1 tháng qua, Bạn có thường xuyên sử dụng BCS khi quan hệ tình dục với phụ nữ bán dâm không? 1. Tất cả các lần 2. Lúc có, lúc không 3. Không bao giờ 66 Bạn đã bao giờ QHTD với phụ nữ mại dâm có tiêm chích chưa? 1. Có 2. Không-> chuyển câu 68 9. Không biết-> chuyển câu 68 67 Nếu có, Bạn có thường xuyên sử dụng BCS khi quan hệ tình dục không? 1. Tất cả các lần 2. Lúc có, lúc không 3. Không bao giờ 68 Bạn đã từng quan hệ tình dục với bạn tình nam chưa? 1. Có 2. Không-> chuyển câu 71 9. Không nhớ/không trả lời-> câu 71 69 Bạn đã bao giờ QHTD với bạn tình nam có tiêm chích chưa? 1. Có 2. Không-> chuyển câu 72 9. Không biết-> chuyển câu 72 70 Nếu có, Bạn có thường xuyên sử dụng BCS khi quan hệ tình dục không? 1. Tất cả các lần 2. Lúc có, lúc không 3. Không bao giờ 71 Vợ/người yêu bạn có tiêm chích ma túy không? 1. Có 2. Không-> chuyển câu 73 3. Không biết-> chuyển câu 73 4. Không có vợ/người yêu-> chuyển câu 73 72 Nếu có, Bạn có thường xuyên sử dụng BCS khi quan hệ tình dục với vợ/người yêu không? 1. Tất cả các lần 2. Lúc có, lúc không 3. Không bao giờ D. Quá trình tham gia điều trị Methadone 73 Ngày nộp đơn tham gia chương trình Methadone ......./......./.......... (Ngày / Tháng / Năm) 74 Khoảng cách từ nhà bạn đến cơ sở điều trị bao nhiêu Km? 1. < 5km 2. 5-10km 3. >10km 75 Bạn đến cở sở điều trị bằng phương tiện nào? 1. Xe đạp 2. Xe Máy 3. Ô tô 4. Khác (ghi rõ ..) 76 Ngày bắt đầu uống thuốc Methadone .......//2014 (Ngày / Tháng / Năm) 77 Liều bắt đầu điều trị thuốc Methadone (ghi rõ đơn vị) PHẦN VI: TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE I. Sức khỏe tổng quát M1 Trong 3 tháng qua, bạn có phải nằm viện không?  Không bao gồm điều trị cai nghiện ma tuý, cắt cơn, điều trị cai rượu bia, tâm thần 1. Có 2. Không-> chuyển M5 M2 Nếu có, số lần nằm viện của bạn là bao nhiêu? .......(Số lần) 74 M3 Nếu có, bạn nằm viện là vì lý do gì? Ghi cụ thể lý do: M4 Trong 3 tháng qua, thời gian bạn nằm viện điều trị là bao nhiêu lâu? \ ........(Số ngày) M5 Trong 30 ngày qua, bạn có gặp vấn đề về sức khoẻ không? 1. Có 2. Không-> chuyển M7 M6 Nếu có, đó là vấn đề gì và ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn như thế nào? Tên vấn đề 1. Tên vấn đề 2. Tên vấn đề 3. Mức độ ảnh hưởng (1=Không ảnh hưởng; 2=ít; 3=trung bình; 4=nhiều) 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 M7 Bạn đã bao giờ bị các bệnh dưới đây chưa? 7.1.Viêm gan B 7.2.Viêm gan C 7.3.Nhiễm trùng cơ hội 7.4. Điều trị ARV 7.5. Bệnh khác (ghi rõ) 1. Có 2. Không 3. KTL 1. Có 2. Không 3. KTL 1. Có 2. Không 3. KTL 1. Có 2. Không 3. KTL 1. Có 2. Không 3. KTL M8 Hiện tại bạn có bị các bệnh kể trên không? 1. Có (ghi mã): 2. Không 3. KTL 75 II. Sức khỏe tâm thần M9 Trong 3 tháng qua, bạn đã bao giờ có những giai đoạn nào gặp những vấn đề sau không? (không phải là nguyên nhân trực tiếp do sử dụng ma tuý/uống rượu bia) Trong 3 tháng qua Nếu không (mã số bằng 2) chuyển dòng tiếp theo Số ngày trong 30 ngày qua 1. Có vấn đề về tập trung, ghi nhớ 1.Có 2.Không ......ngày 2. Lo lắng thái quá, căng thẳng một cách nghiêm trọng 1.Có 2.Không ......ngày 3. Trầm cảm, buồn, mất hy vọng 1.Có 2.Không ......ngày 4. Mất hứng thú một cách nghiêm trọng 1.Có 2.Không ......ngày 5. Ảo giác – nhìn thấy/nghe thấy những thứ mà người khác không nghe/nhìn thấy? 1.Có 2.Không ......ngày 6. Khó kiểm soát hành vi bạo lực, gồm giận dữ hoặc bạo lực 1.Có 2.Không ......ngày 7. Có ý định tự tử 1.Có 2.Không ......ngày 8. Có hành vi tự tử 1.Có 2.Không ......ngày M10 Trong 3 tháng qua, bạn đã bao nhiêu lần được điều trị về các vấn đề tâm thần và tâm lý? 1. Ở bệnh viện hoặc điều trị nội trú? 2. Ngoại trú hoặc tại các phòng khám, phòng mạch tư? ..số lần điều trị ..số lần điều trị M11 Trong 30 ngày qua, bạn quan tâm đến các thành viên trong gia đình thường xuyên ở mức đô ă nào? Đọc đáp án 1. Không quan tâm 2. Không đáng kể 3. Đôi khi 4. Thường xuyên 5. Rất thường xuyên M12 Trong 30 ngày qua , bạn quan tâm tới sở thích của cá nhân mình thường xuyên ở mức độ nào ? Đọc đáp án 1. Không quan tâm 2. Không đáng kể 3. Đôi khi 4. Thường xuyên 5. Rất thường xuyên M13 Trong 30 ngày qua , bạn tham gia vào các hoạt động giải trí thường xuyên ở mức độ nào? Đọc đáp án 1. Không tham gia 2. Không đáng kể 3. Đôi khi 4. Thường xuyên 5. Rất thường xuyên III. Khả năng lao động M14 Trong 30 ngày qua, bạn chủ động tham gia học tập hay lao động ngoài xã hội thường xuyên ở mức đô ă nào? Đọc đáp án 1. Không tham gia 2. Không đáng kể 3. Đôi khi 4. Thường xuyên 5. Rất thường xuyên M15 Trong 30 ngày qua, bạn tham gia công việc gia đình, nội trợ thường xuyên ở mức đô ă nào? Đọc đáp án 1. Không tham gia 2. Không đáng kể 3. Đôi khi 4. Thường xuyên 5. Rất thường xuyên M16 Trong 30 ngày qua, bạn tự phục vụ cá nhân ở mức đô ă nào? Đọc đáp án 1. Không 2. Không đáng kể 3. Đôi khi 4. Thường xuyên 5. Rất thường xuyên Đánh giá mức độ tin cậy (ĐTV tự đánh giá) 76 M17 Mức độ trả lời trung thực của bệnh nhân? ..% M18 Bệnh nhân hiểu vấn đề? 1. Có 2. Không CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG (Khoanh tròn số tương ứng) Câu hỏi: Trong hai tuần qua, Rất xấu Xấu Trungbình Tốt Rất tốt 1. Bạn đánh giá chất lượng cuộc sống của bạn ở mức độ nào? 1 2 3 4 5 Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng 2. Bạn hài lòng với sức khỏe của mình ở mức độ nào? 1 2 3 4 5 Câu hỏi: Trong hai tuần qua, Không Ít Trungbình Nhiều Rất nhiều 3. Khi bị đau đớn trong cơ thể thì những cơn đau đó cản trở đến việc mà bạn muốn làm ở mức độ nào? 1 2 3 4 5 4. Để có thể hoạt động bình thường trong cuộc sống hàng ngày, bạn cần được uống thuốc hoặc điều trị nhiều ở mức độ nào? 1 2 3 4 5 5. Bạn thấy thích thú với cuộc sống của bạn ở mức độ nào? 1 2 3 4 5 6. Bạn thấy cuộc sống của bạn có ý nghĩa nhiều ở mức độ nào? 1 2 3 4 5 Câu hỏi: Trong hai tuần qua, Không Kém Tương đối Tốt Rất tốt 7. Khi làm việc gì đó thì bạn có khả năng tập trung ở mức độ nào? 1 2 3 4 5 8. Bạn thấy yên tâm với cuộc sống hàng ngày của bạn ở mức độ nào? 1 2 3 4 5 9. Bạn thấy môi trường tự nhiên nơi bạn sống trong lành ở mức độ nào? 1 2 3 4 5 77 Câu hỏi: Trong hai tuần qua, Khôngchút nào Một chút Tương đối Gần đủ Hoàn toàn đủ 10. Bạn có đủ sức lực cho các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày ở mức độ nào? 1 2 3 4 5 12. Bạn có đủ tiền để trang trải các nhu cầu của mình ở mức độ nào? 1 2 3 4 5 Câu hỏi: Trong hai tuần qua, Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài long 11. Bạn bằng lòng với ngoại hình của bạn ở mức độ nào? 1 2 3 4 5 Câu hỏi: Trong hai tuần qua, Không dễchút nào Khá khó khăn Khá dễ Dễ dàng Rất dễ dàng 13.Đối với những thông tin (tin tức) muốn tìm hiểu, bạn có thể tìm kiếm được dễ dàng ở mức độ nào? 1 2 3 4 5 14. Bạn có cơ hội được giải trí nhiều như bạn muốn không? 1 2 3 4 5 15. Việc đi lại (vận động đi tới đi lui) của bạn dễ dàng ở mức độ nào? 1 2 3 4 5 78 Câu hỏi: Trong hai tuần qua, Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài long 16. Bạn hài lòng với giấc ngủ của bạn ở mức độ nào? 1 2 3 4 5 17. Bạn hài lòng với khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày của bạn ở mức độ nào? 1 2 3 4 5 18. Bạn hài lòng với khả năng làm việc của bạn ở mức độ nào? 1 2 3 4 5 19. Bạn hài lòng với bản thân mình ở mức độ nào? 1 2 3 4 5 20. Bạn hài lòng với các mối quan hệ cá nhân của bạn ở mức độ nào? 1 2 3 4 5 21. Bạn hài lòng với đời sống tình dục của bạn ở mức độ nào? (nếu bệnh nhân nói không có, thì hỏi bệnh nhân có hài lòng với tình trạng không có đó không?) 1 2 3 4 5 22. Bạn hài lòng với mức độ hỗ trợ của bạn bè ở mức độ nào? 1 2 3 4 5 23. Trong hai tuần qua, bạn hài lòng với những tiện nghi nơi bạn sống ở mức độ nào? 1 2 3 4 5 24. Bạn hài lòng với khả năng sử dụng được các dịch vụ y tế mà bạn cần ở mức độ nào? 1 2 3 4 5 25. Bạn hài lòng như thế nào đối với phương tiện di chuyển của bạn? 1 2 3 4 5 Câu hỏi: Trong hai tuần qua, Khôngbao giờ Ít khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Luôn luôn 26. Bạn có thường xuyên có những tâm trạng tiêu cực như chán nản, tuyệt vọng, lo âu, trầm cảm không? 1 2 3 4 5 Xin trân trọng cám ơn bạn đã tham gia trả lời câu hỏi! 79 MỤC LỤC BÁO CÁO ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.............................................................................3 1.1. Các khái niệm cơ bản về điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone và HIV/AIDS:...................................................................3 1.2. Một số đặc điểm dịch tễ học và tình hình nhiễm HIV tại Việt Nam......6 1.3. Chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone:..........................................................................................9 1.4. Các nghiên cứu về điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone trên thế giới và Việt Nam..........................................................14 1.5. Tình hình nhiễm HIV và hoạt động triển khai chương trình điều trị Methadone tại các tỉnh miền núi phía Bắc:.................................................20 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............24 2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................24 2.2. Địa bàn nghiên cứu:..............................................................................24 2.3. Thiết kế nghiên cứu:.............................................................................25 2.4. Thời gian nghiên cứu:...........................................................................25 2.5. Mẫu và phương pháp chọn mẫu...........................................................25 2.6. Nội dung, chỉ số nghiên cứu.................................................................26 2.7. Phương pháp thu thập số liệu...............................................................28 2.8. Quản lý và phân tích số liệu.................................................................28 2.9. Đạo đức nghiên cứu..............................................................................29 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................29 3.1. Đặc trưng đối tượng nghiên cứu:..........................................................29 3.2. Tiền sử sử dụng chất gây nghiện..........................................................34 3.3. Kiến thức về HIV/AIDS.......................................................................41 3.4. Quá trình tham gia điều trị Methadone.................................................49 3.5. Tình trạng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mới tham gia điều trị Methadone.................................................................................49 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN..............................................................................58 4.1. Kiến thức và hành vi phòng chống HIV/AIDS của bệnh nhân mới điều trị bằng thuốc Methadone tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt nam năm 2014.............................................................................................................58 4.2. Tình hình sức khỏe và chất lượng cuộc sống có liên quan tới sức khỏe của bệnh nhân mới bắt đầu tham gia điều trị bằng thuốc Methadone tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt nam năm 2014............................................62 4.3. Hạn chế của nghiên cứu:......................................................................65 KẾT LUẬN.....................................................................................................66 1. Mô tả kiến thức và hành vi phòng chống HIV/AIDS của bệnh nhân mới điều trị bằng thuốc Methadone tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt nam năm 2014.....................................................................................................66 2. Tình trạng sức khoẻ và chất lượng cuộc sốngcó liên quan tới sức khoẻ của bệnh nhân mới bắt đầu tham gia điều trị bằng thuốc Methadone tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam năm 2014...............................66 80 KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................67 81 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BKT Bơm kim tiêm CDTP Chất dạng thuốc phiện ĐTNC Đối tượng nghiên cứu GSTĐ Giám sát trọng điểm KH-TC Kế hoạch-Tài chính MSM Man sex with man (nam quan hệ tình dục với nam) NC Nghiên cứu NCMT Nghiên chích ma túy NĐ-CP Nghị định-chính phủ PNBD Phụ nữ bán dâm QHTD Quan hệ tình dục SDMT Sử dụng ma túy STI Sexual transmitted infection (nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục) TP Thành phố TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân 82

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdieu_tra_ban_dau_benh_nhan_dieu_tri_nghien_cac_chat_dang_thuoc_phien_bang_thuoc_methadone_tai_mot_so.pdf
Luận văn liên quan