CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ BHXH TỈNH TRÀ VINH
1.1. TÓM LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BHXH TV:
1.1.1. Quá trình hình thành BHXH Việt Nam:
1.1.2. Quá trình hình thành BHXH tỉnh Trà Vinh:
1.2. CHỨC NĂNG VÀ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG:
1.2.1. Chức năng:
1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của BHXHTV:
1.2.3. Lĩnh vực hoạt động:
1.3. CÁC CHẾ ĐỘ BHXH:
1.3.1. Chế độ ốm đau:
1.3.2. Chế độ thai sản:
1.3.3. Chế độ trợ cấp tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp:
1.3.4. Trợ cấp hưu trí:
1.3.5. Trợ cấp tử tuất:
1.3.6. Chế độ trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe:
1.4. TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐƠN VỊ:
1.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy:
1.4.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy:
1.4.3. Các phòng chức năng
1.4.4. Chức năng nhiệm vụ của các phòng trong đơn vị:
1.4.4.1.Trách nhiệm và quyền hạn của giám đốc và phó giám đốc:
1.4.4.2. Phòng Tổ chức hành chính:
1.4.4.3. Phòng Kế hoạch_Tài chính
1.4.4.4. Phòng thu:
1.4.4.5. Phòng chế độ chính sách:
1.4.4.6. Phòng giám định chi:
1.4.4.7. Phòng công nghệ thông tin:
1.5. TỔ CHỨC CÔNG TÁC CỦA ĐƠN VỊ:
1.5. CHIẾN LƯỢC VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐƠN VỊ TRONG TƯƠNG LAI:
1.5.1. Kế hoạch mở rộng phát triển BHXH đến năm 2010:
1.5.2. Kế hoạch để mở rộng và phát triển BHYT đến năm 2010:
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1. QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN BHXH TỈNH TRÀ VINH:
Quyết định số 51/2007/QĐ-BTC ngày 22 tháng 6 năm 2007 ( xem phụ lục 2)
2.2. HỆ THỐNG CHỨNG TỪ KẾ TOÁN:
2.2.1.Nôi dung và mẩu chứng từ Kế toán:
2.2.2. Hệ thống biểu mẩu chứng từ kế toán:
2.2.3. Lập chứng từ kế toán:
2.2.4. Ký chứng từ kế toán:
2.2.5. Trình tự luân chuyển và kiểm tra kế toán:
2.2.6. Một số mẫu chứng từ kế toán: xem phụ lục 1
2.3. HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN:
2. 3.1.Tài khoản và hệ thống tài khoản kế toán:
2.3.2.Phân loại hệ thống tài khoản kế toán:
2.4. HỆ THỐNG SỔ KẾ TOÁN:
2.4.1.Sổ kế toán:
2.4.2. Các loại sổ kế toán:
2.4.3.Trách nhiệm của người giữ và ghi sổ kế toán:
2.4.4. Mở sổ kế toán:
2.4.4.1. Trước khi mở số kế toán bằng tay để sử dụng , phải hoàn thiện thủ tục pháp lý của sổ kế toán như sau:
2.4.4.2.Mở sổ kế toán:
2.4.5. Khóa sổ kế toán:
2.4.5.1.Cuối kỳ kế toán
2.4.5.2.Trình tự khóa sổ kế toán:
2.5. Hình thức kế toán Nhật ký-Sổ cái:
2.5.1. Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký-Sổ cái:
2.5.2. Các loại sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký –Sổ cái :
2.5.3. Nội dung và trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký –Sổ cái:
2.5. Hệ thống báo cáo tài chính:
2.5.1. Mục đích của việc báo cáo tài chính:
2.5.2. Trách nhiệm của đơn vị trong việc nộp Báo cáo tài chính :
2.5.2.1. Trách nhiệm của cơ quan BHXH:
2.5.2.2. Trách nhiệm của cơ quan tài chính, kho bạc, nhà nước:
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ CÔNG VIỆC THỰC TẬP TẠI BHXH TỈNH TV
3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG VIỆC TẠI ĐƠN VỊ:
3.1.1. Giới thiệu khái quát về phòng kế hoạch tài chính:
3.3.1.1. Chức năng:
3.1.1.2. Nhiệm vụ :
3.1.1.3. Ý nghĩa của việc phân tích tài chính:
3.1.2. Hình thức kế toán đơn vị áp dụng:
3.1.3. Đối tượng kế toán được áp dụng tại đơn vị:
3.1.3.1. Đối tượng kế toán thu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) bắt buộc:
3.1.3.2. Đối tượng kế toán thu BHYT tự nguyện:
3.1.4. Một số tài khỏan kế toán đơn vị thường sử dụng:
3.1.4.1. Chi từ quỹ BHXH.
* Chi BHXH bắt buộc:
3.1.4.2.Chi từ Ngân sách Nhà Nước ( NSNN ):
3.2. BÁO CÁO CÔNG VIỆC THỰC HIỆN TẠI ĐƠN VỊ:
3.2.1. Công việc quan sát tại đơn vị:
3.2.2. Nội dung công việc thực hiện tại dơn vị:
3.2.2.1. Phản ánh một số nghiệp vụ kế toán phát sinh của đơn vị trong tháng 10/2008:
3.2.2.2.Định khoản các nghiệp vụ phát sinh và lên bảng tổng hợp thu-chi tiền mặt và tiền gửi như sau:
3.2.2.3. Phân tích, so sánh tình hình thu chi BHXH, BHYT tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Trà Vinh năm 2007 và 2008 qua bảng số liệu sau:
3.3. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH ĐI THỰC TẬP:
3.3.1. Thuận lợi:
3.3.2. Khó khăn:
3.4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
3.5. MỤC TIÊU CỦA BẢN THÂN SẮP TỚI:
3.6.MỘT SỐ KHÓ KHĂN THUẬN LỢI CỦA ĐƠN VỊ:
3.6.1. Một số khó khăn:
3.6.2. Một số thuân lợi:
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1.NHẬN XÉT_ ĐÁNH GIÁ:
4.1.1. Một số kết quả đạt được:
4.1.2. Kiến nghị:
4.2. KẾT LUẬN:
55 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5767 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập thực tế tại bảo hiểm xẫ hội tỉnh Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trưởng ( hoặc người được ủy quyền ) và đóng dấu trên chứng từ phải phù hợp với mẩu dấu và chữ ký còn giá trị đăng ký tại KBNN hoặc Ngân hàng .Chữ ký của kế toán viên trên chứng từ phải giống chữ ký trên mẫu đăng ký. Kế toán trưởng ( hoặc người được kế toán trưởng ủy quyền không được “ ký thừa ủy quyền” của thủ trưởng đơn vị. Người được ủy quyền không được ủy quyền cho người khác .
Không được ký chứng từ kế toán khi chưa ghi hoặc chưa ghi nội dung chứng từ theo trách nhiệm của người ký. Việc phân cấp ký trên chứng từ kế toán do Thủ trưởng đơn vị quy định phù hợp với luật pháp, yêu cầu quản lý, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ an toàn tài sản.
2.2.5. Trình tự luân chuyển và kiểm tra kế toán:
Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:
- Lập, tiếp nhận, xử lí chứng từ kế toán;
- Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Thủ trưởng đơn vị ký duyệt theo quy định trong từng mẩu chứng từ (nếu có);
- Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán ;
- Lưu trữ bảo quản chứng từ kế toán .
Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán :
- Kiểm tra tính rõ ràng trung thực, đầy đủ các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép tên chứng từ kế toán;
- Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi trên chứng từ kế toán; đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu có liên quan;
- Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán.
2.2.6. Một số mẫu chứng từ kế toán: xem phụ lục 1
2.3. HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN:
2. 3.1.Tài khoản và hệ thống tài khoản kế toán:
Tài khoản kế toán là phương pháp kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo nội dung kinh và theo trình tự thời gian .Tài khoản kế toán phản ánh và kiểm soát thường xuyên, liên tục, có hệ thống quá trình thu và sử dụng các quỹ BHXH, BHYT tình hình về tài sản và sử dụng tài sản, tình hình thu, chi hoạt động, kết quả hoạt động và các khoản khác ở các đơn vị BHXH .
Hệ thống tài khoản của đơn vị BHXH được xây dựng theo nguyên tắc dựa vào nội dung và bản chất hoạt động của đơn vị BHXH có vận dụng nguyên tắc phân loại và mã hóa hệ thống tài khoản kế toán đơn vị hành chính nhằm: + Đáp ứng đầy dủ các yêu cầu, quản lý kiểm soát chi các quỹ BHXH BHYT;
+ Phản ánh đầy đủ các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh của đơn vị BHXH , phù hợp với mô hình và tính chất hoạt động ;
+ Đáp ứng yêu cầu xử lý thông tin bằng phương tiện tính toán thủ công ( hoặc bằng máy vi tính) và thõa mãn đầy đủ nhu cầu của đơn vị và của cơ quan quản lí nhà nước.
Hệ thống tài khoản kế toán của BHXH gồm các tài khoản trong bản cân đối kế toán và các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán .
Các tài khoản trong bảng kế toán tài khoản phản ánh tài khoản tòan bộ nghiệp vu kinh tế phát sinh theo các đối tựng kế toán gồm tài sản, nguồn hình thành tài khoản và quá trình sử dụng tài khoản tại đơn vị BHXH. Nguyên tắc ghi sổ tài khoản trong Bảng cân đối tài khoản được thực hiện theo nguyên tắc “ghi kép “nghĩa là khi ghi vào bên nợ của một tài khoản thì đồng thời phải ghi vào bên có của một hoặc nhiều tài khoản khác hoặc ngược lại.
Các tài khoản ngoài bảng cân đối tài khoản phản ánh những tài sản hiện có ở đơn vị nhưng không thuộc quyền sở hữu của đơn vị (như tài sản thuê ngoài, nhận giữ hộ, nhận gia công, tạm giữ …),những chi tiêu kinh tế đã phản ánh ở các tài khoản trong Bảng cân đối tài khoản nhưng cầ theo dõi để phục vụ theo dõi để phục vụ cho yêu cầu quản lý, như:giá tri công cụ, dụng cụ lâu bền đang sử dụng, nguyên tệ các loại,…
Nguyên tắc ghi sổ các tài khoản Bảng Cân đối tài khoản được thực hiện theo phương pháp “ghi đơn’ nghĩa là khi ghi vào một bên một tài khoản thì không phải ghi đối ứng với bên nào của cac tài khoản khác.
2.3.2.Phân loại hệ thống tài khoản kế toán:
Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các đơn vị BHXH do Bộ Tài chính quy định gồm 7 loai, từ loại 1 đến 6 là các tài khoản trong bảng cân đối tài khoản và loai 0 là các tài khoản bảng cân đối tài khoản.
- Tài khoản cấp 1 gồm 3 số thập phân;
- Tài khoản cấp 2 gồm 4 chữ thập phân (3 chữ số thể hiện tài khoản cấp 1, chữ số thứ 4 thẻ hiện tài khoản cấp 2);
- Tài khoản cấp 3 gồm 5 chữ số thập phân(3 chữ số đầu thể hiện tài khoản cấp 1, chữ số thứ 4 thể hiện tài khoản cấp 2, chữ số thứ 5 thể hiện tài khoản cấp 3);
- Tài khoản ngoài bảng cân đối tài khoản được đánh số từ 001 đến 009.
2.4. HỆ THỐNG SỔ KẾ TOÁN:
2.4.1.Sổ kế toán:
Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và trình tự thời gian có liên quan đến vấn đề của BHXH.
Ngoài việc mở sổ kế toán theo dõi tài sản và sử dụng kinh phí trực tiếp của mình BHXH TV còn phải mở sổ kế toán theo dõi việc sử dụng kinh phí và quyết toán kinh phí để tổng hợp báo cáo tài chính về tình hình sử dụng kinh phí và quyết toán với cơ quan quản lí cấp trên và cơ quan cùng cấp.
2.4.2. Các loại sổ kế toán:
Sổ kế toán gồm : sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết .
BHXH Tỉnh Trà Vinh phải mở đầy đủ các sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết và thực hiện đầy đủ, đúng quy định của hình thức sổ kế toán Nhật ký –Sổ cái về nội dung, trình tự và phương pháp ghi chép với từng mẫu sổ kế toán theo quy định.
2.4.3.Trách nhiệm của người giữ và ghi sổ kế toán:
Sổ kế toán phải được quản lý chặt chẽ, phân công rõ ràng trách nhiệm cá nhân giữ và ghi sổ. Sổ kế toán giao cho nhân viên nào thì nhân viên đó phải chịu trách nhiệm về những điều ghi trong sổ trong suốt thời gian giữ và ghi sổ.
Sổ kế toán phải ghi kịp thời, rõ ràng và đầy đủ theo nội dung của sổ. Thông tin số liệu ghi vào sổ kế toán phải chính xác, trung thực đúng với chứng từ kế toán.
Việc ghi sổ kế toán phải ghi theo trình tự thời gian phát sinh của nghiệp vụ kinh tế, tài chính.Thông tin số liệu ghi trên sổ kế toán năm trước phải kế tiếp thông tin , số liệu ghi trên sổ kế toán của năm trước liền kề.Sổ kế toán phải ghi liên tục từ khi mở sổ đến khóa sổ.
2.4.4. Mở sổ kế toán:
Sổ kế toán phải được mở đầu kỳ kế toán năm hoặc ngay sau khi có quyết định thành lập và bắt đầu hoạt động của đơn vị kế toán .
2.4.4.1. Trước khi mở số kế toán bằng tay để sử dụng , phải hoàn thiện thủ tục pháp lý của sổ kế toán như sau:
- Đối với sổ kế toán đóng thành quyển :
+ Ngoài bìa phải ghi tên đơn vị kế toán, giữa bìa ghi tên sổ ngày, tháng năm lập sổ, ngày, tháng năm khóa sổ, họ tên và chữ ký người lập sổ, kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán và thủ trưởng đơn vị, ngày tháng năm kết thúc ghi sổ hoặc ngày chuyển giao sổ cho người khác.
+ Các trang sổ kế toán phải đánh từng trang từ (01) đến hết số trang …và giữa những trang sổ phải đóng dấu giáp lai của đơn vị kế toán .
+ Sổ kế toán sau khi làm đầy đủ các thủ tục trên mới được coi là hợp pháp.
- Đối với số tờ rời :
+Đầu mỏi số tờ rời phải ghi tên đơn vị, số thứ tự của từng tờ sổ, tên sổ, tháng sử dụng, họ tên của người giữ sổ và ghi sổ kế toán.
+ Các sổ tờ rời trước khi sử dụng phải được thủ trưởng đơn vị ký xác nhận đóng dấu và ghi sổ Đăng ký sử dụng số tờ rời.
+ Các sổ tờ rời phải sắp xếp theo thứ tự các tài khoản kế toán và phải bảo đảm an toàn và dễ tìm.
2.4.4.2. Mở sổ kế toán:
Đầu năm phải mở sổ kế toán cho nưm ngân sách mới để tiếp tục nhận số dư từ sổ kế toán năm cũ chuyển sang và ghi ngay nghiệp vụ kinh tế ,tài chính mới phát sinh thuộc năm ngân sách mới từ ngày 1/1.
- Đối với sổ kế toán tổng hợp :
Đầu năm phải chuyển toàn bộ số dư của các tài khoản trên sổ Nhật ký –Sổ cái của năm cũ sang sổ Nhật ký –Sổ cái của năm mới .
- Đối với sổ kế toán chi tiết:
+ Sổ kế toán chi tiết ghi tay có thể sử dụng cho nhiều năm ,cuối mỗi năm gạch một đường ngang sổ để bắt đầu theo dõi cho năm mới .Khi nào dùng hết sổ sẽ chuyển sang sổ chi tiết mới.
+ Đối với các sổ có liên quan đến thu, chi ngân sách:Số liệu trên các sổ này không phải chuyển sang sổ mới mà để nguyên trên sổ năm cũ để hạch toán tiếp các nghiệp vụ kinh tế mới phát sinh trong thời gian chỉnh lý, quyết toán và theo dõi cho đến khi quyết toán năm trước được phê duyệt.
2.4.5. Khóa sổ kế toán:
2.4.5.1.Cuối kỳ kế toán: trước khi lập báo cáo tài chính, đơn vị phải khóa sổ kế toán .Riêng sổ quỹ tiền mặt phải khóa sổ vào cuối mỗi ngày. Ngoài ra phải khóa sổ kế toán trong các trường hợp kiểm kê đột xuất hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật .
Khóa sổ kế toán là việc cộng sổ để tính ra tổng số phát sinh. bên Nơ,bên Có và số dư đầu kỳ của từng tài khoản kế toán hoặc tổng số thu chi, tồn quỹ, nhập, xuất, tồn kho.
2.4.5.2.Trình tự khóa sổ kế toán:
Bước 1: Kiểm tra , đối chiếu trước khi khóa sổ kế toán
-Cuối kỳ kế toán sau khi đã phản ánh hết các chứng từ kế toán phát sinh trong kỳ vào sổ kế toán, tiến hành đối chiếu số liệu trên chứng từ kế toán (nếu cần) với số liêu đã ghi vào sổ, giữa số liệu của các sổ kế toán có liên quan với nhau để đảm bảo sự khớp đúng giữa các số liệu trên chứng từ kế toán với số liệu ghi sổ và giữa các sổ kế toán với nhau. Tiến hành cộng số phát sinh trên sổ cái và các sổ chi tiết .
-Từ các sổ thẻ kế toán chi tiết lập Bảng tổng hợp chi tiết cho những tài khoản phải ghi nhiều sổ hoặc nhiều trang sổ .
-Tiến hành cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có của tất cả tài khoản trên Nhật ký-Sổ cái đảm bảo số liệu khớp đúng và tổng cộng ở cột phát sinh trên Nhật ký –Sổ cái. Sau đó tiến hành đối chiếu giữa các số liệu trên sổ cái với số liệu trên sổ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết, giữa số liệu của kế toán với số liệu của thủ quỹ, thủ kho. Sau khi đảm bảo sự khớp đúng sẽ tiến hành khóa sổ kế toán. Trường hợp có chênh lệch phải xác định nguyên nhân và xử lý số liệu cho đến khi khớp đúng.
Bước2: Khóa sổ
-Khi khóa sổ đường ngang phải kẽ một đường ngang dưới dòng ghi nghiệp vụ cuối cùng của kỳ kế toán. Sau đó ghi”Cộng số phát sinh trong tháng”phía dưới dòng đã kẻ;
-Ghi tiếp dòng”Số dư cuối kỳ”(tháng, quý, năm);
-Ghi tiếp dòng “Cộng số phát sinh lũy kê của các tháng trước ‘từ đầu quý;
-Sau đó ghi tiếp dòng”Tổng cộng số phát sinh lũy kế đầu năm “;
* Dòng “ Số dư cuối kỳ “ tính như sau:
Số dư nợ = Số dư nợ + Số phát sinh Nợ - Số phát sinh Có
Cuối kỳ đầu kỳ trong kỳ trong kỳ
Số dư Có = Số dư Có + Số phát sinh Có - Số phát sinh Nợ
Cuối kỳ đầu kỳ trong kỳ trong kỳ
Sau khi tính được số dư của từng tài khoản nào dư Nợ thì ghi bên cột Nợ , tài khoản nào dư có thì ghi bên Có .
- Cuối kỳ kẻ hai đường liền kề nhau kết thúc việc khóa sổ.
- Riêng một số sổ chi tiết có kết cấu các cột phát sinh Nợ , phát sinh Có và cột “Số dư” thì số liệu ghi vào dòng ”Số dư cuối kỳ của cột ”. Sau khi khóa sổ kế toán , ngưới ghi sổ phải ký dưới hai đường kẻ, kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán kiểm tra đảm bảo sự chính xác, cân đối sẽ ký xác nhận .Sau đó trình thủ trưởng đơn vị kiểm tra và ký duyệt để xác nhận tính hợp pháp của số liệu khóa sổ kế toán.
2.5. Hình thức kế toán Nhật ký-Sổ cái:
2.5.1. Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký-Sổ cái:
Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký-Sổ cái là các nghiệp vụ kinhtế, tài chính phát sinh được ghi chép kết hợp theo trình tự thời gian và được phân loại, hệ thống hóa theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán ) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp là Sổ Nhật ký –Sổ cái và trong một quấ trình ghi chép.
Căn cứ để ghi vào Nhật ký –Sổ cái là các chứng từ kế toán hoặc bẳng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại.
2.5.2. Các loại sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký –Sổ cái :
Hình thức kế toán Nhật ký –Sổ cái gồm các loại sổ kế toán chủ yếu sau:
- Sổ Nhật ký –Sổ cái;
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
2.5.3. Nội dung và trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký –Sổ cái:
- Hằng ngày kế toán phải căn cứ vào chứng từ đã được kiểm tra ,xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào sổ Nhật ký –Sổ cái.Số liệu của mỗi chứng từ kế toán được ghi trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ cái.
- Chứng từ kế toán và bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã được dùng để ghi vào Sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan
- Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào sổ Nhật ký-Sổ cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột phát sinh ở phần Nhật ký và ở các cộ Nợ cột Có của từng tài khoản ở phần Nhật ký-Sổ cái để ghi vào dòng cột phát sinh trong tháng. Căn cứ vào số phát sinh trong tháng trước và số phát sinh trong tháng này tính ra số phát sinh lũy kế từ đầu quý đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng và số phát sinh trong tháng kế toán tính ra số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký-Sổ cái.
Khi kiểm tra đối chiếu số cộng cuối tháng trong sổ Nhật ký –Sổ cái phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Tổng số dư Nợ các tài khoản = Tổng dư có của các tài khoản
- Số liệu trên “Bảng Nhật ký –Sổ cái”, trên sổ ,thẻ kế toán chi tiết và “Bảng tổng hợp chi tiết “ sau khi khóa sổ được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dung lập bảng báo cáo tài chính khác.
trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký-Sổ cái, được thể hiện theo sơ đồ 01.
Sơ đồ 2.5:TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨ NHẬT KÝ –SỔ CÁI
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
SỔ THẺ KẾ TOÁN CHI TIẾT
BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI
SỔ QUỸ
BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT
NHẬT KÝ SỔ CÁI
BÁOCÁO TÀI CHÍNH
Ghi hàng ngày.
Ghi cuối tháng.
Điều chỉnh số liệu cuối tháng.
2.5. Hệ thống báo cáo tài chính:
2.5.1. Mục đích của việc báo cáo tài chính:
- Báo cáo tài chính dùng để tổng hợp tình hình về tài sản , tiếp nhận và sử dụng kinh phí nhân sách của nhà nước; tình hình thu chi BHXH trong kỳ quyết toán, cung cấp thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và thực trạng của đơn vị.
- Báo cáo tài chính phải lập đúng theo mẫu quy định, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu đã quy định , phải lập đúng kỳ hạn và đầy đủ báo cáo đến từng nơi nhận báo cáo.
- Hệ thống chỉ tiêu báo cáo tài chính phải phù hợp và thống nhất với chỉ tiêu kế hoạch năm tài chính và Mục lục ngân sach nhà nước đảm bảo cá thể so sánh được giữa số thực hiện với số kế hoạch và giữa các kỳ kế toán với nhau. Trường hợp lập báo cáo tài chính có nội dung và phương pháp trình bày khác với chỉ tiêu trong kế hoạch hoặc khác với áo cáo tài chính kỳ kế toán năm trước thì phải giải trình trong phần thuyết minh báo cáo tài chính .
- Phương pháp tổng hợp số liệu và lập các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính phải được thực hiện thống nhất ở các đơn vị BHXH , tạo điều kiện cho việc tổng hợp, kiểm tra, đánh giá tình hình thu, chi BHXH của cấp trên và cơ quản lý nhà nước.
- Số liệu trên áo cáo tài chính phải chính xác, trung thực, khách quan và phải được tổng hợp từ các số liệu của sổ kế toán.
2.5.2. Trách nhiệm của đơn vị trong việc nộp Báo cáo tài chính :
2.5.2.1. Trách nhiệm của cơ quan BHXH:
Các đơn vị BHXH tổ chức bộ máy kế toán theo quy định tại điều 48 Nghị định 128/2004/ND-CP ngày 31/5/20004, các đơn vị kế toán cấp I, cấp II gọi là đơn vị kế toán cấp trên, các đơn vị kế toán cấp III gọi là đơn vị kế toán cấp dưới. Danh mục, mẩu và phương pháp lập báo cáo tài chính quý, năm của đơn vị kế toán trực thuộc do đơn vị cấp I quy định. Các đơn vi có trách nhiệm lập nộp báo cáo tài chính và duyệt báo cáo quyết toán ngân sách như sau:
- Các đơn vị kế toán cấp dưới phải lập, nộp báo cáo tài chính quý, năm và nộp báo cáo quyết toán cho đơn vị cấp trên, cơ quan tài chính và cơ quan thống kê đồng cấp, KBNN nơi đơn vị giao dịch để kiểm tra, đối chính, điều chỉnh số liệu kế toán liên quan đến hoạt động đơn vị.
- Các đơn vị kế toán cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xét duyệt báo cáo quyết toán cho đơn vị kế toán cấp dưới và lập báo cáo tổng hợp từ báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán cấp dưới và các đơn vị kế toán trực thuộc.
2.5.2.2. Trách nhiệm của cơ quan tài chính, kho bạc, nhà nước:
Các đơn vị tài chính, kho bạc nhà nước và các đơn vị khác có liên quan, có trách nhiệm phối hợp trong việc kiểm tra, đối chiếu điều chỉnh cung cấp, khai thác số liêu về kinh phí, quản lý sử dụng tài sản và các hoạt động khác có liên quan đến tình hình hoạt dộng của đơn vị BHXH.
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ CÔNG VIỆC THỰC TẬP TẠI BHXH TỈNH TV
3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG VIỆC TẠI ĐƠN VỊ:
3.1.1. Giới thiệu khái quát về phòng kế hoạch tài chính:
3.3.1.1. Chức năng:
Phòng kế hoạch tài chính được Giám Đốc Bảo Hiểm Xã Hội phân công thực hiện nhiệm vụ tổng hợp nghiệp vụ kế toán thu-chi phát sinh tại đơn vi và tổng hợp quyết toán số liệu tại Bảo Hiểm Xã Hội các Huyện, Thị xã đồng thời báo cáo về Bảo Hiểm xã Hội Việt Nam theo định kỳ hàng quý .
Chế độ kế toán ngành Bảo Hiểm Xã Hội thực hiện thống nhất từ Trung Ương đến địa phương theo Quyết định số 51/QĐ/BTC ngày 22Tháng 06 năm 2007. Là hình thức nhật ký - sổ cái, chế độ báo cáo định kỳ hàng quý, do đó hàng tháng kế toán tổng hợp các nghiệp vụ kế toán phát sinh lên bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại để làm cơ sở hoạch toán vào sổ nhật ký - sổ cái, vào sổ chi tiết tài khoản, sổ chi tiết quan lý bộ máy ,sổ chi tiết các đối tượng,…Cuối quý kế toán thực hiện quyết đoán thẩm định số liệu phát sinh tại Bảo Hiểm Xã Hội các Huyện, Thị xã đồng thời tổng hợp số liệu phát sinh tại văn phòng Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh để báo cáo về Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam theo đúng biểu mẫu báo cáo mà Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam quy định .
Phòng kế hoạch tài chính hiện có 7 người : Đồng chí Trưởng phòng phụ trách chung; 01 người phụ trách kế toán tổng hợp; 01 người phụ trách kế toán chi các chế độ Bảo Hiểm Xã Hội; 01 người phụ trách kế toán thanh toán và 01 thủ quỹ .
3.1.1.2. Nhiệm vụ :
- Thu thập, xử lí thông tin số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
- Kiểm tra giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghiệp vụ thu, nộp, thanh toán.
- Kiểm tra việc quản lí sử dụng tài sản và nguồn kinh phí hình thành tài sản.
- Phát hiện và ngăn ngừa các hành vi, vi phạm pháp luật về tài chính kế toán.
- Phân tích thông tin, số liệu kế toán. Tham mưu đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quy định kinh tế, tài chính của đơn vị.
- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
3.1.1.3. Ý nghĩa của việc phân tích tài chính:
- Việc tổ chức kế toán sẽ giúp cho đơn vị thấy rõ hoạt động tài chính, xác định đầy đủ và chính xác các nguyên nhân ảnh hưởng để từ đó có những giải pháp hữu hiệu nhằm ổn định tình hình tài chính;
- Hoạt động tài chính là nội dung chủ yếu của đơn vị, báo cáo tài chính phản ánh kết quả và tình hình hoạt động thu, chi bằng các chỉ tiêu kinh tế. Nhưng báo cáo này do kế toán làm định kỳ, nhằm mục đích cung cấp thông tin về kết quả và tình hình tài chính đơn vị. Do đó các hoạt động của đơn vị đều ảnh hưởng đến tài chính của đơn vị. Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìềm hãm đối với đơn vị;
- Vì vậy tổ chức kế toán là mối quan tâm của ban giám đốc và phòng kế hoạch tài chính Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Trà Vinh. qua tổ chức kế toán mới nắm được tình hình tài chính, mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối, sử dụng và quản lý kinh phí, hơn thế nữa việc tổ chức kế toán của đơn vị là giúp cho đơn vị ra quyết định tài chính cũng như việc thu, chi hiệu quả hơn.
Tóm lại, tổ chức kế toán là công cụ không thể thiếu nhằm phục vụ cho công tác tài chính của đơn vị: đánh giá tình hình thực hiện các chế độ chính sách về tài chính của nhà nước nói chung của hệ thống Bảo Hiểm Xã Hội nói riêng.
3.1.2. Hình thức kế toán đơn vị áp dụng:
Hình thức kế toán áp dụng là Nhật ký Sổ cái. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký-Sổ cái là các nghiệp kinh tế, tài chính phát sinh được ghi chép kết hợp theo trình tự thời gian và được phân loại hệ thống hóa theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp là nhật ký sổ cái và trong cùng một qúa trình ghi chép.
Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký-Sổ cái là các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ goác cùng lọai;
Hình thức kế toán Nhật ký-Sổ cái gồm các loại sổ kế toán chủ yếu sau:
Sổ Nhật ký-Sổ cái;
Các sổ kế toán chi tiết.
3.1.3. Đối tượng kế toán được áp dụng tại đơn vị:
3.1.3.1. Đối tượng kế toán thu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) bắt buộc:
Đối tượng kế toán thu BHXH, BHYT bắt buộc là phạm vi; giới hạn nhất định để tập hợp những khoản thu, để xác định đối tượng tập hợp, các khoản thu BHXH, BHYT bắt buộc thường dựa vào những căn cứ như: đối tượng, phạm vi, loại hình, đặc điểm…
Đối tượng áp dụng: Người lao động đồng thời tham gia BHXH, BHYT là công dân Việt Nam gồm: CBCCVC theo quy định của pháp luật về CBCC; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật về lao động. Người lao động chỉ tham gia BHXH là công dân Việt Nam: Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, Sĩ quan, hạ sĩ quanchuyên môn kỷ thuật công an nhân dân….; Người lao động đã tham gia BHXH bắt buộc chưa nhận trợ cấp BHXH 1 lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Mức đóng BHXH hàng tháng bằng 20% mức tiền luơng tiền công tháng, trong đó người lao động đóng 5%; Người sử dụng lao động đóng 15%
Mức đóng BHYT hàng tháng bằng 3% mức tiền luơng tiền công tháng, trong đó người lao động đóng 1%; Người sử dụng lao động đóng 2%.
Căn cứ đóng BHXH, BHYT:
* Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà Nước quy định:
Tiền lương tiền công tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên, vượt khung (nếu có), tính theo mức lương tối thiểu chung tại thời điểm.
* Người lao động đóng BHXH, BHYT theo chế độ tiền lương do người sử
dụng lao động thì mức tiền lương tiền công đóng BHXH, BHYT là tiền lương tiền công ghi trong hợp đồng, nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng.
* Người lao động có tiền lương tiền công ghi trong hợp đồng lao động bằng ngoại tệ thì tiền lương tiền công tháng đóng BHXH, BHYT được tính bằng đồng Việt Nam, được chuyển đổi sang Việt Nam đồng theo tỷ gía giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam công bố tại thời điểm ngày 02 tháng 01 cho 6 tháng đầu năm và ngày 01 tháng 7 cho 6 tháng cuối năm.
3.1.3.2. Đối tượng kế toán thu BHYT tự nguyện:
Mọi công dân Việt Nam (trừ những người đã tham gia BHYT bắt buộc và trẻ em dưới 6 tuổi) đều được tham gia BHYT tự nguyện.
Mức đóng BHYT tự nguyện được xác định theo khu vực thành thị và nông thôn:
* Khu vực thành thị: gồm các phường thuộc thành phố, thị xã và các thị trấn.
* Khục vực nông thôn: gồm các vùng còn lại.
Mức đóng cụ thể như sau:
* Đối với học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (gọi chung là trường học), có tên trong danh sách học sinh, sinh viên và tham gia BHYT tại trường học:
- Khu vực thành thị: 120.000 đồng/ người/ năm.
- Khu vực nông thôn: 100.000 đồng/ người/ năm.
Địa bàn nơi trường học đóng trụ sở tại thành thị, hay nông thôn, là căn cứ để xác định mức đóng BHYT của học sinh sinh viên đang theo học tại trường đó.
* Đối tượng nhân dân: Mức đóng như sau:
- Khu vực thành thị: 320.000 đồng/ người/ năm.
- Khu vực nông thôn: 240.000 đồng/ người/ năm.
Đối tượng nhân dân tham gia BHYT tự nguyện cư trú tại địa bàn khu vực thành thị thì áp dụng mức đóng phí BHYT tự nguyện của khu vực thành thị; cư trú tại địa bàn khu vực nông thôn thì áp dụng mức đóng phí BHYT tự nguyện của khu vực nông thôn.
3.1.4. Một số tài khỏan kế toán đơn vị thường sử dụng:
3.1.4.1. Chi từ quỹ BHXH.
* Chi BHXH bắt buộc:
Tài khoản sử dụng 671
Tài khoản này sử dụng ở BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh, huyện để phản ánh số thực chi lương hưu và trợ cấp BHXH cho các đối tượng do qũy BHXH bắt buộc đảm bảo trên địa bàn huyện, tỉnh và cả nước.
Tại BHXH tỉnh Trà Vinh.
- Các khoản chi lương hưu và trợ cấp do BHXH thành phố trực tiếp chi, kế toán ghi:
Nợ TK 671-Chi BHXH bắt buộc.
Có TK 111-Tiền mặt
Có TK 112-Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
- Căn cứ vào thông báo quyết toán chi các chế độ BHXH tại đơn vị sử dụng lao động (SDLĐ) do BHXH tỉnh quản lý trong qúy, kế toán tổng hợp số chi các chế độ BHXH vào các qũy thành phần:
- Quyết toán chi ốm đau (ÔĐ), thai sản (TS), nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe ( DSPHSK ) sau nghỉ ÔĐ, TS, ghi:
Nợ TK 671 ( 671.1) -Chi BHXH bắt buộc
Có TK 343 ( 343.2)-Thanh toán về chi BHXH, BHYT
- Quyết toán chi nghỉ DSPHSK, sau khi điều trị thương tật, bệnh tật do TNLĐ-BNN, kế toán ghi: Nợ TK 671 ( 671.2) -Chi BHXH bắt buộc
Có TK 343 ( 343.2)-Thanh toán về chi BHXH, BHYT
- Khi báo cáo chi lương hưu và trợ cấp của BHXH các huyện được duyệt chính thức tiến hành tổng hợp số chi lương hưu và trợ cấp trên địa bàn, ghi:
Nợ TK 671 ( 6712.1, 6712.2, 6712.3) -Chi BHXH bắt buộc.
C ó TK 354-Thanh toán về chi BHXH giữ tỉnh với huyện.
- Khi thực thu được số trùng cấp chi sai cho các đối tượng trong cùng niên độ kế toán, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc.
Có TK 671 ( 6712.1, 6712.2, 6712.3) -Chi BHXH bắt buộc.
- Cuối năm nếu báo cáo chi lương hưu và trợ cấp BHXH chưa được duyệt, kế toán chuyển từ TK 6672-Năm nay sang TK 6671-Năm trước, ghi:
Nợ TK 6711 ( 6712.1, 6712.2, 6712.3) -Năm trước.
Có TK 6712 ( 6712.1, 6712.2, 6712.3) -Năm nay.
- Khi nhận được thông báo duyệt y quyết toán chính thức của BHXH Việt Nam, kế toán sẽ kết chuyển số chi lương hưu và trợ cấp được duyệt thanh toán với số kinh phí đã nhận của BHXH Việt Nam, ghi:
Nợ TK 352-Thanh toán về chi BHXH giữ TW với TP
Có TK 671-Chi BHXH bắt buộc.
- Số chi sai bị xuất toán phải thu hồi, ghi:
Nợ TK 311 (3118)-Các khoản phải thu
Có TK 671-Chi BHXH bắt buộc
- Khi thu được tiền, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc.
Có TK 311 ( 3118)-Các khoản phải thu
* Chi BHYT bắt buộc:
Tài khoản sử dụng 673
Tài khoản này sử dụng ở BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh, huyện để phản ánh số thực chi KCB cho các đối tượng bắt buộc phải tham gia BHYT trên địa bàn huyện, tỉnh và cả nước.
Tại BHXH tỉnh Trà Vinh.
- Các khoản chi BHYT bắt buộc do BHXH tỉnh chi trực tiếp, kế toán ghi:
Nợ TK 673 - Chi BHXH bắt buộc
Có TK 111- Tiền mặt
Có TK 112- Tiền gửi
- Khi các cơ sở KCB quyết toán chi phí KCB cho người bệnh tham gia BHYT bắt buộc, kế toán ghi:
Nợ TK 673 - Chi BHXH bắt buộc
Có TK 343 ( 3433 )- Thanh toán về chi BHXH
- Khi báo cáo chi BHYT bắt buộc của các huyện được duyệt chính thức tiến hành tổng hợp số chi BHYT bắt buộc trên địa bàn, kế toán ghi:
Nợ TK 673 - Chi BHXH bắt buộc
Có TK 354-Thanh toán về chi BHXH giữa tænh với huyện
- Khi thực thu được số trùng cấp chi sai cho các đối tượng trong cùng niên độ kế toán, kế toán ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc.
Có TK 673 -Chi BHYT bắt buộc.
- Cuối năm nếu báo cáo chi KCB bắt buộc chưa được duyệt, kế toán chuyển từ TK 673.2-Năm nay sang TK 673.1-Năm trước, kế toán ghi:
Nợ TK 673.1 - Năm trước.
Có TK 673.2 - Năm nay.
- Khi nhận được thông báo duyệt y quyết toán chính thức của BHXH Việt Nam, kế toán sẽ kết chuyển số chi BHYT bắt buộc được duyệt thanh toán với số kinh phí đã nhận của BHXH Việt Nam, kế toán ghi:
Nợ TK 352-Thanh toán về chi BHXH giữa TW với tænh
Có TK 673-Chi BHYT bắt buộc.
- Số chi sai bị xuất toán phải thu hồi, kế toán ghi:
Nợ TK 311 (3118)-Các khoản phải thu
Có TK 673-Chi BHYT bắt buộc
* Chi BHYT tự nguyện:
Tài khoản sử dụng 674
Tài khoản này sử dụng ở BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh, huyện để phản ánh số thực chi KCB cho các đối tượng bắt buộc phải tham gia BHYT trên địa bàn huyện, tỉnh và cả nước.
Tại BHXH tỉnh Trà Vinh.
- Các khoản chi BHYT bắt buộc do BHXH tỉnh chi trực tiếp, kế toán ghi:
Nợ TK 674 - Chi BHYT tự nguyện
Có TK 111- Tiền mặt
Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
- Khi các cơ sở KCB quyết toán chi phí KCB cho người bệnh tham gia BHYT tự nguyện, kế toán ghi:
Nợ TK 674 - Chi BHXH tự nguyện
Có TK 343 ( 3433 )- Thanh toán về chi BHXH
- Khi báo cáo chi BHYT tự nguyện của các huyện được duyệt chính thức tiến hành tổng hợp số chi BHYT tự nguyện trên địa bàn, kế toán ghi:
Nợ TK 674 (674.2) - Chi BHYT tự nguyện
C ó TK 354-Thanh toán về chi BHXH giữa tænh với huyện
- Khi thực thu được số trùng cấp chi sai cho các đối tượng trong cùng niên độ kế toán, kế toán ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc.
Có TK 674 -Chi BHYT tự nguyện .
- Cuối năm nếu báo cáo chi KCB tự nguyện chưa được duyệt, kế toán chuyển từ TK 674.2-Năm nay sang TK 674.1-Năm trước, kế toán ghi:
Nợ TK 674.1 - Năm trước.
Có TK 674.2 - Năm nay.
- Khi nhận được thông báo duyệt y quyết toán chính thức của BHXH Việt Nam, kế toán sẽ kết chuyển số chi BHYT tự nguyện được duyệt thanh toán với số kinh phí đã nhận của BHXH Việt Nam, kế toán ghi:
Nợ TK 352-Thanh toán về chi BHXH giữ TW với tỉnh
Có TK 674-Chi BHYT tự nguyện .
- Số chi sai bị xuất toán phải thu hồi, kế toán ghi:
Nợ TK 311 (3118)-Các khoản phải thu
Có TK 674-Chi BHYT tự nguyện
3.1.4.2.Chi từ Ngân sách Nhà Nước ( NSNN ):
Tài khoản sử dụng 664.
Tài khoản này sử dụng ở BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh, huyện để phản ánh số thực chi BHXH do NSNN đảm bảo trên địa bàn huyện, tỉnh và trong cả nước.
Tại BHXH tỉnh Trà Vinh:
- BHXH tỉnh trực tiếp chi trả BHXH bằng kinh phí NS, kế toán ghi:
Nợ TK 664-Chi BHXH do NSNN đảm bảo.
Có TK 111-Tiền mặt.
Có TK 112-Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc.
- Khi báo các chi BHXH cho các đối tượng do NSNN đảm bảo của các huyện được duyệt chính thức sẽ tổng hợp thành số chi BHXH do NSNN đảm bảo trên địa bàn tỉnh, kế toán ghi:
Nợ TK 664-Chi BHXH do NSNN đảm bảo.
Có TK 354-Thanh toán về chi BHXH giữa tỉnh với huyện.
- Khi thu được số trùng cấp chi sai BHXH do NSNN đảm bảo cho các đối tượng trong cùng niên độ kế toán, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc.
C ó TK 664-Chi BHXH do NSNN đảm bảo.
- Cuối năm nếu báo cáo chi BHXH bằng kinh phí NS chưa được duyệt, kế toán chuyển từ TK 6642 “Năm nay” sang TK 6642 “Năm trước”, kế toán ghi:
Nợ TK 6641-Năm trước
Có TK 6642-Năm nay.
- Khi báo cáo chi BHXH do NSNN đảm bảo trên địa bàn tỉnh được BHXH Việt Nam duyệt chính thức, kế toán sẽ kết chuyển:
Nợ TK 352-Thanh toán về chi BHXH giữa TW với tỉnh.
Có TK 664-Chi BHXH do NSNN đảm bảo (6641)
- Số chi bị xuất toán phải thu hồi
Nợ TK 311-Các khoản phải thu ( 3118)
Có TK 664-Chi BHXH do NSNN đảm bảo
Khi thu được tiền, kế toán ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc.
Có TK 311-Các khoản phải thu ( 3118)
3.2. BÁO CÁO CÔNG VIỆC THỰC HIỆN TẠI ĐƠN VỊ:
3.2.1. Công việc quan sát tại đơn vị:
Qua thời gian thực tập tìm hiểu kế toán Bảo hiểm Xã Hội tỉnh Trà Vinh em tự nhận thấy :
Qua thời gian thực tập và tìm hiểu về kế toán BHXH tại BHXH Trà Vinh em nhận thấy:
Công tác tổ chức kế toán là phù hợp với tình hình họat động và cơ chế quản lý của đơn vị.
Việc sử dụng hệ thống tài khoản là đúng theo quy định của bộ tài chính, thực hiện đúng các khoản trích nộp theo quy định của nhà nước.
Trong quá trình kế toán thì mỗi tài khoản được mở một sổ chi tiết. Đối tượng có quan hệ thanh toán thường xuyên (như tiền mặt, tiền gửi) sẽ được theo dõi trên trang sổ riêng. Các đối tượng thanh toán không thường xuyên sẽ được theo dõi chung trên một trang sổ.
Cách tập hợp định khoản thu chi trợ cấp BHXH cơ bản là giống với phần lý thuyết đã học. Nhưng đa số các tài khoản sử dụng tại đơn vị có số hiệu tài khoản khác với các số hiệu tài khoản đã học (như TK 311 ơ kế toán doanh nghiệp là tài khoản vay ngắn hạn, còn ở BHXH là tài khoản các khoản phải thu). Ở kế toán doanh nghiệp thì ta phải tập hợp các khoản chi phí: chi phí nhân công trực tiếp (TK 622), chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621). Nhưng ở kế toán BHXH thì ta phải tập hợp các khoản phải thu BHXH, BHYT và cá khoản chi trợ cấp (tài khoản sử dụng 571, 573, 574, 661, 664, 671,..
Bảo hiểm xã hội Trà Vinh đã thực hiện tốt công tác kế toán theo quy định ban hành kèm theo quyết định 902/QĐ – BHXH ngày 26/06/207 của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và quyết định số 1333/QĐ – BHXH ngày 221/02/2008 về quản lý tài chính đối với ngành và công văn hướng dẫn số 2644/ BHXH – KHTC ngày 12/08/2008 của BHXH Việt Nam về việc hạch toán thu chi BHYT tự nguyện. Hiện tại đơn vị đã có phần mềm hổ trợ cho công tác kế toán, giúp công việc kế toán của đơn vị đạt hiệu quả tốt nhất.
3.2.2. Nội dung công việc thực hiện tại dơn vị:
3.2.2.1. Phản ánh một số nghiệp vụ kế toán phát sinh của đơn vị trong tháng 10/2008:
- Do thời gian thực tập tại đơn vị ngắn nên báo cáo thực tập không thể nêu đầy đủ các nghiệp vụ kế toán phát sinh cũng như quy trình kế toán đang hiện tại cơ quan Bảo Hiểm Xã Hội Trà Vinh trong một ký báo cáo .Chính vì vậy báo cáo thực tập của em sẽ phản ánh một số nghiệp vụ kế toán phát sinh chủ yếu tại đơn vị trong tháng 10/2008 cụ thể như sau:
- Số dư tiền mặt đầu tháng 10/2008:10.000.000 đồng
- Số dư tiền gửi ngân hang đầu tháng 10/2008:
+Tài khoản chi Bảo Hiểm Xã Hội: 3.000.000 đồng
+Tài khoản chi quản lý bộ máy: 820.000.000 đồng
- Số dư tài khoản 312: 500.000 đồng .
Trong tháng có phát sinh các nghiệp vụ kế toán chủ yếu như sau :
- Ngày 2/10
a. Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt : 30.000.000 đ
b.Chi thợ cấp nghỉ việc 1 lần bằng tiền mặt cho Nguyễn Thanh Trúc với số tiền là : 5.200.000 đ
c. Chi thanh toán cước phí gửi công văn , mua dụng cụ văn phòng : 250.000 đ
d. Nhận được giấy báo có của ngân hàng :
- BHXH Việt Nam cấp:
+ Kinh phí chi BHXH T 10/08 : 3.500.000.000 đ
+ Kinh phí QLBM : 200.000.000 đ
- Liên đoàn lao động nộp BHXH tháng 05/08 : 12.000.000 đ.
- Ngày 3/10:
a. Cấp KP chi BHXH 8 huyện , TX với số tiền là : 2.500.000.000đ
b. Chi thanh toán tiền văn phòng phẩm cơ quan : 550.000 đ
c. Chi mực máy in, máy photo Phòng TCHC : 500.000 đ
d. Chi trợ cấp nghĩ việc 1 lần bằng tiền mặt cho Lê Minh Tâm với số tiền là : 12.000.000 đ
e. Nhận được giấy báo có của ngân hàng :
- Kho bạc nhà nước nộp BHXH tháng 10/08 : 27.000.000 đ
- VP cục thuế tỉnh nộp BHXH tháng 9+10/08 : 65.000.000 đ
f. Chi thanh toán tiền khám chữa bệnh trực tiếp cho Trương Thành Duy thuộc đối tượng bắt buộc với số tiền la : 1.500.000 đ.
- Ngày 9/10 :
a. Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt : 50.000.000 đ
b. Chi tạm ứng đổ xăng đi công tác với số tiền là : 5.000.000 đ
c. Chi thanh toán tiền phụ cấp công tác phí đi công tác : 300.000 đ
d. Chi thanh toán tiền điện sinh hoạt cơ quan bằng chuyển khoản: 2.000.000 đ
e. Chi trợ cấp TNLĐ bằng tiền mặt cho Sơn Thanh Hiền với số tiền là:17.000.000 đồng.
- Ngày 14/10:
a. Cấp kinh phí QLBM tháng 10/08 cho BHXH huyện ,TX với số tiền là: 120.000.000 đ
b. Nhận được giấy báo có của ngân hàng:
- Tòa án nhân dân Trà Vinh nộp BHXH tháng 10/08: 16.000.000 đ
- Trường Đại học Trà vinh nộp tiền mua BHYT –SV với số tiền là: 30.000.000 đ
c. Bảo hiểm xã hộI huyện Càng long chuyển tiền thu về BHXH Tỉnh với số tiền là : 100.000.000 đ.
d. Chuyển trả trợ cấp ốm đau ,thai sản , NDS cho các đơn vị sử dụng lao động bằng chuyển khoản với số tiền là : 90.000.000 đ
Chi thanh toán tiền khám chửa bệnh trực tiếp cho Nguyễn Hoàng Minh thuộc đối tượng tự nguyện với số tiền là : 500.000 đ.
- Ngày 26/10:
a.Chi thanh toán tiền xăng xe với số tiền : 1.000.000 đ, phí cầu đường : 75.000 đ, rửa xe : 25.000 đ
b.Chi thanh toán tiền sửa máy vi tính với số tiền là : 450.000 đ , tiếp khách đơn vị sử dụng lao động: 300.000 đ
c. Chuyển khoản trả tiền điện thoại : 1.500.000 đ ; mua tạp chí BHXH : 1.000.000 đ , hợp đồng mua tài sản :27.000.000 đ
d. Nhận được giấy báo có của ngân hàng:
- Thu lãi TGNH tháng 10/08 : 14.000.000 đ
e. Trường Đại học Trà Vinh nộp BHXH tháng 10/08 : 120.000.000đ.
- Ngày 30/5:
a. Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt : 100.000.000 đ
b. Chi thanh toán tiền lương cho CBCC VP BHXH Trà Vinh tháng 10/08 : 75.000.000 đ
3.2.2.2. Định khoản các nghiệp vụ phát sinh và lên bảng tổng hợp thu-chi tiền mặt và tiền gửi như sau:
a. Định khoản cá nghiệp vụ phát sinh:
- Ngày 2/5:
a. Nợ TK 111 30.000.000
Có TK 112 30.000.000
b. Nợ TK 671 5.200.000
Có 111 5.200.000
c. Nợ TK 661 250.000
Có TK 111 250..000
d. Nợ TK 112 500.000.000
Có TK 352 300.000.000
Có TK 461 200.000.000
e. Nợ TK 111 12.000.000
Có TK 571 12.000.000
- Ngày 3/5:
a. Nợ TK 354 2.500.000.000
Có TK 112 2.500.000.000
b. Nợ TK 661 550.000
Có TK 111 550.000
c. Nợ TK 661 500.000
Có TK 111 500.000
d. Nợ TK 671 12.000.000
Có TK 111 12.000.000
e. Nợ TK 112 92.000.000
Có TK 571 92.000.000
f. Nợ TK 671 1.500.000
Có TK 111 1.500.000
- Ngày 9/5:
a. Nợ TK 111 50.000.000
Có TK 112 50.000.000
b. Nợ TK 312 5.000.000
Có TK 111 5.000.000
c. Nợ TK 661 300.000
Có TK 111 300.000
d. Nợ TK 661 10.000.000
Có TK 112 10.000.000
e. Nợ TK 671 17.000.000
Có TK 111 17.000.000
- Ngày 14/5:
a. Nợ TK 341 120.000.000
Có TK 112 120.000.000
b.Nợ TK 112 46.000.000
Có TK 571 46.000.000
c. Nợ TK 111 100.000.000
Có TK 353 100.000.000
d. Nợ TK 671 90.000.000
Có TK112 90.000.000
e. Nợ TK 674 660.000
Có TK 111 500.000
- Ngày 26/5:
a. Nợ TK 661 1.300.000
Có TK 111 1.300..000
b. Nợ TK 661 800.000
Có TK 111 800.000
c. Nợ TK 661 29.500.000
Có TK 112 29.500.000
d. Nợ TK 112 4.000.000
Có TK 512 4.000.000
e. Nợ TK 111 120.000.000
Có TK 571 120.000.000
- Ngày 30/5:
a. Nợ TK 111 100.000.000
Có TK 112 100.000.000
b. Nợ TK 334 75.000.000
Có TK 111 75.000.000
b. Lên bảng tổng hợp thu-chi tiền mặt và tiền gửi:
Bảng 3.2.1: BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ GỐC LOẠI I
Tháng 10 năm 2008. Số: 159
Chứng từ
Diễn giải
Ghi nợ tài khoản 111
Tổng số tiền
Ghi có các tài khoản
Số hiệu
Ngày tháng
112
353
571
2/10
9/10
14/10
26/10
30/10
Thu tiền gửi và BHXH.
Rút tiền gửi.
Càng long nộp BHXH.
Trường ĐHTV nộp BHXH.
Rút tiền gửi.
42
50
100
120
100
30
50
100
100
12
120
Tổng cộng
412
180
132
132
Bảng 3.2.2: BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ GỐC LOẠI II
Chứng từ
Diễn giải
Ghi nợ tài khoản 111
Tổng số tiền
Ghi có các tài khoản
Số hiệu
Ngày tháng
312
332
334
661
671
674
2/10
3/10
9/10
14/10
26/10
30/10
Chi nghỉ việc, mua dụng cụ văn phòng.
Thanh toán tiền thanh toán tiên văn phòng phẩm,nghỉ việc,tiền khám bệnh.
Chi tạm ứng,công tác phí,điện sinh hoạt,trợ cấp TNLD.
Thanh toán tiền khám chữa bệnh.
Chi tiền xăng, sửa chữa máy tính.
Chi lương và bảo hiểm
5,45
2.75
7
0,5
2,1
75
5
0,25
1.05
0,3
2,1
5,2
13.5
17
Tổng cộng
119.9
5
3,7
5.2
30.5
Tháng 10 năm 2008 Số: 160
Loại chứng từ gốc: CHI TIỀN MẶT ĐVT: triệu đồng
3.2.2.3. Phân tích, so sánh tình hình thu chi BHXH, BHYT tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Trà Vinh năm 2007 và 2008 qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.2: Bảng số liệu năm 2007 và 2008 ĐVT: triệu đồng
SH
TK
TÊN TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch
Nợ
Nợ
Số tương đối
%
571
Thu BHXH, BHYT
147.393
214.163
45,3%
66.770
574
Thu BHYT tự nguyện
6.007
12.943
115,5%
6.936
661
Chi quản lý bộ máy
6.974
9.017
29.3%
2.043
664
Chi BHXH do NSNN đảm bảo
24.270
29.354
20,9%
5.084
671
Chi BHXH bắt buộc
30.585
48.363
73,2%
22.361
673
Chi BHYT bắt buộc
48.372
52.946
9,45%
4.574
674
Chi BHYT tự nguyện
19.682
16.313
17,12%
3.369
Phân tích:
- Xét về tình hình thu BHXH, BHYT: tình hình thu BHXH, BHYT năm 2008 tăng 66.770 đạt 145,3% (tăng 45,3%) so với năm 2007. Việc thu BHXH, BHYT tăng do các nguyên nhân cơ bản sau:
+Do tăng lương tối thiểu: từ mức lương 450.000đ/tháng tăng lên 540.000đ/tháng.
+Do khai thác mở rộng thêm đối tượng: theo luật bảo hiểm y tế năm 2008 mở rộng đối tượng tham gia là tất cả các đối tượng theo quy định của chính phủ. Từ trẻ em dưới 6 tuổi, người lao động đến người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ Ngân sách nhà nước Việt Nam,…
- Xét về tình hình thu BHYT tự nguyện: tình hình thu BHYT tự nguyện năm 2008 tăng 6.936 đạt 215,5% (tăng 115,5%) so với năm 2007. Thu BHYT tăng cơ bản là do tăng giá theo thông tư số 06 và thông tư số 14 của chính phủ và khai thác vận động thêm đối tượng tham gia.
- Về tình hình chi từ NSNN thì năm 2008 tăng 5.084 đạt 120,9% (tăng 20,9%) so với năm 2007. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do tăng lương tối thiểu (từ 450.000đ/tháng lên 540.000đ/tháng). Do được hưởng trợ cấp nên người lao động chịi sự ảnh hưởng rất lớn từ sự điều chỉnh của chính phủ.
- Về chi BHXH bắt buộc: năm 2008 chi BHXH bắt buộc tăng 22.361 đạt 173.1% (tăng 73,1%) so với năm 2007. chi BHXH bắt buộc tăng cơ bản do chế độ chi trả trợ cấp nhiều hơn, mở rộng thêm chế độ chi trả gồm 6 chế độ: chế độ ốm đau, chế độ thai sản, chế độ trợ cáp TNLĐ – BNN, chế độ hưu trí, chế độ tử tuất, chế độ nghĩ dưỡng sức.
- Về chi BHYT bắt buộc: năm 2008 chi BHYT bắt buộc tăng 4.574 đạt 109,45% (tăng 9,45%) so với năm 2007. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do việc lạm dụng quỹ khám chữa bệnh tăng từ nhiều phía: từ người bệnh, từ cơ sở khám chữa bệnh, từ cán bộ công chức của ngành y tế. Họ lợi dụng việc khám chữa bệnh từ quỹ khám chữa bệnh để lấy thuốc về bán..
Kết luận: Tình hình thu chi BHXH, BHYT của đơn vị năm 2008 tăng cao so với năm 2007. Tuy nhiên BHXH trà Vinh Cần tăng cường kiểm tra giám sát các cơ quan khám chữa bệnh đẻ tránh chi sai do việc lạm dụng quỹ khám chữa bệnh gây ra.
3.3. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH ĐI THỰC TẬP:
Mặc dù chương trình học trên lớp thực tập vào kế toán doanh nghiệp, nhưng qua thời gian thực tập tại cơ quan Bảo Hiểm Xã Hội tỉnh Trà Vinh đã giúp em rất nhiều trong việc củng cố kiến thức đã học trên lớp, đồng thời củng cố thêm kiến thức thực tế và biết thêm nhiều về công việc kế toán Bảo Hiểm Xã Hội .
Tuy nhiên trong thời gian qua em có gặp những mặt khó khăn và thuận lợi như sau:
3.3.1. Thuận lợi:
Tuy có những khó khăn trên nhưng được các cô chú và anh chị trong đơn vị hướng dẫn, giải thích, chỉ bảo nhiệt tình, đã đã cung cấp tài liệu để em tìm hiểu, biết thêm kiến thức và cũng cố lại kiến thức đã học. Cô chú đã giúp em tiếp cận được với thực tế: các chứng từ kế toán, sổ kế toán, hướng dẫn cách ghi chép sổ sách để em hoàn thành tốt kỳ thực tập thực tế của mình
3.3.2. Khó khăn:
- Khó khăn: là sinh viên kế toán chuyên ngành kế toán doanh nghiệp được thực tập tại BHXH tỉnh Trà Vinh, là một đơn vị hành chính sự nghiệp nên em gặp một số khó khăn sau:
+ Có nhiều tài khoản không giống với chưng trình đã học trên lớp nên khi mới tiếp cận em còn ngỡ ngàng;
+ Thời gian thực tập chỉ một tháng là quá ngắn để em có thể tiếp cận được hết với công việc kế toán của đơn vị.
- Thuận lợi: tuy có những khó khăn trên nhưng được các cô chú và anh chị trong đơn vị hướng dẫn, giải thích, chỉ bảo nhiệt tình, đã đã cung cấp tài liệu để em tìm hiểu, biết thêm kiến thức và cũng cố lại kiến thức đã học. Cô chú đã giúp em tiếp cận được với thực tế: các chứng từ kế toán, sổ kế toán, hướng dẫn cách ghi chép sổ sách để em hoàn thành tốt kỳ thực tập thực tế của mình.
3.4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Qua 4 tuần được thực tập tại cơ quan Bảo Hiểm Xã Hội tỉnh Trà Vinh em đã học hỏi được rất nhiều, từ kinh nghiệm đến tư cách làm việc của các cô các chú ,nhất là tinh thần làm việc tập thể luôn luôn đoàn kết của họ, em đã được các cô chú truyền cho những kinh nghiệm quý báo để sau này bước vào công việc dễ dàng hơn. Điều quan trọng nhất em học được là sự nhiệt tình sự làm việc cật lực hăng say không hề nề hà công việc cho nhau của các cô chú.
Trong thời gian thực tập em đã đựơc các cô chú chỉ bảo, em đã nhận biết được các chứng từ làm sổ kế toán để lên biểu mẫu, sổ sách và các hình thức hạch toán ở đơn vị.
Em thấy phương thức kế toán tại đơn vị rất chặt chẽ, từ lưu trữ chứng từ đến sổ sách,….Em cũng đã quan sát và học được trình töï vô sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để vào các sổ.
Đó là những kinh nghiệm quý báu cho công việc của em sau này. Mặc dù chương trình học trên lớp thực tập vào kế toán doanh nghiệp, nhưng qua thời gian thực tập tại cơ quan Bảo Hiểm Xã Hội tỉnh Trà Vinh đã giúp em rất nhiều trong việc củng cố kiếm thức đã học trên lớp, đồng thời củng cố thêm kiến thức thực tế và biết thêm nhiều về công việc kế toán Bảo Hiểm Xã Hội.
3.5. MỤC TIÊU CỦA BẢN THÂN SẮP TỚI:
- Qua thời gian thực tập em cảm thấy cần phải củng cố lại những kiến thức đã học;
- Cố gắng phấn đấu học tập nhiều hơn;
- Mong các thầy cô trường ĐHTV tạo cho em nhiều cơ hội tiếp cận thực tế nhiều hơn để em có thể hoàn thiện hơn kiến thức của mình.
3.6.MỘT SỐ KHÓ KHĂN THUẬN LỢI CỦA ĐƠN VỊ:
3.6.1. Một số khó khăn:
Bên cạnh những kết qủa đã đạt được Bảo hiểm xã hội tỉnh Trà Vinh cũng còn không ít khó khăn:
- Công tác quản lý thu và khai thác nguồn thu bảo hiểm xã hôi, bảo hiểm y tế còn hạn chế, trên địa bàn còn một số doanh nghiệp tư nhân chưa tham gia Bảo hiểm xã hội. Phần mềm quản lý thu chi đưa vào hoạt động chưa thật sự thông suốt từ đó ảnh hưởng đến việc theo dõi, đối chiếu, xác nhận còn mất thời gian;
- Công tác thu bảo hiểm tự nguyện: Năm 2008 đạt kế hoạch nhưng đối tượng tham gia chủ yếu là học sinh, sinh viên. Đối với hộ nhân dân chiếm tỷ lệ thấp, vì sau khi thực hiện Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT/BYT-BTC được triển khai , số hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện phải đạt 2 điều kiện là 100% thành viên trong hộ và 10% số hộ trên địa bàn tham gia thì mới triển khai thực hiện thu tiền và cấp thẻ khám chữa bệnh. Do đó số người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện theo hộ gia đình đạt tỷ lệ rất thấp.
3.6.2. Một số thuân lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và sự phối hợp của các đơn vị hữu quan đã giúp cho Bảo hiểm xã hội tỉnh Trà Vinh hoàn thành nhiệm vụ năm 2008;
- Nâng cấp mạng nội bộ cơ quan ( mạng LAN ) phục vụ cho công tác chuyên môn, đưa vào sử dụng đường truyền ADSL….
- Ban hành quy chế làm việc nội bộ, triển khai chương trình hoạt động tiết kiệm, chống lãng phí, chương trình phòng choáng tham nhũng tại đơn vị.
- Sau khi Luật Bảo hiểm xã hội được ban hành Bảo hiểm xã hội tỉnh Trà Vinh đã tổ chức hội nghị triển khai Nghị định 152 NĐ/CP của Chính Phủ và các văn bản liên quan của ngành cho các đơn vị sử dụng lao động.
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1.NHẬN XÉT_ ĐÁNH GIÁ:
4.1.1. Một số kết quả đạt được:
Về cơ bản cách tập hợp các khoản thu, chi trợ cấp BHXH thì công tác tổ chức kế toán ghi Nợ, Có giống như lý thuyết đã học được ở trên lớp. Số hiệu tài khoản một phần giống ở doanh nghiệp, đa số là khác về số hiệu tài khoản, nhưng các định khoaûn Nợ, Có gần như giống nhau, nhưng ở doanh nghiệp thì phải tập hợp chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp (sử dụng các TK 621, 622, 627…) ,còn ở đây tập hợp các khoản thu BHXH, BHYT, các khoản chi trợ cấp BHXH (TK sử dụng 571, 573, 574, 671, 664… ). Trong tháng khi phát sinh các khoản chi nào thuộc hình thức chi trợ cấp nào thì kế toán sẽ ghi nhận và theo dõi riêng trên từng sổ chi tiết, để đến cuối tháng, qúy kế toán chỉ cần tổng hợp lên báo cáo;
Công tác kế toán ở đơn vị rất ổn định, thực hiện tốt Quyết định số 41/2008/QĐ-TTg ngày 29/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư 58/2008/TT-BTC ngày 12/6/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý tài chính đối với ngành và Quyết định số 1258/QĐ-BHXH của Bảo hiệm xã hội Việt Nam về việc quy định quy chế chi tiêu nội bộ trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
4.1.2. Kiến nghị:
Qua công việc tổ chức kế toán, em xin có ý kiến như sau:
- Hiện nay mạng lưới công nghệ thông tin tại đơn vị còn yếu, việc nối mạng nội bộ chưa được đồng bộ, chưa nối được mạng từ BHXH tỉnh đến BHXH các quận huyện. Mặt khác ở mỗi BHXH quận, huyện chưa có sự phân công về cán bộ phụ trách chuyên quản về công nghệ thông tin để vận hành và bảo quản máy móc và sử dụng các chương trình phục vụ cho công việc được tốt hơn, mà hiện tại và sắp tới mô hình hình bảo hiểm ngày càng rộng, chương trình sử dụng ngày càng nhiều cho nên Ban Giám đốc cần đẩy mạnh mạng lưới công nghệ thông tin hơn nữa.
- Từ lúc thành lập ngành đến nay BHXH các tỉnh, thành phố nhận được các chương trình từ BHXH Việt Nam như chương trình chế độ chính sách; chương trình giám định chi; chương trình thu BHYT tự nguyện; chương trình thu BHXH, BHYT bắt buộc từ đó giúp cho năng suất công việc tăng lên gấp bội. Còn công việc tổ chức kế toán thì cho đến nay chẳng thấy chương trình nào cả, mà công việc tổ chức kế toán ngành Bảo hiểm xã hội chẳng đơn giản. Nên đề nghị BHXH Việt Nam sớm có chương trình kế toán nhằm giúp cho BHXH các tỉnh nói chung, BHXH tỉnh Trà Vinh nói riêng để công việc công tác kế toán được tốt hơn.
- Mẫu biểu, sổ sách ngành BHXH thì nhiêu khâu mà ở trên lại thay đổi liên tục, từ đó cán bộ làm nghiệp vụ cũng gặp khó, mặt khác đơn vị sử dụng lao động lại than phiền vì đa số cán bộ làm công tác BHXH ở đơn vị sử dụng lao động thường là kim nhiệm. Nên đề nghị Bộ Tài chính, BHXH Việt Nam xem xét.
4.2. KẾT LUẬN:
Mặc dù chương trình học trên lớp tập trung vào kế toán doanh nghiệp, nhưng qua thời gian thực tập tại cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Trà Vinh giúp em rất nhiều trong việc cũng cố kiến thức đã học trên lớp, đồng thời cũng cố thêm kiến thức thực tế và biết thêm nhiều về công việc kế toán BHXH.
Là một đơn vị sự nghiệp, được thành lập từ năm 1995, có một quá trình phát triển cũng tương đối dài, tích lũy nhiều kinh nghiệm trong hoạt động, tạo được lòng tin với nhân dân nói chung và người lao động nói riêng về sự an sinh xã hội. Sắp tới mô hình BHXH tự nguyện và chế độ trợ cấp thất nghiệp sẽ ra đời nhằm đảm bảo một phần nhu cầu cuộc sống, giảm bớt một phần gánh nặng cho xã hội.
Để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi mỗi CBCC trong ngành BHXH nói chung, BHXH tỉnh Trà Vinh nói riêng cần phát huy hơn nữa về năng lực của mình trong mọi lĩnh vực công tác BHXH. Bên cạnh đó phòng Kế hoạch Tài chính luôn luôn cố gắng thực hiện công tác kế toán đầy đủ, chính xác và cung cấp thông tin kế toán kịp thời cho Ban Giám đốc.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo thực tập thực tế tại BHXH tỉnh Trà Vinh.doc