Chương trình môn học về lãnh đạo học/quản lý học theo hướng
tăng cường tiếng Anh dành cho sinh viên và học viên sau đại học của
Đại học Đà Nẵng được thiết kế, bước đầu triển khai sử dụng thử
nghiệm trong chương trình đào tạo các ngành học của ĐHĐN, đặc
biệt chương trình đào tạo ngành Embeded Systems (ES), ngành Tâm
lý học và ngành Quản lý giáo dục – dạy bằng tiếng Anh. Trong
nghiên cứu này, CTĐT được đánh giá thông qua phản hồi từ phía
sinh viên tham dự khóa học và các cán bộ quản lý đào tạo. Các phản
hồi ban đầu cho thấy kết quả tích cực. Điều này cho thấy việc áp
dụng chương trình môn học bước đầu có khả năng nâng cao chất
lượng giáo dục đào tạo nói chung của Đại học Đà Nẵng, đáp ứng y êu
cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam.
26 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2161 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo tóm tắt Nghiên cứu xây dựng chương trình môn học lãnh đạo học (Leadership) phục vụ dạy học tăng cường Tiếng Anh tại Đại học Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CẤP ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG
TRÌNH MÔN HỌC LÃNH ĐẠO HỌC
(LEADERSHIP) PHỤC VỤ DẠY HỌC
TĂNG CƯỜNG TIẾNG ANH TẠI
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Mã số: Đ 2013-03-55-BS
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Lê Quang Sơn
ĐÀ NẴNG, 11/2014
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CẤP ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG
TRÌNH MÔN HỌC LÃNH ĐẠO HỌC
(LEADERSHIP) PHỤC VỤ DẠY HỌC
TĂNG CƯỜNG TIẾNG ANH TẠI
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Mã số: Đ 2013-03-55-BS
Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài
PGS.TS. Lê Quang Sơn
ĐÀ NẴNG, 11/2014
3
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung
- Tên đề tài: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
MÔN HỌC LÃNH ĐẠO HỌC (LEADERSHIP) PHỤC VỤ
DẠY HỌC TĂNG CƯỜNG TIẾNG ANH TẠI ĐẠI HỌC
ĐÀ NẴNG
- Mã số: Đ2013-03-55-BS
- Chủ nhiệm: PGS.TS. Lê Quang Sơn
- Cơ quan chủ trì: Đại học Đà Nẵng
- Thời gian thực hiện: 3/2014– 11/2014
2. Mục tiêu
Nghiên cứu xây dựng chương trình môn học Leadership phục
vụ dạy học tăng cường tiếng Anh tại Đại học Đà Nẵng.
3. Tính mới và sáng tạo
Về mặt lý luận, kết quả nghiên cứu của đề tài cho phép hệ
thống hóa các thành tựu nghiên cứu chính trong lĩnh vực khoa học
lãnh đạo. Đề tài cũng cụ thể hóa các nghiên cứu lý luận trong lĩnh
vực phát triển chương trình đào tạo trong trường hợp cụ thể là thiết
kế chương trình môn học Leadership bằng tiếng Anh phục vụ dạy
học tăng cường ngoại ngữ. Tất cả những điều này có ý nghĩa quan
trọng trong việc tạo dựng mô hình phát triển các chương trình đào
tạo theo định hướng quốc tế hóa và hội nhập thế giới.
4
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài cho phép xác
định mục tiêu, nội dung chương trình môn học, thiết kế được giáo
trình môn học Leadership, tạo cơ sở cho việc thực hiện các chương
trình đào tạo, bồi dưỡng nhân lực đa dạng theo hướng tăng cường
tiếng Anh.
4. Kết quả nghiên cứu
Đề tài đã hệ thống hóa các nghiên cứu lý thuyết về phát triển
chương trình giáo dục; xác định nội dung đào tạo và thiết kế được
giáo trình môn học Leadership phục vụ dạy học tăng cường tiếng
Anh tại Đại học Đà Nẵng.
5. Sản phẩm
- Báo cáo toàn văn công trình
- Bản thiết kế chương trình môn học
- Giáo trình Leadership, 02 tc viết bằng tiếng Anh
- Bài báo khoa học: Characteristics of Conflict Resolution
Competence of High School Leaders in Central Vietnam,
The 7
th
International Conference on Educational Reform
2014 (ICER 2014), Hue, Vietnam, March 2014.
6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và
khả năng áp dụng
Chương trình môn học về lãnh đạo học/quản lý học theo hướng
tăng cường tiếng Anh dành cho sinh viên và học viên sau đại học của
Đại học Đà Nẵng được thiết kế, triển khai sử dụng, qua đó nâng cao
chất lượng giáo dục đào tạo nói chung của Đại học Đà Nẵng, đáp
ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt
Nam.
5
Chương trình đào tạo các ngành học của ĐHĐN, đặc biệt
chương trình đào tạo ngành Embeded Systems (ES), ngành Tâm lý
học và ngành Quản lý giáo dục – dạy bằng tiếng Anh được bổ sung
và hoàn thiện.
Năng lực tiếng Anh của sinh viên và học viên học theo chương
trình môn học này được nâng cao, góp phần thực hiện chiến lược
quốc tế hóa của ngành GD&ĐT nói chung và ĐHĐN nói riêng.
Chương trình môn học Leadership bằng tiếng Anh cũng có thể
ứng dụng trong đào tạo các ngành học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ,
xã hội nhân văn ở các trường đại học ở Việt Nam sử dụng tiếng Anh
trong giảng dạy, qua đó góp phần phát triển kinh tế xã hội khu vực
miền Trung và cả nước.
Đà Nẵng, ngày 23 tháng 11 năm 2014
CƠ QUAN CHỦ TRÌ CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
PGS.TS. Lê Quang Sơn
6
MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
THE UNIVERSITY OF DANANG
INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information
- Project title: LEADERSHIP TRAINING MODULE
DEVELOPMENT FOR ENGLISH INTENSIVE
LEARNING PURPOSES IN THE UNIVERSITY OF
DANANG
- Code number: Đ2013-03-55-BS
- Coordinator: Assoc.Prof. Le Quang Son, PhD.
- Implementing institution: The University of Education – The
University of Danang (The Danang University of
Education)
- Duration: from 3/2014 – 11/2014
2. Objectives
The objective of the research is to develop a training
curriculum in leadership for English intensive learning purposes in
The University of Danang, which is to meet the requirements of “the
basic and all-sided renovation” of Vietnam’s education.
3. Creativeness and innovativeness
From the theoretical site, the results of the research give a
chance to systematize the main findings in the field of leadership
styles. The research also concretizes the theoretical works in the field
of curriculum development into the case of developing a training
curriculum in leadership for English intensive learning purposes. All
of these play an important role in the building models for training
7
curriculum development in direction of internationalization and
world integration.
From the practical site, the results of the research help to
identify training objectives and content, develop textbook of the
Leadership module. This serves the ground for carrying training
programs in the direction of English intensive learning.
4. Research results
The research has systematized the existing theories on
leadership curriculum development; identify the training objectives
and content, develop textbook of Leadership module for English
intensive learning purposes.
5. Products
- A complete report of the research
- A curriculum design of the Leadership module
- A textbook of the module in English
- 01 scientific paper: Characteristics of Conflict Resolution
Competence of High School Leaders in Central Vietnam, The 7
th
International Conference on Educational Reform 2014 (ICER 2014),
Hue, Vietnam, March 2014.
6. Effects, transfer alternatives of research results and
applicability
A training curriculum in Leadership (in English) for students
and master students of The University of Danang (UDN) is
developed, carried, which enhances training quality of UDN to meet
the requirements of basic and all-sided renovation Vietnam higher
education.
The training curriculum of UDN, especially training
curriculums of Embedded Systems (ES), Psychology and
Educational Management is supplemented and completed.
8
English competency of students and master students, who
attend the program with this module is upgraded.
The module may be used in training curriculums in the fields
of other natural, technical, social sciences.
At the same time, the results of the research have been using in
mentoring undergraduate and graduate learners in doing scientific
researches.
Danang, November 23
th
, 2014
IMPLEMENTING INSTITUTION COORDINATOR
Assoc.Prof. Le Quang Son
9
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA
VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
Thành viên tham gia: PGS.TS. Lê Quang Sơn
Đơn vị phối hợp chính: Khoa Tâm lý – Giáo dục Trường
ĐHSP-ĐHĐN
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Stt Tên Nội dung Trang
1 Bảng 2.1 Kết quả khảo sát mức độ nắm vững các
nội dung về leadership
18
2 Bảng 2.2 Nội dung chương trình môn học 21
3 Hình 1.1 Các giai đoạn phát triển chương trình đào
tạo
16
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CDIO Conceive – Design – Implement – Operate
CTĐT/GD Chương trình đào tạo/giáo dục
ĐHĐN Đại học Đà Nẵng
ĐHSP Đại học Sư phạm
ES Embedded System
QLGD Quản lý giáo dục
10
PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI xác
định: "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo
hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập
quốc tế"
1
. Chiến lược phát triển giáo dục quốc gia 2011-2020 cũng
nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo
dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội
nhập quốc tế” và yêu cầu “Mở rộng giao lưu hợp tác với các nền
giáo dục trên thế giới, nhất là với các nền giáo dục tiên tiến hiện
đại”
2
. Trong bối cảnh này việc nghiên cứu thiết kế các chương trình
đào tạo theo hướng cập nhật trình độ quốc tế là một vấn đề thực sự
cấp thiết.
Việc thiết kế một chương trình đào tạo/giáo dục phụ thuộc vào
đối tượng người học của chương trình giáo dục đó và bối cảnh nơi
quá trình giáo dục/đào tạo diễn ra. Đại học Đà Nẵng với tầm nhìn
2020 đạt trình độ khu vực và quốc tế không thể không phát triển các
chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận trình độ đào tạo quốc tế
với việc sử dụng phổ biến tiếng Anh trong dạy học. Nhu cầu xây
dựng các chương trình môn học theo hướng tăng cường tiếng Anh
cho sinh viên là thực sự cấp bách.
Lãnh đạo/Quản lý học (Leadership) là một khoa học có tính
ứng dụng cao và phổ biến. Trên thế giới môn học này được đưa vào
tận chương trình giáo dục phổ thông. Đối với đào tạo trình độ cử
nhân khoa học môn học Leadership có mặt trong chương trình đào
1
Tài liệu hỏi - đáp Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
khóa XI, Ban Tuyên giáo trung ương, Nxb CTQG-ST, 2013.
2
Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6
năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.
11
tạo hầu hết các ngành học, cả khoa học tự nhiên, kỹ thuật lẫn xã hội,
nhân văn. Như vậy, việc xây dựng chương trình môn học Leadership
theo hướng tăng cường tiếng Anh cho sinh viên Đại học Đà Nẵng là
thực sự cấp bách.
Hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu thiết kế chương
trình đào tạo môn học Leadership đáp ứng yêu cầu học tăng cường
tiếng Anh của sinh viên Đại học Đà Nẵng.
Tất cả những điều nói trên đã thúc đẩy việc thực hiện đề tài
nghiên cứu: “Nghiên cứu xây dựng chương trình môn học
Leadership phục vụ dạy học tăng cường tiếng Anh tại Đại học Đà
Nẵng”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu xây dựng chương trình môn học Leadership phục
vụ dạy học tăng cường tiếng Anh tại Đại học Đà Nẵng.
3. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Chương trình môn học Leadership phục vụ dạy học tăng cường
tiếng Anh tại Đại học Đà Nẵng
3.2. Khách thể nghiên cứu
Các chương trình đào tạo tại Đại học Đà Nẵng
3.3. Khách thể khảo sát
- Cán bộ quản lý các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung
học phổ thông và các trường chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng
- Học viên ngành Quản lý giáo dục, sinh viên Đại học Đà Nẵng
3.4. Phạm vi nghiên cứu
12
Chương trình môn học Leadership xây dựng theo hướng đại
cương, nội dung môn học được thể hiện bằng tiếng Anh. Nội dung
chương trình thuộc khối kiến thức đại cương, hướng đến phục vụ đa
số sinh viên Đại học Đà Nẵng. Hiện môn học này đang được giảng
dạy tại các lớp Chương trình tiên tiến thuộc ĐH Bách khoa – ĐHĐN
(ES), ngành Tâm lý học và QLGD thuộc ĐHSP-ĐHĐN.
Quá trình khảo sát được thực hiện trong giai đoạn 2012-2014 ở
các trường thành viên của Đại học Đà Nẵng.
Các nội dung thiết kế được khảo nghiệm bằng phương pháp
chuyên gia.
4. CÁC NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển chương trình giáo
dục/đào tạo
4.2. Xây dựng chương trình môn học Leadership theo hướng
tăng cường tiếng Anh cho sinh viên Đại học Đà Nẵng
5. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Cách tiếp cận
Cách tiếp cận được sử dụng trong xây dựng chương trình môn
học Leadership là tiếp cận phát triển (Developmental Apporoach).
Theo cách tiếp cận này giáo dục được xem như là sự phát triển, một
quá trình mà nhờ đó mức độ làm chủ bản thân và làm chủ vận mệnh
tiểm ẩn ở mỗi người được phát triển một cách tối đa, còn chương
trình giáo dục được xem là quá trình.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp phi thực nghiệm: phân tích,
tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa lý thuyết trong tất cả các khâu
của thiết kế chương trình đào tạo.
13
6. CẤU TRÚC BÁO CÁO
Báo cáo tổng kết công trình nghiên cứu gồm các phần: Mở đầu,
Nội dung, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục. Phần Nội dung
được cấu trúc thành 2 chương: Chương 1. Nghiên cứu cơ sở lý luận
về phát triển chương trình giáo dục/đào tạo; Chương 2. Xây dựng
chương trình môn học Leadership theo hướng tăng cường tiếng Anh
cho sinh viên Đại học Đà Nẵng
7. HIỆU QUẢ
Chương trình môn học về lãnh đạo học/quản lý học theo hướng
tăng cường tiếng Anh dành cho sinh viên và học viên sau đại học của
Đại học Đà Nẵng được thiết kế, triển khai sử dụng, qua đó nâng cao
chất lượng giáo dục đào tạo nói chung của Đại học Đà Nẵng, đáp
ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt
Nam.
Chương trình đào tạo các ngành học của ĐHĐN, đặc biệt
chương trình đào tạo ngành Embeded Systems (ES), ngành Tâm lý
học và ngành Quản lý giáo dục – dạy bằng tiếng Anh được bổ sung
và hoàn thiện.
8. PHƯƠNG THỨC CHUYỂN GIAO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
VÀ ĐỊA CHỈ ỨNG DỤNG
Các sản phẩm được ứng dụng trong tổ chức đào tạo cử nhân và
thạc sĩ ngành Tâm lý học, ngành Quản lý giáo dục tại Trường Đại
học sư phạm – ĐHĐN, một số ngành kỹ thuật thuộc chương trình
tiên tiến của ĐHBK-ĐHĐN. Hiện môn học này đang được giảng dạy
tại các lớp Chương trình tiên tiến thuộc ĐH Bách khoa – ĐHĐN
(ES), ngành Tâm lý học và QLGD thuộc ĐHSP-ĐHĐN.
14
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG
TRÌNH ĐÀO TẠO/GIÁO DỤC
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề
tài
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Các nghiên cứu về phát triển chương trình giáo dục (hay
chương trình đào tạo) thể hiện xu thế đổi mới giáo dục ở tất cả các
quốc gia trên thế giới. Những nghiên cứu này mang tính cấp thiết
trong giai đoạn hiện nay để ứng phó với sự b ng nổ tri thức, khoa
học và công nghệ, sự phát triển của kinh tế – xã hội và nhu cầu hoàn
thiện tri thức của cá nhân người học ở mọi cấp, bậc học khác nhau.
Cho đến thời điểm hiện tại các hướng nghiên cứu về phát triển
chương trình giáo dục trên thế giới thể hiện chủ yếu ở các lĩnh vực
sau: 1) Cơ sở lý luận về chương trình giáo dục; 2) Các nghiên cứu về
cải cách chương trình giáo dục; 3) Thời lượng thực hiện chương
trình giáo dục; và 4) Nghiên cứu về chuẩn chương trình giáo dục
3
.
Chương trình môn học Leadership được nghiên cứu, thiết kế và
có mặt trong hầu hết các chương trình đào tạo ở các lĩnh vực khác
nhau và đặc biệt ở lĩnh vực các khoa học quản lý. Có thể kể đến các
tác giả sau với các giáo trình thể hiện chương trình môn học
Leadership: Bass, B.; Ivancevich, J., Konopaske, R., Matteson, M.;
Jago, A. G. (1982); Kouzes, J. M. & Posner, B. Z.; Lamb, L. F.,
McKee, K. B.; Mischel, W.; Nahavandi, A.; Newstrom, J. & Davis,
K. (1993).; Northouse, G.; Rowe, W. G.; Stogdill, R. M.
Trong các công trình nghiên cứu kể trên, các phương diện của
lãnh đạo học (Leadership) được đề cập rất phong phú, gồm cả các
3
Vương Thanh Hương: Xu hướng nghiên cứu giáo dục hiện nay của một số nước trên thế giới, Đề tài NCKH
cấp Bộ GD&ĐT, Trung tâm Thông tin-Thư viện, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, 2010.
15
vấn đề lý luận và thực tiễn, các hướng dẫn thực hành và một số
phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý
học nhân cách người lãnh đạo.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Hiện nay ở Việt nam, các vấn đề về Lãnh đạo học/Quản lý học
hay Quản trị học được bàn đến trong các chương trình đào tạo cán bộ
quản lý và được phân tích trong các giáo trình Khoa học quản lý hay
Tâm lý học quản lý. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như:
Vũ Dũng, Đỗ Long, Nguyễn Đức Minh, Ngô Công Hoàn, Mai Hữu
Khuê, Đỗ Văn Phúc.
Tuy nhiên một nghiên cứu chuyên biệt nhằm xây dựng chương
trình môn học leadership với tư cách một module trong chương trình
đào tạo các ngành học khác nhau chưa được thực hiện. Đây cũng là
lý do để thực hiện nghiên cứu thiết kế chương trình môn học
Leadership.
1.2. Khái niệm chương trình đào tạo
1.2.1. Sự phát triển của khái niệm chương trình đào tạo/giáo dục
Cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau trong việc định
nghĩa về chương trình đào tạo/giáo dục. Tuy nhiên, khuynh hướng
chung là không chỉ bó hẹp trong hai thành phần là nội dung và mục
tiêu dạy học. Chương trình đề cập tới những yếu tố khác của quá
trình dạy - học
4
.
Theo K.Frey, chương trình đào tạo/giáo dục được định nghĩa
như sau: “Chương trình giáo dục là sự trình bày, diễn tả có hệ thống
việc dạy - học được dự kiến trong một khoảng thời gian xác định mà
sản phẩm của sự trình bày đó là một hệ thống xác định các thành tố
khác nhau nhằm chuẩn bị, thực hiện và đánh giá một cách tối ưu việc
4
R. Diamon, sđd.
16
dạy - học”. Đây là định nghĩa được nhiều nhà nghiên cứu và thực
hành quan tâm.
Ngày nay, quan niệm về chương trình đào tạo/giáo dục đã rộng
hơn, đó không chỉ là việc trình bày mục tiêu cuối cùng và bảng danh
mục các nội dung giảng dạy. Chương trình vừa cần cụ thể hơn, bao
quát hơn, vừa là một phức hợp bao gồm các bộ phận cấu thành:
- Mục tiêu học tập;
- Phạm vi, mức độ và cấu trúc nội dung học tập;
- Các phương pháp, hình thức tổ chức học tập;
- Đánh giá kết quả học tập.
1.2.2. Khái niệm Chương trình giáo dục và các khái niệm liên quan
Chương trình đào tạo/giáo dục (Curriculum) là một bản thiết
kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo (có thể kéo dài một vài giờ,
một ngày, một tuần hoặc vài năm). Bản thiết kế tổng thể đó cho ta
biết toàn bộ nội dung cần đào tạo, chỉ rõ ra những gì ta có thể trông
đợi ở sinh viên sau khoá học, nó phác họa ra quy trình cần thiết để
thực hiện nội dung đào tạo, nó cũng cho ta biết các phương pháp đào
tạo và các cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập và tất cả
những cái đó được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ (Tim
Wentling, 1993)
5
.
Luật Giáo dục Việt Nam cũng định nghĩa chương trình giáo
dục theo cách này: “Chương trình giáo dục đại học thể hiện mục tiêu
giáo dục đại học, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu
trúc nội dung giáo dục đại học, phương pháp và hình thức tổ chức
hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các
5
Tim Wentling, Planning for effective training a guide to curriculum development, pretested and revised with
the assistance of Kah Khee Lai ... [et al.], Published 1993 by Food and Agriculture Organization of the United
Nations in Rome.
17
môn học, ngành, nghề, trình độ đào tạo của giáo dục đại học; bảo
đảm liên thông với các chương trình giáo dục khác”
6
.
1.3. Các tiếp cận phát triển chương trình đào tạo
1.3.1. Tiếp cận hàn lâm (Academic Approach) hay tiếp cận nội dung
(Content Approach)
Cách tiếp cận hàn lâm/nội dung đặt mục tiêu là truyền thụ kiến
thức cho người học.
1.3.2. Tiếp cận mục tiêu (Objective Approach) hay cách tiếp cận
hành vi (Behavior Approach)
Chương trình đào tạo trong tiếp cận này được thiết kế xuất phát
từ mục tiêu đào tạo. Mục tiêu đào tạo ở đây cũng là mục tiêu đầu ra
của quy trình đào tạo thể hiện qua những thay đổi về hành vi người
học từ lúc vào trường tới lúc ra trường và tham gia vào thị trường lao
động. Chương trình thể hiện cả quá trình đào tạo (mục tiêu, nội
dung, phương pháp, quy trình, đánh giá) và chú trọng kết quả đầu ra
(mục tiêu) của quá trình đào tạo. Mục tiêu được xác định rõ ràng, cụ
thể, có thể định lượng được để là cơ sở đánh giá.
1.3.3. Cách tiếp cận phát triển (Developmental Approach)
Theo cách tiếp cận này giáo dục được xem như là sự phát triển,
một quá trình mà nhờ đó mức độ làm chủ bản thân và làm chủ vận
mệnh tiểm ẩn ở mỗi người được phát triển một cách tối đa
(G.Kelly)
7
, còn chương trình giáo dục được xem là quá trình.
Cách tiếp cận này chú trọng đến sự phát triển khả năng hiểu
biết, tiếp thu ở người học hơn là truyền thụ nội dung kiến thức đã
được xác định từ trước.
Cách tiếp cận này, mặc dù có những khó khăn khi tổ chức thực
hiện do tính đa dạng về sở thích, khả năng, nhu cầu của người học và
6
Luật giáo dục, 2005, điều 41.
7
Kelly, George Alexander (1963), A Theory of Personality: The Psychology of Personal Constructs, W.W.
Norton and Company.
18
những hạn chế về các điều kiện đào tạo (phương tiện, tài liệu v.v...),
song có rất nhiều ưu điểm, là cách tiếp cận phù hợp với tinh thần đổi
mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay. Trong đề tài này tiếp
cận phát triển được lựa chọn để thiết kế chương trình môn học
Leadership.
1.4. Các nội dung của phát triển chương trình đào tạo
1.4.1. Khái niệm phát triển chương trình đào tạo (CTĐT)
Theo Wentling (1993)
8
thì phát triển chương trình đào tạo là
quá trình thiết kế chương trình đào tạo. Sản phẩm của quá trình này
là một bản kế hoạch mô tả chương trình đào tạo với đầy đủ mục tiêu,
nội dung, phương pháp, các phương tiện hỗ trợ đào tạo và cách đánh
giá kết quả học tập của học viên.
1.4.2. Các nội dung của phát triển CTĐT
Bước đầu tiên trong quá trình phát triển chương trình đào tạo là
phân tích tình hình.
Bước tiếp theo của phát
triển chương trình là xác
định mục tiêu.
Thiết kế chương trình
giáo dục: trên cơ sở mục tiêu
của chương trình giáo dục
được xác định ở mức khái
quát, qui định những năng
lực mà người học phải có
sau khi học xong môn học
(hoặc một khoá đào tạo), công việc thiết kế chương trình giáo dục
thực sự bắt đầu.
8
Wentling (1993), sđd
Phân
tích
tình
hình Xác
định
mục
tiêu
Xây
dựng
chuẩn
đầu ra
Thiết kế
chương
trình
Thực
thi
chương
trình
Đánh
giá
Hình 1.1. Các giai đoạn phát triển CTĐT
19
Thực thi chương trình giáo dục: bao gồm các công việc như
xây dựng đề cương môn học, kế hoạch bài dạy và lập hồ sơ môn học.
Đánh giá chương trình giáo dục (Curiculum evaluation):
“Đánh giá chương trình giáo dục là một quá trình thu thập các cứ
liệu để có thể quyết định, chấp thuận, sửa đổi hay loại bỏ chương
trình giáo dục đó” (A.C. Ornstein, F.P. Hunkins, 1998)
9
. Đánh giá
chương trình giáo dục nhằm phát hiện xem chương trình giáo dục
được thiết kế, phát triển và thực hiện đó có tạo ra hay có thể tạo ra
những sản phẩm mong muốn hay không? Đánh giá giúp xác định
điểm mạnh, điểm yếu của chương trình giáo dục trước khi đem ra
thực hiện, hoặc để xác định hiệu quả của nó khi đã thực hiện qua một
thời gian nhất định.
CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
LEADERSHIP THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG TIẾNG ANH
2.1. Phân tích nhu cầu
Trong nghiên cứu này, phần phân tích nhu cầu được thực hiện
theo quy trình sau:
Bước 1: nghiên cứu chương trình môn học Leadeship và các
môn học tương đồng để xác định các nội dung khảo sát;
Bước 2: khảo sát nhu cầu người học;
Bước 3: xác định các nội dung của chương trình.
Khảo sát nhu cầu từ phía người học được thực hiện trên 278
người là các học viên và sinh viên theo học các khóa đào tạo/bồi
dưỡng về lãnh đạo và quản lý.
Kết quả khảo sát được xử lý bằng cách quy điểm theo thang
điểm kể trên (từ 0 điểm cho lựa chọn mức 0 đến 4 điểm cho lựa chọn
mức 4) và tính điểm trung bình (mean) cho từng nội dung khảo sát.
9
Ornstein, A. C. & Hunkins, F. P. (1998), Curriculum: Foundations, principles, and issues, Boston: Allyn and
Bacon.
20
Điểm số của các nội dung khảo sát, như vậy sẽ dao động trong
khoảng 0 đến 4 (min. = 0 và max.= 4). Các nội dung được xếp hạng
theo giá trị trung bình mà mỗi nội dung nhận được từ đánh giá của
các khách thể khảo sát. Các nội dung có điểm trung bình bằng nhau
được xếp đồng hạng. Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Kết quả khảo sát mức độ nắm vững các nội dung về
leadership
Stt
Nội dung
Tự đ/giá mức
nắm vững
Mean Hạng
1 Bản chất của lãnh đạo và quản lý 2.4 3
2 Các nguyên tắc lãnh đạo và quản lý 3.1 9
3 Các yếu tố cấu trúc của hoạt động quản lý 2.1 1
4 Các mô hình lãnh đạo và quản lý 2.2 2
5 Các phương pháp lãnh đạo và quản lý 2.7 6
6 Các công cụ lãnh đạo và quản lý 3.2 10
7 Các yếu tố chi phối thành công của quản lý,
lãnh đạo
3.6 12
8 Các nhu cầu của người lao động 2.7 6
9 Những yếu tố tạo động lực làm việc của người
lao động
2.5 4
10 Xác định mục tiêu quản lý 2.2 2
11 Xây dựng các tiêu chí hoàn thành công việc 2.6 5
12 Xây dựng kế hoạch hoạt động 3.6 12
13 Xây dựng cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý 3.1 9
14 Phân công, phân nhiệm 3.8 13
15 Động viên, khuyến khích 2.9 8
16 Duy trì bầu không khí làm việc tích cực trong 2.6 5
21
tập thể
17 Ủy quyền, trao quyền cho người khác để phát
huy tính tự chủ
2.5 4
18 Giám sát, kiểm tra tiến độ thực hiện công việc 3.2 10
19 Giám sát, đánh giá người lao động 3.2 10
20 Xây dựng các mối quan hệ công việc 3.4 11
21 Lắng nghe người khác 3.1 9
22 Nhận biết cảm xúc, thái độ thông qua cử chỉ,
điệu bộ, nét mặt
2.8 7
23 Nói, trình bày và ra mệnh lệnh 3.2 10
24 Phát hiện vấn đề 3.1 9
25 Nhận xét, phản hồi 3.1 9
26 Ra quyết định 2.9 8
27 Làm việc nhóm 2.5 4
28 Thay đổi phong cách lãnh đạo/quản lý cho ph
hợp
2.1 1
29 Lãnh đạo sự thay đổi 2.1 1
30 Quản lý thời gian 2.9 8
31 Xây dựng tập thể theo hướng tổ chức biết học
hỏi
2.2 2
32 Thực hiện các cuộc họp 2.9 8
33 Hướng dẫn người khác làm việc 2.7 6
34 Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị 3.1 9
35 Quản lý tài chính 2.9 8
36 Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý 3.4 11
2.2. Xác định mục đích và mục tiêu đào tạo
Chương trình đề xuất ở đây chú trọng đến sự phát triển hiểu
biết và năng lực, đến nhu cầu, lợi ích, định hướng giá trị ở người học
22
hơn là truyền thụ nội dung kiến thức đã được xác định trước hay tạo
nên sự thay đổi hành vi nào đó ở người học. Đồng thời, dựa trên các
kết quả khảo sát, đề tài lựa chọn mục đích và mục tiêu giáo dục/đào
tạo như sau:
Mục đích chung của môn học Leadership, theo đó, được xác
định là phát triển ở người học các phẩm chất và năng lực đặc trưng
của người lãnh đạo, thể hiện ở khả năng thực hiện các hành vi lãnh
đạo đặc trưng.
Về nhận thức: nhận thức được các phẩm chất và tiềm năng bản
thân với tư cách nhà lãnh đạo; hiểu biết các khái niệm cơ bản về hoạt
động lãnh đạo, động cơ hành vi, quản lý sự thay đổi, xây dựng nhóm
làm việc, phát triển các mối quan hệ trong môi trường làm việc.
Về thái độ: hình thành được thái độ tích cực đối với sự lãnh
đạo/quản lý; chủ động tiếp nhận vai trò lãnh đạo trong nhóm và
trong hoạt động lao động hàng ngày; tự tin trong thực hiện các hoạt
động gắn với vai trò lãnh đạo; hình thành thái độ chủ động trong tự
học và tự đào tạo/bồi dưỡng các nội dung về leadership.
Về hành vi: người học có thể thực hiện được các loại hành vi
đặc thù của vai trò lãnh đạo như ra tổ chức các cuộc họp/thảo luận,
ra quyết định, tạo động lực, điều hành nhóm, quản lý sự thay đổi và
các kỹ thuật gây ảnh hưởng khác.
2.3. Thiết kế chương trình
Trên cơ sở khối lượng tín chỉ chung của các chương trình đào
tạo 4 năm tại Đại học Đà Nẵng (120- 135 tín chỉ), chương trình môn
học Leadership được thiết kế với 02 tín chỉ, thuộc khối kiến thức đại
cương. Tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh
viên. Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 - 45
tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 - 90 giờ thực tập tại cơ
sở; 45 - 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khoá luận tốt
23
nghiệp; một tiết học được tính bằng 50 phút
10
. Nội dung chương
trình môn học thể hiện ở bảng 2.2.
Bảng 2.2. Nội dung chương trình môn học Leadership
Stt Nội dung Thời lượng Hình thức tổ
chức dạy
học chính
Ghi
chú LT* TH/
TL
1 Concepts of Leadership
(definition, principles,
factors, process, etc.)
1 1 Thuyết trình
Thảo luận
nhóm
2 Leadership and Human
Behavior: (Hierarchy of
Needs, Hygiene and
Motivation Factors, Theory
X/Y, ERG and Expectancy
Theory)
1 1 Thuyết trình
Thảo luận
nhóm
Nghiên cứu
tình huống
3 Leading and Leadership
(goal setting, supervision,
inspiring, learning, powering
and relationships)
1 1 Thuyết trình
Thảo luận
nhóm
4 Leadership and Direction
(planning with the Shewhart
Cycle, problem solving)
1 1 Thuyết trình
Thảo luận
nhóm
5 Communication and
Leadership (active listening,
feedback, speaking,
nonverbal behaviors)
1 1 Thuyết trình
Thảo luận
nhóm
6 Motivation and Leadership 1 1 Thuyết trình
10
Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, Ban hành kèm theo Quyết định số
43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
24
(drive, counseling, value-
based self-governance,
performance
Thảo luận
nhóm
7 Character and traits in
Leadership (traits, attributes,
principles)
1 1 Thuyết trình
Thảo luận
nhóm
8 Leadership Styles
(authoritarian, participative,
delegative, forces)
1 1 Thuyết trình
Thảo luận
nhóm
9 Growing A Team
(teamwork; forming,
storming, norming,
performing; team
leadership,)
1 1 Thuyết trình
Thảo luận
nhóm
Bài tập
nhóm
10 Time Management
(planning, big picture)
1 1 Thuyết trình
Thảo luận
nhóm
11 Change (acceptance, leading
the change)
1 1 Thuyết trình
Thảo luận
nhóm
12 Learning Organization (The
Fifth Discipline, includes
Learning Organization
Profile)
1 1 Thuyết trình
Thảo luận
nhóm
Bài tập
13 Conducting Meetings and
Presentation (preparing,
conducting, follow-up)
1 1 Thuyết trình
Thảo luận
nhóm
Thực hành
25
14 Conflict Resolution 1 1 Thảo luận
nhóm
Thực hành
15 After Action Review (steps,
guidelines, and strategies for
conducting an AAR)
1 1 Thuyết trình
Thảo luận
nhóm
*LT: lý thuyết; TH: thực hành; TL: thảo luận
2.4. Thẩm định chương trình đào tạo đề xuất
Trong nghiên cứu này, CTĐT được đánh giá thông qua phản
hồi từ phía sinh viên tham dự khóa học và các cán bộ quản lý đào
tạo. Các phản hồi ban đầu cho thấy kết quả tích cực
11
.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Trên cơ sở quan niệm “Chương trình là một quá trình và giáo
dục là sự phát triển", giáo dục là quá trình học tập suốt đời (không
chỉ đơn thuần vì một mục đích cuối cùng cụ thể nào) và phải góp
phần phát triển tối đa mọi năng lực tiềm ẩn trong mỗi con người,
trong thiết kế chương trình môn học Leadership đề tài, với sự tập
trung vào hình thành các năng lực thực hiện, đã chú trọng đến sự
phát triển hiểu biết và năng lực, đến nhu cầu, lợi ích, định hướng giá
trị ở người học hơn là truyền thụ nội dung kiến thức đã được xác
định trước hay tạo nên sự thay đổi hành vi nào đó ở người học. Cách
tiếp cận này của chương trình môn học đòi hỏi trong thực hiện phải
tập trung vào tổ chức hoạt động dạy-học với nhiều hình thức linh
hoạt và đa dạng, tạo cơ hội cho người học tìm kiếm, thu thập thông
tin và chiếm lĩnh tri thức v.v...
Với tiếp cận phát triển trong thiết kế chương trình, đề tài đã hệ
11
Kết quả đào tạo môn học ngành ES, Trường ĐHBK – ĐHĐN, 2013.
26
thống hóa các nghiên cứu lý thuyết về phát triển chương trình giáo
dục; xác định nội dung đào tạo và thiết kế được giáo trình môn học
Leadership phục vụ dạy học tăng cường tiếng Anh tại Đại học Đà
Nẵng.
Chương trình môn học về lãnh đạo học/quản lý học theo hướng
tăng cường tiếng Anh dành cho sinh viên và học viên sau đại học của
Đại học Đà Nẵng được thiết kế, bước đầu triển khai sử dụng thử
nghiệm trong chương trình đào tạo các ngành học của ĐHĐN, đặc
biệt chương trình đào tạo ngành Embeded Systems (ES), ngành Tâm
lý học và ngành Quản lý giáo dục – dạy bằng tiếng Anh. Trong
nghiên cứu này, CTĐT được đánh giá thông qua phản hồi từ phía
sinh viên tham dự khóa học và các cán bộ quản lý đào tạo. Các phản
hồi ban đầu cho thấy kết quả tích cực. Điều này cho thấy việc áp
dụng chương trình môn học bước đầu có khả năng nâng cao chất
lượng giáo dục đào tạo nói chung của Đại học Đà Nẵng, đáp ứng yêu
cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam.
KHUYẾN NGHỊ
Các cơ sở giáo dục đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng
nên đưa chương trình này vào phục vụ dạy học.
Chương trình môn học Leadership cần được đánh giá theo chu
kỳ (1-2 năm/lần) để tiếp tục được học thiện.
Trong triển khai dạy học môn học Leadership đối với sinh viên
và học viên sau đại học, tùy thuộc vào trình độ tiếng Anh của người
học, cơ sở giáo dục và người dạy có thể xây dựng lộ trình đưa môn
học theo mức độ khó dần.
Trong triển khai môn học, tài liệu học tập (giáo trình môn học)
được thiết kế trong nghiên cứu này, cần được giao trước cho người
học để chuẩn bị trước khi bắt đầu thực hiện các giờ học trên lớp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghiencuuxaydungchuongtrinhmonhoclanhdaohoc_552.pdf