Các nhân tố tác động đến xu hướng biến động cầu của nhà ở Sinh viên hiện nay
Khái niệm cầu nhà ở cho sinh viên
Cầu nhà đất là khối lượng nhà đất mà người tiêu dùng chấp nhận và có khả năng thanh toán với một mức giá nhất định để nhận được khối luợng nhà đất đó trên thị trường.
Cầu về nhà ở cho sinh viên là khối lượng nhà đất mà sinh viên chấp nhận và có khả năng thanh toán với một mức giá nhất định để nhận được khối lượng nhà đất đó trên thị trường.
II. Các nhân tố tác động đến cầu của hàng hoá bất động sản cho sinh viên thuê:
1.Khả năng tài chính.
Thu nhập của sinh viên chủ yếu từ sự chu cấp của gia đình. Có 2 đối tượng:
- Đối tượng sinh viên có khả năng tài chính cao: chiếm tỉ lệ ít. Nhu cầu của họ thường hướng vào những căn nhà có điều kiện sống tốt, thoải mái, tiện nghi. Thường ở Hà Nội có cung cấp những căn hộ dành cho hộ gia đình đến thuê khá rộng, nhiều tầng nhiều phòng, công trình phụ khép kín rất thuận tiện cho những đối tượng có nhu cầu đòi hỏi cuộc sống riêng tư cao, mà giá điện và giá nước tính như tiêu dùng gia đình bình thường. Đối tượng sinh viên có thu nhập cao hiện rất chuộng thuê những căn hộ kiểu như vậy. Một số khác cao cấp hơn thì tìm hẳn nhà chung cư xây cho thuê cũng tương đương với những nhà dành cho hộ gia đình. Ở đoạn đường Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội có cho thuê căn hộ cao cấp đặc điểm tổng diện tích mỗi căn 60m2, 2 tầng khép kín mới xây, trang thiết bị điện nước tốt (có sân chung: 20m2), cách cầu vượt ngã tư Vọng khoảng 4km về phía Nam (thuộc khu Quốc Bảo)
7 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2638 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nhân tố tác động đến xu hướng biến động cầu của nhà ở Sinh viên hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CẦU CỦA NHÀ Ở SINH VIÊN HIỆN NAY
Khái niệm cầu nhà ở cho sinh viên
Cầu nhà đất là khối lượng nhà đất mà người tiêu dùng chấp nhận và có khả năng thanh toán với một mức giá nhất định để nhận được khối luợng nhà đất đó trên thị trường.
Cầu về nhà ở cho sinh viên là khối lượng nhà đất mà sinh viên chấp nhận và có khả năng thanh toán với một mức giá nhất định để nhận được khối lượng nhà đất đó trên thị trường.
Các nhân tố tác động đến cầu của hàng hoá bất động sản cho sinh viên thuê:
1.Khả năng tài chính.
Thu nhập của sinh viên chủ yếu từ sự chu cấp của gia đình. Có 2 đối tượng:- Đối tượng sinh viên có khả năng tài chính cao: chiếm tỉ lệ ít. Nhu cầu của họ thường hướng vào những căn nhà có điều kiện sống tốt, thoải mái, tiện nghi. Thường ở Hà Nội có cung cấp những căn hộ dành cho hộ gia đình đến thuê khá rộng, nhiều tầng nhiều phòng, công trình phụ khép kín rất thuận tiện cho những đối tượng có nhu cầu đòi hỏi cuộc sống riêng tư cao, mà giá điện và giá nước tính như tiêu dùng gia đình bình thường. Đối tượng sinh viên có thu nhập cao hiện rất chuộng thuê những căn hộ kiểu như vậy. Một số khác cao cấp hơn thì tìm hẳn nhà chung cư xây cho thuê cũng tương đương với những nhà dành cho hộ gia đình. Ở đoạn đường Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội có cho thuê căn hộ cao cấp đặc điểm tổng diện tích mỗi căn 60m2, 2 tầng khép kín mới xây, trang thiết bị điện nước tốt (có sân chung: 20m2), cách cầu vượt ngã tư Vọng khoảng 4km về phía Nam (thuộc khu Quốc Bảo)
Nước máy, điện: tính theo giá nhà nước, trả trực tiếp cho nhà cung cấp. Hoặc ở khu Linh Đàm cũng khá nhiều căn hộ chung cư tiện nghi và đảm bảo an ninh giá cả giao động trong khoảng 1,5 ->2,5triệu/1căn.
- Đối tượng có tài chính trung bình và thấp : chiếm tỉ lệ đa số. Họ không có nhiều sự lựa chọn nên nhu cầu của họ cũng khá đơn giản Những phòng trọ nhỏ, giá thuê phải chăng từ 700.000đ – hơn 1 triệu/tháng sẽ thu hút lớn lượng cầu từ đối tượng sinh viên này.
2. Vị trí của các trường đại học, cao đẳng, TCCN
Vị trí quy hoạch các trường đại học có tác dụng đến cầu nhà trọ
Nhu cầu của sinh viên về những nhà trọ ở gần các trường đại học thường cao hơn so với những nơi xa các trường đại học để thuận tiện cho việc đi lại. Đối tượng sinh viên đi xe máy không nhiều, thay vào đó họ đi xe đạp, xe bus vì thế xu hướng thuê nhà gần trường học là vấn đề dễ hiểu nhưng nhu cầu này khá nóng đẩy giá cho thuê lên cao. Mỗi năm có hàng nhìn sinh viên theo học tại Hà Nội, người nào cũng mong muốn được ở trọ gần trường mà nhà cho thuê lân cận thì có hạn do đó giá cả của những bất động sản cho thuê này thường là cao hơn những nơi khác.
Khu vực tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng, TCCN thì cầu cũng lớn hơn các khu vưc khác. Ví dụ: khu vực trường ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Xây dựng, ĐH Bách Khoa; khu vực trường ĐH Thuỷ lợi, ĐH Ngân hàng, ĐH Công đoàn...
Khu vực vừa gần các trường đại học, cao đẳng , TCCN, vừa gần trung tâm cầu cũng cao hơn những khu vực khác. 3.Kí túc xá
Hiện nay các kí túc xá ở các trường đại học chỉ đáp ứng được từ 15-20% nhu cầu chỗ ở cho sinh viên. Ký túc xá bao giờ cũng là chỗ trọ tốt nhất đối với sinh viên - học sinh có nhu cầu. Nội quy, điều kiện về cơ sở vật chất, an ninh trật tự …gắn liền với công tác quản lý luôn là điều mong muốn và chắc chắn tạo sự yên tâm không chỉ ở các em mà cả những người có trách nhiệm. Hầu hết các trường đại học và một số cơ sở giáo dục dạy nghề cung cấp nhiều loại hình nhà trọ ở trong hoặc gần trường như khu chung cư đại học, khu ký túc xá cao đẳng và khu nhà ở tập thể. Giá thuê cao hay thấp tùy thuộc vào loại nhà trọ.Khu ký túc xá cao đẳng có giá thuê cao hơn một chút và cung cấp chỗ ở kèm theo các bữa ăn. Khu ký túc xá cao đẳng còn có những tiện nghi dành cho các sinh hoạt thể thao và xã hội, chỗ dạy kèm, thư viện và máy tính cho học sinh sử dụng. Khu nhà ở tập thể nằm trong trường hoặc gần trường thông thường sinh viên được cung cấp các bữa ăn và một số dịch vụ lau dọn. Chẳng hạn như khu kí túc xá trường Đại học Kinh tế Quốc dân được xây cùng với khu nhà ăn, căng-tin trường thuận tiện cho sinh viên ăn uống,ngủ nghỉ, học tập và thư giãn. Sinh viên cần nộp đơn đăng ký chỗ ở sớm vì nhu cầu cho dạng nhà trọ này rất cao, sự thiếu thốn chỗ ở cho sinh viên ở các kí túc xá đã tác động khiến cho cầu thuê nhà ở của sinh viên tăng. Hệ thống ký túc xá tại các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn mới chỉ đáp ứng được khoảng từ 15-20% trên tổng số khoảng 800 nghìn sinh viên có nhu cầu ở ký túc xá, số còn lại phải đi thuê trọ ở ngoài.
4.Thời điểm nhạy cảm
Có tác động lớn đến cầu nhà ở cho sinh viên:
Nhu cầu nhà trọ của sinh viên thường tăng cao trong những thời điểm nhạy cảm trong năm như: dịp đầu năm học khi những sinh viên khoá mới bắt đầu nhập học hay dịp nghỉ têt, nghỉ hè...Gần những ngày đầu trước khi nhập học, những sinh viên mới đã gấp rút tìm nhà trọ, đặt chỗ trước, thời điểm nóng như vậy nếu không nhanh chóng thuê nhiều khi gặp tình trạng “cháy nhà cho thuê”, chưa kể lượng người lên Hà Nội hàng năm khá đông không chỉ sinh viên nhập học mà cả những người vì lí do công tác hoặc chuyển hộ khẩu…Thời điểm sau nghỉ tết nguyên đán, sinh viên tâm sự rằng chủ nhà thường rục rịch tăng giá nhà, sinh viên nào không có điều kiện về tài chính phải chuyển chỗ ở, tìm nhà trọ khác. Lý giải về việc giá nhà trọ tăng sau Tết, một chuyên gia nhà đất tại Khuất Duy Tiến cho biết, giá nhà đầu năm thường tăng do các chủ trọ lấy cớ giá cả các mặt hàng tăng. Nguyên nhân thứ hai là nhiều sinh viên trước Tết thường ngừng thuê phòng, ra giêng lại đi tìm nhà trọ mới nên thường bị chủ trọ “ép giá”. Bên cạnh đó, thời điểm này nhiều học sinh các tỉnh ra Hà Nội ôn thi đại học. Chính những điều này đã tạo ra cơn sốt nhà trọ, đẩy giá nhà trọ. Thêm nữa, các chủ nhà thường thích cho người mới đến thuê vì đẩy giá được cao hơn. Xoay vòng mỗi kì hàng năm thị trường nhà trọ cho sinh viên thuê lúc nào cũng sôi động và nóng bỏng như vậy.
5.Thị hiếu, tâm lí
Sinh viên thường có xu hướng thuê những nhà trọ có điều kiện an ninh trật tự tốt, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, điện nước đầy đủ, hợp lí, gần các trường đại học, cao đẳng, THCN. Cho nên những nhà trọ như vậy thường thu hút cầu của sinh viên cao hơn đặc biệt đối với đối tượng sinh viên có thu nhập cao, cầu của họ đối với những căn nhà có hình thức đẹp sẽ cao hơn. Để đảm bảo yêu cầu học tập của sinh viên, vấn đề mà các sinh viên và phụ huynh lo lắng nhất vẫn là chỗ trọ. Chỗ trọ tốt, ổn định, đảm bảo an ninh trật tự là điều kiện thuận lợi để các sinh viên học tập tốt. “An cư lạc nghiệp”, chỗ ở ổn định luôn đi liền với kết quả học tập của các sinh viên chưa kể một số gia đình sinh viên có tâm lí tôn giáo đặc biệt, vấn đề về phong thủy rất được chú trọng (tuy rằng trường hợp này chiếm số ít người). Những khu nhà trọ nào đạt tiêu chuẩn đảm bảo an ninh, văn minh phố phường thì thường thu hút sinh viên tìm đến thuê nhiều.
III. Đánh giá nhu cầu về nhà ở cho sinh viên hiện nay :
Nhu cầu nhà ở của sinh viên hiện nay nhìn chung chưa được đáp ứng đầy đủ:
Điều kiện sinh hoạt mà các khu nhà ở dành cho sinh viên còn hạn chế:
Nhiều chỗ trọ còn chật hẹp, ẩm uớt thiếu nhiều điều kiện. Nếu những nhà trọ thông thoáng, tươm tất và khá an toàn thì không có gì đáng nói, bởi chúng đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu về sinh hoạt và học tập của các em. Nha trọ cho học sinh, sinh viên phải đảm bảo các yêu cầu tối thiểu trong sinh hoạt và học tập. Nhưng không phải nơi nào cũng thế, vì nhiều lý do mà chỗ trọ cho thuê đối với sinh viên, học sinh còn quá kém. Chật chội, nóng bức, ẩm thấp và những va chạm từ thực tế đó thường xảy ra, mà các em là người phải gánh chịu, một số trường hợp tình trạng mất trộm mất cắp diễn ra làm nao núng tinh thần của người đi thuê. Điểm qua một số trường hợp như ở một số khu nhà trọ thường xuyên có những vụ ẩu đả, gây lộn làm mất trật tự cho những phòng lân cận, các bạn sinh viên phải hứng chịu tiếng ồn nên không thể tập trung cho học tập. Lại có những khu nhà mức độ ô nhiễm nguồn nước tương đối cao, vệ sinh không được đảm bảo gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh viên nói riêng và người dân lân cận nói chung. Vấn đề này cần được Nhà nước quan tâm khắc phục vì nó liên quan đến cơ sở hạ tầng hệ thống nước của thủ đô.
Chi phí sinh hoạt ngày càng tăng làm nhu cầu về nhà ở cho sinh viên có sự thay đổi:
Giá ngày càng tăng là vấn đề cơ bản mà cũng là vấn đề trước hết của sinh viên khi đi thuê nhà ở. Như đã đề cập nói trên nó phụ thuộc vào khả năng tài chính của mỗi gia đình. Những sinh viên khá giả thì không nói nhưng những bạn gặp hòan cảnh khó khăn thì mỗi một lần tìm nhà lại là một lần băn khoăn đắn đo tiền thuê, tiền học, tiền ăn…đủ mọi chi trả. Tính trung bình một phòng trọ sinh viên “bình dân”có giá khoảng 1 triệu đồng, cộng thêm tiền điện nước, Internet, phí vệ sinh…, tổng chi phí lên tới 1,5 triệu đồng/tháng. Dự kiến, chi phí thuê nhà của sinh viên sẽ còn tăng vì từ tháng ba, mức giá bán điện bình quân có sự điều chỉnh tăng. Tại các khu nhà trọ sinh viên, hiện giá điện trung bình khoảng 3.000 đồng/số điện. Một số khu vực như ĐH Bách Khoa, ĐH Kinh tế Quốc dân thì giá điện lên tới 5.000 đồng/số. Sắp tới, giá điện tại các khu nhà trọ dự kiến sẽ tăng thêm 1.000 – 3.000 đồng/số. Giá nhà trọ rồi giá điện, giá nước tăng khiến sinh viên càng thêm lao đao.
Nhu cầu về nhà ở của sinh viên đã nhận được sự quan tâm nhất định từ giới công quyền:
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định phê duyệt Danh mục các dự án phát triển nhà ở sinh viên tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh bằng nguồn trái phiếu Chính phủ năm 2009 đã được phân bổ cho 2 thành phố này trước đó.
Cụ thể, TP. Hà Nội được phân bổ 625 tỷ đồng để triển khai 10 dự án nhà ở sinh viên, đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho 52.419 sinh viên.
Tại TP. Hồ Chí Minh, 800 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu Chính phủ được phân bổ để thực hiện 5 dự án, đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho 75.200 sinh viên.Từ nay tới năm 2011, sẽ có thêm 15 dự án nhà ở sinh viên tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh được hoàn thành từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho 127.619 sinh viên
Số phòng ở trong ký túc chỉ đáp ứng được một phần nhỏ so với nhu cầu: Chỉ tính riêng ở thành phố Hà Nội hiện có 53 trường đại học, học viện, cao đẳng, nhưng chỉ có trên 15% sinh viên được ở trong các KTX
Tình trạng “găm” phòng chờ giá lên của các chủ nhà trọ vẫn còn rất phổ biến: Điều này làm cho nhu cầu về nhà ở của sinh viên ngày càng bức xúc
IV. Xu hướng
Do tỷ lệ sinh viên tuyển mới vào các trường đại học, cao đẳng tăng từ 6-9%/ năm trong đó có tới 60 – 80% là sinh viên ngoại tỉnh.
Do ở Hà Nội quỹ đất sử dụng cho những công trình lớn ngày càng hạn hẹp.
Đối tượng thu nhập thấp là cán bộ công nhân viên, lực lượng vũ trang, học sinh sinh viên, người lao động và di dân ngoại tỉnh vẫn chưa được giải quyết hợp lý theo nhu cầu tối thiểu.
Các dự án triển khai còn chậm và ngay cả khi dự án được thực hện thì lượng nhà cung ứng so với nhu cầu hiện tại là rất nhỏ bé.
Nhiều dự án còn bất cập ví dụ như làng sinh viên Hacino chỉ phù hợp với những sinh viên có điều kiện gia đình khá giả.
Các chủ đầu tư chỉ mới tập trung xây dựng các công trình nhà ở chỉ nhằm mục đích để bán, còn thị trường căn hộ cho thuê bình dân hầu như bị bỏ ngỏ.
Dự kiến tới năm 2015, trên cả nước sẽ có khoảng 4,3 triệu học sinh, sinh viên với tỷ lệ có nhu cầu chỗ ở chiếm tới 70% (chiếm khoảng 3tr). Nếu tính cả kế hoạch năm 2009-2010 được thực hiện cộng với nguồn cung của ký túc xá hiện có thì hà nội chỉ mới đáp ứng được khoảng 1 tr nhu cầu nhà ở cho học sinh sinh viên.
Các ký túc xá của các trường còn chật hẹp, nhiều trường còn xuống cấp trầm trọng, do vậy chỉ đáp ứng đc 15- 20% nhu cầu của sinh viên
Trong những năm tới cầu nhà ở dành cho sinh viên ngày càng tăng cao.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các nhân tố tác động đến xu hướng biến động cầu của nhà ở Sinh viên hiện nay.DOC