Cẩm nang nuôi tôm sú
Tôm thường cạnh tranh chỗ ăn: con khoẻ tranh ăn chỗ sạch, con yếu phải ăn ở chỗ bẩn. 1,5 giờ sau khi cho ăn, khi thức ăn bên ngoài hết thì tôm khoẻ lại vào sàng ăn. Vì vậy nên kiểm tra nhá trong vòng 1 giờ sau khi cho ăn sẽ kiểm tra được các con tôm yếu. Cần kiểm tra tôm yếu ở cq1c góc ao. Khi kiểm tra nhá, bà con cần chú ý quan sát: 1. Màu sắc của tôm: - Các phụ bộ và thân hơi đỏ: tôm có thể bị sốc do môi trường, do dinh dưỡng. - Tôm có màu xanh da trời: Có thể do dinh dưỡng kém, môi trường kém. - Đầu tôm vàng: Có thể do nhiễm Virus bệnh đầu vàng hoặc bệnh tuyến gan tụy. - Đục thân: Có thể bị bệnh hoại cơ, hội chứng co cơ, bị nhiễm bào tử trùng - Nếu thấy đốm trắng trên vỏ đầu ngực cần phán đoán có thể: - tôm bị nhiễm vi khuẩn hoặc - do pH nước cao và quá nhiều canxi, hoặc - tôm đã bị nhiễm virus đốm trắng (WSSV). Ngoài ra, màu sắc thân tôm còn chịu ảnh hưởng của môi trường ví dụ tôm ở các ao Bạc Liêu độ mặn thấp, có nhiều rong thì tôm ăn rong do vậy mà thân tôm, ruột tôm cũng có màu xanh của rong, tôm ở các ao có nhiều cỏ năn cũng có màu xanh mặc dù chúng không có bệnh gì.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cẩm nang nuôi tôm sú.doc