Cây cà phê Trong đồn điền Phủ Quỳ (Nghệ An) thời thuộc Pháp

Có thể nói rằng người Pháp đã đặt chân đến vùng Phủ Quỳ từ rất sớm để khai thác đất đai, lập nên những đồn điền cà phê rộng lớn ở đây. Điều đó cho chúng ta thấy tiềm năng đất đỏ trong việc trồng các loại cây công nghiệp, nhất là cây cà phê đem lại nguồn lợi rất lớn trong kinh tế. Qua đó có thể học hỏi những kinh nghiệm trồng trọt cà phê, kĩ thuật chăm sóc cà phê, bảo vệ đất đai cũng như việc kinh doanh cà phê kết hợp với chăn nuôi gia súc lớn để thu được kết quả như mong muốn. Cà phê Phủ Quỳ một thời được nhân dân trong nước và nước ngoài rất ưa chuộng. Điều đó đã khẳng định vị trí, chất lượng của nó trên thị trường, nhưng hiện nay điều đó dường như không còn nữa, ngay cả nhân dân trong tỉnh Nghệ An, người ta thậm chí cảm thấy lạ lẫm khi nhắc tới tên Phủ Quỳ.

pdf8 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3833 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cây cà phê Trong đồn điền Phủ Quỳ (Nghệ An) thời thuộc Pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 2b-2007 5 Cây cà phê TRong đồn điền Phủ Quỳ (Nghệ An) thời thuộc Pháp Bành Thị Thuý Hà (a) Tóm tắt. Trong bài viết này chúng tôi bàn về sự xuất hiện và hiệu quả kinh tế của cây cà phê trong đồn điền Phủ Quỳ thời thuộc Pháp: từ nguồn gốc, đặc tr−ng của cây cà phê, cách trồng trọt, chăm sóc và ph−ơng thức kinh doanh... cho đến những tác động do việc kinh doanh cà phê mang lại đối với đời sống nhân công trong các đồn điền. Qua đó thấy đ−ợc tầm quan trọng của cây cà phê trong kinh tế nông nghiệp ở Phủ Quỳ. ghệ An là một tỉnh thuộc miền Bắc Trung Kì có diện tích khoảng 16.057 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 1/3, dân c− khá đông, chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp. Ngay sau khi Nghệ An bị thực dân Pháp đánh chiếm và bình định, theo chân các nhà truyền giáo, các nhà thực dân, các nhà khai mỏ ng−ời Âu đã thăm dò mọi vùng đất trong tỉnh và phát hiện ra vùng đất Phủ Quỳ: “Lúc bấy giờ Phủ Quỳ còn là vùng đất hoang sơ, có rừng cây bao phủ, có những đàn voi l−ợn quanh, giữa những mô đất thấp th−ơng th−ờng ngập n−ớc và trên tầng đất đỏ có phủ một lớp phù sa” [3, tr.13]. Đất Phủ Quỳ là thứ đất tốt nhất ở Đông D−ơng. Đó là loại đất đỏ Ba gian (còn có tên gọi khác là huyền vũ nham) phát sinh từ sự phun trào của các ngọn núi lửa hoạt động cách đây khoảng một triệu năm. Đó là các miệng núi lửa Hòn Đồi ở Đông Hiếu và Núi én, Cát Mộng ở Tây Hiếu thuộc huyện Nghĩa Đàn ngày nay. Loại đất này rất phù hợp cho việc phát triển cây công nghiệp nh− cây cà phê, cây cao su, cây trẩu, cây gai... Trong đó đặc biệt đáng chú ý tới là cây cà phê, loại cây thích hợp nhất với chất đất và điều kiện khí hậu ở Phủ Quỳ. Nghiên cứu thấy đ−ợc −u thế đó, nên ngay từ năm 1910 ng−ời Pháp đã đến đây và thành lập những đồn điền cà phê đầu tiên. Tr−ớc khi phát hiện ra vùng Kon Tum, Đồng Nai Th−ợng, ng−ời Pháp cho rằng: "Phủ Quỳ có thể trở thành nơi có nhiều đồn điền lớn nhất về cà phê ở Đông D−ơng" [3, tr.1]. Vì thế mà cho đến năm 1928, vùng đất Phủ Quỳ đã có hơn 10 đồn điền lớn của ng−ời Pháp, trong đó chủ yếu trồng cà phê. Một trong những chủ đồn điền có số l−ợng đồn điền nhiều nhất và lớn nhất ở khu vực Phủ Quỳ thời kì này là ông Walther. Với tổng diện tích đồn điền của ông là 6300 ha thì "có hơn 400 ha dùng vào việc chuyên trồng cây cà phê. Trong đó, có 2 triệu cây cà phê non trong v−ờn −ơm, 17.000 gốc cây cà phê đang ra quả, 6.000 gốc cây đ−ợc trồng hai năm, 145.000 gốc một năm" [3, tr.24]. Cùng với ng−ời Pháp, một số ng−ời Việt cũng tham gia chiếm đất lập đồn điền. Trong việc kinh doanh ở đồn điền, họ cũng học theo ng−ời Pháp. Tuy nhiên “trong số diện tích 13.000 ha đất đỏ của Phủ Quì có thì ng−ời ta mới chỉ trồng trọt đ−ợc 3.200 ha và diện tích trồng cà phê là 750 ha” [1, tr.15]. Nhận bài ngày 23/5/2006. Sửa chữa xong 08/01/2007. N Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 2b-2007 6 1. Nguồn gốc và đặc tr−ng của cây cà phê Cây cà phê không phải là loại cây bản địa mà đ−ợc mang từ bên ngoài vào: “Đầu tiên cây cà phê đ−ợc đem vào Bắc Kì, theo chân bọn thực dân đánh chiếm Bắc Kì, các cố đạo truyền giáo đã mang vào đây một số cây cà phê nh−ng cho tới năm 1888... việc trồng cà phê mới thực sự bắt đầu” [7, tr.1]. Từ miền Bắc, diện tích trồng cà phê ngày càng đ−ợc mở rộng, dần dần lan tới miền Trung kì. Những tỉnh ở Trung kì có diện tích trồng cà phê rộng lớn nh− tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và các cao nguyên ở Kon Tum, Đắc Lắc, Đồng Nai Th−ợng. Riêng ở Nghệ An “những đồn điền cà phê trồng trong vùng Phủ Quỳ, huyện Nghĩa H−ng, ở dọc con đ−ờng từ Vinh đi Phủ Quỳ, rồi ở miền Th−ợng l−u Phủ Quỳ, ở dọc bờ sông hữu ngạn của sông Hiếu và trên hai bên đ−ờng đi từ Phủ Quỳ đến Đô L−ơng. Tất cả các đồn điền đó là đất đỏ ba gian, đ−ợc xếp vào loại đất tốt nhất Đông D−ơng” [7, tr.25]. Qua nghiên cứu ng−ời Pháp thấy rằng, đặc điểm nổi rõ của cây cà phê là nó thích hợp với những vùng đất đỏ và khí hậu nhiệt đới. Chính đặc điểm này có thể giúp cây cà phê nhất là loại arabica tránh đ−ợc bệnh sâu nấm hồng, phát triển tốt và đem lại hiệu quả lớn trong việc kinh doanh. Tuy vậy, yếu tố khí hậu đáng sợ ở đây có thể gây nguy hiểm cho việc trồng cà phê là bão và gió Lào th−ờng hay xảy ra. Đây cũng là vùng mà ánh sáng mặt trời chiếu mạnh, vì vậy các chủ đồn điền phải áp dụng kĩ thuật thích ứng để giữ ẩm cho đất và bảo vệ cây cà phê khỏi bị nắng quá. Chẳng hạn nh− việc trồng xen các loại cây bóng mát nh−: cây catxia, cây trẩu, rồi các loại cây họ đậu, cây xấu hổ... để vừa làm phân bón vừa giữ ẩm, đó là việc làm hữu dụng và hết sức cần thiết. Trong ba loại cà phê có ở Trung kì thì "ở Phủ Quỳ có hai loại cây cà phê đ−ợc trồng nhiều hơn cả, đó là cà phê arabica và cà phê exensa" [7, tr.14]. Còn cà phê robusta thì chỉ thích hợp với loại đất ven biển và vùng đất nơi thấp, mặt khác loại cà phê này chất l−ợng không bằng hai loại trên nên trong các đồn điền ở Phủ Quỳ, hầu nh− ng−ời ta không kinh doanh loại này. Cà phê arabica là loại cây đ−ợc trồng phổ biến nhất ở Phủ Quỳ, song năng suất thu hoạch phụ thuộc nhiều vào khí hậu. Giống này th−ờng bị sâu nấm hồng (bore) đục thân, đục cành tàn phá. Nh−ng nh− trên đã nói, nhờ đất đai ở đây rất tốt nên cà phê arabica có thể tránh đ−ợc bệnh sâu nấm hồng và phát triển khoẻ khoắn. Trong thực tế loại cà phê này đã đem lại hiệu quả cao khi trồng ở vùng đất Phủ Quỳ. Cà phê arabica th−ờng ra hoa vào các tháng 2, 3, 4. Trong thời gian nắng nóng và có nhiều trận m−a lớn cà phê th−ờng chậm phát triển nh−ng đã có hạt và có thể thu hoạch từ tháng 10 đến tháng ba năm sau. Trong thời gian đầu mới trồng, việc chăm sóc và bón phân cho cây phải thực sự kĩ l−ỡng, th−ờng xuyên, bởi nó là loại kén chọn đất đai, hơn nữa ánh nắng gay gắt của mặt trời cũng dễ làm cho cây con bị chết. Năng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 2b-2007 7 suất trung bình của các vụ thu hoạch ở những đồn điền tr−ởng thành (từ 9 đến 10 năm) khoảng 600 đến 700 kg/ha. Cà phê exensa là loại cây cà phê có rễ khoẻ, thân cây chắc, không kén chọn đất đai nh− cà phê arabica, thậm chí có thể trồng trên loại đất không tốt mấy và ít bị sâu nấm hồng phá hoại. Chính vì thế mà ở Phủ Quỳ, bên cạnh cây cà phê arabica ng−ời ta th−ờng để một khoảnh nhỏ trồng cà phê exensa phòng tránh những may rủi của một nền độc canh. ở mỗi đồn điền, “mật độ trồng cây cà phê exensa là 400 gốc/ha, trong khi đó cà phê arabica có mật độ từ 1.100 đến 1.300 gốc/ha. Năng suất thực tế cà phê thu hoạch đ−ợc trên một héc ta là từ 320 đến 400 kg. Chất l−ợng quả cà phê loại này kém cà phê arabica 20%” [3, tr.6]. Cà phê exensa th−ờng ra quả ở năm thứ năm sau khi trồng và thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 9. 2. Việc trồng trọt và kinh doanh cà phê Tr−ớc khi ng−ời Pháp đến ở Phủ Quỳ, nó vốn dĩ là vùng đất còn hoang sơ, rừng rậm. Để có thể trồng trọt đ−ợc ng−ời ta phải làm những công việc khá tỉ mỉ và rất vất vả. Đầu tiên là vấn đề khai hoang, công việc này đ−ợc tiến hành theo một trình tự nhất định: chặt cây, phát quang bụi rậm, xếp gỗ thành đống và đốn củi, đào gốc, đốt rễ cây, cày bừa chéo hai lần trên đám đất đ−ợc khai phá. Tiếp đó là công việc làm hai đ−ờng đi giao nhau giữa đồn điền để điền chủ đi thăm cơ sở đồn điền bằng ô tô và việc chuyên chở phân bón cũng nh− chở cà phê sau khi thu hoạch xong đ−ợc dễ dàng. Ngoài ra trong khu vực đồn điền, ng−ời ta còn chia đồn điền thành những khu đất nhỏ, mỗi khu đất có diện tích khoảng 2 héc ta trồng cà phê. Việc làm ấy nhằm "tổ chức lao động đ−ợc dễ dàng và giúp cho các nữ nhân công hái quả cà phê không bao giờ phải đi quá 50 mét để trút sọt cà phê lên xe ô tô chở hàng hay xe bò” [3, tr.18]. Để thực hiện việc khai hoang đạt kết quả tốt các điền chủ thấy rằng việc thuê nhân công lao động là cần thiết, bởi theo tính toán khoa học của họ thì những ph−ơng pháp khai hoang khác nh−: sử dụng chất hoá học để tiêu huỷ cây hoặc dùng máy móc đều không đem lại hiệu quả tốt, chi phí lại tốn kém và bất tiện. Việc sử dụng chất hoá học nh− clorat de potasse, sun phát đồng hoặc muối đôi khi không làm cho cây dại chết hẳn. Còn máy đào gốc cây thì dùng “loại có cần kiểu Monkey mà ông Walther - một chủ đồn điền lớn ở vùng Phủ Quỳ hồi đầu thế kỉ tr−ớc đã có - muốn sử dụng nó phải cần đến 4 ng−ời, trong khi đó để đào một gốc cây chỉ cần sử dụng 2 nhân công lao động là đủ. Mặt khác chi phí của loại máy này khá đắt đỏ: “để mua đ−ợc một chiếc máy này phải mất 500 đồng” [4, tr.20]. Ng−ời ta cũng thử dùng loại máy đào gốc sử dụng sức kéo của súc vật nh−ng loại này th−ờng mất thời gian, dây cáp nặng, khó điều khiển...Vì thế, việc sử dụng nhân công lao động trong việc khai hoang vẫn là biện pháp tốt nhất mà các chủ đồn điền quan tâm. Thấy đ−ợc việc thuê nhân công lao động là cần thiết nên họ cũng tính toán đến việc thuê ng−ời An Nam (ng−ời Kinh) hay ng−ời M−ờng (dân tộc Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 2b-2007 8 Thổ) trong từng công việc cụ thể để giảm bớt chi phí không đáng có: “Đối với việc thuê ng−ời M−ờng, khai phá mỗi héc ta đất chỉ mất 15 đồng còn ng−ời Việt làm phải mất từ 20 đến 25 đồng” [4, tr.15]. Riêng việc xới đất ng−ời ta còn phải sử dụng thêm sức kéo của trâu bò cùng với những công cụ cày bừa cải tiến để san bằng đất, đào xới kĩ càng. Công việc khai hoang ở Phủ Quì đ−ợc tiến hành trong một thời gian nhất định, bắt đầu từ tháng 11 và hoàn thành vào tháng 7 năm sau, nghĩa là phải làm xong đất tr−ớc khi mùa m−a tới. "Tính toàn bộ chi phí cho việc khai hoang, từ công việc phát bụi rậm cho đến công việc cuối cùng là xới đất phải mất hết 300 đồng" [4, tr.26]. Đó là một cái giá cao trong thời điểm bấy giờ, nh−ng so với năng suất và giá trị của cây cà phê đem lại thì không đáng kể. Về đất sau khi đ−ợc khai hoang nh−ng ch−a trồng cây- đ−ợc dự tính sẽ kinh doanh - lên đó, ng−ời ta có thể bảo vệ đất bằng cách: sau khi mỗi héc ta đất đ−ợc khai hoang xong thì trồng lên đó các loại cây họ đậu, đặc biệt là cây xấu hổ (mimosa). Bởi vì loại cây này th−ờng mọc nhanh, phủ kín hoàn toàn mặt đất và ngăn cản các loại cỏ hoang các chồi rễ của cây cũ không thể mọc lên. Do điều kiện khí hậu ở vùng Phủ Quỳ thất th−ờng (hay có gió Lào, bão và m−a lớn) nên không thể gieo hạt cà phê trực tiếp xuống khu đất đồn điền nh− ở Brazin hay ở một vài nơi khác. Tr−ớc khi tiến hành trồng cà phê, ng−ời ta tiến hành gieo hạt ở một khoảng đất riêng có đủ độ ẩm, ánh sáng và không khí tốt nhất để hạt nảy mầm. Hạt sau khi đ−ợc gieo xuống đất phải đ−ợc phủ một lớp rơm, rạ khô, cho đến khi hạt nảy mầm, cây con đ−ợc hai lá, ng−ời ta bứng nó vào v−ờn −ơm (bấy giờ là những căn nhà lá) trồng cách nhau 15cm cho cây tiếp tục phát triển. Cùng lúc đó, ở khu đất đồn điền, cây xấu hổ hoặc các loại cây họ đậu đã đ−ợc trồng đã bảo vệ đất khỏi bị xói mòn, phải đ−ợc loại bỏ và đốt ngay tại chỗ. Chỉ đến khi cây cà phê con cứng cáp và đ−ợc đem ra trồng chính thức trong các đồn điền thì cây xấu hổ và các loại cỏ hoang khác mới đ−ợc trồng lại xung quanh gốc để tiếp tục làm công việc che chở cho rễ cây cà phê con ấy. Cây cà phê đ−ợc trồng cách đều nhau 3m, hàng cây cách nhau 2m, mỗi héc ta có 1285 gốc. Trong những quãng đ−ờng cách nhau nh− thế, ng−ời ta trồng những giống cây họ đậu, cây trẩu, cây tử đinh h−ơng, cây catxia... để “giữ đạm của khí trời và làm đất thêm màu mỡ” [3, tr.21]. Bên cạnh đó, công việc bón phân cho cây là một trong những công việc quan trọng để đem lại hiệu quả cao. Trong các đồn điền hầu nh− ng−ời ta ít khi sử dụng loại phân hoá học mà chủ yếu là phân chuồng kết hợp với phân xanh, có thể thấy rõ điều đó qua việc mô tả của các nhà canh nông: “Cứ hai năm một lần, mỗi héc ta bón từ 13 đến 16 tấn phân chuồng hoà với phân xanh, tổng cộng mỗi cây cà phê bón từ 20 đến 25 kg. Hàng năm, mỗi gốc cây bón 100 gram phân hoá học gồm có 7% adôt cộng với 7% pôtát” [7, tr.27]. Sau mỗi vụ thu hoạch quả cà phê, các đồn điền ở vùng này đều sử dụng máy nghiền riêng để bỏ vỏ, còn hạt thì đ−ợc các xe-ca-mi-nhông chở đến Trạm Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 2b-2007 9 Lụi. Đồn điền Trạm Lụi là một trong những đồn điền của điền chủ Walther, là trung tâm chế biến cà phê duy nhất ở Phủ Quỳ thời kì này. Tại cơ sở đó, cà phê đ−ợc sơ chế qua nhiều công đoạn bởi một hệ thống máy móc: máy nghiền, máy xay, máy lựa chọn nhân (mỗi ngày có thể chọn 1500 kilô cà phê), máy sấy điện. Trải qua các công đoạn đó, cà phê đ−ợc đóng bao cẩn thận và đ−ợc chở về cảng Bến Thuỷ. Từ Bến Thuỷ, cà phê đ−ợc chở ra cảng Hải Phòng và đ−ợc xuất khẩu ra thị tr−ờng chính là n−ớc Pháp và một số n−ớc khác trong khu vực. Giá thành của cà phê đ−ợc vận chuyển ra bến Hải Phòng hay sang thành phố Havrơ (Pháp), kể cả chi phí đài tải, bảo hiểm và chi phí cho việc bán, tính bằng đồng bạc Đông D−ơng đ−ợc ghi trong bảng 1: Bảng 1 Tuổi của đồn điền năm thứ Số vốn Ra tận bến 4 5 6 7 8 9-10 Hải Phòng 1đ,31 1,04 0,90 0,80 0,74 0,72 Số vốn có lãi 8% Havrơ 1,46 1,19 1,05 0,95 0,89 0,87 Hải Phòng 0,85 0,68 0,59 0,53 0,50 0,48 Số vốn không có lãi Havrơ 1,00 0,83 0,74 0,68 0,65 0,63 Nguồn [7, tr.33]. Giá cà phê lên xuống theo thị tr−ờng và nằm ở mức trung bình là 1 đồng Đông D−ơng/1kg. Nh− vậy, đối chiếu với năng suất thu hoạch trung bình của từng loại cà phê chúng ta có thể tính đ−ợc mức trung bình chung sản l−ợng cà phê thu hoạch đ−ợc trên một héc ta là 500 kg, điều đó cũng đồng nghĩa là trên mỗi héc ta nh− thế ng−ời ta có thể thu hoạch đ−ợc 500 đồng. Một đồn điền rộng lớn với hàng trăm héc ta cà phê, trừ các khoản chi phí từ việc mua đất cho đến công việc trả tiền l−ơng khoảng 400 đồng thì số tiền lãi mà các điền chủ thu đ−ợc rất lớn. Trong khi đó trên thị tr−ờng quốc tế, cà phê Phủ Quỳ rất có uy tín bởi chất l−ợng của nó và đ−ợc khách hàng rất −a thích. Chính các nhà canh nông ng−ời Pháp cho biết rằng “Trong bất kì hoàn cảnh nào, tại thị tr−ờng Pháp, cà phê Phủ Quỳ cũng có thể cạnh tranh với các loại cà phê của Brazin” [7, tr.21]. Điều đó chứng tỏ việc kinh doanh cà phê trong các đồn điền ở Phủ Quỳ rất có t−ơng lai. Vì thế mà ở Phủ Quỳ, nhất là từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất trở đi càng có nhiều nhà thực dân bao gồm các cá nhân cũng nh− các công ty bỏ vốn lập đồn điền cà phê. Đáng chú ý nhất là công ty lâm sản và diêm Đông D−ơng, trụ sở đóng ở tại Bến Thuỷ. Công ty này có những đồn điền lớn ở Phủ Quỳ nh− đồn điền Rạch, đồn điền Cát Mộng. Từ sau khủng hoảng kinh tế thế giới 1933, công ty này đã bỏ ra một số vốn khổng lồ để mua lại hầu hết các đồn điền cà phê lớn ở vùng này và tiếp tục kinh doanh. Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 2b-2007 10 3. Tác động của việc kinh doanh cà phê đối với đời sống của nhân công trong các đồn điền Việc hàng loạt các đồn điền cà phê lớn đ−ợc thiết lập ở Phủ Quỳ trong thời gian từ năm 1910 cho đến năm 1945 đã thu hút một lực l−ợng nhân công đông đảo ở khắp mọi nơi đến đây làm việc. Tr−ớc hết là bộ phận ng−ời M−ờng và ng−ời Kinh sinh sống ở trong khu vực, họ tranh thủ lúc thời vụ nông nhàn vào các đồn điền làm việc để có thêm thu nhập. Đông đảo nhất là lực l−ợng nông dân của các huyện đồng bằng trong tỉnh nh− Diễn Châu, Yên Thành, Nghi Lộc, H−ng Nguyên, Nam Đàn...: “Những ng−ời đáng th−ơng ở các đồng bằng gần Phủ Diễn hình nh− nhân dịp này để kiếm tiền l−ơng từ 30 đến 40 xu mà không phải xa hẳn quê h−ơng bản quán” [3, tr.22]. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ ng−ời thuộc các tỉnh phía Bắc nh−: Thanh Hoá, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình... cũng có mặt ở vùng đất này. Họ đều là những ng−ời nông dân nghèo khổ bị thực dân, phong kiến t−ớc đoạt hết ruộng đất, không còn chút đất đai nào để làm ăn sinh sống, buộc phải rời bỏ quê h−ơng bản quán tha ph−ơng khắp xứ. Thông qua lực l−ợng mộ phu, họ đến vùng Phủ Quỳ làm ăn và trông chờ sự đổi đời từ các công việc lao động trong các đồn điền mang lại. Bên cạnh các lao động công nhật, làm theo mùa vụ, một số công nhân đã ở lại trong các lán trại của các đồn điền cà phê và dần dần trở thành đội ngũ công nhân nông nghiệp. Nh− vậy, tác động tích cực tr−ớc mắt của các đồn điền cà phê đem lại là đã giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận lớn ng−ời nông dân nghèo khổ, thất nghiệp trong tỉnh cũng nh− ngoại tỉnh vào làm việc trong các đồn điền. "Đến năm 1936 đội ngũ nhân công làm trong các đồn điền ở Phủ Quỳ lên tới khoảng 3000 ng−ời" [1, tr.19]. Tuy nhiên để kiếm đ−ợc miếng cơm manh áo, ng−ời lao động làm thuê trong các đồn điền phải đổi lại những gì? Với hàng loạt công việc nặng nhọc từ khai hoang cho đến việc trồng trọt chăm sóc và thu hoạch cà phê... nh−ng ng−ời công nhân chỉ nhận đ−ợc đồng l−ơng rất ít ỏi. Trung bình "mỗi ng−ời đàn ông đ−ợc nhận từ 0,35 đồng cho đến 0,40 đồng, còn đàn bà từ 0,20 đồng cho đến 0,25 đồng mỗi ngày" [7, tr.32]. Đối với ng−ời làm thuê theo chế độ nhận khoán, công việc làm theo chế độ nhận khoán là tu bổ đ−ờng sá, đào hố trồng cây đ−ợc trả 0,02 đồng mỗi ngày/ ng−ời. Công việc hái quả cà phê đ−ợc trả tuỳ theo mức độ khó khăn: "từ 0,015 đến 0,02 đồng/ 1kilô, rồi đến 0,03 đồng cho đợt đầu hái, 0,01 đồng 1 kilô vào cuối đợt hái" [5, tr.33]. Trong khi đó các đốc công ng−ời Pháp, quản lí ng−ời Nhật chỉ với công việc nhàn hạ là quản lí nhân công và đốc thúc các nhân công làm việc, sinh hoạt trong điều kiện đảm bảo, mức l−ơng mỗi tháng đến 120 đồng, các ông kí ng−ời Việt thu nhập mỗi tháng cũng có tới 50 đồng, còn thu nhập bình quân của mỗi chủ đồn điền khoảng từ 300 đến 400 đồng một tháng. Trong khi đó, điều kiện ăn ở, sinh hoạt của nhân công trong các đồn điền cà phê cũng không đ−ợc đảm bảo nh− Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 2b-2007 11 trong một số văn bản nghị định mà chính quyền thực dân đ−a ra: "chủ phải phát thịt và rau t−ơi sao cho đủ 3200 ca-lo mỗi ngày, phải tổ chức phát thuốc và y tế cho công nhân đồn điền..." [6, tr.151]. Họ làm việc d−ới sự điều khiển của những tên cai cực kỳ gian ác, th−ờng xuyên bị những tên cai này đánh đập nh− tên cai Hoài ở đồn điền Rạch, tên cai Thơ, đốc công Ba-Xuy ở đồn điền Tiên Sinh, tên Darmong ở đồn điền Trạm Lụi... Công nhân phải làm việc ngày hơn 10 tiếng đồng hồ, việc ăn ở, lao động trong điều kiện hết sức khổ cực. Họ phải ở trong những gian nhà lá hết sức chật chội, xung quanh chiếc gi−ờng nhỏ là bi-đông đựng n−ớc, nồi niêu, quần áo, chăn màn... mọi sinh hoạt của họ sau mỗi ngày làm việc đều diễn ra ở đó. Đối diện với khu nhà ở của nhân công là những chuồng bò hôi hám. Với điều kiện ăn ở, sinh hoạt nh− thế nên: "đồn điền Cát Mộng từ năm 1913 đến năm 1917 có 60 công nhân đã chết 20 ng−ời. Từ năm 1929 đến năm 1938 đồn điền này không có một bóng dáng trẻ em" [2, tr.33]. Nhân công làm việc trong các đồn điền hầu nh− không có chút thời gian để nghĩ tới việc học hành, để tiếp xúc hay tham gia sinh hoạt văn hoá... Chính cuộc sống lao động tồi tàn nh− vậy, nên trong lòng mỗi nhân công luôn ấp ủ một tinh thần đấu tranh để giải thoát thân phận. Vì thế, từ năm 1930 trở đi, trong các đồn điền Phủ Quỳ đã hình thành một phong trào đấu tranh khá mạnh mẽ của nhân công góp phần to lớn làm nên thắng lợi trong công cuộc đấu tranh giành chính quyền Tháng Tám năm 1945 ở vùng đất này. Các cuộc đấu tranh đó còn có ý nghĩa hết sức to lớn trong công cuộc đấu tranh chung để giành chính quyền ở tỉnh Nghệ An. 4. Kết luận Có thể nói rằng ng−ời Pháp đã đặt chân đến vùng Phủ Quỳ từ rất sớm để khai thác đất đai, lập nên những đồn điền cà phê rộng lớn ở đây. Điều đó cho chúng ta thấy tiềm năng đất đỏ trong việc trồng các loại cây công nghiệp, nhất là cây cà phê đem lại nguồn lợi rất lớn trong kinh tế. Qua đó có thể học hỏi những kinh nghiệm trồng trọt cà phê, kĩ thuật chăm sóc cà phê, bảo vệ đất đai cũng nh− việc kinh doanh cà phê kết hợp với chăn nuôi gia súc lớn để thu đ−ợc kết quả nh− mong muốn. Cà phê Phủ Quỳ một thời đ−ợc nhân dân trong n−ớc và n−ớc ngoài rất −a chuộng. Điều đó đã khẳng định vị trí, chất l−ợng của nó trên thị tr−ờng, nh−ng hiện nay điều đó d−ờng nh− không còn nữa, ngay cả nhân dân trong tỉnh Nghệ An, ng−ời ta thậm chí cảm thấy lạ lẫm khi nhắc tới tên Phủ Quỳ. Việc kinh doanh cà phê trong các đồn điền ở Phủ Quỳ với lối kinh doanh t− bản dựa trên lao động của ng−ời bản xứ đã có những tác động hai mặt đến tình hình kinh tế - xã hội nơi đây. Tuy vậy, lực l−ợng lao động trong các đồn điền cà phê vẫn phải chịu nhiều tác động thiệt thòi nhất. Vấn đề chế độ dành cho nhân công làm việc trong các đồn điền là một trong những vấn đề quan trọng nhất khiến cho việc kinh doanh cà phê trong các đồn điền phải Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 2b-2007 12 dừng lại. Từ đó chúng ta rút ra bài học cho việc làm kinh tế hiện nay. Đồn điền cà phê Phủ Quỳ đã đi vào lịch sử, đã đi vào kí ức của mỗi ng−ời dân nơi đây. Nhắc lại nó là chỉ để cho con ng−ời sống ngày hôm nay không đ−ợc quên quá khứ, để có thể cùng nhau xây dựng một Phủ Quỳ trở nên trù phú. Tài liệu tham khảo [1] Ban chấp hành Đảng bộ huyện Nghĩa Đàn, Lịch sử Đảng bộ huyện Nghĩa Đàn, sơ thảo, tập 1(1930-1945), NXB Khí t−ợng thuỷ văn Hà Nội, 1990. [2] Liên hiệp công đoàn Nghệ Tĩnh, Lịch sử phong trào công nhân và công đoàn Nghệ Tĩnh 1885- 1945, NXB Lao động, Hà Nội, 1987. [3] H. Cusơrutsê, Trong những vùng đất đỏ ở miền Bắc Trung kì, Tập san chấn h−ng kinh tế Đông D−ơng, Số 534, 1928. [4] G.M Castagnol, Báo cáo về việc khai hoang ở miền Bắc Trung kì, Tập san Chấn h−ng kinh tế Đông D−ơng (B.E.I), trang 212B-216B, số 424,1930. [5] Yvơ Henry, Kinh tế nông nghiệp Đông D−ơng, Bản dịch của Hoàng Đình Bình, t− liệu khoa Lịch sử, Tr−ờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, Hà Nội, 1932. [6] Trần Văn Giàu, Giai cấp công nhân Việt Nam- sự hình thành và sự phát triển của nó từ giai cấp tự mình đến giai cấp cho mình, NXB Sự thật, Hà Nội, 1957. [7] Phạm Mạnh Phan (dịch), Tài liệu về cây cà phê Phủ Quỳ, L−u trữ tại th− viện tỉnh Nghệ An, Kí hiệu NA 401. Summary The Shrub plantation in Phu Quy (Nghe An) under French colony In this article we present the appearance and economic benefits of the shrub plantation in Phu Quy (Nghe An) during the French domination time such as the sources, specific feattures, cultivation and business method as well as the effects made by coffee trade on living condition of man power at this plantation. It can be concluded from the serearch that the shrub has an important role in agricutural economy of Phu Quy. (a) Cao học 12 Lịch sử Việt Nam, Tr−ờng Đại học Vinh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf1banhthithuyha8tr5_12_091905170745_0361.pdf
Luận văn liên quan