Chất lượng của du lịch ở thành phố Đà Nẵng

Từ những kết quả đã đạt được, có thể khẳng định ngành kinh tế du lịch có vai trò hết sức quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thành phố, góp phần tạo công ăn việc làm, thu hút đầu tư, nâng cao vị thế, hình ảnh của Ðà Nẵng, đóng góp tích cực vào GDP, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy vậy, những kết quả đạt được như hiện nay vẫn chưa cân xứng với tiềm năng và lợi thế về du lịch. Chất lượng du lịch cần được nâng cao và hoàn thiện hơn nữa. Thành phố đang tập trung đẩy mạnh phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, tăng cường liên kết với các tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên – Huế, nhằm triển khai chương trình ba địa phương, một điểm đến, để khai thác hiệu quả sản phẩm du lịch đa dạng của khu vực trọng điểm du lịch miền trung và cả nước trong những năm tới.

doc50 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3522 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chất lượng của du lịch ở thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờ biển đã làm ảnh hưởng lớn đến môi trường.  Mục tiêu định hướng hướng phát triển của du lịch Đà Nẵng là tạo đột phá để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn: + Tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng du lịch, tạo điều kiện để thu hút vốn đầu tư phát triển các sản phẩm vật thể và phi vật thể theo hướng tập trung và hiệu quả; tập trung khai thác thị trường khách du lịch trọng điểm, tăng các khu vui chơi, giải trí dành cho thiếu nhi, cho du khách gia đình. + Tăng cường mối liên kết cùng phát triển với các địa phương lân cận, giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố để tạo ra các gói sản phẩm du lịch hấp dẫn. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực phục vụ trong quản lý Nhà nước, xúc tiến quảng bá du lịch, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên theo hướng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trau dồi vốn ngoại ngữ, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch thành phố trong thời gian tới. + Phát triển sản phẩm du lịch theo 3 hướng: Du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái, trong đó lấy du lịch biển làm khâu đột phá để đưa ngành du lịch thành phố thành ngành kinh tế mũi nhọn. Từ những kết quả đã đạt được, có thể khẳng định ngành kinh tế du lịch có vai trò hết sức quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thành phố, góp phần tạo công ăn việc làm, thu hút đầu tư, nâng cao vị thế, hình ảnh của Đà Nẵng, đóng góp tích cực vào GDP, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy vậy, những kết quả đạt được như hiện nay vẫn chưa cân xứng với tiềm năng và lợi thế về du lịch. Thành phố đang tập trung đẩy mạnh phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, tăng cường liên kết với các tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên – Huế, nhằm triển khai chương trình ba địa phương, một điểm đến, để khai thác hiệu quả sản phẩm du lịch đa dạng của khu vực trọng điểm du lịch miền trung và cả nước trong những năm tới. b. Xu hướng phát triển du lịch của Việt Nam và thế giới Theo TS. Lưu Đức Hải, Viện chiến lược và phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), hiện nay trên thế giới phát triển du lịch theo hai xu hướng: Phát triển theo mô hình đa dạng hoá các sản phẩm du lịch; Phát triển du lịch chỉ tập trung vào khai thác một hoặc hai tài nguyên du lịch nổi trội nhất. Mặc dù xu hướng thứ nhất được nhiều nước áp dụng, nhưng trên thực tế, các nước phát triển theo xu hướng thứ hai lại gặt hái được nhiều thành công hơn, tiêu biểu như Hung-ga-ri, Hy Lạp và một số nước phát triển khác. Vì vậy, TS. Lưu Đức Hải cho rằng: Việt Nam nên phát triển theo xu hướng thứ hai, tức là tập trung khai thác nguồn tài nguyên du lịch biển, tài nguyên du lịch núi và tài nguyên du lịch 7 di sản thiên nhiên, văn hoá thế giới, trong đó ưu tiên vào các khu du lịch trọng điểm: Phú Quốc; Nha Trang; Vân Đồn - Hạ Long - Cát Bà; Đà Lạt; Tam Đảo và phụ cận; Huế - Hội An. Để du lịch Việt Nam phát triển bền vững trong quá trình hội nhập quốc tế, TS. Nguyễn Minh Phong (Viện nghiên cứu kinh tế - xã hội Hà Nội) đã đưa ra “ba đột phá”, đó là: Đột phá trong đặc sản hoá và đa dạng hoá sản phẩm du lịch; Đột phá trong xã hội hoá và hợp tác hoá tổ chức du lịch; Đột phá trong chuyên nghiệp hoá, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng du lịch.   3. Các phương pháp đo lường chất lượng du lịch a. Phương pháp thống kê : Ứng dụng của phương pháp thống kê trong thực tế là rất rộng rãi, ngoài việc tổ chức thu thập dữ liệu có thể chia các ứng dụng này làm 2 mảng lớn: - Mô tả tóm tắt một khối lượng lớn dữ liệu về các hiện tượng số lớn. nhờ đó làm bộc lộ bản chất của hiện tượng phức tạp. - Đưa ra các suy luận thống kê như ước lượng, kiểm định các giả thuyết dự đoán về các hiện tượng số lớn trên cơ sở lấy mẫu để giảm tối đa thời gian và chi phí nhằm bảo đảm tính kịp thời và hiệu quả trong quản lý kinh tế xã hội. Các phương pháp thống kê: - Thống kê mô tả ( Descriptive Statistics ) : Thu thập và mô tả dữ liệu + Thu thập dữ liệu : VD : điều tra. + Đặc trưng của dữ liệu : VD : Trung bình xi /n + Trình bày dữ liệu : VD : Bảng dữ liệu, đồ thị Đặc điểm của phương pháp này là : Tổng thể chung là tham số, tổng thể mẫu là thống kê. - Thống kê suy luận ( Inferential Statistics) : Ra quyết định dựa trên những dữ liệu mẫu. + Ước lượng ( Suy rộng kết quả qua điều tra chọn mẫu) : VD : nghiên cứu về thu nhập của dân cư ở một khu vực của thành phố Đà Nẵng, kết quả thu được được suy rộng cho cả thành phố. + Kiểm định giả thiết : Nhằm xác định giả thuyết đặt ra là đúng hay sai so với thực tế. Tổng quan, phương pháp này dùng để đưa ra quyết định về một vấn đề của tổng thể chung trên cơ sở những kết quả của mẫu. b. Phương pháp điều tra xã hội học Khảo sát dư luận hay điều tra xã hội học là một công tác đặc thù. Đối với cơ quan nhà nước, điều tra xã hội học giúp nắm bắt dư luận, tiếp nhận ý kiến, sáng kiến của người dân để đánh giá hiệu quả của công tác hành chính nhằm điều chỉnh, thực hiện hoặc trì hoãn một chủ trương, chính sách, để phục vụ nhân dân tốt hơn. Phương pháp điều tra xã hội học trong đo lường chất lượng du lịch là phương pháp thăm dò ý kiến của cá nhân tổ chức hay người dân xung quanh địa điểm du lịch cần đánh giá, từ đó tổng hợp lại đưa ra đánh giá chung về chất lượng du lịch tại nơi nghiên cứu. Xã hội hóa kết quả nghiên cứu Thực tế xã hội Xử lý và phân tích thông tin Tập hợp tài liệu xử lý và phân tích Kiểm định giả thuyết nghiên cứu Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu Xác định vấn đề cần nghiên cứu Xây dựng khung lý thuyết, giả thiết Chọn phương pháp điều tra Xây dựng bảng câu hỏi điều tra Chọn mẫu điều tra Kết thúc công tác chuẩn bị Sơ đồ thực tế của một phương pháp nghiên cứu xã hội : Chọn thời điểm điều tra Tiến hành thu thập thông tin Chuẩn bị kinh phí điều tra Công tác tiến trạm Lựa chọn và tập huấn điều tra viên Lập biểu đồ tiến độ điều tra Một số phương pháp thu thập thông tin trong điều tra xã hội học : ** Điều tra chọn mẫu : Phương pháp điều tra chọn mẫu là loại điều tra không toàn bộ, vận dụng lý thuyết xác suất chọn ngẫu nhiên một số đơn vị trong tổng thể điều tra để thu thập thông tin. Kết quả xử lý thông tin của mẫu có thể được dùng suy rộng cho tổng thể điều tra. ** Phương pháp phân tích tài liệu : Phương pháp phân tích tài liệu là phương pháp thu thập thông tin thứ cấp thông qua các tài liệu có sẵn. ( tài liệu trong điều tra xã hội học là vật chứa đựng thông tin bằng ngôn ngữ, chữ viết, hiện vật, hình ảnh… Ưu điểm của phương pháp này là sử dụng tài liệu có sẵn ít tốn kém về công sức , thời gian, kinh phí, không cần sử dụng nhiều người, Cho nhiều thông tin, đa dạng, những số liệu có được từ thống kê có độ chính xác cao nên có thể sử dụng nhiều. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là : tài liệu ít được phân chia theo những dấu hiệu mà ta mong muốn ; số liệu thống kê chưa được phâm theo các cấp độ xã hội khác nhau ; thời gian và không gian số liệu, thông tin không đồng nhất gây khó khăn cho việc tổng hợp. ** Phương pháp quan sát : Quan sát là phương pháp thu thập thông tin xã hội sơ cấp về đối tượng nghiên cứu bằng cách tri giác trực tiếp và ghi chép lại những nhân tố có liên quan đến đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu. Ưu điểm của phương pháp này là : thông tin thu được cũng như hướng khai thác thông tin phụ thuộc vào lăng kính chủ quan của nhà quan sát ( kể cả quan điểm, chính kiến và tình cảm). Tuy nhiên sự kiện xảy ra có thời hạn và không bao giờ bị lặp lại y nguyên như cũ nên thời gian quan sát bị hạn chế. c. Phương pháp đo lường sự xả thải - Thuế Pigou : Thuế Pigou đánh trên mối đơn vị sản phẩm bằng với mức chi phí ngoại ứng cận biên ở mức ô nhiễm tối ưu của mỗi doanh nghiệp. S MEC MNPB t2 MNPB-t1 t* t1 a b c O Q2 Q* Q1 Qp Thuế t1 Doanh nghiệp sản xuất Q1 t2 Q2 t* Q* t* là mức thuế tối ưu ( Pigou) Thuế Pigou là thuế tối ưu đối với từng doanh nghiệp nhưng lại rất khó áp dụng trong thực tế vì : có quá nhiều doanh nghiệp nên lượng thông tin cần nhiều ; chi phí thực thi cao. Một số vấn đề liên quan đến áp dụng thuế Pigou : Khi đánh thuế Pigou, doanh nghiệp bị mất đi một khoản lợi nhuận ( c ) vào một khoản thuế ( a+b ). Như vậy, doanh nghiệp bị phạt 2 lần ( a+b+c ). Sử dụng quyền tài sản : + Doanh nghiệp có quyền tài sản : Doanh nghiệp giảm sản lượng từ Qp => Q*, cả doanh nghiệp và xã hội đều bị thiệt. + Doanh nghiệp không có quyền tài sản : nên đánh thuế để bù đắp thiệt hại cho xã hội. => Thuế Pigou không khuyến khích sản xuất sạch hơn. - Thuế thải : Thuế thải là khoản tiền đánh trên mỗi đơn vị chất thải. Thuế thải tạo ra động cơ khuyến khích để các chủ thể gây ô nhiễm tự tìm phương cách tốt nhất nhằm cắt giảm mức phát thải. MAC1 MAC2 s t0 c a e d b w1 w2 wa + Cải tiến công nghệ để giảm chi phí kiểm soát ô nhiễm. + Doanh nghiệp chủ động giảm thải thông qua cách dịch chuyển MAC ( chi phí giảm thải cận biên của doanh nghiệp ) xuống dưới. Trong thực tế rất khó xác định mức thuế có hiệu quả mong muốn của xã hội vì khó xác đinh MAC của các doanh nghiệp. Vì vậy khi áp dụng thuế thải thì nên được sử dụng kết hợp với tiêu chuẩn. 4. Một số tiêu chí đánh giá chất lượng du lịch TP Đà Nẵng a. Đóng góp của du lịch vào phát triển kinh tế của TP Bảng 2 : Doanh thu du lịch hàng năm của thành phố Đà Nẵng Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Du lịch( Tỷ đồng) 286320 310569 367470 432120 502218 1391000 ( Nguồn : Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng 2010) Nhìn vào bảng trên, ta thấy doanh thu chuyên ngành năm 2010 cao gần gấp rưỡi năm 2009,năm 2010 dự kiến doanh thu du lịch của thành phố ước đạt 1.015 tỷ đồng nhưng theo thống kê thì doanh thu năm 2010 của thành phố đạt 1.391 tỷ đồng. Qua đó ta có thể thấy rằng ngành du lịch của Đà Nẵng ngày càng phát triển và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế thành phố. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch trong những năm qua, lực lượng lao động cũng tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, giải quyết một phần tình trạng thất nghiệp của thành phố. Bảng 3 : Số lượng lao động tham gia trong ngành dịch vụ qua các năm Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng số lao động du lịch( người) 4.247 4.319 4.526 4.627 6.000 Trực tiếp(%) 0.82 0.78 0.75 0.73 0.73 Gián tiếp(%) 0.18 0.22 0.25 0.27 0.27 Nguồn : Số liệu thực trạng phát triển du lịch Đà Nẵng giai đoạn 1995-2010 ( Sở văn hóa thể thao và du lịch) Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy từ 2005 đến 2009 tổng số lao động du lịch có tăng lên nhưng không đáng kể. Đặc biệt giai đoạn 2008 đến 2009 số lao động trong ngành du lịch của thành phố tăng lên nhanh từ 4.627 người lên tới 6.000, tăng lên nhiều hơn rất nhiều so với năm trước, cho thấy là ngành du lịch Đà Nẵng ngày càng thu hút được nhiều lực lượng lao động tham gia ngành hơn. Số lao động trong ngành tham gia trực tiếp chiếm tỷ lệ cao hơn so với số lao động tham gia gián tiếp, tuy nhiên dựa vào tỷ lệ phần trăm tham gia lao động trong ngành thì tỷ lệ lao động tham gia ngành trực tiếp có xu hướng giảm và tỷ lệ lao động tham gia ngành gián tiếp có xu hướng tăng lên. Qua đó, nhận thấy ngành du lịch thành phố không chỉ đóng góp trực tiếp vào phát triển kinh tế thành phố mà còn gián tiếp đóng góp vào thông qua các hoạt động kinh tế khác và có xu hướng ngày càng tăng lên. b. Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa Bảng 4: Thu nhập bình quân đầu người của thành phố Đà Nẵng so với cả nước (Đơn vị : USD) Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Cả nước 413 440 492 553 639 715 835 1032 1085 1168 Thành phố 550 581 687 796 950 1096 1200 1535 1640 2000 (Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng 2010) Dựa vào đồ thị, ta có thể thấy rằng thu nhập bình quân đầu người của Đà Nẵng qua các năm đều cao hơn mức GDP bình quân đầu người của cả nước, đặc biệt là các năm 2005, 2006 cao gần gấp đôi của cả nước. Qua đó có thể thấy được đời sống của người dân Đà Nẵng là rất cao và ngày càng được cải thiện, đó một phần cũng là nhờ vào sự đóng góp do ngành du lịch đem lại. Bên cạnh chỉ tiêu GDP, các hoạt động văn nghệ, du lịch của thành phố đã góp phần nâng cao chất lượng đời sống tinh thần của người dân. Hoạt động văn hoá nghệ thuật diễn ra sôi nổi, đều khắp trên các mặt, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân và du khách đến xem như các chương trình nghệ thuật dân tộc, hòa nhạc, opera và ca múa nhạc tại Nhà hát Trưng Vương, Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, Nhà biểu diễn đa năng và chương trình Xiếc Việt Nam tại Công viên Thanh Niên. Bên cạnh hoạt động phục vụ công chúng các nhà hát đã tổ chức tốt các chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị và công tác đối ngoại của thành phố. 9 tháng đầu năm Nhà hát Trưng Vương tổ chức phục vụ 75 buổi, với 40.000 khán giả, Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh tổ chức phục vụ 103 buổi với 47.200 khán giả. Đặc biệt Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh đã tổ chức 35 show diễn phục vụ khách du lịch vào thứ Tư và thứ Bảy hàng tuần, đã tạo không gian sinh hoạt văn hóa và điểm đến thú vị bước đầu đón nhận được sự quan tâm của nhân dân và du khách. Sở Văn hóa thể thao và du lịch đã phối hợp với các đơn vị tổ chức thành công Liên hoan Hợp xướng “Những bài ca dâng Đảng”, Hội diễn Tuồng và dân ca kịch chuyên nghiệp toàn quốc tại Đà Nẵng, Tọa đàm “Giáo sư Hoàng Châu Ký với Nghệ thuật Tuồng Việt Nam”, Liên hoan Ca múa nhạc và kịch hát dân tộc học sinh sinh viên các Trường Văn hóa Nghệ thuật toàn quốc năm 2010, Tọa đàm “Đào tạo diễn viên sân khấu Tuồng Đà Nẵng trước nhu cầu thực tiễn”, Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Nam Miền Trung và Tây Nguyên lần thứ XV năm 2010; đặc biệt là tổ chức thành công Chương trình ca nhạc “Đà Nẵng - Bản hùng ca Sông Hàn” đã mang đến cho khán giả Đà Nẵng “buổi tiệc” nghệ thuật hoành tráng góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật đa dạng và ngày càng cao của quần chúng nhân dân. c. Đáp ứng cao độ nhu cầu của khách Bảng 5 : Đánh giá của khách du lịch sau khi đến Đà Nẵng TT Yếu tố đánh giá Điểm trung bình Lựa chọn nhiều nhất Độ lệch chuẩn 1 Phong cảnh thiên nhiên đa dạng 4,3 5 0,855 2 Bãi biển đẹp 4,46 5 0,768 3 Môi trường sạch, trong lành và an toàn 4,24 5 0,889 4 Dịch vụ lưu trú, nghĩ dưỡng tiện lợi 3,84 4 0,945 5 Dịch vụ giải trí phong phú 3,5 3 1,038 6 Mua sắm được nhiều hàng hóa ưa thích 3,43 3 1,113 7 Người dân địa phương thân thiện 4,07 4 0,887 (Nguồn : Tạp chí phát triển kinh tế xã hội đà nẵng số tháng 9+10/2010) Kết quả phân tích mức độ đánh giá trung bình của du khách sau khi đến du lịch tại các điểm đến ở Đà Nẵng như sau: Các yếu tố như: Bãi biển đẹp; Phong cảnh thiên nhiên đa dạng; Môi trường sạch, trong lành và an toàn; Người dân địa phương thân thiện là các yếu tố được các du khách nội địa đánh giá cao, trong đó: Bãi biển đẹp: có điểm trung bình là 4,46 với 89,9% đánh giá mức 4 điểm trở lên; Phong cảnh thiên nhiên đa dạng: có điểm trung bình là 4,3 với 85% đánh giá mức 4 điểm trở lên; Môi trường sạch, trong lành và an toàn: có điểm trung bình là 4,24 với 83% đánh giá mức 4 điểm trở lên; Người dân địa phương thân thiện: có điểm trung bình là 4,07 với 78,7% đánh giá mức 4 điểm trở lên. Những yếu tố được đánh giá cao này có mức thống nhất cao giữa các du khách (độ lệch chuẩn khá thấp). Cũng theo kết quả khảo sát có được, đánh giá của khách du lịch nội địa đối với các yếu tố như: Các loại hình du lịch đa dạng; Mua sắm được nhiều hàng hóa ưa thích với mức điểm trung bình mà các du khách đánh giá hầu hết đều dưới 3,5. Mức độ hài lòng chung của du khách sau khi du lịch Đà Nẵng Mức điểm đánh giá sự hài lòng của du khách đối với điểm đến Đà Nẵng là thấp nhất; là 1 với rất không hài lòng; và cao nhất là 5 với rất hài lòng. Kết quả mức hài lòng trung bình chung của du khách sau khi đến với Đà Nẵng là 4,15, với độ lệch chuẩn là 0,738, trong đó có tới 82,9% đánh giá trên 4 điểm. Điều này cho thấy mức độ hài lòng của du khách nội địa đối với điểm đến Đà Nẵng là khá cao và tương đối đồng nhất. Tuy nhiên điều này có thể là do du khách nội địa hiện nay đến Đà Nẵng vẫn chỉ dừng lại ở nhu cầu tham quan là cơ bản nên mặc dầu một số yếu tố còn được đánh giá thấp nhưng kết quả đánh giá chung lại cao. d. Duy trì chất lượng môi trường biển Bảng 6 : Sức thu hút của các bãi biển ở Đà Nẵng Điểm thu hút (các bãi biển) Độ sạch Môi trường Phong cảnh Sức chứa K/năng pt sản phẩm đặc thù Khả năng thu hút Tính biệt lập TỔNG ĐIỂM 1-5 đ 1-5 đ 1-5 đ 1-5 đ 1-5 đ 1-5 đ 1-5 đ Làng Vân 4 4 3,5 3 4 3 4 25,5 Nam Ô 3 1 3 2 2 2,5 2,5 16 Xuân Thiều 3,5 2 2,5 4 2,5 3,5 2 18 Thanh Khê 3 1,5 2 3 1 2 1,5 14 Xuân Hà 3 1,5 2 3 1 2 1,5 14 Tam Thuận 3 1,5 2 3 1 2 1,5 14 Thanh Bình 3 1,5 2,5 2 1 2 1,5 13 Tiên Sa 4 3 3,5 2 3 3,5 2,5 21,5 Bãi Bắc 4 4 3,5 2 3 1 3 20,5 Bãi Nam 4 4 3,5 2 3 2 3 21,5 Bãi Bụt 4 4 3,5 2 3 2,5 3 22 Thọ Quang 3 1,5 2 3 1 1 1,5 13 Mân Thái 3 1,5 2 3 1 1 1,5 13 Phước Mỹ 3,5 3 2,5 4 3 4,5 2 22,5 Mỹ Đa Đông Bắc Mỹ An 3,5 4 2,5 4 2 4,5 2 23,5 Sân Bay N/ Mặn 3,5 3,5 2,5 3 2 3 2 19,5 Non Nước 3,5 3,5 3,5 4 3 4,5 2,5 24,5 Đông Hải 3,5 2,5 2,5 3 1 2 2 16,5 Tân Trà 3,5 2,5 2,5 3 1 2 2 16,5 An Đông 3,5 2,5 2,5 3 1 2 2 16,5 (Theo thang điểm: Độ sạch của nước biển, môi trường bãi biển, phong cảnh, sức chứa, khả năng phát triển sản phẩm đặc thù, khả năng thu hút, tính biệt lập...) Việc cho thang điểm để đánh giá tài nguyên và sức hấp dẫn của từng bãi biển được xác định trên giá trị của tài nguyên, khả năng khai thác phát triển. Điểm số từng yếu tố và của từng bãi biển có sự so sánh với nhau trên cơ sở tính hấp dẫn của từng bãi biển. Các yếu tố đưa ra gồm: độ trong sạch, môi trường, cảnh quan đẹp, sức thu hút, tính biệt lập... Ở đây, tổng điểm được đánh giá chỉ mang tính tương đối và dựa trên quan điểm cuả khách du lịch. Từ những số liệu và các yếu tố đánh giá trên đây, có thể chia các bãi biển Đà Nẵng thành ba loại gồm: Các bãi biển có khả năng thu hút khách quốc tế, các bãi biển có khả năng thu hút khách nội địa và các bãi biển thu hút dân cư địa phương. Các bãi biển có khả năng thu hút khách du lịch quốc tế: Non Nước Bắc Mỹ An Phước Mỹ Bãi Bụt Bãi Nam Bãi Bắc Tiên Sa Làng Vân Các bãi biển có khả năng thu hút khách nội địa: Xuân Thiều Nam Ô Các bãi biển có khả năng thu hút dân cư địa phương: Thanh Bình Thanh Khê Thọ Quang Mân Thái... Qua bảng trên ta có thể thấy rằng, những bãi biển có khả năng thu hút khách du lịch quốc tế là những bãi biển có điểm về Độ sạch, Môi trường, Khả năng phát triển sản phẩm đặc thù cao. Do đó, duy trì chất lượng môi trường biển tốt, trong sạch là tiêu chí quan trọng trong việc thu hút khách du lịch quốc tế cũng như nội địa. Hiện nay, sự ô nhiễm môi trường biển ở Đà Nẵng một phần là do sự thiếu ý thức của một số khách du lịch; đồng thời việc xử lý nước thải, rác thải của các dịch vụ phục vụ du lịch, các nhà hàng, khách sạn trên bờ biển đã làm ảnh hưởng lớn đến môi trường. Nếu tình trạng ô nhiễm môi trường không được ngăn chặn triệt để sẽ dẫn đến sự mất cân bằng sinh thái, hủy diệt môi trường, tác động xấu đến du lịch. Cùng với đó là ô nhiễm môi trường xã hội như tình trạng chèo kéo khách du lịch vẫn diễn ra tại một số bãi tắm, khu du lịch biển, gây nhiều phiền nhiễu cho du khách. Bảng 7: Các dự án đầu tư ven biển của nước ngoài và trong nước đầu tư vào du lịch năm 2009. STT Tên dự án Địa điểm Hình thức đầu tư Tổng số vốn dự kiến ĐT cho DL ( Triệu USD) A DỰ ÁN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 1 KDL Silver Shore P.Bắc Mỹ An ĐT nước ngoài 86 2 KDL P & I Nam Non Nước ĐT nước ngoài 15 3 KDL biển KingDom Hotel Hòa Hải ĐT nước ngoài 60 4 KDL Biển Ngũ Hành Sơn(Indochina) Khuê Mỹ ĐT nước ngoài 68 5 KDL biển Vinacapital Sân golf Hòa Hải60 P.Hòa Hải ĐT nước ngoài 75 6 Cảng thuyền buồm và DV(Indochina) P.Thọ Quang ĐT nước ngoài 30 7 KDL Dubai châu Á TBD P.Hòa Hải ĐT nước ngoài 80 B DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC 1 Sơn Trà resort & Spa P.Thọ Quang ĐT trong nước 45 2 JDL Olalani Resort & Spa P.Khuê Mỹ ĐT trong nước 30 3 KS Hoàng Trà P.Bắc Mỹ An ĐT trong nước 19 4 KDL Bãi Bắc P.Quang Thọ ĐT trong nước 30 5 KDL Tiên Sa P.Quang Thọ ĐT trong nước 30 6 KDL Bãi Bụt ( Hải Duy) P.Quang Thọ ĐT trong nước 90 7 KDL Hoàng Anh GL(Cty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai) P.Hòa Hải ĐT trong nước 19,3 8 KDL Bãi Trẹm P.Quang Thọ ĐT trong nước 11 9 KDl Trường Phúc Hòa Hải ĐT trong nước 25 10 KDl Sao Việt Non Nước Hòa Hải ĐT trong nước 27 11 KDL Thiên Thai Eden P.Bắc Mỹ An ĐT trong nước 56 12 KDL của cty Đại Cầu Sunrise P.Bắc Mỹ An ĐT trong nước 30 13 KDL cty CP ĐT Sài Gòn-Đà Nẵng P.Khuê Mỹ ĐT trong nước 106,6 14 Cty TNHH Hoa Trung(cty Cp Hòn Ngọc Á Châu) P.Khuê Mỹ ĐT trong nước 77 15 KDL biển Hà Nội P.Hòa Hải ĐT trong nước 22,4 16 KDL The Nam Khang( Cty TNHH The Nam Khang) P.Hòa Hải ĐT trong nước 30 17 KDL Cty TNHH Hà P.Hòa Hải ĐT trong nước 40 18 KDL biệt thự cao cấp biển ( cty Nam Long) P.Khuê Mỹ ĐT trong nước 26 19 KDL Nam Việt Á P.Bắc Mỹ An ĐT trong nước 25 20 KDL Thể thao giải trí biển QT ( cty CP TM&DL San hô Đà nẵng) P.Khuê Mỹ ĐT trong nước 5 21 KDL Biển I.V.C (cty I.V.C) P.Hòa Hải ĐT trong nước 20 22 KDL Xuân Thiều P.Hòa Hiệp ĐT trong nước 5,7 ( Nguồn: Báo cáo tiến độ các dự án 11-2009 của Đà Nẵng) Nhìn vào bảng danh mục các dự án đầu tư ven biển phía trên của thành phố, ta thấy rằng ven biển Đà Nẵng có rất nhiều dự án đầu tư đang thi công và có những dự án đã đưa vào hoạt động. Đặc biệt, có những dự án lớn, thời gian thi công dài. Trong quá trình thi công đó, những dự án này cũng đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường ven biển làm ảnh hưởng đến môi trường du lịch biển của TP. Nếu những công trình này không có biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường thì hậu quả gây ra sẽ khó lường và du lịch biển Đà nẵng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện dọc bãi biển Đà Nẵng trên tuyến đường Sơn Trà - Điện Ngọc dài trên 20 km (từ Đà Nẵng đến biển Cửa Đại, Quảng Nam) có trên 20 khu resort đang triển khai xây dựng và gần 10 resort đã đưa vào hoạt động. Điều quan ngại nhất của người dân là với hệ thống resort dày đặc ven biển như vậy sẽ gây ô nhiễm cho môi trường biển. Nỗi lo này là có cơ sở bởi cách đây 3 năm, hàng loạt nhà hàng ven biển ở Đà Nẵng mọc lên, vô tư thải rác và nước bẩn trực tiếp ra biển khiến bãi tắm nơi đây bốc mùi hôi thối trầm trọng.  Trước thực trạng trên, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Văn Minh cùng lãnh đạo các sở ngành liên quan trực tiếp đến hiện trường xử lý vụ việc. Sau đó, hàng loạt nhà hàng, khách sạn bị liệt vào danh sách “đen” đã bị phạt vượt khung quy định. Ngoài ra, UBND TP Đà Nẵng đưa ra quy định buộc các nhà hàng phải cam kết đấu nối với hệ thống xử lý nước thải chung của TP mới được hoạt động trở lại, nếu tái phạm sẽ bị xử lý nặng và đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Chính nhờ biện pháp mạnh tay nên từ năm 2008 đến nay, biển Đà Nẵng đã sạch đẹp trở lại. Gần 2 năm trở lại đây, bãi biển Đà Nẵng đã trở nên sạch đẹp, không còn bị “bức tử” như những năm trước, xứng đáng là một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh mà tạp chí Forbes của Mỹ đã bình chọn năm 2005. Có được kết quả trên là nhờ biện pháp xử lý quyết liệt của lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng đối với các nhà hàng, khách sạn, resort gây ô nhiễm. 5. Đánh giá chung về việc thực hiện các chỉ tiêu đo lường chất lượng du lịch ở TP Thành phố chúng ta đang phát triển theo cơ cấu kinh tế đã được xác định là: công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp. Đến năm 2020, mục tiêu xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm thương mại, du lịch, dịch vụ lớn của Việt Nam, chuẩn bị cho việc chuyển dịch cơ cấu theo hướng dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp. Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thành phố. Sớm xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm du lịch, gắn với tổng thể du lịch Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Tây nguyên, trong mối quan hệ quốc gia và khu vực Đông Nam Á. Nghị quyết 33-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định “xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế-xã hội lớn của miền Trung với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại du lịch và dịch vụ”. Thành phố đã thành công trong việc phấn đấu duy trì tăng trưởng nhanh và ổn định đưa với tốc độ bình quân trên 14%/năm với GDP bình quân đầu người là 2000 USD. Từng bước đẩy nhanh tiến độ chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Đầu tư phát triển mạnh du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2010. Kết thúc năm 2010, kết thúc thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, ngành du lịch thành phố đã không ngừng phát triển và gặt hái được nhiều thành quả đáng ghi nhận, từng bước nâng cao vai trò và vị thế của thương hiệu du lịch Đà Nẵng. Trong 6 tháng đầu năm 2010, hoạt động du lịch Đà Nẵng có những bước phát triển rõ nét. Với việc tổ chức nhiều hoạt động diễn ra sôi nổi như Cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng -2010, Chương trình Đà Nẵng- Điểm hẹn mùa hè  thu hút đông đảo khách du lịch, nhất là khách nội địa ; bên cạnh đó, ngành cũng tập trung thực hiện nhiều giải pháp như triển khai Chương trình kích cầu du lịch năm 2010 “ Việt Nam- Điểm đến của bạn” do Bộ VHTTDL phát động nhằm thu hút khách quốc tế, nhất là thị trường truyền thống và đẩy mạng xúc tiến thị trường gần như Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Khách du lịch và doanh thu : Nếu trong giai đoạn 2000 - 2005 lượng khách du lịch đến thành phố từng năm không vượt quá 800 ngàn khách, tổng doanh thu từng năm không vượt quá 500 tỷ thì đến năm 2010 tổng lượt khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng đạt 1.770.000 lượt, tăng 33% so với năm 2009; trong đó có 370.000 lượt khách quốc tế, tăng 18% so với năm 2009; 1.400.000 lượt khách nội địa, tăng 38% so với năm 2009. Tổng doanh thu chuyên ngành du lịch năm 2010 đạt 1.239 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2009. Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch trong năm 2010 đạt 3.097 tỷ đồng. Điều đó cho thấy rằng du lịch Đà Nẵng đã từng bước phát triển đi lên và ngày càng thu hút được nhiều khách du lịch hơn. Tính đến cuối năm 2010, trên địa bàn thành phố có 101 đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành; 181 khách sạn với 6.089 phòng, trong đó 4 khách sạn 5 sao; 3 khách sạn 4 sao và tương đương; 21 khách sạn 3 sao và tương đương... Đây là một bước phát triển vượt bậc về hạ tầng nếu so với giai đoạn 2001-2005 toàn thành phố chỉ có 100 khách sạn với 3.258 phòng trong đó: 1 khách sạn 5 sao, 1 khách sạn tương đương 4 sao, 12 khách sạn 3 sao và tương đương. Bên cạnh các hoạt động xúc tiến, mở rộng thị trường, quảng bá đa dạng thương hiệu du lịch thành phố như tổ chức roadshow; các đoàn Famtrip, Presstrip trong và ngoài nước; hoạt động du lịch Đà Nẵng đã tích cực tham gia các hội chợ trong nước và quốc tế như Hội chợ ITE - TP. HCM, Liên hoan Du lịch quốc tế Thăng Long - Hà Nội, Hội chợ tại Nhật Bản, Thượng Hải; triển khai “Tháng khuyến mãi kích cầu du lịch năm 2010”; xúc tiến và khai trương đường bay quốc tế mới Quảng Châu - Đà Nẵng; khai trương đường bay nội địa Đà Nẵng - Đà Lạt; đón các chuyến bay charter đến Đà Nẵng (Fukuoka, Niigata, Kansai, Okayama - Nhật Bản, Thượng Hải - Trung Quốc và Hong Kong...); liên kết với Quảng Nam và Thừa Thiên Huế xúc tiến quảng bá du lịch với chủ đề “Ba địa phương - Một điểm đến”. Các sản phẩm du lịch đã được đầu tư, nâng cấp và đưa vào phục vụ du khách như tour tuyến tham quan tại bán đảo Sơn Trà (tour Lặn biển ngắm san hô, Lên rừng xuống biển, Câu cá cùng ngư dân, Khám phá Sơn Trà), hoạt động thể thao giải trí biển, show diễn phục vụ khách du lịch, khu công viên dịch vụ giải trí du lịch thể thao biển (DaNa Beach), điểm dừng chân du lịch Nam đèo Hải Vân và duy trì các điểm vui chơi giải trí về khuya. Đặc biệt là những đổi thay trên bãi biển Đà Nẵng: Bãi biển Mỹ Khê, Non Nước, Xuân Thiều đã không còn xa lạ với người dân thành phố nói riêng và du khách khắp nơi nói chung. Sức quyến rũ của các bãi biển này đối với du khách không chỉ ở bờ cát phẳng, độ sóng êm, tài nguyên phong phú mà còn ở môi trường du lịch văn minh, con người thân thiện. Những nổ lực của Ban quản lý Bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng trong thời gian qua trong công tác lập lại an ninh trật tự, tạo nên các sản phẩm du lịch mới đã tạo nên diện mạo mới trên các bãi biển du lịch của thành phố.  Theo ông Lê Văn Tấn, Phó Trưởng Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển Đà Nẵng, tất cả các hộ kinh doanh giải khát trên các bãi biển Phạm Văn Đồng, Mỹ Khê, T18, Sao Biển… đã được quy hoạch, sắp xếp  trật tự, đảm bảo môi trường kinh doanh văn minh, lịch sự và thân thiện. Ngày nay, người ta không còn bắt gặp hình ảnh những tấm vải bạt, dù rách bay phất phơ trước gió. Những chiếc dù lá xinh xắn và các cụm dù màu, ghế xếp dọc bãi biển làm cho cảnh quan biển Đà Nẵng trở nên đẹp, quy củ và ngăn nắp hơn trong mắt du khách. Mỗi ngày, 30 nhân viên thuộc Đội quản lý trật tự du lịch biển và cán bộ nhân viên Ban quản lý có mặt trên các bãi tắm từ 5h -22h để đảm bảo trật tự và dẹp yên các vụ giằng co, lộn xộn, đặc biệt là kiên quyết trong việc dẹp nạn hàng rong, đá bóng tràn lan trên biển. Gần 50 nhân viên Xí nghiệp môi trường sông biển (thuộc công ty môi trường đô thị) túc trực từ sáng sớm đến chiều tối để thu gom rác thải từ khách đi biển. Các nhân viên cứu hộ cũng được trang bị thêm các kỹ năng và phương tiện phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn như canô, phao cứu sinh, bộ đàm, phao giới hạn khu vực an toàn được tắm, bảng báo nên bảo vệ tuyệt đối an toàn tính mạng cho du khách.  Khởi đầu năm 2011, ngay trong hai tháng đầu, ngành du lịch thành phố đón nhận hơn 4.000 lượt du khách đến bằng đường biển và đường hàng không với các tuyến bay mới. Đó chính là những tín hiệu khả quan khởi đầu cho một chặng đường mới với nhiều kỳ vọng vào sự phát triển bền vững của Du lịch Đà Nẵng với mục tiêu đến năm 2020, tổng lượng khách du lịch đến Đà Nẵng đạt 8,1 triệu lượt, trong đó có 1,4 triệu khách du lịch quốc tế, doanh thu du lịch đạt 13,86 ngàn tỷ đồng. Bên cạnh những kết quả đạt được, trong thời gian qua, hoạt động của ngành vẫn còn một số khó khăn vướng mắc nhất định, như: - Đội ngũ cán bộ còn thiếu và yếu so với nhu cầu: Hàng loạt khu du lịch đã và đang được xây dựng, hài hòa với thiên nhiên, vẫn đậm nét văn hóa, đặc trưng của địa phương nhưng không kém phần hiện đại. Từ những khu nghỉ dưỡng cực kỳ sang trọng mang tiêu chuẩn 4 - 5 sao như Furama, Life Resort Da Nang, Sandy Beach, Sơn Trà Resort & Spa với khung cảnh thơ mộng, thoáng đãng, mát mẻ của gió biển để du khách có thể thỏa thích tận hưởng những kỳ nghỉ của mình tại các bãi biển quyến rũ, đẹp nhất hành tinh hay đến việc đáp ứng nhu cầu của du khách ở tại trung tâm thành phố, thuận lợi trong việc đi lại thì đã có Hoàng Anh Gia Lai hay Green Plaza. Ngoài chuỗi khách sạn 4 và 5 sao dọc theo biển Đông, Đà Nẵng còn có hệ thống khách sạn 3 sao theo chuẩn mới như: Saigontourane, Bamboo Green Riverside, Golden Sea, Pacific, Phương Đông, Bạch Đằng, Minh Toàn, Danang Riverside… đã và đang được đầu tư nâng cấp và triển khai nhiều dịch vụ nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của du khách. Hiện tại, trong thời gian sắp đến một số khu nghỉ dưỡng đạt chuẩn 4 và 5 sao sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động như: Olalani Resort, Fusion Maia Resort, Mercure tại Đảo Xanh.... nhằm đáp ứng một lượng lớn du khách khi đến Đà Nẵng trong các dịp Đà Nẵng có nhiều lễ hội lớn như: Cuộc thi bắn pháo hoa Quốc Tế, lễ hội Quán Thế Âm, Đà Nẵng – Điểm hẹn mùa hè,... hoặc các sự kiện hội nghị, hội thảo mang tầm quốc tế được tổ chức tại Đà Nẵng. Nhìn chung, cơ sở hạ tầng của thành phố trong những năm qua đã có sự phát triển không ngừng, đáp ứng được nhu cầu đi lại, tham quan, nghỉ dưỡng của du khách trong nước và quốc tế khi đến du lịch cũng như làm việc tại Đà Nẵng.  Như vậy, chất lượng của cơ sở vật chất đã thể hiện rõ, không ai có thể nghi ngờ hay tranh cãi, thế còn về chất lượng dịch vụ từ nhân tố con người thì như thế nào? Một tiêu chí để đánh giá chất lượng dịch vụ lưu trú cần phải nói đến ở đây là nguồn nhân lực làm việc trong ngành dịch vụ khách sạn. Trong những năm qua, nhiều Trường Cao đẳng, Trung cấp nghề đã được kịp thời thành lập và đưa vào các ngành học về dịch vụ du lịch và khách sạn như: lễ tân, buồng, bàn, bar, đầu bếp,… để đào tạo các học viên một cách chuyên nghiệp, qui mô hơn. Ngoài ra, nhận thức được tầm quan trọng của ngành dịch vụ khách sạn đối với nền kinh tế của thành phố trong tương lai, nhiều gia đình có điều kiện đã không ngại đầu tư cho con em ra nước ngoài học ngành quản lý khách sạn tại những đại học uy tín trên thế giới. Những yếu tố này, cùng với nhận thức của các khách sạn về vai trò của công tác đào tạo tại chỗ, cũng cố lý thuyết cho các sinh viên mới ra trường, bồi dưỡng thường xuyên các nhân viên cũ, đã góp phần nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân sự làm việc trong ngành khách sạn, bảo đảm chất lượng phục vụ tốt nhất. Theo thống kê, hầu hết đội ngũ nhân viên làm việc trong ngành đều tốt nghiệp đại học, cao đẳng và trung cấp. Trình độ ngoại ngữ hầu hết đạt mức giao tiếp bằng tiếng Anh, đủ tự tin để phục vụ khách hàng. Tuy nhiên, nhìn chung chất lượng phục vụ của lưu trú tại Đà Nẵng vẫn không tránh khỏi những hạn chế như kinh nghiệm tuổi nghề của nhân viên còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu làm việc thực tế ở các khách sạn tiêu chuẩn quốc tế và cần phải được đào tạo lại tại các khách sạn. Bên cạnh đó, tỉ lệ phần trăm nhân viên có thể giao tiếp thêm ngoại ngữ thứ hai vẫn còn hạn chế. Vì vậy, cần phải có sự đầu tư và quan tâm kịp thời để tạo điều kiện nâng cao kỹ năng ngoại ngữ thứ hai cho nhân viên.  - Kinh phí hoạt động sự nghiệp còn hạn chế; thiết chế văn hóa còn thiếu gây khó khăn cho việc tổ chức các hoạt động ở cơ sở. Công tác tuyên truyền phổ biến bảo vệ môi trường xung quanh các bãi biển chưa cao. Nguồn chất thải sả ra từ các nhà hang khách sạn ven biển vẫn chưa được xử lý gây ô nhiễm cho môi trường biển. Mặt khác bãi biển Mỹ Khê, 1 trong 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh, lại đang bị 2 họng cống khổng lồ hằng ngày thải nước chưa qua xử lý ra bãi biển, khiến cho người dân bản địa (chưa kể du khách) phải né không dám tắm. - Công tác nghiên cứu xúc tiến thị trường còn hạn chế; chất lượng phục vụ ở một số khách sạn, nhà hàng và điểm tham quan còn yếu. Du lịch Đà Nẵng thật sự phát triển và trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế - xã hội thành phố, từ Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị về xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm kinh tế biển của khu vực và cả nước thì du lịch Biển đã và đang là yếu tố quan trọng trong đời sống dân sinh của thành phố. Phát triển du lịch biển một phần nâng cao đời sống nhân dân Đà Nẵng nói chung và vùng dân lân cận các vùng biển đó nói riêng. Các điều kiện cơ sở hạ tầng, môi trường biển được chú ý phát triển hơn, các bãi tắm được quy hoạch, việc phát triển du lịch biển tất yếu kéo theo như: hàng hoá lưu niệm, các dịch vụ ăn uống hải sản, dịch vụ phục vụ tắm biển, nghĩ dưỡng. Từ đó, tạo thêm nhiều việc làm cho nhân dân.Thông qua du lịch biển mà thành phố có thể xuất khẩu một lượng lớn thuỷ hải sản; với lợi thế về cảng biển, du lịch đường biển ở Đà Nẵng luôn ổn định, hàng năm có trên 20 lượt tàu du lịch cập cảng Đà Nẵng với khoảng trên 10.000 khách/năm. Đặc biệt, năm 2000, qua hợp tác với hãng tàu Star Cruises, lượng khách du lịch tàu biển đã tăng lên đến 45 lượt tàu với gần 60.000 lượt khách. Trong những năm đến, quan hệ với Star Cruises sẽ tiếp tục mở rộng và khả năng khách quốc tế đến Đà Nẵng bằng đường biển sẽ tiếp tục tăng lên; thời gian qua, ngành du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng được tập trung đầu tư và phát triển nhanh, hướng đến trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với nhiều loại hình du lịch đa dạng, phong phú; chất lượng phục vụ được nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách. III. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng du lịch ở TP Đà Nẵng 1. Hoàn thiện các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ Theo ông Phạm Phú Thái, Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế (Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng) cho biết, hiện Viện đang phối hợp với các ngành chức năng nghiên cứu xây dựng đề tài phát triển du lịch Đà Nẵng một cách toàn diện, trong đó có du lịch biển. Nhưng để du lịch biển Đà Nẵng hấp dẫn du khách, trước hết chúng ta cần phải tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường bãi biển, đồng thời chú trọng đến hệ thống xử lý nước thải cũng như ngăn chặn tình trạng buôn bán hàng rong xả rác làm ô nhiễm môi trường biển. Bên cạnh đó, cần phải đầu tư tăng cường các loại hình dịch vụ, đa dạng sản phẩm du lịch biển như câu cá, lặn biển, lướt ván, nghỉ dưỡng… nhằm đáp ứng nhu cầu khách du lịch. Cũng theo ông Thái, trong thời điểm suy thoái kinh tế như hiện nay, du lịch nói chung và du lịch biển Đà Nẵng nói riêng cần đưa ra các giải pháp hữu hiệu để thu hút du khách đến với Đà Nẵng. Ngoài việc “kích cầu” để “kéo” du khách đến với biển Đà Nẵng, thành phố cần phải tập trung và có chính sách ưu đãi trong việc “kích cầu” thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch nhằm đa dạng sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách. “Nói tóm lại, nếu 2 giải pháp (kích cầu du khách và kích cầu đầu tư vào lĩnh vực du lịch) được thực hiện một cách đồng bộ, ngành du lịch Đà Nẵng sẽ phát huy tốt tiềm năng và thế mạnh từ biển” - ông Thái nói. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần phải tăng cường giám sát việc xả thải của các nhà hàng, khách sạn, resort xung quanh khu vượt ven biển, có chế tài thích đáng xử lý những doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nhằm giúp môi trường biển trong lành phục vụ cho ngành du lịch và cho cuộc sống của người dân ven biển. Để hình thành không gian bãi biển sạch đẹp, đáp ứng nhu cầu tham quan, vui chơi, giải trí tắm biển của du khách, từng khu vực hoạt động dịch vụ, khu tắm biển và thể thao trên biển đã được quy hoạch bố trí phù hợp. Du khách có nhu cầu chơi thể thao trên biển đến tại hai khu vực thể thao biển tại bãi biển Bắc Công viên biển Phạm Văn Đông và bãi biển T18 đã được lắp đặt các sân bóng, cầu môn. Khu hoạt động dịch vụ là các cụm dù lá, dù màu, ghế lưới. Song song với việc sắp xếp khu dịch vụ, hành lang tắm biển dành riêng cho khách cùng được hình thành. Giới hạn của hành lang này trong vệt 30m từ mực nước biển đến dãy dù ghế và khu này không được trải bạt tổ chức ăn uống, đá bóng.  Thiên nhiên không chỉ ban tặng cho Đà Nẵng dãy bờ biển tuyệt đẹp mà còn ưu ái cho vùng biển này nguồn tài nguyên quý giá nằm sâu trong lòng biển. Đó là hệ sinh thái biển phong phú và đa dạng. Từ các bãi tắm công cộng của thành phố, chỉ cần vài hải lý, du khách có thể khám phá thế giới đại dương vô cùng kỳ thú với san hô, cá cảnh, cỏ biển trong tour lặn biển ngắm san hô. Hiện nay các tour vòng quanh bán đảo Sơn Trà xuât phát từ bãi biển Phạm Văn Đồng đã được khai thác đáp ứng nhu cầu tham quan, khám phá vùng non nước hữu tình của Đà Nẵng. Thành phố Đà Nẵng đang bước vào những ngày hè oi nóng. Mỗi ngày, biển thu hút hàng ngàn du khách đến thư giãn, hóng mát. Việc hoàn thiện cơ bản các tiện ích công cộng trên biển, sự ra đời các dịch vụ biển và lực lượng đảm bảo an ninh an toàn cho khách đã tạo cho biển Đà Nẵng trở thành điểm đến an toàn, văn minh và hấp dẫn.  2. Tăng cường công tác quản lý chất lượng du lịch Bên cạnh những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, thành phố Đà Nẵng cũng như nhiều đô thị du lịch khác luôn gặp phải những vấn đề nội tại trong quá trình quản lý cũng như hoạt động kinh doanh: đó là phải giải quyết sao cho đảm bảo sức tăng trưởng chung của toàn ngành nhưng vẫn đảm bảo được sự lành mạnh cho môi trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đảm bảo tâm lý thoải mái cho du khách khi sử dụng dịch vụ du lịch tại thành phố. Thời gian gần đây, ngành du lịch đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn và tạo điều kiện để các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh hoạt động đúng theo quy định của pháp luật. Đồng thời, cũng đã xử lý nhiều cơ sở hoạt động kinh doanh không lành mạnh, có dấu hiệu vi phạm pháp luật để răn đe và tạo tiền đề cho việc xây dựng môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh, công bằng. Qua đó các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch đã nâng cao ý thức chấp hành quy định pháp luật về kinh doanh du lịch cũng như ý thức xây dựng môi trường du lịch lành mạnh, thân thiện. Để lành mạnh hóa môi trường kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách đối với chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố, trong thời gian tới du lịch thành phố cần tập trung phát triển các sản phẩm du lịch chất lượng cao và đảm bảo tính bền vững trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên đi đôi với bảo vệ, giữ gìn môi trường du lịch. Thành phố Đà nẵng cũng cần phải tạo điều kiện để các doanh nghiệp du lịch đầu tư đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng phục vụ để thu hút khách đến với địa phương. Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch cả về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ và phong cách phục vụ. Các ngành, các cấp cần phối hợp chặt chẽ nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về du lịch. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm bình ổn thị trường trong lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh. Đẩy mạnh công tác thẩm định, phân hạng cơ sở lưu trú du lịch; quản lý tốt hoạt động lữ hành - vận chuyển du lịch; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giữ gìn môi trường cảnh quan tại các khu, điểm du lịch. 3. Hoàn thiện công tác nhân sự Để đáp ứng kịp thời đòi hỏi ngày càng cao của du khách, hay những thay đổi, biến động không ngừng của nền kinh tế thế giới, kéo theo nhiều xu hướng mới trong ngành dịch vụ du lịch và lưu trú, cần có những hội thảo chuyên đề giữa các quàn lý khách sạn để cùng nhau chia sẻ, bàn thảo đưa ra những hành động phù hợp.  Để không ngừng đi lên và hoàn thiện mình, việc bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên nhằm nâng cao tay nghề cũng là điều đáng khích lệ trong các doanh nghiệp, giúp đội ngũ nhân viên có tay nghề ngày càng cao, tự tin khi giao tiếp và phục vụ khách hàng.  Trong thời gian tới, để bảo đảm tất cả các sinh viên mới tốt nghiệp tại các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành khách sạn sớm có việc làm, nhanh chóng thích nghi vào môi trường làm việc thực tế, các trường cần có định hướng, liên kết, phối hợp với các khách sạn để toàn thể sinh viên có cơ hội thực tập, học việc và cọ sát tại các khách sạn. Đây cũng là cơ hội để các khách sạn có được nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng, có thể hội nhập nhanh chóng vào khách sạn của mình, trong khi đó, giảm được gánh nặng chi phí đào tạo cho các khách sạn. Hay, để nâng cao tính thực tiễn của chương trình giảng dạy, các trường cần có kế hoạch mời một số nhà quản lý của các khách sạn thỉnh giảng, chia sẻ kinh nghiệm với các sinh viên hay góp ý về chương trình giảng dạy và có lộ trình chuyển đổi giáo trình phù hợp. Có như vậy, các doanh nghiệp mới thật sự cùng nhau phát triển và cùng nhau kinh doanh du lịch một cách lành mạnh, tạo được ấn tượng tốt cho du khách khi đến với thành phố biển Đà Nẵng. 4. Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Chính vì vậy nên sự phát triển của ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật. Du lịch là ngành “sản xuất” nhiều và đa dạng về thể loại dịch vụ, hàng hoá nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Do vậy cơ sở vất chất kỹ thuật du lịch gồm nhiều thành phần khác nhau. Việc tiêu dùng dịch vụ, hàng hoá du lịch đòi hỏi phải có một hệ thống các cơ sở, công trình đặc biệt…Tài nguyên du lịch chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong tiêu dùng của khách du lịch. Việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống các công trình. Căn cứ vào các đặc điểm trên có thể hiểu cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm toàn bộ các phương tiện vật chất tham gia vào việc tạo ra và thực hiện dịch vụ hàng hoá du lịch nhằm đóng góp mọi nhu cầu của khách du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật của một số ngành kinh tế quốc dân tham gia phục vụ du lịch: thương nghiệp, dịch vụ… cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và tài nguyên du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng tới công suất, thể loại, thứ hạng của hầu hết các thành phần cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch là cơ sở xây dựng công suất các công trình phục vụ du lịch. Sức hấp dẫn của chúng có ảnh hưởng đến thứ hạng của các cơ sở này. Sự kết hợp hài hoà giữa tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch giúp cho cơ sở phục vụ du lịch có hiệu quả, kéo dài thời gian sử dụng chúng trong năm. Vị trí của tài nguyên du lịch là căn cứ để bố trí hợp lý cơ sở vật chất kỹ thuật trên các vùng lãnh thổ của đất nước và là tiền đề cơ bản để hình thành các trung tâm du lịch. Sự phụ thuộc của cơ sở vật chất kỹ thuật vào tài nguyên du lịch không chỉ diễn ra theo một chiều, mà về phía mình các công trình, cơ sở phục vụ du lịch cũng có tác động nhất định tới mức độ sử dụng tài nguyên du lịch và việc gìn giữ bảo vệ chúng. Chính vì vai trò quan trọng của cơ sở vật chất kỹ thuật trong phát triển du lịch Đà nẵng, thành phố cần phải thường xuyên tu bổ và nâng cao chất lượng của cơ sở hạ tầng thành phố nhằm thỏa mãn các yêu cầu đi lại, ở của khách khi ở tại thành phố, nâng cao thương hiệu của du lịch Đà Nẵng. 5. Tăng cường chính sách quảng cáo Việc quảng cáo, tiếp thị du lịch & khách sạn trên Internet của Việt Nam vẫn còn ít ỏi và chưa đa dạng; các trang web mới chỉ phục vụ chủ yếu cho doanh nghiệp trong nước, chưa có nhiều trang web phục vụ cho đối tượng nước ngoài, nhất là các dịch vụ về du lịch. Kinh nghiệm của các nước có nền du lịch phát triển cho thấy, số người sử dụng internet ngày càng tăng nên các trang web đóng vai trò rất quan trọng. Thông tin chi tiết trên các website giúp mọi người chủ động kế hoạch cho chuyến du lịch, từ đó tiết kiệm thời gian mà vẫn có thể tiếp cận, khám phá được những chương trình du lịch thú vị Ngoài ra, còn có xu hướng du lịch “bụi”, du lịch ‘tự lo” (họ tự lên mạng đặt khách sạn, mua vé máy bay rồi đến thẳng khu nghỉ nào đó chơi mà không cần đặt tour trọn gói của các công ty du lịch). Bởi thông qua Internet, du khách có thể đến thẳng các nhà cung cấp dịch vụ tận gốc, tìm đến các khách sạn, khu nghỉ có ưu đãi, có khuyến mãi cho khách hàng. Đây cũng là xu hướng tất yếu khi khách tìm hiểu đủ thông tin thì họ sẽ tự đi vì du khách sẽ được lợi khi đi du lịch theo kiểu này. Xu hướng này phát triển làm cho khách đi theo tour của các công ty lữ hành giảm nhiều, nhưng điều này lại thêm lý do cho các khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng cần thiết phải tăng cường quảng bá tiếp thị trên internet Nhận định về xu hướng phát triển kinh doanh du lịch trực tuyến, giới kinh doanh cho rằng nhu cầu du lịch ngày càng tăng và xu hướng sử dụng Internet trong các hoạt động thường nhật cũng ngày càng phổ biến rộng rãi, chính vì lẽ đó mà việc sử dụng các loại hình dịch vụ này sẽ ngày càng được nhân rộng. Vì vậy, ngành du lịch Thành phố cũng nên tận dụng sự phổ biến của mạng Internet nhằm quảng bá thương hiệu của du lịch thành phố ra trên khắp thế giới để thu hút được nhiều khách du lịch đến với thành phố hơn nữa. 6. Một số giải pháp của thành phố và Nhà Nước Cần khuyến khích các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và dân cư trên địa bàn Thành phố vay vốn đầu tư phát triển khu vực dịch vụ du lịch, đặc biệt là vốn ưu đãi đầu tư vào phát triển các ngành dịch vụ du lịch chất lượng cao như xây dựng khách sạn 3 sao trở lên và nâng cấp các khách sạn chưa đủ điều kiện này, quy hoạch phát triển các nhà hàng đạt chuẩn.... Ngoài ra, thành phố cần ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng giao thông phục vụ cho du lịch. Trong đó, đặc biệt chú ý đến việc nâng cao năng lực của vận chuyển đường không bằng cách xây dựng sân bay căn cứ tại Đà Nẵng nhằm giảm bớt việc điều máy bay không từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Nẵng để giảm chi phí và tăng sự chủ động cho hành khách đi và đến thành phố. Bên cạnh đó cũng cần nâng cao chất lượng của các ngành vận chuyển khác để tạo thuận lợi cho sự phát triển du lịch thành phố. Tăng cường kiểm soát, thanh tra các khu vực nhà hàng khách sạn ven biển, xử lý thích đáng các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường biển làm ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của thành phố cũng như cuộc sống của dân cư ven biển. IV. KẾT LUẬN Từ những kết quả đã đạt được, có thể khẳng định ngành kinh tế du lịch có vai trò hết sức quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thành phố, góp phần tạo công ăn việc làm, thu hút đầu tư, nâng cao vị thế, hình ảnh của  Ðà Nẵng, đóng góp tích cực vào GDP, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy vậy, những kết quả đạt được như hiện nay vẫn chưa cân xứng với tiềm năng và lợi thế về du lịch. Chất lượng du lịch cần được nâng cao và hoàn thiện hơn nữa. Thành phố đang tập trung đẩy mạnh phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, tăng cường liên kết với các tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên – Huế, nhằm triển khai chương trình ba địa phương, một điểm đến, để khai thác hiệu quả sản phẩm du lịch đa dạng của khu vực trọng điểm du lịch miền trung và cả nước trong những năm tới. NGUỒN 1. Giáo trình “ Kinh tế môi trường” (GS.TS.VŨ THỊ NGỌC PHÙNG) 2. Giáo trình “Kinh tế du lịch” (GS.TS. Nguyễn Văn Đính- Nhà xuất bản lao động- Xã hội Hà Nội-2006) 3. Tạp chí Phát triển Kinh tế Xã hội Thành Phố Đà Nẵng ( số 9+10/2010) 4. Báo cáo “Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2010 và kế hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa thể thao và du lịch năm 2011”( Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng) 5. Wikipedi – Bách khoa toàn thư mở 6. Một số trang web: - vovnews.vn - bleudethuy.com.vn - giaothongvantai.com.vn - vietnamtourism.gov.vn - baodulich.net.vn - tintuc.xalo.vn - cst.danang.gov.vn - tintuc.xalo.vn - iza.danang.gov.vn - dulich.tuoitre.vn - tailieudulich.wordpress.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchat_luong_cua_du_lich_o_thanh_pho_da_n_ng_9858.doc
Luận văn liên quan