Cuối cùng, chúng ta cần nhớ rằng kích thước tối ưu của chính phủ và kích thước
tổng thể của chính phủ là khác nhau. Điều này rất quan trọng rằng xã hội và các
nhà kinh tế học phân biệt và không bị nhầm lẫn giữa kích thước tối ưu của chính
phủ khi chỉ xem xét đến tăng trưởng kinh tế và kích thước tối ưu của chính phủ khi
có tính đến tất cả các loại nhiệm vụ và mục tiêu của chính phủ. Vai trò của chính
phủ là phức tạp và đa chiều, nhận thức về vai trò của chính phủ trong nền kinh tế
phải được trải rộng ra với nhiều hệ tư tưởng có giá trị khác nhau. Mặc dù 1 chính
phủ có kích thước lớn hơn sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế, nhưng nó có thể hướng
tới sự công bằng hơn hay giảm được tham nhũng, tăng sự bền vững chính trị và
kinh tế. Ở khía cạnh tiêu cực liên quan đến chính phủ có quy mô lớn, những chỉ thị
hàng đầu luôn hướng đến sự mở rộng quyền lực, thêm vào là sự tác động xấu đến
tăng trưởng kinh tế, chính phủ càng lớn sẽ đi cùng với tự do cá nhân bị giảm đi và
sự gia tăng trong nhu cầu và sự phụ thuộc của người dân vào chính phủ.
12 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2913 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chi tiêu chính phủ trên GDP, nợ công và tăng trưởng kinh tế thực : Phân tích nhóm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Chi tiêu chính phủ trên GDP, nợ công
và tăng trưởng kinh tế thực :
Phân tích nhóm
William R. DiPeitro
Daemen College, Amherst, New York, Hoa Kỳ, và
Emmanuel Anoruo
Sở Kế toán, Tài chính và Quản lý kinh tế,
Coppin State University, Baltimore, Maryland, Hoa Kỳ
Tóm Tắt
Mục đích - M ục đích của bài viết này là để kiểm tra tác động của chi tiêu chính
phủ trên GDP và nợ công tăng trưởng kinh tế thực, đối với một nhóm 175 quốc gia
trên thế giới.
Thiết kế / phương pháp / cách tiếp cận - Bài viết sử dụng ký thuật hiệu ứng cố
định và hiệu ứng ngẫu nhiên để ước lượng hồi quy nhóm.
Phát hiện - Kết quả cho thấy cả chi tiêu chính phủ trên GDP và sự gia tăng nợ
công đều có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
Ứng dụng thực tế - Điều này cho thấy các nhà chức trách phải thực hiện các bước
cần thiết để cắt giảm chi tiêu của chính phủ quá mức và nợ công, nhằm thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế.
Độc đáo / giá trị - Sự đóng góp của nghiên cứu này là ứng dụng kỹ thuật ký thuật
hiệu ứng cố định và hiệu ứng ngẫu nhiên trong việc mô hình hóa các mối quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế thực với quy mô của chính phủ và nợ công trong một
nhóm 175 quốc gia trên thế giới.
Từ khóa - tăng trưởng kinh tế, Chính phủ, tài chính công, tăng trưởng kinh tế thực,
nợ công, hiệu ứng cố định, hiệu ứng ngẫu nhiên.
Loại bài viết Bài viết nghiên cứu
Giới thiệu
Hiện đã có một xu hướng gia tăng trong chi tiêu chính phủ trong thế kỷ vừa qua.
Ngoài ra, trong những năm gần đây, quy mô của các khoản nợ công cũng đã được
tăng lên. Nợ đang trở thành một mối quan tâm lớn cho các quốc gia trên thế giới, và
cuộc tranh luận nghiêm túc đang bắt đầu nổi lên về các mức chi tiêu chính phủ phù
hợp. Hy Lạp vừa được trên bờ vực phá sản và có một mối bận tâm về sức mạnh tài
chính của các quốc gia khác. Hoa Kỳ, một chủ nợ lớn nhất thế giới, hiện đang ngập
trong nợ nần. Có lo sợ rằng gánh nặng nợ của Chính phủ M ỹ thậm chí có thể ngăn
cản quốc gia tiên tiến về kinh tế như Hoa Kỳ, cũng như các chính phủ khác theo
đuổi chính sách tài khóa hiệu quả.
Tăng chi tiêu chính phủ và các khoản nợ công có thể gây hậu quả cho hoạt động
kinh tế. Trọng tâm chính của bài viết này là để kiểm tra xem liệu có một mối quan
hệ tiêu cực giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế; giữa nợ công và tăng
trưởng kinh tế. Hai mối quan hệ trên có thể được kết nối với nhau. Có một điều
chắc chắn là một mối quan hệ tiêu cực giữa nợ và tăng trưởng kinh tế có thể giải
thích cho mối quan hệ tiêu cực giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế.
Bài viết này được thực hiện trong một khuôn khổ lý thuyết dựa trên một số mệnh
đề và kết quả hợp lý mà chúng hàm ý. Đề xuất đầu tiên là có một mối quan hệ chữ
U ngược (hoặc chữ V ngược) (quan hệ Armey) giữa chi tiêu của chính phủ và tăng
trưởng kinh tế. Thứ hai, nó cho rằng sự tăng trưởng đáng kể trong chi tiêu chính
phủ trong thế kỷ qua và trong những thập kỷ gần đây đã đẩy chi tiêu chính phủ của
hầu hết các quốc gia vượt quá giá trị tối ưu cho sự phát triển kinh tế. Thừa nhận giá
trị của hai mệnh đề đầu tiên, bài báo đưa ra giả thuyết rằng, hiện có một mối quan
hệ tiêu cực giữa tăng trưởng kinh tế và chi tiêu chính phủ. Vì lý do tương tự, bài
viết đưa ra giả thuyết rằng có một mối quan hệ tiêu cực giữa tăng trưởng kinh tế và
quy mô các khoản nợ công. Cũng như trong trường hợp chi tiêu chính phủ, mặc dù
tăng trưởng kinh tế và quy mô của nợ công tổng thể được xem là có một mối quan
hệ hình chữ U ngược ( hoặc V ngược ), tích lũy nợ công khổng lồ, đã đặt các quốc
gia vượt quá mức độ tối ưu của nợ. Cho lý do tương tự, một mối quan hệ tiêu cực
có thể tồn tại ở thời điểm hiện tại giữa thuế và tăng trưởng kinh tế. Đường cong
Laffer mặc nhiên công nhận mối quan hệ chữ U ngược (hoặc V ngược) giữa các
loại thuế và tăng trưởng kinh tế, nhưng ông cũng cho rằng các khoản thuế đã vượt
quá mức tối ưu của nó. Kết quả là, một lần nữa, một mối quan hệ tiêu cực giữa tăng
trưởng kinh tế và số tiền thuế.
Vượt ra ngoài mức chi tiêu chính phủ và nợ công tối ưu có khả năng là liên quan
đến nhau. Hai trong những nguồn tài chính chính của chính phủ, bên cạnh trực tiếp
in tiền, là thuế và phát hành nợ (tức là trái phiếu). Để có được nguồn tài chính lớn
hơn, chính phủ cần tài trợ cho chính nó. Nếu một trong hai thứ là thuế hoặc nợ vượt
quá mức tăng trưởng tối ưu, sau đó, chúng là mỗi một lý do tiềm năng cho một mối
quan hệ tiêu cực giữa tăng trưởng kinh tế và chi tiêu chính phủ. Khi thuế vượt quá
mức tối ưu, sau đó tăng chi tiêu chính phủ thông qua giảm thuế ưu đãi cho việc
làm, cho hoạt động sản xuất, và sáng tạo, kết quả là tăng trưởng kinh tế thấp. Khi
nợ vượt quá giá trị tối ưu của nó, tăng chi tiêu Chính phủ thông qua các khoản vay
gây ra giảm tăng trưởng kinh tế do lấn át đầu tư.
Nhìn chung, các chức năng tích cực của chính phủ liên quan đến tăng trưởng kinh
tế (chẳng hạn như việc cung cấp hàng hóa công cộng, cung cấp cơ sở hạ tầng cần
thiết, bảo vệ tài sản và các quy định của pháp luật ) bị lấn át bởi các yếu tố tăng
trưởng âm khi chi tiêu chính phủ vượt quá một ngưỡng nhất định. M ột số yếu tố
tăng trưởng âm bao gồm - chi phí cơ hội cao hơn của việc phân bổ lại các nguồn
lực từ khu vực tư nhân cho chính phủ như bắt đầu hấp thụ các nguồn lực từ các dự
án đầu tư có lợi nhuận càng ngày càng cao, tổn thất của sự khởi đầu và đổi mới là
do để phụ thuộc nhiều hơn vào chính phủ và thói quen phụ thuộc ăn sâu nhiều hơn
nữa, sự không hiệu quả lớn hơn đến từ các biến dạng chính sách, giảm năng suất
của vốn, tăng khai thác thông qua các hoạt động tập thể, và sự gia tăng của bộ máy
quan liêu không cần thiết và kém hiệu quả.
Bài viết này được chia thành năm phần. Phần đầu tiên nêu bật một số tài liệu hiện
có nhìn vào mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chi tiêu của chính phủ. Phần
thứ hai trình bày một mô hình lý thuyết chính thức. Phần thứ ba thảo luận về các
nguồn dữ liệu của các biến khác nhau có trong nhóm. Phần thứ tư cho kết quả ước
lượng từ hồi quy nhóm của tăng trưởng kinh tế thực trên chi tiêu Chính phủ và theo
quy mô của nợ công, và phần thứ năm là phần cuối cùng, kết luận.
1. Nền tảng lý thuyết
Phần này tóm tắt những bài viết quan trọng về lý thuyết mối quan hệ giữa Tăng
trưởng kinh tế và Quy mô Chính phủ. Lý thuyết toàn diện về sự tăng trưởng quy
mô chính phủ có thể được tìm thấy tại phục lục trong bài viết của Chobanov và
M ladenova (2009).
Đối với Mỹ, Vedder và Gallaway (1998) đã tìm ra bằng chứng ủng hộ Mối quan hệ
dạng U ngược của Armey về mối quan hệ giữa Tăng trưởng kinh tế và Quy mô của
Chính phủ. Họ sử dụng dữ liệu hàng năm của Mỹ bằng cách lấy Quy mô Chính phủ
và bình phương Quy mô Chính phủ làm những biến độc lập.
Theo dự báo trên cơ sở đường cong phi tuyến Armey, họ tìm thấy hệ số hồi quy của
biến Quy mô Chính phủ là tích cực và có ý nghĩa, hệ số hồi quy của bình phương
Quy mô Chính phủ là tiêu cực và có ý nghĩa.
Ghali (1998) sử dụng dữ liệu theo Quý từ Quý I 1970 đến Quý III 1994 đối với 10
nước OECD để kiểm tra nguyên nhân mối quan hệ giữa Quy mô Chính phủ và
Tăng trưởng kinh tế. Kết quả là Quy mô Chính phủ dẫn đến sự Tăng trưởng kinh tế.
Ngoài ra Quy mô Chính phủ cũng có tác động gián tiếp đến sự Tăng trưởng kinh tế
thông qua Đầu tư và Thương mại Quốc tế.
Pevcin (2004) sử dụng dữ liệu 12 nước phương Tây thuộc châu Âu trong giai đoạn
1950-1996 để kiểm tra mối quan hệ giữa Quy mô Chính phủ và Tăng trưởng Kinh
tế. Pevcin sử dụng mô hình hồi quy cho cả 12 quốc qia, và hồi quy chuỗi thời gian
cho từng quốc gia đối với 8/12 nước. Cũng giống như những bài nghiên cứu khác,
ông sử dụng Quy mô Chính phủ và bình phương của nó làm đối số trong mô hình
hồi quy Tăng trưởng. Kết quả của cả 2 phép hồi quy đều xác định sự tồn tại những
Chính phủ “quá khổ”. Kết quả hồi quy từ từng quốc gia cho thấy Quy mô Chính
phủ đã lớn hơn Quy mô cần thiết đối với 7/8 Quốc gia trong mẫu.
M ặc dù, nói chung đã có sự gia tăng quy mô trung bình của Chính phủ trong thế kỷ
20 và thời điểm này, những nền kinh tế chuyển đổi đại diện cho một nhóm duy nhất
các quốc gia có Quy mô Chính phủ giảm đi. Gupta và đồng sự (2003) chỉ ra xu
hướng và những thay đổi trong Quy mô Chính phủ đối với những nền kinh tế
chuyển đổi. Họ cho rằng sự sụt giảm trong Quy mô Chính phủ không phải là do
chính sách có chủ đích mà là do Chính phủ không đủ khả năng tài chính cho những
chi tiêu của Chính phủ.
Chen và Lee (2005), bên cạnh việc cung cấp lý thuyết về mối quan hệ giữa Tăng
trưởng kinh tế và Quy mô Chính phủ, đã sử dụng mô hình hồi quy ngưỡng trên dữ
liệu hàng quý của Đài Loan từ Quý I 1979 đến quý 3 2003 để kiểm tra sự tồn tại
của ngưỡng Quy mô Chính phủ mà từ đó Quy mô chính phủ không tác động tích
cực nữa mà tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng kinh tế. Họ sử dụng 3 phương
pháp đo lường khác nhau về quy mô chính phủ và căn cứ những phương trình của
họ trên một mô hình lý thuyết cho phép những ngoại tác tích cực từ khu vực chính
phủ đối với khu vự tư. Nói chung, họ tìm thấy bằng chứng cho sự tồn tại của
Ngưỡng Chính phủ và ủng hộ mối quan hệ hình U ngược của Armey giữa Tăng
trưởng kinh tế và quy mô của chính phủ. Khi Quy mô chính phủ còn trong ngưỡng
thì quan hệ là tích cực và ngược lại.
Theo lý thuyết, căn cứ trên Mối quan hệ dạng U ngược của Armey giữa tăng trưởng
kinh tế và quy mô chính phủ, Chobanov và Mladenova (2009) có đánh giá tích cực
về quy mô chính phủ trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế. Họ đánh giá 2 hổi
quy riêng biệt. Trong mỗi phép hồi quy, họ sử dụng cách đo lường khác nhau về
quy mô chính phủ.
Trong mẫu của phép hồi quy đầu tiên gồm 28 nước OECD trong giai đoạn 1970 –
2007. Họ tính toán bằng cách khái quát quy trình bình phương với việc cố định
hiệu ứng của 1 yếu tố trong mô hình Cobb- Douglas và kết hợp quy mô chính phủ
như một biến giải thích. Kết quả chỉ ra rằng quy mô tiêu dùng của chính phủ có tác
động tích cực đến GDP. Toàn bộ chi tiêu chính phủ được sử dụng để đo lường quy
mô chính phủ. Nó là phương phảp đo lường toàn diện bao gồm tất cả chi tiêu của
các cấp chính quyền.
Trong phép hồ quy thứ 2, họ sử dụng bảng dữ liệu hàng năm trên 81 quốc gia trong
giai đoạn 1961 – 2005. Họ tính toán sử dụng các bảng bình phương với khoảng thời
gian và các hiệu ứng được cố định bao gồm Quy mô chính phủ và bình phương
Quy mô chính phủ như là những biến giải thích. Họ cho thấy Quy mô chính phủ (%
chi tiêu của chính phủ) có tác động tích cực đến GDP là khoảng 10,8%.
2. Mô hình lý thuyết
M ô hình bao gồm một phương trình đơn thể hiện những tín hiệu kỳ vọng trên hai
đạo hàm riêng của nó. Phương trình được mô tả như bên dưới, ký hiệu là (1):
R = f(S,L,D) δR/δS 0 (1)
Trong đó, R là tốc độ tăng trưởng kinh tế thực, S là biến đo lường quy mô Chính
phủ, L là biến đo lường sự gia tăng phát triển kinh tế, và D là biến đo lường quy mô
nợ công. Về cơ bản, mô hình hàm ý rằng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào quy mô
chính phủ, quy mô nợ công, và mức độ phát triển kinh tế.
Đạo hàm riêng của cả quy mô chính phủ và quy mô nợ chính phủ được kỳ vọng
âm. Lập luận bao gồm hai thành phần. Thứ nhất là có một mức độ tối ưu của quy
mô chính phủ và quy mô nợ chính phủ dựa trên những gì mà quy mô chính phủ và
quy mô nợ chính phủ ảnh hưởng một cách bất lợi đến nền kinh tế. Thứ hai là có
một khuynh hướng mạnh đối với các chính phủ hiện hại để vượt quá giới hạn tối ưu
về quy mô chính phủ và quy mô nợ nợ chính phủ. Các chính trị gia cho rằng khi họ
chi tiêu một cách phóng khoáng trong các cuộc bầu cử và đẩy tín phiếu đến các giai
đoạn tương lai thông qua tài trợ nợ, điều này sẽ thuận lợi cho sự nghiệp chính trị
của họ. Hậu lụy tăng trưởng kinh tế bị suy giảm từ một chính sách nào đó có thể ít
được quan tâm đối với công chúng. Có thể hoặc là những hiệu ứng bất lợi cho tăng
trưởng không được công chúng nhận thấy, hoặc bởi do những nơi công cộng giá trị
dựa trên lợi ích hiện hiện tại, nên công chúng không muốn nhận ra chúng. Hơn nữa,
trong một hệ thống xã hội phức tạp, rất khó để xác định mức độ cụ thể đối với các
nhân tố đa tác động tiềm ẩn gây ra một sự thay đổi cá biệt trong tăng trưởng.
2A. Thông số kinh tế lượng
Nghiên cứu này sử dụng cả mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên lẫn hiệu ứng cố định để
ước lượng phương trình (1). Mô hình được mô tả như sau:
Yit = XIt it + µit (2)
Trong đó, Y là biến phụ thuộc (tăng trưởng kinh tế thực), X tượng trưng cho một
vecto của các biến giải thích (gồm quy mô chính phủ, phát triển trinh tế, và quy mô
nợ công), i tượng trưng cho các quốc gia trong mẫu khảo sát (i = 1,2,3,4,5...,175), t
là thời kỳ khảo sát (t = 1977,1978,1979,....,2008) và µit là sai số. Mô hình hiệu ứng
cố định có thể được dẫn xuất từ phương trình (2) liên quan đến các ký hiệu được
dùng trong nghiên cứu như sau:
Rit = β1Sit + β2Lit + β3Dit + αi + δi + µit (3)
Trong đó, R đại diện cho tăng trưởng kinh tế thực; S là biến đo lường quy mô chính
phủ, L là biến đo lường sự gia tăng phát triển kinh tế, và D là biến do lường quy mô
nợ công, µ là sai số. Trong phương trình (3), αi đại diện cho các hiệu ứng đặc thù
quốc gia không nằm trong khảo sát được giả định là cố định theo thời gian. Hiệu
ứng theo năm được đại diện bởi δi được bao hàm trong mô hình để tượng trưng cho
các cú sốc mang tính phổ biến đối với các quốc gia trong mẫu quan sát. Từ phương
trình (2), chúng tôi dẫn xuất lại mô hình hiệu ứng ngẫn nhiên như sau:
Rit = β1Sit i + β2Lit i + β2Dit i + δi + µit , i = ў + €I (4)
Biến R,S, và L tương tự như phương trình (3). Trong phương trình (4), µ là sai số,
€I đại diện cho hiệu ứng quốc gia ngẫu nhiên, còn ў là trung bình của vectơ hệ số.
Hệ số độ dốc có thể thay đổi ngẫu nhiên giữa các quốc gia, dưới mô hình hiệu ứng
ngẫu nhiên.
Hầu hết các nghiên cứu quốc gia trước đây đều áp dụng phương pháp OLS để kiểm
định tác động của quy mô chính phủ và nợ công đến tăng trưởng kinh tế. Bằng kỹ
thuật ước lượng OLS, các nghiên cứu này giả định rằng các biến bị bỏ sót đều độc
lập với các biến giải thích và được phân phối một cách độc lập và đồng nhất. Giả
định này có thể dẫn đến các suy luận thiên lệch nếu các đặc điểm đặc thù của các
quốc gia như chiến tranh, các thay đổi chính sách, chế độ chính trị và chính sách
thuế có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế không được xem xét. Hsiao (1996)
tranh luận rằng kết quả của phương pháp OLS sẽ bị thiên lệch và các ước lượng
không thống nhất, đặc biệt khi các biến đặc tù quốc gia bị bỏ sót có tương quan với
các biến giải thích.
Phương pháp dữ liệu Panel cung cấp một cách thức thông qua những gì mà các đặc
điểm đặc thù quốc gia (dù được khảo sát hay không được khảo sát) có thể được kết
hợp trong các nghiên cứu xuyên quốc gia để tránh những sai lệch gây ra từ việc bỏ
sót các biến liên quan. Nghiên cứu này áp dụng cả mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên và
hiệu ứng cố định. Các kết quả của mô hình hiệu ứng cố định không thiên lệch và
các ước lượng đều thống nhất khi các biến đặc thù quốc gia bị bỏ sót có tương quan
với các biến giải thích. Tuy nhiên, mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên thì phù hợp khi
xem xét trên một mẫu hơn là trên một tổng thể. Mẫu của nghiên cứu này (175 quốc
gia) đủ lớn để đảm bảo việc áp dụng cả hai kỹ thuật. Tuy nhiên, phương pháp kiểm
định của Hausman (1978) được thực hiện để lựa chọn mô hình thích hợp nhất trong
hai mô hình này. Phương pháp Hausman kiểm định giả thiết H0 là trung bình có
điều kiện của sai số bằng 0. Mô hình hiệu ứng cố định được ưa thích hơn mô hình
hiệu ứng ngẫu nhiên nếu như giả thiết H0 bị bác bỏ. Tuy nhiên, mô hình hiệu ứng
ngẫu nhiên sẽ được ưa thích hơn nếu giả thiết H0 được chấp nhận.
3. Nguồn số liệu
Nguồn số liệu % nợ công/GDP (D) được thu thập từ tập dữ liệu mới về nợ công
được tạo bởi Jaimovich và Panizza (2010). Số liệu % chi tiêu chính phủ/GDP (S),
và GDP/người thực (USD) năm 2000 lấy từ WB, Word Development Indicators
(The World Bank, 2009). Tốc độ tăng trưởng thực hàng năm của các quốc gia khác
nhau trong những năm khác nhau, % thay đổi của GDP thực năm 2000 được tính
toán từ số liệu về GDP/người thực của WB năm 2000. Mẫu nghiên cứu gồm 175
quốc gia trong thời gian từ 1997 đến 2008.
Kết quả thực nghiệm
Chúng ta bắt đầu phân tích thực nghiệm bằng việc kiểm tra kết quả của kiểm định
Hausman nhằm lựa chọn mô hình kiểm định phù hợp nhất giữa 2 mô hình: mô hình
ảnh hưởng cố định (FEM) và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM). Những số
liệu thống kê của kiểm định Hausman ở bảng 1 chỉ ra rằng FEM nên được sử dụng,
mức ý nghĩa trong mỗi trường hợp kiểm định là 1%. Mặc dù FEM là mô hình nên
được sử dụng, những kết quả từ REM cũng được thể hiện nhằm mục đích so sánh.
Bảng I: Kết quả mô hình ảnh hưởng cố định (biến phụ thuộc: tăng trưởng kinh tế
thực hằng năm)
Bảng trên trình bày kết quả của FEM về tương quan giữa tăng trưởng kinh tế thực
hằng năm và quy mô chính phủ ( được đo lường bằng tỉ lệ chi tiêu CP trên GDP).
Cột đầu tiên liệt kê các biến giải thích và các kiểm định thống kê: R2, kiểm định
Durbin Watson, kiểm định F (đo lường chất lượng chung của mô hình), kiểm định
Hausman, số lượng quốc gia nghiên cứu, tổng số quan sát. Ba cột tiếp theo thể hiện
kết quả của từng mô hình hồi quy riêng rẽ, được đánh số từ (1) – (3). Các con số
trong từng cột là hệ số hồi quy của từng biến trong phương trình. Con số trong
ngoặc đơn thể hiện giá trị của kiểm định t đối với từng hệ số hồi quy.
Phương trình hồi quy đầu tiên trong bảng, phương trình (1), hồi quy biến tăng
trưởng kinh tế thực với duy nhất 1 biến giải thích là quy mô CP, đo lường bởi tỉ lệ
của chi tiêu CP trong GDP (S). Phương trình thứ hai xem xét thêm yếu tố mức độ
phát triển kinh tế bằng cách thêm biến GDP thực trên đầu người (L) (tính theo giá
trị USD của năm 2000) vào mô hình. Phương trình thứ ba tính toán thêm tình trạng
vay nợ của quốc gia, thể hiện thông qua tỉ lệ nợ công trong GDP (D). Cũng cần chú
ý rằng bảng thống kê không cân bằng và có còn thiếu rất nhiều giá trị. Khi biến nợ
được thêm vào mô hình, có sự sụt giảm đáng kể trong số lượng quốc gia cũng như
số lượng các quan sát bởi vì không tiếp cận được nguồn số liệu.
Kết quả chỉ ra rằng quy mô CP có tác động ngược chiều lên tăng trưởng. Tỉ phần
chi tiêu công trong GDP có tương quan ngược chiều có ý nghĩa (đối với tăng
trưởng) ở cả 3 phương trình. Ví dụ, ở phương trình (3), quy mô CP tăng thêm 1%
sẽ làm tăng trưởng kinh tế thực trung bình giảm khoảng 0,227114%. Kết quả cũng
cung cấp bằng chứng rằng tình trạng nợ của CP cũng có tương quan ngược chiều
với tăng trưởng kinh tế thực. Trong phương trình (3), hệ số hồi quy của biến tỉ
trọng nợ công trong GDP (-0.000985) là âm và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa
5%. Kết quả trên ngụ ý rằng tình trạng nợ của CP tăng thêm 1% sẽ làm tăng trưởng
kinh tế thực trung bình giảm khoảng 0,000985%. Đúng như dự đoán, hệ số hồi quy
của biến mức độ phát triển kinh tế (log của GDP thực trên đầu người) là dương và
có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%, trong cả hai phương trình (2) và (3). Kết
quả này chỉ ra rằng một mức độ phát triển kinh tế cao hơn sẽ kéo theo tăng trưởng
kinh tế ở mức độ cao hơn.
Kết quả từ kiểm định DW nhằm kiểm tra hiện tượng tự tương quan cho thấy hiện
tượng này đã được giảm bớt khi thêm các biến độc lập vào mô hình. Giá trị của
kiểm định DW của từng phương trình lần lượt là 1,582856 ; 1,587604 và 1,746290.
Kết quả kiểm định của phương trình (3) gần bằng 2 cho thấy có rất ít hiện tượng tự
tương quan dương. Giá trị kiểm định F của 3 phương trình lần lượt là 5,499418 ;
6,282854 và 4,53539 cho phép bác bỏ giả thuyết H0 ( các hệ số hồi quy không có ý
nghĩa – đồng thời bằng 0) với mức ý nghĩa 1%. Thông qua bảng I, có thể thấy rằng
mức độ phù hợp của mô hình ( giá trị R2) được cải thiện khi thêm các biến độc lập
vào mô hình. Tóm lại, các giá trị kiểm định khác nhau thể hiện trong bảng I đã
chứng minh cho sự phù hợp của các kết quả từ mô hình ảnh hưởng cố định.
Nhằm mục đích so sánh, bảng II thể hiện các kết quả từ mô hình ảnh hưởng ngẫu
nhiên, cũng tương tự như các kết quả thu được từ FEM ở bảng I. Tất cả các biến
độc lập đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10% hoặc tốt hơn trong tất cả các
phương trình.
Nói chung, các kết quả từ FEM và REM đều hỗ trợ cho giả thuyết rằng quy mô CP
lẫn nợ công đều có tác động ngược chiều lên tăng trưởng kinh tế, thể hiện thông
qua hệ số hồi quy của 2 biến này – (S) và (D) - trong các phương trình đều âm.
Kết luận và ý nghĩa
Nghiên cứu này đã sử dụng các mô hình tác động cố định và ngẫu nhiên để kiểm
tra sự ảnh hưởng của kích thước chính phủ và nợ công đến tăng trưởng thực của
nền kinh tế cho 175 quốc gia. Kết quả từ các mô hình tác động cố định và ngẫu
nhiên ủng hộ cho giả thuyết rằng kích thước của chính phủ gây ảnh hưởng tiêu cực
đối với tăng trưởng thực của nền kinh tế. Tỷ lệ phần trăm của chi tiêu chính phủ so
với GDP là tỉ lệ nghịch, phù hợp với trình độ phát triển quốc gia, hoặc phù hợp cho
cả hai trình độ phát triển kinh tế và quy mô nợ chính phủ, các biến kích thước kinh
tế tác động xấu đến tốc độ tăng trưởng thực của nền kinh tế trong bảng hồi quy.
Thêm vào đó, bảng phân tích cũng phù hợp với luận điểm rằng nợ công có ảnh
hưởng tiêu cực đến các hoạt động kinh tế. Bất chấp phần nào của mô hình được sử
dụng, tỷ lệ nợ công được cũng có tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế.
Nếu kết quả là đúng, để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, chúng ta cần có những
chính sách giảm kích thước chính phủ và giảm nợ công, đồng thời cần có những
chiến lược hiệu quả nhằm hạn chế những khuyến khích gia tăng kích thước chính
phủ và nợ công. Ví dụ, chúng ta phải tìm ra cách giúp cho những quốc gia đang
phát triển thay vì tái cấu trúc nợ và xóa nợ là không để các quốc gia đang phát triển
thúc đẩy chi tiêu và nợ nhiều hơn.
Trong dài hạn, những chính phủ hiện đại có khuynh hướng sẽ không để kích thước
chính phủ và nợ công vượt quá mức tối ưu cho phát triển kinh tế, sau đó cần lập ra
những tổ chức theo dõi giám sát kích thước chính phủ và nợ công để có cơ sở giữ
chúng dưới điểm giới hạn gây tổn hại đến các hoạt động kinh tế và giúp cho mọi
người nhận thức được chi phí gia tăng khi kích thước chính phủ và nợ công tăng.
M ỗi tổ chức nên được hoạt động độc lập và không phải chịu những áp lực chính trị,
ví dụ như Cục dự trữ liên bang Mỹ. Tuy nhiên, bỏ qua vấn đề chính trị, nhiệm vụ
của một tổ chức là không hề đơn giản. Mục tiêu thường thay đổi qua thời gian.
Cuối cùng, chúng ta cần nhớ rằng kích thước tối ưu của chính phủ và kích thước
tổng thể của chính phủ là khác nhau. Điều này rất quan trọng rằng xã hội và các
nhà kinh tế học phân biệt và không bị nhầm lẫn giữa kích thước tối ưu của chính
phủ khi chỉ xem xét đến tăng trưởng kinh tế và kích thước tối ưu của chính phủ khi
có tính đến tất cả các loại nhiệm vụ và mục tiêu của chính phủ. Vai trò của chính
phủ là phức tạp và đa chiều, nhận thức về vai trò của chính phủ trong nền kinh tế
phải được trải rộng ra với nhiều hệ tư tưởng có giá trị khác nhau. Mặc dù 1 chính
phủ có kích thước lớn hơn sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế, nhưng nó có thể hướng
tới sự công bằng hơn hay giảm được tham nhũng, tăng sự bền vững chính trị và
kinh tế. Ở khía cạnh tiêu cực liên quan đến chính phủ có quy mô lớn, những chỉ thị
hàng đầu luôn hướng đến sự mở rộng quyền lực, thêm vào là sự tác động xấu đến
tăng trưởng kinh tế, chính phủ càng lớn sẽ đi cùng với tự do cá nhân bị giảm đi và
sự gia tăng trong nhu cầu và sự phụ thuộc của người dân vào chính phủ.
Bài nghiên cứu chỉ ra rằng có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng từ chính phủ có
kích thước lớn. Vì thế, tăng trưởng kinh tế là một yếu tố cần được xem xét khi
quyết định kích thước tối ưu chính phủ. Tuy nhiên cũng cần phải nhớ rằng đó
không phải là một yếu tố duy nhất.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom_4_7204.pdf