Chương 4 : Cung ứng và quyết định của hãng
1. Đơn giá tiền lương cân bằng và số lượng lao động.
Dựa vào bảng cung lao động ta viết được phương trình đương
cung : LS=4w +40
Dựa vào bảng cầu lao động ta viết được phương trình đương
cầu : LD=-4w +480
Đơn giá tiền lương cân bằng và số lượng lao động
LS= LD=>w=55
Vậy lượng lương cân bằng là 55 và số lương lao động là 260
2.Tổng thu nhập từ lao động
Tổng thu nhập từ lao động =55*269 =14300$
50 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2635 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương 4 : Cung ứng và quyết định của hãng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại Học Duy Tân
Bài Tập Nhóm 7
Môn : Kinh Tế Vi Mô
GVHD : TS Lê Văn Bình
Lớp : K5MBA1
Thành viên : Lê Văn Minh
Phạm Minh Hiếu
Trần Đình Nhân
..5 5 2014 2
Chương 4 : Cung Ứng Và Quyết
Định Của Hãng
I. Độ co giãn của cung theo giá
II. Thị trường yếu tố sản xuất
3I. Độ co giãn của cung theo giá
Các đường cung thường dốc lên. Cũng như các đường
cầu, các đường cung có thể có độ dốc khác nhau. Có
đường cung dốc đứng, nhưng cũng có đường cung nằm
ngang.
Mức độ dốc của đường cung phản ánh sự nhạy cảm của
lượng cung với sự thay đổi của giá.
4Độ co giãn của cung theo giá (tt)
P P dầu
Q dầu
S S dầu
Đồ thị 4.1 : Các đường cung có độ co giãn khác nhau
Đường cung của dầu lửa
thường rất dốc như được
minh họa ở đồ thị 4.1 cho
thấy rằng một sự thay đổi
lớn của giá chỉ tạo ra sự thay
đổi nhỏ trong lượng cung.
5Độ co giãn của cung theo giá(tt)
P gà
S S gà
Q gà
Đồ thị .4 14 1
Tuy nhiên, đường cung
thoải hơn cũng trong đồ thị
trên minh họa đường cung
thịt gà cho biết một sự thay
đổi nhỏ của giá có thể tạo
ra sự thay đổi đáng kể trong
lượng cung.
6Độ co giãn của cung theo giá(tt)
Các nhà kinh tế cũng dùng một thước đo để xác định độ nhạy
cảm của lượng cung với sự thay đổi của giá có tên là độ co giãn
của cung theo giá.
Độ co giãn của cung đo độ phản ứng của lượng cung hàng hóa với sự
thay đổi giá cả hàng hóa. Độ co giãn được tính bằng công thức sau:
Thay đổi % lượng cung
Độ co giãn của cung =
Thay đổi % của giá
Độ lớn của độ co giãn cung phụ thuộc vào :
• Khả năng thay thế của các yếu tố sản xuất
• Khoảng thời gian cho quyết định cung cấp
7Độ co giãn của cung theo giá(tt)
Khả năng thay thế của các yếu tố sản xuất:
Một vài hàng hóa và dịch vụ được sản xuất bằng cách sử dụng các
yếu tố sản xuất duy nhất hoặc hiếm.
Những mặt hàng này có độ co giãn cung thấp và thậm chí bằng 0.
Các hàng hóa và dịch vụ khác được sản xuất bằng cách dùng các yếu
tố sản xuất phổ biến hơn và có thể phân bổ vào các loại công việc
khác nhau, những mặt hàng này có độ co giãn cung cao.
8Độ co giãn của cung theo giá(tt)
Độ co giãn của cung và khoảng thời gian quyết định
cung ứng: Các nhà kinh tế cũng phân biệt phản ứng của
cung đối với giá trong ngắn hạn và dài hạn.
Cung ngắn hạn :Đường cung ngắn hạn minh họa lượng
cung phản ứng với sự thay đổi của giá như thế nào trong
điều kiện năng lực sản xuất về máy móc thiết bị và nhà
xưởng là cố định. Để tăng sản lượng trong ngắn hạn khi
giá tăng lên, các hãng phải yêu cầu công nhân làm thêm
giờ hoặc thuê thêm lao động. Để giảm sản xuất của mình
trong ngắn hạn, các hãng cho công nhân nghỉ việc hay
giảm giờ làm của họ. Cung ngắn hạn thường ít co giãn.
Độ co giãn của cung theo giá(tt)
Cung dài hạn: Đường cung dài hạn cho biết phản
ứng của lượng cung với sự thay đổi của giá sau
khi tất cả các điều kiện sản xuất có thể được điều
chỉnh và thậm chí có thể thay đổi công nghệ sản
xuất. Cung dài hạn thay đổi nhiều hơn.
10
Độ co giãn của cung theo giá(tt)
Nông sản là một ví
dụ điển hình về sự
khác nhau của độ
co giãn cung của
cung ngắn hạn và
cung dài hạn.
P P đậu tương
Q đậu tương
S ngắn hạn
S S dài hạn
Đồ thị 4.2 : Độ co giãn của cung theo thời gian
11
II . Thị trường yếu tố sản xuất
Cầu lao động của cá nhân
hãng là số công nhân mà
hãng có khả năng và sẵn
sàng thuê ở các mức đơn
giá tiền lương khác nhau
trong một khoảng thời
gian xác định và các yếu
tố khác không đổi. Nếu
đơn giá tiền lương thấp
thì hãng có khả năng và
sẵn sàng thuê nhiều công
nhân hơn và ngược lại.
Mức lương
Lượng lao động
W1
W2
L1 L2
A
B
Đồ thị 4.3 : Đường cầu lao động
1. Thị trường lao động
1.1 Cầu lao động
a. Cầu lao động của cá nhân hãng
12
Thị trường yếu tố sản xuất(tt)
Ví dụ : Một công ty khai thác than đang xem xét sẽ thuê bao nhiêu lao động để đạt mục
tiêu lợi nhuận.
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của việc thuê lao động đến sản lượng và doanh thu
13
Thị trường yếu tố sản xuất (tt)
Cột 2 là tổng số lượng kg than được khai thác khi thuê lao động
Cột 3 chính là sản phẩm hiện vật cận biên – đó là sự thay đổi trong tổng sản
lượng đầu ra khi thuê 1 lao động .
Thay đổi sản lượng
Công thức tính: MPPL =
Thay đổi của lượng lao động
MPPL có thể chuyển đổi thành sản phẩm doanh thu cận biên của lao động là
MRPL
MRPL = MPPL x P
MRPL còn được hiểu là phần tăng thêm của tổng doanh thu khi thuê thêm 1 lao
động và được tính theo công thức:
Thay đổi của tổng doanh thu
MRPL =
Thay đổi của lượng lao động
14
Thị trường yếu tố sản xuất (tt)
Theo ví dụ trên , người chủ sẽ thuê đến lao động thứ 8 thì dừng .Lúc này người chủ sẽ
đạt lợi nhuận cực đại trong việc thuê lao động .
Đường MRPL chính là đường cầu về lao động
77 88 99 Lượng lao động
2424
2020
1616
DL = MRPPL
Đồ thị 4.4 Đường cầu lao động là đường sản phẩm của doanh thu cận
biên của lao động
15
Thị trường yếu tố sản xuất (tt)
b. Đường cầu lao động thị trường
Khi cộng các đường cầu của những người tiêu dùng lại với nhau để
được đường cầu thị trường chúng ta đã chỉ quan tâm đến một ngành.
Nhưng đầu tư vào yếu tố lao động có tay nghề thì được các hãng
trong nhiều ngành cầu. Vì thế, để đạt được đường tổng cầu thị trường
về lao động trước hết phải xác định cầu lao động của mỗi ngành sau
đó cộng chiều ngang các đường cầu của các ngành lại.
16
Thị trường yếu tố sản xuất (tt)
c. Sự dịch chuyển của đường cầu lao động
Đường cầu về lao động còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác. Thứ nhất là sự thay
đổi trong giá của hàng hóa.
Bảng 4.2 MRP với mức giá mới là P:3$/kg
17
Thị trường yếu tố sản xuất (tt)
Mặc dù MPPL không đổi, nhưng MRPL lại bị ảnh hưởng bởi giá .Cầu lao động cũng bị
ảnh hưởng bởi sự thay đổi trong công nghệ. Nếu mỏ khai thác than quyết định thay dây
chuyền khai thác than mới hiện đại hơn. Xem bảng 4.3:
Bảng 4.3 MRPL với dây chuyền công nghệ mới
18
Thị trường yếu tố sản xuất (tt)
So sánh MPPL của người lao động thứ nhất, với công nghệ cũ anh ta khai thác 16kg
than/ngày. Với công nghệ mới, anh ta khai thác 32kg/ngày, có nghĩa là MPPL của anh
ta tăng gấp đôi so với trước. Các người thợ tiếp theo cũng có MPP tăng gấp đôi. Do giá
của than không đổi, MRPL tăng gấp đôi. Vậy đường MRPL dịch chuyển song song sang
phải.
Tiền lương
$/ngày
20
88 1010 Lượng lao động (người)
Đồ thị 44. 5 5 :SSự dịch chuyển đường cầu lao động
D11
D22
19
Thị trường yếu tố sản xuất (tt)
1.2 Cung lao động
a. Cung lao động cá nhân
• Cung lao động là lượng thời gian mà người lao động sẵn
sàng và có khả năng làm việc tương ứng với các mức tiền
lương khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, các
yếu tố khác coi như không đổi.
• Để xác định đường cung lao động, chúng ta có thể chia
một ngày ra thành những giờ lao động và những giờ nghỉ
ngơi.
Thị trường yếu tố sản xuất (tt)
• Ngoài ra, giả định người công nhân có thể chọn số giờ làm
việc trong ngày một cách linh hoạt (tùy ý). Đơn giá tiền
lương biểu thị giá mà người công nhân đặt cho thời gian
nghỉ ngơi vì đơn giá tiền lương là lượng tiền mà người
công nhân phải từ bỏ để hưởng thụ nghỉ ngơi
21
Thị trường yếu tố sản xuất (tt)
Khi mục tiêu là tối đa hóa lợi ích chứ không phải tối đa hóa lợi nhuận
thì đơn giá tiền lương tăng lên có nghĩa là giá cả của nghỉ ngơi tăng
lên. Khi giá nghỉ ngơi tăng lên, người ta sẽ “tiêu dùng” ít nghỉ ngơi
hơn – theo luật cầu – điều đó có nghĩa là người ta làm việc nhiều hơn.
Như vậy, đường cung lao động sẽ là đường dốc lên.
Thị trường yếu tố sản xuất (tt)
Tuy nhiên , khi đơn giá tiền lương tăng cao đến
một mức nào đó họ chỉ cần làm ít mà vẫn có thu
nhập cao thì họ sẽ tiêu dùng nhiều hơn cho các
hàng hóa bình thường , trong đó bao gồm cả hàng
hóa nghỉ ngơi. Vậy trong trường hợp này, số giờ
nghỉ ngơi tăng lên, số giờ làm việc sẽ giảm
xuống.
23
Thị trường yếu tố sản xuất (tt)
Do đó, ta có thể kết luận, đường cung lao động của cá nhân là một đường vòng về phía
sau. Đây là điểm khác biệt của đường cung lao động và đường cung các đầu vào khác.
Đơn giá
tiền lương
(đồng/giờ)
Số giờ làm việc/ngày
Đồ thị 4.6 Đường cung lao động của cá nhân
SSL
24
Thị trường yếu tố sản xuất (tt)
b. Cung lao động của thị trường
Đường cung lao động của thị trường có thể đạt được bằng việc cộng
chiều ngang các đường cung lao động của các cá nhân. Đường cung
lao động thị trường cũng có thể có dạng như đường cung lao động của
cá nhân, nó cũng có thể là một đường vòng về phía sau. Thực tế
đường cung lao động của thị trường thường là một đường dốc lên, vì
không phải tất cả các cá nhân đều có đường cung vòng về phía sau, và
với những người có đường cung vòng về phía sau thì các điểm vòng
đó cũng xuất hiện ở những mức đơn giá tiền lương khác nhau.
Thị trường yếu tố sản xuất (tt)
c. Sự dịch chuyển của đường cung lao động
Giả sử với mức lương 20$/ngày, có 3.000 người thợ mỏ
sẵn sàng và có khả năng đi làm. Các công ty trong ngành
mỏ sẽ thuê được ít hơn 3.000 lao động ở mức lương 20$,
ở các mức lương khác số lượng công nhân thuê được cũng
ít hơn
26
Thị trường yếu tố sản xuất (tt)
Sự thay đổi trong quy mô dân số cũng làm đường cung lao động dịch chuyển.
Sự thay đổi trong mức sống của người lao động cũng ảnh hưởng đến khả năng làm việc
của họ.
Sự thay đổi quan điểm sống trong xã hội cũng làm cho đường cung lao động thay đổi
Tiền
lương
($/ngày)
2020
Số lượng (người)
.3 0003 000 .6 0006 000
Đồ thị 4.7 Sự dịch chuyển đường cung lao động
SS
SS11
SS 22
27
Thị trường yếu tố sản xuất (tt)
1.3 Cân bằng trong thị trường lao động
a. Cân bằng thị trường lao động
Trong mục này chúng ta xem xét trường hợp đơn giản nhất là thị trường lao động cạnh
tranh hoàn hảo.
Đồ thị 4.8 : Cân bằng thị trường lao động và cân bằng hãng
w
we
E
DL
SS 11
A
LL
w
W,MRPLThị Trường Hãng
28
Thị trường yếu tố sản xuất (tt)
b. Sự thay đổi trạng thái cân bằng trong thị trường lao động
Theo phân tích trên, giả sử các nhà máy nhiệt điện cần nhiều than hơn khi khô
hạn kéo dài, giá của than tăng lên dẫn đến cầu thợ mỏ dịch chuyển sang phải.
Điểm cân banừg ban đầu là Eo, bây giờ là E1. Số lượng người thợ mỏ được
thuê tăng lên và mức lương họ nhận được cũng nhiều hơn. Điều này được thể
hiện ở đồ thị 4.9
Độ thị 4.9 Sự thay đổi trạng thái cân bằng do đường cầu dịch chuyển
Tiền lương
w
w11
w22
SS
EE 11
EE00 D11
D00 Lượng lao động
29
Thị trường yếu tố sản xuất (tt)
Điểm cân bằng cũng thay đổi khi số lượng người lao động trong độ tuổi làm việc tăng
lên. Điều này làm cho cung lao động về thợ mỏ tăng lên như phân tích trên. Đường cung
dịch chuyển từ So đến S1. Điểm cân bằng cũng thay đổi từ E0 đến E1. Mức tiền lương
người lao động nhận được giảm xuống mặc dù số lượng người lao động được thuê tăng
lên. Sơ đồ 4.10 minh họa cho sự thay đổi này.
Tiền lương
w00
w1
SS11
SS00
EE 11
EE 00
L00 L11
Lượng lao động
Đồ thị 4.10 : Sự thay đổi trạng thái cân bằng khi đường cung dịch chuyển
30
Thị trường yếu tố sản xuất (tt)
2. Thị trường vốn
2.1. Lãi xuất và giá trị hiện tại
a. Bản chất của lãi xuất
Một người đưa ra một đề nghị tặng bạn một khoản tiền là 10 triệu đồng ngay bây giờ,
hoặc 10 triệu đồng sau một năm nữa. Câu hỏi đặt ra là bạn sẽ chọn khoản nào? Tất cả
mọi người đều lựa chọn lấy khoản tiền 10 triệu đồng ngay hiện tại. Lý do là sức mua
của 10 triệu đồng hiện tại lớn hơn so với sức mua của 10 triệu đồng sau một năm nữa.
Một lý do khác nữa là bạn phải đối mặt với rủi ro trong vòng một năm.
31
Thị trường yếu tố sản xuất (tt)
b. Lãi suất và giá trị hiện tại
Trong phần trên chúng ta đã thấy được sự khác biệt giữa giá trị của một đồng ở hiện tại
và một đồng ở thời điểm tương lai. Một ứng dụng đặc biệt quan trọng của lãi suất là thể
hiện mối quan hệ giữa giá trị hiện tại và giá trị tương lai. Mối quan hệ này được biểu
diễn thông qua công thức sau:
P0 + r.P0 = P1
P0 = P1 / (1 + r)
P0 = P1 / (1=r)
Trong đó P0 là giá trị hiện tại, P1 là giá trị sau đó 1 năm, r là lãi suất/năm tương ứng
Khi thời hạn thanh toán là n năm, ta có công thức tổng quát sau:
P0 = P1 /(1 +r)n
32
Thị trường yếu tố sản xuất (tt)
2.2 Thị trường trái phiếu và việc xác định lãi xuất
a. Những đặc điểm cơ bản của trái phiếu
Trái phiếu có hai đặc điểm cơ bản là mệnh giá trái phiếu và thời hạn thanh toán của
trái phiếu. Mệnh giá được hiểu là khoản tiền mà người phát hành trái phiếu trả cho
người nắm giữ trái phiếu khi đến hạn. Thời hạn thanh tóan là thời điểm trả mệnh giá
trái phiếu
Cho dù trái phiếu thanh toán lãi hay không thanh tóan lãi, cho dù thời hạn thanh toán là
bao lâu, hay mệnh giá trái phiếu là bao nhiêu đi chăng nữa thì người phát hành luôn
mong muốn bán với giá cao nhất có thể và ngược lại người mua luôn tìm kiếm mức giá
thấp có thể. Hiện nay, rất nhiều trái phiếu được bán dưới hình thức đấu giá.
33
Thị trường yếu tố sản xuất (tt)
b. Giá trái phiếu và lãi suất
Ở phần trên chúng ta đã thấy được mối quan hệ giữa giá trị trái phiếu hiện tại, giá trị
tương lai và lãi suất. Mệnh giá của trái phiếu không thanh toán lãi chính là giá trị tương
lai P1, giá phải trả cho trái phiếu chính là giá trị hiện tại P0. Ta có:
P0 =P1/(1 +r)n
r = (P01/ P0)1/n – 1
Giả sử trái phiếu không thanh toán lãi mệnh giá 10 triệu đồng, thời hạn 1 năm của công
ty A được bán với giá 9 triệu đồng, ta có lãi suất là:
r = (10/9) – 1 = 11,1%
Nếu trái phiếu này được bán với giá là 8 triệu đồng, thì lãi suất sẽ là:
r = (10/8) – 1 = 25%
Mối quan hệ giữa lãi suất và giữa trái phiếu tương tự như mối quan hệ giữa lãi suất và
giá trị hiện tại đã xét ở phần trên. Giá trị phiếu càng thấp thì lãi suất càng cao. Như vậy,
việc phân tích sự thay đổi của giá trị trái phiếu sẽ giúp chúng ta được hiểu rõ hơn về lãi
suất.
34
Thị trường yếu tố sản xuất (tt)
c. Cung cầu trên thị trường trái phiếu
Trái phiếu được cung bởi Chính phủ, các doanh nghiệp và các tổ chức khác nhằm mục
đích huy động vốn. Giá trái phiếu càng cao có nghĩa là họ huy động được càng nhiều,
hay chi phí huy động càng thấp
Trái phiếu được mua bởi các cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức của Chính phủ và các
tổ chức khác. Giá trái phiếu càng thấp thì lãi suất từ việc nắm giữ nó càng cao.
Giá trái
phiếu
5 triệu
4,5 triệu
Số lượng trái phiếu
D11
SS00
SS11
Đồ thị 4.11 : Thị trường trái phiếu
35
Thị trường yếu tố sản xuất (tt)
2.3 Lãi suất và tư bản hiện vật
Số lượng tư bản mà các doanh nghiệp sử dụng để sản xuất hàng hóa dịch vụ có những
tác động rất quan trong đến các hoạt động kinh tế và đối với đời sống trong nền kinh tế
quốc dân
a. Cầu tư bản hiện vật
Nguyên tắc chung như chúng ta đã biết là một doanh nghiệp thuê thêm các
yếu tố sản xuất cho đến khi sản phẩm doanh thu cận biên của yếu tố đó bằng
với chi phí tài nguyên cận biên của nó. Đối với yếu tố tư bản cũng vậy.
Tư bản và giá trị hiện tại ròng
Đường cầu tư bản hiện vật
36
Thị trường yếu tố sản xuất (tt)
Sự dịch chuyển đường cầu tư bản hiện vật
Vì đường cầu tư bản hiện vật phản ảnh sản phẩm doanh thu cận biên của tư bản, do đó
tất cả các yếu tố làm thay đổi sản phẩm doanh thu cận biên sẽ làm thay đổi cầu đối với
tư bản.
+ Kỳ vọng: Khi tính toán NPV, chúng ta sử dụng các giá trị kỳ vọng như doanh thu kỳ
vọng, chi phí kỳ vọng… Nếu kỳ vọng về những đại lượng này thay đổi sẽ làm thay đổi
giá trị NPV và do đó cầu về tư bản cũng thay đổi.
+ Sự thay đổi công nghệ: Khi thay đổi công nghệ sẽ làm tăng sản phẩm cận biên của tư
bản và do đó cầu về tư bản tăng lên.
+ Cầu hàng hóa dịch vụ thay đổi: Cầu đối với các yếu tố sản xuất nói chung là cầu thứ
phát, do đó khi cầu đồi với hàng hóa dịch vụ tăng sẽ làm cho cầu về tư bản nói riêng và
cầu về các yếu tố sản xuất nói
37
Thị trường yếu tố sản xuất (tt)
b. Thị trường trái phiếu và tư bản
Trong các phần trên chúng ta đã biết cầu tư bản thay đổi phụ thuộc vào lãi suất, trường
hợp này có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau .
Cầu tư bản thay đổi và thị trường trái phiếu
Khi một daonh nghiệp muốn mở rộng quy mô tư bản, nó có thể huy động bằng nhiều
hình thức khác nhau.
D22
D11
K00 K11 K22
r 22
r 11
00
Thị trường tư bản
SS11 SS22Gía trái
phiếu
PP 11
PP 22
Số lượng trái phiếu
Thị trường trái phiếu
Đồ thị 4.13 Thay đổi cấu tư bản và thị trường trái phiếu
38
Thị trường yếu tố sản xuất (tt)
Thị trường trái phiếu thay dổi và cầu tư bản
Giả sử Chính phủ phát hành trái phiếu làm cho cung trái phiếu tăng lên S2, lúc này giá
trái phiếu giảm từ P1 xuống P2 và lãi suất tương ứng tăng từ r1 lên r2, điều này gây ra
hiện tượng vận động trên đường cầu tư bản như sơ đồ 4.14.
Gía trái
phiếu
SS22
SS11
D11
PP11
PP22
K11 K22 K
D1
Lãi
suất
r22
r11
Thị trường tư bản
Số lượng trái phiếu
Thị trường tư bản
Đồ thị 4.14 : Thị trường trái phiếu thay đổi và cầu tư bản
39
Thị trường yếu tố sản xuất (tt)
3. Thị trường đất đai
3.1 Cung, cầu đất đai
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên, tổng mức cung ứng của nó là cố
định, nó không thể thay đổi do bất kỳ quyết định cá nhân nào. Do đó
đường cung đất đai là đường hoàn toàn không co giãn.
Cầu đối với đất đai của các doanh nghiệp cũng giống như các yếu tố
sản xuất khác là cầu thứ phát. Nó phụ thuộc vào quyết định sản suất
kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, do đó tuân theo luật cầu như chúng
ta đã xem xét nguyên tắc chung về yếu tố sản xuất trên. Mức tiền thuê
cân bằng được thiết lập trên cơ sở cung cầu thị trường.
40
Thị trường yếu tố sản xuất (tt)
3.2 Tiền thuê đất
Vì đất đai có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau nên việc thuê nó cũng nhằm
mục đích sử dụng khác nhau.
Mà cầu đối với các yếu tố sản xuất nói chung là cầu thứ phát .Do đó, tiền thuê đất phụ
thuộc vào giá trị sản phẩm của từng ngành, từng doanh nghiệp.
Giá thuê đất
PP 22
PP 11
Số lượng đất đai
SS
D22
D11
Đồ thị 4.15 : Thị trường đất đai
Bài Tập.
Bài 55:
Tính co giãn cung theo giá tại các mức giá 10, 16
Tại mức 10 = (10,40)
Tại mức 16 = (16,70)
b. Co giãn cung theo giá khi thay đổi từ 16 đến 18
Trong đó :
42
Bài 56: xác định sản phẩm doanh thu cận biên của lao
động và quyết định thuê lao động của doanh nghiệp.
1. Điền số liệu:
43
Lượng lao
Động (L)
Sản lượng
Q
SP cận biên
MPL
Tổng Doanh
Thu (TR)
SP doanh thu
cận biên ( MRPL)
0 0
1 12 12 60 60
2 22 10 110 50
3 30 8 150 40
4 36 6 180 30
5 40 4 200 20
6 42 2 210 10
Bài 56: xác định sản phẩm doanh thu cận biên của lao
động và quyết định thuê lao động của doanh nghiệp.
2.Để tối đa hóa lợi nhuận , hãng thuê 5 lao
động , tương đương với MRP = 20
3. Chi phí cố định là 125$
VC = 5*15 = 75 = >TC = 200
Doanh thu : TR = 200$
Lợi nhuận = TR-TC =0
Bài 57: Xác định đường cầu lao động của hãng
và quyết định thuê lao động của hãng.
1. Xác định sản phẩm trung bình và sản phẩm cận biên.
45
Bài 58: cân bằng thị trường lao động và tô kinh tế
1. Mức lương cân bằng và lượng lao động được thuê
Lc = 1200 – 10w
Ls = 20w
Mức lương cân bằng : Lc = Ls
1200 – 10w = 20w => w = 40
Lượng lao động : Lc = 800
46
Bài 58: cân bằng thị trường lao động và tô kinh tế
2.Tô kinh tế các công nhân kiếm được :
800 12000
40
120
SL
DL
A B
Tô kinh tế là diện tích tam
giác 0AB =40*800:1/2
=1600$
Bài 59 : Qui định tiền lương tối thiểu
1. Xác định cân bằng của thị trường lao động
Ls = Ld
-50 +30w = 500 – 25w
=> w = 8 ( tiền lương / giờ)
Ls = 190 lao động
Ld = 300 lao động
48
Bài 59 : Qui định tiền lương tối thiểu
2. Xác định lượng thất nghiệp khi w=14
Ta có LS =-50+30w => LS =370
LD =500-25w => LD =150
Lượng thất nghiệp là 220
3.Khi w =14$=>Tổng thu nhập=14*150=2100
4. Khi w=10$=>LD=250=>Tổng thu nhập =10*250=2500
Bài 60. Xác định thu nhập từ lao động ,
tô kinh tế và thu nhập chuyển giao
1. Đơn giá tiền lương cân bằng và số lượng lao động.
Dựa vào bảng cung lao động ta viết được phương trình đương
cung : LS=4w +40
Dựa vào bảng cầu lao động ta viết được phương trình đương
cầu : LD=-4w +480
Đơn giá tiền lương cân bằng và số lượng lao động
LS= LD =>w=55
Vậy lượng lương cân bằng là 55 và số lương lao động là 260
2.Tổng thu nhập từ lao động
Tổng thu nhập từ lao động =55*269 =14300$
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nh_hoan_chinh_3442.pdf