Chuyên đề Kết quả công tác giảm nghèo của xã Krông Jing, huyện M’đrắk, tỉnh Đắk Lắk

- Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, các hộ đói nghèo phải nỗ lực vươn lên để thoát khỏi đói nghèo, phải tự thân vận động, loại bỏ tâm lí chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. - Chủ động trong việc nâng cao nhận thức, học hỏi kinh nghiệm của các hộ đã thoát nghèo tại xã và các địa phương khác cũng như trên những phương tiện thông tin đại chúng để áp dụng vào thực tiễn công việc của mình. - Chủ động, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, mô hình sản xuất phù hợp, đạt hiệu quả kinh tế cao.

doc59 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2479 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kết quả công tác giảm nghèo của xã Krông Jing, huyện M’đrắk, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lợn 5.900 60 4 Đàn gia cầm 20.000 1,5 Tổng 32.850 (Nguồn: Báo cáo UBND xã năm 2014) Nuôi trồng thủy sản Diện tích đất nuôi trồng thủy sản trên toàn xã là 1.07 ha, trong đó chủ yếu là các ao hồ được người dân tự đào với quy mô nhỏ không tập trung. Ngoài việc nuôi trồng thủy sản , cũng đã cung cấp 1 phần nước tưới cho sản xuất nông nghiệp. Lâm nghiệp Tổng diện tích rừng hiện có đến thời điểm hiện tại là 1.949,77 ha, trong đó chủ yếu là đất rừng sản xuất, các diện tích đất rừng hiện tại do công ty Lâm Nghiệp M’Đrắk quản lý. Công nghiệp Công nghiệp đang được xây dựng khu công nghiệp với khu công nghiệp với quy mô 70,02 ha. Với việc xây dựng khu công nghiệp này trong tương lai cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn xã thay đổi đáng kể. Cơ cấu lao động sẽ chuyển dần sang ngành phi nông nghiệp đây là một định hướng lớn trong quá trình phát triển của xã. Thương mại – dịch vụ Hiện nay, toàn xã có 119 hộ kinh doanh, chủ yếu là buôn bán vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, công nghiệp buôn bán tạp phẩm, phục vục cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn. Các hình thức kinh doanh này hoạt động khá tốt và một phần nào tăng thêm thu nhập cho người dân trên địa bàn. Các dịch vụ trên địa bàn xã cũng khá phát triển như bưu chính viễn thông, vận tải, ngân hàng, Bên cạnh đó, khu du lịch thác Dray K’Náo được hình thành sẽ thúc đẩy sự phát triển loại hình kinh tế du lịch thương mại của xã. 3.2.2.2 Thực trạng phát triển xã hội Dân số: Theo số liệu tổng điều tra dân số đến 31/12/2014, dân số của xã Krông Jing là 9741 khẩu với 2292 hộ, bình quân 4,25 người/hộ. Mật độ dân số khoảng trên 123,19 người/km2. Trong những năm qua công tác dân số kế hoạch hoá gia đình trên địa bàn xã được thực hiện khá tốt, tỷ lệ phát triển dân số ngày càng giảm. Tỷ lệ phát triển dân số năm 2014 là 1,20%. Lao động, việc làm: Tình trạng lao động tại địa phương chủ yếu là lao động giản đơn, không được đào tạo qua các trường lớp đã ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất và phát triển các ngành nghề khác để tận dụng nguồn lao động nhàn rỗi, tỷ lệ số hộ lao động bằng nông nghiệp vẫn chiếm cao với 1806 hộ, sản xuất phi nông nghiệp chỉ có 138 hộ. Thu nhập: Công tác xoá đói giảm nghèo tiếp tục được thực hiện chỉ đạo, ban xoá đói giảm nghèo kết hợp cùng các ban, ngành, đoàn thể và trưởng các ấp tuyên truyền vận động người nghèo có ý thức vươn lên, tham gia tích cực vào xây dựng các mô hình làm ăn có hiệu quả để giảm và thoát nghèo. Do đó thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Công tác thương binh liệt sỹ và người có công luôn được quan tâm thực hiện đúng chế độ chính sách, tổ chức thăm hỏi, động viên tặng quà cho các đối tượng thuộc diện chính sách nhân dịp Tết Nguyên đán, ngày thương binh liệt sỹ 27/7 và các ngày lễ lớn. Trong năm 2013 đã, tỷ lệ hộ nghèo của xã là 42%, tổng số hộ. Thu nhập bình quân đầu người 13 triệu đồng/ người/năm. 3.2.2.3 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội Giao thông: Mạng lưới giao thông chính trên địa bàn xã được phủ khắp các điểm dân cư, các trục đường chính đã được nhựa hóa khoảng 70 %. Tổng chiều dài các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã là 46 km, trong đó có các tuyến chính sau: + Quốc lộ 26 chạy theo chiều Tây Bắc - Đông Nam, đọa qua xã dài 11 km, mặt đường trải nhựa rộng 12m, nền đường 20m, đây là trục đường giao lưu và phát triển kinh tế của xã. + Đường tỉnh lộ 13 xuất phát từ thôn 1 đi qua buôn Bik, xã EaLai dài 7 km, mặt đường rộng 5,5 m, đường nhựa, hiện nay đã xuống cấp gây khó khăn cho việc đi lại, sản xuất của nhân dân. + Tuyến đường Trường Sơn Đông, đoạn chạy qua xã dài 9,5 km xuất phát từ Buôn Chóa giáp xã Ea Lai đi xuống phía nam của xã điểm cuối giáp xã Krông Á, hiện trạng một số đoạn đã được bê tông hoá, mặt rộng theo giải phóng mặt bằng 20m, đường đang trong giai đoạn triển khai, thực hiện. + Đường từ buôn Bik đến giáp xã Ea Lai dài 2,6 km, đường được nhựa hoá 2,3 km, cấp phối 0,3 km, nền đường rộng 4m, lề đường 3m, chỉ giới QH 30m. + Đường giao thông từ nhà bà Võ Thị Phượng (thôn Ea Tê) đến giáp xã Ea Pil hiện trạng đường đất rộng 10 m, dài 2,2 km. + Tuyến đường tránh thị trấn qua địa bàn xã với chiều dài là 1,4 km mặt rộng theo giải phóng mặt bằng 20,5m hiện đang được xây dựng hoàn thiện. Đường nội thôn: Hiện tại trên địa bàn xã có khoảng 43,15 km đường nội thôn, trong đó có 24,08 km đã được cấp phối hóa chiếm 55%. Trên địa bàn xã còn 19,07 km đường giao thông cần được đầu tư nâng cấp và mở rộng. Các tuyến đường cần mở rộng và cấp phối chiếm 45% đường nội thôn trên địa bàn xã. Hiện trạng một số đoạn đường xuống cấp, đi lại khó khăn. Đường nội đồng: Đường nội đồng có chiều dài khoảng 10,07 km, hiện trạng chủ yếu là đường đường đất, các tuyến đi lại khó khăn vào mùa mưa. Thuỷ lợi: Hiện này, trên địa bàn xã có các công trình hồ đập là Đập dâng buôn Um, Đập Ktung, Đập Ea Mrok, Đập Ea Bôi, Đập Epan, đập dâng Ea Lai, đập dâng Ea Pa. Các công trình này hoạt động khá tốt, trong thời gian tới cần nâng cấp nhằm đảm bảo bảo tưới tiêu nước hiệu quả. Tổng chiều dài kênh mương trên địa bàn xã là 14.360 m, trong đó có 8.860 m kênh mương được bê tông hóa (chiếm 61,70%). Kênh mương chưa được kiên cố hóa là 5.500 m (chiếm 38,30%), các tuyến kênh chưa được kiên cố hóa thường xuyên tắc ngẽn nên hàng năm cần vận động người dân khai thông để đảm bảo khả năng lưu thông nước tưới. Năng lượng: Các tuyến đường điện hạ thế được kéo đến tận thôn buôn với tổng chiều dài đường dây trung thế là 20.526km, đường dây hạ thế là 16.745 km. Toàn xã có 14 trạm biến áp với tổng công suất là 1.176,5 KVA, đáp ứng khoảng 97,69% hộ dân có điện sinh hoạt. Bên cạnh đó, có 47 hộ xa khu trung tâm của thôn buôn nên việc kéo điện sinh hoạt còn gặp nhiều khó khăn, thiếu an toàn. Chất lượng nguồn điện cung cấp trên địa bàn xã khá tốt, đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày cũng như sản xuất của người dân. Bưu chính viễn thông: Xã hiện có điểm bưu điện văn hóa xã tại khu vực trung tâm cũng đã cung cấp phần nào nhu cầu liên lạc của người dân với diện tích khuôn viên là 169m2, quy mô nhà cấp 4. Mạng lưới Internet trên địa bàn xã cũng khá phát triển, Ủy ban xã đã được nối mạng tại các phòng ban. Đài truyền thanh xã thường xuyên làm tốt công tác tiếp âm các đài của cấp trên và kịp thời thông báo những thông tin cần thiết để nhân dân nắm được, các cụm loa không dây ở các cấp thường xuyên được kiểm tra và phát huy tác dụng tốt. Cơ sở văn hóa: Xã chưa có nhà văn hóa trung tâm để phục vụ sinh hoạt cộng đồng. Hiện tại, trên toàn xã có 20 thôn buôn, trong đó có 19/20 thôn buôn đã có nhà sinh hoạt cộng đồng. Diện tích các nhà sinh hoạt cộng đồng hiện chưa đạt chuẩn theo quy định. Trong thời gian tới cần nâng cấp các nhà sinh hoạt cộng đồng các thôn buôn hiện tại và xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng thôn Ea Tê, các thôn có định hướng tách trong giai đoạn quy hoạch. Cơ sở y tế: Với quan điểm chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, công tác y tế của xã từng bước được củng cố và phát triển cả về số lượng và chất lượng từ các thôn đến trạm y tế xã đều có các hoạt động thực hiện chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu, phát hiện dịch sớm, khám chữa bệnh ngày một nâng cao, vận động nhân dân thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình. Không để dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn xã. Trạm y tế xã được công nhận là đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2000 – 2010. Trạm có tổng diện tích khuôn viên và xây dựng là 915 m2 , nhà được xây dựng kiên cố với 7 phòng, trong đó: có 1 phòng khám và 6 phòng chức năng. Hiện nay, trạm có 7 cán bộ, bao gồm: 1 bác sỹ, 2 y sỹ, 1 nữ hộ sinh và 2 y tá, 1 trung cấp dược. Cơ sở hạ tầng trang thiết bị tương đối đầy đủ đáp ứng nhu cầu của người dân. Các phòng chức năng đáp ứng đầy đủ diện tích theo quy định của Bộ y tế về diện tích. Cơ sở giáo dục - đào tạo: Để nâng cao trình độ dân trí của người dân, trong những năm qua công tác giáo dục ở địa phương thường xuyên được các ngành các cấp quan tâm. Cơ sở trường lớp từng bước được xây dựng kiên cố và bán kiên cố. Đồ dùng dạy và học được trang bị. Năm học 2010 – 2011 tổng số trường học là 5 trường với tổng số học sinh 1.943 học sinh, trong đó: Trường trung học cơ sở có 586 học sinh, 2 trường tiểu học có 997 học sinh, 2 trường mẫu giáo có 360 cháu. - Trường mẫu giáo Hoa Mai: Trường có 1 trụ sở chính và 3 điểm trường tại các buôn. Trụ sở chính có diện tích 927 m2, Phân hiệu 1 của trường tại buôn Bik diện tích 1.647m2, phân hiệu 2 tại thôn 4 diện tích 568m2, phân hiệu 3 tại buôn Mlốk A,B 222 m2. - Trường mẫu giáo Hoa Hồng: Trường được công nhận là trường chuẩn Quốc gia, diện tích 1.486m2. Trụ sở chính tại thôn 1, có 9 phòng học, 1 phòng thể chất, 1 nhà kho, 1 nhà bếp, 1 phòng hiệu trưởng, 1 văn phòng, 1 phòng y tế, 1 phòng bảo vệ, 1 nhà xe. Điểm trường 1 tại buôn Nhang diện tích 1.518 m2, điểm trường 2 tại buôn Tai diện tích 1.617m2. - Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi: Tổng diện tích khuôn viên là 3.663 m2: tổng số phòng học trong toàn trường là 22 phòng, các phòng chức năng, phòng vệ sinh của cán bộ nhân viên và học sinh, cổng và tường rào, nhà trường với quy mô nhà cấp 4. Nhu cầu nâng cấp các phòng học và trang thiết bị dạy học. - Trường tiểu học Chu Văn An: Tổng diện tích khuôn viên là 2.951m2: Toàn trường có 13 phòng học với 6 phòng kiên cố và 7 phòng bán kiên cố. Có các phòng chức năng, phòng vệ sinh và nhà xe cho các cán bộ giáo viên và học sinh. Trường có 2 phân trường tại các buôn: Điểm trường 1 tại buôn Chuah diện tích 865 m2, điểm trường 2 tại buôn Glăn diện tích 612 m2. - Trường Trần Hưng Đạo: Tổng diện tích khuôn viên trong toàn trường là 6.228 m2, với tổng số phòng 22 phòng, trong đó 16 phòng học, 3 phòng chức năng, 3 phòng làm việc, nhà xe cho học sinh và cán bộ giáo viên. Cơ sở thể dục – thể thao: Cùng với đời sống tinh thân nhân dân ngày càng được cải thiện, phong trào thể dục thể thao cũng đã thu hút được quần chúng nhân dân tham gia tập luyện. Trong năm qua UBND xã cũng đã tổ chức được nhiều bộ môn thi đấu giao hữu giữa các thôn, buôn. Để phong trào tập luyện thể dục thể thao được duy trì và phát triển, những năm tới cần được quy hoạch thêm quỹ đất dành cho cơ sở thể dục thể thao đảm bảo nhu cầu sinh hoạt thể dục thể thao của quần chúng nhân dân. Chợ: Hiện tại, trên địa bàn xã chưa có chợ, để giúp nhân dân trong xã có địa điểm để trao đổi hàng hóa phát huy hết tiềm năng và nhu cầu giao thương hàng hóa của người dân cũng như các vùng lân cận, trong thời gian tới xã cần mở mới chợ xã để phục vụ nhu cầu trao đổi, thúc đẩy nền sản xuất hàng hoá đồng thời là cơ hội cho ngành thương mại dịch vụ phát triển. Để làm được điều đó, ngoài quy hoạch xây dựng chợ thì việc bố trí các công trình công cộng cũng như các khu dân cư phải thích hợp, tiết kiệm và hợp lý. 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Phương pháp chọn mẫu điều tra - Chọn điểm nghiên cứu: Dựa vào tình hình thực tế của xã Krông Jing có đường giao thông tỉnh lộ 715 đi qua và người dân sinh sống chủ yếu vào nông nghiệp, cơ cấu cây trồng cũng như canh tác của người dân như các xã khác 3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu từ hai nguồn Số liệu sơ cấp: + Phỏng vấn trực tiếp nông hộ, sử dụng các số liệu điều tra dưới dạng bảng hỏi tại các hộ gia đình (hộ gia đình, năm 2014) thuộc xã Krông Jing, Huyện M’đrăk, Tỉnh Đăk Lăk. + Tổng hợp các số liệu thu thập được Số liệu thứ cấp: Báo cáo của UBND xã trong những năm 2012, 2013, 2014 bên cạnh đó còn sử dụng một số tài liệu tham khảo, các sách báo, tạp chí, internet 3.3.3 Phương pháp sử lý số liệu - Phương pháp phân tổ thống kê: Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp thông tin, số liệu phân theo năm 2012, 2013, 2014. Phân loại hộ để làm cơ sở cho việc đánh giá mức sống thu nhập của các hộ dân, tiền đề cho việc xác định tỷ lệ hộ nghèo, hộ trung bình, hộ khá. - Số liệu được kiểm tra, xử lý tính toán trên máy tính bằng phần mềm microsoft office excel. Nhận xét, đánh giá và so sánh các kết quả từ các số liêu thu thập được. Phương pháp thống kê mô tả. 3.3.4 Phương pháp phân tích số liệu Nhận xét, đánh giá và so sánh các kết quả từ các số liêu thu thập được. 3.3.5 Hệ thống chỉ tiêu + Chỉ tiêu phản ánh Điều kiện sản xuất /hộ Bình quân diện tích đất đai /hộ Bình quân diện tích đất đai /khẩu Bình quân diện tích đất đai /lao động Trang bị tư liệu sản xuất /hộ Bình quân vay vốn /hộ được vay Thu nhập bình quân/đơn vị diện tích Hiệu xuất thu nhập thuần/tổng chi/hộ + Chỉ tiêu phản ánh đời sống của hộ : Tổng thu = thu từ sản xuất nông nghiệp + thu khác Chi phí = chi phí sản xuất + chi khác Bình quân thu nhập (triệu đồng/ khẩu /tháng) Bình quân chi tiêu (triệu đồng/ khẩu /tháng) Bình quân thu nhập (triệu đồng/ lao động /tháng) Tỉ lệ phụ thuộc = số nhân khẩu /số lao động chính của hộ Số tương đối = [(hộ trên mức nghèo- hộ nghèo)/(hộ nghèo)]*100 Số tuyệt đối = hộ trên mức nghèo- hộ nghèo. PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Tình hình thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo tại xã Krông Jing, huyện M’Đrắk 4.1.1 Tình trạng đói nghèo tại xã xã Krông Jing, huyện M’Đrắk Bảng 4.1: Tỉ lệ số hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Krông Jing năm 2014 STT Thôn, buôn,tổ dân phố Tổng số hộ rà soát (hộ) Tổng số hộ nghèo qua phiếu điều tra sơ bộ (hộ) Tỉ lệ hộ nghèo sơ bộ (%) Tổng số hộ cận nghèo qua điều tra sơ bộ (hộ) Tỉ lệ hộ cận nghèo sơ bộ (%) 1 Buôn Chóa 97 31 31,96 9 9,28 2 Buôn Tlu 65 21 32,31 20 30,77 3 Buôn M’trơng 95 27 28,42 9 9,47 4 Buôn Nhang 71 17 23,94 5 7,04 5 Buôn M’um 88 21 23,86 24 27,27 6 Thôn 2 190 29 15,26 7 3,68 7 Thôn 3 126 15 11,90 15 11,90 8 Buôn Ealai 109 25 22,94 4 3,67 9 Thôn1 130 8 6,15 2 1,54 10 Thôn Êtê 104 18 17,31 6 5,77 11 Buôn Eahmlai 54 18 33,33 6 11,11 12 Buôn Glăn 103 17 16,50 6 5,83 13 Buôn Bik 78 17 21,79 4 5,13 14 Buôn M’lốc B 146 34 23,29 4 2,74 15 Buôn Hoang 192 26 13,54 5 2,60 16 Buôn Tai 147 48 32,65 12 8,16 17 Buôn M’suốt 140 37 26,43 10 7,14 18 Thôn 4 146 21 14,38 7 4,79 19 Buôn M’găm 115 35 30,43 17 14,78 20 Buôn M’lốc A 96 18 18,75 4 4,17 Tổng cộng 2.292 483 21,07 176 7,68 (Nguồn: UBND xã Krông Jing) * Tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo - Theo kết quả điều tra năm 2014, tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn xã Krông Jing được thể hiện qua bảng số liệu trên:  - Nhìn vào bảng 4.1 trên ta thấy, xã Krông Jing có tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo khá cao, số hộ nghèo là 483/2.292 hộ (chiếm 21,07% - số hộ có thu nhập dưới 400.000 đồng/người/tháng). Số hộ cận nghèo là 176/2.292 hộ (chiếm 7,68%). Theo kết quả thống kê năm 2014, tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo có cả ở 20 thôn, buôn trong toàn xã, trong đó: + 4 buôn có tỉ lệ hộ nghèo trên 30% là buôn Chóa, Tlu, Ea Hmlai, Tai, Mgăm. + 7 buôn có tỉ lệ hộ nghèo từ 20% - 30% là Buôn Mtrơng, Nhang, M’Um, Ealai, Bik, MLôk B, M’Suốt. + 4 thôn, 3 buôn có tỉ lệ hộ nghèo từ 10% – 20% là các thôn: thôn 2, 3, 4, thôn ea Tê và Buôn Glăn, Hoang, Mlôk A. + Còn lại là các buôn có tỉ lệ hộ nghèo dưới 10%. - Tỉ lệ hộ cận nghèo phân bố ở các thôn trên địa bàn xã cũng không đồng đều. Các thôn có số hộ cận nghèo cao trên 10% là 5 buôn (Tlu, M’Um, thôn 3, Eahmlai, M’Găm). Hộ cận nghèo là những hộ rất dễ rơi vào tình trạng hộ tái nghèo. Vì vậy, chính quyền xã cần có những biện pháp thiết thực giúp người nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững. - Tình trạng nghèo đói ở Krông Jing được thể hiện trên nhiều mặt: + Hiện nay, ở Krông Jing, 100% dân cư sống trên địa bàn xã làm nông nghiệp. Tuy nhiên, diện tích đất trồng lúa lại không đáng kể, phần lớn là diện tích đất là đất bằng chỉ thích hợp cho việc trồng ngô, mì, mía. Phương thức canh tác lạc hậu, năng suất lao động thấp. Trong xã không có nhà máy hay doanh nghiệp sản xuất, cơ sở chế biến mặt hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Cơ sở hạ tầng còn yếu kém, nhất là về giao thông, chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân. + Toàn xã có hai trường mầm non, hai trường tiểu học và một trường trung học cơ sở tập trung tại xã. Các trường đã có những cơ sở vật chất thiết yếu cho việc giảng dạy và học tập. Tuy nhiên, chưa có các thiết bị mang tính công nghệ cao giúp công việc giảng dạy đạt hiệu quả cao hơn. + Cơ sở y tế còn hạn chế, chưa có trang thiết bị hiện đại để phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh cho người dân. Toàn xã có 981 hộ (chiếm 67%) sử dụng nước sạch. * Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng đói nghèo tại xã Krông Jing huyện M’Đrắk tỉnh Đăk Lăk - Nghèo đói là hậu quả của nhiều vấn đề. Nhìn chung, sự đói nghèo của người dân trên địa bàn xã Krông Jing bắt nguồn từ một số nguyên nhân cơ bản như sau: 1. Krông Jing là một xã miền núi của huyện M’Đrăk. Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ nhỏ, khoảng 280 ha (8,2%), thiếu tư liệu sản xuất là một điều hiển nhiên tại xã, việc trồng lúa hầu như chỉ có thể trồng một vụ, nên chưa đáp ứng đủ nhu cầu lương thực tại chỗ, việc trồng ngô, mì năng suất còn thấp. 2. Thời tiết khắc nghiệt, tình hình dịch bệnh ở đàn gia súc diễn biến phức tạp. Thị trường hàng hóa không ổn định, giá vật tư phân bón, nguyên liệu sản xuất tăng cao, đặc biệt là thiếu vốn đầu tư phát triển sản xuất. 3. Người dân có trình độ dân trí thấp, không có khả năng áp dụng những khoa học kỹ thuật vào sản xuất hoặc chưa mạnh dạn trong quá trình chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi mới. 4. Dân đông làm kìm hãm tới sự phát triển của nền kinh tế, dân không có việc làm, tệ nạn xã hội xảy ra liên tiếp như: cờ bạc, trộm cắp, xuất hiện thêm những căn bệnh lạ không biết nguyên nhân. Krông Jing còn là một xã nghèo truyền thống như: tài sản để lại cho con ít hoặc không có, các thế hệ sau tự phải chủ động gây dựng cơ ngơi cho riêng gia đình mình, để đảm bảo cho cuộc sống sau này. Có thể thấy rằng người dân nghèo đang gặp phải rất nhiều khó khăn. Nếu không có sự quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền địa phương thì vấn đề nghèo đói ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Vấn đề đặt ra ở đây là cần phải có sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng thì tình trạng nghèo đói mới có thể giảm dần được. 4.1.2 Một số chính sách, chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo đã và đang được thực hiện tại xã Krông Jing- M’Đrắk * Chủ thể tham gia triển khai thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo tại địa phương - Được sự quan tâm sát sao, chỉ đạo kịp thời của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đăk Lăk và Uỷ ban nhân dân huyện M’Đrắk, Ban công tác xóa đói giảm nghèo tại xã Krông Jing- M’Đrắk đã được thành lập từ năm 2010. Hiện nay thành phần của Ban xoá đói giảm nghèo bao gồm: Đồng chí Nguyễn Thị Linh, hiện nay là Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Krông Jing làm trưởng ban, đồng chí Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã làm phó ban. Bênh cạnh đó còn có sự tham gia của các cán bộ chuyên trách và trưởng các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội xã. Tham gia vào hoạt động này, còn có 20 đồng chí trưởng các thôn, buôn trên địa bàn xã. Ngoài ra, để việc thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo mang lại hiệu quả cao, bản thân người nghèo cũng cần phải tích cực, chủ động tham gia vào công cuộc xoá đói, giảm nghèo cho chính bản thân mình. Có như vậy, giảm nghèo mới thật sự mang tính bền vững. * Một số chủ trương, chính sách xoá đói, giảm nghèo được triển khai tại địa phương - Để nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác xóa đói giảm nghèo, Ban lãnh đạo công tác xoá đói giảm nghèo xã Krông Jing đã tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước về xóa đói giảm nghèo. Tổ chức tiến hành bình xét, lựa chọn các đối tượng thuộc diện nghèo hàng năm theo đúng quy định của nhà nước. Từng bước xây dựng kế hoạch đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi và phát triển kinh tế. Tổ chức thực hiện các biện pháp phát triển kinh tế xã hội, kiểm tra, giám sát hiệu quả phân bổ và sử dụng các nguồn vốn của Ngân hàng chính sách xã hội huyện M’Đrăk. Cụ thể như: + Thực hiện chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/ QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ. + Thực hiện cấp tiền cho học sinh mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông là con hộ nghèo đề nghị thụ hưởng chính sách hỗ trợ theo quyết định 112/QĐ - TTg của Chính phủ. + Dự án hỗ trợ phương thức sản xuất theo chương trình 135 (hỗ trợ về giống lúa, vật nuôi, máy bơm, bình phun ắc quy, máy phun thuốc sâu chạy động cơ xăng). + Hỗ trợ về nhà ở, nước sinh hoạt theo quyết định 134/QĐ - TTg của thủ tướng chính phủ. + Thực hiện chính sách vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số. + Thực hiện kế hoạch phân bổ nguồn vốn sản xuất – kinh doanh vùng hai. + Dự án hỗ trợ người nghèo phát triển sản xuất theo chương trình 135, hỗ trợ gạo cứu đói giáp hạt, tặng quà tết cho các hộ nghèo, hỗ trợ tiền điện. 4.2 Quá trình và kết quả thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo ở xã Krông Jing giai đoạn 2012 – 2014 Được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và sự lãnh đạo của chính quyền địa phương, đặc biệt là của Ban chỉ đạo thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo, từ năm 2012 công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn xã Krông Jing đã đạt được những kết quả to lớn trên nhiều mặt: 4.2.1 Hoạt động hỗ trợ xây dựng nhà ở - Nhà ở là nơi cư trú, nơi diễn ra mọi hoạt động thường ngày của các thành viên trong gia đình. Đồng thời, một ngôi nhà ở kiên cố giúp người dân yên tâm sản xuất, bởi vì, có an cư mới lạc nghiệp. Chính vì vậy, xây dựng nhà ở cho người nghèo đã trở thành tâm điểm trong các chính sách về xóa đói giảm nghèo. Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ là chính sách lớn, thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2011 – 2015, nhà nước trực tiếp hỗ trợ cho các hộ nghèo để có nhà ở ổn định, an toàn, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xoá đói, giảm nghèo bền vững. Với nguyên tắc hỗ trợ trực tiếp, đảm bảo công khai, công bằng, minh bạch đến từng hộ gia đình tham gia đóng góp, để xây dựng một căn nhà có diện tích sử dụng tối thiểu 24m2 trở lên. Niên hạn sử dụng của căn nhà từ 10 năm trở lên. - Ngay sau khi nhận được các văn bản chỉ đạo của các cơ quan nhà nước cấp trên về thực hiện Nghị quyết 167. Uỷ Ban nhân dân xã Krông Jing đã họp và ra quyết định thành lập ban chỉ đạo 167 cấp xã do đồng chí Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã làm trưởng ban và các đồng chí lãnh đạo các phòng ban chuyên môn có liên quan là thành viên. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ thông báo đến các thôn, buôn, để họp thông qua quy trình bình xét các hộ nghèo. Đối tượng thuộc diện bình xét là hộ nghèo theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2010/QĐ -TTg ngày 08 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2010 - 2015, đang cư trú tại địa phương ; Hộ chưa có nhà ở hoặc đã có nhà ở nhưng nhà ở quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và không có khả năng tự cải thiện nhà ở. Việc bình xét hộ nghèo được xếp theo thứ tự ưu tiên như sau : - Hộ gia đình có công với cách mạng - Hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số - Hộ gia đình trong vùng thường xuyên xảy ra thiên tai - Hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật) - Hộ gia đình đang sinh sống trong vùng đặc biệt khó khăn - Các hộ gia đình còn lại Sau khi bình xét, Hội đồng chính sách xã hội xã duyệt và chốt danh sách gửi phòng Lao động Thương binh và Xã hội thẩm định lại danh sách và báo cáo Ban chỉ đạo huyện. Trong suốt quá trình triển khai thực hiện, Uỷ ban nhân dân xã đã có nhiều văn bản chỉ đạo tổ chức thực hiện. Các ban ngành đoàn thể như: Mặt trận Tổ quốc, Phụ nữ, Đoàn thanh niênđã tham gia tích cực hỗ trợ trong việc xây dựng nhà cho các hộ đặc biệt khó khăn (hỗ trợ về ngày công). Thực hiện chương trình xây dựng nhà ở theo Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ, trong giai đoạn từ năm 2012 – 2014 trên địa bàn xã đã hoàn thành theo kế hoạch đề ra với tổng số hộ xây dựng nhà là 53/57 hộ, cụ thể năm 2012 là 31 hộ, năm 2013 là 26 hộ, năm 2014 là 26 hộ. * Công tác giải ngân thực hiện chương trình xây dựng nhà ở : năm 2014, tổng số vốn thực hiện chương trình là 1.689,2 triệu đồng, trong đó vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là 445,2 triệu đồng, vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội 424 triệu đồng, vốn hỗ trợ của Uỷ ban mặt trận Tổ quốc 25 triệu đồng, ước giá trị vốn anh em dòng họ, ngày công và các nguồn vốn khác 795 triệu đồng. Năm 2012 tổng số vốn giải ngân một đợt là 800 triệu, năm 2013 là 2,5 tỉ chia làm 3 đợt. Hỗ trợ 8.4 triệu đồng cho mỗi hộ gia đình nghèo xây dựng nhà cửa, với những hộ có nguyện vọng vay thêm vốn để làm nhà được hỗ trợ cho vay vốn với lãi suất thấp từ 0,25% - 0,65%/năm. * Diện tích, chất lượng xây dựng nhà ở: 100% các hộ khi xây dựng nhà đều đạt và vượt diện tích theo quy định trung bình của mỗi nhà từ 40m trở lên (diện tích tối thiểu là 24m) chất lượng xây dựng đảm bảo theo yêu cầu đề ra, đảm bảo 3 cứng (nền cứng, tường cứng, mái cứng). Khi xây dựng xong phần nào Ban chỉ đạo xã tiến hành kiểm tra và nghiệm thu theo quy định. Với chính sách thiết thực trên đây, về cơ bản đã giảm được đáng kể tỉ lệ hộ nghèo chưa có nhà ở hoặc nhà ở tạm bợ trên địa bàn xã, góp phần ổn định đời sống nhân dân, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, góp phần ổn định chính trị trên địa bàn. Đồng thời, nâng cao nhận thức của người dân về quyền lợi và trách nhiệm của người dân trong công tác xoá đói giảm nghèo ở địa phương. 4.2.2 Hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất Phát triển sản xuất là một trong những quá trình thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Chính vì vậy Đảng và nhà nước nói chung và chính quyền xã Krông Jing nói riêng đã có những chính sách và dự án khác nhau để hỗ trợ người dân sản xuất. Sự hỗ trợ chủ yếu là dự án hỗ trợ phát triển sản xuất từ chương trình 135 bắt đầu triển khai từ năm 2013 : Bảng 4.2: Phân bổ nguồn vốn dể phát triển sản xuấtgiai đoạn 2013- 2014 STT THÔN, BUÔN NĂM 2013 NĂM 2014 BÌNH PHUN ẮC QUY (chiếc) MÁY BƠM (chiếc) MÁY XÁC NGÔ (chiếc) MÁY PHÁT CỎ (chiếc) MÁY GẶT LÚA (chiếc) BÌNH PHUN ẮC QUY (chiếc) MÁY BƠM (chiếc) 1 Buôn Chóa 2 1 3 1 2 2 Buôn Tlu 1 1 3 1 1 3 3 Buôn M’trơng 3 2 1 4 Buôn Nhang 3 2 4 5 Buôn M’um 3 1 3 2 2 6 Thôn 2 2 2 1 2 3 7 Thôn 3 1 1 8 Buôn Ealai 2 2 1 1 2 9 Thôn1 1 1 1 1 2 10 Thôn Êtê 4 2 2 10 11 Buôn Eahmlai 1 1 5 2 3 1 12 Buôn Glăn 1 2 3 1 1 13 Buôn Bik 1 3 14 Buôn M’lốc B 1 1 3 1 2 15 Buôn Hoang 1 1 1 16 Buôn Tai 4 3 2 2 1 17 Buôn M’suốt 6 2 5 1 7 18 Thôn 4 3 2 6 1 19 Buôn M’găm 5 2 1 2 4 20 Buôn M’lốc A 1 1 3 Tổng cộng 35 21 37 24 11 32 27 (Nguồn: UBND xã Krông Jing) Năm 2013 Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình 135: đối tượng là hộ nghèo thuộc 20 thôn, buôn trong xã với 56 hộ, trong đó các hộ được hỗ trợ máy phun thuốc ắc quy là 35 chiếc, máy bơm là 21 chiếc. Với tổng kinh phí là 73.900.000 đồng, Nhà nước hỗ trợ 50.000.000 đồng. Năm 2014 Tiếp tục dự án hỗ trợ sản xuất, năm 2014 có 131 hộ trong xã Krông Jing đã được hỗ trợ 27 máy bơm, 32 bình phun ắc quy, 11 máy gặt lúa, 37 máy xác ngô, 24 máy phát cỏ. Với tổng kinh phí là 299.950.000 đồng. Sự hỗ trợ của Nhà nước và cấp chính quyền tại địa phương xã Krông Jing được phân bổ trên địa bàn 20 thôn trong xã. Với sự hỗ trợ này các hộ nghèo trong xã đã có được những tư liệu cần thiết phục vụ quá trình sản xuất của mình. Những hộ ít vốn có thể được nhà nước hỗ trợ về vật nuôi như: tư liệu sản xuất máy xạc cỏ, làm cho người dân có thể quay vốn nhanh, hoàn trả số nợ trong thời gian ngắn nhất. Nhờ sự hỗ trợ trên mà tình hình sản xuất đã có chuyển biến rõ rệt. Đời sống của các hộ nghèo được cải thiện, cuộc sống khá giả hơn trước. Từ sự phát triển sản xuất của các hộ gia đình đã làm tăng diện tích sản lượng và năng suất đáng kể. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu trên: 4.2.3 Hoạt động hỗ trợ cho vay vốn Đối với các hộ nghèo trên cả nước nói chung và ở Krông Jing nói riêng, việc hỗ trợ vốn là một trong những chương trình quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo. Nhà nước ta đã có chủ chương thực hiện các khoản tín dụng cho vay mở rộng tới hộ nông dân theo quyết định số 525/TTG ngày 31/08/1995 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Ngân hàng Chính sách Xã hội (năm 2003) hỗ trợ nguồn vốn để phát triển sản xuất để phối hợp cùng với các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội tạo ra việc làm cho người lao động, giúp các hộ nghèo vươn lên làm giàu một cách chính đáng, giải quyết những khó khăn của đời sống, góp phần thực hiện thành công mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Trong những năm qua, ở xã Krông Jing đã áp dụng chương trình cho vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội trên toàn xã. Theo quy định của nhà nước, những hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn mức cho vay bình quân từ 7 – 10 triệu VND/ hộ/ lượt vay. Trường hợp hộ vay chăn nuôi đàn gia súc sinh sản, cây trồng lâu năm thì mức vay vốn tối đa không quá 30.000.000 VND/ năm. Đối với đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện khó khăn được hỗ trợ mức vay đến 5.000.000VND/ hộ và không phải trả lãi tiền vay. Thời hạn cho vay áp dụng với các hộ gia đình nghèo là không quá 3 năm với lãi suất cho vay từ 0,25% đến 0,6%. Từ khi có chương trình hỗ trợ cho vay từ ngân hàng chính sách xã hội các hộ gia đình nghèo trên địa bàn xã đã làm các thủ tục để Ngân hàng chính sách giải ngân nguồn vốn. Năm 2012, trên toàn xã có 18 hộ thuộc diện nghèo được vay vốn, trong đó có 3 hộ gia đình thuộc các dân tộc thiểu số, với tổng số vốn vay là 90 triệu đồng. Trong năm 2013, số hộ gia đình trên toàn xã được vay vốn là 22 hộ với tổng số vốn là 110 triệu đồng. Năm 2014 trên toàn xã có 15 hộ nghèo thuộc các dân tộc thiểu số được vay vốn với tổng số vốn 75 triệu đồng. Sau khi được vay vốn, các hộ gia đình đã sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả, phần lớn là dùng vào mục đích phát triển sản xuất. Từ nguồn vốn trong tay, các hộ gia đình đã mạnh dạn mở rộng diện tích đất mà trước đây bỏ hoang, đào ao để thả cá và xây dựng chuồng trại chăn nuôi, mua giống chăn nuôi gồm gia súc (Trâu, Bò) và gia cầm (Lợn, Gà, Vịt) và một số loại giống cá (cá Trắm cỏ, cá Chép), mua giống cây trồng như Keo làm giấy, Bạch Đàn. Ngoài ra các hộ còn sử dụng nguồn vốn đó để mua các loại phân bón cho cây trồng. Trong thời gian qua, nhờ sử dụng nguồn vốn từ ngân hàng chính sách xã hội trên địa bàn xã đã có nhiều hộ gia đình vươn lên phát triển về kinh tế, đơn cử như trường hợp gia đình chị Đàng Thị Bảo Trang buôn M’Um với số vốn được vay từ ngân hàng chính sách xã hội là 15 triệu đồng (năm 2013) gia đình chị đã sử dụng nguồn vốn để mua 1000 gốc cây keo làm giấy với chi phí là 2 triệu đồng, mua phân bón hết 3,5 triệu đồng, mua 10 cân cá giống (gồm cá Chép, cá Trắm cỏ) hết 1.200.000 đồng. Ngoài ra, chị dùng 5 triệu đồng để tu sửa chuồng trại và mua 4 con lợn giống. Số vốn còn lại gia đình dự tính sẽ để mua thức ăn chăn nuôi và phân bón. Việc sử dụng nguồn vốn từ ngân hàng chính sách xã hội đã bước đầu mang lại hiệu quả cao cho gia đình, giúp gia đình từng bước cải thiện cuộc sống, từng bước thoát nghèo. Ngoài nguồn vốn đã hỗ trợ cho vay, chủ yếu từ ngân hàng chính sách xã hội, thì ở xã Krông Jing đã có những chương trình cho vay từ nguồn vốn trích từ quỹ của các hội như: Hội phụ nữ, hội nông dân, hộ cựu chiến binh, đoàn thanh niên. Trong toàn xã đã thành lập được quỹ Hội phụ nữ đóng từ 25 chi hội. Quỹ hội phụ nữ được đóng góp hàng năm phục vụ cho các hộ gia đình thuộc diện nghèo có nhu cầu vay, với số tiền là từ 2 đến 3 triệu VND/ lượt. Các chương trình dự án của hội phụ nữ được tài trợ hàng năm như: Dự án AFAP của Úc với tổng số vốn là 1,2 tỷ đồng (trong năm 2012- 2013) dành cho các chị, em phụ nữ trên toàn xã đặc biệt là các chị, em thuộc diện nghèo. Nguồn vốn từ hai dự án hỗ trợ trên được các hộ gia đình sử dụng vào mục đích chăn nuôi (Trâu, Bò, Lợn, Gà, Vịt). Nhiều hộ gia đình thoát nghèo từ chương trình vay vốn thông qua tổ chức hội phụ nữ như gia đình chị H Djuê Niê buôn M’Lôk A, H Jih Niê buôn GLăn. Bên cạnh những nguồn vốn cho vay từ Hội phụ nữ, thì nguồn vốn từ quỹ Hội nông dân, Hội cựu chiến binh cũng đã góp phần đáng kể vào việc hỗ trợ cho các hộ gia đình nghèo vươn lên thoát nghèo. Các hộ gia đình nghèo có thành viên tham gia hội nông dân, hội cựu chiến binh được vay vốn từ 2 - 3 triệu VNĐ/lượt với lãi suất thấp 0,1%. Trên cơ sở tinh thần tự nguyện của các hộ gia đình nên số lượng người vay không giới hạn và trên thực tế số hộ tham gia đăng kí vay từ các nguồn vốn này cũng không nhiều trong năm 2012 có 11 hộ gia đình đăng kí vay vốn, năm 2013 có 8 hộ và năm 2014 có 10 hộ đăng kí vay vốn. Việc hỗ trợ vốn cho những hộ nghèo đã tạo điều kiện cho họ chủ động hơn trong quá trình sản xuất, người nghèo có thể tự do đầu tư sản xuất mà họ cho là có hiệu quả nhất.  4.2.4 Hỗ trợ cho hoạt động giáo dục Thực tế cho thấy có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến nghèo đói và một trong những nguyên nhân cơ bản đó là trình độ dân trí thấp. Nhận thức được vấn đề đó, Đảng và nhà nước ta luôn có những chính sách ưu tiên hàng đầu trong phát triển giáo dục, đề ra những chương trình, chính sách hỗ trợ cho học sinh, sinh viên nghèo trong cả nước như miễn giảm học phí, hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh nghèo, có những xuất học bổng dành cho những học sinh, sinh viên nghèo học giỏi vượt khó. Từ đó đã khuyến khích các hộ gia đình có con em trong độ tuổi đi học đảm bảo điều kiện tốt nhất cho con em mình tới trường. Được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng và nhà nước, các cấp chính quyền, xã Krông Jing đã thực hiện tốt các chương trình, chính sách của Đảng và nhà nước trong vấn đề hỗ trợ giáo dục cho những học sinh, sinh viên thuộc diện nghèo. Trong những năm 2012 – 2014 xã Krông Jing đã thực hiện hỗ trợ cho những học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo trong xã cụ thể là : Miễn giảm học phí gần như 100%, hỗ trợ mua sách vở, đồ dùng học tập. Theo quy định 112 của Chính phủ, mỗi học sinh, sinh viên được hỗ trợ 140.000 đồng/tháng. Năm học 2012 – 2013 có 109 em thuộc 16 buôn trong toàn xã được hỗ trợ với tổng số tiền là 65.100.000 đồng. Trong năm học 2014, có 16 em thuộc 9 buôn được trợ cấp với tổng số tiền trợ cấp là 10.850.000 đồng. Năm 2014, trong 4 tháng đầu năm (từ tháng 1 – 5) có 39 em, thuộc 18 buôn được hỗ trợ với tổng số tiền là 26.600.000 đồng. (Nguồn UBND xã Krông Jing) Những chính sách thiết thực trên đây đã giúp đỡ đáng kể đến cuộc sống của các hộ gia đình có con em đang đi học, là nguồn động viên, khích lệ con em đến trường để học tập, từ đó tỉ lệ học sinh, sinh viên đến trường đi học được tăng lên. Thành công trong công tác này đã góp phần không nhỏ vào thành công chung của công tác xóa đói giảm nghèo ở xã, đồng thời là giải pháp hiệu quả để xóa bỏ tình trạng nghèo đói ở nước ta nói chung và ở Krông Jing nói riêng. 4.2.5 Hỗ trợ về y tế Krông Jing là một xã có tỉ lệ nghèo trung bình của huyện M’Đrăk, đời sống của người dân vẫn chưa được đảm bảo về nhiều mặt, bên cạnh các nhu cầu hỗ trợ về nhà ở, hỗ trợ về sản xuất, giáo dụcthì nhu cầu về sức khỏe con người cũng luôn được coi trọng. Thực hiện những chính sách của Đảng và nhà nước ta đề ra, trong những năm qua xã Krông Jing đã có những nỗ lực trong phát triển y tế, hỗ trợ cho những hộ gia đình nghèo, góp phần thực hiện hiệu quả trong công tác xóa đói giảm nghèo, người dân từng bước thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống. Hằng năm, xã tổ chức khám sức khỏe định kỳ, cấp phát thuốc miễn phí cho người dân theo chương trình 135. Trong các chính sách của nhà nước đề ra, có chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho tất cả mọi người thuộc diện nghèo và được 100% các hộ nghèo tham gia đầy đủ. Nhờ thực hiện các chính sách trên mà sức khỏe của người dân được quan tâm, tỉ lệ bệnh tật, đau ốm giảm đáng kể, người dân yên tâm hơn để chú trọng vào công việc sản xuất, đồng thời người dân tin tưởng vào các cấp chính quyền. 4.2.6 Hỗ trợ trong vấn đề giải quyết việc làm Do đặc thù là một xã miền núi, ngoài hoạt động sản xuất nông nghiệp người dân nơi đây hầu như không biết cách phát triển các hoạt động dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp để tăng thu nhập. Trong khi đó do tính mùa vụ của nghề nông nên tình trạng thiếu việc làm vào thời gian nông nhàn là rất nhiều. Chính vì thế mà chính quyền xã đã mở các lớp đào tạo nghề như nghề may, tin học, thú y. Đồng thời, chính quyền xã đã đề ra chiến lược để Hội phụ nữ kết hợp với cán bộ khuyến nông, hội nông dân, các công ty cố vấn việc làm xuất khẩu lao động tổ chức tập huấn khoa học kĩ thuật, hội thảo chăn nuôi trồng trọt các loại giống cây mới, giúp một số người dân trong xã đi học nghề làm việc trong nước và xuất khẩu lao động sang nước ngoài. Được Đảng và nhà nước quan tâm, những đối tượng chính sách đi lao động nước ngoài hoặc những gia đình sản xuất kinh doanh tại các vùng khó khăn được hỗ trợ cho vay tối đa là 30 triệu/ 1 hộ. Thời gian cho vay tối đa là 60 tháng. 4.2.7 Một số hỗ trợ khác Bên cạnh những chính sách hỗ trợ trên còn nhiều chính sách xoá đói giảm nghèo của Nhà nước được xã Krông Jing áp dụng như: chính sách hỗ trợ tiền điện (theo quyết định số 268/QĐ - TTg ngày 23/2/2011 của Thủ Tướng Chính Phủ) cho 385 hộ nghèo (quý II năm 2011) với mức hỗ trợ 90 nghìn đồng/hộ/quý. Đối với các hộ nghèo, hộ chịu ảnh hưởng của lũ lụt được hỗ trợ gạo cứu đói tháng giáp hạt. Tháng 6/2009 Ủy ban nhân dân xã Krông Jing ra quyết định hỗ trợ 15kg/khẩu cho 76 hộ. Ngoài ra Ủy ban nhân dân xã còn hỗ trợ phát chăn bông cho 388 hộ nghèo của xã Krông Jing với số phân bổ 35 (22/12/2010). Tặng quà tết cho 387 hộ nghèo mỗi khẩu 200.000 đồng (2009). Để thực hiện tốt hơn nữa công tác xoá đói giảm nghèo chính quyền còn thực hiện một số dự án phát triển giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ người dân phát triển sản xuất. 4.3 Kết quả đạt được từ việc thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo ở xã Krông Jing - M’Đrắk – Đăk Lăk Một số chính sách mà chính quyền xã Krông Jing thực hiện để hỗ trợ người nghèo đã cải thiện đáng kể cuộc sống của người dân, nâng cao cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần. Kinh tế ngày càng phát triển, sức khoẻ, giáo dục ngày càng được chú trọng và khuyến khích niềm tin của người dân vào Đảng, nhà nước ngày càng bền chặt. Nhờ triển khai tốt chính sách xóa đói giảm nghèo tại địa phương, trong vòng 3 năm qua, từ năm 2012 – 2013 đã giảm từ 238- 230 hộ gia đình ở Krông Jing đã thoát nghèo. Tuy nhiên số hộ nghèo năm 2014 lại tăng lên 176 hộ do chuẩn nghèo mới được áp dụng đối với hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 trở xuống, so với năm 2012 và năm 2013 tăng lên 200.000 đồng. Điều này được thể hiện rõ ở bảng sau: Bảng 4.3: Số hộ nghèo trên địa bàn xã Krông Jing giai đoạn 2012 – 2014 Năm Tổng số hộ Số hộ nghèo Số hộ thoát nghèo (hộ) Tỉ lệ (%) (hộ) Tỉ lệ (%) (hộ) Tỉ lệ (%) 2012 2.616 100 591 23,62 283 11,58 2013 2.437 100 537 24,19 230 10,27 2014 2.292 100 483 21,07 176 7,68 (Nguồn: UBND xã Krông Jing) * Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo. - Thuận lợi: + Krông Jing là một xã thuộc vùng 135 vì vậy mà được nhà nước quan tâm ban hành nhiều chính sách về xóa đói giảm nghèo + Cán bộ xã thường xuyên được đi tập huấn nâng cao trình độ và năng lực, nhiệt tình để thực hiện tốt các chính sách đồng thời có những chính sách phù hợp. + Các chính sách được phổ biến tới dân thông qua các phương tiện truyền thông như loa, đài để dân nắm rõ và tạo thuận lợi trong quá trình thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo. - Khó khăn: + Địa hình ở xã chủ yếu là đồi núi nên diện tích đất canh tác còn thiếu nhiều, vì vậy đây là khó khăn trong các chính sách hỗ trợ đất canh tác cho dân. + Lao động trẻ tại địa phương ít hầu hết là đi làm ăn xa đây là một khó khăn cho các chính sách cần những nguồn lao đông trẻ ví dụ như các chính sách mở lớp dạy nghề, thực hiện các mô hình kinh tế như mô hình VACR + Người dân ở xã chưa năng động, rất ít các kiểu sản xuất hộ gia đình để tăng thêm thu nhập mà chỉ dựa vào lúa và mì một phần do trình độ của người dân chưa cao nên mức độ tiếp thu các chính sách mà xã ban hành của người dân cũng hạn chế. + Dân cư sống không tập trung nên việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách gặp nhiều khó khăn. * Những hạn chế và nguyên nhân trong quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo. Thực hiện những chính sách xóa đói giảm nghèo đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực, góp phần nâng cao đời sống của người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt mà Ban công tác xóa đói giảm nghèo đã làm được trong thời gian qua thì vẫn còn một số hạn chế sau: - Hỗ trợ về nhà ở : Chương trình 134, 167 giải quyết được phần nào nguyện vọng của nhân dân về nhà ở tuy nhiên với số tiền hỗ trợ là 8,4 triệu đồng không thể đủ để xây dựng một căn nhà kiên cố khi mà giá cả vật liệu xây dựng ngày càng tăng cao. Họ phải vay thêm tiền ở bên ngoài gấp 2, 3 lần số tiền được Nhà nước hỗ trợ thì mới đủ để hoàn thiện nhà. Tuy nhiên sau đó người dân không có khả năng để trả nợ do số tiền vay quá lớn. Họ tiếp tục rơi vào vòng luẩn quẩn không thoát nghèo được. - Hỗ trợ phát triển sản xuất: Trong các chương trình hỗ trợ của nhà nước cho hộ người nghèo, thì có chương trình hỗ trợ về phát triển sản xuất. Nhà nước hỗ trợ về giống vật nuôi, cây trồng, phân bón và một số máy móc, phục vụ cho sản xuất của các hộ gia đình. Tuy nhiên, nhiều hộ gia đình vẫn chưa phát huy được những hiệu quả cao từ những chương trình hỗ trợ đó. Những hạn chế đó được thấy rõ qua những vấn đề sau: Các chương trình tập huấn cho người dân về mô hình phát triển V- A-C-R (vườn – ao – chuồng – rừng), chưa được những cán bộ phụ trách hướng dẫn cụ thể và đúng theo quy trình, mặt khác ý thức tham gia vào các lớp tập huấn của người dân còn chưa cao, nhiều hộ dân chưa chú ý đến việc áp dụng mô hình này vào trong phát triển kinh tế. Trong việc hỗ trợ giống vật nuôi (Trâu, Bò) cho người dân cũng còn nhiều bất cập. Nguồn giống mua về chủ yếu từ các trại chăn nuôi ở Đăk Lăk, cho ăn bằng thức ăn công nghiệp, do đó không thích nghi được với điều kiện chăn nuôi của ở trên địa bàn xã, nên đã dẫn đến tình trạng bò bị ốm, người dân phải bán bò với giá rẻ để hoàn trả tiền cho trại cung cấp giống. Bên cạnh đó, các hộ gia đình đã gặp phải nhiều rủi ro trong chăn nuôi do những diễn biến hết sức phức tạp của thời tiết (rét đậm, rét hại) gây ra. Trong vấn đề này, một phần là do ban khuyến nông của xã chưa có biện pháp chỉ đạo kịp thời để đối phó với những điều kiện thời tiết xấu như chưa đôn đốc người dân trong việc giữ ấm cho gia súc, gia cầm trong mùa rét. Vì thế, nguồn giống vật nuôi được hỗ trợ đã không mang lại hiệu quả cho các hộ gia đình. Việc hỗ trợ cây giống còn ồ ạt, không kiểm soát được số lượng cũng như chất lượng, người dân chưa được hướng dẫn cụ thể về các kỹ thuật canh tác, như việc trồng các loại cây keo làm giấy, bạch đàn còn chưa đúng khoảng cách, tỉ lệ hố đào, tỉ lệ phân bón. Như vậy, các hộ nghèo không có diện tích đất trồng lúa, chỉ dựa vào diện tích trồng bắp, diện tích trồng keo thì mức thu nhập sẽ không đáng kể nếu diện tích cây trồng đó phát triển kém, không đồng đều đều. Trên địa bàn xã đã xây dựng được xí nghiệp gỗ, chưa có nhà máy chế biến nông sản, thực phẩm vì thế sản phẩm làm ra chưa được tiêu thụ tại chỗ, người dân phải mất chi phí vận chuyển đi tiêu thụ chỗ khác. Do là một xã miền núi cho nên vấn đề giao thông gặp nhiều khó khăn trở ngại, người mua phải mất nhiều chi phí hơn khi mua hàng, còn người bán thì phải chấp nhận giá cả thấp hơn. -Hỗ trợ vay vốn: Nhà nước hỗ trợ người dân vay vốn với lãi suất thấp từ ngân hàng chính sách xã hội, tạo điều kiện cho người dân phát triển sản xuất. Nhưng với nguồn vốn trong tay người dân còn chưa chủ động, mạnh dạn đầu tư và phải trông chờ vào các chương trình, dự án phát triển kinh tế của xã, một khi các chương trình, dự án đó có khả quan thì họ mới dám sử dụng nguồn vốn đó. Chính quyền xã luôn khuyến khích, ủng hộ người dân nhân rộng mô hình kinh tế V – A – C - R (vườn – ao – chuồng – rừng), nhưng trên thực tế người dân chưa được tham quan trực tế mô hình đó nên còn gặp những khó khăn và không dám làm theo. Hơn nữa, số vốn được vay từ ngân hàng phần lớn dưới 10 triệu đồng, do đó không đủ để họ đầu tư vào sản xuất với quy mô lớn. Việc giám sát người dân sử dụng vốn của các cấp lãnh đạo xã chưa thực sự chặt chẽ nên đã để xảy ra việc sử dụng vốn vay sai mục đích. Điển hình trong xã còn có nhiều hộ nghèo dùng tiền được vay để phát triển sản xuất mua các vật dụng trong nhà như tivi, giường, tủ, xe máyKhi đến hạn phải hoàn trả vốn thì người dân lại không còn tiền do đó bắt buộc họ phải đi vay ở ngoài với lãi suất cao. - Vấn đề y tế: Chính quyền xã Krông Jing luôn quan tâm đến sức khỏe của người dân, đặc biệt là các hộ nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Tuy nhiên trong việc khám chữa bệnh còn có một số hạn như những người có thẻ bảo hiểm y tế thì chỉ được khám bệnh và cấp thuốc một lần trong một tháng theo quy định. Số lượng thuốc cấp phát miễn phí còn ít, cho nên nhiều khi người dân đi khám nhưng trạm y tế không có thuốc để phát. PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận: Nghèo đói đang là một vấn đề được tất cả mọi người quan tâm, nó ảnh hưởng đến nhiều mặt trong đời sống của người dân. Nhận thức được tầm quan trọng của việc xóa đói giảm nghèo, chính quyền và nhân dân xã Krông Jing đã luôn luôn tích cực chủ động trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách mà Đảng và nhà nước đã ban hành. Xóa đói giảm nghèo là một nhiệm vụ quan trọng, là mục tiêu chiến lược không chỉ của Đảng và Nhà nước mà còn của tất cả nhân dân xã Krông Jing trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, xã hội công bằng, văn minh”. 5.2. Kiến nghị: Qua việc nghiên cứu công tác giảm nghèo tại xã Krông Jing , để giảm tỷ lệ nghèo trong xã tôi xin đề xuất một số kiến nghị như sau Đối với nhà nước: Cần có nhiều chính sách ưu tiên hơn nữa trong công tác giảm nghèo. Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên sâu trong công tác xóa đói giảm nghèo Nhà nước cần tăng cường các công tác kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện của các tỉnh, huyện, xã. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với công tác giảm nghèo bền vững. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước, xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành để thực hiện có hiệu quả chương trình Đối với chính quyền xã Chính quyền xã là người tiếp xúc trực tiếp với dân, phổ biến và triển khai thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo do đó: - Đảng bộ và chính quyền xã cần xây dựng cho mình một bộ máy lãnh đạo vững mạnh, có đầy đủ những năng lực, trình độ cần thiết, luôn luôn nhiệt tình trong công việc, năng động sáng tạo. - Khi có những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chính quyền xã cần xây dựng những chương trình thực hiện một cách khoa học, cụ thể, phân công công việc rõ ràng cho từng bộ phận thông qua một ban chỉ đạo chung. - Cần làm rõ nguyên nhân đói nghèo của các hộ thông qua việc điều tra và tiếp xúc trực tiếp của ban chỉ đạo thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo để từ đó áp dụng những chính sách ưu đãi, biện pháp hỗ trợ cụ thể phù hợp với từng gia đình. - Các chính sách hỗ trợ cần thực hiện một cách toàn diện và triệt để, các chủ trương chính sách thực hiện phải sát dân theo nguyên tắc: dân hiểu, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra. Thường xuyên tổ chức các cuộc họp giữa ban chỉ đạo thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo với những hộ nghèo để lắng nghe những ý kiến và nguyện vọng của họ, từ đó đưa ra những giải pháp hiệu quả nhất. - Có cơ chế giám sát chặt chẽ các nguồn vốn hỗ trợ nhằm mục đích đảm bảo rằng người nghèo ai cũng được tiếp cận và sử dụng đúng mục đích nguồn vốn vay. Khi vay vốn, các hộ cần phải làm bản cam kết về việc sử dụng đúng nguồn vốn vay vào mục đích gì. Ví dụ như nuôi con gì, trồng giống cây gì, mua máy móc thiết bị sản xuất với số tiền cụ thể là bao nhiêu từ nguồn vốn được hỗ trợ, nếu còn dư vốn thì tiếp tục sử dụng vào mục đích gì. - Công tác khuyến nông cần xác thực hơn nữa đối với người nghèo để những người có trình độ thấp cũng có thể tiếp thu một cách dễ dàng, tránh tình trạng tham gia các lớp bồi dưỡng, các lớp tập huấn rồi mà vẫn không tiếp thu học hỏi được kinh nghiệm. - Uỷ ban nhân dân xã giao nhiệm vụ cho ban xóa đói giảm nghèo ở các thôn, buôn. Các tổ chức hội cấp xã, tổ tiết kiệm - vay vốn thường xuyên phối hợp để kiểm tra, hướng dẫn sử dụng nguồn vốn, giải quyết khó khăn cho những trường hợp các hộ gia đình gặp rủi ro, thiên tai, dịch bệnhtrong quá trình sản xuất. - Tiến hành bồi dưỡng nâng cấp nghiệp vụ cho cán bộ chủ chốt ở cơ sở, trưởng – phó các ban ngành đoàn thể về công tác xóa đói giảm nghèo. - Phải thường xuyên phát sóng rộng rãi những quan điểm, chủ trương, tư tưởng của Đảng & Nhà nước có liên quan đến công tác xóa đói giảm nghèo để nhân dân hiểu và từ đó sẽ chủ động, tích cực tham gia thoát nghèo. Đối với hộ nghèo đói - Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, các hộ đói nghèo phải nỗ lực vươn lên để thoát khỏi đói nghèo, phải tự thân vận động, loại bỏ tâm lí chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. - Chủ động trong việc nâng cao nhận thức, học hỏi kinh nghiệm của các hộ đã thoát nghèo tại xã và các địa phương khác cũng như trên những phương tiện thông tin đại chúng để áp dụng vào thực tiễn công việc của mình. - Chủ động, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, mô hình sản xuất phù hợp, đạt hiệu quả kinh tế cao. - Năng động, sáng tạo, linh hoạt trong quá trình sản xuất kinh doanh (tìm thị trường, các nguồn cung cấp, nơi tiêu thụ sản phẩm). - Xây dựng mọi kế hoạch làm ăn một cách chi tiết, dựa trên cơ sở tổng kết các kết quả đạt được của những kế hoạch đó để rút ra được những kinh nghiệm chống đói nghèo cho những lần sau. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tuyết Hoa Niê KDăm (2004), Bài giảng kinh tế phát triển nông thôn, Trường Đại học Tây Nguyên. 2. Các báo cáo của UBND xã Krông Jing, Huyện M’Đrăk, Tỉnh Đăk Lăk. 3. Giáo trình thống kê nông nghiệp, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội 2005. 4. Báo thế an ninh thế giới, internet.. 5. 6 . 7. 8. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN Thời gian thực hiện chuyên đề Công việc Ngày/ tháng /năm 16/3 1. Nộp chuyên đề 2. 3. 4. Hoàn chỉnh Buôn Ma Thuột, ngàytháng 05 năm 2015 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC TẬP (Kí và ghi rõ họ tên) Y Puinh Niê Buôn Ma Thuột, ngàytháng 05 năm 2015 XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN NGƯỜI HƯỚNG DẪN (Ký và ghi rõ họ tên)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docket_qua_cong_tac_giam_ngheo_cua_xa_krong_jing_huyen_m_drak_tinh_dak_lak_4943.doc
Luận văn liên quan