Chuyên đề Mô hình is - Lm câu 1: mô hình is – lm là gì?

Vídụ: nếu nền kinh tế ở điểm A (ứng với iA và YA ) thì cả hai thị trường đều không cân bằng:  Trên thị trường hàng hoá dịch vụ: tổng cầu lớn hơn tổng cung nên sản lượng sẽ tăng.  Trên thị trường tiền tệ: lãi suất thực cao hơn lãi suất cân bằng trên thị trường, nên cung tiền vượt quá cầu tiền do đó lãi suất sẽ giảm. Tác động cộng hưởng của hai lực thị trường sẽ làm cho nền kinh tế ở điểm A có xu hướng di chuyển vào E cho đến khi nào cả hai thị trường đều cân bằng với mức sản lượng là YE và lãi suất là iE Tuy nhiên, khi có các yếu tố tác động dẫn đến sự dịch chuyển của IS hoặc LM hoặc cả hai thì điểm cân bằng sẽ thay đổi. Lúc đó, sản lượng cân bằng và lãi suất cân bằng cũng thay đổi.

pdf9 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4312 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Mô hình is - Lm câu 1: mô hình is – lm là gì?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --oOo-- Bài tập nhóm CHUYÊN ĐỀ 3: MÔ HÌNH IS - LM CÂU 1: MÔ HÌNH IS – LM LÀ GÌ? Lớp: CNK16 – Đêm 5 Nhóm: 17 GVHD: Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư SVTH: Du Lê Anh Thư Trần Thị Thu Giang Nguyễn Thị Thu Thủy (23/07/1980) Phan Thị Thu Vân Châu Ngọc Ngân THÁNG 01 NĂM 2007 KINH TẾ VĨ MÔ BÀI TẬP NHÓM - CHUYÊN ĐỀ 3 Trang 1 MÔ HÌNH IS – LM Mô hình IS-LM được phát triển đầu tiên bởi Sir John Hicks và Alvin Hansen. Mô hình này dựa trên hai đường IS (Investment Equals Saving) và LM (Liquidity Preference and Supply of Money). Nó thể hiện tác động của chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ đối với sản lượng cân bằng theo quan điểm của J.M. Keynes. Với giả định giá cố định, nền kinh tế đóng, ta không xét đến các yếu tố: tỷ giá hối đoái, luồng vốn luân chuyển, …. trên mô hình IS-LM. Trong mô hình cơ bản, thái độ của các chủ thể kinh tế - hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ - được điều hoà bởi thị trường hàng hoá dịch vụ và thị trường tiền tệ. Thị trường hàng hoá dịch vụ cân bằng nhu cầu hàng hoá dịch vụ của hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ với thu nhập quốc gia. Thị trường tiền tệ cân bằng nhu cầu về tiền của cá nhân (hộ gia đình) và doanh nghiệp với cung tiền của chính phủ và các ngân hàng. 1. ĐƯỜNG IS (INVESTMENT EQUALS SAVING) 1.1 Khái niệm Đường IS là tập hợp các tổ hợp khác nhau giữa sản lượng và lãi suất mà tại đó thị trường hàng hoá và dịch vụ cân bằng. 1.2 Cách dựng đường IS Ta đã biết trong nền kinh tế đóng có chính phủ can thiệp, tổng cầu AD = C + G + I Khi lãi suất thay đổi sẽ làm thay đổi nhu cầu đầu tư, làm dịch chuyển đường tổng cầu AD và do đó sản lượng cân bằng quốc gia cũng thay đổi. Cụ thể:  Khi lãi suất tăng cao, giá vốn đầu tư cao làm cho nhu cầu đầu tư giảm và hộ gia đình cũng giảm các khoản tín dụng tiêu dùng nên tổng cầu giảm, đường AD dịch chuyển xuống dưới dẫn tới sản lượng cân bằng giảm  Khi lãi suất giảm, đầu tư tăng và hộ gia đình vay nhiều hơn để chi tiêu nên tổng cầu tăng, đường AD dịch chuyển lên trên làm tăng sản lượng cân bằng. Ta sẽ dựng đường IS dựa trên những kết luận trên: KINH TẾ VĨ MÔ BÀI TẬP NHÓM - CHUYÊN ĐỀ 3 Trang 2 Hình 1: Cách dựng đường IS Giả sử lãi suất lúc đầu là i1. Tại đó ta có đường tổng cầu AD1 và mức sản lượng cân bằng Y1. Khi lãi suất giảm từ i1 xuống i2, đầu tư tăng từ I1 lên I2 làm cho đường AD tăng từ AD1 lên AD2. Ta có điểm cân bằng mới E2 với mức sản lượng cân bằng là Y2. Lập luận tương tự ta sẽ được một loạt các điểm cân bằng Ei tương ứng với mỗi tổ hợp lãi suất và sản lượng cân bằng. Nối liền các tổ hợp với nhau, ta có đường IS. 1.2 Phương trình của đường IS Đường IS mô tả mối quan hệ giữa sản lượng cân bằng YE và lãi suất i, nói cách khác ta có: Y=f(i) và Y = AD Mà ta có C = a + b(Y – T) với b = MPC<1 I = c – d.i G = G0 vậy Y = C + I + G Y = a + b(Y – T) + c – d.i + G0 Y = i b dbT − − −++ 1b-1 G ca 0 (1) Từ (1) ta rút ra kết luận: Y Y2 Y1 AD1 = C+I1+G Y Y2 Y1 AD2 = C+I2+G Đường 450 E1 E2 0 0 i2 i1 IS AD i KINH TẾ VĨ MÔ BÀI TẬP NHÓM - CHUYÊN ĐỀ 3 Trang 3  IS có độ dốc âm và phụ thuộc vào b và d (thực chất là phụ thuộc vào MPC và độ nhạy của đầu tư theo lãi suất).  b càng lớn  thay đổi i có tác động lớn hơn đối với Y: IS thoải  d càng lớn  thay đổi i có tác động lớn hơn đối với Y: IS thoải  Thay đổi G hay T sẽ dịch IS một khoảng ứng với số nhân thích hợp (khi G tăng hoặc T giảm sẽ dịch IS sang phải; và kết quả là Y tăng ứng với i cho trước) 1.3 Ý nghĩa của đường IS Đường IS phản ánh tình trạng cân bằng của thị trường hàng hoá và dịch vụ. Mọi điểm nằm ngoài đường IS đều phản ánh tình trạng không cân bằng của thị trường này. Khi thị trường không cân bằng sẽ có khuynh hướng biến động, quay về điểm cân bằng theo nguyên tắc:  Nền kinh tế nằm bên trái đường IS, thị trường có cầu vượt quá cung, ta gọi là vùng ED (Excess Demand)  doanh nghiệp tăng sản lượng.  Nền kinh tế nằm bên phải đường IS, thị trường có cung vượt quá cầu, ta gọi là vùng ES (Excess Supply)  doanh nghiệp giảm sản lượng. Hình 2: Xu hướng hội tụ về đường IS 1.4 Sự dịch chuyển của đường IS Mọi yếu tố làm dịch chuyển đường tổng cầu AD ngoài lãi suất i sẽ làm dịch chuyển đường IS vì nó làm thay đổi sản lượng cân bằng tường ứng với cùng một mức lãi suất. Nguyên tắc dịch chuyển của đường IS:  Khi có các nhân tố ngoài lãi suất i tác động làm thay đổi tổng cầu AD thì đường IS sẽ dịch chuyển tương ứng với sự dịch chuyển của đường AD.  Nếu các nhân tố làm tăng tổng cầu thì AD dịch chuyển lên trên, IS dịch chuyển sang phải (hình 3). Ngược lại AD dịch chuyển xuống dưới, IS dịch chuyển sang trái. B A Y i iB iA IS YE,B YA YB YE,A KINH TẾ VĨ MÔ BÀI TẬP NHÓM - CHUYÊN ĐỀ 3 Trang 4 Hình 3: Sự dịch chuyển của đường IS 2. ĐƯỜNG LM (LIQUIDITY PREFERENCE AND SUPPLY OF MONEY) 2.1 Khái niệm Đường LM là tập hợp các tổ hợp khác nhau giữa sản lượng và lãi suất mà tại đó thị trường tiền tệ cân bằng. 2.2 Cách dựng đường LM Giả thiết rằng lượng tiền cung ứng M đã được cho trước. Ta đã biết khi sản lượng thay đổi, thu nhập sẽ thay đổi, do đó cầu tiền thay đổi. Vì ở mỗi mức thu nhập khác nhau thì mức độ giao dịch trong nền kinh tế cũng sẽ khác nhau. Thị trường tiền tệ cân bằng khi cung tiền bằng với lượng cầu tiền tại một mức lãi suất xác định. Khi thu nhập thay đổi, cầu tiền thay đổi thì lãi suất trên thị trường sẽ thay đổi để đạt sự cân bằng mới trên thị trường tiền tệ AD1 = C+I+G1 Y Y2 Y1 AD2 = C+I+G2 Đường 450 E1 E2 0 0 Y Y2 Y1 i1 IS2 AD IS1 i KINH TẾ VĨ MÔ BÀI TẬP NHÓM - CHUYÊN ĐỀ 3 Trang 5 Hình 4: Cách dựng đường LM Với lượng cung tiền đã xác định, giả sử lúc đầu giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ là Y1, lượng cầu tiền là D M 1. Thị trường tiền tệ cân bằng tại mức lãi suất i1. Khi sản lượng tăng lên thành Y2, lượng cầu tiền tăng để đáp ứng nhu cầu giao dịch, dự phòng và đầu cơ của dân chúng. Đường cầu tiền dịch chuyển lên trên, đến vị trí DM2. Thị trường tiền tệ cân bằng ở mức lãi suất cao hơn là i2. Tập hợp các tổ hợp giữa lãi suất và sản lượng mà tại đó thị trường tiền tệ cân bằng tạo thành đường LM. 1.3 Phương trình của đường LM Đường LM nhằm minh họa mối quan hệ giữa lãi suất cân bằng iE và sản lượng tại đó thị trường tiền tệ cân bằng. Nên ta có: i = f(Y) và SM = DM Mà DM = eY – fi Suy ra M = eY – fi i = Y f e M f +− 1 (2) Từ (2) ta rút ra kết luận: 1. Đường LM có độ dốc dương và phụ thuộc vào e và f. cụ thể là độ nhạy của cầu tiền theo thu nhập và độ nhạy của cầu tiền theo lãi suất  e càng lớn  thay đổi Y có tác động lớn hơn đối với r: LM dốc hơn  f càng lớn  thay đổi Y có tác động nhỏ hơn đối với i: LM càng thoải. 2. Thay đổi M sẽ dịch LM. Khi tăng M sẽ dịch LM xuống dưới (sang phải) 1. 4 Ý nghĩa của đường LM 0 M i 0 Y i SM DM2 DM1 LM Y1 Y2 i2 i1 KINH TẾ VĨ MÔ BÀI TẬP NHÓM - CHUYÊN ĐỀ 3 Trang 6 Đường LM phản ảnh tình trạng cân bằng của thị trường tiền tệ. Mọi điểm nằm ngoài đường LM đều phản ảnh tình trạng không cân bằng của thị trường này và có xu hướng biến động, quay về điểm cân bằng theo nguyên tắc:  Nền kinh tế nằm bên trái đường LM, thị trường có cung tiền vượt quá cầu tiền, nên ta gọi là vùng ES (Excess Supply)  lãi suất trên thị trường sẽ giảm.  Nền kinh tế nằm bên phải đường LM, thị trường có cầu tiền vượt quá cung tiền, nên ta gọi là vùng ED (Excess Demand)  lãi suất trên thị trường sẽ tăng. Hình 5: Ý nghĩa của đường LM 1.5 Sự dịch chuyển của đường LM Đường LM sẽ dịch chuyển khi cung tiền thay đổi hoặc các yếu tố không phải sản lượng hay thu nhập làm cầu tiền thay đổi. Nguyên tắc dịch chuyển:  Khi cung tiền tăng, hoặc cầu tiền giảm thì đường LM sẽ dịch chuyển xuống dưới (sang phải)  Ngược lại, khi cung tiền giảm hoặc cầu tiền tăng thì đường LM sẽ dịch chuyển lên trên (sang trái) Hình 6: Sự dịch chuyển của đường LM do cung tiền thay đổi 0 M i 0 Y i SM DMA DMB LM YB YA iE,A iE,B A B iA iB 0 M i 0 Y i SM DM2 DM1 LM Y1 Y2 i2 i1 SM’ i2 ’ LM’ KINH TẾ VĨ MÔ BÀI TẬP NHÓM - CHUYÊN ĐỀ 3 Trang 7 Hình 7: Sự dịch chuyển của đường LM do cầu tiền thay đổi 3. SỰ CÂN BẰNG TRÊN CÁC THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA DỊCH VỤ VÀ TIỀN TỆ TRONG MÔ HÌNH IS-LM Nền kinh tế cân bằng khi tất cả các thị trường đều cân bằng. Mô hình của chúng ta xét luồng chu chuyển kinh tế hoạt động trên hai thị trường: thị trường hàng hoá dịch vụ và thị trường tiền tệ. Thị trường hàng hoá dịch vụ cân bằng trên đường IS. Thị trường tiền tệ cân bằng trên đường LM. Vậy điểm cân bằng chung của hai thị trường này là giao điểm của đường IS và đường LM. Hình 8: Sự cân bằng chung của hai thị trường: thị trường hàng hoá dịch vụ và thị trường tiền tệ Tại E: 0 M i 0 Y i SM DM2 DM1 LM Y1 Y2 i2 i1 DM’2 LM’ i2 ’ iE IS E A LM iA i YE YA 0 Y KINH TẾ VĨ MÔ BÀI TẬP NHÓM - CHUYÊN ĐỀ 3 Trang 8  iE là lãi suất cân bằng của thị trường tiền tệ.  YE là sản lượng cân bằng của thị trường hàng hoá dịch vụ Tại bất kỳ điểm nào khác E thì ít nhất một trong hai thị trường không cân bằng. Khi đó, các lực lượng trên thị trường sẽ vận động đưa nền kinh tế hướng về mức cân bằng chung, tức điểm E. Vídụ: nếu nền kinh tế ở điểm A (ứng với iA và YA) thì cả hai thị trường đều không cân bằng:  Trên thị trường hàng hoá dịch vụ: tổng cầu lớn hơn tổng cung nên sản lượng sẽ tăng.  Trên thị trường tiền tệ: lãi suất thực cao hơn lãi suất cân bằng trên thị trường, nên cung tiền vượt quá cầu tiền do đó lãi suất sẽ giảm. Tác động cộng hưởng của hai lực thị trường sẽ làm cho nền kinh tế ở điểm A có xu hướng di chuyển vào E cho đến khi nào cả hai thị trường đều cân bằng với mức sản lượng là YE và lãi suất là iE. Tuy nhiên, khi có các yếu tố tác động dẫn đến sự dịch chuyển của IS hoặc LM hoặc cả hai thì điểm cân bằng sẽ thay đổi. Lúc đó, sản lượng cân bằng và lãi suất cân bằng cũng thay đổi.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmo_hinh_ilsm_7547.pdf
Luận văn liên quan