Công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử đất trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 1.1. Vai trò của đất đai và sự cần thiết phải đăng ký đất đai 1.1.1. Vai trò của đất đai 1.1.2. Sự cần thiết phải đăng ký đất đai và cấp GCNQSD đất 1.2. Khái niệm, vai trò và đặc điểm của đăng ký đất đai Công tác đăng ký đất đai và cấp giấy CNQSD đất 1.2.1. Khái niệm và vai trò của công tác đăng ký đất đai và cấp giấy CNQSD đ ất 1.2.1.1. Công tác đăng ký đất đai 1.2.1.2. Công tác cấp GCNQSD đất 1.2.2.2. Nội dung của công tác đăng ký đất đai 1.2.3. Yêu cầu và đặc điểm của công tác đăng ký 1.2.3.1. Yêu cầu của công tác đăng ký đất đai 1.2.3.2. Đặc điểm của công tác đăng ký đất đai 1.2.4. Qui trình thực hiện công tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSD đất 1.2.4.1. Quy trình thực hiện đăng ký đất đai 1.2.4.2. Quy trình thực hiện công tác cấp GCNQSD đất 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đăng ký đất đai và cấp giấy CNQSD đất 1.3.1. Chính sách pháp luật a. Quy trình cấp GCNQSD đất theo hình thức cuốn chiếu b. Quy trình cấp GCNQSD đất theo nhu cầu của nhân dân qua trung tâm giao dịch “một cửa” 1.3.2. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 1.3.3. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai của cấp dưới 1.3.4. Sự hiểu biết của nhân dân đối với công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSD đất 1.3.5. Công tác kiểm kê, đo đạc bản đồ CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI VÀ CẤP GCNQSD ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN 2.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của thành phố Vinh (ảnh hưởng đến việc đăng ký và cấp GCNQSD đất) 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý 2.1.1.2. Địa hình địa mạo 2.1.1.3. Khí hậu 2.1.1.4. Thủy văn và nguồn nước 2.1.1.5. Thổ nhưỡng 2.1.1.6. Cảnh quan môi trường 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 2.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế 2.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm 2.2. Tình hình sử dụng và quản lý đất đai trên địa bàn thành phố 2.2.1. Thực trạng sử dụng đất đai 2.2.2. Thực trạng quản lý đất đai 2.3. Thực trạng công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Tp Vinh 2.3.1 Thực trạng công tác đăng ký đất đai 2.3.2. Thực trạng tình hình cấp giấy chứng nhận QSDD trên địa bàn thành phố Vinh 2.3.2.1. Kết quả cấp GCNQSD đất ở đô thị 2.3.2.2. Kết quả cấp GCNQSD đất nông nghiệp 2.3.2.3. Kết quả cấp GCNQSD đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo trên địa bàn thành phố Vinh CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, CẤP GCNQSD ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN 3.1. Mục tiêu và quan điểm trong sử dụng và quản lý đất của thành phố Vinh 3.2. Giải pháp 3.3. Kiến nghị 3.3.1. Kiến nghị với sở Tài nguyên Môi trường và phòng Tài nguyên Môi trường 3.3.2. Kiến nghị với Văn phòng đăng ký QSD đất. 3.3.3. Kiến nghị với cán bộ địa chính phường, xã 3.3.3.1. Về công tác cán bộ 3.3.3.2. Về công tác chuyên môn KẾT LUẬN

doc86 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5136 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử đất trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g kê của công ty Môi trường đô thị tổng số rác thải sinh hoạt của thành phố khoảng 300 m3/ ngày đêm. Toàn bộ rác thải của thành phố được tập trung về bãi rác Đông Vĩnh – xã Hưng Đông, đây là bãi rác được xây dựng từ năm 1977, đã qua hai lần mở rộng, có tường bao quanh 3m và hệ thống mương thoát nước. Mặc dù vậy, qua nhiều năm sử dụng bãi rác đã quá tải, nước thải rò rỉ từ bãi rác chưa được xử lý kịp thời làm ô nhiễm nước mặt, nước dưới đất và phát sinh khí độc, mùi hôi thối từ bãi rác theo gió vào các khu dân cư làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân vùng xung quanh. Đối với rác thải y tế tại các bệnh viện trong thành phố đã được xử lý bằng hai lò đốt rác thải y tế được xây dựng tại bệnh viện Đa khoa tỉnh và trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản. Nhìn chung việc thu gom rác và xử lý rác của thành phố mới chỉ đạt khoảng 85% lượng rác thỉa thực tế, lượng rác thải còn lại vẫn chưa được thu gom và xử lý kịp thời. . Môi trường nước: Nước ngầm: Kết quả quan trắc tại các điểm đo tại phường Quang Trung, xã Hưng Lộc, xã Hưng Hòa trong những năm gần đây cho thấy chất lượng nước vẫn còn tốt, chưa có biểu hiện của sự ô nhiễm theo tiêu chuẩn TCVN 5944 – 1995. Nước mặt: Cũng theo kết quả quan trắc chuỗi số liệu nước sông Lam tại bara Bến Thủy cho thấy nguồn nước đã có dấu hiệu ô nhiễm các chất hữu cơ, vi sinh vật do một lượng nước thải thành phố đã đổ vào sông Lam qua hang loạt các công trình tiêu nước. Nước thải: Qua kiểm tra tại kênh thoát nước sinh hoạt, sane xuất tại khu vực phường Bến Thủy đổ ra sông Lam cho thấy nước đã bị ô nhiễm các chất hữu cơ, giá trị các thông số , Coliform, BOD, S2- thường vượt TCVN5945 – 1995. Đây cũng là tình trạng chung của các kênh mương thoát nước khác của thành phố. . Môi trường không khí: Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu của thành phố do hoạt động của các cơ sở sản xuất công nghiệp, khu công nghiệp, khu trung tâm công nghiệp, phương tiện giao thông phát sinh khí thải, bụi và tiếng ồn. Nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường của thành phố Vinh là do quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế và sự gia tăng dân số, … tạo ra nguồn rác thải, nước thải lớn chưa được xử lý, thải xuống sông, kênh rạch làm ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân cư. Nhận xét: Thành phố Vinh có nhiều thuận lợi như là thành phố trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh và cả vùng, có vị trí thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Địa hình bằng phẳng, cấu tạo địa chất có sức chịu tải trung bình của nền đất là tương đối cao, thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng. Chính vì thế đất đai ở đây cũng trở nên có giá trị cao, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh gây một số khó khăn cho việc quản lý và sử dụng đất. Bên cạnh đó thời tiết khắc nghiệt của miền Trung như nắng nóng, bão lụt gây khó khăn cho việc xây dựn cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghiệp hóa - hiện đại hóa,… ảnh hưởng gián tiếp đến quản lý và sử dụng đất đai. Điều kiện tự nhiên ở đây còn ảnh hưởng đến quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất đông bộ. Ô nhiễm môi trường gây ảnh huởng đến chất lượng đất, tỷ lệ cây xanh đô thị còn thấp, xử lý rác thải chưa triệt để, diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa còn lớn và manh mún. 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 2.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế Nền kinh tế thành phố mấy năm gần đây có sự phát triển tương đối toàn diện, tốc độ tăng trưởng khá nhanh cùng với sự tăng trưởng kinh tế chung toàn nước. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, bên cạnh đó thì thành phần kinh tế cũng có sự chuyển dịch đáng kể là giảm dần tỷ trọng kinh tế Nhà nước và tập thể và tăng dần tỷ trọng kinh tế tư nhân, cá thể, đồng thời thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài bắt đầu phát triển nhanh. Bảng 2.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Vinh (nguồn niên giám thống kê thành phố Vinh) Chỉ tiêu Năm 1990 Năm 2000 Năm 2006 Năm 2008 Tổng số 100 100 100 100 Nông – Lâm – Ngư nghiệp 6,5 3,43,4 1,9 1,65 Công nghiệp – Xây Dựng 29,0 34,9 38,52 38,88 Thương mại - Dịch vụ 64,5 61,7 59,58 59,47 Như vậy hướng phát triển kinh tế của thành phố Vinh trong những năm qua là tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp xây dựng và giảm dần tỷ trọng dịch vụ, nông – lâm – ngư nghiệp Khu vực kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số sản phẩm quốc nội, trong những năm qua nông nghiệp của thành phố phát triển theo hướng chuyển độc canh cây lương thực sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đồng thời đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống cây trồng vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, hình thành vùng rau am toàn, hoa cảnh, phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản. Theo giá so sánh năm 1994 thì giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp năm 2008 đạt xấp xỷ 80 tỷ đồng. Sản xuất công nghiệp trong giai đoạn vừa qua đã có khôi phục và phát triển mạnh mẽ cả về tốc độ tăng trưởng và năng lực sản xuất. Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng năm 2008 đạt 3.2 tỷ đồng. Cùng với sự tăng trưởng giá trị sản xuất là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp từ khu vực kinh tế Nhà nước sang khu vực kinh tế ngoài Nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Một số cụm công nghiệp ở xã Hưng Lộc, Nghi Phú và Hưng Đông đang tiếp tục quy hoạch và đầu tư xây dựng sớm hoạt động ổn định. Chuyển dần các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư và khu vực nội thành. Công nghiệp quốc doanh đã hình thành được một số doanh nghiệp có quy mô hoạt động rộng trong nhiều lĩnh vực, có khả năng xuất khẩu,… công nghiệp ngoài quốc doanh chủ yếu là các cơ sở sản xuất kinh doanh quy mô vừa và nhỏ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn hạn chế, chủ yếu phát triển các ngành chế biến lương thực - thực phẩm, sửa chữa cơ khí, chế biến đồ mộc. Đối với hoạt động dịch vụ: Hoạt động dịch vụ thương mại đã có những bước phát triển đáng kể, cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân cư cũng như yêu cầu phát triển sản xuất của các ngành kinh tế khác. Ước tính tốc độ tăng bình quân trong suốt thời kỳ đạt 22%. Dịch vụ thương mại phát triển phong phú, mạng lưới được mở rộng, các cơ sở kinh doanh tăng nhanh, nhất là vài ba năm gần đây. Hoạt động dịch vụ du lịch cũng phát triển nhanh, một số khu du lịch chất lượng cao được xây dựng, nhều nhà hàng, khách sạn được xây mới và nâng cấp. Hiện tại thành phố đang khuyến khích đầu tư vào các công trình có tiềm năng phát triển du lịch như sông Lam, núi Quyết. Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch, đầu tư nâng cấp các cơ sở du lịch chưa đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. … Nói chung kinh tế phát triển kéo theo sự phát triển của cơ sở hạ tầng, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, vì vậy việc ứng dụng công nghệ vào việc quản lý đất đai ngày càng được nhân rộng và tiến sâu như việc ứng dụng tin học trong công tác quản lý đất đai, UBND thành phố đã lập mạng cục bộ tại phòng Tài nguyên Môi trường để quản lý hệ thống, cập nhật biến động đất đai, đẩy nhanh công tác xử lý chính xác in vẽ GCNQSD đất trên máy tính rồi lan rộng ứng dụng trong công tác quản lý đất đai trên các phường, xã. 2.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm Năm 2006 dân số trung bình của thành phố Vinh là 240.728 người với 57.110 hộ, chiếm 8,25% dân số cả tỉnh. Trong đó dân số đô thị là 189.911 người, chiếm 78,89% dân số toàn thành phố; dân số nông thôn là 50.817 người, chiếm 21,11% dân số toàn thành phố. Mật độ bình quân của thành phố là 3.565 người/km2, cao gấp 19 lần so với mật độ dân số của toàn tỉnh Nghệ An với 186 người/km2. Mới đây ngày 01/04/2009, hưởng ứng cuộc tổng điều tra dân số trên cả nước, thành phố Vinh thực hiện phân công điều tra một cách triệt để, sát sao. Như vậy lực lượng lao động ở đây dồi dào, hiện có trên 100.000 người làm việc trong các ngành kinh tế. Số dân nhập cư tăng nhanh, dẫn đến mật độ dân cũng cao lên, số hộ tăng, vì vậy nhu cầu về cấp GCNQSD đất cũng theo đó mà tăng lên. Ngoài ra các họt động kinh tế xã hội diễn ra nhiều và nhanh nên việc đăng ký đất đai dần phức tạp và nhiều lên. 2.2. Tình hình sử dụng và quản lý đất đai trên địa bàn thành phố 2.2.1. Thực trạng sử dụng đất đai Theo kết quả thống kê đất đai năm 2008, tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố là 6753,57ha. Diện tích tự nhiên phân bố không đồng đều giữa các đơn vị hành chính trong thành phố: xã Hưng Hòa có diện tích tự nhiên lớn nhất (1454,1 ha), phường Hồng Sơn có diện tích tự nhiên nhỏ nhất (49,76 ha). Diện tích đất nông nghiệp: 3200,91 ha, chiếm 47,39% diện tích tự nhiên; diện tích đất phi nông nghiệp là 3449,5 ha, chiếm 51,08% diện tích tự nhiên; diện tích đất chưa sử dụng là 103,16 ha, chiếm 1,53% diện tích đất tự nhiên. Đất nông nghiệp tập trung chủ yếu ở các xã Hưng Hòa (970,7 ha), Hưng Đông (345,95 ha), Hưng Lộc (351,84 ha), Nghi Phú (358,64 ha) và phường Hưng Dũng (305,49 ha). Bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên lao động đạt 269m2/người, thấp hơn nhiều so với bình quân chung của cả tỉnh. Diện tích đất trồng cây hàng năm chiếm phần lớn diện tích đất nông nghiệp với 1881,83 ha, chiếm 58,79 %. Diện tích đất nông nghiệp chủ yếu được giao cho tổ chức kinh tế trong nước (2129,73 ha, chiếm 66,53 % diện tích đất nông nghiệp) và hộ gia đình, cá nhân (777,49 ha, chiếm 24,29 % diện tích đất nông nghiệp) sử dụng. Đất phi nông nghiệp được sử dụng vào các mục đích chủ yếu như: Đất ở 941,61 ha, chiếm 27,32 % đất phi nông nghiệp; đất chuyên dùng 1819,33 ha, chiếm 52,74 %; đất tôn giáo, tín ngưỡng 8,08 ha, chiếm 0,23 %; đất nghĩa trang, nghĩa địa 103,25 ha, chiếm 2,99 %; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 572,18 ha, chiếm 16,58 % và đất phi nông nghiệp khác5,05 ha, chiếm 0,14 %. Xã có đất phi nông nghiệp lớn nhất là Hưng Hòa với 465,37 ha, phường có diện tích đất phi nông nghiệp nhỏ nhất là Hồng Sơn với 46,21 ha. Đất chưa sử dụng với diện tích 103,16 ha, chiếm 1,53 % diện tích tự nhiên, phần lớn diện tích này đã được quy hoạch một số công trình nhưng chưa được đầu tư cơ sở hạ tàng thuộc các phường, phần còn lại chủ yếu là diện tích ven các sông lớn tại các xã trong thành phố. Nhận xét: Đất đai được sử dụng đúng mục đích nhưng hiệu quả chưa cao do quá trình khai thác sử dụng đất chưa hợp lý, triệt để. Sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do chưa giải quyết tốt vấn đề thủy lợi, dẫn đến năng suất và hệ số sử dụng đất còn thấp. Đất phi nông nghiệp tăng mạnh cho thấy việc phát triển cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư lớn. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề bất cập trong sử dụng đất: Diện tích đất khu công nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ trong đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; diện tích đất văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao còn thiếu; diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa còn nhiều và manh mún; quỹ đất dành cho phát triển ở các phường trung tâm thành phố không còn, …Những vấn đề này cần sớm được đưa ra các hướng giải quyết nhanh chóng và hợp lý. Bảng 2.2: Cơ cấu diện tích đất theo mục đích sử dụng đất thành phố Vinh (số liệu đến ngày 01/01/2008) Thứ tự Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích (ha) năm 2008 Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 6753,57 100 1 Đất nông nghiệp NNP 3200, 91 47,4 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 2633,91 39 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 1881,83 27,86 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 1538,55 22,78 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 343,28 5,08 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 752,08 11,14 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 108,69 1,61 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 108,69 1,61 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RĐ 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 457,15 6,77 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 1,16 0,02 2 Đất phi nông nghiệp PNN 3449,5 51,07 2.1 Đất ở OTC 941,61 13,94 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 277,5 4,11 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 664,11 9,83 2.2 Đất chuyên dùng CDG 1819,33 26,94 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 56,51 0,84 2.2.2 Đất quốc phòng COP 122,95 1,82 2.2.3 Đất an ninh CAN 11,32 0,17 2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 417,1 6,17 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 1211,45 17,94 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 8,08 0,12 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 103,25 1,53 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 572,18 8,47 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 5,05 0,07 3 Đất chưa sử dụng CSD 103,16 1,53 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BGS 1 03,16 1,53 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 4 Đất có mặt nước ven biển MVB 4.1 Đất mặt nước ven biển nuôi trồng thủy sản MVT 4.2 Đất mặt nước ven biển có rừng MVR 4.3 Đất mặt nước ven biển có mục đích khác MVK (Thống kê đất đai 2008 – Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Vinh) 2.2.2. Thực trạng quản lý đất đai Quản lý đất đai là công tác quan trọng luôn được các cấp chính quyền quan tâm đảm bảo pháp luật đất đai và các văn bản do UBND tỉnh ban hành được thực hiện tốt, đưa công tác quản lý đất đai vào nề nếp. Tình hình quản lý đất đai thành phố thể hiện qua các nội dung quản lý Nhà nước như sau: . Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính: Thành phố đã đo đạc bản đồ địa chính bằng công nghệ số tỷ lệ 1/500 – 1/2000 xong trước năm 2001 để phục vụ cho công tác đăng ký đất đai, thống kê đất đai, cấp GCNQSD đất theo Nghị định 60/CP, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết xã, phường. . Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Hiện nay đang xây dựng quy hoạch sử dụng đất thành phố và các phường xã đến năm 2010 và định hướng sử dụng đến năm 2020. Phòng Tài nguyên Môi trường đã hướng dẫn các phường, xã lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm thông qua Hội đồng nhân dân thành phố và trình UBND tỉnh phê duyệt làm cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất theo quy định. . Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất: Công tác giao đất, cho thuê đất trong thời gian qua đã có nhiều cải tiến, thủ tục đơn giản hơn, đáp ứng yêu cầu của người dân. UBND thành phố đã thành lập ban chỉ đạo khai thác quỹ đất, hội đồng xét duyệt đối tượng giao đất cấp thành phố, chỉ đạo công tác lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch hàng tháng. Các khu quy hoạch đều được triển khai đúng quy trình, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thành phố tiếp tục tiến hành xây dựng 50 vùng quy hoạch, bao gồm 1.500 lô đất để khai thác phù hợp quỹ đất. Tiến hành thủ tục giao đất theo Quyết định 39/2005/QĐ-UBND ngày 21/03/2005 của UBND tỉnh (từ 04/2005 đến nay) Công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư cho người có đất bị thu hồi là công tác gặp khó khăn trong thời gian qua. Mặc dù đã đáp ứng được nhu cầu đất ở đầu tư xây dựng cho các công trình nhưng còn nhiều vấn đề bất cập như quá trình tiến hành dài, không dứt điểm; giá trị bồi thường chưa hợp lý gây nên tình trạng khiếu kiện của người bị thu hồi đất. . Công tác đăng ký, lập và quản lý hồ sơ đại chính và cấp GCNQSD đất: UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 350/QĐ-UB ngày 06/03/2002 thành lập Ban tổ chức thực hiện Nghị định 60/CP với tổng số người là 40 để thực hiện. Việc cấp GCNQSD đất đã đạt được tiến độ rất tích cực, đáp ứng được nhu cầu của người dân. Hiện nay Ban tổ chức thực hiện Nghị định 60/CP đã ngừng hoạt động, nhiệm vụ cấp GCNQSD đất do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đảm nhiệm. Đầu năm 2001 toàn thành phố mới chỉ có 12% số hộ dân được cấp GCNQSD đất thì đến hết năm 2005 là 86,89% hộ dân; còn năm 2008 số giấy cấp được là 1624, tăng 695 so với cùng kỳ năm trước. . Công tác thống kê, kiểm kê đất đai: Thành phố đã thực hiện tốt công tác thống kê đất đai hàng năm và kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo định kỳ 5 năm, gần đây nhất là kiểm kê đất đai năm 2005 theo Chỉ thị số 28/2004/CT-TTg ngày 15/07/2004 của Thủ tướng Chính phủ. Qua công tác này giúp cho các địa phương trong thành phố nắm chắc được quỹ đất qua mỗi kỳ 5 năm làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. . Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai: Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, thanh tra, xử lý sau thanh tra luôn được thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện. Đến nay các vụ việc phải xử lý sau thanh tra hầu hết đã được thành phố thực hiện nghiêm túc. Tổng số vụ việc phải xử lý sau thanh tra là 22 vụ, trong đó đã xử lý được 15 vụ việc, đạt 68,18%. . Giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai: Các đơn thư khiếu nại, tranh chấp về đất đai tồn đọng cũng như mới phát sinh đều được giải quyết tốt và triệt để. Trong số các vụ việc mới giải quyết, tranh chấp về đất đai chiếm 73% (225 vụ), đền bù giải phóng mặt bằng chiếm 11,9% (36 vụ) trong tổng số vụ việc khiếu nại, kiến nghị. . Hoạt động dịch vụ công về đất đai: Thành phố đang tiếp tục triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” và công khai các thủ tục về nhà đất, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đăng ký, thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Bảng 2.3: Kết quả giả quyết hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp QSD đất từ đầu năm 2007 đến ngày 13/05/2008: TT Loại hồ sơ 6 tháng đầu năm 2007 6 tháng cuối năm 2007 Từ đầu năm đến 13/05/2008 1 Cấp GCNQSD đất 303 626 679 2 Chuyển nhượng QSD đất 613 763 1.221 3 Thế chấp QSD đất 2.246 2.783 1.861 Tổng cộng 3.162 4.172 3.761 . 2.3. Thực trạng công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Tp Vinh 2.3.1 Thực trạng công tác đăng ký đất đai Trong những năm qua, công tác đăng ký đất đai ban đầu tại thành phố Vinh đã được thực hiện có hiệu quả, nhất là đối với đất ở. Nếu như năm 2003 mới có 38.543 số hộ đăng ký và 45.366 số hộ cần cấp GCNQSD đất, tỷ lệ là 84,96%; năm 2004 số hộ đăng ký là 41.144, số hộ cần cấp giấy là 45.624, tỷ lệ là 90,18%, năm 2005 có tỷ lệ là 97,66%; thì đến năm 2008 số hộ đăng ký là 47.711/số cần cấp giấy là 47.107, đạt tỷ lệ là 98,73%. 2.3.2. Thực trạng tình hình cấp giấy chứng nhận QSDD trên địa bàn thành phố Vinh Công tác cấp GCNQSD đất theo Nghị định 64/CP và 60/CP được triển khai trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 1997, thành phố Vinh cũng đã triển khai cấp GCNQSD đất theo Nghị định 60/CP trong những năm trước song kết quả còn hạn chế nhiều. Chỉ từ sau khi thành lập Ban tổ chức - thực hiện Nghị định 60/CP (gọi tắt là “ban 60”) ngày 06/03/2002 thì kết quả cấp GCNQSD đất ở đô thị trên địa bàn thành phố đã có những kết quả khả quan. Sau khi giải tán Ban 60 qua hơn 4 năm thành lập và đi vào hoạt động; Văn phòng đăng ký QSD đất, công tác cấp GCNQSD đất cho người sử dụng đất vẫn được tiếp tục duy trì. Bảng 2.4: Kết quả cấp GCNQSD đất do Ban 60 thực hiện sau hơn 3 năm hoạt động: Năm Kết quả cấp GCNQSD đất trong từng năm Tổng số GCNQSD đất đã cấp Cuốn chiếu Nhu cầu Chuyển nhượng 2002 7.222 3.629 1.810 1.783 2003 10.031 5.110 2.234 2.687 2004 14.715 7.893 1.666 5.156 2005 9.108 6.079 490 2.540 TỔNG 41.076 22.711 6.200 12.166 ( tài liệu từ Văn phòng đăng ký QSD đất) Như vậy Ban 60 đã đạt được kết quả xét duyệt và cấp giấy nhận cho 40.639 hộ trên tổng số 46.773 hộ sử dụng đất trên toàn thành phố, đạt 86,88% số hộ cần cấp giấy sau thời gian hoạt động, được UBND tỉnh đánh giá là đơn vị có tỷ lệ cấp giấy cao. 2.3.2.1. Kết quả cấp GCNQSD đất ở đô thị Tất cả 20 phường xã trên địa bàn thành phố Vinh đều được bố trí đủ mỗi đơn vị một cán bộ địa chính là công chức. Ngoài ra tùy theo khối lượng công việc, một số phường xã đã hợp đồng thêm mốt số cán bộ giúp việc. Cùng với tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự phát triển kinh tế xã hội thì công tác cấp GCNQSD đất được chú trọng và đẩy nhanh tiến độ. Sau đây là kết quả cấp GCNQSD đất ở đô thị qua báo cáo của các năm: Bảng 2.5: Kết quả cấp GCNQSD đất ở đô thị TT Tên Phường, Xã Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 (6/2006) Tổng 1 Trường Thi 294 419 440 432 64 1649 2 Lê Mao 325 274 534 385 56 1564 3 Bến Thuỷ 578 656 680 397 126 2437 4 Trung Đô 326 519 834 401 112 2192 5 Hưng Bình 1174 1742 1651 837 120 5524 6 Cửa Nam 346 395 490 649 111 1991 7 Hồng Sơn 499 297 187 139 45 1167 8 Đội Cung 431 419 457 278 44 1629 9 Hà Huy Tập 786 11 1253 745 182 2977 10 Quang Trung 116 146 196 160 32 650 11 Lê Lợi 630 837 1045 762 146 3420 12 Hưng Dũng 387 743 1050 698 206 3080 13 Đông Vĩnh 240 537 1091 608 78 2554 14 Vinh Tân 222 421 599 274 91 1607 15 Hưng Lộc 365 720 1285 703 203 3276 16 Nghi Phú 121 642 1048 637 148 2596 17 Hưng Đông 382 736 1334 634 140 3226 18 Hưng Hoà 0 517 551 251 118 1437 19 Quán Bàu 0 0 0 57 101 158 20 Hưng Phúc 0 0 0 61 99 160 % đạt được 76,3 82,4 91,2 83,7 88,1 ( Báo cáo kết quả hàng năm - Văn phòng đăng ký QSD đất thành phố Vinh) Có thể thấy tổng số giấy GCNQSD đất cấp qua mỗi năm là khác nhau, xuôi dòng thời gian: năm 2002 với 7.222 giấy; 2003 với 10.031 giấy, tăng 2.809 so với 2002; năm 2004 với 14.715 giấy, tăng 4.684 giấy so với năm 2003; năm 2005 là 9.108 giấy, giảm 5.607 so với năm 2004; 2006 là 2.222 giấy (6/2006) cộng với 403 giấy do Văn phòng đăng ký sử dụng đất cấp được, tức là số liệu đã giảm đi nhiều; năm 2007 cấp được 1003 giấy và đến năm 2008 có tăng hơn so với năm 2007 với tổng số giấy cấp được là 1624 giấy. Có thể thấy Văn phòng đăng ký QSD đất đã dần đi vào hoạt động có nề nếp và hiệu quả. Tiến độ cấp GCNQSD đất gần đây được đẩy nhanh hơn trước: 6 tháng cuối năm 2007 tăng gấp 2 lần 6 tháng đầu năm 2007 và hơn 4 tháng đầu năm 2008 đã vượt kết quả 6 tháng cuối năm 2007. 2.3.2.2. Kết quả cấp GCNQSD đất nông nghiệp Tổng diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Vinh là 3.200,91 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 2633,91 ha, đất nuôi trồng thủy sản là 457,15 ha với 28.778 hộ sản xuất nông nghiệp trên toàn thành phố. Đất nông nghiệp phân bố chủ yếu ở các xã Hưng Lộc (351,84 ha), Hưng Đông (345,95 ha), Nghi Phú (358,64 ha), Hưng Dũng (305,49 ha). Thực hiện Chỉ thị 02/CT-TU ngày 05/04/2001 của ban thường vụ tỉnh ủy Nghệ An, thành phố Vinh đã thực hiện chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp tuận lợi và thu được kết quả tốt, thuận lợi cho việc quản lý và giao đất để cấp GCNQSD đất. Hiện nay công tác chuyển đổi ruộng đất và giao đất cho hộ nông dân tại thành phố Vinh đã thực hiện xong. Sau khi chuyển đổi ruộng đất hoàn thành ở thực địa, ruộng đất của nông dân đã thay đổi cả về diện tích, vị trí và số thửa đất. Muốn thực hiện cấp GCNQSD đất nông nghiệp cho người dân thì công việc trước mắt đòi hỏi là phải đo đạc lập bản đồ địa chính chính quy, lập hồ sơ cấp đổi GCNQSD đất cho nhân dân là hết sức quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, tiến độ đo đạc lập bản đồ địa chính còn rất chậm. Nguyên nhân chủ yếu là do kinh phí phục vụ cho việc đo đạc lập bản đồ địa chính là rất hạn chế. Bởi vậy việc cấp GCNQSD đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất chưa thực hiện được. Hiện nay, một số phường đã tổ chức thực hiện công tác này và thu được kết quả nhất định, như phường Hưng Dũng đã tổ chức đo vẽ chỉnh lý bản đồ số gồm 04 tờ thể hiện các thửa đất nông nghiệp với tổng số thửa đất là 863 thửa và hệ thống giao thông , thủy lợi. Trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất, bản đồ được lập đã chỉnh lý sau khi chuyển đổi, đã thống kê được diện tích, loại đất, chủ sử dụng đến từng thửa đất nông nghiệp trên địa bàn phường Hưng Dũng. 2.3.2.3. Kết quả cấp GCNQSD đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo trên địa bàn thành phố Vinh Hiện tại trên địa bàn thành phố Vinh có khoảng 1.367 tổ chức sử dụng đất, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp. Công tác cấp GCNQSD đất cho tổ chức được thực hiện bởi Văn phòng đăng ký QSD đất. Bảng 2.6: Tổng hợp tình hình sử dụng đất của các tổ chức TT Loại tổ chức Tổng số Diện tích (ha) 1 Doanh nghiệp 912 573,96 2 Hanh chính sự nghiệp (trụ sở UBND, bệnh viện, nhà văn hóa,…) 211 556,51 3 Hợp tác xã 25 195,46 4 Trường học 69 125,43 5 Tôn giáo 13 2,35 6 Tín ngưỡng 56 5,73 7 An ninh 24 11,32 8 Quốc phòng 57 122,95 Tổng số 1.367 1593,71 (Nguồn: Phòng TNMT thành phố Vinh) Tính đến cuối năm 2008 số lượng GCNQSD đất cấp cho các tổ chức là 615 giấy chứng nhận cho 540 tổ chức, đạt 39,5% số tổ chức cần cấp giấy chứng nhận. Đánh giá thực trạng về công tác đăng ký đất và cấp GCNQSD đất của Văn phòng đăng ký QSD đất từ khi thành lập (09/03/2006) cho đến nay: * Năm 2006: Năm 2006 Văn phòng đăng ký QSD đ t kiện toàn và xây dựng lại toàn bộ hệ thống sổ sách theo dõi đơn thư, công văn đi ến, tiếp nhận và chu chuyển các loại hồ sơ cấp GCNQSD đất, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, thế chấp bảo lãnh, đăng ký biến động,…Xây dựng xong hệ thống cơ sở dữ liệu theo dõi hồ sơ xin cấp GCNQSD đất toàn thành phố (hơn 45 000 hồ sơ) và tiến hành hoàn thiện dần. Năm 2006 tổ chức kiểm tra và công khai được 796 hồ sơ xin cấp GCNQSD đất và cấp được 403 GCNQSD đất cho hộ gia đình cá nhân (tính từ tháng 8/2006); thực hiện đăng ký cho 791 hộ gia đình cá nhân do chuyển nhượng, tặng cho; thực hiện đăng ký thế chấp bảo lãnh cho 3081 trường hợp. Năm 2006 không tránh khỏi nhiều thiếu sót, do đơn vị mới được thành lập, tài chính đang dần được hoàn thiện từng bước. Thiếu biên chế cũng như cán bộ công nhân viên. Chức năng, nhiệm vụ thì được bổ sung rất lớn: trước đây ban tổ chức thực hiện Nghị định 60/CP chỉ có một nhiệm vụ tham mưu cấp GCNQSD đất, còn Văn phòng mới thành lập ngoài nhiệm vụ đó được bổ sung thêm 9 nhiệm vụ . Việc chuyển đổi từ nhiệm vụ của ban 60/CP, phòng Tài nguyên Môi trường sang Văn phòng đăng ký QSD đất làm thay đổi cả hệ thống quy trình mà chưa có tiền lệ trước nên gặp không ít lúng túng, ách tắc. Việc bố trí cán bộ tại trung tâm giao dịch một cửa chưa đảm bảo đúng quy định về tiêu chuẩn, mặc dù đã kiện toàn. Quy trình thủ tục được công khai chưa đảm bảo tính mỹ quan và đúng quy định. Một số quy trình chưa thực hiện đúng thời gian quy định như: Quy trình thế chấp bảo lãnh; quy trình chuyển nhượng, hồ sơ nhu cầu; việc xử lý hồ sơ cuốn chiếu một số chức năng nhiệm vụ của đơn vị chưa thực hiện được như việc trích đo, trích lục tại thực địa vì chưa có máy toàn đạc nên chưa đăng ký được giấy phép, các dịch vụ công chưa thực hiện được vì chưa có quy định về mức thu để triển khai và hợp đồng nhân công, việc tăng cường năng lưc j hoạt động của cán bộ thông qua các hình thức như khoán,… chưa thực hiện được vì đơn vị chưa có quyết định phân loại hình sự nghiệp… * Năm 2007 a) Công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất Đã triển khai song song cả hai hình thức cấp giấy chứng nhận QSD đất: theo nhu cầu tiếp nhậnvà xử lý tại trung tâm giao dịch 1 cửa của thành phố và hình thức đồng loạt theo chủ trương của thành phố để xử lý những hồ sơ còn tồn đọng tại thuế, ban 60/CP, và tại các phường xã. Thực hiện đầy đủ đúng quy trình theo quy định của pháp luật về công khai, kiểm tra, thẩm tra, hạn chế được tối thiểu các sai sót xẩy ra. Việc xử lý hồ sơ sau đã được thực hiện nhanh hơn khi nghị định 84/2007/NĐ – CP của chính phủ có hiệu lực (1/7/2007), lãnh đạo văn phòng, phòng TNMT được bổ sung. Kết quả cụ thể: Tổng số hồ sơ đã được rà soát xử lý (bao gồm kiểm tra, bổ sung, công khai, chuyển thuế, in giấy chứng nhận trong năm 2007) là 2717.Trong đó hồ sơ đã được in giấy chứng nhận QSD đất là 1003, số hồ sơ đã chuyển thuế (dân chưa thực hiện) là 544. b) Công tác thực hiện các thủ tục liên quan đến quyền sử dụng đất Với tỷ lệ số hộ gia đình cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận cao, với nhu cầu của một thành phố đang trên đà phát triển nhanh nên các giao dich về đất đai thực sự sôi động và có lưu lượng lớn.Vì vậy đơn vị dã bố trí số lượng cán bộ tối đa để thực hiện các thủ tục này. Các giao dịch về thế chấp, bảo lãnh, chuyển quyền sử dụng đất nguyên tửa dạng chỉnh lý được trên giấy chứng nhận cơ bản đảm bảo được thời gian. Các giao dịch về chuyển nhượng phải in lại giấy chứng nhận, chuyển nhượng gắn với chửên mục đích, tách thửa đảm bảo thời gian quy đinh của pháp. luật nhưng nhiều trường hợp chưa đảm bảo thời gian theo quy định của thành phố. Kết quả cụ thể (tính đến 30/11/2007): Số lượng đăng ký thế chấp là 4488; số đăng ký xoá thế chấp QSD đất là 520; số lượng chuyển nhượng QSD đất là 1635. c) Công tác tin học hoá quản lý hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin về đất đai Đơn vị đã chủ động trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, và thực tế đã thành một trong những địa điểm được triển khai ứng dụng hệ thống tin học chuyên ngành sớm trong cả nước. Cụ thể: Ứng dụng phần mềm VILIS trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính cho 3 phường xã: Lê Mao, Nghi Phú, Hồng Sơn và dự kiến triển khai cho 17 phường xã xòn lại trong năm 2008. Tiến hành xây dựng quy trình theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 trên máy tính để áp dụng bắt đầu từ đầu năm 2008, theo dõi chặt chẽ việc phân công nhiệm vụ, thời gian xử lý hồ sơ, khép kín quy trình quản lý, xây dựng cơ sở dữ liệu ngay từ bước ban đầu. Xây dựng và vận hành hệ thống quản lý và theo dõi trên máy tính đối với hồ sơ: thế chấp, xoá thế chấp, chuyển nhượng QSD đất, theo dõi đơn thư, tranh chấp. Việc cung cấp thông tin trong năm 2007 chủ yếu là để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước để giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, phục vụ kiểm tra của cơ quan an ninh. Số lượt cung cấp thông tin là 420. Hoàn thành tốt công tác kiểm kê năm 2006, chuẩn bị để thực hiện kiểm kê 2008. Vào cuối năm đơn vị đã được trang bị máy toàn đạc điện tử, và đã thực hiện việc trích đo, trích lục phục vụ yêu cầu giải phóng mặt bằng, giải quyết đơn thư khiếu nại, tranh chấp. d) Giải quyết đơn thư của công dân Mặc dù chức năng của văn phòng không giải quyết các đơn thư khiếu nại, tranh chấp; nhưng với sự phân công của lãnh đạo UBND thành phố, lãnh đạo, chuyên viên của văn phòng đã được giao trưởng, phó đoàn, tham gia một đoàn hoặc được phân công thụ lý các đơn thư khiếu nại, tranh chấp. Kết quả: Số đoàn tham gia là 3, số đơn thư được giao giải quyết trong năm là 38 trường hợp. e) Công tác cải cách thủ tục hành chính Đơn vị đã xem cải cách thủ tục hành chính là một nhiệm vụ trọng tâm, gắn với từng công việc cụ thể. Đã công khai minh bạch tất cả các quy trình thủ tục tại trung tâm 1 cửa theo yêu cầu của UBND thành phố. Triển khai việc cấp giấy chứng nhận theo hình thức đồng loạt theo kế hoạch của thành phố trong điều kiện nhân lực của đơn vị còn hạn chế mặc dù theo quy định của luật là không có.Tuy nhiên kết quả đạt được còn thấp, tỷ lệ giấy chứng nhận cấp được không đáp ứng được yêu cầu của thành phố, cơ sở và nhân dân. Giảm gọn 3 quy trình riêng rẽ: tách thửa, chuyển mục đích, chuyển nhượng theo quy định của luật gộp thành một quy trình tổng hợp chung, giảm thời gian xử lý (82 ngày xuống còn 45 ngày) tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý quy trình thủ tục, nhân sự và xây dựng cơ sở dữ liệu. f) Đánh giá ưu điểm, tồn tại + Về ưu điểm Đơn vị phát triển hơn cả về số lượng, chất lượng cán bộ, lãnh đạo được tăng cường, bộ máy đã được tổ chức có bài bản và phân công chặt chẽ. Toàn bộ 10 chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đã hoạt động, ngoại trừ nhiệm vụ cấp giấy chứng nhận đat kết quả thấp, các chức năng nhiệm vụ khác đã hoạt động tương đối trôi chảy. Quy trình thực hiện các nội dung công việc đã được xây dựng và củng cố và công khai. Nhiều công việc đã thực hiện đảm bảo thời gian theo quy trình được đề ra. Chất lượng xử lý được nâng cao, quy trình được đảm bảo chặt chẽ, hạn chế tối đa sia sót. Nội bộ đoàn kết, cán bộ gắn bó với nghề nghiệp. + Về tồn tại, hạn chế Từ đầu năm đến 7/2007, hoạt động của đơn vị cầm chừng, nhiều quy trình chưa đảm bảo thời gian, do thiếu nhân lực, lãnh đạo. Việc cấp giấy chứng nhận QSD đất đạt kết quả thấp. Thái độ ứng xử của một số cán bộ đối với công dân còn hạn chế, chưa đúng mực. * Năm 2008 +. Về công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất Ngoài việc xử lý hồ sơ từ Trung tâm giao nhận và trả kết quả, văn phòng đăng ký QSD đất đã thực hiện việc tiếp nhận hhồ sơ tại UBND các phường, xã theo quy định. Trực tiếp kiểm tra hồ sơ tại phường, xã và chỉ nhận hồ sơ đủ điều kiện xét cấp giấy chứng nhận QSD đất. Tiến hành kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, thực hiện trích đo, trích lục đối với các trường hợp hồ sơ có tính phức tạp để tham mưu xử lý đúng quy định. Đã cấp được 1624 giấy chứng nhận QSD đất (trong đó có 291 trường hợp định giá và đấu giá), tăng 695 hồ sơ so với cùng kỳ năm trước ( tăng 74,81%). +. Về chuyển đổi mục đích, chuyển nhượng, tặng cho QSD đất: Thực hiện tốt quy trình và đảm bảo thời gian quy định tại Quyết định số 15/2008/QĐ-UBND ngày 13/6/2008 của UBND thành phố Vinh về việc ban hành quy định về tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng, tặng cho QSD đất cua hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Vinh. Theo đó giảm được đáng kể thời gian xử lý hồ sơ, giảm số lần đi lại của cá nhân, tổ chức. Đã giải quyết được 2683 trường hợp, tăng 1307 hồ sơ so với cùng kỳ năm trước (tăng 95 %). +. Về thế chấp, xoá thế chấp QSD đất: Thực hiện việc xác nhận thế chấp bằng QSD đất theo Thông tư số 03/TTLT – BTP – BTNMT ngày 13/6/2006 của Bộ tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường; hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 của UBND thành phố Vinh. Đã xác nhận cho 4513 trường hợp thế chấp bằng QSD đất và 1437 trường hợp xoá thế chấp bằng QSD đất. +. Việc thu các khoản phí và lệ phí: Được thực hiện theo các văn bản quy định của Chính phủ và UBND tỉnh Nghệ An: Thông tư số 93/2002/TT- BTC ngày 21/10/2002 của Bộ Tài chính về quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí địa chính; Thông tư liên tịch số 33/2002/TT/BTC – BTP ngày 12/4/2002 về hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng lệ phí đăng ký và phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và tài sản cho thuê tài chính; Quyết định số 96/QĐ – UBNd của UBND tỉnh NGhệ An ngày 22/8/2007 về việc quy định đối tượng, mức thu, chế độ quản lý địa chính, phí thẩm định cấp QSD đất, phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai. Trong năm 2008, tổng thu tài chính đạt 656 462 833 đồng, trong đó: Thu lệ phí Địa chính cấp giấy chứng nhận QSD đất: 4 831 000đ Thu phí thẩm định, đo vẽ cấp giấy chứng nhận QSD đất : 390 640 500đ Thu lệ phí đăng ký thế chấp, bảo lãnh: 76 523 500đ Vì vậy trích nộp và Ngân sách Nhà nước đạt 260 991 333 đ +. Về giao đất, cấp giấy chứng nhận QSD đất : Phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường, hướng dẫn UBNĐ phường Hưng Dũng lập phương án giao đất, cấp giấy chứng nhận QSD đất cho hộ gia đình, cá nhân. Dự kiến trong năm 2008 sẽ cấp giấy chứng nhận QSD đất cho những hộ đang sử dụng ổn định +. Về cấp đổi giấy chứng nhận QSD đất : Tiến hành việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ cấp đỏi giấy chứng nhận QSD đất sau khi đo đạc bản đồ chính quy cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc các xã Hưng Chính và Nghi Liên; cấp đổi giấy chứng nhận cho các hộ gia đình, cá nhân trong khu vực công viên Thành cổ sau khi được cấp có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch. +. Về thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai năm 2007: Tháng 1 năm 2008, văn phòng đăng ký QSD đất đã thực hiện công tác thống kê đất đai hàng năm, xác định tình hình biến động đất đai trên địa bàn các phường, xã. +. Về việc triển khai và ứng dụng công nghệ thông tin: Trong năm 2008, được sự hỗ trợ của dự án SIMLA về việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu VILIS trên máy tính để phục vụ công tác chuyên môn, hiện tại đã và đang thực hiện thí điểm đưa dữ liệu của 2 phường là Bến Thuỷ và Lê Mao (khoảng 80% công việc đã hoàn thành). +. Về công tác trích đo, trích lục: Từ khi có Quyết định số 5020/QĐ – UBND ngày 22/7/2008 về bổ sung nhiệm vụ trích đo, trích lục cho văn phòng đăng ký QSD đất, đến nay đã thực hiện được 32 hợp đồng trích đo, trích lục phục vụ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, giải quyết tranh chấp, cấp giấy chứng nhận QSD đất ,… +. Công tác khác: Năm 2008 văn phòng đăng ký QSD đất đã xây dựng thành công bản đồ du lịch thành phố Vinh phục vụ kịp thời cho lễ kỷ niệm 220 năm Phượng Hoàng Trung Đô Vinh và đón thành phố Vinh lên đô thị loại I. Theo dõi và cập nhật đơn thư khiếu nại tố cáo, các trường hợp thuhồi đất, huỷ bỏ giấy chứng nhận QSD đất. Văn phòng đăng ký QSD đất đã chủ động phối hợp với thanh tra thành phố, văn phòng UBND thành phố, phòng Tài nguyên và Môi trường trong việc cập nhật và theo dõi đơn thư của công dân để phục vụ cho việc thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Mua sắm được một số trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn. Công khai hoá các hồ sơ, thủ tục để tổ chức, công dân tiện việc thực hiện; thiết kế lại hệ thống sổ sách luân chuyển, theo dõi xử lý hồ sơ ( cả trên máy tính) để làm rõ và tăng cường trách nhiệm của cán bộ công chức trong xử lý hồ sơ. Nhận bàn giao hồ sơ gốc lưu trữ từ phòng Tài nguyên và Môi trường đưa và lưu trữ và khai thác theo đúng quy định của pháp luật. Thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ từ các huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên theo nghị định 45 của Chính phủ. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, CẤP GCNQSD ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN 3.1. Mục tiêu và quan điểm trong sử dụng và quản lý đất của thành phố Vinh Mục tiêu, quan điểm của thành phố Vinh trong vấn đề sử dụng và quản lý đất là sử dụng quỹ đất đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả. Tiến hành đưa quỹ đất chưa sử dụng vào hoạt động, tránh lãng phí. Để đạt được mục tiêu này, UBND thành phố cùng các ban ngành liên quan phải có những chính sách và biện pháp cụ thể, rõ ràng. Có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho toàn thành phố. 3.2. Giải pháp Trong thời gian tới cần tiếp tục tăng cường giáo dục pháp luật: Tổ chức học tập, quán triệt các nội dung về luật đất đai năm 2003 của Đảng và Nhà nước theo tinh thần đổi mới về chính sách pháp luật đất đai năm 2003 và các Nghị định, Quyết định, Chỉ thị, Thông tư liên quan. Quán triệt, kiểm tra việc triển khai Chỉ thị số 12 ngày 14/10/2004 của ban thường vụ thành ủy Vinh đến tận cơ sở và tăng cường lãnh đạo công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Vinh. Các ngành, cơ quan liên quan cần phối hợp với Bộ Tài nguyên Môi trường, tiếp tục tập huấn, bồi dưỡng cán bộ nắm rõ luật thi hành tại UBND thành phố, phường, xã. - Có thể nói, luật và các văn bản dưới luật về quản lý và sử dụng đất đai hiện nay có số lượng lớn và còn chồng chéo. Nhiều điểm chưa phù hợp với thực tiễn, vì vậy UBND thành phố đang tiến hành xin ý kiến để có các quyết định nhằm sửa đổi một số điểm cho phù hợp với tình hình thực tế. Ngày 13/10/2008 UBND thành phố Vinh có kiến nghị số 2426/UBND-TNMT lên sở Tài nguyên Môi trường về việc góp ý dự thảo sửa đổi, bổ sung Quyết định số 146 ngày 19/12/2007 của UBND tỉnh Nghệ An.Và ngày 26/12/2008 UBND tỉnh có Quyết định số 111/QĐ-UBND sửa đổi một số điều của Quyết định 146/QĐ-UBND ngày 19/12/2007 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành quy định cấp GCNQSD đất ở, đất vườn, ao trong cùng thửa đất với đất ở. - Một khó khăn trong việc xử lý hồ sơ xin cấp GCNQSD đất là hiện nay vấn đề xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất là rất khó khăn. Đất sử dụng trước ngày 18/12/1980 có tỷ lệ lớn, nhiều hộ sử dụng đất gấp năm lần hạn múc quy định hiện hành (150 m 2 đất ở). Vấn đề đặt ra ở đây là liệu bốn lần còn lại có phải chuyển đổi mục đích sử dụng và nộp tiền sử dụng đất? Thì vừa qua, UBND thành phố với sự chỉ đạo trên xuống đã chấp nhận số hồ sơ có đất sử dụng trước 18/12/1980 không phải chuyển đổi mục đích sử dụng cũng như không phải nộp tiền sử dụng đất. Một số biện pháp khác có thể kể đến là: +. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất: Tăng cường công tác quản lý thực hiện quy hoạch, làm rõ trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý đất đai, quản lý quy hoạch xây dựng, quản lý xây dựng, quản lý nhà và chung cư mới theo quy hoạch để bán hoặc cho thuê. Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, UBND thành phố đã chỉ đạo các phường xã gắn với quy hoạch chuyên ngành như quy hoạch: xây dựng, nông nghiệp, thủy lợi và quy hoạch sử dụng đất. Trong quý IV/2004 thành phố đã chỉ đạo các phường, xã xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2005, trình cấp thẩm quyền phê duyệt đồng thời kiểm tra kế hoạch sử dụng đất năm 2004 của các phường, xã đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định sô 74/QĐ-UB ngày2/01/2005 làm cơ sở cho việc giao đất và thu hồi đất. Đến quý II/2005 UBND thành phố chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng đề cương chi tiết quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2005-2010 và đến 2020 cho các phường, xã và toàn thành phố Vinh, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cuối năm 2006 đã xây dựng xong đề cương chi tiết và hiện nay đang trong giai đoạn thưc j hiện quy hoạch sử dụng đất thành phố Vinh 2006-2010, tiếp tục xây dựng kế hoạch tài chính để có cơ sở triển khai các hoạt động khác. Công khai quy hoạch chi tiết đuợc duyệt ở các phường, xã nhất là các đô thị mới, các hệ thống giao thông mới nhằm thực hiện quyền quản lý Nhà nước và quyền được biết của nhân dân. Quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất có kết quả tốt sẽ dễ dàng cho việc đăng ký đất, qua đó hỗ trợ tốt cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai. +. Quản lý giao đất và thuê đất ở Để có cơ sở tham mưu cho UBND tỉnh xung quanh chính sách thuê đất, tiếp tục phối hợp tốt với các sở, ban ngành cấp tỉnh tổ chức thực hiện tốt Quyết định 1072/QĐ-UB-ĐC ngày 04/04/2002 của UBND tỉnh. UBND thành phố đã có quyết định 05/10/2004 về việc thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra việc sử dụng đất của các tổ chức được UBND tỉnh cho thuê đát trên địa bàn. Thành phần gồm các phòng: Tài nguyên và Môi trường, Quản lý đô thị, Thanh tra, Công nghiệp – thương mại – du lịch, Chi cục thuế thành phố. Từ đó có cơ sở để xử lý hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm các quy định của Nhà nước. Đối với các khu tập thể của các doanh nghiệp đã bán cho cán bộ công nhân viên nếu phù hợp quy hoạch sẽ tiếp tục chỉ đạo các chủ sử dụng đất phối hợp với phường, xã UBND thành phố và các cấp, các ngành tiến hành lập quy hoạch trình duyệt giao đất theo quy định để đưa vào quản lý lâu dài. Ưu tiên quỹ đất phục vụ cho tái định cư giải phóng mặt bằng, kể cả các khu quy hoạch xen dắm ở các phường, xã. Về giao đất ở đô thị cho hộ gia đình, cá nhân theo quyết định 52/QĐ-UB ngày 02/06/2003 của UBND tỉnh đã tạm dừng để sủa đổi thực hiện đúng quy trình quy định về quy hoạch và giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn. Tiếp tục có các biện pháp ngăn ngừa tình trạng một số cá nhân xin được xét giao đất theo chế độ ưu tiên nhưng không có nhu cầu để ở, chuyển nhượng để kiếm lời bất chính. Công khai các đối tượng giao đất, các khu quy hoạch dân cư bằng Chỉ thị số 33 ngày 19/11/2003 của chủ tịch UBND thành phố Vinh tạm dừng giải quyết thủ tục chuyển nhượng cho bất cứ hộ được giao đất theo Quyết định 512/QĐ-UB cho đối tượng không phải qua đấu giá. Các trục đường giao thông, các khu trung tâm, các lô đất có giá trị sinh lợi cao đều yêu cầu đấu giá rộng rãi, công khai theo quy định, còn giao đất theo Quyết định 39/QQĐ. UB thì thành lập hội đồng xét duyệt đối tượng giao đất theo đúng quy định. +. Về công tác cấp GCNQSD đất Hiện còn một số hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp GCNQSD đất. Để đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSD đất cho nhân dân hoàn thành cơ bản trong năm 2009. UBND thành phố Vinh đã có những biện pháp cụ thể như: Cho tổ chức rà soát lại quy định và các giấy tờ hợp lệ để cấp GCNQSD đất ở đô thị (đã ban hành kèm theo quyết định số 48/QĐ-UB ngày 31/03 của UBND tỉnh) theo hướng đơn giản hóa các thủ tục phù hợp với Luật đất đai năm 2003. Hiện đã kiến nghị UBND tỉnh sửa đổi bổ sung cho phù hợp với Nghị đinh 181/CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai làm cơ sở giải quyết các vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ số hộ tồn đọng chưa cấp GCNQSD đất trên địa bàn thành phố Vinh. Trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch hội đồng nhân dân, UBND thành phố và thực trạng hồ sơ ở các phường, xã ngay từ đầu năm thành phố đã giao kế hoạch chỉ tiêu cụ thể cho các phường, xã. . Đối với UBND thành phố: tổ chức tập huấn, hướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo chuyên môn phường, xã nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả công việc. Chỉ đạo tập trung thực hiện việc cấp GCNQSD đất theo hình thức cuốn chiếu đồng loạt theo địa bàn phường, xã hạn chế thự hiện theo hình thức đơn lẻ. Chỉ đạo phòng Tài nguyên Môi trường, giao cụ thể Văn phòng đăng ký QSD phân công trách nhiệm cho các chuyên viên theo địa bàn, xuống tận phường, xã mình phụ trách kiểm tra việc kê khai, xét duyệt, nắm rõ tình trạng hồ sơ để xây dựng kế hoạch chi tiết. Phân công nhiệm vụ gắn trách nhiệm hội đồng, cá nhân có liên quan nhằm tăng cường ý thức của từng thành viên, làm rõ trách nhiệm cá nhân theo lĩnh vực được giao. Ban hành văn bản gửi các phường, xã về trách nhiệm hội đồng xét duyệt đất đai, trách nhiệm của chủ tịch phường, xã là chủ tịch hội đồng chịu trách nhiệm trước pháp luật về những ý kiến xác nhân nguồn gốc và xét duyệt theo phường, xã mình quản lý. Hàng tháng Văn phòng đăng ký QSD thành phố cùng Văn phòng UBND thành phố giao ban hành chính. Thành phần gồm các chủ tịch, bí thư các phường, xã thông báo tình hình cấp GCNQSD đất từng phường, xã tình hình khai thác quỹ đất và tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện. Xây dựng kế hoạc tự kiểm tra rà soát lại các trường hợp cấp GCNQSD đất nhưng có khiếu nại và tập trung tất cả các phương, xã có quỹ đất lớn, có đất nông nghiệp xen kẽ nhằm phát hiện, sửa chữa hoặ thu hồi, hủy bỏ các GCNQSD đất đã cấp nếu phát hiện có sai sót. . Đối vớiUBND phường, xã: Công khai quy trình, thủ tục, thời hạn xử lý hồ sơ xin cấp GCNQSD đất của công dân. Tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy của công dân phải vào sổ theo dõi, có giấy biện nhận, giao trả hồ sơ đúng thời hạn quy định. Xây dựng kế hoạch hàng tháng, hàng quý theo kế hoạch hàng năm mà UBND thành phố đã giao. Nâng cao chất xét duyệt hội đồng, chấn chỉnh bộ phận giúp việc của hội đồng xét cấp giấy chứng nhận. Nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ địa chính trong việc xác nhận các hộ gia có giáp ranh với đất công, đất nông nghiệp, diện tích tăng do đã đo bao vào đất ở,… đảm bảo xét duyệt chặt chẽ đúng quy định 3.3. Kiến nghị 3.3.1. Kiến nghị với sở Tài nguyên Môi trường và phòng Tài nguyên Môi trường Cần xem xét kiến nghị và quan tâm hơn nữa công tác của các cơ sở quản lý đất đai cấp dưới. . Rà soát, xây dựng lại biên chế để có cơ sở bố trí đủ cán bộ nhằm hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Bổ sung đủ cán bộ đô thị các phường, xã để cán bộ địa chính hoạt động chuêng trách, không kiêm nhiệm. Một số phường, xã có khối lượng công việc lớn, địa bàn rộng thì cho phép hợp đồng thêm cán bộ có chuyên môn để giúp việc thêm cho cán bộ địa chính. 3.3.2. Kiến nghị với Văn phòng đăng ký QSD đất. Trong thời gian tới văn phòng đăng ký QSD đất thành phố Vinh phải tiếp tục cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, phấn đấu đạt tốt các chỉ tiêu trong năm 2009, khắc phục những khó khăn năm trước để lại như giải quyết triệt để số hồ sơ tồn đọng. Để thuận lợi cho mọi hoạt động Văn phòng đăng ký QSD đất phải có kiến nghị lên UBND thành phố Vinh đề nghị lãnh đạo tạo điều kiện để đơn vị sớm ổn định tổ chức, bố trí đủ biên chế, đặc biệt là sớm nâng cấp cơ sở vật chất nơi làm việc cho đơn vị. Do đơn vị có số lượng cán bộ lớn nên đề nghị UBND thành phố quan tâm hơn đến công tác đào tạo cán bộ, có chính sách ưu tiên cho cán bộ hợp đồng tại đơn vị. Đối với các đồng chí có phấn đấu tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đề nghị lãnh đạo thành phố xem xét để có thể ký hợp đồng dài hạn. Đề nghị Đảng uỷ cơ quan quan tâm hơn trong công tác phát triển đất đai.. Đề nghị UBND thành phố Vinh có ý kiến góp ý rõ ràng hơn nữa về quy chế chi tiêu nội bộ để văn phòng có cơ sở thu, chi phí trong công tác trích đo, trích lục. Hiện nay số hồ sơ còn tồn đọng cơ bản là khó khăn và phức tạp, cần phải có sự phối hợp và cố gắng chung của cả đơn vị. Những trường hợp vướng chủ trương chính sách cần có kiến nghị lên trên để tuyên truyền, giải thích thỏa đáng cho nhân dân. 3.3.3. Kiến nghị với cán bộ địa chính phường, xã: 3.3.3.1. Về công tác cán bộ: Một số cán bộ địa chính phường, xã hiện nay còn kiêm chức danh cán bộ đô thị, do đó cần đề nghị thành uỷ, UBND thành phố tách riêng hai chức danh địa chính và đô thị thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Do khối lượng công việc của cán bộ địa chính quá lớn nên một số phường, xã cần đề nghị cho chủ trương hợp đồng thêm cán bộ giúp việc cho cán bộ địa chính để giải quyết công việc kịp thời cho nhân dân. 3.3.3.2. Về công tác chuyên môn: Phối hợp với cấp trên để tổ chức tập huấn cho cán bộ địa chính những phần mềm liên quan đến công tác quản lý đất đai, tổ chức các buổi tọa đàm để trao đổi và học hỏi cán bộ địa chính cơ sở khác; tham quan, học hỏi thường xuyên hơn nữa. KẾT LUẬN Trong công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế hiện nay thì đất đai ngày càng có giá trị lớn. Công tác quản lý đất đai của Nhà nước cũng vì thế mà nặng gánh hơn. Đăng ký đất đai và cấp GCNQSD đất đã và đang là công tác quan trọng hàng đầu của quản lý Nhà nước về đất đai. Điều này có thể thấy rõ trong đề tài: “Công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An” Chúng ta có thể khẳng định lại rằng vai trò của công tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSD đất là hết sức quan trọng, nó bảo vệ quyền lợi của Nhà nước và người sử dụng đất. Đất đai là tài sản lớn của quốc gia, là căn cứ toàn vẹn lãnh thổ. Chính vì vậy, thành phố Vinh nói riêng và cả nước nói chung, việc quản lý Nhà nước về đất đai cần đựơc quan tâm và hoàn thiện hơn nữa, đặc biệt trong công tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSD đất. Tạo niềm tin, sự yên tâm đầu tư; góp phần vào sự phát triển bền vững chung của đất nước. Đây là một đề tài đòi hỏi áp dụng cả lý thuyết và kinh nghiệm thực tế. Nên mặc dù đã cố gắng nhưng đề tài chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, cán bộ cơ sở thực tập cùng tất cả các bạn. Cuối cùng em xin chân thành cám ơn cô giáo Ngô Phương Thảo cùng cán bộ Văn phòng đăng ký QSD đất thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành đề tài này. Hà Nội, 07/05/2009 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Anh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCông tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử đất trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.doc
Luận văn liên quan