Số lượng cán bộ TV nơi đây còn rất mỏng, điều này gây ra nhiều khó khăn
trong vấn đề xử lý công việc của TV. Một cán bộ phải đảm nhận nhiều công việc
khác nhau, điều này không tạo nên được nét chuyên môn hóa trong công việc. Đặc
biệt là ở khâu xử lý nghiệp vụ, đôi khi một cán bộ phải tiến hành hết tất cả các
khâu, từ xử lý kỹ thuật cho đến xử lý nội dung, xử lý hình thức.
* Công tác đào tạo ngƣời dùng tin
Công tác này tại TV nơi đây còn rất yếu. Qua điều tra, có đến 86% NDT
cho rằng mình phải tự tìm hiểu về TV, 14% NDT biết đến TV thông qua bạn bè và
giáo viên. Bên cạnh đó, có đến 34% NDT cho rằng mình thường xuyên gặp khó
khăn khi tra cứu thông tin tại TV. Điều này chứng minh được rằng, công tác đào
tạo NDT nơi đây vẫn đang bỏ ngõ. Điều này cũng giải thích vì sao có rất nhiều
bạn đọc ngại đến TV tra cứu thông tin.
27 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1201 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác phục vụ người dùng tin tại thư viện trường đại học Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công tác phục vụ người dùng tin tại thư viện
trường Đại học Quảng Bình
Trần Thị Lụa
Trường Đại học KHXH&NV
Luận văn ThS ngành: Khoa học thư viện; Mã số: 60 32 20
Người hướng dẫn: PGS.TS Đoàn Phan Tân
Năm bảo vệ: 2013
Abstract: Trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác phục vụ người dùng tin tại thư
viện Trường Đại học Quảng Bình. Tìm hiểu thực trạng công tác phục vụ người dùng tin tại
thư viện Trường Đại học Quảng Bình. Đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng công tác phục
vụ người dùng tin tại thư viện Trường Đại học Quảng Bình: Bổ sung vốn tài liệu đảm bảo số
lượng và chất lượng; Hoàn thiện hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin; Tăng cường ứng
dụng công nghệ thông tin; Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thư viện; Chú trọng công tác
nghiên cứu, đào tạo người dùng tin; Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị thư viện
Keywords: Công tác phục vụ; Người dùng tin; Thư viện.
Content:
Luận văn thạc sỹ Khoa học Thƣ viện
Trần Thị Lụa Khóa 2011-2013 2
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 1
MỤC LỤC ......................................................................................................... 2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ 6
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 7
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 7
2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................... 9
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 12
3.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 12
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 12
4. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 12
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 13
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu .............................................................................. 13
5.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 13
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 13
6.1. Phƣơng pháp luận ..................................................................................... 13
6.2. Phƣơng pháp cụ thể .................................................................................. 13
7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài ................................................... 13
7.1. Ý nghĩa khoa học ..................................................................................... 13
7.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 13
8. Dự kiến kết quả nghiên cứu ........................................................................ 14
9. Bố cục luận văn ........................................................................................... 14
NỘI DUNG CHÍNH ....................................................................................... 15
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG ................... 15
TÁC PHỤC VỤ NGƢỜI DÙNG TIN TẠI THƢ VIỆN ................................ 15
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH ............................................................ 15
1.1. Khái quát về công tác phục vụ ngƣời dùng tin ........................................ 15
Luận văn thạc sỹ Khoa học Thƣ viện
Trần Thị Lụa Khóa 2011-2013 3
1.1.1. Ngƣời dùng tin và vai trò của ngƣời dùng tin ....................................... 15
1.1.1.1. Ngƣời dùng tin ................................................................................... 15
1.1.1.2. Vai trò của ngƣời dùng tin ................................................................. 16
1.1.2. Khái niệm về công tác phục vụ ngƣời dùng tin .................................... 16
1.1.3. Vai trò của công tác phục vụ ngƣời dùng tin ........................................ 17
1.1.4. Các yếu tố tác động đến công tác phục vụ ngƣời dùng tin ................... 19
1.1.4.1. Vốn tài liệu ......................................................................................... 19
1.1.4.2. Sản phẩm và dịch vụ thông tin ........................................................... 20
1.1.4.3. Cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ ..................................................... 21
1.1.4.4. Cán bộ Thƣ viện ................................................................................. 22
1.1.4.5. Ngƣời dùng tin ................................................................................... 22
1.1.4.6. Tổ chức công tác phục vụ .................................................................. 23
1.2. Khái quát về thƣ viện Trƣờng Đại học Quảng Bình ................................ 23
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................ 23
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ ............................................................................ 25
1.2.2.1. Chức năng .......................................................................................... 25
1.2.2.2 Nhiệm vụ ............................................................................................. 25
1.2.3. Cơ cấu tổ chức ....................................................................................... 26
1.2.4. Trụ sở, trang thiết bị .............................................................................. 28
1.3. Ngƣời dùng tin và yêu cầu phục vụ ngƣời dùng tin tại thƣ viện trƣờng
Đại học Quảng Bình ........................................................................................ 29
1.3.1. Đặc điểm ngƣời dùng tin và nhu cầu tin tại thƣ viện trƣờng Đại học
Quảng Bình ..................................................................................................... 29
1.3.1.1.Ngƣời dùng tin tại thƣ viện Đại học Quảng Bình ............................... 29
1.3.1.2. Nhu cầu tin tại thƣ viện Đại học Quảng Bình .................................... 31
1.3.2. Những yêu cầu đặt ra đối với công tác phục vụ ngƣời dùng tin tại thƣ
viện trƣờng Đại học Quảng Bình .................................................................... 35
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỤC VỤ NGƢỜI .................. 36
Luận văn thạc sỹ Khoa học Thƣ viện
Trần Thị Lụa Khóa 2011-2013 4
DÙNG TIN TAỊ THƢ VIÊṆ TRƢỜNG ĐAỊ HOC̣ QUẢNG BÌNH ............ 36
2.1. Các yếu tố đảm bảo cho công tác phục vụ ngƣời dùng tin tại thƣ viện
trƣờng Đại học Quảng Bình ............................................................................ 36
2.1.1. Vốn tài liệu ............................................................................................ 36
2.1.1.1. Hình thức tài liệu ................................................................................ 36
2.1.1.2 Về nội dung tài liệu ............................................................................. 38
2.1.2. Các sản phẩm thông tin tại thƣ viện ...................................................... 39
2.1.2.1. Hệ thống mục lục ............................................................................... 39
2.1.2.2. Các bản thƣ mục ................................................................................. 40
2.1.3. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ .................................................. 40
2.1.3.1. Cơ sở vật chất, kỹ thuật ...................................................................... 40
2.1.3.2. Hạ tầng công nghệ thông tin .............................................................. 41
2.1.4. Đội ngũ cán bộ thƣ viện ........................................................................ 42
2.2. Tổ chức công tác phục vụ ........................................................................ 42
2.1.1. Thủ tục cấp thẻ ...................................................................................... 42
2.1.2. Giờ giấc phục vụ ................................................................................... 43
2.1.3. Quản lý bạn đọc .................................................................................... 43
2.1.4. Quản lý tài liệu ...................................................................................... 43
2.3. Các dịch vụ thông tin hiện có tại thƣ viện .............................................. 44
2.3.1. Dịch vụ cung cấp tài liệu ....................................................................... 44
2.3.1.1. Tại chỗ ................................................................................................ 44
2.3.1.2. Mƣợn về nhà ...................................................................................... 44
2.3.2. Dịch vụ tra cứu tin ................................................................................. 45
2.3.3. Dịch vụ phổ biến thông tin hiện tại ....................................................... 47
2.3.4. Dịch vụ “hỏi – đáp” thông tin ............................................................... 47
2.4. Đánh giá công tác phục vụ ngƣời dùng tin tại thƣ viện Trƣờng Đại học
Quảng Bình ..................................................................................................... 48
Luận văn thạc sỹ Khoa học Thƣ viện
Trần Thị Lụa Khóa 2011-2013 5
2.4.1. Hiệu quả công tác phục vụ ngƣời dùng tin thông qua các số liệu thống
kê ..................................................................................................................... 48
2.4.2. Ƣu điểm và hạn chế............................................................................... 51
2.4.2.1. Ƣu điểm .............................................................................................. 51
2.4.2.2. Hạn chế ............................................................................................... 54
2.4.3. Nguyên nhân của những điểm mạnh và hạn chế .................................. 57
2.4.3.1. Nguyên nhân của những điểm mạnh.................................................. 57
3.4.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế ....................................................... 58
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG ................. 59
TÁC PHỤC VỤ NGƢỜI DÙNG TIN TAỊ THƢ VIÊṆ ................................ 59
TRƢỜNG ĐAỊ HOC̣ QUẢNG BÌNH ............................................................ 59
3.1. Bổ sung vốn tài liệu đảm bảo số lƣợng và chất lƣợng ............................. 59
3.2. Hoàn thiện hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin ................................ 60
3.3. Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin ............................................. 61
3.4. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ thƣ viện ......................................... 63
3.5. Chú trọng công tác nghiên cứu, đào tạo ngƣời dùng tin .......................... 64
3.5.1. Nghiên cứu ngƣời dùng tin ................................................................... 65
3.5.2. Đào tạo ngƣời dùng tin.......................................................................... 66
3.6. Đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị thƣ viện ........................................... 67
3.7. Tăng cƣờng kinh phí hoạt động ............................................................... 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 73
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 76
PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU TIN ......................................... 76
PHỤ LỤC 2 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA NHU CẦU TIN .................................... 78
PHỤ LỤC 3 MỘT VÀI HÌNH ẢNH VỀ THƢ VIỆN ĐẠI HỌC QUẢNG
BÌNH ............................................................................................................... 82
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay chúng ta đang bước vào thế kỷ mới, thế kỷ mà thông tin (TT) và
tri thức đang trở thành sức mạnh của nhân loại, TT trở thành nguồn tài nguyên đặc
biệt của mỗi quốc gia và chi phối sự phát triển của xã hội. TT trong xã hội được
coi như loại hàng hóa có ý nghĩa rất đặc biệt. Với số lượng TT khoa học kỹ thuật
ngày càng gia tăng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin (NDT) đang
là vấn đề cấp thiết đặt ra cho các cơ quan Thư viện – Thông tin (TV-TT).
Giáo dục Đại học (ĐH) hiện nay rất cần được cung cấp một hệ thống TT
đảm bảo về chất và lượng. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi có sự chuyển
đổi phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Giảng viên chỉ là người hướng dẫn,
là người cung cấp phương pháp, sinh viên phải tự nghiên cứu, tìm hiểu ra bản chất
của vấn đề.
NDT là yếu tố cơ bản của mọi hệ thống thông tin TT. Đó là đối tượng phục
vụ của công tác thông tin tư liệu. NDT vừa là khách hàng của các dịch vụ TT, vừa
là người tạo ra TT mới. Họ như là yếu tố tương tác hai chiều với các đơn vị TT.
Họ là cơ sở để định hướng các hoạt động của đơn vị TT. NDT tham gia vào hầu
hết các công đoạn của dây chuyền TT. Họ biết các nguồn TT và có thể thông báo
hoặc đánh giá các nguồn tin đó.
Công tác phục vụ NDT là công đoạn cuối cùng trong dây chuyền TT tư liệu.
Nó là công đoạn cuối cùng nhưng là khâu trung tâm, bởi nó là khâu trực tiếp làm
việc với bạn đọc, là khâu gắn liền nhất với thực tiễn của ngành nghề, khâu cuối
cùng của chu trình chuyên môn khép kín thực hiện việc luân chuyển sách, tài liệu
tới người đọc. Nếu sách không đến được tay người đọc thì tất cả những hoạt động
chuyên môn của TV đều trở nên vô nghĩa, sách trong TV trở thành sách chết.
Trường Đại học Quảng Bình (ĐHQB) là trường ĐH đa ngành, đa lĩnh vực,
trong đó TV ĐHQB là đơn vị cấu thành giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp đào
tạo, nghiên cứu khoa học và học tập của cán bộ, giảng viên và sinh viên trong toàn
trường. Trong những năm qua, TV đã góp phần không nhỏ trong việc cung cấp tài
2
liệu, TT khoa học phục vụ các nhiệm vụ và mục tiêu mà nhà trường đề ra. Đặc
biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi có sự chuyển hướng sang phương thức đào tạo
theo học chế tín chỉ.
Tuy nhiên công tác phục vụ NDT ở đây chưa thực sự đi vào chiều sâu, hiệu
quả phục vụ còn hạn chế, công tác phục vụ NDT chưa thực sự làm tốt chức năng
của “cầu nối” giữa tài liệu với bạn đọc. Nhằm tìm ra những giải pháp hữu hiệu để
góp phần nâng cao hiệu quả phục vụ NDT tại TV trường ĐHQB, vì vậy tôi chọn
đề tài: “Công tác phục vụ người dùng tin tại thư viện trường Đại học Quảng
Bình” làm đề tài cho luận văn Thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Các nội dung nghiên cứu về công tác phục vụ NDT trong các TV trường ĐH
được nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước nghiên cứu ở nhiều góc độ và
khía cạnh, tuy nhiên tại TV ĐHQB, chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách cụ thể
về công tác này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Nghiên cứu thực trạng của công tác phục vụ NDT tại TV ĐHQB, tìm ra
những nguyên nhân còn tồn tại, những nguyên nhân thành công. Đồng thời đề
xuất hệ thống các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác phục vụ
NDT tin tại đây.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thứ nhất: Nghiên cứu lý luận công tác phục vụ NDT trong hoạt động của
TV.
- Thứ hai: Nghiên cứu thực trạng công tác phục vụ NDT tại thư viện trường
Đại học Quảng Bình.
- Thứ ba: Dựa vào thực trạng, đánh giá những mặt ưu điểm và hạn chế của
công tác phục vụ NDT, tìm ra nguyên nhân của những mặt ưu và hạn chế đó.
- Thứ tư: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ NDT tại
đây.
3
4. Giả thuyết nghiên cứu
Chất lượng của công tác phục vụ NDT phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao
gồm: Tổ chức phục vụ; Sản phẩm và dịch vụ thông tin; Cơ sở vật chất, hạ tầng
công nghệ; Trình độ cán bộ Thư viện; Trình độ người dùng tin; Ứng dụng công
nghệ thông tin. Nếu những yếu tố trên đảm bảo thì chất lượng của công tác phục
vụ NDT sẽ được đảm bảo. Nâng cao chất lượng phục vụ NDT sẽ góp phần nâng
cao hiệu quả hoạt động của TV, từ đó, giúp hoạt động TV ở đây làm tốt chức năng
của một TV trường ĐH.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác phục vụ NDT tại TV Trường ĐHQB.
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu trong phạm vi TV Trường Đại học Quảng Bình, chủ yếu tập
trung vào nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2006 đến nay.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phƣơng pháp luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các quan điểm, đường lối,
chính sách của Đảng, Nhà nước về đổi mới giáo dục, phát triển hoạt động TV-TT
để phân tích lý giải các vấn đề và đề xuất những giải pháp cần thiết.
6.2. Phƣơng pháp cụ thể
Luận văn được thực hiện trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu
cụ thể sau:
- Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp trao đổi, phỏng vấn cán bộ thư viện và NDT tại thư viện
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp quan sát
4
7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
7.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu góp phần khẳng định về mặt lý luận vai trò, tầm quan
trọng của công tác phục vụ NDT.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cở sở phân tích thực tiễn, đánh giá tìm ra nguyên nhân của những mặt
mạnh, những điểm còn hạn chế và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
phục vụ NDT tin tại TV Trường ĐHQB. Luận văn còn có thể làm tài liệu tham
khảo cho những đề tài nghiên cứu có nội dung liên quan.
8. Dự kiến kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu sẽ là 01 luận văn khoảng 80 trang, với nội dung đề cập
tới những vấn đề sau:
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác phục vụ NDT tại thư viện Trường
Đại học Quảng Bình.
- Thực trạng công tác phục vụ NDT tại thư viện Trường Đại học Quảng
Bình.
- Giải pháp nâng cao chất lượng công tác phục vụ NDT tại thư viện Trường
Đại học Quảng Bình.
Luận văn đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm mục đích nâng cao chất lượng
NDT tại thư viện trường ĐHQB, làm tăng hiệu quả hoạt động của TV
9. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần mục lục, phụ lục, luận văn có nội dung
chính chia ra làm 3 chương:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác phục vụ người dùng tin
tại thư viện Trường Đại học Quảng Bình.
- Chƣơng 2: Thực trạng công tác phục vụ người dùng tin tại thư viện
Trường Đại học Quảng Bình.
- Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác phục vụ người dùng
tin tại thư viện Trường Đại học Quảng Bình.
5
NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC
PHỤC VỤ NGƢỜI DÙNG TIN TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC
QUẢNG BÌNH
1.1. Khái quát về công tác phục vụ ngƣời dùng tin
1.1.1. Ngƣời dùng tin và vai trò của ngƣời dùng tin
1.1.1.1. Ngƣời dùng tin
NDT là người sử dụng thông tin để thỏa mãn nhu cầu của mình. NDT trước
hết phải là người có nhu cầu tin, là chủ thể của nhu cầu tin. NDT là yếu tố cơ bản
của mọi Hệ thống thông tin, đó là đối tượng phục vụ của công tác TT tư liệu.
1.1.1.2. Vai trò của ngƣời dùng tin
Vai trò quan trọng của NDT thể hiện rõ ở những mặt sau:
- NDT luôn là cơ sở để định hướng các hoạt động của đơn vị thông tin.
- NDT tham gia vào hầu hết các công đoạn của dây chuyền TT. Họ biết các
nguồn TT và có thể thông báo hoặc đánh giá các nguồn TT đó. Chính sách bổ
sung phụ thuộc vào yêu cầu của NDT.
- NDT cũng tham gia sản sinh ra TT mới, tham gia vào các dòng TT bằng
tiếp xúc cá nhân.
1.1.2. Khái niệm về công tác phục vụ ngƣời dùng tin
Công tác phục vụ NDT là việc tổ chức phục vụ tài liệu cho NDT, là một
hoạt động của TV nhằm thúc đẩy, phát triển và thoả mãn nhu cầu, hứng thú đọc tài
liệu thông qua việc tuyên truyền, hướng dẫn và cung cấp tài liệu dưới nhiều hình
thức.
1.1.3. Vai trò của công tác phục vụ ngƣời dùng tin
Phục vụ NDT là khâu cuối cùng trong chu trình đường đi của sách nhưng là
khâu then chốt trong toàn bộ hoạt động của công tác TV. Tất cả các khâu xử lý
nghiệp vụ tài liệu trước khi đưa ra phục vụ bạn đọc sẽ được đánh giá một cách
khách quan và chính xác nhất thông qua mức độ đáp ứng nhu cầu TT của bạn đọc.
1.1.4. Các yếu tố tác động đến công tác phục vụ ngƣời dùng tin
1.1.4.1. Vốn tài liệu
6
“Tài liệu là vật thể trên đó ghi lại những TT dưới dạng văn bản, âm thanh
hoặc hình ảnh để lưu truyền trong không gian và thời gian, đó là cái giá vật chất
mang tri thức của nhân loại”. Vốn tài liệu chính là cơ sở cho mọi hoạt động của
TV”.
1.1.4.2. Sản phẩm và dịch vụ thông tin
Đối với cơ quan thông tin - thư viện, SP và DV TT đóng vai trò là cầu nối
giữa các cơ quan TV-TT với NDT, giữa cán bộ TV với NDT. Để thực hiện tốt
chức năng cung cấp TT cho NDT, cơ quan TV-TT phải quản lý tốt nguồn tin của
mình. Vì vậy, SP và DV TT còn giúp các cơ quan TV-TT quản lý, kiểm soát tốt và
cung cấp chúng một cách hiệu quả tới NDT.
1.1.4.3. Cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ
Cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ là một trong bốn yếu tố cấu thành nên
một cơ quan TV-TT. Việc tăng cường cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ cho hoạt
động TV-TT cũng đồng nghĩa với việc góp phần tạo ra các giá trị thông tin cao
phục vụ hữu ích cho NDT.
1.1.4.4. Trình độ cán bộ Thƣ viện
1.1.4.5. Trình độ ngƣời dùng tin
Trong các hệ thống tra cứu ở các TV, NDT cần phải có những kiến thức
nhất định mới có thể tra cứu được. Họ phải hiểu được ý nghĩa các con số của mục
lục phân loại, phải thiết lập được các lệnh tìm chính xác, phải sử dụng những từ
khóa chuẩnthì mới có thể có được tài liệu theo yêu cầu. Đặc biệt trong thời đại
công nghệ thông tin hiện nay, khi các TV cũng đang ứng dụng các phần mềm tư
liệu để hoạt động, đòi hỏi NDT cũng cần phải có một trình độ tin học và ngoại ngữ
tương ứng.
1.1.4.6. Tổ chức công tác phục vụ
Công tác tổ chức phục vụ là khâu chuyên môn nghiệp vụ cuối của TV. Đây
là khâu sử dụng kết quả của những khâu chuyên môn trước. Nếu công đoạn này
tiến hành có hiệu quả thì ý nghĩa của những công việc trước đó mới được phát
huy. Các TV đều chú ý đến vấn đề xây dựng công tác phục vụ, coi đây là những
hoạt động bề nổi mang ý nghĩa quan trọng.
7
1.2. Khái quát về thƣ viện Trƣờng Đại học Quảng Bình
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ
1.2.3. Cơ cấu tổ chức
1.2.4. Trụ sở, trang thiết bị
1.3. Ngƣời dùng tin và yêu cầu phục vụ ngƣời dùng tin tại thƣ viện trƣờng
Đại học Quảng Bình
1.3.1. Đặc điểm ngƣời dùng tin và nhu cầu tin tại thƣ viện trƣờng Đại học
Quảng Bình
1.3.1.1. Ngƣời dùng tin tại thƣ viện Đại học Quảng Bình
Thành phần NDT của TVĐHQB rất đa dạng, đối tượng bạn đọc của TV là
tất cả mọi cán bộ, giảng viên và sinh viên trong toàn trường, ngoài ra TV còn phục
vụ một số đối tượng khác khi có nhu cầu sử dụng TV. Hiện nay, tổng số cán bộ,
sinh viên của Nhà trường là 3.938. Trong đó cán bộ, giảng viên của Nhà trường là
265 người, tương ứng với 265 bạn đọc của TV; sinh viên là 3.673 người, tương
đương 3.673 bạn đọc.
1.3.1.2. Nhu cầu tin tại thƣ viện Đại học Quảng Bình
Cũng giống như ở những cơ quan khác, TT đã trở nên không thể thiếu trong
quá trình giảng dạy và học tập của cán bộ, giảng viên và sinh viên trong toàn
trường. Thời gian dành cho việc nghiên cứu, đọc sách báo ngày càng tăng, điều đó
chứng tỏ nhu cầu tin của NDT tại đây đang ngày càng phát triển. Tuy nhiên, mỗi
nhóm NDT khác nhau có những nhu cầu tin không giống nhau.
1.3.2. Những yêu cầu đặt ra đối với công tác phục vụ ngƣời dùng tin tại thƣ
viện trƣờng Đại học Quảng Bình
Thực tế đặt ra những yêu cầu rất lớn đối với công tác phục vụ NDT tại đây.
TV phải có những chính sách bổ sung thật hợp lý, đảm bảo đủ số lượng tài liệu
cho bạn đọc sử dụng. Mặt khác, TV cũng phải thường xuyên nghiên cứu nhu cầu
bạn đọc để kịp thời nắm bắt những thay đổi, từ đó có những kế hoạch, chiến lược
bổ sung tài liệu có nội dung và hình thức phù hợp hơn.
8
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỤC VỤ NGƢỜI DÙNG
TIN TAỊ THƢ VIÊṆ TRƢỜNG ĐAỊ HOC̣ QUẢNG BÌNH
2.1. Các yếu tố đảm bảo cho công tác phục vụ ngƣời dùng tin tại thƣ viện
trƣờng Đại học Quảng Bình
2.1.1. Vốn tài liệu
2.1.1.1. Hình thức tài liệu
* Theo loại hình tài liệu, thư viện hiện nay có những loại sau:
- Sách
- Báo - Tạp chí
* Theo ngôn ngữ tài liệu, thư viện hiện có những loại sau:
Bên cạnh việc bổ sung tài liệu tiếng Việt thư viện còn chú ý bổ sung thêm
tài liệu ngoại văn. Tuy số tài liệu ngoại văn chưa nhiều nhưng phần nào đã đáp
ứng được nhu cầu của bạn đọc. Bên cạnh tài liệu Tiếng Việt, tài liệu Tiếng Anh
chiếm tỉ lệ lớn thứ hai.
2.1.1.2. về nội dung tài liệu
Là TV của trường ĐH đa ngành, đa hệ, nên vốn tài liệu của TV mang tính
chất đa ngành, khá phong phú về nội dung. Thành phần nội dung tài liệu được chia
thành các lĩnh vực sau: Khoa học tự nhiên – kỹ thuật; Xã hội chính trị; khoa học
xã hội và các loại khác.
2.1.2. Các sản phẩm thông tin tại thƣ viện
2.1.2.1. Hệ thống mục lục
* Mục lục chữ cái
* Mục lục phân loại
2.1.2.2. Các bản thƣ mục
* Thư mục giới thiệu
* Thư mục tóm tắt
* Thư mục chuyên đề
* Thư mục thông báo sách mới
2.1.3. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ
9
2.1.3.1. Cơ sở vật chất, kỹ thuật
Hiểu rõ tầm quan trọng của cơ sở vật chất đối với hoạt động của TV, thời
gian vừa qua, nhà trường đã rất chú trọng đến vấn đề trang cấp cơ sở vật chất, kỹ
thuật cho TV nhằm nâng cao chất lượng phục vụ trong điều kiện cho phép.
2.1.3.2. Hạ tầng công nghệ thông tin
TV trường ĐHQB hiện tại được trang bị máy tính điện tử nhưng với số
lượng rất ít, chỉ đơn thuần làm công tác soạn thảo văn bản, không giúp gì nhiều
cho công tác phục vụ nhu cầu tin cho người dùng tin. điều quan trọng là chưa có
phần mềm tư liệu để quản lý.
2.1.4. Đội ngũ cán bộ thƣ viện
Mặc dù, đội ngũ cán bộ còn rất hạn chế về số lượng, nhưng tất cả đều được
đào tạo qua chuyên ngành, yêu nghề và có tinh thần trách nhiệm cao trong công
việc. Hiện tại thư viện có 06 cán bộ:
03 cán bộ trình độ Đại học. Trong đó 01 cán bộ chuyên ngành Thư viện –
Thông tin; 01 cán bộ chuyên ngành phát hành sách; 01 cán bộ chuyên ngành Ngữ
văn.
01 cán bộ trình độ cao đẳng chuyên ngành Thư viện.
02 cán bộ trình độ trung cấp chuyên ngành Thư viện.
2.2. Tổ chức công tác phục vụ
2.1.1. Thủ tục cấp thẻ
Việc làm thẻ thư viện được tiến hành vào đầu mỗi năm học mới và thông
thường chỉ tiến hành cho những sinh viên mới. Việc làm thẻ cho bạn đọc sẽ được
tiến hành một cách nhanh chóng, đảm bảo bạn đọc sẽ có thẻ để sử dụng TV trong
thời gian ngắn nhất.
2.1.2. Giờ giấc phục vụ
Thư viện phục vụ theo giờ hành chính từ thứ hai đến thứ sáu, nghỉ thứ bảy,
chủ nhật và các ngày lễ. Ngoài những ngày nghỉ cố định trên, thư viện sẽ kịp thời
thông báo đến bạn đọc những ngày nghỉ đột xuất nếu có.
2.1.3. Quản lý bạn đọc
10
Cũng giống như những TV khác, TV quản lý bạn đọc của mình thông qua
thẻ bạn đọc, sổ ghi chép thông tin độc giả. Tuy nhiên, do chưa có phần mềm quản
lý nên những công việc này cán bộ TV hiện đang phải quản lý một cách thủ công.
2.1.4. Quản lý tài liệu
Cũng với đặc điểm là TV truyền thống, hiện tại tài liệu trong kho TV và tài
liệu cho bạn đọc mượn đều đang được quản lý theo phương thức truyền thống. Khi
bạn đọc đến mượn tài liệu, cán bộ TV sẽ chép lại tên tài liệu, ngày mượn, ngày trả
cùng tên bạn đọc vào sổ theo dõi.
2.3. Các dịch vụ thông tin hiện có tại thƣ viện
2.3.1. Dịch vụ cung cấp tài liệu
2.3.1.1. Tại chỗ
Phục vụ đọc tại chỗ là một trong hai phương thức phục vụ chủ yếu của TV.
Bạn đọc có thể sử dụng tại chỗ tất cả các tài liệu mà TV có khả năng cung cấp. Tại
TV ĐHQB, bạn đọc không bị giới hạn số lượng tài liệu đọc tại chỗ, có nghĩa là
bạn đọc có thể nhiều lần đổi quyển tài liệu khác nếu thấy không phù hợp.
2.3.1.2. Mƣợn về nhà
Nếu không sử dụng tài liệu tại TV, bạn đọc có thể mượn tài liệu về nhà
nghiên cứu. Tuy nhiên TV quy định những loại tài liệu sau không được mượn về
nhà: Những tài liệu tra cứu (bách khoa, từ điển, niên giám, thống kê, sổ tay);
báo, tạp chí; những tài liệu độc bản và những tài liệu hiện tại chỉ còn một hoặc hai
bản trong kho.
2.3.2. Dịch vụ tra cứu tin
Dịch vụ tra cứu tin ở đây thường diễn ra đối với các đối tượng bạn đọc, một
vài trường hợp cán bộ TV sẽ trợ giúp nếu bạn đọc chưa có kỹ năng tra cứu. Nếu sử
dụng mục lục chữ cái, bạn đọc chỉ cần biết tên tác giả, hoặc tên nhan đề tài liệu thì
có thể dễ dàng tìm được ngay. Tuy nhiên đối với mục lục phân loại, nhiều bạn đọc
rất lúng túng khi tra cứu thông qua loại mục lục này. Vì thế, TV nên xây dựng
thêm ô tra chủ đề theo vần chữ cái, nhằm hỗ trợ thêm cho loại mục lục này.
11
2.3.3. Dịch vụ phổ biến thông tin hiện tại
Sau khi TV vừa mới bổ sung được một số lượng tài liệu nào đó, cán bộ TV
sẽ lập một danh sách gửi về các khoa, phòng và các lớp trong toàn trường. Danh
sách được lập thông thường bao gồm các TT: nhan đề tài liệu, tác giả, các yếu tố
xuất bản. Đây cũng được gọi là một hình thức tuyên truyền sách mới của TV. Mặc
dù rất đơn giản, không quy mô như các buổi trưng bày triển lãm sách, nhưng hình
thức phổ biến sách mới này đã đem lại những hiệu quả không nhỏ trong vấn đề
phục vụ NDT nơi đây.
2.3.4. Dịch vụ “hỏi – đáp” thông tin
DV này giúp NDT có được những câu trả lời về những vấn đề cụ thể mà họ
quan tâm. Trong điều kiên cho phép, cán bộ TV sẽ trả lời những câu hỏi của NDT.
Thông thường, bạn đọc thường đặt những câu hỏi xoay quanh vấn đề có hay
không những cuốn tài liệu nào đó, hoặc là những chủ đề nào đóTrong những
năm qua, dịch vụ này đã được đông đảo bạn đọc sử dụng vì ưu điểm nhanh chóng
và kịp thời.
2.4. Đánh giá công tác phục vụ ngƣời dùng tin tại thƣ viện Trƣờng Đại học
Quảng Bình
2.4.1. Hiệu quả công tác phục vụ ngƣời dùng tin thông qua các số liệu thống
kê
2.4.2. Ƣu điểm và hạn chế
2.4.2.1. Ƣu điểm
* Mức độ thỏa mãn nhu cầu tin của ngƣời dùng tin
Là một TV tỉnh lẻ, trong điều kiện kinh phí còn hạn hẹp, thế nhưng TV đã
rất cố gắng bổ sung cho mình được nhiều loại hình tài liệu khác nhau. Bên cạnh
sách là loại hình tài liệu cơ bản, báo – tạp chí là một loại hình mà TV thường
xuyên quan tâm để bổ sung. Mặt khác, TV cũng đã rất cố gắng trong vấn đề bổ
sung, thu thập, xây dựng kho tài liệu luận án, luận văn của mình. Đây là nguồn tài
liệu tham khảo bổ ích cho những sinh viên năm cuối của trường.
12
Bên cạnh tài liệu Tiếng Việt, TV cũng đã bổ sung được cho mình một số
lượng tài liệu ngoại văn cơ bản, chiếm 17% tổng số tài liệu TV.
* Tổ chức công tác phục vụ
Với điều kiện hiện tại, thực sự TV nơi đây còn quá thiếu hụt về nhiều yếu
tố, đặc biệt là yếu tố hạ tầng công nghệ. Công nghệ và phần mềm tư liệu liên quan
đến nhiều khâu chuyên môn nghiệp vụ trong TV. Từ trước đến nay, TV hoàn toàn
hoạt động dựa trên phương thức truyền thống. Tuy nhiên, với nỗ lực của mình,
trong những năm qua, TV đã tạo lập được cho mình một phương thức hoạt động
phù hợp với điều kiện cho phép. Công tác phục vụ NDT cũng được tổ chức theo
những nét riêng, mang lại những hiệu quả nhất định.
- Giờ giấc phục vụ
Với phương châm phục vụ tối đa nhu cầu cho đọc giả, mặc dù với số lượng
cán bộ TV còn hạn chế, thế nhưng ngoài thời gian phục vụ theo giờ hành chính đã
quy định, TV còn linh hoạt tăng thời gian phục vụ vào buổi tối trong những dịp thi
học kỳ của sinh viên. Giờ giấc phục vụ này đã được TV thực hiện trong nhiều năm
trở lại đây.
- Quản lý bạn đọc, tài liệu
Mặc dù hiện tại TV vẫn đang hoạt động theo phương thức truyền thống,
những công đoạn trong thủ tục từ việc cấp thẻ cho đến việc quản lý bạn đọc, tài
liệu đều được tiến hành theo phương thức thủ công. Thế nhưng, các cán bộ TV ở
đây đã rất cố gắng để xây dựng cho mình một lối làm việc có khoa học, đảm bảo
đúng nguyên tắc.
* Thái độ phục vụ của cán bộ thƣ viện
Điều không thể phủ nhận tại TV ĐHQB là tinh thần trách nhiệm, phong thái
làm việc và phong cách phục vụ của cán bộ TV. Qua điều tra NDT về phong cách,
thái độ phục vụ của cán bộ TV nơi đây, có đến 87% NDT đã đánh giá tốt.
Có thể nói mặt thành công của công tác phục vụ bạn đọc nơi đây là đã xây
dựng được một đội ngũ cán bộ TV với đầy đủ lòng nhiệt tình, yêu nghề và trách
nhiệm cao.
13
2.4.2.2. Hạn chế
* Vốn tài liệu
Cho đến thời điểm hiện tại, vốn tài liệu của TV chưa đáp ứng được tối đa
nhu cầu của NDT. Vốn tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và học
tập vẫn còn hạn chế. Đặc biệt là các tài liệu chuyên ngành, tài liệu tham khảo chưa
đáp ứng được nhu cầu đào tạo và nghiên cứu của nhà trường.
* Sản phẩm và dịch vụ thông tin
Các SP và DV thông tin trong TV còn quá ít, chất lượng chưa tốt, chưa
mang lại hiệu quả cao trong quá trình phục vụ bạn đọc.
- Sản phẩm thông tin
SP thông tin hiện tại của TV còn quá nghèo nàn, hiện TV chỉ có hai loại SP
chính đó là mục lục phiếu và các bản thư mục.
Các bản thư mục vẫn chưa được xây dựng một cách có hệ thống và thường
xuyên. Trong các bản thư mục lại rất thiếu những yếu tố cần thiết giúp bạn đọc
xác nhận được tài liệu cần mượn.
- Dịch vụ thông tin
Hiện tại TV còn quá thiếu hụt nhiều loại DV thông tin quan trọng như dịch
thuật, trưng bày, triển lãm tài liệu, DV trao đổi thông tin, DV phổ biến thông tin
có chọn lọc, DV tư vấn thông tin, DV phổ biến thông tin.
Những dịch vụ hiện có của TV cũng chưa phát huy hết hiệu quả. DV phổ
biến thông tin hiện tại của TV vẫn còn quá đơn giản, mới chỉ dừng lại ở mức giới
thiệu các nhan đề tài liệu mới của TV. DV này chưa thực sự gây ra sự chú ý
thường xuyên cho độc giả.
* Cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ
- Cơ sở vật chất:
Có thể nói, cơ sở vật chất – kỹ thuật của TV ĐHQB còn quá thiếu thốn,
chưa thực sự tương xứng với quy mô của một TV trường ĐH. Diện tích TV chia
thành 3 khối, tuy nhiên khu vực hoạt động đôi khi lại không có sự tách biệt.
- Hạ tầng công nghệ thông tin
14
Cho đến thời điểm hiện tại, TV ĐHQB vẫn thuần túy là một TV truyền
thống. Tất cả các khâu chuyên môn nghiệp vụ của TV đều được tiến hành theo
phương thức thủ công. Những máy tính hiện tại đang được trang bị cho TV không
giúp gì cho công tác phục vụ bạn đọc. Yếu tố công nghệ đang là một vấn đề lớn
của Tv nơi đây.
* Đội ngũ cán bộ thƣ viện
Số lượng cán bộ TV nơi đây còn rất mỏng, điều này gây ra nhiều khó khăn
trong vấn đề xử lý công việc của TV. Một cán bộ phải đảm nhận nhiều công việc
khác nhau, điều này không tạo nên được nét chuyên môn hóa trong công việc. Đặc
biệt là ở khâu xử lý nghiệp vụ, đôi khi một cán bộ phải tiến hành hết tất cả các
khâu, từ xử lý kỹ thuật cho đến xử lý nội dung, xử lý hình thức.
* Công tác đào tạo ngƣời dùng tin
Công tác này tại TV nơi đây còn rất yếu. Qua điều tra, có đến 86% NDT
cho rằng mình phải tự tìm hiểu về TV, 14% NDT biết đến TV thông qua bạn bè và
giáo viên. Bên cạnh đó, có đến 34% NDT cho rằng mình thường xuyên gặp khó
khăn khi tra cứu thông tin tại TV. Điều này chứng minh được rằng, công tác đào
tạo NDT nơi đây vẫn đang bỏ ngõ. Điều này cũng giải thích vì sao có rất nhiều
bạn đọc ngại đến TV tra cứu thông tin.
2.4.3. Nguyên nhân của những điểm mạnh và hạn chế
2.4.3.1. Nguyên nhân của những điểm mạnh
Có được những thành quả nói trên là sự cố gắng của toàn thể lãnh đạo nhà
trường cũng như của tập thể cán bộ TV ở đây. Với sự ý thức rất rõ vai trò to lớn
của TV trong sự nghiệp đào tạo của nhà trường, trong những năm qua, nhà trường
đã không ngừng đầu tư kinh phí, luôn tạo điều kiện để TV tiến hành các hoạt động
của mình một cách hiệu quả nhất.
3.4.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Bên cạnh những mặt đã đạt được, TV hiện vẫn đang còn nhiều hạn chế cơ
bản. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó, tựu chung lại có thể kể
đến những nguyên nhân chính sau:
15
Có thể nói, quy luật gia tăng tài liệu cũng góp phần ảnh hưởng không nhỏ
đến số lượng, chất lượng vốn tài liệu trong TV.
Nguyên nhân có tầm ảnh hưởng không kém đó là nguyên nhân về kinh phí.
Kinh phí đầu tư cho hoạt động TV còn hạn hẹp nên gây ra nhiều hạn chế cho việc
bổ sung tài liệu, mua sắm các trang thiết bị và thực hiện các hoạt động khác.
Lực lượng cán bộ mỏng, trình độ chưa đồng đều cũng như thiếu kinh phí đã
gây ra nhiều vấn đề khó khăn cho TV, đó là tình trạng chồng chéo trong công việc,
những hoạt động bề nổi.
Những hoạt động nghiên cứu và đào tạo NDT ít được quan tâm nên dẫn đến
chính sách bổ sung chưa hợp lý, điều này đã dẫn đến một thực tế là có đến 89%
NDT cho rằng vốn tài liệu của TV hiện tại chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của mình.
Một nguyên nhân cũng hết sức quan trọng đó là về vấn đề tổ chức TV. TV
hiện tại vẫn chưa được tách thành một bộ phận riêng, vẫn đang trực thuộc Phòng
đào tạo. Điều này gây ra nhiều vẫn đề bất cập trong xử lý công việc cũng như hiệu
quả hoạt động của TV.
16
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC
PHỤC VỤ NGƢỜI DÙNG TIN TAỊ THƢ VIÊṆ TRƢỜNG ĐAỊ HOC̣
QUẢNG BÌNH
3.1. Bổ sung vốn tài liệu đảm bảo số lƣợng và chất lƣợng
- Để công tác bổ sung đạt chất lượng, TV nhất thiết phải xây dựng cho mình
chính sách và kế hoạch bổ sung thật cụ thể.
3.2. Hoàn thiện hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin
Theo sự phát triển đi lên, thời gian sắp tới TV sẽ chuyển đổi sang loại hình
TV hiện đại. điều đặc biệt chú ý là làm sao xây dựng và hoàn thiện hệ thống SP và
DV TT hiện đại, tương xứng với quy mô, tầm vóc một TV hiện đại của một
trường ĐH một Trung tâm khoa học hàng đầu của tỉnh.
3.3. Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin
Ngày nay, với xu thế ứng dụng công nghệ thông tin, TV hoạt động theo
phương thức truyền thống không còn hợp thời nữa, nhất là TV tại trường ĐH.
Việc làm cần thiết bây giờ là TV nên có những quyết sách chiến lược để đầu tư
kinh phí mua phần mềm quản lý TV phù hợp để sử dụng.
3.4. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ thƣ viện
* Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ TV
Đối với công tác phục vụ người đọc chúng ta phải khẳng định vai trò quan
trọng của chất lượng đội ngũ cán bộ TV. Bởi lẽ cán bộ TV chính là người trực tiếp
làm việc với các đối tượng NDT, là người trực tiếp phát hiện và đáp ứng mọi nhu
cầu TT của NDT, là người quyết định chất lượng của công tác phục vụ NDT.
* Phát triển các kỹ năng mềm cho đội ngũ cán bộ TV
Ngoài kiến thức chuyên môn, cán bộ TV ngày nay cũng cần phải có các kỹ
năng mềm, cụ thể đó là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tin học, ngoại ngữ, kỹ năng
nắm bắt và khai thác các nguồn tin.
Đứng trước yêu cầu và xu thế tin học hóa, TV trường ĐHQB cũng cần phải
xây dựng cho mình một đội ngũ cán bộ TV đảm bảo các yêu cầu của thực tế đang
đặt ra.
17
3.5. Chú trọng công tác nghiên cứu, đào tạo ngƣời dùng tin
3.5.1. Nghiên cứu ngƣời dùng tin
Nghiên cứu NDT chính là nghiên cứu nhu cầu tin của bạn đọc, với mục đích
là phục vụ tốt nhất tất cả mọi đối tượng NDT. Trên thực tế, không phải đối tượng
bạn đọc nào cũng có nhu cầu tin giống nhau. Vấn đề đặt ra cho TV là phải xác
định rõ nhu cầu tin của từng nhóm đối tượng, ở từng thời điểm khác nhau.
3.5.2. Đào tạo ngƣời dùng tin
Vấn đề ngay bây giờ là TV ĐHQB nên tổ chức hướng dẫn, giới thiệu giúp
NDT nắm được những kiến thức về hệ thống TT, mạng lưới các cơ quan TT thư
viện; Những hiểu biết về vốn tài liệu trong TV; Kiến thức về các loại hình SP và
DV TT; Kỹ năng khai thác và sử dụng các SP và DV TT trong TV.
3.6. Đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị thƣ viện
Thiết nghĩ, TV nên mở rộng diện tích các phòng kho, đặc biệt là phòng đọc
chung. Tổ chức phòng đọc Báo – tạp chí riêng, có phòng đọc dành riêng cho cán
bộ, giảng viên. Đặc biệt, TV cần chú ý trang bị thêm bàn ghế, các trang thiết bị
cần thiết tại phòng đọc nhằm cung cấp cho bạn đọc một không gian nghiên cứu,
học tập tại TV.
3.7. Tăng cƣờng kinh phí hoạt động
Thư viện rất cần sự quan tâm đầu tư của Nhà trường về vấn đề kinh phí mới
có thể bổ sung được nguồn tài liệu tốt, có giá trị cao. Nếu công tác tăng cường bổ
sung vốn tài liệu không được quan tâm đúng mức thì chắc chắn hoạt động của TV
không những không phát triển mà còn tụt hậu.
18
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Từ những kết quả nghiên cứu trên, có thể đi tới một số kết luận sau: Để
trường ĐHQB thực sự trở thành trường ĐH chất lượng cao, không những đòi hỏi
phải không ngừng đổi mới phương thức đào tạo, cải tiến nội dung, phương pháp
và hình thức tổ chức dạy – học mà còn cần phải quan tâm đến công tác TV – một
bộ phận cấu thành không thể thiếu của trường ĐH, một điều kiện đảm bảo nâng
cao chất lượng học tập, nghiên cứu của sing viên và cán bộ giảng viện.
Từ những cơ sở lý luận và thực tiến đã xác định, tôi đã đề xuất một hệ thống
các giải pháp để cải tiến công tác phục vụ NDT, nhằm phát huy tối đa chất lượng,
hiệu quả hoạt động của TV, góp phần nâng cao chất lượng sự nghiệp đổi mới Giáo
dục – Đào tạo của Nhà trường. Trong điêug kiện hiện tại, mặc dù đang gặp rất
nhiều khó khăn nhưng tôi cho rằng các giải pháp nêu trên là hoàn toàn có tính khả
thi. Nếu được thực hiện đồng bộ và triệt để thì công tác phục vụ NDT sẽ đạt được
những thành công nhất định.
Để TV ĐHQB đạt được những kết quả như mong muốn, ngoài sự nỗ lực
của tập thể cán bộ TV cần phải có sự quan tâm, giúp đỡ của các ngành các cấp và
Nhà trường về vấn đề chỉ đạo, quản lý và điều hành hoạt động. Tôi xin đưa ra đây
một số kiến nghị với các cấp lãnh đạo về những vấn đề cấp thiết cần phải giải
quyết để nâng cao chất lượng hoạt động của TV.
Đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch – với tư cách là cơ quan quản lý
ngành dọc của ngành TV, cần quan tâm hơn nữa đến hệ thống TV các trường Đại
học. Các văn bản chỉ đạo, các văn bản quy phạm pháp luật cần cụ thể, rõ ràng hơn
nữa, cần có những chế tài thật cụ thể.
Đồng thời Bộ Giáo dục – Đào tạo cần có một bộ phận để quản lý, điều hành
các TV ĐH. Bộ cần ban hành chính thức quy chế về tổ chức và hoạt động TV ĐH
để các TV này có cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của mình. Bộ cũng cần
đưa ra phương hướng phát triển cho hệ thống TV ĐH, thể chế hóa sự phối hợp
hoạt động giữa các TV ĐH với nhau.
19
Đối với lãnh đạo trường ĐHQB, Nhà trường cần đảm bảo kinh phí một cách
tối đa để TV bổ sung tài liệu mới, thu thập, sao chép các luận văn, luận án. Nhà
trường cũng cần quan tâm đặc biệt đến việc bổ sung cán bộ TV có trình độ chuyên
môn nghiệp vụ, có kỹ năng về tin học và ngoại ngữ. Đồng thời tạo mọi điều kiện
nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ cán bộ TV nơi đây.
Hy vọng rằng, với sự cố gắng, nỗ lực của tập thể cán bộ TV, cùng với sự chỉ
đạo, điều hành của các cơ quan cấp trên và lãnh đạo Nhà trường, chất lượng công
tác phục vụ NDT nói riêng và hoạt động TV ĐHQB nói chung sẽ biến đổi nhanh
chóng và đạt được những kết quả tốt đẹp trong thời gian tới. Góp phần nâng cao
chất lượng học tập, nghiên cứu cho các thế hệ sinh viên và toàn thể cán bộ, giảng
viên của Nhà trường.
Luận văn thạc sỹ Khoa học Thư viện
Trần Thị Lụa Khóa 2011-2013 73
References:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2001), Pháp lệnh
thư viện, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng
chính quy theo hệ thống tín chỉ, Quyết định số 43/2007/QĐ – BGDĐT
ngày 15/8/2007
3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2008), Về công tác Thư viện: các văn
bản pháp quy hiện hành về Thư viện, Hà Nội.
4. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2002), Quyết định số 13/QĐ ngày 10-
3-2002 : Về việc ban hành quy chế mẫu tổ chức và hoạt động thư viện
trường Đại học.
5. Đoàn Phan Tân (2001), Thông tin học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
6. Đoàn Phan Tân (2001), Tin học trong hoạt động Thông tin – thư viện,
Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
7. Lê Quỳnh Chi (2008), “Thư viện đại học góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (2), tr. 18-23.
8. Lê Văn Viết (2000), Cẩm nang thư viện, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
9. Liên hiệp Thư viện Đại học khu vực phía Bắc (2010), Kỷ yếu hội thảo
Đổi mới tổ chức, quản lý và tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin
trong hoạt động Thông tin – Thư viện.
10. Nguyễn Huyền Trang (2010), Nâng cao hiệu quả công tác phục vụ người
dùng tin tại Thư viện trường Đại học Ngoại thương Hà Nội đáp ứng sự
nghiệp đổi mới giáo dục Đại học của đất nước, Khóa luận tốt nghiệp Đại
học khoa học Thư viện, Hà Nội.
Luận văn thạc sỹ Khoa học Thư viện
Trần Thị Lụa Khóa 2011-2013 74
11. Nguyễn Thanh Thủy (2007), Nâng cao hiệu quả công tác phục vụ bạn đọc
tại Trung tâm thông tin – Thư viện trường Đại học Giao thông vận tải Hà
Nội, Luận văn thạc sỹ khoa học thư viện, Hà Nội. .
12. Nguyễn Xuân Dũng (2011), Nâng cao hiệu quả công tác phục vụ người
dùng tin của Thư viện Quốc gia Việt Nam, Luận văn thạc sỹ khoa học thư
viện, Hà Nội.
13. Tạ Thị Lâm (2008), “Vai trò của Thư viện Đại học Khoa học Huế trong
công tác đào tạo học chế tín chỉ. Thực trạng và kiến nghị”, Tạp chí Thư
viện Việt Nam, (3) tr. 40-45.
14. Trần Dương (2008), Công tác phục vụ bạn đọc tại Thư viện Trường Đại học
Khoa học Huế, Khóa luận tốt nghiệp Đại học khoa học Thư viện, Hà nội.
15. Trần Mạnh Tuấn (1998), Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện, Nxb Đại
học Quốc gia, Hà Nội.
16. Trần Thị Bích Hồng (2004), Tra cứu thông tin trong hoạt động thư viện
thông tin, Nxb Đại học Văn hoá, Hà Nội.
17. Trần Thị Hiền (2010), Nâng cao hiệu quả công tác phục vụ người dùng tin
tại Trung tâm Thông tin khoa học – Học viện Chính trị - Hành chính
Quốc gia Hồ Chí Minh, Khóa luận tốt nghiệp Đại học khoa học Thư viện,
Hà Nội.
18. Trần Thị Quý, Đỗ văn Hùng (2007) Tự động hoá trong hoạt động thông
tin- thư viện. Nxb, Đại học Quốc gia, Hà Nội.
19. Trần Trọng Bảy, “Nắm vững nhu cầu thông tin để phục vụ tốt cho công
tác đào tạo và nghiên cứu khoa học trong các trường đại học”, Website
Thư viện Đại học Khoa học Tự nhiên – Tp. Hồ Chí Minh. Truy cập ngày
05/12/2012, địa chỉ
4.pdf.
Luận văn thạc sỹ Khoa học Thư viện
Trần Thị Lụa Khóa 2011-2013 75
20. Trung tâm TTTL Khoa học và Công nghệ Quốc gia (1999), Hệ quản trị
CSDL tư liệu CDS / ISIS for Windows, Hà Nội.
21. Võ Thúy Ngọc (2008), Tìm hiểu công tác phục vụ bạn đọc ở Trung tâm
Thông tin Thư viện trường Đại học Vinh, Khóa luận tốt nghiệp Đại học
khoa học Thư viện, Hà Nội.
Tiếng Anh
22.“Library and Information science: Parameters and Perspectives”, Available
at
23. Marketing in Library And Information Services: International
Perspectives, Available at
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cong_tac_phuc_vu_tai_dh_quang_binh_4737_2079237.pdf