Tính tiền ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường của dự án.
Căn cứ để tính tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường.
- Căn cứ vào quyết định của thủ tướng chính phủ số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 05 năm 2008 về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
- Luật bảo vệ môi trường 2005.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của BTNMT hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
- Quyết định số 916/QĐ-UBND ngày 01/12/2007 của UBND tỉnh Sơn La về việc giao chủ đầu tư lập dự án khai thác gắn với chế biến chì, kẽm và tận dụng sản phẩm phụ sản xuất phân bón tại mỏ suối Cù, suối Bốc, xã Huy Tân, Huy Hạ và vùng Phụ Cận, huyện Phù Yên.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 2412000043 ngày 01/12/2007 của UBND tỉnh Sơn La cấp là “dự án khai thác gắn với chế biến chì, kẽm và tận dụng sản phẩm phụ sản xuất phân bón tại mỏ suối Cù, suối Bốc, xã Huy Tân, Huy Hạ và vùng Phụ Cận, huyện Phù Yên.”
Ký quỹ môi trường nhằm đảm bảo nguồn tài chính để cải tạo, phục hồi môi trường sau hoạt động khai thác khoáng sản do các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thực hiện theo qui định của pháp luật.
- Hoàn phục môi trường sau khai thác: bao gồm việc đưa hiện trạng môi trường khu vực sau khai thác trở vệ hiện trạng ban đầu hoặc chuyển sang 1 trạng thái tốt nhất để trồng cây xanh hoặc sử dụng vào các mục đích khác của địa phương.
Trong dự án chiều sâu khai thác lộ thiên không lớn nên lượng đất đá thải không quá lớn, khai thác đến đâu vận chuyển chất thải đến bãi thải luôn. Vì vậy khai thác đến đâu thì san lấp ngay đến đó không ảnh hưởng nhiều đến môi trường sinh thái.
Các điểm quặng được phân bố trên diện tích núi đá, có tổng diện tích vào khoảng 25 ha, không thuộc vào rừng đầu nguồn, không thuộc dự án 327, không thuộc vào diện tích canh tác nông nghiệp.
26 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3708 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Ký quĩ, cải tạo môi trường khai thác mỏ khoáng sản ở Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND TỈNH SƠN LA
CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN
VIỆT NAM
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày tháng năm 2008
CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ
(Công văn của chủ dự án về việc phê duyệt đề án ký quỹ, cải tạo môi trường)
Căn cứ vào quyết định của thủ tướng chính phủ số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 05 năm 2008 về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
Chúng tôi là: Công ty cổ phần cơ điện Việt Nam.
Chủ dự án: Khai thác gắn với chế biến chì, kẽm tại địa điểm mỏ suối Cù, xã Huy Tân; suối Bốc, xã Huy Hạ, huyện Phù Yên – Tỉnh Sơn La
Công ty chúng tôi xin gửi đến chi cục Bảo vệ Môi Trường đề án ký quỹ, cải tạo môi trường.
Kính đề nghị chi cục phê duyệt bản đề án cho dự án.
Chủ đầu tư
Mục lục
I. MỞ ĐẦU 4
II. NỘI DUNG. 4
2.1. Tổng quan về địa điểm khai thác. 4
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên – kinh tế - xã hội của mỏ suối Cù – xã Huy Tân. 4
2.1.2 Đặc điểm tự nhiên – kinh tế - xã hội của mỏ suối Bốc – xã Huy Hạ. 5
2.1.3 Khu vực tuyển quặng. 6
2.2. Đặc điểm của dự án. 7
2.2.1 Xuất xứ của dự án. 7
2.2.2 Tóm tắt dự án 8
2.2.2.1 Diện tích khai thác 10
2.2.2.2 Qui trình khai thác mỏ. 10
2.2.2.3 Quy trình chế biến quặng 11
2.2.2.4 Khối lượng đất đá thải. 12
2.2.3 Tiến độ khai thác. 13
2.2.4 Hiện trạng môi trường. 14
2.2.5. Các tác động đến môi trường qua các giai đoạn khai thác. 16
2.3. Tính tiền ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường của dự án. 21
2.3.1 Căn cứ để tính tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường. 21
2.3.2 Những yêu cầu cải tạo, phục hồi môi trường. 22
2.3.3 Tổng chi phí cải tạo. 22
2.3.4 Số tiền ký quý theo từng thời gian. 25
I. MỞ ĐẦU
II. NỘI DUNG.
2.1. Tổng quan về địa điểm khai thác.
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên – kinh tế - xã hội của mỏ suối Cù – xã Huy Tân.
Điểm quặng chì, kẽm suối Cù thuộc bản Giáo xã Huy Tân cách trung tâm huyện Phù Yên 6 km về phía Đông Nam, với diện tích đất dự kiến khai thác quặng chì, kẽm, mở đường giao thông và một số công trình phụ trợ khoảng 20 ha, vị trí mỏ nằm ở độ cao 817 m so với mực nước biển, có toạ độ địa lý:
21014’15’’ VĐB
104041’03’’ KĐĐ
Địa hình khu vực mỏ chì, kẽm suối Cù, xã Huy Tân là dạng địa hình lòng chảo, chia cắt mạnh, bao quanh là những dãy núi đá vôi cao và thung lũng sâu. Là loại địa hình có độ dốc cao khoảng 450, khả năng xảy ra trượt lở lớn. Hiện tại khu vực này là rừng phòng hộ của huyện Phù Yên, số lượng gỗ quý hiếm còn tương đối nhiều với nhiều cây gỗ lớn có tầng che phủ dầy, theo ước lượng trữ lượng gỗ tại khu vực mỏ suối Tọ là rất lớn. Dọc theo thung lũng có suối bản Giáo chảy qua, suối bản Giáo được bắt nguồn từ núi cao cách 3 km với lưu lượng nhỏ vào mùa khô. Chất lượng nước khá đảm bảo có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt và tưới tiêu của người dân bản địa. Tuy nhiên, vào mùa mưa lưu lượng dòng chảy lớn khả năng xảy ra lũ lụt gây sạt lở cuốn trôi bùn đất và các chất ô nhiễm xuống suối Cù. Vì vậy khi dự án đi vào hoạt động cần có những phương án ứng phó và xử lý thích hợp tránh gây tác động tiêu cực đến môi trường nước của địa phương.
Loại đất tại điểm mỏ suối Cù chủ yếu là đất Granit, philit và đá vôi, có khả năng cho phát triển nông nghiệp không lớn, phù hợp cho phát triển rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
Hiện tại khu vực mỏ suối Cù chưa có đường giao thông, điện lưới và thông tin liên lạc chưa được ứng dụng. Cách mỏ khoảng 3 km về phía Tây Nam có dân cư bản Giáo là người dân tộc H’mong sinh sống. Về điều kiện kinh tế xã hội khu vực mỏ suối Cù còn hoang sơ chưa có các công trình công cộng có giá trị kinh tế, các di tích lịch sử văn hoá cần được bao tồn. Theo dự kiến của công ty đường vào mỏ sẽ mở có chiều dài 2 km rộng 5 m về phía Đông của mỏ, hiện tại đoạn đường này là đườn mòn đi làm nương của bà con nông dân xã, diện tích đất bị lấy vào làm đường giao thông chủ yếu là đất rừng cây núi đá và một phần đất rừng cây tái sinh.
2.1.2 Đặc điểm tự nhiên – kinh tế - xã hội của mỏ suối Bốc – xã Huy Hạ.
Điểm quặng suối Bốc thuộc bản Nà Lừu xã Huy Hạ huyện Phù Yên, tỉnh sl cách trung tâm thị trấn huyện Phù Yên khoảng 2,5 km về phía Tây Nam nằm ở toạ độ
21013’566’’ VĐB,
104039’135’’ KĐ Đ.
Điểm mỏ suối Bốc có địa hình khá phức tạp, đồi núi cao và thung lũng sâu hệ sinh thái nghèo nàn chủ yếu là cây bụi và đồi núi trọc vào mùa khô, vị trí mỏ có địa giới hành chính như sau:
Phía Đông giáp với đồi trồng săn và thảm thực vật nghèo nàn.
Phía Tây giáp điểm khai thác đá của trại Yên Hạ.
Phía Nam giáp đồi núi đá vôi.
Phía Bắc giáp đồi cây núi đá.
Diện tích đất công ty dự kiến khai thác quặng chì, kẽm tại mỏ suối Bốc khoảng 30 ha, thời gian khai thác khoảng 8 năm.
Đường giao thông vào mỏ suối Bốc khá thuận lợi do hiện tại tuyến đường vào mỏ là đường ô tô vào khai thác đá của trị giam Yên Hạ, xung quanh khu vực khai thác không thấy có dân cư, công trình lớn và vùng câm an ninh Quốc phòng.
Điều đáng quan tâm tại điểm mỏ xã Huy Hạ là sự khó khăn về nguồn nước sinh hoạt, do khu vực hiện tại chưa có nước máy, khoảng cách từ mỏ đến suối Bốc gần 2 km. Vì vậy để cung cấp nước sinh hoạt cho công nhân khi dự án đi vào hoạt động Công ty sẽ phải khoan giếng khơi cách điểm mỏ khoảng 500 m sau đó dùng máy bơm về để lấy nước sử dụng.
Hiện tại điểm mỏ suối Bốc đã có đường dây điện 35 kw chạy qua nên có thể khai thác sử dụng phục vụ cho hoạt động khai thác mỏ khi dự án đi vào hoạt động.
2.1.3 Khu vực tuyển quặng.
Điểm xây dựng xưởng chế biến quặng chì, kẽm thuộc bản Nghĩa Hưng xã Mường Cơi huyện Phù Yên, cách trung tâm thị trấn khoảng 17 km dọc theo quốc lộ 37 tuyến đường Sơn la – Phú Thọ. Vị trí khu vực xây dựng xưởng chế biến quặng chì, kẽm có toạ độ địa lý như sau:
21056’372’’ VĐB
104078’269’’ KĐ Đ
Địa giới hành chính của xưởng được xác định như sau:
Phía Đông giáp với đồi cây núi đá.
Phía Tây giáp với đồi cây núi đá.
Phía Bắc giáp với đồi trồng cây hoa màu.
Phía Nam giáp khu dân cư bản Nghĩa Hưng.
Điểm xây dựng các đường quốc lộ 37 khoảng 400 m phía Đông Nam. Địa hình tương đối bằng phẳng với diện tích khoảng 300 x 300 m, tại diện tích quy hoạch xây dựng xưởng hiện có 3 hộ dân đang sinh sống bằng nghề làm trang trại. Cây trồng chủ yếu là ngô, khoai, sắn, cam, chuối, đu đủ, nhãn….Ngoài ra khu vực này chưa có hệ thống thông tin liên lạc, điện nước và các công trình phụ trợ khác. Tổng diện tích khu vực quy hoạch xây dựng xưởng 1,5 ha. Trên bề mặt diện tích quy hoạch xây dựng xưởng chế biến quặng chì, kẽm có xuất hiện một dòng chảy của mỏ nước ngầm từ trên núi đá, dòng chảy được duy trì quanh năm với trữ lượng nhỏ, đây là nguồn nước được 3 hộ gia đình làm trang trại sử dụng sinh hoạt và tưới tiêu cho cây trồng.
2.2. Đặc điểm của dự án.
2.2.1 Xuất xứ của dự án.
Tỉnh Sơn La là địa phương có nguồn quặng kim loại tương đối phong phú, tuy nhiên trữ lượng quặng không lớn và phân bổ rải rác. Vì vậy, việc khai thác và chế biến quặng kim loại quy mô lớn khó có thể thực hiện được trong giai đoạn trước đây.
Cùng với sự phát triển của công nghệ khai khoáng, công nghệ tuyển, chế biến quặng và sự cho phép các đơn vị tư nhân được tham gia khai thác, chế biến khoáng sản dẫn tới khả năng tận thu được các điểm quặng nhỏ phục vụ phát triển chung của đất nước đang ngày càng phát triển.
Được sự đồng ý của UBND tỉnh Sơn La, công ty cổ phần cơ điện Việt Nam đã tiến hành khảo sát đánh giá chất lượng và trữ lượng quặng chì, kẽm thuộc các điểm quặng suối Cù, suối Bốc huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. Căn cứ vào năng lực và kinh nghiệm khai thác, chế biến khoáng sản của công ty, công ty cổ phần cơ điện Việt Nam đã tiến hành lập “Dự án khai thác gắn với chế biến chì kẽm tại điểm mỏ suối Cù xã Huy Tân, suối Bốc xã Huy Hạ, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La”. Nội dung chính của dự án là khai thác quặng chì kẽm tại 02 điểm mỏ với tổng sản lượng quặng tinh ước tính đạt 25000 tấn, thời gian khai thác là 08 năm (kể cả thời gian đóng cửa mỏ và hoàn phục môi trường), đầu tư 01 xưởng tuyển nổi quặng chì, kẽm công suất thiết kế 150.000 tấn quặng thô/năm.
Tính đến thời điểm tháng 3 năm 2008 khu vực dự kiến thực hiện dự án được đề cập trong báo cáo thuộc 4 xã Huy Hạ, Huy Tân, Suối Tọ và Mường Cơi không nằm trong các vùng cấm hoặc tạm thời cấm khai thác khoáng sản, không có các di tích lịch sử, khảo cổ, văn hoá cần bảo tồn, không nằm trong đất dành cho mục đích an ninh quốc phòng, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng; không ảnh hưởng trực tiếp đến các kết cấu hạ tầng quan trọng như đường điện cao thế, đường cáp quang.
Đặc trưng của các dự án khai thác, chế biến khoáng sản là phát sinh một lượng lớn chất thải rắn, khí thải, bụi, nước thải của sản xuất, nước mưa chảy tràn qua các khu mỏ đều có khả năng đưa vào môi trường các kim loại nặng gây ô nhiễm môi trường. Để đánh giá chi tiết các tác động tiềm ẩn của dự án đến môi trường công ty cổ phần cơ điện việt Nam tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án với mục đích lượng hoá, xây dựng các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường từ đó phát huy hiệu quả kinh tế xã hội của dự án với tác động đến môi trường là thấp nhất.
2.2.2 Tóm tắt dự án
- Tên dự án: Khai thác gắn với chế biến chì, kẽm tại địa điểm mỏ suối Cù, xã Huy Tân, suối Bốc, xã Huy Hạ, huyện Phù Yên – tỉnh Sơn La.
- Chủ đầu tư: Công ty cổ phần cơ điện Việt Nam.
Tóm tắt nội dung dự án qua bảng sau:
TT
Nội dung dự án
Thông tin
Ghi chú
I
Khai thác quặng chì, kẽm
1.
Điểm mỏ suối Cù, xã Huy Tân, huyện Phù Yên
- Tọa độ
20013’58’’VĐB
104041’11’’KĐĐ
- Diện tích
25.4 ha
- Trữ lượng
4.010 tấn Pb, Zn
333.334 b
- Thành phần quặng
Pb, Zn, Ag, Cd
12.45 % thành phần phụ
2.
Điểm mỏ suối Bốc, xã Huy Hạ, huyện Phù Yên
- Tọa độ
21013’34’’ VĐB
104039’22’’ KĐĐ
- Diện tích xin khai thác
30 ha
- Trữ lượng
-
Kiểm sát
- Thành phần quặng
Pb, Zn
8.78%
3.
Nhân công và chế độ làm việc
Lao động trực tiếp
22 người
Lao động gián tiếp và điều hành
10-11 người
Chế độ khai thác
2 ca/ngày
250 ngày/năm
4.
Công nghệ khai thác và diện tích khai trường
Phương án được lựa chọn: Công nghệ khai thác lớp bằng
Khai thác lớp bằng
- Khai thác lớp bằng tầng nhỏ 3-5m
- Khai thác lớp bằng tầng lớn 7m
Tổng diện tích đất sử dụng
- Diện tích khai thác quặng
- Diện tích bãi thải
- Diện tích xưởng chế biến quặng
85.4 ha
55.4 ha
25 ha
5 ha
5.
Công suất và tuổi thọ mỏ
- Sản lượng quặng nguyên khai
- 26.666 tấn/năm
- Sản lượng quặng thành phần
- 20.000 tấn/năm
- Tổn thất do khai thác 25%
- 15.800 tấn/năm
- Tuổi thọ mỏ tính cả thời gian đóng cửa mỏ
- 8 năm.
6.
Tổng mức đầu tư
14.638.784.000đ
Vốn xây lắp
1.356.810.000đ
Vốn thiết bị
9.903.234.155đ
Chi phí khác
1.253.083.475đ
Vốn dự phòng (5%)
625.656.382đ
Vốn lưu động
1.500.000.000đ
II.
Xưởng tuyển nổi quặng chì, kẽm (Bản Nghĩa Hưng, xã Mường Cơi)
1.
Vị trí
21056’372’’ VĐB
104078’269’’ KĐĐ
2.
Diện tích
05 ha
3.
Công nghệ áp dụng
Tuyển nổi
4.
Công suất thiết kế
150.000 tấn/năm
Quặng thô
5.
Sản lượng
10.800 tấn Zn (50%)/năm
9.600 tấn Pb (50%)/năm
6.
Nhân công
35 người
7.
Chế độ làm việc
300 ngày/năm
3 ca/ngày
8.
Tổng mức đầu tư
5.728.000.000đ
Đầu tư xây dựng cơ bản
908.000.000đ
Đầu tư thiết bị tuyển
3.800.000.000đ
Đầu tư cho nhà xưởng
640.000.000đ
Chi phí lắp đặt thiết bị và chi phí khác 10%
380.000.000đ
2.2.2.1 Diện tích khai thác
Mỏ khai thác tại 2 địa điểm
- Điểm mỏ suối Cù – xã Huy Tân – Huyện Phù Yên
Diện tích khai thác: 25,4 ha.
- Điểm mỏ suối Bốc – xã Huy Hạ - huyện Phù Yên.
Diện tích khai thác: 55,4 ha.
Ngoài ra: Diện tích bãi thải: 25 ha
Diện tích xưởng chế biến quặng: 5 ha.
Tổng diện tích đất sử dụng trong việc dự án khai thác mỏ: 85,4 ha.
2.2.2.2 Qui trình khai thác mỏ.
Quy trình khai thác mỏ của dự án được thực hiện theo 3 phương án chính (được xếp theo trình tự tính từ khi mở mỏ) như sau:
- Phương án khai thác cho phần hào mở vỉa: Trong giai đoạn này cần sử dụng hệ thống khai thác là khấu suốt lớp xiên tầng nhỏ bắt đầu từ hào chuẩn bị.
- Phương án khai thác cho phần bạt ngọn: Trong giai đoạn này sử dụng hệ thống khai thác lớp xiên tầng nhỏ, nhằm mục đích bạt ngọn. Điều kiện để thực hiện hệ thống khai thác này là phải có lực lượng kỹ thuật hướng dẫn cụ thể, lấy hộ chiếu và quản lý khoan nổ trên tầng.
- Phương án khai thác cho phần trữ lượng chính: Sử dụng hệ thống khai thác lớp bằng tầng lớn.
Tổng hợp quy trình khai thác mỏ:
2.2.2.3 Quy trình chế biến quặng
Quặng nguyên khai sau khi được khai thác, tập kết tại bãi tập kết trong các khu mỏ sẽ được vận chuyển về xưởng tuyển quặng tại Bản Nghĩa Hưng, xã Mường Cơi, huyện Phù Yên. Tại đây, quặng nguyên khai sẽ được tuyển bằng phương pháp tuyển nổi, sản phẩm đầu ra là quặng chì, kẽm 50%.
Quy trình công nghệ tuyển quặng:
2.2.2.4 Khối lượng đất đá thải.
- Hệ số bóc trung bình 2 mỏ là 1/10. Tức là lấy được 1 tấn quặng nguyên khai cần bỏ đi 10 tấn đất thải.
- Sản lượng quặng nguyên khai: 26.666 tấn/năm.
- Tổn thất trong quá trình khai thác: 6.666 tấn/năm.
- Thời gian khai thác: 6 năm.
Tổng lượng đất đá thải ra:
(26.666*10 + 6.666)*6 = 1.6 triệu tấn
2.2.3 Tiến độ khai thác.
Để triển khai các khâu khai thác chế biến được liên hoàn, thuận tiện thì việc tổ chức xây dựng phải được bố trí một cách hợp lý và khoa học, tránh tiêu phí thời gian chờ đợi.
Bước đầu muốn mỏ đi vào hoạt động một cách liên hoàn thì khâu xây dựng cơ sở hạ tầng phải ưu tiên hàng đầu.
Trước tiên là xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng khu tập thể, nhà điều hành, công trình vệ sinh công cộng, sau đó mới tiến hành xây dựng và lắp đặt xưởng tuyển, san gạt mặt bằng sân công nghiệp. Đồng thời với việc mở khai trường bằng cách triền khai thi công hào chuẩn bị và hào mở vỉa, tạo mặt bằng để khai thác công nghiệp.
Song song với công việc nêu trên cần phải tiến hành tu sửa đường giao thông để vận tải quặng và đất đá thải ra.
Do đặc thù của dự án là khai thác ở 3 vị trí khác nhau, nên việc xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài mỏ là phải đầu tư nhiều hơn, cần sửa chữa tôn tạo, bảo dưỡng các đoạn đường từ xưởng tuyển lên đến suối Cù dài 3-4 km, đến suối Bốc dài 5 km, đến suối Tọ dài 7 km, tổng số khoảng 15 km. Đoạn đường này phải được thường xuyên bảo dưỡng để đảm bảo cho xe ô tô lưu hành vận chuyển quặng thuận tiện an toàn.
Ngoài diện tích 3 khu mỏ xây dựng khai trường để khai thác quặng, còn lại diện tích xây dựng xưởng tuyển được qui hoạch gọn trong diện tích 5 ha, trong đó được xây dựng cơ sở hạ tầng, gồm xưởng tuyển nhà điều hành, nhà tập thể, nhà ăn, công trình vệ sinh, giếng nước ăn và các công trình công cộng khác.
Tất cả thời gian xây dựng cơ sở hạ tầng gói gọn trong thời gian 5 đến 6 tháng. Sau đó 3 tháng thì mới đưa công trình vào sử dụng được vì vậy khâu tổ chức xây dựng cần phải ưu tiên hàng đầu.
Giai đoạn đầu cần tập trung đầu tư khai thác các thân quặng khu suối Cù vì các thân quặng ở đây có hàm lượng lớn, quặng có cấu tạo khối đặc xít, độ tập trung cao dẫn đến hiệu quả đầu tư lớn, không gây trở ngại đến doanh thu và công ty mau chóng thu hồi vốn để tái sản xuất mở rộng đầu tư.
Số lượng và diện tích các công trình xây dựng cơ bản:
STT
Các công trình
Số lượng
Đơn vị
1
Nhà văn phòng cấp IV
100
m2
2
Nhà điều hành cấp III.
300
m2
3
Kho mìn
50
m2
4
Kho chứa nhiên liệu
15
m2
5
Trạm biến áp 1000-0.4 KVA
40
m2
6
Tường rào bảo vệ
500
m
7
Nhà tập thể cấp IV
200
m2
8
Nhà xưởng cơ khí
80
m2
9
Nhà kho vật tư
80
m2
10
Gara ôtô
150
m2
11
Nhà bảo vệ
25
m2
12
Đường cấp phó nội bộ
800
m
13
Bể nước ăn + giếng nước ăn
20
m3
14
Nhà vệ sinh, nhà tắm, nhà ăn.
35
m2
15
Nhà xử lý chất thải rắn
100
m2
2.2.4 Hiện trạng môi trường.
Tác động đến môi trường đất.
- Thay đổi mục đích sử dụng đất với tổng diện tích 54 ha.
- Chất lượng đất:
+ Làm biến đổi mạnh mẽ cấu trúc địa hình, địa mạo (do việc san lấp, đào moong khai thác, đổ đất đá thải…). Tác động gây ứ đọng nước trên bề mặt, tăng độ xói mòn và trôi lấp bùn đất, đá sang diện tích đất không thực hiện dự án.
+ Gây nhiễm độc môi trường đất do các nguyên tố kim loại nặng ngấm vào đất làm biến đổi chất lượng đất.
+ Gây chua đất do thay đổi độ pH của đất.
Tác động đến môi trường sinh học.
- Toàn bộ hệ thực vật trên diện tích 85,4 ha sẽ bị phát bỏ. Tuy nhiên, phần lớn diện tích thực hiện dự án là núi đá nên thảm thực vật nghèo, mức độ đa dạng sinh học không đáng kể, chỉ có một ít diện tích rừng nhỏ tương đối tốt là bị xóa bỏ.
- Tác động lớn hơn: Ồn, bụi là ảnh hưởng đến các loài động vật trong khu vực.
Tác động đến môi trường không khí.
- Bụi là tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu. Bụi sẽ gây nên các bệnh đường hô hấp đối với con người, đối với thực vật lớp bụi lắng trên lá làm giảm quá trình quang hợp, giảm năng suất sinh học trong thời gian dài làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của toàn bộ thảm thực vật.
- Tổng lượng bụi sinh ra trong quá trình xây dựng là 16,75 tấn.
- Tổng lượng bụi phát sinh do khí thải của dự án: 120 tấn.
Tác động đến tiếng ồn.
- Tiếng ồn gây cảm giác khó chịu cho người nghe, cản trở con người làm việc và nghỉ ngơi. Tiếng ồn có tác động nguy hiểm là gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là thính giác.
- Dự án khi hoạt động gây ra những tiếng ồn lớn. Song ở cách xa khu dân cư và có núi bao bọc nên không ảnh hưởng đáng kể mà chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động.
Tác động đến môi trường nước.
- Gây ảnh hưởng lớn đến nguồn nước ngầm.
- Gây nguy cơ bồi lắng, lở đất đai, lấp dòng chảy trong khu vực, thay đổi chế độ thủy văn của cải dòng chảy đối với nguồn nước mặt.
- Ảnh hưởng đến chất lượng nước:
+ Nước thải sản xuất: Chứa nhiều bùn, chất rắn lơ lửng, các kim loại nặng (Zn, Pb, Cu, Fe…). Tổng lượng nước thải 1930 m3/ngày. Nước thải trong quá trình tuyển quặng có chứa dư lượng thuốc tuyển, các ion kim loại và hàm lượng chất rắn lơ lửng cao.
+ Nước thải sinh hoạt: Chủ yếu là ô nhiễm sinh học, hàm lượng COD, BOD5, TSS, T. Nito, T.photpho, vi khuẩn.
+ Nước mưa chảy tràn: Đất cát, chất cặn bã, dầu mỡ rơi vãi trong quá trình sản xuất, rác thải sinh hoạt.
2.2.5. Các tác động đến môi trường qua các giai đoạn khai thác.
Tác động đến môi trường không khí:
Giai đoạn thi công và hoạt động khai thác mỏ.
Chất gây ô nhiễm chủ yếu là bụi gây ra trong quá trình san ủi đất. Tác động đến môi trường không khí ở giai đoạn này có mức độ không lớn và chỉ mang tính tạm thời nhưng cũng cần phải đánh giá để có biện pháp giảm thiểu thích hợp.
Hoạt động khai thác mỏ
Thông qua các khâu nổ mìn, xúc bốc, vận chuyển sẽ làm phát sinh những chất ô nhiễm như tiếng ồn, bụi, khí độc (NO2, CO, SO2, H2S…)
Tác động đến môi trường nước.
Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng mỏ:
Nguồn gây ô nhiễm nước chủ yếu là nước thải sinh hoạt của con người và nước mưa chảy trên bề mặt công trường xây dựng và mỏ.
Do tập trung nhiều nhân công lao động nên lượng nước thải trong sinh hoạt lớn. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất cặn bã, các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và các vi sinh vật.
Nước mưa chảy tràn trên bề mặt có lưu lượng phụ thuộc vào chế độ khí hậu, khu vực và thường có lượng chất lơ lửng và bùn đất cao, ngoài ra còn nhiều chất tạp khác. Trong quá trình khai thác mỏ thường xảy ra các hiện tượng gây ô nhiễm môi trường như là dầu mỡ, chất thải do máy móc thiết bị thải ra xâm nhập vào môi trường vầy gây ô nhiễm nguồn nước.
Giai đoạn hoạt động khai thác mỏ
Trong quá trình khai thác quặng không phải sử dụng đến nguồn nước, nên không có nước thải nhưng nếu quản lý đất thải không tốt sẽ dấn đến việc san lấp suối, ruộng vườn của khu vực lân cận cũng như hình thành các moong khai thác sâu làm nơi tích tụ nước mặt sẽ dẫn đến thay đổi diện tích mặt nước và cân bằng nước trong khu vực.
Nước thải bề mặt chảy qua khu mỏ.
Tác động đến môi trường đất.
Việc san gạt bốc đất khai thác quặng sẽ làm thay đổi tầng thứ đất khu vực khai thác, dễ làm xói mòn sạt lở đất thải và diện tích khai thác gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Ngoài ra mất diện tích đất màu cho việc hình thành khu mỏ, bãi thải, nhà kho
Chất thải rắn.
Giai đoạn thi công chuẩn bị mặt bằng mỏ
Chất thải rắn sinh ra chủ yếu là đất màu, nguyên, nhiên vật liệu xây dựng, phế thải như gạch ngói, xi măng, tuy nhiên lượng chất thải này không lớn.
Trong hoạt động khai thác
Cũng sản sinh ra 1 lượng lớn đất đá thải chủ yếu là đất đá vây quanh, trong đó có lẫn đất đá còn chứa quặng ở hàm lượng nhỏ.
Tất cả những tác động đến môi trường của mỏ trong quá trình khai thác được tổng kết qua bảng sau:
TT
Nguồn tác động
Các tác động cụ thể
Đối tượng chịu tác động
I
Hoạt động khai thác quặng chì, kẽm
1
Chuẩn bị mặt bằng khai thác mỏ
- Giải phóng mặt bằng, phát bỏ thảm phủ thực vật.
- Làm đường giao thông, xây dựng các công trình phụ trợ khai thác mỏ.
- Tập kết công nhân, vật tư, phương tiện phục vụ khai thác mỏ.
- Chiếm đất (đất rừng, đất canh tác, đất chưa sử dụng)
- Gây bụi, ồn,phát sinh các khí thải động cơ.
- Các hộ dân có đất trong khu vực dự kiến khai thác mỏ và xây dựng các công trình phụ trợ.
- Cộng đồng khu vực thực hiện dự án và dọc các tuyến đường giao thông, đường công vụ của dự án.
- hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái nông nghiệp trong khu vực thực hiện dự án.
2
Khai thác mỏ
- Bạt ngọn, khai thác quanựg chì kẽm
- Nổ mìn trong quá trình khai thác.
- Tổ chức đảm bảo sinh hoạt của công nhân trong các mỏ.
- Vận tải nội bộ trong mỏ (vận chuyển quặng nguyên khai, vận chuyển đất đá thải.
- Vận chuyển quặng nguyên khai đến xưởng tuyển quặng.
- Gây bụi, ồn, phát thải các khí thải động cơ, khí thải từ quá trình nổ mìn.
- Phát sinh một lượng lớn đất đá thải.
- Tác động đến quá trình kinh tế xã hội do hoạt động của mỏ.
- Tác động đến môi trường nước do sự xâm nhập của các nguyên tố khoáng có trong quặng.
- Tai nạn lao động, sự cố trượt lở đất đá, sự cố nổ mìn, tai nạn giao thông.
- Môi trường không khí khu vực nội bộ mỏ và vùng phụ cận.
- Môi trường đất, nước ở các thuỷ vực trong và liền kề các khu mỏ, bãi chứa đất đá thải.
- Thay đổi cơ cấu làm việc, kết cấu hạ tầng giao thông của các xã có các mỏ, của dự án.
- Nguồn nước trong khu vực mỏ hoặc các dòng chảy chảy qua khu vực lân cận mỏ.
- Công nhân lao động trực tiếp trong mỏ, các phương tiện vật tư khai thác mỏ, cộng đồng dân cư dọc tuyến đường vận chuyển từ các mỏ đến xưởng tuyển quặng.
3
Đóng cửa mỏ
- Vận chuyển đất đá, san lấp các moong khai thác, đánh sập các hầm khai thác.
- Trồng lại lớp phủ thực vật
- Ô nhiễm môi trường không khí do bụi, ồn, các khí thải giao thông.
- Thay đổi kết cấu của hệ sinh thái.
- Ô nhiễm môi trường không khí trong nội bộ các khu mỏ, các bãi thải đất đá, các tuyến đường giao thông ngoại vi mỏ (trường hợp phải vận chuyển đất đá từ ngoài vào để hoàn thổ).
- Hệ sinh thái khu vực được cải thiện do hoạt động hoàn phục môi trường.
II
Hoạt động tuyển quặng chì, kẽm
1
Tập kết nguyên liệu
- Phát sinh bụi, khí thải do các phương tiện vận chuyển.
- Môi trường không khí khu vực bãi tập kết nguyên liệu của xưởng tuyển.
- Sức khoẻ của công nhân lao động trong xưởng tuyển.
2
Đập, nghiền, sàng quặng
- Phát sinh bụi, tiếng ồn.
- Nguy cơ tai nạn lao động
- Môi trường không khí khu vực bãi tập kết nguyên liệu của xưởng tuyển.
- Sức khoẻ của công nhân lao động trong xưởng tuyển.
3
Tuyển nổi, lọc, ép quặng
- Nước thải có hàm lượng chất rắn lơ lửng, hàm lượng các kim loại nặng, các hoá chất trong thuốc tuyển.
- Bùn thải của quá trình tuyển quặng.
- Ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân lao động trực tiếp.
- Ô nhiễm môi trường nước trong khu vực xưởng tuyển và các thuỷ vực lân cận do các dòng ô nhiễm từ xưởng tuyển.
4
Đóng gói, bảo quản và vận chuyển quặng thành phẩm đi tiêu thụ.
- Phát sinh bụi.
- Phát sinh tiếng ồn, bụi, khí thải giao thông, nguy cơ gây tai nạn giao thông.
- Môi trường không khí khu vực đóng gói thành phần và kho bảo quản.
- Môi trường không khí dọc tuyến đường giao thông vận chuyển quặng tinh đi tiêu thụ.
- Ảnh hưởng đến sức khoẻ, an toàn của người dân dọc các tuyến đường giao thông.
III
Các hoạt động khác.
1
Vận chuyển vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ dự án
- Phát sinh bụi, tiếng ồn.
- Nguy cơ gây tai nạn giao thông, cháy nổ, rò rỉ hoá chất.
- Môi trường không khí, sức khoẻ của cộng đồng dân cư dọc tuyến đường vận chuyển.
2
Sinh hoạt của cán bộ, công nhân tại các điểm mỏ và xưởng tuyển.
- Phát sinh nước thải, chất thải rắn sinh hoạt.
- Nguy cơ phát tán dịch bệnh lạ, tệ nạn xã hội và cộng đồng địa phương.
- Xung đột khác với cộng động địa phương.
- Môi trường đất, môi trường nước khu vực thực hiện dự án do ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt, nước thải.
- Cộng đồng địa phương nơi thực hiện dự án.
3
Xây dựng cơ sở hạ tầng: Đường giao thông, lán trại, văn phòng điều hành, xưởng,điện,nước
- Thay đổi kết cấu cơ sở hạ tầng tại địa phương, ảnh hưởng đến nguồn nước, điện.
- Cơ sở hạ tầng của nguồn điện, nước địa phương.
2.3. Tính tiền ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường của dự án.
2.3.1 Căn cứ để tính tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường.
Căn cứ vào quyết định của thủ tướng chính phủ số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 05 năm 2008 về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
Luật bảo vệ môi trường 2005.
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của BTNMT hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
Quyết định số 916/QĐ-UBND ngày 01/12/2007 của UBND tỉnh Sơn La về việc giao chủ đầu tư lập dự án khai thác gắn với chế biến chì, kẽm và tận dụng sản phẩm phụ sản xuất phân bón tại mỏ suối Cù, suối Bốc, xã Huy Tân, Huy Hạ và vùng Phụ Cận, huyện Phù Yên.
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 2412000043 ngày 01/12/2007 của UBND tỉnh Sơn La cấp là “dự án khai thác gắn với chế biến chì, kẽm và tận dụng sản phẩm phụ sản xuất phân bón tại mỏ suối Cù, suối Bốc, xã Huy Tân, Huy Hạ và vùng Phụ Cận, huyện Phù Yên.”
Ký quỹ môi trường nhằm đảm bảo nguồn tài chính để cải tạo, phục hồi môi trường sau hoạt động khai thác khoáng sản do các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thực hiện theo qui định của pháp luật.
- Hoàn phục môi trường sau khai thác: bao gồm việc đưa hiện trạng môi trường khu vực sau khai thác trở vệ hiện trạng ban đầu hoặc chuyển sang 1 trạng thái tốt nhất để trồng cây xanh hoặc sử dụng vào các mục đích khác của địa phương.
Trong dự án chiều sâu khai thác lộ thiên không lớn nên lượng đất đá thải không quá lớn, khai thác đến đâu vận chuyển chất thải đến bãi thải luôn. Vì vậy khai thác đến đâu thì san lấp ngay đến đó không ảnh hưởng nhiều đến môi trường sinh thái.
Các điểm quặng được phân bố trên diện tích núi đá, có tổng diện tích vào khoảng 25 ha, không thuộc vào rừng đầu nguồn, không thuộc dự án 327, không thuộc vào diện tích canh tác nông nghiệp.
2.3.2 Những yêu cầu cải tạo, phục hồi môi trường.
- Địa hình có hình dạng hố mỏ, có độ sâu so với mặt bằng tự nhiên: thực hiện lấp đầy trả lại mặt bằng như mặt bằng trước đây nếu có thể hoặc tạo thành 1 hồ chứa nước, có đê bao ngăn súc vật vào.
- Địa hình khác dạng hố mỏ: Phục hồi bằng cách san gạt, tạo mặt bằng để phủ xanh hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
- Các bãi thải đất đá: Nếu bãi thải có dạng đống cao phải san cắt tầng, tạo độ dốc của bãi thải và các tầng thải, tạo các công trình thoát nước phù hợp ngay trong quá trình khai thác. Khi kết thúc khai thác tiến hành san gạt, có biện pháp chống sụt, lún, trượt và phủ đất mặt cho tất cả các tầng thải và đỉnh bãi thải và phủ xanh, nếu bãi thải được thải vào thung lũng thì phải san gạt và phủ đất mặt để phủ xanh, hoặc các biện pháp khác phù hợp với tính chất địa hình của khu vực.
- Các bãi thải quặng đuôi: Tạo đường thoát nước phù hợp, san gạt, phủ đất mặt và trồng cây hoặc trả lại diện tích canh tác nếu có thể.
- Các công trình công nghiệp và dân dụng phục vụ khai thác mỏ không còn nhu cầu sử dụng tháo dỡ trả lại mặt bằng hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng.
2.3.3 Tổng chi phí cải tạo.
1. Chi phí lưu giữ đất mặt: Bao gồm chi phí xây dựng khu lưu trữ riêng bên cạnh hoặc bên trong bãi thải của mỏ.
Ước tính chi phí xây dựng khu lưu giữ đất mặt của 2 khu mỏ này tương đối lớn với lượng đất đá thải còn lại sau khi san lấp mặt bằng khoảng 100.000 tấn, vậy tiền xây dựng khoảng 20.000.000 đ.
2. Chi phí san gạt mặt bằng sau khi kết thúc khai thác ở những địa điểm cần tái tạo mặt bằng như: Sân công nghiệp, moong khai thác, bãi thải và các công trình khác của mỏ.
Chi phí phục hồi môi trường được tính theo công thức sau:
Mcp = S(Cg + Cvc + Ctc) đồng.
Trong đó:
Mcp: Là tổng dự toán chi phí phục hồi môi trường.
S: Diện tích cần san gạt.
Ctc: Chi phí cây trồng.
Cg: Chi phí để san gạt một mỏ đất đá.
Cvc: Chi phí vận chuyển.
Dự kiến đơn giá san gạt: 120.000/100 m3 đất.
- Diện tich cần san gạt: 25 ha = 25.000 m2.
- Chiều dày san gạt: 5 m.
- Khối lượng cần san gạt: 5* 25.000 = 125.000 m3
- Chi phí san gạt: (125.000*120.000)/100 = 150.000.000 đồng.
- Chi phí vận chuyển:
+ Quãng đường trung bình từ khu bãi đất đá thải đến nơi cần san lấp: 10 km.
+ Mức tiêu hao nhiên liệu: 40 l/100km.
+ Khối lượng đất cần san lấp: 50.000 tấn, dùng xe tải 10 tấn.
Số chuyến xe cần vận chuyển: 5000 chuyến.
Vậy tiền chi phí vận chuyển: (5000*10*40*8.900)/100 = 178.000.000 đồng.
3. Chi phí củng cố bờ mỏ sau khi kết thúc khai thác: Bao gồm chi phí tạo độ dốc bờ mỏ theo qui phạm khai thác lộ thiên, chi phí trồng các loại cây giữ ổn định bờ mỏ tại các vùng đất yếu.
Sau khi khai thác xong để lại sườn đất có độ dốc lớn, vì vậy cần phải xây dựng kè đá để tránh gây sạt lở đất đá:
- Chi phí xây kè: 40.000.000 đ, kè cao 3,5 m – 4m.
4. Chi phí tháo dỡ những công trình hiện có trên mặt bằng không còn nhu cầu sử dụng nữa khi đóng cửa mỏ.
Chi phí tháo dỡ, nhà xưởng, công trình.
Các công trình nhà xưởng cần tháo dỡ
- Nhà điều hành.
- Nhà tập thể của công nhân.
- Công trình công cộng.
- Kho chứa hàng hóa.
- Bến bãi.
- Nhà xưởng tuyển nổi.
- Đập chắn đất đá thải.
- Đập chắn bãi thải bùn.
Chi phí:
- Tiền thuê nhân công: 60.000/1 người/ngày.
Thuê trong 10 ngày, 20 nhân công. Tổng tiền: 10*20*60.000 = 12.000.000 đồng.
- Tiền xe vận chuyển: dự đoán 100 chuyến, 50.000/chuyến.
Tổng tiền: 100*50.000 = 5.000.000 đồng.
- Chi phí tháo dỡ đập chắn đất đá thải, đập chắn bãi thải bùn: 10.000.000 đồng.
- Tháo dỡ dây chuyền máy móc, di chuyển đến nơi khác: 10.000.000 đồng. bao gồm:
+ Tiền thuê nhân công tháo máy
+ Tiền xe vận chuyển.
5. Đối với những mỏ sau khai thác để lại moong khai thác là một hố mỏ, chi phí đắp đê ngăn nước, ngăn con người và súc vật tiếp cận hố mỏ sau khai thác và chi phí tạo hệ thống thoát nước cho hố mỏ. Ở những nơi có thể bảo vệ được thì khoản chi phí này dùng để làm hàng rào vĩnh cửu hoặc trồng cây mật độ dày trên đê và đăt biển báo ở xung quanh khu vực hố mỏ nguy hiểm. Những biển báo này sẽ tồn tại vĩnh viễn, có nội dung rõ ràng về độ sâu, có hay không được bơi tại hố mỏ.
Sau khai thác các moong khai thác đã được san lấp nên không phải đắp đê ngăn nước, ngăn con người và súc vật tiếp cận hố mỏ. Chỉ cần lập các biển báo.
Chi phí:
Lập các biển báo các vị trí khai thác:
Số lượng biển 20 cái * 120.000 = 2.400.000 đồng.
6. Chi phí trồng cây bao gồm chi phí mua cây giống, đào hố trống cây, bón lót chăm sóc trong thời kỳ 2-5 năm đầu, trồng dặm cây chết.
Sau khi trả lại mặt bằng trồng thêm cây xanh và trả lại diện tích đất nông nghiệp.
- Dự án có 8.5 ha dải băng cây xanh (kinh phí 85 triệu đồng).
Cần duy trí 1-2 dải băng, tổng tiền 15.000.000 đồng.
- Trồng thêm cây xanh trên diện tích dự kiến khoảng 25 ha.
Ước tính 1 ha = 10.000.000 đồng.
Tổng tiền trồng cây: 250.000.000 đồng.
- Trong quá trình làm xưởng có 1 diện tích nhỏ đất nông nghiệp chủ yếu trồng ngô, khoai sắn nhưng sản lượng không cao do đã canh tác lâu năm, đất bạc màu. Tuy nhiên khi hoàn phục môi trường vẫn phải trả lại đất có độ phì nhiều đề người dân có thể tiếp tục canh tác.
Ước tính khoảng 25 ha để canh tác, 1ha cải tạo = 15.000.000 đồng.
Tổng tiền cải tạo đất: 375.000.000 đồng.
Tổng số tiền ký quỹ, cải tạo phục hồi môi trường là 1. 047.400.000 đ:
2.3.4 Số tiền ký quý theo từng thời gian.
- Ký quỹ lần 1 thời gian đang xây dựng các công trình cơ bản: 200.000.000 đ.
- Ký quỹ lần 2 vào giai đoạn bắt đầu khai thác: 400.000.000 đ.
Số tiền còn lại sẽ đóng hàng năm đến khi hết thời gian khai thác.
Căn cứ pháp luật.
Luật bảo vệ môi trường 2005.
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của BTNMT hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
Quyết định số 916/QĐ-UBND ngày 01/12/2007 của UBND tỉnh Sơn La về việc giao chủ đầu tư lập dự án khai thác gắn với chế biến chì, kẽm và tận dụng sản phẩm phụ sản xuất phân bón tại mỏ suối Cù, suối Bốc, xã Huy Tân, Huy Hạ và vùng Phụ Cận, huyện Phù Yên.
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 2412000043 ngày 01/12/2007 của UBND tỉnh Sơn La cấp là “dự án khai thác gắn với chế biến chì, kẽm và tận dụng sản phẩm phụ sản xuất phân bón tại mỏ suối Cù, suối Bốc, xã Huy Tân, Huy Hạ và vùng Phụ Cận, huyện Phù Yên.”
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề án ký quĩ, cải tạo môi trường khai thác mỏ khoáng sản ở Sơn La.doc