LỜI NÓI ĐẦU
Hạ tầng kĩ thuật đô thị là một bộ phận của kết cấu hạ tầng đô thị. Đây là điều kiện tiên yếu để phát triển kinh tế-xã hội. Hạ tầng kĩ thuật phải đi trước một bước để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân. Kết cấu hạ tầng kĩ thuật là cơ sở, nền tảng đảm bảo cho sự phát triển bền vững của cả một hệ thống đô thị nói riêng và cả một quốc gia nói chung. Quận Tây Hồ là một quận mới được thành lập cách đây hơn 10 năm của Hà Nội bởi vậy vấn đề phát triển hạ tầng kĩ thuật là một đòi hỏi rất cấp thiết. Quá trình đầu tư phát triển hạ tầng kĩ thuật của quận Tây Hồ còn rất ngắn, các công trình còn kém về chất lượng, thiếu về số lượng.
Một trong những lí do chính của tình trạng hạ tầng kĩ thuật yếu kém ở Quận Tây Hồ là thiếu nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng kĩ thuật. Quận Tây Hồ còn rất lúng túng trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kĩ thuật trên địa bàn, nhất là các nguồn vốn tư nhân và nước ngoài. Theo định hướng phát triển của thủ đô Hà Nội đến năm 2020, Quận Tây Hồ thuộc khu vực phát triển của thành phố trung tâm. Với vị trí đó, Tây Hồ có điều kiện đặc biệt thuận lợi thu hút các nguồn lực vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng kĩ thuật góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của Quận nói riêng và của Thủ đô Hà Nội nói chung.
Trong quá trình thực tập tại phòng Kế hoạch- Kinh tế UBND Quận Tây Hồ công tác thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng kĩ thuật là vấn đề thu hút sự quan tâm của tôi. Nhận thức được tầm quan trọng cũng như những vấn đề còn tồn tại trong công tác đầu tư phát triển hạ tầng kĩ thuật tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kĩ thuật tại địa bàn Quận Tây Hồ- Hà Nội”.
Nội dung chính của đề tài được chia làm 3 chương:
CHƯƠNG Ι :MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾT CẤU HẠ TẦNG KĨ THUẬT VÀ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KĨ THUẬT VIỆT NAM.
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN XÂY DỰNG HẠ TẦNG KĨ THUẬT Ở ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KĨ THUẬT Ở ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ.
77 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2766 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài 1 số giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kĩ thuật tại địa bàn Quận Tây Hồ - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ây Hồ, nước sạch được cấp từ hê thống đường cấp nước của thành phố. Nguồn nước của quận Tây Hồ được cấp từ ba nguồn chính là: nhà máy nước Yên Phụ, nhà máy nước Ngọc Hà và nhà máy nước Cáo Đỉnh, trong đó:
Nhà máy nước Ngọc Hà 2: Xây dựng năm 1992, công suất đạt 27.000-28.000 m3/ngđ
Nhà máy nước Yên Phụ: Xây dựng năm 1970, công suất 20.000 m3/ngđ. Đến năm 1992 được cải tạo, công suất đạt 40.000 m3/ngđ. Đến năm 1997 đã đưa công suất lên 80.000 m3/ngđ
Nhà máy nước Cáo Đỉnh, công suất hiện tại là 30.000 m3/ ngày đêm. Giai đoạn 2 sẽ nâng công suất lên 60.000 m3/ ngđ
Ngoài ra, trên địa bàn Quận có một trạm cấp cục bộ , có quy mô tương đối lớn là trạm cấp nước cho Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Tram này do xí nghiệp kinh doanh nước sạch Ba Đình thuộc Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội quản lý, có 6 giếng khoan và 1 trạm tăng áp Thụy Khuê sử dụng lại nước làm lạnh của Lăng Bác. Tuy nhiên, một số khu vực vẫn còn phải sử dụng nước bằng hệ thống giếng khoan cục bộ, chất lượng nước không đảm bảo.
Hiện trạng các tuyến cấp nước
Tuyến đường Lạc Long Quân có tuyến 600 truyền dẫn nối với 300 Thụy Khuê và 300- 400 cuối đê Quảng Bá – Nhật Tân.
Tuyến đường Nguyễn Hoàng Tôn có tuyến ống nước D 600
Khu vực phường Bưởi và Thụy Khuê có các tuyến truyền dẫn 300 từ chợ Bưởi đến Quán Thánh cùng với tuyến phân phối 150 dọc đường Thụy Khuê. Nguồn cung cấp chính cho khu vực Phường Bưởi và Thụy Khuê là nhà máy nước Ngọc Hà, dẫn vào các khu dân cư bằng các tuyến nhánh _<100.
Khu vực các phường Yên Phụ, Nhật Tân, Tứ Liên (dọc theo đường Yên Phụ và Nghi Tàm có 2 tuyến ống 250 và 300 từ nhà máy nước Yên Phụ có 1 tuyến 100 và các tuyến nhánh đi dọc đường làng Yên Phụ 50, 40.
Từ nhà máy nước Yên Phụ lên bán đảo Quảng An có tuyến 400. Dọc theo các tuyến này , có mạng lưới ống phân phối vào nhà đã đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cho các hộ gia đình.
Như vậy có thể nhận thấy khu vực xung quanh Hồ Tây đã được cấp nước bằng các ống dẫn chính của chương trình Cấp nước Hà Nội, cấp nước cho các đối tượng trong khu vực theo nguyên tắc: Nhà nước đầu tư tuyến ống phân phối và nhánh chính. Các đối tượng sử dụng tự bỏ kinh phí dẫn tiếp về đồng hồ nước và nơi tiêu thụ theo quy chế của công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội
Các khách sạn Tây Hồ, Thắng Lợi có trạm cấp nước cục bộ.
Biểu 2.9: Thống kê các công trình cấp nước hiện có trên địa bàn Quận
TT
Hạng Mục
Đơn vị
Khối lượng
1
Giếng khoan nhà máy nước thành phố
Cái
15
2
Ống nước thô
0 600 mm
0 400 mm
0 300 mm
O 200 mm
m
600
3970
560
890
580
3
ống nước sạch
600 mm
300 mm
250 mm
200 mm
160 mm
150 mm
100 mm
80 mm
M
27 140
1 700
4 510
1 320
3 830
3 060
5 360
5 900
1 460
4
Trạm cấp riêng lẻ
Trạm
12
5
Họng cấp nước chữa cháy
Họng
2
6
Hố thu nước chữa cháy
Hố
2
7
Bể nước dự trữ chữa cháy
Bể
1
Nguồn: UBND quận Tây Hồ
Đánh giá chung
Với hiện trạng cấp nước của quận Tây Hồ đến năm 2006, có thể đánh giá như sau.
Thứ nhất, mạng lưới cấp nước hiện tại do phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau nên còn bị chắp vá, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng đủ nhu cầu hiện tại.
Thứ hai, lường nước thất thoát còn cao. Theo đánh giá của Sở giao thông – Công chính Hà Nội, lượng nước thất thoát, thất thu trên địa bàn Quận là khoảng 65-70%. Việc giảm lượng nước thất thoát, thất thu này đòi hỏi phải nâng hiệu quả công tắc quản lý, kết hợp với sự đầu tư đồng bộ.
Thứ ba, mạng lưới đường cấp nước đang còn han chế, nhất là ở các phường : Phú Thượng, Xuân La và vùng ngoài đê sông Hồng.
Do đường ống được xây dựng từ lâu và chưa đồng bộ và do nguồn nước còn thiếu nên chưa thể cấp nước trải rộng trên địa bàn quận. Mặt khác, để giải quyết cấp nước cho các hộ, đã phải tiến hành cấp nước theo lịch, không đủ áp lực, lưu lượng và chất lượng nước chưa đảm bảo.
2.3.4.2. Thoát nước
Hệ thống thoát nước của quận Tây Hồ chia làm ba khu vực:
Khu vực ngoài đê: Hướng thoát nước chính là ra sông Hồng.
Khu vực phường Thụy Khuê, Bưởi và một số địa điểm khác, thoát nước ra mương Thụy Khuê.
Khu vực còn lại: Chủ yếu là đang thoát vào Hồ Tây
Khu vực ngoài đê chính sông Hồng:
Nước chảy tràn hoặc theo các tuyến rãnh nắp đan B 0.3- B 0.8 m,H 0.2-1,0 m và các tuyến cống D300 – D800 xả trực tiếp vào các ao hồ rồi chảy ra sông Hồng
Khu vực ven Hồ Tây:
Nước chảy tràn hoặc theo tuyến rãnh nắp đan B 0.2 – B 0.8 m,H 0.2 – 1,0 m và các tuyến cống D300-D800 xả trực tiếp vào các ao, hồ đầm trũng kề liền hoặc vào Hồ Tây.
Khu vực nằm giữa đường Thụy Khuê và đường Hoàng Hoa Thám:
Nước thoát theo tuyến mương Thụy Khuê với kích thước B 40 – B 8,0 m. Tuyến mương này nối tiếp tuyến cống B 3,5m, H 1,75 m ở phố Phan Đình Phùng với sông Tô Lịch
Khu vực phía tây đường Lạc Long Quân:
Khu vực phường Phú Thượng thoát nước chủ yếu bằng cách chảy tràn hoặc theo các mương, rãnh đất có kích thước B 1,0- B 1,2 m,H 0,4 – 1,2 m,xả vào tuyến mường tưới tiêu kết hợp.
Khu vực dân cư phường Xuân La đã xây dựng được những tuyến rãnh nắp đan có kích thước B 0.2 m- B 0,8 m,H 0,3 m-0,6m, chạy dọc đường ở các cụm dân cư và được nối vào các tuyến mương tiêu hủy nông.
Nước từ khu vực này thoát theo 2 hướng:
Phần diện tích trong đe của phường Phú Thường và phần lớn diện tích phường Xuân La được thoát theo hệ thống thủy nông phường Phú Thượng (có kích thước B2.0- 15.0, H 0,7- 3.0 m) và theo hệ thống thủy nông Xuân Đỉnh ra mương Cổ Nhuế thoát ra sông Nhuê.
Phần diện tích còn lại của phường Xuân La giáp với quận Cầu Giấy thoát theo hệ thống thủy nông có kích thước B 8,0-12,0 m,H 0,9-2,5 m vào mương Nghia Đô tiêu ra sông Tô Lịch.
Khu vực ngoài đê: Hầu hết các bãi bồi sông bị ngập khi nước sông Hồng dâng cao mức báo đọng số 1 (+9,50m). Khi nước dâng lên ở mức báo động cấp 2 (+10,50m) thì nước chảy vào trong khu vực đê bối và tới chân đê chính.
Khu vực trong đê: Thường xảy ra tình trạng úng ngập cục bộ khi có nưa lớn tại 1 số điểm như phần đất cao độ nền thấp ở ven Hồ Tây, dải đất giữa phố Yên Phụ và đường Nghi Tàm, đường Xuân Diệu và Âu Cơ, khu ruộng trũng thuộc phường Phú Thượng và Xuân La.
Một số khu vực xung quanh Hồ Tây có cao độ thấp hơn đường và do hệ thống thoát nước, xử lý rác thải của dự án hạ tầng kĩ thuật xung quanh Hồ Tây chưa hoàn thành nên thường gây ngập úng.
Biểu 2.10: Một số tuyến kênh mương cống rãnh thoát nước trên địa bàn quận Tây Hồ
STT
Hạng Mục
Đơn vị tính
Khối lượng
1
Mương tiêu chính
B 4,0 đến 15 m.H 0,7 đến 3 m
M
8 180
2
Mương tiêu nhánh
B 2-6 m,H 0,7-1,8 m
M
1990
3
Rãnh thoát nước
B3,5m,H 1,75 m
B 1,2-1,5 m,H 1,2-1,7m
B o,5-0,8 m,H 0,8-1 m
B 0,3- 0,5 m,H 0,4-0,8 m
m
m
m
m
610
640
1 800
15 920
4
Cống thoát nước
D 800-D 1000
D 400-D600
D 200-D300
m
m
m
1 470
2 760
810
Nguồn: thuyết minh tóm tắt quy hoạch chi tiết quận Tây Hồ,2001
Tóm lại,hệ thống thoát nước trên địa bàn quận chưa được xây dựng hoàn chỉnh đòng bộ, nên tình trạng ngập úng cục bộ còn xảy
III.Thực trạng về huy động và sử dụng nguồn vốn xây dựng hạ tầng kĩ thuật quận Tây Hồ
3.1 Tổng quan về vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật trên địa bàn quận Tây Hồ
Sau hơn 10 năm thành lập, hệ thống cơ sỏ hạ tầng kĩ thuật trên địa bàn quận Tây Hồ đã co sự cải thịên tuy nhiên so với một số quận nội thành khác, hệ thống cơ sở hạ tầng quận Tây Hồ vẫn trong tình trạng lạc hậu và chưa tương xứng với vị trí của một quận nội thành của Thủ đô. So với các quận nội thành khác của Hà Nội , hiện nay quận Tây Hồ co điều kiện thuận lợi hơn trong việc giải phóng mặt bằng, thực hiện các công trình xây dựng theo quy hoạch. Nhưng do phải xây dựng hầu như từ đầu nên cần co nguồn vốn và khối lượng các hạng mục xây dựng rất lớn.
Vốn đầu tư của Nhà nước là nguồn vốn quan trọng và lớn nhất trong công tác đầu tư hạ tầng kĩ thuật ở địa bàn. Nguồn vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước và tín dụng chủ yếu tập trung xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thuận lợi để thu hút nguồn vốn khác. Trong các công trình hạ tầng kĩ thuật vốn đầu tư của Nhà nước chủ yếu là dành cho xây dựng các cơ sở hạ tầng mà tư nhân không thể hoặc khó co khả năng đầu tư như các trục đường lớn, tạo nguồn cấp nước, đường ống truyền nước, mạng lưới điện…Ngoài ra hệ thống đường giao thông nhỏ trong các cụm dân cư, các đường ống nước phân phối đến từng hộ dân..có thể huy động các nguồn khác theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước một phần nhằm là động lực để tu hút các nguồn vốn khác.
Các nguồn vốn tín dụng, liên doanh, liên kết, đấu giá, đấu thầu sử dụng đất . Đây là nguồn vốn rất lớn và Tây Hồ co tiềm năng thu hút các nguồn vốn này. Để tạo nguồn vốn này cần thục hiện tốt việc quản lý, sử dụng nguồn vốn, thông thoáng các quy chế đầu tư, cơ chế đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất.
Vốn từ các doanh nghiệp trong nước và trong dân. Trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng kĩ thuật thì nguồn vốn từ các doanh gnhiệp và trong dân rất hạn chế. Do đầu tư vào lĩnh vực này ít hoặc hầu như không thu được lợi nhuận nên rất ít doanh nghiệp và tư nhân đầu tư. Đối với các công trinh nhỏ, mang tính địa phương như đường làng ngõ xóm thì co thể huy động được sức dân, hoặc theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, hoặc kêu gọi sự tài trợ của các doanh nghiệp hoạt động trong địa phương.
Dự kiến đến năm 2020, khi các dự án lớn như dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây, dự án khu đô thị mới Nam Thăng Long, dự án tây Hồ Tây, các dự án xây dựng các trục đường giao thông của thành phố và quân ( vành đai II, Lạc Long Quân, cầu Nhật Tân,dự án khu vực ngoài đê sông Hồng..) được triển khai và hoàn thành sẽ tạo ra động lực lớn thu hút các nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp và tư nhân.
Vốn đầu tư nước ngoài. Chủ yếu là vốn vay, vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) của các chính phủ, tổ chức quốc tế, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tuy nhiên Quận Tây Hồ chưa thu hút được lượng vốn từ nước ngoài xứng đáng với tiềm năng của quận.
Đầu tư cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị Quận
3.2 Kết quả đầu tư trên địa bàn Quận Tây Hồ giai đoạn 2001-2005
Như đã trình bày ở phần 3.1 thì nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng kĩ thuật trên địa bàn quận Tây Hồ chủ yếu là từ ngân sách Nhà nước mà cụ thể là nguồn vốn xây dựng cơ bản, ngoài ra còn nguồn vốn từ ngân sách quận, từ bán đấu giá quyền sử dụng đất, nguồn vốn huy động.
3.2.1 Nguồn vốn xây dựng cơ bản
Nguồn vốn xây dựng cơ bản được chi cho Ban QLDA Quận và Ban QLDA XDHTKTXQ Hồ Tây
Đơnvị: triệu đồng
Stt
Danh mục công trình
Số dự án(DA)
Tổng số vốn đầu tư thực hiện
Ghi chú
Tổng số
Trong đó
2001
2002
2003
2004
2005
I
Ban QLDA Quận
Hạ tầng giao thông
1
2100
100
2000
II
Ban PLDA XDHTKTXQ Hồ Tây
XD hạ tầng KTXQ Hồ Tây
12
489090
9313
19557
41491
187856
230873
Ban QLDA Quận với nguồn vốn nhỏ trích từ ngân sách quận, chỉ bằng gần 1/200 của Ban PLDA XDHTHTXQ Hồ Tây nên tập trung vào đầu tư cho hạ tầng giao thông. Nguồn vốn của Ban PLDA XDHTKTXQ Hồ Tây năm 2002 gấp đôi năm 2001, năm 2003 tăng gấp 2 lần năm 2002, năm 2004 tăng đột biến gấp hơn 4 lần năm 2003 và tiếp tục tăng mạnh vào năm 2005. Đây là nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước đầu tư cho việc xây dựng hạ tầng xung quanh Hồ Tây nên co quy mô rất lớn.
3.2.2 Nguồn vốn ngân sách Quận
Tổng thu ngân sách của Quận bao gồm: thu ngoài quốc doanh, thu phí-lệ phí, thuế chuyển quyền sử dụng, thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, tiền sử dụng đất, thu thuế nhà đất, thu tiền thuê đất, thu lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cao, thu sự nghiệp, thu hoa lợi cộng sản,thu khác ngân sách, thu đấu giá quyền sử dụng đất, thu huy động đóng góp XDCSHT. Chi cho cơ sở hạ tầng nằm trong chi cho sự nghiệp kinh tế
Đơnvị: triệu đồng
Stt
Danh mục công trình
Số dự án(DA)
Tổng số vốn đầu tư thực hiện
Ghi chú
Tổng số
Trong đó
2001
2002
2003
2004
2005
Nguồn NS Quận
Sự nghiệp kinh tế
Giao thông
113
32985
9821
7733
5478
5884
4069
3.2.3 Nguồn vốn đấu giá quyền sử dụng đất
Khái niệm đấu giá quyền sử dụng đất ở nước ta còn tương đối mới mẻ với. Theo quy định về quyền đấu giá quyền sử dụng đất để tạo vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn Hà Nội của UBND thành phố co ghi:” Đấu giá quyền sử dụng đất là việc cơ quan Nhà nước co thẩm quyền lựa chọn chủ đầu tư là các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế để giao quyền sử dụng đất ( hoặc cho thuê đất) bằng hình thức đấu giá công khai nhằm mục đích huy động nguồn vốn để đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn các quận, huyệ và thành phố. Việc đấu giá đựoc thực hiện tới từng ô đất theo quy hoạch chi tiết được duyệt cho nguời co nhu cầu sử dụng. Trường hợp đấu giá cả dự án ( trọn gói) hoặc lô đất(gồm nhiều ô đất co công năng sử dụng khác nhau) do UBND thành phố quyết định” Đấu giá quyền sử dụng đất tạo một nguồn vốn to lớn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo các dự án đã đựoc Chính phủ quyết định.
Đơnvị: triệu đồng
Stt
Danh mục công trình
Số dự án(DA)
Tổng số vốn đầu tư thực hiện
Ghi chú
Tổng số
Trong đó
2001
2002
2003
2004
2005
Nguồn đấu giá QSDĐ
Hạ tầng giao thông
27
7611
6075
1536
Bắt đầu từ năm 2004 quận Tây Hồ mới bắt đầu đấu giá quyền sử dụng đất và trích ra 6075triệu đồng trong số 29036 triệu đồng năm 2004, 1536 triệu đồng trong số 52772 triệu đồng năm 2005 nguồn vốn thu được từ đấu giáquyền sử dụng đất để lấy nguồn vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng.
3.2.4 Nguồn vốn huy động
Đơnvị: triệu đồng
Stt
Danh mục công trình
Số dự án(DA)
Tổng số vốn đầu tư thực hiện
Ghi chú
Tổng số
Trong đó
2001
2002
2003
2004
2005
Nguồn vốn huy động
Hạ tầng giao thông
12
2000
100
200
200
500
1000
Chúng ta co thể thấy nguồn vốn huy động dành cho đầu tư cơ sỏ hạ tầng rất nhỏ so với các loại nguồn vốn khác.
IV. Những thành tựu và hạn chế trong công tác đầu tư phát triển hạ tầng kĩ thuật thời gian qua
4.1 Thành tựu đạt được
Kinh tế tăng trưởng nhanh đã góp phần tích cực vào việc tăng nguồn thu cho ngân sách Quận đồng thời góp phần vào đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng đã được cải thiện từng bước, nhiều tuyến giao thông chính được mở rộng. Trên địa bàn Quận đã bước đầu hình thành các khu đô thị mới mang dáng dấp một khu đô thị hiện đại. Khu đô thị lớn Nam Thăng Long đã đi vào hoạt động và khu đô thị Hồ Tây sắp khởi công sẽ mang lại một nguồn thu cho Quận và mở đường cho các công trình lớn khác sẽ được xây dựng trên địa bàn Quận. Hạ tầng kĩ thuật đường xung quanh Hồ Tây- một cảnh quan thiên nhiên bậc nhất của Hà nội đã được xây dựng gần hoàn thành. Điều đó sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển các hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch của Quận cũng như của Thủ đô trong thời gian tới. Ngân sách Nhà nước tập trung cho xây dựng cơ sở hạ tầng cho Quận là khá lớn.Và Quận đã bắt đầu thu hút được nguồn đầu tư nước ngoài bằng dự án “Cải tạo chất lượng nước Hồ Tây” nguồn vốn ODA.
4.2 Hạn chế còn tồn tại
Xuất phát điểm của Tây Hồ khi mới thành lập ở trình độ phát triển thấp, cơ sở hạ tầng kĩ thuật kém phát triển, nhất là ở các phường co nguồn gốc là các xã ngoại thành trước kia, mạng lưới giao thông đô thị, chiếu sáng công cộng, cấp thoát nước, thông tin liên lạc..còn rất lạc hậu. Bởi vậy Quận Tây Hồ coi như phải đầu tư từ đầu và 13 năm là một thời gian còn quá ngắn để trở mình. Cơ sở hạ tầng của Quận tuy đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn lạc hậu so với các quận nội thành khác, chua xứng đáng với vị trí của quận. Vốn đầu tư chủ yếu là nguồn từ Ngân sách Nhà nước rót xuống bởi vậy còn quá thiếu so với nhu cầu cấp thiết của Quận. Ngân sách của quận thì hầu như chỉ đủ để đầu tư cho các công trình nhỏ mang tính địa phương như đường làng ngõ xóm,cống rãnh thoát nước,..Vốn đầu tư nước ngoài và vốn từ các doanh nghiệp, tư nhân thì hầu như không co. Việc đầu tư xây dựng và cải tạo các công trình hạ tầng kĩ thuật đô thị tuy đã được thực hiện nhưng chưa đồng bộ. Mạng lưới giao thông vẫn còn thiếu và lạc hậu. Hầu hết các đường co mặt cắt nhỏ, k đảm bảo đủ thành phần đường. Các đường hiện co trong điểm dân cư, làng xóm chủ yếu được hình thành tự phát, chưa theo quy hoạch. Mặc dầu trong thời gian qua được thành phố và Quận chú trọng đầu tư cải tạo nhưng nhìn chung hệ thống cơ sở hạ tầng nội phường vẫn mang hình dáng của làng quê nông thôn k thuận lợi cho phát triểndịch vụ đô thị hiện đại.
Chương III.Một số giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kĩ thuật ở địa bàn Quận Tây Hồ
Qui hoạch tổng thể phát triển hệ thống hạ tầng kĩ thuật Quận Tây Hồ đến năm 2020
Quy hoạch giao thông
a, Căn cứ quy hoạch
- Quy hoạch phát triển giao thông Thủ đô Hà nội đến năm 2020
- Quy hoạch chi tiết quận Tây Hồ tỷ lệ 1/2000 đã được UBND Thành phố phê duyệt năm 2001 (phần qui hoạch sử dụng đất và giao thông).
- Điều chỉnh quy haọch chung Thủ đô Hà nội đã được Thue tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg ngày 20/6/1998.
- Quy hoạch chi tiết khu vực Hồ Tây tỷ lệ 1/2000 đã được Bộ Xây dựng phê duyệt bằng Quyết định số 473 BXD/KTQH ngày 8/11/1994.
- Quy hoạch khu vực bán đảo tỷ lệ 1/500 đã được chủ tịch UBND Thành phố phê duyệt ngày 24/12/1994.
- Đồ án điều chỉnh qui haọch chi tiết tỉ lệ 1/2000 dọc đường Lạc Long Quân(từ đường vành đai 2 đến Hồ Tây và đê phân lũ đến Nhật Tân)
- Chỉ giới đường đỏ tỉ lệ 1/500 đường Lạc Long Quân đã được UBND Thành phố phê duyệt năm 1999.
- Dự án khu đô thị mới Nam Thăng Long.
- Dự án đô thị mới Tây Hồ Tây.
b, Nguyên tắc xây dựng quy hoạch giao thông
- Thực hiện theo quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn hiện hành, tuân thủ những định hướng trong điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Các chỉ tiêu thiết kế như sau:
+ Chỉ tiêu đất dành cho giao thông 20 – 25 % trong đó giao thông tĩnh đạt 2 – 3m2/người.
+ Mật độ mạng lưới đường (từ đường phân khu vực trở lên ) đạt 4 – 4,7km/km2.
+ Quy haọch mạng lưới giao thông trên địa bàn quận Tây Hồ nhằm một bước cụ thể hoá quy hoạch chung Thủ đô Hà nội, đáp ứng nhu cầu đi lại trong khu vực cũng như liên hệ thuận tiện với các khu vực khác trong Thành phố.
c, Quy hoạch mạng lưới giao thông
* Quy hoạch các tuyến đường vành đai
Vành đai 1: Để co thể hoàn thiện vành đai 1 thành vành đai khép kín cần phải xây dựng đoạn Bưởi- Nhật Tân co chiều dài 3,98 km.
Đoạn Nhật Tân- đầu đường Âu Cơ trên trục đường Nhật Tân dọc theo đê hữu Hồng đến Vĩnh Tuy dài 17,25 km với chiều rồng từ 50 – 60 m.
Vành đai II: Từ nút giao thông Bưởi đến nút giao Xuân La- Nhật Tân (tuyến đường mới chạy song song phía trái đường Lạc Long Quân); đoạn từ Bưởi đến Nhật Tân dài 3,98 km, hiện tại chưa co đường, dự kiến thực hiện đến năm 2010.
Theo quy hoạch của Viện quy hoạch đô thị Hà nội lập cho đoạn Bưởi- Xuân La- Nhật Tân, đoạn tuyến trên co phạm vi chỉ giới xây dựng 57,5 đến 64m với quy mô của từng đoạn như sau:
Đoạn Bưởi- Xuân La: mỗi bên bố trí 3làn xe cơ giới+ làn thô sơ, hè đoạn mỗi bên 8m. Giải phân cách giữa rộng 3m. Tổng chiều rộng mặt cắt ngang B=57.5 m, chiều dài đoạn Bưởi- Xuân La là 1,88 km.
Đoạn Xuân La- Nhât Tân: mỗi bên bố trí 3 làn xe cơ giới + làn thô sơ, hè phố mỗi bên 8 m. Riêng đoạn Xuân La- Nhật Tân để dành 5 m cho đường sắt trên cao từ sân bay Nội Bài về trung tâm TP.Hà Nội. Tổng chiều dài mặt cắt B=64m và chiều dài 2.1 km.
*Quy haọch các trục đường chính đô thị
Đoạn Liễu Giai- Hồ Tây dài 300 m co quy mô mặt cắt 50 m đảm bảo mỗi bên 3 làn xe , vỉa hè mỗi bên rộng 6 m. Đây là đoạn đường cuối trên trục đường chính này của Thủ Đô Hà Nội.
Đoạn Xuân La- Phú Thượng nằm trên trục Phú Đô- Yên Hoà- Xuân La- Phú Thượng với tổng chiều rộng mặt cắt 50m, mỗi bên 2 làn xe cơ giới(2*3.75) và chiều rộng dành cho xe thô sơ 3.5 m, dải phân cách ở giữa 3 m. Đoạn trong khu đô thị Nam Thăng Long co mặt cắt ngang 40m.
Trục khu đô thị Nam Thăng Long- Hồ Tây là tuyến đường làm mới. Tổng chiều dài trục chính là 8.5 km, với quy mô mặt cắt ngang bao gồm 6 làn xe cơ giới và 4 làn xe thô sơ, chiều rộng mặt cắt B=60.5-64 m.
Đoạn Xuân La- Xuân Đỉnh là tuyến đường mới. Tổng chiều dài trục chính là 6,8 km với quy mô mặt cắt gồm 6 làn xe, chiều rộng mặt cắt ngang B= 40 m.
Tuyến đường Nguyễn Hoàng Tôn ở phía Bắc co mặt cắt ngang điển hình B=64 m.
Đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài đến khu đô thị Nam Thăng Long, co chiều rộng 50m. Thành phần mặt cắt ngang gồm 8 làn xe cơ giới, giữa co dự kiến tuyến đường sắt đô thị, hè mỗi bên rộng 7,5m, đường co chiều dài khoảng 720m.
Đường Hoàng Hoa Thám co chiều rộng 53,5 m, giải phân cách giữa 3 m, mỗi bên bao gồm 3 làn xe cơ giới, hè mỗi bên rộng 8 m, co chiều dài khoảng 3.032m.
*Giao thông tĩnh
Với các khu vực trung tâm mới, các bãi đỗ xe công cộng phải đựoc tính đủ và xác định rõ về quy mô diện tích để đáp ứng mục tiêu về đất cho giao thông tĩnh.
Đối với các khu vực đã và đang được đô thị hoá như Xuân La, Xuân Đỉnh, Phú Thượng.., do hiện trạng xây dựng cũng như quá trình cấp đất lẻ những năm trước đây nên khả năng xác định nhu cầu đất đỗ xe khó thực hiện đầy đủ, vì vậy giaỉ pháp quy hoạch ở đây là tận dụng tối đa các vị trí đất trống hoăc cống hoá một số đoạn mương để bố trí các điểm đỗ xe công cộng.
Trong các khu đô thị mới, cần quy hoạch các bãi đỗ xe ngầm.
Đối với khu vực xung quanh Hồ Tây : Trên địa bàn Quận bố trí 9 điểm đỗ xe tập trung với tổng diện tích 6,93 ha được phân bố như sau:
Khu du lịch văn hoá thể thao Hồ Tây bố trí 1 điểm đỗ xe, ngoài ra, cần bố trí thêm 8 điểm đỗ xe phân bố theo vành đai ngoài của vùng Hồ Tây.
Khu vực bán đảo Quảng An: 3 điểm.
Khu vực giữa đê sông Hồng và đường Xuân Diệu: 2điểm( khu vực hồ bụng cá)
Khu vực phường Phú Thượng: 1 điểm
Khu vực Xuân La 1 điểm.
Khu vực phía nam Hồ Tây( tại xí nghiệp xe điện Hà Nội) :1 điểm
Vùng ven Hồ Tây, bố trí 15 bãi đỗ xe nhỏ chứa khoảng 20 xe(diện tích mỗi bãi khoảng 400 m2)
Dành 37,68 ha đất cho giao thông tĩnh với các thông số theo biểu sau :
Biểu 3.1 : Tổng hợp quỹ đất dành cho các điểm đỗ xe trên địa bàn Quận Tây Hồ đến năm 2020
STT
Khu vực
Điểm đỗ loại 1
Điểm đỗ loại 2
Điểm đỗ khác
Tổng
1
Ba phường (Thụy Khuê, Bưởi và Yên Phụ)
1,55
1,55
4,64
7,74
2
Khu mở rộng và phát triển
5,99
5,99
17,96
29,94
Tổng
7,54
7,54
22,6
37,68
Nguồn : Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà nội đến năm 2020
* Quy hoạch các nút giao thông
Nút giao thồn Bưởi là dạng nút giao bán hoa thị, lập thể liên thông. Nút này nằm trên đường vành đai 2 giữa đường từ Cầu Giấy đi cầu Nhật Tân và đường Hoàng Quốc Việt kéo dài. Cầu vượt nằm trên đường vành đai 2 và có các nhánh hoa thị nối với đường Hoàng Quốc Việt.
. Quy hoạch hệ thống điện
a, Mục tiêu
- Phát triển hệ thống điện đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân trong Quận, có tính quy mô dân số và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2012 và 2020 : nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt gia đình, phục vụ chiếu sáng công cộng, đường phố, phục vụ các trạm cấp nước. thoát nước tại các khu dân cư.
- Đảm bảo yêu cầu kĩ thuật điện theo quy định(điện áp đầu nguồn, điện áp tới hộ tiêu thụ điện, tổn thất điện năng…), giảm tối thiểu thời gian cắt điện, nâng cao tính kinh hoạt của hệ thống. đảm bảo an toàn cho lưới điện và cho con người, đáp ứng yêu cầu mỹ thuật của hệ thống điện của Thủ đô văn minh, hiện đại.
Vùng phụ tải : Đến năm 2020 Tây Hồ nằm ở vùng phụ tải 1 cùng với các Quận nội thành và các huyện ngoại thành. Tốc độ tăng trưởng vùng phụ tải này trong giai đoạn 2006-2010 là 10,7%/năm, giai đoạn 2011 – 2020 là 14%/năm và 12%/năm giai đoạn 2015 – 2020.
Biểu 3.2 : Định mức tiêu thụ điện năng cho tiêu dùng dân cư năm 2010
STT
Hạng mục
Năm 2005
2010
1
Dân cư hiện hữu
2 500
3 600
2
KĐT Tây Hồ Tây
-
4 000
3
KĐT Nam Thăng Long
-
5 000
b, Dự báo nhu cầu điện đến năm 2015 và 2020
- Năm 2010 : Pmax= 80 MW
Đến năm 2010, cấp điện cho quận Tây Hồ bằng các trạm 110 kV như sau :
Nhật Tân ((40 + 63) MVA, cấp cho quận 40 MV, thông qua 10 lộ 22 kV (trong đó xây mới 5 lộ 22 kV). Trạm cấp điện cho các phường Nhật Tân, Bưởi, Tứ Liên, Phú Thượng và Xuân La.
An Dương 63 MVA, cấp cho quận 10 MW, thông qua 4 lộ 22 kV (trong đó xây mới 2 lộ 22 kV). Trạm cấp điện cho các phường Nghĩa Dũng, An Dương, Nghi Tàm, Quảng An và một phần phường Xuân La.
Khu đô thị Nam Thăng Long(CIPUTRA): 63 MVA, cấp cho khu đô thị mới Nam Thăng Long 30 MW, thông qua 6 lộ 22 kV (trong đó xây mới 6 lộ 22 kV).
Ngoài ra còn được cấp hỗ trợ từ 2 lộ 22 kV 110 kV Nghĩa Đô.
Năm 2015 : Pmax=160 MW
Giai đoạn 2011 – 2015, cấp điện cho Tây Hồ bằng các trạm 110 kV như sau :
Nhật Tân 2*63 MVA, cấp cho quận 70 MW. An Dương 2*63 MVA cáp cho quận 20 MW. Thăng Long (CIPUTRA) 2*63 MVA, cấp cho quận 70 MW.
Năm 2020 : Pmax= 240 MW
c,Giải pháp thực hiện quy hoạch
* Giải pháp về vốn
- Xã hội hoá đầu tư vào cơ sở hạ tầng điện.
- Thành phố cần huy động các nguồn vốn khác nhau để ngầm hoá lưới điện, đền bù giải phóng mặt bằng.
- Khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư và kinh doanh điện theo mục tiêu xã hội hoá phù hợp với quy định của pháp luật và Luật điện lực đã ban hành.
* Giải pháp về quản ký
- Cần tăng cường hơn nữa phân cấp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho nghành điện.
- Tăng cường phối hợp giữa các nghành giao thông, điện và bưu chính viễn thông trong việc xây dựng cơ sỏ hạ tầng kĩ thuật.
1.3 Quy hoạch cấp nước
a, Căn cứ quy hoạch
- Căn cứ thực trạng hệ thống cấp nước trên địa bàn Quận.
- Căn cứ vào Quy hoạch phát triển vùng Thủ đô Hà nội.
- Căn cứ vào các mục tiêu và chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội của thành phố Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường tới năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
- Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Quận đến năm 2020.
- Căn cứ Quy hoạch chủ đạo cấp nước Hà Nội đến năm 2010 đã được Chính phủ phê duyệt .
- Căn cứ vào dự báo dân số trên địa bàn Quận và nhu cầu sử dụng nước sạch đến năm 2010 và năm 2020.
b, Mục tiêu
- Đến năm 2010, bảo đảm 100% người dân Tây Hồ được sử dụng nước sạch, trung bình tiêu dùng nước cho mỗi người dân là 160 lít/ngày , và năm 2020 ; là 180-190 lít/ ngày
Biểu 3.3 : Dự báo nhu cầu nước trên địa bàn quận Tây Hồ đến năm 2020
Mục tiêu
2010
2015
2020
Các yếu tố quy hoạch
Dân số ( người)
135 000
150 000
175 000
Phạm vi
100%
100
100%
Mức tiêu thụ bình quân(lit/ngày)
160
180
190
Nhu cầu nước
(000 m3/ ngày)
Sinh hoạt
21 600
27 000
33 250
Phí sinh hoạt 1
9 720
12 150
14 962,5
Sản xuất công nghiệp 2
648
810
997,5
Tổng
31 963
39 960
49 210
Ghi chú :1. Nhu cầu nước phi sinh hoạt ước tính bằng 45% nhu cầu nước sinh hoạt
2. Nhu cầu nước công nghiệp ước tính bằng 3% nhu cầu nước sinh hoạt
c, Phương hướng phát triển hệ thống cấp nước.
- Chuyển dần từ nguồn nước ngầm sang nguồn nước mặt. Nguồn nước mặt của khu vực Hà Nội có thể nhận từ sông Hồng bao gồm : sông Hồng, sông Đà, sông Lô.
- Tăng cường bộ máy quản lý nghành nước, đổi mới quản lý kinh doanh , huy động và sử dụng tốt mọi thành phần kinh tế trong xã hội cùng tham gia đầu tư, quản lý hệ thống cấp nước.
- Tăng cường bộ máy quản lý nghành nước , đổi mới quản lý kinh doanh, huy động và sử dụng tốt mọi thành phần kinh tế trong xã hội cùng tham gia đầu tư, quản lý hệ thống cấp nước.
- Giảm thiểu lượng nước thất thoát với việc lắp đặt hệ thống ống dẫn mới, sử dụng công nghệ tiến tiến và nguyên liệu đáng tin cậy.
d, Phương án quy hoạch
- Cải tạo, thay thế lưới đường ống cũ đã xuống cấp và xây mới hệ thống cấp nước đến các khu dân cư hiện chưa được tiếp cận với nước sạch trên địa bàn quận như một số điểm ở phường Phú Thượng, khu ngoài đê sông Hồng.
- Tiếp tục thực hiện dự án cấp nước sạch giai đoạn 2 tại các phường Nhật Tân, Xuân La, Phú Thượng đảm bảo đến năm 2010 có 100% các hộ của 8 phường đều được cung cấp nước sạch .
- Phát triển các nguồn nước : Đến năm 2010, quận Tây Hồ vẫn tiếp tục được cung cấp bằng 3 nguồn nước hiện có là Ngọc Hà, Yên Phụ và Cáo Đỉnh. Từ sau năm 2010, quận Tây Hồ sẽ tiếp cận nguồn nước do Vinaconex cấp từ nhà máy sông Đà 1 và sông Đà 2 với công suất của mỗi nhà máy là 200.000 m3 /ngày đêm.
e, Giải pháp và kiến nghị thực hiện quy hoạch
- Cần có phương án để tiếp cận nguồn cung cấp nước từ Vinaconex.
- Về công nghệ : trong tương lai, nguồn cung cấp nước ngầm sẽ giảm (do nước ngầm trong một số khu vực của Hà nội đã bị ô nhiễm), do đó Thành phố sẽ tập trung khai thác nguồn nước mặt từ sông Đà, sông Hồng. Thông qua các dự án hỗ trợ của Nhật Bản ( JICA, HAIDEP) ; cần tiếp cận công nghệ tiên tiến để khai thác và xử lý nước đảm bảo chất lượng nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của dân cư.
- Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư xây dựng các nhà máy nước, các đường cung cấp nước trên địa bàn Quận.
1.4 Quy hoạch hệ thống thoát nước
a, Căn cứ quy hoạch
- Tất cả các khu vực của Tây Hồ đều được bố trí hệ thống thoát nước mưa với công suất đủ, tránh úng ngập với cường độ mưa 310 mm /2 ngày, tương đương với tần suất lặp lại 10 năm.
- Theo chủ trương của UBND thành phố Hà Nội , đảm bảo từ nay đến năm 2020 có 90-100% diện tích đô thị Hà Nội sẽ có mạng lưới thoát nước mưa.
- Quy hoạch thoát nước năm 1998, quy hoạch xử lý hệ thống nước mưa và nước thải, Quy hoạch cải thiện môi trường đô thị do JICA giúp đỡ thực hiện năm 1995 và 2000.
b, Mục tiêu
- Xây dựng mới hệ thống thoát nước, phấn đấu đến năm 2010 cơ bản giải quyết được tình trạng úng ngập trên địa bàn quận. Hệ thống nước thải đô thị được thiết kế tách riêng nước mưa và nước thải sinh hoạt. Nước thải sinh hoạt được thu gom vào hệ thống riêng đưa về các trạm xử lý trước khi hoà vào mạng thoát nước chung.
- Đến năm 2010, chấm dứt tình trạng nước thải của các khu vực dân cư và một số cơ quan doanh nghịêp thoát thẳng vào Hồ Tây như hiện nay.
- Đến năm 2020, có 100% diện tích trên địa bàn Quận có mạng lưới thoát nước mưa.
c, Nội dung quy hoạch
- Khu vực Hồ Tây : khoảng 930 ha nước mưa trên toàn khu vực Hồ Tây sẽ thoát vào Hồ Tây thông qua các trạm xử lý.
- Hoàn tất hệ thống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt khu vực xung quanh Hồ Tây. Nước thải của các hộ dân cư, cơ quan, doanh nghiệp ở xung quanh Hồ Tây sẽ được thu gom, xử lý trong khuôn khổ dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây.
- Hoàn tất hệ thống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt khu vực xung quanh Hồ Tây. Nước thải của các hộ dân cư, cơ quan, doanh nghiệp ở xung quanh Hồ sẽ được thu gom, xử lý trong khuôn khổ Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây.
- Triển khai dự án thoát nước thải do CH Áo tài trợ.
- Xây dựng hệ thống thoát nước xương cá bám theo các trục thoát nước nói trên sẽ được khảo sát và thiết kế chi tiết trong quy hoạch thoát nước của Thành Phố Hà Nội và Quận Tây Hồ.
- Cải tạo hệ thống thoát nước hiện có trên các trục đường Thuỵ Khuê, Hoàng Hoa Thám, các đường phân khu vực và đường nhánh theo quy hoạch giao thông.
- Cống hoá mương Thuỵ Khuê.
- Xây dựng các trạm xử lý nước thải của một số doanh nghiệp trước khi hoà vào mạng nước chung.
d, Quy hoạch thoát nước khu vực xung quanh Hồ Tây
* Nguyên tắc chung:
- Căn cứ vào hiện trạng thoát nước và hiện trạng địa hình khu vực Hồ Tây.
- Căn cứ vào hồ sơ chỉ giới đỏ đường và kè ven Hồ Tây, quy hoạch tổng thể và quy hoạch sử dụng đất quanh Hồ Tây, việc tổ chức thoát nước khu vực quanh Hồ Tây được thực hiện theo nguyên tắc sau:
+ Hồ Tây và Hồ Trúc Bạch phải quan hệ thống nhất với nhau về mặt khai thác sử dụng, về chế độ thuỷ lực, xây dựng các cống nối tạo điều kiện tuần hoàn, luân chuyển nước giữa 2 hồ phù hợp với tổng thể dự án thoát nước Hà Nội.
+ Nước thải sinh hoạt phải được thu gom tập trung xử lý đat tiêu chuẩn mới được phép xả ra Hồ Tây hoặc bơm chuyển đi xa. Nước mưa, nước mặt phải được xử lý mới được đổ ra Hồ Tây.
+ Xây dựng các trạm xử lý nước thải nhỏ hiệu quả xủ lý cao để xử lý nước thải.
* Tổ chức thoát nước được thực hiện ở các lưu vữc xung quanh Hồ Tây như sau:
- Lưu vực phía Tây- Bắc Hồ Tây. Lưu vực này chưa co hệ thống thoát nước hoàn chỉnh. Do vậy giải pháp thoát nước lưư vực này là: Nước bẩn sinh hoạt theo tuyến cống D 300- 400 đi trên hè dọc tuyến đường ven hồ và đường khu vực tập trung tại cọc 190. Sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép sẽ xả vào tuyến mương dẫn của khu vực.
- Lưu vực phía Tây – Nam (Lưu vực đường Bưởi, đoạn từ cống Xuân La( cửa xả B) đến cống Đõ (cửa A Hồ Tây). Do đặc điểm của địa hình và khu vực thoát nước, cốt san nền của khu vực này chia làm 2 tiểu khu vực:
+ Khu vực tiếp giáp đường Lạc Long Quân và đường Thuỵ Khuê: sử dụng giải pháp thoát nước chung, theo độ dốc địa hình xả nước ra mương Thuỵ Khê.
+ Khu vực tiếp giáp Hồ Tây: F 16 ha sử đụn hệ thống thoát nước riêng.
Thoát nước bẩn sinh hoạt: Nước bẩn sinh hoạt tập trung theo các tuyến cống, tập trung về khu đất trống gần đình Võng Thị. Xây dựng trạm xử lý nước bẩn gần đình Võng Thị, sau khi xử lý đặt tiêu chuẩn cho phép sẽ xả vào Hồ Tây.
Thoát nước mưa: Trên hè phía nhà dân dọc tuyến đường ven Hồ và đường khu vực sẽ đặt các tuyến cống, rãnh thoát nước, theo độ dốc địa hình và sốt can nền chảy tập trung về bể lắng sơ bộ, bể lắng cát xây dựng tại khu đất trống gần đình Võng Thị cùng khu đất xây dựng trạm xử lý nước bẩn để thuận tiện quản lý, sau đó cho phép xả ra Hồ Tây.
*Lưu vực phía Nam, từ vườn hoa Lý Tự Trọng đến cống Đõ, giới hạn đến đường Thuỵ Khê(cống Thuỵ Khê).
Do đặc điểm lưu vực, toàn bộ nước thải và nước mặt của toàn bộ lưu vực được tập trung vào tuyến mương, cống dọc hè sát nhà dân đường ven hồ, sau đó dẫn xả ra mường Thuỵ Khê theo đường nhánh nối đường ven hồ với đường Thuỵ Khê.
*Lưu vực Yên Phụ. Đoạn từ CLB thể thao đến khách sạn Thắng Lợi, là dải đất hẹp ven hồ giáp đường Yên Phụ và bán đảo Nghi Tàm, chủ yếu là dân cư làng cổ. Lưu vực này chưa co hệ thống thoát nước hoàn chỉnh, nước mưa nước bẩn tự chảy ra hồ.
Giải pháp thoát nước: Tổ chức hệ thống thoát nước riêng.
Nước bẩn sinh hoạt: Thu gom nước bẩn sinh hoạt từ các khu dân cư ven hồ, làng Yên Phụ và đường Yên Phụ theo tuyến cống 300-400 đi dọc trên hè sát nhà dân đường ven hồ và đường khu vực tập trung về góc phia Bắc đình Yên Phụ.
Nước mặt , nước mưa: bố trí các tuyến cống chính 600 đi dọc tuyến đường ven hồ rồi chảy vào eo lõm phía Bắc đình Yên Phụ.
*Lưu vực Nghi Tàm Từ khách sạn Thắng Lợi đến khách sạn K5 diện tích là 18ha. Tương tự như khu vực Yên Phụ , nước sinh hoạt, nước mặt ở các khu dân cư đều xả trực tiếp vào hồ.
Giải pháp thoát nước: Tổ chức hệ thống thoát nước riêng.
Nước bẩn sinh hoạt: Được thu gom theo tuyến cống, chảy tập trung về eo lõm phía bắc làng du lịch quốc tế Nghi Tàm. Xây dựng trạm xử lý nước bẩn , sau khi xử lý cho chảy ra Hồ Tây.
Nước mặt, nước mưa: song song với tuyến cống nước bẩn. tổ chức tuyến cống đi dọc đường ven hồ tập trung xả ra hồ K5 để pha loãng và lắng trước khu xả raHồ Tây.
*Lưu vực bán đảo Quảng An. Đoạn từ khách sạn K5 đến đầm Bảy, diện tích là 135 ha.
Tương tự như các lưu vực khác, song hệ thống thoát nước co hoàn chỉnh hơn ở các khu biệt thự, hotel mini theo hệ thống cống rãnh chảy ra hồ.
Giải pháp thoát nước: Trục chính thoát nước là tuyến chính từ U1 đến N cắt ngang bán đảo Quảng An
Nước bẩn sinh hoạt: Xây dựng 4 trạm xử lý nước bẩn mỗi trạm 750 – 1000 m3 / ngày đem ở dạng phân tán phù hợp cho từng tiểu lưu khu vực dân cư.
Thoát nước mặt, nước mưa, chia làm các hướng chính:
+ Khu vực bắc Hồ Quảng Bá : Theo tuyến đường ống chảy về hồ Đầm Bảy qua lắng sơ bộ rồi xả ra Hồ Tây.
+ Khu vực từ nhà nghỉ Công đoàn lên đê Yên Phụ: nước mưa, nươc mặt theo các tuyến cống, rãng xây theo độ dốc địa hình đi dọc các tuyến đường cho xả ra hồ phía Bắc nhà nghỉ công đoàn sau đó ra Hồ Tây.
+ Từ khu vực khách sạn Tây Hồ đến Đàm Sen các tuyến cổng rãnh chính theo các tuyến đường nội bộ, đường khu vực theo độ dốc địa hình tập trung xả vào hồ chùa Phố Linh để lắng sơ bộ rồi mới ra Hồ Tây tại vị trí nam khách sạn Tây Hồ.
+ Khu vực phía Bắc nhà nghỉ Trung ương tiếp giáp đường Yên Phụ: Thu gom nước mưa, nước mặt và được xử lý bằng bể lắng rồi xả ra Hồ Tây.
1.5 Quy hoạch mạng lưới bưu chính viễn thông
a, Quan điểm quy hoạch
- Bưu chính viễm thông là nghành kinh tế, kỹ thuật và dịch vụ quan trọng phải được phát triển trước một bước và đồng bộ về mạng lưới, công nghệ và dịch vụ, kết nối liên vùng và cả nước phục vụ tốt các hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh.
- Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong các lĩnh vực kinh tế- xã hội, văn hoá, an ninh quốc phòng.
b, Mục tiêu và nội dung quy hoạch
- Xây dựng cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông hiên đại, dung lượng và tốc độ lớn, độ tịn cậy cao.
- Mục tiêu đến năm 2010:
+ Mật độ điện thoại cố định ( thuê bao/ 100dân) đạt 32 – 35 điện thoại.
+ Mật độ điện thoại di động ( thuê bao / 100 dân) đạt 72 – 75 thuê bao .
+ Mật độ điện thoại ( thuê bao / 100 dân ) 104 – 110 thuê bao.
+ Tỷ lệ sử dụng Internet đạt 60 – 65 %.
Mục tiêu đến năm 2020:
+ Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông tiên tiến, hiện đại, hoạt động hiệu quả và đáng tin cậy co mật độ bao phủ rộng khắp. Mức độ sử dụng các dịch vụ viễn thông đạt mức của các nước công nghiệp phát triển.
+ Phát triển mạnh mạng thế hệ sau ( NGN) nhằm cung cấp đa dịch vụ trên một hạ tầng thống nhất.
+ Đẩy mạnh phát triển mạng truy cập băng thông rộng đêt đảm bảo phát triển các ứng dụng mạng như: Chính quyền điện tử, thương mại điện tử, đào tạo, khám chữa bênh từ xa và các ứng dụng khác.
+Phát triển mạng truyền dẫn, đón đầu sự phát triển các khu vực dịch vụ kĩ thuật, các khu đô thị mới, các điểm du lịch.
+ Ngầm hoá mạng nội hạt trên địa bàn Quận.
+ Thực hiện cáp quang hoá toàn Quận với công nghệ hiên đại
c, Giải pháp chủ yếu
- Phối hợp liên nghành. Ban hành các quy định liên nghành trong viện phối hợp quy hoạch và triển khai xây dựng mạng lưới hạ tậng kỹ thuật đồng bộ.
Các dự án xây dựng hạ tầng giao thông phải được thông báo tới tất cả các doanh nghiệp được cấp phép thiết lập mạng viễn thông. Nghành điện thông báo cho các doanh nghiệp viễn thông kế hoạch xây dựng các tuyến truyền tải điện và hệ thống cáp quang trên đường dây tải điện. Các doanh nghiệp viễn thông chủ động đàm phán với nghành điện cơ chế cùng đầu tư và sử dụng tuyến cáp quang trên đường dây tải điện trên cơ sở các bên cùng co lợi.
Phối hợp giữa nghành và quận. Khi xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, xác định rõ phần quy hoạch phát triển mạng lưới viễn thông gắn kết chặt chẽ hữu cơ trong quy hoạch tổng thể. Quận thông báo tối các doanh nghiệp viễn thông kế hoạch xây dựng các khu đô thị. Các doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ nội hạt tận dụng mọi điều kiện để ngầm hoá mạng nội hạt theo kế hoạch phát triển đô thị, cải tạo giao thông.
- Sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông. Khuyến khích các doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch cùng sử dụng chung cơ sở hạ tâng khi các dự án đầu tư, kế hoạch phát triển mạng lưới của các doanh nghiệp được phê duyệt.
Tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư cho phát triển viễn thông và công nghệ thông tin. Huy động và sử dụng co hiệu quả các nguồn vốn cho đầu tư phát triển viễn thông
Các dự án ưu tiên đầu tư phát triẻn hạ tầng kỹ thuật
a, giao thông
Tập trung ưu tiên đầu tư nâng cấp và xây mới một số tuyến đường giao thông sau:
Đường Lạc Long Quân nối từ nút giao thông Bưởi đến đê Nhật Tân.
Đoạn đường vành đai 2 chạy qua quận Tây Hồ từ Bưởi đến đê Nhật Tân ( song song với đường Lạc Long Quân).
Đường Hoàng Hoa Thám.
Trục đường KCN Thăng Long- Hồ Tây.
Đường Văn cao đến Hồ Tây.
Đường Xuân La- Cổ Nhuế, Cầu Diễn và Xuân Phương.
Tuyến đường Nguyễn Hoàng Tôn. Đặng Thai Mai, Xuân Diệu.
Tuyến đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài.
Cầu Nhật Tân.III
Cầu Tứ Liên.
Hạ tầng kĩ thuật khu vực ngoài đê.
b, Cung cấp điện
- Xây mới đường dây 22 kv, đường dây hạ thế.
- Cải tạo đường dây hạ thế tiết diện nhỏ.
- Lắp mới hệ thống công tơ bao gồm cả công tơ 1 và 300 công tơ 3 pha.
c, Cấp thoát nước
- Nhà máy nước Cáo Đỉnh giai đoạn 2.
- Xây dựng các tuyến cấp nước để tiếp cận nguồn nước của Vinaconex.
- Dự án cấp nước giai đoạn 2.
- Cống hoá mương Thuỵ Khê, hệ thống thoát nước xung quanh Hồ Tây.
III. Một số giải pháp huy động nguồn vốn
3.1 Đối với nguồn vốn trong nước
3.1.1 Nguồn vốn Nhà nước
Ngân sách Nhà nước hiện là nguồn vốn lớn nhất đầu tư vào hạ tầng kĩ thuật tại địa bàn quận Tây Hồ, do đó đây là nguồn vốn rất quan trọng, có vai trò có vai trò quyết định đối với sự phát triển của hạ tầng kĩ thuật địa bàn này.
Dự kiến trong giai đoạn 2007- 2010, tổng số vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn Thành phố Hà nội là khoảng 229.000 tỷ đồng, thời kỳ 2011- 2015 là 633.000 tỷ đồng và thời kỳ 2016-2020, vốn đầu tư từ NSNN chiếm 12%, vốn tín dụng nhà nước : 1,5% , vốn của DNNN : 16%, vốn của dân cư và tư nhân : 46%, vốn đầu tư nước ngoài (FDI và FII) : 22% và từ cácnguồn khác : 2,5%.
Như vậy trong giai đoạn 2007- 2020, vốn đầu tư trên địa bàn Hà nội sẽ tăng lên rất nhanh và với quy mô lớn. Nguồn vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước và tín dụng đầu tư chủ yếu là tập trung xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, tạo môi trường để thu hút các nguồn vốn khác. Vì vậy quận Tây Hồ cần chuẩn bị điều kiện cần thiết để thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển này. Để thu hút được nguồn vốn này chính quyền quận phải thể hiện năng lực quản lý và có đầy đủ điều kiện đáp ứng nếu có các dự án hay nguồn vốn của Nhà nước đưa xuống như : đất dành cho mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng, công tác giải phóng mặt bằng, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn,..Khi đệ đơn xin cấp vốn phát triển cơ sở hạ tầng cần phải chỉ ra sự cần thiết của sự phát triển cơ sở hạ tầng đối với sự phát triển kinh tế- văn hoá- xã hội của địa phương cũng như đối với toàn Thủ đô. Trong công tác quy hoạch phải phân biệt đâu là dự án trọng tâm, đâu là hạng mục cần phải ưu tiên đầu tư trước. Từ đó xác định được sát nhất nguồn vốn và thực hiện đầu tư trong từng giai đoạn cụ thể. Trong điều kiện hạn hẹp nguồn vốn đầu tư như hiện nay quận nên tập trung đầu tư và hoàn thành dứt điểm từng hạng mục,công trình.
3.1.2 Nguồn vốn từ doanh nghiệp và dân cư
Như trên mục I đã trình bày ta có thể thấy được nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng ở Quận Tây Hồ là rất lớn bởi vậy nguồn vốn đòi hỏi Ngân sách nhà nước không thể đáp ứng đầy đủ. Việc huy động sự tham gia của các doanh nghiệp và nhân dân vào công tác này là rất cần thiết.
Ở nước ta sự tham gia của các doanh nghiệp vào đầu tư cho hạ tầng kĩ thuật còn rất hạ chế.Với những quy định hiện hành thì đầu tư vào lĩnh vực này không mang lại hiệu quả kinh tế do vậy không thu hút được tư nhân tham gia vào. Vậy để cải thiện tình hình cần có những chế độ ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng kĩ thuật. Có các mô hình có thể áp dụng như để các doanh nghiệp đầu tư, xây dựng, quản lý và thu phí công trình đó( phí phải được sự xem xét của chíng quyền), sau một thời gian thoả thuận thì chuyển giao công trình cho chính quyền quản lý. Mô hình này phù hợp với các công trình như :cầu, công viên,..
Bên cạnh đó có thể huy động nguồn vốn từ dân cư . Hiện nay nguồn lực này đang được huy động thông qua phong trào « Nhà nước và nhân dân cùng làm ». Biện pháp này một phần giảm gánh nặng cho Ngân sách đồng thời công trình sẽ được nhân dân giám sát, bảo vệ trong quá trình xây dựng và sử dụng. Để khai thác tốt nguồn lực này quận Tây Hồ cần có các biện pháp tuyên truyền, cổ động nhân dân tham gia đến từng cơ sở, địa phương và cần phải minh bạch trong thu chi, tạo lòng tin của nhân dân.
Ngoài ra tăng cường khai thác nguồn vốn dân cư thông qua hệ thống ngân hàng và phi ngân hàng. Hiện nay các loại hình ngân hàng đang được đa dạng. nguồn cung ứng vốn rất lớn. Quận cần lập các kế hoạch chính xác, có tính khả thi và khả năng thu hồi vốn hoặc trả nợ cao để có thể dễ dàng vay được vốn ngân hàng đầu tư cho cơ sở hạ tầng.
* Phát hành trái phiếu Chính phủ : Một hình thức nữa để huy động được nguồn tiền nhàn rỗi của dân chúng để đầu tư cho cơ sở hạ tầng là phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là một kênh huy động vốn rất có tiềm năng và đã được áp dụng lâu ở nước ta. Đặc biệt phát hành trái phiếu để gây nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng cho địa phương mình thì sẽ thu hút được nhiều nguời tham gia hơn vì họ thấy được lợi ích của chính những người dân trong địa phương mình. Nên đưa ra một mức lãi suất hợp lí đủ để bù đắp trượt giá và mang lại lợi ích cho người mua nhưng k quá cao nếu không sẽ gây áp lực cho chính quyền và tác động đến thị trường tài chính.
3.2 Nguồn vốn nước ngoài
3.2.1 Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA
Hiện nay nguồn vốn ODA ở Việt Nam huy động được khá lớn tuy nhiên công tác giải ngân còn rất kém. Nguyên nhân chính là do công tác sử dụng vốn không hiệu quả, chưa minh bạch, quy hoạch treo, hồ sơ giải ngân không đáp ứng yêu cầu. Nguồn ODA thường ưu tiên cho phát triển kết cấu hạ tầng kĩ thuật nên việc định hướng thu hút nguồn vốn ODA cho phát triển hạ tầng kĩ thuật ở quận Tây Hồ là hoàn toàn phù hợp. Nguồn vốn ODA có nhiều hình thức cho vay hoặc viện trợ nhưng đều có thời gian cho vay dài và lãi suất thấp. Để thu hút ODA hiệu quả cần đảm bảo sự ổn định về chính trị, kinh tế trên địa bàn đồng thời cần có cơ chế quản lý và sử dụng vốn rõ ràng, tránh tình trạng nợ đọng và giải ngân không hết sẽ làm mất lòng tin của Chính phủ và các tổ chức đầu tư. Chuẩn bị vốn đối ứng đầy đủ trong các dự án sử dụng vốn ODA( lấy từ Ngân sách và chiếm khoàng 17% vốn đầu tư cho dự án) để có thể triển khai nhanh chóng dự án .
3.2.2 Đầu tư nước ngoài khác
Cần đa dạng hoá các danh mục và hình thức đầu tư như : BOT, BT..có chính sách nhất quán đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư. Đây là các hình thức chủ nước ngoài tự thực hiện dự án và quản lý quá trình sử dụng vốn của mình. Các chính sách thông thoáng trong đầu tư, thủ tục sẽ làm giảm sự nghi ngại của các nhà đầu tư khi đầu tư vào quận
3.3 Giải pháp khác
* Tăng nguồn thu của Ngân sách Quận
Ngân sách của Quận hiện nay còn hạn hẹp nên nguồn vốn dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật còn rất hạn chế. Nếu Ngân sách của quận tăng lên thì sẽ tăng nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng kĩ thuật. Để tăng Ngân sách Quận thì cần tăng cường công tác quản lý việc thu thuế, sắc thuế, hạn chế tình trạng trốn thuế, gian lận thuế..Hoạt động thu phí, lệ phí..tuy đã được cải thiện nhưng vẫn có nhiều bất cấp cần có sự cải cách. Một biện pháp rất hiệu quả đó là dùng quỹ đất để tạo vốn phát triển cơ sở hạ tầng. Hồ Tây là một quận có quỹ đất lớn rất thích hợp với giải pháp này.Hiện nay công tác đấu giá quyền sử dụng đất đã được triển khai ở Việt Nam. Đấu giá đất tạo vốn xây dựng hạ tầng kĩ thuật đã được Nhà nước phê duyệt đảm bảo quyền sử dụng đất tham gia vào thị trường bất động sản một cách công khai. Để công tác dùng quỹ đất tạo vốn có hiệu quả cần :
Khi lập danh mục các công trình phải xác định công trình trọng điểm, cần ưu tiên đầu tư, phù hợp với kế hoạch tổng thể phát triển xã hội và các công trình này phải được sự phê duyệt của Chính phủ.
Việc sử dụng quỹ đất để tạo vốn phải được sử dụng đúng mục đích theo quy hoạch được duyệt, thu chi theo hợp đồng giữa quận và bên đầu tư hạ tầng kĩ thuật.
Quỹ đất dùng cho mục đích này phải được chuẩn bị trướccả về mặt bằng, quy hoạch và thủ tục pháp lý đảm bảo sự thuận lợi cho việc trao đổi thì mới thu hút được các nhà đầu tư.
Với các dự án dùng quỹ đất tạo vốn cần có sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng.
*Các nguồn vốn tín dụng, liên doanh, trái phiếu xây dựng, liên kết, đấu giá :
Đây là nguồn vốn lớn và Tây Hồ rất có tiềm năng thu hút nguồn vốn này. Là quận nội thành, có vị trí thuận lợi phát triển dịch vụ, mặt bằng rộng thoáng nên trong quá trình đô thị hoá Tây Hồ nên tận dụng lợi thế để thu hút nguồn vốn này.
Danh mục tài liệu tham khảo:
Giáo trình Quản lý đô thị, Khoa kinh tế và quản lý môi trường đô thị, Trường ĐH KTQD.
Giáo trình kinh tế đô thị, Khoa kinh tế và quản lý môi trường đô thị , Trường ĐH KTQD
Giáo trình Kinh tế đầu tư, NXB Giáo dục, 1998
Báo cáo tổng hợp Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Quận Tây Hồ đến năm 2020.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Hà nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050(Bản thảo tháng 7 năm 2007).
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận Tây Hồ 5 năm (2001-2006)., Uỷ ban Nhân dân quận Tây Hồ.
Niên giám thống kê kinh tế - xã hội quận Tây Hồ các năm 1998 – 2006, Phòng thốn kê quận Tây Hồ.
Báo cáo tổng kết phong trào thi đua phòng Kế hoạch- Kinh tế, UBND Quận Tây Hồ.
Thông báo về việc phân công nhiệm vụ công tác của cán bộ chuyên viên phòng Kế hoạch- Kinh tế, UBND Quận Tây Hồ.
Cổng giao tiếp UBND Quận Tây Hồ.
Quyết định của UBND Thành phố “về việc ban hành Quy định vị trí chức năng nhiệm vụ của Phòng chuyên môn thuộc UBND Quận, Huyện
KẾT LUẬN
Phát triển cơ sở hạ tầng không phải là một vấn đề có thể giải quyết được trong ngày một ngày hai mà nó là vấn đề phát triển lâu dài vì nó đòi hỏi rất nhiều sự đầu tư về vốn, công nghệ kĩ thuật..Nó còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện không chỉ của riêng quận Tây Hồ mà còn cả của thủ đô Hà Nội của toàn đất nước Việt Nam. Tuy nhiên phát triển hạ tầng kĩ thuật nên được đưa lên làm ưu tiên trước nhất vì phát triển hạ tầng kĩ thuật thì mới có điều kiện phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội, đầu tư thích đáng cho hạ tầng kĩ thuật để thu hút được các nguồn vốn đầu tư vào các lĩnh vực khác.
Qua bản kế hoạch các dự án hạ tầng kĩ thuật sẽ đầu tư trong gia đoạn 2006-2010 và xa hơn nữa là 2020 của Quận Tây Hồ thì có thể thấy khối lượng công trình xây dựng là rất lớn. mà các công trình lại cần thiết xây dựng đồng bộ, điều này đòi hỏi một nguồn vốn khổng lồ mà không riêng bất cứ nguồn cung cấp nào có thể đáp ứng được.Bởi vậy các cấp lãnh đạo Quận Tây Hồ cần huy động đồng loạt các nguồn có thể thu hút như Ngân sách Nhà nước, các tổ chức tư nhân, nguồn vốn từ nước ngoài.., đồng thời với công tác quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn.
Trong bài viết có đưa ra một số giải pháp nhằm thu hút và huy động nguồn vốn có đầu tư phát triển hạ tầng kĩ thuật tại địa bàn Quận Tây Hồ. Những giải pháp này hầu như là các giải pháp đã được sử dụng hoặc sẽ được sử dụng tại một số địa bàn ở Việt Nam vì nó phù hợp với điều kiện kinh tế-văn hoá- xã hội của đất nước ta bởi vậy tin rằng cũng sẽ phù hợp với điều kiện của Quận Tây Hồ. Với các tiềm năng, vị trí và những lợi thế của mình, nếu phát triển được hạ tầng kĩ thuật đúng hướng thì đấy chính là một nền móng vững chắc đưa Quận Tây Hồ không chỉ theo kịp các quận trong nội thành mà vươn lên là một quận đứng đầu của thủ đô.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 số giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kĩ thuật tại địa bàn Quận Tây Hồ - Hà Nội.DOC