Việt Nam là một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn với tốc độ phát triển
nhanh nhất thế giới. Trong xu thế phát triển chung đó, các loại hình phân phối hiện
đại, đặc biệt là các siêu thị sẽ ngày càng giữ vị trí quan trọng trong hệ thống phân
phối hàng hóa cũng như trong nền kinh tế quốc dân.
Tuy vậy, hiện nay, siêu thị Việt Nam không những phải đối mặt với sự cạnh
tranh khốc liệt ngay trong nội bộ ngành, đặc biệt là sự cạnh tranh từ các siêu thị có
vốn đầu tư nước ngoài mà còn phải cạnh tranh với các loại hình phân phối hiện đại
khác.
Nếu không có một chiến lược phát triển thị trường nội địa đúng đắn cũng như
những nỗ lực trong việc xây dựng những siêu thị, chuỗi siêu thị hiện đại với phong
cách phục vụ chuyên nghiệp, thì siêu thị Việt Nam khó có thể cạnh tranh, phát triển
và hội nhập thành công.
95 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2273 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Áp dụng marketing vào việc đẩy mạnh hệ thống siêu thị của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh tiêu thụ hàng hoá
nội địa...
4. Thách thức khi hội nhập
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các tập đoàn nước ngoài mạnh về tài chính,
dạn dày kinh nghiệm quản lý bắt đầu đổ bộ vào thị trường Việt Nam. Trong khi đó,
hầu hết các nhà kinh doanh bán lẻ trong nước đều thiếu kinh nghiệm, vốn, kinh
nghiệm quản lý, xây dựng và thương hiệu. Thông tin từ Bộ kế hoạch Đầu tư cho
biết, đã có nhiều tập đoàn phân phối quốc tế xây dựng kế hoạch để xâm nhập thị
trường sau khi Việt Nam vào WTO, trong đó có 3 tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới
là Wal - Mart (Mỹ), Carefour (Pháp) và Tesco (Anh), cùng nhiều tập đoàn châu Á
như Dairy Farm (Hồng Kông) và South Investment (Singapore)…
66
II. Các giải pháp nhằm thúc đẩy việc áp dụng Marketing vào hệ thống siêu thị
của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.
1. Nhóm giải pháp vĩ mô
Trong tình hình kinh doanh siêu thị mang tính tự phát và chưa hiệu quả như
hiện nay, vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước, lãnh đạo cấp Bộ, Sở, đặc biệt
trong ngành thương nghiệp, là rất quan trọng đối với việc định hướng phát triển cho
lĩnh vực còn khá mới mẻ này. Để định hướng cho hệ thống Siêu thị phát triển và
phát triển một cách có hiệu quả Nhà nước cần:
1.1. Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến siêu thị và hoạt
động của siêu thị.
Trong thời gian tới Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp
lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh siêu thị.
Có ý kiến cho rằng siêu thị chỉ là một loại hình cửa hàng nằm trong mạng
lưới thương nghiệp của nước ta và luật thương mại, luật dân sự và các luật khác đủ
để điều chỉnh mọi hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế,
do đặc thù của hoạt động kinh doanh siêu thị, rất cần có sự hướng dẫn và điều hành
cụ thể của nhà nước cho lĩnh vực hoạt động này. Đó là một quy chế hoạt động siêu
thị.
Quy chế siêu thị và trung tâm thương mại (số 1371/2004/BTM) đã quy định
thế nào là siêu thị, trung tâm thương mại và những điều kiện cần phải có để được
công nhận là siêu thị và các tiêu chuẩn phân loại siêu thị phù hợp với điều kiện cụ
thể của nước ta xét về quy mô, diện tích, số lượng mặt hàng ...
Bên cạnh đó, thủ tướng chính phủ cũng đã ban hành chỉ thị số 13/2004/CT-
TTg Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2004 về việc thực hiện một số giải pháp chủ yếu
nhằm phát triển mạnh thị trường nội địa. Trong đó, các Bộ quản lý chuyên ngành
phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh lựa chọn một số đơn vị trực thuộc Bộ, địa
phương để chỉ đạo và hướng dẫn trở thành đơn vị đi đầu trong việc xây dựng và
phát triển các loại hình kinh doanh thương mại văn minh, hiện đại. Tập trung củng
cố và xây dựng mới một số trung tâm thương mại, siêu thị và mạng lưới cửa hàng ở
các đô thị loại I và tại một số khu kinh tế cửa khẩu lớn.
67
Nhà nước cần quan tâm hơn nữa công tác chống buôn lậu, gian lận thương
mại, xây dựng hệ thống thuế hoàn chỉnh tạo sân chơi bình đẳng trong kinh doanh
giữa siêu thị Việt Nam với siêu thị nước ngoài và giữa siêu thị với các loại hình bán
lẻ khác. Các quan chức từ Bộ Công thương đều khẳng định dù rất lo lắng cho hệ
thống bán lẻ nội địa song câu trả lời dứt khoát từ phía Chính phủ là sẽ không có sự
phân biệt giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước vì phải tuân thủ chặt chẽ theo cam
kết WTO.
1.2. Xây dựng quy hoạch phát triển mạng lƣới phân phối hàng hóa nói chung
và siêu thị nói riêng
Siêu thị là cửa hàng bán lẻ nằm trong hệ thống mạng lưới phân phối hàng
hóa của xã hội. Siêu thị chịu tác động qua lại và có quan hệ mật thiết với các mạng
lưới thương nghiệp khác. Do đó, Nhà nước cần có một quy hoạch tổng thể về phát
triển mạng lưới thương nghiệp nói chung nhằm khai thác được các mặt mạnh đồng
thời hạn chế các mặt yếu kém của từng loại hình thương nghiệp.
Việc xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị của
Việt Nam thời gian qua phần nhiều mang tính chất tư phát do đó có sự mất cân đối
lớn giữa cung và cầu siêu thị trên cả nước và ở các địa bàn trọng điểm. Vì vậy, thời
gian tới, nhà nước cần dựa trên yêu cầu và nhu cầu phát triển mạng lưới thương
mại chung phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, xã hội đất nước để quy hoạch
mạng lưới siêu thị của Việt Nam.
Hiện nay, các cửa hàng của thương nghiệp có lợi thế đều có diện tích quá
nhỏ, cơ sở vật chất nghèo nàn, không đủ điều kiện để tổ chức thành Siêu thị nên
trong quy hoạch, khi xây dựng các khu đô thị mới, cần giành phần diện tích phù hợp
để tổ chức Siêu thị phục vụ khu vực.
Bên cạnh đó cần xây dựng cơ chế điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của
mạng lưới phân phối hàng hóa nói chung và Siêu thị nói riêng như quy định khoảng
cách giữa các siêu thị nhằm khắc phục tình trạng lãng phí mạng lưới mà hiệu quả
đạt được lại thấp.
Nhà nước cần xây dựng và công bố tiêu chí để xác định tên gọi chuẩn xác
cho từng loại hình bán lẻ nhằm phân biệt đâu là Siêu thị, đâu là cửa hàng tự chọn,
đâu là mạng lưới bán hàng theo phương thức truyền thống từ đó mới có thể xây
dựng được quy hoạch mạng lưới hợp lý.
68
1.3. Chính sách thu hút đầu tƣ
Cần khuyến khích đầu tư trong nước đi đôi với việc gọi vốn đầu tư nước
ngoài để xây dựng một số Siêu thị đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam. Siêu thị là
loại hình thương nghiệp văn minh, hiện đại và rất mới mẻ, sự có mặt của các doanh
nghiệp nước ngoài trong kinh doanh siêu thị là phù hợp với xu hướng hội nhập hiện
nay, từ đó chúng ta có thể tiếp cận để làm quen và học hỏi được nhiều kinh nghiệm
từ phía đối tác về mô hình mới mẻ này.
Khuyến khích liên doanh, liên kết giữa các siêu thị trong nước và nước ngoài
hay doanh nghiệp trong nước với nhau để hình thành tập đoàn siêu thị hay các
doanh nghiệp đủ mạnh để đầu tư phát triển hệ thống siêu thị hiện đại.
Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Siêu thị là sản phẩm
văn minh thương mại du nhập vào nước ta từ các nước phát triển. Trong giai đoạn
đầu, doanh nghiệp Việt Nam không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ và khó khăn về
vốn, kinh nghiệm quản lý cũng như công nghệ áp dụng trong kinh doanh siêu thị.
Bởi vậy, vai trò của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ rất quan trọng trong ngành kinh
doanh mới mẻ này. Khi đầu tư vào Việt Nam, họ không chỉ mang theo vốn mà còn
những kinh nghiệm trong quản lý, công nghệ tiên tiến áp dụng trong kinh doanh
siêu thị. Chúng ta phải xây dựng và hoàn thiện luật về bất động sản, quy định rõ
quyền sử dụng đất, quyền thuê đất để cho các nhà đầu tư yên tâm; nhà nước cần đơn
giản hoá thủ tục hành chính trong quá trình cấp giấy phép hoạt động và tiến hành có
hiệu quả việc cấp, điều chỉnh giấy phép.
1.4. Đẩy mạnh xây dựng tiêu chuẩn và quản lý chất lƣợng hàng hoá trong các
siêu thị
Một yêu cầu khá cấp bách đang được đặt ra hiện nay là vấn đề tiêu chuẩn hóa
và kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhà nước cần xây dựng một hệ
thống quản lý chất lượng hàng hoá trên thị trường với một chuẩn mực thống nhất
trong cả nước. Công tác này phải do những cơ quan chuyên trách đảm nhiệm, tránh
sự chồng chéo gây khó khăn cho lưu thông. Đồng thời, Nhà nước nên có quy định
thống nhất về hệ thống mã vạch cho sản phẩm
69
1.5. Chính sách ƣu đãi cho kinh doanh siêu thị
Bên cạnh việc tạo mặt bằng kinh doanh đủ lớn, nhà nước cần có chính sách
ưu đãi về vốn đối với việc kinh doanh siêu thị.
Do đặc thù của kinh doanh siêu thị cần vốn đầu tư ban đầu khá lớn, nhưng
lợi nhuận ban đầu thấp, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi tín dụng và những ưu
đãi khác đối với các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị.
Để tăng khả năng cạnh tranh của siêu thị đối với những loại hình bán lẻ
truyền thống như chợ và các cửa hàng bách hóa thì chính sách thuế cho việc kinh
doanh siêu thị cũng cần được điều chỉnh lại cho hợp lý.
Nhà nước cần hỗ trợ các siêu thị trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ
cho kinh doanh siêu thị.
2. Nhóm giải pháp cho siêu thị
Để thu hút được khách hàng đến với siêu thị thì việc đẩy mạnh hoạt động
marketing, tạo một phong cách riêng cho siêu thị mình như: chất lượng hàng hoá,
giá cả cạnh tranh, phương thức phục vụ văn minh hiện đại, đa dạng hóa phương
thức bán hàng, nâng cao năng lực cho nhân viên là điều hết sức cần thiết.
2.1. Lựa chọn quy mô kinh doanh siêu thị phù hợp
Bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước thì các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị
cần nghiên cứu thị trường để xác định khách hàng mục tiêu từ đó xây dựng mô hình
siêu thị phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và năng lực của doanh nghiệp.
- Tiến hành nghiên cứu thị trường để xác định khách hàng mục tiêu và mô
hình siêu thị phù hợp với điều kiện của Việt Nam:
Đây là một vấn đề rất quan trọng mà các doanh nghiệp cần phải cân nhắc
trước khi đi vào ngành kinh doanh mới này.
Trước hết các siêu thị phải xác định được các khách hàng mục tiêu của mình.
Hầu hết các siêu thị hiện nay đều coi khách hàng của mình là những người có thu
nhập cao, từ đó đã xây dựng cơ cấu hàng hóa trong siêu thị thiên vị cho đối tượng
này. Trên thực tế, các doanh nghiệp phải coi siêu thị không phải là phục vụ cho các
"siêu khách hàng", "siêu giá" mà phải là nơi phục vụ, đáp ứng nhu cầu của tất cả
mọi người. Đặc biệt phải chú ý tới tầng lớp bình dân - một tầng lớp đông đảo nhất
70
và cũng có đời sống ngày càng được nâng cao.. Vì vậy cần lấy đại bộ phận người
lao động làm đối tượng phục vụ chính, không nên chỉ nhằm vào những khách hàng
có thu nhập cao để rồi bỏ ngỏ một thị trường lớn trong kinh doanh của siêu thị.
Từ việc xác định khách hàng mục tiêu doanh nghiệp sẽ lựa chọn mô hình
siêu thị phù hợp cho mình.
Tuy chúng ta chưa có điều kiện để xây dựng những siêu thị lớn như ở các
nước phát triển nhưng chúng ta cần xây dựng một số siêu thị có quy mô phù hợp
với điều kiện Việt Nam. Siêu thị Việt Nam phải đảm bảo được các yếu tố:
Hàng tiêu dùng hàng ngày + Giá thấp + Tự phục vụ + Giờ mở cửa thuận tiện
+ Bãi để xe miễn phí.
Cần xác định sức mua và tập quán tiêu dùng của mỗi khu vực dân cư để từ
đó xây dựng mô hình kinh doanh hợp lý, tránh quá tải cũng như lãng phí trong phục
vụ.
2.2. Xây dựng danh mục sản phẩm và nhãn hiệu sản phẩm cho siêu thị
Hàng hóa trong siêu thị phải đảm bảo nhu cầu tối thiểu để đáp ứng nhu cầu
đa dạng của khách hàng. Đây chính là điểm làm nên sự khác biệt của siêu thị.
Đối với các siêu thị nhỏ thì trước hết phải có đủ các loại thực phẩm, rau quả
và kèm theo đó là các loại gia vị để chế biến thực phẩm, các chất tẩy rửa, các mặt
hàng gia dụng thiết yếu hàng ngày. Ở quy mô lớn hơn thì ta có thể quan tâm, mở
rộng đến các mặt hàng khác nhưng việc mở rộng phải theo nguyên tắc: phải có đủ
mặt hàng thuộc ngành hàng đang kinh doanh. Có thể thiếu ngành, nhóm hàng
nhưng không nên thiếu mặt hàng. Điều này sẽ tiết kiệm được thời gian cho người
tiêu dùng khi đi mua sắm và là một ưu điểm để thu hút khách hàng.
Đối với vấn đề danh mục hàng hóa, các siêu thị phải tăng cường khai thác
nguồn hàng để có thể cung cấp đủ chủng loại phục vụ mọi nhu cầu trong cuộc sống,
với nhiều mức giá từ thấp đến cao, tập trung số lượng ở các mặt hàng phục vụ tầng
lớp nhân dân có thu nhập trung bình. Chủ yếu tập trung vào hàng tiêu dùng hàng
ngày - hàng có chất lượng đảm bảo theo tiêu chuẩn. Nên dự kiến một tỷ lệ một hàng
trong nước chiếm đa số và có xu hướng tăng dần. Điều này đảm bảo nguồn hàng
chắc chắn và giảm tối thiểu chi phí vận chuyển, thuế cho các siêu thị...
Phát triển hàng thực phẩm tươi sống chế biến nấu chín và nhãn hiệu riêng:
71
- Thành lập bộ phận chuyên trách việc nghiên cứu khảo sát thị hiếu khách
hàng và yêu cầu của thị trường để cho ra đời nhiều mặt hàng thực phẩm tẩm ướp, sơ
chế và nấu chín, đem lại sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian và công sức cho khách hàng.
- Đầu tư xây dựng một chiến lược nhãn hiệu riêng của siêu thị. Chiến lược
nhãn hiệu riêng cần tập trung hình thành theo hai nhóm sản phẩm chủ yếu: nhóm
hàng có ưu thế về giá và nhóm hàng độc đáo có những tính năng công dụng mà các
sản phẩm cùng loại chưa có.
2.3. Quan hệ tốt với các nhà cung cấp
Cần tạo mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng và xây dựng mối quan hệ này
trước khi quyết định xây dựng siêu thị. Cần tổ chức nguồn hàng cung cấp trực tiếp
từ các nhà sản xuất nhằm giảm thiểu các chi phí trung gian. Cần qquy định chặt chẽ
trong hợp đồng với nhà cung ứng về số lượng, chủng loại, mẫu mã, chất lượng, điều
kiện giao hàng, điều kiện thanh toán của các loại hàng hóa sẽ bán trong siêu thị của
mình, tránh tình trạng bán cả hàng có mẫu mã xấu, phẩm chất kém, ảnh hưởng đến
uy tín của siêu thị.
Khi mạng lưới đã đủ để thành lập trung tâm cung ứng riêng cho hệ thống
siêu thị của mình thì việc thành lập một trung tâm cung ứng hàng hóa là một sự cần
thiết khách quan.
Trong thời gian tới, siêu thị cần có kế hoạch hợp tác toàn diện với các nhà
cung cấp chiến lược trên tất cả các lĩnh vực như: chia sẻ thông tin; kết nối dữ liệu;
liên kết trong các hoạt động marketing, quảng cáo, khuyến mãi; góp ý, tư vấn về sản
phẩm; tạo nguồn hàng ổn định và đạt chất lượng cao cho chuỗi siêu thị.
Chuỗi siêu thị cần tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà cung cấp trong việc
thanh toán nhanh, đúng hẹn, sẵn sàng đầu tư ứng vốn cho những nhà cung cấp có
chiến lược kinh doanh bài bản, chất lượng tốt, giá thành hạ.
Trong tình hình kinh doanh như hiện nay, nên chăng các siêu thị sẽ cùng
nhau hợp tác bằng việc thành lập một trung tâm mua hàng chung có chức năng thu
mua hàng hóa và cung cấp cho các siêu thị thành viên. Giải pháp này cho phép các
siêu thị có thể mua với số lượng lớn, do đó sẽ có khả năng mua trực tiếp từ các nhà
sản xuất, không phải mua qua trung gian như hiện nay. Ngoài ra, mua hàng với số
72
lượng lớn sẽ được hưởng tỷ lệ chiết khấu cao từ phía nhà sản xuất hoặc nhà cung
ứng. Hơn nữa, các siêu thị sẽ tránh được tình trạng nhập hàng với khối lượng nhỏ
do tồn hàng nhưng thực tế rất bị động và không thực sự hiệu quả.
2.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động mua và quản lý sản phẩm
Đổi mới và nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác mua tập trung
thông qua việc hoàn thiện bộ máy phòng nghiệp vụ mua và nâng cao chất lượng đội
ngũ chuyên viên mua hàng. Tập trung một đầu mối giao dịch, đàm phán và đặt hàng
với nhà cung cấp tại phòng nghiệp vụ mua.
Thực hiện việc quản lý tồn kho hợp lý và kịp thời, tăng tốc độ luân chuyển
hàng hóa của trung tâm phân phối và mức độ đáp ứng dịch vụ từ đó gia tăng diện
tích bán hàng tại các siêu thị nhờ giảm thiểu tối đa diện tích nhà kho tại từng siêu
thị.
Xây dựng và tính toán chi phí hậu cần của Trung tâm phân phối. Các siêu thị
cần phải nâng cao hiệu quả của công tác quản lý hàng hóa. Quản lý ở đây bao gồm
nhiều hoạt động: nhập hàng, lưu kho, bảo quản, thống kê lượng hàng tồn, hàng bị
mất, hàng giảm chất lượng... Để nâng cao hiệu quả của công tác này, cần đầu tư lớn
cho cơ sở vật chất, kho hàng, công nghệ máy tính và đào tạo nghiệp vụ quản lý cho
nhân viên.
2.5. Cải tiến việc trƣng bày và sắp xếp hàng hoá
Việc trưng bày sắp xếp hàng hoá ở các siêu thị cần được quan tâm đặc biệt
theo những nguyên tắc của trưng bày hàng hoá trong siêu thị.
Tăng cường đầu tư các trang thiết bị bán hàng hiện đại, thay đổi cách bố trí
sắp xếp các khu vực kinh doanh và quầy hàng bên trong siêu thị theo hướng sàng
lọc bớt hàng hóa, mở rộng đường đi để tạo sự thoải mái trong khi mua sắm đồng
thời tăng giá trị mua hàng bình quân cho một lần mua sắm của khách hàng.
2.6. Ấn định giá hợp lý, linh hoạt
Hoàn thiện và triển khai áp dụng chiến lược giá một cách đồng bộ thống nhất
trong toàn chuỗi siêu thị:
Nhanh chóng hoàn thiện và triển khai chiến lược giá và tỉ lệ cận biên cho
từng nhóm ngành hàng. Tuỳ từng thời điểm, từng hoàn cảnh và tình hình cạnh
tranh trên thị trường siêu thị sẽ hình thành cho mình một chiến lược giá cụ thể cho
từng nhóm hàng.
73
2.7. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh
Về quảng cáo, các giải pháp trước mắt là: tăng cường quảng cáo qua các
panô, băngrôn vãn chương trình khuyến mại hay những mặt hàng mới và về hình
ảnh siêu thị ở nơi công cộng. phát hành danh mục các sản phẩm mới hàng tuần hoặc
hàng ngày và bày trước cửa ra vào siêu thị. Tăng cường quảng cáo những sản phẩm
mới trên báo, tạp chí (nếu nhà sản xuất không quảng cáo). Thiết kế lại các túi đựng
hàng có hình ảnh, màu sắc gây ấn tượng mạnh với tên siêu thị được in nổi bật. Có
thể sử dụng phương tiện quảng cáo di động bằng cách tặng quà cho khách hàng
mang biểu tượng của siêu thị.
Trong hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh, chuỗi siêu thị cần tập trung
mọi nỗ lực marketing để xây dựng một hình ảnh siêu thị thống nhất trong tâm trí
người tiêu dùng. Đây chính là nền tảng quan trọng và là tài sản vô hình hết sức quý
báu để siêu thị có thể tồn tại, cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Các siêu thị trong chuỗi dù ở bất cứ nơi nào cũng có chung một kiểu tổ chức, cách
thức trưng bày hàng hóa, trang trí bên ngoài và bên trong, cùng một phương thức
kinh doanh và phục vụ, thống nhất trong tất cả các hoạt động marketing.
2.8. Tạo dựng thƣơng hiệu và phong cách riêng
Các siêu thị cần tự xây dựng phong cách riêng. Đây sẽ là yếu tố ảnh hưởng
rất lớn đến kết quả kinh doanh của siêu thị đặc biệt thời kỳ cạnh tranh gay gắt. Logo
siêu thị chưa thật sự ấn tượng với người tiêu dùng. Thông thường các yếu tố như bài
trí hàng hóa, chất lượng hàng hóa, phương pháp tiếp thị, quảng cáo, đồng phục của
nhân viên,... sẽ tạo nên phong cách riêng biệt của mỗi siêu thị.
2.9. Về tuyển dụng và đào tạo, huấn luyện nhân viên.
Nhân viên siêu thị cần nhiều nghiệp vụ khác nhau vì vậy cần xây dựng tiêu
chuẩn tuyển dụng cho từng vị trí công tác nhằm tạo thuận lợi cho công tác tuyển
dụng và đào tạo nhân viên. Nhân sự là vấn đề tác động không nhỏ đến kết quả kinh
doanh. Bán hàng trong siêu thị khác hẳn với các hình thức bán hàng truyền thống.
Đây là một lĩnh vực kinh doanh mới và đòi hỏi nhân viên phải được đào tạo cơ bản .
Hiện nay tại Hà Nội có các trường đào tạo nhân viên kinh doanh siêu thị như
Trường Trung cấp thương mại, Trường đào tạo cán bộ của Bộ công thương , chúng
ta có thể thu hút lực lượng lao động từ các trường này.
74
Một vấn đề khác không kém phần quan trọng là xây dựng chương trình học
tập nâng cao tinh thần làm việc cho nhân viên. Cần đặt tiêu chuẩn rõ ràng và tiến
hành tuyển chọn nghiêm túc. Công tác huấn luyện nhân viên siêu thị phải do những
người có chuyên môn và kinh nghiệm đảm nhiệm, mời chuyên gia giảng dạy.
Thời gian tới siêu thị cần đầu tư xây dựng cho mình một hình ảnh đặc
trưng, trong đó tập trung nâng cao tinh thần thái độ phục vụ tận tình, niềm nở và
phong cách làm việc chuyên nghiệp đạt hiệu quả cao của đội ngũ nhân viên.
- Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cấp cao (nhà quản trị) có đủ
khả năng quản lý và điều hành hoạt động toàn siêu thị.
- Tuyển dụng và phát triển đội ngũ cán bộ nhân viên thừa hành có năng lực,
trình độ, phẩm chất và tấm lòng gắn bó lâu dài với đơn vị.
- Kết hợp linh hoạt nhiều hình thức đào tạo dài hạn và ngắn hạn khác nhau
như cử đi học tại các trường lớp, các trung tâm đào tạo.
- Có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ và nhân viên tích
cực học tập nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, vi tính …
2.10. Chú trọng đầu tƣ và ứng dụng công nghệ thông tin
Việc xây dựng và phát triển mạng điện toán tập trung và thống nhất của
chuỗi siêu thị nhằm:
- Trang bị cho chuỗi siêu thị một hệ thống công nghệ thông tin hoàn chỉnh
có khả năng đáp ứng yêu cầu kinh doanh và quản lý của chuỗi.
- Việc ứng dụng các phần mềm bán lẻ tiên tiến vào thực tế hoạt động sẽ thúc
đẩy việc cập nhật, điều chỉnh và hoàn thiện các phương thức hoạt động và qui trình
làm việc của chuỗi siêu thị theo các chuẩn mực chung của thế giới.
- Tăng cường mối liên kết chặt chẽ với khách hàng và nhà cung cấp thông
qua việc quản lý, sử dụng và khai thác nguồn cơ sở dữ liệu phong phú và đa dạng,
được cập nhật và lưu trữ một cách có hệ thống.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm thời gian, công sức và chi phí.
2.11. Đa dạng hóa cách thức bán hàng:
Ngày nay, các siêu thị trên thế giới sử dụng rất nhiều cách thức bán hàng.
Các siêu thị Việt Nam, trước sự thúc ép phải tồn tại trong cuộc cạnh tranh, đã tìm
đến cách bán hàng qua điện thoại song vẫn ở mức độ hạn chế. Những hình thức bán
75
hàng hiện đại tuy chưa thực sự phát triển ở Việt Nam song chúng là những biện
pháp marketing trực tiếp rất hữu hiệu. Các siêu thị có thể bán hàng qua thư gửi đến
cho những khách hàng có nhu cầu mà doanh nghiệp biết được qua điều tra. Cũng có
thể xuất bản những cuốn catalog nhỏ tập hợp một số sản phẩm chọn lọc của siêu thị
vào dịp cuối năm hoặc các ngày lễ, gửi đến cho các gia đình. Ngoài ra, cũng cần
chiếm lĩnh nhanh chóng đẩy mạnh bán hàng trên mạng điện tử vì đó sẽ là phương
thức giao dịch cực kỳ phát triển trong tương lai...
Trong điều kiện mạng thông tin toàn cầu Internet phát triển rộng khắp, siêu
thị có thể tiến hành việc bán hàng trên mạng thông qua website của công ty. Đây là
một cách hữu hiệu nhằm quảng bà tên tuổi của chính siêu thị, đồng thời tận dụng
đối đa các nguồn lực của doanh nghiệp.
2.12. Phối hợp hoạt động trong siêu thị
Thiết lập bộ máy tổ chức hoạt động riêng của chuỗi siêu thị phù hợp với đặc
điểm hoạt động, yêu cầu kinh doanh và quản lý của nó.
Bảo đảm điều hành và quản lý có hiệu quả chuỗi siêu thị với nhiều siêu thị
thành viên, qui mô kinh doanh ngày càng lớn và mạng lưới hoạt động ngày càng
rộng
Chuyên môn hóa chức năng quản lý điều hành và chỉ đạo tập trung của văn
phòng chính; chức năng trực tiếp kinh doanh phục vụ khác hàng của các siêu thị
vốn có thể khác nhau về cấu trúc sở hữu và cơ chế điều hành; và chức năng cung
ứng hàng hóa và dịch vụ hậu cần cho toàn hệ thống của trung tâm thu mua và trung
tâm phân phối.
Trong tổ chức bộ máy hoạt động của mình, chuỗi siêu thị phải xác định rõ
chức năng nhiệm vụ và phân cấp trong quản lý và điều hành chuỗi giữa bộ máy văn
phòng chính với bộ máy của các siêu thị thành viên và với các trung tâm thu mua,
trung tâm phân phối.
Tuy mới ra đời nhưng siêu thị Việt Nam cho thấy một tương lai tốt đẹp nhờ
hiện đại văn minh của nó. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, đời sống người
dân không ngừng được cải thiện, nâng cao, lối sống công nghiệp đang dần hình
thành là tiền đề cho sự phát triển thành công của các siêu thị tại Việt Nam. Tuy
nhiên để đạt được kết quả tốt đẹp, các doanh nghiệp cần nắm bắt tiếp thu những xu
hướng phát triển bán lẻ trên thế giới, vận dụng phù hợp với điều kiện của Việt Nam
để tạo bộ mặt mới văn minh - hiện đại của ngành bán lẻ Việt Nam trong thế kỷ 21.
76
KẾT LUẬN
Việt Nam là một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn với tốc độ phát triển
nhanh nhất thế giới. Trong xu thế phát triển chung đó, các loại hình phân phối hiện
đại, đặc biệt là các siêu thị sẽ ngày càng giữ vị trí quan trọng trong hệ thống phân
phối hàng hóa cũng như trong nền kinh tế quốc dân.
Tuy vậy, hiện nay, siêu thị Việt Nam không những phải đối mặt với sự cạnh
tranh khốc liệt ngay trong nội bộ ngành, đặc biệt là sự cạnh tranh từ các siêu thị có
vốn đầu tư nước ngoài mà còn phải cạnh tranh với các loại hình phân phối hiện đại
khác.
Nếu không có một chiến lược phát triển thị trường nội địa đúng đắn cũng như
những nỗ lực trong việc xây dựng những siêu thị, chuỗi siêu thị hiện đại với phong
cách phục vụ chuyên nghiệp, thì siêu thị Việt Nam khó có thể cạnh tranh, phát triển
và hội nhập thành công.
Để có thể tồn tại và cạnh tranh thành công trong bối cảnh hội nhập, các siêu
thị Việt Nam cần phải vận dụng lý luận và đẩy mạnh việc áp dụng marketing trong
hoạt động của mình. Ngoài ra, các siêu thị Việt Nam cũng cần thường xuyên cập
nhật thông tin, tổng kết thực tiễn hoạt động và đưa ra những giải pháp marketing
phù hợp và sáng tạo.
77
Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Lê Trịnh Minh Châu, Đinh Văn Thành, Trương Đình Chiến, Phát triển hệ
thống phân phối hàng hoá ở Việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc
tế, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, 2004 .
2. Philip Kotler, Quản trị marketing, Nhà xuất bản Thống Kê 2003.
3. Sylvie Brouillet, Laure Deschamps, Les évolutions du merchandising, Action
Commerciale N°180 - 22/11/2000.
4. Nguyễn Ngọc Hoà (2005), Xây dựng mô hình chuỗi siêu thị Co.opmart tại
Việt Nam, LATS Kinh tế.
5. Nguyễn Văn Tiến (2005), Giải pháp phát triển siêu thị ở thành phố Hồ Chí
Minh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, LATS Kinh tế.
6. Nguyễn Ngọc Hoà, Nguyễn Đông Phong, Xây dựng mô hình chuỗi siêu thị
bán lẻ Trường hợp tại Saigon Co.op, tạp chí Phát triển Kinh tế số 12/ 2006.
7. TS. Phạm Thị Ngọc Mỹ, Nâng cao sức cạnhtranh trên thị trường bán lẻ nội
địa khi Việt Nam gia nhập WTO , Tạp chí phát triển Kinh tế số 9/ 2006.
8. ThS. Nguyễn Văn Tiến, Việt Nam đang là nơi hấp dẫn đối với nhiều tập
đoàn phân phối quốc tế, tạp chí Phát triển Kinh tế - số 179 T9/ 2005 trang
29,30.
9. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang, Sự ra đời và phát triển của
marketing và một số hàm ý cho nghiên cứu marketing tại Việt Nam, tạp chí
Phát triển Kinh tế số 3/2006.
10. ThS. Trần Văn Bích(2005), Hệ thống siêu thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh – hiện trạng và giải pháp, Viện kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
11. Báo Đầu tư (02/2007), Hấp dẫn thị trường bán lẻ.
12. TS. Nguyễn Thị Nhiễu (2005), Những giải pháp phát triển mạng lưới siêu thị
ở Việt Nam thời gian tới năm 2010,Viện Nghiên cứu Thương Mại.
13. Lưu Phan - Bích Nga, Kinh doanh siêu thị thành phố Hồ Chí Minh :Cạnh
tranh bằng nụ cười, báo Sài gòn tiếp thị số 426 (7/8/2003), trang 2,3.
78
14. CN. Trần Xuân Đính (2000), Các loại hình kinh doanh thương mại văn
minh, hiện đại, định hướng Nhà nước đối với siêu thị Việt Nam, Bộ Thương
mại, Vụ chính sách thương nghiệp trong nước.
15. Ngô Đồng ,Hệ thống phân phối hàng hóa: Bốn điểm yếu cần khắc phục, Báo
Thương mại ngày 11/07/2006.
16. ThS Nguyễn Ngọc Hoà, Chiến lược sản phẩm trong kinh doanh siêu thị, tạp
chí Phát triển Kinh tế số 7/ 2003.
17. Thị trường bán lẻ,Thứ hai, 1/10/2007,
18.
19. Liên Hoa - Vân Anh , Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam: Động lực phát
triển ngành công nghiệp bán lẻ(10/10/07),
20. Toàn cầu hoá bán lẻ & thử thách hệ thống phân phối Việt, www.moi.gov.vn,
13/08/2007 16:56 GMT+7
21. Bích Nga, Chiến lược “giá” của “ông bự”(07/10/2007),
22. 2007 A.T. Kearney Global Retail Development Index,
23. Hệ thống siêu thị Hà Nội: Khi “vịt giời” với “thiên nga” một
đàn(11/10/2007),
.
24. Trương Hồng Việt, Nguyễn Ngọc Bẩy, Công ty Thương Mại(2005), Siêu thị
- loại hình kinh doanh thương mại văn minh, hiện đại tại Việt Nam, Tham
luận hội thảo quốc gia.
25. Sẽ có các tập đoàn phân phối Việt Nam (29/10/2007),
29/10/2007.
26. Lan Phương ,Kiểm soát Chất lượng rau an toàn trong siêu thị:Quy trình
kiểm soát ngược...,(17/10/2007)
79
Phụ lục 1
Cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO
trong lĩnh vực phân phối nói chung và phân phối thông qua siêu thị nói riêng.
Ngành và phân
ngành
Hạn chế tiếp cận thị trường Hạn chế đối xử
quốc gia
a. DV đại lý hoa
hồng CPC621,
61111, 6113,
6121
b. DV bán buôn
CPC 622,
61111, 6113,
6121
c. DV bán lẻ
CPC 631và
632, 61112,
6113, 6121
Để làm rõ nội
dung cam kết,
cam kết này bao
gồm cả bán hàng
đa cấp do các đại
lý hoa hồnglà cá
nhânn Việt Nam
đã được đào tạo
và cấp chứng chỉ
phù hợp tiến
hành. Các cá
1. Chưa cam kết ngoại trừ không hạn chế
đối với:
- phân phối các sản phẩm phục vụ nhu
cầu cá nhân
- phân phối các chương trình phần mềm
máy tính hợp pháp phục vụ nhu cầu cá
nhân hoặc vì mục đích thương mại.
2. Không hạn chế
3. Không hạn chế ngoại trừ:
- phải thành lập liên doanh với đối tác
Việt Nam và tỉ lệ góp vốn của phía
nước ngoài không vượt quá 49%. Kể
từ ngày 01/01/2008, hạn chế vốn góp
49% sẽ được bãi bỏ. Kể từ ngày
01/01/2009, không hạn chế.
- kể từ ngày gia nhập, công ty có vốn
đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân
phối sẽ được phép cung cấp dịch vụ
đại lý hoa hồng, bán buôn bán lể tất cả
các sản phẩm sản xuất tai Việt Nam và
các sản phẩm nhập khẩu hợp pháp vào
Việt Nam ngoại trừ: ximăng, clinke,
lốp(trừ lốp máy bay), giấy, máy kéo,
1. Chưa cam
kết ngoại trừ
các biện pháp
nêu tại phương
thức 1, cột tiếp
cận thị trường.
2. Không hạn
chế
3. Không hạn
chế
4. Chưa cam
kết, ngoại trừ
các cam kết
chung.
80
nhân này không
tiến hành bán
hàng tại những
địa diểm cố định
và nhận thù lao
cho cả hoạt động
bán hàng lẫn dịch
vụ hỗ trợ bán
hàng để góp phần
làm tăng doanh
số bán hàng của
các nhà phân
phối khác.
phương tiện cơ giới, ôtô con và xe
máy, sắt thép, thiết bị nghe nhìn ,
rượu, phân bón.
Kể từ ngày 01/01/2009, công ty có vốn đầu
tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối sẽ
được phép cung cấp dịch vụ đại lý hoa
hồngbán buôn và bán lẻ máy kéo, phương
tiện cơ giới, ôtô con và xe máy.
Trong vòng 3 năm kể từ ngày gia nhập,
công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh
vực phân phối sẽ được phép cung cấp dịch
vụ đaik lý hoa hồng, bán buôn và bán lẻ tất
cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và
nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam.
việc thành lập các cơ sở bán lẻ( ngoài cơ sở
thứ nhất ) sẽ được xem xét trên cơ sở kiểm
tra nhu cầu kinh tế (ENT). Việc xin phép
thành lập nhiều hưon một cơ sở bán lẻ fải
tuân thủ quy trình đã có và được công bố
công khai , việc cấp giấy phép pahỉ dựa trên
các tiêu chí khách quan. Các tiêu chí chính
để kiểm tra nhu cầu kinh tế là số lượng các
nhà cung cấp dịch vụ hiện diện trên một
khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường và
quy mô địa lý.
4. Chưa cam kết, trừ các cam kết chung.
81
Phụ lục 2:
QĐ 1371/2004/QĐ-BTM
BỘ THƢƠNG MẠI
----------------
Số: 1371/2004/QĐ-BTM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 24 tháng 09 năm 2004
QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƢỞNG BỘ THƢƠNG MẠI
Về việc ban hành Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại
BỘ TRƢỞNG BỘ THƢƠNG MẠI
Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 29/2004/NĐ-CP ngày 16-1-2004 quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thương mại;
Căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 13/2004/CT-TTg ngày 31 tháng
3 năm 2004 về việc thực hiện một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mạnh thị
trường nội địa;
Để từng bước tiêu chuẩn hoá phục vụ cho công tác quy hoạch phát triển, quản
lý xây dựng và hoạt động kinh doanhcủa các loại hình tổ chức thương mại hiện đại
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thị trường trong nước,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Siêu thị, Trung tâm
thương mại.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng
Công báo.
Điều 3. Các quy định trước đây về Siêu thị, Trung tâm thương mại trái với
các quy định của Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này đều bị bãi bỏ.
82
Phụ lục 3:
Quy chế Siêu thị, trung tâm thƣơng mại
Bộ Thƣơng Mại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quy chế
Siêu thị, trung tâm thƣơng mại
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1371 /2004/QĐ-BTM ngày 24 tháng 9 năm
2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại)
Chƣơng I
Quy định chung
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng
Quy chế này quy định tiêu chuẩn và quản lý hoạt động của Siêu thị, Trung tâm
thương mại, áp dụng đối với thương nhân kinh doanh loại hình Siêu thị, Trung tâm
thương mại.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Một số từ ngữ trong Quy chế này được hiểu như sau:
1. Siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên
doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng; đáp
ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ
chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thỏa mãn
nhu cầu mua sắm hàng hóa của khỏch hàng.
2. Trung tâm thương mại là loại hình tổ chức kinh doanh thương mại hiện
đại, đa chức năng, bao gồm tổ hợp các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ;
hội trường, phòng họp, văn phòng cho thuê... được bố trí tập trung, liên hoàn trong
một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích
kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các
phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động
kinh doanh của thương nhân và thoả mãn nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ của khách
hàng.
3. Diện tích kinh doanh là diện tích sàn (kể cả lối đi lại) của các tầng nhà
dùng để bố trí các hoạt động kinh doanh của Siêu thị, Trung tâm thương mại.
83
4. Tờn hàng là tên gọi của một mặt hàng hoặc tên gọi hay ký hiệu của một
mẫu mã cụ thể trong một loại mặt hàng để phân biệt với một mẫu mã cụ thể khác
trong loại mặt hàng này.
5. Thương nhân kinh doanh Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại là thương
nhân tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại.
Chƣơng II
Tiêu chuẩn siêu thị, trung tâm thƣơng mại
và hàng hoá, dịch vụ kinh doanh tại siêu thị, trung tâm thƣơng mại
Điều 3. Tiêu chuẩn Siêu thị
Được gọi là Siêu thị và phân hạng Siêu thị nếu cơ sở kinh doanh thương mại có địa
điểm kinh doanh phù hợp với Quy hoạch phát triển mạng lưới thương mại của tỉnh,
thành phố và có quy mô, trình độ tổ chức kinh doanh đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản
của một trong ba hạng Siêu thị theo quy định dưới đây:
1. Siêu thị hạng I:
1.1. áp dụng đối với Siêu thị kinh doanh tổng hợp:
1.1.1. Có diện tích kinh doanh từ 5.000 m2 trở lên;
1.1.2. Có Danh mục hàng hóa kinh doanh từ 20.000 tên hàng trở lên;
1.1.3. Cụng trỡnh kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết
kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, đảm bảo các yêu cầu phòng cháy
chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho mọi đối tượng khách hàng;
có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh
doanh của Siêu thị;
1.1.4. Có hệ thống kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, sơ chế, đóng gói, bán
hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại;
1.1.5. Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh,
khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh
chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ
người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng mạng, qua bưu điện,
điện thoại.
1.2. áp dụng đối với Siêu thị chuyên doanh: tiêu chuẩn 1.1.1 là từ 1.000 m2 trở lên;
tiêu chuẩn 1.1.2 là từ 2.000 tên hàng trở lên; các tiêu chuẩn khác như Siêu thị kinh
doanh tổng hợp.
84
2. Siêu thị hạng II:
2.1. áp dụng đối với Siêu thị kinh doanh tổng hợp:
2.1.1. Có diện tích kinh doanh từ 2.000 m2 trở lên;
2.1.2. Có Danh mục hàng hóa kinh doanh từ 10.000 tên hàng trở lên;
2.1.3. Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ, có thiết kế
và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ
sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và
khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của Siêu thị;
2.1.4. Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng gói, bán hàng, thanh toán và
quản lý kinh doanh hiện đại;
2.1.5. Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh,
khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh
chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ
người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng qua bưu điện, điện
thoại.
2.2 áp dụng đối với Siêu thị chuyên doanh: tiêu chuẩn 2.1.1 là từ 500 m2 trở lên;
tiêu chuẩn 2.1.2 là từ 1.000 tên hàng trở lên; các tiêu chuẩn khác như Siêu thị kinh
doanh tổng hợp.
3. Siêu thị hạng III:
3.1. áp dụng đối với Siêu thị kinh doanh tổng hợp:
3.1.1. Có diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở lên;
3.1.2. Có Danh mục hàng hóa kinh doanh từ 4.000 tên hàng trở lên;
3.1.3. Cụng trỡnh kiến trúc được xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị
kỹ thuật đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn,
thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng
phù hợp với quy mô kinh doanh của Siêu thị;
3.1.4. Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng gói, bán hàng, thanh toán và
quản lý kinh doanh hiện đại;
3.1.5. Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh,
khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh
85
chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân, có các dịch vụ phục vụ người khuyết tật,
giao hàng tận nhà.
3.2. áp dụng đối với Siêu thị chuyên doanh: tiêu chuẩn 3.1.1 là từ 250 m2 trở lên;
tiêu chuẩn 3.1.2 là từ 500 tên hàng trở lên; các tiêu chuẩn khác như Siêu thị kinh
doanh tổng hợp.
Điều 4. Tiêu chuẩn Trung tâm thƣơng mại
Được gọi là Trung tâm thương mại và phân hạng Trung tâm thương mại nếu cơ sở
kinh doanh thương mại có địa điểm kinh doanh phù hợp với Quy hoạch phát triển
mạng lưới thương mại của tỉnh, thành phố và có quy mô, trình độ tổ chức kinh
doanh đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản của một trong ba hạng Trung tâm thương mại
theo quy định dưới đây:
1. Trung tâm thương mại hạng I:
1.1. Có diện tích kinh doanh từ 50.000 m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp
với quy mô kinh doanh của Trung tâm thương mại.
1.2. Các công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có
thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại đảm bảo các yêu cầu phòng cháy
chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện cho mọi đối tượng tham
gia hoạt động kinh doanh trong khu vực.
1.3. Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình
dịch vụ, bao gồm: khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa; nhà
hàng, khách sạn; khu vực để tổ chức hội chợ triển lãm, trưng bày giới thiệu hàng
hóa; khu vực dành cho hoạt động vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, hội
trường, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp
đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực dành cho các hoạt động tài chính,
ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tin học, tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch.
2. Trung tâm thương mại hạng II:
2.1. Có diện tích kinh doanh từ 30.000 m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp
với quy mô kinh doanh của Trung tâm thương mại.
2.2. Các công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ, có thiết kế
và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa
86
cháy, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện cho mọi đối tượng tham gia
hoạt động kinh doanh trong khu vực.
2.3. Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình
dịch vụ, bao gồm: khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa; nhà
hàng, khách sạn; khu vực để trưng bày giới thiệu hàng hóa; khu vực dành cho hoạt
động vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, hội trường, phòng họp để tổ
chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong,
ngoài nước; khu vực dành cho các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu
chính viễn thông, tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch.
3. Trung tâm thương mại hạng III:
3.1. Có diện tích kinh doanh từ 10.000 m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp
với quy mô kinh doanh của Trung tâm thương mại.
3.2. Các công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị
kỹ thuật hiện đại đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường,
an ninh, an toàn, thuận tiện cho mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trong
khu vực.
3.3. Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình
dịch vụ, bao gồm: khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa; khu
vực để trưng bày giới thiệu hàng hóa; khu vực dành cho hoạt động ăn uống, vui
chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội
thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực dành
cho hoạt động tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch.
Điều 5. Phân hạng, tên gọi và biển hiệu Siêu thị, Trung tâm thƣơng mại
1. Thương nhân kinh doanh Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại tự tiến hành phân
hạng Siêu thị, Trung tâm thương mại của mình căn cứ các tiêu chuẩn tại Điều 3 và
Điều 4 Quy chế này theo sự hướng dẫn và kiểm tra của Sở Thương mại tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Thương mại).
2. Chỉ các cơ sở kinh doanh thương mại có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 3
(đối với Siêu thị) hoặc Điều 4 (đối với Trung tâm thương mại) của Quy chế này mới
được đặt tên là Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại.
87
Nghiêm cấm các cơ sở kinh doanh thương mại không có đủ các tiêu chuẩn quy định
tại Quy chế này tự đặt tên là Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại, hoặc đặt tên, ghi
biển hiệu bằng tiếng nước ngoài (như Supermarket, Hypermarket, Big Mart, Big
Store, Shopping Center, Trade Center, Plaza,...)
3. Biển hiệu của Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại được ghi theo quy định sau
đây:
3.1. Phải ghi bằng tiếng Việt Nam là siêu thị hoặc trung tâm thương mại trước tên
thương mại hoặc tên riêng do thương nhân tự đặt và trước các từ chỉ địa danh hay
tính chất của Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại (Ví dụ: Siêu thị A, Siêu thị sách
B, Siêu thị máy tính C; Trung tâm thương mại D...).
3.2. Nếu ghi thêm bằng tiếng nước ngoài, kích cỡ chữ phải nhỏ hơn kích cỡ tên
tiếng Việt Nam và phải đặt dưới hoặc sau tên tiếng Việt Nam.
3.3- Phải ghi rõ tên thương nhân kinh doanh Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại,
địa chỉ, số điện thoại và hạng của Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại.
Điều 6. Xây dựng Siêu thị, Trung tâm thƣơng mại
1. Chủ đầu tư xây dựng mới hoặc sửa chữa lớn, cải tạo, nâng cấp Siêu thị, Trung
tâm thương mại phải lập dự án theo các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây
dựng. Địa điểm xây dựng Siêu thị, Trung tâm thương mại phải phù hợp với Quy
hoạch phát triển mạng lưới thương mại của địa phương.
2. Khi lập dự án xây dựng Siêu thị, Trung tâm thương mại, chủ đầu tư phải căn cứ
vào các tiêu chuẩn cơ bản về phân hạng Siêu thị, Trung tâm thương mại của Quy
chế này để xác định quy mô đầu tư phù hợp với từng hạng Siêu thị, Trung tâm
thương mại.
Điều 7. Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị, Trung tâm thƣơng mại
1. Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị, Trung tâm thương mại phải bảo đảm
đúng các quy định của pháp luật và thực hiện những yêu cầu cụ thể sau đây:
1.1. Có tên thương mại riêng hoặc tên thương mại của Siêu thị hoặc Trung tâm
thương mại (nếu hàng hóa, dịch vụ không có tên thương mại riêng phải có tên hàng
hóa, dịch vụ) và phải ghi rõ xuất xứ của hàng hóa theo quy định của pháp luật.
88
1.2. Có mã số, mã vạch đối với những loại hàng hóa có thể đăng ký mã số, mã vạch
để thuận tiện cho công tác quản lý của Siêu thị, Trung tâm thương mại và giám sát
của khách hàng.
1.3. Đối với hàng hóa là thực phẩm phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn
thực phẩm và ghi rõ thời hạn sử dụng trên bao bì đóng gói. Nếu là nông sản, thực
phẩm ở dạng tươi hoặc sơ chế không có bao bì đóng gói sẵn thì phải qua chọn lọc,
phân loại, ghi rõ xuất xứ, chất lượng và thời hạn sử dụng tại giá hàng, quầy hàng.
1.4. Tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị, Trung tâm thương mại
phải có giá bán được thể hiện rõ ràng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc
được niêm yết tại giá hàng, quầy hàng, điểm kinh doanh dịch vụ.
1.5. Hàng hóa có bảo hành phải ghi rõ thời hạn và địa điểm bảo hành.
1.6. Nguồn hàng được tổ chức cung ứng ổn định và thường xuyên thông qua đơn
hàng hoặc hợp đồng với các nhà sản xuất kinh doanh.
2. Không được kinh doanh tại Siêu thị, Trung tâm thương mại các loại hàng hóa,
dịch vụ sau đây :
2.1. Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp
luật; hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng và hàng
không đảm bảo chất lượng theo quy định của pháp luật (như hàng mất phẩm chất,
hàng kém chất lượng, hàng nhiễm độc và động thực vật bị dịch bệnh...).
2.2. Hàng hóa không đúng quy định về nhãn hàng hóa, về tem thuế hàng hóa nhập
khẩu và tem thuế hàng hóa tiêu thụ đặc biệt.
2.3. Hàng hóa có chứa chất phóng xạ hoặc thiết bị phát bức xạ i-on hóa quá mức độ
cho phép theo quy định.
2.4. Các loại vật liệu nổ; các loại chất lỏng, chất khí dễ gây cháy nổ (như xăng dầu,
gas, khí nén...).
2.5. Các loại thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục hạn chế kinh doanh
theo quy định của pháp luật.
2.6. Hàng hóa có chứa hóa chất độc hại thuộc danh mục hạn chế kinh doanh theo
quy định của pháp luật.
89
Chƣơng III
Quản lý hoạt động siêu thị, trung tâm thƣơng mại
Điều 8. Trách nhiệm của thƣơng nhân kinh doanh Siêu thị, Trung tâm thƣơng
mại
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại phải là doanh
nghiệp có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật.
Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại có thể là một doanh nghiệp độc lập hoặc là đơn
vị trực thuộc của một doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại.
2. Thương nhân kinh doanh Siêu thị, Trung tâm thương mại phải tổ chức, quản lý,
điều hành hoạt động và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Siêu
thị, Trung tâm thương mại; định kỳ hoặc đột xuất báo cáo tình hình hoạt động của
Siêu thị, Trung tâm thương mại theo yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà
nước về thương mại.
3. Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại phải có nội quy hoạt động. Nội quy của Siêu
thị hoặc Trung tâm thương mại bao gồm những nội dung chính sau:
3.1. Quyền hạn và trách nhiệm đối với khách hàng của cán bộ, nhân viên Siêu thị,
Trung tâm thương mại.
3.2. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân tham gia kinh doanh tại Siêu thị, Trung
tâm thương mại.
3.3. Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị, Trung tâm thương mại.
3.4. Quyền và nghĩa vụ của khách tham gia giao dịch, mua bán, tham quan trong
Siêu thị, Trung tâm thương mại.
3.5. Bảo vệ trật tự, an toàn, phòng chống cháy nổ, bảo đảm vệ sinh môi trường
trong Siêu thị, Trung tâm thương mại.
3.6. Xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp tại Siêu thị, Trung tâm thương mại.
4. Nội quy của Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại do thương nhân kinh doanh
Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại xây dựng theo hướng dẫn và phê duyệt của Sở
Thương mại. Bản tóm tắt những điểm chính của Nội quy phải được ghi rõ ràng,
niêm yết ở nơi dễ nhìn để mọi người biết và thực hiện.
90
Điều 9. Trách nhiệm của Sở Thƣơng mại
Sở Thương mại có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan hữu quan giúp ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với Siêu thị,
Trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh, thành phố, bao gồm các công việc sau đây:
1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển Siêu thị, Trung tâm thương mại phù
hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại, phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương và hướng dẫn triển khai thực hiện.
2. Hướng dẫn, kiểm tra thương nhân kinh doanh Siêu thị, Trung tâm thương mại
thực hiện tiêu chuẩn và phân hạng Siêu thị, Trung tâm thương mại.
3. Hướng dẫn thương nhân kinh doanh Siêu thị, Trung tâm thương mại xây dựng và
thực hiện Nội quy Siêu thị, Trung tâm thương mại; phê duyệt Nội quy của các Siêu
thị, Trung tâm thương mại.
4. Quản lý hoạt động kinh doanh của các Siêu thị, Trung tâm thương mại theo Quy
chế này và các quy định của pháp luật.
5. Xây dựng, hướng dẫn thực hiện các định mức kinh tế - kỹ thuật, các tiêu chuẩn
nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh Siêu thị, Trung tâm thương mại.
6. Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản trị kinh doanh
Siêu thị, Trung tâm thương mại.
7. Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra hoạt động kinh doanh của các Siêu thị, Trung tâm
thương mại và xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.
8. Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo theo yêu cầu của Bộ Thương mại về tình hình phát
triển, tổ chức, quản lý và hoạt động kinh doanh của Siêu thị, Trung tâm thương mại
tại địa phương.
Chƣơng IV
Xử lý vi phạm và Tổ chức thực hiện
Điều 10. Xử lý vi phạm
Kể từ ngày Quy chế này có hiệu lực thi hành, tổ chức, cá nhân kinh doanh có các
hành vi vi phạm sau đây sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật:
1. Kinh doanh Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại mà không phải là doanh nghiệp
và đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại theo quy định tại Điều 8 Quy chế này.
91
2. Cơ sở kinh doanh thương mại không có đủ các tiêu chuẩn Siêu thị hoặc Trung
tâm thương mại theo quy định của Quy chế này mà vẫn đặt tên, treo biển hiệu là
Siêu thị, Trung tâm thương mại.
3. Ghi biển hiệu Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại không đúng theo quy định tại
Điều 5 Quy chế này.
4. Vi phạm các quy định về hàng hoá, dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị hoặc Trung
tâm thương mại.
5. Không có Nội quy của Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại hoặc Nội quy không
theo đúng quy định tại Điều 8 Quy chế này.
6. Các vi phạm khác theo quy định của Quy chế này và quy định của pháp luật có
liên quan.
Điều 11. Tổ chức thực hiện
Sở Thương mại chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện cụ thể Quy chế
này; trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc cần kịp thời báo cáo để
Bộ Thương mại, Uỷ ban Nhân nhân tỉnh, thành phố xem xét giải quyết.
KT.Bộ Trưởng Bộ Thương mại
Thứ trưởng
Phan Thế Ruệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3785_3148.pdf