Việt Nam là một dân tộc có bề dày lịch sử hàng ngàn năm với nền văn
hóa lấy cộng đồng làng làm đơn vị tổ chức xã hội cơ bản và làng nghề thủ
công truyền thống với các bí quyết nghề nghiệp riêng chính là sản phẩm độc
đáo của nền văn hóa Việt Nam. Các làng nghề truyền thống đã tạo ra rất nhiều
sản phẩm không chỉ đơn thuần là trao đổi thƣơng mại mà còn có mặt giá trị về
văn hóa và lịch sử.
Đánh giá đúng vị trí, vai trò của nghề thủ công trong công cuộc công nghiệp
hóa và hiện đại hóa đất nƣớc rồi đƣa ra những chủ trƣơng, chính sách phù
hợp, có tính liên ngành không chỉ giúp cho việc hỗ trợ cho nghề thủ công
đƣợc phát triển một cách bền vững mà còn góp phần vào việc thúc đẩy sự
phát triển ổn về kinh tế, xã hội. Nghề thủ công truyền thống không chỉ là tài
sản vô giá do cha ông để lại mà còn là động lực cho phát triển kinh tế, xã hội.
102 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5830 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bảo tồn và phát triển làng lụa truyền thống Hà Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bảo tồn và phát triển làng lụa truyền thống Hà Đông
1. Các giải pháp bảo tồn làng lụa truyền thống Hà Đông
1.1. Quy hoạch làng nghề với khu sản xuất và khu nhà ở riêng biệt.
Ý nghĩa :
Hiện nay trên địa bàn làng lụa Vạn Phúc- Hà Đông việc sản xuất đều
theo quy mô hộ gia đình, vì thế xƣởng sản xuất và nhà ở thƣờng gắn liền với
nhau. Trong khi, diện tích cho một máy dệt rất lớn, nên việc quy hoạch khu
sản xuất và nhà ở riêng biệc tạo điều kiện thuân lợi cho việc quản lý công tác
sản xuất và quy mô sản xuất. Hơn nữa, việc quản lý môi trƣờng đƣợc thuận
lợi hơn, thuận tiện cho việc xây dựng các hệ thống xử lý rác thải, tránh đƣợc ô
nhiễm tiếng ồn.
71
Ngoài ra, khi hoạt động quy hoạch khu sản xuất và nhà ở đƣợc tiến hành thì
hoạt động sản xuất, cung ứng đƣợc thuận tiện cho cả ngƣời sản xuất và khách
hàng cũng nhƣ khách thăm quan trong việc dễ dàng tìm nơi mua hàng cũng
nhƣ thăm quan khu sản xuất. Hàng hóa đƣợc sản xuất tập trung, có sự quan
sát, học hỏi lẫn nhau. Các hộ gia đình, cũng nhƣ công nhân làm việc cùng
nhau có động lực và có sự giao thiệp với nhau trong sản xuất.
Kế hoạch đầu tư
- Kinh phí đầu khoảng 60- 70 tỷ đồng
- Khu vực tiến hành quy hoạch: khu vực rìa làng, bên cạnh dòng sông, với
diện tích 15 ha.
- Cách thức tiến hành: chia lô cho các hộ tự xây nhà xƣởng và lắp đặt máy
móc thiết bị.
- Cách thức phân chia lô đất: chia thành hai khu vực biệt lập giành cho sản
xuất và bán hàng. Còn ngôi làng sẽ là nơi đƣợc cải tạo thành khu du lịch.
Biện pháp tiến hành quy hoạch:
- Xây dựng nhà ở và khu sản xuất riêng biệt, đảm bảo đủ diện tích, thuận lợi
cho kinh doanh- sản xuất.
- Quy hoạch các khu đất và khu đật cho phù hợp mục đích sử dụng.
- Giao đất cho các hộ gia đình hoặc nhóm hộ thuê đất tại điểm tiểu thủ công
nghiệp của làng Nghề.
- Xây dựng hệ thống xử lý rác thải chung cho các khu sản xuất, hộ gia đình
riêng biệt để thuận tiện cho việc bảo vệ môi trƣờng, công tác xã hội.
- Tuyên truyền để giúp ngƣời dân nhận thức đầy đủ, thấy lợi ích của mình
và xã hội khi thực hiện tốt Đề án quy hoạch này.
Các điều kiện chính sách địa phương và nhà nước:
- UBND phƣờng Vạn Phúc cần có chính sách chung cho việc bảo tồn
làng nghề đối với từng hộ gia đình.
72
- Cách chính sách khuyến khích thuê, mua đất để sản xuất nhằm quy
hoạch đất sản xuất và nhà ở phƣờng.
- Chính sách nhằm hỗ trợ tài chính cho các hộ gia đình tích cực đầu tƣ
cho sản xuất nhƣ cho vay dài hạn với lãi suất thấp.
- Đẩy mạnh cải các hành chính, để giảm bớt các khó khăn cho doanh
nghiệp về các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp trong việc xây dựng khu xƣởng sản xuất hay các cửa hàng
trƣng bày sản phẩm.
Những thuận lợi và khó khăn đối với giải pháp này.
Thuận lợi
- Nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân ngày càng đƣợc nâng
cao, nhận thức ngày càng đầy đủ hơn.
- Chính quyền địa phƣơng luôn chú trọng và tích cực triển khai sâu, rộng
Đề án để đảm bảo đề án thực hiện đúng kế hoạch đề ra, chú trọng đến
phƣơng pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả.
Khó khăn
- Địa bàn có tốc độ đô thị hóa nhanh, địa bàn xây dựng phức tạp, đa
dạng, trong khi công tác quản lý trật tự xây dựng công việc mới, công
việc có tính chất đặc thù, các hộ xây dựng bất kể thời gian nào.
- Cán bộ quản lý phụ trách nhiều mảng công việc khác nhau; trật tự xây
dựng, môi trƣờng hạ tầng kỹ thuật, giải phóng mặt bằng, kiêm công tác
bảo vệ dân phố. Cán bộ quản lý chƣa đƣợc đào tọa nghiệp vụ Thanh tra
xây dựng, trình độ rất hạn chế hoặc chuyên môn không phù hợp.
- Cán bộ quản lý hiện nay đƣợc tuyển dụng và ký hợp đồng hàng năm,
chế độ lƣơng thấp (hệ số 1,0) dó đó phần nào không an tâm công tác và
trách nhiệm đối với công việc còn hạn chế.
73
- Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc giao đất cho ngƣời dân
thực hiện còn khó khăn nên HTX dệt lụa chƣa xây dựng đƣợc phƣơng án di
chuyển các hộ sản xuất ra khu điểm tiểu thủ công nghiệp làng nghề, chƣa
hoàn thiện phƣơng án đầu tƣ tại khu 5000 m2.
1.2 Đảm bảo quá trình từ sản xuất cho tới tiêu thụ thông suốt
Để đảm bảo quá trình sản xuất cho tới tiêu thụ đƣợc thông suốt, chúng
ta cần đảm bảo từ khâu đầu vào cho tới cung ứng sản phẩm đó là: nhập
nguyên liệu, công nghệ, lao động, nguồn vốn, sản xuất, và thị trƣờng tiêu thụ.
Ý nghĩa:
Khi sản xuất và tiêu thụ đƣợc tiến hành đồng bộ, các hộ gia đình không
phải lo lắng đầu ra hay đầu vào của sản phẩm, thì họ sẽ an tâm hơn trong quá
trình sản xuất.
Tạo động lực để các nghệ nhân cũng nhƣ công nhân chuyên môn hóa,
tập trung cho sản xuất và sáng tạo sản phẩm.
Tạo sự liên kết cộng đồng, hỗ trợ trong sản xuất với tinh thần cạnh
tranh lành mạnh.
Chí phí đầu vào và đầu ra giảm thiểu đáng kể vì vậy tạo giá thành rẻ
hơn, nguồn vốn kinh tế nhiều hơn, các hộ gia đình có cơ hội mở rộng sản
xuất.
Biện pháp tiến hành
- Thứ nhất là nguyên vật liệu
Cần xác định xem nguồn nhập nguyên liệu ở đâu, chất lƣợng sản phẩm
nhƣ thế nào, giá thành ra sao và có những chính sách ƣu đãi nhƣ thế nào. Sản
xuất muốn duy trì một cách thƣờng xuyên thì viêc chủ động nguồn nguyên
liệu là hết sức quan trọng dó đó cần phải:
74
o Các cơ sở sản xuất làng nghề cần phải tìm hiểu và nắm bắt kĩ các thông
tin về các nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản phẩm đó là tìm cơ sở,
vùng trong nƣớc bán tơ tằm lớn, và có kế hoạch thu mua phù hợp.
o Để tránh sự cạnh tranh trong việc mua nguyên liệu giữa các cơ sở sản
xuất lớn và cơ sở sản xuất nhỏ thì các cở sở sản xuất nên có kho dự trữ,
bảo quản nguyên liệu.
o Để sản phẩm có chất lƣợng cần có nơi cung cấp nguyên liệu chất lƣợng
tốt.
o Các hộ gia đình thu mua qua hiệp hội để mua với số lƣợng lớn, giá
thành rẻ hơn.
- Thứ hai là công nghệ
o Việc thay thế hay cải tiến máy dệt hiện nay các hộ gia đình đang sử
dụng là rất tốn kém và khó khăn, tuy nhiên các nghệ nhân hay nhƣng
công nhân trong nghề có thể ứng dụng khoa học kĩ thuật tiến tiến trong
khâu khác của quá trình dệt để tạo sản phẩm chất lƣợng tốt mà tốn ít
thời gian công sức hơn nhƣ trong quá trình khắc hoa văn, sáng tạo họa
tiết của sản phẩm.
- Thứ ba là nguồn lao động.
o Nghề thủ công nghiệp đòi hỏi nguồn lao động cao, hơn nữa thƣờng là
do truyền lại là chính tuy nhiên hiện nay xã hội phát triển thanh niên
trong làng thƣờng không thích làm công việc này nhiều nên họ thƣờng
tìm kiếm công việc khác bên ngoài xã hội để phát triển. Vì vậy cần có
các biện pháp nhằm khuyến khích lao động trẻ không đi làm xa, làm
nghề truyền thống có ý nghĩa nhƣ thế nào.
o Nguồn lao động trẻ thì thiếu kinh nghiệm, phải mất một thời gian để
đào tạo mới có kĩ năng và biết về nghề. Hầu hết lao động thƣờng đƣợc
đào tạo theo phƣơng pháp cầm tay chỉ việc, vừa học vừa làm, từ thế hệ
này truyền dạy thế hệ khác, do dó, để đào tạo đƣợc đội ngũ lao động
trƣớc hết phải giáo dục lòng yêu nghề cho thế hệ trẻ trong làng để họ
thấy đƣợc những giá trị văn hóa truyền thống quí báu của mỗi sản
75
phẩm để từ đó họ yêu làng, yêu nghề truyền thống của quê hƣơng và
làm việc vì niềm đam mê, lòng yêu nghề muốn giữ gìn và phát huy
nghề. Chỉ có vậy họ mới có tinh thần sáng tạo và tiếp thu tinh hoa văn
hóa của làng nghề.
o Kết hợp với trung tâm giáo dục thƣờng xuyên để giảng dạy đào tạo
những công nhân thiếu kiến thức văn hóa để họ hiểu biết rộng hơn,
cũng nhƣ đào tạo thế hệ lao động mới với trình độ tay nghề cao hơn.
o Thu hút những lao động có trình độ học vấn cao để họ có khả năng ứng
dụng khoa học- kĩ thuật và công nghệ vào việc sáng tạo sản phẩm mới.
o Đào tạo thu hút nguồn lao động có trình độ trong công tác quản lý làng
nghề, tạo điều kiện thu hút lao động trình độ cao nhƣ: môi trƣờng làm
việc năng động, cơ hội thăng tiến, chính sách đãi ngộ cao.
- Thứ ba là nguồn vốn
o Vốn là yếu tố quan trọng để duy trì đầu vào, vừa đàm bảo nguyên liệu,
công nghệ cũng nhƣ nhân lực vì vậy, chính quyền cần có chính sách hỗ
trợ nguồn vốn cho các hộ gia đình sản xuất nhƣ: cho vay lãi suất thấp,
thuế đất sản xuất thấp hoặc miễn thuế trong giai đoạn đầu…
o Thành lập các hiệp hội tín dụng huy động vốn từ các hội viên và cung
cấp tín dụng cho các hội viên khác trong những lúc gặp khó khăn.
- Thứ tƣ là thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm
o Cần tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn, lâu dài và đáng tin cậy. Vì
vậy hiệp hội làng nghề cũng nhƣ đảng ủy địa phƣơng cần hỗ trợ và có
chiến lƣợc để tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ cho các hộ sản xuất nhỏ lẻ.
o Chính sách giá ƣu đãi cho các đối tác uy tín thông qua sự hỗ trợ của
hiệp hội làng nghề và chính quyền địa phƣơng.
o Các cá nhân hoặc cơ sở sản xuất liên kết với nhau để có nguồn hàng
phong phú, đáp ứng nhu cầu khách hàng để mở rộng quy mô sản xuất.
o Tiến hành biện pháp quảng bá, xúc tiến sản phẩm để thƣơng hiệu lụa
Vạn Phúc đƣợc biết đến rộng rãi hơn, thu hút các đối tác gần xa và
khách du lịch trong và ngoài nƣớc nhƣ: tích cực tham gia các hội chợ,
76
triển lãm, các cuộc thi về lụa trong và ngoài khu vực Đông Nam Á.
Khi thƣơng hiệu đã đƣợc khẳng định, khách hàng sẽ tự tìm đến sản
phẩm lụa Vạn Phúc.
o Hiệp hội làng nghề đóng có thể đứng ra nhận các hợp đồng lớn để tìm
kiếm thị trƣờng cho các cơ sở sản xuất, hộ gia đình, là đầu mối liên kết
giữa cơ sở sản xuất và nhà ngƣời mua.
o Nhà nƣớc cần bảo hộ và giúp đỡ làng nghề trong việc hỗ trợ một phần
chi phí hoặc thuế xuất khẩu để phát triển xuất khẩu, mở rộng thị trƣờng
ra quốc tế.
1.3 Nâng cao chất lƣợng sản phẩm lụa
Ý nghĩa
Chất lƣợng sản phẩm là yếu tố cốt lõi hình thành lên thƣơng hiệu sản
phẩm vì vậy điều quan trọng để bảo tồn và duy trì đƣợc hình ảnh sản phẩm
lụa qua các thế hệ và bốn phƣơng là phải đảm bảo chất lƣợng sản phẩm tốt,
uy tín với ngƣời tiêu dùng.
Biện pháp
- Để nâng cao chất lƣợng sản phẩm cần có nguồn nguyên liệu chất lƣợng
tốt, vì vậy hiệp hội cũng nhƣ chính quyền làng nghề cần có hợp tác với
địa phƣơng cung ứng nguồn nguyên liệu tốt cho các cơ sở sản xuất
trong làng.
- Khuyến khích các nghệ nhân sáng tạo sản phẩm mới đặc sắc những
vẫn lƣu giữ nét đẹp cổ truyền của sản phẩm lụa, về các họa tiết, hoa
văn…
- Sản phẩm cần đa dạng hóa nhƣ sản xuất với nhiều kích cỡ khác nhau,
mẫu mã khác biệt, tạo nhiều sản phẩm hơn giành cho mọi lứa tuổi, giới
tính, các sản phẩm nhƣ quần áo cần đa dạng và kiểu cách hơn, nhiều
màu sắc hơn, để thu hút sự chú ý của khách hàng.
77
- Các sản phẩm lụa chất lụa mang đặc tính tốt: mát mùa hè, ấm mùa
động tuy nhiên nhiều sản phẩm từ nguồn gốc khác làm ảnh hƣởng đến
danh tiếng sản phẩm lụa Vạn Phúc, chính vì vậy ý thức của ngƣời dân
là điều quan trong để tạo lên thƣơng hiệu sản phẩm lụa. Các hộ gia
đình cần có ý thức tạo sản phẩm độc đáo, chất lƣợng tốt, không vì mục
đích lợi nhuận trƣớc mắt mà làm ảnh hƣởng đến thƣơng hiệu làng
nghề.
- Chính quyền cần có chính sách khuyến khích ngƣời sản xuất trong quá
trình sản xuất của họ nhƣ hỗ trợ về mặt đầu vào nguyên liệu sản xuất
hay đầu ra của sản phẩm đảm bảo.
- Khuyến khích các thanh niên trong, làng học hỏi sáng tạo, ứng dụng
công nghệ để sáng tạo các mẫu mã, hoa văn độc đáo, tạo sự khác biệt
cho sản phẩm.
1.3 Xây dựng chiến lƣợc marketing cho sản phẩm lụa
1.3.1 Thi trƣờng vải may mặc nói chung tại Việt Nam
Trên thị trƣờng vải cao cấp của các nƣớc phát triển, và thị trƣờng vải
bình dân hàng Trung Quốc thống trị thị phần vải cả nƣớc, còn vải nội thì
chiếm vị trí vô cùng khiêm tốn.
Lụa Vạn Phúc cũng đang bị cạnh tranh khốc liệt bởi lụa Trung Quốc tràn lan
và giá rẻ chỉ bằng nửa đang trà trộn với hàng lụa Vạn Phúc thật. Nguyên nhân
vải nội chƣa lên ngôi ngoài quản lý chƣa tốt về việc buôn lậu tràn lan, còn có
những nguyên nhân chủ quan. Lụa Vạn Phúc có thể cạnh tranh với hàng ngoại
không chỉ bằng giá bán mà còn cần phải phát triển hệ thống phân phối, nâng
cao chất lƣợng, quảng bá thƣơng hiệu.
Theo ông Nguyễn Đăng Cƣờng, phó tổng giám đốc công ty Á Châu cho biết:
nhu cầu tiêu dung loại vải lụa cao cấp, mang tính thiên nhiên trong ngƣời Việt
đang tang rất nhanh. Còn bà Trƣơng Thị Mai, giám đốc sản xuất của lụa Toàn
Thịnh cho biết: “Mức độ ƣa chuộng và tiêu thụ vải tơ lụa của ngƣời Việt Nam
tang gấp đôi so với năm trƣớc”. Thị trƣờng đã có và hứa hẹn khả năng tang
78
trƣởng trên 30% mỗi năm. Những nhãn hiệu tơ lụa Việt Nam nổi tiếng nhƣ
Vạn Phúc. Tân Châu vẫn sản xuất theo quy mô nhỏ của từng hộ gia đình trong
khu vực. Mẫu đẹp, màu sắc cập nhật thời trang, chất lƣợng vải ngày càng tốt
hơn…. Nhƣng vẫn chƣa thoát khỏi tình trạng chất lƣợng không đồng đều giữa
các lô hàng khác nhau của một cơ sở hay giữa các cơ sở với nhay. Và tơ cao
cấp chƣa đƣợc đảm bảo đặc tính “hoàn toàn tự nhiên” đã làm giảm sức cạnh
tranh bên cạnh lụa nhập từ nƣớc ngoài.
1.3.2 Thị hiếu ngƣời tiêu dùng
a. Thị trƣờng trong nƣớc
Ngƣời Việt Nam mấy ai không biết tới lụa Vạn Phúc là một trong
những thức lụa bậc nhất của Việt Nam về chất lƣợng cũng nhƣ độ tinh xảo,
hoa văn của lụa. Nhu cầu tiêu dùng lụa của ngƣời trong nƣớc là may mặc. Với
đặc tính vốn có của lụa, mát mẻ, mềm mại, tôn thêm vẻ sang trọng của ngƣời
mặc. Lụa Vạn Phúc khá đƣợc ƣu chuộng khi lựa chọn làm vải để may trang
phục. Tuy nhiên, chỉ một số ít ngƣời dân tiêu dùng lụa trong tổng số thị phần
may mặc của Việt Nam, bởi hai lí do. Thứ nhất, ngay tới ngƣời Việt Nam
cũng chƣa quen với việc mặc lụa. Bởi lụa cũng khá khó may sản phẩm. Thứ
hai, giá một mét vải lụa khá đắt so với vải thông thƣờng, nên ít ngƣời có điều
kiện may quần áo bằng lụa.
Bên cạnh đó, một lƣợng vải ngoại quốc khá lớn tồn tại ở thị trƣờng
Việt Nam, với mẫu mã đa dạng, giá rẻ phù hợp với mức thu nhập trung bình ở
Việt Nam, đã dễ dàng chiếm lĩnh thị trƣờng và lấn át hàng nội nói chung và
lụa Vạn Phúc nổi tiếng nói riêng.
Tuy nhiên, nhìn nhận trên góc độ tổng thể, thị trƣờng Việt Nam vẫn là
1 thị trƣờng tiềm năng tiêu thụ lụa. Bởi đời sống ngƣời dân đang ngày một cải
thiện, nên giá thành không còn quá quan trọng nhƣ trƣớc đây. Thêm vào đó, ý
thức tiêu dùng hàng nội chất lƣợng cao ngày càng đƣợc nâng cao. Cùng với
sự cải tiến trong sản xuất, chất lƣợng mẫu mã của lụa Vạn Phúc ngày càng
đƣợc cải thiện. Do đó, ta hoàn toàn có thể tự tin lấy lại vị thế tại sân nhà.
79
b. Thị trƣờng nƣớc ngoài
Hiện nay, nhu cầu chính của ngƣời nƣớc ngoài về lụa Vạn Phúc chủ
yếu là dùng làm quà lƣu niệm. Còn mục đích làm hàng may mặc chƣa cao.
Bởi lẽ, hình ảnh áo dài lụa Việt Nam thì khá quen thuộc với ngƣời nƣớc
ngoài, nhƣng là hàng may mặc thì chƣa phổ biến. Họ có nhiều sự lựa chọn, và
những tiếp cận của các lụa khác trên thế giới mạnh hơn, gần gũi với họ hơn.
Chính vì vậy, lƣợng hàng tiêu thụ lụa bởi ngƣời nƣớc ngoài, hay chính là xuất
khẩu lụa ra nƣớc ngoài chƣa cao, nhƣng không phải là không có tiềm năng.
Chỉ do chúng ta chƣa có một chiến lƣợc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ra nƣớc
ngoài. Đặc biệt là khu vực EU, hay Hoa Kì, đó là những thị trƣờng mà nƣớc
ta xuất khẩu hàng hóa sang rất lớn, đặc biệt là về may mặc
c. Thị trƣờng tiềm năng
Ngoài những khu vực là đối tác chiến lƣợc. Có những thị trƣờng tiềm
năng nhƣ là các nƣớc châu Á khác, hay Nga, và các nƣớc Châu Phi mới nổi.
Thêm vào đó, không chỉ lụa với màu sắc nhƣ trƣớc, nhiều màu sắc tƣơi mới,
mẫu mã trẻ trung thích hợp với giới trẻ, và nhiều loại đối tƣợng khác.
1.3.3 Mô hình 4P
1. Lựa chọn mô hình
Mô hình 4P là mô hình cổ điển nhất trong marketing. Đây là nền tảng
của hầu hết các chiến lƣợc, giải pháp hoặc phân tích đánh giá đối với một
chiến lƣợc marketing hiện hữu. Hầu hết các giáo trình marketing hiện nay đều
sử dụng mô hình này làm nền tảng để đƣa ra những quyết định nhằm hoạch
định chiến lƣợc hay đánh giá hoạt động marketing
+ Sản phẩm (Product): Quản lý các yếu tố của sản phẩm bao gồm lập kế
hoạch và phát triển đúng nhwunxg mặt hàng/dịch vụ mà công ty sẽ đƣa ra
thị trƣờng.
+ Giá cả(Price): Xác định đúng cơ sở giá cho các sản phẩm
80
+ Phân phối ( Place): Chọn lựa và quản lý các kênh thƣơng mại để sản
phẩm chiếm lĩnh thị trƣờng mục tiêu đúng thời điểm và phát triển hệ thống
logistic và vận chuyển sản phẩm.
+ Xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh (Promotion): Giới thiệu và thuyết phục thị
trƣờng dùng sản phẩm của doanh nghiệp.
1.3.4 Áp dụng mô hình vào lụa Vạn Phúc
Sản phẩm:
Thuận lợi: Mặt hàng đã có thị trƣờng, có thƣơng hiệu nhiều ngƣời biết đến.
Sản phẩm có chất lƣợng tốt, bền đẹp.
Khó khăn: Mẫu mã còn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của nhiều đối
tƣợng
Kế hoạch:
- Nguyên liệu đầu vào: Tăng nuôi tằm lấy tơ ở các vùng lân cận, cung cấp cho
Vạn Phúc. Chính sách khuyến khích của chính quyền địa phƣơng các cấp,
cùng với thu mua có kế hoạch, có tổ chức. Nâng cao chất lƣợng tằm để lấy
đƣợc tơ cao cấp dệt lụa.
- Mẫu mã: Tích cực cải thiện các mẫu vẽ kĩ thuật để sản xuất ra các mẫu có
hoa văn đa dạng hơn. Tổ chức các cuộc thi về sản phẩm, khuyến khích các
nghệ nhân không ngừng sáng tạo. Không ngừng nghiên cứu về các mẫu thiết
kế cho các sản phẩm lụa bắt mắt đáp ứng thị hiếu ngƣời tiêu dùng và hợp mốt
thời trang.
Hơn thế, mẫu hoa vân cực kì nổi tiếng ở Vạn Phúc, mới đƣợc khôi phục lại,
cần phổ biến rộng rãi cho ngƣời làng nghề để tiếp tục nối truyền. Mẫu hoa
độc nhất này chính là nét độc nhất, vô cùng khác biệt của làng, vì vậy cần
phát huy.
+ Lao động: Đào tạo nâng cao tay nghề, để có thể tạo ra những sản phẩm
thuần nhuyễn, chất lƣợng tốt hơn, bằng những buổi chia sẻ bí quyết làm nghề
81
của nhũng nghệ nhân kì cựu vẫn nồng nàn tình yêu với nghề, hay những buổi
đào tạo về những kĩ thuật, phƣơng pháp dệt lụa mới học hỏi từ những khu vực
khác, hay từ các nƣớc trên thế giới.
+ Thƣơng hiệu: Có những nhận diện hàng chính hãng ở sản phẩm đƣợc coi
nhƣ tem chống hàng giả, bằng cách thuê những nét hoa văn ở đầu tấm vải độc
nhất, chỉ có ở lụa Vạn Phúc
Giá cả
- Tiến hành phân khúc thị trƣờng về giá dựa theo tiêu chí chất lƣợng sản
phẩm: Hàng cao cấp và hàng bình dân.
Đối với hàng cao cấp, chất lƣợng tơ cao cấp, hoa văn tinh xảo hơn, mũi thêu
dày hơn thích hợp với ngƣời có thu nhập từ khá trở lên, đƣợc bán với mức giá
cao.
Đối với hàng bình dân, mức giá sẽ thấp hơn để nhiều ngƣời có khả năng tiêu
dùng đƣợc
- Tuy nhiên, cố gắng giảm giá để có thể cạnh tranh tốt hơn, bằng một số biện
pháp:
+ Nguyên liệu đầu vào: Một nguyên nhân chính khiến giá lụa khá cao bởi giá
tơ – nguyên liệu dệt nên lụa ngày càng tăng, bởi vì số lƣợng hộ dân nuôi tằm
lấy dâu ngày giảm. Khuyến khích, hỗ trợ ngƣời dân trồng dâu, nuôi tằm để
gia tăng sản lƣợng tơ. Đƣa dâu về những vùng đất mới, canh tác thêm những
vụ mùa xen kẽ, tạo thêm thu nhập cho ngƣời nông dân. Chăm sóc tằm, và
chọn phƣơng pháp kén tơ tạo ra lƣợng tơ tăng nhiều hơn.
+ Kĩ thuật: Cải tiến máy móc để tăng năng suất, năng suất lao động tăng thì
giá thành sẽ giảm. Máy móc là máy bán công nghiệp, nhiều máy đã cũ và
năng suất kém, cần thay thế sửa chữa để tăng năng suất.
82
+ Thợ thủ công: Nâng cao năng suất, để giá thành có thể giảm, bằng cách học
hỏi các phƣơng pháp mới dệt nhanh hơn.
Phân phối
Phân phối truyền thống
a. Thị trƣờng nội địa:
- Tiêu thụ tại chỗ: Đầu tƣ nâng cao hệ thống các gian hàng ngay tại làng Vạn
Phúc để giới thiệu, quảng bá và bán hàng trực tiếp. Hiệp hội, và Ủy ban làng
nghề Vạn Phúc cần tổ chức các buổi tuyên truyền phổ biến nhằm nâng cao ý
thức của ngƣời dân trong vùng về giá trị văn hóa cũng nhƣ kinh tế của làng
nghề.
Tích cực đem lụa đi những hội chợ để không những quảng bá hình ảnh về sản
phẩm mà còn có thể bán hàng ngay tại hội chơ.
- Tiêu thụ từ xa: Tạo ra nhiều kênh phân phối rộng mở khác. Tạo chuỗi hệ
thống cung cấp nguồn hàng thƣờng xuyên. Với các đầu mối tại các chợ cao
cấp, siêu thị, để bán vải nhƣ tại phố Cổ Hà Nội. Ngoài ra, còn có thể cung cấp
cho các công ty may mặc để tiến hành sản xuất trang phục.
Ngoài ra, thành lập các gian hàng bán lụa Vạn Phúc chính hãng khắp các địa
phƣơng. Gian hàng sẽ đƣợc cấp giấy chứng nhận thành lập. Các sản phẩm là
sản phẩm chính gốc tự Vạn Phúc có những kí hiệu để phân biệt với hàng giả.
Khi khách hàng tới đây mua, sẽ không bị lo ngại bởi chất lƣợng lụa
b. Thị trƣờng nƣớc ngoài
Các hộ kinh doanh cá thể cung cấp nguồn hàng cho công ty chuyên xuất khẩu
lụa Vạn Phúc sang các thị trƣờng nƣớc ngoài. Bởi những công ty này có kinh
nghiệm, khả năng để tiến hành các thủ tục xuất khẩu, cũng nhƣ am hiểu về thị
trƣờng quốc tế, nên sẽ dễ dàng hơn trong việc cung cấp tại thị trƣờng đó.
83
Các hộ kinh doanh sẽ đƣợc cung cấp thông tin về sở thích, thị hiếu của riêng
những bộ phận khách hàng để tiến hành tạo ra những sản phẩm phù hợp với
nhu cầu của họ.
Phân phối hiện đại
- Công nghệ thông tin là một bƣớc tiến nhảy vọt, thay đổi diện mạo thế giới
rất nhiều. Thƣơng mại điện tử ngày càng trở nên phổ biến và vô cùng hữu ích
so với việc bán hàng truyền thống.
Thành lập một website bán hàng trên internet là một điều mà lụa Vạn Phúc
cũng sẽ dần tiến đến. Với internet, mọi thứ sẽ không bị giới hạn bởi không
gian và thời gian. Dù là ngƣời tiêu dùng trong nƣớc hay nƣớc ngoài, đều có
thể đặt hàng trên mạng. Hệ thống giao nhận đảm nhận cả việc giao hàng quốc
tế.
Tất cả các sản phẩm, hình ảnh, giá cả và thông tin đều đƣợc hiển thị rõ tên
website bằng tiếng việt và tiếng anh.
Website đƣợc thiết kế sáng sủa, dễ nhìn đẹp mắt. Cách thức mua hàng dễ
dàng. Những điều khoản về giao nhận và thanh toán cần chỉnh chu và cụ thể,
tạo điều kiện cho ngƣời mua hàng, tránh những phát sinh sau này.
- Sản phẩm lụa trên website
Dù là phân phối theo kênh nào thì sản phẩm lụa đều chỉ là một - sản phẩm lụa
Vạn Phúc chính gốc.
Ban quản trị website sẽ đƣợc sự hỗ trợ của làng nghề, và sự hợp tác của các
hộ sản xuất. Họ sẽ cung ứng hàng cho website, và nhờ bán hàng qua kênh
website với một mức giá thấp hơn mức giá thông thƣờng đƣợc ghi trên
website. Nhƣ vậy, ngƣời làm nghề sẽ rất có lợi, vì họ sẽ có thêm một kênh
phân phối hàng rất thuận tiện qua kênh thƣơng mại điện tử. Còn ban quản trị
84
website sẽ hƣởng lợi từ dịch vụ vận chuyển và một khoản chênh lệch trong
mức cho phép của giá bán sản phẩm.
Nhƣ vậy, hiện nay chƣa thấy xuất hiện một trang web bán lụa Vạn Phúc chính
hãng trên mạng, nhƣng đây chắc chắn là một hƣớng đi đúng đắn sự phát triển
của làng lụa khi hội nhập kinh tế thế giới.
Xúc tiến
Xây dựng hệ thống nhận diện
a. Hệ thống truyền thông thị giác của sản phẩm hầu nhƣ là không có. Hệ
thống logo, slogan hầu nhƣ thƣờng không tập trung, thống nhất vì
thƣờng là do các doanh nghiệp tƣ nhân tự xây dựng.
Trang web luavanphuc.com đƣợc sáng lập bởi những ngƣời tự phát có tình
yêu với lụa Vạn Phúc, và có mong muốn lụa Vạn Phúc không bị mai một và
ngày càng phát triển hơn nữa. Trang web ra đời với mục tiêu ban đầu là phi
lợi nhuận giới thiệu các cửa hàng bán lụa uy tín, chất lƣợng.
Tuy nhiên, việc thiết kế hệ thống nhận diện của lụa Vạn Phúc còn đang rất rời
rạc và nhỏ lẻ. Chỉ có một số nhỏ các doanh nghiệp, cửa hàng tƣ nhân có thể
làm đƣợc tuy nhiên cũng chƣa đạt tới mức nghệ thuật và truyền tải đƣợc hết
bản sắc của thƣơng hiệu lụa Vạn Phúc.
b. Xây dựng bản sắc hệ thống nhận diện thƣơng hiệu
+ Bản sắc thƣơng hiệu
- Lựa chọn yếu tố khác biệt hóa:
Hiện nay, trên thị trƣờng xuất hiện khá nhiều các thƣơng hiệu lụa. Chính vì
vậy, để có thể khẳng định đƣợc thƣơng hiệu lụa Vạn Phúc thì việc xác định
yếu tố khác biệt hóa là rất quan trọng. Và chất lƣợng sản phẩm chính là sự
khác biệt hóa lớn nhất, rõ nét nhất. Lụa Vạn Phúc bền, đẹp, khoắc lên ngƣời
85
có cảm giác mát mẻ, nhẹ nhàng mà mềm mại, mềm mỏng, nhẹ thoáng mát
nhƣng không nhăn, rạn, phai màu qua thời gian. Thêm đó, dáng vẻ thanh tao,
sang trọng quý phái, tôn them vẻ đẹp của ngƣời mặc. Đây là yếu tố quan trọng
giúp cho việc xây dựng hệ thống nhận diện thƣơng hiệu cũng nhƣ trong việc
cạnh tranh với các sản phẩm lụa khác.
- Lựa chọn tính cách cho thƣơng hiệu: Sang trọng, hiện đại nhƣng vẫn bình
dân với nét đẹp văn hóa truyền thống.
Tập trung xây dựng hình ảnh một thƣơng hiệu tơ lụa có chất lƣợng sản phẩm
rất cao, mẫu mã đa dạng, phong phú. Thể hiện sản phẩm vải lụa đẳng cấp
sang trọng, hiện đại nhƣng không kém phần giản dị, truyền thống/ Tất cả phải
thể hiện đƣợc sự khác biệt, thể hiện đƣợc giá trị lụa Vạn Phúc so với các sản
phẩm lụa khác.
+ Xây dựng câu định vị
“Lụa Vạn Phúc, dệt truyền thống, bền đẹp tƣơng lai” hay “Never forget you”
Lụa Vạn Phúc vừa là những tinh hoa, nét đẹp của văn hóa, đƣợc dệt nên từ
những truyền thống tốt đẹp ngàn năm lịch sử, vừa khẳng định đƣợc sự chất
lƣợng, đẳng cấp, sự tồn tại mãi với thời gian.
Lƣu giữ và duy trì hệ thống nhận diện
Xây dụng một quyển catalog hƣớng dẫn về thƣơng hiệu lụa Vạn Phúc bao
gồm:
- Tên thƣơng hiệu và mẫu logo của thƣơng hiệu lụa Vạn Phúc. Có nhƣ vậy, sẽ
tạo đƣợc sự nhận biết ban đầu và ấn tƣợng cho những ngƣời đến với làng lụa
Vạn Phúc. Những yếu tố về thƣơng hiệu này phải đúng với những mẫu thiết
kế đƣợc đƣa ra thị trƣờng và đƣợc đăng kí bản quyền.
86
- Miêu tả đặc tính của sản phẩm và các yếu tố liên quan đến đặc tính của sản
phẩm nhƣ kinh nghiệm chọn lụa tốt và sử dụng lụa nhƣ thế nào cho đúng?
Cách phân biệt lụa thật và lụa giả?
- Các yếu tố bên trong hệ thống nhận diện thƣơng hiệu.
Xây dựng các tài liệu chỉ dẫn cho từng phƣơng tiện truyền thông:
- Với các kênh truyền hình, internet, và các báo chí: Các yếu tố nhƣ logo hình
ảnh địa chỉ, đều phải thống nhất và đƣợc chỉ dẫn rõ rang nhằm tạo đƣợc sự
nhận biết thống nhất và đúng đắn cho khác hàng, tránh đƣợc sai sót, nhầm lẫn
về hình ảnh thƣơng hiệu khi mua hàng.
- Tài liệu đƣợc in ấn và lƣu trữ dƣới dạng file cứng và file mềm để có thể lƣu
giữ và bảo quản.
2. Các giải pháp phát triển
2.1 Nâng cao phát triển du lịch làng nghề
Ngành du lịch là cầu nối giúp khám phá các giá trị văn hóa, tinh thần
của một quốc gia. Du lịch tại các làng nghề truyền thống, mang nặng các giá
trị văn hóa tinh thần, đang đƣợ các quốc gia khai thác, nhất là các quốc gia
đang phát triển. Hiện nay, khách du lịch có xu hƣớng thiên về loại hình du
lịch văn hóa. Mô hình chung cho du lịch làng nghề ở các quốc gia là cho phép
khách du lịch đƣợc thăm quan khu vực sản xuất, nơi họ có thể cảm nhận đƣợc
“gía trị văn hóa truyền thống” trong mỗi sản phẩm đƣợc sản xuất ra. Khách du
lịch cũng có cơ hội đƣợc tham gia vào quá trình sản xuất để tự sáng tạo các
sản phẩm cho riêng mình, nhờ đó mang lại cho họ nhiều kinh nghiệm, khám
phá thú vị trong chuyến du lịch. Du lịch làng nghề đóng vai trò quan trọng
trong việc phát triển làng nghề truyền thống ở Việt Nam nói chung và làng lụa
Vạn Phúc nói riêng. Để thúc đẩy du lịch làng nghề phát triển mạnh mẽ hơn
nữa cần có sự phối hợp và liên kết giữa chính quyền, ngƣời dân địa phƣơng
và các công ty lữ khách
87
2.1.1 Về phía chính quyền, cơ quan lãnh đạo địa phƣơng
Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch
Hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch là nền tảng cho sự phát triển du lịch tại
làng nghề Vạn Phúc. Hiện nay, làng Vạn Phúc đang trong quá trình trung tu
lại hệ thống đƣờng sá giao thông, điện nƣớc cũng nhƣ nhà truyền thống – nơi
trƣng bày các sản phẩm làng nghề, các cửa hàng. Tuy nhiên, đƣờng sá tại làng
Vạn Phúc vẫn chƣa đƣợc xây dựng đồng bộ, vẫn còn nhiều đoạn đƣờng là
đƣờng đất; hệ thống nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn vẫn chƣa có, chƣa có hệ
thống bãi đỗ xe. Chính vì vậy, chính quyền địa phƣơng cần có những kiến
nghị lên các cấp lãnh đạo cao hơn để đƣợc hỗ trợ vốn để hoàn thiện và xây
dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch
Xây dựng các dịch vụ ăn uống hấp dẫn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm
Du lịch là một chuỗi dịch vụ tổng hợp. Thế nhƣng, làng Vạn Phúc mới
tạm thời đáp ứng đƣợc khâu đi đâu, xem gì, mua gì; còn ăn gì, nghỉ ngơi ở
đâu thì chƣa đƣợc chú trọng. Ông Vũ Quyết Thắng, Giám đốc Công ty CP
Đầu tƣ vận tải du lịch Hoàng Việt cho biết, khách hàng của đơn vị này từng
phản ánh việc khó tìm đƣợc địa điểm ăn thích hợp trong làng Vạn Phúc. 2
Các địa điểm ăn uống tại làng Vạn Phúc chủ yếu vẫn là để phục vụ
ngƣời dân trong làng với những đồ ăn thiết yếu hàng ngày. Nhóm nghiên cứu
đề xuất chính quyền địa phƣơng cần thiết phải xây dựng các cửa hàng ăn uống
đảm bảo chất lƣợng, vệ sinh an toàn thực phẩm và phục vụ những món ăn mà
ngƣời nƣớc ngoài thích. Bên cạnh đó, có thể xây dựng thêm các cửa hàng hay
một khu riêng biệt bán các món ăn đặc sắc tại làng nghề. Đây có thể vừa là
một điểm tham quan trong làng nghề cũng vừa làm cho môi trƣờng du lịch
2
280002/
88
làng nghề trở nên sống động, đồng thời giới thiệu tới khách du lịch quốc tế
nét văn hóa cộng đồng của ngƣời Việt vốn đã tồn tại lâu đời.
Tuyên truyền, tập huấn, trang bị kiến thức cho người làng nghề về du
lịch
Chính quyền địa phƣơng cần tổ chức các buổi sinh hoạt thƣờng xuyên
để truyền dạy cho ngƣời dân những kiến thức liên quan tới du lịch, giúp ngƣời
dân nhận thức rõ vai trò vị trí của du lịch làng nghề, cách giới thiệu sản phẩm
làng nghề tới khách du lịch, cách marketing cho sản phẩm đó và đặc biệt cách
giao tiếp, thái độ của ngƣời dân với khách du lịch. Điều này đặc biệt quan
trọng bởi vì sự thân thiện, nhiệt tình của ngƣời dân sẽ tạo sự hài lòng, thích
thú cho khách du lịch.
Thƣờng xuyên tổ chức các cuộc hội thảo có sự tham gia của các
chuyên gia, các trƣờng đại học cho ngƣời dân trong làng, đặc biệt là các hộ
sản xuất lớn. Nội dung của cuộc hội thảo có thể đề cập tới những lợi ích của
du lịch, vai trò của bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, những rủi ro có thể
nếu chỉ tập trung vào sản xuất hàng thủ công trong một xã hội công nghiệp…
Đẩy mạnh công tác xúc tiến và khuyến khích phát triển du lịch làng
nghề
Tiếp tục duy trì các lễ hội truyền thống của làng nghề, ngày hội làng
nghề và tham gia vào các hội chợ triển lãm trong và ngoài nƣớc vì đây chính
là những cơ hội để Vạn Phúc quảng bá hình ảnh làng nghề, giá trị văn hóa lâu
đời tới khách du lịch trong và ngoài nƣớc.
Chính quyền địa phƣơng cần xây dựng một đội ngũ riêng để cập nhật
những thông tin về làng nghề Vạn Phúc trên các cổng thông tin của Bộ văn
hóa thể thao và du lịch hay các cổng thông tin làng nghề truyền thống Việt
Nam, Sở Văn hóa du lịch Hà Nội hay những thông tin về hội chợ, triển lãm về
sản phẩm làng nghề...Điều này sẽ tạo sự chủ động trong việc đăng ký tham
89
gia các hội chợ hay triển lãm liên quan tới làng nghề, có đƣợc những kế
hoạch, định hƣớng rõ ràng.
Liên kết với các làng nghề truyền thống khác để học hỏi và trao đổi
kinh nghiệm và cùng phát triển du lịch làng nghề
Theo số liệu của Sở Công Thƣơng Hà Nội, toàn thành phố hiện có
1.350 làng nghề, trong số đó có khoảng 200 làng nghề truyền thống và có đến
¼ trong số các làng nghề truyền thống đó có tuổi đời trên 100 năm đƣợc kết
tinh biết bao giá trị văn hóa, lịch sử của đất nghìn năm văn hiến kinh kỳ
Thăng Long. Chính quyền địa phƣơng nên tổ chức các chuyến đi khảo sát
thực tế trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của các làng nghề khác đã thành công
trong việc phát triển hoạt động du lịch ở làng nghề, có thể kể tới làng gốm Bát
Tràng.
2.1.2 Về phía các công ty du lich, các công ty lữ hành
Công ty du lịch là đầu mối quan trọng đƣa du khách đến với các làng
nghề truyền thống. Họ là những ngƣời tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch, họ
tạo ra các chƣơng trình du lịch, quảng bá và thu hút khách tới làng nghề.
Xây dựng và phát triển các tour du lịch dài ngày
Việc xây dựng các tour du lịch dài ngày tạo điều kiện cho khách du
lịch có thể ở lại tại gia đình ngƣời dân ở các làng nghề, để giao lƣu hiểu sâu
sắc hơn về đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân làng nghề. Mô hình
du lịch này hƣớng tới việc thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong việc tìm
kiếm sự thoải mái về tinh thần, cân bằng trạng thái tâm lý, khám phá những
giá trị đích thực của cuộc sống
Chủ động trong việc liên hệ với chính quyền địa phương làng nghề về
những thông tin liên quan tới làng nghề
90
Việc xây dựng các tuyến du lịch, các chƣơng trình du lịch, giới thiệu
nét đặc sắc của làng nghề truyền thống đòi hỏi sự phối hợp giữa công ty lữ
hàng và làng nghề. Các công ty lữ hành cần tiến hành khảo sát và xây dựng
tour trên cơ sở tham khảo ý kiến của chính những ngƣời quản lý làng nghề.
Ngoài ra, đối với mỗi đối tƣợng khách du lịch khác nhau, công ty cũng phải
giúp cho các làng nghề hiểu rõ hơn những yếu tố nào sẽ mang lại sự hài lòng
về tinh thần cho du khách. Sau những cuộc khảo sát, điều tra hay lấy thông tin
từ làng nghề, công ty lữ hành sẽ nắm chắc đƣợc những thông tin về làng nghề
nhƣ lịch sử hình thành, quy trình sản xuất lụa, các loại lụa. Nhờ đó, các công
ty du lịch có thể đƣa trƣớc những nội dung này cho khách du lịch để kích
thích sự tò mò của họ, đồng thời cũng giúp cho các công ty lữ hành chủ động
hơn khi làm hƣớng dẫn viên cho khách du lịch của mình.
Mô hình quản lý du lịch làng nghề
Cơ quan quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc đinh hƣớng các
hoạt động nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề
Để tổ chức quản lý làng nghề du lịch một cách hiệu quả, mô hình công ty
trách nhiệm hữu hạn (TNHH) và công ty cổ phần (CP) cần đƣợc chú trọng và
ƣu tiên phát triển. Với mô hình tổ chức quản lý này, các hoạt động phối hợp
sẽ trở nên dễ dàng hơn do năng lực đàm phán, năng lực quản lý đƣợc cải thiện
hơn các mô hình hộ gia đình hay hợp tác xã. Với mô hình công ty TNHH hay
công ty CP, làng nghề có điều kiện giải quyết đƣợc tình trạng thiếu vốn và
công nghệ thông qua thu hút vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, hay tổ chức các
hình thức liên doanh, liên kết trong sản xuất và cung cấp dịch vụ du lịch.
Ngoài ra, công tác đào tạo nhân lực, tìm kiếm thị trƣờng đầu ra, tiếp cận với
khách hàng mục tiêu cũng sẽ đƣợc giải quyết một cách hiệu quả hơn so với
các hình thức tổ chức quản lý khác.
Cơ chế quản lý làng nghề
91
Các bên chủ yếu tham gia vào cơ chế quản lý làng nghề Vạn Phúc hiện
nay là các cấp chính quyền từ trung ƣơng đến địa phƣơng đặc biệt là các
ngành văn hóa và du lịch; các doanh nghiệp sản xuất, hộ gia đình, hợp tác xã,
ngƣời dân tại làng nghề; các doanh nghiệp và tổ chức lữ hành, chủ thể thiết kế
các tour du lịch và khách du lịch. Để các bên tham gia vào mô hình phát huy
chủ động các vai trò của mình cũng nhƣ có sự kết hợp chặt chẽ, hiệu quả với
các chủ thể khác, cơ chế quản lý làng nghề du lịch có sự phân định rõ trách
nhiệm, quyền hạn và cơ chế phối kết hợp của các bên tham gia nhằm phát huy
tối đa những tiềm năng du lịch của làng nghề. Ngoài ra, vai trò của Hiệp hội
làng nghề Vạn Phúc cũng cần đƣợc phát huy trong quá trình xây dựng và phát
triển làng nghề du lịch.
2.2 Đào tạo nguồn nhân lực trẻ biết nghề và tâm huyết với nghề và nâng cao
chất lƣợng quản lý của hiệp hội làng nghề
2.2.1 Mở rộng ngành nghề lao động, thu hút nguồn nhân lực trẻ
Trong bất kỳ lĩnh vực nào, con ngƣời bao giờ cũng là trung tâm, là yếu
tố quyết định sự thành, bại của mọi công việc. Theo khảo sát của nhóm
nghiên cứu, trong 300 đƣợc khảo sát có 76 hộ còn làm nghề dệt và tất cả các
hộ những ngƣời đảm nhận chính việc sản xuất ra lụa là ông bà và bố mẹ.
Hiện nay, nguồn nhân lực trẻ làm nghề lụa đang rất ít tại Vạn Phúc. Một trong
những nguyên nhân là vì ông bà, bố mẹ không muốn truyền lại nghề lụa cho
con cháu. Kết quả điều tra của nhóm về vấn đề này đƣợc thể hiện dƣới đây;
Hình 2: Nguyên nhân mà thế hệ cha ông không muốn con cái họ tiếp nối nghề
dệt lụa truyền thống
92
Nguồn: tự tổng hợp từ phiếu điều tra
Trong 300 hộ dân đƣợc điều tra tại làng Vạn Phúc, có 200 hộ trả lời rằng nghề
này vất vả, thu nhập thấp, chiếm 66.67% nên không muốn truyền lại nghề cho
con cháu, 30 hộ gia đình đồng tình với lý do hại sức khỏe, chiếm 10% và còn
lại là lí do khác chiếm 23.33%
Nguồn nhân lực trẻ với trình độ cao thƣờng bị thu hút bởi các công việc,
ngành nghề khác trên thị trƣờng. Tại các làng nghề truyền thống nói chung và
làng Vạn Phúc nói riêng, ngƣời trẻ phần lớn làm những công việc khác mà
không mặn mà gì với nghề truyền thống của làng. Do vậy, chính quyền địa
phƣơng cần đa đạng hóa ngành nghề liên quan tới nghề lụa, phù hợp với
những lĩnh vực mà giới trẻ thích thú hiện nay.
Chính quyền địa phƣơng cần phải tổ chức chuyên biệt hóa từng quy
trình trong quá trình sản xuất lụa từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. Với giải pháp
này, các ngành nghề liên quan sẽ đƣợc mở rộng và thu hút nguồn nhân lực trẻ.
Đặc biệt, cần tập trung phát triển bộ phận marketing cho sản phẩm và phát
triển sản phẩm. Đây đƣợc coi là hai quy trình quan trọng để phát triển thƣơng
hiệu lụa Vạn Phúc.
66.67%
10.00%
23.33% Nghề này vất vả,
thu nhập thấp
Hại sức khỏe
Khác
93
Bên cạnh đó, chính quyền địa phƣơng làng Vạn Phúc cần xây dựng
chƣơng trình đào tạo những ngƣời dân những ngƣời đang trực tiếp làm nghề
lụa những kỹ năng nhƣ: kỹ năng giao dịch trên thị trƣờng, đàm phán và năng
lực quản lý cho cán bộ quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tại làng nghề, thợ
thủ công thƣờng đồng thời là ngƣời quản lý các cơ sở sản xuất nhỏ, do đó
nâng cao kiến thức cho thợ thủ công không nên chỉ giới hạn ở kỹ thuật sản
xuất, mà còn phải nâng cao cả kiến thức quản lý kinh doanh theo các chƣơng
trình bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho làng nghề.
Triển khai chiến lƣợc tiếp cận thị trƣờng là việc làm cần thiết để phát
triển sản phẩm. cũng cần phải có năng lực điều phối để kết nối việc phát triển
sản phẩm với thị trƣờng, đồng thời bồi dƣỡng những cá nhân có năng lực thực
hiện.
Liên kết với các cơ sở đào tạo để đào tạo thế hệ trẻ về phát triển sản
phẩm. Việc xây dựng một hệ thống và cơ chế hỗ trợ nhƣ hỗ trợ về tài chính
của Chính phủ cho hoạt động phát triển nguồn nhân lực cũng rất quan trọng.
2.2.2 Kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực của Hiệp hội làng nghề Vạn Phúc
Hiệp hội làng nghề đƣợc thành lập nhƣ là một cầu nối giữa các tổ chức
sản xuất, kinh doanh, các nghệ nhân trong làng nghề đối với cơ quan nhà
nƣớc, qua đó mà biểu đạt tâm tƣ, nguyện vọng của mình với cơ quan nhà
nƣớc; truyền đạt, định hƣớng những chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà
nƣớc cho ngƣời dân trong làng nghề liên quan tới sự tồn tại và phát triển của
nghề truyền thống hay những vấn đề liên quan tới lợi ích làng nghề.
Hiện nay, Hiệp hội làng nghề Vạn Phúc chƣa thực sự phát huy hết vai trò của
mình.
Hình 3: Nhận xét của ngƣời dân làng Vạn Phúc về hiệp hội làng nghề Vạn
Phúc (nhiệm kì…)
94
Nguồn: Tự tổng hợp từ phiếu điều tra
Có tới 62% trong 300 hộ dân đƣợc hỏi đều nhận xét rằng: hoạt động của hiệp
hội làng nghề không giúp đƣợc gì nhiều cho ngƣời dân làng nghề
Kiện toàn lại bộ máy tổ chức và quản lý của làng nghề
Việc xây dựng một mô hình quản lý khoa học, chuyên biệt hóa từng
phòng ban, phụ trách từng mảng khác nhau sẽ làm cho quá trình sản xuất lụa
từ khâu đầu vào tới tiêu thụ đƣợc trơn tru và hiệu quả hơn.
Nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý của Hiệp hội làng nghề Vạn Phúc
Có, giúp chúng tôi rất nhiều
Không, chả thấy giúp gì
Không quan tâm, có
hay không cũng không
ảnh hưởng tới chúng tôi
95
Hình 3: Đề xuất mô hình quản lý của Hiệp hội làng nghề
Nguồn: Đề xuất của nhóm nghiên cứu
Chủ tịch Hiệp hội làng nghề sẽ là ngƣời bao quát toàn bộ hoạt động của Hiệp
Hội. Sau đó sẽ là hai phó chủ tịch Hiệp hội quản lý hai mảng đó là sản xuất
lụa và phát triển hình ảnh lụa.
Trong bộ phận quản lý sản xuất lụa gồm:
Tổ quản lý nguyên vật liệu đầu vào: Hiệp hội sẽ tìm ra các nguồn
nguyên liệu đầu vào tiềm năng cho ngƣời dân làng nghề, cung cấp
Chủ tịch Hiệp Hội
Phó Chủ tịch
(Quản lý bộ phận phát
triển hình ảnh lụa)
Tổ quản
lý
Nguyên
vật liệu
đầu vào
Phó Chủ tịch
(Quản lý bộ phận sản
xuất lụa)
Tổ quản
lý khâu
sản xuất
Tổ quản lý
các sáng
tạo sản
phẩm
Tổ quản lý
các hoạt
động xúc
tiến thƣơng
mại
Tổ quản
lý quá
trình tiêu
thụ
Ngƣời dân làng nghề Ngƣời dân làng nghề
96
thông tin đầy đủ về giá cả, các ƣu đãi, điều kiện mua bán cho ngƣời
dân…Ngoài ra có thể đại diện cho các hộ gia đình mua với khối lƣợng
nguyên vật liệu lớn để đƣợc giảm giá, giúp giảm chi phí nguyên vật
liệu đầu vào, đồng thời giúp ngƣời dân tiếp cận đƣợc với những chủ
hàng tin cậy, uy tín.
Tổ quản lý khâu sản xuất: Hiệp hội sẽ giúp các hộ gia đình làm nghề
trong quá trình sản xuất có bất kỳ khó khăn nào, ví dụ nhƣ: vấn đề về
máy moc thiết bị, vấn đề về nhân công…
Tổ quản lý quá trình tiêu thụ: Hiệp hội sẽ giúp ngƣời dân cung cấp
thông tin về các thị trƣờng tiêu thụ tiềm năng, khả năng cạnh tranh tại
các thị trƣờng.
Trong bộ phận phát triển hình ảnh lụa gồm:
Tổ quản lý các hoạt động xúc tiến thƣơng mại: Hiệp hội sẽ chủ động
cung cấp những thông tin liên quan tới các hội chợ, triển lãm, lễ hội
truyền thống mà làng nghề Vạn Phúc sẽ tham gia tới ngƣời dân làng
nghề để họ có một sự chuẩn bị tốt về sản phẩm, đáp ứng lƣợng cầu có
thể tăng trong các dịp này; kêu gọi sự tham gia của những gia đình làm
nghề tiêu biểu
Tổ quản lý các sáng tạo cho sản phẩm: Tổ này sẽ gồm những nghệ
nhân có kinh nghiệm, kỹ năng để cùng cán bộ của Hiệp hội sáng tạo ra
những kiểu cách mới, đa dạng hóa sản phẩm cho làng nghề
Ngƣời dân làng nghề và các tổ quản lý của Hiệp hội phải luôn có sự tƣơng tác
với nhau về thông tin cần cung cấp.
Liên kết với các Hiệp Hội làng nghề khác, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm
lẫn nhau
Việc liên kết với các Hiệp hội làng nghề khác không những giúp cho Vạn
Phúc học tập đƣợc những kinh nghiệm cũng nhƣ thành công của các làng bạn
97
mà còn góp phần phát triển làng nghề, đặc biệt liên quan tới lĩnh vực du lịch,
mở rộng việc quảng bá hình ảnh làng nghề tới bạn bè trong nƣớc và quốc tế.
KẾT LUẬN
Việt Nam là một dân tộc có bề dày lịch sử hàng ngàn năm với nền văn
hóa lấy cộng đồng làng làm đơn vị tổ chức xã hội cơ bản và làng nghề thủ
công truyền thống với các bí quyết nghề nghiệp riêng chính là sản phẩm độc
đáo của nền văn hóa Việt Nam. Các làng nghề truyền thống đã tạo ra rất nhiều
sản phẩm không chỉ đơn thuần là trao đổi thƣơng mại mà còn có mặt giá trị về
văn hóa và lịch sử.
Đánh giá đúng vị trí, vai trò của nghề thủ công trong công cuộc công nghiệp
hóa và hiện đại hóa đất nƣớc rồi đƣa ra những chủ trƣơng, chính sách phù
hợp, có tính liên ngành không chỉ giúp cho việc hỗ trợ cho nghề thủ công
đƣợc phát triển một cách bền vững mà còn góp phần vào việc thúc đẩy sự
phát triển ổn về kinh tế, xã hội. Nghề thủ công truyền thống không chỉ là tài
sản vô giá do cha ông để lại mà còn là động lực cho phát triển kinh tế, xã hội.
Hà Nội là thành phố tập trung nhiều làng nghề nhất cả nƣớc, hệ thống
làng nghề vô cùng phong phú với nhiều nghề thủ công truyền thống: làng lụa,
làng cốm, làng nón, làng gốm… Các làng nghề truyền thống còn tồn tại đến
ngày nay, trong đó có làng lụa Vạn Phúc-Hà Đông có giá trị đặc biệt quan
trọng trong kho tàng văn hóa Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung, là kết
tinh của sự sáng tạo, của sự nhiệt huyết và niềm đam mê với nghề của biết
bao thế hệ ngƣời Việt cho vùng đất này. Các sản phẩm lụa Vạn Phúc độc đáo
với nhƣng đặc điểm khác biệt và nổi bật so với các sản phẩm lụa khác trong
nƣớc cũng nhƣ trên thế giới đã tạo một nét đẹp văn hóa và giá trị kinh tế cho
thƣơng hiệu lụa Việt Nam cho đến hiện tại. Việc bảo tồn và phát huy làng
nghề truyền thống lụa Vạn Phúc là một điều cần thiết và quan trọng, nhất là
98
khi nghề lụa đang trong nguy cơ bị mai một dần. Bảo tồn làng nghề thủ công
truyền thống còn đặt ra yêu cầu bảo lƣu và giải quyết hài hòa các loại nguồn
vốn để làng nghề có thể tiếp tục phát triển bền vững, đó là:
Vốn kinh tế (đất đai, nhà xƣởng, thiết bị, dụng cụ sản xuất);
Vốn văn hóa (di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, công nghệ truyền thống, bí
quyết, kỹ năng nghề nghiệp và ngƣời nắm giữ các bí quyết nghề nghiệp.v.v.);
Vốn xã hội (sự liên kết cộng đồng, sự hợp tác tƣơng trợ, chữ tín giữa các
thành viên trong cộng đồng).
Trên thực tế, nhiều công trình nghiên cứu khoa học nghiên cứu về vấn
đề này và đã đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề, nhƣng vẫn
chƣa thực sự giải quyết triệt để những tồn tại. Việc đƣa ra định hƣớng của
Nhà nƣớc, của thành phố Hà Nội và các giải pháp quản lý bảo tồn và phát huy
giá trị làng nghề truyền thống là một việc không hề đơn giản. Vì vậy, bên
cạnh các giải pháp cụ thể để bảo tồn và phát triển làng nghề nhƣ xây dựng các
mô hình bảo tồn, xây dựng chiến lƣợc marketing cho sản phẩm, để giải quyết
những hạn chế và nhằm nâng cao hiệu quả của công tác bảo tồn và phát triển
làng nghề trƣớc tiên cần phải giải quyết vấn đề nhận thức. Từ cấp vĩ mô là
Chính phủ và các Bộ, ngành ở trung ƣơng tới vi mô là các cấp chính quyền
địa phƣơng và cộng đồng dân ở cơ sở.
Công tác bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống nói chung, làng
lụa Vạn Phúc-Hà Đông nói riêng là vấn đề khó nghiên cứu, hiện vẫn là một
vấn đề thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu khoa học. Nhóm
nghiên cứu chƣa có nhiều kinh nghiệm nên chắc chắn bài nghiên cứu còn
nhiều khiếm khuyết. Rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các nhà quản lý, các
nhà khoa học. Nhóm nghiên cứu xin trân trọng cảm ơn.
99
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Vũ Quốc Tuấn (2011), Làng nghề trong công cuộc phát triển đất nước,
Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội.
2. Trƣơng Minh Hằng và nhóm tác giả (2011), Tổng tập nghề và làng
nghề truyền thống Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
3. Nguyễn Hữu Khải và Đào Ngọc Tiến (2007), Thương hiệu hàng thủ
công mỹ nghệ truyền thống, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
4. Nguyễn Quang Việt và nhóm tác giả (2010), Định hướng đào tạo nghề
cho lực lượng lao động trong các làng nghề truyền thống, Nhà xuất
bản Lao động xã hội, Hà Nội.
5. Phát triển làng nghề, doanh nghiệp làng nghề thủ công nhằm đẩy mạnh
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế, Nguyễn Hữu Thắng 2010.
6. Chiến lƣợc marketing đối với hàng thủ công mỹ nghệ của các làng
nghề Việt Nam đến năm 2010, Trần Đoàn Kim 2010.
7. Phát triển làng nghề trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn ở Hà Tây, Đỗ Quang Dũng 2006.
8. Hồ Hoàng Hoa, Nguyễn Huy Dũng (2004), Vấn đề bảo tồn và phát
triển nghề thủ công truyền thống ở Nhật Bản, Nhà xuất bản Khoa học
xã hội, Hà Nội.
9. Phạm Côn Sơn (2004), Làng nghề truyền thống Việt Nam, Nhà xuất
bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
10. Nguyễn Kiên (2001), Vạn Phúc xưa và nay, Nhà xuất bản Hội nhà
văn.
11. Lại Hồng Khánh, Hà Tây đẩy mạnh phát triển du lịch làng nghề, Du
lịch Việt Nam, số 1/2005, tr 11, 30 (Lại Hồng Khánh, 2005).
12. Cầm Vỹ, Làng Vạn Phúc làm gì để phát triển bền vững, Tạp chí
thƣơng mại, số 45/2004, tr 20 (Cầm Vỹ 2004).
100
13. Lê Hải, Môi trường làng nghề với việc phát triển du lịch bền vững, Du
lịch Việt Nam, số 3/2006, tr 51-52, (Lê Hải2006).
14. Vũ Quốc Tuấn, 2011, Làng nghề trong công cuộc phát triển đất nước,
Nhà xuất bản Tri Thức.
15. Trần Quốc Vƣợng (chủ biên), 1997, Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Nhà
xuất bản Giáo dục.
16. Hoàng Vinh, 1997, Một số vấn đề bảo tồn và phát triển di sản văn hóa
dân tộc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Trần Ngọc Thêm, 2006, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nhà xuất
bản Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh.
18. Nguyễn Duy Quý, Oscar Salemink, 2002, Tính đa dạng của văn hóa
Việt Nam những tiếp cận về sự bảo tồn, Trung tâm khoa học xã hội và
nhân văn Việt Nam, Hà Nội.
19. Quyết định số 2636/QĐ-BNN-CB, 31/10/2011, của Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn về việc phê duyệt Chƣơng trình Bảo tồn và Phát
triển làng nghề.
20. Cục Di sản văn hóa, 2009, Văn hóa Óc Eo-nhận thức và giải pháp bảo
tồn phát huy giá trị di tích, Nhà xuất bản Cục Di sản văn hóa
Website
1. Cục di sản văn hóa, Lê Thị Minh Lý (2003), “Làng nghề và việc bảo
tồn các giá trị văn hóa phi vật thể”.
(
2. Hiệp hội làng nghề Việt Nam ViCrafts, Phạm Quốc Sử, Tháng 6/2012,
“Các làng nghề Hà Tây trong khung cảnh hội nhập thủ đô Hà Nội”.
(
thu-do-ha-noi/)
3. Tổng Cục Du lịch, “Vạn Phúc (Hà Nội): Sẽ là tâm điểm du lịch làng
nghề”.
101
(
Phuc-Ha-Noi-Se-la-tam-diem-du-lich-lang-nghe/9303287.epi)
4. Báo Điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, Hiền Hòa, tháng 4/2012, “Bảo
tồn và phát triển làng nghề truyền thống”.
(
id=30701&cn_id=515957)
5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, LS, Tháng 8 năm 2010, “Hà Nội sẽ
chú trọng phát triển du lịch làng nghề”.
(
id=29)
6. Diễn đàn kinh tế Việt Nam, Hung Ninh, 2012, “Nghề làm quạt giấy
siêu sang ở Trung Quốc”.
(
7. Thế giới và Việt Nam, Vũ Thị Hƣơng, 2012, “Môi trƣờng làng nghề”.
(
D5C/)
8. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, CN, 2012, “Hội nghị “Phát triển du
lịch tại làng nghề truyền thống Lụa Vạn Phúc”.
(
id=29)
9. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, TD, 2012, “Giá trị văn hóa, du lịch
của sản phẩm làng nghề truyền thống”.
(
id=29)
10. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, T.H, 2012, “Khai mạc hội chợ làng
nghề 2012”.
102
(
id=73)
11. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, T.H, 2012, “Tôn vinh các nghệ
nhân, thợ giỏi làng gốm Bát Tràng”.
(
id=31)
12. Làng nghề Việt Nam, Trƣơng Quang Cẩn, 2012, “Bảo vệ môi trƣờng
góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề bền vững”.
(
13. Hoàng Diên, Phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề,
15/04/2013.
14. Thăm quan mô hình mỗi làng một sản phẩm của Nhật Bản,
30/01/2009.
15.
16. Chương trình phát triển làng nghề thủ công ở một số nước, Nguồn: Dự
thảo đề án chƣơng trình phát triển “mỗi làng một nghề” giai đoạn
2006- 2015 (Bộ NN&PTNT), 13/06/2008.
17. Làng nghề truyền thống và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa phi
vật thể,
18. Làng lụa Vạn Phúc,
19. Đinh Thị Thuận, Lụa Vạn Phúc lo mất thương hiệu do bị “trà trộn”,
07/11/2012.
20. Tìm dấu xưa Vạn Phúc,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- _yrc_2013_bao_ton_va_phat_trien_lang_lua_truyen_thong_ha_dong_888.pdf