Đề tài Cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam với hàng nông sản khi gia nhập WTO và ảnh hưởng

A.Cơ sở lý thuyết. I. Tổng quan về WTO. II. Khái niệm hàng nông sản. III. Các nguyên tắc của WTO về mở cửa thị trường hàng nông sản. B. Nội dung cam kết mở cửa thị trường đối với thương mại hàng nông sản của Việt Nam I. Thực trạng thị trường hàng nông sản Việt Nam trước khi gia nhập Wto. II. Cam kết mở cửa thị trường đối với thương mại hàng nông sản của Việt Nam 1.Giới thiệu chung về Cam kết mở cửa thị trường nông sản. 2.Cam kết WTO về nhóm lương thực 3.Cam kết WTO về nhóm rau quả 4.Cam kết WTO về nhóm cây công nghiệp 5.Cam kết về trợ cấp nông nghiệp 6.Cam kết về biện pháp bảo hộ nông nghiệp phi thuế C - Đánh giá cơ hội và thách thức của hàng nông sản khi Việt Nam là thành viên WTO. I. Cơ hội. II. Thách thức III. Giải pháp Phần kết luận

docx32 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2798 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam với hàng nông sản khi gia nhập WTO và ảnh hưởng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệ quả tất yếu của việc độc canh này. Thị trường xuất - nhập khẩu nông sản thế giới ngày nay được tổ chức rất chặt chẽ, phần lớn do các hệ thống siêu thị đa quốc gia khống chế kiểm soát. Do tri thức của giới tiêu thụ ngày càng cao nên yêu cầu của siêu thị về chất lượng nông sản - vốn dựa trên yêu cầu của giới tiêu thụ của các nước lớn và giàu - ngày càng khó khăn, trở thành rào cản đối với rất nhiều nước đang phát triển vốn xem xuất khẩu nông sản là đòn bẩy để phát triển kinh tế. Việt Nam “đi tắt đón đầu” nhờ lợi thế đi sau bằng cách du nhập, thử nghiệm, cải thiện và ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật (KHKT) hiện đại của thế giới để xây dựng một nền nông nghiệp thích hợp. Nếu như năm 1995, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm sản chỉ có 1, 3 tỷ USD thì năm 2006 đã đạt hơn 7 tỷ USD. Nhưng trong quá trình phát triển, nông nghiệp Việt Nam đã bộc lộ những lỗ hổng lớn trong dây chuyền sản xuất, công nghệ sau thu hoạch, chất lượng sản phẩm và khâu an toàn vệ sinh, đặc biệt là tay nghề của nông dân - thành phần sản xuất chủ lực chưa được nâng cao ngang tầm với một nước mạnh về xuất khẩu nông sản. Tính bền vững trong nông nghiệp rất bấp bênh vì nông dân chưa thật sự có trình độ cao để đưa chất xám vào sản xuất. Tuy nhiên, do xu thế toàn cầu hóa, cạnh tranh ngày càng gay gắt. Nông nghiệp tuy đạt được nhiều thành tựu quan trọng song nhìn chung trong thời gian qua, phương thức tổ chức đến sản xuất. ít chú ý đến thị trường, chủ yếu chăm lo cho sản xuất nhằm kích cung chứ chưa chú trọng tới kích cầu. sản xuất được nhiều nhưng các khâu lưu thông, bảo quản, chế biến, tiêu thụ bất cập, chất lượng hàng hóa chưa cao, khả năng cạnh tranh thấp. Khi nói về hàng nông sản Việt Nam lúc đó điểm nhấn mạnh ở đây là tỷ lệ nông sản chế biến so với tổng sản lượng còn rất thấp, cụ thể: mía đường 68%, chè 35%, thịt 1%. Các cơ sở chế biến nông sản áp dụng công nghệ lạc hậu nên năng suất chất lượng và hiệu quả thấp.Bên cạnh đó, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đảm bảo, dư lượng hóa chất, thuốc trừ sâu và các độc tố kháng sinh còn cao nên ảnh hưởng đến chất lượng. Về thị trường hàng nông sản, việc liên kết, liên doanh, hợp tác trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với nông dân chưa được suôn sẻ. Thị trường giá cả hàng nông sản vẫn bị thả nổi cho hộ sản xuất tự lo liệu. Nông dân và các nhà sản xuất của chúng ta thường không nắm đủ các thông tin thị trường, vì nhiều lý do khách quan và một lý do chủ quan dễ nhận ra nhất: ít chịu bỏ công và bỏ của để điều nghiên thị trường, mà chỉ bắt chước láng giềng là chính (trồng dừa, cà phê, tiêu, điều, bạch đàn,  cây ăn trái, nấm rơm...; nuôi tôm, cua...). Cam kết mở cửa thị trường đối với thương mại hàng nông sản Việt Nam Giới thiệu chung về Cam kết mở cửa thị trường nông sản. “Mở cửa thị trường được” hiểu là giảm bớt các “rào cản” về vật chất và các thủ tục để hàng hóa nước ngoài có thể tiếp cận thị trường nước nhập khẩu một cách thuận lợi. Trong WTO, “mở cửa thị trường” đồng nghĩa với việc: Giảm thuế nhập khẩu và không được tăng trở lại. Và giảm và bỏ các hàng rào phi thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu (như hạn ngạch, quy định gía nhập khẩu tối thiểu, các loại thuế, phí liên quan đến việc nhập khẩu, các biện pháp mang tính hạn chế khác…) Đối với hiệp định nông nghiệp, nguyên tắc mở cửa thị trường cũng bao gồm các công cụ nêu trên. Tuy nhiên, do đàm phán mở cửa thị trường về nhóm hàng hóa đặc biệt này mới chỉ dừng ở những kết quả ban đầu, và chưa triệt để, nên các nguyên tắc mở cửa thị trường trong Hiệp định này cũng mang đặc trưng riêng với nhiều hạn chế so với nguyên tắc mở cửa thị trường nói chung. Những yêu cầu mở cửa thị trường nông sản về nguyên tắc là các nghĩa vụ của Chính phủ các nước thành viên WTO các nước thành viên WTO, không phải là nghĩa vụ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp nông sản lại là những đối tượng chịu tác động trực tiếp từ việc các chính phủ thực hiện những nghĩa vụ này (được lợi vì thị trường mở cửa thị trường hoặc bị ảnh hưởng do không còn được bảo hộ như trước) Các cam kết mở cửa thị trường nông sản: Cam kết về thuế quan: Việt nam đã đưa ra cam kết về mức thuế nhập khẩu tối đa được phép áp dụng (gọi là mức cam kết) đối với 100% số thuế hàng nông sản. Thuế quan hóa là việc chuyển các biện pháp hạn chế nhập khẩu phi thuế quan. (ví dụ hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu…) thành thuế quan. Đây là nguyên tắc quan trọng trong WTO bởi thuế quan là biện pháp minh bạch, ổn định và đẽ dự đoán hơn nhiều so với các biện pháp phi thuế quan. Theo quy định của WTO, hầu hết các biện pháp phi thuế quan đối với hàng phi nông nghiệp bị buộc phải chấm dứt. Tuy nhiên đối với hàng nông sản, các biện pháp phi thuế mà các nước thành viên WTO trước đó đang áp dụng vẫn được thừa nhận nhưng bị buộc phải quy đổi thành một giá trị cụ thể(tiền) và chuyển hóa thành thuế suất bổ sung vào mức thuế quan đang áp dụng vào mức thuế quan đang áp dụng; sau đó mỗi nước thành viên phải đàm phán và cam kết thuế ở một mức nhất định và đảm bảo rằng trong tương lai không được tăng thuế cao hơn mức cam kết đó. Trường hợp muốn tăng thuế cao hơn mức cam kết thì trước đó phải đàm phán lại thông thường phải “đền bù”cho các nước liên quan do việc tăng thuế này Đối với doanh nghiệp, thuế quan hóa mặc dù có thể làm tăng thuế nhập khẩu sẽ thuận lợi và minh bạch hơn rất nhiều về thủ tục so với trước. Hơn nữa, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được những khoản phí bổ sung hoặc chi pí không chính thức (vốn rất phổ biến khi các biện pháp phi thuế được áp dụng). Hiện tại chỉ có rất ít biện pháp phi thuế được phép áp dụng ở các các nước thành viên WTO với những điều kiện cụ thể, do đó nếu bị áp dụng biện pháp phi thuế, doanh nghiệp cần tìm hiểu kĩ quy định để có thể khiếu nại khiếu kiện tại nước nhập khẩu hoặc thông qua chính phủa khiếu kiện tại WTO để bảo vệ lới ích chính đang của mình. Đàm phán với 24 nước về nông sản: + Cả nước: 23% ( từ 17,4% xuống 13,4%) + Nông nghiệp: 10,6% ( thuế ngoài hạn ngạch) và 20% so với mức MFN hiện hành (từ 23,5% xuống còn xấp xỉ 21% (mức thuế trong hạn ngạch) + Thời gian cắt giảm 3-5 năm + Tổng số dòng cam kết: trên 1100 dòng nông sản(100%) + Giảm thuế 500 dòng( 42%), thịt, rau quả, nông sản chế biến + Không thay đổi: 535 dòng (45%) : Gia súc sống, cây, con giống, nông sản thô như gạo, ngô, lạc, sắn, hồ tiêu, điều… + Tăng thuế: 150 dòng(13%): Thuế ngoài hạn ngạch + Các sản phẩm chế biến (MFN 40-50%) bị giảm nhiều hơn so với nông sản thô + Nhóm giảm nhiều: Thịt lợn, thịt bò, sữa, rau quả ôn đới, quả có múi; nông sản và thực phẩm chế biến + Nhóm giảm ít: gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều. Cam kết về các biện pháp phi thuế quan: Việt Nam đã đưa ra các cam kết liên quan đến các biện pháp hạn ngạch thuế quan, các biện pháp quản lý chuyên ngành nông nghiệp. Bãi bỏ các biện pháp phi thuế mang tính hạn chế định lượng nhập khẩu, trừ biện pháp sau đây: Hạn ngạch thuế quan ( 4 mặt hàng): + Đường: 55000 tấn, thuế trong hạn ngạch: đường thô 25%, đường tinh 50-60%, thuế ngoài hạn ngạch 85%, mức tăng hàng năm 5%/ năm + Trứng gia cầm: 30000 tá, thuế trong hạn ngạch:40%, thuế ngoài hạn ngạch 80%, mưacs tăng hàng năm 5%/ năm. + Lá thuốc lá: 31000 tấn, thuế trong hạn ngạch 30%, thuế ngoài hạn ngạch 80-90%. Mức tăng hàng năm 5%/ năm. + Muối: 150000 tấn, thuế trong hạn ngạch: 10-30%, thuế ngoài hạn ngạch 60%, mức tăng hàng năm 5%/ năm. Quản lí chuyên ngành nông nghiệp: + Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm: văn phòng SPS được thành lập, hình thành mạng lưới SPS, quy chế, kế hoạch hành động SPS, hoạt động theo quy ché hiện hành. + Quản lí chuyên ngành: Giống cây trông, giống vật nuôi, thuốc và nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, thuốc và nguyên liệu thuốc thú y, phân bón lâm nghiệp, động thực vật hoang dã, quý hiếm: Tiếp tục thực hiện do các quy định hiện hành đã dựa trên tiêu chuẩn, chất lượng không hạn chế định lượng nhập khẩu Quyền đàm phán ban đầu (IRN) trong quá trình thực hiện cam kết, trong một số trường hợp nhất định, trong một số trường hợp nhất định không lường trước được, Việt Nam tăng thuế cao hơn mức cam kết. Trong trường hợp đó, Việt Nam phải đàm phán trước với những nước dành được quyền đàm phán ban đầu ( tên những nước đó được ghi bên cạnh mỗi dòng sản phẩm trong biểu cam kết). Đối với Việt Nam, Cam kết chung mở cửa thị trường hàng nông sản cụ thể như sau: Về mức cam kết giảm thuế chung: Việt Nam đã cam kết cắt giảm thuế bình quân là 10,6% so với MFN hiện hành. Về mức giảm thuế đối với từng nhóm nông sản: • Các loại nông sản chế biến (như thịt, sữa, rau quả chế biến, thực phẩm chế biến, quả ôn đới, và quả có múi) phải giảm nhiều hơn so với nông sản thô (do những sản phẩm chế biến này vào thời điểm đàm phán gia nhập WTO Việt Nam đang áp dụng mức thuế suất nhập khẩu cao); • Các loại nông sản thô (gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều…): mức thuế nhập khẩu những sản phẩm này giảm rất ít hoặc không giảm. Về thời gian cắt giảm: Việt Nam cam kết cắt giảm dần các loại thuế nhập khẩu đối với nông sản trong thời gian từ 3-5 năm kể từ ngày gia nhập WTO (11/1/2007). Tức là việc cắt giảm sẽ phải hoàn thành vào 2009-2012 tùy theo sản phẩm. Mức giảm thuế sẽ được chia đều cho mỗi năm trong lộ trình cắt giảm. Bảng: Cơ cấu cam kết về thuế đối với các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam Cơ cấu Số dòng thuế Các sản phẩm chính Tổng số dòng thuế nông sản 1.185 Số dòng giảm so với MFN 500 Thịt trâu bò, thịt lợn, rau, quả, hoa, toàn bộ nông sản chế biến… Số dòng giữ nguyên 535 Động vật sống, giống cây trồng, gạo, chè, dầu TV nguyên liệu, lông, da động vật, kén tằm, lanh, gai… Số dòng tăng so với MFN 150 Chủ yếu là thuế ngoài hạn ngạch của các mặt hàng: đường ăn, trứng gia cầm, lá thuốc lá (NHN), thịt gia cầm, thuốc lá, xì gà… Cam kết WTO về nhóm lương thực Đối với nhóm lương thực, Việt Nam đã có cam kết mở cửa thị trường trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại khác nhau, quan trọng nhất là: • Cam kết gia nhập WTO; và • Cam kết trong khuôn khổ khu vực ASEAN và các đối tác của ASEAN. Cam kết về thuế nhập khẩu đối với nhóm lương thực thể hiện trong Bảng dưới đây. Bảng: Tóm tắt các cam kết thuế đối với sản phẩm lương thực theo WTO Mã số HS Sản phẩm Thuế suất hiện hành (2007) Cam kết WTO Thuế suất ban đầu Thuế suất cuối cùng Năm thực hiện 1006 Lúa gạo Thóc giống 0 0 Thóc khác 40 40 Các loại gạo 40 40 1005 ngô Ngô giống 0 0 Ngô hạt, dạng vỡ mảnh 5 5 Ngô rang nở 50 30 35 30 071410 Sắn các loại ( tươi, khô, sắn, lát, viên…) 10 10 20 071420 Khoai lang các loại(tương, khô… 10 10 20 14 Cam kết mở cửa thị trường nhóm hàng rau quả. Hiện tại, khoảng 80 - 85% sản lượng rau quả sản xuất ra để phục vụ cho tiêu dùng trong nước, 15 – 20 % dành cho xuất khẩu. Tỷ lệ này thay đổi tuỳ theo từng loại rau quả (ví dụ, một số sản phẩm có tỷ lệ xuất khẩu cao hơn như ngô ngọt, dưa chuột bao tử, nấm, dứa, vải; ngược lại, nhiều sản phẩm tiêu dùng trong nước gần như 100% như các loại rau ăn lá, cam, quýt, ổi…). Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam tăng giảm thất thường (mặc dù vài năm gần đây có xu hướng tăng đều nhưng với tốc độ chậm hơn tốc độ phát triển sản xuất). Điều này cho thấy năng lực cạnh tranh của ngành hàng rau quả Việt nam nhìn chung có nhiều hạn chế do quy mô sản xuất manh mún, giá thành sản xuất cao, chất lượng không đồng đều, vệ sinh an toàn thực phẩm và yếu kém trong công nghiệp bảo quản, chế biến. Vì vậy, rau quả được bảo hộ ở mức khá cao, với mức thuế nhập khẩu từ 30-40% đối với rau quả tươi, 50% đối với rau quả chế biến. Hiện tại, liên quan đến thị trường rau quả, Việt Nam đã có cam kết mở cửa trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại khác nhau, quan trọng nhất là: Cam kết gia nhập WTO; và Cam kết trong khuôn khổ khu vực ASEAN và các đối tác của ASEAN. Xu hướng cam kết WTO đối với rau quả Mức độ cam kết mở cửa đối với các mặt hàng này chủ yếu thể hiện ở cam kết giảm thuế nhập khẩu (để hàng hóa nước ngoài tiếp cận thị trường Việt Nam dễ dàng hơn -  Mức cắt giảm thuế nhập khẩu đối với các loại quả cao hơn so với rau. -  Quả ôn đới có mức cắt giảm thuế nhập khẩu cao hơn quả nhiệt đới. -   Rau quả chế biến có mức cắt giảm nhiều hơn so rau quả tươi. -   Những loại rau quả nước ta có khả năng sản xuất và xuất khẩu có mức cắt giảm thuế nhập khẩu ít hơn so với những loại rau quả mà nước ta ít có lợi thế sản xuất và phải nhập khẩu nhiều, đặc biệt là các loại rau, quả ôn đới (táo, lê, đào, nho…). Tóm tắt cam kết khu vực về mở cửa thị trường rau quả Trong AFTA Việt Nam cam kết áp dụng mức thuế nhập khẩu của tất cả các loại rau quả tươi, chế biến 0-5% từ 1/1/2006; Trong ACFTA Việt Nam cam kết áp dụng mức thuế nhập khẩu rau quả tươi 0% vào 1/1/2008, rau quả chế biến 30% vào năm 2008 và sẽ giảm xuống còn 5% vào năm 2013 và 0% vào năm 2015 Trung Quốc và 6 nước ASEAN cũ (Bruney, Indonesia, Malaysia, Philipine, Singapore và Thái lan) đã giảm thuế xuống 0% vào 1/1/2006 đối với rau quả tươi và 0% vào 1/1/ 2010 đối với rau quả chế biến. Bảng: Biểu cam kết về thuế nhập khẩu về một số loại rau quả. Mã số HS Sản phẩm Thuế suất hiện hành(2007) Cam kết WTO Thuế suất ban đầu Thuế suất cuối cùng Năm thực hiện Rau quả tươi, sơ chế 07 Rau các loại Các loại đê làm giống (hạt, quả, củ, thân, cành,…) 0 0 0701-0709 Các loại rau tươi và ướp lạnh Rau tươi ăn lá( cải bắp, sup lơ, rau cải,…) 30 20 Rau tươi ăn quả (cà chua, dưa chuột, đậu rau,…) 30 20 Rau tươi ăn củ(khoai tây, cà rốt, củ cải,…) 30 20 Các loại gia vị(hành, tỏi,…) 30 Nấm tươi 30 30 Đạu hạt 30 25 20 2012 0701-0711 Rau các loại đã sơ chế(hấp chính, bảo quản tạm thời qua ngâm dấm, ngâm muối,..) 30 15 2010 0712-0713 Các loại rau, đậu khô 30 25-30 20-25 2010 08 Quả các loại 0803 Chuối 40 40 25 2012 0804 Chà là, sung, dứa, bơ, ổi, xoài, măng cụt 40 30-40 15-20-25-30 2010-2012 0805 Quả có múi (cam, quýt, chanh, bưởi) 30 40 20-30 2010-2012 0806 nho 25 25 10-13 2012 0807 Các loại dưa, đu đủ 40 40 30 2010 0808-0809 Táo, lê, đào 20-25 24-25 10 2012 8011-0812 Các loại quả được bảo quản tạm thời bằng hấp chin, ngâm, muối, đường…) 40 40 30 2010 0813 Các loại quả khô 40 40 30 2010 Cam kết mở cửa thị trường về nhóm cây công nghiệp. Cây công nghiệp có 2 nhóm: - Cây công nghiệp ngắn ngày: Mía đường, lạc, đậu tương và bông. - Cây công nghiệp dài ngày: Cà phê, cao su, điều, chè, hồ tiêu…. Về tổng thể, nhóm cây công nghiệp ngắn ngày có khả năng cạnh tranh thấp do điều kiện tự nhiên ít phù hợp hoặc chỉ phù hợp ở một số tiểu vùng nhất định, khó có khả năng mở rộng. Nhóm cây công nghiệp dài ngày có khả năng cạnh tranh cao hơn do điều kiện tự nhiên phù hợp, khả năng thâm canh của nông dân tốt cho năng suất cao, giá thành sản xuất thấp. Bảng: Biểu cam kết thuế nhập khẩu về một số cây công nghiệp. Mã số Hs Sản phẩm Thuế suất hiện hành (2007) Cam kết WTO Thuế suất ban đầu Thuế suất cuối cùng Năm cuối cùng Mía đường 1701 Đường thô 30 1701 Đường tinh luyện 40 Lạc 1202 Lạc vỏ để làm giống 0 0 1202 Lạc vỏ khác 10 10 1202 Lạc nhân 10 10 Đậu tương 1201 Đậu tương giống 0 0 1201 Đậu tương khác 5 5 52 bông 5201 Bông xơ chưa chải thô hoặc chưa trải kỹ 0 0 5202 Phế liệu bông 10 20 cà phê 0901 Cà phê nhân 20 20 15 2011 0901 Cà phê đã rang, xay 40 40 30 2011 2101 Cà phê tan 50 50 40 2010 0904 Hồ tiêu các loại(hạt, đã xay, nghiền,..) 30 30 20 2010 0902 chè các loại 40 40 hạt điều 0801 Hạt điều chưa bóc vỏ 5 30 0801 Hạt điều đã bóc vỏ 40 40 25 2012 4001 cao su tự nhiên 3 5 Tác động đối với nhóm cây công nghiệp ngắn ngày Mía đường: Trong cam kết AFTA, đường được xếp trong danh mục hàng nông sản nhạy cảm sẽ giảm thuế nhập khẩu xuống 5% vào năm 2010. Trong AC-FTA, đường cũng nằm trong danh mục nhạy cảm, sẽ giảm thuế xuống 0% vào 2020. Trong WTO, Việt nam đã cam kết áp dụng hạn ngạch thuế quan (TRQ) với mức thuế trong hạn ngạch là 25% đối với đường thô, 40% đối với đường tinh luyện; thuế ngoài hạn ngạch là 85%. Như vậy, so với cam kết WTO, các cam kết khu vực đối với mặt hàng này có tác động mạnh hơn nhiều (với yêu cầu về giảm thuế lớn hơn). Trong khu vực, Thái Lan là nước xuất khẩu đường hàng đầu (thứ 3 - 4 thế giới) và với mức cam kết trong AFTA và AC-FTA như trên, đây sẽ là đối thủ cạnh tranh mạnh của Việt Nam. Đậu tương, bông tiêu thụ: Sản phẩm của 2 ngành này 100% sử dụng để tiêu thụ trong nước. Trên thực tế, hai ngành này mới đáp ứng một phần rất nhỏ nhu cầu trong nước. Trong khu vực, hầu hết các nước đều trong tình trạng thiếu, phải nhập khẩu từ bên ngoài. Do đó, các cam kết khu vực sẽ không tác động nhiều đến các ngành hàng này. Trong khi đó, cam kết WTO vẫn giữ nguyên như mức hiện hành. Vì vậy, quá trình hội nhập hầu như không tác động nhiều đến sản xuất các sản phẩm này. Tuy nhiên, khả năng phát triển mở rộng quy mô hơn cũng rất hạn chế. Lạc: Khả năng tác động của các cam kết WTO đối với ngành này không nhiều (theo trên cả thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước). Về xuất khẩu, Việt Nam xuất khẩu lạc chủ yếu sang các nước trong khu vực như Indonesia, Malaysia… và các thị trường này đã giảm thuế nhập khẩu xuống 0-5% từ lâu (2003), do đó sẽ không có thuận lợi gì mới trong xuất khẩu. Các nước trong khu vực như Myamar, Thái lan cũng có trình độ phát triển lạc như Việt Nam nên không có tác động lớn khi thực hiện cam kết khu vực. Cam kết WTO vẫn giữ nguyên mức thuế của lạc là 10%, do đó không tạo ra tác động nào mới. Đối với nhóm cây công nghiệp dài ngày Cam kết WTO và khu vực có tác động tốt về cơ hội mở cửa thị trường cho các nông sản thuộc nhóm này của nước ta bởi nhìn chung, các sản phẩm của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh, khả năng xuất khẩu với khối lượng lớn và các cam kết này mang đến cơ hội để hàng Việt Nam được hưởng thuế suất MFN và thuế theo cam kết khu vực ở mức thấp, ổn định. Những hoạt động nhập khẩu các sản phẩm thuộc nhóm này chủ yếu để bổ sung nguồn hàng xuất khẩu (dưới hình thức nguyên liệu đầu vào cho xuất khẩu). Do vậy, cam kết WTO và tự do hoá thương mại khu vực ít có khả năng tác động xấu đến các ngành hàng này. Cam kết về trợ cấp nông nghiệp. Trợ cấp nông nghiệp là các hình thức hỗ trợ của Chính phủ cho việc sản xuất, tiêu thụ nông sản (cho sản xuất nông nghiệp nói chung, cho một vùng nông nghiệp hoặc cho một sản phẩm cụ thể). Trợ cấp nông nghiệp được chia thành 2 nhóm: + Nhóm các chính sách hỗ trợ trong nước: hỗ trợ chung cho nông nghiệp, cho các sản phẩm cụ thể hoặc một số vùng nông nghiệp nhất định mà không tính đến yếu tố xuất khẩu + Nhóm các chính sách trợ cấp xuất khẩu nông sản: hỗ trợ nhằm mục đích thúc đẩy xuất khẩu, gắn với tiêu chí xuất khẩu (ví dụ tỷ lệ xuất khẩu bắt buộc…). Thời gian cắt giảm: + Đối với các nước phát triển phải cắt giảm 20% mức trợ cấp trong nước trong vòng 6 năm từ 1995 đến 1.1.2000. + Đối với các nước đang phát triển phải cam kế cắt giảm 13,3% mức trợ cấp trong nước trong vòng 10 năm từ 1995 đến 1.1.2005. Trợ cấp trong nước. - Trợ cấp hộp xanh: hay trợ cấp “Hộp xanh lá cây” bao gồm các biện pháp trợ cấp thuộc một trong 05 nhóm xác định và phải đáp ứng đủ 03 điều kiện cụ thể + Là các biện pháp không hoặc rất ít tác động bóp méo thương mại; + Thông qua chương trình do Chính phủ tài trợ (kể cả các khoản đáng ra phải thu nhưng được để lại); + Không có tác dụng trợ giá cho người sản xuất. Là thành viên WTO, Việt Nam có thể tuỳ ý thực hiện các loại trợ cấp nông nghiệp nội địa thuộc hộp xanh lá cây, không phải cam kết cắt giảm, không bị các thành viên khác khiếu kiện Doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý đến nhóm trợ cấp “hộp xanh lá cây” này bởi đây là các hình thức hỗ trợ mà doanh nghiệp có thể đề xuất Nhà nước áp dụng mà không vi phạm cam kết trong khuôn khổ WTO. - Trợ cấp “hộp xanh lơ” : Những hình thức trợ cấp trực tiếp cho người sản xuất trong chương trình hạn chế sản xuất nông nghiệp cũng được miễn trừ cam kết cắt giảm với các điều kiện: + Những trợ cấp dựa trên diện tích hoặc năng suất cố định. + Trợ cấp tối đa bằng 85% hoặc ít hơn mức sản xuất cơ sở + Trợ cấp trong chăn nuôi dựa trên số đầu con cố định. Đây là hình thức trợ cấp mà nhiều nước phát triển áp dụng trong chương trình hạn chế bớt sản xuất nông nghiệp. Tất cả các nước đang phát triển đều không có hình thức trợ cấp này. Nên, mặc nhiên, loại trợ cấp này dành cho các nước phát triển. Tại vòng đàm phán Doha, các nước cũng đang yêu cầu phải giảm nhiều và tiến đến loại bỏ hình thức trợ cấp này. - Trợ cấp thuộc “hộp hổ phách” là tất cả các trợ cấp trong nước không thuộc nhóm “hộp xanh lá cây” và “hộp xanh lơ” hoặc “chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất”. Đây là hầu hết là các loại trợ cấp có tác động làm biến dạng thương mại. Trên thực tế, hình thức trợ cấp “hộp hổ phách” thông dụng nhất ở các nước là các chương trình thu mua nông sản của Chính phủ để can thiệp vào thị trường. Theo quy định tại Hiệp định Nông nghiệp, thành viên WTO vẫn có thể thực hiện các trợ cấp thuộc “hộp hổ phách” nhưng mức trợ cấp phải đảm bảo 1 trong 2 điều kiện dưới đây: + trong mức tối thiểu (mức tối thiểu được tính bằng 5% trị giá sản phẩm hoặc 5% tổng trị giá sản lượng ngành nông nghiệp đối với nước phát triển và bằng 10% đối với nước đang phát triển như Việt Nam). + không vượt mức trần cam kết (cam kết giảm tổng trị giá trợ cấp tính gộp – AMS ). Với những loại trợ cấp “hộp hổ phách”, mặc dù điều kiện áp dụng khó khăn hơn nhưng đây là những trợ cấp trực tiếp và mang lại nhiều lợi ích cho nông dân và doanh nghiệp liên quan, vì thế doanh nghiệp cũng cần chú ý để đề xuất các cơ quan liên quan trong điều kiện có thể. Do nguồn tài chính hạn hẹp, phần lớn các hình thức trợ cấp nông nghiệp của nước ta đều nằm trong nhóm "hộp xanh lá cây", tập trung nhiều nhất là đầu tư cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp (thuỷ lợi, giao thông, hệ thống sản xuất giống...), công tác phòng chống dịch bệnh, thiên tai, nghiên cứu khoa hoc, khuyến nông, chương trình cải thiện giống cây trồng, giống vật nuôi vv... Trong một số năm khó khăn cho sản xuất lương thực, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính (ví dụ những năm 1999-2002 và hiện nay), giá nông sản xuống thấp, Chính phủ mới hỗ trợ một số chính sách thu mua nông sản can thiệp thị trường trong nhóm "hộp hỗ phách". Một số biện pháp trợ cấp xuất khẩu (bù lỗ, thưởng xuất khẩu) sử dụng trong giai đoạn 1999-2002 đã không còn được áp dụng Trợ cấp xuất khẩu. Về nguyên tắc, trợ cấp xuất khẩu trong nông nghiệp là biện pháp bị cấm. Đối với các biện pháp trợ cấp xuất khẩu đang áp dụng, các nước được phép sử dụng nếu thuộc nhóm 6 trợ cấp xác định nhưng phải cam kết cắt giảm cả về giá trị trợ cấp (tính bằng tiền) và số lượng nông sản được trợ cấp. Tuy nhiên, nguyên tắc này chỉ áp dụng cho các nước thành viên gia nhập WTO từ 1995 trở về trước. Trợ cấp xuất khẩu cho nông nghiệp là biện pháp bị cấm hoàn toàn đối với tất cả các nước gia nhập WTO sau 1/1/1995. Là nước gia nhập sau, Việt Nam phải bãi bỏ tất cả các trợ cấp xuất khẩu trong nông nghiệp (trừ trường hợp được hưởng ưu đãi dành cho các nước đang phát triển). Như vậy, về cơ bản, doanh nghiệp Việt Nam không hy vọng được các hình thức trợ cấp xuất khẩu này. Cam kết về biện pháp bảo hộ nông nghiệp phi thuế. Biện pháp bảo hộ phi thuế: Là tất cả các biện pháp ngoài thuế nhưng có cùng hệ quả là hạn chế luồng hàng nhập khẩu, từ đó, bảo hộ ngành nông nghiệp nội địa; nhóm này bao gồm biện pháp tự vệ, biện pháp kiểm dịch động thực vật, các biện pháp hạn chế định lượng nhập khẩu (như cấm nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu…)... Các biện pháp phi thuế được phân chia thành các nhóm sau: - Nhóm biện pháp hạn chế định lượng nhập khẩu như cấm nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan (TRQ)... - Các biện pháp kiểm dịch động thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS); - Các biện pháp quản lý xuất nhập khẩu đối với một số mặt hàng thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp; - Biện pháp tự vệ (SG) và tự vệ đặc biệt (SSG). Trong số các nhóm biện pháp phi thuế nêu trên, nhóm biện pháp hạn chế định lượng nhập khẩu thuộc diện bị quản lý chặt chẽ nhất, cụ thể là Việt Nam phải loại bỏ hoàn toàn các biện pháp hạn chế định lượng đối với nông sản trừ những biện pháp mà Việt Nam đạt được cam kết giữ lại. Các biện pháp kiểm dịch động thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm. Các biện pháp kiểm dịch động thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm là tấp hợp các quy định kỹ thuật bắt buộc như quy định về tiêu chuẩn chất lượng, quy định về kiểm dịch động thực vật, điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm…mà nước nhập khẩu áp dụng đối với các hàng nhập khẩu. WTO có một hiệp định riêng ( Hiệp định SPS) quy định các nguyên tắc mà các nước thành viên WTO buộc phải tuân thủ khi ban hành và áp dụng các biện pháp SPS này. Mục tiêu của Hiệp định là đảm bảo việc ban hành các quy định SPS của các nước thành viên nhằm bảo vệ sức khỏe con người, động thực vật và môi trường không bị lạm dụng quá mức và trở thành rào cản bất hợp lý đối với thương mại hàng nông sản từ nước ngoài. Việt Nam cam kết thực hiên đầy đủ các quy định của Hiệp định này. Các biện pháp quản lý xuất nhập khẩu đối với một số sản phẩm thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp. Theo cam kết đạt được trong WTO, Việt Nam được phép áp dụng một quy chế riêng về xuất nhập khẩu đối với một số sản phẩm vốn được xếp vào diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam, bao gồm: - Giống cây trông, giống vật nuôi; - Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi; - Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, các nguyên liệu để sản xuất của chúng và các chế phẩm sinh học dụng trong lĩnh vực thú y và bảo vệ thực vật; - Các loại phân bón và chế phẩm phân bón; - Các loại gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên trong nước; - Động thực vật hoang dã, quý hiếm và - Nguồn gen cây trồng vật nuôi. Cụ thể việc xuất khẩu các sản phẩm này phải tuân thủ một số quy chế quản lý hành chính bổ sung (như tiêu chuẩn kỹ thuật/ kiểm dịch; chế độ cấp phép nhập khẩu…) Biện pháp tự vệ và tự vệ đặc biệt – công cụ bảo hộ phi thuế trong nông nghiệp. Tự vệ là việc tạm thời hạn chế nhập khẩu đối với một hoặc một số loại hàng hoá khi việc nhập khẩu chúng tăng nhanh gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước. Hình thức “hạn chế nhập khẩu” có thể là áp dụng hạn ngạch hoặc cấm nhập khẩu tạm thời đối với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào một nước. Đây là hình thức bảo hộ có điều kiện đối với ngành sản xuất nội địa. Việc ban hành và áp dụng các biện pháp tự vệ của các nước thành viên WTO phải tuân thủ các nguyên tắc chung được ghi nhận trong Hiệp định về Tự vệ của WTO (áp dụng chung cho cả trường hợp hàng công nghiệp và hàng nông nghiệp). Như vậy, trong trường hợp khẩn cấp, khi cần đối phó với tình trạng một mặt hàng nông sản nào đó nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nông sản đó của Việt Nam thì Việt Nam có thể tiến hành điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ đối với nông sản nhập khẩu đó. Biện pháp tự vệ đặc biệt (SSG): Về tính chất, các biện pháp SSG cũng giống các biện pháp SG. Tuy nhiên điều kiện áp dụng biện pháp SSG không quá chặt chẽ và phức tạp như biện pháp SG (ví dụ, có thể áp dụng biện pháp này trước mà không cần điều tra hoặc áp dụng trước khi thông báo cho các nước có quyền lợi xuất khẩu chính mặt hàng này…). Vì vậy, diện áp dụng SSG rất hạn chế. Theo quy định của WTO, một nước thành viên WTO chỉ có thể áp dụng SSG đối với một số sản phẩm nông nghiệp nhạy cảm nhất định đạt được theo đàm phán WTO về vấn đề này. Theo cam kết, Việt nam không được sử dụng SSG đối với bất kỳ nông sản nào. Hạn ngạch thuế quan đối với nông sản (TRQ) Nội dung của biện pháp này là việc một nước cho phép nhập khẩu một lượng nông sản nhất định với mức thuế thấp (đáp ứng quyền lợi của nước xuất khẩu) và áp dụng mức thuế cao đối với phần nông sản nhập vượt quá hạn mức nói trên (thỏa mãn lợi ích của nước nhập khẩu). Trong nông nghiệp, biện pháp TRQ chỉ áp dụng với điều kiện: + Loại nông sản áp dụng phải là loại mà nước nhập khẩu đã cam kết thuế hóa các biện pháp phi thuế đang áp dụng cho hàng nông sản này trước đó; và + Nước nhập khẩu đã đàm phán trong khuôn khổ WTO và đạt được cam kết cho phép áp dụng biện pháp TRQ đối với hàng nông sản đó. Cam kết về TRQ của Việt Nam quy định tại Biểu CLX – Phần I – Danh mục các nhượng bộ và cam kết về hàng hoá - Hạn ngạch thuế quan - Văn kiện gia nhập WTO của Việt nam. Theo cam kết này, Việt Nam được phép áp dụng TRQ với 4 nhóm (28 dòng thuế theo mã số HS 8 số, trong đó 21 dòng là nông sản và 7 dòng phi nông sản), bao gồm: +Đường ăn; + Trứng gia cầm; + Lá thuốc lá; và + Muối ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA HÀNG NÔNG SẢN KHI VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN WTO. Cơ hội. Gia nhập wto, hàng nông sản Việt Nam gặp được những cơ hội sau: Thứ nhất, nhờ mở cửa thị trường hàng nông sản từ thế giới nhập khẩu vào với chất lượng tốt, giá cả hợp lý tạo cho người tiêu dùng nước ta có nhiều sự lựa chọn hơn; đồng thời cũng tác động đến nông dân nước ta có cơ hội nắm bắt được kỹ thuật, bí quyết sản xuất để làm ra các nông sản hàng hóa có chất lượng bằng hoặc cao hơn hàng nhập khẩu trong cạnh tranh trên thương trường. Thứ hai, các khu vực tự do hóa sẽ hỗ trợ cho nông nghiệp nước ta hướng tới xuất khẩu tăng tốc các ngành hàng có lợi thế cạnh tranh như: gạo, cao su, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, chè dừa, thủy sản, thịt gia súc, gia cầm, rau, hoa quả, quế, mật ong tự nhiên, sản phẩm đồ gỗ… Thứ ba, khi xuất khẩu hàng hóa nông-lâm-thủy sản được đẩy mạnh sẽ phát huy thế mạnh của nông nghiệp nước ta về đất đai, lao động và điều kiện tự nhiên, đồng thời tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; mặt khác cũng đem lại cơ hội để đổi mới công nghệ sản xuất chế biến nông sản cho hiệu quả cao và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Thứ tư, tạo ra môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư của nước ngoài. Qua đó chúng ta có điều kiện thu hút được vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý và kiến thức từ nước ngoài để phát triển nông nghiệp nâng cao chất lượng hàng nông sản của nước ta. Và thêm nữa, khi gia nhập WTO, tất cả các thành viên đều phải cam kết thực hiện các quy định của tổ chức, mà từ đó Việt Nam được đối xử công bằng hơn trên trường quốc tế, có điều kiện thâm nhập vào nhiều thị trường cũng như được hưởng nhiều ưu đã riêng cho các thành viên đang phát triển về tất cả các lĩnh vực nói chung và nông nghiệp cũng như hàng nông sản nói riêng. Thách thức. Khi gia nhập WTO hàng nông sản Việt Nam có thể mở rộng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đứng trước nhiều thách thức. Nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nông sản có thể gặp khó khăn do các cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trường, trợ cấp xuất khẩu và hỗ trợ trong nước. Hàng nông sản nước ngoài sẽ nhập vào Việt Nam với giá rẻ làm tăng sức ép đối với nông sản Việt Nam. Bên cạnh đó, từ thời điểm gia nhập WTO, Việt Nam sẽ không được trợ cấp về xuất khẩu hàng nông sản và phải cắt giảm trợ cấp trong nước. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến những doanh nghiệp đang hưởng lợi trực tiếp từ trợ cấp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặt khác, chất lượng hàng nông sản Việt Nam chưa cao nên việc chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, nhất là các thị trường khó tính vẫn là một thách thức. Trong khi đó, công nghệ bảo quản sau thu hoạch, chế biến của nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn yếu; năng lực quản lý, marketing, nghiên cứu và dự báo thị trường còn thấp, phương thức kinh doanh nông sản còn lạc hậu, chưa phù hợp nhu cầu thị trường quốc tế và trong nước; mối liên kết kinh tế giữa khâu sản xuất và kinh doanh, giữa các doanh nghiệp cũng chưa được thiết lập một cách vững chắc. Ngoài ra theo cam kết, việc kinh doanh một số mặt hàng nông sản sẽ được dành cho cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động thay đổi phương thức kinh doanh và tăng cường liên kết tạo thêm sức mạnh để duy trì thị phần cho sản phẩm của mình. Mặt khác, quy hoạch trong sản xuất nông nghiệp của nước ta chưa thực sự gắn với chế biến thị trường. Sự lệch lạc này đã làm cho tự phát gia tăng, khủng hoảng thiếu thừa diễn ra liên tục. Và, kinh tế hộ nông dân còn nhỏ bé, hiện có trên 12 triệu hộ nông dân với hơn 60 triệu thửa đất manh mún, quy mô sản xuất nhỏ, phân tán đang là trở ngại lớn cho sản xuất nông sản hàng hóa tập trung có quy mô lớn. Lao đông trong nông nghiệp tay nghề thấp, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất và chế biến nông sản phát triển chậm.  Luật lệ và cơ chế vân hành của WTO rất chặt chẽ và phức tạp, hơn nữa các nước giàu có hàng rào bảo hộ cao trong nhiều lĩnh vực nhất là dệt may và nông nghiệp, các thiết chế của WTO gần như do các nước giàu thao túng nên WTO chủ yếu làm lợi cho các nước giàu, các nước đang phát triển và nghèo luôn ở vị thế bất lợi khó tham gia đàn phán thương mại, nhất là đối với hàng nông sản. Một số giải pháp cho hàng nông sản Việt Nam. Một số đề xuất nhằm phát triển nhanh và bền vững sau khi nước ta gia nhập Tổ chức thương mại thế giới. 1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế quản lý về nông sản: - Soạn thảo các văn bản hướng dẫn thực thi các luật mới ban hành, bảo đảm cụ thể, công khai, minh bạch phù hợp với nội dung của luật; - Đẩy mạnh cải cách hành chính, hoàn thiện cơ chế quản lý thị trường đất đai tạo bước đột phá để các doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện các kế hoạch kinh doanh trong lĩnh vực nông sản của mình. - Xây dựng các biện pháp hỗ trợ đối với một số lĩnh vực, sản phẩm đi  đôi với việc loại bỏ các hình thức trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp gắn với tỷ lệ nội địa hoá phù hợp với các cam kết của ta trong Tổ chức thương mại thế giới. - Hoàn thiện cơ chế và tổ chức quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp để tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh. Xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm phù hợp với Hiệp định TBT và SPS để bảo vệ thị trường nội địa và người tiêu dùng. - Kết hợp chính sách tài khoá với chính sách tiền tệ, sử dụng linh hoạt các công cụ lãi suất,  hạn mức tín dụng, tỷ giá ... để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Nâng cao chất lượng của công tác thông tin, dự báo về thị trường, giá cả, quan hệ cung cầu để xác định các cân đối lớn. Lĩnh vực nông sản là lĩnh vực rất nhạy cảm nên cần theo dõi sát để tránh xảy ra những sai xót đáng tiếc. - Đẩy mạnh cải cách tiền lương, chế độ bảo hiểm, sớm nghiên cứu hình thành quỹ bảo hiểm thất nghiệp, và các chính sách an sinh xã hội. Người lao động hoạt động trong lĩnh vực nông sản có thu nhập thấp vì giá nông sản rẻ, vì vậy cần quan tâm hơn nữa về vấn đề này khi nước ta hội nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO để nâng cao đời sáng của nhân dân. - Đổi mới cơ chế quản lý các cơ quan khoa học - công nghệ theo hướng tăng cường tính tự chủ. Gắn kết chặt chẽ các cơ quan này với doanh nghiệp để thúc đẩy việc đổi mới công nghệ sản xuất ở doanh nghiệp, nhằm phát triển thị trường khoa học, công nghệ, nhằm nâng cao chất lượng của hàng nông sản của Việt Nam trên thị trường thế giới, đưa Việt Nam trở thành nước có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến, thế giới tin dùng sản phẩm nông sản của Việt Nam mà không lo lắng về vấn đề chất lượng. Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào đầu tư, kinh doanh đi đôi với việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Để khi nhắc đến hàng nông sản là thế giới yên tâm nghĩ ngay đến hàng nông sản của Việt Nam với sản phẩm đảm bảo chất lượng, có tiến bộ khoa học kỹ thuật, tuân thủ các luật định của WTO. 2. Cải cách thủ tục hành chính: Bãi bỏ các thủ tục, giấy tờ không thực sự cần thiết nhằm rút ngắn thời gian thành lập doanh nghiệp và tham gia thị trường, đưa nhanh hàng nông sản có chất lượng vào kinh doanh. Việc quản lý xuất nhập khẩu các mặt hàng quản lý chuyên ngành chỉ căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, điều kiện hành nghề, không dùng giấy phép làm công cụ để hạn chế thương mại. Công bố công khai quy trình tác nghiệp, thời gian giải quyết công việc, người chịu trách nhiệm ở tất cả các cơ quan thuộc bộ máy nhà nước và các đơn vị cung ứng dịch vụ công để mọi công dân, mọi doanh nghiệp biết, thực hiện và giám sát việc thực hiện. Công khai, minh bạch mọi chính sách, cơ chế quản lý là một trong những tiêu chí của xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đây không những là tiền đề của chống tham nhũng mà còn là điều kiện để tạo ra thị trường cạnh tranh, giảm chi phí giao dịch cho doanh nghiệp và công dân, là điều kiện bảo đảm hiệu quả của tăng trưởng cảu ngánh nông sản Việt Nam. Phải làm việc này một cách đồng bộ và kiên quyết. Loại bỏ khỏi bộ máy nhà nước những công chức gây phiền hà, nhũng nhiễu nhân dân và doanh nghiệp, những người thiếu trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ. 3. Sắp xếp lại các cơ quan quản lý nhà nước: Làm được việc là để tinh gọn tổ chức và tạo ra tiền đề tổ chức để bảo đảm sự đồng bộ, tầm nhìn liên ngành, khắc phục sự chồng chéo, kém hiệu quả trong việc xây dựng và thực thi các thiết chế quản lý. Trên cơ sở sắp xếp lại các cơ quan quản lý nhà nước và cải cách thủ tục hành chính để xây dựng lại hệ thống phân cấp theo những tiêu chí khoa học, bảo đảm tính tương thích, sự đồng bộ và tính mục tiêu trong các lĩnh vực đã phân cấp. Bảo đảm tính thống nhất quản lý và mục tiêu phát triển, phân cấp mạnh cho địa phương và cơ sở. Vấn đề sẽ được giải quyết ở cấp nào mà ở đó có đầy đủ thông tin và khả năng thực hiện công việc tốt nhất, gắn phân cấp với kiểm tra, giám sát. Làm tốt các công việc này, công tác xuất khẩu nông sản sẽ không gặp khó khăn. 4. Đổi mới để phát triển mạnh nguồn nhân lực: Nước ta có nguồn nhân lực dồi dào, lao động trẻ chiếm 70% lực lượng lao động. Người Việt Nam cần cù, chịu khó học tập, nhận thức nhanh. Đây là một lợi thế  cạnh tranh. Điều đó đúng nhưng chưa phản ánh đầy đủ thực trạng nguồn nhân lực nước ta. Hiện tại, chúng ta chỉ có lợi thế cạnh tranh thực tế trong những ngành nghề đòi hỏi sử dụng nhiều lao động với kỹ năng trung bình và thấp nhất là ngành sản xuất sản phẩm thô, chưa chế biến của ngành nông sản. Mà lợi nhuận chủ yếu được tạo ra từ các công việc chế biến đó thì nước ta lại bán sản phẩm thô có giá trị thấp đi và mua về những sản phẩm nong sản đã chế biến có giá trị cao về. Những lĩnh vực có giá trị gia tăng lớn, đòi hỏi trình độ lao động cao, yêu cầu về khoa học kỹ thuật lớn, chúng ta đang rất thiếu. Và do đó làm hạn chế khả năng thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông sản. Nhưng đây cũng là điều hứa hện có nhiều chuyển biến lớn khi đầu tư đáng mức và có hiệu quả vào chế biến nông sản. Và hạn chế này cũng một phần do những yếu kém, bất cập  trong hệ thống giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực của nước ta, cần phải nhanh chóng tìm ra các giải pháp khắc phục để nước ta có được nguồn lao động với trình độ cao, góp phần nâng cao đời sống người lao động trong lĩnh vực nông sản góp phần làm tăng GDP. Vì vậy, cần chấp nhận cơ chế thị trường trong đào tạo đại học thuộc các ngành kỹ thuật - công nghệ và dạy nghề của ngành nông sản để huy động các nguồn lực nhằm phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực gắn liền với việc thực hiện đầy đủ cơ chế thị trường trong việc trả lương cho người lao động. Hệ thống và bảo đảm tính liên thông trong hệ thống giáo dục - đào tạo từ phổ thông - đại học và dạy nghề, giải quyết trước việc cải cách giáo dục đại học và dạy nghề. Học tập kinh nghiệm của các nước có nền giáo dục đại học và dạy nghề tiên tiến để chọn lọc, sử dụng. Tích cực học hỏi khả năng làm việc, quản lý của nước ngoài có nên khoa học kỹ thuật, ngành nông sản phát triển tiên tiến. Phát huy tính tự chủ, bản sắc riêng và tính cạnh tranh trong đào tạo đại học và dạy nghề, đầu tư nhiều hơn cho ngành nông sản để tạo bước chuyển biến về công nghệ, nguồn nhân lực. 5. Tập trung sức phát triển cơ sở hạ tầng: Sự yếu kém về cơ sở hạ tầng đã và sẽ hạn chế thu hút đầu tư làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh của ngành nông sản. Cạnh tranh giữa các nước về cơ sở hạ tầng sẽ là sự cạnh tranh dài hạn, nhất là trong điều kiện các hình thức ưu đãi trái với quy định của Tổ chức thương mại thế giới sẽ bị loại bỏ. Mà cơ sở hạ tầng trong nàng nông sản của nước ta thấp, vì vậy phải đặc biệt coi trọng sự phát triển cơ sở hạ tầng của ngành nông sản, phát triển cơ sở hạ tầng bằng nhiều nguồn vốn khác nhau: vốn ngân sách, vốn ODA, vốn của doanh nghiệp đầu tư theo phương thức BOT, BT,…, vốn của dân. Tránh tình trạng đầu tư từ nguồn vốn nhà nước phân tán, kéo dài chậm được khắc phục gây lãng phí nguồn vốn. Đầu tư nâng cấp và phất triển ngành công nghiệp chế biến trong ngành nông sản thây vì sản xuất và xuất khẩu sản phẩm thô, viecj này đồng thời làm cho ngành công nghiệp và đồng thời kéo theo cả ngành dịch vụ của nước ta cũng phát triển đi lên. Cơ sở hạ tầng của nước ta rất kém phát triển khiến cho việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng là yêu cầu bức xúc của các địa phương, các vùng kinh tế. Nhu cầu rất lớn về hàng nông sản mở ra khi nước ta gia nhập WTO, với nguồn lực có hạn, để thoả mãn được nhiều đối tượng dễ dẫn đến cách phân bổ phân tán, dàn trải. Kết quả là thời gian thi công kéo dài, nợ đọng lớn, không ít công trình hiệu suất sử dụng thấp, hiệu quả không cao xét trên yêu cầu phát triển tổng thể của nền kinh tế, phải khắc phục tình trạng này để có được hiệu suất sử dụng cao nhất. Trong phát triển cơ sở hạ tầng (các tuyến đường, bến cảng, kho bãi, máy móc khoa học công nghệ) đó là những vùng đã, đang và sẽ có trong tương lai gần. Dung lượng lưu thông hàng nông sản của nước ta là rất lớn sẽ thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Từ yêu cầu bức thiết này, xử lý mâu thuẫn giữa nhu cầu về hàng nông sản khi gia nhập WTO và khả năng về vốn của ngành nông sản, điều chỉnh lại việc phân cấp đầu tư cơ sở hạ tầng theo hướng tập trung cao hơn, phải thực hiện một cách nhanh chóng yêu cầu này. Huy động mọi nguồn lực kể cả các nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng ngành nông sản của nước ta vì đó là một thế mạnh rất lớn của nước ta, tiềm năng lớn mà vẫn chưa khai thác được hiệu quả và tối đa. 6. Về nông nghiệp, nông thôn và nông dân: - Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong đó có cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn, từng bước chuyển lao động nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ; hình thành các thị trấn, thị tứ, có sự phát triển nhanh về công nghiệp và dịch vụ. Phát triển mạnh ngành nông nghiệp gắn liền với công nghiệp, dịch vụ để có năng xuất, chất lượng, thu nhập cao. Tập trung chuyên môn hóa vùng, hình thành các hợp tác xã sản xuất nông sản có trình độ cao, được cung cấp thông tin về quy định của WTO, các thị trường một cách nhanh chóng, cập nhật thông tin một cách thường xuyên, liên tục. Tránh bị động, trào lưu không có kế hoạch gây tốn thất lớn cho người dân và các doanh nghiệp như việc ồ ạt trồng cây cà phê để rồi giá cà phê xuống thấp rồi lại chặt cà phê đi, gây thiệt hại nặng nề cho nông dân trong vào năm trược đây. - Tăng ngân sách đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn: Dành toàn bộ các nguồn vốn hỗ trợ trước đây cho khuyến khích xuất khẩu nông sản để đầu tư phát triển thuỷ lợi, giao thông nông thôn. Nhà nước hỗ trợ việc xây dựng hệ thống kho tàng, các cơ sở bảo quản, phơi sấy nhằm giảm hao hụt, bảo đảm chất lượng sản phẩm sau thu hoạch, tạo điều kiện điều tiết lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường nhằm ổn định giá cả, phát triển chợ nông thôn. Giảm mạnh sự đóng góp của nông dân. Đầu tư mạnh vào việc phát triển, cải tạo các loại giống có năng suất cao, chất lượng tốt để cung cấp cho nông dân có sự hỗ trợ giá từ ngân sách nhà nước. Phát triển và tổ chức lại hệ thống khuyến nông trên cả 4 cấp: trung ương, tỉnh, huyện, xã và hợp tác xã. Phát triển các doanh nghiệp, các hợp tác xã cổ phần sản xuất nông nghiệp và kinh doanh dịch vụ ở nông thôn, thông qua đó mà thúc đẩy quá trình hình thành các vùng sản xuất hàng hoá lớn trong nông nghiệp, bảo đảm tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư cho nông dân. Khuyến khích nông dân trở thành cổ đông của các doanh nghiệp và các hợp tác xã cổ phần, là đồng sở hữu các nhà máy chế biến nông sản, bảo đảm thu nhập của nông dân và cung cấp ổn định nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Nghiên cứu để hình thành cơ chế gắn việc thu hút lao động trong nông nghiệp sang làm công nghiệp hoặc dịch vụ, xuất khẩu lao động với việc chuyển giao, cho thuê lại ruộng đất để đẩy nhanh quá trình tích tụ ruộng đất. Công nghiệp hoá và hiện đại hoá và sự phân công lao động gắn với công nghiệp hoá, hiện đại hoá vừa đặt ra nhu cầu vừa tạo khả năng phát triển dịch vụ trong nông sản. Ngược lại sự phát triển dịch vụ sẽ làm giảm chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tập trung phát triển mạnh các ngành dịch vụ cảu nông sản cũng như tập trung phát triển sản phẩm đã qua chế biến có giá trị cao, giá trị gia tăng cao: Các loại dịch vụ tư vấn để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân lập doanh nghiệp, lựa chọn phương án kinh doanh, các dịch vụ nghề nghiệp như kế toán, kiểm toán để đánh giá chính xác hiệu quả sản xuất, kinh doanh, bảo đảm công khai, minh bạch về tình trạng tài chính của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán. Nhanh chóng xây dựng hệ thống mã số các loại dịch vụ theo phân loại của Tổ chức thương mại thế giới. Trên cơ sở đó, có định hướng đúng đắn chiến lược phát triển nông nghiệp. - Phát triển những lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, trọng tâm, trọng điểm của ngành nông sản, tăng khả năng mở rộng thị trường của ngành nông sản. Công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu đi liền với chế độ bảo hộ mậu dịch. Toàn cầu hoá kinh tế đã là xu thế. Hàng rào bảo hộ bị cắt giảm thông qua việc ký kết các hiệp định mậu dịch tự do song phương và khu vực và việc hình thành Tổ chức thương mại thế giới, ranh giới kinh tế giữa các quốc gia bị giảm thiểu; sự phát triển của vận tải đa phương thức và dịch vụ logistic đã làm chi phí lưu chuyển hàng hoá giữa các quốc gia giảm mạnh, thị trường trong nước và thị trường nước ngoài gần như thông nhau. Một sản phẩm cạnh tranh được trên thị trường trong nước cũng có khả năng cạnh tranh trên thị trường nước ngoài và ngược lại. - Coi trọng phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp nền tảng cho công nghiệp hóa hàng nông sản 7. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp VN: Bốn điểm yếu của doanh nghiệp nước ta: số lượng doanh nghiệp ít, quy mô nhỏ, thiếu vốn, công nghệ sản xuất kinh doanh nhìn chung lạc hậu, khả năng quản trị doanh nghiệp còn yếu kém. Những hạn chế này có nguyên nhân khách quan của một nền kinh tế đang phát triển ở trình độ thấp, đang trong quá trình chuyển đổi. Điều quan trọng là các doanh nghiệp phải nhận thức được các hạn chế yếu kém đó, có kế hoạch để khắc phục các yếu kém đó. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải xác định được chiến lược mặt hàng và chiến lược thị trường đúng đắn. Trên cơ sở lựa chọn đúng chiến lược thị trường, chiến lược mặt hàng mà đổi mới công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý; áp dụng các tiêu chuẩn ISO, hoàn thiện phương thức kinh doanh; tạo ra bản sắc riêng có, những nét độc đáo riêng có của doanh nghiệp mình thông qua đó mà thu hút khách hàng, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu. Phải tăng cường liên kết hợp tác theo chiều dọc và chiều ngang; xác lập quan hệ bạn hàng và nhanh chóng hình thành hệ thống phân phối. Cần nhận thức rằng cạnh tranh và hợp tác luôn song hành trong hoạt động của doanh nghiệp trong cơ chế thị trưởng. Các tập đoàn tư bản tuy cạnh tranh với nhau gay gắt nhưng cũng sẵn sàng hợp tác vì lợi ích của chính họ. Doanh nghiệp của ta quy mô nhỏ, vốn ít càng cần phải tăng cường liên kết và hợp tác. Năng lực và bản lĩnh của người quản trị doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp phải chọn cho được những người quản trị doanh nghiệp có bản lĩnh và năng lực thực sự. Kinh doanh phải chấp nhận mạo hiểm, chấp nhận mạo hiểm hoàn toàn khác với làm liều. Phải tính đến rủi ro có thể xảy ra và nếu xảy ra rủi ro thì thiệt hại sẽ được giới hạn và có khả năng khắc phục. Làm được như vậy hiệu quả kinh doanh sẽ được bảo đảm, và trên cơ sở hiệu quả kinh doanh mà tăng khả năng tích tụ vốn và huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Kiện toàn tổ chức và cơ chế hoạt động của các hiệp hội ngành hàng. Đảo đảm hiệp hội thực sự là cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước, hỗ trợ có hiệu quả cho doanh nghiệp trong việc phát triển thị trường, xúc tiến thương mại, đào tạo nguồn nhân lực. Nâng cao trách nhiệm và đổi mới phương thức hoạt động của các cơ quan xúc tiến thương mại, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong việc hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường, thiết lập quan hệ bạn hàng, đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển du lịch và thu hút đầu tư. Kiên quyết và kiên trì thực hiện trên cơ sở xây dựng các chương trình hành động đồng bộ, có phân công trách nhiệm rõ ràng, lộ trình thực hiện cụ thể, trước hết là trong các cơ quan nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp. 8. Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trên cả ba cấp độ nhà nước, doanh nghiệp và ngành hàng. Phát huy nội lực, bảo vệ thị trường trong nước, xây dựng chiến lược và quy hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. 9. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng: Nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, giữ vững chủ quyền quốc gia và định hướng của sự phát triển. Nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp xã hội về bản chất và nội dung của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, những cơ hội và thách thức khi VN gia nhập Tổ chức thương mại thế giới. Tạo ra sự thống nhất trong nhận thức, thống nhất đánh giá, thống nhất  hành động. Trên cơ sở đó phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, truyền thống yêu nước và cách mạng, ý chí tự lực tự cường của mọi người Việt Nam nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức đưa nền kinh tế nước ta phát triển nhanh và bền vững, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. KẾT LUẬN Sau khi gia nhập WTO, bên cạnh những thời cơ thuận lợi mang lại thì những thách thức cũng không phải là ít đối với lĩnh vực nông nghiệp, mà ở đây muốn nói là nhóm hàng nông sản. Với những cơ hội và thách thức như đã nêu trên ta cần nắm bắt cơ hội, biến cơ hội thành lợi thế hiện thực, vượt qua rào cản thách thức, biến thách thức thành vận hội để phát triển.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxCam kết mở cửa thị trường của Việt Nam với hàng nông sản khi gia nhập WTO và ảnh hưởng.docx