Đề tài Cam kết về dịch vụ bảo hiểm trong WTO của Việt Nam và giải pháp thực hiện

Bảo hiểm là một ngành dịch vụ tài chính nhạy cảm, mở cửa thị trường bảo hiểm theo cam kết WTO đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho toàn thị trường và cho mỗi doanh nghiệp bảo hiểm trong nước, đòi hỏi các nhà quản lý và các doanh nghiệp phải cố gắng tìm được lối đi phù hợp để tồn tại, cạnh tranh và phát triển trong bối cảnh tình hình cạnh tranh trên thị trường đã đến mức báo động. Việt Nam còn phải tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi bổ sung một số chính sách và đề ra những chiến lược phát triển hợp lý sao cho phù hợp với các cam kết trong WTO để tạo ra một sân chơi bình đẳng và an toàn cho tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước.

pdf99 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2162 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cam kết về dịch vụ bảo hiểm trong WTO của Việt Nam và giải pháp thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhà đầu tư nước ngoài phải tham khảo khi có ý định thành lập công ty bảo hiểm tại Trung Quốc. Quy định đưa ra các tiêu chí cho các công ty nước ngoài có kế hoạch hoạt động tại Trung Quốc và giao nhiệm vụ cho CIRC giám sát, quản lý và cấp phép cho các công ty bảo hiểm nước ngoài. Theo quy định này, một công ty bảo hiểm nước ngoài có ý định thành lập liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hay chi nhánh của công ty bảo hiểm ở nước ngoài thì phải đáp ứng các điều kiện sau:  Có ít nhất 30 năm kinh nghiệm trong ngành bảo hiểm;  Đã thành lập văn phòng đại diện tại Trung Quốc trong ít nhất hai năm tính đến khi nộp hồ sơ;  Có tài sản trị giá tối thiểu 5 tỉ USD trong năm trước khi nộp hồ sơ. Số vốn đăng ký tối thiểu của liên doanh hay doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là 200.000.000 NDT (24.150.000 USD), hoặc bằng loại tiền tệ có khả năng chuyển đổi dễ dàng khác có giá trị tương đương. Chi nhánh của công ty bảo hiểm có vốn nước ngoài phải đảm bảo số vốn hoạt 70 động tối thiểu 200.000.000 NDT hay bằng loại tiền tệ có khả năng chuyển đổi dễ dàng khác như của công ty mẹ. Theo các chuẩn mực quốc tế, thì yêu cầu về vốn tối thiểu này là quá lớn, hạn chế một cách có hiệu quả sự xâm nhập thị trường của các công ty nước ngoài. Các công ty tái bảo hiểm thậm chí phải đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt hơn về vốn, 300.000.000 NDT hoặc khoảng 35 triệu USD. 5. Cấp phép hoạt động bảo hiểm Bên cạnh yêu cầu về nghiêm ngặt về vốn và kinh nghiệm như mô tả ở trên, nhà đầu tư nước ngoài còn phải:  Đến từ một nước hay một lãnh thổ có hệ thống pháp luật bảo hiểm vững chắc và công ty bảo hiểm đó đã tuân thủ tốt các quy định pháp luật của quốc gia hay lãnh thổ đó;  Đáp ứng các tiêu chuẩn về đảm bảo khả năng thanh toán của quốc gia hay lãnh thổ nơi công ty đó đăng ký hoạt động;  Có giấy tờ chứng minh các cơ quan chức năng tại bản địa chấp thuận việc công ty bảo hiểm xin được cấp phép hoạt động tại Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa; và  Đáp ứng các quy định khác của CIRC. Từ kinh nghiệm hội nhập kinh tế của Trung Quốc, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế của thị trường bảo hiểm như sau: Một là, cần nhận thức được hội nhập và mở cửa thị trường bảo hiểm là một yêu cầu tất yếu, có mối quan hệ mật thiết hữu cơ với mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi nước, tuy nhiên quá trình mở cửa phải tiến hành từng bước. Hai là, quá trình hội nhập thị trường dịch vụ tài chính, thị trường bảo hiểm phải phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nước, đồng thời lại phải phù hợp với các cam kết và thông lệ quốc tế. 71 Ba là, các chính sách và công cụ tài chính mà mỗi quốc gia sử dụng trong quá trình mở cửa và hội nhập thị trường bảo hiểm quốc tế cũng rất phong phú và đa dạng, tuỳ thuộc vào chính sách mở cửa kinh tế của từng nước. Những chính sách và công cụ phổ biến thường được các nước sử dụng là: những ràng buộc pháp lý về vốn điều lệ; năng lực thanh toán; tỷ lệ trích lập quỹ dự phòng bắt buộc; các quy định về tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc; các quy định về đầu tư…Những chính sách và công cụ này ngoài mục đích bảo hộ hợp pháp còn tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong nước thích nghi dần với môi trường cạnh tranh mới trong quá trình hội nhập. IV. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO HIỂM CỦA VIỆT NAM Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển thị trường bảo hiểm ở Việt Nam, dựa vào định hướng và mục tiêu phát triển thị trường bảo hiểm của Chính phủ cũng như xem xét các điều kiện tác động đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm, tiềm năng phát triển của thị trường, tham khảo kết quả điều tra thực tế và kinh nghiệm phát triển thị trường bảo hiểm tại một số nước trên thế giới, khóa luận đưa ra một số giải pháp chủ yếu phát triển dịch vụ bảo hiểm ở Việt Nam đến năm 2010. 1. Các giải pháp vĩ mô 1.1. Nâng cao năng lực của cơ quan quản lý nhà nƣớc về bảo hiểm Thị trường bảo hiểm ngày càng phát triển đòi hỏi có cơ chế quản lý linh hoạt cũng như hành lang pháp lý hoàn chỉnh để tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh và ổn định cho các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường. Do bản chất của thị trường bảo hiểm là rất nhạy cảm luôn cần có sự xử lý nhanh và hợp lý nên công tác quản lý, kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng phải liên tục, nghiêm túc và kịp thời. Mặt khác để khắc phục các vấn đề phát sinh của thị trường bảo hiểm hiện nay bao gồm sự cạnh tranh không lành mạnh, xu 72 hướng đa dạng hóa của thị trường, các vấn đề về thủ tục giấy tờ cấp phép… chúng ta phải đổi mới và tăng cường quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm. 1.1.1. Đổi mới phương thức quản lý Để thị trường bảo hiểm vận hành theo đúng cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phương thức quản lý cần được đơn giản hóa và nâng cao vai trò tự chủ của doanh nghiệp theo các hướng: - Tăng quyền chủ động và tính tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp trong các vấn đề liên quan đến nội dung các báo cáo, kết quả hoạt động và trong việc thực hiện các qui định của pháp luật. - Hoạt động kiểm tra, giám sát thực hiện theo các chỉ tiêu giám sát quản lý mang tính khách quan và công khai. - Hạn chế sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động quản lý phải mang tính chuyên nghiệp. Quan hệ giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp dựa trên tinh thần hợp tác, xây dựng. - Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong các khâu cấp giấy phép, thẩm định hồ sơ phê chuẩn, đăng ký sản phẩm và các thủ tục khác như thay đổi vốn, mở rộng nội dung và phạm vi hoạt động. 1.1.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo hiểm - Điều chỉnh những quy định chưa hợp lý và chưa rõ ràng Cần nghiên cứu lại các quy định về thuế VAT. Mục tiêu phát triển của ngành bảo hiểm không phải chỉ nhằm tăng doanh thu phí bảo hiểm, mà quan trọng hơn là tăng tỉ lệ doanh thu phí bảo hiểm giữ lại trong nước, để đầu tư trở lại nền kinh tế. Do đó, việc áp dụng thuế suất VAT 0% đối với việc tái bảo hiểm trong nước cũng là một cách khuyến khích các công ty bảo hiểm giữ lại phí bảo hiểm trong nước. Vấn đề về chi phí quảng cáo cũng cần được cân nhắc. Có thể việc quy 73 định trần chi phí quảng cáo 10% trên tổng chi phí như áp dụng đối với các ngành công nghiệp, dịch vụ khác là chưa hợp lý. Một công ty bảo hiểm với kỹ năng đánh giá và quản lý rủi ro tốt thường có chi phí bồi thường thấp hơn. Với trần chi phí quảng cáo 10% trên tổng chi phí, các công ty được quản lý tốt sẽ bị kém lợi thế hơn do giới hạn chi phí quảng cáo của họ sẽ thấp hơn các đối thủ cạnh tranh khác. Các quy định về chấm dứt hợp đồng và hợp đồng vô hiệu cần được rà soát lại nhằm đảm bảo việc áp dụng các quy định được rõ ràng và chính xác. Hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng và hợp đồng vô hiệu hoàn toàn khác nhau, do đó việc cung cấp sai thông tin để giao kết hợp đồng bảo hiểm không thể dẫn đến hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc hợp đồng vô hiệu. - Bổ sung các quy định còn thiếu Yêu cầu trình độ, kinh nghiệm của lãnh đạo công ty bảo hiểm cần được quy định rõ ràng. Cần phải có quy định cụ thể những vị trí nào cần đáp ứng tối thiểu những yêu cầu gì về trình độ, kinh nghiệm. Mặc dù việc chuẩn hoá các điều khoản và điều kiện của hợp đồng bảo hiểm có thể gây hạn chế cạnh tranh trên thị trường, nhưng việc chuẩn hoá các thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng bảo hiểm và các tài liệu đi kèm là hết sức quan trọng. Các công ty bảo hiểm cần phải sử dụng cùng một thuật ngữ bảo hiểm (có thể do Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam xây dựng) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người mua bảo hiểm đọc, hiểu và so sánh được các hợp đồng bảo hiểm của các công ty bảo hiểm khác nhau và tránh việc hiểu sai, hiểu lầm trong tương lai. Cần ban hành các văn bản hướng dẫn liên quan tới các hoạt động cho vay, đầu tư vào bất động sản, cổ phiếu của các công ty bảo hiểm, đặc biệt các công ty có vốn nước ngoài nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư vốn nhàn rỗi của các công ty bảo hiểm, và nhờ đó một mặt, tăng lượng vốn đầu tư trở 74 lại nền kinh tế, mặt khác tăng lợi nhuận của các công ty bảo hiểm và người mua bảo hiểm. Bên cạnh đó, các quy định liên quan tới quản trị công ty, minh bạch tài chính cần phù hợp với chuẩn quốc tế và việc tuân thủ các quy định pháp luật cần được giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan quản lý nhà nước, tạo lòng tin cho các công ty bảo hiểm khi đầu tư vào các công ty của Việt Nam. Cần phải ban hành những quy định pháp lý chặt chẽ hơn liên quan tới các hoạt động tái bảo hiểm của các công ty bảo hiểm. Các văn bản pháp lý hiện nay có quy định các tiêu chuẩn mà công ty tái bảo hiểm nước ngoài phải đáp ứng, nhưng không quy định về việc các công ty bảo hiểm trong nước phải công bố thông tin về công ty nhận tái bảo hiểm của họ. Việc cung cấp thông tin về hoạt động tái bảo hiểm của các công ty bảo hiểm không chỉ hỗ trợ bảo vệ người mua bảo hiểm, mà còn hỗ trợ các cơ quan chức năng phát hiện các trường hợp công ty bảo hiểm ký kết hợp đồng bảo hiểm chỉ nhằm để tái ra nước ngoài “fronting business”. Mặc dù loại hình kinh doanh này không bị cấm ở Việt Nam, cũng cần phải được quản lý và giám sát chặt chẽ. Loại hình kinh doanh này cung cấp cho nền kinh tế Việt Nam một số sản phẩm bảo hiểm cần thiết, nhất là trong những trường hợp công ty bảo hiểm trong nước chưa có khả năng thực hiện, tuy nhiên loại hình kinh doanh này cũng có thể gây ảnh hưởng xấu tới quyền lợi của người mua bảo hiểm bởi các công ty bảo hiểm chịu trách nhiệm pháp lý về trách nhiệm đã cam kết nhưng lại không có đủ năng lực để bảo hiểm những rủi ro này. Nếu loại hình kinh doanh này phát triển nhiều, sự phát triển lành mạnh của thị trường có thể sẽ bị ảnh hưởng. Mọi quy định pháp lý về bảo hiểm bắt buộc nên được quy định rõ ràng trong một số văn bản pháp luật nhất định. Cần có sự kết hợp giữa các cơ quan chức năng khác nhau để đảm bảo hệ thống văn bản điều chỉnh hoạt động bảo hiểm của các ngành khác nhau như xây dựng, vận tải biển, cháy nổ... dễ hiểu hơn, rõ ràng hơn và việc thi hành luật được chặt chẽ hơn. 75 Vấn đề một công ty bảo hiểm rút lui khỏi thị trường hoặc trở nên mất khả năng thanh toán cần được quy định chi tiết và cụ thể hơn. Các quy định hiện hành có đề cập tới việc chuyển giao các hợp đồng bảo hiểm, nhưng không đề cập cụ thể tới trường hợp một công ty bảo hiểm chủ động chấm dứt hoạt động trên thị trường. Luật cũng liệt kê những biện pháp nhằm phục hồi khả năng thanh toán của một công ty bảo hiểm, việc thành lập ban giám sát nhằm kiểm soát các công ty mất khả năng thanh toán, nhưng chưa quy định cụ thể các biện pháp này cần được thực hiện thế nào, ban giám sát được thành lập và hoạt động ra sao. Luật cũng dẫn chiếu đến “Luật Phá sản Doanh nghiệp”, nhưng công ty bảo hiểm không giống như bất kỳ công ty nào khác. Quyền lợi của người mua bảo hiểm phải được ưu tiên bảo vệ. Áp dụng thủ tục phá sản doanh nghiệp thông thường, thứ tự ưu tiên nhận thanh toán có thể không đảm bảo được quyền lợi của người mua bảo hiểm. Do đó cần rà soát kỹ các văn bản pháp lý có liên quản để đảm bảo các nguyên tắc của Luật Phá sản Doanh nghiệp vẫn được tuân thủ, trong khi quyền lợi của người mua bảo hiểm vẫn được bảo vệ tối đa. Cần xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ cho các hoạt động điều tra tư nhân và điều tra dân sự để các doanh nghiệp bảo hiểm có điều kiện chủ động hơn về mặt thị trường. Các kết quả của hoạt động điều tra tư nhân và điều tra dân sự cần phải được pháp chế hóa cụ thể để có giá trị pháp lý làm cơ sở cho các doanh nghiệp bảo hiểm chủ động đánh giá và xử lý những trường hợp có dấu hiệu trục lợi bảo hiểm trước khi vụ việc bị coi là mang yếu tố hình sự. Sở dĩ cơ chế này là cần thiết vì trong ngành bảo hiểm, để thực hiện hoạt động điều tra cần phải có những kỹ năng và chuyên môn phù hợp. Hệ quả của việc xây dựng cơ chế này một mặt sẽ giúp các doanh nghiệp bảo hiểm tránh được những trường hợp trục lợi bảo hiểm, mặt khác nếu ở một mức độ có thể chấp nhận được thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có cách xử lý mà vẫn đạt được mục đích giao kết hợp đồng với khách hàng đó. 76 1.1.3. Thực hiện các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế Hoạt động quản lý phải được thực hiện theo các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế của Việt Nam, nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập của Việt Nam trong thời gian tới. Cụ thể: - Xây dựng qui trình kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp theo từng đối tượng cụ thể thông qua:  Trong quá trình xem xét cấp Giấy phép hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải đánh giá năng lực của chủ đầu tư, người quản trị điều hành, kế hoạch kinh doanh;  Xem xét, phê chuẩn các thay đổi trong quá trình hoạt động như: thay đổi chủ đầu tư, người quản trị điều hành, thay đổi phương án kinh doanh, vốn điều lệ, chia tách, sáp nhập doanh nghiệp;  Giám sát doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các qui định của nhà nước và các qui định của bản thân doanh nghiệp về quản lý tài chính, kế toán, đánh giá rủi ro, quản lý tài sản;  Giám sát việc trích lập các nguồn dự phòng nghiệp vụ, biên khả năng thanh toán bảo đảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp;  Giám sát việc sử dụng các nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bảo đảm vốn chủ sở hữu phù hợp với qui mô kinh doanh của doanh nghiệp;  Quản lý hoạt động đầu tư, bảo đảm đầu tư của doanh nghiệp được đa dạng, trong hạn mức qui định của pháp luật, định giá tài sản đầu tư thận trọng, cân đối giữa tài sản nợ và nguồn vốn của doanh nghiệp, bảo quản tài sản có của doanh nghiệp;  Theo dõi, kiểm tra phương án tái bảo hiểm, các nhà nhận tái bảo hiểm quốc tế;  Đánh giá các chỉ tiêu tài chính, kinh tế của doanh nghiệp một cách thường xuyên, xây dựng chỉ tiêu cảnh báo sớm, đánh giá kịp thời tình 77 hình tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm;  Nghiêm cấm cạnh tranh bất hợp pháp, gây bất ổn định thị trường.  Giám sát hoạt động của doanh nghiệp tuân thủ các qui định về công khai hóa thông tin, cung cấp thông tin trung thực cho khách hàng, bồi thường hoặc chi trả tiền bảo hiểm nhanh chóng đầy đủ;  Thực hiện thanh tra định kỳ, đột xuất trên hồ sơ và thanh tra tại hiện trường của doanh nghiệp bảo hiểm, phân tích đánh giá hệ thống quản lý và giám sát của doanh nghiệp để từ đó có thể ngăn ngừa các hành vi vi phạm. 1.1.4. Tăng cường hội nhập Tăng cường và mở rộng quan hệ với các cơ quan quản lý bảo hiểm nước ngoài để nghiên cứu các chuẩn mực quản lý quốc tế, để từng bước áp dụng phối hợp với trình độ phát triển của thị trường, học hỏi kinh nghiệm và các công nghệ quản lý, trao đổi thông tin, nắm bắt diễn biến thị trường bảo hiểm quốc tế, đặc biệt là về các thông tin có liên quan đến các công ty bảo hiểm, môi giới bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. 1.2. Tăng cƣờng năng lực làm luật, kiểm tra, giám sát của các cán bộ quản lý nhà nƣớc Thực tế cho thấy sự phát triển của thị trường, sự gia tăng cạnh tranh giữa các công ty bảo hiểm, việc đưa vào các sản phẩm mới, các thuật ngữ mới, các phương thức kinh doanh mới, một mặt sẽ đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế, của ngành và của người tiêu dùng, nhưng mặt khác cũng làm nảy sinh các biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường, sự mâu thuẫn giữa các công ty bảo hiểm và người mua bảo hiểm. Do đó, để có thể điều tiết thị trường một cách hiệu quả và bảo vệ quyền lợi của các khách hàng thiếu kinh nghiệm, song song với việc tổ chức các khoá đào tạo hay gửi cán bộ đi đào tạo ở trong nước, nước ngoài; các cơ quan quản lý cần phải tăng cường trao đổi kinh nghiệm với các cơ quan quản lý 78 nhà nước ở các nước khác, tăng cường đối thoại với Hiệp hội bảo hiểm và với các doanh nghiệp bảo hiểm. Cho đến nay, công việc này đang được thực hiện tương đối tốt và cần tiếp tục duy trì. Việc tuyển dụng các nhân viên trước đây từng làm việc ở các công ty bảo hiểm nước ngoài vào làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước cũng nên được khuyến khích. Bên cạnh đó, việc đầu tư cơ sở hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý cần được chú trọng, nhằm đảm bảo việc cập nhật và xử lý kịp thời các diễn biến trên thị trường. 1.3. Xây dựng cơ chế cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp bảo hiểm Khác với các ngành khác, ngành bảo hiểm hoạt động dựa trên số liệu thống kê được thu thập trong một thời kỳ dài. Một mặt, ngành bảo hiểm với lịch sử phát triển ngắn chưa thể xây dựng một cơ sở dữ liệu đầy đủ phục vụ hoạt động của các công ty bảo hiểm và các cơ quan quản lý nhà nước. Mặt khác, hoạt động thu thập số liệu thống kê tại Việt Nam chưa được thực hiện tốt so với các quốc gia khác. Đồng thời cơ chế để các cơ quan quản lý nhà nước cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp bảo hiểm cũng chưa rõ ràng. Do dó, đây là một đòi hỏi cấp bách của ngành bảo hiểm Việt Nam. Tuy nhiên, việc xây dựng được hệ thống này là hết sức khó, không chỉ từ góc độ tài chính, mà còn từ góc độ mức độ tự nguyện của các doanh nghiệp tham gia thị trường. Bộ Tài Chính có thể giao cho Hiệp hội Bảo hiểm khởi xướng dự án này. Cần xác định rõ các loại thông tin, số liệu cần được thu thập, lưu trữ, mức độ xử lý và chia sẻ thông tin giữa các nhóm đối tượng khác nhau trên thị trường. Trách nhiệm thu thập, lưu trữ và cung cấp thông tin, số liệu của các doanh nghiệp bảo hiểm có thể được quy định trong các văn bản pháp quy liên quan. Cần có cơ chế rõ ràng về việc các cơ quan quản lý nhà nước cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp bảo hiểm. Cần cân nhắc việc tách bạch giữa quản lý nhà nước và dịch vụ công. Có rất nhiều thông tin mà chỉ các cơ quan quản lý nhà nước mới có thể thu thập (số liệu thống kê trên cả nước, hồ sơ về 79 tai nạn giao thông, cháy nổ...) và các doanh nghiệp bảo hiểm cũng sẵn sàng chi trả để có được các thông tin này phục vụ cho hoạt động của mình. Do đó việc tách quản lý nhà nước khỏi dịch vụ công vừa đảm bảo các cơ quan quản lý nhà nước có ngân sách để thu thập thông tin, vừa tạo cơ chế để các cơ quan quản lý nhà nước cung cấp thông tin và doanh nghiệp bảo hiểm được tiếp cận thông tin một cách chính thống. 1.4. Phát triển thị trƣờng tài chính Ngành bảo hiểm có mối quan hệ mật thiết với thị trường chứng khoán. Ở đa số các nền kinh tế có ngành bảo hiểm phát triển, các công ty bảo hiểm đều được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Đối với ngành bảo hiểm, thị trường chứng khoán vừa đóng vai trò là kênh huy động vốn, vừa đóng vai trò cung cấp các cơ hội đầu tư. Tại Việt Nam, một phần do môi trường pháp lý, một phần do sự hạn chế về khả năng tài chính và sự minh bạch tài chính của các công ty, mới chỉ có rất ít công ty bảo hiểm được niêm yết trên thị trường chứng khoán (Bảo Minh, Vinare và PVI). Do đó, thị trường chứng khoán Việt Nam chưa thực sự thực hiện được vai trò huy động vốn của mình. Đối với đầu tư, trên thị trường còn quá ít sản phẩm, hoạt động cập nhật thông tin còn yếu, sự minh bạch thấp nên việc đầu tư cổ phiếu chưa thu hút được nhà đầu tư, đặc biệt các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, đa số các công ty bảo hiểm tập trung vào trái phiếu Chính phủ, tiền gửi ngân hàng. Một số nghiên cứu khác cho thấy, trong tương lai, tại Việt Nam, ngân hàng sẽ không còn đủ sức đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp, và thị trường vốn cần phải được cải thiện nhằm đảm bảo đủ vốn cho sự phát triển của nền kinh tế. Do đó, trong bối cảnh phát triển này, sự cải thiện của thị trường chứng khoán, việc cải thiện các quy định pháp lý, nỗ lực của các công ty bảo hiểm cần phải được tiến hành đồng thời nhằm dẫn vốn từ các công ty bảo hiểm tới các nhà đầu tư thông qua thị trường chứng khoán, và mặt khác, biến thị 80 trường chứng khoán thành nơi cung cấp các cơ hội đầu tư tốt cho các công ty bảo hiểm. 1.5. Đào tạo nhân sự chất lƣợng cao phục vụ ngành bảo hiểm Nguồn nhân lực hiện nay mới chỉ đáp ứng được nhu cầu của thị trường ở mức độ trung bình. Phân tích cho thấy vẫn còn khoảng cách tương đối lớn giữa kiến thức sinh viên được học ở trường đại học và công việc thực tế khi đi làm. Sẽ không thực tế khi yêu cầu các sinh viên mới tốt nghiệp có thể đảm đương ngay các công việc, tuy nhiên nghiên cứu cho thấy chương trình đào tạo tại các trường đại học vẫn còn chưa bám sát nhu cầu của ngành, vẫn còn nặng các môn học về bảo hiểm bắt buộc, trong khi nhu cầu về kiến thức về bảo hiểm thương mại lớn hơn rất nhiều. Do đó, việc đào tạo nhân sự cho ngành bảo hiểm vẫn phải được cải cách cơ bản từ các trường đại học. Chính Phủ (thông qua Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính) cần chỉ đạo các tổ chức đào tạo này chủ động tìm kiếm các cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp bảo hiểm để sinh viên có nhiều cơ hội thực hành hơn, nội dung giảng dạy phù hợp hơn với nhu cầu của ngành. Việc liên kết đào tạo với các tổ chức đào tạo bảo hiểm, hiệp hội bảo hiểm của nước ngoài cũng cần được khuyến khích hơn nữa. Một điểm quan trọng nữa mà hiện nay chúng ta còn “yếu và thiếu” đó là các chuyên gia phân tích, đánh giá rủi ro và tính phí bảo hiểm. Việc đánh giá chính xác rủi ro nhận bảo hiểm đồng thời đưa ra một mức phí phản ánh được rủi ro đó và được thị trường chấp nhận là yếu tố quan trọng quyết định sự sống còn của doanh nghiệp bảo hiểm, đặc biệt là đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Tất cả những việc này đều do các chuyên gia tính phí bảo hiểm đảm nhận. Việt Nam thực sự có rất ít chuyên gia tính phí được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp và có kinh nghiệm. Bởi vậy, việc đào tạo chuyên gia tính phí bảo hiểm cần được quan tâm hơn nữa. 1.6. Nâng cao vai trò của Hiệp hội bảo hiểm 81 Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 23/1999/QĐBTCCBCP ngày 09/07/1999. Có thể nói rằng sự ra đời của Hiệp hội đã đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trên con đường phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam. Với vai trò là một tổ chức xã hội, thực hiện chức năng hỗ trợ và làm cầu nối giữa các doanh nghiệp, đại diện cho các doanh nghiệp bảo hiểm trước cơ quan quản lý nhà nước và công chúng, trong thời gian qua Hiệp hội đã có một số thành công nhất định. Hiệp hội đã cùng các doanh nghiệp đưa ra được các thỏa thuận cam kết cạnh tranh lành mạnh, tăng cường sự hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trên thị trường, thúc đẩy thị trường đi theo đúng đường lối chính sách của Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, sự gắn kết giữa các thành viên của Hiệp hội vẫn chưa thật sự chặt chẽ. Hiệp hội thiếu bộ phận giám sát thi hành thỏa thuận của các thành viên dẫn đến các trường hợp vi phạm thỏa thuận về mức phí cạnh tranh, tranh giành, thu hút đại lý của nhau. Để phát triển thị trường bảo hiểm trong thời gian tới, Hiệp hội bảo hiểm cần nâng cao vai trò của mình theo các hướng sau đây: - Xây dựng qui định về xử phạt hành chính đối với trường hợp hội viên vi phạm điều lệ của Hiệp hội. - Mở rộng phạm vi hợp tác giữa các doanh nghiệp bảo hiểm về đào tạo, trao đổi thông tin, hợp tác kinh doanh, đánh giá rủi ro, tính phí bảo hiểm, đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm, đề phòng hạn chế tổn thất. - Xem xét, sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam theo hướng khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia Hiệp hội, gắn quyền lợi và trách nhiệm của các doanh nghiệp bảo hiểm với Hiệp hội. - Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm và Hiệp hội để kiểm tra, giám sát việc thực hiện các thỏa thuận giữa các hội viên nhằm đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trên thị 82 trường. Xử lý kịp thời các trường hợp không tuân thủ Qui chế hợp tác và các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. - Kết hợp với cơ quan quản lý nhà nước xem xét, giám sát, kiểm soát các sản phẩm bảo hiểm mà các doanh nghiệp đưa ra thị trường nhằm đảm bảo các sản phẩm này thực sự có lợi cho khách hàng tham gia bảo hiểm và có lợi cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm. 2. Các giải pháp đối với công ty bảo hiểm 2.1. Xây dựng chiến lƣợc phát triển dài hạn Ngành bảo hiểm Việt Nam hiện đang trải qua các giai đoạn phát triển tương tự ngành bảo hiểm Trung Quốc thời kỳ trước khi gia nhập WTO (1996 – 2001) và những năm đầu sau khi trở thành thành viên WTO. Trong thời kỳ này, đa số các công ty bảo hiểm đều tập trung vào phát triển doanh thu. Tại Trung Quốc, trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, các công ty bảo hiểm trong nước áp dụng chiến thuật “biển người” - tuyển rất nhiều đại lý và thay đổi đại lý rất nhanh. Cuối năm 2001, số lượng đại lý bảo hiểm trong lĩnh vực nhân thọ của Trung Quốc vượt con số một triệu người. Tương tự ở Việt Nam, trong lĩnh vực nhân thọ, các công ty bảo hiểm cạnh tranh nhau bằng cách tuyển nhiều đại lý, còn trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, các công ty bảo hiểm cạnh tranh nhau bằng cách giảm phí bảo hiểm. Nhận thức được vấn đề này, từ năm 2003, các công ty bảo hiểm lớn trong nước của Trung Quốc đã bắt đầu chú trọng tới việc tuyển dụng, lựa chọn và đào tạo. Và từ năm 2005, bắt đầu thời kỳ hoàn toàn mở cửa, các công ty bảo hiểm Trung Quốc bắt đầu “thay đổi chiến lược hoạt động, hướng tới sự phát triển liên tục lâu dài, thay vì tìm kiếm lợi nhuận trước mắt”. Một mặt, các công ty tập trung giá tăng giá trị cho sản phẩm, và mặt khác nỗ lực ổn định tăng trưởng hàng năm về doanh thu và lợi nhuận Học hỏi kinh nghiệm của các công ty bảo hiểm Trung Quốc, các công ty bảo hiểm Việt Nam cần xây dựng chiến lược phát triển lâu dài. Doanh thu 83 phí bảo hiểm là một chỉ số quan trọng về phát triển, nhưng trong bối cảnh hiện nay của các công ty bảo hiểm Việt nam, có thể chỉ số này không quan trọng bằng chỉ số phát triển nguồn nhân lực (ví dụ, sự cải thiện trình độ chuyên môn, kỹ năng quản lý...) hoặc các chỉ số về hiệu quả hoạt động (chuẩn hoá các quy trình, tiết kiệm thời gian cho từng công việc...), bởi đây là những cơ sở vững chắc cho sự phát triển trong tương lai. Tất nhiên, không có doanh thu cao, không công ty nào có thể đầu tư, kể cả để phát triển nguồn nhân lực hay phục vụ những mục đích khác. Tuy nhiên, các công ty cần tự xác định cho mình một thế cân bằng để không bị kiệt sức khi bước vào một giai đoạn mới của cạnh tranh. 2.2. Xây dựng văn hoá phục vụ khách hàng Các phân tích cho thấy nhiều công ty bảo hiểm trong nước chưa xây dựng được văn hoá phục vụ khách hàng, trong khi các công ty nước ngoài, thừa hưởng văn hoá này từ công ty mẹ, đang phát triển nó rất thành công tại Việt Nam. Trong khi các công ty nước ngoài chuẩn hoá mọi quy trình công việc, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi có thắc mắc, khi thanh toán phí bảo hiểm, khi yêu cầu thông tin, khi yêu cầu bồi thường... Ngược lại, các công ty trong nước mặc dù hiểu tầm quan trọng của các quy trình này, lại chưa có một chiến lược phù hợp và một kế hoạch hành động để thực hiện nó. Các công ty nước ngoài yêu cầu nhân viên của mình làm theo những quy trình cụ thể khi phục vụ khách hàng, còn các công ty trong nước lại phụ thuộc vào sự năng động của các cá nhân nhân viên trong việc phục vụ khách hàng. Điều này cũng gây ra một số vấn đề, bởi không phải mọi nhân viên nào đều năng động như nhau khi làm việc với khách hàng. Do đó, nếu có một nhân viên nào đó không năng động, sẽ không có cơ chế để buộc họ phải tuân theo và việc chăm sóc khách hàng sẽ không được đảm bảo. Vì vậy, các công ty trong nước cần nâng cấp hệ thống và chương trình đào tạo của mình nhằm cung cấp tốt hơn các dịch vụ chăm sóc khách hàng. 84 Nhân viên bán hàng có thể hỗ trợ rất tốt khách hàng, nhưng như thế vẫn chưa đủ. Các công ty cần phải đặt mình vào vị trí của khách hàng để đánh giá phương thức phục vụ khách hàng của mình nhằm xác định những khâu cần cải thiện hơn nữa. Mục tiêu không phải chỉ là phục vụ tốt khách hàng mà là ngày càng nâng cao hiệu quả công việc. 2.3. Nâng cao kỹ năng quản lý Các nhà quản lý các công ty bảo hiểm trong nước có thể đã ở vị trí quản lý trong một thời gian dài, nhưng họ lại thiếu kinh nghiệm về kinh tế thị trường. Cách quản lý theo kiểu xã hội chủ nghĩa vẫn là gốc rễ trong các công ty trong nước. Đưa ra quyết định chậm, phạm vi trách nhiệm không rõ ràng, thang lương, thưởng không được xây dựng dựa trên thành quả làm việc, hạn chế quyền tự quyết ở các cấp thấp hơn... chỉ là một vài ví dụ điển hình. Đây là hiện tượng phổ biến trong mọi ngành ở Việt Nam, chứ không chỉ riêng ngành bảo hiểm. Ngoài các kỹ năng quản lý nói chung, các nhà quản lý còn cần những kỹ năng chuyên ngành bảo hiểm. Thông thường các nhà quản lý, đặc biệt các nhà lãnh đạo, không cần đến các kỹ năng kỹ thuật chuyên ngành cụ thể. Tuy nhiên, họ cũng phải hiểu ngành của mình, các yếu tố ảnh hưởng, xu hướng phát triển, lợi thế cạnh tranh trong ngành. Do đó, các công ty trong nước cần tập trung vào những kế hoạch đào tạo dài hạn. Lương, thưởng, chức vị phải gắn với kết quả công việc. Các công ty cũng thể xem xét việc tuyển dụng các chuyên gia nước ngoài vào các vị trí quản lý, bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài nhằm đưa kinh nghiệm và kỹ năng của họ vào điều hành kinh doanh. Các công ty trong nước cần chú trọng tới việc xây dựng kế hoạch chiến lược xem xét liệu sự tham gia của đối tác nước ngoài vào điều hành kinh doanh có mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Nếu có lợi ích, các công ty phải nỗ lực tìm kiếm đối tác chiến lược nhằm thiết lập mối quan hệ hợp tác lâu dài. 2.4. Nâng cao kỹ năng bảo hiểm các rủi ro phức tạp 85 Hiện nay các công ty trong nước dựa vào các công ty tái bảo hiểm nước ngoài và đối thủ cạnh tranh nước ngoài để thực hiện bảo hiểm cho các rủi ro lớn và phức tạp như các nhà máy điện, các giếng dầu, hàng không, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp... Hiện nay mặc dù không có khả năng bảo hiểm những rủi ro này, các công ty trong nước vẫn có thể giành được hợp đồng bởi phần lớn các dự án này được tài trợ bởi vốn ngân sách, và chỉ các công ty bảo hiểm trong nước được cung cấp các dịch vụ bảo hiểm cho những dự án này. Sau khi ký kết hợp đồng, các công ty bảo hiểm trong nước tái lại cho các công ty tái bảo hiểm ở nước ngoài và phần lớn doanh thu phí bảo hiểm đều được tái ra nước ngoài. Các công ty bảo hiểm trong nước chỉ lưu lại một phần phí nhỏ. Khi các rào cản đối với các nhà cung cấp nước ngoài được xoá bỏ theo yêu cầu của tự do hoá thì các công ty trong nước sẽ mất phân đoạn thị trường này. Do đó, các công ty trong nước cần ngay lập tức học hỏi các kỹ năng (thông qua đào tạo, tuyển dụng các chuyên gia nước ngoài), thu thập số liệu thống kê để chuẩn bị cho tương lai bởi những công việc này đòi hỏi rất nhiều thời gian. 2.5. Xây dựng hệ thống thu thập, lƣu trữ, xử lý số liệu thống kê Mặc dù hoạt động thống kê chỉ có thể được tiến hành nếu có sự phối hợp ở mọi cấp, từ Chính phủ, xuống ngành, xuống các công ty, và cần có một tổ chức đứng ra điều phối hoạt động thu thập số liệu này ở mọi cấp, các công ty bảo hiểm cần tích cực trong hoạt động này bởi đây là vấn đề thiết yếu đối với mọi công ty. 2.6. Ứng dụng công nghệ thông tin Các công ty bảo hiểm trong nước bị tụt hậu rất xa so với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin. Cho tới nay, chưa có một công ty bảo hiểm trong nước nào có phần mềm bảo hiểm chuyên biệt mặc dù các công ty đều nhận thấy tầm quan trọng của yếu tố này. Các công ty trong nước cần giải quyết vấn đề này ngay lập tức. Cần phải có 86 một chiến lược công nghệ thông tin rõ ràng nhằm thích ứng với những thay đổi trong tương lai. Trong môi trường kinh doanh ngày nay, công nghệ thông tin là xương sống của mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Công nghệ thông tin hỗ trợ giảm chi phí lao động, làm cho hoạt động hiệu quả hơn và góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. Việc đầu tư hàng triệu đôla vào một hệ thống công nghệ thông tin thực sự là một thử thách đối với các công ty nhỏ, nhưng các công ty cần nỗ lực hơn nữa nhằm tìm ra hướng đi thích hợp cho mình. 2.7. Phát triển mạng lƣới khách hàng truyền thống Hiện nay các công ty bảo hiểm phi nhân thọ trong nước hoạt động tốt hơn các đối thủ cạnh tranh nước ngoài một phần nhờ sự bảo hộ của Chính phủ, một phần dựa vào mạng lưới khách hàng đã được xây dựng. Các công ty bảo hiểm Việt Nam cần nỗ lực tận dụng kiến thức thị trường và các mối quan hệ nhằm phát triển một mạng lưới khách hàng truyền thống. Đây là một yếu tố quan trọng hỗ trợ các công ty bảo hiểm có thêm nguồn lực để thực hiện các kế hoạch phát triển chiến lược để cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài có tiềm lực. 2.8. Tăng cƣờng khả năng tài chính Tác động đầu tiên của sự tự do hoá bất kỳ thị trường bảo hiểm nào là sự gia tăng về mặt số lượng các công ty bảo hiểm. Thị trường bảo hiểm Việt Nam không phải là một ngoại lệ. Mặc dù việc gia tăng số lượng công ty bảo hiểm có thể dẫn tới gia tăng cạnh tranh, nhiều công ty quy mô nhỏ sẽ không thể theo kịp được năng lực của toàn ngành. Trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, các công ty bảo hiểm có vốn nước ngoài đều thuộc các tập đoàn tài chính lớn với khả năng tài chính dồi dào. Để đối mặt với sự cạnh tranh này, tập đoàn Bảo Việt đã được tái cơ cấu để trở thành một tập đoàn tài chính. Về một khía cạnh nào đó, quyết định tái cơ cấu Bảo Việt dường như là một nỗ lực nhằm tăng cường sự tham gia của nội lực trên thị trường. Tuy nhiên, Bảo Việt 87 là một trường hợp đặc biệt, có được sự hỗ trợ lớn của Chính phủ để phát triển thành tập đoàn tài chính của Việt Nam. Các công ty bảo hiểm nhà nước khác, hay các công ty nhà nước đã được cổ phần hoá hay các công ty 100% vốn trong nước không có được sự hỗ trợ này, do đó họ cần phải có chiến lược riêng của mình để có khả năng tài chính vững chắc hơn, không chỉ để đối mặt với các thách thức của thị trường, mà còn để mở rộng và phát triển. Tuy nhiên, các minh chứng thực tế cho thấy các công ty nhỏ sẽ bị đẩy ra khỏi thị trường hoặc chỉ giữ được một phần phí doanh thu bảo hiểm rất nhỏ. Ví dụ, 79 trong số 104 công ty bảo hiểm ở thị trường Indonesia chỉ chiếm chưa đến 1% thị phần toàn ngành bảo hiểm [18]. Trong những năm qua, sau khủng hoảng tài chính Châu Á, xuất hiện xu hướng kết hợp các dịch vụ tài chính khác nhau và hình thành nên những tập đoàn tài chính khổng lồ. Xu hướng đã diễn ra ở các nước như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc. Mối quan hệ gắn bó và hỗ trợ lẫn nhau giữa bảo hiểm, ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác đã dẫn tới việc sáp nhập các ngân hàng, công ty bảo hiểm và quỹ đầu tư, đem lại lợi ích chung cho mọi công ty trong tập đoàn. Do đó, các công ty bảo hiểm trong nước của Việt Nam cần nghiên cứu nghiêm túc khả năng sáp nhập hoặc liên kết với các ngân hàng Việt Nam, hiện cũng đang đối mặt với cạnh tranh từ phía các ngân hàng nước ngoài. Kinh nghiệm Trung Quốc cho thấy, các liên minh giữa các công ty bảo hiểm trong nước, các ngân hàng sẽ, một mặt, hỗ trợ cải thiện khả năng tài chính của các ngân hàng và công ty bảo hiểm, và mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết hợp các dịch vụ tài chính với nhau, tạo ra các sản phẩm ngân hàng và bảo hiểm hấp dẫn hơn đối với khách hàng. Đây là một cách để phát triển bancassurance ở Việt Nam, một phương thức kinh doanh đã được thực hiện rất thành công tại Singapore, Trung Quốc. Hơn nữa, đây là cách duy nhất để Việt Nam có những tập đoàn tài chính lớn, có thể niêm yết trên thị trưòng 88 chứng khoán. Kinh nghiệm Trung Quốc cũng cho thấy đa số các công ty bảo hiểm trong nước đều lấy việc niêm yết trên thị trường chứng khoán là chiến lược phát triển lâu dài. Ở Việt Nam, hiện mới có Vinare, Bảo Minh và PVI đã niêm yết trên thị trường chứng khoán, nhưng những công ty bảo hiểm nhỏ khác thì con đường này thực sự còn nhiều chông gai. 89 KẾT LUẬN Bảo hiểm là một ngành dịch vụ tài chính nhạy cảm, mở cửa thị trường bảo hiểm theo cam kết WTO đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho toàn thị trường và cho mỗi doanh nghiệp bảo hiểm trong nước, đòi hỏi các nhà quản lý và các doanh nghiệp phải cố gắng tìm được lối đi phù hợp để tồn tại, cạnh tranh và phát triển trong bối cảnh tình hình cạnh tranh trên thị trường đã đến mức báo động. Việt Nam còn phải tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi bổ sung một số chính sách và đề ra những chiến lược phát triển hợp lý sao cho phù hợp với các cam kết trong WTO để tạo ra một sân chơi bình đẳng và an toàn cho tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước. Về cơ bản, khoá luận đã chỉ ra một số vấn đề sau: 1. Các cam kết WTO đặt ra những thách thức lớn cho ngành bảo hiểm Việt Nam, tuy nhiên so với BTA thay đổi không nhiều; vì vậy, Việt Nam có một thời gian khá dài để chuẩn bị nên thị trường thích ứng nhanh. Khung pháp lý được sửa đổi bổ sung phù hợp với các quy định của WTO, các chính sách phát triển có tính chất định hướng từ phía nhà nước cũng như các chiến lược cụ thể của các doanh nghiệp đã được đưa ra, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong nước trước sức ép cạnh tranh ngày càng tăng từ phía nước ngoài. 2. Thị trường bảo hiểm Việt Nam thời kỳ “hậu WTO” phát triển với những thành quả đáng mừng với tổng doanh thu năm 2006 đạt 17.860 tỷ đồng, đóng góp cho ngân sách nhà nước trên 1000 tỷ đồng. Hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường (37 doanh nghiệp) đều có mức tăng trưởng khá, hiệu quả kinh doanh cao. Nhìn chung, thị trường bảo hiểm đã thực hiện tốt vai trò phòng ngừa rủi ro, huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực của đất nước, qua đó đóng góp vào việc duy trì sự phát triển ổn định nền kinh tế xã hội. 90 3. Việc gia nhập WTO đã mang lại những tác động tích cực đến hệ thống pháp lý về bảo hiểm của nhà nước trên nhiều khía cạnh như: nâng cao tính minh bạch, các quy định tiệm cận hơn với tiêu chuẩn quốc tế. Các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp cận với nguồn vốn đầu tư lớn, tiếp thu công nghệ và các kỹ năng quản lý tiên tiến của các tập đoàn bảo hiểm nước ngoài. Tuy nhiên, hệ thống pháp lý về bảo hiểm vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý, doanh nghiệp bảo hiểm Việt nam vẫn còn nhiều điểm yếu về tài chính, khả năng quản lý cũng như nguồn nhân lực. 4. Trên cơ sở các phân tích trên, tác giả đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm. Về phía nhà nước, phải hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo hiểm theo chuẩn mực quốc tế, nâng cao năng lực của cán bộ quản lý nhà nước, hoàn thiện thị trường tài chính nhằm tạo điều kiên thuận lợi cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm. Về phía doanh nghiệp, cần phải chú trọng hơn đến các chiến lược phát triển, kỹ năng quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin và đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực. Có như vậy, thị trường Việt Nam mới có thể phát triển lành mạnh và vững chắc trong xu thế phát triển chung của cả nước, phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế của thị trường bảo hiểm toàn cầu. Tác giả hy vọng phần nào đã nêu được một số giải pháp mang tính gợi mở để giải quyết các hạn chế còn tồn tại, phát triển mở rộng thị trường bảo hiểm ở Việt Nam trong thời gian tới. Hy vọng rằng với những nỗ lực lớn lao của các doanh nghiệp bảo hiểm, sự quan tâm của Đảng và Nhà n−ớc, sự quan tâm cùng với ý thức bảo hiểm của ng−ời dân thì thị tr−ờng bảo hiểm ở Việt Nam sẽ phát triển nhanh chóng, sớm hội nhập với thị tr−ờng khu vực và thế giới 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Ban công tác gia nhập WTO, (2006), Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO 2. Ban công tác gia nhập WTO, (2006), Biểu cam kết về thương mại dịch vụ 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Dự án VIE 02.009 4. Bộ Tài chính (2006), Niên giám thị trường bảo hiểm Việt Nam 2006 5. Chính phủ, NĐ46/ NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm 6. Chính phủ, Nghị định 118/2003/NĐ-CP về qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm 7. Chính phủ, QĐ153/2003/QĐ-BTC về hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó Bộ tài chính đã ban hành 8. Chính phủ, Thông tư 31/2004 TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 118 của Chính phủ 9. Hoàng Văn Châu, Vũ Sĩ Tuấn, Nguyễn Như Tiến (2002), Giáo trình bảo hiểm trong kinh doanh, NXB Khoa học và kỹ thuật 10. Đặng Đình Đài (2002), Giáo trình Kinh tế các ngành thương mại dịch vụ, NXB Thống Kê, Hà Nội 11. GATS, Hiệp định chung về thương mại dịch vụ 12. Luật Kinh doanh bảo hiểm, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 13. Phùng Ngọc Khánh (2007), Định hướng phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam 2007-2010, Tạp chí bảo hiểm số 2/2007, tr4 14. Bùi Thu Ngà (2006), Một số giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam nhằm đáp ứng các quy định về dịch vụ bảo hiểm trong Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ, Đại học Ngoại Thương- Hà Nội. 15. Nguyễn Như Tiến (2006), Thị trường bảo hiểm Việt Nam cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập, NXB Lý luận chính trị 92 Tiếng Anh 16. Tang Xue Bin (3/2005), “Impact of the opening of market & assession to WTO on the insurance industry in China”, Vietnam insurance outlook 2005. 17. Ping An Insurance Company – Presentation delivered in Vietnam Insurance Outlook 2005 18. Swiss Re Sigma (2003) Emerging Insurance Markets- Lessons learned from crises 19. Swiss Re Sigma(2005), No.2. Global Insurance Industry 2004 Website 20. Tổng quan thị trường bảo hiểm Việt Nam 2006 và 6 tháng đầu năm 2007, Website của Hiệp Hội bảo hiểm Việt Nam www.avi.org.vn 21. Diễn đàn bảo hiểm www.baohiem.pro.vn 22. Giải thích biểu cam kết WTO, Website của Bộ tài chính www.mof.gov.vn 23. Các công ty bảo hiểm niêm yết trên thị trường chứng khoán, Website Công ty chứng khoán ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, 24. Minh Đức (2006), Hậu WTO- tín hiệu đầu tiên từ thị trường bảo hiểm, www.vneconomy.com 25. Thanh Nga (2007), Bảo hiểm qua ngân hàng, www.vneconomy.com 26. Bản tóm tắt biểu cam kết WTO, www.vnexpress.net 27. Dịch vụ tài chính Việt Nam trong hội nhập WTO, www.wto.org 93 PHỤ LỤC 1. DANH SÁCH CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM NĂM 2006 STT TÊN CÔNG TY NĂM THÀNH LẬP HÌNH THỨC SỞ HỮU VỐN ĐIỀU LỆ I. Công ty bảo hiểm phi nhân thọ: 21 Công ty Trong nước: 12 Công ty 1 Bảo Việt Việt Nam 1964 Nhà nước 900 tỷ đồng 2 Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (Bảo Minh) 1994 Cổ phần 1.100 tỷ đồng 3 Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (Pjico) 1995 Cổ phần 140 tỷ đồng 4 Công ty cổ phần bảo hiểm Dầu khí (PVI) 1996 Cổ phần 150 tỷ đồng 5 Công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện (PTI) 1998 Cổ phần 105 tỷ đồng 6 Công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng (Bảo Long) 1995 Cổ phần 160 tỷ đồng 7 Công ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đông (VASS) 2003 Cổ phần 200 tỷ đồng 8 Công ty cổ phần bảo hiểm AAA (AAA) 2005 Cổ phần 80 tỷ đồng 9 Công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu (GIC) 2006 Cổ phần 80 tỷ đồng 10 Công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIC) 2005 Nhà nước 100 tỷ đồng 11 Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp và phát triểnnông thôn Việt Nam (Agrinco) 2006 Cổ phần 160 tỷ đồng 12 Công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Tín 2006 Cổ phần 80 tỷ đồng Có vốn Đầu tư nước ngoài: 9 Công ty 13 Công ty LD bảo hiểm Liên hiệp (UIC) 1997 Liên doanh 6 triệu USD 14 Công ty LD bảo hiểm quốc tế Việt Nam (VIA) 1996 Liên doanh 6,2 triệu USD 15 Công ty LD TNHH bảo hiểm Châu á - Ngân hàng công thương (IAI) 2002 Liên doanh 6 triệu USD 16 Công ty LD TNHH bảo hiểm Samsung Vina (Samsung Vina) 2002 Liên doanh 5 triệu USD 17 Công ty bảo hiểm tổng hợp Groupama Việt Nam (Groupama) 2001 100% vốn nước ngoài 6,2 triệu USD 18 Công ty TNHH bảo hiểm QBE (Việt Nam) (QBE) 2005 100% vốn nước ngoài 5 triệu USD 19 Công ty TNHH bảo hiểm phi nhân thọ AIG (Việt Nam) (AIG) 2005 100% vốn nước ngoài 10 triệu USD 20 Công ty TNHH bảo hiểm Liberty (Liberty) 2006 100% vốn nước ngoài 10 triệu USD 21 Công ty TNHH bảo hiểm ACE (ACE) 2006 100% vốn nước ngoài 20 triệu USD II. Công ty bảo hiểm nhân thọ: 7 Công ty Trong nước: 1 Công ty 94 STT TÊN CÔNG TY NĂM THÀNH LẬP HÌNH THỨC SỞ HỮU VỐN ĐIỀU LỆ 22 Bảo Việt Nhân thọ 2004 Nhà nước 1.500 tỷ đồng Có vốn Đầu tư nước ngoài: 6 Công ty 23 Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Việt Nam (*) 2007(**) 100% vốn nước ngoài 25 triệu USD 24 Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam 1999 100% vốn nước ngoài 75 triệu USD 25 Công ty TNHH Manulife (Việt Nam) 1999 100% vốn nước ngoài 25 triệu USD 26 Công ty TNHH bảo hiểm quốc tế Mỹ Việt Nam 2000 100% vốn nước ngoài 25 triệu USD 27 Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Ace 2005 100% vốn nước ngoài 20 triệu USD 28 Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prévoir Việt Nam 2005 100% vốn nước ngoài 10 triệu USD III. Công ty tái bảo hiểm: 1 Công ty 29 Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE) 1994 Cổ phần 500 tỷ đồng IV. Công ty môi giới bảo hiểm: 8 Công ty Trong nước: 5 Công ty 30 Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Việt Quốc (Việt Quốc) 2001 Cổ phần 6 tỷ đồng 31 Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm á Đông (á Đông) 2003 Cổ phần 6 tỷ đồng 32 Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Đại Việt (Đại Việt) 2003 Cổ phần 6 tỷ đồng 33 Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Thái Bình Dương (PIB) 2005 Cổ phần 6 tỷ đồng 34 Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Cimeico (Cimeico) 2006 Cổ phần 4 tỷ đồng Có vốn Đầu tư nước ngoài: 3 Công ty 35 Công ty TNHH Aon Việt Nam (Aon) 1993 100% vốn nước ngoài 300.000 USD 36 Công ty TNHH môi giới bảo hiểm Gras Savoye Willis Việt Nam(Gras Savoye) 2003 100% vốn nước ngoài 300.000 USD 37 Công ty TNHH môi giới bảo hiểm Marsh Việt Nam (Marsh) 2004 100% vốn nước ngoài 300.000 USD 95 PHỤ LỤC 2. DOANH THU - THỊ PHẦN PHÍ BẢO HIỂM GỐC NĂM 2005 VÀ ƢỚC NĂM 2006 STT TÊN CÔNG TY DOANH THU phí bảo hiểm gốc THỊ PHẦN PHÍ BẢO HIỂM GỐC Năm 2005 Năm 2006 (ƣớc) Năm 2005 Năm 2006 (ƣớc) Công ty bảo hiểm phi nhân thọ 5.486 6.445 100% 100% Trong nước 5.217 6.114 95,10% 94,86% 1 Bảo Việt Việt Nam 2.106 2.252 38,39% 34,94% 2 Tổng công ty cổ phần Bảo Minh 1.178 1.372 21,47% 21,29% 3 Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex 729 680 13,29% 10,55% 4 Công ty cổ phần bảo hiểm Dầu khí 703 1.166 12,81% 18,09% 5 Công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện 266 277 4,85% 4,30% 6 Công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng 113 114 2,06% 1,77% 7 Công ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đông 91 112 1,66% 1,74% 8 Công ty cổ phần bảo hiểm AAA 5 50 0,09% 0,78% 9 Công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu - 46 - 0,71% 10 Công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và phát triểnViệt Nam 26 45 0,47% 0,70% Có vốn Đầu tư nước ngoài 269 331 4,90% 5,14% 11 Công ty LD bảo hiểm Liên hiệp 115 130 2,10% 2,02% 12 Công ty LD bảo hiểm quốc tế Việt Nam 72 90 1,31% 1,40% 13 Công ty LD TNHH bảo hiểm Châu á - Ngân hàngcông thương 17 24 0,31% 0,37% 14 Công ty LD TNHH bảo hiểm Samsung Vina 26 46 0,47% 0,71% 15 Công ty bảo hiểm tổng hợp Groupama Việt Nam 1 2 0,02% 0,03% 16 Công ty TNHH bảo hiểm QBE (Việt Nam) 38 24 0,69% 0,37% 17 Công ty TNHH bảo hiểm phi nhân thọ AIG (Việt Nam) - 15 - 0,23% Công ty bảo hiểm nhân thọ 8.130 8.483 100% 100% Trong nước 3.064 3.098 37,69% 36,52% 18 Bảo Việt Nhân thọ 3.064 3.098 37,69% 36,52% Có vốn Đầu tư nước ngoài 5.066 5.385 62,31% 63,48% 19 Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Việt Nam (*) 287 370 3,53% 4,36% 20 Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam 3.355 3.529 41,26% 41,60% 21 Công ty TNHH bảo hiểm quốc tế Mỹ Việt Nam 523 522 6,43% 6,16% 22 Công ty TNHH Manulife (Việt Nam) 898 897 11,05% 10,57% 96 STT TÊN CÔNG TY DOANH THU phí bảo hiểm gốc THỊ PHẦN PHÍ BẢO HIỂM GỐC Năm 2005 Năm 2006 (ƣớc) Năm 2005 Năm 2006 (ƣớc) 23 Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Ace 3 52 0,04% 0,62% 24 Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prévoir Việt Nam - 15 - 0,18% Tổng cộng 13.616 14.928 PHỤ LỤC 3. BIỂU CAM KẾT DỊCH VỤ BẢO HIỂM TRONG WTO CỦA VIỆT NAM Ngành, phân ngành Hạn chế tiếp cận thị trường Hạn chế đối xử quốc gia A. Bảo hiểm và các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm a. Bảo hiểm gốc (a) Bảo hiểm nhân thọ, trừ bảo hiểm y tế (b) Bảo hiểm phi nhân thọ b. Tái bảo hiểm và nhượng tái bảo hiểm c. Trung gian bảo hiểm (như môi giới bảo hiểm và đại lý bảo hiểm) (1) Không hạn chế đối với: - Dịch vụ bảo hiểm cung cấp cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; - Dịch vụ tái bảo hiểm; - Dịch vụ bảo hiểm vận tải quốc tế, bao gồm bảo hiểm cho các rủi ro liên quan tới: + Vận tải biển quốc tế và vận tải hàng không thương mại quốc tế, với phạm vi bảo hiểm bao gồm bất kỳ hoặc toàn bộ các khoản mục sau: hàng hoá vận chuyển, phương tiện vận chuyển hàng hoá và bất kỳ trách nhiệm nào phát sinh từ đó; và + Hàng hoá đang vận chuyển quá cảnh quốc tế. - Dịch vụ môi giới bảo hiểm và môi giới tái bảo hiểm; (1) Không hạn chế. d. Dịch vụ hỗ trợ bảo hiểm (như tư vấn, dịch vụ tính toán, đánh giá rủi ro và giải quyết bồi thường) - Dịch vụ tư vấn, dịch vụ tính toán, đánh giá rủi ro và giải quyết bồi thường. (2) Không hạn chế. (3) Không hạn chế , ngoại trừ: Doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài không được kinh doanh các dịch vụ bảo hiểm bắt buộc, bao gồm bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, bảo hiểm xây dựng và lắp đặt, bảo hiểm các công trình dầu khí và các công trình dễ gây nguy hiểm đến an ninh cộng đồng và môi trường. Hạn chế này sẽ được bãi bỏ vào ngày 1/1/2008. Sau 5 năm kể từ khi gia nhập, cho phép doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài thành lập chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ, căn cứ vào các quy định quản lý thận trọng. (4) Chưa cam kết, trừ các cam kết chung. (2) Không hạn chế. (3) Không hạn chế. 4) Chưa cam kết, trừ các cam kết chung.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3704_3141.pdf
Luận văn liên quan