Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện
nay, sở hữu trí tuệ được xem như hàn thử biểu thể hiện mức độ phát triển của
nền kinh tế quốc gia. Do đó, việc xây dựng được một hệ thống các quy định
pháp luật liên quan đến sở hữu trí tuệ nói chung và các quy định xử lý các
hành vi xâ m phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nói riêng là
một việc làm hết sức quan trọng.
Qua việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá, so sánh và đối chiếu các vă n
bản quy phạm pháp luật khác nhau về cạnh tranh không lành mạnh liên quan
đến nhãn hiệu, có thể thấy rằng hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt
Nam khá tương thích và phù hợp với pháp luật của các quốc gia trên thế giới
và các điều ước quốc tế quan trọng có liên quan. Tuy nhiên, bên cạnh đó,
pháp luật sở hữu trí tụê Việt Nam vẫn còn có nhiều hạn chế: chưa rõ ràng, vẫn
còn có sự chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.
101 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4358 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm bên bị kiện tiếp
tục sử dụng nhãn hiệu hàng hóa đang có tranh chấp, hay cấm chuyển dịch
quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu… Chính vì vây, trong thời gian
giải quyết tranh chấp, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vẫn gắn nhãn
hiệu hàng hóa đó lên các sản phẩm của mình và tiếp tục đưa những hàng hóa
đó vào các kênh thương mại để lưu thông, làm cho quyền và lợi ích hợp pháp
của chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa tiếp tục bị xâm phạm.
Số lượng thẩm phán hiểu biết chuyên sâu về sở hữu trí tuệ nói
chung còn rất hạn chế. Các vụ việc liên quan đến nhãn hiệu thường mang tính
chuyên môn rất cao, đòi hỏi những người xét xử phải thực sự có trình độ tốt
trong lĩnh vực này. Hiện nay, để đưa ra phán quyết, Toà án còn phụ thuộc quá
nhiều vào ý kiến của cơ quan chuyên môn.
Hiện nay, tại Việt Nam vẫn chưa có các toà án SHTT chuyên trách
với các thủ tục xử lý tương ứng. Có như vậy, thì việc xử lý các hành vi xâm
68
phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ được tập trung hơn, cũng như hiệu quả thực thi
quyền sở hữu trí tụê đối với nhãn hiệu sẽ được nâng cao.
f. Cảnh sát kinh tế
Lực lượng Cảnh sát kinh tế thường xuyên tiến hành các biện pháp, phối
hợp với các lực lượng, các ngành, các cấp phát hiện và điều tra các vụ việc
liên quan đến sở hữu trí tuệ nói chung cũng như cạnh tranh không lành mạnh
liên quan đến nhãn hiệu nói riêng, thu giữ hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ đồng.
Tại Hội nghị sơ kết công tác phòng ngừa đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng
giả và xâm phạm sở hữu trí tuệ năm 2008, từ năm 2002 đến năm 2008, các cơ
quan chức năng đã phát hiện và xử lý hàng ngàn vụ việc với gần 1.500 đối tượng
có hành vi vi phạm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung.
Song, lực lượng Cảnh sát kinh tế vẫn vấp phải hạn chế chung, đó là
trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhìn chung còn thấp. Do đó, việc phát hiện,
điều tra những vụ việc trong thời gian vừa qua là một thành tích đáng ghi
nhận, nhưng so với thực tiễn vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn
hiệu trên thị trường thì vẫn còn rất hạn chế.
g. Cơ quan thanh tra khoa học và công nghệ
Theo Nghị định 12/1999/NĐ-CP ngày 06/03/1999, Thanh tra Bộ Khoa
học và Công nghệ ở trung ương và Thanh tra Sở khoa học và công nghệ ở cấp
tỉnh là cơ quan thanh tra chuyên ngành sở hữu công nghiệp, một trong những
cơ quan thực thi quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính. Tuy
nhiên, thực tế cho thấy các biện pháp xử lý vi phạm của Thanh tra chuyên
ngành chưa thực sự mạnh mẽ và kiên quyết. Mãi cho đến ngày 01/09/2006, cơ
quan này mới lần đầu tiên xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cạnh
tranh không lành mạnh liên quan tới SHCN[43]. Hơn nữa, số lượng cán bộ
thanh tra còn quá ít để thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành SHCN,
hầu như là thanh tra chung cho các lĩnh vực khoa học công nghệ. Chính vì
vậy, thực tế hoạt động thanh tra và xử lý vi phạm hành chính đối với các hành
69
vi xâm phạm quyền SHCN nói chung và quyền SHCN đối với nhãn hiệu nói
riêng còn gặp nhiều khó khăn, việc chủ động tiến hành thanh tra, phát hiện và
xử lý vi phạm còn hạn chế. Thêm vào đó, trình độ chuyên môn của các cán bộ
thanh tra còn thấp cũng làm cho hoạt động thanh tra kém hiệu quả.
2.2. Các cơ quan hỗ trợ thực thi
Cơ quan hỗ trợ thực thi pháp luật về xử lý các hành vi cạnh tranh không
lành mạnh liên quan tới SHCN nói chung và liên quan đến nhãn hiệu nói
riêng trước tiên phải kể đến Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Trong thời gian
qua, Hội SHTT Việt Nam đã đóng góp rất nhiều trong việc nâng cao nhận
thức về SHTT nói chung và cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn
hiệu nói riêng thông qua các buổi sinh hoạt của chi hội, các lớp tập huấn về
SHTT. Tuy nhiên, Hội SHTT chưa thực sự chú trọng đến việc tự bảo vệ cho
quyền lợi của hội viên theo quy định của pháp luật mà vẫn còn trông chờ vào
cơ quan quản lý nhà nước.
Bên cạnh Hội SHTT thì vai trò của các công ty đại diện SHCN cũng
góp phần đáng kể trong công tác xử lý, ngăn chặn các hành vi cạnh tranh
không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu. Hầu hết khiếu nại về xâm phạm
quyền SHCN đối với nhãn hiệu do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây
ra đều thông qua sự tư vấn và giải quyết của các công ty đại diện SHCN. Với
sự am hiểu về pháp luật SHTT, các cơ quan này đã góp phần giúp các doanh
nghiệp khiếu nại thành công. Trong thời gian qua, đáng chú ý phải kể đến các
công ty đại diện SHTT Banca, công ty SHTT INVENCO, công ty
Wincolaw… đã giúp rất nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thành công
trong việc khiếu nại. Tuy nhiên, hệ thống tư vấn và các công ty đại diện
SHCN này chưa thực sự hoạt động trên phạm vi rộng, chủ yếu chỉ tập trung
tại các thành phố lớn, hơn nữa phí tư vấn cũng còn khá cao cũng là một điểm
hạn chế đối với các cơ quan hỗ trợ thực thi này.
70
3. Thực trạng hoạt động xử lý cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến
nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu
Các chủ thể của quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu đóng vai
trò chủ chốt trong việc xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên
quan đến nhãn hiệu. Song, hiện nay, phần lớn các chủ sở hữu quyền SHCN
đối với nhãn hiệu chưa thực sự chú ý đến việc bảo vệ quyền lợi của mình,
chưa có ý thức cao trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Trong khi đó, trình
độ và hiểu biết về tác hại của xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với sức
khỏe, lợi ích cộng đồng còn rất hạn chế. Hiện nay, rất ít doanh nghiệp có bộ
phận chuyên chăm lo về SHTT, hầu như chưa có doanh nghiệp nào có chiến
lược về SHTT, coi vấn đề SHTT là một bộ phận trong chiến lược phát triển
của mình. Tài sản trí tuệ chưa trở thành đối tượng quản lý như quản lý tài sản
thông thường. Hơn nữa, trong thời gian qua, các doanh nghiệp đã chú trọng
vào việc xây dựng thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi, chất lượng
hàng hóa nhưng lại chưa quan tâm đến khâu đăng kí bảo hộ nhãn hiệu của
mình ở những khu vực thị trường đã và sẽ phát triển. Chẳng hạn như, hiện
nay, rất nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh còn chưa nhận thức được
rằng: hiệu lực bảo hộ nhãn hiệu chỉ được xác lập sau khi được Cục Sở hữu trí
tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu. Do đó, ngay sau khi nộp đơn yêu
cầu đăng kí nhãn hiệu, rất nhiều daonh nghiệp đã tiến hành quảng cáo, in ấn,
sử dụng nhãn hiệu đó cho các hàng hóa, dịch vụ của mình, mà không lường
hết được hậu quả pháp lý của hành vi đó là đơn không được chấp thuận, có
thể do Cục SHTT từ chối do không đáp ứng được các tiêu chuẩn bảo hộ, hoặc
do bên thứ ba phản đối với lý do xâm phạm đến quyền của họ. Đây chính là
hành vi cạnh tranh không lành mạnh xảy ra rất phổ biến trong quá trình đăng
kí nhãn hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam. Hậu quả là các doanh nghiệp
này phải chịu các thiệt hại về vật chất cũng như uy tín của mình. Một ví dụ cụ
thể cho tình trạng này đó là trường hợp một doanh nghiệp ở Việt Nam nộp
71
đơn đăng kí bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa “Kando và Hình” cho sản phẩm áo đi
mưa. Sau khi nộp đơn đăng kí nhãn hiệu, chưa được cấp Giấy chứng nhận
đăng kí nhãn hiệu, chủ doanh nghiệp đã tiến hành việc quảng cáo, in ấn nhãn
hiệu, sử dụng nhãn hiệu cho các sản phẩm của mình mà không biết rằng dấu
hiệu đăng kí “Kando và Hình” có các biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh
với nhãn hiệu “Rando và Hình” đã được cấp Giấy chứng nhận đăng kí nhãn
hiệu cho sản phẩm cùng loại trước đó. Chủ sở hữu nhãn hiệu “Rando và
Hình” đã yêu cầu chủ doanh nghiệp sử dụng dấu hiệu “Kando và Hình” phải
ngừng ngay việc sử dụng, loại bỏ dấu hiệu trên các sản phẩm, biển hiệu, tiêu
huỷ các giấy tờ, tài liệu có gắn dấu hiệu “Kando và Hình”. Hậu quả là doanh
nghiệp này phải chịu mất mát về tài sản và phải thay đổi toàn bộ kế hoạch sản
xuất, kinh doanh của mình.
Nhiều doanh nghiệp chưa có ý thức trong việc phát hiện và ngăn ngừa
việc làm giả các sản phẩm của mình, chưa chủ động phối hợp với các cơ quan
chức năng trong việc kiểm tra, kiểm soát. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh Việt Nam khi bị xâm phạm đến quyền và lợi ích của mình vẫn còn có
tâm lý ngại tiếp xúc với Tòa án, ngại đưa việc tranh chấp ra Tòa án vì sợ
mang tiếng bị coi là phải ra hầu tòa, không muốn đưa vấn đề ra công khai
trước công chúng, sợ ảnh hưởng đến uy tín cũng như doanh số và mức tiêu
thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Như vậy việc xử lý các hành vi cạnh tranh
không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu từ phía các chủ thể cũng vẫn còn
rất hạn chế.
4. Đánh giá hoạt động xử lý cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến
nhãn hiệu tại Việt Nam
4.1. Thành tựu
Trong thời gian qua, hoạt động thực thi pháp luật về xử lý các hành vi
cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu đã đạt được những thành
công sau:
72
Bộ máy thực thi pháp luật về xử lý cạnh tranh không lành mạnh
liên quan đến nhãn hiệu đã được hình thành từ hệ thống quản lý hành chính
cho đến hệ thống tư pháp.
Hệ thống quản lý hành chính đã phản ánh được thẩm quyền chung
và thẩm quyền riêng được phân định cũng khá rõ ràng giữa các bộ ngành
thuộc Trung ương và các tỉnh thành.
4.2. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong thời gian qua, hoạt động xử
lý cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu của hệ thống thực thi
và hỗ trợ thực thi cũng như chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp còn có
những hạn chế sau:
Trình độ và chất lượng hoạt động của các cơ quan nhà nước chưa
theo kịp yêu cầu thực tiễn, cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập
quốc tế. Quyền SHTT nói chung cũng như quyền chống cạnh tranh không
lành mạnh liên quan nhãn hiệu còn là một khái niệm mới mẻ với Việt Nam,
do vậy số lượng đội ngũ cán bộ trong cơ quan thực thi còn thiếu, chất lượng
còn hạn chế. Các cán bộ chuyên trách trong hệ thống thực thi pháp luật chống
cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu có trình độ đào tạo cao
còn hiếm.
Việc thực thi pháp luật về xử lý cạnh tranh không lành mạnh liên
quan đến nhãn hiệu nói chung chủ yếu là hệ thống hành chính. Tuy nhiên hệ
thống này lại bộc lộ rất nhiều bất cập sau:
Thứ nhất, thiếu sự hợp tác chặt chẽ mang tính chất ổn định giữa các
chủ thể quyền SHCN đối với nhãn hiệu và các cơ quan thực thi. Các doanh
nghiệp vẫn còn e ngại trong việc tiếp xúc với các cơ quan thực thi pháp luật.
Thứ hai, việc phân định trách nhiệm giữa các cơ quan là không rõ ràng,
có sự chồng chéo. Hiện nay, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với
73
các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong đăng kí nhãn hiệu thuộc về
nhiều cơ quan khác nhau, bao gồm: Uỷ ban nhân dân các cấp, Thanh tra Khoa
học và Công nghệ, Thanh tra văn hóa, Cảnh sát kinh tế, Quản lý thị trường,
Hải quan. Từ đó, làm nảy sinh tình trạng chồng chéo, đùn đẩy lẫn nhau và
làm cho hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trở nên rắc rối, phức tạp. Mặt
khác bản thân từng cơ quan thực thi vẫn chưa thể thực hiện đầy đủ các biện
pháp nhằm xử lý triệt để các hành vi canh tranh không lành mạnh này, dẫn
đến người bị vi phạm không biết khiếu nại tại đâu. Chẳng hạn, khi bị xâm
phạm do hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu hàng
hóa, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc chọn lựa giữa Toà án và Cục
QLCT. Nếu doanh nghiệp gửi hồ sơ khiếu nại lên Cục QLCT thì Cục sẽ xử lý
bằng cách phạt vi phạm hành chính đối với bên vi phạm và khắc phục hậu quả
do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra. Còn nếu muốn được bồi
thường, doanh nghiệp bị thiệt hại phải sử dụng quyết định của Cục để khởi
kiện ra Toà án dân sự.
Thứ ba, vai trò của Toà án trong việc xử lý các hành vi cạnh tranh
không lành mạnh trong SHCN còn rất mờ nhạt so với các cơ quan hành chính.
Thủ tục xét xử các vụ vi phạm còn rườm rà, phức tạp. Đội ngũ thẩm phán,
điều tra viên xét xử các vụ vi phạm còn hạn chế cả về số lượng và trình độ.
74
CHƢƠNG III
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XỬ
LÝ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH LIÊN QUAN ĐẾN
NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM
I. Yêu cầu đối với hoạt động xử lý cạnh tranh không lành mạnh liên quan
đến nhãn hiệu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành một xu thế khách quan trong
thế giới ngày nay khi làn song toàn cầu hoá đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ.
Hội nhập kinh tế quốc tế của các nền kinh tế chuyển đổi, trong đó có Việt
Nam là quá trình thực hiện tự do hóa thương mại và thực hiện cải cách toàn
diện theo hướng mở của thị trường. Hội nhập có nghĩa là phải chấp nhận áp
lực cạnh tranh sẽ gia tăng mạnh hơn; tham gia phân công lao động quốc tế để
khai thác các tiềm năng bên ngoài, kết hợp và phát huy tối đa nội lực, không
ngừng nâng cao sức mạnh về kinh tế và vị thế quốc gia. Đó là quá trình đầy
thử thách và cam go nhưng cũng chứa đựng nhiều cơ hội lớn đối với nền kinh
tế của chúng ta nếu biêt nắm bắt và tận dụng.
Nhận thức được tầm quan trọng của hội nhập kinh tế thế giới, từ Đại
hội lần thứ VI, Đảng ta đã đề cập đến vấn đề nay và đã bước đầu đề ra các
hướng đi mới đối với nền kinh tế trong nước. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, với Nghị quyết số 07-NQ/TW về hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng ta
tiếp tục khẳng định “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh
thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc
lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh
quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường”. Nghị quyết
này đã kế thừa, cụ thể hóa và triển khai các đường lối của Đảng đề ra từ trước
đến nay, đồng thời đáp ứng kịp thời những đòi hỏi khách quan của tiến trình
75
hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Chính nhờ vào chủ trương đúng đắn
này mà trong những năm qua, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể,
đưa Việt Nam thoát khỏi tình trạng bị boa vây, cấm vận, cô lập, tạo dựng
được môi trường quốc tế, khu vực thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc, nâng cao vị thế nước ta trên chính trường và thương trường quốc
tế. Đến nay, Việt Nam đã kí kết nhiều Hiệp định thương mại song phương và
đa phương quan trọng, thiết lập quan hệ với các tổ chức tài chính - tiền tệ
quốc tế, trở thành thành viên của các tổ chức như ASEAN, ASEM, APEC, và
đặc biệt là vào ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam đã chính thức trở thành
thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Sự kiện này đánh
dấu một bước ngoặt trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Gia nhập WTO đã đem lại nhiều cơ hội thuận lợi cho Việt Nam, nhưng cũng
đặt ra nhiều yêu cầu đối với nước ta, đặc biệt là vấn đề bảo hộ quyền sở hữu
trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nói riêng
cũng như các biện pháp chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh
liên quan đến nhãn hiệu.
Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ dẫn đến việc càng ngày càng có nhiều
doanh nghiệp nước ngoài tham gia sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam với rất
nhiều chủng loại hàng hóa rất phong phú và đa dạng. Điều này cũng sẽ khiến
cho tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, làm giả, làm nhái nhãn hiệu cũng
vì thế mà càng gay gắt hơn, phổ biến hơn và tinh vi hơn.
Trước thực trạng như vậy, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu
trí tuệ nói chung và nâng cao hiệu quả của các hoạt động chống cạnh tranh
không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu nói riêng là việc làm rất cấp bách,
đòi hỏi sự chung sức từ rất nhiều phía, không chỉ trông chờ vào các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền, mà các doanh nghiệp là chủ sở hữu nhãn hiệu và
người tiêu dùng cũng cần tham gia vào công cuộc đấu tranh chống lại các
hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu tại Việt Nam.
76
II. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý cạnh tranh không lành
mạnh liên quan đến nhãn hiệu tại Việt Nam
1. Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về cạnh tranh
không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu
Như khoá luận đã đề cập tới tại phần trên, các quy định của pháp luật
Việt Nam về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và các biện pháp,
thủ tục xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, trong đó có
các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu khá đầy đủ.
Tuy nhiên, khi đi vào thực tiễn thì các quy định này tỏ ra còn nhiều bất cập.
Chính vì vây, để hoàn thiện hệ thống pháp luật về chống cạnh tranh không
lành mạnh liên quan đến lĩnh vực sở hữu công nghiêp nói chung và liên quan
đến nhãn hiệu nói riêng, đáp ứng nhu cầu thực tiễn cũng như phù hợp với yêu
cầu ngày càng cao của hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta cần phải thực hiện
một số giải pháp cơ bản sau:
a) Cần tập trung, thống nhất các quy định pháp luật về cạnh tranh
không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu trong một văn bản quy phạm pháp
luật độc lập
Hiện nay, hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu
đang được quy định rải rác, tản mạn ở quá nhiều văn bản pháp luật có hiệu
lực khác nhau. Điều này làm phát sinh nhiều kẽ hở, nhiều khó khăn trong thực
tiễn áp dụng. Thủ tục, trách nhiệm của bên khiếu nại cũng như các cơ quan có
thẩm quyền xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn
hiệu theo quy định của pháp luật cạnh tranh và pháp luật sở hữu trí tuệ là hoàn
toàn khác nhau. Sự khác nhau này sẽ khiến cho các doanh nghiệp bị xâm phạm
khó khăn trong việc chọn lựa cách thức khiếu nại. Đồng thời việc phân định
trách nhiệm cụ thể của các cơ quan có thẩm quyền xử lý cũng không rõ ràng.
Kinh nghiệm của các nước phát triển với bề dày lịch sử bảo hộ SHTT
hàng trăm năm như Anh, Pháp, Nhật Bản… cũng như các nước đang phát
77
triển, công nghiệp mới mà pháp luật ra đời muộn hơn như Hàn Quốc, Trung
Quốc đều xây dựng các luật độc lập cho từng đối tượng của SHTT, theo đó,
luật chống cạnh tranh không lành mạnh được quy định riêng, không nằm cùng
với các đối tượng SHCN khác. Chẳng hạn, Nhật Bản có Luật Chống hành vi
cạnh tranh không lành mạnh, hay Hàn Quốc có Luật chống cạnh tranh không
lành mạnh và bí mật thương mại. Khi quyền chống cạnh tranh không lành
mạnh được xây dựng trong một đạo luật riêng thì có thể quy định một cách
chi tiết nhất về chống cạnh tranh không lành mạnh trong văn bản pháp lý cao,
thống nhất, từ đó, tránh được tình trạng quy định rời rạc như trong các văn
bản riêng lẻ tại Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời khi áp dụng có thể
tách biệt với các đối tượng khác.
b) Cần phải đa dạng hóa các hình thức xử lý vi phạm
Các hình thức xử lý cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn
hiệu chỉ mới dừng lại ở xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp dân sự hay
hình sự ít được áp dụng trên thực tế. Trong khi đó, chỉ có các hình thức xử
phạt bằng biện pháp dân sự hay hình sự mới có thể ngăn chặn dứt điểm các
hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu hiện nay. Hơn
thế nữa, hiện nay theo quy định của Bộ luật hình sự thì chỉ có các cá nhân có
hành vi vi phạm mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, trong thời gian
tới cần mở rộng phạm vi đối tượng bị xử lý bằng biện pháp hình sự sang cả
các pháp nhân, bởi lẽ nhóm tội về sở hữu trí tuệ nói chung chủ yếu là do tổ
chức thực hiện.
Ngoài ra, từ thực tiễn kinh nghiệm một số nước cho thấy, song song với
việc áp dụng các biện pháp hành chính, dân sự và hình sự, cần đẩy mạnh việc
áp dụng các biện pháp kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý cạnh
tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu như sau:
Thưởng tiền theo tỷ lệ % trên giá trị vi phạm cho những người có
công phát hiện và thông báo cho các cơ quan chức năng về việc vi phạm liên
78
quan đến cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu công nghiệp nói chung
cũng như liên quan đến nhãn hiệu nói riêng.
Áp dụng mức phạt tiền cao hơn gấp nhiều lần so với lợi nhuận mà
doanh nghiệp vi phạm thu được từ hành vi làm giả, làm nhái nhãn hiệu.
Động viên người tiêu dùng tẩy chay các hàng hóa xâm phạm quyền
sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.
Các biện pháp kinh tế trên có tác động kích thích doanh nghiệp, người
tiêu dùng tham gia vào công tác xử lý, ngăn chặn các hành vi cạnh tranh
không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu.
c) Cần phải có những quy định về xử lý cạnh tranh không lành mạnh
liên quan đến nhãn hiệu điều chỉnh từng lĩnh vực cạnh tranh
Hiện nay, tại Việt Nam mới chỉ có một số văn bản liên quan đến hoạt
động kinh doanh xe máy, đó là Quyết định 147/2002/QĐ-TTg ngày
25/10/2002 về cơ chế điều hành quản lý xuất nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp xe
hai bánh gắn máy và phụ tùng, giai đoạn 2002-2005 và Quyết định
01/2003/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành các quy định
cụ thể về việc quản lý chất lượng và SHCN áp dụng cho xe máy, dộng cơ và
phụ tùng xe máy được sản xuất, lắp ráp trong nước và nhập khẩu. Vẫn còn rất
nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác mà cạnh tranh không lành mạnh liên
quan đến nhãn hiệu xảy ra rất nhiều nhưng lại chưa có các quy định điều
chỉnh cụ thể. Cụ thể như cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến tên miền,
sử dụng nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng để làm tên miền đang xảy ra ngày càng
phổ biến trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có quy
định riêng nào điều chỉnh lĩnh vực này.
2. Kiện toàn và tăng cường năng lực của hệ thống cơ quan thực thi
Hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh việc xử lý các hành vi cạnh
tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu có đầy đủ và chi tiết đến đâu
mà việc thực thi, áp dụng các quy định này vào thực tiễn không hiệu quả thì
79
việc làm trên cũng trở nên vô nghĩa. Chính vì vậy, việc hoàn thiện bộ máy
thực thi là một việc làm rất quan trọng nhằm giảm thiểu các hành vi cạnh
tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu hiện nay. Khoá luận xin đưa
ra các giải pháp chung cũng như giải pháp cho từng cơ quan thực thi cụ thể.
2.1. Giải pháp chung
Phân định rõ rang nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan thực thi
, khắc phục tình trạng chồng chéo về thẩm quyền giữa các cơ quan này.
Nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ, nhân viên trong
các cơ quan thực thi.
Tăng cường sự phối hợp hành động của các cơ quan này trong
hoạt động thực thi.
Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, tăng cường tổ chức bộ máy, biên
chế của các cơ quan thực thi từ Trung ương đến địa phương
Củng cố và phát triển hệ thống hỗ trợ thực thi gồm các tổ chức đại
diện sở hữu công nghiệp và các hiệp hội bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
2.2. Giải pháp cụ thể cho từng cơ quan thực thi
Hoàn thiện chức năng của Cục QLCT
Từ trước đến nay Cục QLCT luôn đóng một vai trò quan trọng trong
vệc xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói chung cũng như cạnh
tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu. Tuy nhiên, hoạt động thực
tiễn của Cục trong vài năm trở lại đây cho thấy Cục QLCT chưa thực sự hoạt
động có hiệu quả. Do vậy, khoá luận xin đưa ra một vài biện pháp chính nhằm
tăng cường vai trò của Cục QLCT trong hoạt động xử lý cạnh tranh không
lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu như sau:
Đơn giản hóa thủ tục xử lý các vụ việc liên quan đến cạnh tranh
không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu.
80
Nâng cao công tác tuyên truyền, tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị
về cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp nói chung
và nhãn hiệu nói riêng, để lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp sản xuất,
kinh doanh là chủ sở hữu nhãn hiệu, từ đó tạo mối quan hệ mật thiết với các
doanh nghiệp trong công tác xử lý cạnh tranh không lành mạnh tại Việt Nam
Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của lực lượng chuyên
trách bằng cách tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, cũng
như kiến thức về SHTT nói chung và cạnh tranh không lành mạnh liên quan
đến nhãn hiệu nói riêng.
Hoàn thiện chức năng của Cục SHTT
Nhìn chung, trong thời gian qua, Cục SHTT đã thực hiện chức năng
của mình khá tốt. Tuy nhiên, hiện nay, số lượng các đơn đăng kí nhãn hiệu
hàng hóa gửi về Cục ngày một tăng khiến Cục luôn trong tình trạng quá tải,
việc xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong đăng kí nhãn hiệu
hàng hóa cũng gặp không ít khó khăn. Do đó, để các phòng ban của Cục
SHTT làm tốt công tác của mình cần phải có các biện pháp sau:
Để bảo đảm hiệu quả hoạt động của mình, Cục Sở hữu trí tuệ cần
phát triển hệ thống các Chi nhánh Sở hữu trí tuệ ở các trung tâm kinh tế -
thương mại, các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước là những nơi có hoạt
động kinh tế - thương mại, khoa học phát triển, dễ phát sinh các hành vi xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung, cạnh tranh không lành mạnh liên quan
đến nhãn hiệu nói riêng
Nâng cao năng lực của các cán bộ, nhân viên của Cục, nhất là các
cán bộ thuộc phòng thực thi và giải quyết khiếu nại và 2 phòng đăng kí nhãn
hiệu bởi các nhãn hiệu hàng hóa có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh sẽ
bị từ chối sau quá trình thẩm định nội dung tại các phòng đăng kí và thông
81
qua việc giải quyết khiếu nại của bên thứ ba tại phòng thực thi và giải quyết
khiếu nại, nếu khiếu nại là chính đáng.
Cần rút ngắn thời gian từ lúc tiếp nhận đơn yêu cầu đăng kí nhãn
hiệu của các doanh nghiệp cho đến lúc cấp Giấy chứng nhận đăng kí. Bởi chỉ
có như vậy mới giảm thiểu được các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh xảy
ra trong khoảng thời gian này.
Cần nâng cao và mở rộng dịch vụ tra cứu nhãn hiệu hàng hóa
phục vụ cho hoạt động đăng kí nhãn hiệu của các doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh. Dịch vụ tra cứu nhãn hiệu có hiệu quả sẽ giúp loại trừ các nhãn hiệu
có dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn ngay từ lúc mới tiếp nhận đơn,
giảm bớt khối lượng công việc cho các cán bộ của Cục SHTT trong quá trình
thẩm định.
Hoàn thiện hệ thống toà án
Thực trạng công tác xử lý các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh liên
quan đến SHCN nói chung cũng như cạnh tranh không lành mạnh liên quan
đến nhãn hiệu nói riêng của hệ thống Toà án tại Việt Nam còn rất nhiều hạn
chế so với nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp. Để khắc phục được các hạn
chế này, hệ thống Toà án cần thực hiện các giải pháp sau:
Đơn giản hóa thủ tục xét xử, giảm bớt thời gian xử lý của mỗi khâu
trong quá trình xét xử nhằm đảm bảo được quyền và lợi ích của các doanh
nghiệp khiếu kiện.
Cần đưa ra căn cứ bồi thường thiệt hại rõ ràng nhằm tránh các tranh
cãi không đáng có về mức bồi thường thiệt hại của các vụ việc cạnh tranh
không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu trong thời gian qua.
Cần nâng cao trình độ xét xử của các thẩm phán và bộ phận giúp
việc cho thẩm phán, đặc biệt cần tổ chức các khoá học ngắn và dài hạn cho
các thẩm phán tại nước ngoài nhằm tiếp thu những kinh nghiệm và vận dụng
82
vào các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu có yếu
tố nước ngoài tại Việt Nam.
Cần quy định cụ thể, minh bạch các biện pháp chế tài đối với các
hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến SHCN nói chung cũng như
liên quan đến nhãn hiệu nói riêng, tránh tình trạng tranh cãi sau khi xét xử.
Cần xây dựng hệ thống Tòa án chuyên trách trong việc xử lý các vụ
việc liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung cũng như cạnh tranh
không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu nói riêng. Bởi vì các tranh chấp
phát sinh từ lĩnh vực SHTT thường rất phức tạp, gắn liền với các yếu tố kỹ
thuật chuyên sâu, việc đánh giá bản chất tranh chấp là vấn đề không đơn giản.
Do đó việc xây dựng hệ thống Toà án chuyên trách cùng các thủ tục tương
ứng là rất cần thiết nhằm giải quyết các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh
hiệu quả hơn.
Tăng cƣờng chức năng của cơ quan quản lý thị trƣòng
Để nâng cao hiệu quả công tác chống cạnh tranh không lành mạnh liên
quan đến nhãn hiệu, lực lượng quản lý thị trường cần thực hiện một số biện
pháp sau:
Nâng cao năng lực trình độ, kiến thức chuyên môn.
Thống nhất quy trình kiểm tra, xử lý hàng hóa vi phạm trong toàn
bộ lực lượng.
Phương pháp kiểm tra, kiểm soát phải nhạy bén, sáng tạo và phải
phù hợp vói yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn, từng khu vực nhằm đạt
hiệu quả cao nhất.
Cần có sự phối hợp nhịp nhàng với các cơ quan thực thi khác cũng
như với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong việc xử lý vi phạm.
83
Nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan Hải quan
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ như hiện
nay thì vai trò của cơ quan hải quan trung ương cũng như các chi cục hải quan
cửa khẩu là rất quan trọng trong việc phát hiện và xử lý các hành vi làm hàng
giả, xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu của các doanh nghiệp. Bởi lẽ,
công tác đấu tranh chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có cạnh
tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu nếu chỉ thực hiện trong nội
địa thì rất khó có thể đạt được hiệu quả triệt để, vì hàng hóa có dấu hiệu vi
phạm đã được phân phối đi khắp nơi trong nội địa. Thực tiễn trong thời gian
qua cho thấy hiệu quả hoạt động của cơ quan thực thi này vẫn chưa cao. Do
đó, khoá luận xin đưa ra một vài biện pháp cơ bản nhằm khắc phục các hạn
chế của cơ quan Hải quan như sau:
Trước hết, cần đơn giản hóa thủ tục hành chính trong quá trình giải
quyết các hành vi xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa hiện nay. Cụ thể, khi chủ sở
hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa phát hiện ra hành
vi cạnh tranh không lành mạnh của doanh nghiệp vi phạm, thì có thể bỏ qua
bước gửi công văn yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, bởi trên
thực tế, công việc đó của các chủ sở hữu nhãn hiệu bị vi phạm là không cần
thiết. Hay khi chứng minh mình là chủ thể quyền SHTT đối với nhãn hiệu,
các doanh nghiệp bị vi phạm có thể nộp chúng từ với bản sao mà không cần
công chứng kèm theo bản chính, như vậy sẽ giúp giảm bớt rất nhiều phiền hà
cho các bên liên quan.
Thiết lập cơ quan giám định độc lập về hàng hóa xâm phạm quyền
sở hữu công nghiệp.
Ban hành các quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ và các biện pháp nhằm ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không
lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu tại biên giới.
84
Xây dựng bộ phận chuyên trách về SHTT nói chung tại cơ quan
Tổng cục hải quan cũng như tại các cơ quan Hải quan địa phương với trách
nhiệm và thẩm quyền cụ thể. Thêm vào đó là không ngừng nâng cao trình độ
chuyên môn của các công chức hải quan và trang bị hệ thống trang thiết bị
thông tin đầy đủ, hiện đại.
Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh một cách có hiệu quả. Bởi đây chính là điểm khởi đầu, có vai trò then
chốt đối với công tác đấu tranh chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói
chung và cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu nói riêng. Cụ
thể, theo ý kiến của rất nhiều doanh nghiệp hiện nay thì hồ sơ xác minh liệu
hàng hóa có vi phạm quyền sở hữu công nghiệp hay không nên kèm theo ảnh
mẫu của hàng hóa, bởi đôi khi qua những mô tả khác như xuất xứ, đường
đi… của hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, chưa đủ cơ sở để xác định
thực hư.
Hợp tác quốc tế nhằm tiếp thu những kinh nghiệm của Hải quan các
nước trong việc chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu.
Nâng cao năng lực của cảnh sát kinh tế
Cần đào tạo lực lượng cảnh sát kinh tế có kiến thức chuyên môn nghiệp
vụ về quyền SHTT nói chung và cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến
nhãn hiệu nói riêng. Thiết lập cơ chế trao đổi thông tin hai chiều giữa lực lượng
cảnh sát điểu tra tội phạm kinh tế với các doanh nghiệp và công dân nhằm phát
hiện tội phạm nói chung và tội sản xuất, buôn bán hàng giả nói riêng.
Ngoài ra, tại rất nhiều quốc gia trên thế giới còn thiết lập mạng lưới
tình báo kinh tế nhằm phục vụ công tác điều tra các vụ việc vi phạm liên quan
đến SHTT nói chung và liên quan đến nhãn hiệu nói riêng, kịp thời phát hiện
và xử lý ngay từ đầu các hành vi cạnh tranh không lành mạnh này. Có như
vậy, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong đó có hành vi cạnh
tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu mới được xử lý có hiệu quả.
85
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Thanh tra khoa học và công nghệ
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Thanh tra khoa học công nghệ, cần
thiết phải tăng cường cán bộ thanh tra khoa học công nghệ cả về số lượng và
chất lượng. Tổ chức các lớp huấn luyện về SHTT từ đó nâng cao kiến thức,
năng lực của ban thanh tra trong việc giải quyết các vụ việc liên quan đến
cạnh tranh khồng lành mạnh trong lĩnh vực SHCN.
3. Nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh_ chủ
thể quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Cho dù các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp, trong đó có hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn
hiệu hàng hóa của các cơ quan có thẩm quyền đạt hiệu quả cao đến đâu thì
cũng chỉ là những biện pháp tạm thời, ngăn chặn hành vi vi phạm trong
khoảng thời gian xác định. Để giảm thiểu các vụ việc cạnh tranh không lành
mới sẽ phát sinh sau này và không để các vụ việc đã bị xử lý nhưng vẫn tái
phạm nhiều lần thì ý thức, nhận thức của các doanh nghiệp về vấn đề này mới
chính là chìa khoá giúp tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh
nghiệp trên thị trường hiện nay.
Do vậy, để làm được điều đó, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
hiện nay cần phải áp dụng các biện pháp cụ thể sau:
Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cần thiết lập bộ phận
chuyên chăm lo về sở hữu trí tuệ, coi sở hữu trí tuệ như là một bộ phận quan
trọng trong chiến lược phát triển của mình. Phải nhận thức được rằng tài sản
trí tuệ cũng cần được quản lý chặt chẽ như các loại tài sản thông thường khác.
Một biện pháp quan trọng nhằm ngăn chặn có hiệu quả các hành vi
cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu từ phía doanh nghiệp đó
là đẩy mạnh hoạt động nhượng quyền sản xuất các hàng hóa có gắn các nhãn
hiệu có uy tín cao trên thị trường. Khi số lượng và giá cả của các hàng hóa có
uy tín, chất lượng cao trên thị trưòng không đáp ứng được nhu cầu và khả
86
năng của người tiêu dùng thì các hàng hóa này rất dễ bị làm giả, làm nhái.
Việc nhượng quyền sản xuất hàng hóa có gắn các nhãn hiệu có uy tín cao trên
thị trường sẽ giúp người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận với các sản phẩm do các
hãng sản xuất có uy tín trên thế giới với giá cả hợp lý hơn so với sản phẩm
cùng loại được sản xuất bởi chính chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp
do các chi phí về nhân công, thuế, vận chuyển… được giảm đi rất nhiều. Khi
đó, người tiêu dùng sẽ tránh được việc phải lựa chọn các loại hàng hóa, dịch
vụ cùng loại có chất lượng thấp hoặc hàng hóa, dịch vụ cùng loại nhưng
không rõ nguồn gốc. Do đó, biện pháp này sẽ góp phần ngăn chặn các hành vi
cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu trên thị trường.
Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cũng cần đẩy mạnh hơn nữa
cải tiến công nghệ, đưa ra các mẫu mã ký hiệu có hàm lượng công nghệ cao,
bảo đảm tính an toàn cho các sản phẩm của doanh nghiệp mình, để tội phạm
khó có thể thực hiện các hành vi xâm pham, làm nhái nhãn hiệu hàng hóa.
Đồng thời cần chú trọng nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
Trước khi tiến hành đăng kí nhãn hiệu cho các sản phẩm của mình,
các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cần tìm hiểu kĩ càng, rà soát các nhãn
hiệu đã được đăng kí trước đó cho các hàng hóa, dịch vụ cùng loại, nhằm
tránh đăng kí các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu đã được
bảo hộ. Doanh nghiệp có thể thực hiện công việc này thông qua dịch vụ tra
cứu tại Cục Sở hữu trí tuệ cũng như dựa vào sự tư vấn của các công ty tư vấn,
đại diện về sở hữu công nghiệp.
Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh là chủ sở hữu của các nhãn
hiệu đã được cấp Giấy chứng nhận đăng kí cũng cần phải thường xuyên tự
mình hoặc thông qua các công ty đại diện sở hữu công nghiệp theo dõi thường
xuyên các Công báo được xuất bản hàng tháng bởi Cục Sở hữu trí tuệ nhằm
sớm phát hiện các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với
nhãn hiệu của mình, gửi đơn khiếu nại đến Cục SHTT nhằm ngăn chặn ngay
87
từ đầu các hành vi nhái nhãn hiệu hàng hóa của các sản phẩm cùng loại. Việc
làm này rất quan trọng trong việc ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không
lành mạnh trong hoạt đông đăng kí nhãn hiệu tại Việt Nam.
Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nên phân tán việc kiểm soát
các vi phạm bằng cách đẩy mạnh kênh phân phối hàng hóa. Việc cung cấp
hàng hóa theo những kênh phân phối nhất định dẫn đến bất cứ nơi nào khách
hàng dễ dàng chọn lựa và mua hàng hơn và việc cạnh tranh không lành mạnh
sẽ khó có cơ hội phát triển.
Tăng cường việc phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng. Khi
bị xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, các tổ chức, cá
nhân phải chủ động cung cấp thông tin về hàng hóa, các chứng cứ về hành vi
vi phạm cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý để các cơ quan chức
năng có đủ cơ sở xử lý, sớm ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành
mạnh này. Hơn nữa, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cũng cấn tích cực
tham gia các hội thảo chuyên đề về sở hữu công nghiệp được tổ chức tại các
cơ quan này để nhận được các giải đáp về các vấn đề còn thắc mắc và biết
cách phòng vệ chính đáng trước các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Tăng cường mối quan hệ mật thiết với người tiêu dùng. Trong kinh
doanh, người tiêu dùng đóng góp một vai trò rất quan trọng đối với sự phát
triển của doanh nghiệp. Trong công tác đấu tranh chống các hành vi cạnh
tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu cũng vậy, để có được các
thông tin nhanh nhất, chính xác nhất về các sản phẩm vi phạm trên thị trường,
doanh nghiệp cần có sự hợp tác, hỗ trợ từ phía người tiêu dùng, bởi người tiêu
dùng là người trực tiếp sử dụng sản phẩm nên họ hiểu rõ hơn ai hết về chất
lượng của sản phẩm. Cách tốt nhất để có được thông tin phản hồi từ phía
người tiêu dùng đó là thành lập các đường dây nóng về chống hàng giả, hàng
nhái nhãn hiệu. Thông tin về đường dây nóng phải được thể hiện rõ trên bao
bì sản phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tổ chức các buổi hội nghị
88
khách hàng nhằm giải đáp các thắc mắc của người tiêu dùng về các sản phẩm
của mình, để họ có thể nhận biết được đâu là sản phẩm thật của công ty, đâu
là sản phẩm bị nhái do hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp trong công tác chống các
hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp nói
chung và liên quan đến nhãn hiệu nói riêng. Để chống lại các hành vi cạnh
tranh không lành mạnh ngày càng tinh vi hơn hiện nay, thì việc phối hợp với
các cơ quan chức năng hay người tiêu dùng là chưa đủ mà các doanh nghiệp
cần hợp tác chặt chẽ với nhau thông qua các diễn đàn doanh nghiệp, các hiệp
hội các nhà sản xuất trong cùng ngành. Các diễn đàn, hiệp hội này sẽ có đủ
sức mạnh kinh tế để chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh có ảnh
hưởng đến các thành viên trong hiệp hội cũng như tạo tiếng nói đủ trọng
lượng để khiếu kiện lên các cơ quan có thẩm quyền và phối hợp hoạt động
một cách có hiệu quả với các cơ quan này.
4. Các giải pháp khác
a. Công khai và bài trừ một cách rộng rãi đối với hàng hóa có hành
vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu
Điều quan trọng nhất đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đó
là làm sao để tối đa hóa lợi nhuận, hay nói khác đi là làm sao để tối đa hóa số
lượng hàng hóa bán ra cho người tiêu dùng. Do vậy, việc xử lý các hành vi
cạnh tranh không lành mạnh liên quan sở hữu công nghiệp nói chung và liên
quan đến nhãn hiệu nói riêng của các doanh nghiệp vi phạm cần được công
khai rộng rãi thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Điều này, sẽ
giúp người tiêu dùng loại trừ các hàng giả, hàng nhái ra khỏi sự lựa chọn của
mình và làm giảm doanh số hàng bán ra của các doanh nghiệp, làm giảm sút
uy tín của doanh nghiệp. Cách làm này sẽ có tác động rất mạnh đối với các
chủ thể có ý định sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu
89
công nghiệp nói chung, qua đó góp phần làm giảm tình trạng sản xuất, buôn
bán loại hàng này.
b. Xã hội hoá hoạt động chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan
tới sở hữu công nghiệp nói chung cũng như liên quan tới nhãn hiệu nói riêng
Kinh nghiệm của các nước, đặc biệt là các quốc gia phát triển cho thấy,
vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp là rất lớn trong việc ngăn chặn
các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung, trong đó có hành vi
cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu. Xã hội hóa hoạt động
này tạo ra một cơ chế xử lý chủ động thay vì một cơ chế bị động thông qua
các cơ quan quản lý nhà nước cũng như Tòa án. Ngoài ra, cơ chế này còn
giúp phòng ngừa từ xa và hạn chế các hành vi xâm phạm có thể xảy ra. Vì
vậy, trong thời gian tới Việt Nam cần tích cực triển khai và đẩy mạnh việc xã
hội hóa hoạt động xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan
đến nhãn hiệu thông qua các hiệp hội quản lý tập thể, các tổ chức xã hội -
nghề nghiệp, các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm tạo ra một
cơ chế xử lý chủ động.
c. Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế và
các quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ
Việc mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế và các nước
trong lĩnh vực SHTT có thể giúp Việt Nam tranh thủ sự giúp đỡ về kỹ thuật,
tổ chức và kinh nghiệm, nhằm nâng cao năng lực thự thi quyền SHTT nói
chung và xử lý, ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan
đến nhãn hiệu nói riêng. Do đó, nhiệm vụ cấp thiết hiện nay đối với Việt Nam
là nhanh chóng đàm phán và ký kết các hiệp định song phương và đa phương
liên quan đến SHCN nói chung và cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến
nhãn hiệu nói riêng.
90
KẾT LUẬN
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện
nay, sở hữu trí tuệ được xem như hàn thử biểu thể hiện mức độ phát triển của
nền kinh tế quốc gia. Do đó, việc xây dựng được một hệ thống các quy định
pháp luật liên quan đến sở hữu trí tuệ nói chung và các quy định xử lý các
hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nói riêng là
một việc làm hết sức quan trọng.
Qua việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá, so sánh và đối chiếu các văn
bản quy phạm pháp luật khác nhau về cạnh tranh không lành mạnh liên quan
đến nhãn hiệu, có thể thấy rằng hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt
Nam khá tương thích và phù hợp với pháp luật của các quốc gia trên thế giới
và các điều ước quốc tế quan trọng có liên quan. Tuy nhiên, bên cạnh đó,
pháp luật sở hữu trí tụê Việt Nam vẫn còn có nhiều hạn chế: chưa rõ ràng, vẫn
còn có sự chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.
Bên cạnh hệ thống luật pháp về sở hữu trí tuệ thì hệ thống các cơ quan
thực thi cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc xử lý và ngăn chặn các
hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp nói
chung và liên quan đến nhãn hiệu nói riêng. Trong thời gian qua, mặc dù các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm đã mở rộng công tác đấu
tranh chống cạnh tranh không lành mạnh nhưng có thể nhận thấy rằng các
hoạt động này chưa thực sự hiệu quả, các biện pháp xử lý chưa thực sự có tác
dụng răn đe đối với các đối tượng vi phạm.
Do đó, để theo kịp với những đòi hỏi thực tiễn của nền kinh tế thị
trường đặc biệt là yêu cầu hội nhập nền kinh tế thế giới, vấn đề hoàn thiện hệ
thống pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và pháp luật về chống cạnh tranh
không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu nói riêng để phù hợp, đáp ứng đầy
đủ các tiêu chuẩn của pháp luật quốc tế trở nên thực sự cấp bách. Bên cạnh
hoàn thiện hệ thống luật pháp về cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến
91
sở hữu công nghiệp nói chung và nhãn hiệu nói riêng, thì việc tăng cường
hiệu quả hoạt động của hệ thống thực thi pháp luật cũng cần được chú trọng.
Để làm được điều này, cần có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các cơ
quan thực thi khác nhau, cùng với sự hợp tác tích cực từ phía các doanh
nghiệp và người tiêu dùng tại Việt Nam.
Với thời gian và phạm vi nghiên cứu còn hạn chế nên khóa luận còn
nhiều hạn chế và chưa thể đi sâu vào phân tích các vấn đề một cách sắc nét.
Do vậy, khoá luận hi vọng sẽ nhận được những đóng góp quý báu của các
thầy cô trong trường cũng như của bạn đọc.
Trong thời gian thực hiện đề tài, em đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều
kiện rất nhiều từ phía nhà trường, cô giáo hướng dẫn khóa luận. Em xin gửi
lời cảm ơn sâu sắc tới thầy cô trong nhà trường và đặc biệt là cô giáo, ThS Lê
Thị Thu hà đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo để em có thể hoàn thành
khóa luận này.
92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
[1]. Lê Anh Tuấn (2005), “Một số quy định về chống cạnh tranh không lành
mạnh theo luật cạnh tranh Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số
10/2005.
[2]. Phạm Văn Lợi, Lê Thị Hoàng Oanh, Nguyễn Văn Cương, Hoàng Thế
Anh, Vũ Thị Hiệp (9/2005), “Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ở
Việt Nam: những vấn đề lí luận và thực tiễn”, Bộ Thương mại, Hà nội.
[3]. Nguyễn Thị Thu Hà (2004), “Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại các nước
phát triển_ những kinh nghiệm và khả năng ứng dụng ở Việt Nam”, Luận văn
Thạc sĩ luật học, Hà Nội.
[4]. Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, Th.S Nguyễn Ngọc Sơn (2006), “Pháp
luật cạnh tranh tại Việt Nam”, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.
[5]. TS Phùng Trung Tập (2004), “Các yếu tố của quyền Sở hữu trí tuệ”, Nhà
xuất bản Tư pháp, Hà Nội.
[6]. JPO (2002), “Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa_ Cẩm nang dành cho doanh
nhân”, Hà Nội, tr15
[7]. Cục Sở hữu công nghiệp (1998), “Chiến lược phát triển và hoạt động sở
hữu công nghiệp tại Việt Nam đến năm 2010”, Hà Nội
[8]. Mark Davision (1996), “Sở hữu trí tuệ quốc tế (bao gồm Hiệp định
TRIPS - WTO)”, Hội thảo về Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội.
[9]. Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO (2005) Pub. No 888 ISBN 92-805-
1432-6, “Cẩm nang sở hữu trí tuệ: chính sách, pháp luật và áp dụng”.
[10]. Shahid Alikhan, “Lợi ích kinh tế - xã hội của việc bảo hộ sở hữu trí tuệ
ở các nước đang phát triển”, Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO.
93
[11]. KS. Lê Văn Kiều, PGS.TS. Đoàn Năng (2007), “215 câu hỏi – đáp
pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp”, Chương trình hợp tác đặc
biệt Việt Nam -Thụy Sĩ về sở hữu trí tuệ, Hà Nội.
[12]. Bộ Kế hoạch và đầu tư, Trung tâm thông tin kinh tế-xã hội quốc gia
(2005), “Doanh nghiệp Việt Nam với vấn đề thương hiệu trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế”, Nhà xuất bản Thống kê.
[13]. Kamil Idris (2005), “Sở hữu trí tuệ, một công cụ đắc lực để phát triển
kinh tế”, Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO.
[14]. Kỷ yếu Hội thảo về thực trạng cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam
do Cục Quản lý cạnh tranh tổ chức tại Hà Nội vào ngày 16/08/2007.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH QUY ĐỊNH CẠNH TRANH
KHÔNG LÀNH MẠNH LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU
[15]. Bộ Luật dân sự 2005.
[16]. Luật Sở hữu trí tuệ 2005, 29/11/2005.
[17]. Luật Cạnh tranh 2004, 03/12/2004.
[18]. Bộ Luật hình sự 1999, 21/12/1999.
[19]. Luật Hải quan 2001, 29/06/2001.
[20]. Luật mẫu về nhãn hiệu, tên thương mại và các hành vi cạnh tranh không
lành mạnh cho các nước đang phát triển, WIPO.
[21]. Công ước Paris 1883 về bảo hộ SHCN.
[22]. Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa kỳ.
[23]. Hiệp định TRIPS.
[24]. Nghị định 54/2000/NĐ-CP về Bảo hộ quyền Sở hữu công nghiệp đối với
bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống
cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới SHCN, 03/10/2000.
94
[25]. Nghị định số 120/2005/NĐ-CP Quy định về xử lý vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực cạnh tranh, 30/09/2005.
[26]. Nghị định số 106/2006/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về
sở hữu công nghiệp, 22/09/2006.
[27]. Nghị định 105/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tụê và quản lý
nhà nước về sở hữu trí tuệ.
[28]. Nghị định số 103/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công
nghiệp, 22/09/2006.
[29]. Nghị định số 05/2006/NĐ-CP về việc thành lập và quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh, 09/01/2006.
[30]. Nghị định số 06/2006/NĐ-CP về việc thành lập và quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh,
09/01/2006.
[31]. Nghị định số 116/2005/NĐ-CP về việc quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Cạnh tranh, 15/09/2005.
TIẾNG ANH
[32]. Introduction to Intellectual property (1997)_ Theory and practice, Klwer
Law International Ltd, WIPO.
TÀI LIỆU TRÊN INTERNET
[33]. Cục Sở hữu trí tụê Việt Nam,
[34]. Cục Quản lý cạnh tranh Việt Nam,
95
[35]. Lanham Act – US code 15, (1946-1998), Art. 1127,
[36]. Intellectual Property Code of France (1992-1996), Art. L711-1,
[37]. Trademark Law of PRC (1998-2001). Art 3,
[38]. Intellectual property and Private International Law (1998),
[39]. “Công ty may Việt Tiến nâng cao hoạt động sở hữu trí tuệ”, 09/04/2009,
&id=1265
[40]. “Chống cạnh tranh không lành mạnh còn nhẹ tay”, 21/08/2007,
lanh-manh-con-nhe-tay.11472.html.
[41]. “Vai trò và hoạt động của Quản lý thị trường trong công tác thực thi
quyền quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam”, 08/01/2006,
[42]. “Công tác kiểm tra kiểm soát thị trường năm 2008”, 13/04/2009,
3.
[43]. “Lần đầu tiên xử lý hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh”,
11/11/2006,
[
44]. “Phân biệt giữa cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm quyền sở hữu trí
tuệ”, 09/12/2008,
[45]. “Luật Cạnh tranh, băn khoăn chuyện thực hiện”, 02/08/2005,
96
[46]. “Cạnh tranh không lành mạnh trên thương trường: SOS!”, 15/10/2007,
13236.
[47]. “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: Phải thực hiện từ biên giới”, 26/04/2009,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4764_5013.pdf