Trong quy trình quản trị rủi ro tín dụng thì việc chấm điểm và xếp hạng tín
dụng nội bộ là một phần quan trọng trong quy trình cấp tín dụng nhằm sàng lọc, lựa
chọn và đánh giá rủi ro khách hàng. Đây là công việc bắt buộc phải thực hiện trong
quá trình cấp tín dụng cho khách hàng. Cũng giống như các ngân hàng thương mại
khác, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank được xây dựng nhằm mục
đích đánh giá uy tín, chất lượng của khách hàng vay vốn tại ngân hàng. Từ đó, có
những chính sách phù hợp đối với từng đối tượng khách hàng nhằm hạn chế rủi ro,
nâng cao CLTD cho Agribank.
Công tác chấm điểm và xếp hạng tín dụng được thực hiện vào thời điểm trước
cho vay và định kỳ 6 tháng/lần. Hệ thống này được áp dụng thống nhất áp dụng trên
toàn hệ thống Agribank, đây là phần mềm được Agribank đặt hàng của các chuyên
gia và được hỗ trợ trong menu của chương trình kế toán nội bộ IPCAS. Định kỳ,
cán bộ tín dụng sẽ dựa vào thông tin theo yêu cầu của hệ thống và báo cáo tài chính
do khách hàng cung cấp, sẽ tiến hành nhập liệu thông tin vào hệ thống. Hệ thống sẽ
tự động chấm điểm dựa theo những tiêu chí đã được lập trình sẵn.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ bao gồm các thành phần sau:
- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ dành cho Doanh nghiệp.
- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ dành cho Hộ kinh doanh, cá thể.
Tuy nhiên, tại Agribank chỉ mới áp dụng chủ yếu hệ thống XHTD nội bộ dành
cho Doanh nghiệp, còn hệ thống XHTD dành cho hộ kinh doanh, cá thể ít được áp
dụng do cơ sở dữ liệu cũng như các chỉ tiêu đánh giá có thiếu và sơ sài. Hệ thống
XHTD dành cho doanh nghiệp cũng đang được tiếp tục hoàn thiện và sử dụng,
Agribank hiện nay vẫn đang giao cho các bộ phận quản trị rủi ro và Trung tâm IT
hoàn thiện phần mềm, cập nhật hệ thống chấm điểm nhằm tạo điều kiện đánh giá
khách hàng được đầy đủ và chính xác hơn từ đó có các chính sách tín dụng phù hợp
hơn với khách hàng.
131 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1129 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chất lượng tín dụng ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án bộ.
3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng và dự án đầu tư,
phương án sản xuất kinh doanh
Thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh xin vay vốn của khách
hàng chính là việc đưa ra những nhận định về khả năng trả nợ của dự án, phương án
đó. Để chất lượng thẩm định dự án, phương án đạt chất lượng chi nhánh cần bố trí
những cán bộ có trình độ, kinh nghiệm trong nghiệp vụ tín dụng, thường xuyên tổ
chức các buổi thảo luận và khoá học về thẩm định dự án để cập nhật thông tin, cách
thức thẩm định dự án. Áp dụng công nghệ phần mềm về thẩm định dự án, trên cơ sở
đó để đưa ra các kết quả chính xác và nhanh chóng.
Thẩm định dự án có nhiều lĩnh vực khác nhau, cán bộ làm công tác thẩm
định cần tham khảo và tìm hiểu các thông tin, dự án cùng lĩnh vực đầu tư để đưa ra
các nhận định chính xác.
Để đánh giá tính hiệu quả của dự án, trong quá trình thẩm định dự án cần
phải thẩm định sự uy tín, khả năng tài chính của khách hàng. Trong quá trình thẩm
định cần đánh giá dự án trên phương án động, các tình huống có thể xảy ra, trên cơ
sở đó để so sánh và đánh giá độ nhạy của dự án đó để xem xét quyết định cho vay.
Thẩm định tài chính giúp cho ngân hàng đánh giá đúng thực trạng tài chính
của khách hàng trước khi có quyết định đầu tư, chẳng hạn chỉ xét duyệt cho vay đối
với các dự án khả thi và khách hàng có đủ nguồn vốn tự có tham gia như cam kết
sẽ hạn chế được rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Trong thẩm định các dự án đầu tư, tình trạng nâng giá trị thực tế của dự án để
được vay nhiều hơn, thuê đất nhiều hơn khá phổ biến. Điều này đã dẫn đến rủi ro
bởi vốn tự có tham gia thực sự của khách hàng vay chiếm tỷ lệ thấp dẫn đến trách
nhiệm của khách hàng không cao, đồng thời khi rủi ro xảy ra thì khả năng thu hồi
được nợ đã giảm sút. Để đảm bảo xác định khách quan và chính xác giá trị tài sản
bảo đảm, cần thuê một tổ chức định giá hoặc kiểm toán độc lập, có uy tín để thực
hiện việc kiểm toán toàn bộ việc thanh quyết toán giá trị công trình và định giá tài
sản và giải ngân đối ứng theo tiến độ công trình.
RRTD thường bắt đầu từ những phân tích và thẩm định tín dụng không cẩn
trọng và thiếu chính xác dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm. Đây là bước
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
88
cực kỳ quan trọng và đảm bảo hạn chế RRTD với hiệu quả cao nhất, ít tổn thất nhất.
Quá trình thẩm định cần đáp ứng được yêu cầu về chất lượng phân tích và thời gian
ra các quyết định, đảm bảo sự cẩn trọng hợp lý trên cơ sở phân tích lợi nhuận và rủi
ro cũng như đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng phục vụ khách hàng. Giải
quyết các đòi hỏi này cần thực hiện:
Để thực hiện tốt yêu cầu này, cần chú trọng đến phân tích định lượng, lượng
hóa mức độ rủi ro của khách hàng qua đánh giá các số liệu, đồng thời kết hợp với
phân tích định tính (phân tích môi trường vĩ mô, vi mô, môi trường nội bộ của
khách hàng, lịch sử quan hệ tín dụng với ngân hàng) để nhận ra những rủi ro tiềm
tàng và khả năng kiểm soát, hạn chế những rủi ro đó của ngân hàng. Ứng dụng và
hoàn thiện hệ thống cho điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng. Thông qua việc sử
dụng các mô hình định lượng, mức độ rủi ro sẽ được lượng hóa hợp lý, phản ánh
một cách rõ ràng hơn mức độ rủi ro của các khoản vay dự kiến và xây dựng những
biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trước khi cấp tín dụng với khách hàng. Nỗ
lực xác định giới hạn tín dụng hợp lý sẽ giúp cho chi nhánh luôn ở thế chủ động và
có giải pháp kiểm soát RRTD một cách hiệu quả.
Trên cơ sở giới hạn tín dụng đã được phê duyệt, trong từng lần cấp tín dụng
nên tập trung phân tích rủi ro của chính phương án vay đó để giảm bớt thời gian xử
lý các giao dịch. Trong phân tích này, cần tập trung đến tính pháp lý của phương
án/dự án vay, đến nguồn cung cấp, thị trường và khả năng tiêu thụ,Đồng thời cần
đưa ra những rủi ro dự kiến, khả năng kiểm soát của ngân hàng và kịch bản xử lý
khi những tình huống xấu xảy ra.
Cần phối kết hợp chặt chẽ các điều kiện tín dụng trong hợp đồng tín dụng
như lãi suất, tỷ lệ vốn tự có tham gia phương án/dự án, các tài sản bảo đảmđể
đảm bảo lợi ích thu được phải tương xứng với mức độ rủi ro. Dựa trên mức lãi suất
cơ bản của ngân hàng đã ban hành và chi phí vốn của mình, chi nhánh chủ động xác
định mức lãi suất phù hợp đối với từng khách hàng, đồng thời cần xây dựng biểu lãi
suất theo thang bậc sử dụng vốn vay của khách hàng. Các khách hàng có mức độ
xếp hạng tín dụng càng thấp thì cần nâng tỷ lệ tham gia của vốn tự có, cần lựa chọn
những tài sản bảo đảm có tính thanh khoản caoCác điều kiện pháp lý trong hợp
đồng tín dụng càng chặt chẽ càng đảm bảo các quyền lợi của ngân hàng khi rủi ro
xảy ra, đồng thời nâng cao trách nhiệm của khách hàng trong sử dụng vốn vay, hạn
chế rủi ro xảy ra.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
89
Đối với những món vay không quá phức tạp như cho vay dự án, ngân hàng
cần áp dụng những kỹ thuật phân tích theo nguyên tắc thẩm định 5C nhằm thẩm
định khách hàng một cách tốt hơn:
-Thứ nhất, CHARACTER (Uy tín, thái độ của khách hàng)
Đây là ấn tượng chung khách hàng để lại đối với ngân hàng. Ấn tượng này
có thể là khá chủ quan. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, đối với nhiều ngân hàng,
thái độ của khách hàng là yếu tố quyết định liệu một khoản vay nhỏ có được phê
duyệt hay không. Các vấn đề chủ yếu liên quan đến thái độ đáng ngờ bao gồm: sự
thiếu hợp tác với ngân hàng, lừa dối, các vụ kiện tụng và thua lỗ. Thời gian, chi phí
kiện tụng và chi phí cơ hội có thể phát sinh do khoản vay gặp vấn đề có thể lớn hơn
nhiều so với thu nhập dự tính. Ngoài ra, một số yếu tố định tính khác như trình độ
học vấn, kinh nghiệm điều hành kinh doanh, phẩm chất cá nhân của khách hàng
cũng được xem xét.
- Thứ hai, CAPACITY (Năng lực)
Năng lực cụ thể ở đây là khả năng điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh
và hoàn trả khoản vay thành công của khách hàng. Đây được coi là chỉ tiêu quan
trọng nhất trong mô hình 5C. Đánh giá năng lực được dựa trên việc đánh giá các
yếu tố: kinh nghiệm điều hành, báo cáo tài chính quá khứ, sản phẩm, tình hình hoạt
động trên thị trường và khả năng cạnh tranh. Từ đó, ngân hàng dự tính được luồng
tiền sẽ được sử dụng để trả nợ, thời gian trả nợ và xác suất trả nợ thành công của
khách hàng. Việc đánh giá lịch sử các khoản vay và thanh toán các khoản vay, dù là
của cá nhân hay các khoản vay thương mại cũng được coi là thông tin dự báo cho
khả năng chi trả trong tương lai.
-Thứ ba, CAPITAL (Vốn)
Là số vốn khách hàng đầu tư vào doanh nghiệp. Ngân hàng sẽ yên tâm hơn
nếu khách hàng có vốn chủ sở hữu đủ lớn. Vốn chủ sở hữu có thể được huy động trong
quá trình hoạt động, giúp đảm bảo cho trạng thái khoản vay của ngân hàng. Ngân hàng
cũng nhìn nhận vốn chủ sở hữu như là chỉ báo của mức độ cam kết cũng như mức rủi ro
của khách hàng đối với kinh doanh của mình và sẽ cảm thấy thoải mái hơn nếu biết
khách hàng sẽ mất rất nhiều nếu công việc kinh doanh của họ không thành công. Sẽ tốt
hơn nếu nguồn vốn này được lấy từ chính tài sản của cổ đông.
-Thứ tư, COLLATERAL (Tài sản thế chấp)
Tài sản thế chấp hay sự bảo lãnh của bên thứ ba là một hình thức khác mà
khách hàng có thể đảm bảo với ngân hàng. Ngân hàng có thể xử lý tài sản thế chấp
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
90
của khách hàng khi khách hàng bị phá sản hoặc mất khả năng chi trả nợ. Ngân hàng
được đảm bảo quyền ưu tiên xử lý tài sản thế chấp của khách hàng trước các chủ nợ
khác. Ngân hàng cũng có thể yêu cầu khách hàng sử dụng các tài sản cá nhân khác
ngoài công ty làm tài sản thế chấp. Đối với ngân hàng, đây là sự đảm bảo và là
nguồn trả nợ thay thế ngoài dòng tiền trả nợ dự tính. Trong một số trường hợp ngân
hàng có thể yêu cầu bên bảo lãnh thứ ba ký giấy bảo lãnh cam kết sẽ thanh toán
khoản vay nêu công ty (bên được bảo lãnh) không thể trả nợ.
-Thứ năm, CONDITIONS (Các điều kiện khác)
Liên quan đến hoàn cảnh kinh tế của từng địa phương. Khoản vay sẽ được sử
dụng để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động, mua sắm máy móc hay dự trữ nguyên vật
liệu, hàng tồn kho hay không? Nếu nền kinh tế bị suy thoái, doanh số của công ty có
bị ảnh hưởng nặng nề hay không? Ngân hàng phải đánh giá tình hình kinh tế trong
và ngoài nước, phân tích ngành kinh doanh doanh nghiệp đang hoạt động cũng như
các ngành hoạt động liên quan có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Từ đó, có
những biện pháp để phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro.
3.2.4. Nâng cao công tác tổ chức
Cùng với sự tăng trưởng của kinh tế thì dư nợ theo đó cũng tăng lên qua các
năm. Tuy nhiên, năng lực quản lý khách hàng của cán bộ tín dụng thì có hạn, chỉ
quản lý được một số lượng khách hàng nhất định. Do đó, nhà quản lý tại Agribank
TT-Huế cần luôn đảm bảo đủ số lượng cán bộ làm công tác tín dụng phù hợp
nhằm tạo đảm bảo điều kiện cho các cán bộ có đủ thời gian để vừa có thể tiếp xúc
khách, tăng trưởng dư nợ, vừa có thể kiểm soát, quản lý khoản vay một cách đầy đủ,
chặt chẽ từ khi phát sinh đến khi thu hồi nợ.
Một vấn đề cũng khá quan trọng trong việc phát triển đội ngũ cán bộ tín dụng,
đó chính là đạo đức nghề nghiệp. Vì dù chuyên môn có giỏi đến đâu nhưng thiếu
đạo đức nghề nghiệp thì sớm hay muộn cũng sẽ dẫn đến nhiều sai phạm, ảnh hưởng
đến CLTD và có thể gây nhiều hậu quả xấu cho ngân hàng. Do đó chi nhánh cần
thường xuyên hoặc định kỳ tổ chức các buổi hội thảo liên quan đến vấn đề đạo đức
nghề nghiệp - rủi ro tín dụng để cán bộ nhận viên có thể nhận thức được những ảnh
hưởng, hậu quả do việc không thực hiện đúng đạo đức nghề nghiệp và những tác
động tiêu cực của nó đến CLTD của ngân hàng.
Ngoài ra, để nâng cao CLTD của ngân hàng cần không ngừng đổi mới công
tác tổ chức, cần nâng cao trách nhiệm của cán bộ tín dụng, gắn trách nhiệm với
quyền lợi của cán bộ làm công tác tín dụng. Nên có chế độ thưởng phạt rõ ràng do
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
91
cán bộ tín dụng luôn đối mặt với rủi ro cần phải có chế độ tiền lương đặc biệt, cơ
chế khen thưởng, đãi ngộ cho từng cá nhân, tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
trong từng quý, kỳ cụ thể để khuyến khích người làm công tác tín dụng cố gắng ,
phấn đấu không ngừng nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ, tránh xảy ra rủi ro đạo đức
nghề nghiệp . Ngân hàng cần thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến
cơ chế chính sách, giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ nhân viên nói chung và
cán bộ tín dụng nói riêng, để mọi người hiểu và chấp hành đúng quy trình nghiệp
vụ. Ngoài ra, ngân hàng cũng phải có những biện pháp kỷ luật, điều chuyển, cho
thôi việc những cán bộ không làm tròn trách nhiệm, thiếu kiến thức chuyên môn
nghiệp vụ, vi phạm những lỗi về đạo đức nghề nghiệp làm ảnh hưởng đến uy tín, sự
phát triển của chi nhánh và có thể truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây thiệt hại lớn
cho ngân hàng.
Chuẩn hoá cán bộ tín dụng: cán bộ tín dụng có một vai trò rất quan trọng đối
với hoạt động của ngân hàng, có thể mang lại lợi nhuận cho ngân hàng và cũng đem
đến rủi ro cho ngân hàng. Do vậy để hạn chế rủi ro trong công tác tín dụng ngay từ
khâu tuyển dụng cán bộ làm công tác tín dụng cần phải chặt chẽ và có một số tiêu
chuẩn cơ bản sau:
- Được đào tạo chính quy, đúng chuyên ngành ở các trường đại học có uy tín.
- Có phẩm chất đạo đức: đây chính là tiêu chuẩn quan trọng đối với cán bộ tín
dụng, quyết định đến vấn đề rủi ro đạo đức trong kinh doanh.
- Hiểu biết về xã hội và kỹ năng giao tiếp: yếu tố giúp cho khách hàng và ngân
hàng hiểu nhau hơn, làm cho khách hàng có thiện cảm với ngân hàng, gắn bó với
ngân hàng. Với kỹ năng giao tiếp tốt cán bộ tín dụng có thể tìm hiểu thêm được
nhiều thông tin về khách hàng để phục vụ cho quá trình xử lý nghiệp vụ.
3.2.5. Hoàn thiện hoạt động thu thập thông tin tín dụng
Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thì kênh cung cấp thông tin tín dụng
là hết sức quan trọng. Thông tin tín dụng có thể thu được từ các nguồn sẵn có ở
ngân hàng (Hồ sơ vay vốn, thông tin giữa các tổ chức tín dụng, phân tích của cán bộ
tín dụng,...), từ khách hàng (theo chế độ báo cáo định kỳ hoặc phản ánh trực tiếp),
từ các cơ quan chuyên môn về thông tin tín dụng ở trong nước và ngoài nước từ các
nguồn thông tin khác. Số lượng, chất lượng của thông tin thu nhận được có liên
quan đến độ chính xác trong việc phân tích, nhận định tình hình thị trường, khách
hàng...để đưa ra những quyết định phù hợp. Vì vậy thông tin càng đầy đủ, nhanh
nhạy, chính xác và toàn diện thì khả năng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
92
doanh càng lớn, CLTD càng cao. Do đó, để nâng cao hệ thống cung cấp thông tin
tín dụng nhằm phục vụ tốt cho công tác thẩm định khách hàng, kiểm tra và giám sát
khách hàng vay vốn nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTM.
Ngân hàng nhà nước cần quan tâm thực hiện một số giải pháp sau:
Agribank TT-Huế có thể chủ động thu thập thông tin từ các nguồn sẵn có ở
ngân hàng như hồ sơ vay vốn, thông tin giữa các tổ chức tín dụng, phân tích của cán
bộ tín dụng và từ khách hàng
Hiện nay đa số cán bộ tín dụng khi làm hồ sơ vay cho khách hàng thường sử
dụng thông tin báo cáo tài chính không chính xác (báo cáo tài chính do công ty tự
làm), để có thể đáp ứng được nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp thì thông thường
doanh nghiệp sẽ điều chỉnh một số các thông tin trong báo cáo tài chính từ đó ảnh
hưởng đến kết quả phân tích của ngân hàng khi xét duyệt cho vay. Thông tin tài
chính của khách hàng thiếu chính xác và trung thực, có thể gây rủi ro cho ngân hàng
vì đa số những trường hợp này khách hàng sẽ vay vượt quá năng lực của mình. Khi
thị trường có biến động khách hàng sẽ bị tác động mạnh hơn dẫn đến dễ xảy ra nợ
quá hạn, làm ảnh hưởng đến CLTD của ngân hàng. Do đó để đảm bảo an toàn khi
ngân hàng tiến hành phân tích báo cáo tài chính của khách hàng cần phải sử dụng
các loại thông tin có tính chính xác cao như báo cáo tài chính đã được kiểm toán,
báo cáo tài chính khai thuế,
Đối với các khách hàng vay vốn tại Agribank TT-Huế cần thực hiện chính sách
kiểm soát dòng tiền thông qua tài khoản của khách hàng tại Agribank TT-Huế, tức là
mọi giao dịch như chuyển tiền thanh toán cho người bán, hoặc người mua trả tiền qua
ngân hàng cần phải thực hiện thông qua tài khoản tại Agribank TT-Huế, giúp ngân
hàng nắm rõ hơn thông tin về việc sử dụng vốn của khách hàng, năng lực kinh doanh
của khách hàng, cũng tiến hành thu nợ của khách hàng khi xảy ra nợ quá hạn.
3.2.6. Nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ là một trong những công tác rất quan
trọng nhằm kiểm tra việc thực hiện đúng các chính sách, quy trình tín dụng đối với
khách hàng, tính đầy đủ và xác thực của hồ sơ vay vốn, hạn chế rủi ro tín dụng do
cán bộ tín dụng cố ý hay là vô tình làm sai, giúp phát hiện các rủi ro tiềm ẩn để cảnh
báo cho các phòng ban, cán bộ tín dụng và có những hướng khắc phục nhằm tránh
rủi ro cho ngân hàng. Do đó, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ như là lá chắn cuối
cùng để đảm bảo an toàn tín dụng.
Để nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nhằm hạn chế RRTD, chi nhánh
cần thực hiện một số biện pháp sau:
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
93
- Tăng cường những cán bộ có trình độ, đã qua nghiệp vụ tín dụng để bổ sung
cho phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
- Thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, luật pháp cho cán bộ
phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
- Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng linh
hoạt các biện pháp kiểm tra tuỳ thuộc vào từng thời điểm, từng đối tượng và mục
đích của kiểm tra.
- Cần có sự làm rõ trách nhiệm của bộ phận kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong
chi nhánh đối với các dự án vay vốn, các khoản vay.
3.2.7. Hiện đại hoá hệ thống công nghệ ngân hàng
Agribank TT-Huế cần tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hơn các quy trình nghiệp
vụ của mình, hiện đại hóa công nghệ, phấn đấu đưa trình độ công nghệ tới tất cả các
dịch vụ ngân hàng, và lĩnh vực công nghệ ứng dụng trong nghiệp vụ tín dụng ngân
hàng phải đạt ở trình độ tự động hóa cao. Do đó, trong thời gian tới NHNo&PTNT
Việt Nam phải có sự đầu tư thích đáng vào công nghệ thông tin trong các hoạt động
tín dụng nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung.
Hiện nay, Agribank TT-Huế đã trang bị những máy tính có tốc độ xử lý cao,
công suất truy suất lớn của các hãng máy tính có thương hiệu uy tín trên thế giới
như IBM, COMPAQ, DELLtuy nhiên được trang bị theo từng giai đoạn khác
nhau dẫn đến sự không đồng bộ về cấu hình cũng như sự phân bỗ ở các phòng ban,
chi nhánh cấp 2, ảnh hưởng không ít đến hoạt động kinh doanh ngân hàng và hoạt
động tín dụng. Chính vì vậy, trong thời gian tới Agribank TT-Huế cần có chính sách
trang bị đồng bộ hệ thống máy tính trong ngân hàng nhằm khắc phục những nhược
điểm nêu trên. Bên cạnh đó, cần coi trọng tính đồng bộ và hệ thống mở để có thể
nâng cấp, phát triển lâu dài mà không bị lạc hậu về kỹ thuật. Thiết bị nối mạng phải
tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc tế, có khả năng ghép nối một cách dễ dàng mà không
bị hạn chế về tốc độ đường truyền và bảo mật.
Bên cạnh việc trang bị lại máy móc thiết bị cũng cần phải quan tâm đến việc
ứng dụng các phần mềm tín dụng, phần mềm quản lý vào trong hoạt động của mình
bởi vì nếu chỉ có trang thiết bị mà thiếu đi những phần này thì hoạt động nhập liệu,
bảo mật thông tin số liệu sẽ không mang lại hiệu quả như mong đợi. Các phần mềm
này sẽ hỗ trợ tốt cho việc xử lý các số liệu, lưu trữ tổng hợp thông tin một cách
nhanh chóng an toàn và bảo mật,...
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
94
Agribank TT-Huế cần thực hiện quản lý điều hành hoạt động tín dụng, việc
quản lý món vay, quản lý khách hàng thông qua phần mềm và nên được thực hiện
một cách tự động. Nó sẽ giúp cho hoạt động tín dụng tốt hơn, có hiệu quả hơn, thể
hiện tính minh bạch hơn. Với việc chuyển nợ quá hạn tự động, đến đúng thời hạn
món vay, nếu khách hàng không trả được nợ không trả được lãi thì máy tính tự
động chuyển món vay đó sang nợ quá hạn. Từ đó hạn chế được tình trạng cố tình
che dấu CLTD, góp phần nâng cao khả năng quản lý của ngân hàng trong hoạt động
tín dụng ngày càng tốt hơn.
3.2.8. Thực hiện tốt việc phân loại khách hàng và chính sách khách hàng
Để nâng cao hiệu quả CLTD và hạn chế RRTD, việc đánh giá phân loại khách
hàng, xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng là hết sức cần thiết. Hiện nay toàn hệ
thống Agribank đã xây dựng và thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách
hàng tại Agribank để thực hiện phân loại khách hàng. Trên cơ sở đánh giá, xếp hạng
tín dụng và phân loại khách hàng, ngân hàng sẽ có chính sách tín dụng cụ thể áp
dụng đối với từng đối tượng khách hàng, đảm bảo hiệu quả hoạt động và kiểm soát
rủi ro. Do đó, yêu cầu ngân hàng phải thực hiện xếp hạng tín dụng, phân loại khách
hàng một cách thường xuyên, nghiêm túc.
Trong việc xây dựng chính sách khách hàng, chi nhánh phải căn cứ vào nhu
cầu thực tế của từng đối tượng khách hàng khác nhau, từ đó đưa ra các chính sách
phù hợp với của từng đối tượng khách hàng và mục tiêu trong hoạt động tín dụng
của ngân hàng trong từng thời kỳ. Để thực hiện tốt điều này, ngân hàng cần bám sát
tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính cũng như năng lực quản trị của
khách hàng, triển vọng ngành nghề hoạt động, quan hệ của doanh nghiệp với ngân
hàng, đối táctừ đó làm căn cứ xếp loại doanh nghiệp được chính xác và xây dựng
chính sách khách hàng phù hợp thông qua các ưu đãi, mở rộng quan hệ hay thắt
chặt hoạt động tín dụng với khách hàng.
Agribank TT-Huế cần có chính sách, hướng giải quyết đối với khách hàng
hoạt động không hiệu quả, phát sinh nợ xấu hoặc tiềm ẩn nợ xấu. Chi nhánh cần có
những phương án với từng khách hàng cụ thể. Hướng xử lý chung là giảm dần dư
nợ hiện tại và thực hiện bằng cách kết hợp các biện pháp kiên quyết, khéo léo để thu
hồi nợ, việc cho vay mới chỉ nhằm mục đích tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thời
gian thực hiện lộ trình giảm dư nợ vay trên cơ sở các phương án kinh doanh hiệu
quả, khả thi và ngân hàng kiểm soát được nguồn thu đồng thời tăng cường tài sản
bảo đảm cho các khoản vay nhằm hạn chế rủi ro.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
95
Thực hiện tốt chính sách khách hàng sẽ tạo điều kiện tốt cho mối quan hệ giữa
ngân hàng và khách hàng, giúp chi nhánh nắm bắt được nhu cầu kịp thời của khách
hàng để có những chính sách hợp lý nhằm phát triển khách hàng, đồng thời cũng
tháo gỡ được những khó khăn giữa khách hàng và ngân hàng, hạn chế được những
rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh, là cơ sở để nâng cao CLTD.
3.2.9. Một số biện pháp xử lý nợ quá hạn, nợ xấu hiệu quả
Nếu khoản nợ để phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu có TSĐB thì ngân hàng tiến
hàng phát mãi TSĐB để thu hồi lại vốn gốc và lãi. Với những khoản nợ không có
TSĐB, đây là những khoản tín dụng thường là của các khách hàng có độ tín nhiệm cao,
lâu năm nên có thể sử dụng biện pháp phân tích khả năng thấu chi, kiểm soát được các
khoản thu nhập hoặc các khoản khác của khách hàng để tận thu một cách hiệu quả.
Trong hoạt động chi nhánh thì rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi
nhưng quan trọng là làm cách nào để chi nhánh giảm thiểu rủi ro, đồng thời không
đẩy khách hàng mình đến chỗ phá sản. Đặc biệt hiện nay, một khoản vay của khách
hàng không trả được thì cả vốn và lãi trong tổng số vốn vay của khách hàng đều
được chuyển thành nợ quá hạn. Vì vậy cùng với hoạt động cho vay chi nhánh cần
có những biện pháp khai thác, giúp đỡ khách hàng để giảm thấp thiệt hại cho cả
Ngân hàng và khách hàng đó là:
- Cơ cấu lại các khoản nợ; phân tích thực trạng các món nợ quá hạn, nợ tiềm
ẩn rủi ro và nợ đã được xử lý rủi ro để từ đó đánh giá được khả năng thu hồi thông
qua phân tích nợ có đảm bảo, không có đảm bảo, thực trạng tài sản thế chấp có thể
xử lý thu hồi nợ, phương án xử lý và vận dụng các giải pháp, chính sách của các
ban ngành liên quan trong việc sử lý nợ tồn đọng.
- Trong một số điều kiện chi nhánh có thể tăng thêm vốn vay đối với các
doanh nghiệp. Theo cách này có thể làm tăng rủi ro tín dụng đối với chi nhánh khi
khách hàng không có khả năng trả nợ. Nhưng xét về lâu dài, nếu chúng ta thấy khách
hàng có khả năng duy trì phát triển kinh doanh, đồng thời khách hàng vẫn có tinh thần
hợp tác và có trách nhiệm trả nợ thì chi nhánh bỏ vốn thêm giúp đỡ khách hàng làm ăn
có hiệu quả là cách thu hồi vốn tốt nhất. Đây cũng là cách có lợi cho cả hai bên, vừa
giúp khách hàng thoát khỏi cảnh khó khăn vừa giúp ngân hàng thu được nợ.
- Ngoài ra, đối với những khoản cho vay khó đòi thì chi nhánh cần có quan hệ
chặt chẽ với cấp, chính quyền địa phương, các ban ngành chức năng có liên quan
trong việc thu nợ, xử lý nợ, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay nhằm tăng cường khả
năng hợp tác và đẩy nhanh công tác xử lý hồ sơ khi khởi kiện ra tòa.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
96
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Hoạt động của NHTM có vai trò quan trọng đối với sự ổn định và phát triển
của nền kinh tế. Vì vậy, sự phát triển bền vững của ngân hàng được đặt ra trong
quản lý hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng nhằm tăng
trưởng, phát triển và bền vững nền kinh tế nhất là trong giai đoạn hội nhập và sự
biến động không ngừng của nền kinh tế. Nâng cao CLTD đóng vai trò quan trọng
trong hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung của của ngân
hàng. CLTD của mỗi ngân hàng phụ thuộc nhiều vào công tác quản lý hoạt động tín
dụng nhất là quản lý rủi ro tín dụng là yêu cầu cấp thiết được đặt ra. Thông qua
nghiên cứu, đánh giá hoạt động kinh doanh và phân tích CLTD của Agribank TT-
Huế, đề tài đã có những đóng góp cơ bản sau:
Đề tài đã phân tích được thực trạng CLTD tại Agribank TT-Huế theo các chi
tiêu đánh giá cho thấy CLTD tại ngân hàng đang được duy trì tốt, tỷ lệ nợ xấu được
khống chế ở mức an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế (dưới 3%), năm 2016 tỷ lệ nợ xấu
của ngân hàng duy trì chỉ ở mức 1,33%.
Thông qua kết quả khảo sát trên tất cả các cán bộ tín dụng tại Agribank TT-
Huế và kết quả của quá trình xử lý EFA, kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích
hồi quy cho thấy chất lượng tín dụng tại ngân hàng bị ảnh hưởng bới 4 nhóm chỉ
tiêu chính gồm Thông tin tín dụng, Quy trình quy chế, Chính sách tín dụng, Chất
lượng nhân sự và 3 nhóm chỉ tiêu bổ trợ gồm Kiểm tra kiểm soát nội bộ, Trang thiết
bị công nghệ, Công tác tổ chức. Và có được mô hình như sau:
Chất lượng tín dụng = 0,247*Chính sách tín dụng+0,255*Quy trình, quy chế
+ 0,056*Công tác tổ chức + 0,223*Chất lượng nhân sự
+ 0,106*Trang thiết bị công nghệ+0,261*Thông tin tín dụng
+ 0,118*Kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Trên cơ sở phân tích những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong
CLTD tại Agribank TT-Huế, tác giá đề xuất được một số giải pháp và một số kiến
nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và phát
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
97
triển nông thôn Việt Nam nhằm nâng cao CLTD của chi nhánh Thừa Thiên Huế nói
riêng và toàn hệ thống nói chung.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Chính phủ
Quốc hội cần ban hành mới và chỉnh sửa các luật kinh tế theo thông lệ quốc
tế, có tầm bao quát rộng hơn để có thể được áp dụng lâu dài. Cụ thể là: chỉnh sửa
luật các tổ chức tín dụng cho phù hợp với sự phát triển của Ngân hàng trong thời đại
mới. Đồng thời sửa đổi các luật liên quan đến như Luật doanh nghiệp, luật đất đai,
luật phá sản... tạo hành lang pháp lý đồng bộ cho hoạt động ngân hàng được an toàn
phù hợp với xu thế hội nhập của nền kinh tế. Và Nhà nước cần đưa ra các chính
sách ngoại giao, tiết kiệm và đầu tư một cách phù hợp, giảm bớt hệ thống quản lý
hành chính cồng kềnh, tăng cường tính độc lập của ngân hàng trong thực thi chính
sách tiền tệ quốc gia sao cho phù hợp và gắn liền với thực tiễn.
Chính phủ cần chỉ đạo kiên quyết xử lý nợ xấu của doanh nghiệp. Đồng thời
cần đẩy nhanh tiến trình đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng xây dựng nền
nông nghiệp hàng hóa lớn, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nâng
cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm an ninh lương thực và phát
triển bền vững đáp ứng nền kinh tế hội nhập nhằm ổn định kinh tế vĩ mô góp phần
tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp nói chung,hoạt động của
ngân hàng nói riêng. Đối với Chính phủ.
2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng nhà nước cần ban hành chặt chẽ các quy định về chuyển nợ thành
vốn, góp phần giúp ngân hàng có cơ sở để tiến hành cải tổ lại hoạt động của doanh
nghiệp để thu hồi nợ.
Tăng cường công tác thanh tra hoạt động tín dụng của ngân hàng thương
mại, thường xuyên bám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng để sớm phát hiện và
ngăn chặn kịp thời những sai phạm từ đó xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Mặt khác, tiếp tục đào tạo lại và tăng cường đội ngũ thanh tra một cách sâu sắc và
toàn diện hơn nữa. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát nhằm tăng cường tính
công khai minh bạch trong hoạt động ngân hàng để củng cố lòng tin của nhân dân
vào hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Đại học Kinh tế Huế
Đạ học kinh tế Huế
98
Tập trung chỉ đạo các Ngân hàng Chi nhánh phấn đấu hoàn thành cơ bản các
mục tiêu nêu tại Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ
xấu giai đoạn 2016 – 2020”, duy trì tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 3%; Đẩy mạnh cải cách
thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong giao dịch hành
chính với NHNN, đơn giản hóa các quy trình cung cấp dịch vụ, tạo thuận lợi cho
người dân tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng như xây dựng cổng thông tin kết
nối với khách hàng.
NHNN nhanh chóng tiến hành củng cố, chấn chỉnh và xử lý những tồn tại,
yếu kém hiện tại của hệ thống nhằm tạo lập một nền tảng vững chắc để thực hiện
tiếp các giải pháp tái cơ cấu bền vững ở giai đoạn tiếp theo từ năm 2018 -2025. Đặt
mục tiêu đến năm 2025 là phải xây dựng một hệ thống ngân hàng hoạt động an
toàn, lành mạnh, có hiệu quả, có từ 2 -3 tổ chức tín dụng được đưa vào nhóm các
TCTD lớn của khu vực Đông Nam Á.
2.3. Đối với NHNo&PTNTViệt Nam
NHNo&PTNT Việt Nam cần tăng cường vai trò kiểm tra, kiểm toán nội bộ
với từng Chi nhánh trực thuộc. Đồng thời phải hoàn thiện, đổi mới bộ máy kiểm tra,
kiểm toán thành một hệ thống từ trụ sở đến các đơn vị cơ sở. Việc kiểm tra phải
được tiến hàng thường xuyên toàn diện và chính xác để kịp thời phát hiện và xử lý
những rủi ro một cách kịp thời trước trong và sau khi cho vay. Bên cạnh đó cần có
những chỉ đạo, hướng dẫn các chi nhánh thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn
của Ngân hàng Nhà nước một cách nhịp nhàng tránh tình trạng cạnh tranh không
lành mạnh gây ảnh hưởng đến xu thế phát triển chung của cả hệ thống Agribank.
Bám sát định hướng, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước để từ
đó có kế hoạch, định hướng phát triển cho riêng mình.
Agribank cần xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
cũng như kiến thức về quản trị, về nghiệp vụ ngân hàng hiện đại ở cả trong và ngoài
nước cho cán bộ công nhân viên trong ngành nhằm bắt kịp sự phát triển như vũ bão
của ngành ngân hàng trong nền kinh tế hiện nay.
Xây dựng quy trình tín dụng hợp lý: Với quy trình tín dụng hiện nay của
Agribank, cán bộ tín dụng là người trực tiếp nhận đơn xin vay của khách hàng;
kiểm tra tính xác thực đầy đủ của hồ sơ xin vay, các điều kiện vay vốn. Thẩm định
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
99
kiểm tra đối tượng vay, theo dõi việc sử dụng vay vốn và đôn đốc khách hàng trả
nợ. Và như vậy tình trạng bỏ bớt khâu công việc và làm qua loa, đại khái là điều
khó tránh khỏi. Hậu quả phát sinh nợ quá hạn, CLTD giảm sút.
Xây dựng chính sách tín dụng cần mang tính dài hạn đón đầu được những thay
đổi về tình hình kinh tế – tài chính; chính sách tín dụng cần đưa ra các công cụ để
lượng hóa rủi ro cũng như cảnh báo rủi ro cụ thể nhằm giúp cán bộ tín dụng có thể
nhận diện sớm rủi ro và đưa ra biện pháp phòng ngừa hữu hiệu. Ngoài ra, ngân hàng
cần đẩy mạnh công tác giám sát và thực hiện đúng chính sách tín dụng ban hành.
Công tác giám sát việc thực hiện chính sách tín dụng không chỉ dừng lại ở kiểm soát
giới hạn quy mô tín dụng, kiểm soát các chỉ đạo cho vay bằng ngoại tệ mà cần đẩy
mạnh kiểm soát các chính sách tín dụng liên quan đến ngành nghề, đối tượng cho vay
nhằm kiểm soát tốt danh mục tín dụng giải ngân. Để đạt được các mục tiêu này, chính
sách tín dụng cần phải mang tính linh hoạt, mềm dẻo và được cập nhật thường xuyên
để phản ánh môi trường hiện tại và xu thế phát triển của nền kinh tế.
Thực hiện tốt công tác dự báo và định hướng tín dụng cho các Chi nhánh
trong từng giai đoạn phát triển kinh tế, tránh tình trạng rủi ro tín dụng xảy ra ở
nhiều Chi nhánh, lúc đó mới có những khuyến cáo.
Agribank nên có những biện pháp nhằm thực hiện đa đạng hóa các sản phẩm
hơn nữa, tập trung nhiều vào việc phát triển các dịch vụ. Vì sự phát triển của thị
trường chứng khoán hiện nay đang làm giảm sút đi vai trò trung gian đơn thuần về
tín dụng. Bởi lẽ thay vì huy động vốn qua ngân hàng thì giờ đây các Doanh nghiệp
có thể huy động vốn qua thị trường chứng khoán. Điều này buộc các ngân hàng
thương mại phải thay đổi phương thức hoạt động thực hiện đa dạng hóa các sản
phẩm như tập trung nhiều vào phát triển các dịch vụ. Để thực hiện chiến lược này
thành công. Agribank cần nghiên cứu các dịch vụ của Ngân hàng các nước trên thế
giới đã triển khai, các dịch vụ của các hệ thống Ngân hàng khác để từ đó đưa ra
những dịch vụ thích hợp nhất đáp ứng yêu cầu hiện nay.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học ki h tế Huế
100
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu tiếng Việt
1. Các Mác – Toàn tập, Tập 39, NXB Sự Thật – Hà Nội, 1963.
2. Dương Viết Tiến (2009), Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại
cổ phần Đầu tư và phát triển chi nhánh Quảng Bình. Luận văn thạc sĩ kinh tế.
3. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu
với SPSS, NXB Hồng Đức.
4. Nguyễn Đăng Dờn (2013), Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, NXB Lao
Động, TP.Hồ Chí Minh
5. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nxb Thống kê, Tp
Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Văn Tiến (1999), “ Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng ”,
NXB Thống Kê
7. Nguyễn Thị Thu Đông (2012), Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng
thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập. Luận án
tiến sĩ kinh tế.
8. Ngân hàng Nhà Nước (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày
22/02/2005 của Thống đốc NHNN “ Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử
dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức
tín dụng”.
9. PGS.,TS. Nguyễn Hữu Tài (2015), Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hiệu quả
kinh doanh ngân hàng từ cách tiếp cận phi tham số. Tạp chí ngân hàng.
10. Ngân hàng nhà nước (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc “Quy định về phân loại tài sản có,
mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử
lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.
11. Dự thảo Tiêu chuẩn Quốc tế (DIS) của ISO 9000:2000, “Hệ thống quản lý chất
lượng cơ sở và từ vựng”
12. Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2010), Luật các Tổ
chức tín dụng.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
101
13. Trịnh Bá Tửu (2005), Phòng chóng rủi ro tín dụng nhằm nâng cao chất lượng
tín dụng-Kinh nghiệm từ các NHTM nước ngoài. Tạp chí Ngân hàng.
14. Các Website:
www.dannganhang.vn
www.agribank.com.vn
www.vanban.chinhphu.vn
www.tapchitaichinh.vn
15. Nguồn số liệu từ các phòng ban như:
- Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp Agribank TT-Huế.
- Phòng tín dụng Agribank TT-Huế.
- Phòng kế toán và ngân quỹ Agribank TT-Huế.
B. Tài liệu tiếng Anh
16. Hair & ctg (1998), Multivariate Data Analysis, Prentice-Hall International, Inc.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
102
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: BẢNG HỎI CÁN BỘ TÍN DỤNG
Ngày điều tra: // Mã phiếu: ..
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CÁN BỘ TÍN DỤNG
AGRIBANK TT-HUẾ
Kính chào quý Anh, Chị!
Chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu về “Chất lượng tín dụng tại ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế”. Nhằm
mục đích khảo sát và thu thập số liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Kết quả khảo
sát sẽ giúp cho việc đánh giá khách quan về mức độ tác động của các nhân tố đến
chất lượng tín dụng của Agribank TT-Huế, từ đó đề ra các giải pháp nâng cao chất
lượng tín dụng của Agribank TT-Huế. Rất mong quý Anh, Chị giúp đỡ chúng tôi
hoàn thành phiếu điều tra này. Tất cả những thông tin ghi trên phiếu điều tra chúng
tôi cam kết sẽ giữ bí mật tuyệt đối
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý Anh, Chị.
I. PHẦN KHẢO SÁT THÔNG TIN
Quý Anh/Chị vui lòng đánh dấu (X) vào ô vuông đặt trước thông tin phù hợp nhất
với Anh/Chị:
1. Giới tính: Nam Nữ
2. Tuổi độ tuổi của Anh/Chị:
Dưới 30 Từ 30-45 Trên 45
3. Trình độ học vấn:
Trên đại học Đại học Cao đẳng, Trung cấp Khác
4. Số năm kinh nghiệm công tác ngành ngân hàng của Anh/Chị:
Dưới 5 năm Từ 5-10 năm Trên 10 năm
II. PHẦN KHẢO SÁT Ý KIẾN
Phần dưới đây xin mời Anh/Chị lựa chọn các phương án từ 1 đến 5 tương ứng với
đánh giá của Anh/Chị về các nhận định được đưa ra dưới đây. Trong đó mức độ
đánh giá như sau:
(1) Hoàn toàn không đồng ý (2) Không đồng ý (3) Bình thường
(4) Đồng ý (5) Hoàn toàn đồng ý
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
103
Phần A: Câu hỏi điều tra mức độ đồng ý của cán bộ tín dụng ngân hàng về các
nhân tố tác động đến CLTD của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Thừa
Thiên Huế
Nhân tố Câu hỏi khảo sát
Mức điểm đánh giá
1 2 3 4 5
1. Chính
sách tín
dụng
Chính sách tín dụng của Agribank được xây
dựng trên cơ sở khoa học và phù hợp với điều
kiện thực tế của ngân hàng
Chính sách tín dụng đối với từng nhóm khách
hàng được quy định rất rõ ràng, cụ thể
Tính an toàn được đề cao trong Chính sách tín
dụng của Agribank
2. Quy
trình, quy
chế
Quy trình, quy chế tín dụng của Agribank hiện
nay được quy định một cách rõ ràng, chi tiết cho
từng công việc
Các đơn vị của Agribank luôn thể hiện sự tuân
thủ cao đối với các quy trình, quy chế tín dụng
Những bước thực hiện trong quy trình, quy chế
tín dụng thể hiện sự logic, nhịp nhàng, đảm bảo
được yêu cầu an toàn tín dụng
3. Công
tác tổ
chức
Cơ cấu tổ chức của Agribank có sự phù hợp về
số lượng và chất lượng nhân viên tại các vị trí
làm việc
Các phòng ban được phân công công việc một
cách rõ ràng, khoa học
Tính chuyên môn hóa được đề cao trong hoạt
động của từng nhân viên
Trách nhiệm và nghĩa vụ của các phòng ban và
từng nhân viên được quy định rõ ràng, chặt chẽ
4. Chất
lượng
Nguồn nhân sự tại Agribank hiện nay có chất
lượng tốt, làm việc có trách nhiệm
Đại học Kinh tế Huế
Đ ̣i học kinh tế Huế
104
nhân sự Công tác đào tạo, phát triển Nhân sự được
Agribank thực hiện một cách đều đặn và hiệu
quả
Công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng Nhân sự
được Agribank thực hiện nghiêm túc, công bằng
và thường xuyên
5. Trang
thiết bị
công
nghệ
Trang thiết bị, máy tính, máy chủ, hệ thống quản
lý nội bộ của Agribank là hiện đại
Phần mềm quản lý và đánh giá tín dụng hoạt
động một cách tin cậy và an toàn
Mỗi nhân viên đều dễ dàng tiếp cận và khai thác
các thông tin tín dụng của khách hàng
6. Thông
tin tín
dụng
Nguồn thông tin để Agribank xử lý tín dụng là đa
dạng, đầy đủ, tin cậy, chính xác
Bộ phận thu thập và xử lý thông tin của Agribank
làm việc hiệu quả
Agribank quy định rõ ràng về trách nhiệm của
từng cá nhân đối với công việc thu thập và xử lý
thông tin
7. Kiểm
tra và
kiểm soát
nội bộ
Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ được triển
khai một cách thường xuyên, hiệu quả và khoa
học
Các tiêu chí đánh giá, kiểm tra, kiểm soát được
quy định một cách rõ ràng, phù hợp với thực tế
nghiệp vụ
Nhân viên kiểm tra, kiểm soát làm việc trung
thực, có trách nhiệm và đạo đức
8. Chất
lượng tín
dụng
Chất lượng tín dụng tại Agribank hiện nay là tốt
Nguồn vốn tín dụng tại Agribank hiện nay có sự
an toàn cao
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
105
Diễn biến nợ xấu của ngân hàng đang trong giới
hạn cho phép
Agribank có thể kiểm soát tốt hoạt động tín dụng
của ngân hàng
Phần B: Ý kiến cá nhân của quý Anh/Chị trong việc nâng cao chất lượng tín
dụng của NHNo&PTNT Việt Nam.
Quý Anh/Chị vui lòng cho biết một số ý kiến đóng góp cá nhân trong việc nâng cao
chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm
2020.
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Xin cảm ơn quý Anh/Chị đã dành thời gian trả lời các câu hỏi của khảo sát
này!
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
106
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SPSS
1. Đặc điểm đối tượng điều tra
Gioi tinh nguoi tra loi
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid nam 98 65,3 65,3 65,3
nu 52 34,7 34,7 100,0
Total 150 100,0 100,0
Tuoi nguoi tra loi
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid duoi 30 47 31,3 31,3 31,3
tu 30-45 72 48,0 48,0 79,3
tren 45 31 20,7 20,7 100,0
Total 150 100,0 100,0
Trinh do hoc van
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid tren dai hoc 42 28,0 28,0 28,0
dai hoc 103 68,7 68,7 96,7
cao dang, trung cap 5 3,3 3,3 100,0
Total 150 100,0 100,0
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kin tế Huế
107
So nam kinh nghiem
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid duoi 5 nam 33 22,0 22,0 22,0
Tu 5-10 nam 46 30,7 30,7 52,7
tren 10 71 47,3 47,3 100,0
Total 150 100,0 100,0
2. Kiểm định độ tin cậy thang đo
Chính sách tín dụng
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
,767 3
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Cronbach's Alpha
if Item Deleted
CSTD1 6,68 1,092 ,705 ,753
CSTD2 6,67 1,069 ,671 ,712
CSTD3 6,71 1,095 ,653 ,756
Quy trình quy chế
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
,820 3
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Cronbach's Alpha
if Item Deleted
QTQC1 6,80 1,101 ,644 ,783
QTQC2 6,79 ,921 ,752 ,801
QTQC3 6,73 1,043 ,633 ,794
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
108
Công tác tổ chức
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
,745 4
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item
Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Cronbach's Alpha
if Item Deleted
CTTC1 9,98 1,792 ,646 ,727
CTTC2 9,97 1,630 ,711 ,708
CTTC3 10,09 2,300 ,684 ,696
CTTC4 9,94 1,668 ,573 ,716
Chất lượng nhân sự
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
,847 3
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item
Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Cronbach's Alpha
if Item Deleted
CLNS1 6,82 ,967 ,758 ,744
CLNS2 6,79 ,947 ,739 ,762
CLNS3 6,77 1,079 ,649 ,816
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
109
Trang thiết bị công nghệ
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
,878 3
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item
Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Cronbach's Alpha
if Item Deleted
TBCN1 6,75 1,130 ,757 ,834
TBCN2 6,73 1,002 ,822 ,774
TBCN3 6,71 1,121 ,718 ,868
Thông tin tín dụng
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
,856 3
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item
Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Cronbach's Alpha
if Item Deleted
TTTD1 6,34 1,110 ,770 ,840
TTTD2 6,63 1,012 ,834 ,756
TTTD3 6,71 1,011 ,735 ,781
Kiểm tra và kiểm soát
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
,782 3
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item
Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Cronbach's Alpha
if Item Deleted
KTKS1 6,90 1,044 ,615 ,711
KTKS2 6,87 ,957 ,662 ,758
KTKS3 6,87 1,043 ,584 ,743
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
110
3. Phân tích hồi quy
KIỂM ĐỊNH KMO
KMO Lần 1
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,731
Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1,622E3
df 231
Sig. ,000
Total Variance Explained
Component
Initial Eigenvalues
Extraction Sums of Squared
Loadings
Rotation Sums of Squared
Loadings
Total
% of
Variance Cumulative % Total
% of
Variance Cumulative % Total
% of
Variance
Cumulative
%
1 4,747 21,577 21,577 4,747 21,577 21,577 2,545 11,570 11,570
2 3,167 14,395 35,972 3,167 14,395 35,972 2,462 11,192 22,762
3 2,295 10,430 46,401 2,295 10,430 46,401 2,444 11,107 33,870
4 2,040 9,275 55,676 2,040 9,275 55,676 2,333 10,604 44,473
5 1,517 6,894 62,570 1,517 6,894 62,570 2,266 10,301 54,774
6 1,330 6,047 68,617 1,330 6,047 68,617 2,145 9,752 64,526
7 1,109 5,042 73,659 1,109 5,042 73,659 2,009 9,132 73,659
8 ,882 4,009 77,668
9 ,826 3,756 81,424
10 ,533 2,424 83,849
11 ,511 2,325 86,173
12 ,485 2,202 88,376
13 ,415 1,889 90,264
14 ,363 1,651 91,916
15 ,343 1,558 93,474
16 ,264 1,202 94,676
17 ,257 1,170 95,845
18 ,248 1,127 96,972
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
111
19 ,187 ,850 97,822
20 ,178 ,810 98,631
21 ,159 ,723 99,355
22 ,142 ,645 100,000
Extraction Method: Principal Component
Analysis.
Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3 4 5 6 7
CTTC2 ,785
CTTC4 ,654
CTTC1 ,640
TTTD2 ,792
TTTD1 ,668
TTTD3 ,633
TBCN2 ,779
TBCN1 ,741
TBCN3 ,647
CLNS2 ,758
CLNS1 ,636
CLNS3 ,540
QTQC2 ,757
QTQC1 ,705
QTQC3 ,638
KTKS2 ,808
KTKS3 ,761
KTKS1 ,744
CTTC3 ,387 -,406
CSTD1 ,780
CSTD2 ,678
CSTD3 ,513
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
112
Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3 4 5 6 7
CTTC2 ,785
CTTC4 ,654
CTTC1 ,640
TTTD2 ,792
TTTD1 ,668
TTTD3 ,633
TBCN2 ,779
TBCN1 ,741
TBCN3 ,647
CLNS2 ,758
CLNS1 ,636
CLNS3 ,540
QTQC2 ,757
QTQC1 ,705
QTQC3 ,638
KTKS2 ,808
KTKS3 ,761
KTKS1 ,744
CTTC3 ,387 -,406
CSTD1 ,780
CSTD2 ,678
CSTD3 ,513
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 7 iterations.
KMO Lần 2
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,738
Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1,589E3
df 210
Sig. ,000
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
113
Total Variance Explained
Component
Initial Eigenvalues
Extraction Sums of Squared
Loadings
Rotation Sums of Squared
Loadings
Total
% of
Variance Cumulative % Total
% of
Variance Cumulative % Total
% of
Variance
Cumulative
%
1 4,712 22,439 22,439 4,712 22,439 22,439 2,487 11,844 11,844
2 3,164 15,067 37,506 3,164 15,067 37,506 2,436 11,600 23,444
3 2,262 10,770 48,276 2,262 10,770 48,276 2,424 11,544 34,988
4 2,008 9,563 57,840 2,008 9,563 57,840 2,310 10,998 45,986
5 1,471 7,005 64,845 1,471 7,005 64,845 2,254 10,735 56,721
6 1,330 6,334 71,178 1,330 6,334 71,178 2,091 9,956 66,677
7 1,053 5,016 76,194 1,053 5,016 76,194 1,999 9,517 76,194
8 ,833 3,965 80,160
9 ,544 2,591 82,750
10 ,513 2,444 85,194
11 ,511 2,434 87,628
12 ,420 1,998 89,626
13 ,364 1,736 91,362
14 ,357 1,699 93,060
15 ,265 1,261 94,322
16 ,261 1,243 95,565
17 ,251 1,196 96,761
18 ,189 ,901 97,662
19 ,178 ,849 98,511
20 ,159 ,758 99,269
21 ,153 ,731 100,000
Extraction Method: Principal Component
Analysis.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
114
Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3 4 5 6 7
CTTC2 ,791
CTTC1 ,682
CTTC4 ,654
TTTD2 ,715
TTTD1 ,673
TTTD3 ,646
TBCN2 ,768
TBCN3 ,752
TBCN1 ,667
CLNS2 ,786
CLNS1 ,754
CLNS3 ,672
QTQC2 ,781
QTQC3 ,716
QTQC1 ,688
CSTD1 ,817
CSTD2 ,795
CSTD3 ,706
KTKS2 ,753
KTKS3 ,689
KTKS1 ,657
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 6 iterations.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
115
4. Kiểm định độ tin cậy của thang đo lần 2
Chính sách tín dụng
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
,767 3
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Cronbach's Alpha
if Item Deleted
CSTD1 6,68 1,092 ,705 ,753
CSTD2 6,67 1,069 ,671 ,712
CSTD3 6,71 1,095 ,653 ,756
Quy trình quy chế
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
,820 3
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Cronbach's Alpha
if Item Deleted
QTQC1 6,80 1,101 ,644 ,783
QTQC2 6,79 ,921 ,752 ,801
QTQC3 6,73 1,043 ,633 ,794
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
116
Công tác tổ chức
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
,783 3
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item
Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Cronbach's Alpha
if Item Deleted
CTTC1 6,95 0,863 ,614 ,754
CTTC2 7,01 0,754 ,752 ,710
CTTC4 7,00 0,838 ,667 ,766
Chất lượng nhân sự
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
,847 3
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item
Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Cronbach's Alpha
if Item Deleted
CLNS1 6,82 ,967 ,758 ,744
CLNS2 6,79 ,947 ,739 ,762
CLNS3 6,77 1,079 ,649 ,816
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
117
Trang thiết bị công nghệ
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
,878 3
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item
Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Cronbach's Alpha
if Item Deleted
TBCN1 6,75 1,130 ,757 ,834
TBCN2 6,73 1,002 ,822 ,774
TBCN3 6,71 1,121 ,718 ,868
Thông tin tín dụng
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
,856 3
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item
Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Cronbach's Alpha
if Item Deleted
TTTD1 6,34 1,110 ,770 ,840
TTTD2 6,63 1,012 ,834 ,756
TTTD3 6,71 1,011 ,735 ,781
Kiểm tra và kiểm soát
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
,782 3
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item
Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Cronbach's Alpha
if Item Deleted
KTKS1 6,90 1,044 ,615 ,711
KTKS2 6,87 ,957 ,662 ,758
KTKS3 6,87 1,043 ,584 ,743
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
118
5. Phân tích hồi quy lần 2
Model Summaryb
Model R R Square Adjusted R Square
Std. Error of the
Estimate Durbin-Watson
1 ,756a ,571 ,550 ,57753 2,107
a. Predictors: (Constant), KTKS, QTQC, TTTD, CSTD, CLNS, TBCN, CTTC
b. Dependent Variable: Y
Coefficientsa
Model
Unstandardized Coefficients
Standardized
Coefficients
t Sig.B Std. Error Beta
1 (Constant) 2,890 ,749 3,860 ,000
CSTD ,247 ,085 ,205 2,906 ,001
QTQC ,255 ,094 ,195 2,713 ,005
CTTC ,056 ,019 ,048 2,947 ,001
CLNS ,223 ,055 ,181 4,055 ,000
TBCN ,106 ,031 ,091 3,419 ,000
TTTD ,261 ,091 ,223 2,868 ,003
KTKS ,118 ,035 ,095 3,371 ,000
a. Dependent Variable: CLTD
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
119
ANOVAb
Model Sum of Squares Df Mean Square F Sig.
1 Regression 55,084 7 7,869 27,000 ,000a
Residual 72,416 142 ,510
Total 127,500 149
a. Predictors: (Constant), KTKS, QTQC, TTTD, CSTD, CLNS, TBCN, CTTC
b. Dependent Variable: CLTD
Residuals Statisticsa
Minimum Maximum Mean Std. Deviation N
Predicted Value 3,2548 4,1049 3,6067 ,17959 150
Residual -1,18639 1,52243 ,00000 ,56380 150
Std. Predicted Value -1,960 2,774 ,000 1,000 150
Std, Residual -2,054 2,636 ,000 ,976 150
a. Dependent Variable: CLTD
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chat_luong_tin_dung_tai_ngan_hang_nong_nghiep_va_phat_trien_nong_thon_viet_nam_chi_nhanh_thua_thien.pdf