Hoàn thiện và mở rộng dịch vụ logistics đang cung cấp.
Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, xây dựng lòng tin nơi
khách hàng.
Xây dựng một đội ngũ nhân viên thực hiện nghiệp vụ logistics
chuyên nghiệp.
Phát triển mạng lưới thương mại điện tử, và ứng dụng các thành
tựu của công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh.
Chiến lược đưa ra thôi không đủ, cần có các biện pháp để thực hiện
được các chiến lược đó. Đó là :
Đầu tư nâng cấp, xây dựng mới cơ sở hạ tầng.
Đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, thu hút nhân tài.
109 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5914 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ logistics của công ty cổ phần vận tải và thuê tàu Vietfracht trong quá trình hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớng sắt cao tốc và chiến lược phát triển lâu dài của ngành giao thông.
Tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam nối Hà Nội và TP.HCM có chiều dài
1,630km với tổng số vốn đầu tư 32.6 tỷ USD, dự kiến tàu cao tốc chạy trên
đường sắt này có vận tốc trung bình từ 200 đến 300km/giờ. Cùng với đó, dự
án làm mới 44 cầu trên tuyến đường sắt Thống Nhất có tổng mức đầu tư gần
3,800 tỷ đồng là một trong những dự án trọng điểm của ngành đường sắt trong
năm nay. Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cũng đang triển khai dự án khôi
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương
2008
Đỗ Thị Ngọc Trang 76 Anh 4 – K43A -
KT&KDQT
phục, cải tạo cầu Long Biên trong thời gian 5 năm và số với vốn đầu tư 150
triệu Euro. Tiếp đến dự án nâng cấp cải tạo tuyến đường sắt Yên Viên - Lào
Cai với tổng mức đầu tư 2,571 tỷ đồng từ nguồn vốn vay của ADB sẽ được
khởi động và dự kiến hoàn thành vào năm 2012. Tuyến đường sắt từ cảng
Chùa Vẽ đến nhà máy DAP Đình Vũ - Hải Phòng có tổng mức đầu tư dự kiến
khoảng 900 tỷ đồng. Các dự án này nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần
giải quyết bài toán lưu thông hàng hoá, hành khách trên cả nước.
Như vậy, với hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải được được nâng
cấp và xây mới trong tương lai, Vietfracht sẽ có cơ hội mở rộng mạng lưới
vận tải trên khắp Việt Nam và vươn ra thế giới, từ đó sẽ cung cấp cho khách
hàng dịch vụ logistics với chất lượng cao hơn.
Hệ thống pháp luật đang trên đà hoàn thiện
Cho đến nay trong các văn bản pháp luật của Việt Nam, mới có Luật
Thương mại Việt Nam 2005 đề cập đến dịch vụ logistics, song hệ thống pháp
luật có liên quan lại khá đầy đủ như Luật Hàng hải, Luật Hải quan, Luật Bảo
hiểm, Luật Đầu tư, Luật Giao thông đường bộ,... Bên cạnh các bộ chuyên
ngành còn có các văn bản dưới luật như Pháp lệnh, Quy định, Quy chế, Nghị
định,... liên quan bổ sung, hướng dẫn thi hành như Nghị định của Chính phủ
số 140/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 - Quy định chi tiết Luật Thương mại về
điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương
nhân kinh doanh dịch vụ logistics; Nghị định 125/NĐ-CP quy định về vận tải
đa phương thức; Nghị định số 10/2001/NĐ-CP ngày 19/03/2001 của Chính
phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ hàng hải. Những văn bản trên
đã phần nào thể hiện sự cố gắng của chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng
và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước.
Nguồn nhân lực phục vụ logistics dồi dào
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương
2008
Đỗ Thị Ngọc Trang 77 Anh 4 – K43A -
KT&KDQT
Mặc dù dịch vụ logistics vẫn còn mới mẻ và chưa phát triển mạnh tại
Việt Nam nhưng nguồn nhân lực phục vụ hoạt động logistics ở Việt Nam hiện
nay là khá dồi dào. Theo thống kê không chính thức, số doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ này trên cả nước thuộc các loại hình đã lên tới hơn 800. Theo
VIFFAS, nếu chỉ tính riêng nhân viên trong những công ty là hội viên của
Hiệp hội cũng đã lên tới gần 3000 người, ngoài ra còn khoảng 5000 - 6000
người thực hiện giao nhận vận tải bán chuyên nghiệp.
Sự phát triển của Internet và công nghệ thông tin
Sự phát triển của Internet và công nghệ thông tin ở nước ta được đánh
giá đạt tốc độ phát triển ngoạn mục trong khu vực và trên thế giới. Đối với
dịch vụ logistics, sự phát triển của công nghệ, thương mại điện tử, đường
truyền dữ liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định tính hiệu
quả của hệ thống logistics. Với Việt Nam, mặc dù công nghệ thông tin và
thương mại điện tử còn mới mẻ, nhưng lại có tốc độ phát triển khá nhanh.
Hiện nay số doanh nghiệp sử dụng internet để phục vụ hoạt động sản xuất
kinh doanh ngày càng phổ biến, bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Một số doanh nghiệp đã bước đầu áp dụng thương mại điện tử trong các lĩnh
vực như marketing, giao nhận vận tải hàng hoá, bảo hiểm, thanh toán,... Từ sự
phát triển này, các công ty sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và áp dụng công
nghệ thông tin trong hoạt động logistics của mình.
Thách thức đối với Vietfracht trong thị trường dịch vụ logistics Việt
Nam không phải ít, nhưng cơ hội để Vietfracht có thể phát triển dịch vụ
logistics lại nhiều hơn hẳn. Điều quan trọng nhất với Vietfracht là nắm bắt
được cơ hội để phát triển và đối mặt với các thách thức. Với tiềm lực của
mình, nhất là sau khi Vietfracht cổ phần hoá, thì chắc chắn Vietfracht có thể
vượt qua những khó khăn thách thức trên để trở thành một nhà cung cấp dịch
vụ logistics bên thứ ba chuyên nghiệp và có thể phát triển lên thành nhà cung
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương
2008
Đỗ Thị Ngọc Trang 78 Anh 4 – K43A -
KT&KDQT
cấp dịch vụ logistics bên thứ tư, đủ sức cạnh tranh với các đối thủ lớn nước
ngoài.
II. Xây dựng chiến lƣợc phát triển kinh doanh dịch vụ logistics cho
Vietfracht đến năm 2020 trong thời kì hội nhập
1. Định hƣớng phát triển dịch vụ logistics đến năm 2020
Phấn đấu đến năm 2020, Vietfracht sẽ trở thành nhà cung cấp dịch vụ
logistics chuyên nghiệp trên thị trường Việt Nam, có thể cạnh tranh với các
công ty cung cấp dịch vụ logistics nổi tiếng trên thế giới như Maersk
Logistics, APL Logistics,.. trong một vài khâu của dịch vụ logistics.
Yếu tố con người sẽ là yếu tố quyết định thành công của Vietfracht
trong việc cung cấp dịch vụ logistics, đào tạo đội ngũ nhân viên đạt được trình
độ chuyên nghiệp trong việc cung ứng dịch vụ logistics như các đối thủ nước
ngoài.
Đưa dịch vụ logistics trở thành ngành kinh doanh mũi nhọn của
Vietfracht, đem về lợi nhuận lớn cho Vietfracht.
2. Phân tích môi trƣờng kinh doanh
2.1. Môi trường vĩ mô
Môi trƣờng kinh tế
Với những cải cách kinh tế mạnh mẽ trong gần hai thập kỷ đổi mới vừa
qua đã mang lại cho Việt Nam những thành quả bước đầu rất đáng phấn khởi.
Việt Nam đã tạo ra được một môi trường kinh tế thị trường có tính cạnh tranh
và năng động hơn bao giờ hết. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần được
khuyến khích phát triển, tạo nên tính hiệu quả trong việc huy động các nguồn
lực xã hội phục vụ cho tăng trưởng kinh tế. Các quan hệ kinh tế đối ngoại đã
trở nên thông thoáng hơn, thu hút được ngày càng nhiều các nguồn vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài, mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu và phát triển
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương
2008
Đỗ Thị Ngọc Trang 79 Anh 4 – K43A -
KT&KDQT
thêm một số lĩnh vực hoạt động tạo ra nguồn thu ngoại tệ ngày càng lớn như
du lịch, xuất khẩu lao động, tiếp nhận kiều hối...
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt ở mức cao và ổn định, dự tính
là khoảng 7 - 8% trong những năm tới. Lượng hàng xuất nhập khẩu có xu
hướng tăng trong các năm tiếp theo, đặc biệt là hàng nhập khẩu. Hiện tại, Việt
Nam vẫn là một nước nhập siêu lớn, điều này có lợi cho các doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ logistics trong việc cung ứng dịch vụ logistics cho hàng
nhập. Lượng vốn đầu tư FDI đổ vào Việt Nam vẫn tiếp tục tăng, với giá trị
hơn 10 tỉ năm 2007. Số lượng dự án được cấp phép thực hiện khoảng 700 dự
án. Các công ty sản xuất đang tiếp tục đầu tư vào Việt Nam bằng việc xây
dựng các nhà máy sản xuất. Cùng với đó là sự gia nhập của các nhà bán lẻ tên
tuổi trên thế giới như Metro, Wal-mart,... Với sự phát triển của thị trường bán
lẻ, nhu cầu về dịch vụ logistics sẽ tăng cao, không chỉ trong lĩnh vực vận tải
giao nhận, mà còn mở rộng trong lĩnh vực sản xuất, từ đó làm cho hoạt động
logistics mở rộng và phát triển.
Môi trƣờng chính trị, pháp luật
Việt Nam là nước có môi trường chính trị, an ninh giữ được ổn định,
tiềm lực của đất nước từng bước tăng cường, các nước lớn và khu vực đều coi
trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác với ta. Hoạt động ngoại giao
của nước ta đã được tiến hành rất sôi động. Chúng ta mở rộng quan hệ hữu
nghị và hợp tác quốc tế cả về bề rộng lẫn bề sâu, góp phần quan trọng vào việc
tiếp tục giữ vững và củng cố môi trường quốc tế hòa bình, ổn định, tạo những
điều kiện quốc tế ngày càng thuận lợi để bảo vệ vững chắc an ninh, chủ
quyền; tranh thủ được nhiều hơn hợp tác quốc tế, nhất là trong các lĩnh vực
như kinh tế, thương mại, đầu tư, viện trợ phát triển, tạo thêm tiềm lực phục vụ
công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao vị thế và uy tín
của đất nước ta trên trường quốc tế. Bên cạnh đó, chúng ta đã từng bước chủ
động đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương
2008
Đỗ Thị Ngọc Trang 80 Anh 4 – K43A -
KT&KDQT
Hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay chưa thật hoàn chỉnh và khả
năng thực thi chưa cao. Thêm vào đó, vẫn còn tồn tại nhiều quy định phức tạp,
chồng chéo trong lĩnh vực hành chính, nhất là các thủ tục liên quan đến xuất
nhập khẩu. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh doanh dịch
vụ logistics của Vietfracht.
Môi trƣờng tự nhiên
Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu và nằm đúng vào
khu vực gió mùa Đông Nam Á, chịu tác động sâu sắc của áp thấp Tây Thái
Bình Dương về mùa hè và áp cao về mùa Đông. Đặc điểm này gây ảnh hưởng
đến yếu tố khí hậu, thổ nhưỡng, thủy văn, thực vật. Việt Nam vẫn xảy ra các
hiện tượng bão, lũ lụt hàng năm. Các hiện tượng này ngày càng phát triển theo
các hướng phức tạp, xảy ra sớm hơn, số lượng nhiều hơn đặc biệt là vào mùa
mưa. Việc thiên nhiên không ủng hộ, sẽ gây ảnh hưởng đến việc chuyên chở
hàng hoá bằng đường biển, đường không, từ đó gây ra sự chậm trễ, tổn thất
cho hàng hoá, không đáp ứng được các yêu cầu về thời gian và chất lượng. Do
đó, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics nói chung và vận tải nói
riêng phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề thời tiết trước mỗi chuyến hàng.
Cơ sở hạ tầng nhìn chung hiện nay còn yếu kém đặc biệt là cơ sở hạ
tầng của hệ thống logistics. Các trang thiết bị làm hàng và hệ thống giao thông
vận tải còn nhiều hạn chế so với các nước trong khu vực, làm ảnh hưởng
không nhỏ đến năng lực vận tải và tốc độ xếp hàng nói chung. Tuy nhiên, hiện
nay chính phủ cũng bắt đầu có những dự án đầu tư xây mới, nâng cấp hệ
thống cơ sở hạ tầng giao thông phục vụ cho ngành logistics theo hướng hiện
đại hoá, đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Điều này cũng mở ra cơ hội
cho các doanh nghiệp trong một tương lai gần có thể cung cấp dịch vụ
logistics chất lượng cao.
Môi trƣờng công nghệ
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương
2008
Đỗ Thị Ngọc Trang 81 Anh 4 – K43A -
KT&KDQT
Các yếu tố kỹ thuật, công nghệ của nền kinh tế quốc dân quyết định và
chi phối kỹ thuật và công nghệ của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến phương
thức kinh doanh, phương thức thoả mãn nhu cầu, ảnh hưởng đến khả năng
cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, mặc dù công nghệ thông tin và thương mại điện tử còn
mới mẻ, nhưng chúng lại có tốc độ phát triển khá nhanh. Hiện nay số doanh
nghiệp sử dụng internet để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng
phổ biến, bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Một số doanh nghiệp đã
bước đầu áp dụng thương mại điện tử trong các lĩnh vực như marketing, giao
nhận vận tải hàng hoá, bảo hiểm, thanh toán,... Tuy nhiên, mức độ ứng dụng
công nghệ thông tin và thương mại điện tử ở Việt Nam chưa nhiều và hiệu
quả, mới tập trung ở các thành phố lớn và khu vực đông dân cư. Nguyên nhân
chủ yếu là do hiện nay cơ sở hạ tầng của công nghệ thông tin và thương mại
điện tử của Việt Nam chưa được phát triển đồng bộ và còn có sự độc quyền.
Chi phí internet tại Việt Nam vẫn đang được xếp vào loại cao trên thế giới.
Đây là khó khăn cho các doanh nghiệp khi ứng dụng công nghệ thông tin. Bên
cạnh đó, chi phí mua phần mềm hỗ trợ cho hoạt động logistics còn cao, tốn vài
chục ngàn USD, cùng với chi phí đào tạo người sử dụng và khai thác. Các
nhân tố này cũng là một thách thức cho các doanh nghiệp muốn ứng dụng
công nghệ kỹ thuật vào hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là các doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics thì vấn đề kỹ thuật lại càng quan trọng và
cần thiết.
Môi trƣờng nhân khẩu
Việt Nam được đánh giá là một nước có dân số trẻ với tốc độ tăng
trưởng dân số khoảng 1.5 - 2%. Nguồn nhân lực của Việt Nam được đánh giá
là khá dồi dào đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ logistics. Tuy nhiên, nguồn nhân
lực hiện nay có số lượng nhiều nhưng chưa được đào tạo bài bản, chưa có
chuyên môn cao. Đây là một khó khăn lớn đối với các công ty đang hoạt động
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương
2008
Đỗ Thị Ngọc Trang 82 Anh 4 – K43A -
KT&KDQT
tại Việt Nam nói chung trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực có chuyên môn
cao. Số lượng chuyên gia được đào tạo chuyên nghiệp trong lĩnh vực này vẫn
còn quá ít so với yêu cầu phát triển. Đội ngũ quản lý trong các công ty
logistics hầu hết được luân chuyển từ các ngành có liên quan như giao nhận,
vận tải, ngoại thương, kinh tế,.. Đội ngũ này đang được đào tạo và tái đào tạo
để đáp ứng nhu cầu quản lý. Đội ngũ lao động trực tiếp đa số có trình độ học
vấn thấp, hiểu biết về hoạt động logistics kém, chưa được đào tạo tác phong
làm việc chuyên nghiệp.
2.2. Môi trường vi mô
Khách hàng
Khách hàng là bộ phận quan trọng, không thể tách rời trong môi trường
tác nghiệp của doanh nghiệp, là đối tượng phục vụ chính của doanh nghiệp.
Sự trung thành, tín nhiệm của khách hàng là tài sản vô giá. Để có được điều
này, doanh nghiệp cần phải thoả mãn tốt những nhu cầu, nguyện vọng, mong
muốn của họ so với các đối thủ cạnh tranh. Hiện nay, các đối tượng khách
hàng của Vietftacht là các công ty xuất nhập khẩu và các số công ty sản xuất
trong và ngoài nước. Các khách hàng hiện tại của Vietfracht đang rất hài lòng
với dịch vụ mà Vietfracht cung cấp, tuy nhiên họ cũng mong muốn Vietfracht
cung cấp thêm các dịch vụ giá trị gia tăng để tạo thành chuỗi cung ứng liên
tục, họ yên tâm trao hàng cho Vietfracht từ đầu đến cuối.
Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường được mở rộng hơn, các nhà
sản xuất, các nhà bán lẻ nước ngoài sẽ gia nhập thị trường Việt Nam gia tăng.
Hơn nữa, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào thị trường thế giới, nhu
cầu xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ sẽ theo chiều hướng gia tăng. Từ các yếu tố
trên, sẽ tạo ra một lượng cầu dịch vụ logistics cao hơn, mở ra nhiều cơ hội cho
Vietfracht trong việc cung cấp dịch vụ logistics. Bên cạnh xu hướng đó, là yêu
cầu cung cấp dịch vụ logistics trọn gói với chất lượng cao từ phía khách hàng.
Đây là một thách thức cho Vietfracht trong tương lai.
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương
2008
Đỗ Thị Ngọc Trang 83 Anh 4 – K43A -
KT&KDQT
Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh là trở lực lớn nhất mà phải vượt qua. Để xác định
thời cơ trong kinh doanh, cần phải thu thập thông tin về đối thủ cạnh tranh,
phân loại, phân tích đối thủ cạnh tranh để xác định mức độ cạnh tranh trên thị
trường, và từ đó đưa ra các biện pháp ứng xử phù hợp.
Hiện tại, trên thị trường Việt Nam, có khoảng 800 - 900 doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế đang kinh doanh những dịch vụ trong ngành dịch
vụ logistics, trong đó khoảng 18% là doanh nghiệp nhà nước, 80% là các công
ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân, 2% là các công ty do các
doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vốn. Trong số 18% doanh nghiệp nhà nước
kinh doanh dịch vụ logistiscs, thì Vietfracht vẫn là một đối thủ mạnh, chiếm
ưu thế trên thị trường. Đặc biệt là Vietfracht hiện tại đã được thực hiện kinh
doanh theo hình thức cổ phần hoá, thì tình hình kinh doanh của Vietfracht đã
tự chủ hơn, hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận. Hiện tại, đối thủ nặng
kí nhất của Vietfracht vẫn là các nhà cung cấp dịch vụ logistics nước ngoài
như Maersk Logistics, APL Logistics, DHL Logistics,... Các công ty này đều
có bề dày kinh nghiệm, hoạt động chuyên sâu và sử dụng các công nghệ hiện
đại.
Bên cạnh đó, nhiều nhà cung ứng các dịch vụ vận tải biển, các hãng tàu,
vận tải hàng không, đang có xu hướng đa dạng hoá các dịch vụ của mình, đã
bắt đầu vươn sang mảng dịch vụ logistics và bắt đầu cung cấp dịch vụ
logistics, và đã, đang và sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh tiềm năng của
Vietfracht.
Nhà cung ứng
Hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của Vietfracht gắn liền với hoạt
động của các nhà cung ứng dịch vụ vận tải biển, các hãng tàu, các hãng hàng
không, công ty cho thuê kho vận,.. Khi tình hình kinh doanh của các nhà cung
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương
2008
Đỗ Thị Ngọc Trang 84 Anh 4 – K43A -
KT&KDQT
cấp dịch vụ này có sự biến động như sát nhập, mua lại, phá sản,… sẽ ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của Vietfracht. Hiện nay,
trên thị trường Việt Nam, số lượng các hãng tàu, các nhà cung cấp dịch vụ kho
vận, hãng hàng không,.. chưa nhiều, giá dịch vụ của họ chưa có sự cạnh tranh
cao. Nhưng từ khi Việt Nam hội nhập, trở thành thành viên chính thức của
WTO, và sau ba năm nữa, Việt Nam sẽ chính thức mở cửa thị trường hàng
hải, thì số lượng các nhà cung cấp các dịch vụ trên ở Việt Nam sẽ tăng lên,
cùng với họ là các dịch vụ có chất lượng tốt, với độ tin cậy cao, giá cả hợp lý,
cạnh tranh. Khi đó, cơ hội cho Vietfracht tìm các đối tác trong việc cung cấp
dịch vụ đầu vào cho mình rất nhiều, sẽ giúp Vietfracht thực hiện được mục
tiêu cung cấp dịch vụ logistics với giá cả cạnh tranh để có thể cạnh tranh trên
thị trường dịch vụ logistics. Hơn nữa, việc có nhiều nhà cung ứng dịch vụ đầu
vào, sẽ giúp Vietfracht giảm sự lệ thuộc vào một số nhà cung cấp dịch vụ nhất
định, từ đó sẽ hạn chế sự ảnh hưởng của những biến động từ hoạt động của
các nhà cung ứng đối với Vietfracht.
3. Xác định các yếu tố về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, xây
dựng ma trận SWOT của Vietfracht trong việc kinh doanh dịch vụ logistics
Việc xây dựng chiến lược kinh doanh là việc kết hợp các yếu tố môi
trường bên trong với thế mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp cùng với các
yếu tố môi trường bên ngoài với những cơ hội và thách thức để tìm ra chiến
lược cụ thể cho doanh nghiệp. Vì vậy cần phải chỉ ra các điểm mạnh, điểm
yếu cùng với cơ hội, thời cơ.
Điểm mạnh
- Sở hữu thương hiệu VIETFRACHT - một thương hiệu mạnh.
- Có kinh nghiệm và uy tín trong ngành dịch vụ giao nhận.
- Tình hình tài chính lành mạnh.
- Có sự hỗ trợ tích cực của các cổ đông chiến lược: Ngân hàng TMCP
Quân đội và Công ty Tân Cảng Sài Gòn.
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương
2008
Đỗ Thị Ngọc Trang 85 Anh 4 – K43A -
KT&KDQT
- Sở hữu một đội tàu mạnh.
Điểm yếu
- Đội ngũ nhân viên chưa được đào tạo bài bản.
- Dịch vụ logistics vẫn còn tập trung vào dịch vụ giao nhận truyền
thống.
- Chi phí phục vụ cho hoạt động dịch vụ logistics ở mức cao.
- Hoạt động marketing cũng như chiến lược khách hàng còn yếu.
- Chưa áp dụng công nghệ thông tin nhiều.
Cơ hội
- Kinh tế tăng trưởng khá, các hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra sôi
động.
- Chính phủ khuyến khích và ưu đãi phát triển ngành hàng hải, dịch vụ
logistics.
- Nguồn nhân lực dồi dào.
- Cơ sở hạ tầng giao thông đang được nhà nước đầu tư, nâng cấp, xây
mới.
- Hệ thống chính sách đang được hoàn thiện dần theo hướng có lợi cho
các doanh nghiệp.
Thách thức
- Thị trường dịch vụ logistics cạnh tranh ngày càng cao.
- Khả năng cạnh tranh kém của đội tàu.
- Giá dầu có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp.
- Nguồn nhân lực thiếu kĩ năng.
- Hệ thống pháp luật chưa thật sự hoàn chỉnh và khả năng thực thi chưa
cao.
Sau khi phân tích, chỉ ra các yếu tố điểm yếu, điểm mạnh, thách thức,
cơ hội của doanh nghiệp, ta cần phải phối hợp các yếu tố này với nhau một
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương
2008
Đỗ Thị Ngọc Trang 86 Anh 4 – K43A -
KT&KDQT
cách thích hợp. Quá trình phối hợp này được thực hiện bằng cách sử dụng ma
trận SWOT.
Bảng 3.1: Ma trận SWOT của Vietfracht trong việc kinh doanh
dịch vụ logistics
Cơ hội
- Kinh tế tăng trưởng khá, các hoạt
động xuất nhập khẩu diễn ra sôi động.
- Chính phủ khuyến khích và ưu đãi
phát triển dịch vụ logistics.
- Nguồn nhân lực dồi dào.
- Cơ sở hạ tầng giao thông đang được
nhà nước đầu tư, nâng cấp và xây
mới.
- Hệ thống chính sách đang được hoàn
thiện dần.
Thách thức
- Thị trường dịch vụ logistics cạnh
tranh ngày càng cao.
- Khả năng cạnh tranh kém của đội
tàu.
- Giá dầu có chiều hướng gia tăng và
diễn biến phức tạp.
- Nguồn nhân lực thiếu kĩ năng.
- Hệ thống pháp luật chưa thật sự
hoàn chỉnh và khả năng thực thi chưa
cao.
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương
2008
Đỗ Thị Ngọc Trang 87 Anh 4 – K43A -
KT&KDQT
Điểm mạnh
- Sở hữu thương hiệu VIETFRACHT
- một thương hiệu mạnh.
- Có kinh nghiệm và uy tín trong
ngành dịch vụ giao nhận.
- Tình hình tài chính lành mạnh.
- Có sự hỗ trợ tích cực của các cổ
đông chiến lược: Ngân hàng TMCP
Quân đội và Công ty Tân Cảng Sài
Gòn.
- Sở hữu một đội tàu mạnh.
Điểm yếu
- Đội ngũ nhân viên chưa được đào
tạo bài bản.
- Dịch vụ logistics vẫn còn tập trung
vào dịch vụ giao nhận truyền thống.
- Chi phí phục vụ cho hoạt động
logistics ở mức cao.
- Hoạt động marketing cũng như
chiến lược khách hàng còn yếu.
- Chưa áp dụng công nghệ thông tin
nhiều.
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp.
4. Chiến lƣợc phát triển kinh doanh dịch vụ logistics cho Vietfracht đến
năm 2020
Trên cơ sở các phân tích về môi trường bên trong, bên ngoài, em đưa ra
một số chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ logistics cho Vietfracht trong
tương lai. Chiến lược kinh doanh sẽ cung cấp cho Vietfracht một phương
hướng kinh doanh cụ thể, có hiệu quả, làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động
chức năng của Công ty, giúp cho Công ty phát huy lợi thế cạnh tranh, tăng
cường sức mạnh, phát triển thêm thị phần. Bên cạnh đó cũng giúp cho Công ty
hạn chế được những bất trắc rủi ro đến mức thấp nhất, tạo điều kiện cho việc
kinh doanh ổn định lâu dài và phát triển không ngừng. Tóm lại, việc đưa ra
chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics cho Vietfracht sẽ phát huy được
những thế mạnh của Vietfracht, khắc phục những điểm yếu, từ đó nắm bắt cơ
hội, vượt qua thách thức và hoàn thiện dịch vụ logistics.
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương
2008
Đỗ Thị Ngọc Trang 88 Anh 4 – K43A -
KT&KDQT
Hoàn thiện và mở rộng dịch vụ logistics đang cung cấp. Mở rộng
dịch vụ logistics cung cấp là một điều thực sự cần thiết cho Vietfracht hiện
nay và trong tương lai. Bởi để cạnh tranh được với các đối thủ khác,
Vietfracht cần đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp. Hiện tại Vietfracht vẫn còn
thiếu nhiều dịch vụ trong chuỗi dịch vụ logistics và các dịch vụ giá tri gia tăng
so với các đối thủ khác. Lý do Vietfracht chưa cung cấp các dịch vụ đó là do
một số nhân tố khách quan - điều kiện chung của thị trường chưa cho phép,
hay là do Vietfracht chưa đủ nguồn lực để thực hiện các dịch vụ đó. Chính vì
vậy, chiến lược đặt ra cho Vietfracht là tiến hành cung cấp dần dần các dịch
vụ đó từ nay đến năm 2020.
Nâng cao chất lƣợng dịch vụ khách hàng, xây dựng lòng tin nơi
khách hàng. Trong một môi trường ngày càng cạnh tranh, đòi hỏi hiện nay là
phải nâng cấp dịch vụ cung cấp cho khàng hàng, đem đến cho khách hàng sự
tin tưởng. Chiến lược này không phải là một chiến lược dễ thực hiện. Lòng tin
của khách hàng là yếu tố quyết định đến thành công hay thất bại của công ty
trong việc kinh doanh dịch vụ logistics. Chiến lược này là điều cần thiết cho
Vietfracht cạnh tranh từ nay đến năm 2020. Hiện tại, dịch vụ logistics
Vietfracht cung cấp cho khách hàng còn nhiều tồn tại, do đó, Vietfracht cần
phải tập trung vào việc hạn chế các nhược điểm và chủ trương phát huy các ưu
điểm. Bằng việc đưa ra những cải tiến trong sản phẩm dịch vụ cung cấp và
những cam kết mang lại tiện ích cho khách hàng sẽ là yếu tố thuyết phục
khách hàng tin vào khả năng cung cấp dịch vụ logistics chất lượng cao của
Vietfracht.
Xây dựng một đội ngũ nhân viên thực hiện nghiệp vụ logistics
chuyên nghiệp. Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào có một đội ngũ nhân
viên đảm bảo cho sự phát triển của Công ty và gắn bó lâu dài với Công ty, từ
đó có thể cạnh tranh với các các đối thủ. Công ty sẽ giành cơ hội nghề nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương
2008
Đỗ Thị Ngọc Trang 89 Anh 4 – K43A -
KT&KDQT
cho tất cả các đối tượng, miễn là họ có năng lực, có trình độ, đáp ứng và hoàn
thành tốt yêu cầu của công việc. Bên cạnh đó đẩy mạnh các cơ chế lương,
thưởng theo đúng khả năng và theo mức độ hoàn thành công việc.
Phát triển mạng lƣới thƣơng mại điện tử, và ứng dụng các thành
tựu của công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh. Một thực tế cho
thấy các công ty hàng đầu trên thế giới nói chung, các nhà cung cấp dịch vụ
logistics nói riêng có sự thành công như hiện nay đều có sự hỗ trợ đắc lực của
hệ thống thông tin trong hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy, có thể nói công
nghệ thông tin sẽ là chìa khoá cho Vietfracht trong việc hoàn thiện quá trình
cung cấp dịch vụ logistics nếu Vietfracht biết đầu tư đúng. Trong giai đoạn từ
nay đến năm 2020, hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ của Việt Nam sẽ được
cải thiện và nâng cấp nhiều, nên chiến lược này thực sự cần thiết và đúng đắn
trong việc nâng cao vai trò của Vietfracht trên thị trường logistics.
III. Các biện pháp thực hiện
1. Đầu tƣ nâng cấp, xây dựng mới cơ sở hạ tầng
Để nâng cao chất lượng các dịch vụ hiện có đồng thời tiến hành cung
cấp thêm các dịch vụ mới, Vietfracht cần có sự đầu tư đúng đắn vào cơ sở hạ
tầng.
Hiện tại, hệ thống kho bãi của Vietfracht so với các doanh nghiệp Việt
Nam thì được coi là hiện đại, nhưng nếu so với các đối thủ cạnh tranh nước
ngoài thì chưa đủ sức cạnh tranh. Vì vậy, Vietfracht cần đầu tư mua sắm thêm
các trang thiết bị mới phục vụ cho quá trình xếp dỡ, vận chuyển hàng hoá như
là hệ thống băng chuyền, các xe nâng hàng hoá hiện đại,.. Bên cạnh việc nâng
cấp hệ thống kho hiện tại, Vietfracht cần xây dựng thêm các kho trung tâm có
sức chứa lớn ở một số điểm vận tải chính như các cảng, sân bay quốc tế để
phục vụ cho việc lưu trữ, tập kết hàng chờ xuất khẩu hoặc nhập hàng, chờ
phân phối đi các tỉnh thành hay các khu công nghiệp. Các kho này đều phải
được trang bị các thiết bị hiện đại theo hướng tự động hoá, lắp đặt các hệ
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương
2008
Đỗ Thị Ngọc Trang 90 Anh 4 – K43A -
KT&KDQT
thống điều hành bằng máy vi tính để đảm bảo tính chính xác cùng hiệu quả
trong quản lý. Bên cạnh đó, Vietfracht cũng phải chú ý đến việc đa dạng hoá
các loại kho hàng để phù hợp với các loại hàng hoá trong hoạt động logistics
như kho chứa hàng bao kiện, hàng rời có khối lượng lớn; kho hàng chuyên
dụng như kho lạnh chứa hàng đông lạnh hay tươi sống; kho chứa hàng công
nghệ có giá trị cao. Các kho này cần phải có hệ thống ngăn kệ nhiều tầng để
tối ưu diện tích sử dụng.
Ngoài ra, Vietfracht cần phải đầu tư vào đội tàu và đội xe. Hiện tại đội
tàu, và xe Vietfracht vẫn chưa cung cấp đủ với nhu cầu chuyên chở, năng suất
chưa được cao. Vietfracht cần mua thêm các xe vận tải với sức chở lớn như xe
tải 15 - 20 tấn. Từ nay đến năm 2020, Vietfracht cần đầu tư mua thêm 2 hoặc
3 con tàu container cỡ 10,000 - 35,000 DWT để khai thác trong việc chuyên
chở đường biển. Với những khoản đầu tư thích đáng vào dịch vụ logistics, thị
phần của Vietfracht ngày càng tăng lên, do đó nhu cầu cung cấp dịch vụ
logistics hàng hoá đường biển tăng lên. Việc đầu tư thêm vào đội tàu sẽ giúp
Vietfracht khai thác được thế mạnh của mình, tăng thêm lợi nhuận, đồng thời
có thể đảm bảo được dịch vụ chất lượng cao khi khai thác các nguồn lực thế
mạnh của mình, giảm thiểu việc đi thuê dịch vụ bên ngoài.
2. Đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, thu hút nhân tài
Hiện nay, nhiều công ty cung cấp dịch vụ logistics nước ngoài ở Việt
Nam rất coi trọng việc đào tạo nguồn nhân lực, và đang là nơi thu hút nguồn
nhân lực của chúng ta. Trong sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt trên thị
trường cung cấp dịch vụ logistics, không còn cách nào khác, Vietfracht phải
phát triển nguồn nhân lực. Kinh nghiệm từ các công ty cung cấp dịch vụ
logistics toàn cầu, cho thấy việc tự đào tạo của doanh nghiệp đóng vai trò
quan trọng và đáp ứng được nguồn nhân lực trước mắt.
Việc đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp bao gồm đào tạo tại chỗ kết
hợp với gửi ra nước ngoài đào tạo.
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương
2008
Đỗ Thị Ngọc Trang 91 Anh 4 – K43A -
KT&KDQT
Trước hết, việc đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, Vietfracht nên đào tạo
bằng cách mở ra hai dạng lớp:
Lớp thứ nhất dành cho tất cả các nhân viên đang phụ trách mảng
kinh doanh dịch vụ logistics cùng vận tải biển trong tổng Công ty với trình độ
tiếng Anh cơ bản. Tại lớp này, sẽ đào tạo cho nhân viên những kiến thức cơ
bản về:
- Khái niệm về Logistics, Supply Chain Management, khái niệm
về Freight Forwarding,
- Incoterm 2000, UCP 600 2007 ICC, ISBP 681 2007 ICC,
- Tín dụng chứng từ - bảo hiểm (hàng hoá, trách nhiệm),
- Các tổ chức quốc tế FIATA, IATA, AFFA, ICC, ESCAP, các tổ
chức trong nước: Hiệp hội VIFFAS, các Hiệp hội ngành nghề
(may mặc, giày da, ..), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam,
- Những quy tắc Hague Rules, Hamburg Rules, các quy định của
luật Hàng hải Việt Nam nhằm thấy rõ trách nhiệm của người làm
dịch vụ vận tải đa phương thức quốc tế,
- Trách nhiệm của người làm dịch vụ logistics,
- Giới thiệu thương mại điện tử và việc sử dụng EDI trong dịch
vụ logistics.
Mục đích của lớp này là giúp cho các nhân viên hiểu hơn về công việc
mình đang làm, có nền tảng cơ sở để tham gia các lớp học khác, đồng thời có
thể tham gia vào những hội nghị trong nước, của khu vực hay quốc tế về lĩnh
vực dịch vụ logistics.
Lớp thứ hai dành cho các nhân viên đã thông thạo về dịch vụ giao
nhận, dịch vụ logistics có trình độ tiếng Anh khá. Đây là lớp dành cho những
người chủ chốt về nghiệp vụ như trưởng phòng, phó phòng. Tại lớp này, các
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương
2008
Đỗ Thị Ngọc Trang 92 Anh 4 – K43A -
KT&KDQT
nhân viên sẽ được giới thiệu về logistics, dịch vụ logistics, doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ logistics. Đồng thời nghe các cán bộ được đi nghiên cứu về dịch
vụ logistics ở một số nước có ngành logistics phát triển như Singapore, Thái
Lan báo cáo, cùng với việc nghe các chuyên gia về IT nói về EDI. Tại lớp này
sẽ phát huy tinh thần đóng góp của các cá nhân tham gia lớp học bằng các
buổi thảo luận, đưa ra các tình huống gây ra các khó khăn trong việc cung cấp
dịch vụ logistics cho khách hàng thường gặp, rồi cùng nhau giải quyết theo
hướng có lợi nhất cho Công ty.
Các lớp học này có mời các chuyên gia, cán bộ về dịch vụ logistics của
Hiệp hội VIFFAS, của một số tổ chức quốc tế như AFFA, ESCAP,... Tuy
nhiên, việc mời các cán bộ này không phải việc đơn giản mà chi phí không
phải nhỏ, nên Vietfracht cần có sự kết hợp với VIFFAS, cùng với tranh thủ
hợp tác với các tổ chức quốc tế để có nguồn kinh phí đào tạo thường xuyên
các lớp học như trên.
Ngoài ra, Vietfracht cần cử một số cán bộ chủ chốt sang những nước có
ngành dịch vụ logistics phát triển để học hỏi họ về công nghệ, về kỹ năng,...
Vấn đề thu hút nhân tài là một chủ đề mà tất cả các doanh nghiệp đều
quan tâm, làm thế nào để có thể thu hút họ về phục vụ cho mình, đó là một
việc không hề đơn giản. Vì vậy, Vietfracht nên sử dụng tiền lương, thưởng
như một đòn bẩy kinh tế quan trọng nhất để kích thích người lao động tích cực
tham gia vào sản xuất kinh doanh và thu hút nhân tài. Công ty nên trả lương
theo năng lực, đưa ra các chính sách lương thưởng hàng kì, thưởng đột xuất
cho cá nhân, tập thể có thành tích tốt, đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh,
cùng với các chế độ đãi ngộ khác như nghỉ ngơi, giải trí, làm thêm giờ,...
3. Tăng cƣờng hiệu quả hoạt động marketing
Hoạt động marketing ngày nay gần như có vai trò quyết định đến sự
thành bại của doanh nghiệp bởi trong điều kiện toàn cầu hoá cùng với sự phát
triển của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin, các doanh nghiệp có
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương
2008
Đỗ Thị Ngọc Trang 93 Anh 4 – K43A -
KT&KDQT
tiềm lực về nguồn nhân lực, tài chính tương đương, có khả năng đưa ra thị
trường những dịch vụ gần như tương đương nhau về chất lượng và giá cả.
Chiến lược marketing là công cụ cần thiết để Vietfracht vượt lên đối thủ, thu
hút và giữ chân khách hàng của mình.
Để tăng cường hoạt động marketing logistics, trước mắt Vietfracht cần
nâng cao công tác dịch vụ khách hàng. Công tác dịch vụ khách hàng là những
hoạt động cụ thể của doanh nghiệp nhằm giải quyết các đơn hàng của khách
hàng. Mục đích của hoạt động dịch vụ khách hàng là tạo cho quá trình mua
bán, trao đổi được thông suốt và kết quả của quá trình này là làm tăng giá trị
sản phẩm trao đổi. Trong công tác này, cần xây dựng hệ thống các khách hàng
mục tiêu để khai thác tối đa năng lực cung cấp dịch vụ của Công ty.
Bên cạnh đó, cần tạo ra một mối liên kết chặt chẽ giữa Công ty với
khách hàng bằng một trung tâm chăm sóc khách hàng. Vấn đề chăm sóc khách
hàng luôn là một yêu cầu cần thiết trong công việc kinh doanh, hiện đã được
nhiều doanh nghiệp lớn áp dụng, Vietfracht cũng cần học tập để có một trung
tâm chăm sóc khách hàng là cấu nối, là động lực thúc đẩy quan hệ giữa Công
ty và khách hàng. Để hệ thống này có thể hoạt động hiệu quả nhất, thì hệ
thống này cần phải hoạt động dựa trên thiết bị công nghệ hiện đại, theo một
quy trình tận tình, chuyên nghiệp. Bộ phận này cần phải kết hợp với các bộ
phận khác để có thể chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất, là nơi giải quyết
các vấn đề của khách hàng mà không làm mất thời gian của họ.
Hiện nay, cách marketing tốt nhất chính là việc cung cấp các dịch vụ
chất lượng tốt nhất để làm hài lòng khách hàng với giá cả cạnh tranh. Việc giá
cạnh tranh không đồng nghĩa với việc cung cấp giá rẻ. Giá rẻ mà dịch vụ
không tốt thì cũng khó mà cạnh tranh được. Vì vậy, Vietfracht cần phải tiết
kiệm chi phí, sử dụng tốt các nguồn lực của mình để đưa ra một giá cả cạnh
tranh để thu hút các khách hàng mới cùng với việc cung cấp dịch vụ có những
đặc điểm nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Đối với mỗi khách hàng
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương
2008
Đỗ Thị Ngọc Trang 94 Anh 4 – K43A -
KT&KDQT
khác nhau cần có các hoạt động logistics phù hợp với yêu cầu của họ. Từ đó,
Vietfracht cần mở rộng thêm các dịch vụ trong chuỗi dịch vụ logistics cung
cấp cho khách hàng. Hiện tại, Vietfracht vẫn còn thiếu nhiều dịch vụ so với
các dịch vụ logistics của các nhà cung cấp nước ngoài, nên điều này cũng sẽ
hạn chế phần nào thị phần của Vietfracht. Từ nay đến năm 2020, Vietfracht sẽ
có khả năng cung cấp thêm các dịch vụ để chuỗi dịch vụ logistics được liên
tục theo tiêu chuẩn quốc tế:
Consolidation/Cross Docking - Gom hàng nhanh tại kho.
Value-added Warehousing - Dịch vụ kho bãi giá trị gia tăng.
QA and QI Programs - Dịch vụ kiểm soát chất lượng hàng hoá.
Data Management/EDI Clearing House - Quản lý dữ liệu và cung
cấp dữ liệu đầu cuối cho khách hàng.
Barcode Scanning and Label Production - Dịch vụ quét và in mã
vạch.
GOH and HangerPack Service - Dịch vụ container treo (dành cho
hàng may mặc).
Systemwide Track and Trace/Web-base Visibility - Dịch vụ theo dõi
kiểm tra hàng thông qua mạng internet.
….
Với việc phát triển của công nghệ thông tin và internet, một cách
marketing khác cũng đem lại hiệu quả là marketing qua mạng internet. Hệ
thống website của Vietfracht hiện nay còn rất sơ sài, ít thông tin. Vì vậy,
Vietfracht cần phải nâng cấp và bổ sung các tính năng mới cho website, đưa
website là công cụ quảng bá, trao đổi thông tin hơn nữa giữa khách hàng và
Công ty.
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương
2008
Đỗ Thị Ngọc Trang 95 Anh 4 – K43A -
KT&KDQT
4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động logistics
Muốn quản trị logistics thành công thì trước hết phải quản lý được hệ
thống thông tin rất phức tạp. Việc nâng cấp hệ thống thông tin hiện tại trong
Công ty nên chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Hoàn thiện hệ thống thông tin nội bộ (intranet), hệ thống
thông tin trong từng bộ phận chức năng, hệ thống thông tin ở từng khâu trong
dây chuyền cung ứng (kho, bến bãi, vận tải,...) và sự kết nối thông tin giữa các
tổ chức, bộ phận công đoạn nêu trên, áp dụng tin học hoá trong các hoạt động
của Công ty, lắp đặt các phần mềm phục vụ cho hoạt động của Công ty, chuẩn
hoá các cơ sở dữ liệu,.. tạo cơ sở nền tảng trong hệ thống thông tin logistics.
Giai đọan 2: Kết nối hệ thống thông tin nội bộ với bên ngoài theo hai
phương thức:
- Phƣơng thức 1: Sử dụng internet. Đây là một xu hướng mà các công
ty logistics trên thế giới đang hướng tới như là một công cụ không thể thiếu
trong hoạt động logistics.
- Phƣơng thức 2: Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data
Interchange - EDI). Hệ thống thông tin này cho phép trao đổi thông tin dữ liệu
từ máy tính qua máy tính của các bộ phận trong hệ thống với nhau.
Trong thời gian tới, Vietfracht cần áp dụng các hệ thống để phát triển
dịch vụ logistics của mình:
Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử - EDI (hệ thống Electronic Data
Interchange). Đây là một công cụ thiết yếu trong các giao dịch doanh nghiệp
với doanh nghiệp qua Internet. Một giải pháp cho phép truyền thông tin điện
tử một cách an toàn, bao gồm các thông tin về quỹ thanh toán giữa người mua
và người bán qua các mạng dữ liệu riêng. Hệ thống này nhằm mục đích
chuyển giao thông tin từ máy tính này sang máy tính khác bằng phương tiện
điện tử, có sử dụng một tiêu chuẩn đã được thoả thuận để cấu trúc thông tin.
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương
2008
Đỗ Thị Ngọc Trang 96 Anh 4 – K43A -
KT&KDQT
EDI chủ yếu được dùng để trao đổi thông tin có liên hệ tới hoạt động kinh
doanh và để trao đổi quỹ tiền bằng điện tử. Từ nay đến năm 2020, gần như
90% các doanh nghiệp đã kết nối internet, cho nên vai trò của EDI - cơ chế
giúp Công ty có thể mua bán, trao đổi thông tin qua mạng càng trở nên quan
trọng và là yêu cầu không thể thiếu trong việc cung cấp dịch vụ logistics ở
Vietfracht.
Hệ quản trị doanh nghiệp tích hợp - ERP (Enterprise Resources
Planning). Hệ quản trị này là bộ giải pháp công nghệ thông tin có khả năng
tích hợp toàn bộ ứng dụng quản lý sản xuất kinh doanh vào một hệ thống duy
nhất, có thể tự động hoá các quy trình quản lý. Mọi hoạt động của doanh
nghiệp, từ quản trị nguồn nhân lực, quản trị dây chuyền cung ứng vật tư,... đều
được thực hiện trên một hệ thống duy nhất.
Để phục vụ khách hàng tốt hơn, và tạo mối quan hệ hợp tác giữa
khách hàng và Công ty, Vietfracht nên sử dụng công cụ NetTrace. Công cụ
này sẽ giúp khách hàng theo dõi được hàng hoá trong quá trình vận chuyển
hay kiểm soát được sự di chuyển của chứng từ trong chuỗi cung ứng. Nhờ
công cụ này, khách hàng có thể hình dung được quy trình di chuyển của hàng
hoá. Bằng việc biết rõ hơn về tình trạng hàng hoá của mình, khách hàng sẽ tin
tưởng hơn vào việc trao hàng hoá của mình cho Vietfracht. Công cụ này
Vietfracht nên đươc tích hợp trên website của Công ty. Chỉ bằng việc truy cập
vào website của Vietfracht, các khách hàng có thể biết được tình trạng hàng
hoá của mình hiện tại, từ đó có thể theo dõi sát sao hơn. Qua sự giám sát chặt
chẽ của khách hàng như vậy, Vietfracht luôn tâm niệm và cung cấp cho các
khách hàng các dịch vụ tốt nhất, đảm bảo nhất, từ đó tạo ra sự hài lòng cho
khách hàng.
Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong thời gian qua và trong tương lai
sẽ là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển dịch vụ logistics tại Vietfracht.
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương
2008
Đỗ Thị Ngọc Trang 97 Anh 4 – K43A -
KT&KDQT
5. Liên kết chiến lƣợc với các doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài
Hiện nay, việc liên kết, cộng tác là một điều cần thiết để phát triển dịch
vụ logistics theo hướng đa dạng các dịch vụ cùng với giá cả cạnh tranh.
Vietfracht đã nắm biết được điều này, nên trong thời gian qua đã tham gia liên
kết với một số đối tác, tuy nhiên việc liên kết vẫn chưa nhiều. Vietfracht tuy là
một Công ty lớn nhưng nếu so với các doanh nghiệp nước ngoài thì chưa đủ
khả năng cạnh tranh, nên nhiệm vụ của Vietfracht hiện nay là phải tìm kiếm
được sự hỗ trợ từ những đối tác bên ngoài. Thị trường logistics ngày càng
cạnh tranh nên để phát triển bền vững và mạnh thì Vietfracht cần phải xây
dựng liên minh với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác để củng
cố nâng cao dần các loại hình dịch vụ Vietfracht cung cấp. Hiện nay, dịch vụ
logistics hàng hoá đường không, dịch vụ hàng hoá vận chuyển bằng container
của Vietfracht chưa hoạt động mạnh, nên Vietfracht cần phải liên kết với một
hãng hàng không có chất lượng dịch vụ tốt cùng nhà cung cấp dịch vụ vận
chuyển hàng hoá bằng container để đảm bảo tính linh hoạt, từ đó cung cấp
chuỗi dịch vụ logistics liên hoàn. Ngoài ra, hệ thống kho của Vietfracht chưa
phải là lớn, nên Vietfracht cần có các kế hoạch xây dựng kho bãi gần các cảng
biển, thành phố lớn như Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội. Từ khi Việt Nam
gia nhập WTO, thì sẽ có nhiều công ty cung cấp dịch vụ logistics nước ngoài
gia nhập Việt Nam. Tận dụng điều này, Vietfracht cần liên kết với các công ty
này trong việc cung cấp các dịch vụ logistics nội địa, học hỏi kinh nghiệm
quản lý, các làm việc chuyên nghiệp của họ. Mặt khác, tiến trình hội nhập
ngày càng lan rộng, Vietfracht cũng không nằm ngoài xu thế hội nhập đó. Để
vươn ra thị trường quốc tế, Vietfracht cần mở thêm các đại lý trong việc cung
ứng dịch vụ logistics toàn cầu để tận dụng cơ sở vật chất cùng trang thiết bị
hiện đại sẵn có của các công ty này. Do đó Vietfracht cần mở thêm các đại lý
tại một số thị trường lớn như Thái Lan, Malaysia, Đông Nam Á, Trung Quốc,
Bắc Mỹ, Châu Âu.
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương
2008
Đỗ Thị Ngọc Trang 98 Anh 4 – K43A -
KT&KDQT
6. Giải pháp huy động vốn
Thiếu vốn đang là một khó khăn lớn nhất của Vietfracht nói riêng và
các doanh nghiệp khác nói chung trong việc phát triển dịch vụ logistics bởi
kinh doanh dịch vụ này đòi hỏi phải được trang bị cơ sở vật chất tương đối tốn
kém. Đó là đầu tư lớn vào phương tiện vận chuyển, xây dựng hệ thống kho bãi
theo tiêu chuẩn, mua sắm trang thiết bị để làm các dịch vụ giá trị gia tăng cho
hàng hoá, mua các phần mềm quản lý,.. Các khoản đầu tư này phải được chia
giai đoạn thực hiện, chứ không thể đầu tư vào cùng một lúc được. Bài toán về
vốn không phải là một bài toán dễ cho Vietfracht. Tìm vốn từ nguồn nào, đầu
tư vào yếu tố nào? Việc huy động vốn có thể thực hiện từ các phương án sau:
Hợp tác chiến lược với các hãng logistics và vận tải nước ngoài để
vừa huy động vốn lớn đáp ứng nhu cầu phát triển dịch vụ vừa học hỏi được
kinh nghiệm quản lý và kiến thức nghiệp vụ.
Liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong các ngành khác như
hãng hàng không, ngân hàng, công ty bảo hiểm, viễn thông,.. để tăng năng lực
về vốn.
Phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng để huy động vốn, giữ lại lợi
nhuận không chia, không trả cổ tức bằng tiền mặt mà trả cổ tức bằng cổ phiếu
để huy động thêm vốn.
Tóm lại, những chiến lược và biện pháp thực hiện trên sẽ giúp cho
Vietfracht thúc đẩy hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics trên thị trường Việt
Nam và dần dần mở rộng ra thị trường quốc tế trong thời gian tới.
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương
2008
Đỗ Thị Ngọc Trang 99 Anh 4 – K43A -
KT&KDQT
KẾT LUẬN
Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và thực hiện đề tài, em đã hoàn
thành xong khoá luận tốt nghiệp của mình.
Chương I, em đã hệ thống hoá những lý thuyết khái quát nhất liên quan
đến logistics, dịch vụ logistics, nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba.
Qua việc nghiên cứu, đánh giá hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics
nói riêng của Công ty CP vận tải và thuê tàu Vietfracht tại Chương II, em có
thể đánh giá được những điểm mạnh cũng như những điểm yếu của dịch vụ
logistics Vietfracht cung cấp. Trên cơ sở đó, cùng với việc phân tích tìm hiểu
những cơ hội và thách thức mà thị trường mang lại cho Vietfracht trong việc
cung cấp dịch vụ logistics trong Chương III, em đề xuất lên một số chiến lược
phát triển kinh doanh dịch vụ logistics cho Vietfracht trong giai đoạn từ nay
đến năm 2020 như:
Hoàn thiện và mở rộng dịch vụ logistics đang cung cấp.
Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, xây dựng lòng tin nơi
khách hàng.
Xây dựng một đội ngũ nhân viên thực hiện nghiệp vụ logistics
chuyên nghiệp.
Phát triển mạng lưới thương mại điện tử, và ứng dụng các thành
tựu của công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh.
Chiến lược đưa ra thôi không đủ, cần có các biện pháp để thực hiện
được các chiến lược đó. Đó là :
Đầu tư nâng cấp, xây dựng mới cơ sở hạ tầng.
Đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, thu hút nhân tài.
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương
2008
Đỗ Thị Ngọc Trang 100 Anh 4 – K43A -
KT&KDQT
Tăng cường hoạt động marketing.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động logistics.
Liên kết với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Giải pháp huy động vốn
Em tin rằng với năng lực của mình cùng với sự hỗ trợ của các cơ quan
nhà nước, việc thực hiện các chiến lược cùng với các biện pháp mà em đề xuất
cho Vietfracht chắc chắn sẽ giúp Vietfracht trở thành một nhà cung cấp dịch
vụ logistics chuyên nghiệp tại thị trường Việt Nam, và vươn dần ra thị trường
toàn cầu khẳng định được uy tín thương hiệu trong một tương lai không xa.
Mặc dù rất cố gắng trong quá trình thực hiện khoá luận này, nhưng do
hạn chế về thời gian cũng như kiến thức nên không thể tránh được những
thiếu sót nhất định. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp hoàn thiện
của quý thầy cô cho khoá luận tốt nghiệp của em.
Em xin chân thành cảm ơn!
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương
2008
Đỗ Thị Ngọc Trang 101 Anh 4 – K43A -
KT&KDQT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt:
1. Hoàng Văn Châu (2005), Giáo trình vận tải và giao nhận trong ngoại
thương, Nhà xuất bản giao thông vận tải, Hà Nội.
2. Lưu Lệ Chi (2007), Khoá luận: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp
chủ yếu nhằm nâng cao vai trò nhà cung cấp dịch vụ logistics 3PL-
DHL trên thị trường miền Bắc Việt Nam, Đại học Ngoại Thương, Hà
Nội.
3. Phạm Thanh Hoa (2006), Khoá luận: Tìm hiểu hoạt động của công ty
APL Logistics- Kinh nghiệm cho các doanh nghiệp vận tải Việt Nam,
Đại học Ngoại Thương, Hà Nội.
4. Nguyễn Thừa Lộc, Trần Văn Bão (2005), Giáo trình chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp thương mại, Nhà xuất bản Lao động Xã hội,
Hà Nội.
5. Mayrick and Associates, Viện chiến lược và phát triển giao thông vận
tải, Carl Bro & Intelligent Solutions (2006), Việt Nam: Đánh giá các
quy chế Vận tải đa phương thức, Hà Nội.
6. Đặng Kim Oanh (2007), Khoá luận: Nghiên cứu, đề xuất một số biện
pháp hoàn thiện dịch vụ khách hàng tại APL Logistics miền Bắc Việt
Nam trong thời gian tới, Đại học Ngoại Thương, Hà Nội.
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương
2008
Đỗ Thị Ngọc Trang 102 Anh 4 – K43A -
KT&KDQT
7. Phạm Văn Sâm, Trần Đình Hải (2008), Doanh nghiệp dịch vụ - nguyên
lý điều hành, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội.
8. Nguyễn Như Tiến (2006), Logistics - khả năng ứng dụng và phát triển
trong kinh doanh dịch vụ giao nhận Việt Nam, Nhà xuất bản Giao thông
vận tải, Hà Nội.
9. Đoàn Thị Hồng Vân (2006), Quản trị logistics, Nhà xuất bản thống kê,
TP.Hồ Chí Minh.
10. Tạp chí Vietnam Shipper từ năm 2006 đến năm 2008.
11. Tạp chí Việt Nam Logistics Review năm 2008.
12. Tạp chí Hàng hải Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2008.
13. Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần từ năm 2006 đến năm 2008.
14. Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (2005), Luật Thương mại
Việt Nam 2005, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (2005), Bộ luật Hàng hải
Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 quy định chi tiết Luật
Thương mại Việt Nam 2005 về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics
và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics.
II. Tài liệu tiếng Anh:
1. D.J.Bowersox, D.J.Closs, M.B. Cooper (2002), Supply Chain Logistiscs
Management, McGraw Hill.
2. Edward Frazelle (2002), Supply Chain Strategy - The Logistics of
Supply Chain Management, McGraw Hill.
3. A.S Hornby (1995), Oxford Advances Learners Dictionary of Current
English, Oxford University Press.
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương
2008
Đỗ Thị Ngọc Trang 103 Anh 4 – K43A -
KT&KDQT
4. C.John Langley, Jr., William D.Morice, Strategies for Logistics
Management: Reactions to a Changing Environment, Journal of
Bussiness Logistics.
5. Doughlas M.Lambert, James R.Stock, Lisa M.Ellran (1998),
Fundamentals of Logistics Management, McGraw Hill.
6. Henrik Malmborg, Alexander Richardson (2000), Master Thesis: A
Strategy for the Business Unit Logistics, Guiding Wilson towards,
School of Economics and Commercial Law.
7. Donald Waters (2003), Logistics - An introduction to Supply Chain
Management, Palgrave Macmillan, New York.
8. Ma Shuo (1999), Logistics and Supply Chain Management, World
Maritime University.
III. Website:
1. www.vietfracht.com.vn
2. www.vietnamshipper.com
3. www.saigontimes.com.vn
4. www.vnexpress.net
5. www.vnn.vn
6. www.vneconomy.vn
7. www.vst.vista.gov.vn
8. www.360vietnam.com
9. www.saga.vn
10. www.taichinhvietnam.com
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương
2008
Đỗ Thị Ngọc Trang 104 Anh 4 – K43A -
KT&KDQT
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3996_9977.pdf