MỞ ĐẦU
CHUƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI ĐỘ PHÌ NHIÊU ĐẤT .
1.1.Định nghĩa độ phì nhiêu đất (soil fertility)
1.2. Các loại độ phì nhiêu đất .
2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ ĐỘ PHÌ NHIÊU ĐẤT .
2.1. Các chỉ tiêu vật lý
2.2. Các tính chất hóa học .
3. ĐẤT LÚA NƯỚC .
3.1. Đất lúa nước và các tầng phát sinh cơ bản của đất lúa nước
3.1.1. Tầng canh tác-Ap
3.1.2. Tầng đế cày-P .
3.1.3. Tầng tích tụ-B
3.1.4. Tầng mẩu chất
3.2. Một số đặc tính đất lúa nước .
3.2.1. Thành phần cơ giới
3.2.2. Kết cấu đất
3.2.3. Tính thấm nước
3.2.4. Trạng thái pH và các chất dinh dưỡng
4. CÁC NHÓM ĐẤT NGHIÊN CỨU (ĐẤT PHÙ SA NHIỂM MẶN)
4.1. Nhóm đất Fluventic salic .
4.2. Nhóm đất Tropaquepts salic .
5. THỰC TRẠNG ĐỘ PHÌ NHIÊU ĐẤT ĐBSCL VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THÂM CANH LÚA ĐẾN GIẢM ĐỘ PHÌ
5.1. Thực trạng
5.2. Ảnh hưởng của thâm canh lúa đến độ phì .
5.2.1. Ảnh hưởng đến đặc tính vật lý đất
5.2.2. Ảnh hưởng đến đặc tính hóa học đất
6. ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU .
6.1.Điều kiện tự nhiên .
6.1.1. Vị trí địa lý kinh tế .
6.1.2. Khí hậu
6.1.3. Địa hình địa mạo:
6.1.4. Mạng lưới thủy văn:
6.2. Các nguồn tài nguyên .
6.2.1. Tài nguyên đất .
6.3. Điều kiện kinh tế xã hội
6.3.1. Tình hình dân số
6.3.2. Tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội các năm qua
6.3.3. Thực trạng phát triển và nhu cầu về đất đai của các ngành trong tỉnh
CHƯƠNG 2 .
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. PHƯƠNG TIỆN .
1.1 Địa điểm nghiên cứu
1.2. Thời gian thực hiện .
1.3. Các phương tiện vật tư hổ trợ cho đề tài
2 PHƯƠNG PHÁP
2.1. Cách lấy mẩu, chỉ tiêu, thời gian
2.2 Phương pháp phân tích
CHƯƠNG 3 .
KẾT QUẢ - THẢO LUẬN .
1. Đặc điểm canh tác lúa trên đất mặn của huyện Long Phú
2. Đặc điểm tính chất vật lý – hóa học của vùng đất phù sa nhiễm mặn tại huyện Long Phú
2.1. Đặc tính vật lý .
2.1.1. Thành phần cơ giới
2.1.2. Dung trọng
2.1.3. Tỷ trọng .
2.1.4. Độ xốp .
2.1.5. Hệ số thấm (Ksat)
2.1.6. Đường cong pF .
2.1.7. Lượng nước hữu dụng trong đất
2.1.8. Độ bền đoàn lạp của đất .
2.2. Đặc tính hóa học .
2.2.1. Độ chua hiện tại pH H2O
2.2.2. Độ chua tiềm tàng pHKCl .
2.2.3. Độ mặn đất (EC) (Electric Conductivity)
2.2.4. Dung tích hấp phụ cation (CEC) .
2.2.5. Chất hữu cơ
2.2.6. Đạm tổng số
2.2.7. Lân tổng số .
2.2.8. Natri .
2.2.9. Kali
CHƯƠNG 4 .
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .
1. KẾT LUẬN
2. KIẾN NGHỊ .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
60 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7517 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá độ phì vật lý, hoá học của vùng đất trồng lúa nước trời điển hình huyện Long Phú - Tỉnh Sóc Trăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh
Ở ĐBSCL do phải tránh lũ trong năm nên một số vùng các vụ lúa diễn ra liên tục và đất trồng lúa gần như luôn ở tình trạng khử, đặc biệt ở những vùng canh tác ba vụ luá trong năm điều này dẫn đến cây dễ ngộ độc chất hữu cơ (Lê Quang Trí, 1998).
Ảnh hưởng đến các đặc tính sinh học
Canh tác độc canh lúa nhiều năm liên tục tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển do nguồn thức ăn cung cấp liên tục tạo nơi ẩn náo giúp sâu bệnh tồn tại từ vụ này sang vụ khác, do đó phải sử dụng một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật. Việc sử dụng nông dược một cách thường xuyên đã làm giảm sự phong phú về loài và số lượng quần thể của loài. Sử dụng nhóm thuốc gốc carbamat thì tất cả động vật đều mẫn cảm như nhau đối với loại thuốc này. Ngoài ra thuốc trừ sâu carbofuran (furadan) khi tồn tại trong đất với liều lượng cao có thể làm giảm mật số các loài trùng (Võ Quang Minh, 2006).
Trong thâm canh lúa thì lượng phân hóa học được sử dụng để tăng năng suất lúa là chủ yếu. Sử dụng phân hóa học với liều lượng cao liên tục trong nhiều năm đã ảnh hưởng đến vi sinh vật sống trong môi trường đất. Các Rhizobum sẽ bị giảm khả năng cố định đạm khi mà hàm lượng đạm dễ tiêu trong đất cao hoặc bón quá nhiều đạm. Bón rải phân đạm thường làm thuận lợi cho các loài tảo không cố định đạm (Võ Quang Minh, 2006).
6. ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU
6.1. Điều kiện tự nhiên
Hình 2: Bản đồ ranh giới hành chánh tỉnh Sóc Trăng
Tỉnh Sóc Trăng nằm giáp tỉnh Hậu Giiang ở phía Tây-Bắc, giáp tỉnh Bạc Liêu ở phía Tây-Nam, giáp tỉnh Trà Vinh ở phía Đông-Bắc và giáp biển Đông ở phía Đông Nam.
Có tọa độ địa lý:
9014’28’’ đến 9055’30” vĩ Bắc.
105034’16” đến 160017’50” kinh độ đông.
Theo thống kê 2003 thì tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 322.330,36 ha, dân số toàn tỉnh là 1.243.982 người gồm 8 huyện 1 thị xã với
105 xã, phường, thị trấn và 741 ấp (Nguyễn Hoàng Phúc, 2005).
6.1.1. Vị trí địa lý kinh tế
Tỉnh Sóc Trăng nằm trong vùng ĐBSCL có bờ biển dài 72 km rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển. Ngoài hai cửa sông lớn Trần Đề và Định An. Sóc Trăng còn là cửa ngõ ra vào bán đảo Cà Mau. Tỉnh có 56 km quốc lộ1A nối liền hai tỉnh Bạc Liêu và Hậu Giang. Tỉnh Sóc Trăng cùng nằm trong vùng biển Thái Bình Dương với các nước: Philippin, Indonesia, ThaiLand, Malaysia, Singapore (Nguyễn Hoàng Phúc, 2005).
6.1.2. Khí hậu:
Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình 26,7 - 26,80C và ổn định. Trong năm nhiệt độ cao nhất là 37,80C (vào tháng 4/1958) và thấp nhất 190C (vào 1/1998).
Nắng
Tổng bức xạ trung bình trong năm tương đối cao, trong năm đạt 140 - 150 Kcal/cm2, cao nhất thường vào tháng 3 thấp nhất thường vào tháng 10.
Ẩm độ
Ẩm độ trung bình 83,4% cả năm, cao nhất là 96% vào mùa mưa và thấp nhất là 62% vào mùa khô.
Lượng mưa
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.840mm, mưa phân bố theo mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10.
Gió
Tỉnh Sóc Trăng nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa có hai hướng chính trong năm Đông Bắc và Tây Nam.
- Gió Đông Bắc xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Gió Tây Nam xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10 (Nguyễn Hoàng Phúc, 2005).
6.1.3. Địa hình địa mạo
Tỉnh Sóc Trăng có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng, cao độ trung bình vào khoảng 0,5 - 1,5m so với mặt biển. Độ cao tuyệt đối từ 0,4 đến 1,5m, độ dốc thay đổi khoảng 45cm/km chiều dài. Nhìn chung địa hình tỉnh Sóc Trăng có dạng lòng chảo (Nguyễn Hoàng Phúc, 2005).
6.1.4. Mạng lưới thủy văn
Tỉnh Sóc Trăng nằm ở hạ lưu sông MeKong, có hệ thống kênh rạch chằng chịt gồm hệ thống kênh rạch tự nhiên và kênh rạch đào.
Sông Hậu Giang là hệ thống sông chính cung cấp nước ngọt và phù sa bồi đắp cho đồng ruộng, hệ thống sông Hậu chi phối sâu sắc đến chế độ thủy văn toàn tỉnh.
Sông Mỹ Thanh chảy qua huyện Long Phú, Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu, Mỹ Tú chủ yếu tiêu nước vào mùa mưa đồng thời dẫn mặn xâm nhập vào đồng ruộng vào mùa khô.
Hệ thống kênh đào của tỉnh Sóc Trăng có hệ thống kênh đào rất phát triển, quản lộ - Phụng Hiệp, Ba Rinh-Tà Liêm, Kinh Cái Côn, Rạch Vạp, Tiếp Nhật làm nhiệm vụ dẫn ngọt, tháo thủy, rửa phèn, mặn (Nguyễn Hoàng Phúc, 2005).
6.2.Các nguồn tài nguyên
6.2.1. Tài nguyên đất
Diện tích tự nhiên của tỉnh là: 322.330,36 ha. Địa hình tương đối bằng phẳng với độ cao trung bình từ 0,5m đến 1m so với mặt nước biển. Phía Nam huyện Mỹ Tú và phía Nam huyện Thạnh Trị là vùng trũng với dạng địa hình lòng chảo nên rất khó thoát nước, các huyện Long Phú, Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu và thị xã Sóc Trăng gần biển Đông nên không bị ngập lũ và không bị úng trong mùa mưa (Nguyễn Hoàng Phúc, 2005).
Một số nhóm đất chính
Có sáu nhóm đất chính:
- Đất cát (c) Arenosols (AR) có diện tích 8.491 ha hình thành dưới dạng cát giồng tập trung chủ yếu ở huyện Vĩnh Châu, thị xã Sóc Trăng và rải rác ở các huyện Mỹ Xuyên và Mỹ Tú.
- Nhóm đất phù sa (p) Fluvisols (FL) có diện tích 6.372 ha tập trung ở huyện Kế Sách và Mỹ Tú.
- Đất glây (GL) Gleysols (GL) có diện tích 1.076 ha.
- Đất mặn (M) Salic Fluvisols (FLS) có diện tích 158.547 ha đất mặn (thực chất là đất phù sa nhiễm mặn), phân bố ở các huyện: Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên, Long Phú, Kế Sách, Thạnh Trị, Mỹ Tú và thị xã Sóc Trăng.
- Đất phèn (S) Thionic Fluvisols (FLT) có diện tích 75.823 ha tập trung ở các huyện Mỹ Tú, Long Phú, Thạnh Trị và rải rác ở các huyện: Kế Sách, Mỹ Xuyên và Vĩnh Châu.
- Đất nhân tác (do tác động của con người đào đắp hay cày bừa, tưới tiêu) có diện tích 46.146 ha phân bố đều trong các huyện trong tỉnh (Nguyễn Hoàng Phúc, 2005).
Đánh giá chung về tài nguyên đất tỉnh Sóc Trăng
Tỉnh Sóc Trăng là một tỉnh đồng bằng ven biển ở cuối lưu vực sông Hậu có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nền nhiệt độ cao, ổn định, lượng bức xạ dồi dào, tài nguyên nước ngọt phong phú, lượng mưa trung bình khá cao (1.846mm) nằm cạnh sông Hậu và có nhiều tuyến kênh lớn dẫn nước ngọt để phát triển sản xuất. Hoạt động bán nhật triều không đều và biến động vào cuối mùa khô đã làm phần lớn diện tích đất nông nghiệp của tỉnh bị nhiễm mặn. Địa hình toàn tỉnh khá bằng phẳng với độ cao tuyệt đối phổ biến từ 0,4m đến 0,7m. Nơi cao nhất ở ven biển và ven sông Hậu có độ cao 0,8m đến 2m. Địa hình thấp dần về phía Tây Bắc tạo điều kiện cho nước mặn xâm nhập sâu và tạo điều kiện thuận lợi cho các công trình xây dựng dẫn nước ngọt vào nội đồng. Các quá trình hình thành đất ở Sóc Trăng là quá trình phù sa, quá trình mặn, quá trình phèn, quá trình tích lũy mùn và quá trình glây.
Dưới tác động của điều kiện tự nhiên hoạt động sản xuất và các quá trình hình thành đất chủ đạo trên ở Sóc Trăng đã hình thành và phát triển 6 nhóm dất, 15 đơn vị đất và 76 đơn vị đất phụ (Nguyễn Hoàng Phúc, 2005).
6.3. Điều kiện kinh tế xã hội
6.3.1. Tình hình dân số
Theo số liệu thống kê dân số trong toàn tỉnh là 1.243.982 người năm 2003, bao gồm các dân tộc: Kinh (chiếm 65,28%), Khơme (chiếm 28,85%), Hoa (chiếm 5,86%), Nùng, Thái, Chăm. Dân số thành thị là: 229.390 người chiếm (18,44%), dân số nông thôn là 1.014.591 người chiếm (81,56%) (Nguyễn Hoàng Phúc, 2005).
6.3.2. Tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội các năm qua
Tình hình sử dụng đất của tỉnh Sóc Trăng từ năm 1995 đến năm 2000 được trình bày trong bảng sau:
Bảng 1: Tình hình sử dụng đất của tỉnh Sóc Trăng từ năm 1995 - 2000.
Loại đất
Năm
1995
1998
1999
2000
Tổng diện tích
320.027
320.027
322.330
322.003
1. Đất nông nghiệp
253.747
252.375
252.375
249.088
- Trồng cây hàng năm
213.675
211.799
211.799
208.882
+ Cây lúa
193343
190095
190095
188.076
+ Màu & CCN-HN
20.332
21.704
21.704
20.815
- Cây lâu năm
40.072
40.576
40.576
40.206
2. Đất lâm ngiệp
7.051
8.476
8.476
14.061
3. Đất chuyên dùng
14.292
16.875
16.875
79.610
4. Đất khu dân cư
4.586
4.440
4.440
4.725
5. Đất chưa sử dụng
32.549
29.658
29.658
24.107
Nhận xét tình hình sử dụng đất các năm qua
- Tổng quan về đất tự nhiên của tỉnh tăng là do bãi bồi, do điều tra lại ranh giới các tỉnh.
- Đất nông nghiệp qua các năm có xu hướng giảm là do quá trình đô thị hóa lấn dần đất nông nghiệp, nhu cầu về đất ở, công trình giao thông, giáo dục, y tế, ...
- Đất lâm nghiệp qua các năm có xu hướng tăng do thực hiện chính sách về môi trường.
- Đất chuyên dùng có xu hướng tăng do nhu cầu về đô thị hóa, nhu cầu về đất ở, giao thông, đất an ninh quốc phòng...
- Đất khu dân cư tăng do sự gia tăng dân số.
- Đất chưa sử dụng có có xu hướng giảm qua các năm do khai hoang phục hóa chuyển sang đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng
Sản lượng lúa bình quân đầu người có khuynh hướng tăng do:
- Diện tích trồng lúa tăng đều từ năm 1995 đến 2000.
- Khoa học kỹ thuật tiến bộ từ đó làm tăng năng suất.
- Thâm canh tăng vụ, sản lượng bình quân đầu người năm 1995 (946 kg) năm 1998 (1.207kg) năm 1999 (1.282kg) năm 2000 (1.358kg). Đời sống nhân dân ngày càng khá lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm, tỷ lệ hộ khá giàu tăng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế là 7,37%.
Diện tích lúa gieo trồng cả năm vào khoảng 370.385 ha, năng suất bình quân là 4,5 tấn/ha, sản lượng lúa ước tính 1.617.400 tấn tăng 7,9% năm (2000) so với năm (1999).
Diện tích cây lương thực vào khoảng 5.000 ha màu thực phẩm 18.000 ha, cây công nghiệp ngắn ngày 150.000 ha trong đó: cây mía là 13.268 ha. Cải tạo 2.000 ha vườn tạp.
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 37.000 ha trong đó diện tích nuôi tôm 33.000 ha. Tổng sản lượng khai thác hải sản khoảng 48.000 tấn đạt 100% kế hoạch, chế biến tôm 11.000 tấn tăng 23,14%. Kim ngạch xuất khuẩu ngành thuỷ sản ước khoảng 155 triệu USD tăng 37,27% so với năm 1999.
Ngành lâm nghiệp đã trồng mới được 267 ha, khôi phục rừng 556 ha, bảo vệ và chăm sóc 4.216 ha rừng.
Giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 1.653 tỷ đồng tăng 13,12% trong đó các doanh nghiệp nhà nước đạt 807 tỷ đồng, doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 847 tỷ, cung cấp điện thêm 2.000 hộ, nâng cao tổng số hộ có điện lên 112.679 ha đạt 51,22% tổng số hộ toàn tỉnh.
Về xây dựng cơ bản, thực hiện các trương trình 135, chương trình trung tâm cụm xã, chương trình 773 giá trị thực hiện 7.543 triệu đồng. Xây dựng tăng thêm 250 phòng học, 98 trạm kế hoạch hoá gia đình.
Mục tiêu xã hội: giảm tỷ lệ tăng dân số còn 1,62%. Tạo việc làm 36.000 người trong độ tuổi lao động, đạt 100% kế hoạch. Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 17,35% ( giảm 8.000 hộ so với năm 1999). Tỷ lệ các hộ dân dùng được điện trong tỉnh đạt 51,2%, các hộ được dùng nước sạch là 55% (Nguyễn Hoàng Phúc, 2005).
6.3.3. Thực trạng phát triển và nhu cầu về đất đai của các ngành trong tỉnh
Quá trình phát triển công nghiệp hoá, đô thị hoá và xây dựng các cơ sở hạ tầng đòi hỏi phải có quỹ đất lớn. Trong điều kiện của tỉnh Sóc Trăng hiện nay, quỹ đất đai điều phải sử dụng từ quỹ đất nông nghiệp mà chủ yếu là từ đất lúa. Thực trạng phát triển của các ngành theo các chương trình mục tiêu kinh tế xã hội đã và đang gây áp lực lớn đối với đất đai (Nguyễn Hoàng Phúc, 2005).
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. PHƯƠNG TIỆN
1.1 Địa điểm nghiên cứu
Đề tài: “Đánh giá độ phì vật lý, hoá học của vùng đất trồng lúa nước trời điển huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng” được tiến hành lấy mẩu nghiên cứu tại xã Tân Hưng huyện Long Phú - Tỉnh Sóc Trăng.
1.2. Thời gian thực hiện
Đề tài được thực hiện từ 15/02/2007 - 15/7/ 2007 tại phòng thí nghiệm hoá lý - Bộ môn Khoa Học Đất và Quản Lý Đất Đai, Khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng-Trường Đại học Cần Thơ.
1.3.Các phương tiện vật tư hổ trợ cho đề tài
- Khoan lấy mẩu đất, ring, hệ thống đo pF.
- Máy tính và chương trình thống kê được sử dụng để tính toán, thống kê và đánh giá số liệu.
- Các trang thiết bị trong phòng thí nghiệm dùng để phân tích các đặc tính lý hoá học đất.
2 PHƯƠNG PHÁP
Vùng đất trồng lúa nước trời điển hình canh tác hai vụ lúa thuộc huyện Long Phú Tỉnh Sóc Trăng được triển khai và thực hiện đề tài. Đất phù sa nhiễm mặn là đối tượng nghiên cứu, mẩu đất nguyên thủy và xáo trộn được lấy ở hai vị trí với độ sâu 0- 20 cm và 20 – 40 cm.
2.1. Cách lấy mẩu, chỉ tiêu, thời gian
- Các chỉ tiêu hoá học, sa cấu, tỷ trọng và tính bền: lấy mẫu đất xáo trộn.
- Lấy mẩu đất nguyên thuỷ bằng ống ring theo phương thẳng đứng.
Các chỉ tiêu phân tích:
Chỉ tiêu vật lý đất: sa cấu, dung trọng, tỷ trọng, độ xốp, Ksat, đường cong pF, lượng nước hữu dụng.
- Các chỉ tiêu hoá học pHH20, pHKCl, EC, chất hữu cơ, đạm tổng số, lân tổng số, Na, K trao đổi, CEC không đệm.
2.3 Phương pháp phân tích
Các chỉ tiêu hoá lý phân tích theo quy trình trang thiết bị áp dụng và sử dụng tại phòng thí nghiệm hoá lý -Bộ môn Khoa Học Đất và QLĐĐ –Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng -Trường Đại học Cần Thơ.
Chỉ tiêu vật lý
+ Phân tích thành phần cơ giới thực hiện theo phương pháp ống hút Rhobinson.
Hình 3: Hệ thống ống hút Robinson
Tỉ lệ cát (2-0.05 mm), đất thịt (0.05-0.002 mm) và sét (<0.002 mm) được xác định và tính toán. Phân loại sa cấu đất được thực hiện theo USDA.
Hình 4: Tam giác sa cấu theo USDA
+ Dung trọng (g/cm3) sử dụng ống ring và được tính trên cơ sở khối lượng đất khô (được sấy khô ở 105oC) trên đơn vị thể tích đất ở điều kiện tự nhiên và không bị xáo trộn .
Hình 5: Dụng cụ lấy mẩu không xáo trộn trtrộn (ring)
+ Tỷ trọng (g/cm3) phân tích dựa vào Pycnometer (bình tỷ trọng) để xác định.
Hình 6: Pycnometer và hệ thống hút chân không
+ Độ xốp (độ rổng) của đất được xác định dựa vào tỷ trọng thể rắn và dung trọng của đất.
+ Hệ số thấm bảo hoà (Ksat): được xác định thông qua hệ thống đo Ksat theo cột áp cố định.
+ Lượng nước thuỷ dung, lượng nước điểm héo trong đất được xác định thông qua mẩu đất bảo hoà trong hệ thống sandbox và sử dụng nồi áp suất.
+ Lượng nước hữu dụng được tính toán thông qua giá trị chênh lệch giữa lượng nước thuỷ dung và lượng nước tại điểm héo.
Chỉ tiêu hoá học
+ pHH2O: trích bằng nước (1/2,5) và đo bằng pH kế.
+ pHKCl: trích bằng KCl và đo bằng pH kế.
Hình 7: Máy đo pH
+Khả năng hấp phụ cation của đất (CEC: Cation exchange capacity): xác định CEC bằng cách trích BaCl2 0,1 M, chuẩn độ với EDTA 0,01 M.
Phần trăm base bảo hòa: Được xác định theo công thức.
Hình 8: Máy đo EC
+ Độ dẫn điện dung dịch đất (EC): Trích bằng nước cất, tỷ lệ 1: 2,5 (đất/nước), đo bằng EC kế.
+ Chất hữu cơ trong đất: xác định theo phương pháp Walkley-Black. Dựa trên nguyên tắc oxy hóa chất hữu cơ bằng K2Cr2O7 trong môi trường H2SO4 đậm đặc, sau đó chuẩn độ lượng K2Cr2O7 bằng FeSO4 0.1N.
+ Đạm tổng số: Bằng phương pháp Kjeldahl.
+ Lân tổng số: Được xác định bằng phương pháp công phá hỗn hợp acid Perchloric và acid Sulphuric đậm đặc.
+ Na và K trao đổi được trích bằng BaCl2 0,1 M , đo trên máy hấp thu nguyên tử.
Phương pháp xử lý số liệu, thống kê
Chương trình thống kê MSTAT- C được áp dụng để phân tích và biện luận số liệu.
Hinh: máy đo EC
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ - THẢO LUẬN
1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội của huyện Long Phú
Long Phú là huyện nằm ở phía Đông của tỉnh Sóc Trăng có diện tích 687,1 km2 gồm 1 thị trấn huyện lỵ là Long Phú và 18 xã: Long Phú, Tân Thạnh, Tân Hưng, Đại Ân 1, Đại Ân 2, An Thạnh 2, Trường Khánh, Hậu Thạnh, Đại Ngãi, Song Phụng, Long Đức, Châu Khánh, Phú Hữu, An Thạnh 1, Liêu Tú, Lịch Hội Thượng, Trung Bình, An Thạnh 3, với dân số 229.000 (1999), gồm các dân tộc: Kinh, Khơ Me, Hoa. Loại đất chủ yếu trong vùng là đất phù sa bị nhiễm mặn, phèn. Do vị trí của huyện nằm ở vị trí giáp với biển nên phần lớn diện tích toàn huyện đều bị nhiễm mặn. Đây là các loại đất phù sa ven biển được hình thành do trầm tích biển chịu ảnh hưởng của nước mặn tràn, hoặc mặn mạch ven biển, cửa sông. Vì thế việc sản xuất nông nghiệp, canh tác lúa dựa vào nước trời là chủ yếu. (Phòng nông nghiệp huyện Long Phú, 2007)
2. Đặc tính vật lý – hóa học của vùng đất phù sa nhiễm mặn tại huyện Long Phú
2.1. Đặc tính vật lý
2.1.1. Thành phần cơ giới
Thành phần cơ giới đất có vai trò rất quan trọng. Đặc biệt thành phần cơ giới của lớp đất mặt ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm đất, sự phát triển của hệ rễ cây trồng cũng như sinh vật đất.
Kết quả phân tích số liệu thành phần cơ giới đất được trình bày trong bảng 2 cho thấy đất ở Long Phú qua hai điểm khảo sát cho thấy có hàm lượng sét rất cao. Theo tam giác sa cấu đất của USDA thì thành phần cơ giới của hai vị trí nghiên cứu đều là sét.
Bảng 2: Thành phần cơ giới đất phù sa nhiễm mặn tại hai điểm nghiên cứu
Vị trí
Tầng (cm)
% Cát
% Thịt
% Sét
USDA
Long Phú 1
0 - 20
0.3
35.3
64.4
Sét
20 - 40
0.9
34.0
65.1
Sét
Long Phú 2
0 - 20
1.6
36.3
62.0
Sét
20 - 40
1.3
35.6
63.1
Sét
Đối với thành phần cơ giới này thích hợp với việc canh tác lúa đặc biệt là vùng canh tác dựa vào nước trời. Đất sét có khả năng giữ nước cao, khả năng giữ chất dinh dưỡng tốt, trị số CEC cao. Tuy nhiên đất có thành phần cơ giới mịn thì dễ gây sự nén dẽ kết cứng bề mặt của đất. Điều này đã được Brady (1996) chứng minh là phù hợp khi nghiên cứu các nhóm đất trên thế giới.
2.1.2. Dung trọng
Dung trọng đất là một tính chất vật lý rất quan trọng của đất. Việc xác định dung trọng của đất có thể đánh giá được tình trạng nén dẽ, độ xốp của đất, khả năng phát triển của rễ cây trồng, tính thấm nước của đất… Giá trị của dung trọng phụ thuộc vào thành phần khoáng và độ xốp, thành phần hữu cơ, cấu trúc đất. Đất có nhiều tế khổng dung trọng sẽ thấp hơn so với đất bị nén dẽ. Thông thường nhân tố ảnh hưởng chính đến dung trọng của đất là hàm lượng chất hữu cơ và hoạt động của vi sinh vật đất.
Kết quả dung trọng của đất phù sa nhiễm mặn tại 2 vị trí khảo sát ta có kết quả được trình bày trong hình 9.
0,98b
1,37ns
1,33a
1,39ns
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1.0
1.2
1.4
1.6
Long Phú 1
Long Phú 2
Vị trí nghiên cứu
Dung trọng (g/cm3)
0 - 20 cm
20 - 40 cm
Hình 9: Đồ thị dung trọng giữa các tầng tại các vị trí nghiên cứu.
Đối với vị trí Long Phú 1: Giá trị dung trọng tại tầng 0 – 20 cm là 0,98 g/cm3 thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với dung trọng tại tầng 20 – 40 cm là 1,33 g/cm3.
Dung trọng ở tầng 20 – 40 cm tăng cao so với các tầng mặt là do trong quá trình canh tác người dân đã sử dụng những phương tiện cơ giới nặng trong quá trình làm đất đã làm cho tầng đất này có khuynh hướng bị nén dẽ cao.
Trong quá trình làm đất đã làm tăng độ xốp của đất nên dung trọng tại tầng mặt luôn thấp hơn so với tầng đế cày.
Đối với đất lúa nước việc hình thành tầng đế cày sẽ có lợi cho việc canh tác, sẽ hạn chế sự mất nước do trực di, rửa trôi chất dinh dưỡng. Đây là đặc tính rất quan trọng đối với đất sản xuất nông nghiệp dựa vào nước trời. Ở một số nơi người dân còn chủ động tạo ra tầng đế cày đối với việc sản suất lúa nước. Tuy nhiên tầng đế cày cũng sẽ hạn chế sự phát riển sâu hơn của rễ. Theo Lê văn khoa (2002) thì dung trọng lớn hơn 1,35 g/cm3 thì sẽ ảnh hưởng xấu đến năng suất lúa.
Đối với vị trí Long Phú 2: Giá trị dung trọng tại tầng 0 – 20 cm là 1,37 g/cm3 và dung trọng tại tầng 20 – 40 là 1,39 g/cm3 không khác biệt có ý nghĩa thống kê. Với giá trị dung trọng trên cho thấy đất ở vị trí này có chiều hướng bị nén dẽ, đất bị nén chặt, kém thoáng khí, gây khó khăn trong việc làm đất và làm hạn chế sự phát triển của rễ cây trồng.
Giá trị dung trọng này được đánh giá cao do canh tác lâu năm người dân ít cải tạo đất của mình, không sử dụng phân hữu cơ làm cho đất bị nén dẽ, tăng dung trọng. Điều này phù hợp với nhận định của Brady (1996), việc canh tác lúa lâu năm đã làm cho dung trọng của đất tăng lên đáng kể. Đối với các nhóm đất canh tác lúa nước từ 20 – 90 năm thì các tầng đất mặt có khuynh hướng bị nén dẽ và dung trọng tăng cao.
Nhìn chung dung trọng của nhóm đất nghiên cứu tại Long Phú 1 “không có vấn đề”. Tuy nhiên giá trị dung trọng ở Long Phú 2 cả hai độ sâu đất có chiều hướng bị nén dẽ, cần có biện pháp cải tạo đất về các mặt như cày xới tăng độ xốp, bón phân hữu cơ để tăng hoạt động của vi sinh vật đất, tăng độ thoáng khí, tăng khả năng phát triển của rễ cây trồng.
Tuy nhiên, kết quả phân tích thống kê dung trọng tại hai vị trí cho thấy tại hai vị trí Long Phú 1 và 2 có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê. Kết quả thống kê sự khác biệt về mặt thống kê của hai vị trí khảo sát được trình bài trong bảng 3
Bảng 3: Giá trị dung trọng giữa hai vị trí khảo sát tại vị trí nghiên cứu
Vị trí
Tầng (cm)
Dung trọng (g/cm3)
Vị trí
Tầng (cm)
Dung trọng (g/cm3)
Long Phú 1
0 – 20
0,98a
Long Phú 1
20 – 40
1,33a
Long phú 2
0 – 20
1,37b
Long phú 2
20 - 40
1,39b
Giá trị dung trọng tại tầng 0- 20 cm là 0,98 g/cm3 tại Long Phú 1và giá trị dung trọng tại Long Phú 2 là 1,37 g/cm3. Nguyên nhân đất tại Long Phú 1 không bị nén dẽ là do kỹ thuật canh tác của người dân, sự trả lại rơm rạ cho đất đã làm tăng độ xốp của đất. Nhưng ở Long Phú 2 người dân nơi đây sau khi thu hoạch xong là đốt rơm rạ nên lượng chất hữu cơ trả lại cho đất không nhiều nên khi canh tác lâu năm sẽ dẫn đến đất bị nén dẽ hơn.
2.1.3. Tỷ trọng
Giá trị tỷ trọng của đất là một thông số quan trọng giúp chúng ta có thể ước lượng được thành phần khoáng cũng như hàm lượng chất hữu cơ trong đất một cách tương đối.
Hầu hết các loại đất giàu khoáng đều có tỷ trọng cao hơn so với các loại đất tầng mặt có chứa phần trăm chất hữu cơ cao.
Kết quả tỷ trọng tại hai vị trí nghiên cứu của huyện Long Phú được trình bài trong bảng 4.
Bảng 4: Giá trị tỷ trọng giữa các tầng đất tại vị trí nghiên cứu
Vị trí
Tầng (cm)
Tỷ trọng (g/cm3)
Long Phú 1
0 – 20
2.42ns
20 – 40
2.43ns
Long phú 2
0 – 20
2.52ns
20 - 40
2.52ns
* Ghi chú ns: không khác biệt có ý nghĩa thống kê 5%
Từ kết quả phân tích trình bày trong bảng 4 cho thấy tỷ trọng các tầng đất tại hai điểm nghiên cứu có giá trị thay đổi từ 2,42 – 2,52 g/cm3, trong từng vị trí thì giá trị tỷ trọng giữa các tầng không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê.
2.1.4. Độ xốp
Độ xốp của đất phản ánh tổng các sinh tế khổng trong một đơn vị thể tích đất. Tùy thuộc vào điều kiện ngoài đồng, các tế khổng có thể chứa đầy nước hoặc không khí. Trong đất sự phát triển cho cây trồng tốt nhất là có 50% tổng tế khổng chứa đầy nước và 50% tổng tế khổng chứa đầy không khí (Trần Kim Tính, 2003). Một loại đất lý tưởng cho sản xuất nông nghiệp cần có độ xốp 50%, trong đó 25% là tỷ lệ nước được trữ trong đất.
Độ xốp của đất cần thiết cho sự phát triển của rễ cây trồng và sự di chuyển của nước cũng như không khí trong đất. Độ xốp của đất có liên quan đến dung trọng của đất, đất có dung trọng lớn thì phần trăm tế khổng thấp, lượng tế khổng trong đất thì được quyết định lớn bởi sự sắp xếp các hạt đất. Kết quả độ xốp tại hai vị trí nghiên cứu được trình bài trong hình 10
Hình 10: Đồ thị độ xốp giữa các tầng đất tại các vị trí nghiên cứu
Kết quả phân tích được trình bày trong hình 11 cho thấy độ xốp đất phù sa nhiễm mặn tại huyện Long Phú có giá trị dao động trong khoảng 45,0 – 59,5%.
Tại Long Phú 1 có giá trị độ xốp tầng 0 – 20 cm là 59,5%, với giá trị này thích hợp cho sự phát triển của rễ cây trồng. Giá trị độ xốp này khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai tầng, do tầng mặt có hàm lượng hữu cơ cao (6,17%), và người dân làm đất thường xuyên làm cho độ xốp của đất được duy trì tốt. Tuy nhiên ở tầng 20 – 40 cm đất có hàm lượng hữu cơ nghèo (1,36%) và do cấu trúc của tầng đế cày được hình thành nhiều năm nên đã làm cho độ xốp giảm so với tầng 0 – 20 cm (chỉ đạt 45,4%).
Tại Long Phú 2 tầng 0 – 20 cm có độ xốp là 45,6% và tầng 20 – 40 cm là 45% không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê giữa 2 tầng. Với giá trị này cho thấy đất có nguy cơ nén dẽ, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa.
Giá trị độ xốp trong tầng 0 – 20 cm và 20 – 40 cm tại hai vị trí khảo sát và giá trị thống kê được thể hiện trong bảng 5.
Bảng 5: Độ xốp tại hai vị trí nghiên cứu
Vị trí
Tầng (cm)
Độ xốp (%)
Vị trí
Tầng (cm)
Độ xốp (%)
Long Phú 1
0 – 20
59,5a
Long Phú 1
20 – 40
45,4ns
Long phú 2
0 – 20
45,6b
Long phú 2
20 - 40
45ns
*Ghi chú: ns biểu thị không khác biệt ý nghĩa thống kê 5%
Giá trị độ xốp tầng 0 – 20 cm ở Long Phú 1 là 59,5% và ở Long Phú 2 là 45,6% khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa hai vị trí. Sự biến động này có thể do phương pháp làm đất và sự khác biệt giữa hàm lượng chất hữu cơ tại Long Phú 1 được xếp vào loại khá (6,17%), tại Long Phú 2 là (1,5%) ở mức nghèo. Tuy nhiên tầng 20 – 40 cm của 2 vị trí lấy mẫu không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê.
2.1.5. Hệ số thấm (Ksat)
Tốc độ di chuyển của nước trong đất có liên quan trực tiếp đến một số vấn đề tiêu nước và thoát nước, tốc độ thấm nước của đất phụ thuộc vào phần trăm hàm lượng hữu cơ trong đất, thành phần cơ giới, cấu trúc đất…
Kết quả hệ số thấm (Ksat) tại hai vị trí nghiên cứu của huyện Long Phú được trình bài trong bảng 6
Bảng 6: Giá trị Ksat giữa các tầng đất tại hai vị trí nghiên cứu
Vị trí
Tầng (cm)
Hệ số thấm (*10-6m/s)
Long Phú 1
0 – 20
32,66a
20 – 40
0,25b
Long Phú 2
0 – 20
0,15ns
20 – 40
0,9ns
Kết qua phân tích hệ số thấm của hai tầng đất tại huyện Long Phú ta thấy: tại Long Phú 1, tầng 0 – 20 cm có hệ số thấm là 32,66 *10-6m/s, theo phân cấp của O’Neal thì tốc độ thấm của đất rất nhanh và ở tầng 20 – 40 cm có hệ số thấm là 0,25 *10-6m/s, tốc độ thấm của đất chậm. Ở hai tầng đất này hệ số thấm có sự chênh lệch rất lớn và khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Nguyên nhân tầng mặt của đất có hàm lượng hữu cơ cao và độ xốp cao hơn so với tầng 20 – 40 cm.
Tại Long Phú 2, giá trị hệ số thấm không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê.
2.1.6. Đường cong pF
Giá trị đường cong pF tại Long Phú 1 được thể hiện qua hình 11
Hình 3. Đồ thị đường cong pF giữa các tầng đất tại vị trí nghiên cứu 1
Đường cong pF cho thấy khả năng giữ nước tại tầng 0 – 20 cm cao hơn ở tầng 20 – 40 cm là do hàm lượng chất hữu cơ của tầng 0 – 20 cm cao hơn.
Hình 3. Đồ thị đường cong pF giữa các tầng đất tại vị trí nghiên cứu 2
Kết quả đường cong pF tại Long Phú 2 cho thấy khả năng giữ nước của tầng 0 – 20 cm cao hơn tầng 20 – 40 cm do hàm lượng chất hữu cơ tại tầng 0 -20 cm cao hơn (1,5%) tầng 20 – 40 cm (0,79%).
2.1.7. Lượng nước hữu dụng trong đất
Lượng nước hữu dụng trong đất bị ảnh hưởng bởi trạng thái của đất như thành phần cơ giới, cấu trúc đất và hàm lượng hữu cơ trong đất.
Theo Verplancke (2002) lượng nước thủy dung ngoài đồng được ước lượng trong phòng thí nghiệm ở giá trị pF2, và lượng nước tại điểm héo được thực hiện trong phòng thí nghiệm ở giá trị pF 4,2. Giá trị lượng nước hữu dụng được tính toán bởi sự khác biệt giữa thủy dung ngoài đồng và điểm héo.
Lượng nước hữu dụng trong đất tại vị trí nghiên cứu được trình bày qua bảng 7
Bảng 7. Lượng nước hữu dụng tại các vị trí nghiên cứu
Vị trí
Tầng (cm)
Ẩm độ hữu dụng (%)
Lượng nước hữu dụng (mm)
Long Phú 1
0 - 20
35,07
70,14a
20 - 40
28,84
57,69b
Long Phú 2
0 – 20
27,02
54,04ns
20 - 40
26,68
53,37ns
Kết quả phân tích cho thấy: Tại Long Phú 1 lượng nước hữu dụng ở tầng 0 - 20 cm cao hơn ở tầng 20 – 40 cm. Sự cầm giữ nước ở tầng mặt cao hơn là do đất có chứa hàm lượng hữu cơ cao hơn tầng 20 – 40 cm. Bên cạnh đó giá trị dung trọng ở tầng 0 – 20 cm thấp hơn tầng có độ sâu 20 – 40 cm, các tế khổng trong đất nhiều hơn, phần trăm độ xốp cao. Chính vì thế lượng nước hữu dụng tầng mặt cao hơn tầng 20 – 40 cm.
Tại Long Phú 2 lượng nước hữu dụng tương đương nhau và đạt giá trị thấp là do độ xốp và hàm lượng chất hữu cơ của cả hai tầng đều thấp.
2.1.8. Độ bền đoàn lạp của đất
Độ bền của đất giúp đo lường mức độ chịu đựng của đất qua các tác động do tự nhiên hoặc con người như các lực cơ giới khi cày hoặc hoạt động tưới nước, mưa. Tính bền biểu diễn sự khác nhau tình trạng đất trước và sau khi có lực tác động.
Tính bền của đất được xem như là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng đất đai. Tính bền của đất có thể tác động mạnh mẽ đến đặc tính đất cả về hoá học và lý học (Lê Văn Khoa, 2003).
Kết quả phân tích tính bền cấu trúc tại Long Phú 1 và 2 được thể hiện trong hình 13.
198,4
87,9
74,7
70,9
0
50
100
150
200
250
Long Phú 1
Long Phú 2
Vị trí nghiên cứu
Tính bền (SQ)
0 - 20 cm
20 - 40 cm
Hình 13. Đồ thị tính bền giữa các tầng tại các vị trí nghiên cứu
Kết quả phân tích trên ta thấy tính bền tại Long Phú 1 ở độ sâu 0 – 20 cm có tính bền cấu trúc cao (198,4) hơn so với tầng 20 – 40 cm là do đất mặt có hàm lượng chất hữu cơ cao nên giúp cho tầng mặt có cấu trúc bền hơn.
Tại vị trí Long Phú 2 tính bền cấu trúc đạt thấp ở cả hai tầng là do đất đang trong tình trạng nén dẽ, mất cấu trúc.
2.2. Đặc tính hóa học
Các đặc tính hóa học được trình bày trong bảng 8
Bảng 8: Bảng tổng hợp phân tích các chỉ tiêu hóa học tại hai vị trí khảo sát của huyện Long Phú
CEC meq/100g
18,8
22,8
21,3
23,7
K meq/100g
0,61
0,66
0,62
0,80
Na meq/100g
1,73
2,06
1,83
2,61
Mg
meq/100g
7,56
9,96
9,56
11,0
Ca
meq/100g
6,31
5,88
5,24
4,71
P Bray mg/kg
6,29
1,50
2,99
20,9
Pts % P2O5
0,07
0,07
0,08
0,12
Nts %
0,85
0,35
0,33
0,26
CHC %
6,17
1,36
1,50
0,79
EC (1:5)
mS/cm
0,64
0,63
0,34
0,53
pH
KCL
4,53
5,47
4,94
5,48
pH H2O
(1:2,5)
6,31
6,58
6,65
6,74
Tầng
0 - 20
20- 40
0 - 20
20- 40
Vị trí
Long Phú 1
Long Phú 2
2.2.1. Độ chua hiện tại pH H2O
pH đất là chỉ tiêu rất quan trọng liên quan đến độ hữu dụng của dưỡng chất trong đất, vận tốc phản ứng sinh hoá trong đất và hiệu quả của phân bón. Thông qua độ pH chúng ta có thể ước đoán được độ phì nhiêu của đất. Việc xác định giá trị pH giúp ta có biện pháp canh tác cũng như cải tạo đất nhằm khắc phục những trở ngại của đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Kết quả phân tích được trình bày trong bảng 8 về các đặc tính hoá học tại hai vị trí nghiên cứu pH(H20) tại Long Phú 1 biến động trong khoảng 6,31 – 6,58. Tại Long Phú 2 giá trị pH dao dộng trong khoảng 6,65 – 6,74. Với kết quả này theo thang đánh giá Washington State University – Tree Fruit Research & Extension Center, 2001) (tỉ lệ đất nước =1/2,5) pH(H20) ở vị trí này thuộc dạng tối hảo, thích hợp cho sự phát triển của cây trồng. Theo Nguyễn Hữu Chiếm cho rằng trên đất canh tác lúa thì giá trị pH tốt nhất trong khoảng 5,5 < pH <6,6. Nếu trong điều kiện canh tác tốt với giá trị pH này sẽ cho năng suất cao.
6,31
6,65
6,58
6,74
6
6.1
6.2
6.3
6.4
6.5
6.6
6.7
6.8
Long Phú 1
Long Phú 2
Vị trí nghiên cứu
pH(H2O)
0 - 20 cm
20 - 40 cm
Hình 14. Đồ thị pH H2O giữa các tầng đất tại các vị trí nghiên cứu
2.2.2. Độ chua tiềm tàng pHKCl
Độ chua tiềm tàng được tính bằng tổng ion H+ tự do và hấp phụ trên bề mặt keo đất. Thông qua giá trị pHKCl biểu thị khả năng gây chua tiềm tàng của đất. pH đất có tầm quan trọng lớn, độ hữu dụng của các dưỡng chất phụ thuộc nhiều vào pH đất.
Kết quả phân tích trình cho thấy pHKCl tại Long Phú 1 có giá trị biến đổi trong khoảng 4,53 – 5,47 và tại Long Phú 2 giá trị pH biến đổi trong khoảng 4,94 – 5,48 theo thang đánh giá của Ngô Ngọc Hưng - Soil, water, and plant Analysis Labotory, 2004 (tỉ lệ đất/KCl =1/2,5) thì ở Long Phú 1 là chua vừa đến chua ít và ở Long Phú 2 là ở mức chua vừa.
4,53
5,47
5,48
4,94
0
1
2
3
4
5
6
Long Phú 1
Long Phú 2
Ví trí nghiên cứu
pHKCl
0 - 20 cm
20 - 40 cm
Hình 15. Đồ thị pH(KCl) giữa các tầng đất tại các vị trí nghiên cứu
2.2.3. Độ mặn đất (EC) (Electric Conductivity)
EC trong dung dịch đất cho biết nồng độ muối hoà tan có trong dung dịch đất. Trên đất ngập nước EC sẽ gia tăng theo thời gian ngập nước và sau đó đạt trạng thái ổn định.
Từ kết quả phân tích bảng 8 cho thấy tại Long Phú 1, ở tầng 0 – 20 cm, EC là 0,64 mS/cm và ở tầng 20 – 40 cm là 0,63 mS/cm. Tại Long Phú 2 ở tầng 0 – 20 cm, EC là 0,34 mS/cm và ở tầng 20 – 40 cm là 0,53 mS/cm. Theo thang đánh giá của Westen Agricultural Laboaries thì ở mức độ mặn này không ảnh hưởng năng suất cây trồng.
0,64
0,34
0,63
0,53
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
Long Phú 1
Long Phú 2
Vị trí nghiên cứu
EC (mS/cm)
0 - 20 cm
20 - 40 cm
Hình 16. Đồ thị EC giữa các tầng đất tại các vị trí vị nghiên cứu
2.2.4. Dung tích hấp phụ cation (CEC – cation exchange capacity)
Dung tích hấp phụ cation là dung lượng hấp phụ cation của phức hệ keo đất. CEC là một chỉ tiêu quan trọng về độ phì nhiêu của đất. Đất giàu chất hữu cơ, có CEC cao và khả năng giữ chất dinh dưỡng tốt.
Kết quả phân tích cho thấy tại Long Phú 1, ở tầng 0 – 20 cm có chỉ số CEC là 18,8 meq/100g và ở tầng 20 – 40 cm là 22,8 meq/100g. Tại Long Phú 2, ở tầng 0 – 20 cm có chỉ số CEC là 21,13 meq/100g và ở tầng 20 – 40 cm là 23,7 meq/100g. Theo thang đánh giá của Landon, 1984 thì dung tích hấp phụ cation của hai vị trí nghiên cứu đều cao.
18,8
21,3
22,8
23,7
0
5
10
15
20
25
Long Phú 1
Long Phú 2
Vị trí nghiên cứu
CEC (meq/100g)
0 - 20 cm
20 - 40 cm
Hình 17. Đồ thị CEC của các vị trí nghiên cứu
2.2.5. Chất hữu cơ
Chất hữu cơ được xem là thành phần quan trọng nhất, đặc biệt có ý nghĩa đối với độ phì nhiêu của đất. Chất hữu cơ là nguồn cung cấp và là nơi dự trữ dinh dưỡng trong đất. Chất hữu cơ có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đất. Chất hữu cơ ảnh hưởng đến độ xốp, cấu trúc, độ bền của đất.
Kết quả phân tích hàm lượng chất hữu cơ trình bày trong bảng 8 cho thấy tại Long Phú 1 chất hữu cơ tầng 0 - 20 cm là 6,17% và ở tầng 20 – 40 cm là 1,36 % . Như vậy theo thang đánh của Lê Văn Căn (1998) thì chất hữu cơ tầng 0 – 20 cm giàu và ở tầng 20 – 40 cm nghèo.
Tại Long Phú 2 có hàm lượng chất hữu cơ tầng 0 - 20 cm là 1,5% và ở tầng 20 – 40 cm là 0,79 % thuộc loại nghèo. Do đó, cần có biện pháp canh tác kết hợp với việc sử dụng phân hữu cơ trong sản xuất nhằm cải thiện thành phần hữu cơ trong đất, tăng độ tơi xốp, tính bền, cải thiện cấu trúc đất.
6,17
1,5
1,36
0,79
0
1
2
3
4
5
6
7
Long Phú 1
Long Phú 2
Vị trí nghiên cứu
CHC (%)
0 - 20 cm
20 - 40 cn
Hình 18. Đồ thị hàm lượng chất hữu cơ tại các vị trí nghiên cứu
Nhìn chung tại hai vị trí khảo sát thì chất hữu cơ ở tầng mặt luôn cao hơn tầng dưới. Nguyên nhân do chất hữu cơ được cung cấp từ xác bả thực vật sau mỗi vụ canh tác.
2.2.6. Đạm tổng số
Đạm tổng số trong đất là một chỉ tiêu được phân tích để đánh giá độ phì nhiêu của đất. Đạm là nguyên tố dinh dưỡng quyết định năng suất cây trồng, hàm lượng đạm trong đất phụ thuộc vào hàm lượng chất hữu cơ trong đất.
Kết quả phân tích lượng đạm tổng số đối với Long Phú 1 ở tầng 0 – 20 cm là 0,85% và ở tầng 20 – 40 cm là 0,35%. Tại Long Phú 2 ở tầng 0 – 20 cm là 0,33% và ở tầng 20 – 40 cm là 0,26 %. Ta thấy hàm lượng đạm tổng số trong đất tại hai vị trí nghiên cứu theo thang đánh giá Kyumar, 1976 đều chứa lượng đạm tổng số rất giàu. Hàm lượng đạm tổng số cao là do mẫu được lấy sau khi thu hoạch lúa nên có thể lượng đạm do bón phân vào đất cây lúa sử dụng không hết nên còn lại trong đất. Chính vì vậy mà phần trăm đạm tổng số trong đất tại tầng 0 – 20 cm luôn cao hơn tầng 20 – 40 cm ở cả hai vị trí. Mặc dù hàm lượng đạm tổng số trong đất rất giàu nhưng ta không thể dự đoán khả năng cung cấp đạm hữu dụng từ đất cho cây trồng. Theo nghiên cứu của Dan C. Olk, thì trong điều kiện canh tác lúa nước thì việc hình thành các hợp chất phenol tăng nhiều hơn so với điều kiện thoáng khí, làm giảm khả năng hữu dụng của đạm.
0,85
0,33
0,35
0,26
0
0,2
0,4
0,6
0,8
1
Long Phú 1
Long Phú 2
Vị trí nghiên cứu
Đạm tổng số (%)
0 - 20 cm
20 - 40 cm
Hình 19. Đồ thị hàm lượng đạm tổng số tại các vị trí nghiên cứu
2.2.7. Lân tổng số
Lân là một chỉ tiêu của độ phì nhiêu đất, đất giàu lân mới có độ màu mỡ cao. Giữa lân trong đất và năng suất cây trồng có mối tương quan thuận với nhau. Mặt khác khi bón lân trong đất sẽ tăng độ hữu dụng của của đạm trong đất.
Từ bảng kết quả phân tích bảng 8 cho thấy tại Long Phú 1 phần trăm lân tổng số của cả hai tầng là 0,07% không có sự biến đổi hàm lượng lân giữa hai tầng. Tại Long Phú 2 ở tầng 0 – 20 cm là 0,08% và ở tầng 20 – 40 cm là 0,12%. Theo thang đánh giá của Lê Văn Căn (1978) tại Long Phú 1, phần trăm lân tổng số thuộc dạng trung bình. Tại Long Phú 2 ở tầng 0- 20 cm có phần trăm lân tổng số ở mức trung bình khá, ở tầng 20 – 40 cm phần trăm lân tổng số ở mức giàu.
0,07
0,12
0,08
0,07
0
0,02
0,04
0,06
0,08
0,10
0,12
0,14
Long Phú 1
Long Phú 2
Vị trí nghiên cứu
P tổng số (%)
0 - 20 cm
20 - 40 cm
Hình 20. Đồ thị hàm lượng lân tổng số tại các vị trí nghiên cứu
2.2.8. Natri
Trong đất mặn việc xác định phần trăm Na+ trong phức hệ hấp thu là trị số quan trọng. Trị số này giúp đánh giá tỷ lệ Na được hấp phụ so với tổng khả năng hấp phụ cation (CEC). Tỷ lệ Na chiếm ưu thế trong phức hệ hấp thu đưa đến nhiều bất lợi trong dinh dưỡng cây trồng và tính chất lý hóa đất. Việc xác định sự ảnh hưởng của Na được thể hiện qua chỉ số ESP (Exchange Sodium Percentage).
Kết quả phân tích chỉ số ESP được thể hiện trong bảng 9
Bảng 9. ESP tại các vị trí nghiên cứu
Vị trí
Tầng (cm)
ESP (%)
Long phú 1
0 – 20
9,2
20 - 40
9,03
Long phú 2
0 – 20
8,59
20 - 40
11,01
Kết quả phân tích Na được thể hiện trong bảng 9 cho thấy chỉ số ESP tại vị trí Long Phú 1 ở độ sâu 0 -20 cm là 9,2% và ở 20 – 40 cm là 9,03%. Tại Long Phú 2 ở độ sâu 0 -20 cm giá trị ESP là 8,59% và ở độ sâu 20 - 40 cm là 11,01%. Như vậy theo tiêu chuẩn đánh giá của USDA thì giá trị ESP > 15% là đất sodic. Do đó, tại hai vị trí Long Phú 1 và 2 thì chỉ số ESP chưa gây ảnh hưởng đến cây trồng.
2.2.9. Kali
Kali hiện diện với số lượng lớn hầu hết các loại đất. Kali là nguyên tố đa lượng rất quan trọng đối với sự sinh trưởng của cây trồng sau đạm và lân. Kali là chất duy trì áp suất thẩm thấu của tế bào.
Kết quả phân tích bảng 8 cho thấy tại Long Phú 1: ở tầng 0 – 20 cm có hàm lượng kali 0,61 meq/100g và ở tầng 20 – 40 cm có hàm lượng kali 0,66 meq/100g. Ta thấy Long Phú 2: ở tầng 0 – 20 cm có hàm lượng kali 0,62 meq/100g và ở tầng 20 – 40 cm có hàm lượng kali 0,80 meq/100g. Theo thang đánh giá Kyuma (1976) thì hàm lượng kali tại hai vị trí nghiên cứu ở mức trung bình. Hàm lượng kali ở tầng 0 – 20 cm của cả hai vị trí nghiên cứu đều thấp hơn tầng 20 – 40 cm, do trong quá trình canh tác người dân không chú trọng việc bón phân kali cho cây trồng. Chính vì vậy sau nhiều năm canh tác làm cho hàm lượng kali tầng 0 – 20 cm thấp hơn so với tầng 20 – 40 cm.
0,61
0,62
0,66
0,80
0
0,2
0,4
0,6
0,8
1
Long Phú 1
Long Phú 2
Vị trí nghiên cứu
Kali (meq/100g)
0 - 20 cm
20 - 40 cm
Hình 21. Đồ thị Kali giữa các tầng tại các vị trí nghiên cứu
Trong sản xuất cần chú trọng việc bón phân kali để cải tạo hàm lượng kali trong đất đồng thời tăng năng suất cây trồng. Đỗ Ánh (2002) cũng cho rằng ở ĐBSCL đối với những loại đất nghèo kali thì việc bón phân kali có thể làm tăng năng suất từ 17 – 34%.
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Qua kết quả phân tích đặc tính lý – hóa đất tại hai vị trí nghiên cứu ở Long Phú – Sóc Trăng cho thấy:
* Cả hai vị trí nghiên cứu có thành phần cơ giới chủ yếu là sét. Tại Long phú 1 dung trọng biến động từ 0,98 g/cm3 đến 1,39 g/cm3 phù hợp cho sự tăng trưởng của cây trồng và ở Long Phú 2 giá trị dung trọng dao động từ 1,37 đến 1,39 g/cm3 cho thấy đất có chiều hướng bị nén dẽ. Tỷ trọng tại hai vị trí nghiên cứu dao động từ 2,42 g/cm3 đến 2,52 g/cm3 không khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê. Độ xốp tại hai vị trí cho thấy tại Long Phú 1 tầng 0 – 20 cm có độ xốp lớn nhất (59,5%) do dung trọng đạt mức thấp nhất (0,98 g/cm3), độ xốp đạt giá trị thấp nhất tại Long Phú 2 (45%). Do đó, đất có chiều hướng bị nén dẽ cần kết hợp các biện pháp làm đất phù hợp và bón phân hữu cơ. Hệ số thấm Ksat có sự biến động rất lớn 0,15 *10-6 m/s đến 32,6 *10-6 m/s. Ở tầng 0 – 20 cm cao hơn so với tầng 20 – 40 cm đối với tại Long Phú 1 và khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê, nhưng tại Long Phú 2 thì hệ số thấm (Ksat) tại tầng 0 – 20 cm lại thấp hơn tại tầng 20 – 40 cm nhưng không khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê. Lượng nước hữu dụng giữa hai vị trí dao động từ 53,38mm đến 70,14mm. Đạt giá trị cao nhất tại tầng 0 – 20 cm của Long Phú 1 (70,14 mm) và thấp nhất ở tầng 20 – 40 cm tại Long Phú 2 (53,38mm). Tính bền cấu trúc ở tầng 0 – 20 cm tại Long Phú 1 có giá trị cao nhất là 198,4 so với tầng 20 - 40 cm là 74,7. Đối với Long Phú 2 thì độ bền đoàn lạp ở tầng 0 – 20cm là 87,9 và ở tầng 20 - 40 cm là 70,9.
* Giá trị pH(H2O) tại hai vị trí nghiên cứu đều tối hảo (6,31 đến 6,74) không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng. Và pH(KCl) tại hai vị trí được đánh giá ở mức chua ít (từ 4,53 đến 5,48). Chỉ số EC tại hai vị trí nghiên cứu được đánh giá không ảnh hưởng đến năng suất cây trồng (từ 0,34 đến 0,64mS/cm). Hàm lượng chất hữu cơ ở hai vị trí được đánh giá thấp, đạt ở mức cao nhất ở tầng 0 – 20 cm tại Long Phú 1 (6,17%). Khả năng trao đổi cation (CEC) giữa các tầng tại hai vị trí được đánh giá ở mức cao. Hàm lượng đạm tổng số giữa các tầng tại hai vị trí được đánh giá là giàu (từ 0,26 đến 0,85%). Hàm lượng lân tổng số tại hai vị trí nghiên cứu được đánh giá ở mức trung bình nhưng ở tầng 0 – 20 cm tại Long Phú 2 đạt mức trung bình khá (0,08%) và tầng 20 – 40 cm đạt mức khá (0,12%). Kali tại hai vị trí nghiên cứu có giá trị trung bình (từ 0,61 đến 0,8 meq/100g). Chỉ số ESP được đánh giá là chưa ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Nhìn chung đất tại khu vực canh tác lúa nước trời tại hai vị trí nghiên cứu ở Long Phú – Sóc Trăng phù hợp cho sự phát triển của cây trồng nhưng đang có chiều hướng bị nén dẽ tầng canh tác do đó cần kết hợp biện pháp làm đất phù hợp với việc bón phân hữu cơ để nâng cao độ phì của đất giúp cho việc sản xuất nông nghiệp được bền vững hơn.
2. KIẾN NGHỊ
* Trong canh tác thâm canh cần chú ý khuyến cáo nông dân bón phân hữu cơ để đất không bị thoái hóa.
* Cần có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng cho phù hợp với đặc điểm vùng đất phù sa nhiễm mặn tại Long Phú – Sóc Trăng.
* Cần có sự nghiên cứu sâu hơn mở rộng phạm vi khảo sát trên những vùng có điều kiện tương tự để có đánh giá chính xác hơn về nhóm đất phù sa nhiễm mặn đã và đang phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chu Thị Thơm, Phan Thì Tài, Nguyễn Văn Tó, 2006. Độ ẩm đất với cây trồng. NXB Lao động Hà Nội.
Charles A. Black, 1993. Soil fertility Evaluation and Contrrol. Professor Emeritus Deparment of Agronomy low a State University Ames, Lowa. P 385-386
Dan C. Olk, 2007. Aerobic decomposition of crop residues: A key to improve yiel trends, soil biochemistry, and availability of soil nitrogen in continuous lowland rice. USDA-ARS, National soil Tilth Laboratory, Ames, Lowa, USA.
Dương Minh Viễn, 2004. Bài giảng thổ nhưỡng. Đại học Cần Thơ.
Đỗ Ánh, Nguyễn Văn Bộ, Lê Văn Tiềm, Công Doãn Sắt, 2000. Độ phì nhiêu đất và dinh dưỡng cây trồng. Đất Việt Nam. NXB Nông Nghiệp.
Đỗ Ánh, 2002. Độ Phì Nhiêu Đất Và Dinh Dưỡng Cây Trồng. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.
Đỗ Thị Thanh Ren, 1985. Hiệu quả của phân lân và vôi trên năng suất lúa trồng trên đất phèn sulfaquepts. Hoà An, phụng Hiệp, HẬu Giang. Báo cáo khoa học nông nghiệp Đại học Cần thơ,1985
Đỗ Thị Thanh Ren, 1999. Giáo trình phì nhiêu đất và phân bón. ĐHCT.
Evansand; Wildes, 1971. Potassium and its role in enzyme activation Proc. 8th. Collog. Int. Potash hust. Ben.
Ghildyal B.P., 1978. Effects of compaction and pudding on soil physical properties and rice growth. Soil and rice.
Hargrve and Thomas, 1981. Effect of organic matter on exchangeable aluminum and plant growth in acid soil. Instelly M.ed, chemistry in the soil environment. Madison, American society of Agrnomy.
H. Eswaran, 1985. Physical and chemical soil condition. Soil physics and rice. International rice research institute Losbanos, Languna Philippine. p42
Henry. D. Foth. Boyld. Ellis, 1997. Soil Fertility. Department of Crop and Soil Sciences Michigan State University East Lansing, Michigan
Henry D.Foth, 1990. Fundamentals of soil science. P 32-36. Michigan state University. P.248.
J. Kuht and E- Reitam, 2004. Soil compaction effect on soil physical properties in the content of nutrients in Spring barleg.
Jone and Jarvis, 1981. The flate of heavy metal, In Greenland, D.J and M.H.Hayes. ed. The chemistry of soil processes chichester, Wiley
Kisu M., 1978. Soil and rice. p111
Lê văn Căn, 1978. Giáo trình nông hóa. NXB Nông nghiệp Hà Nội.
Lê Văn Khoa, 2000. Giáo trình bạc màu đất. Đại học Cần Thơ.
Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Cự, Lê Đức, Trần Khắc Hiệp, Trần Cẩm Vân, 2003. Đất và môi trường. Nhà xuất bản giáo dục.
Le Van Khoa, 2003. Physical Fertility of typical Mekong Delta soil (VN) and Land Suitability Assessment for Alternative crop with cultivation Gent University. P 22-23.
Lê Văn Khoa, 2004. Sinh thái và môi trường đất. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
Lipec and Stepniewski, 1995. Effect of soil compaction and tillage system to uptake and loses of nutrient.
Lê Quang Trí, 1998. Giới thiệu tổng quan về những trở ngại của đất và cách quản lý. Trong báo cáo trở ngại của đất và cách quản lý. Bộ môm KHĐ-QLĐĐ, Đại học Cần Thơ.
Myfscher, 1995. Mearsurement and assessment of soil Potassium. International Potash Institute plant.
Nguyễn Hữu Chiếm, Trần Chấn Bắc, Trần Quang Tuyến, Lê Văn Dũ, 1999. Bước đầu khảo sát ảnh hưởng của sự thâm canh lúa 3 vụ lên môi trường sinh thái nông nghiệp tại một số điểm ĐBSCl.
Nguyễn Xuân Cự, 1992. Thành phần và động thái photpho ở đất phù sa trồng lúa thuộc tỉnh Thái Bình. Tạ chí khoa học đất số 2- 1992.
Nguyễn Xuân Cự, 2001. Đặc tính chất mùn và khả năng hấp phụ Photpho của đất lúa nước ở Đồng bằng sông Hồng. Tạp chí khoa học đất số 15- 2001.
Nguyễn Vy, 2003. Độ Phì Nhiêu Đất Thực Tế. Nhà xuất bản Nghệ An.
Nguyễn Xuân Cự, 2005. Thành phần và tính chất đặc trưng của Chất hữu cơ trong một số loại đất ở Việt Nam. Tạp chí Hội khoa học đất việt Nam số 21.
Nguyễn Thế Đặng, Nguyễn Thế Hùng, 1999. Giáo Trình Đất. Nhà xuất bản Hà Nội.
Nguyễn Văn Điềm, 2002. Sử dụng hợp lý đất bằng biện pháp thủy lợi. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ngô Ngọc Hưng, 2000. Giáo trình ô nhiễm đất đai. Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Văn Hoàng, 1989. Bước đầu khảo sát ảnh hưởng của chế độ luân canh tăng vụ lên đặc tính cơ – vật lý đất và năng suất lúa tại hai điểm khảo sát: Nông trại Đại học Cần Thơ và HTX II Long Khánh Cai Lậy – Tiền Giang. LVTN.
Ngô Ngọc Hưng, Võ Thị Gương, Nguyễn Mỹ Hoa, 2004. Phân hữu cơ. Giáo trình phì nhiêu đất. Khoa Nông nghiệp- sinh học ứng dụng. Đại học Cần Thơ.
Nguyen My Hoa, 2003. Soil potassium dynamics under intensive rice cropping A case study in the Mekong Delta, Viet Nam. P 3-6. Can Tho University
Nguyễn Đăng Nghĩa, Mai Văn Quyền, Nguyễn Mạnh Chinh, 2005. Đất với cây trồng. Bác sĩ cây trồng quyển III. NXB TP. HCM.
Nguyễn Hoàng Phúc, 2005. Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong đánh giá nguồn tài nguyên đất đai tỉnh Sóc Trăng. LVTN.
Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên, 1999. Đất đồi núi Việt Nam thoái hóa và phục hồi. NXB Nông nghiệp Hà Nội.
Nguyễn Bảo Vệ, 1998. Kali trong đất lúa ĐBSCL. Trong tuyển tập: vai trò của sulfur, potassium và mangansium trong sản xuất và tròng trọt. Hội thảo khoa họcThành phố Hồ Chí Minh tháng 2-1998.
Nguyễn Văn Luật, 2003. Cây lúa Việt Nam thế kỷ 21. Tập III. NXB Nông nghiệp Hà Nội. p 35.
Prihar S.S, B.D. Ghildyal, D.k. Painuli, H.S. Sur, 1985. Soil physics and rice, India. P59-66.
Pedo A Sanchez, Cheryl A. Palm and Satly W. Buol, 2003. Fertility capability classification a tool to help assess soil quality in the tropics..
Pedro A. Sanchez, 1990. Properties and management of soil in the Tropics. p102.
Raymend W.Mille, Duane T. Gardiner, 2001. Soil in our Enviroment. Preentice Hall. P 64-72.
Reitcmeier, 1951. The Chemistry of soil Potassium. Adv.
Sanchez P.A, Couto,W. Boul, 1982. The fertility capability soil classification system: Interpertation, Applicabilition and modification. Geoderma.
Sanchez P.A. and S.W. Boul, 1989. Agronomic Toxonomy for wetland water soil in:
Wetland soil: Characterization, classification, internation race research instute (IRI).
Sổ tay phân tích đất - nước - phân bón cây trồng, 1998. Viện thổ nhưỡng nông hóa. NXB Nông Nghiệp.
Soane and Ouwerkert, 1994. Soil compaction in crop production. Elsevier, Amsterdam, Netherlands.
Swaminathan M. S, 1987. Physical Measurements in flooded rice soil. In Japanese Methodologies.
Trần Thành Lập, 1999. Phì nhiêu đất . Bài giảng phì nhiêu đất và phân bón.
Trần Bá Linh, Nguyễn Mỹ Hoa, 2006. Giáo trình thực tập hóa lý đất. ĐHCT. P 58-163.
Trần Kông Tấu, Ngô Văn Phụ, Hoàng Văn Huây, Hoàng Văn Thế, Văn Huy Hải, Trần Khắc Hiệp, 1986. Thổ nhưỡng học. Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
Trần Kim Tính, 2003. Giáo trình thổ nhưỡng, Đại học Cần Thơ.
Thái Công Tụng, 1971. Bản chất và tính chất của đất. Thổ Nhưỡng Học Đại Cương. (tập 1). Nhà xuất bản Lửa Thiêng.
Trần Kông Tấu, 2006. Tài nguyên đất. NXB ĐHQG Hà Nội.
Tất Anh Thư, 2006. Xác định nhôm trao đổi và Acid tổng số trong đất. Giáo trình thực tập hóa lý đất. ĐHCT.
Tran Kim Tinh, 1999. Reduction chemistry of acid sulphate soil. Reduction rates and influences of rice cropping.
Takai and Mada, 1977. Effect of water Percolation on fertility of paddy soil. In Proceding of the international Seminar on soil environment and fertility management in intensive Agficulure. p 216- 222.
Võ Thị Gương và ctv, 1997. Sử dụng phân bón trên một số cây trồng tại ĐBSCL. Nhà xuất bản trẻ Thành phố Hồ Chí Minh
Võ Thị Gương, 1998. Các trở ngại của Đất. Đại học Cần Thơ.
Võ Thị Gương, Nguyễn Mỹ Hoa, Đỗ Thị Thanh Ren, Ngô Ngọc Hưng, 2004. Giáo trình phì nhiêu đất. Đại học Cần Thơ.
Võ Thị Gương, 2004. Giáo trình các trở ngại của đất trong sản xuất nông nghiệp. Đại học Cần Thơ.
Võ Thị Gương, 2002. Giáo trình chất hữu cơ và độ phì nhiêu đất. ĐHCT.
Võ Thị Gương, Dương Minh, Nguyễn Khởi Nghĩa, Trần Kim Tính, 2005. Sự suy thoái hoá học và vật lý đất vườn trồng cam ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí khoa học đất Việt Nam số 22.
Võ Quang Minh, 2006. Luận án tiến sĩ: Xây dựng hệ thống đánh giá độ phì nhiêu đất (FCC) cho vùng đất thâm canh lúa ở ĐBSCL.
Võ Tòng Xuân, 1997. Bước vào thế kỷ 21. Dinh dưỡng cây trồng và vấn đề an toàn lương thực. Nhà xuất bản trẽ Thành phố Hồ Chí Minh..
Vũ Hữu Yên và ctv, 1998. A. Trồng trọt tập 1. Đất trồng – Phân bón – Gống.
Chủ biên: Đỗ Thị Thanh Ren.
Wada. Shin- Ichiro, 2000. Soil pollution status in Japan. Soil and Water contamination the Quality of Agricultural Product. Facully of Agricultural, Kyukhu University, Fukuoko 812-8581-Japan. P1
Yang and Chen, 1961. On the significance of constant renewal of soil condition as affected by the permeability of paddy soil. Acta Pedologica Sinica 9.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá độ phì vật lý, hoá học của vùng đất trồng lúa nước trời điển hình huyện Long Phú - tỉnh Sóc Trăng.doc