1. Xuất xứ dự án
Ở Việt Nam, ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, tạo ra nhiều việc làm, thúc đẩy sự phát triển của xã hội và là nguồn thu nhập chính của quốc gia đặc biệt trong thời kỳ hội nhập AFTA, WTO. Hiện nay vấn đề đầu tư sản xuất các sản phẩm có khả năng sản xuất trong nước, thay thế các sản phẩm nhập khẩu được chính phủ hết sức quan tâm khi hoạch định các chiến lược phát triển ngành công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp hoá chất nói riêng. Mục tiêu của chính sách này là:
- Nội địa hoá dần các sản phẩm sản xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu.
- Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có trong nước.
- Đảm bảo tính ổn định về mặt cung cấp sản phẩm.
- Giảm tiêu hao ngoại tệ.
- Tăng năng lực sản xuất, nâng cao khả năng độc lập - tự chủ về kinh tế quốc phòng, khoa học công nghệ.
Đối với nền công nghiệp nước ta đang trong quá trình hội nhập WTO thì xu thế sản xuất sản phẩm sạch đảm bảo an toàn cho người sử dụng và môi trường đang được các nhà sản xuất công nghiệp hết sức quan tâm. Đặc biệt nhanh chóng giảm bớt khoảng cách về trình độ khoa học kỹ thuật so với Thế giới, tiếp cận nhanh với khoa học kỹ thuật hiện đại.
Thị trường ắc quy ô tô và xe máy trên thế giới là rất lớn, trong đó nhu cầu ắc quy cho xe ô tô, xe máy lắp mới chỉ khoảng 20-30%, còn chủ yếu cho nhu cầu thay thế chiếm 70% - 80% . Thị trường tiêu thụ chủ yếu ở các khu vực Châu Âu chiếm 32%, Châu Á chiếm 27%, Châu Mỹ chiếm 34%.
Do tính năng ưu việt của ắc quy kín khí không bảo dưỡng như cấu trúc bình kín, không bị rò rỉ, không phải thường xuyên kiểm tra nước trong quá trình sử dụng, tuổi thọ cao gấp 2 lần ắc quy chì axít, khả năng phục hồi nhanh sau khi phóng điện, không gặp tình trạng phóng điện trong thời gian dài sử dụng.
Trong tiến trình phát triển đi lên cùng đất nước hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, trong những năm qua nước ta luôn duy trì tốc độ phát triển nền kinh tế ở mức 6%-8% mỗi năm.
Trong đà tăng trưởng chung của cả nước một số ngành kinh tế quan trọng có liên quan đến việc sử dụng ắc quy đã và đang tiếp tục phát triển đó là các ngành:
- Ngành công nghiệp ô tô, xe máy: sản xuất ra các loại ô tô, xe máy vận chuyển hành khách, vận tải hàng hoá, nhu cầu đi lại của người dân.
- Ngành công nghiệp tàu thuỷ: tàu sông, tàu biển, phục vụ cho nhu cầu vận tải hàng hoá bằng đường sông, đường biển.
- Ngành sản xuất nông nghiệp: máy cày, máy kéo ngày một tăng theo qui mô và mức độ cơ giới hoá.
- Phục vụ nhu cầu của người dân trong cuộc sống.
Trong công thời đại công nghiệp thì nhu cầu sử dụng ắc quy nhiều nhất là các phương tiện vận chuyển, vận tải hàng hoá.
Tổng hợp các thông tin nghiên cứu thị trường của Công ty TNHH Long Sơn, thì lượng tiêu thụ ắc quy của Việt Nam năm 2010 khoảng 2.842.895 KWh. Với dung lượng tiêu thụ như vậy mà thực tế khả năng sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay ước đạt khoảng 1.524.589 KWh, như vậy cuối năm 2010 đầu năm 2011 sẽ thiếu khoảng 1.318.000 KWh. Sản lượng thiếu này sẽ tăng lên theo đà tăng trưởng của thị trường ôtô và xe máy, đến năm 2015 thị trường dự báo sẽ rất thiếu .
Với tốc độ tăng trưởng như trên, mức cầu về dung lượng ắc quy sẽ vượt mức 3.100.000 KWh vào năm 2015. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, Công ty TNHH Long Sơn đầu tư xây dựng dự án Nhà máy sản xuất Ắc quy với công suất 600.000 KWh/năm.
Công ty TNHH Long Sơn là chủ đầu tư, đồng thời là đơn vị phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất Ắc quy công suất 600.000 KWh/năm
Dự án nằm trong Khu công nghiệp Khánh Phú, tỉnh Ninh Bình.
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá đánh tác động môi trường
- Các văn bản pháp luật
- Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 (Luật số 52/2005/QH);
- Luật hóa chất số 06/2007/QH12 được Quốc hội khóa 11, kỳ họp thứ 2, thông qua ngày 21/11/2007, có hiệu lực ngày 1/7/2008;
- Luật đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước CHXHCNVN khóa 11, kỳ họp thứ 4, có hiệu lực ngày 01/07/2004;
- Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước CHXHCNVN khóa 11, kỳ họp thứ 4, có hiệu lực ngày 01/07/2004;
- Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 7/10/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;
- Nghị định số 90/2009/NĐ-CP ngày 20/10/2009 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất;
- Nghị định 149/2007/NĐ-CP về khai thác và sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước;
- Nghị định 174/2007/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai;
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 88/2007/NĐ- CP, ban hành ngày 28/5/2007 về thoát nước đô thị và khu công nghiệp;
- Nghị định số 36 CP ngày 24/04/1997 của Chính phủ ban hành quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
- Nghị định số 89/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 8 năm 2006 về nhãn hàng hoá;
- Quyết định số 178/199/QĐ-TTg ngày 30/08/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất nhập khẩu;
- Quyết định số 95/2000/QĐ-TTg ngày 15/08/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh bổ sung một số nội dung của quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/08/1999 của Thủ tuớng Chính phủ;
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại;
- Quyết định số 790/UBND – VP4 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc điều chỉnh dự án Nhà máy đóng tàu và sản xuất kết cấu thép của Công ty TNHH Long Sơn tại KCN Khánh Phú.
- Thông tư số 09/2009/TT-BXD ngày 21/05/2009 Quy định chi tiết thực hiện một số nội dung của Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp;
- Thông tư số 19/2009 ngày 30/06/2009 Quy định về quản lý đầu tư xây dựng trong khu công nghiệp và khu kinh tế;
- Thông tư liên tịch 1590/1997/TTLT-BKHCNMT.BXD ngày 17/10/1997 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng về hướng dẫn thi hành Chỉ thị số 199/TTg của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách trong quản lý chất thải rắn trong đô thị và khu công nghiệp;
- Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/7/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp;
- Thông tư số 05/2008/TT - BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT hướng dẫn về điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép, hành nghề, mã số chất thải nguy hại;
- Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT về việc quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT về việc ban hành quy chuẩn quốc gia về môi trường;
- Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng
- QCVN 01:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống;
- QCVN 03:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất;
- QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí;
- QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;
- QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
- QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;
- QCVN 14 :2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;
- QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;
- QCVN 24:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;
- QCXDVN 01: 2008/BXD - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây dựng;
- TC 3733:2002-QĐ-BYT của Bộ Y tế: Quyết định về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 5 nguyên tắc, 7 thông số vệ sinh lao động;
- TCVN 5948:1999 - Âm học – Tiếng ồn do phương tiện giao thông đường bộ phát ra khi tăng tốc độ - Mức ồn tối đa cho phép;
- TCVN 5949:1998 - Âm học – Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư – Mức ồn tối đa cho phép;
- TCVN 6962:2001 - Rung động và chấn động – Rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp – Mức tối đa cho phép đối với môi trường khu công cộng và khu dân cư;
- TCXDVN 33:2006 - Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam về Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình cấp nước;
- TCVN 7957:2008 - Thoát nước – Mạng lưới và công trình bên ngoài – Tiêu chuẩn thiết kế;
- Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo
o Tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập
- Thuyết minh dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất Ắc quy công suất 600.000 KWh/năm.
o Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo
- Cấp Nước. Xử lý nước thiên nhiên cấp cho sinh hoạt và công nghiệp (Tập 2), Trịnh Xuân Lai (2002), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
- Đánh giá tác động môi trường: Phương pháp & ứng dụng, 2000, Lê Trình, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội.
- Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, 2002, Trần Văn Nhân và Ngô Thị Nga, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội.
- Kiểm toán môi trường, 2006, Phạm Thị Việt Anh, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Lựa chọn các phương pháp và công nghệ xử lý nước thải phù hợp trong điều kiện Việt Nam, Tuyển tập các báo cáo khoa học tại hội nghị môi trường toàn quốc, 1998, Trần Hiếu Nhuệ, Hà Nội.
- Lựa chọn giải pháp thoát nước và xử lý nước thải chi phí thấp, bền vững, Hội thảo Môi trường sức khỏe - Hiệu quả năng lượng trong xây dựng - biến đổi khí hậu, 2008, Nguyễn Việt Anh, Hà Nội.
- Môi trường không khí, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, 2003, Phạm Ngọc Đăng, Hà Nội.
- Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, tập 2-3, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2004, Trần Ngọc Chấn, Hà Nội.
- Sổ tay Xử lý nước (Tập 1 + 2), Trung tâm đào tạo ngành Nước và Môi trường, NXB Xây dựng, 1999, Hà Nội.
- Tài liệu hướng dẫn kiểm toán và giảm thiểu khí thải và chất thải công nghiệp, 1999, Cục Môi trường, Hà Nội.
- Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, NXB Xây Dựng, 2000, Trịnh Xuân Lai, Hà Nội.
- Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp, 1999, Trần Hiếu Nhuệ, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội.
- Wastewater Engineering, Treatment and Reuse, George Tchobanoglous, Franklin L. Burton and H. David Stensel, McGaraw-Hill, 1991, New York.
- Xác định hệ số phát thải-Một chỉ số hữu ích phục vụ công tác quản lý môi trường, Nguyễn Xuân Trường,http://www.nea.gov.vn/tapchi/toanvan/03-2k8-19.htm.
- Xử lý chất thải hữu cơ, 2003, Nguyễn Đức Lương và Nguyễn Thị Thuỳ Dương, NXB Đại học Quốc Gia, Tp. Hồ Chí Minh.
- Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô nhỏ và vừa, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2002, Trần Đức Hạ, Hà Nội.
- Xử Lý Nước Thải, 1996, Hoàng Huệ, NXB Xây dựng, Hà Nội.
3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM
- Phương pháp mạng lưới
Dựa vào đặc điểm kỹ thuật của Dự án và điều kiện tự nhiên, KT – XH tại vùng dự án để thiết lập một mạng lưới các tác động và hậu quả do các tác động đó tạo ra. Sơ đồ mạng lưới này nhằm định hướng cho các nghiên cứu sâu hơn về các tác động của dự án.
- Phương pháp đánh giá nhanh
Phương pháp này do Tổ chức Y tế Thế giới đề xuất năm 1993 nhằm đánh giá nhanh tải lượng các chất ô nhiễm (khí thải, chất thải rắn và nước thải) do dự án tạo ra. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trên Thế giới để xác định rõ các nguồn gây ô nhiễm.
- Phương pháp chuyên gia
Tham khảo tài liệu của các chuyên gia để đánh giá sơ bộ các tác động môi trường của dự án.
4. Tổ chức thức hiện ĐTM
- Chủ đầu tư: Công ty TNHH Long Sơn
- Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn và Chuyển giao Công nghệ Môi trường Thăng Long.
Trụ sở chính: 26/1 ngõ Toàn Thắng, Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội
+ Văn phòng: 59 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
+ Điện thoại: 0913.232.740/ 04.3.851.0480/ 04.22.422.104
+ Giám đốc: Nguyễn Đắc Dương
Trong quá trình thực hiện chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan sau:
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình
130 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3006 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tác động môi trường: Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất Ắc quy công suất 600.000 KWh/năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
k.4. Đánh giá chung biện pháp
- Ưu điểm : Hiệu quả xử lý cao. Đạt quy chuẩn cho phép QCVN 24:2009/BTNMT cột B.
- Tính khả thi : Chủ đầu tư có thể chủ động áp dụng.
Hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy được thiết kế với công suất 320m3/ngày đảm bảo tiêu chuẩn đầu ra về chất lượng nước thải đầu vào trạm xử lý nước của Khu công nghiệp (theo Quy chế hoạt động của KCN Khánh Phú, nước thải tại các cơ sở hoạt động trong KCN phải xử lý sơ bộ đạt TCVN 5945 :2005, cột C trước khi xả thải vào hệ thống thu gom nước thải tập trung của KCN). Nước thải sau khi được xử lý thải ra môi trường tiếp nhận đạt QCVN 24:2009/BTNMT, cột B.
Trong trường hợp hệ thống xử lý nước thải của Khu công nghiệp gặp sự cố hoặc hoạt động không hiệu quả, Ban quản lý Khu công nghiệp có trách nhiệm xử lý sự cố và thông báo tới Nhà máy để có những phương án tối ưu trong quá trình xả thải tại Nhà máy.
l. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn
l.1. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn sản xuất
Biện pháp
Chất thải rắn thông thường
- Được thu gom và các thùng chứa rác, (thùng conterno được bố trí tại vị trí thu gom rác thải của Nhà máy)
- Đối với chất thải không nguy hại: như các vật liệu đóng gói, bao bì thải bỏ, thùng kim loại…có khả năng tái chế được thì sẽ được phân loại và bán lại cho các cơ sở thu mua phế liệu để tái chế. Đối với các loại chất thải rắn công nghiệp không tái chế được (nhưng không nguy hại theo quy định) thì sẽ được đem đi xử lý chung với rác thải sinh hoạt.
- Chủ đầu tư thực hiện giám sát và ghi số liệu liên tục khối lượng và loại của chất thải rắn không nguy hại phát sinh.
* Rác thải phát sinh tại song chắn rác: Hàng ngày, công nhân làm việc tại nhà máy sẽ tiến hành thu gom lượng rác thải mắc tại song mang tập trung tại xe rác của KCN để cuối ngày nhân viên của Công ty vệ sinh môi trường đến thu gom và vận chuyển ra khỏi KCN.
+ Xử lý bùn thải sinh học: bùn sinh học có mùi hôi thối song không độc hại. Có thể dùng để sản xuất phân hữu cơ bằng cách cho thêm vôi bột để khử chua, than bùn, cấy vi sinh, dùng chế phẩm EM… để khử mùi sẽ thành phân hữu cơ tổng hợp.
Chất thải nguy hại
- Phân loại chất thải: bao gồm sản phẩm hư hỏng bị loại bỏ; bản cực vụn từ quá trình cắt, gọt tấm lưới thành các bản cực lẻ; bụi kim loại thu hồi từ các hệ thống xử lý bụi trong không khí; các giẻ lau nhiễm dầu mỡ; bùn cặn từ hệ thống xử lý nước thải và khí thải công nghệ…
- Lưu chứa vào các thiết bị chuyên dụng, đảm bảo quy định theo Thông tư 12/2006/BTNMT. Các thiết bị được trang bị như: can nhựa 20 lít, thùng phuy 200 lít, bao PE 2 lớp…
- Các thiết bị lưu chứa tạm thời CTNH được dán nhãn mác đúng quy định (TCVN 6707:2009 - Chất thải nguy hại – Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa).
- CTNH sau khi được chứa trong các thiết bị chuyên dụng, được lưu trữ tạm thời tại kho chứa CTNH có diện tích 12 m2 (kho được xây dựng tại khu vực bãi thải rắn). Kho chứa được thiết kế đạt tiêu chuẩn, sàn bê tông, có vách ngăn chia ô. Kho chứa có thiết kế gờ cao 10 cm và hố ga thu có kích thước 20x20x40 cm.
- Hợp đồng với đơn vị có chức năng về thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH trên địa bàn hoặc địa phương gần nhất.
* Bùn thải từ khu xử lý nước thải có chứa kim loại nặng: được kí hợp đồng với đơn vị có chức năng hành nghề vận chuyển và xử lý CTNH.
- Thực hiện đăng kí sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại.
- Chủ đầu tư thực hiện giám sát khối lượng và loại các chất thải nguy hại phát sinh.
- Duy trì trong vòng 3 năm các bản ghi và các bản kê khai về CTNH thải bỏ ngoài phạm vi cơ sở. Duy trì vĩnh viễn các bản ghi về CTNH thải bỏ tại cơ sở.
l.2. Đánh giá chung biện pháp áp dụng
- Ưu điểm: Các biện pháp đề ra đảm bảo quản lý được chất thải tại nguồn. Phương pháp dễ áp dụng.
- Tính khả thi: Chủ đầu tư có thể chuẩn bị đủ các trang thiết bị, dung cụ và mặt bằng để lưu chứa tạm thời lượng chất thải phát sinh.
m. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải sinh hoạt
m.1. Biện pháp:
- Thực hiện phân loại chất thải tại nguồn.
- Đối với chất thải rắn có khả năng tái sử dụng như giấy văn phòng, vỏ hộp…sẽ được tập trung trong các giỏ nhựa hoặc túi nhựa được bọc kín. Các thiết bị thu gom được bố trí tại các nguồn phát sinh (khu văn phòng, nhà ăn, nhà vệ sinh..). Rác thải tái sử dụng có thể bán cho các cơ sở thu mua.
- Đối với chất thải rắn không có khả năng tái sử dụng được tập trung trong các thùng chứa có nắp đậy (8 thùng, loại 240 lít). Rác thải trong thùng 240 lít được đơn vị dịch vụ môi trường trong địa bàn thu gom.
m.2. Đánh giá chung biện pháp áp dụng:
- Ưu điểm: Biện pháp dễ áp dụng, có thể kiểm soát được lượng chất thải rắn phát sinh.
- Nhược điểm: Phải có sự tự giác của cán bộ công nhân viên.
n. Giảm thiểu tác động do tập trung cán bộ công nhân viên
n.1. Biện pháp
- Chủ đầu tư thực hiện khai báo, đăng kí tạm trú với chính quyền địa phương.
- Chủ đầu tư phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức tuyên truyền, phổ biến phong tục tập quán của địa phương.
n.2. Đánh giá chung
- Ưu điểm: phương án dễ áp dụng, chủ đầu tư chủ động thực hiện.
- Nhược điểm: phụ thuộc vào ý thức của cán bộ công nhân viên.
0. Vệ sinh lao động và an toàn lao động
0.1. Quy định an toàn sử dụng điện
- Các thiết bị điện phải thực hiện tiếp đất như: vỏ máy các thiết bị sản xuất…
Để tiếp đất cho các thiết bị sử dụng cọc hoặc trụ tiếp đất để tạo các hố tiếp đất cần thiết với điện trở Rtđ <10Ω.
- Có các cầu dao an toàn đối với các thiết bị.
0.2. Quy định an toàn trong lao động
- Chủ đầu tư thưc hiện phổ biến nội quy lao động của công ty tới các cán bộ, công nhân viên
- Tổ chức đội giám sát an toàn lao động trong Nhà máy.
0.3. Các biện pháp an toàn khác
- Chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc các quy định tại khoản 1 điều 95 của Bộ Luật Lao động như: trang bị khẩu trang chống bụi, mũ bảo hộ lao động cho công nhân trực tiếp sản xuất, tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho công nhân
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và buộc công nhân phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp an toàn lao động.
- Bồi dưỡng thường xuyên kiến thức vệ sinh và an toàn lao động cho CBCNV.
- Tuyên truyền, giáo dục công nhân viên về nội quy an toàn lao động và ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Có chương trình kiểm tra và theo dõi sức khỏe định kỳ cho công nhân.
- Đảm bảo các yếu tố vi khí hậu và điều kiện lao động đạt Tiêu chuẩn do Bộ Y tế ban hành.
- Khống chế các nguồn gây ô nhiễm đạt tiêu chuẩn quy định để tránh các bệnh nghề nghiệp.
0.4. Đánh giá chung các biện pháp áp dụng
- Các phương án đưa ra đều trong tầm quản lý của Chủ đầu tư do vậy có thể áp dụng dễ dàng.
- Mức độ khả thi: có thể thực hiện được, đặc biệt giáo dục nâng cao ý thức chấp hành kỹ luật lao động và thực hiện nghiêm túc các biện pháp đưa ra.
p. Cải thiện môi trường làm việc
Vấn đề bảo đảm môi trường làm việc tốt cho công nhân làm việc trong các phân xưởng là một công tác cũng khá quan trọng. Dự án sẽ quan tâm đến vấn đề làm việc nhằm đảm bảo môi trường lao động an toàn và hợp vệ sinh cho công nhân.
- Dự án sẽ trang bị đầy đủ các trang phục cần thiết về an toàn lao động để hạn chế tới mức thấp nhất các tác hại đối với công nhân. Các trang phục này bao gồm quần áo và phương tiện bảo hộ lao động (nón, khẩu trang, ủng nhựa).
Ngoài ra, trong những trường hợp cần thiết sẽ sử dụng thêm quạt thông gió để làm thoáng và mát cục bộ. Các điều kiện về ánh sáng và tiếng ồn sẽ tuân thủ chặt chẽ.
- Bên cạnh đó, dự án sẽ đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường lao động cho người công nhân. Cụ thể là các hệ thống thông thoáng trong các phân xưởng hoạt động thường xuyên đảm bảo lượng không khí sạch tối thiểu cho công nhân.
- Hệ thống chiếu sáng sẽ hoạt động tốt và đảm bảo thời gian hoạt động để đạt được các tiêu chuẩn về chiếu sáng cho công nhân lao động trong phân xưởng.
Một số biện pháp chủ đầu tư sẽ áp dụng để cải thiện môi trường làm việc:
+ Thiết kế mái nhà xưởng lắp quạt thông gió, tạo khả năng đối lưu tốt, tăng cường khả năng thông thoáng tự nhiên.
+ Thiết kế chiều cao nhà xưởng cao trên 6 m.
+ Bố trí cửa thông thoáng gió xung quanh tường các xưởng sản xuất hoặc dùng quạt gió trục đứng để gia tăng vận tốc gió cục bộ trong phân xưởng, nhất là tại công đoạn sạc bản cực.
+ Bố trí các hệ thống quạt hút ngay trên mái nhà các phân xưởng
+ Trồng cây xanh xung quanh khuôn viên Nhà máy (đảm bảo diện tích cây xanh chiếm tối thiểu 15% so với tổng diện tích mặt bằng).
Tóm lại, việc cải tạo môi trường làm việc là một công tác khá quan trọng. Tình trạng xấu của môi trường làm việc không chỉ ảnh hưởng tới công nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm không đạt mà còn ảnh hưởng tới cường độ lao động của người công nhân sản xuất. Điều kiện lao động nóng, bụi, hơi khí độc hại khắc nghiệt không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ mà còn ảnh hưởng tới năng suất lao động của họ.
q. Giảm tiếp xúc với chì và tăng cường tình trạng sức khỏe, an toàn cho công nhân.
Để hạn chế ảnh hưởng của chì tới sức khỏe tới công nhân lao động tại Nhà máy, Chủ đầu tư thực hiện quy trình như sau:
q.1. Nhận biết các công nhân có khả năng tiếp xúc với chì.
- Liệt kê các quy trình và các khu vực làm việc nơi công nhận có khả năng tiếp xúc với chì.
- Lập danh mục các thiết bị khống chế ô nhiễm được dùng ở các quy trình và khu vực làm việc.
q.2. Đánh giá mức tiếp xúc của công nhân với chì.
- Thực hiện giám sát không khí cá nhân đối với các công nhân và các khu vực làm việc có khả năng tiếp xúc với chì cao nhất với tần suất theo quy định tại khu vực làm việc và khu vực xung quanh.
q.3. Thực hiện khống chế mức độ tiếp xúc với chì của công nhân xuống mức cho phép.
- Lắp mới hoặc sửa đổi các thiết bị khống chế kĩ thuật tại các máy móc, quy trình hay khu vực làm việc nơi có kết quả giám sát không khí vượt quy định cho phép.
- Yêu cầu công nhân đeo mặt mạt phòng độc tại các vị trí mà Nhà máy không duy trình được lượng chì trong không khí theo quy định.
q.4. Giảm thiểu khả năng nhiễm chì vào da, tóc và quần áo của công nhân.
- Cung cấp bộ quần áo bảo hộ liền toàn than hoặc bảo hộ thân tương tự bao gồm: găng tay, mũ, giầy, bảo vệ mặt cho công nhân.
- Yêu cầu công nhân rửa tay với xà phòng trước mỗi phiên nghỉ giải lao và tắm vào cuối ca làm việc
- Cấm tiêu thụ thức ăn và đồ uống ở nơi làm việc.
- Không cho phép công nhân vào các khu vực ăn mà không tháo bỏ quần áo bảo hộ và rửa tay với xà phòng.
q.5. Thực hiện giám sát nồng độ chì trong máu công nhân
- Thu thập mẫu để phân tích máu từ tất cả công nhân:
+ Trước khi họ bắt đầu làm việc tại cơ sở.
+ Sau khi họ làm việc được ít nhất 3 tháng (nhưng trước 4 tháng).
+ Sau đó nửa năm 1 lần nếu nồng độ không quá 40 µg/dl đối với nam giới và 30 µg/dl đối với nữ giới.
Công nhân có nồng độ chì trong máu vượt quá các mức trên sẽ được bố trí tạm thời làm các công việc nơi lượng chì trong không khí quá 10 µg/dl. Trong thời gian này, công nhân được trả lương, được hưởng các phúc lợi và có số giờ làm việc bằng với công việc trước đó.
q.6 Xây dựng chương trình theo dõi sức khỏe.
- Tuyển công nhân với các điều kiện sau:
+ Một lần kiểm tra sức khỏe dưới sự giám sát của một bác sĩ có giấy phép trước khi công nhân bắt đầu làm việc.
+ Kiểm tra sức khỏe định kỳ, ít nhất 1 năm 1 lần.
- Kiểm tra sức khỏe miền phí cho công nhân trong vòng 30 ngày kể từ khi sa thải hoặc thôi việc.
q.7. Thực hiện chương trình huấn luyện về vấn đề an toàn và bảo hộ lao động
- Yêu cầu các công nhân tham gia các khóa luyện.
- Nội dung khóa huấn luyện:
+ Đặc tính của các quá trình sản xuất gây ra sự tiếp xúc với chì;
+ Ảnh hưởng chì đối với sức khỏe
+ Quy trình lấy mẫu và đọc kết quả mẫu giám sát không khí cá nhân;
+ Mục tiêu và mô tả của chương trình theo dõi sức khỏe và chương trình giám sát nông độ chì trong máu;
+ Các thiết bị khống chế kỹ thuật và cac quy trình vận hành để giảm thiểu tiếp xúc với chất độc hại;
+ Việc sử dụng, điều chỉnh và hạn chế của mặt nạ phòng độc;
+ Các thói quen vệ sinh cá nhân tốt và khả năng lan truyền chất độc hại cho gia đình.
Tần suất thực hiện: Thực hiện chương trình huấn luyện trong vòng 10 ngày kể từ ngày giao công việc và thực hiện chương trình định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần.
r. Biện pháp khác
Đối với quá trình lưu trữ và xử lý chất hóa học
- Kiểm kê và giám sát chủng loại, số lượng các chất hóa học sử dụng, lưu trữ tại Nhà máy.
- Đảm bảo tính nguyên vẹn của các bồn chứa thông qua giám sát thường xuyên.
- Cung cấp hướng dẫn cho tất cả các công nhân về xử lý an toàn các hóa chất nguy hại sử dụng hoạc lưu trữ đúng quy cách.
Cung cấp thông tin cho tất cả đơn vị xung quanh, các cơ quan cứu nạn, các cơ sở y tế và chính quyền địa phương trong bán kính 10 km từ cơ sở về các quy trình ứng cứu tai nạn trường hợp có sự cố tràn hoặc rò rỉ hóa chất.
4.2. Đối với sự cố môi trường
4.2.1. Phòng chống cháy nổ và rỏ rỉ khí gas
a. Biện pháp
Để phòng chống khả năng cháy nổ tại khu vực Nhà máy, Chủ đầu tư áp dụng các biện pháp sau:
- Tuân thủ nghiêm ngặt quy định an toàn lao động và phòng cháy, chữa cháy trong khu vực.
- Bồn chứa được thiết kế bằng thép chịu lực, phủ lớp composit lót bên trong bồn chứa. Trong bồn chứa lắp đặt thiết bị đo áp suất tự động, cảnh báo nguy cơ sự cố.
- Trang bị đầy đủ các thiết bị chữa cháy (bao cát, bình bọt CO2) tại khu vực làm việc và được công an PCCC tỉnh kiểm tra.
- Bố trí các trụ cứu hoả xung quanh nhà máy, khoảng cách giữa các trụ ≤ 100m, lưu lượng mỗi trụ là 10lít/s.
- Thể tích bể chứa nước PCCC 200m3 đủ đáp ứng bơm chữa cháy trong 3,7h hoạt động liên tục.
- Bơm PCCC có áp lực là 0,8 MPa, lưu lượng mỗi bơm là 15 lít/s, số lượng bơm là 2 cái.
- Hệ thống chống sét phải nối với hai hệ tiếp địa riêng biệt, cây tiếp địa dài ≤ 2,4 m, đầu trên cây tiếp địa cách mặt đất ≥ 1,2 m và được sơn phủ bảo vệ.
- Xây dựng quy định PCCC để CBCNV áp dụng.
- Kết cấu xây dựng được thiết kế trên cơ sở TCVN 5575-91. Toàn bộ kết cấu trong các hạng mục xây dựng đều bằng những vật liệu khó cháy như sắt, thép, bê tông, tôn màu, composit.
- Bố trí hành lang đi lại và cửa ra vào trong khu nhà hành chính, phân xưởng sản xuất đáp ứng yêu cầu thoát nạn, phù hợp với tiêu chuẩn PCC.
- Đặt các bảng nội quy PCCC và các biển báo, hướng dẫn về công tác PCCC tại khu nhà hành chính, nhà kho, nhà sản xuất tại các vị trí dễ nhìn.
- Trong sản xuất cũng như trong sửa chữa thiết bị, công nhân phải tuyệt đối tuân theo các quy định về an toàn cháy do công ty đề ra.
- Các máy móc thiết bị được sắp xếp bố trí đảm bảo khoa học, hợp lý và tạo khoảng cách an toàn cho công nhân khi có sự cố cháy nổ xảy ra.
- Trong các khu sản xuất lắp đặt hệ thống báo cháy, hệ thống tin báo động.
- Cách ly các công đoạn dễ cháy ra khu vực riêng. Các chất dễ cháy như các loại hoá chất, nhiên liệu sẽ được chứa trong các kho cách ly riêng biệt, tránh xa các nguồn có khả năng phát lửa.
- Ngoài ra Công ty sẽ thường xuyên tổ chức tập luyện, nâng cao ý thức phòng cháy, chống cháy tốt cho toàn thể CBCNV thông qua các lớp tập huấn PCCC.
b. Đánh giá chung biện pháp áp dụng
-Ưu điểm: phương án đơn giản.
-Nhược điểm: là sự cố do đó có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Phụ thuộc vào ý thức của từng cá nhân, CBCNV.
4.2.2. Sự cố rò đổ axit
a. Biện pháp
Để giảm thiểu tối đa nguy cơ xảy ra sự cố rò đổ axit, chủ đầu tư xây dựng vị trí khu lưu chứa axit tại cuối Nhà máy (thể hiện trong bản vẽ tổng thể mặt bằng).
Lắp đặt biển báo nguy hiểm, nội quy ra vào, nội quy an toàn lao động tại cửa vào khu pha chế axit.
Thường xuyên kiểm tra, nâng cao trình độ chuyên môn công nhân lao động trong khu vực pha chế axit.
Sử dụng 10 thùng composite lưu chứa axit đậm đặc. Lượng axit sau khi được pha loãng theo tỉ lệ được đưa vào sản xuất bằng các can, thùng composite dung tích nhỏ (10l/thùng).
Thiết kế khu pha chế axit có độ dốc mặt bằng hợp lý, đảm bảo trong trường hợp xảy ra sự cố, axit được thu gom nhanh gọn tại các rãnh an toàn bao quanh khu pha chế (sâu 0,5m tráng men). Lượng axit rò rỉ thông qua hệ thống rãnh thu gom sẽ được chứa trong bồn chứa axit hỏng (cuối rãnh thu gom), trung hòa rồi đổ bỏ.
Định kỳ tổ chức lớp tập huấn cán bộ công nhân viên ứng phó sự cố (2 lần/năm).
Lắp đặt các thiết bị bảo hộ lao động đối với các công nhân thực hiện công đoạn pha chế axit (quần áo, mũ, gang tay cao su…).
Đánh giá chung
* Ưu điểm: - Hạn chế nguy cơ xảy ra sự cố.
- Hạn chế tác động môi trường.
- Phương án đơn giản, dễ áp dụng.
* Nhược điểm: - Kinh phí đầu tư thiết bị lớn.
- Yêu cầu cao trong khâu tuyển nhân viên kỹ thuật.
4.2.3. Sự cố của các hệ thống xử lý khí thải, nước thải
a. Biện pháp
Chủ dự án sẽ chú ý đến việc quản lý sản xuất tốt để giảm tải lượng ô nhiễm, ví dụ như tránh tối đa hiện tượng rò rỉ nước thải, kiểm tra độ kín khít của các đường ống dẫn (nhiên liệu, khí, nước), mối nối, kiểm tra lượng nước sử dụng trong sản xuất, thu gom và tồn trữ chất thải rắn.
- Đối với sự cố của hệ thống xử lý nước thải, khí thải : Nhà máy sẽ dừng hoạt động các thiết bị đó. Phối hợp với các chuyên gia, đơn vị chuyên môn thực hiện kiểm tra, khắc phục các sự cố phát sinh.
Khuyến nghị: Hệ thống xử lý nước thải nên đầu tư 1 module dự phòng
b. Đánh giá chung
- Ưu điểm: hạn chế được tác động xấu tới môi trường.
- Nhược điểm: ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của Nhà máy.
- Tính khả thi : Chủ đầu tư chủ động áp dụng.
4.2.4. Sự cố do thiên tai
Vấn đề gió bão:
Các giải pháp hạn chế bao gồm:
+ Các công trình xây dựng được thiết kế có nền móng và kết cấu vững chắc, có thể chống chịu bão từ cấp 12-15.
+ Công tác qui hoạch trồng cây xanh trong Nhà máy phải xem xét đến các ảnh hưởng của gió bão. Xem xét lựa chọn giống cây xanh có rễ bám sâu trong đất, loại cây có rễ cọc, thân cây vững chắc để có khả năng chống chịu gió bão.
+ Trước khi vào mùa mưa bão hàng năm, tiến hành chặt tỉa bớt các cành cây khô, mục cũng góp phần hạn chế ảnh hưởng của gió bão.
Chương 5
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
5.1. Chương trình quản lý môi trường
5.1.1. Kế hoạch quản lý môi trường cho dự án
Theo Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam trong các giai đoạn trước khi xây dựng, xây dựng và vận hành các dự án thì Chủ đầu tư cùng với các đơn vị trúng thầu xây dựng và vận hành phải thực hiện Kế hoạch quản lý môi trường (KHQLMT).
Kế hoạch quản lý môi trường là rất cần thiết để giám sát các chỉ tiêu môi trường để có thể dự đoán được các biến đổi môi trường và có các biện pháp trước khi những biến đổi môi trường xảy ra.
Mục tiêu của KHQLMT cho các dự án là cung cấp các hướng dẫn để dự án có thể được đảm bảo về mặt môi trường. KHQLMT bao gồm chương trình giảm thiểu môi trường, chương trình tuân thủ giảm thiểu môi trường, các yêu cầu báo cáo, cơ cấu tổ chức thực hiện KHQLMT và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp các sự cố có thể xảy ra.
- Tuân thủ theo pháp luật hiện hành về môi trường của Việt Nam.
- Sử dụng cơ cấu tổ chức phù hợp cho công tác bảo vệ môi trường trong các giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo rằng các biện pháp giảm thiểu được thực hiện trong tất cả các giai đoạn và giám sát tính hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu đề xuất trong báo cáo ĐTM.
- Quản lý và giám sát các phương án giảm thiểu đề xuất trong báo cáo ĐTM đối với các đơn vị trúng thầu xây dựng các hạng mục công trình phụ trợ và quá trình thực hiện dự án.
- Cung cấp kế hoạch dự phòng cho các phương án ứng cứu khẩn cấp hoặc các tai biến môi trường xảy ra.
5.1.2. Thực hiện quản lý môi trường
Việc thực hiện kế hoạch quản lý môi trường phải tuân thủ các quy định của Việt Nam.
Chủ đầu tư sẽ thực hiện chương trình quản lý môi trường và báo cáo cho cơ quan quản lý Nhà nước.
Trong quá trình thực hiện dự án, cùng với chủ đầu tư còn có các đơn vị trúng thầu thi công các hạng mục của dự án thực hiện các nội dung bảo vệ môi trường.
Nhà thầu có trách nhiệm thực hiện đầy đủ và chính xác các biện pháp giảm thiểu, các điều khoản và cam kết trong hợp đồng.
Chương trình giảm thiểu ô nhiễm môi truờng cho dự án sẽ được thực hiện cho mỗi giai đoạn đầu tư: từ giai đoạn chuẩn bị đến giai đoạn xây dựng và vận hành.
*). Tổ chức thực hiện:
+ Ban lãnh đạo công ty (Giám đốc): là người chịu trách nhiệm cao nhất về công tác chấp hành Luật bảo vệ môi trường.
+ Giám sát kỹ thuật (3 người)
Gồm 1 người có chuyên môn về môi trường; 1 người có chuyên môn về công tác an toàn và bảo hộ lao động và 1 kĩ thuật viên.
Trong quá trình xây dựng và vận hành, chương trình tuân thủ các biện pháp giảm thiểu môi trường sẽ được tiến hành bởi Giám sát kỹ thuật của Công ty TNHH Long Sơn.
Trong quá trình thực hiện chương trình quan trắc tuân thủ các biện pháp giảm thiểu môi trường cần được thực hiện ít nhất 3 tháng/lần để đảm bảo hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu.
+ Cán bộ tư vấn môi trường:
Do Công ty TNHH Long Sơn thuê nhằm giám sát chất lượng môi trường định kỳ theo quy định.
*). Báo cáo về kế hoạch quản lý môi trường
Nội dung báo cáo bao gồm:
- Đánh giá sự thành công của các hoạt động bảo vệ môi trường tại các khu vực thực hiện dự án so sánh với các dự đoán đưa ra.
- Đánh giá rõ ràng xem khung KHQLMT có đầy đủ không. Nếu có kết luận khung KHQLMT không đầy đủ, trình bày rõ lý do và đưa ra kiến nghị cho việc hoàn thiện khung KHQLMT. Rà soát lại các số liệu và thông tin thu thập được, phân tích số liệu, báo cáo và dự thảo ngân sách.
Bảng 5.1. Tổng hợp chương trình quản lý môi trường
TT
Các hoạt động của dự án
Các tác động môi trường
Biện pháp giảm thiểu
Thời gian thực hiện
Đơn vị thực hiện
Đơn vị giám sát
I
Giai đoạn xây dựng
1
- Xây dựng cơ sở hạ tầng
- Phát tán bụi và khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí khu vực.
- Tiếng ồn gây ảnh hưởng tới môi trường khu vực và công nhân.
- Gây ô nhiễm các thủy vực trong khu vực.
- Chất thải của công nhân tham gia thi công trên công trường.
Che chắn bụi, tiếng ồn xe cộ máy móc tạo nên.
- Áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí.
- Xây dựng hệ thống rãnh thoát nước giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước.
- Bố trí các thiết bị thu gom rác thải (thùng phuy, conternơ).
- Có các quy định cụ thể quản lý hoạt động của công nhân tham gia thi công.
- Thực hiện các biện pháp ứng phó với các sự cố môi trường.
Thực hiện trong giai đoạn xây dựng
2010-2011
Đơn vị trúng thầu thực hiện + Chủ đầu tư
Chủ đầu tư
2
-Nước thải sinh hoạt của công nhân.
-Nước thải nhiễm dầu
-Nước mưa chảy tràn.
- Làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất
- Xây dựng hệ thống cống rãnh thoát nước và hố ga để xử lý nước thải.
- Bố trí các thiết bị thu gom dầu thải.
- Lắp đặt công trình vệ sinh di động cho công nhân khi dự án bắt đầu đi vào triển khai hoạt động.
2010
Đơn vị thi công
Chủ đầu tư
II
Giai đoạn dự án đi vào hoạt động
1
Hoạt động của các máy móc sản xuất.
+ Công đoạn bột chì
- Phát tán bụi và khí thải gây ô nhiễm môi trường.
- Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí.
- Lắp đặt các hệ thống xử lý khí thải từng công đoạn sản xuất.
-Sử dụng 2 quạt hút bụi công suất Q=10.000m3/h, N=7,5kW, h= 100mmH2O,
-1 Cyclon lọc bụi chùm 4 ống Φ500,
-2 Cyclon màng nước kiểu venturi Φ1200,
Trong giai đoạn thi công xây dựng
Trong suốt quá trình hoạt động của dự án
Thực hiện, lắp ráp trong giai đoạn thi công, xây dựng
Chủ đầu tư, đơn vị trúng thầu.
Chủ đầu tư
+Công đoạn đúc sườn
-Sử dụng 1 quạt hút bụi công suất Q=10.000m3/h, N=7,5kW, h= 100mmH2O,
-1 Cyclon màng nước kiểu venturi Φ1200,
+ Công đoạn trộn, trát cao
-Sử dụng 1 quạt hút bụi công suất Q=10.000m3/h, N=11,25kW, h= 150mmH2O,
-1 Cyclon lọc bụi
- 1 Silo thu hồi bụi
+ Công đoạn hóa thành
-Sử dụng 4 quạt hút hơi axit, Q=15000m3/h, N=11,25KW,h=200mmH2O.
-2 Cyclon trung hòa hơi axit, kích thước 1200x1200x2200m
+ Công đoạn cắt thẻ
-Sử dụng 2 quạt hút bụi Q=20.00m3/h, N=11,25KW, h=200mmH2O
-Tháp lọc thu hồi bụi, kích thước 1200x1200x2600m,
-Cyclon thu hồi bụi, h=2600, Φ1900.
2
Vận chuyển sản phẩm
- Tạo ra lượng bụi và khí thải trên đường vận chuyển.
- Tiếng ồn do các phương tiện vận chuyển gây ra.
- Tưới nước dập bụi,
- Xe chở được che đậy.
- Quy định thời gian làm việc hợp lý.
-Thực hiện các biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường.
3
-Nước mưa chảy tràn
-Nước rửa chống bụi, vệ sinh công nghiệp
-Nước thải công nghiệp
Gây ảnh hưởng môi trường nước mặt. Ảnh hưởng tới môi trường đất.
- Xây dựng hệ thống thu gom nước thải phát sinh.
-Mương, rãnh thoát nước có tiết diện hình thang, chiều rộng đáy dưới 0,3m, chiều rộng mặt 0,5 m, chiều cao từ 0,3 m.
-Bố trí 7 hố ga thu.
- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung (công suất 320 m3/ngày) cho Nhà máy.
4
Chất thải rắn và chất thải nguy hại
Gây ảnh hưởng tới môi trường không khí, tác động tới sức khỏe con người.
Tác động tiêu cực đến chất lượng môi trường đất
-Xây dựng bãi thải rắn 250m2
- Lắp đặt, bố trí các hệ thống thu gom tạm thời (8 thùng rác nắp đậy, 1 conternơ)
- Thực hiện kí hợp đồng với các đơn vị chức năng trong xử lý, vận chuyển chất thải thông thường và CTNH
- Thực hiện đăng kí sổ chủ nguồn thải CTNH.
Trong thời gian xây dựng
Thực hiện khi dự án bắt đầu đi vào hoạt động
Chủ đầu tư
Bảng 5.2. Danh mục một số thiết bị, hệ thống cho công tác bảo vệ môi trường
TT
Tên thiết bị
Quy cách
Số lượng
I
Công đoạn bột chì
1
Quạt hút bụi
Q=10.000m3/h; N=7,5 Kw; H=100mmH2O
2
2
Cyclon lọc bụi chùm 4 ống
F500
1
3
Cyclon màng nước kiểu venturi
F1200
2
4
Bơm cấp nước khử bụi
Q=30m3/h; N=3,7Kw; H=20mH2O
1
II
Công đoạn đúc sườn
5
Quạt hút bụi
Q=10.000m3/h; N=7,5Kw; H=100mmH2O
1
6
Cylon màng nước kiểu venturi
F1200
1
III
Công đoạn trộn, trát cao
7
Cyclon lọc bụi
-
1
8
Quạt hút bụi
Q=10.000m3/h; N=11,25Kw; H=150mmH2O
1
9
Silo thu hồi bụi
-
1
IV
Công đoạn hoá thành
10
Quạt hút hơi axit
Q=15.000m3/h; N=11,25Kw; H=200mmH2O
4
11
Cyclon trung hoà hơi axit
1200*1200*2200
2
V
Công đoạn cắt thẻ
12
Quạt hút bụi
Q=20.000m3/h; N=11,25Kw; H=200mmH2O
2
13
Thiết bị gom chì phế phẩm
H=2200; F1700
2
14
Tháp lọc tu hồi bụi
1200*1200*2600
2
15
Cyclon thu hồi bụi
H=2600; F1900
2
16
Hệ thống xử lý nước thải
Trạm xử lý nước thải tập trung
1
17
Hệ thống cấp thoát nước
Hệ thống hạ tầng
1
18
Hệ thống chống sét + PCCC
Hệ thống hạ tầng
1
19
Bể tự hoại
Xây ngầm
1
20
Hệ thống cây xanh
-
-
21
Thiết bị thu gom rác thải
-
10
Chi phí các thiết bị, hệ thống được tính vào chi phí đầu tư dự án.
5.2. Chương trình giám sát môi trường
5.2.1. Chương trình giám sát môi trường giai đoạn xây dựng
a. Giám sát chất thải
Nước thải:
Vị trí: 1 vị trí nước thải sinh hoạt trước khi thải vào môi trường tiếp nhận
Chỉ tiêu giám sát: pH, TSS, COD, BOD5, NH4+, Cl-, NO2-, NO3-, PO43-, As, Pb, Cu, Zn, Coliform.
Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 14: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, cột B.
Tần suất giám sát: 3 tháng/1 lần.
Chất thải:
Vị trí: 1 vị trí tại khu vực tập kết chất thải xây dựng.
Giám sát: quá trình đổ thải, thu gom chất xây dựng.
b. Giám sát môi trường xung quanh
b.1. Giám sát chất lượng môi trường không khí
Các chỉ tiêu giám sát
- Bụi lơ lửng.
- Nồng độ SO2, NO2, CO, CO2.
- Tiếng ồn, vi khí hậu.
Số vị trí lấy mẫu, đo đạc: 4 vị trí
- Khu vực đường vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng: 2 vị trí.
- Khu vực công trường xây dựng: 2 vị trí.
Tần suất: 3 tháng/1 lần
Quy chuẩn so sánh:
+ QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;
+ QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong môi trường không khí xung quanh.
b.2. Giám sát môi trường nước mặt
Vị trí: 1 vị trí
- Nước mặt tại Sông Đáy (gần Nhà máy đóng tàu Long Sơn)
Chỉ tiêu giám sát: pH, TSS, COD, BOD5, NH4+, Cl-, NO2-, NO3-, PO43-As, Cu, Zn, Coliform.
Tần suất giám sát: 3 tháng/lần.
Quy chuẩn so sánh: QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, mức B1.
c. Giám sát khác
- Giám sát sự đổ, gẫy giàn giáo, an toàn lao động. Quá trình giám sát được ghi trong sổ nhật ký theo dõi của bộ phận quản lý Dự án để theo dõi sự biến động theo không gian và thời gian. Để chủ đầu tư có biện pháp, khắc phục các tác động do sự cố gây ra.
- Giám sát công tác quản lý chất thải rắn
- Giám sát kiểm tra công tác thực hiện vệ sinh an toàn và lao động
- Giám sát các hệ thống cấp thoát nước.
Tần suất thực hiện: 1 tháng/lần
5.2.2. Chương trình giám sát môi trường giai đoạn hoạt động
a. Giám sát chất thải
Nước thải:
Vị trí: 2 vị trí nước thải trước và sau xử lý của Trạm xử lý nước thải.
Chỉ tiêu giám sát: pH, TSS, COD, BOD5, NH4+, Cl-, Mn, Cu, Fe, As, Pb, Cu, Zn, Coliform.
Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 24: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, cột B.
Tần suất giám sát: 3 tháng/1 lần.
Khí thải:
Vị trí:
+ 3 vị trí tại ống khói của các hệ thống xử lý khí thải.
+ 4 vị trí lắp đặt thiết bị lọc bụi của dây truyền sản xuất tại: Công đoạn bột chì; Công đoạn đúc sườn; Công đoạn trộn, trát cao; Công đoạn hóa thành; Công đoạn cắt thẻ…
Chỉ tiêu giám sát: Bụi tổng, Bụi chì, SO2, NO2, CO, CO2, hơi H2SO4.
Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
QCVN 20:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ.
Tần suất giám sát: 3 tháng/1 lần
Chất thải rắn
Vị trí: Tại 5 khu vực phát sinh chất thải dạng rắn (công đoạn đúc sườn, công đoạn trộn cao, công đoạn trát cao, công đoạn hóa thành, công đoạn cắt lá cực).
Chỉ tiêu giám sát: Giám sát tổng lượng thải và quá trình thu gom.
b. Giám sát môi trường xung quanh
b.1. Giám sát chất lượng môi trường không khí
Các chỉ tiêu giám sát
- Bụi lơ lửng, bụi chì, hơi hữu cơ.
- Nồng độ SO2, NO2, CO, CO2.
- Tiếng ồn, vi khí hậu.
Số vị trí lấy mẫu, đo đạc: 6 vị trí
- Khu vực khuôn viên Nhà máy: 4 vị trí
- Khu vực xung quanh Nhà máy: 2 vị trí (theo hướng gió chủ đạo vào mùa hè và mùa đông)
Tần suất: 6 tháng/1 lần
Quy chuẩn so sánh:
+ QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;
+ QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong môi trường không khí xung quanh;
b.2. Giám sát môi trường nước mặt
Vị trí: 1 vị trí.
- Nước mặt tại sông Đáy (gần Nhà máy đóng tàu Long Sơn)
Chỉ tiêu giám sát: pH, TSS, COD, BOD5, NH4+, Cl-, NO2-, NO3-, PO43, As, Cu, Zn, Coliform.
Tần suất giám sát: 6 tháng/lần.
Quy chuẩn so sánh: QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia chất lượng nước mặt, mức B1.
b.3. Giám sát môi trường đất
Vị trí: 1 vị trí.
- Tại khuôn viên cây xanh, khu vực trạm xử lý nước thải của Nhà máy.
Chỉ tiêu giám sát: Pb, Cu, Zn, Mn, Cr.
Tần suất thực hiện: 6 tháng/lần.
Quy chuẩn so sánh: QCVN 03:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.
c. Giám sát khác
- Giám sát an toàn lao động, vệ sinh môi trường.
Vị trí giám sát (3 vị trí) : tại khu vực sản xuất, khu vực trạm xử lý nước thải, khu vực bãi thải rắn.
Tần suất thực hiện: 1 tháng/lần.
- Giám sát việc thu gom và vận chuyển CTR, vệ sinh môi trường khu vực.
* Dự kiến kinh phí thực hiện giám sát
Dự toán kinh phí giám sát cụ thể sẽ được tính toán chi tiết tại các hợp đồng thuê đơn vị có chức năng thực hiện trong mỗi năm.
Kinh phí giám sát môi trường dự tính cho 1 đợt giám sát
Đơn giá tính theo Thông tư số 232/TTLT-BTC-BTNMT
Giai đoạn xây dựng
TT
Chỉ tiêu
Số lượng
Đơn Giá
Thành tiền (đồng)
Môi trường nước thải (2 vị trí, 14 chỉ tiêu)
1
pH
2
40.000
80.000
2
TSS
2
80.000
160.000
3
COD
2
95.000
190.000
4
BOD5
2
100.000
200.000
5
NH4+
2
80.000
160.000
6
Cl-
2
50.000
100.000
7
NO2-
2
70.000
140.000
8
NO3-
2
70.000
140.000
9
PO43-
2
80.000
160.000
10
As
2
100.000
200.000
11
Pb
2
80.000
160.000
12
Cu
2
80.000
160.000
13
Zn
2
80.000
160.000
14
Coliform
2
80.000
160.000
Môi trường xung quanh
Môi trường không khí (4 vị trí, 7 chỉ tiêu)
1
Bụi lơ lửng
4
65.000
260.000
2
SO2
4
300.000
1.200.000
3
NO2
4
300.000
1.200.000
4
CO
4
300.000
1.200.000
5
CO2
4
300.000
1.200.000
6
Tiếng ồn
4
52.000
208.000
7
Vi khí hậu
4
40.000
160.000
Môi trường nước mặt (2 vị trí, 13 chỉ tiêu)
1
pH
2
40.000
80.000
2
TSS
2
80.000
160.000
3
COD
2
95.000
190.000
4
BOD5
2
100.000
200.000
5
NH4+
2
80.000
160.000
6
Cl-
2
50.000
100.000
7
NO2-
2
70.000
140.000
8
NO3-
2
70.000
140.000
9
PO43-
2
80.000
160.000
10
As
2
100.000
200.000
11
Cu
2
80.000
160.000
12
Zn
2
80.000
160.000
13
Coliform
2
80.000
160.000
Tổng
9.608.000
Giai đoạn hoạt động
TT
Chỉ tiêu
Số lượng
Đơn Giá
Thành tiền (đồng)
Môi trường chất thải
Môi trường nước thải (2 vị trí, 14 chỉ tiêu)
1
pH
2
40.000
80.000
2
TSS
2
80.000
160.000
3
COD
2
95.000
190.000
4
BOD5
2
100.000
200.000
5
NH4+
2
80.000
160.000
6
Cl-
2
50.000
100.000
7
NO2-
2
70.000
140.000
8
NO3-
2
70.000
140.000
9
PO43-
2
80.000
160.000
10
As
2
100.000
200.000
11
Pb
2
80.000
160.000
12
Cu
2
80.000
160.000
13
Zn
2
80.000
160.000
14
Coliform
2
80.000
160.000
Môi trường khí thải (7 vị trí, 7 chỉ tiêu)
1
Tổng bụi
7
500.000
3.500.000
2
Bụi chì
7
300.000
2.100.000
3
SO2
7
300.000
2.100.000
4
NO2
7
300.000
2.100.000
5
CO
7
300.000
2.100.000
6
CO2
7
300.000
2.100.000
7
Hơi H2SO4
7
200.000
1.400.000
Môi trường xung quanh
Môi trường không khí (4 vị trí, 7 chỉ tiêu)
1
Bụi lơ lửng
4
65.000
260.000
2
SO2
4
300.000
1.200.000
3
NO2
4
300.000
1.200.000
4
CO
4
300.000
1.200.000
5
CO2
4
300.000
1.200.000
6
Tiếng ồn
4
52.000
208.000
7
Vi khí hậu
4
40.000
160.000
Môi trường nước mặt (2 vị trí, 13 chỉ tiêu)
1
pH
2
40.000
80.000
2
TSS
2
80.000
160.000
3
COD
2
95.000
190.000
4
BOD5
2
100.000
200.000
5
NH4+
2
80.000
160.000
6
Cl-
2
50.000
100.000
7
NO2-
2
70.000
140.000
8
NO3-
2
70.000
140.000
9
PO43-
2
80.000
160.000
10
As
2
100.000
200.000
11
Cu
2
80.000
160.000
12
Zn
2
80.000
160.000
13
Coliform
2
80.000
160.000
Tổng
24.908.000
Chương 6.
THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG
Công ty TNHH Long Sơn đã gửi công văn và báo cáo tóm tắt đánh giá tác động môi trường của Dự án đến UBND và UBMTTQ xã Khánh Phú xin đóng góp ý kiến .
Uỷ ban nhân dân và Uỷ ban mặt trận Tổ quốc xã Khánh Phú đã có công văn trả lời với những nội dung được trình bày trong mục 6.1 và 6.2:
6.1. Ý kiến của Uỷ ban nhân dân xã Khánh Phú
Uỷ ban nhân dân xã Khánh Phú đã nhận được công văn số 191, ngày 19 tháng 11 năm 2010 của Công ty TNHH Long Sơn thông báo nội dung của dự án, các tác động tới môi trường của dự án và các biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng cứu các sự cố môi trường của dự án. Uỷ ban nhân dân xã có những đóng góp ý kiến như sau:
1.Ý kiến về các tác động xấu của Dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội:
- UBND xã Khánh Phú nhất trí với các vấn đề mà Chủ đầu tư đã dự báo có tác động xấu tới môi trường trong giai đoạn xây dựng và trong giai doạn dự án đi vào hoạt động. Đây là những tác động không thể tránh khỏi trong quá trình triển khai, thi công dự án.
2. Ý kiến về các giải pháp, biện pháp giảm thiểu các tác động xấu của Dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội:
- UBND xã Khánh Phú nhất trí với các giải pháp giảm thiểu các tác động xấu của Dự án trình bày trong Báo cáo tóm tắt đánh giá tác động môi trường của Dự án gửi kèm Công văn;
3. Kiến nghị với Chủ đầu tư:
- Đề nghị Chủ đầu tư thực hiện những biện pháp giảm thiểu, hạn chế tối đa nhất những tác động xấu tới môi trường đã được đề ra.
- Chủ đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, thanh niên tại địa bàn được làm việc trong quá trình triển khai dự án.
- Giải quyết các sự cố môi trường và cùng địa phương khắc phục hậu quả nếu trong quá trình triển khai và hoạt động của dự án xảy ra.
6.2. Ý kiến của Uỷ ban mặt trận Tổ Quốc xã Khánh Phú
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã Khánh Phú, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình đã nhận được công văn số 192, ngày 20 tháng 11 năm 2010 của Công ty TNHH Long Sơn.
Thông báo nội dung của dự án, các tác động tới môi trường của dự án và các biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng cứu các sự cố môi trường của dự án. Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc xã có những đóng góp ý kiến như sau:
1. Ý kiến về các tác động xấu của dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội:
- Đồng ý với nội dung trình bày trong Báo cáo tóm tắt đánh giá tác động môi trường của dự án gửi kèm Công văn;
2. Ý kiến về các giải pháp, biện pháp giảm thiểu các tác động xấu của dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội:
- UBMTTQ xã Khánh Phú nhất trí với các giải pháp giảm thiểu các tác động xấu của dự án trình bày trong Báo cáo tóm tắt đánh giá tác động môi trường của dự án gửi kèm Công văn;
3. Kiến nghị với chủ dự án:
- Đề nghị chủ đầu tư nghiêm chỉnh chấp hành các biện pháp và các cam kết về Bảo vệ môi trường đã nêu trong Báo cáo;
- Liên hệ chặt chẽ với địa phương làm tốt công tác bảo vệ môi trường khu vực, quản lý lao động thuộc phạm vi của dự án.
6.3. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ Dự án trước các ý kiến của UBND và UBMTTQ cấp xã
Chủ đầu tư hoàn toàn đồng ý với các ý kiến của UBND và UBMTTQ của xã Ninh Phúc và sẽ thực hiện theo đúng ý kiến của các Ủy ban.
Chủ đầu tư cam kết sẽ yêu cầu đơn vị trúng thầu xây dựng khi tiến hành thi công xây dựng phải thực hiện tốt các biện pháp giảm thiểu tác động xấu tới môi trường.
Trong thời gian dự án đi vào hoạt động Chủ đầu tư sẽ phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Ninh Bình và Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình, Ban quản lý khu công nghiệp Khánh Phú và thực hiện tốt các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Trên cơ sở thu thập số liệu đặc điểm điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội vùng thực hiện dự án và phân tích, đánh giá công suất, công nghệ sản xuất của dự án, đồng thời kết hợp với kết quả điều tra, lấy mẫu, phân tích đánh giá hiện trạng môi trường khu vực dự án, báo cáo đã tổng hợp phân tích, đánh giá, dự báo các tác động ô nhiễm đối với môi trường, kinh tế xã hội từ quá trình hoạt động sản xuất ắc quy của Nhà máy và rút ra những kết luận sau:
Hoạt động của dự án tại vị trí được cấp phép là phù hợp về mặt môi trường và quy hoạch phát triển công nghiệp trong khu vực
Dự án sẽ đem lại việc làm và thu nhập cho hàng trăm lao động, tạo điều kiện nâng cao đời sống văn hoá xã hội, tinh thần và vật chất cho người dân địa phương nơi đặt Dự án.
Dự án sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong khu vực, đồng thời góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
- Trong quá trình triển khai xây dựng và sản xuất ổn định, báo cáo ĐTM đã nhận dạng được mức độ tác động và quy mô lớn nhất là môi trường không khí. Nguyên nhân gây tác động lớn nhất là khí thải của các công đoạn sản xuất.
- Báo cáo đã đánh giá từ tổng quát đến chi tiết mức độ tác động cũng như quy mô tác động của các hoạt động mà dự án gây ra ảnh hưởng đến môi trường không khí, môi trường nước, đất.
- Các biện pháp giảm thiểu được đưa ra là các biện pháp đơn giản, dễ thực hiện và chủ đầu tư có thể chủ động áp dụng trong suốt quá trình hoạt động của Nhà máy.
2. Kiến nghị
Kiến nghị các cơ quan chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho dự án sớm được triển khai.
Kiến nghị các ngành của Trung ương và địa phương tạo điều kiện thuận lợi để dự án có thể hoạt động một cách hiệu quả nhất.
3. Cam kết thực hiện
Cam kết thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường
Trong quá trình thực hiện dự án, Công ty TNHH Long Sơn – chủ đầu tư dự án cam kết thực hiện đầy đủ các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường gồm:
Chủ dự án cam kết sẽ thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp giảm thiểu đã được đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường (chương 4), cam kết các hoạt động của dự án đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường như đã quy định theo TCVN, QCVN.
Cam kết đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo hướng dẫn tại Thông tư số 12/2006/TT - BTNMT hướng dẫn về điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép, hành nghề, mã số chất thải nguy hại.
Cam kết thực hiện lập hồ sơ xin cấp phép xả nước thải vào nguồn nước
Cam kết đền bù các thiệt hại ô nhiễm môi trường do dự án gây ra theo Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định 177/2009/NĐ - CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Cam kết áp dụng các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường sẽ được thực hiện trong giai đoạn từ khi dự án đi vào hoạt động sản xuất.
Cam kết sau khi hoàn thành việc thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM sẽ gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình để kiểm tra và xác nhận việc thực hiện.
Cam kết thực hiện chương trình quản lý và giám sát môi trường và gửi báo cáo giám sát môi trường cho Ban quản lý Khu công nghiệp Khánh Phú và Ban quản lý các KCN tỉnh Ninh Bình và Sở TNMT Ninh Bình định kỳ 1 năm 2 lần, trước ngày 15/6 và 15/12 hàng năm.
Chủ dự án cam kết áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam về môi trường đối với các nguồn thải tại nhà máy
Công ty TNHH Long Sơn cam kết áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam về môi trường đã ban hành:
- QCVN 05 : 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
- QCVN 06 : 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.
- QCVN 07 : 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại.
- QCVN 19 : 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
- QCVN 20 : 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ.
- Độ ồn: Đảm bảo độ ồn sinh ra từ quá trình xây dựng và hoạt động của dự án sẽ đạt Tiêu chuẩn Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn tại khu vực lao động (Quyết định số 3733 -2002/QĐ/BYT) và Tiêu chuẩn giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư (theo mức âm tương đương, TCVN 5949 - 1998).
- Nước thải sinh hoạt: Trong giai đoạn xây dựng và hoạt động, nước thải sinh hoạt đảm bảo đạt QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, cột B.
- Nước thải sản xuất: Trong giai đoạn xây dựng nước thải sản xuất đảm bảo đạt QCVN 24: 2009/BTNMT (cột B): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. Trong giai đoạn hoạt động, nước thải phát sinh từ trạm xử lý nước thải đảm bảo tiêu chuẩn đầu vào của trạm xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp (TCVN 5945:2005, cột C).
- Chất thải rắn được thu gom và xử lý theo đúng quy định của Nhà nước về quản lý chất thải rắn (Nghị định số 59:2007/NĐ-CP).
- Chất thải nguy hại được quản lý, thu gom và xử lý theo đúng các quy định về quản lý CTNH (Thông tư 12:2006/BTNMT, Quyết định số 23:2006/QĐ-BTNMT).
PHỤ LỤC
VĂN BẢN PHÁP LÝ
PHIẾU KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
3. SƠ ĐỒ BẢN VẼ
4. HÌNH ẢNH KHẢO SÁT
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Xuất xứ dự án 1
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá đánh tác động môi trường 3
3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM 8
4. Tổ chức thức hiện ĐTM 8
Chương 1. 10
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 10
1.1. Tên dự án 10
1.2. Chủ dự án 10
1.3. Vị trí địa lý của dự án 10
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án 10
1.4.1. Quy mô đầu tư 10
1.4.2. Quy mô xây dựng 11
1.4.3. Công nghệ sản xuất 14
1.4.4. Nhu cầu nguyên vật liệu sản xuất bình quân 18
1.4.5. Phương án thiết kế, xây dựng 21
1.4.6. Danh mục các thiết bị, máy móc sử dụng 28
1.4.7. Tiến độ thực hiện dự án 30
1.4.8. Tổng mức đầu tư 31
1.4.9. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 31
Chương 2 34
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 34
2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường 34
2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất 34
2.1.2. Điều kiện về khí tượng – thủy văn 35
2.1.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên 40
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 46
2.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Khánh Phú 46
2.2.2. Hiện trạng Khu công nghiệp Khánh Phú 47
Chương 3. 49
ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 49
3.1. Đánh giá tác động 49
3.1.1. Giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng 49
3.1.2. Giai đoạn đi vào hoạt động 59
3.2. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá 72
3.2.1. Mức độ tin cậy của các đánh giá 72
3.2.2. Mức độ chi tiết của các đánh giá 73
Chương 4 74
BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA 74
VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 74
4.1. Đối với tác động xấu 74
4.1.1. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn xây dựng 74
4.1.2. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giại đoạn hoạt động 78
4.2. Đối với sự cố môi trường 101
4.2.1. Phòng chống cháy nổ và rỏ rỉ khí gas 101
4.2.2. Sự cố rò đổ axit 102
4.2.3. Sự cố của các hệ thống xử lý khí thải, nước thải 103
4.2.4. Sự cố do thiên tai 104
Chương 5 105
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 105
5.1. Chương trình quản lý môi trường 105
5.1.1. Kế hoạch quản lý môi trường cho dự án 105
5.1.2. Thực hiện quản lý môi trường 105
5.2. Chương trình giám sát môi trường 111
5.2.1. Chương trình giám sát môi trường giai đoạn xây dựng 111
5.2.2. Chương trình giám sát môi trường giai đoạn hoạt động 112
Chương 6. 117
THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 117
6.1. Ý kiến của Uỷ ban nhân dân xã Khánh Phú 117
6.2. Ý kiến của Uỷ ban mặt trận Tổ Quốc xã Khánh Phú 118
6.3. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ Dự án trước các ý kiến của UBND và UBMTTQ cấp xã 118
Chủ đầu tư hoàn toàn đồng ý với các ý kiến của UBND và UBMTTQ của xã Ninh Phúc và sẽ thực hiện theo đúng ý kiến của các Ủy ban. 118
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 120
1. Kết luận 120
2. Kiến nghị 120
3. Cam kết thực hiện 120
PHỤ LỤC 123
MỤC LỤC 124
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Các cán bộ tham gia thực hiện ĐTM 8
Bảng 1.1. Cân bằng đất đai của dự án. 11
Bảng 1.2. Mức độ tự động hoá trong công nghệ 18
Bảng 1.3. Nhu cầu nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất ắc quy ôtô 19
Bảng 1.4. Nhu cầu nguyên nhiên liệu cho sản xuất ắc quy xe máy 20
Bảng 1.5. Các thiết bị chính sử dụng trong dây chuyền sản xuất 28
Bảng 1.6. Tổng mức đầu tư dự án 31
Bảng 1.7. Nhu cầu nhân lực và nguồn nhân lực cho Nhà máy 32
Bảng 2.1. Độ ẩm không khí trung bình của tỉnh Ninh Bình 36
Bảng 2.2. Tổng số giờ nắng của tỉnh Ninh Bình 37
Bảng 2.3. Chế độ gió của tỉnh Ninh Bình 37
Bảng 2.4. Mực nước cao nhất một số năm tại các vị trí trên sông Đáy 39
Bảng 2.5. Một số đặc trưng địa hình của các lưu vực thuộc hệ thống sông Đáy 39
Bảng 2.6. Vị trí đo đạc lấy mẫu hiện trạng môi trường không khí khu vực dự án 40
Bảng 2.7. Kết quả phân tích các thông số môi trường không khí khu vực dự án 40
Bảng 2.8. Kết quả phân tích các thông số môi trường không khí khu vực dự án 41
Bảng 2.9. Vị trí lấy mẫu nước mặt 42
Bảng 2.10. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt 42
Bảng 2.11. Vị trí lấy mẫu nước ngầm 43
Bảng 2.12. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm 44
Bảng 2.13. Kinh tế xã hội xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình 46
Bảng 3.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng cơ bản 49
Bảng 3.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng 49
Bảng 3.3. Hệ số kể đến loại mặt đường - s 50
Bảng 3.4. Hệ số kể đến kích thước bụi – k 50
Bảng 3.5. Hệ số phát thải đối với động cơ sử dụng dầu DO 51
Bảng 3.6. Dự báo lượng khí thải phát ra của các phương tiện thi công 52
Bảng 3.7. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện 52
Bảng 3.8. Tỷ trọng các chất ô nhiễm trong quá trình hàn điện kim loại 53
Bảng 3.9. Tải lượng ô nhiễm do hàn điện 53
Bảng 3.10. Mức ồn của một số loại thiết bị thi công theo khoảng cách 54
Bảng 3.11. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 55
Bảng 3.12. Tải lượng trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của công nhân thi công dự án 56
Bảng 3.13. Thành phần rác thải sinh hoạt 57
Bảng 3.14. Một số loại chất thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn thi công 58
Bảng 3.15. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải trong giai đoạn hoạt động 59
Bảng 3.16. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải trong giai đoạn hoạt động 60
Bảng 3.17. Dự kiến nồng độ axít sunfuric và chì phát sinh 61
Bảng 3.18. Tiếng ồn phát sinh tại một số thiết bị 63
Bảng 3.19. Nồng độ và tải lượng nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất 65
Bảng 3.20. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 66
Bảng 3.21. Tải lượng trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên 67
Bảng 3.22. Dự báo thành phần rác thải sinh hoạt 67
Bảng 3.23. Dự báo lượng CTNH phát sinh từ các công đoạn sản xuất 68
Bảng 5.1. Tổng hợp chương trình quản lý môi trường 107
Bảng 5.2. Danh mục một số thiết bị, hệ thống cho công tác bảo vệ môi trường 110
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1. Sơ đồ công nghệ sản xuất 17
Hình 4.1. Thùng chứa rác thải 78
Hình 4.2. Sơ đồ công nghệ xử lý khí, hơi chì trong quá trình tạo bột chì 81
Hình 4.3. Sơ đồ khối công nghệ xử lý hơi chì từ quá trình nấu chì đúc bản cực 81
Hình 4.4. Sơ đồ khối công nghệ xử lý hơi và mù axít 82
Hình 4.5. Sơ đồ khối công nghệ xử lý bụi từ quá trình sản xuất 84
Hình 4.6. Quy trình thu gom nước mưa 88
Hình 4.7. Mô hình bể tự hoại 3 ngăn 89
Hình 4.8. Quy trình thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt tại Nhà máy 90
Hình 4.9. Sơ đồ quy trình của Trạm xử lý nước thải tập trung 91
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AFTA : Khu mậu dịch tự do Asean
ATLĐ : An toàn lao động
BTC : Bộ Tài Chính
BTCT : Bê tông cốt thép
BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường
BXD : Bộ Xây dựng
CHXHCNVN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
CNVC : Công nhân viên chức
CP : Cổ phần
CTNH : Chất thải nguy hại
CTR : Chất thải rắn
ĐTM : Đánh giá tác động
GTGT : Giá trị gia tăng
KCS : Kiểm tra chất lượng sản phẩm
KHQLMT : Kế hoạch quản lý môi trường
KK : Không khí
KT-XH : Kinh tế - Xã hội
NM : Nước mặt
NN : Nước ngầm
NXB : Nhà xuất bản
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
PGĐ : Phó giám đốc
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
QCXDVN : Quy chuẩn xây dựng Việt Nam
QĐ : Quyết định
QLNN : Quản lý nhà nước
TB : Trung bình
TCCP : Tiêu chuẩn cho phép
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TCXD : Tiêu chuẩn xây dựng
TDTT : Thể dục thể thao
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TW : Trung ương
UB : Ủy ban
UBMTTQ : Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc
UBND : Ủy ban nhân dân
VH : Văn hóa
VHVN : Văn hóa văn nghệ
WHO : Tổ chức Y tế Thế giới.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ĐTM- Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất Ắc quy công suất 600000 KWh-năm.doc