Thị trường BĐS Việt Nam đang trong giai đoạn hình thành và phát
triển, mang trong nó đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam: đang phát triển,
đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập.
Tuy là một thị trường khá non trẻ nếu xét về mặt hoàn thiện hoặc đồng
bộ nhưng thị trường BĐS Việt Nam cũng đã đạt được một số thành tựu. Một
trong những thành tựu đó là thu hút được một lượng vốn khổng lồ từ các nhà
đầu tư nước ngoài. Việc tham gia ngày càng nhiều của các chủ thể này đã
kích thích sự phát triển lành mạnh và minh bạch của thị trường BĐS Việt
Nam.
97 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2169 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dụng đất là thuê đất của Nhà nước Việt Nam. Trong
khi đó Luật Đầu tư cho phép doanh nghiệp liên doanh đang sử dụng đất
(không phải thuê đất của Nhà nước Việt Nam) được chuyển thành doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài).
Điều 23 của Nghị định số 84/2007/ NĐ- CP ( Quy định bổ sung về việc
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng
đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
và giải quyết khiếu nại về đất đai) đã có quy định giải quyết mối quan hệ này
Đẩy mạnh thu hút ĐTTTNN vào lĩnh vực bất động sản của Việt Nam
Phan Nguyễn Lam Sƣơng Lớp A16 - K42D 67
nhưng chỉ dừng ở mức giải quyết về thời hạn sử dụng đất, còn các vấn đề
khác chưa được giải quyết. Từ đó, phát sinh một số vấn đề đối với doanh
nghiệp liên doanh bên Việt Nam góp vốn bằng đất trước ngày 1/7/2007 như
sau:
Trường hợp trong doanh nghiệp liên doanh bên Việt Nam góp vốn
bằng đất thuê của Nhà nước thì nay Hợp đồng thuê đất đã ký kết (giữa
bên Việt Nam và Nhà nước) nay có phải chấm dứt? Trường hợp phổ
biến hiện nay là hợp đồng thuê đất giữa bên Việt Nam và nhà nước có
thời hạn 50 năm, bên Việt Nam góp đất vào liên doanh trong thời hạn
dưới 50 năm (ví dụ là 30 năm) và liên doanh đã hoạt động chưa hết thời
hạn liên doanh (ví dụ là 10 năm). Vậy doanh nghiệp 100% FDI được
thuê đất cho thời hạn 20 năm còn lại hay 40 năm còn lại?
Trường hợp trong doanh nghiệp liên doanh bên Việt Nam góp vốn
bằng đất được Nhà nước giao đất có thời hạn thì khi thực hiện thủ tục
cho doanh nghiệp 100%FDI thuê đất, có phải thực hiện hủy, điều chỉnh
quyết định giao đất không? Và việc giải quyết về thời hạn giao đất còn
lại, thời hạn góp vốn còn lại và thời hạn hoạt dộng của doanh nghiệp
100% FDI sau khi chuyển như thế nào cũng chưa có hướng dẫn.
* Nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất
Hiện nay chưa có hướng dẫn của Bộ tài chính về nghĩa vụ tài chính khi
chuyển doanh nghiệp liên doanh thành doanh nghiệp 100% FDI. Thực tế phát
sinh những vấn đề sau:
Sau khi chuyển doanh nghiệp liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn
đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp 100% FDI này phải kế thừa nghĩa vụ
tài chính của bên Việt Nam trong doanh nghiệp liên doanh đó. Tuy
nhiên, do quy định doanh nghiệp 100% FDI này được Nhà nước cho
thuê đất nên không có cơ sở nào để họ thực hiện nghĩa vụ này thay bên
Việt Nam trong doanh nghiệp liên doanh cũ.
Đẩy mạnh thu hút ĐTTTNN vào lĩnh vực bất động sản của Việt Nam
Phan Nguyễn Lam Sƣơng Lớp A16 - K42D 68
Chưa có quy định để giải quyết mối quan hệ giữa nghĩa vụ tài chính
của các bên trong doanh nghiệp liên doanh cũ (bên Việt Nam và bên
nước ngoài nhận chuyển nhượng) và nghĩa vụ tài chính của doanh
nghiệp 100% FDI. Điều này sẽ dẫn tới việc cơ cấu vốn của doanh
nghiệp 100% FDI sẽ bị ảnh hưởng, vì sau khi chuyển đổi doanh nghiệp
này phải trả tiền thuê đất cho Nhà nước.
Giá trị đất góp vốn vào doanh nghiệp liên doanh đã được tính vào vốn
điều lệ của doanh nghiệp này, đồng thời bên Việt Nam góp vốn bằng
đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước còn trong suốt
thời hạn hoạt động, doanh nghiệp liên doanh không phải thực hiện
nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước. Với cách quy định hiện hành, khi
doanh nghiệp liên doanh bên nước ngoài chuyển đổi thì đồng nghĩa với
bên Việt Nam rút khỏi doanh nghiệp liên doanh. Vì vậy, doanh nghiệp
liên doanh có phải trả tiền tương ứng với phần vốn đóng góp bằng giá
trị quyền sử dụng đất của bên Việt Nam.
* Việc chuyển nhượng dự án đầu tư có sử dụng đất.
Nghị định số 181/2004/NĐ - CP, Nghị định số 17/2006/NĐ - CP có quy
định một số dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở không được chia lô bán
nền, đồng thời Nghị định số 84/2007/NĐ - CP quy định một số dự án đầu tư
xây dựng kinh doanh nhà ở đã hoàn thành đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng
dùng chung của dự án thì được chuyển nhượng dự án có sử dụng đất. Như
vậy, việc chuyển nhượng dự án là quan hệ dân sự nhưng sau khi nhận chuyển
nhượng, bên nhận chuyển nhượng là nhà đầu tư nước ngoài thì phải làm thủ
tục thuê đất của Nhà nước (mặc dù không phải trả tiền thuê đất) và đây là
quan hệ hành chính.
Quy định này làm phát sinh một số vấn đề vướng mắc sau:
Nhà đầu tư nước ngoài sau khi nhận chuyển nhượng dự án có sử dụng
đất thì họ trở thành người được nhà nước cho thuê đất nhưng không quy định
Đẩy mạnh thu hút ĐTTTNN vào lĩnh vực bất động sản của Việt Nam
Phan Nguyễn Lam Sƣơng Lớp A16 - K42D 69
họ có quyền và nghĩa vụ gì. Bởi vì, Luật Đất đai chỉ quy định quyền của họ
nếu họ thuê đất trả tiền hàng năm hoặc thuê đất trả tiền một lần cho cả thời
gian thuê mà không quy định họ có quyền gì nếu họ phải thuê đất của nhà
nước và không phải nộp tiền thuê đất.
Theo quy định tại khoản 1 điều 24 của Nghị định số 84/2007/NĐ- CP thì
nhà đầu tư nước ngoài chỉ được nhận chuyển nhượng dự án có sử dụng đất từ
tổ chức kinh tế trong nước và hạn chế với một số loại dự án. Tuy nhiên, theo
quy định Luật đầu tư thì doanh nghiệp có vốn FDI có quyền chuyển nhượng
dự án mà không giới hạn về đối tượng nhận chuyển nhượng dự án đó, về loại
dự án đó.
Vì vậy, hiện nay vấn đề doanh nghiệp có vốn FDI nhận chuyển nhượng
dự án (có liên quan tới đất đai) từ doanh nghiệp có vốn FDI khác chưa được
quy định rõ và dẫn tới bế tắc trong việc thực hiện trên thực tế. Khá phổ biến là
việc giải thể một doanh nghiệp có vốn FDI mà bên Việt Nam góp vốn bằng
quyền sử dụng đất. Việc chuyển nhượng dự án có đất này cho một doanh
nghiệp có vốn FDI khác không thực hiện được.
c. Chính sách xây dựng
Việc nghị định 16/2005/NĐ - CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình ban hành ngày 7/2/2005 có xu hướng bao gồm cả các vấn đề hình thành
đầu tư phát triển dự án, có những điểm không thống nhất với các Nghị định
52, 12/2000/NĐ - CP, 07 làm các nhà đầu tư khó vận dụng trong thực tiễn.
Bên cạnh đó, quy hoạch tổng thể cho các địa phương chưa bao trùm, chưa chi
tiết, chưa đồng bộ, chưa ổn định và thiếu minh bạch làm hạn chế sự tiếp cận
của các nhà đầu tư với đất đai để triển khai trong thực tiễn.
Chính sách xây nhà ở để bán và cho thuê đang có những động thái khó
lường cho các nhà kinh doanh địa ốc, trong đó nổi lên là: chính sách nhà ở
cho người có thu nhập thấp và chính sách khuyến khích xây dựng nhà chung
cư cao tầng và xoá bỏ hình thức bán nền mà chưa xây dựng nhà ở.
Đẩy mạnh thu hút ĐTTTNN vào lĩnh vực bất động sản của Việt Nam
Phan Nguyễn Lam Sƣơng Lớp A16 - K42D 70
Cơ chế về đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư vẫn còn những vấn
đề tồn tại và bất cập cần phải tiếp tục được hoàn thiện để khắc phục tình trạng
khiếu kiện đông người, kéo dài đang xảy ra ở một số địa phương. Công tác
lập và quản lý quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và điểm dân cư nông thôn cũng
cần phải tiếp tục nghiên cứu để tránh chồng chéo, giảm bớt thủ tục, gây lãng
phí cả về thời gian và chi phí của Nhà nước và của các nhà đầu tư.
Hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém, đặc biệt là hệ thống giao thông làm
giảm sức hút và quy mô của thị trường BĐS. Những dự án phát triển BĐS
vẫn chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm đô thị, việc phát triển BĐS ra các
khu vực xa trung tâm nơi có cơ sở hạ tầng yếu kém còn rất hạn chế.
d. Chính sách tín dụng
Lãi suất ngân hàng thương mại đối với đầu tư kinh doanh bất động sản
cao là một hạn chế lớn đối với việc huy động vốn tín dụng ngân hàng vào thị
trường BĐS. Bên cạnh đó, thời hạn cho vay 7 - 10 năm đối với các dự án và
giao dịch BĐS không đáp ứng được khả năng thanh toán của các nhà đầu tư
tiềm năng (về cơ bản phải 20 - 30 năm). Hơn nữa, hạn mức tín dụng cho vay
về BĐS của các ngân hàng bị hạn chế cũng làm giảm khả năng thanh khoản
của các chủ đầu tư.
e. Chính sách tài chính
Các loại thuế liên quan đến đất đai mặc dù đã được sửa đổi nhiều trong
Luật đất đai 2003 nhưng vẫn thiếu sự đồng bộ
- Thuế suất thuế chuyển quyền sử dụng đất vẫn như quy định năm 1999 (2%
đối với đất sản xuất nông nghiệp, 4% đối với đất ở, đất xây dựng công trình)
làm cho người đóng loại thuế này phải nộp một số tiền tăng lên bằng số lần
tăng lên của giá đất mới so với giá đất cũ.
- Giá cho thuê đất tại các đô thị đối với hình thức đầu tư nước ngoài thì vẫn áp
dụng mức quy định theo USD/m2 như năm 2000. Việc giữ nguyên như cũ này
Đẩy mạnh thu hút ĐTTTNN vào lĩnh vực bất động sản của Việt Nam
Phan Nguyễn Lam Sƣơng Lớp A16 - K42D 71
cũng có nghĩa là giá cho thuê đất trong trường hợp này đã không chịu một tác
động nào của việc tăng giá đất trong khung giá mới, cũ vừa qua.
Bên cạnh đó, giá cao do khung giá mới cao hơn khung giá cũ làm tăng
chi phí giao dịch, đặc biệt là chi phí liên quan đến chuyển quyền sử dụng đất
và thuế chuyển quyền sử dụng đất, làm giảm các nhà đầu tư tiềm năng. Ngoài
ra, các thủ tục hoàn công chưa đủ, làm chậm trễ việc giao đất, giao nhà từ chủ
dự án sang các nhà đầu tư tiềm năng, làm chậm quá trình thu hồi vốn của các
chủ đầu tư công trình. Hơn nữa, cách vận dụng tính thuế không tách được
thuế nhà, đất, trước bạ, không tách được các nội dung về đất và nhà làm chậm
quá trình chuyển giao cho các nhà đầu tư tiềm năng.
5.2.2 Thị trƣờng
a. Tình trạng giao dịch ngầm, đầu cơ nhà đất, kích cầu ảo để nâng giá BĐS
diễn ra khá phổ biến làm cho thông tin sai lệch, từ đó làm tăng độ rủi ro trong
kinh doanh BĐS.
b. Tính minh bạch của thị trƣờng BĐS thấp: trong tất cả các khâu hoạt động
của thị trường, từ hoạt động đầu tư, tạo lập BĐS đến hoạt động giao dịch mua,
bán, chuyển nhượng, cho thuê BĐS còn có nhiều hạn chế. Tình trạng đầu cơ,
mua bán ngầm, trốn lậu thuế còn khá phổ biến ở nhiều địa phương, đặc biệt là
tại các đô thị lớn dẫn tới sự hoạt động của thị trường BĐS thiếu bền vững và ổn
định.
c. Tính cạnh tranh, minh bạch của thị trường BĐS còn thấp, nhất là đối với thị
trường sơ cấp (giao đất, cho thuê đất). Cơ chế đấu giá, đấu thầu dự án để lựa
chọn chủ đầu tư mặc dù đã được quy định trong một số văn bản quy phạm
pháp luật, tuy nhiên việc áp dụng thực tiễn còn nhiều hạn chế, thậm chí có
những vấn đề chưa được triển khai (việc giao đất thông qua đấu thầu lựa chọn
chủ đầu tư dự án được quy định trong Luật đất đai 2003 nhưng đến nay hầu
như chưa có dự án nào được lựa chọn chủ đầu tư theo phương thức này). Để
thực hiện mục tiêu công khai, minh bạch đối với hoạt động giao dịch BĐS,
Đẩy mạnh thu hút ĐTTTNN vào lĩnh vực bất động sản của Việt Nam
Phan Nguyễn Lam Sƣơng Lớp A16 - K42D 72
Luật Kinh doanh BĐS đã có quy định các tổ chức kinh doanh BĐS phải bán
BĐS thông qua sàn giao dịch, nhưng quy định này cũng chưa được triển khai.
d. Giá cả BĐS quá cao so với mặt bằng thu nhập của người dân cũng như
mức phát triển của nền kinh tế và giá trị thực bất động sản, từ đó làm ảnh
hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế- xã hội và làm cho việc tạo lập
nhà ở của phần lớn người thu nhập thấp gặp nhiều khó khăn.
Riêng đối với các dự án FDI đầu tư vào thị trường BĐS thương mại, cụ
thể là khu du lịch, các nhà đầu tư còn gặp một số vấn đề sau:
- Các văn bản quy phạm pháp luật về hướng dẫn Luật Đất đai trong giải
phóng mặt bằng đối với các khu du lịch cũng gặp khó khăn trong quá
trình triển khai thực hiện. Đối với dự án du lịch nhóm A, nhà nước có
trách nhiệm thu hồi, bồi thường và giải phóng mặt bằng, tái định cư.
Tuy nhiên, quá trình này thường diễn ra rất chậm hoặc không thực hiện
được do hạn hẹp về ngân sách. Đối với các dự án đối với các khu du
lịch khác thì việc bồi thường và giải phóng mặt bằng thuộc trách nhiệm
của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, do việc giá đất theo quy định khá chênh
lệch so với giá thị trường; việc phối hợp của các cấp chính quyền địa
phương chưa chặt chẽ dẫn đến khó khăn trong giải phóng mặt bằng.
- Quy hoạch sử dụng đất cho đầu tư phát triển du lịch nói chung và khu
du lịch nói riêng chưa được hoàn thiện dẫn đến chồng chéo trong việc
sử dụng đất đối với các ngành khác trên cùng địa bàn.
- Đối với tiền thuê đất, tiền sử dụng đất tại các khu du lịch, khách sạn
vẫn tính cả khu vực cây xanh, cảnh quan. Tuy nhiên, đối với các khu du
lịch lớn, đặc biệt khu du lịch sinh thái thì diện tích cây xanh, cảnh quan
thường chiếm từ 70 - 90% diện tích cả khu du lịch. Đồng thời, theo
Luật Du lịch, diện tích các khu du lịch quốc gia khoảng 1000ha, diện
tích khu du lịch địa phương là 200 ha. Do vậy, diện tích đất xây dựng
kinh doanh rất nhỏ, nhưng các nhà đầu tư vẫn phải chịu tiền thuê đất cả
Đẩy mạnh thu hút ĐTTTNN vào lĩnh vực bất động sản của Việt Nam
Phan Nguyễn Lam Sƣơng Lớp A16 - K42D 73
khu du lịch, làm hiệu quả kinh doanh thấp và hạn chế thu hút đầu tư
vào các khu du lịch lớn.
Những tồn tại mà nhà đầu tư nước ngoài gặp phải trong quá trình triển
khai thực hiện dự án chủ yếu liên quan môi trường pháp lý của Việt Nam.
Mặc dù các văn bản luật điều chỉnh các hoạt động liên quan đến thị trường
BĐS liên tục được cập nhật hoặc ban hành mới, nhưng các văn bản này khá
chồng chéo nhau, với các quy định còn mơ hồ, dễ gây hiểu nhầm. Một nguyên
nhân khác nữa là sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa các cơ quan chức năng; thủ
tục hành chính còn khá rườm rà, nhiều cửa.
Đẩy mạnh thu hút ĐTTTNN vào lĩnh vực bất động sản của Việt Nam
Phan Nguyễn Lam Sƣơng Lớp A16 - K42D 74
CHƢƠNG III
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC BẤT ĐỘNG SẢN CỦA
VIỆT NAM
I. DỰ BÁO VỀ FDI VÀO LĨNH VỰC BĐS TRÊN THẾ GIỚI
Theo báo cáo về “Triển vọng thị trường BĐS năm 2007” của công ty
kiểm toán Earnst & Young, đầu tư vào cơ sở hạ tầng sẽ là một xu hướng của
thị trường trong những năm tới. Đây là điều rất dễ nhận thấy khi chỉ riêng ở Mỹ
cần tới hàng trăm tỉ USD để cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có và tính
trên toàn thế giới thì phải nhu cầu phải lớn hơn gấp nhiều lần. Mức chi phí
khổng lồ này có thể làm đội giá nhân công và giá nguyên vật liệu trong những
năm tới - như đã từng xảy ra ở Trung Quốc vì các công trình xây dựng lớn.
Điều này sẽ gây áp lực lớn hơn lên chính phủ, các quốc gia trong quá trình tìm
kiếm nguồn vốn tài trợ cho các dự án thay thế và xây mới cơ sở hạ tầng.
Một xu hướng khác là các dự án BĐS phải phù hợp với tiêu chuẩn thân
thiện với môi trƣờng. Cao ốc “xanh” - từng bị các chủ đầu tư bỏ qua vì sự đắt
đỏ thì nay trở thành một yếu tố quan trọng khi những người thuê, cho thuê,
mua nhà và thậm chí là chủ đầu tư bắt đầu xem trọng sự bền vững. Nếu dự án
ít nhất không thể đáp ứng được tiêu chuẩn LEED (Leadership in Energy and
Environmental Design) trong xây dựng thì dự án đó có thể sẽ không được
duyệt. Hầu hết các dự án lớn trong những năm tới, như dự án tổ hợp toà nhà
cao cấp 37 tầng Jameson ở Vancouver hiện nay, sẽ vượt qua cả tiêu chuẩn
này. Tuy nhiên, tiêu chuẩn “xanh” không còn là điều gì quá xa xỉ. Tìm ra
những giải pháp về thiết kế và năng lượng nhằm giảm thiểu những dự án với
chi phí lớn và chuyển sang những dự án ít tốn kém hơn đang trở thành một xu
hướng. San Francisco, New York và Chicago đang ủng hộ những dự án
Đẩy mạnh thu hút ĐTTTNN vào lĩnh vực bất động sản của Việt Nam
Phan Nguyễn Lam Sƣơng Lớp A16 - K42D 75
“xanh” kiểu này, và thậm chí những thành phố nhỏ hơn như Buffalo cũng
đang đi theo xu hướng đó.
Những nền kinh tế mới nổi như Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc sẽ
sớm trở thành những thị trường lớn trong vài năm tới với nguồn vốn FDI
khổng lồ đang đổ vào thị trường BĐS. Các nước khác như Nam Phi, Mexico,
Rumani và Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ gia nhập vào nhóm nước này. Nhu cầu về
nguồn vốn FDI cùng với những chính sách của Chính phủ nhằm cải thiện cơ
sở hạ tầng đã dẫn đến sự xuất hiện đáng ngạc nhiên của một số thị trường
BĐS. Trường hợp ít ngạc nhiên nhất là Ấn Độ vì đây là quốc gia có tiềm lực
về công nghệ và là cơ sở thứ hai của nhiều doanh nghiệp trên thế giới. Năm
2006, Ấn Độ chính thức mở cửa thị trường nhằm tăng vốn FDI vào một số
khu vực của thị trường BĐS. Bước đi này đã thúc đẩy sự ra đời của nhiều quỹ
hàng tỷ USD với tham vọng có một chỗ đứng ở thị trường này. Các thị trường
nổi lên như điểm thu hút mới của đầu tư BĐS năm 2006 còn có Brazil và
Nam Phi; cả hai nước này đang dự định triển khai nhiều dự án đầu tư vào cơ
sở hạ tầng quan trọng. Tuy nhiên, Trung Quốc đã từng là một trong những
nước thành công nhất trong thu hút FDI, với số lượng cao ốc văn phòng được
xây dựng trong 20 ngày xấp xỉ với Mahattan lại đang đi theo một xu hướng
khác khi áp dụng nhiều chính sách quản lý FDI nghiêm ngặt hơn.
Do đó, thị trường BĐS nước nào sẽ nổi lên trong thời gian tới còn là một
dấu chấm hỏi.
Một tin tức tốt lành khác cho ngành hàng không, du lịch và bệnh viện là
nguồn vốn FDI đã không ngừng tăng trưởng ổn định trong 3 năm qua sẽ tiếp
tục xu hướng này khi các nhà đầu tư nhảy vào khu vực này để tìm kiếm cơ hội
mới.
BĐS không còn là một ngành mang tính quốc gia nữa. Từ năm 2001,
theo tính toán của công ty kiểm toán Earnst & Young, chỉ riêng ở Bắc Mỹ và
Đẩy mạnh thu hút ĐTTTNN vào lĩnh vực bất động sản của Việt Nam
Phan Nguyễn Lam Sƣơng Lớp A16 - K42D 76
Châu Âu giá trị giao dịch BĐS đã lên đến 500 tỉ USD, trong số đó số lượng
các giao dịch xuyên quốc gia chiếm khá lớn. Với sự nổi lên ấn tượng của các
thị trường để đầu tư mới như Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, sự trỗi dậy
của các nền kinh tế đô la dầu mỏ ở Trung Đông, Châu Á Thái Bình Dương và
thậm chí cả Đông Âu, sự luân chuyển nguồn vốn giữa các quốc gia trên thế
giới sẽ trở nên phức tạp hơn. Bên cạnh hiện tượng đầu tư ra nước ngoài ngày
càng tăng là sự xuất hiện của một số công cụ đầu tư công như REIT (Real
Estate Investment Trust - Các quỹ tín thác đầu tư BĐS). Mặc dù một lượng
vốn lớn đã đổ vào BĐS thông qua các quỹ lương và một số quỹ quan trọng
khác trong vòng 10 năm qua, nhưng các nhà đầu tư vẫn chưa thực sự tham gia
vào thị trường này. Đây đã và sẽ là nhân tố thúc đẩy hoạt động đầu tư ra nước
ngoài như trong năm 2005 đã có 10 tỉ đôla úc đổ vào thị trường BĐS Mỹ. Sự
xuất hiện của một số lĩnh vực đầu tư mới như cơ sở hạ tầng và dự án xây
dựng “xanh” sẽ tăng cường thêm nguồn vốn FDI luân chuyển giữa các quốc
gia nhờ sự xuất hiện của nhiều nhà đầu tư mới.
II. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BĐS CỦA VIỆT NAM
Ngày 6 tháng 5 năm 2004, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số
6/2004/ NQ - CP về phát triển thị trường BĐS với nội dung chủ yếu sau:
Mục tiêu phát triển thị trường BĐS: khai thác có hiệu quả các loại BĐS,
đặc biệt là BĐS nhà đất, phát huy tối đa nguồn lực từ đất đai, nhà và công
trình xây dựng để phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước; thu hút các nguồn lực của xã hội, khuyến khích
các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển BĐS, đặc biệt là đầu tư xây
dựng các công trình sản xuất - kinh doanh, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ
tầng xã hội; góp phần hình thành đồng bộ các loại thị trường tạo điều kiện
thuận lợi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.
Các giải pháp phát triển thị trường BĐS:
Đẩy mạnh thu hút ĐTTTNN vào lĩnh vực bất động sản của Việt Nam
Phan Nguyễn Lam Sƣơng Lớp A16 - K42D 77
Giải pháp chung gồm: tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
luật, các cơ chế, chính sách phù hợp đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và đủ
hiệu lực nhằm tạo điều kiện cho thị trường BĐS hoạt động theo quy định của
pháp luật; nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung một số loại thuế và lệ phí về nhà
đất theo hướng khuyến khích sử dụng có hiệu quả BĐS, đồng thời phát triển
các giao dịch chính thức trên thị trường; hoàn thiện chính sách về tín dụng
phục vụ yêu cầu phát triển thị trường BĐS; nghiên cứu hoàn thiện cơ chế,
chính sách thế chấp , bảo lãnh vay vốn để phát triển BĐS; tăng cường khả
năng cung cấp hàng hoá BĐS, nhất là đất để sản xuất - kinh doanh và BĐS
nhà ở để góp phần bình ổn thị trường theo quy luật cung - cầu; từng bước
hoàn thiện cơ cấu của thị trường và làm lành mạnh các giao dịch trên thị
trường BĐS.
Các giải pháp cụ thể: đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở
hữu nhà, quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật để tạo điều kiện cho
các chủ thể giao dịch hợp pháp, công khai trên thị trường; tập trung chỉ đạo
lập quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/500 và quy hoạch điểm dân cư
nông thôn để quản lý chặt chẽ hoạt động đầu tư xây dựng BĐS; quản lý chặt
chẽ việc sử dụng đất đai; triển khai thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất để
khai thác có hiệu quả nguồn đất đai; hoàn thiện cơ chế bồi thường, thu hồi đất
để phục vụ triển khai các dự án BĐS.
Trong định hướng phát triển thị trường BĐS của Nhà nước Việt Nam,
việc thu hút FDI vào thị trường BĐS là một trong những nội dung quan trọng.
Theo quan điểm của Đảng phát triển thị trường BĐS phải “từng bước làm cho
thị trường BĐS có sức cạnh tranh so với thị trường khu vực, có sức hấp dẫn
nhà đầu tư.” Quan điểm của Việt Nam là thu hút FDI vào các dự án BĐS đòi
hỏi vốn lớn, các dự án gắn với cơ sở hạ tầng và khuyến khích đầu tư vào các
khu vực, địa bàn khó khăn cũng như là các dự án BĐS cho những người có
thu nhập thấp. Sở dĩ, Việt Nam khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn vào
Đẩy mạnh thu hút ĐTTTNN vào lĩnh vực bất động sản của Việt Nam
Phan Nguyễn Lam Sƣơng Lớp A16 - K42D 78
những dự án này vì đây là những dự án cần vốn lớn, thời gian thu hồi vốn khá
chậm. Với những dự án này thường thì các nhà đầu tư trong nước không mấy
hào hứng hoặc không đủ năng lực tài chính cũng như năng lực kỹ thuật để
triển khai dự án. Ngoài ra, chính sách thu hút FDI vào thị trường BĐS của
Việt Nam cũng khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức
liên doanh, trong đó doanh nghiệp Việt Nam thường góp vốn bằng quyền sử
dụng đất. Hình thức đầu tư 100% vốn FDI được cho phép thực hiện ở Việt
Nam ngay từ ban đầu nhưng ít được Nhà nước khuyến khích hơn hình thức
liên doanh vì đây là hình thức đòi hỏi nhà đầu tư nước ngoài phải có hiểu biết
sâu sắc về môi trường pháp lý cũng như các yếu tố liên quan đến dự án BĐS
của mình. Với đặc thù là một lĩnh vực khá phức tạp với các quy định pháp lý
chưa rõ ràng thì đầu tư theo hình thức 100% vốn FDI có thể là trở ngại với
nhiều nhà đầu tư mới thâm nhập thị trường Việt Nam.
III. NHỮNG CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI
VỚI VIỆC ĐẨY MẠNH THU HÚT FDI VÀO THỊ TRƢỜNG BĐS
1. Cơ hội và thách thức trong việc thu hút FDI vào thị trƣờng BĐS
1.1 Cơ hội
1.1.1 Chủ trƣơng về tăng cƣờng thu hút FDI vào thị trƣờng BĐS
Chủ trương, đường lối về tăng cường thu hút FDI vào thị trường BĐS
được quán triệt. Thị trường BĐS mang đặc trưng là một thị trường phản ứng
chậm đối với thay đổi chính sách. Vì vậy, cần định hướng chính sách để thị
trường phát triển sôi động, lành mạnh. Mục đích cao nhất là đảm bảo sự công
bằng giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, tạo mọi điều kiện thuận lợi
để nhà đầu tư nước ngoài triển khai thực hiện dự án.
1.1.2 Nhận thức nâng cao về thị trƣờng BĐS
Nhận thức về kinh tế thị trường, về thị trường BĐS và đầu tư vào thị
trường BĐS của các chủ thể được nâng lên trong thời gian qua. Vấn đề thị
trường BĐS và đầu tư vào thị trường BĐS đã trở thành chủ đề được quan tâm
Đẩy mạnh thu hút ĐTTTNN vào lĩnh vực bất động sản của Việt Nam
Phan Nguyễn Lam Sƣơng Lớp A16 - K42D 79
ở tất cả các cấp độ của nền kinh tế: cấp độ quản lý nhà nước, cấp độ doanh
nghiệp và người dân. Các cơ chế, chính sách liên quan đến thị trường BĐS và
đầu tư vào thị trường BĐS là một trong những nội dung được quan tâm nhiều
nhất trong vòng 5 năm qua. Hệ quả là, nhận thức về vấn đề này đã được nâng
lên một bước đáng kể trong thời gian qua. Điều đó sẽ là cơ hội cho thị trường
BĐS và việc đầu tư vào thị trường BĐS những năm tới có một cơ hội rõ rệt.
1.1.3. Sự hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới
Việc Việt Nam gia nhập WTO có nghĩa là Việt Nam buộc phải thực hiện
các cam kết quốc tế một cách hoàn chỉnh và đầy đủ. Điều này sẽ tạo điều kiện
cho nhà đầu tư nước ngoài có một sân chơi hoàn thiện hơn. Ngoài ra, với nền
kinh tế đang tăng trưởng cao và bền vững, với môi trường pháp lý liên quan
đến đầu tư và thị trường BĐS ngày càng hoàn thiện, Việt Nam vẫn đang là
điểm đến của nhiều tập đoàn lớn. Do đó, thị trường phát triển văn phòng cho
thuê tiếp tục tăng trưởng, đất dành cho phát triển công nghiệp tiếp tục được
mở rộng để thu hút đầu tư, thị trường BĐS thương mại như khách sạn, khu
nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí vẫn tiếp tục cần được mở rộng.
1.2 Thách thức
Hiện đang có nhiều thách thức đặt ra đối với các giải pháp nhằm đẩy
mạnh thu hút FDI vào thị trường BĐS.
1.2.1 Hạn chế về khung pháp lý
Hiện đang có những hạn chế về khung pháp lý cũng như quản lý điều
hành đối với thị trường BĐS. Việc chưa có đầy đủ các văn bản pháp lý liên
quan đến thị trường BĐS cũng như các văn bản pháp lý khai thông nguồn tài
chính cho FDI vào thị trường BĐS đang là những bất cập trong thu hút đầu tư
vào thị trường BĐS. Bên cạnh đó, các văn bản ban hành còn có những điểm,
những nội dung chưa thống nhất đã tạo ra bất cập cho các nhà đầu tư vào thị
trường BĐS. Hơn nữa, các cơ quan hiện đang quản lý những thành tố của thị
trường BĐS (nhà, đất, chức năng pháp lý của BĐS…) còn chưa thống nhất
Đẩy mạnh thu hút ĐTTTNN vào lĩnh vực bất động sản của Việt Nam
Phan Nguyễn Lam Sƣơng Lớp A16 - K42D 80
trong việc quản lý tổng thể đối với bất động sản dẫn đến việc làm chậm quyết
định đầu tư vào thị trường BĐS của nhà đầu tư tiềm năng.
1.2.2 Sự cạnh tranh từ các thị trƣờng khác
Các thị trường khác đang cạnh tranh thu hút vốn FDI vào thị trường BĐS.
Nền kinh tế đang đứng trước cơ hội hội nhập toàn diện vào nền kinh tế thế giới.
Cơ hội đầu tư của các nhà đầu tư đối với các thị trường là lớn hơn rất nhiều,
nên thị trường BĐS đang và sẽ bị cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư. Thị
trường chứng khoán đã mở room cho nhà đầu tư nước ngoài đối với hầu hết
các cổ phiếu do đó tỷ lệ vốn FDI đổ vào thị trường này ngày một tăng. Vì vậy,
nguồn vốn đầu tư vào thị trường BĐS, nếu không thật hấp dẫn, sẽ bị cạnh
tranh.
2. Những yêu cầu về giải pháp đẩy mạnh thu hút FDI vào thị trƣờng BĐS
Giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút FDI vào thị trường BĐS phải đáp ứng
được các yêu cầu của nền kinh tế nước ta. Đặc điểm cơ bản nhất của nền kinh
tế nước ta là một nền kinh tế đang phát triển, đang chuyển đổi và đang trong
quá trình hội nhập.
Để huy động được nhiều vốn vào thị trường này thì chỉ có vốn của các
nhà đầu tư trong nước thì chưa đủ mà cần phải thu hút nguồn vốn khổng lồ từ
bên ngoài. Đặc biệt, thị trường BĐS là thị trường phản ứng chậm, giá trị lớn,
do đó, chính sách thu hút đầu tư vào thị trường này cần dài hạn, không biến
động ngắn hạn và biến động lớn. Việc hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư
vào thị trường BĐS theo hướng trên trong những năm tới đang đặt ra nhiều
yêu cầu phải đáp ứng, trong đó, chủ yếu yêu cầu Nhà nước thực hiện đầy đủ
vai trò là người đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai để tổ chức cung ứng
đất cho các nhu cầu mới xuất hiện trong thị trường BĐS do quá trình đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa tạo ra, trong khi hầu hết đất
có thể sử dụng hiện đã có chủ sử dụng.
Đẩy mạnh thu hút ĐTTTNN vào lĩnh vực bất động sản của Việt Nam
Phan Nguyễn Lam Sƣơng Lớp A16 - K42D 81
Là một nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
do đó các thành tố và cơ chế thị trường phải được hình thành đồng bộ. Tuy
nhiên, phương pháp luận cải cách của chúng ta là dần từng bước, các thị trường
và các thành tố thị trường cũng được hình thành từng bước. Thị trường BĐS
được hình thành và phát triển trong giai đoạn này sau khi thị trường hàng hóa,
dịch vụ, thị trường tài chính tiền tệ đã được hình thành về cơ bản. Vì vậy, thị
trường BĐS hiện còn khuyết thiếu những thành tố thị trường, còn ở cấp độ phát
triển thấp phải được nhìn nhận ở cả hai khía cạnh chính sách; đó là ban hành
các chính sách để các thành tố và thị trường BĐS phát triển; các chính sách
phải song hành với khả năng phát triển của thị trường. Trong thời gian tới cần
phải nghiên cứu để chuyển hệ thống chính sách thích ứng với cấp độ sơ khởi
của thị trường BĐS những năm qua sang hệ thống chính sách thích ứng với cấp
độ thị trường tập trung hóa, tiền tệ hóa và tài chính hóa của thị trường này.
Là một nền kinh tế đang hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường BĐS và
chính sách thu hút đầu tư vào thị trường BĐS cũng phải được hội nhập. Yêu
cầu cần có đối với các chính sách thu hút đầu tư vào thị trường BĐS trước hết
phải không đi ngược lại các cam kết hội nhập; thứ hai, các chính sách thu hút
đầu tư vào thị trường BĐS phải làm sao thu hút được tối đa các nguồn đầu tư
nước ngoài và phải đảm bảo nguồn vốn trong nước được thu hút và sử dụng
hiệu quả. Tránh cả hai khía cạnh làm tổn hại đến việc thu hút và sử dụng hiệu
quả nguồn vốn đầu tư vào thị trường này. Cần chú trọng tạo động lực mới để
các bên tham gia thị trường BĐS phát triển cả chiều sâu và chiều rộng ngày
càng hiệu quả, bền vững.
III. GIẢI PHÁP
1. Giải pháp chung
1.1 Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách liên quan đến thị
trƣờng BĐS
Đẩy mạnh thu hút ĐTTTNN vào lĩnh vực bất động sản của Việt Nam
Phan Nguyễn Lam Sƣơng Lớp A16 - K42D 82
Trong thời gian tới cần hoàn thiện thêm Luật Kinh doanh BĐS, và ban
hành mới các văn bản Luật liên quan đến thị trường BĐS như: Luật đăng ký
BĐS, Luật thuế BĐS.
Tiếp đến là nghiên cứu, ban hành các văn bản dưới các hình thức pháp lý
khác về các vấn đề liên quan đến thị trường BĐS và đầu tư vào thị trường
BĐS. Đó là những văn bản pháp lý về quy hoạch (chung cho cả quy hoạch
phát triển tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát
triển ngành và địa phương, quy hoạch xây dựng đô thị); văn bản pháp lý về sự
tham gia của các tổ chức tín dụng, ngân hàng vào thị trường BĐS (Quy chế
bảo lãnh cho các hoạt động đầu tư vào thị trường BĐS của ngân hàng; Quy
chế cấp vốn tín dụng cho các hoạt động đầu tư vào thị trường BĐS của các tổ
chức tính dụng; văn bản pháp lý về sự tham gia của các thể chế tài chính vào
đầu tư BĐS; Quy chế hoạt động cho các thể chế tài chính đầu tư vào thị
trường BĐS; Quy chế về việc tái bảo lãnh cho đầu tư vào thị trường BĐS…)
1.2 Hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc về thị trƣờng BĐS, về
đầu tƣ vào thị trƣờng BĐS
Nhà nước cần xem xét và đổi mới sự phân công, phân cấp giữa các cơ
quan mà trong chức năng hoạt động có liên quan đến các bộ phận cấu thành
của BĐS, của đầu tư BĐS. Sao cho mỗi cơ quan trong hệ thống bốn cấp của
Nhà nước phải chịu trách nhiệm về một nội dung theo chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của mình. Theo đó, không có nội dung nào liên quan đến BĐS, thị
trường BĐS và đầu tư vào thị trường BĐS mà không được một cơ quan chịu
trách nhiệm chính (chẳng hạn, khi thị trường quá nóng hoặc đóng băng thì
phải có một cơ quan chịu trách nhiệm chính).
Hiện tại, nhiều cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng, nhà ở…
tại cấp tỉnh, huyện và các cấp tương đương bị quá tải trong việc thi hành chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Nhà nước cần có kế hoạch để sớm
Đẩy mạnh thu hút ĐTTTNN vào lĩnh vực bất động sản của Việt Nam
Phan Nguyễn Lam Sƣơng Lớp A16 - K42D 83
khắc phục sự quá tải này, trong đó nổi lên hàng đầu là vấn đề cán bộ và trang
thiết bị cho bộ máy hoạt động có hiệu quả.
2 Giải pháp cụ thể
2.1 Nhóm giải pháp đất đai
2.1.1. Về quy hoạch sử dụng đất
Về quy hoạch sử dụng đất phải được nghiên cứu toàn diện bao gồm
nhiều yếu tố kinh tế - xã hội, trong đó việc lập quy hoạch sử dụng đất làm
tăng tối đa giá trị kinh tế của từng đơn vị BĐS, từng thửa đất. Quá trình quy
hoạch sử dụng đất cần có sự tham gia rộng rãi hơn của cộng đồng dân cư, của
các nhà quản lý và kinh tế, đồng thời phải lồng ghép được các yếu tố phát
triển trong quan hệ của các ngành kinh tế, giảm thiểu một cách tối đa sự
chồng chéo, lãng phí trong quy hoạch. Quy hoạch đô thị, nông thôn, nông
nghiệp công nghiệp và dịch vụ cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau. Để nhà
đầu tư dễ dàng tiếp cận quỹ đất cho xây dựng BĐS nhà ở, BĐS thương mại,
cơ sở hạ tầng KCN - KCX thì trong quy hoạch xây dựng và quy hoạch chi tiết
sử dụng đất nên chỉ rõ những khu vực bố trí xây dựng các dự án này. Phương
án quy hoạch sau khi được duyệt cần sớm được công bố công khai và công
khai danh mục các khu vực dành cho phát triển các khu du lịch trên các trang
thông tin điện tử để kêu gọi đầu tư.
2.2.2. Tạo cơ chế hợp lý về đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất
Về điều tra, đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài
sản gắn liền với đất phải tạo ra một cơ chế hợp lý để tiến hành điều tra đánh
giá tổng thể về tiềm năng đất đai, đặc biệt là ở vùng kinh tế trọng điểm, vùng
đô thị để nâng cao giá trị BĐS. Đồng thời cũng phải tiến hành cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất để tạo cơ sở pháp lý trong
việc giao dịch BĐS, từng bước minh bạch hóa thị trường.
2.2.3. Giải pháp đối với trình tự thực hiện chuyển đổi hình thức đầu tƣ
Đẩy mạnh thu hút ĐTTTNN vào lĩnh vực bất động sản của Việt Nam
Phan Nguyễn Lam Sƣơng Lớp A16 - K42D 84
Đối với những vướng mắc của nhà đầu tư nước ngoài trong trình tự thủ
tục thực hiện việc chuyển doanh nghiệp liên doanh thành doanh nghiệp 100%
vốn nước ngoài (xem thêm ở phần 4.2.1b) có thể đưa ra một số giải pháp sau:
- Chỉ nên khống chế thời hạn thuê tối đa của DN 100% không quá thời
hạn còn lại của thời hạn nhà nước cho bên Việt Nam thuê đất (40 năm)
- Có thể giao kết hợp đồng thuê đất 3 bên gồm bên Việt Nam, DN 100%
và nhà nước cho thời gian 50 năm.
2.2.4. Giải pháp đối với vƣớng mắc về nghĩa vụ tài chính
Đối với những vướng mắc của nhà đầu tư nước ngoài trong nghĩa vụ tài
chính đối với người sử dụng đất có thể đưa ra một số giải pháp sau:
- Nếu bên Việt Nam đã trả hết tiền thuê đất hoặc tiền sử dụng đất cho
Nhà nước, DN 100% được quyền thuê đất từ Nhà nước mà không phải
trả tiền thuê đất cho thời hạn góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.
- Nếu chưa trả hết, bên Việt Nam tiếp tục chịu trách nhiệm trả tiền thuê
đất hoặc tiền sử dụng đất cho Nhà nước. DN 100% được quyền thuê
đất từ nhà nước mà không phải trả tiền thuê đất cho thời hạn góp vốn
bằng giá trị quyền sử dụng đất.
2.2.5. Ban hành chính sách ƣu đãi về đất đai
Các dự án BĐS thường có đặc thù là thu hồi vốn rất chậm, đối với các
dự án hình thành ở các vùng chưa được khai phá, chưa có tiếng tăm về các
hoạt động dịch vụ, chưa được đầu tư về cơ sở hạ tầng thì tình trạng rủi ro là
rất cao, nhà đầu tư phải đầu tư từ đầu với số vống lớn, phải tạo dựng thương
hiệu, phải quảng bá… để thu hút khách du lịch, chính vì vậy những nhà đầu
tư đi tiên phong thường phải chịu rủi ro hoặc gặp rất nhiều khó khăn mới
mong đi đến thành công. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW cần tiến
hành khảo sát nghiên cứu tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn
và đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh để ban hành các chính sách ưu đãi về
đất đai cho phù hợp với điều kiện của địa phương theo quan điểm tạo điều
Đẩy mạnh thu hút ĐTTTNN vào lĩnh vực bất động sản của Việt Nam
Phan Nguyễn Lam Sƣơng Lớp A16 - K42D 85
kiện ưu đãi tối đa theo định hướng và quy hoạch chung của địa phương nhằm
thu hút các nhà đầu tư phát triển các dự án của mình.
2.2 Nhóm giải pháp xây dựng
2.2.1 Sàng lọc nhà đầu tƣ theo năng lực
Giải pháp xây dựng để thu hút đầu tư vào thị trường BĐS tập trung vào
các chính sách liên quan đến đầu tư phát triển dự án.
Dự án phát triển nhà và công trình xây dựng phải được hình thành trên
cơ sở nền tảng quy hoạch phát triển đô thị. Để thu hút FDI một cách hiệu
quả cần phải phân lớp các cấp độ phát triển dự án. Đối với mỗi nhà đầu tư,
cần có chính sách phù hợp để trao cho họ những dự án thích hợp với khả
năng của mình.
Đối với các nhà đầu tư nước ngoài chiến lược cần giao cho họ những dự
án phát triển các khu đô thị mới với quy mô lớn. Do đây là những dự án có ý
nghĩa quan trọng về mặt kinh tế - xã hội, và cũng là những dự án đòi hỏi có vốn
lớn, trình độ kỹ thuật và chuyên môn cao nên phải sàng lọc các nhà đầu tư.
Đối với các nhà đầu tư phát triển, cần trao cho họ các công trình phát
triển thiên về hạ tầng (chẳng hạn các nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu
công nghiệp, các hạ tầng khu đô thị mới). Đây là những doanh nghiệp có
năng lực tài chính, trình độ quản lý và có khả năng triển khai.
Đối với các nhà đầu tư tiềm năng, cần có chính sách tạo cơ hội cho họ
tham gia đầu tư vào các dự án đã phát triển bước đầu; cần có hành lang pháp
lý để họ có thể được tham gia đầu tư ở dạng mua trả trước, mua trả sau các
bất động sản được hình thành trong tương lai.
Giải pháp về xây dựng cần sàng lọc và phối hợp được các nhà đầu tư này
để tạo ra quỹ bất động sản hoàn thiện, đồng thời đảm bảo được tính tổng thể
trong quá trình phát triển bất động sản.
2.2.2 Hỗ trợ từ phía Nhà nƣớc trong quá trình giải phóng mặt bằng
Đẩy mạnh thu hút ĐTTTNN vào lĩnh vực bất động sản của Việt Nam
Phan Nguyễn Lam Sƣơng Lớp A16 - K42D 86
Nhà nước nên hỗ trợ các doanh nghiệp FDI trong quá trình giải phóng
mặt bằng để dự án được triển khai đúng tiến độ. Giải phóng mặt bằng là một
khâu đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí. Theo các văn bản Luật hiện tại thì
trách nhiệm giải phóng mặt bằng thuộc về bên Việt Nam nếu bên Việt Nam
góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất hoặc UBND tỉnh, thành phố nơi có dự
án đầu tư. Tuy nhiên để quá trình này được tiến hành đúng tiến độ thì cần phải
có sự phối hợp của các ban ngành liên quan.
2.2.3 Thông tin về quy hoạch xây dựng
Các nhà đầu tư nước ngoài cũng nên được cung cấp đầy đủ thông tin về
quy hoạch phát triển tổng thể vùng, khu đô thị. Do tài sản BĐS có một đặc
tính quan trọng là giá trị phụ thuộc nhiều vào cảnh quan, môi trường xung
quanh nên việc cung cấp đầy đủ thông tin về quy hoạch đô thị sẽ giúp các nhà
ĐTNN có được lựa chọn tốt nhất.
2.2.4 Nâng cấp cơ sở hạ tầng
Một trong những giải pháp khá quan trọng để đẩy mạnh thu hút FDI vào
thị trường BĐS là Nhà nước phải đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng.
Hiện tại cơ sở hạ tầng của Việt Nam là một trong những lực cản lớn nhất đối
với nhiều hoạt động kinh tế - xã hội. Riêng đối với các dự án FDI liên quan
đến thị trường BĐS nhà ở, thị trường BĐS thương mại và thị trường BĐS
công nghiệp thì vai trò của cơ sở hạ tầng càng được thể hiện rõ. Hệ thống cơ
sở hạ tầng hiện đại và hoàn thiện sẽ hỗ trợ cho các dự án trên từ khâu bắt đầu
tạo lập cho đến khâu kinh doanh trên các dự án này.
2.3 Nhóm giải pháp tín dụng - ngân hàng
Trong điều kiện hiện nay, với trình độ phát triển hiện tại của thị trường
bất động sản, chính sách tín dụng, ngân hàng đối với thị trường bất động sản
ngày càng trở nên quan trọng. Cần phải quan tâm nhiều hơn đến nhóm chính
sách này.
2.3.1 Hoàn thiện cơ chế tín dụng bất động sản
Đẩy mạnh thu hút ĐTTTNN vào lĩnh vực bất động sản của Việt Nam
Phan Nguyễn Lam Sƣơng Lớp A16 - K42D 87
Điều chỉnh cơ cấu tín dụng, ban hành cơ chế thế chấp bất động sản; minh
bạch và đơn giản hóa quy trình vay đầu tư bất động sản; nâng cấp trình độ cập
nhật thông tin bất động sản và thông tin tín dụng đối với bất động sản. Giải
pháp này nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài có kế hoạch vay
tín dụng phù hợp với quá trình triển khai dự án của mình.
2.3.2. Tín dụng BĐS từ nguồn vốn ngoài nƣớc
Mở rộng kênh thu hút tín dụng từ các nguồn ngoài nước như các tổ chức
tài chính quốc tế, các ngân hàng quốc tế… để tăng cường tín dụng cho thị
trường bất động sản. Do các ngân hàng thương mại Việt Nam chưa đủ tiềm
lực về tài chính cũng như phải luôn duy trì một hạn mức an toàn vốn tối thiểu
nên việc huy động kênh tín dụng từ các tổ chức tài chính nước là một điều tất
yếu trong bối cảnh thị trường BĐS đang bùng nổ với những dự án giá trị lớn.
2.3.3. Tăng cƣờng đảm bảo hệ thống cho vay
Đồng bộ hóa các giải pháp huy động vốn từ thị trường trong nước trên
cơ sở đảm bảo an toàn và hiệu quả tín dụng đồng thời với tăng cường đảm
bảo hệ thống, chống rủi ro hệ thống
Tăng cường kiểm soát trong cho vay các dự án kinh doanh nhà ở, dự án
xây dựng kết cấu hạ tầng khu đô thị và khu công nghiệp, đảm bảo tỷ lệ thích
hợp dư nợ cho vay các dự án này, cũng như các khoản cho vay có nhận thế
chấp bất động sản. Mở rộng tín dụng trung và dài hạn ở mức thích hợp, đảm
bảo cân đối thời hạn cho vay với thời hạn của nguồn vốn huy động. Làm sao
vừa phải đảm bảo nguồn vay hợp lý cho các nhà đầu tư cần vốn và vừa phải
đảm bảo tính an toàn của hệ thống.
2.3.4. Hình thành hệ thống thế chấp hiệu quả.
Trước hết, cần có một hệ thống các đơn vị hoạt động thế chấp bất động
sản (nằm trong hệ thống ngân hàng thương mại); tiếp đó, cần tiêu chuẩn hóa
các công cụ và quy trình thế chấp bất động sản; cần tăng cường tính nhanh
gọn, hiệu quả và dễ tiếp cận, chi phí thấp cho hệ thống thế chấp bất động sản.
Đẩy mạnh thu hút ĐTTTNN vào lĩnh vực bất động sản của Việt Nam
Phan Nguyễn Lam Sƣơng Lớp A16 - K42D 88
Ngoài ra, cần quản lý, kiểm soát và thu hồi nợ quá hạn các khoản vay thế
chấp một cách hiệu quả. Từ Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, nhà đầu tư nước ngoài được thế chấp tài
sản gắn liền với đất và giá trị quyền sử dụng đất để đảm bảo vay vốn tại các tổ
chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, do đó, hình thành một hệ
thống thế chấp hiệu quả là một chìa khóa để thực thi quy định này.
2.4 Nhóm giải pháp tài chính
2.4.1. Chính sách tài chính công
- Thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất khi nhà nước giao đất, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất phải nhằm khuyến khích các nhà đầu tư
vào các dự án phát triển đô thị. Đồng thời với việc giao đất theo quyết
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cần đẩy mạnh việc giao đất
theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện tính công khai,
minh bạch và giá cả theo thị trường.
- Hoàn thiện cơ chế tài chính sử dụng quỹ đất tạo vốn xây dựng kết cấu
hạ tầng, giành quyền chủ động cho chính quyền địa phương để huy
động các nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng công trình hạ tầng phát
triển đô thị được thanh toán lại bằng quỹ đất thương phẩm trong dự án
đầu tư, hình thành thị trường BĐS lành mạnh.
- Hoàn thiện các chính sách thuế đất nhằm điều tiết quá trình đô thị hóa,
chủ yếu tập trung vào thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế sử dụng đất.
2.4.2. Chính sách đầu tƣ tài chính cho thị trƣờng bất động sản
Chính sách về các thể chế tài chính, về các quỹ đầu tư, về đầu tư gián
tiếp cho thị trường bất động sản là những bước phát triển cao nhất của thị
trường bất động sản, cần được xem xét, nghiên cứu, ban hành để hoàn thiện
và phát triển thị trường bất động sản. Bên cạnh đầu tư trực tiếp cần có hình
thức đầu tư gián tiếp thông qua các quỹ đầu tư bất động sản nhằm huy động
Đẩy mạnh thu hút ĐTTTNN vào lĩnh vực bất động sản của Việt Nam
Phan Nguyễn Lam Sƣơng Lớp A16 - K42D 89
nguồn vốn tiềm năng và phân tán rủi ro cho các nhà đầu tư, kinh doanh bất
động sản.
Cần triển khai nhiều chính sách, công cụ và tổ chức đầu tư tài chính cho
thị trường bất động sản, trong đó nhằm: bảo đảm tài chính cho các doanh
nghiệp đầu tư bất động sản thông qua trái phiếu, quỹ cho vay, bảo đảm ủy
thác và bảo đảm đàm phán thế chấp; đẩy mạnh phát triển các cơ quan, các
định chế tài chính trung gian cho thị trường bất động sản; tăng cường các định
chế dịch vụ tài chính trung gian cho thị trường bất động sản; hoàn thiện các
chính sách đồng hành với việc hình thành các công cụ và tổ chức này.
Đẩy mạnh thu hút ĐTTTNN vào lĩnh vực bất động sản của Việt Nam
Phan Nguyễn Lam Sƣơng Lớp A16 - K42D 90
KẾT LUẬN
Thị trường BĐS Việt Nam đang trong giai đoạn hình thành và phát
triển, mang trong nó đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam: đang phát triển,
đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập.
Tuy là một thị trường khá non trẻ nếu xét về mặt hoàn thiện hoặc đồng
bộ nhưng thị trường BĐS Việt Nam cũng đã đạt được một số thành tựu. Một
trong những thành tựu đó là thu hút được một lượng vốn khổng lồ từ các nhà
đầu tư nước ngoài. Việc tham gia ngày càng nhiều của các chủ thể này đã
kích thích sự phát triển lành mạnh và minh bạch của thị trường BĐS Việt
Nam.
Tuy nhiên, với tính chất non trẻ của mình, thị trường BĐS Việt Nam vẫn
chưa khắc phục được hết những vướng mắc của nhà đầu tư nước ngoài trong
quá trình triển khai thực hiện dự án.
Các nội dung và hoạt động của các yếu tố hỗ trợ thị trường chưa thông
suốt, nguồn lực đất đai và chính sách quản lý đất đai còn nhiều bất cập; cơ
chế, chính sách quản lý đất đai còn nhiều bất cập; cơ chế, chính sách về xây
dựng còn nhiều điều chưa quản lý tới, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến quy
hoạch đô thị; các thể chế tín dụng, tài chính tham gia vào thị trường bất động
sản một cách hết sức sơ khai. Đặc biệt, các tổ chức tài chính, các thể chế tài
chính trung gian chưa có hoạt động gì nhiều trong việc cung ứng tài chính cho
thị trường BĐS vận hành. Vì vậy, tính ổn định và phát triển của thị trường
BĐS còn rất dễ bị ảnh hưởng.
Các giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị
trường BĐS tựu trung lại gồm: chính sách đất đai, chính sách xây dựng, chính
sách tín dụng - ngân hàng, chính sách tài chính. Vốn đầu tư trực tiếp nước
Đẩy mạnh thu hút ĐTTTNN vào lĩnh vực bất động sản của Việt Nam
Phan Nguyễn Lam Sƣơng Lớp A16 - K42D 91
ngoài chỉ có thể được thu hút vào thị trường BĐS nếu các bộ phận chính sách
trên phối hợp đồng bộ, thông suốt và lợi ích đem lại cao hơn so với đầu tư vào
các thị trường khác.
Trong giai đoạn hiện nay, do thị trường BĐS mới hình thành, rất cần các
cơ quan hữu quan, trong đó có cơ quan kế hoạch và đầu tư, tài nguyên và môi
trường, xây dựng, ngân hàng, tài chính và các cấp chính quyền địa phương phối
hợp trong quản lý thị trường thì các dự án mới có thể vận hành thông suốt.
Trong thời điểm hiện tại, cần khuyến khích sự tham gia có hiệu quả hơn
của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường BĐS, với sự phân cấp dự án rõ
ràng hơn theo năng lực nhà đầu tư để việc triển khai dự án được đúng tiến độ.
Về trung hạn, cần phải hình thành đồng bộ các thành tố của thị trường
BĐS: các chủ thể cung ứng, các chủ thể cầu BĐS và các chủ thể trung gian như
nhà môi giới, nhà tư vấn, thể chế tài chính ngân hàng tài trợ cho thị trường
BĐS.
Về dài hạn, hình thành đồng bộ các loại thị trường trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Có như vậy mới tạo được cơ sở hỗ trợ
cho sự phát triển của thị trường BĐS.
Đẩy mạnh thu hút ĐTTTNN vào lĩnh vực bất động sản của Việt Nam
Phan Nguyễn Lam Sƣơng Lớp A16 - K42D
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Văn Được (2006), Hƣớng dẫn thực hiện pháp luật về kinh doanh
bất động sản, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.
2. Đỗ Văn Sử (2007), Một số nội dung cơ bản trong chính sách thu hút
vốn ĐTNN phát triển lĩnh vực bất động sản, Hà Nội.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Chuyên đề về thị trƣờng BĐS,
Hà Nội
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chương trình hợp tác Việt Nam - Thụy
Điển về tăng cường năng lực quản lý đất đai và môi trường (2007),
Một số nguyên nhân hạn chế đầu tƣ vào thị trƣờng bất động sản và đề
xuất hoàn thiện pháp luật đất đai để phát triển thị trƣờng bất động
sản, Hà Nội.
5. Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Báo cáo FDI
9 tháng đầu năm 2007
6. Earnst & Young (2007), Real Estate Market Outlook
te_Market_Outlook_2007/$file/Industry_Real_Estate_Market_Outlook
2007.pdf
7. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1987), Luật Đầu
tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam 1987
8. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1990), Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam 1990
9. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam 1990
10. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1996), Luật Đầu
tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam 1996
Đẩy mạnh thu hút ĐTTTNN vào lĩnh vực bất động sản của Việt Nam
Phan Nguyễn Lam Sƣơng Lớp A16 - K42D
11. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài 2000
12. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Đất đai
13. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Nghị định
181 hƣớng dẫn thi hành Luật Đất đai
14. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Đầu
tƣ 2005, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.
15. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Nhà ở
16. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Kinh
doanh bất động sản
17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định
90 qui định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Luật Nhà ở
18. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định
02 về Quy chế khu đô thị mới
19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Nghị định
153 qui định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản
20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Nghị định 84
21. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2005), Kinh tế Việt Nam
2005, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội.
22. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2006), Chính sách thu
hút đầu tƣ vào thị trƣờng bất động sản, Nhà xuất bản chính trị quốc
gia, Hà Nội
23. Vụ kế hoạch và tài chính, Tổng cục Du lịch (2006), Đánh giá tổng
quan về hệ thống văn bản pháp luật đầu tƣ vào các khu du lịch, Hà
Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3865_4025.pdf