1. LÝ DO CHỌN ĐẾ TÀI:
Người Bến Tre tự bao đời nay vẫn như tự cô lập trên chính quê hương mình. Cách Tiền Giang hơn 30 phút qua phà, hẳn rằng Bến Tre đối với phần ít người nào đó vẫn là một cụm từ lạ lẫm. Người ta thường biết đến Bến Tre như quê hương của những vườn dừa bạt ngàn: “Thấy dừa là nhớ Bến Tre-Thấy bông sen trắng nhớ quê Tháp Mười”; hay là cái nôi của phong trào đồng khởi năm 1960. Nhưng còn hơn thế nữa, Bến Tre là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, có được những đặc ân trời ban mà chúng ta chưa biết đến. Năm 2009, cầu Rạch Miễu nối liền 2 tỉnh Bến Tre và Tiền Giang được hoàn thành, cũng đồng thời nối liền ước mơ từ bao đời con người Bến Tre dạo trước. Người Bến Tre như thoát ra khỏi cái kìm hãm của địa thế, vươn mình ra với những hướng phát triển mới. Trước những tiềm năng phát triển vượt bậc của một tỉnh trước kia bị bao bọc bởi những con sông lớn, nhóm nghiên cứu – có người con đã từng sinh ra và lớn lên trên mảnh đất anh hùng, thực sự trăn trở, suy ngẫm, khát khao mong muốn tìm cho quê mình một hướng đi mới, hướng đi không phải là cây dừa, hay danh hiệu quê hương đồng khởi. Đã đến lúc con người Bến Tre sử dụng nhiệt huyết máu lửa trong những ngày kháng chiến để chung tay xây dựng kinh tế quê hương.
Qua tìm tòi, nghiên cứu, nhóm thật sự vui mừng khi tìm thấy ở Bến Tre những mỏ ngọc trời ban, hàng triệu con nghêu tự nhiên chọn Bến Tre làm ngôi nhà lâu dài của nó. Trong những năm qua, mỏ nghêu ở 3 huyện ven biển Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú đã mang lại cho người dân lam lũ nơi đây những nguồn thu mới; nhưng cũng chính mỏ nghêu nơi đây đã mang đến những chuyện phức tạp "Người dân ở đây cả đời nghèo khó, vốn vẫn hiền lành, nhường nhịn nhau. Nhưng bỗng dưng vì tranh nhau con nghêu mà có khi hàng xóm láng giềng vốn thân thiện với nhau hàng chục năm nay, bỗng chốc ra ngoài bãi nghêu thì hằm hè nhau như kẻ thù”. Bãi nghêu trở thành bãi chiến trường và bóng nghêu dần thưa. Các HTX quản lý và khai thác nghêu ra đời là giải pháp ngăn cản nạn khai thác nghêu bừa bãi đó. Tuy nhiên, thật sự các HTX nơi đây có đem lại cho người dân nghèo quê biển những khoảng thu nhập đáng kể, góp phần cải thiện phần nào những khó khăn vất vả mà hàng ngàn người nơi đây đã và đang như thế? Tháng 10/2008, nghêu Bến Tre được công nhận thương hiệu MSC, thương hiệu mà tại Việt Nam chưa một loài thủy sản nào vinh hạnh có được. Liệu rồi, thương hiệu đó có mang lại cho Bến Tre nói chung và dân nghèo nơi đây những tiền đề mới, những điều kiện để phát triển và cải thiện cuộc sống? Ngày 23/5/2009, hơn 3000 người ập đến bãi nghêu tại HTX Thạnh Lộc huyện Thạnh Phú nhằm “cướp cạn” nghêu giống, những mỏ vàng trời ban bởi giá nghêu giống hiện tại đã đạt ngưỡng 13 triệu đồng/kg – một mức lợi vô cùng khổng lồ. Tại sao đã đặt dưới sự quản lý của các HTX, bãi nghêu vẫn như con mồi thu hút người dân, khơi gợi lòng tham của dân không chỉ ngoải tỉnh, mà cả các xã viên của HTX? Những tưởng đã khắc phục được nạn “nghêu tặc” kéo dài trong mấy chục năm qua, nhưng thực tế cho thấy giá nghêu ngày một tăng do không đủ nguồn cung, nên ngày càng nhiều xuất hiện những nhóm cướp nghêu lớn hơn, nhiều hơn, và gan lỳ hơn, bất chấp mọi sự phản kháng của các đội bảo vệ. Thực trạng khai thác nguồn lợi nghêu tự nhiên rõ ràng vẫn bị đang đe dọa nghiêm trọng do sự thiếu ý thức của người dân! Tình trạng này nếu cứ tiếp tục tiếp diễn, thì mỏ vàng trên đất Bến Tre sẽ cạn kiệt; Bến Tre nói riêng, Việt Nam và cả thế giới nói chung sẽ ngày càng khan hiếm loại nghêu giá trị này, không những thế, nguồn cung nghêu thiếu hụt sẽ làm tăng giá nghêu trong thời gian sắp tới, và nghêu có thể sẽ trở thành 1 nhu cầu tiêu
dùng xa xỉ trong tương lai.
Thực sự vô vàn tâm huyết tìm kiếm hướng phát triển cho quê hương Bến Tre nghèo nàn, lạc hậu mà thân yêu, thực sự vô vàn bức xúc trước thực trạng hiện tại của nạn cướp nghêu, nhóm nghiêncứu rất quyết tâm thực hiện đề tài “Giải pháp đầu ra cho nghêu Bến Tre”, để nghêu Bến Tre không
phải là nỗi ám ảnh, mà thật sự trở thành một trong những sản phẩm chiến lược, mang đến giá trị kinh tế, niềm vui và hạnh phúc cho người dân.
2. MỤC ĐÍCH CỦA CÔNG TRÌNH:
Khi bắt đầu công trình, nhóm nghiên cứu đã đề ra các mục tiêu sau:
- Phản ánh một cách trung thực, khách quan thực trạng bảo tồn, sản xuất và tiêu thụ của nghềkhai thác nghêu của tỉnh Bến Tre nói riêng và của cả nước nói chung.
- Trên cơ sở đánh giá toàn diện thực trạng bảo tồn, sản xuất và tiêu thụ nghêu nhóm nghiêncứu đề xuất những kiến nghị, giải pháp ngắn hạn và dài hạn để nâng cao hiệu quả sản xuất và đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ Nghêu tại nội địa và tại thị trường nước ngoài. ¾ Học tập kinh nghiệm bảo tồn, sản xuất và khai thác của các nước tiên tiến thế giới.
- Quảng bá rộng rãi hình ảnh con Nghêu Việt Nam trên thương trường quốc tế nhằm tìm kiếm cơ hội mở rộng và thâm nhập sâu hơn vào thị trường thế giới, từ đó nâng cao giá trị con Nghêu, mang lại giá trị thặng dư cao hơn cho người lao động.
- Ổn định và nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho bà con vùng ven biển nuôi nghêu.
Và mục tiêu cũng không kém phần quan trọng đó là hoàn thành một tài liệu tham khảo cho những doanh nghiệp xuất khẩu nghêu, đặc biệt là các cấp các ban ngành có liên quan để có cái nhìn toàn diện và khái quát về thực trạng và giải pháp mà nhóm nghiên cứu đã đưa ra, trên cơ sở đó hoạch
định những chính sách, chiến lược cụ thể trong tương lai.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để thực hiện công trình, nhóm nghiên cứu đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau:
- Phương pháp mô tả, phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp chuyên gia: để có những nhận định chính xác nhóm đã phỏng vấn trực tiếp giám đốc các doanh nghiệp xuất khẩu nghêu, Ban Chủ Nhiệm của các HTX Thủy Sản ở Bến Tre, cũng như những đánh giá khách quan của các chuyên gia và lãnh đạo các cấp các ngành có liên quan.
- Phương pháp điều tra xã hội học: trên cơ sở thu thập những dữ liệu thứ cấp từ nhiều nguồn như sách báo, tạp chí, internet để đề tài có thể chuyển tải được tính thực tiễn , nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra xã hội học rất công phu. Các cuộc điều tra khảo sát được tiến hành qua 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Thiết lập Bảng câu hỏi _ Phiếu khảo sát. Trên cơ sở nắm bắt một cách khái quát về tình hình bảo tồn, sản xuất và tiêu thụ nghêu ở
Tỉnh Bến Tre, nhóm nghiên cứu đã xây dựng bảng câu hỏi khảo sát nhằm thu thập thông tin cần thiết, xác thực và cụ thể nhất cho đề tài.
+ Giai đoạn 2: Tiến hành điều tra khảo sát. Nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra khảo sát thực tế từ 17/12/2008 đến 7/05/2009 và chia làm 3 đợt như sau:
. Đợt 1: Nhóm nghiên cứu khảo sát thực tế để nắm tổng thể tình hình sản xuất và tiêu thụ Nghêu ở Bến Tre, xác định phạm vi nghiên cứu, đối tượng và tham khảo ý kiến của những nhà chuyên môn, thử nghiệm bảng câu hỏi, xác định phương pháp điều tra hợp lý( từ ngày 17/12/2008 đến ngày 20/12/2008)
. Đợt 2: Nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra khảo sát để lượng hóa các chỉ tiêu, trực tiếp đến với các HTX và nhà các xã viên. Đối tượng gồm: xã viên, người tiêu dùng, tiểu thương tại chợ cũng như các ban ngành có liên quan để có những nhận định khách quan cho đề tài.( từ ngày 10/1/2009 đến ngày 18/1/2009)
. Đợt 3: Nhóm nghiên cứu đã đi đến trực tiếp các HTX và nhà các xã viên, các chợ địphương Bến Tre, Tp Hồ Chí Minh phỏng vấn và phát phiếu khảo sát cho xã viên người bán tại chợ và các hộ gia đình, đồng thời đi đến các công ty chế biến thủy sản Bến Tre : Aquatex Bến Tre và Faquimex để hỏi chuyên gia về quy trình chế biến và xuất khẩu thương phẩm. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng 1 phiếu khảo sát chung cho xã viên các HTX, 1 phiếu khảo sát chung cho tiểu thương ở các chợ và các vựa ở chợ đầu mối ; 1 phiếu khảo sát cho người tiêu dùng. Tổng số phiếu khảo sát phát ra cho xã
viên là 300 phiếu, tiểu thương và các vựa là 50 phiếu, người tiêu dùng là 300 phiếu(nhóm khảo sát tiếp tục chia làm 2 đợt đi nhỏ để thực hiện quá trình này: 1. từ ngày 10/4/2009 đến 18/4/2009 và 2. từ ngày 4/5/2009 đến 8/5/2009).
+ Giai đoạn 3: Tổng hợp, xử lý số liệu và cho ra kết quả cuối cùng. Sau khi thu gom phiếu khảo sát, nhóm đã tiến hành tổng hợp thông tin với kết quả như sau:
Bảng 1: Khảo sát xã viên cào Nghêu. Phát ra 300 phiếu, thu về 255 phiếu trong đó có 225 phiếu hợp lệ chiếm 90,2% (tổng số phiếu thu về).
Bảng 2: Khảo sát tiểu thương và các vựa ở chợ đầu mối. Phát ra 50 phiếu, thu về 43 phiếu trong đó có 28 phiếu hợp lệ chiếm tỷ lệ 65.12% (tổng số phiếu thu về).
Bảng 3: Khảo sát người tiêu dùng tại Bến Tre và TP Hồ Chí Minh. Phát ra 300 phiếu, thu về 270 phiếu trong đó có 220 phiếu hợp lệ chiếm tỷ lệ 81.5% (tổng số phiếu thu về).
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Công trình gồm 49 trang được trình bày trong 3 chương:
- Chương 1 : Những vấn đề lí luận cơ bản về con Nghêu và tình hình khai thác nghêu hiệnnay ở Việt Nam.
- Chương 2 : Thực trạng bảo tồn, khai thác và tiêu thụ nghêu tại tỉnh Bến Tre.
- Chương 3 : Giải pháp đầu ra cho nghêu Bến Tre
Vì là một công trình nghiên cứu có tầm vĩ mô, đòi hỏi nhiều thời gian và sức lực nhưng nguồnthông tin, đặc biệt là số liệu còn khan hiếm do đây là sản phẩm mới nổi nên mặc dù nhóm nghiên cứu đã rất nhiệt tâm, mong mỏi có thể hoàn thành công trình một cách toàn diện nhưng chắc chắn không tránh được những thiếu sót mà nhóm chưa nhận ra được. Vì vậy, nhóm nghiên cứu rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thấy cô, các bạn sinh viên cùng, các bạn đọc quan tâm đến đề tài. Sự đóng góp này sẽ là những bài học kinh nghiệm quý giá giúp cho nhóm nghiên cứu thành công hơn trong những nghiên cứu sâu hơn sắp tới.
369 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2700 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp đầu ra cho nghêu Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4.1.11. Giao quyền quyết định cho công ty con:
Công ty mẹ sẽ trao quyền quyết định về quản lý và chính sách hoạt động kinh doanh cho
công ty con ở Nhật hay phía đối tác của Nhật Bản trong liên doanh đến mức nào là một vấn đề quan
trọng để công việc kinh doanh được trôi chảy ở Nhật.
Trong khi mỗi thị trường trên thế giới đều có những đặc điểm khác nhau thì đối với thị
trường Nhật Bản một đặc điểm dễ nhận thấy nhất là ta không thể hiểu rõ thị trường này nếu không
sống ở đó. Rất nhiều công ty Nhật rất khó khăn trong việc thuyết phục công ty mẹ về những ý kiến
họ đưa ra. Một số cho rằng tình trạng trên là do phải làm việc với các sếp ở xa, không ở trên đất Nhật
Cần sớm xem xét thấu đáo việc giao quyền quyết định cho công ty con hay phía đối tác Nhật
Bản trong liên doanh.
4.2. CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN:
Thị trường Nhật Bản đòi hỏi phải có một chiến lược có tầm nhìn sâu rộng. Điều này đạt được
bằng cách nghiên cứu kỹ những yếu tố như:
- Dung lượng thị trường
- Các đối thủ cạnh tranh
- Kênh phân phối
- Mức giá
- Giới hạn thời gian
- Những diến biến đối với người sử dụng và người tiêu dùng
- Những xu hướng nghiên cứu và phát triển
Phụ lục 7: Chiến lược xuất vào EU, Mỹ, Nhật – Nhật 349
Để hàng hoá Việt Nam dễ dàng thâm nhập thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp cần chú ý
đến việc thủ tục xin dấu chứng nhận chất lượng JIS, JAS và Ecomark cũng như chế độ xác nhận
trước về thực phẩm nhập khẩu. Đây là việc hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định tới việc đẩy
mạnh xuất khẩu nông sản và thực phẩm, mặt hàng mà ta có thế mạnh, vào một thị trường có đòi hỏi
cao như thị trường Nhật. Thái Lan đã đi trước ta một bước trong lĩnh vực này.
JIS (Japan Industrial Standards) là hệ thống tiêu chuẩn chất lượng áp dụng cho hàng hóa
công nghiệp.
JAS (Japan Agricultural Standards) là hệ thống tiêu chuẩn chất lượng áp dụng cho nông
sản, thực phẩm.
Hàng hóa đáp ứng được tiêu chuẩn JIS, JAS sẽ dễ tiêu thụ hơn trên thị trường Nhật bởi người
tiêu dùng rất tin tưởng chất lượng của những sản phẩm được đóng dấu JIS hoặc JAS. Nhà sản xuất
nước ngoài có thể xin dấu chứng nhận này cho sản phẩm của mình tại Bộ Công thương và Bộ Nông
Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản. Trong quá trình xem xét, Nhật Bàn cho phép sử dụng kết quả giám định
của tổ chức giám định nước ngoài nếu như tổ chức giám định đó được Bộ trưởng Bộ Công thương
hoặc Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản chấp thuận.Nếu thực phẩm được cấp xác nhận này thì việc
tiêu thụ trên thị trường Nhật sẽ trở nên dễ dàng hơn, thủ tục nhập khẩu cũng được giải quyết nhanh
hơn (trong vòng 1 ngày thay vì 7 ngày).
Hiện nay Thái Lan rất quan tâm đến chế độ này và 8 nhà xuất khẩu của Thái đã được Chính
phủ Nhật cấp giấy chứng nhận cho 27 chủng loại thực phẩm. Thái Lan và nước thứ tư, sau Mỹ,
Austraylia và Đài Loan, được Chính phủ Nhật cấp giấy chứng nhận này.
Ecomark là dấu chứng nhận sản phẩm không làm hại sinh thái, ra đời từ năm1989. Do vấn
đề môi trường đang ngày càng được dân Nhật quan tâm nên ta nên khuyến khích các doanh nghiệp
Việt nam xin dấu chứng nhận này của Nhật, đặc biệt là cho các sản phẩm gỗ.
Việc này không chỉ đòi hỏi nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp mà còn là cố gắng chung
của Bộ Thương mại, các cơ quan xúc tiến thương mại trong việc hợp tác với Chính phủ Nhật Bản về
việc cấp những giấy chứng nhận trên.
4.2.1. Chiến lược thâm nhập thị trường thông qua đối tác, nhà phân phối:
Sự hiện diện trực tiếp trên thị trường Nhật Bản là cách tốt nhất để có thể thâm nhập được vào
thị trường này. Nhưng đó là hình thức hết sức tốn kém. Việc tìm kiếm và lựa chọn đối tác để đại diện
cho Doanh nghiệp là chiến lược Marketing mang tính khả thi cao hơn đối với các doanh nghiệp vừa
và nhỏ của Việt Nam.
4.2.1.1. Lựa chọn nhà phân phối
Hình thức này đòi hỏi phải có sự tuyển chọn kỹ lưỡng dựa trên sự hiểu biết sâu sắc đối tác
của DN tại Nhật.Tại Nhật, các nhà phân phối thường chuyên biệt hoá trong một địa bàn hoặc một
nhóm ngành hàng nhất định. Các công ty nhập khẩu Nhật Bản thường được lựa chọn để trở thành đại
diện bán hàng cho các nhà xuất khẩu nước ngoài (dù rằng không nhất thiết đòi hỏi). Trong một số
trường hợp, thì đây là điều rất cần thiết để triển khai và mở rộng thị trường tại Nhật.
o Lưu ý khi lựa chọn đối tác :
Các nhà xuất khẩu Việt Nam nên tránh lỗi mà các đối tác kinh doanh nước ngoài thường mắc,
đó là họ thường dựa trên một danh sách các công ty nhập khẩu Nhật Bản để lựa chọn nhà đại diện
tương lai cho mình tại thị trường này. Điểm cần hết sức lưu ý là, theo thông lệ, người Nhật muốn khi
làm việc với một người chưa quen biết khác thì phải được giới thiệu trước và sau đó phải gặp mặt.
Phụ lục 7: Chiến lược xuất vào EU, Mỹ, Nhật – Nhật 350
Để tránh sự miễn cưỡng của phía đối tác Nhật mà ta định chọn, nên có sự giới thiệu của đối tác thứ
ba, có quen biết với cả hai bên để có được sự tin tưởng. Đối tác thứ ba này có thể là các công ty của
Nhật, các doanh nghiệp Việt Nam đã thành công trên thị trường Nhật Bản, các Ngân hàng, các Hiệp
hội thương mại, Phòng thương mại và công nghiệp hoặc Đại diện thương mại Việt Nam tại Nhật...và
nếu cần thiết thì các bộ ban nghành của Nhật cũng có thể hỗ trợ trong vấn đề này.
Một trong những khó khăn khi lựa chọn đối tác tại Nhật một là việc đánh giá về độ tin cậy,
xem xét tình hình kinh doanh, tình hình cạnh tranh, và khả năng phát triển thị trường hàng nhập khẩu
cũng như là thiện chí của đối tác Nhật Bản. Có được sự tin tưởng từ cả hai phía là tiền đề cho việc
thiết lập quan hệ đối tác.
Một sự khó khăn nữa là việc lựa chọn đại lý tại Nhật đó là tìm được đối tác có thể dành hết
nỗ lực để mở rộng thị phần của mặt hàng xuất khẩu tại Nhật.
o Tip:
Nên tránh chọn các nhà phân phối chỉ tập chung vào một mảng thị trường hạn chế, chẳng hạn
như chỉ tập chung vào nhóm hàng cao cấp, các công ty có quan hệ quá chặt chẽ với một hiệp hội
Công nghiệp nổi tiếng tại Nhật, hàng hoá kinh doanh hiện tại không thể cạnh tranh được với các
công ty khác tại Nhật hoặc không có những bước chuẩn bị để thực hiện được mục tiêu của nhà xuất
khẩu trong việc mở rộng thị trường...
Doanh nghiệp cũng nên thận trọng với nhà phân phối đang kinh doanh các mặt hàng cạnh
tranh hay sản phẩm của mình có nguy cơ gây lên sự xung đột về mặt lợi ích của nhà phân phối.
Để có thể hấp dẫn và thu hút đối tác Nhật Bản, nhà xuất khẩu Việt Nam cần phải thể hiện
được một hình ảnh đáng tin cậy, có tính sáng tạo, sản phẩm chất lượng cao, có tính cạnh tranh, và có
thiện chí thiết lập quan hệ hợp tác. Nhà xuất khẩu cũng nên chứng tỏ cho đối tác của mình biết rằng
mặt hàng xuất khẩu rất có tiềm năng, rằng đã nghiên cứu thị trường, đáp ứng các đòi hỏi về sự phù
hợp văn hoá của mặt hàng, và cuối cùng nên nhấn mạnh rằng nó xuất phát từ nhu cầu trực tiếp của
thị trường Nhật Bản.
Liên lạc qua điện thoại và qua fax hoặc bằng email thường xuyên là rất cần thiết. Đại diện
của doanh nghiệp sang thăm Nhật đều đặn và nên mời đối tác của mình sang thăm trụ sở và nơi sản
xuất kinh doanh tại Việt Nam..
o Hình thức hàng ký gửi
Với hơn 900 Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, thị trường ký gửi của Nhật đứng vị
trí thứ tư trên thế giới và chiếm khoảng 10% tổng doanh số bán lẻ của Nhật.
Hầu hết các công ty kinh doanh ký gửi thường có kho hàng tốt, nhất là kho hàng thực phẩm
và hàng bách hoá và các hàng tiêu dùng bán lẻ khác, trong số đó có 15% các doanh nghiệp chuyên
trong lĩnh vực hàng thực phẩm. Đây có là một cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam về xuất khẩu
hàng thủ công mỹ nghệ, tiêu dùng, đồ gỗ, gốm sứ... thực phẩm (Rau quả...)?
Việc xác định và lựa chọn đối tác thương mại tại Nhật đòi hỏi phải có thời gian và công sức,
nhất là trong thời kỳ nền kinh tế suy thoái. Một chuyên gia kinh doanh hàng ký gửi không nhất thiết
phải là công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực, nếu người ký gửi biết cách hậu thuẫn tốt cho đối tác
của mình về chuyên môn, nghiệp vụ kinh doanh. Thành công trong hình thức ký gửi phụ thuộc rất
nhiều vào sự khả năng đầu tư dài hạn và marketing của đối tác Nhật Bản.
4.2.1.2. Liên doanh liên kết
Phụ lục 7: Chiến lược xuất vào EU, Mỹ, Nhật – Nhật 351
Các doanh nghiệp Việt Nam với nguồn lực hạn chế hoặc chỉ định hướng đầu tư ngắn hạn có
thể xem việc uỷ thác hàng hoá là một cách thức khác nữa để thâm nhập vào thị trường Nhật.
Các chi phí trực tiếp để có một nhà uỷ thác tại Nhật có khả năng thấp hơn nhiều so với các
hình thức tiếp cận thị trường khác. Khi các thoả thuận đã được ký kết, các chi phí uỷ thác, chi phí
thuê mướn thấp, chi phí sửa chữa nhỏ sẽ hoàn toàn có lợi cho các công ty Việt Nam.
Nhưng hiện nay, việc sử dụng hình thức này rất hạn chế và còn nhiều vấn đề cần phải xem
xét như về bản quyền, về việc kiểm soát chiến lược thị trường, chi phí cơ hội...
Liên doanh lại là một hình thức phổ biến để có thể thâm nhập vào thị trường Nhật Bản. Ưu
điểm của hình thức này thể hiện qua việc có được các thông tin và điều kiện về thị trường, có sự xuất
hiện trên thị trường, công nghệ phát triển và có ngay được hệ thống các kênh phân phối và khách
hàng.
Hầu hết các liên doanh đều có hình thức là thành lập công ty thứ 3 riêng từ việc liên doanh
giữa hai công ty mẹ với bất kỳ hình thức liên doanh, phân chia phần đóng góp, cổ phần, nhân lực,
quản lý....Tuy nhiên đó cũng chính là những vấn đề cốt lõi cần được tính toán kỹ lưỡng bởi nó gắn
liền với lợi ích, niềm tin và các vấn đề chung. Trong hầu hết các trường hợp, đối tác Nhật Bản sẽ
kiểm soát hoạt động Marketing và phân phối.
Với các liên doanh có liên quan tới vấn đề về chuyển giao công nghệ hoặc uỷ thác với các đối
tác Nhật Bản cũng có cùng những điểm cần phải lưu ý như trong trường hợp uỷ thác trực tiếp. Giá trị
của liên doanh có thể sẽ giảm bớt đi khi mà một trong hai bên đối tác trở lên ít phụ thuộc hơn vào kỹ
năng Marketing, khách hàng, hoặc phát kiến công nghệ của bên đối tác còn lại.
Các doanh nghiệp Việt Nam nên hiểu rằng các công ty thương mại lớn của Nhật Bản có một
cơ sở vững vàng trong các mối quan hệ với khách hàng. Chính điều này sẽ có thể làm tăng lượng
hàng tiêu thụ ngay lượt hàng đầu tiên, nhưng một khi thị trường đã được chia sẻ, đối tác Nhật Bản
thường ít có lợi trong việc tìm kiếm khách hàng mới, trừ khi sản phẩm nhập khẩu có nhiều lợi thế
cạnh tranh về mặt công nghệ và giá cả.
4.2.1.3. Lập đại diện tại Nhật
Mặc dù chi phí thuê văn phòng và nhân công rất cao, nhưng việc lập văn phòng đại diện tại
Nhật ngày càng ít tốn kém hơn do giá thuê văn phòng đang có chiều hướng giảm dần.
o Văn phòng đại diện
Các nhà xuất khẩu muốn thu thập thông tin hoặc muốn tạo các điều kiện thuận lợi cho các
công việc tiếp xúc với đối tác và khách hàng tại Nhật nên có văn phòng đại diện của mình. Nó sẽ trở
thành cầu nối để có thể thực hiện việc thu thập các cơ sở dữ liệu và các thông tin khác đồng thời
cung cấp các hình thức xúc tiến và dịch vụ kỹ thuật cần thiết. Văn phòng đại diện không bị đánh thuế
và cũng không cần phải có các thủ tục xin phép phức tạp. Tuy nhiên, văn phòng đại diện không được
can thiệp vào các giao dịch thương mại thậm chí cũng không được thực hiện nhận đơn đặt hàng một
cách trực tiếp. Văn phòng đại diện có thể cung cấp các hỗ trợ cần thiết cho các đại lý và thực hiện tất
cả các hoạt động marketing trừ việc bán hàng.
o Chi nhánh công ty
Ngược lại, Chi nhánh công ty tại Nhật lại có thể thực hiện được tất cả các hoạt động thượng
mại, sản xuất, bán lẻ, cung cấp dịch vụ và các tác vụ kinh doanh khác. Như vậy, chi nhánh công ty có
thể nhận các đơn đặt hàng và thực hiện được tất cả chương trình Marketing, trong đó bao gồm và
Phụ lục 7: Chiến lược xuất vào EU, Mỹ, Nhật – Nhật 352
việc xắp xếp kế hoạch quảng cáo, tuyển mộ đội ngũ bán hàng và thực hiện tất cả các hoạt động tiếp
thị cần thiết. Chi nhánh công ty là đối tượng bị đánh thuế tại Nhật.
Nhà xuất khẩu phải bổ nhiệm một đại diện tại Nhật và phải đăng ký với Văn phòng luật
thương mại của Bộ Tư pháp. Ngoài ra, chi nhánh công ty cũng được xem như là một hình thức đầu
tư trực tiếp vào Nhật theo luật và Ngoại thương của Nhật và phải báo cáo cho Bộ tài chính thông qua
Ngân hàng TW trong vòng 15 ngày sau khi thành lập chi nhánh.
Để biết thêm thông tin chi tiết, xin mời xem
Các nhà xuất khẩu cũng có thể tham khảo các chương trình xúc tiến nhập khẩu và đầu tư vào
Nhật của Bộ Kinh tế, Bộ công nghiệp và Thương mại Nhật Bản (METI).
Nội dung của các chương trình này bao gồm chương trình cho vay thông qua Ngân hàng hợp
tác quốc tế và phát triển Nhật Bản (Japan Bank for International Cooperation and the Development
Bank of Japan); chương trình hỗ trợ kinh doanh tổng thể của JETRO và (FIND) Foreign Investment
in Japan Development Corporation. JETRO đã thành lập các văn phòng tại Tokyo, Yokohama,
Nagoya, Osaka, Kobe và Fukuoka, nhằm hỗ trợ cho các nhà đầu tư và xuất khẩu mới trong các hoạt
động phát triển thị trường đầu tiên. Tại đó các nhà xuất khẩu có thể được cho mượn văn phòng nhỏ
được trang bị đầy đủ tiện nghi trong một thời gian ngắn, bên cạnh đó là thư viện cung cấp tài liệu tra
cứu, cơ sở dữ liệu, phòng họp...
4.2.1.4. Nhượng quyền kinh doanh:
Các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế thâm nhập thị trường thế giới bằng những phương thức
khác nhau. Đó có thể là xuất khẩu (trực tiếp hoặc gián tiếp), đầu tư ra nước ngoài, hoặc thực hiện
nhượng quyền kinh doanh. Hoạt động nhượng quyền kinh doanh (franchising) được coi là khởi
nguồn tại Mỹ, vào giữa thế kỷ 19, lần đầu tiên trên thế giới, nhà sản xuất máy may Singer ký cho
thực hiện hợp đồng nhượng quyền kinh doanh. Hiện nay, hoạt động nhượng quyền đã có mặt tại hơn
160 nước trên thế giới. Những sản phẩm do bên nhượng quyền bán ra là những sản phẩm có thương
hiệu nổi tiếng, được hỗ trợ thường xuyên bằng hoạt động quảng cáo và xúc tiến toàn cầu, kể cả tài
trợ các sự kiện khác nhau. Bên nhượng quyền (franchisor) cung cấp dịch vụ cho bên được nhượng
quyền (franchisee) để điều hành tốt cơ sở kinh doanh nhượng quyền. Đổi lại bên được nhượng quyền
sẽ điều hành cơ sở kinh doanh, thanh toán chi phí lần đầu và tỷ lệ phí nhượng quyền trên doanh số
bán cho bên nhượng quyền
Hoạt động nhượng quyền thành công khi và chỉ khi chúng ta xây dựng được 1 thương hiệu đủ
mạnh, đủ nổi tiếng để thu hút người tiêu dùng, Khi đó, thông qua các doanh nghiệp Nhật hợp đồng
nhượng quyền với thương hiệu của chúng ta, các doanh nghiệp Việt Nam có thể khắc phục 1 phần
những khó khăn mà kênh phân phối Nhật mang lại.
4.2.3. Chiến lược Marketing trực tiếp:
Bao gồm việc đặt hàng qua thư, tiếp thị qua điện thoại, tiếp xúc khách hàng trực tiếp, bán
hàng qua mạng và thương mại điện tử là một phương pháp bán hàng hấp dẫn cho các nhà xuất khẩu
tiếp cận với khách hàng Nhật Bản mà không nhất thiết phải thông qua các kênh phân phối truyền
thống.
Hiện nay hình thức tiếp thị này vẫn chưa được phổ biến lắm, nhưng trong thời gian tới nó sẽ
phát triển nhanh chóng.
Phụ lục 7: Chiến lược xuất vào EU, Mỹ, Nhật – Nhật 353
Hình thức chọn mua hàng qua catalogue, băt đầu được đưa vào giữa những năm 1990, là một
hình thức bán hàng có rất nhiều triển vọng, với đồng yên mạnh và sự sính đồ ngoại của người Nhật
ngày càng gia tăng.
Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần phải vượt qua được nhiều thử thách về sự khách
biệt ngôn ngữ, về chi phí vận chuyển và các vấn đề khác khi tiếp thị tới khách hàng Nhật Bản. Muốn
thâm nhập vào thị trường Nhật Bản bằng phương thức này, các nhà xuất kh cần thiết phải được
chuẩn bị các nguồn lực cần thiết để đầu tư cho dịch vụ chủ yếu liên quan đến cơ sở hạ tẩng cho
Marketing trực tiếp.
Một đại diện của doanh nghiệp có mặt tại Nhật Bản có thể là cầu nối với nhà xuất khẩu Việt
Nam trong việc tiếp nhận những thắc mắc kiến nghị, thực hiện thanh toán nợ khách hàng, thực hiện
các hình thức quan hệ công chúng và chuẩn bị dịch các tài liệu Marketing sang tiếng Nhật. Một đại
diện tại một vùng cũng có thể đồng thời thực hiện công việc dự trữ và giao nhận hàng.
4.2.3.1. Tiếp xúc với khách hàng
Các cuộc tiếp xúc cá nhân với khách hàng cũng được coi trọng. Nên tổ chức các cuộc viếng
thăm của Đại diện cao cấp của công ty hoặc đại diện tại Nhật đi cùng với đại lý hoặc nhà phân phối
tới các khách hàng tiềm năng và cả khách hàng hiện tại. Gọi điện thăm hỏi, hướng dẫn khách hàng...
đều là những việc nên làm để có được sự phản hồi.
Các điểm cần lưu ý khi tiếp xúc với khách hàng
• Trị giá của hợp đồng phụ thuộc vào việc đàm phán và cách thức đàm phán và duy trì mối
quan hệ với đối tác Nhật Bản.
• Khả năng sử dụng tiếng Nhật cùng với sự hiểu biết về văn hoá và truyền thống của Nhật
cũng hết sức quan trọng. Người Nhật rất coi trọng sự trung thực và trực tiếp thẳng thắn, nên tránh
những thái độ độc đoán hay hống hách.
• Đồng thời cũng nên chuẩn bị tốt cho kế hoạch bán hàng sau những cuộc tiếp xúc xã giao.
• Các biện pháp kể trên thực hiện cùng với việc thiết lập sự tin tưởng và hiểu biết lãn nhau
giữa các bên đối tác.
• Đàm phán có thể thực hiện từng bước, vì các đối tác Nhật bản rất thận trọng nhằm tránh
những lỗi có thể xảy ra sau này.
• Cuộc tiếp xúc đầu tiên với các công ty Nhật Bản thường là cuộc tiếp xúc ở cấp lãnh đạo,
các cuộc đàm phán chi tiết thường được thực hiện bởi các cán bộ của bộ phận. Cuộc gặp đầu tiên là
để làm quen, để thông báo và thiết lập những lợi ích của sự hợp tác của hai bên và là bước khởi đầu
cho cả hai bên xem xét khả năng hợp tác tiếp theo.
• Vì rất nhiều lãnh đạo cao cấp của Nhật không nói được nhiều tiếng Anh, do đó nên có
một phiên dịch giỏi đi kèm trong các cuộc tiếp xúc.
4.3.2.2. Hình thức quảng cáo và xúc tiến thương mại
Do có sự khác biệt về môi trường văn hoá và công nghiệp nên có một số mặt hàng có thể
chưa xuất hiện tại thị trường Nhật Bản. Việc cung cấp thông tin về công dụng của sản phẩm, các sử
dụng, đặc trưng và chất lượng của sản phẩm trở lên rất quan trọng.
4.3.2.3. Quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng
Hệ thống các báo Trung ương và địa phương rất đa dạng và phong phú, cùng với hệ thống
các kênh truyền hình và cả các kênh truyền hình cable... là những phương tiện quảng cáo phổ biến tại
Nhật. Tuy nhiên, không phải tất cả các công ty đều có thể thực hiện việc quảng cáo trên các báo
Phụ lục 7: Chiến lược xuất vào EU, Mỹ, Nhật – Nhật 354
chính hoặc các phim quảng cáo trên truyền hình. Đối với các công ty vừa và nhỏ, nên lựa chọn việc
đăng các quảng cáo trên nhiều một số mặt tuần báo, nguyệt san, đặc san (khoảng 2250 báo), được
đánh giá là có hiệu quả vì nó có thể nhắm vào đúng đối tượng khách hàng.
Nhưng hầu hết các cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình không liên hệ trực tiếp với khách
hàng mà thông qua 5 công hãng quảng cáo hàng đầu của Nhật: Dentsu Inc., Hakuhodo Inc., Tokyu
Agency International Inc., Daiko Advertising Inc. and Asatsu Inc. Tại Nhật, nhìn chung, thông điệp
bằng ngôn ngữ hoặc hình được đánh giá là có hiệu quả trong quảng cáo. Các kiểu quảng cáo giật
gân, dài dòng, so sánh hoặc nói xấu đối thủ cạnh tranh thường không được chấp nhận và sẽ trở thành
vô hiệu mặc dù bán hàng cạnh tranh đang là xu thế chung trong toàn bộ nền kinh tế.
4.3.2.4. Quảng cáo trên các phương tiện giao thông công cộng
Quảng cáo trên các phương tiện giao thông công cộng đã từng bị lãng quên tại Nhật Bản, nơi
mà các phương tiện này là chủ yếu trong vận chuyển hành khách ước tính khoảng 21 tỷ lượt
người/năm, tại các thành phố chính của Nhật Bản.
Quảng cáo và khuyến mại phải là một phần trong chiến lược tổng thể, nhà xuất khẩu nên hợp
tác cùng với các hãng quảng cáo hoặc/và các hãng chuyên về quan hệ công chúng. Một chiến dịch
quảng cáo trên các mặt báo có thể sẽ trở nên lãng phí nếu như không có sự phối kết hợp với các
chuyên gia trong lĩnh vực và nếu không chuẩn bị một kế hoạch bán hàng hoàn hảo.
4.3.2.5. Tham gia các hội chợ triển lãm
Các hội chợ triển lãm, các cuộc hội thảo về thương mại...cũng diễn ra thường xuyên tại Nhật,
không chỉ riêng ở Tokyo mà còn ở hầu hết các trung tâm thương mại - công nghiệp và các thành phố
lớn của Nhật.
Các công ty Việt Nam nên tìm kiếm sự tài trợ của các trung tâm xúc tiến và hợp tác thương
mại của hai nước (Địa chỉ các tổ chức có liên quan).
PHỤ LỤC 8
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN
NHÀ HÀNG VEN
BIỂN
Phụ lục 8: Dự án xây dựng kinh doanh nhà hàng thủy sản Thừa Đức 357
TÓM TẮT DỰ ÁN
Dự án đầu tư xây dựng “NHÀ HÀNG THỦY SẢN THỪA ĐỨC”
1. Mô tả dự án:
- Địa điểm:
Bãi biển Thừa Đức, xã Thừa Đức, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.
- Qui mô đầu tư
Tổng diện tích vùng dự án : 560 m2 /1904m3 (16m*35m*3,4m)
Tổng diện tích xây dựng : 360m2, chiếm 64,29%
- Mô tả nhà hàng:
Thiết kế xây dựng:
Nhà hàng thủy sản Thừa Đức được thiết kế bao gồm 1 bãi đỗ xe, 1 trệt, 0 lầu, có 1 sảnh, 1 sân khấu
nhỏ, 1 bếp nấu, 2 nhà vệ sinh và 1 kho dự trữ nguyên vật liệu.
Kinh doanh:
9 Nhà hàng thủy sản Thừa Đức kinh doanh các món ăn thủy sản, đặc biệt là các món ăn về
nghêu. Nhà hàng nhận đặt tiệc cưới và sinh nhật cho người dân địa phương và các vùng
lân cận.
9 Nhà hàng thủy sản Thừa Đức có nét đặc trưng riêng: giới thiệu, chỉ dẫn chế biến các món
ăn về nghêu cho du khách dưới 2 hình thức:
1. Trực tiếp quan sát đầu bếp chế biến tại quầy.
2. Xem qua màn hình LCD phát lại.
2. Tính khả thi của dự án
- Dự án nằm trong khu quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh Bến Tre đến năm 2015 tầm nhìn
2020.
- Dự án nằm cạnh khu RESORT Thừa Đức đang được xây dựng để thu hút khách du lịch.
- Tốc độ phát triển về lĩnh vực nhà hàng khách sạn trung bình trong 5 năm trở lại đây là
20%/năm, tốc độ phát triển du lịch trung bình của tỉnh đạt hơn 15%/năm.
- Nghêu Bến Tre đạt tiêu chuẩn MSC trên thị trường, tạo điều kiện để quảng bá thương hiệu
rộng khắp, đồng thời đảm bảo chất lượng đầu vào cho nhà hàng.
- Cầu Rạch Miễu hoàn thành thu hút lượng khách du lịch đến Bến Tre và Thừa Đức, Thừa Đức
là 1 trong những điểm phát triển du lịch trọng điểm của tỉnh.
3. Phân tích hiệu quả dự án.
- Tổng vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư và nguồn tài trợ Giá trị (đồng)
A Tổng vốn đầu tư, bao gồm: 3.832.518.973
I Vốn cố định 3.712.102.000
1 Chi phí mua đất 1.344.000.000
2 Chi phí xây dựng 1.080.000.000
3 Trang trí nội thất và kiến thiết cơ bản 1.072.820.000
Phụ lục 8: Dự án xây dựng kinh doanh nhà hàng thủy sản Thừa Đức 358
khác
4 Dự phòng 215.282.000
II Vốn lưu động 120.416.973
B Nguồn tài trợ 3.832.518.973
1 Vốn tự có của nhà đầu tư 3.832.518.973
- Tỷ lệ thu nhập nội bộ và hiện giá thu nhập ròng của dự án
Chỉ tiêu Giá trị
NPV (đồng) 5.816.115.373
IRR 24%
Thời gian hòan vốn (năm) 6,04
BẢNG DỰ TÍNH TÀI CHÍNH
DOANH THU Đơn vị
Số ngày làm việc 365 ngày
Thời gian làm việc 8 h
Dân trong xã Thừa Đức 8.047 người
Khách du lịch 200.000 người/năm
Dự đoán lượng khách Ngày thường 45 người/ngày
Ngày lễ, tết 135 người/ngày
Ngày cuối tuần 67 người/ngày
Khách đặt tiệc 400 người/buổi tiệc
Tổng lượng khách 20.069 người/năm
Doanh thu trung bình ước tính trên 1 khách/lượt 80.000 VNĐ/người
Tổng doanh thu 1.445.003.675 VNĐ/năm
Doanh thu qua các năm
1 1.445.003.675
2 1.560.603.968
3 1.685.452.286
4 1.938.270.129
5 2.229.010.648
6 2.563.362.245
7 2.947.866.582
8 3.390.046.570
9 3.898.553.555
10 4.483.336.588
11 5.155.837.076
12 5.929.212.638
13 6.818.594.534
14 7.841.383.714
15 9.017.591.271
Phụ lục 8: Dự án xây dựng kinh doanh "Nhà hàng Thủy sản Thừa Đức" 359
CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG Đơn vị SỐ LƯỢNG LƯƠNG
Nguyên vật liệu 433.501.102 VNĐ/năm
Nhân công Quản lý 52.000.000 VNĐ/năm 1 3.333.333
Phó quản lý chuyên trách 91.000.000 VNĐ/năm 2 2.916.667
Kế toán 39.000.000 VNĐ/năm 1 2.500.000
Đầu bếp 65.000.000 VNĐ/năm 2 2.083.333
Bếp phụ 39.000.000 VNĐ/năm 2 1.250.000
Tạp vụ 58.500.000 VNĐ/năm 3 1.250.000
Phục vụ 117.000.000 VNĐ/năm 6 1.250.000
Tổng chi phí nhân công 461.500.000 VNĐ/năm
Chi phí điện nước gas 28.900.073 VNĐ/năm
Chi phí vận chuyển 10.000.000 VNĐ/năm
Chi phí bảo hiểm cháy nổ 4.305.640 VNĐ/năm
Chi phí khác 21.675.055 VNĐ/năm
Tổng chi phí hoạt động 959.881.871 VNĐ/năm
Nhu cầu vốn lưu động 120.416.973 VNĐ/năm
CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG QUA CÁC NĂM NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG QUA CÁC NĂM
1 959.881.871 120.416.973
2 996.873.965 130.050.331
3 1.036.825.427 140.454.357
4 1.079.973.005 161.522.511
5 1.126.572.390 185.750.887
6 1.176.899.726 213.613.520
7 1.231.253.248 245.655.549
8 1.289.955.052 282.503.881
9 1.353.353.001 324.879.463
10 1.421.822.785 373.611.382
11 1.495.770.152 429.653.090
12 1.575.633.309 494.101.053
13 1.661.885.518 568.216.211
14 1.755.037.904 653.448.643
15 1.855.642.481 751.465.939
Phụ lục 8 : Dự án xây dựng kinh doanh nhà hàng Thủy sản Thừa Đức 360
XÂY DỰNG BAN ĐẦU Đơn vị
Diện tích đất 560 m2
Giá đất 2.400.000 VNĐ
Chi phí mua đất 1.344.000.000 VNĐ
Diện tích đất xây dựng 360 m2
Diện tích sử dụng 360 m2
Giá xây dựng 3.000.000 VNĐ
Chi phí xây dựng 1.080.000.000 VNĐ
Chi phí trang trí nội thất Chi phí đèn, quạt, máy lạnh 92.520.000 VNĐ
Chi phí dụng cụ bếp 71.200.000 VNĐ
Chi phí bàn ghế, khăn trải, trang trí 844.100.000 VNĐ
Chi phí sân khấu, LCD 15.000.000 VNĐ
Chi phí cây cảnh 50.000.000 VNĐ
Tổng chi phí trang trí nội thất 1.072.820.000 VNĐ
Tổng chi phí xây dựng cơ bản 2.152.820.000 VNĐ
Khấu hao 143.521.333 VNĐ/năm
Chi phí dự phòng 215.282.000 VNĐ
TỒNG CHI PHÍ ĐẦU TƯ BAN ĐẦU 3.712.102.000 VNĐ
CẤU TRÚC VỐN Tỷ lệ Tổng tiền
Vốn tự có 100% 3.832.518.973 VNĐ
Tổng vốn 3.832.518.973
Phụ lục 8: Dự án xây dựng kinh doanh nhà hàng thủy sản Thừa Đức 361
NĂM DOANH THU CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TRẢ LÃI VAY KHẤU HAO LỢI NHUẬN
TRƯỚC THUẾ
THUẾ LỢI NHUẬN
SAU THUẾ
1 1.445.003.675 959.881.871 0 143.521.333 341.600.470 85.400.118 256.200.353
2 1.560.603.968 996.873.965 0 143.521.333 420.208.670 105.052.168 315.156.503
3 1.685.452.286 1.036.825.427 0 143.521.333 505.105.526 126.276.382 378.829.145
4 1.938.270.129 1.079.973.005 0 143.521.333 714.775.790 178.693.948 536.081.843
5 2.229.010.648 1.126.572.390 0 143.521.333 958.916.925 239.729.231 719.187.694
6 2.563.362.245 1.176.899.726 0 143.521.333 1.242.941.187 310.735.297 932.205.890
7 2.947.866.582 1.231.253.248 0 143.521.333 1.573.092.001 393.273.000 1.179.819.001
8 3.390.046.570 1.289.955.052 0 143.521.333 1.956.570.184 489.142.546 1.467.427.638
9 3.898.553.555 1.353.353.001 0 143.521.333 2.401.679.221 600.419.805 1.801.259.416
10 4.483.336.588 1.421.822.785 0 143.521.333 2.917.992.470 729.498.117 2.188.494.352
11 5.155.837.076 1.495.770.152 0 143.521.333 3.516.545.591 879.136.398 2.637.409.193
12 5.929.212.638 1.575.633.309 0 143.521.333 4.210.057.996 1.052.514.499 3.157.543.497
13 6.818.594.534 1.661.885.518 0 143.521.333 5.013.187.682 1.253.296.921 3.759.890.762
14 7.841.383.714 1.755.037.904 0 143.521.333 5.942.824.476 1.485.706.119 4.457.118.357
15 9.017.591.271 1.855.642.481 0 143.521.333 7.018.427.457 1.754.606.864 5.263.820.593
Phụ lục 8: Dự án xây dựng kinh doanh nhà hàng thủa sản Thừa Đức 362
A u
n
NĂM DÒNG TIÊN VÀO DÒNG TIỀN R DÒNG TIỀN Nhu cầu vốn lư động
Vốn lưu động
bỏ vào mỗi năm
Dòng tiền có
vốn lưu động PV PV lũy tiến
0 3.832.518.973 (3.832.518.973) (3.832.518.973) (3.832.518.973)
1 399.721.686 0 399.721.686 120.416.973 120.416.973 279.304.713 251.625.868 (3.553.214.260)
2 458.677.836 0 458.677.836 130.050.331 9.633.358 449.044.478 404.544.575 (3.104.169.782)
3 522.350.478 0 522.350.478 140.454.357 10.404.026 511.946.451 461.213.019 (2.592.223.330)
4 679.603.176 0 679.603.176 161.522.511 21.068.154 658.535.023 593.274.795 (1.933.688.308)
5 862.709.027 0 862.709.027 185.750.887 24.228.377 838.480.650 755.387.973 (1.095.207.657)
6 1.075.727.223 0 1.075.727.223 213.613.520 27.862.633 1.047.864.590 944.022.153 (47.343.067)
7 1.323.340.334 0 1.323.340.334 245.655.549 32.042.028 1.291.298.306 1.163.331.807 1.243.955.239
8 1.610.948.971 0 1.610.948.971 282.503.881 36.848.332 1.574.100.639 1.418.108.684 2.818.055.878
9 1.944.780.749 0 1.944.780.749 324.879.463 42.375.582 1.902.405.167 1.713.878.529 4.720.461.045
10 2.332.015.686 0 2.332.015.686 373.611.382 48.731.919 2.283.283.766 2.057.012.402 7.003.744.811
11 2.780.930.526 0 2.780.930.526 429.653.090 56.041.707 2.724.888.819 2.454.854.792 9.728.633.630
12 3.301.064.830 0 3.301.064.830 494.101.053 64.447.963 3.236.616.867 2.915.871.051 12.965.250.496
13 3.903.412.095 0 3.903.412.095 568.216.211 74.115.158 3.829.296.937 3.449.817.060 16.794.547.433
14 4.600.639.691 0 4.600.639.691 653.448.643 85.232.432 4.515.407.259 4.067.934.468 21.309.954.692
15 5.407.341.926 0 5.407.341.926 0 0 5.407.341.926 4.871.479.213 26.717.296.618
NPV 5.816.115.373
Thời gian
hoàn vố 6,04
IRR 24%
Phụ lục 8: Dự án xây dựng kinh doanh nhà hàng thủy sản Thừa Đức 363
Phụ lục 8: Dự án xây dựng kinh doanh nhà hàng thủy sản Thừa Đức 1
¾ THUYẾT MINH CHI PHÍ
Chi phí Số lượng Đơn giá Thành tiền Nguồn
Xây dựng ban đầu Tham khảo giá tại các công ty xây dựng
- Mua đất (m2) 560 2,400,000 1.344.000.000
360 3,000,000 1.080.000.000
- Nội thất
+ Máy lạnh 2 33,000,000 66,000,000
+ Đèn chùm 1 3,000,000 3,000,000
+ Đèn chiếu sáng 100 200,000 20,000,000
+ Quạt 16 220,000 3,520,000
+ Chi phí dụng cụ bếp 4 1,000,000 4,000,000
+ Bàn ghế bộ 10 chỗ 40 20,000,000 800,000,000
+ Bàn ghế bộ 4 chỗ 10 3,500,000 35,000,000
+ Khăn trải bàn 50 150,000 7,500,000
+ LCD 2 5,000,000 5,000,000
Vatgia.com
+ Trang trí nội thất 1,600,000
+ Trang trí sân khấu 5,000,000
+Chi phí cây cảnh 50,000,000
Nhóm dành ra ngân quỹ
Khấu hao 15 năm 143.521.333 Quyết định số 206/2003/QD-BTC của Bộ Tài chính về Ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định
Chi phí nhân công Tham khảo ý kiến của các anh chị làm trong lĩnh vực nhà hàng.
- Quản lý 1 4,000,000 52.000.000
- Phó quản lý chuyên trách 2 3,500,000 91.000.000
- Kế toán 1 3,000,000 39.000.000
- Đầu bếp 2 2,500,000 65.000.000
- Bếp phụ 2 1,500,000 39.000.000
- Tạp vụ 4 1,500,000 58.500.000
- Phục vụ 8 1,500,000 117.000.000
Đã bao gồm 20% BHYT, BHXH, và BH thất nghiệp
Chi phí chuyên chở Theo ý kiến Ông Trường, tài xế lái xe chở hàng hóa.
Phụ lục 8: Dự án xây dựng kinh doanh nhà hàng thủy sản Thừa Đức 2
Chi phí bảo hiểm cháy nổ 0.2% Tổng chi phí xây dựng ban đầu Hợp đồng bảo hiểm
Chi phí dự phòng 10% Chi phí xây dựng và nội thất
Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ Xây Dựng
về Lập và Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
Chi phí nguyên vật liệu 35% doanh thu
Chi phí gas, điện nước 2% doanh thu
Chi phí khác 1.5% doanh thu
Nhóm tự tính toán
* Ghi chú:
1. Khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng và được khấu hao 15 năm theo luật.
2. Chi phí nhân công và chuyên chở và bảo hiểm cháy nổ không đổi trong thời gian 15 năm.
3. Lạm phát mỗi năm là 8% và chỉ ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu và chi phí điện nước, gas.
¾ THUYẾT MINH DOANH THU:
Số
lượng Đơn vị Nguồn
Số ngày làm việc 365 Ngày
Thời gian làm việc 8 Giờ
Dân số xã Thừa Đức 8,047 Người HTX TS Đồng Tâm
Khách du lịch 200,000 Người/năm
Lượng khách
- Ngày thường 45 Người/ngày = 5% Tổng dân trong xã + 8% khách vãng lai
- Ngày lễ, tết 135 Người/ngày
- Ngày cuối tuần 67 Người/ngày
- Khách đặt tiệc 400 Người/buổi tiệc
Nhóm nghiên cứu dự tính
Tổng lượng khách 20.069 Người/năm = 34*303 + 52 * 51 + 103 * 10 + 400
Doanh thu
trung bình/khách/lượt 80,000 VNĐ/người Giá cả trung bình của bảng thực đơn
* Ghi chú:
¾ Số ca làm việc 2 ca/ngày : Ca 1 là 6h-14h và Ca 2 là 14h-22h.
¾ Mỗi năm có 52 tuần và nhóm nghiên cứu giả định ngày cuối tuần là ngày chủ nhật. Các ngày lễ tết trong năm là: Tết Nguyên Đán (4 ngày), Lễ
Tình Nhân 14/02, Quốc tế Phụ nữ 08/03, Giỗ Tổ Hùng Vương 10/03 Âm lịch, Thống nhất Đất nước 30/04, Quốc tế Lao động 01/05, Quốc
khánh 02/09. Vậy mỗi năm có 52 ngày cuối tuần, 10 ngày lễ tết và 303 ngày thường.
¾ Giả định năm đầu kinh doanh chỉ thu hút 90% lượng khách dự tính do nhà hàng chưa được nhiều người biết đến, doanh thu tăng dần trong 3 năm
đầu là 8% theo mức tăng trung bình của lạm phát, các năm còn lại doanh thu tăng theo tốc độ tăng trunh bình của ngành du lịch.
Phụ lục 8: Dự án xây dựng kinh doanh nhà hàng thủy sản Thừa Đức 3
¾ Mỗi năm nhà hàng sẽ tổ chức 4 buổi tiệc với tổng số khách là 400 khách/buổi.
Ï DỰ TÍNH CẤU TRÚC VỐN:
Tổng vốn đầu tư và nguồn tài trợ Giá trị (đồng)
A Tổng vốn đầu tư, bao gồm: 3.832.518.973
I Vốn cố định 3.712.102.000
1 Chi phí mua đất 1.344.000.000
2 Chi phí xây dựng 1.080.000.000
3 Trang trí nội thất và kiến thiết cơ bản
khác 1.072.820.000
4 Dự phòng 215.282.000
II Vốn lưu động 120.416.973
B Nguồn tài trợ 3.832.518.973
1 Vốn tự có của nhà đầu tư 3.832.518.973
CẤU TRÚC VỐN Tỷ lệ Tổng tiền Đơn vị
Vốn tự có 100% 3.832.518.973 VNĐ
Tổng vốn 3.832.518.973
* Ghi chú:
¾ Nhu cầu vốn lưu động ước tính bằng 1/12 của doanh thu. Doanh thu tăng nên mỗi năm đều phải bỏ
thêm 1 phần vốn lưu động vào nhà hàng phục vụ cho việc mua nguyên vật liệu và đảm bảo các
hoạt động khác của nhà hàng được xuyên suốt
TÊN ĐƠN GIÁ ĐƠN VỊ
NƯỚC ÉP TRÁI CÂY
Nước cà rốt ép sữa chua 12.000 Ly
Nước ép cam, cà chua 12.000 Ly
Nước ép táo, cà rốt 12.000 Ly
Nước ép xoài hỗn hợp 12.000 Ly
Nước ép dưa hấu,cam,chanh 12.000 Ly
Nước ép dưa, cà chua 12.000 Ly
Đĩa hoa quả tổng hợp 20.000 Đĩa
SINH TỐ
Sinh tố bơ 12.000 Ly
Sinh tố mãng cầu 12.000 Ly
Sinh tố cam 12.000 Ly
Sinh tố táo, lê 12.000 Ly
Sinh tố lê, sữa 12.000 Ly
Sinh tố dưa hấu, đu đủ, cam 12.000 Ly
KEM
Kem Khoai Môn 15.000 Ly
Kem Sô Cô La 15.000 Ly
Kem Vani Sô Cô La Chip 15.000 Ly
Kem 3 Vị Tự Chọn 15.000 Ly
Kem Dừa Nổi Thả Nước Dâu Tây 15.000 Ly
Kem Lắc Sữa Tươi 17.000 Ly
Cocktail Kem & Hoa Quả Tươi 17.000 Ly
Kem Sô Cô La & Vani Thả Café Đen 20.000 Ly
Kem Vani Thả Nước Cam Tươi 20.000 Ly
RƯỢU + BIA
Rượu olympia 20.000 Chai
Rượu B52 30.000 Chai
COCKTAIL
Cocktail Olympia 20.000 Ly
Cocktail Green 15.000 Ly
Cocktail xa vắng 15.000 Ly
Cocktail Hawai 15.000 Ly
Cocktail mùa đông 15.000 Ly
Cocktail tình đơn côi 15.000 Ly
Cocktail tình tuyệt vời 15.000 Ly
TRÀ + CÀ PHÊ
Cà phê đen 10.000 Ly
Cà phê sữa 12.000 Ly
Bạc xỉu 12.000 Ly
Trà lipton 10.000 Ly
Trà lipton sữa 12.000 Ly
Trà xanh OoC 10.000 Chai
Nước suối 7.000 Chai
Capuchino 17.000 Ly
TÊN ĐƠN GIÁ ĐƠN VỊ
ĐIỂM TÂM
Phở bò 17.000 Tô
Phở sốt vang 17.000 Tô
Bún bò 17.000 Tô
Mỳ bò 10.000 Tô
Bánh mỳ ốp la 10.000 Đĩa
Bánh mỳ sốt vang 10.000 Đĩa
THỨC ĂN NHẸ
Mực khô nướng 40.000 Đĩa
Cá chỉ vàng nướng 20.000 Đĩa
Ngô hạt xào - chiên 15.000 Đĩa
Khoai tây chiên bơ 10.000 Đĩa
Thịt bò khô 12.000 Đĩa
KHAI VỊ
SÚP
TÊN ĐƠN GIÁ ĐƠN VỊ
Súp rau 10.000 Chén
Súp gà ngô 12.000 Chén
Súp cua 12.000 Chén
Súp Long vương 15.000 Chén
RAU
Salat cà chua, dưa chuột 10.000 Đĩa
Salat vườn 20.000 Đĩa
Salat Nga 25.000 Đĩa
Rau luộc theo mùa 10.000 Đĩa
Canh rau quả theo mùa 10.000 Đĩa
Canh chua rau thịt 10.000 Đĩa
Mướp đắng xào trứng 15.000 Đĩa
TÊN ĐƠN GIÁ (VND) ĐƠN VỊ
NGHÊU
¾ NGHÊU HẤP – NƯỚNG 30.000 Đĩa
¾ NGHÊU XÀO XA TẾ 30.000 Đĩa
¾ NGHÊU SỐT CHANH DÂY 30.000 Đĩa
¾ GỎI NGHÊU 30.000 Đĩa
¾ NGHÊU ĐÚT LÒ 30.000 Đĩa
¾ CARI NGHÊU 35.000 Đĩa
¾ MỲ NGHÊU KIỂU Ý 40.000 Đĩa
¾ CẢI NẤM NẤU NGHÊU 35.000 Đĩa
¾ NGHÊU HẤP THÁI 35.000 Đĩa
¾ CANH NGHÊU CHUA CAY 30.000 Tô
¾ NGHÊU CHUA NGỌT 30.000 Đĩa
¾ NGHÊU CHÁY TỎI ỚT 35.000 Đĩa
TÔM SÚ THỜI GIÁ
¾ TÔM SỐNG Đĩa
¾ TÔM NƯỚNG Đĩa
¾ TÔM HẤP TỎI Đĩa
¾ TÔM HẤP BIA Đĩa
¾ TÔM HẤP NƯỚC DỪA Đĩa
GHẸ THỜI GIÁ
¾ GHẸ HẤP Đĩa
¾ GHẸ NƯỚNG Đĩa
¾ GHẸ RANG MUỐI Đĩa
¾ GHẸ RANG ME Đĩa
CUA THỜI GIÁ
¾ CUA HẤP Đĩa
¾ CUA NƯỚNG Đĩa
¾ CUA RANG ME Đĩa
¾ CUA RANG MUỐI Đĩa
BÒ
¾ BÒ XÀO HÀNH 40.000 Đĩa
¾ BÒ XÀO CHUA NGỌT 40.000 Đĩa
¾ BÒ LÚC LẮC 40.000 Đĩa
CHÁO HẢI SẢN
¾ CHÁO HÀO 15.000-30.000 Tô
¾ CHÁO SÒ HUYẾT 13.000-26.000 Tô
¾ CHÁO NGHÊU 15.000-30.000 Tô
¾ CHÁO TÔM 25.000-50.000 Tô
LẨU
¾ LẨU CÁ DIÊU HỒNG 80.000 Lẩu
¾ LẨU TÔM 80.000-100.000 Lẩu
¾ LẦU HẢI SẢN 80.000-100.000 Lẩu
¾ LẨU THÁI 80.000-100.000 Lẩu
CƠM PHẦN
¾ CANH CHUA, CÁ KHO TỘ 45.000 Người
¾ CANH CHUA, THỊT KHO TIÊU 45.000 Người
¾ CANH BẦU, HỘT VỊT LUỘC 40.000 Người
¾ CƠM THÊM 5.000 Tô
¾ MÓN ĂN THÊM 20.000 Món
CÁC MÓN XÀO
¾ BẮP XÀO 20.000 Đĩa
¾ KHOAI TÂY CHIÊN 20.000 Đĩa
¾ RAU MUỐNG XÀO 15.000 Đĩa
¾ MÌ XÀO BÒ 40.000 Đĩa
¾ MÌ XÀO MỰC 40.000 Đĩa
¾ MÌ XÀO TRỨNG 25.000 Đĩa
¾ RAU CẦN XÀO THỊT BÒ 25.000 Đĩa
¾ CƠM DƯƠNG CHÂU 30.000 Đĩa
¾ KHỔ QUA CHÀ BÔNG 20.000 Đĩa
HÀO
¾ HÀO SỐNG 12.000 Con
¾ HÀO NƯỚNG 12.000 Con
SÒ HUYẾT
¾ SÒ HUYẾT NƯỚNG - HẤP 25.000 Đĩa
¾ SÒ HUYẾT XÀO TỎI – ME 25.000 Đĩa
SÒ DƯƠNG
¾ SÒ DƯƠNG NƯỚNG MỠ HÀNH 10.000 Con
SÒ ĐIỆP
¾ SÒ ĐIỆP NƯỚNG MỠ HÀNH 30.000 Đĩa
ỐC LEN
¾ ỐC LEN XÀO DỪA 30.000 Đĩa
ỐC MỠ
¾ ỐC MỠ HẤP XÃ – NƯỚNG 30.000 Đĩa
¾ ỐC MỠ XÀO ME – TỎI 30.000 Đĩa
ỐC BƯU
¾ ỐC BƯU HẤP XÃ 25.000 Đĩa
¾ ỐC BƯU XÀO XÃ ỚT 25.000 Đĩa
ỐC ĐẮNG
¾ ỐC ĐÁNG HẤP XÃ 25.000 Đĩa
¾ ỐC ĐẮNG XÀO XÃ ỚT 25.000 Đĩa
MỤC TƯƠI
¾ MỰC TƯƠI HẤP GỪNG 50.000 Đĩa
¾ MỰC TƯƠI NƯỚNG 50.000 Đĩa
¾ MỰC ỐNG XÀO HÀNH 40.000 Đĩa
¾ MỰC LÁ XÀO HÀNH 50.000 Đĩa
¾ MỰC MỘT NẮNG 50.000 Đĩa
MỘT SỐ MÓN ĂN VỂ NGHÊU VÀ CÁCH LÀM
1. Nghêu Chua Ngọt
Món ăn thường kém hấp dẫn hơn khi hương vị
của nó không được đặc sắc. Chỉ một chút chua
chua của chanh hay cay cay của ớt cũng đủ làm
cho bữa cơm của bạn đặc biệt hơn. Sử dụng
hương vị vốn là bí quyết của các bà nội trợ...
Nguyên liệu:
- 1kg nghêu
- 1 quả chanh
- Muối, đường
- Hành lá, ngò
Cách Làm:
- Nghêu ngâm nước khoảng 10 phút cho sạch
cát.
- Hấp cho nghêu vừa chín tới, nghêu há miệng là được.
- Cho một ít nước dùng vào nồi, nấu sôi, nêm muối, đường, sau đó cho nước cốt chanh, cuối cùng cho
hành lá ngò cắt nhỏ.
- Chan nước sauce lên đĩa nghêu, dùng nóng.
Nghêu thường được chế biến nhanh, nhưng cũng như các loại hải sản khác, thường có vị tanh
đặc trưng. Phải khéo kết hợp với các loại gia vị nồng như ớt, sả, gừng, riềng hay lá chanh, nghêu
mới thơm ngon và ngọt thịt.
2. Nghêu hấp thái
Nguyên liệu
- 1 kg nghêu
- 200 ml nước dùng
- 1/4 trái dứa gọt vỏ
- 1 củ gừng lớn
- 1 củ riềng lớn
- 1 thìa cà phê tỏi băm
- 1 thìa cà phê sả băm
- 1 thìa cà phê ớt băm
- 1 thìa cà phê lá chanh xắt nhuyễn
- 4 cây sả, giấm, hạt nêm, đường,
dầu ăn, dầu màu điều, ớt tỉa hoa.
Phụ lục 8: Dự án xây dựng kinh doanh nhà hàng thủy sản Thừa Đức
367
Cách làm
Gừng cạo vỏ, băm nhuyễn lấy 1 thìa cà phê, phần còn lại đập dập, riềng làm tương tự. Nghêu
hấp vừa há miệng, giữ lại 1/2 chén nước luộc. Phi thơm tỏi, sả, gừng, riềng, ớt băm với 1 thìa
súp dầu ăn và một ít dầu màu điều. Cho nước dùng, nước nghêu, thơm, gừng, riềng, sả khúc, lá
chanh nấu sôi 5 phút. Nêm 1 thìa súp giấm cùng hạt nêm, đường cho có vị chua ngọt.
Cho nước dùng đã nấu vào nồi đất, để sôi lại rồi cho nghêu vào, tắt bếp, dùng nóng.
3. Mì Nghêu kiểu Ý
Chỉ cần dầu ôliu, củ hành ta, tỏi và mùi
tây, những thứ rất thông thường. Món này nên có
ớt, một chút trong chảo cho thơm và nồng, rồi ai
muốn ăn cay hơn thì tự thêm sau. Vấn đề chính là
rửa các con nghêu : cần ngâm nước pha ít muối
khoảng một giờ, sau đó vứt bỏ các con nổi
trên mặt nước và các con há miệng, rồi chà bỏ cát
bụi cho thật sạch bằng bàn chải.
Nguyên liệu
(cho 4 - 8 người)
- 1 kg nghêu,
- 400 gr mì spaghetti,
- hai ba tép tỏi, một củ hành ta, băm nhỏ,
- một bó mùi tây (persil, parsley), băm nhỏ thành cỡ hai hay ba thìa súp,
- vài lát ớt,
- khoảng bốn thìa súp dầu ôliu,
- muối tiêu.
Cách làm
1. Đun sôi một nồi nước to với ít muối,
2. Bỏ mì vào nồi để luộc, lúc mì chín còn hơi sượng (al dente) thì đổ mì còn nóng vào rổ cho ráo
nước. Xin nhớ không để mì bị nguội, và đừng luộc chín quá, vì sau đó khi xào mì vừa nát vừa
không thơm.
3. Trong khi luộc mì, dùng một cái chảo sâu, xào hành tỏi ớt với hai thìa dầu cho thơm, đổ nghêu
vào (thêm nửa ly rượu trắng nếu muốn), đạy nắp, để lửa to độ bốn hay năm phút. Mở nắp kiểm
tra hầu hết nghêu đã mở to miệng thì tắt lửa, múc nghêu ra, vứt bỏ các con còn ngậm miệng.
Nghêu chín mở miệng sẽ ra nhiều nước, nếu thấy trong chảo còn cát thì phải lọc nước nghêu xào
vào một cái bát, tráng chảo cho sạch cát.
4. Bí quyết là mì và nghêu xong gần như cùng lúc. Để lửa to trở lại, cho mì nóng vào xào với hai
thìa dầu và nước nghêu trong ba bốn phút. Mì sẽ hút thêm nước nghêu và dầu để chín hoàn toàn,
Phụ lục 8: Dự án xây dựng kinh doanh nhà hàng thủy sản Thừa Đức
368
vừa mềm mà không nát. Bỏ nghêu trở lại vào chảo, vứt bớt vỏ đi chỉ để lại mỗi đĩa khoảng chục
con còn vỏ cho đẹp. Cho mùi vào, trộn đều. Thêm muối tiêu
4. Canh Nghêu Chua Cay
Nguyên liệu:
- 300g nghêu
- 3 quả đậu bắp
- 1/2 củ cà rốt
- 1 cây sả
- 1 gói gia vị lẩu Thái chua
- 600ml nước dung
- Bột nêm, đường, hành tím xay, ớt tươi,
dầu ăn.
Cách làm:
1. Pha nước với 2 quả ớt đập giập, bỏ nghêu
ào ngâm 1 tiếng cho sạch cát, đậu bắp thái v
lát xéo, cà rốt gọt vỏ, thái khoanh, sả bóc bớt vỏ, thái lát mỏng.
2. Phi thơm 1/2 thìa súp dầu ăn với 1 thìa cà phê hành tím xay và sả thái lát, thêm 2 tô nước,
nấu sôi. Cho gói gia vị lẩu Thái và nêm và nêm 2 thìa cà phê bột nêm, 2 thìa cà phê đường.
3. Cho tiếp cà rốt, đậu bắp vào nấu chín. Cuối cùng cho nghêu vào đến khi thấy nghêu tách vỏ
là được.
5. Cải mầm nấu nghêu:
Món ăn khá đơn giản trong cách chế biến. Chỉ với những
nguyên liệu không khó để tìm mua và một chút gia vị quen
thuộc là bạn đã có thể có một món ăn khá lạ và không kém
phần hấp dẫn.
Nguyên liệu:
- 350g cải mầm
- 1kg nghêu còn vỏ
- bột nêm
- Đường, tiêu, nước mắm, dầu ăn.
Thực hiện:
- Nghêu để nguyên con, ngâm trong nước gạo có pha chút ớt tươi giã nát cho sạch cát.
- Rửa sạch, luộc chín, tách thịt ra, để riêng.
- Cải mầm nhặt sạch (bỏ lá sâu, úa), ngâm nước muối pha loãng, rồi rửa lại.
- Đun sôi 800ml nước, nêm gia vị gồm 1 thìa súp bột nêm, 1/2 thìa súp đường, 2 thìa cà phê nước
Phụ lục 8: Dự án xây dựng kinh doanh nhà hàng thủy sản Thừa Đức
369
mắm, và 1/2 thìa súp dầu ăn. Vặn lửa thật to, cho cải mầm vào. Khi cải chín, tắt bếp, cho nghêu vào.
- Múc ra tô, rắc 1/2 thìa cà phê tiêu vào. Nếu không có thời gian, bạn có thể mua thịt nghêu sống
tách sẵn (150g). Cho nghêu vào trước cải mầm, sau khi nêm gia vị.
6. Phở nghêu cá cay
Nguyên liệu:
- 1kg nghêu
- 150g phi-lê cá lóc
- 5 cây hành lá
- 1 quả ớt sừng,
- 500g bánh phở
- Ớt sa tế
- Gói gia vị phở, muối, đường, bột ngọt, tiêu.
Cách làm:
1. Nghêu rửa sạch. Cá lóc rửa sạch, thái miếng chữ nhật.
Hành lá thái khúc. Ớt sừng thái lát xéo. Bánh phở trụng sơ.
2. Luộc nghêu với 1,5 lít nước. Để riêng thịt nghêu, gạn
nước cho trong. Đun sôi nước nghêu, thả cá vào nấu chín. Cho gói gia vị, ớt sa tế, ớt sừng vào.
Xếp 5-6 con nghêu, 5-6 miếng cá lóc, hành lá lên. Múc nước dùng vào,
Tra ế. Dùng nóng với giá sống, rau húng quế.
7. Gỏi nghêu
Nêm gia vị cho vừa miệng.
3. Cho bánh phở vào tô.
rắc 1/3 thìa cà-phê tiêu.
ng trí bông hẹ và kh
N y
nh tím
gu ên liệu:
- 2kg nghêu
- 100g hà
- 50g tỏi
Phụ lục 8: Dự án xây dựng kinh doanh nhà hàng thủy sản Thừa Đức
370
- 2 cây sả
- 1 nắm húng lủi.
Nước mắm trộn gỏi: 3 thìa súp nước- cốt chanh, 2 thìa súp đường, 1 thìa súp nước mắm, 1
ớt xay, 1 thìa súp tương ớt.
Thực
n. Cho thịt nghêu, hành tím,
tỏi, sả c mắm gỏi vào từ từ, trộn đều tay.
y.
8. Cà-ri nghêu
thìa súp
hiện:
Hấp cho đến khi nghêu há miệng, đổ ra rổ để ráo. Đợi nghêu nguội, tách lấy phần thịt
nghêu để riêng. Hành tím, tỏi thái mỏng. Sả cây rửa sạch, bào mỏng. Húng lủi nhặt, rửa sạch,
thái nhỏ. Cho tất cả thành phần của nước mắm trộn vào bát quậy ta
, húng lủi vào tô, rưới nướ
Múc ra đĩa, dùng nga
Ngu n
u
y
y
m
súp đường.
Thực
yê liệu:
- 2kg nghê
- 3 cây sả
- 1 trái ớt sừng
- 2 thìa súp bột cà-ri
- 1 thìa súp hành xa
- 1 thìa súp tỏi xa
- 1/2 lít sữa tươi
- 1 thìa súp nước mắm
- 1/2 thìa súp hạt nê
- 1 thìa
hiện:
Phụ lục 8: Dự án xây dựng kinh doanh nhà hàng thủy sản Thừa Đức
371
Nghêu ngâm, rửa sạch, vớt ra rổ để ráo. Đun nóng 1 thìa súp dầu ăn, cho hành, tỏi vào phi
thơm. Cho sả, ớt, bột cà-ri vào xào. Bỏ nghêu vào xào, nêm nước mắm, hạt nêm, đường. Đổ sữa
tươi vào, vặn lửa liu riu. Khi nghêu mở miệng thì tắt lửa.
nóng. Món này có phần nước hơi sánh dùng để chấm với bánh
mì hoặc ăn kèm cơm trắng đều rất ngon. Có thể dọn kèm muối tiêu chanh để chấm cho thêm đậm
đà.
9. Nghêu cháy tỏi ớt:
Cho cà-ri nghêu ra đĩa, dùng
Ngu n
súp tỏi xay
-
ây là món rán nên bạn cần sử dụng một lượng dầu tương đối nhiều. Nhúng nghêu
vào tr ảo dầu nóng, rán cho đến khi nghêu có màu vàng đẹp mắt
thì Đun cho tỏi, ớt vào phi thơm, cho nghêu vào xóc đều, cho hành lá
vào, tắt lửa.
Dùng nóng với muối tiêu chanh.
10. Nghêu đút lò:
yê liệu:
- 200g thịt nghêu
- 1 quả trứng gà
- 100g bột giòn
- 1 thìa
1 thìa súp ớt xay
- Hành lá, dầu ăn, hạt nêm, tiêu, muối tiêu chanh.
Thực hiện:
Hành lá tước sợi cắt khúc. Trứng đánh tan, nêm 1 thìa súp hạt nêm, 1/2 thìa súp tiêu. Đun
nóng dầu. Đ
ứng, lăn qua bột giòn, thả vào ch
vớt ra. nóng 1 thìa súp dầu,
Phụ lục 8: Dự án xây dựng kinh doanh nhà hàng thủy sản Thừa Đức
372
Nguyên liệu:
- 2 kg nghêu
- 50g phô mai bột
- 250ml sữa tươi
- 100g nấm rơm
- 100g củ hành
- 50g bơ
- 50g bột xù
- Hạt nêm, tiêu, muối tiêu chanh.
Thực hiện:
Hấp cho nghêu nhanh há miệng, đổ ra rổ để ráo. Đợi nghêu nguội, tách lấy phần thịt nghêu
để riêng, giữ lại vỏ. Nấm rơm ngâm, rửa sạch, thái nhỏ. Củ hành thái hạt lựu. Chơ bơ vào chảo
đun nóng, cho hành vào phi thơm.
Cho thịt nghêu, nấm, thêm sữa tươi, nêm 1 thìa súp hạt nêm, 1/2 thìa súp tiêu, cho bột xù
vào, tắt lửa. Múc hỗn hợp thịt nghêu trên cho vào vỏ, rắc phô mai bột lên. Cho nghêu vào đút lò
khoảng 5 phút.
Dùng nóng với muối tiêu chanh.
Phụ lục 8: Dự án xây dựng kinh doanh nhà hàng thủy sản Thừa Đức
373
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
.............................. oOo ................................
A. SÁCH, BÁO,LUẬN VĂN:
Tên tác phẩm Tác giả Nơi xuất bản Năm
1. Địa chí Bến Tre
2. Niên giám thống kê Bến Tre NXB Thống kê 2002
3. Niên giám thống kê Bến Tre NXB Thống lê 2004
4. Niên giám thống kê Bến Tre NXB Thống Kê 2006
5. Báo Đồng Khởi – Xuân Kỷ Sửu NXB Báo Đồng Khởi 2009
6. ĐTNCKH: Chiến lược phát triển xuất khẩu của tỉnh Bến Tre Thư viện trường ĐHKT Tp.HCM
7. ĐTNCKH: Giải pháp đầu ra cho hoa Đà Lạt Thư viện trường ĐHKT Tp.HCM
8. ĐTNCKH: Giải pháp phát triển sản xuất và Thư viện trường ĐHKT Tp.HCM
đẩy mạnh tiêu thụ cá ngừ đại dương.
9. Nghiên cứu một số chỉ tiêu môi trường, KS Nguyễn Ðình Hùng và CTV Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy Sản II
đặc điểm sinh học và nguồn lợi nghêu
(Meretrix lyrata) ở Ðồng Bằng sông Cửu Long
10. Hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Mỹ TS. Trần Văn Nam Đại học Kinh tế Quốc dân
đối với hàng thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam
11. Tình hình xuất khẩu thủy sản vào thị trường Cục Quản lý Chất lượng, 8/2008
Nhật & những vấn đề cần lưu ý An toàn Vệ sinh và Thú y thuỷ sản
12. Báo cáo tổng kết công tác quản lý chất lượng, Cục Quản lý Chất lượng,
và kế hoạch hoạt động 2008 An toàn Vệ sinh và Thú y thuỷ sản
13. Báo cáo thường niên 2008 Công ty cổ phần xuất nhập khẩu
thủy sản Bến Tre AQUATEX
14. Bản cáo bạch Công ty cổ phần xuất nhập khẩu
thủy sản Bến Tre AQUATEX
15. Quyết định ban hành quy tắc Quyết định số 28/2007/QĐ-BTC Bộ trưởng Bộ tài chính 24/04/2007
và biểu phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
16. Bản tin Thương Mại Thủy Sản số 10/2007
17. Đề tài Các Giải pháp đẩy mạnh hoạt động Phùng Thị Vân Kiều Viện Nghiên cứu Thương Mại
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường của Bộ Thương Mại
EU giai đoạn 2000 - 2010, Phùng Thị Vân Kiều thuộc
B. WEBSITE
Website Việt Nam
1. Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre
2. Ngoại thương_ Cổng thông tin đầu tiên về
XNK.
3. Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư TP HCM
4. Trung tâm tin học thủy sản
5. Kinh tế hợp tác Việt Nam
6.
7. Công ty CP XNK Thủ Công Mỹ Nghệ
8. Việt Nam Thương giá
9. Cà phê Sài Gòn
10. Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – EU.
11.
12. Công ty cổ phần vận tải biển Sài Gòn
13.
14. Diễn đàn Kinh tế
15. Diễn đàn hợp tác kinh tế
Đồng bằng sông Cửu Long
16. Báo Tuổi Trẻ
17.
18. Báo Lao Động
19. Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ
20. Viện Kinh tế TpHCM
21. Sản giao dịch thương mại điện tử
Tiền Giang
22.
23. Bách Khoa Toàn Thư
24. Đài tiếng nói nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
25. Cà phê Việt cho người Việt
26. Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam
27.
28. Báo Đồng Khởi
29. Bộ Công Thương
30. Hội đập lớn và phát triển nguồn nước
Việt Nam
31. Viện nghiên cứu phát triển tp HCM
32. Cục xúc tiến thương mại Việt nam
33. Cục Kinh Tế_Bộ Quốc Phòng
Website nước ngoài
1. Virginia Institute of Marine Science
2. Tổ chức Lương thực Thế giới
3. Playing Hooky Enterprises
4. The asahi shimbun
5. Export helpdesk for developing country
6.
7. Illinois – Idiana Sea Grant
8. Vietname Ministry of Agriculture and
Rural development
9. Agriculture and Agri – Food Canada
10. Florida Shellfish Agriculture Extension
11.
12. New Jersy Agriculture Experiment Station
13. Australian Center For Agriculture Research
14. USDA Economics, Statistics and
Maket Information System
15.
16.
17. BC Shellfish Growers Assosiation
18. Maryland Department Of The Environment
19. Montery Bay Aquarium
20. European Commission
21. European Statistics
22.
23. UK University Of Kentucky,
College Of Agriculture
24.
25. Community Reference Laboratory
26. Japan export trade organization
27. Bộ tài chính Nhật – thống kê thương mại
28.
29.
30. University of California Museum
Paleontology
31.
22.pdf
32.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai hoan chinh.pdf
- Tom tat.pdf