Hiện nay, ngành da giày vẫn luôn được coi là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam được Đảng và nhà nước quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để pháp triển. Trong thời gian qua, ngành đã có những bước phát triển khá ấn tượng với tốc độ tăng trưởng cao, quy mô sản xuất ngày càng mở rộng, kim ngạch xuất khẩu lớn cùng với dệt may, da giày còn là ngành trọng tâm tạo công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải nhìn nhận thực tế rằng ngành da giày Việt Nam chủ yếu vẫn là sản xuất và xuất khẩu theo phương thức gia công thuần tuý, nên trên thị trường xuất khẩu thế giới ngành da giày Việt Nam vẫn còn yếu. Tuy kim ngạch xuất khẩu hằng năm ngành da giày Việt Nam là rất lớn đứng thứ 3 sau ngành dệt may và dầu thô, và đứng thứ 4 trên thế giới về xuất khẩu da giày nhưng giá trị gia tăng ngành mang lại không cao; đồng thời, vấn đề nguyên phụ liệu và công nghiệp phụ trợ của ngành là một trong những vấn đề nan giải cần phải khắc phục, đòi hỏi sự cố gắng từ cả nhà nước và các doanh nghiệp ngành da giày. Để làm được điều đó nhà nước, doanh nghiệp và hiệp hội gia giày Việt Nam phải liên kết chặt chẽ với nhau, thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ để đưa ngành da giày Việt Nam thoát ra khỏi vị thế gia công. Việt Nam hoàn toàn có đủ điều kiện để thể trở thành một trung tâm sản xuất giày dép chất lượng của khu vực và thế giới và ngành da giày có thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia theo đúng nghĩa là một ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao chứ không phải chỉ là gia công.
59 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2775 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sự dụng phương thức gia công xuất khẩu cho ngành giày da Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n xuất này cũng có tổ chức và trình độ quản lý sản xuất hiện đại, hưởng lợi thế vốn, thiết bị, thiết kế, marketing và phân phối sản phẩm từ các đối tác mua lớn.
Nhóm 230 nhà sản xuất trong nước trong đó có một số nhà máy cổ phần hóa và 6 doanh nghiệp nhà nước, còn lại là doanh nghiệp tư nhân. Các doanh nghiệp này chủ yếu gia công hàng xuất khẩu cho các nhãn hiệu và các nhà bán lẻ lớn trên thế giới, tuy nhiên ở cấp độ nhỏ và ít ổn định hơn so với các đơn vị có vốn nước ngoài.
Hệ thống thiết bị, công nghệ nói chung vẫn ở mức trung bình bán tự động và cơ khí, mức độ sử dụng lao động phổ thông còn cao, do đó năng suất lao động chưa được cải thiện. Đặc biệt, trình độ kỹ thuật, quản lý của các đơn vị này còn yếu kém do thiếu nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, chủ yếu được học hỏi qua kinh nghiệm vừa làm vừa học. Năng lực marketing của nhóm này hầu như không có do bị quá phụ thuộc vào các trung gian xuất khẩu và chỉ tập trung vào gia công các đơn hàng xuất khẩu. Hầu như không có sự hiện diện của các doanh nghiệp trong nước sản xuất phụ kiện cho ngành da giày.
Nhóm các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, thủ công có công nghệ sản xuất đơn giản, chủ yếu cung ứng cho thị trường nội địa các sản phẩm có mẫu mã nghèo nàn. Nhóm này chưa có khả năng xuất khẩu.
Về sản phẩm và quy trình sản xuất:
Trong sản phẩm giày dép nguyên phụ liệu chiếm tỷ trọng khoảng 68 - 75% giá thành sản phẩm lớn, trong đó chất liệu giày dép quyết định chất lượng và đẳng cấp sản phẩm. Hiện nay, chất liệu da vẫn được đánh giá là cao cấp nhất, tiếp theo là chất dẻo và cao su và các chất liệu khác.
Qui trình sản xuất giày dép bao gồm các công đoạn chính sau:
-Gia công nguyên liệu
-Pha cắt nguyên liệu
-Lắp ráp mũ giày
-Tiền chế đế giày
-Gò ráp đế và hoàn thiện giày
-KCS và đóng gói
Các loại sản phẩm khác nhau sẽ có một số công đoạn sản xuất khác nhau.
Nhìn vào sơ đồ ta thấy đặc điểm gia công của ngành da giày Việt Nam là:
Phần lớn doanh nghiệp da giày Việt Nam phải nhập khẩu kĩ thuật công nghệ, nguyên liệu và vốn của các nhà thầu và hãng giày của nước ngoài, kể cả phần thiết kế mẫu các doanh nghiệp sản xuất phụ thuộc gần như hoàn toàn vào các hãng nước ngoài.
Về nguyên liệu, Việt Nam chỉ chủ động 20 - 30% nguyên liệu da cao cấp và chủ yếu phải nhập khẩu nguyên liệu. Một trong những nguyên liệu chính cho sản xuất giày là da thuộc, thì cả nước hiện có khoảng 30 doanh nghiệp (có 5 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) chỉ đáp ứng một sản lượng rất nhỏ nguyên liệu của toàn bộ ngành giày Việt Nam.
Ngoài ra, chưa có một cơ quan kiểm định, chứng nhận chất lượng giày dép và sản phẩm da ở Việt Nam. Các nhà sản xuất Việt Nam thường phải gửi mẫu sản phẩm sang Hồng Kông làm dịch vụ kiểm định theo chỉ định của khách hàng.
Sơ đồ : Quy trình sản xuất trong ngành da giày Việt Nam
Quy trình sản xuất trong ngành da giàyVN
Cung ứng kỹ thuật, công nghệ
Cung ứng phụ liệu
Kiểm định CL quốc tế
Thuộc da-20%
Gia công NL
Vận chuyển quốc tế
Cung ứng nguyên liệu (cả da thành phẩm)
Pha cắt NL
Lắp ráp mũ giày
Tiền chế đế giày
Gò ráp đế & hoàn thiện
Cung ứng thiết bị
Thiết kế
Cung ứng da thô
SX phụ liệu-20%
2.2.2 Vai trò của ngành giày da trong nền kinh tế Việt Nam. Vị trí trên trường quốc tế.
2.2.3.1. Vai trò của ngành giày da trong nền kinh tế Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam đã xác định ngành da giày là một trong những ngành xuất khẩu mục tiêu trong Chiến lược xuất khẩu quốc gia giai đoạn 2006-2010 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt trong quyết định 156/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006.
Thực vậy, theo Viện Nghiên cứu Da Giày (Bộ Công Thương), ngành công nghiệp da giày trong thời gian qua có những bước phát triển khá ấn tượng và liên lục giữ vị trí thứ ba về kim ngạch xuất khẩu của cả nước sau dệt may và dầu thô. Tỷ trọng xuất khẩu giày da chiếm một phần không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tỷ trọng trung bình giai đoạn năm 2005-2009 chiếm 8.26 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân 15%/năm.
Cùng với dệt may, da giày còn là ngành trọng tâm tạo công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động phổ thông và bán chuyên nghiệp, tận dụng lợi thế tương đối về chi phí nhân công thấp. Hiện nay, số lao động trong ngành da giày khoảng 700,000 người, chỉ đứng sau ngành dệt may trong số các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động nhất.
Ngành công nghiệp da giày trong thời gian tới cũng được kỳ vọng là có tiềm năng trong chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng gia tăng tỉ trọng sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng, công nghệ và hàm lượng chất xám so với sản phẩm xuất thô.
Bảng : Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam 2006-2009
Mặt hàng XK
2006
2007
2008
2009
6th/2010
Kim ngạch
Tăng/
giảm
Kim ngạch
Tăng/
giảm
Kim ngạch
Tăng/
giảm
Kim ngạch
Tăng/
giảm
Kim ngạch
Tăng/
giảm
1.Dầu thô
8260.0
12.1
8487.6
2.8
10356.8
22.0
6194.6
-40.2
2678.9
-15.3
2.Hàng dệt may
5854.8
22.7
7749.7
32.4
9120.4
17.7
9065.6
-0.6
4823.0
17.1
3.Giày dép
3595.9
18.3
3994.3
11.1
4767.8
19.4
4066.8
-14.7
2280.0
10.7
4.Thuỷ sản
3358.0
22.9
3763.4
12.1
4510.1
19.8
4251.3
-5.7
2022.4
14.8
5.Gỗ và sản phẩm gỗ
1943.1
24.4
2404.1
23.7
2829.3
17.7
2597.6
-8.2
1522.0
34.7
6.Máy vi tính, sp điện tử & linh liện
1807.8
26.6
2154.4
19.2
2638.4
22.5
2763.0
4.7
1537.4
34.5
7.Gạo
1270.0
-9.7
1490.0
17.3
2894.4
94.3
2663.9
-8.0
1730.2
-1.1
8.Cà phê
1220.0
65.9
1911.5
56.7
2111.2
10.4
1730.6
-18.0
921.3
-15.4
9.Cao su
1290.0
60.4
1392.8
8.0
1603.6
15.1
1226.9
-23.5
656.4
83.4
10. Hạt điều
505.0
3.9
653.9
29.5
911.0
39.3
846.7
-7.1
425.4
28.3
11. Hạt tiêu
190.0
25.0
271.0
42.6
311.2
14.8
348.1
11.9
224.2
41.8
(Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục thống kê và tổng cục hải quan)
2.2.3.2.Vị trí trên trường quốc tế :
Hiện nay, Châu Á đang giữ vị trí quan trọng trong sản xuất, cung ứng hàng giày dép cho thị trường thế giới. Trong số 17 tỷ đôi giày tiêu thụ trên thế giới mỗi năm, lượng giày các nước châu Á cung ứng chiếm đến 70%.
Riêng Việt Nam, với năng lực sản xuất giày dép các loại 700 triệu đôi/năm, 120 triệu chiếc cặp túi xách/năm và 150 triệu sqft (mỗi sqft tương đương 0,3048 m2) da thuộc thành phẩm/năm, và tăng trưởng cao về kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn năm 2006 đến 2010; ngành da giày Việt Nam chỉ đứng thứ hai sau Trung Quốc ở châu Á và đứng thứ 4 trên trường quốc tế.
Trung Quốc là nhà sản xuất và xuất khẩu giày dép lớn nhất thế giới chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu giày dép toàn cầu với thị phần hơn 50%. Hiện nay, sản xuất hàng năm của Trung Quốc hơn 10 tỷ đôi giày. Tăng trưởng giá trị xuất khẩu hàng năm vẫn ở mức cao 18% so với 10% trung bình thế giới.
Lợi thế của Trung Quốc về nguồn lao động giá thấp khổng lồ, chi phí cơ sở hạ tầng thấp, ngành công nghiệp nguyên liệu phụ trợ sẵn có, trung tâm phát triển mẫu, cung ứng công nghệ và thiết bị sản xuất của Đài Loan và dịch vụ xuất nhập khẩu của Hồng Kông đã giúp cho nước này có vị trí thống lĩnh trong xuất khẩu giày dép, đặc biệt là đối với các loại sản phẩm thông dụng giá trị thấp và trung bình và có số lượng rất lớn.
Tuy nhiên sự phát triển của ngành giày dép Trung Quốc dựa trên các yếu tố truyền thống này đang gặp những vấn đề mới nảy sinh như sự gia tăng chi phí nhân công và nguyên liệu, nguy cơ kiện bán phá giá và các rào cản phi thương mại, các vấn đề môi trường và quyền con người và sự đa dạng hóa nguồn cung của các nhà mua lớn chính những điều này sẽ khiến Trung Quốc gặp khó khăn trong việc duy trì vị trí thống lĩnh này trong dài hạn.
Ấn độ là nước sản xuất giày dép lớn thứ 2 hai thế giới với sản lượng hàng năm khoảng hơn 2 tỉ đôi, chỉ sau Trung Quốc. Hiện nay, Ấn Độ có khoảng 4.000 doanh nghiệp giày dép, trong đó khoảng 500 doanh nghiệp lớn, quy mô doanh nghiệp giày dép Ấn Độ nói chung có thể cung cấp sản phẩm chất lượng cao. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là giày mũ da và giày thể thao. Thị trường xuất khẩu chính c ủa Ấn Độ là thị trường Tây Âu (Đức, Anh, Ý, Pháp) và Mỹ.Tăng trưởng xuất khẩu hàng năm của ngành là 19%.
Ngành da giày Ấn độ cũng có bước phát triển tương tự như ở Trung Quốc và Việt Nam, chủ yếu là gia công cho các hãng giày nổi tiếng thế giới, tận dụng lợi thế lao động và cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin sẽ giúp ngành da giày từng bước thiết lập năng lực quản trị và thiết kế để sẵn sàng đón nhận chuyển giao công nghệ cao về giày thể thao cho vận động viên. Ấn độ hiện đang nổi lên là một địa chủ thu hút đầu tư nước ngoài và chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang. Các hãng giày lớn bắt đầu chuyển dần các cơ sở sản xuất lớn từ Trung Quốc sang Ấn Độ.
Braxin là trung tâm sản xuất giày lớn thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ với sản lượng hàng năm khoảng hơn 1 tỷ đôi. Mặc dù phục vụ thị trường trong nước là chủ yếu (hơn 70% tổng giá trị sản lượng) nhưng xuất khẩu da giày của Braxin hiện diện trên 130 nước, với Mỹ là thị trường lớn nhất của Braxin (70% tổng giá trị xuất khẩu).
Brazil hiện nay có 7.200 công ty giày chủ yếu là các nhà sản xuất nhỏ có dòng sản phẩm và thương hiệu riêng của mình. Thống kê hiện tại cho thấy có hơn 3,000 nhãn hiệu sản phẩm của Braxin đang lưu hành. Ngành công nghiệp phụ trợ của Braxin cũng phát triển đa dạng, gồm 300 doanh nghiệp linh kiện, 400 doanh nghiệp thuộc và chế biến da và khoàng 100 doanh nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị ngành da giày.
Dù đã phát triển được các dòng sản phẩm của riêng mình, các nhà sản xuất Braxin đang đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của Trung Quốc và các nước đang phát triển khác về chi phí lao động thấp và qui mô sản xuất khổng lồ. Trình độ quản lý, năng lực sáng tạo, marketing và tài chính của các doanh nghiệp qui mô nhỏ cũng là một trong những khó khăn hiện thời của Braxin trong việc tăng năng lực cạnh tranh của ngành.
Việt Nam là giày dép lớn thứ tư trên thế giới với năng lực sản xuất của toàn ngành khoảng 700 triệu đôi /năm. Hiện nay, có khoảng 500 doanh nghiệp ngành da giày. Đa số các doanh nghiệp này thuộc loại vừa và nhỏ nên sản xuất da giày Việt Nam thường làm gia công cho các hãng lớn trên thế giới (đặc biệt là giầy thể thao)và mặt hàng giày dép Việt Nam sản xuất thường thuộc vào dòng sản phẩm trung bình. Thị trường xuất khẩu giày dép chủ lực của Việt Nam là Mỹ (tỷ trọng xuất khẩu hơn 50%), tiếp theo là EU, Nhật Bản…
Dù hơn 90% các sản phẩm ngành gia giày Việt Nam là xuất khẩu và mang lại kim ngạch lớn, nhưng vấn đề nguyên phụ liệu và trình độ công nghệ, quản lý, marketing là những hạn chế không nhỏ nữa của ngành da giày Việt Nam. Chính điều này là những khó khăn thách thức lớn mà ngành phải vượt qua để phát triển trong thời gian tới.
Ngoài ra, trong số các nước Đông Nam Á, Indonesia cũng là nước gia công giày lớn, với giá trị xuất khẩu gần 1.72 tỉ USD năm 2009. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, chiếm 28% tổng giá trị xuất khẩu, tiếp theo là các nước Tây Âu Đức, Anh, Bỉ và Hà Lan, mỗi nước chiếm khoảng 8% tổng giá trị xuất. Tuy nhiên, ngành giày dép Indonesia cũng như Việt Nam chủ yếu dựa vào gia công, tận dụng lợi thế lao động phổ thông giá rẻ hầu hết các nguyên vật liệu cho ngành công nghiệp sản xuất giày vẫn phải nhập khẩu. Đây cũng chính là những khó khăn của Indonesia trong việc tăng năng lực cạnh tranh của ngành.
2.3 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GIÀY DA VIỆT NAM
2.3.1.Kim ngạch xuất khẩu
Theo Viện Nghiên cứu Da Giày (Bộ Công Thương), ngành công nghiệp da giày trong 10 năm qua có những bước phát triển khá ấn tượng và đứng vị trí thứ ba về kim ngạch xuất khẩu của cả nước sau dệt may và dầu thô. Tỷ trọng xuất khẩu giày da chiếm một phần không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tỷ trọng trung bình giai đoạn năm 2005-2009 chiếm 8.26 %.
Bảng biểu 1 : Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giày dép 2005-2010
ĐVT: Triệu USD ,%
Năm
Kim ngạch XK giày dép
Tốc độ tăng (%)
Tổng KN XK của cả nước
Tốc độ tăng (%)
Tỷ trọng (%)
Kế hoạch
Thực hiện/ kế hoạch
2005
3038.8
-
32447.1
-
9.4
3300
-7.9%
2006
3595.9
18.3
39826.2
22.7
9.0
3300
8.9%
2007
3994.3
11.1
48561.4
21.9
8.2
4000
-0.1%
2008
4767.8
19.4
62685.1
29.1
7.6
4500
6.0%
2009
4066.8
-14.7
57096.3
-8.9
7.1
4500
-9.6%
6th/2010
2280.0
10.7
32465.8
17.6
7.0
-
-
( Nguồn Tổng cục thống kê và Tổng cục hải quan)
Biểu đồ 1.1: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch XK giày da so với tốc độ tăng trưởng XK của cả nước
Nguồn : Vẽ từ bảng biểu 1
Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu giày da từ năm 2004-2008 tương đối cao khoảng 15% , tuy nhiên lại thấp hơn tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đó là do giày da Việt Nam phải chịu mức thuế chống bán phá giá ở mức 10%, nên ngành giày da VN chịu thiệt thòi khá lớn về tài chính. Đặc biệt năm 2009, kim ngạch của mặt hàng này là 4.06 tỷ USD giảm gần 15%. Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm mạnh này là do tác động của thuế chống bán phá giá của Liên minh châu Âu (EU) - thị trường xuất khẩu giày da lớn nhất Việt Nam - cùng ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu.
Biểu đồ 1.2: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giày dép so với kế hoạch 2005-2010
Nguồn : Vẽ từ bảng biểu 1
Nhìn vào biểu đồ ta thấy:
Năm 2005, xuất khẩu đạt trên 3 tỷ USD, tăng 12.9 % so với năm 2004. Dự báo trước đó kim ngạch sẽ đạt 3.3 tỷ USD, nhưng thực tế lại giảm 7.9%.
Năm 2006, tình hình sản xuất – kinh doanh của toàn ngành có nhiều biến động so với năm 2005, một phần do 3 tháng đầu năm 2006, nhiều doanh nghiệp phải dừng sản xuất hoặc ít đơn hàng hơn do ảnh hưởng của vụ kiện chống bán phá giá các loại giầy có mũ từ da xuất xứ Việt Nam và Trung Quốc xuất khẩu vào các nước EU, một phần do phải cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế, sức ép của quá trình hội nhập ngày càng gia tăng, cùng với việc phải đáp ứng nhiều yêu cầu của các nhà nhập khẩu, người tiêu dùng quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu giày da trong năm 2006 là 3,59 tỷ USD, tăng 18,2% so với năm 2005 và vượt so với kế hoạch năm 8,9%.
Năm 2007: Kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam tăng 11%, đạt mức 3,99 tỷ USD năm 2007, xấp xỉ hoàn thành kế hoạch năm, đứng thứ 3 sau ngành dệt may và dầu khí.
Năm 2008: Về hoạt động kinh doanh, tuy có nhiều khó khăn nhưng các nước sản xuất và xuất khẩu da giày vẫn đạt kết quả khả quan trong năm 2008. Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam năm 2008 đạt 4,76 tỷ USD, tăng 19.4% so với 2007 và vượt mục tiêu 4,5 tỷ USD đề ra.
Đến năm 2009, theo mục tiêu ban đầu chỉ tiêu xuất khẩu năm 2009 là 5,1 tỷ USD nhưng do suy giảm kinh tế ở những thị trường xuất khẩu chủ lực của mặt hàng da giày Việt Nam như: Hoa Kỳ, EU… chưa có dấu hiệu phục hồi dẫn đến thiếu đơn hàng xuất khẩu nhiều doanh nghiệp da giày vẫn chỉ sản xuất cầm chừng nên ngành da giày đã phải giảm chỉ tiêu xuất khẩu năm 2009, chỉ cố gắng phấn đấu bằng năm 2008 là 4,5 tỷ USD. Thế nhưng, kim ngạch xuất khẩu của ngành cũng chỉ đạt mức là 4 tỷ USD, giảm 14,7% so với 2008 và giảm 9.6% so với dự kiến khiến cho nhiều doanh nghiệp trong ngành và những người quan tâm đến ngành da giày Việt Nam cảm thấy lo ngại. Sự sụt giảm này chủ yếu do xuất khẩu vào thị trường Mỹ giảm, năm 2009 chỉ đạt khoảng 1,1 tỷ USD giảm 26%.
Năm 2010: Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso) cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu ngành trong 7 tháng đầu năm tăng 13,8% so với cùng kỳ năm trước, đạt trên 2,75 tỷ USD. Trong bối cảnh giày mũ da vẫn đang chịu mức thuế 10% xuất khẩu vào EU và không được hưởng cơ chế ưu đãi thuế quan phổ cập GSP, thì kết quả này rất đáng khích lệ.
Ngành da giày Việt Nam đề ra mục tiêu xuất khẩu 6,2 tỷ USD. Nếu như năm 2010, tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước là 6,5%, GDP bình quân đầu người khoảng 1.237 USD thì tổng kim ngạch xuất khẩu da giày đạt khoảng 6,2 tỷ USD chiếm 10,29% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
2.3.2 Thị trường xuất khẩu:
Hiện nay, giày da của Việt Nam đã có mặt trên hơn 50 nước trên khắp châu lục. Thị trường xuất khẩu tiềm năng của nhóm mặt hàng này là các nước phát triển có sức mua lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Canada, Australia…. Bên cạnh đó, còn có thể khai thác các thị trường có sức mua không lớn nhưng chấp nhận hàng hoá phù hợp với năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam như Indonesia, Malayxia, Trung Đông, Châu Phi, Nam Á, Nga, các nước Đông Âu cũ…
Biểu đồ: Cơ cấu thị trường xuất khẩu giày da
Nguồn: Vẽ từ bảng biểu phụ lục 1
Thị trường xuất khẩu mặt hàng giày dép Việt Nam tương đối ổn định, mỗi năm giá trị xuất khẩu ở từng thị trường tuy ít nhưng vẫn tăng. Trong số các thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành giày dép, thị trường EU chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu. Một số thị trường xuất khẩu giày da chủ yếu của Việt Nam:
EU:
Thị trường EU là thị trường truyền thống, thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành da giày Việt Nam, luôn chiếm khoảng 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu da giày nước ta. Song tại thị trường này có nhiều biến động do ảnh hưởng vụ kiện, sức mua và cơ cấu sản phẩm thay đổi, đồng thời phụ thuộc nhiều vào các đối tác đặt hàng, hợp tác sản xuất và sức ép về thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế.
Kim ngạch xuất khẩu hàng da giày sang thị trường EU giai đoạn 2006 – 2010
ĐVT: Triệu USD
Năm
Kim ngạch
Tăng/giảm(%)
2006
1966.5
-
2007
2184.7
11.8
2008
2508.3
14.8
2009
1948.0
-22.3
6th/2010
2280.0
-
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Từ ngày 6/10/2006, EU áp thuế chống bán phá giá giày mũ da sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu sang EU với mức thuế chống bán phá giá 10%. Điều này đã gây khó khăn cho hàng da, giày Việt Nam khi xuất vào EU. Tuy nhiên, bất chấp khó khăn, lượng xuất khẩu vào EU vẫn tăng qua các năm.
Nhưng đến năm 2009 ngoài việc giảm sút 20%-30% đơn hàng do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, ngành da giày Việt Nam đã tăng thêm khó khăn khi EU bỏ thuế quan ưu đãi GSP từ ngày 1-1-2009 và thời gian áp thuế chống bán phá giá 10% bị kéo dài (khoảng 12-15 tháng) điều này đã làm cho kim ngạch xuất khẩu giày da sụt giảm nghiêm trọng 22.3% so với 2008.
Tuy nhiên, thị trường này thật sự vẫn còn rất nhiều tiềm năng, vì nhu cầu về da giày của EU là rất lớn, đặc biệt là Anh, Đức, Hà Lan. Trong khi khả năng sản xuất thì chỉ tồn tại ở một số nước với nguồn lực nhân công rất hạn chế. Bên cạnh đó, việc áp thuế chống bán phá giá giày mũ da của EC đối với giày da Việt Nam và Trung Quốc, đang bị một số nước thành viên trong khối EU phản đối quyết liệt do ảnh hưởng đến quyền lợi tiêu thụ sản phẩm của họ. Điển hình là các nước Anh, Đức, Ba Lan, Hà Lan, Phần Lan, Séc, Áo, Bỉ… Do đó, xu hướng EC sẽ phải sớm bỏ áp thuế cho hàng giày mũ da Việt Nam.
Tại EU, nổi bật nhất trong nước nhập khẩu da giày từ Việt Nam phải kể đến là Anh. Anh hằng năm nhập khẩu giày dép từ Việt Nam trị giá khoảng 500 triệu USD, chiếm hơn 30% trị giá xuất khẩu giày dép vào EU (chỉ tính riêng giày dép xuất khẩu từ Việt Nam). Kế đến là Đức cũng có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam khá ổn định, riêng Tây Ban Nha có xu hướng tăng nhẹ. Xuất khẩu giày dép vào EU tăng nhẹ từ 2006-2008, chững lại và đi xuống vào năm 2009. (Tham khảo thêm phụ lục 2)
Sản phẩm giày được tiêu thụ nhiều nhất tại thị trường rộng lớn này chủ yếu là casual footwear, chiếm trung bình tại 5 thị trường nổi bật Đức, Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan khoảng 50% trên các mặt hàng giày dép. Hàng evening footwear được tiêu thụ ít nhất (chỉ chiếm dưới 10%.) (Tham khảo thêm phụ lục 3, 4)
Mức tiêu thụ ở các thị trường EU chủ yếu là phụ nữ có nhu cầu thay đổi nhiều hơn là đàn ông và trẻ em. Tuy năm 2008 người tiêu dùng không còn dư dả để có thể thay đổi hết mẫu này đến mẫu kia kể cả những mẫu giầy dép giá rẻ nhập khẩu từ châu Á như các nhà kinh doanh bán lẻ mong muốn, nhưng mức nhu cầu thay đổi thời trang ở phụ nữ vẫn cao hơn.
Hoa Kỳ:
Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu giày dép lớn thứ hai của Việt Nam sau EU, kim ngạch xuất khẩu da giày Việt Nam vào thị trường này luôn chiếm trên 20% tổng kim ngạch xuất khẩu da giày Việt Nam với tốc độ xuất khẩu gia tăng mạnh trong thời gian qua, đặc biệt từ sau khi Việt Nam ký kết Hiệp định song phương với Mỹ và sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO.
Kim ngạch xuất khẩu hàng da giày sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2006 – 2010
ĐVT: Triệu USD
Năm
Kim ngạch
Tăng/giảm(%)
2006
802.8
6.8
2007
885.1
10.3
2008
1075.1
21.5
2009
1038.8
-3.4
6th/2010
619.3
-
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Năm 2009 chiếm gần 25% tổng kim ngạch xuất khẩu giày da VN. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2009 là 9%. Năm 2009 kim ngạch ở thị trường này giảm (-3.4%) do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
6 tháng năm 2010: Trong 7 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu giày dép vào Mỹ tăng khá mạnh, chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành, đạt gần 700 triệu USD. Đây là một tín hiệu tích cực, khi thị trường chủ lực và truyền thống ở châu Âu gặp nhiều khó khăn, do EU đã bỏ chính sách ưu đãi thuế quan dành cho các nước đang phát triển đối với da giày Việt Nam, bên cạnh quyết định kéo dài thời hạn áp thuế chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam đến năm 2011.
Hiện nay, các nhà nhập khẩu giày dép của Hoa Kỳ đã có những kế hoạch mở rộng thị trường nhập khẩu từ Việt Nam, nhất là các có chi tiết sản xuất phức tạp, chất lượng từ trung bình khá trở lên, vì Việt Nam có đội ngũ lao động khéo tay sản xuất các sản phẩm phức tạp, đây sẽ là cơ hội cho các sản phẩm da giày của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này.
Nhật Bản:
Thị trường Nhật vẫn là thị trường yêu cầu chất lượng cao, thời hạn giao hàng và chủng loại sản phẩm. Tuy Việt Nam và Nhật Bản chính thức dành cho nhau quy chế Tối huệ quốc từ năm 2000 song ngành da giày vẫn chưa gia tăng xuất khẩu được nhiều sang thị trường này.Hiện tại kim ngạch xuất khẩu giầy dép vào Nhật chiếm tỷ trọng rất thấp chỉ khoảng 3-4% và khó có khả năng tăng trưởng nhanh trong thời gian tới đây. Để xâm nhập thị trượng này, các doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho sản xuất, sẵn sàng thực hiện các lô hàng nhỏ và đáp ứng nhanh yêu cầu, đồng thời sản xuất các loại giầy có chất lượng cao.
Kim ngạch xuất khẩu da giày sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2006 – 2010
ĐVT: Triệu USD
Năm
Kim ngạch
Tăng/giảm(%)
2006
113.1
-
2007
114.8
1.5
2008
137.6
19.9
2009
122.5
-11.0
6th/2010
77.5
-
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Ngoài các thị trường xuất khẩu chính như EU, Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam còn xuất khẩu sang một số nước trong khu vực Trung Quốc, Asean và Úc. Đây là khu vực thị trường có những phong tục tập quán tương đối giống Việt Nam, cùng nằm ở khu vực châu Á. Các sản phẩm chủ yếu xuất khẩu từ Việt Nam sang các thị trường này là giày thể thao, giày da nam nữ, dép đi trong nhà.
2.4 NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ:
2.4.1. Những thành công :
Theo các chuyên gia, ngành da giày thế giới tiếp tục có xu hướng chuyển dịch sản xuất sang các nước đang phát triển, đặc biệt hướng vào các nước có môi trường đầu tư thuận lợi, tình hình chính trị ổn định và an toàn, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, sau khi nước ta chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ với nhiều ưu đãi giúp cho việc giao lưu hàng hoá thông suốt, ít cản trở, tạo điều kiện cho ngành hàng da giày thâm nhập vào thị trường khu vực và thế giới. Có thể khẳng định, hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội cho ngành da giày phát triển mà trước hết phải kể đến sự gia tăng các luồng chuyển giao vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, đội ngũ nhân công được đào tạo.Cùng với đó là các chính sách thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu của Chính phủ nên trong những năm gần đây đã giúp ngành da giày có những bước tiến nhanh và mạnh mẽ.
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị ngành giày da tăng
Tính đến hết năm 2008, toàn ngành đã đầu tư 22 nghìn tỉ đồng, trong đó 5 nghìn tỉ đồng đầu tư xây dựng và cải tạo nhà xưởng, 17 nghìn tỉ đầu tư mua sắm thiết bị, máy móc. Đến thời điểm này, toàn ngành đã đầu tư trên 900 dây chuyền đồng bộ để sản xuất giày với máy móc thiết bị được nhập khẩu từ các nước có nên khoa học kỹ thuật, nhất là ngành công nghiệp da giày rất phát triển như Hàn Quốc, Đài Loan…
Tạo công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động phổ thông và bán chuyên nghiệp, tận dụng lợi thế tương đối về chi phí nhân công thấp:
Ngành da giày là ngành sử dụng nhiều lao động xã hội, chính vì vậy, việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề được ngành dành sự quan tâm đúng mức. Tính đến hết năm 2008, toàn ngành có trên 650 nghìn lao động (chưa kể số lao động trong lĩnh vực nguyên phụ liệu và lao động tại các cơ sở nhỏ, các hộ gia đình và làng nghề) chiếm 10,6% lực lượng lao động công nghiệp của cả nước và dự kiến sẽ còn tăng lên khoảng 820 nghìn người vào năm 2010 và 1,3 triệu vào năm 2020.
Năng lực sản xuất ngày càng tăng
Nhờ những nỗ lực không ngừng đó, nên năng lực sản xuất của ngành đã đạt trên 90% mức năng lực được đầu tư, có mức tăng trưởng mạnh trong 5 năm liên tiếp (2005 - 2009) với mức tăng trung bình đạt trên 16%/năm với 2 loại sản phẩm chính là giày dép và túi cặp các loại. Đến hết năm 2008, năng lực sản xuất của toàn ngành đạt: 715 triệu đôi giày dép các loại; 88 triệu chiếc cặp túi xách các loại. Riêng sản phẩm da thuộc đạt mức tăng trưởng trung bình khoảng 20%/năm (Hết năm 2008 đạt 130 triệu sqft da thuộc thành phẩm).
Thị trường xuất khẩu của da giày Việt Nam ngày càng được mở rộng và ổn định.
Trong những năm vừa qua, giày dép Việt Nam xuất khẩu vào EU tăng trưởng nhanh về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu. Hết năm 2008, EU là thị trường lớn nhất tiêu thụ giày dép của Việt Nam với doanh thu trên 2,484 tỉ USD, và chiếm 52,32% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng giày dép của Việt Nam. Sau EU là thị trường Mỹ, tại thị trường này, Việt Nam đã vượt qua Italia để trở thành nhà cung cấp lớn thứ tư sau Trung Quốc, Brazil, Indonesia. Trong năm 2008, xuất khẩu vào Mỹ đạt trên 1,075 tỉ USD. Ngoài ra, giày dép Việt Nam còn được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới.
Tại thị trường các nước Đông Á - khu vực thị trường có những phong tục tập quán tương đối giống Việt Nam, cùng nằm ở khu vực châu Á - các sản phẩm chủ yếu xuất khẩu từ Việt Nam sang các thị trường này là giày thể thao, giày da nam nữ, dép đi trong nhà. Năm 2008, xuất khẩu vào Nhật Bản đạt trên 137 triệu USD, hay Hồng Kông đạt trên 50,2 triệu USD.
2.4.2. Những hạn chế :
Mặc dù ngành da giày Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng khích lệ trên tất cả các phương diện, song chúng ta vẫn phải nhìn nhận thực tế rằng ngành da giày Việt Nam chủ yếu vẫn sản xuất giày theo phương thức gia công thuần tuý, nên trên thị trường xuất khẩu thế giới ngành da giày Việt Nam vẫn còn yếu, còn rất nhiều hạn chế cần phải khắc phục:
Tuy kim ngạch xuất khẩu hằng năm ngành da giày Việt Nam là rất lớn chỉ đứng thứ 3 sau ngành dệt may và dầu thô, nhưng giá trị gia tăng mang lại không cao
Các doanh nghiệp sản xuất da giày Việt Nam thường làm gia công cho các hãng lớn trên thế giới (đặc biệt là giầy thể thao) và mặt hàng giày dép Việt Nam sản xuất thường thuộc vào dòng sản phẩm trung bình vì vậy các sản phẩm thường có giá trị thấp và lợi nhuận không cao. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế thì dù có đến 90% sản lượng ngành da giày là xuất khẩu, nhưng lợi nhuận thu về từ ngành này chỉ đạt mức 25% giá trị gia tăng, vì ngành này chủ yếu vẫn “bán” sức lao động là chính.
Trình độ công nghệ của ngành da giày Việt Nam đang ở mức trung bình và trung bình khá :
Quy trình sản xuất của ngành đang được cơ giới hóa mà chưa đạt tới trình độ tự động hóa. Tỉ lệ công việc phải làm thủ công hiện còn ở mức cao. Bên cạnh đó, khả năng đầu tư vào chuyển giao công nghệ mới bị hạn chế bởi nguồn tài chính hạn hẹp. Đội ngũ chuyên gia hiểu biết sâu và cập nhật công nghệ còn quá ít và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của doanh nghiệp trong ngành và kinh nghiệm và khả năng đàm phán, ký kết hợp đồng về công nghệ còn hạn chế...
Đây là những nguyên nhân làm hạn chế năng suất lao động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của ngành trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài. theo báo cáo của Hiệp hội Da giày Việt Nam khẳng định “năng suất lao động của Việt Nam rất thấp, chỉ bằng 1/10 Indonesia, 1/20 Malaysia, 1/30 Thái Lan” . Điều này sẽ dẫn đến việc ngành có nguy cơ mất khả năng cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế.
Chất lượng nguồn nhân lực :
Theo Hiệp hội Da giày Việt Nam thì hiện có tới trên 80% công nhân trong ngành chưa qua đào tạo (Tuy đây chỉ là con số tương đối vì hiện chỉ có khoảng 30% tổng số các doanh nghiệp ngành da giày là hội viên của Hiệp hội ) song cũng cho thấy vấn đề chất lượng nguồn nhân lực đang là lực cản ngành phát triển. Cùng với đó là đội ngũ cán bộ quản lý của ngành chủ yếu làm trái ngành, trái nghề và vừa học, vừa làm. Vì thế, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đang là vấn đề bức xúc của ngành mà hiệp hội và các cơ quan quản lý Nhà nước cần nỗ lực tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam. Tuy nhiện, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm, đầu tư một cách thỏa đáng cho khâu đào tạo mà phần lớn người lao động chỉ được đào tạo lý thuyết trong thời gian ngắn trước khi vào làm việc chính thức, vì vậy dù muốn hay không bản thân các trong ngành cần chủ động trong cả ngắn và dài hạn để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Vấn đề nguyên phụ liệu và công nghiệp phụ trợ.
Vấn đề nguyên phụ liệu và công nghiệp phụ trợ là một hạn chế không nhỏ nữa của ngành da giày Việt Nam. Nguyên phụ liệu vốn chiếm tỷ trọng lớn trong sản phẩm giày dép, khoảng 68 - 75% giá thành sản phẩm, nên có vai trò quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển của toàn ngành, cũng như gia tăng xuất khẩu. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có nhiều nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất giày dép; sản xuất trong nước mới đáp ứng chưa đầy 40% nhu cầu. Riêng các loại nguyên liệu mũ giày( da, giả da, da nhân tạo,da tráng PU…) trong nước mới sản xuất được một lượng nhỏ, phần lớn phải nhập khẩu từ Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc. Theo thống kê của Lefaso, tính riêng lĩnh vực thuộc da, cả nước hiện có 30 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có 5 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhưng năng lực sản xuất hạn chế.
Chủ trương đầu tư đẩy mạnh sản xuất nguyên phụ liệu nhằm giảm dần sự lệ thuộc vào nhập khẩu của ngành da giày đã và đang gặp rất nhiều trở ngại, đặc biệt là các nhà máy thuộc da. Cách đây 10 năm, trong Quy hoạch phát triển giai đoạn 2000-2010, ngành da giày đã có kế hoạch xây dựng hai cụm công nghiệp giày và nguyên phụ liệu tại phía Bắc và Nam, song vì nhiều lý do, như chưa thu xếp được quỹ đất, thiếu vốn đầu tư…, nên đến nay, các dự án này vẫn chưa triển khai được. Thực tế đó lý giải tại sao ngành da giày Việt Nam chưa tăng được tỷ lệ nội địa hoá. Ngành da giày đã không hoàn thành được quy hoạch đến 2010, xuất khẩu tỷ lệ nội địa hoá chỉ đạt 40%, thay vì dự kiến 60 - 70%.
Khâu thiết kế và thương hiệu
Đây là điểm yếu nhất của ngành da giày xuất khẩu Việt Nam hiện nay, đồng thời cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho ngành da giày của nước ta mặc dù luôn đứng đầu trong top 10 nước xuất khẩu da giày hàng đầu thế giới trong khoảng 1/4 thế kỷ nhưng vẫn chỉ làm gia công. Sau gần 2 thập kỷ làm ăn với nước ngoài, được tiếp thu rất nhiều kinh nghiệm, công nghệ, bí quyết tiên tiến của thế giới thế nhưng những đôi giày, đôi dép Việt Nam vẫn phải gắn trên mình những thương hiệu ngoại nếu như muốn có chỗ đứng ở thị trường Âu - Mỹ. Việt Nam hiện có hơn 500 doanh nghiệp da giày nhưng những thương hiệu được người tiêu dùng trong nước biết đến chỉ đếm trên đầu ngón tay như Biti’s, Bita’s, Thượng Đình, Vento, Sholega… Còn những thương hiệu Việt Nam có mặt ở thị trường nước ngoài lại càng ít; mới chỉ có Biti’s (công bố có mặt ở hơn 40 nước), Vento (vươn tới Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Canada, Bắc Mỹ), còn Vina Giày mới đang tìm đường sang Mỹ…
Bên cạnh những hạn chế nêu trên còn nhiều nhiều vấn đề được chính lãnh đạo hiệp hội da giày nêu lên như: Hạn chế về khả năng đầu tư chiều sâu cho hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ đã ảnh hưởng bất lợi đến năng lực thiết kế mẫu mã sản phẩm; vấn đề đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn lao động trong sản xuất; việc hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành cho ngành da giày còn quá nhiều khó khăn; hay như những thách thức trước sự cạnh tranh khốc liệt của các sản phẩm cũng loại từ các nước trong khu vực, nhất là Trung Quốc. Ngoài ra, còn phải kể đến những tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu vừa qua cũng như những khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn kích cầu, các chương trình hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ… cũng được xem là vấn đề không nhỏ mà ngành da giày cần phải vượt qua để có những bước phát triển nhanh, mạnh hơn những gì đã có được trong thời gian qua.
2.2.2 Nhân tố khách quan
2.2.2.2 Thị trường EU:
EU bãi bỏ GSP từ năm 2009-2011 và kéo dài thời hạn thuế chống bán phá giá đến năm 2011 đối với mặt hàng giày da Việt Nam.
Về tác động và thiệt hại khi các sản phẩm giày dép XK của VN sang EU khi không được hưởng ưu đãi GSP, Lefaso cho rằng, bằng việc bãi bỏ GSP thì lợi thế cạnh tranh về giá các sản phẩm da giày của VN sẽ có suy giảm so với các nước khác trong khu vực, do bình quân mỗi đôi giày XK của VN phải tăng thêm thuế nhập khẩu vào EU từ 3,5 - 5%. Như vậy, với việc bãi bỏ GSP thì năng lực cạnh tranh của ngành da giày VN sẽ bị giảm mất khoảng hơn 109,9 triệu USD. Với tình trạng này, có thể sẽ có một số đối tác nước ngoài di dời đơn hàng sang một số nước khác trong khu vực để tranh thủ lợi thế về GSP. Điều này làm cho các DN nhỏ sẽ giảm đơn hàng do khách hàng di dời đơn hàng sang các nước được hưởng GSP như Indonesia, Bangladesh...
REACH – rào cản kỹ thuật về hóa chất được sử dụng trong hàng hóa nhập khẩu vào EU
REACH là cụm từ viết tắt cho Registration (Đăng ký), Evaluation (Đánh giá), Authorization (Cấp phép) cho hóa chất. Quy định này đặt trách nhiệm lớn lên ngành công nghiệp EU, lên tất cả các nhà sản xuất, nhập khẩu và xuất khẩu các mặt hàng có sử dụng hóa chất, cần nhận biết và hạn chế những rủi ro từ hóa chất. Theo quy định này, danh mục bắt buộc khai báo bao gồm tất cả các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp liên quan đến tiêu dùng như hóa chất, nhuộm, in, vải sợi, may mặc, giày dép, đồ chơi, đồ điện tử, vật dụng trong nhà, đồ gỗ, mỹ phẩm, chất thơm trong nến, sơn... Đây là những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam.
Với những ảnh hưởng tiêu cực này, sẽ có những doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ bỏ thị trường EU. Đơn cử như với ngành da giày, Ts. Nguyễn Thị Tòng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam, cho biết phần lớn doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu và sản xuất sản phẩm xuất khẩu của ngành đều có sử dụng các hoá chất. Trên thực tế, việc thực hiện các quy định REACH phụ thuộc vào các nhà sản xuất, nhập khẩu và phân phối hoá chất (các doanh nghiệp da giày chỉ là người sử dụng), rất khó kiểm soát việc đăng ký, đánh giá, cấp phép và hạn chế hoá chất của họ. Để thực hiện các quy định của REACH, các doanh nghiệp Việt Nam phải đầu tư thêm một khoản chi phí nhất định cũng như phải đầu tư thêm nhân lực.
2.2.2.3 Thị trường Mỹ
Hoa Kỳ rất đa dạng về thị hiếu và mức thu nhập
Hoa Kỳ rất đa dạng về thị hiếu và mức thu nhập, vì vậy hàng cao cấp đắt tiền cũng như hàng thấp cấp rẻ tiền (chứ không phải hàng kém phẩm chất) đều có thể tiêu thụ tốt. Các cơ quan quản lý nhà nước của Hoa Kỳ như hải quan, FDA,v.v... không kiểm soát chất lượng hàng cao hay thấp tất cả là do thị trường định giá. Các cơ quan chỉ quan tâm đến việc lô hàng phải thực hiện đúng các quy định về an toàn tiêu dùng, vệ sinh, môi trường, tiêu chuẩn kỹ thuật, hạn ngạch số lượng và các biện pháp chống khủng bố.
Nhà nhập khẩu giày dép của Mỹ thường đặt hàng với số lượng lớn và sản xuất theo hình thức FOB (mua đứt, bán đoạn).
Phần lớn các nhà nhập khẩu giày dép của Mỹ thường đặt hàng với số lượng lớn và sản xuất theo hình thức FOB (mua đứt, bán đoạn). Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực trong đầu tư máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại cũng như chọn mua vật tư, nguyên phụ liệu. Do vậy, chỉ có các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 60% sản lượng và kim ngạch xuất khẩu giày dép ở Việt Nam) mới có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu sản xuất của nhà nhập khẩu Mỹ. Ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam, nhận định, cơ hội xuất khẩu vào thị trường Mỹ đã rõ, nhưng phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa có sự chuẩn bị cũng như đầu tư nhiều cho thị trường này. Hiện tại, chỉ có các thương hiệu giày Thái Bình, Biti’s, Hữu Nghị… có kế hoạch gia tăng sản lượng xuất khẩu vào Mỹ. Ngoài ra, với việc đưa vào áp dụng Đạo luật An toàn sản phẩm tiêu dùng (CPSIA) tại Mỹ, doanh nghiệp Việt Nam cũng phải gia tăng năng lực để có thể kiểm soát được vấn đề an toàn của sản phẩm, khi hầu hết nguyên liệu sản xuất giày dép đều liên quan đến hóa chất.
2.2.2.4 Những nhân tố khách quan từ trong nước
Ngành công nghiệp hổ trợ- nguyên phụ liệu chưa phát triển mạnh, hoặc chất lượng không đạt tiêu chuẩn những thị trường khó tính
Theo thống kê của hiệp hội giày dép Việt Nam, ngành nguyên phụ liệu hiện nay chỉ giải quyết được 40% nhu cầu. Tuy nhiên, nhiều DN cho biết, do phần lớn nguyên phụ liệu phải nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc... Về vấn đề này, ông Trần Dục Dân, Giám đốc Công ty cổ phần giày dép cao su màu, phân tích: "Ngành công nghiệp phụ trợ cho lĩnh vực sản xuất giày da trong nước, theo tôi, có một số điểm yếu như: giá cao hơn nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Trung Quốc (khoảng 10%); mẫu mã, màu sắc không đa dạng; các DN thiếu tập trung và quá ít thông tin bởi có khi DN sản xuất nguyên phụ liệu ở ngay gần chúng tôi cũng không biết. Được biết, hiện tại cao su màu đang phải nhập khẩu khoảng 40% nguyên phụ liệu với kim ngạch khoảng 700.000 - 800.000 USD/năm. Giám đốc một DN tư nhân sản xuất giày dép bán tại TP. Biên Hòa cũng cho biết, 80% số lượng nguyên phụ liệu sản xuất giày dép của DN là nhập từ Indonesia và Trung Quốc. Vị giám đốc này nói: "Nguyên phụ liệu ở trong nước cũng có nhưng giá khá cao tương đương với hàng nhập khẩu trong khi đó chất lượng lại thua hàng nhập".
Giá nhân công vẫn còn rẻ, vẫn đang là lợi thế cạnh tranh của ngành giày dép Việt Nam
Đây là lợi thế cạnh tranh từ rất lâu của Việt Nam. Mặc dù giá nhân công tăng 25% so với năm 2000 nhưng so với Trung Quốc- nhà xuất khẩu giày dép lớn nhất thế giới, thì vẫn còn thấp hơn. Tuy vậy các doanh nghiệp không được xây dựng chiến lược phát triển trên cơ sở lợi thế này.
2.2.2.5 Nhân tố chủ quan
Qui mô các doanh nghiệp và vốn lưu động
Yếu tố này là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc lựa chọn phương thức gia công của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam nói chung ( doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc vốn trong nước) vẫn chưa có đủ tiếng nói trên thị trường thế giới. Mặc dù các thương hiệu Biti’s, Bita’s, Vento đã xuất hiện trên hơn 50 quốc gia nhưng thị phần là không đáng kể. Đóng góp vào giá trị xuất khẩu là không nhiều. Ngoài ra còn phải lưu ý thêm một khía cạnh nữa, sự thiếu hụt về vốn còn làm cho các doanh nghiệp không dám nhận những đơn hàng gia công lớn. Chính điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. Bằng chứng là các doanh nghiệp luôn bị ép giá và khi bị áp thuế chống bán phá giá thì điều đó còn tệ hơn nữa. Thậm chí dẫn đến việc không có đơn đặt hàng.
Khả năng tìm kiếm nguồn cầu, nắm bắt cơ hội.
Đây là một căn bệnh kinh niên của doanh nghiệp gia công xuất khẩu Việt Nam. Các doanh nghiệp chỉ chờ đợi ở những đối tác quen thuộc. Vấn đề này có 2 khía cạnh để nói. Một, các doanh nghiệp sẽ bị phụ thuộc vào khách hàng cũ. Hai, doanh nghiệp khó phát triển. Hơn thế nữa, một số doanh nghiệp Việt Nam sau một thời gian gặp khó khăn đã thu hẹp sản xuất đến khi thị trường hồi phục thì không chuẩn bị kịp để nắm bắt. Cần có cái nhìn đúng đắn đối với vấn đề này.
Năng lực thiết kế thiết kế mẫu mã, kiểu dáng
Doanh nghiệp Việt Nam thường ít có sự đầu tư cho khâu công nghệ sản xuất sản phẩm, không chú ý phát triển xây dựng một thương hiệu của ngành công nghiệp thời trang da giày, trong đó chú trọng nhất là khâu đào tạo lực lượng thiết kế tạo giá trị gia tăng cao, đầu tư nghiên cứu tạo ý tưởng về kiểu dáng, thiết kế sản phẩm và thiết kế mẫu sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thị trường ngoài nước.. Vì vậy, mẫu mã của doanh nghiệp không có sức cạnh tranh trên thị trường. Đối với phương thức gia công, khoản đầu tư thường bị xem là xa xỉ, nhưng nếu ta nhìn lại kinh nghiệm của bạn láng giềng Trung Quốc sẽ thấy đây thật sự là yếu tố tăng khả năng cạnh tranh đáng kể đem lại giá trị gia tăng cao.
Trình độ đội ngũ cán bộ
Cán bộ làm công tác kinh doanh xuất nhập khẩu: doanh nghiệp hoạt động trong ngành giày da sử dụng phương thức gia công chủ yếu là các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình. Mức độ am hiểu của người làm công tác thị trường thấp, mức độ am hiểu các thông tin thị trường về người mua, về giá cả còn hạn chế, họ chưa có khả năng tìm ra các khách hàng lâu dài, ổn định. Do đó, đơn đặt hàng lúc thiếu, lúc thừa. Cán bộ cũng chưa cân nhắc các hình thức gia công để từng bước chọn cho mình những công đoạn nhất định nhằm tăng tỷ lệ giá trị gia tăng mà doanh nghiệp nhận được. Từng bước phát triển và khẳng định thương hiệu để tỷ trọng mua đứt, bán đoạn hàng da giày cao hơn.
CHƯƠNG 3:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHƯƠNG THỨC GIA CÔNG XUẤT KHẨU CHO NGÀNH GIÀY DÉP
3.1 KIẾN NGHỊ VỚI CHÍNH PHỦ
Tạo cầu nối thông qua “chợ” doanh nghiệp và môi thi đua cho các doanh nghiệp trong nước bằng việc đánh giá xếp hạng năng lực của các thành viên
Đây là công việc cần ưu tiên hàng đầu. Nhà nước với tư cách là người trung gian tạo ra một môi trường bình đẳng đoàn kết các doanh nghiệp cùng ngành. Vấn đề thứ nhất giữa các doanh nghiệp là sự tin tưởng lẫn nhau để hợp tác. Hiệp hội có thể cung cấp thông tin đánh giá có chất lượng về các thành viên, cho các hội viên sử dụng thông tin và phải hổ trợ lại việc cập nhật thông tin. Thông qua đánh giá của Hiệp hội doanh nghiệp sẽ mạnh dạn hợp tác với nhau hơn. Vấn đề thứ hai là môi trường để của “cung cầu giúp đỡ” gặp nhau. Hiệp hội sẽ tạo môi trường giao dịch hoặc tìm sự hổ trợ , để thực hiện những hợp đồng gia công vượt quá khả năng của một thành viên.
Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn hổ trợ các doanh nghiệp vượt qua những rào cản kỹ thuật
Nhà nước nên đi đầu trong việc cập nhật và phổ biến thông tin qua các kênh truyền thông đại diện. Với tình hình hiện nay, các doanh nghiệp vẫn còn “lề mề” yếu kém trong việc tìm kiếm thông tin thì Nhà nước nên lưu ý, nhắc nhở, đồng thời bước đầu hổ trợ các doanh nghiệp tìm ra giải pháp khắc phục các rào cản.
Hổ trợ phát triển ngành công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu đạt tiêu chuẩn về chất
Cần lưu ý về chất lượng của ngành phụ liệu hiện nay vẫn chưa cao. Hơn thế nữa cần quan tâm đầu ra của ngành này. Nếu thành ngành xuất khẩu hoặc trở thành ngành hổ trợ thì cần có những chiến lược khác nhau. Nhưng tựu chung lại phải đạt yêu cầu về chất. Chỉ tiêu của ngành nguyên phụ liệu là cung cấp 60-70% cho ngành giày dép. Đó là con số ấn tượng! Nhìn lại con đường đã đi, con số là 40% nhu cầu, nhận xét của các bạn hàng “chất lượng và giá cả hàng nội chưa thể cạnh tranh lại hàng nhập khẩu” . Do đó, cấp lãnh đạo cần quan tâm đến chất lượng hơn là chạy theo chỉ tiêu thì sự đầu tư thời gian vừa qua là không uổng phí.
3.2 GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP
Đây là việc làm kịp thời để ngành da giày nói chung, từng doanh nghiệp sản xuất da giày, phụ liệu trong nước nói riêng, có dịp rà soát, nhìn nhận những điểm mạnh, yếu, để từ đó xây dựng nên một con đường phát triển bền vững với những giải pháp cụ thể là:
Đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn xuất nhập khẩu giỏi
Đây phải là ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp hiện nay. Vấn đề nhân lực cần được quan tâm để giải quyết những khó khăn trước mắt cũng như sự phát triển bền vững về sau. Những cán bộ này phải có khả năng đàm phán, nắm bắt và xử lý thông tin thị trường thế giới thật tốt.
Đa dạng hóa thị trường, chủ động tìm kiếm khách hàn, xây dựng uy tín thương hiệu
Ba mục tiêu này cần phải thực hiện cùng một lúc.Đa dạng hóa nhằm giảm bớt áp lực từ phía khách hàng, đồng thời là bước đi chiến lược mở rộng thị trường. Cần lưu ý, có sự phân biệt tương đối giữa đa dạng hóa thị trường và chủ động tìm kiếm khách hàng. Mặc dù kinh doanh bằng phương thức gia công nhưng bản thân doanh nghiệp vẫn phải biết xây dựng tên tuổi cho mình. Điều này rất quan trọng trong thời đại kinh doanh hiện nay, khi mà sự canh tranh ngày càng gay gắt, ngày càng nhiều đối thủ gia nhập ngành.
Thành lập các phòng ban phát triển ý tưởng thiết kế sản phẩm
Ý tưởng sáng tạo, mẫu mã đẹp chính là tạo ra lợi thế cạnh tranh tuyệt đối cho chính doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần tự tin và can đảm trong vấn đề này. Tuy nhiên cần lưu ý, trước khi nghiên cứu sáng tạo cần xác định rõ khách hàng của mình kinh doanh ở thị trường nào, nói đúng hơn cần nghiên cứu rõ thị trường tiêu dùng mà mình xuất khẩu. Giai đoạn này sẽ phát sinh thêm chi phí cho doanh nghiệp, tuy nhiên phải thống nhất rằng đây là sự đầu tư lầu dài mang tính chiến lược.
Chủ động liên kết với các bạn doanh nghiệp trong nước
Khi Nhà nước đã tạo ra sân chơi hoặc không thì bản thân Doanh nghiệp cũng nên tự tìm kiếm cơ hội và giải pháp cho riêng bản thân mình. Yếu điểm về qui mô và vốn có thể giải quyết trước mắt bằng việc hợp tác với nhau. Qua đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đủ khả năng đảm nhận những đơn hàng lớn giá trị xuất cao. Hơn thế nữa sự đoàn kết và hổ trợ sẽ giúp các doanh nghiệp tránh những bất lợi trong đàm phán giá gia công.
Để thực hiện được sự liên kết, mỗi doanh nghiệp chủ động đặt vấn đề với nhau. Bước đầu cần có sự rõ ràng và dứt khoát về thanh toán. Sau một thời gian có uy tín có thể hổ trợ như bạn hàng thân thiết.
KẾT LUẬN
c d
Hiện nay, ngành da giày vẫn luôn được coi là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam được Đảng và nhà nước quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để pháp triển. Trong thời gian qua, ngành đã có những bước phát triển khá ấn tượng với tốc độ tăng trưởng cao, quy mô sản xuất ngày càng mở rộng, kim ngạch xuất khẩu lớn… cùng với dệt may, da giày còn là ngành trọng tâm tạo công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải nhìn nhận thực tế rằng ngành da giày Việt Nam chủ yếu vẫn là sản xuất và xuất khẩu theo phương thức gia công thuần tuý, nên trên thị trường xuất khẩu thế giới ngành da giày Việt Nam vẫn còn yếu. Tuy kim ngạch xuất khẩu hằng năm ngành da giày Việt Nam là rất lớn đứng thứ 3 sau ngành dệt may và dầu thô, và đứng thứ 4 trên thế giới về xuất khẩu da giày nhưng giá trị gia tăng ngành mang lại không cao; đồng thời, vấn đề nguyên phụ liệu và công nghiệp phụ trợ của ngành là một trong những vấn đề nan giải cần phải khắc phục, đòi hỏi sự cố gắng từ cả nhà nước và các doanh nghiệp ngành da giày. Để làm được điều đó nhà nước, doanh nghiệp và hiệp hội gia giày Việt Nam phải liên kết chặt chẽ với nhau, thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ để đưa ngành da giày Việt Nam thoát ra khỏi vị thế gia công. Việt Nam hoàn toàn có đủ điều kiện để thể trở thành một trung tâm sản xuất giày dép chất lượng của khu vực và thế giới và ngành da giày có thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia theo đúng nghĩa là một ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao chứ không phải chỉ là gia công.
PHỤ LỤC
c d
Phụ lục 1: Thị trường xuất khẩu giày dép Việt Nam chủ yếu 2007-2010.
ĐVT: Triệu USD ,%
2007
2008
2009
6th/2010
Kim ngạch
Tỷ trọng
Kim ngạch
Tỷ trọng
Kim ngạch
Tỷ trọng
Kim ngạch
Tỷ trọng
TỔNG XK
3994.3
-
4767.8
-
4066.8
-
2280.0
-
EU
2184.7
55%
2508.3
53%
1948.0
47.9%
1022.70
44.9%
MỸ
885.1
22%
1075.1
23%
1038.8
25.5%
619.3
27.2%
NHẬT
114.8
3%
137.6
3%
122.5
3.0%
77.5
3.4%
TRUNG QUỐC
66.0
2%
107.2
2%
98.0
2.4%
63.7
2.8%
ASEAN
42.7
1%
53.0
1%
49.2
1.2%
26.7
1.2%
ÚC
39.5
1%
45.0
1%
43.2
1.1%
22.0
1.0%
Nguồn: Tổng cục thống kê
Phụ lục 2 : Kim ngạch xuất khẩu giày da vào một số nước EU chủ yếu (Đvt: 1000 USD)
2006
2007
Tăng/
giảm(%)
2008
Tăng/
giảm(%)
2009
Tăng/
giảm(%)
EU
1913200
2184700
14.19
2508300
14.81
1948000
-22.33
Trong đó
Anh
517745
526550
1.70
558960
6.16
444542
-20.47
Đức
339695
357936
5.37
392149
9.56
308740
-21.27
Bỉ
232421
278944
20.02
295297
5.86
202644
-31.38
Hà Lan
212816
279196
31.19
387777
38.89
283339
-26.93
Pháp
195469
200948
2.80
195180
-2.87
159754
-18.15
Italia
194429
216898
11.56
241806
11.48
192964
-20.20
TâyB.Nha
104902
128015
22.03
203478
58.95
214014
5.18
Canada
86675
78636
-9.27
93295
18.64
88766
-4.85
Thụy điển
53304
54501
2.24
63306
16.16
45262
-28.50
Áo
42484
48895
15.09
58758
20.17
43472
-26.02
Nguồn: Tổng cục thống kê
Phụ lục 3 : Các loại giầy dép tiêu thụ ở các thị trường chính EU 2008 (Đvt % giá trị)
Sports
footwear
Casual
footwear
Formal
footwear
Evening
footwear
Đức
Pháp
Anh
Ý
TBN
Hà Lan
Bỉ
21.7%
19.5%
23.4%
22.6%
22.3%
20.7%
20.0%
51.6%
51.4%
44.2%
46.9%
50.6%
51.1%
na
20.4%
21.5%
24.7%
22.5%
19.9%
21.8%
na
6.3%
7.6%
7.7%
8.0%
7.2%
6.4%
na
Nguồn: Euromonitor, National Trade Press, NPD, Trade Estimates (2010)
Phụ lục 4: Thành phần khách hàng tại một số nước EU năm 2008 (Đvt % giá trị)
Women
Men
Children
Giá trị KL
Giá trị KL
Giá trị KL
Đức
Pháp
Anh
Ý
TBN
Hà Lan
Bỉ
61.8% 59.0%
54.9% 49.4%
51.2% 52.8%
55.6%
22.3% 22.4%
26.3% 26.8%
29.2% 24.3%
27.6%
15.9% 18.6%
18.8% 23.8%
19.6% 22.9%
16.8%
Nguồn: Euromonitor, National Trade Press, Keynote, Xerfi, Trade Estimates (2010)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
GS.TS. Võ Thanh Thu, Ths Ngô Thị Hải Vân – Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh thương mại - Nxb Lao động Xã hội – 10/2006.
Hiệp hội da giày Việt Nam:
Tổng cục thống kê:
Tổng cục Hải Quan:
Bộ Công Thương:
Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam:
www.cbi.eu/marketinfo/cbi/docs/the_footwear_market_in_the_eu
www.ibisworld.com/industry
www.marketresearch.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de tai 3 nhm mnh lm.doc
- de tai 3.doc