Đề tài Giáo dục đại học là hàng hoá công cộng hay hàng hoá cá nhân, nên cung cấp hàng hoá này theo hình thức nào, bởi khu vực nào
Theo đề án Đổi mới giáo dục đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) soạn thảo, đến 2020 sẽ xây dựng 900 trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) với tổng số 4,5 triệu sinh viên, tổng kinh phí đầu tư là 20 tỷ USD. Giáo dục, một trong những đề tài làm tốn rất nhiều giấy mực của các báo, tạp chí và cũng được toàn xã hội Việt Nam quan tâm với rất nhiều hội thảo, từ cấp cơ sở đến Trung Ương. Trong đó, giáo dục đại học và vấn đề việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên đã và đang là mối quan tâm của không chỉ sinh viên và gia đình họ mà của cả các cấp quản lý và toàn xã hội nói chung. Luật Giáo dục đã khẳng nhiệm vụ của giáo dục đại học là “xây dựng nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đào tạo được đội ngũ khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, nắm vững và ứng dụng các tri thức trong thực tiễn, đổi mới và chuyển giao công nghệ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Điều đó có nghĩa là giáo dục đại học có trách nhiệm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ở thị trường lao động, nhu cầu cuộc sống và của công cuộc đổi mới, hội nhập với toàn cầu.
Mong muốn tìm hiểu rõ hơn vấn đề này chính là lí do chúng em chọn đề tài “Giáo dục đại học là hàng hoá công cộng hay hàng hoá cá nhân ? Nên cung cấp hàng hoá này theo hình thức nào ? Bởi khu vực nào”
13 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 9262 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giáo dục đại học là hàng hoá công cộng hay hàng hoá cá nhân, nên cung cấp hàng hoá này theo hình thức nào, bởi khu vực nào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Theo đề án Đổi mới giáo dục đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) soạn thảo, đến 2020 sẽ xây dựng 900 trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) với tổng số 4,5 triệu sinh viên, tổng kinh phí đầu tư là 20 tỷ USD. Giáo dục, một trong những đề tài làm tốn rất nhiều giấy mực của các báo, tạp chí và cũng được toàn xã hội Việt Nam quan tâm với rất nhiều hội thảo, từ cấp cơ sở đến Trung Ương. Trong đó, giáo dục đại học và vấn đề việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên đã và đang là mối quan tâm của không chỉ sinh viên và gia đình họ mà của cả các cấp quản lý và toàn xã hội nói chung. Luật Giáo dục đã khẳng nhiệm vụ của giáo dục đại học là “xây dựng nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đào tạo được đội ngũ khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, nắm vững và ứng dụng các tri thức trong thực tiễn, đổi mới và chuyển giao công nghệ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Điều đó có nghĩa là giáo dục đại học có trách nhiệm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ở thị trường lao động, nhu cầu cuộc sống và của công cuộc đổi mới, hội nhập với toàn cầu.
Mong muốn tìm hiểu rõ hơn vấn đề này chính là lí do chúng em chọn đề tài “Giáo dục đại học là hàng hoá công cộng hay hàng hoá cá nhân ? Nên cung cấp hàng hoá này theo hình thức nào ? Bởi khu vực nào”
chúng em rất mong được sự góp ý của Cô giáo và các bạn để đề tài chúng em được hoàn thiện hơn !
Bài thảo luận của chúng em bao gồm :
Phần I: Cơ sở lí luận về hàng hóa công cộng và hàng hóa tư nhân
Phần II: Phân tích thực trạng giáo dục đại học và cung cấp dịch vụ đại học ở khu vực công và khu vực tư
PHẦN I.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNG HÓA CÔNG CỘNG VÀ HÀNG HÓA TƯ NHÂN
I. HÀNG HÓA CÔNG CỘNG VÀ CUNG CẤP HÀNG HÓA CÔNG CỘNG
1. hàng hóa công cộng
Hàng hóa công cộng là hàng hóa khi có người này đang hưởng thụ những lợi ích do nhưng hàng hóa đó tạo ra , không ngăn cản cá nhân khác đồng thời hưởng thụ những lợi ích đó.
Hàng hóa công cộng có 2 thuộc tính:
Không loại trừ: khi hàng hóa đã được cung cấp không thể loại trừ hoạc rất tốn kém để loại trừ (thông qua giá) các cá nhân ra khỏi việc tiêu thụ hàng hóa đó.
Không cạnh tranh: khi hàng hóa đã được cung cấp việc có thêm một người nữa cùng hưởng thụ những lợi ích do hàng hóa đó tạo ra không ngăn cản không ảnh hưởng tới lợi ích của những người tiêu dùng trước đó.
Hàng hóa công cộng được chia lam 2 loại: hàng hóa công cộng thuần túy và hàng hóa công cộng không thuần túy.
Trong thực tế, có một số hàng hóa công cộng có đầy đủ hai tính chất nêu trên như quốc phòng, đèn đường, đài phát thanh.... Các hàng hóa đó có chi phí biên để phục vụ thêm một người sử dụng bằng 0, ví dụ đài phát thanh một khi đã xây dựng xong thì nó ngay lập tức có thể phục vụ tất cả mọi người, kể cả dân số luôn tăng.
Tuy nhiên có nhiều hàng hóa công cộng không đáp ứng một cách chặt chẽ hai tính chất đó ví dụ đường giao thông, nếu có quá đông người sử dụng thì đường sẽ bị tắc nghẽn và do đó những người tiêu dùng trước đã làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng của những người tiêu dùng sau. Đó là những hàng hóa công cộng có thể tắc nghẽn. Một số hàng hóa công cộng mà lợi ích của nó có thể định giá thì gọi là hàng hóa công cộng có thể loại trừ bằng giá. Ví dụ đường cao tốc, cầu... có thể đặt các trạm thu phí để hạn chế bớt số lượng người sử dụng nhằm tránh tắc nghẽn. tuy nhiên đó cũng là điều không được mong muốn.
(ví dụ:cây cầu – hàng hóa công cộng có thể loại trừ bằng giá nhưng không được mong muốn)
2. cung cấp hàng hóa công cộng
Hàng hóa công cộng được cung cấp dưới 2 hình thức: cung cấp tư nhân và cung cấp công cộng.
Cung cấp công cộng được cung cấp với những hàng hóa công cộng thuần túy còn gọi là “kẻ ăn không”
Có những hàng hóa công cộng mà chi phí để duy trì hệ thống quản lý nhằm loại trừ bằng giá (gọi là chi phí giao dịch) rất tốn kém, ví dụ chi phí để duy trì hệ thống các trạm thu phí trên đường cao tốc,... thì có thể sẽ hiệu quả hơn nếu cung cấp nó miễn phí và tài trợ bằng thuế. Tuy vậy, để cân nhắc việc này cần so sánh tổn thất phúc lợi xã hội trong hai trường hợp.
Ví dụ đồ thị dưới đây:
Giả sử hàng hóa công cộng có chi phí biên để sản xuất là c và do phát sinh thêm chi phí giao dịch nên giá của nó bị đẩy lên tới P. Mức cung cấp hàng hóa cộng cộng hiệu quả nhất là khi chi phí biên bằng lợi ích biên nghĩa là Qo. Tuy nhiên do giá bị đẩy lên p bởi chi phí giao dịch nên chỉ còn Qe người sử dụng hàng hóa, xã hội bị tổn thất một lượng phúc lợi bằng diện tích tam giác ABE. Thế nhưng nếu hàng hóa được cung cấp miễn phí thì sẽ có Qm người sử dụng chứ không phải Qo. Trong trường hợp này lợi ích biên (chính là đường cầu) nhỏ hơn chi phí biên c nên xã hội cũng bị tổn thất một lượng phúc lợi bằng diện tích hình tam giác EFQm do tiêu dùng quá mức. Trong trường hợp này chính phủ muốn quyết định xem nên cung cấp hàng hóa công cộng miễn phí hay thu phí cần phải so sánh tổn thất phúc lợi xã hội, nếu tổn thất do tiêu dùng quá mức nhỏ hơn tổn thất trong trường hợp tiêu dùng dưới mức hiệu quả thì cung cấp miễn phí và ngược lại. Tuy nhiên việc cung cấp hàng hóa cộng cộng miễn phí hay thu phí hoàn toàn không liên quan đến khu vực công cộng hay khu vực tư nhân sẽ sản xuất nó. Nếu chính phủ thấy rằng một hàng hóa công cộng nào đó cần được cung cấp miễn phí thì chính phủ hoàn toàn có thể đặt hàng khu vực tư nhân sản xuất rồi cung cấp nó.
Hàng hóa giáo dục đại học
Giáo dục đại học là một đề tài mà luôn làm các nhà lãnh đạo phải trăn trở bởi gáo dục đại học đó là giáo dục nguồn tài nguyên của đất nước.
Có một sự khác biệt rất lớn giữa giáo dục đại học giữa các nước đang phát triển và các nước đã phát triển . Tại các nước đang phát triển, nhiều cơ sở hạ tầng của giáo dục đại học vẫn đang được trong giai đoạn xây dựng. Có thể không đủ các cử nhân được đào tạo tốt và nguồn tiền được cung cấp cho giáo dục thậm chí chỉ ở mức độ cơ bản nhất trong vấn đề đào tạo đại học.Tuy nhiên nền kinh tế còn đang trong tình trạng khó khăn khiến cho việc đầu tư vào giáo dục còn hạn chế.
Mặc dù như thế nhưng giáo dục đại học vẫn có thể được phát triển cho kịp với các nước tiên tiến nhờ vào những nguồn tài trợ thông qua sự đóng góp của người dân.
Nhiệm vụ của giáo dục đại học đó là Giáo dục đại học ngày nay hướng tới việc thỏa mãn nhu cầu của 3 đối tượng: nhu cầu của nhà nước về cán bộ quản lý nhà nước trong các ngành; nhu cầu của người học để có được kiến thức và trình độ nhằm có được việc làm (trong đó không thể không kể đến nhu cầu có được tấm bằng mà người ta gọi đó là nhu cầu dởm); nhu cầu của các doanh nghiệp (trong việc sử dụng người lao động sau tốt nghiệp)
PHẦN II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CUNG CẤP Ở KHU VỰC CÔNG VÀ CUNG CẤP Ở KHU VỰC TƯ NHÂN
1 .THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở NƯỚC TA
Thực trạng các vấn đề trong giáo dục đại học ở Việt Nam: cung không đáp ứng cầu
Đã 20 năm kể từ khi Việt Nam chấp nhận cơ chế thị trường trong phát triển kinh tế xã hội. Cùng với xu thế toàn cầu hóa, chính sách ‘đổi mới’ và kinh tế thị trường đã thổi một luồng gió mới, tạo điều kiện phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, kéo theo sự gia tăng nhu cầu về nhân lực chất lượng cao, đòi hỏi giáo dục đại học phải thay đổi nhằm đáp nhu cầu đó. Có thể nói rằng, cơ chế thị trường đã tác động đến tất cả các khía cạnh trong đời sống xã hội ở Việt Nam, trong đó có giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học khi mà thị trường lao động phát triển cùng với sức ép buộc sinh viên tự tìm việc sau đào tạo. Thế nhưng, đứng trên góc nhìn của kinh tế thị trường, có thể thấy, bước vào thế kỷ 21, nền giáo dục Việt Nam chưa chuyển mình kịp để đáp ứng nhu cầu đào tạo và hội nhập quốc tế. Cùng với sự tồn tại của hệ thống các cơ quan quản lý và doanh nghiệp nhà nước là sự xuất hiện và phát triển của hàng trăm ngàn doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty cổ phần đã tạo nên một thị trường lao động đầy tiềm năng với cầu ở mức cao. Tuy nhiên, không phải vì thế mà sức ép trong ngành cung ứng lao động thấp, nhu cầu lao động qua đào tạo đã và đang ngày càng tăng lên cả về lượng và chất. Chính vì thế, dù số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học mỗi năm lên tới vài chục vạn người và vẫn tăng lên hàng năm do sự phát triển của các trường đại học công lập và dân lập với nhiều hệ đào tạo khác nhau nhưng hầu hết các doanh nghiệp luôn phàn nàn rằng, họ luôn gặp khó khăn trong tuyển dụng nguồn nhân lực theo yêu cầu.
Theo khảo sát của Bộ Giáo dục Đào tạo, hầu hết các sinh viên ra trường đều có được việc làm nhưng tỷ lệ người có được việc làm đúng chuyên ngành được đào tạo dưới 20%. Chính vì thế, hầu hết sinh viên mới tốt nghiệp thường phải được đào tạo lại tại nơi mà họ được tuyển dụng từ 6 tháng tới 1 năm. Tất nhiên, cũng có một số (nhưng rất ít) người không cần đào tạo lại vẫn làm việc tốt. Cái mà giáo dục đại học cần hướng tới đó là đại đa số sinh viên ra trường đều có thể bắt tay vào công việc được đào tạo, đáp ứng cơ bản những yêu cầu của công việc đó. Việc phải đào tạo lại sinh viên mới tốt nghiệp đã tạo một sức ép lớn lên các doanh nghiệp trong việc sử dụng những người được coi là đã được đào tạo nhưng lại không hiểu vai trò, trách nhiệm và công việc của mình tại nơi làm việc.
2. DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐƯỢC CUNG CẤP Ở KHU VỰC CÔNG
Ở nước ta hiện nay, hầu hết giáo dục đại học thường thấy đa phần được cung cấp tại các khu vực công, các trường đại học lớn và danh tiếng đều là trường đại học của nhà nước.
Trong phần trên, chúng ta đã thấy thị trường thất bại như thế nào trong việc cung ứng các hàng hóa dịch vụ tạo ra ngoại ứng. Rất nhiều cá hàng hóa dịch vụ do Chính phủ cung cấp như: quốc phòng sẽ tạo ra ngoại ứng tích cực một khi nó đã được cung cấp. Còn về các dịch vụ giáo dục đại học mà được Chính phủ cung cấp sẽ như thế nào? Liệu rằng nó có tạo ra được ngoại ứng tích cực hay không?
Một câu hỏi đặt ra cho việc các dịch vụ giáo dục được cung cấp ở khu vực công là liệu nó có cho ta mức hiệu quả mà ta mong muốn ở các dịch vụ giáo dục đó? Nhu cầu về các dịch vụ giáo dục ngày càng tăng cao, nếu như dịch vụ giáo dục chỉ được cung cấp ở khu vực công liệu có đáp ứng đủ nhu cầu học đại học của người dân?
Các trường đại học lớn nhu cầu của người học thì luôn luôn ở mức cao mà đáp ứng thì có hạn. Nhiều biện pháp đã được đưa ra như tăng cường cơ sở vật chất cũng như thực hiện đào tạo liên kết hay đổi mới phương pháp học tập để cho sinh viên có nhu cầu được học tập. Có thể nói rằng, cơ chế thị trường đã tác động đến tất cả các khía cạnh trong đời sống xã hội ở Việt Nam, trong đó có giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học khi mà thị trường lao động phát triển cùng với sức ép buộc sinh viên tự tìm việc sau đào tạo. Thế nhưng, đứng trên góc nhìn của kinh tế thị trường, có thể thấy, bước vào thế kỷ 21, nền giáo dục Việt Nam chưa chuyển mình kịp để đáp ứng nhu cầu đào tạo và hội nhập quốc tế.
Cùng với sự tồn tại của hệ thống các cơ quan quản lý và doanh nghiệp nhà nước là sự xuất hiện và phát triển của hàng trăm ngàn doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty cổ phần đã tạo nên một thị trường lao động đầy tiềm năng với cầu ở mức cao. Tuy nhiên, không phải vì thế mà sức ép trong ngành cung ứng lao động thấp, nhu cầu lao động qua đào tạo đã và đang ngày càng tăng lên cả về lượng và chất. Theo khảo sát của Bộ Giáo dục Đào tạo, hầu hết các sinh viên ra trường đều có được việc làm nhưng tỷ lệ người có được việc làm đúng chuyên ngành được đào tạo dưới 20%. Chính vì thế, hầu hết sinh viên mới tốt nghiệp thường phải được đào tạo lại tại nơi mà họ được tuyển dụng từ 6 tháng tới 1 năm. Tất nhiên, cũng có một số (nhưng rất ít) người không cần đào tạo lại vẫn làm việc tốt. Cái mà giáo dục đại học cần hướng tới đó là đại đa số sinh viên ra trường đều có thể bắt tay vào công việc được đào tạo, đáp ứng cơ bản những yêu cầu của công việc đó. Việc phải đào tạo lại sinh viên mới tốt nghiệp đã tạo một sức ép lớn lên các doanh nghiệp trong việc sử dụng những người được coi là đã được đào tạo nhưng lại không hiểu vai trò, trách nhiệm và công việc của mình tại nơi làm việc. Có thể khẳng định rằng, đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động cả về số lượng và chất lượng. Về số lượng, sự thiếu hụt nguồn nhân lực đạt chuẩn ở hầu hết các ngành, đặc biệt là các ngành mới đã và đang đặt các doanh nghiệp vào tình thế nan giải trong quản lý nhân sự. Tình hình này không chỉ diễn ra ở ngành công nghệ thông tin mà ở cả các ngành kinh tế như tài chính ngân hàng, marketing, du lịch hay đóng tàu. Về chất lượng, có thể nói, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học đáp ứng được yêu cầu thực tế công việc hiện tại là rất thấp. Theo Ngân hàng Thế giới, có tới 50% doanh nghiệp may mặc, hóa chất đánh giá lao động được đào tạo không đáp ứng nhu cầu của mình. Khoảng 60% lao động trẻ tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo cần được đào tạo lại ngay sau khi tuyển dụng, cá biệt, lĩnh vực phần mềm cần đào tạo lại ít nhất 1 năm cho 80% - 90% sinh viên tốt nghiệp được tuyển dụng. Không chỉ phải đào tạo lại về chuyên môn nghiệp vụ, người sử dụng lao động còn phải huấn luyện cho nhân viên cả thái độ làm việc, nhận thức về trách nhiệm và nghĩa vụ trong công việc để có được quyền lợi mà họ được hưởng, các kỹ năng cần thiết trong công việc như giao tiếp, thương lượng, sử dụng máy tính, ngoại ngữ… và đặc biệt là kỷ luật làm việc, tuân thủ thời gian trong công việc, nhất là các doanh nghiệp có quan hệ với đối tác nước ngoài.
Vậy đâu là nguyên nhân của những hạn chế trên mặc dù dịch vụ giáo dục ở khu vực công đã rất được quan tâm và đầu tư?
Chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy rằng dịch vụ giáo dục đại học tuy có hạn chế về cơ sở vật chất nhưng bù lại là có đội ngũ giảng viên chất lượng cao đầu nghành đều tham gia giảng dạy tại các trường đại học Công, những gì tốt nhất mà người học yêu cầu thì các trường đại học này đều có thể đáp ứng được. Do được đầu tư từ tài chính công nên cơ sở vật chất, trang thiết bị, tiền lương cho cán bộ công chức cũng từ nguồn tài chính này nên ổn định hơn chính vì thế nên người học có thể yên tâm hơn.
DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐƯỢC CUNG CẤP Ở KHU VỰC TƯ NHÂN
Chưa nói tới giá cả của các dịch vụ giáo dục mà tư nhân cung cấp, đầu tiên ta nhìn vào mặt quan trọng nhất trong lĩnh vực dịch vụ này đó là “chất lượng”. Câu hỏi đặt ra là Chất lượng các dịch vụ giáo dục tư nhân: Ai quản?
Mới đây, nhiều các trường đại học tư nhân liên tiếp đầu tư các trang thiết bị hiện đại phục vụ việc học và thực hành. Nhưng công cuộc đầu tư này vẫn chưa thỏa mãn nhu cầu đào tạo của người học .
Lý do là: từ nhiều năm nay, việc xã hội hoá dịch vụ giáo dục được truyền thông mạnh mẽ. Nhưng trên thực tế, tư nhân vẫn bị chèn ép nhiều mặt trong khi khu vực công quá tải
Bằng chứng của việc chưa thoả mãn này là nhiều cơ sở trường đại học tư nhân khi đầu tư mới, vẫn không cần đến quảng cáo và hoạt động quan hệ cộng đồng (PR). Người học có nhu cầu nhưng không đủ đáp ứng điều kiện của giáo dục công nên tìm đến các dịch vụ giáo dục tư nhân. Tuy nhiên điều kiện của khu vực tư nhân thì cơ sở vật chất thì được đầu tư hiện đại như học và thực hành toàn bộ sử dụng bằng máy vi tính hay học bằng máy chiếu, cơ sở vật chất khang trang hiện đại. Nhưng đó cũng chỉ là điểm sáng trong cả một vùng tối. Hạn chế của giáo dục tư nhân đó là chất lượng giảng viên chưa cao, đào tạo thì mang tính chất giữ người học, không chuyên sâu nên chất lượng không cao.
Cũng do cơ chế mở cửa của Nhà nước mà các trường đại học dân lập ồ ạt được thành lập dẫn đến tình trạng không đủ sinh viên theo học thậm chí là dự thi tuyển sinh dẫn đến nhiều trường chỉ hoạt động mang tính chất cầm chừng có trường còn có nguy cơ bị đóng cửa. Như vậy thì dịch vụ giáo dục của tư nhân sẽ đi đến đâu ?
Đối với nhóm tư nhân, khi xây dựng giá dịch vụ, cần tính đủ và người sử dụng dịch vụ đó sẽ phải trả toàn bộ chi phí, vì vậy nên chi phí khi sử dụng dịch vụ ở khu vực tư nhân là cao hơn rất nhiều so với sử dụng các dịch vụ này ở khu vực công. Chính vì thế mà người học lại càng có nhu cầu đổ xô vào dịch vụ công .
4. NHÌN NHẬN VỀ TÍNH ƯU VIỆT CỦA VIỆC CUNG CẤP DỊCH VỤ GIÁO DỤC Ở KHU VỰC CÔNG VÀ KHU VỰC TƯ NHÂN
Mỗi khu vực đều có những ưu và nhược điểm khác nhau nhưng để nói nên phát triển dịch vụ giáo dục ở khu vực nào thì ta nên xem xét đến rất nhiều vấn đề đặt ra trước mắt, nếu Nhà nước mở cửa cho tư nhân phát triển mạnh mẽ liệu rằng chất lượng có còn được đảm bảo? Và thực tế các dịch vụ giáo dục tốt nhất có thể đến được với tất cả người dân có nhu cầu hay không? Và giáo dục công có thực sự có đủ để đáp ứng nhu cầu của người học .
Tuy nhiên ở Việt Nam, hệ thống giáo dục công chỉ tập trung ở các thành phố lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế... Sự tập trung ở các thành phố lớn như vậy làm cho bất cập về vấn đề dân số ở các thành phố lớn. Vẫn biết dịch vụ giáo dục được cung cấp ở khu vực công tốt hơn là cung cấp ở dịch vụ tư nhưng với tình hình hiện tại nhu vầu người học tăng cao như hiện nay thì khuyến khích phát triển giáo dục tư nhân cũng là một giải pháp để đáp ứng nhu cầu của người học. Tuy nhiên cần phải có cơ chế quản lí tốt cũng như phải có những chính sách quản lí chất lượng của người dạy cũng như ý thức của người học để giáo dục tư nhân giảm bớt được những hạn chế đang tồn tại.
KẾT LUẬN
Giáo dục và đặc biệt là giáo dục đại học là vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay nhất là trong giai đoạn mà giáo dục đang bị nhận xét là thương mại hóa giáo dục đặt ra những thử thách lớn đối với việc phát triển theo chiều hướng nào “ công hay là tư nhân ’. Vai trò của Nhà nước là phải xác định rõ nên phát triển giáo dục theo khu vực nào ?
Để hoàn thành bài thảo luận này chúng em xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy nhiệt tình của cô giáo bộ môn “kinh tế công cộng” – trường Đại Học Thương Mại.
Do kiến thức vẫn còn hạn chế và thời gian nghiên cứu điều kiện tiếp xúc thực tiễn còn hạn hẹp nên chúng em chưa thể tìm hiểu và trình bày một cách kỹ lưỡng về các vấn đề liên quan đến bài thảo luận, không thể tránh những những sai sót.
Rất mong sự quan tâm đóng góp, bổ xung ý kiến để bài thảo luận của nhóm chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 20 tháng 12 năm 2011
Sinh viên
Nhóm 5 – lớp K7HK12
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giáo dục đại học là hàng hoá công cộng hay hàng hoá cá nhân Nên cung cấp hàng hoá này theo hình thức nào Bởi khu vực nào.doc