LỜI MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa của đề tài
Ngày nay, ngân sách Nhà nước (NSNN) đã trở thành công cụ điều chỉnh
kinh tế vĩ mô cực kỳ quan trọng của Nhà nước, nó giữ vai trò quyết định chi phối
đến sự phát triển kinh tế, thực hiện công bằng xã hội. Trong điều kiện nền kinh tế
nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa; để quản lý ngân sách một cách hiệu quả, trước
hết cần phải nhận thức lại những vấn đề lý luận về ngân sách Nhà nước, đổi mới
nội dung hoạt động của nó gắn với điều kiện của cơ chế thị trường và định hướng
phát triển kinh tế - xã hội.
Chi ngân sách là một trong hai nội dung cấu thành NSNN, giữ vai trò bảo
đảm cho các cấp chính quyền địa phương thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế
- xã hội trên địa bàn. Trong quản lý, điều hành ngân sách, điều chỉnh tỷ trọng các
nội dung chi trong cơ cấu chi NSNN sẽ có tác động rất lớn đến mối tương quan
giữa tích lũy với tiêu dùng, giữa mục tiêu tăng trưởng với đảm bảo công bằng xã
hội. Do vậy, hoàn thiện cơ cấu chi NSNN là một trong những giải pháp quan trọng
để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH.
Thời gian qua, công tác điều hành cơ cấu chi NSNN của tỉnh Bình Thuận
đã có những thay đổi theo hướng tích cực, mặc dù cân đối ngân sách còn rất khó
khăn nhưng tỷ trọng cơ cấu chi đầu tư phát triển trong cơ cấu chi NSNN hàng năm
không ngừng tăng, góp phần đáng kể vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo đà
cho tăng trưởng kinh tế, ổn định đời sống xã hội. Tuy vậy, bên cạnh mặt tích cực
vẫn còn bộc lộ những tồn tại trong điều hành cơ cấu chi NSNN, đó là: việc hoạch
định kế hoạch chi ngân sách còn chưa đãm bảo tình khoa học, một số nội dung
trong cơ cấu chi NSNN còn chưa phù hợp, chưa đáp ứng đầy đủ nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương. Do vậy, tiếp tục hoàn thiện cơ cấu chi NSNN
để đáp ứng những đòi hỏi phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới vẫn đang
là vấn đề mang tính cấp bách.
Xuất phát từ yêu cầu về thực tiễn quản lý NSNN tại địa phương đang công
tác, sau ba năm được học tập và trang bị những kiến thức lý luận sau đại học, tôi
chọn đề tài luận văn “Hoàn thiện cơ cấu chi ngân sách để chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của tỉnh Bình Thuận theo hướng CNH - HĐH”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Nội dung của đề tài tự bản thân nó đã mang ý nghĩa rộng lớn cả về mặt cơ
sở lý luận lẫn thực tiễn. Mục tiêu của đề tài là đề ra những phương hướng, giải
pháp và kiến nghị cụ thể về tiếp tục hoàn thiện cơ cấu chi ngân sách tại tỉnh Bình
Thuận để quản lý và sử dụng các khoản chi ngân sách của tỉnh một cách hợp lý,
hiệu quả nhất.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Nhằm đạt được mục tiêu cơ bản trên đây, Luận văn tập trung nghiên cứu,
hệ thống lại những vấn đề cơ sở lý luận về ngân sách Nhà nước, lý luận về cơ cấu
chi NSNN, Luật NSNN; phân tích thực trạng về cơ cấu chi NSNN của tỉnh Bình
Thuận trong thời gian qua, rút ra những mặt tích cực, mặt còn hạn chế, tìm ra
những nguyên nhân tồn tại; đề xuất những giải pháp cơ bản tiếp tục hoàn thiện cơ
cấu chi NSNN của tỉnh để phục vụ mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
CNH – HĐH .
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu xuyên suốt của Luận văn là phương pháp duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử. Với cơ sở phương pháp luận trên, NSNN được xem
như là một công cụ kinh tế của Nhà nước luôn biến đổi và phát triển; do vậy cần
được thường xuyên nghiên cứu, hoàn thiện và phát triển. Các kết luận và giải pháp
đề xuất được đúc kết từ quá trình thu thập, khảo sát và tổng hợp các thông tin, tư
liệu; qua đó đối chiếu với cơ sở lý luận để làm sáng tỏ những nội dung nghiên cứu.
Ngoài ra để bảo đảm tính khoa học, Luận văn cũng tuân thủ một số nguyên
tắc và phương pháp cơ bản như nguyên tắc khách quan, nguyên tắc toàn diện,
phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp hệ thống.
5. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn ngoài lời mở đầu và phần kết luận gồm có 3 chương :
Chương I: Lý thuyết cơ bản về NSNN và cơ cấu chi NSNN với chuyển
dịch cơ cấu kinh tế
Chương II: Thực trạng về cơ cấu chi ngân sách của tỉnh Bình Thuận
Chương III: Các giải pháp hoàn thiện cơ cấu chi ngân sách để chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Thuận theo hướng CNH - HĐH.
Do khả năng và thời gian còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi còn
nhiều sai sót. Nhiều vấn đề trong Luận văn đặt ra nhưng chưa được nghiên cứu,
giải quyết thật thấu đáo. Kính mong các Thày, Cô, các đồng nghiệp quan tâm, cho
ý kiến để Luận văn được hoàn thành và mang ý nghĩa thiết thực hơn.
72 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2474 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện cơ cấu chi ngân sách để chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Thuận theo hướng công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tế - xã hội theo đó cũng ngày càng tăng. Để từng bước phấn đấu cho mục tiêu
“dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, một trong những
nhiệm vụ ngày càng giữ vai trò quan trọng của Nhà nước là tăng cường phúc lợi xã
hội.
Quan điểm điều hành chi NSNN là phải chú ý tập trung cho việc đầu tư
cung cấp các hàng hóa, dịch vụ công cộng mà thị trường không thể cung cấp hoặc
cung cấp không đủ. Thông qua các khoản chi, NSNN giữ vai trò chủ đạo hoặc phải
tạo cơ chế chính sách huy động từ các thành phần kinh tế khác tham gia góp phần
thỏa mãn nhu cầu hàng hóa, dịch vụ công cộng.
Phân phối ngân sách Nhà nước phải được thực hiện tiết kiệm trong sản xuất
kinh doanh, cần kiệm trong chi tiêu dùng, dồn vốn cho đầu tư phát triển, bảo đảm
tốc độ tăng chi đầu tư phát triển cao hơn tốc độ tăng chi thường xuyên.
Thứ năm, Cơ cấu chi NSNN phải được đổi mới và hoàn thiện trên cơ sở
tăng cường thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí.
Quan điểm này yêu cầu phải thực hiện triệt để nguyên tắc tiết kiệm và hiệu
quả trong quản lý, điều hành chi ngân sách, tăng cường kỷ luật, kỷ cương và tính
pháp luật của các chính sách, hoạt động tài chính. Các khoản chi ngân sách phải
hướng đến những mục tiêu cụ thể trong việc đáp ứng yêu cầu của chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội, ổn định thị trường, nâng cao phúc lợi xã hội. Chi NSNN tuân
thủ nguyên tắc chi tiêu dùng không được vượt quá khả năng nguồn thu của địa
phương, các khoản chi phải đúng theo chế độ, định mức thống nhất.
Công tác quản lý, điều hành ngân sách phải dựa trên nền tảng pháp luật
3.3. Các giải pháp hoàn thiện cơ cấu chi NSNN nhằm chuyển dịch cơ
cấu kinh tế tỉnh Bình Thuận theo hướng CNH-HĐH
Trang 49
Trên cơ sở đặc điểm tự nhiên, điều kiện và tình hình kinh tế - xã hội, để
thực hiện được mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH của
Tỉnh; trong giai đoạn 2005 - 2010 cần phải thực hiện một số giải pháp cơ bản trong
điều hành cơ cấu chi NSNN tỉnh Bình Thuận như sau:
3.3.1. Xác định trình tự ưu tiên của các nội dung chi trong cơ cấu chi
NSNN một cách hợp lý và hiệu quả
Mục tiêu của việc xác định thứ tự ưu tiên các nội dung chi ngân sách là
nhằm hoạch định kế hoạch chi ngân sách trong dài hạn. Nó thể hiện vai trò quan
trọng của ngân sách trong việc đảm bảo phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội. So với cả nước, Bình Thuận là một tỉnh còn nghèo, nền kinh
tế còn ở trình độ phát triển thấp, cơ cấu kinh tế lạc hậu, nhu cầu về vốn đầu tư là rất
lớn, do đó trong khi thu ngân sách chưa đáp ứng được nhu cầu chi thì việc xác định
thứ tự ưu tiên các khoản chi trong cơ cấu chi NSNN được xem là nhiệm vụ trọng
tâm trong quản lý điều hành chi ngân sách.
Để hoàn thành mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH –
HĐH, cơ cấu chi NSNN của tỉnh trong giai đoạn 2006 – 2010 về nguyên tắc vẫn
tiếp tục sắp xếp theo thứ tự ưu tiên cho chi đầu tư phát triển rồi mới đến chi thường
xuyên.
Chi đầu tư phát triển được xếp thứ tự ưu tiên hàng đầu vì vốn đầu tư ngân
sách luôn đóng vai trò quan trọng mang tính quyết định trong phát triển kinh tế -
xã hội, trong thời gian tới hàng năm phải dành từ 35 - 40% chi NSNN để đầu tư
phát triển kinh tế. Tuy nhiên, để phát huy một cách hiệu quả nhất đồng vốn bỏ ra,
các cấp quản lý phải cân nhắc đầu tư vào khu vực nào, ngành nào nào quan trọng
then chốt, mang tính chất quyết định.
Trong cơ chế thị trường có sự định hướng của Nhà nước, vốn đầu tư phát
triển từ NSNN sẽ chủ yếu đầu tư vào xây dựng, nâng cấp các công trình kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội, nhất là các công trình kết cấu hạ tầng nông nghiệp và nông
thôn để tạo điều kiện thu hút vốn từ các thành phần kinh tế khác khai thác các tiềm
năng, lợi thế của địa phương để phát triển. Ngoài ra, vốn đầu tư phát triển từ
NSNN còn phải tập trung cho các công trình trọng điểm của Tỉnh, các mục tiêu,
nhiệm vụ ưu tiên của chiến lược, hỗ trợ đầu tư phát triển hợp lý cho các vùng còn
khó khăn.
Như vậy, các khoản chi đầu tư từ ngân sách phải từng bước mang tính định
hướng, xóa bỏ bao cấp. Để tập trung nguồn lực đầu tư phát triển, phải hạn chế các
khoản chi đầu tư mang tính chất tiêu dùng như chi xây dựng trụ sở cơ quan hành
chính sự nghiệp.
Trang 50
Chi thường xuyên trong NSNN bao gồm các nội dung chi phát sinh tương
đối đều đặn trong những khoảng thời gian ngắn, được sắp xếp sau chi đầu tư phát
triển về thứ tự ưu tiên. Tuy nhiên, không thể hiểu là trong điều hành NSNN, Nhà
nước phải bằng mọi giá thắt chặt các khoản chi thường xuyên để tập trung cho chi
đầu tư phát triển. Mục tiêu đề ra của sắp xếp thứ tự ưu tiên trong chi NSNN là vừa
phải bảo đảm nguồn lực để phát triển, vừa phải bảo đảm các nhu chi thực sự cần
thiết phục vụ hoạt động của bộ máy Nhà nước nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ của
mình.
Do vậy, để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH thì cơ cấu
chi NSNN chi đầu tư phát triển phải được ưu tiên nhưng chỉ trong trường hợp đã
thỏa mãn nhu cầu tối thiểu các khoản chi thường xuyên theo định mức chi tiêu.
3.3.2. Xác định trình tự ưu tiên trong từng nội dung chi cho phù hợp
Để có cơ cấu chi NSNN hợp lý, ngoài việc xác định trình tự ưu tiên giữa
chi đầu tư phát triển với chi thường xuyên, còn phải xác định được thứ tự ưu tiên
giữa các nội dung chi trong cơ cấu chi đầu tư phát triển và các nội dung chi trong
cơ cấu chi thường xuyên.
3.3.2.1. Xác định trình tự ưu tiên hợp lý trong cơ cấu chi đầu tư phát triển
Để đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chi đầu tư phát triển trong
thời gian tới phải tập trung vào các ngành thế mạnh, mũi nhọn của tỉnh, ưu tiên
cho phát triển các vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa.
Về vốn đầu tư xây dựng cơ bản: tập trung bố trí vốn cho xây dựng các công
trình cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển các lĩnh vực then chốt của
Tỉnh như cảng cá, đường giao thông, thủy lợi, vệ sinh môi trường, đầu tư ở các
vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn nhằm thu hút vốn đầu tư từ các thành
phần khác, tạo việc làm cho người lao động.
Vốn xây dựng cơ bản bố trí một cách tập trung, không dàn trải, không kéo
dài thời gian thi công, nhanh chóng đưa công trình vào sử dụng để phát huy ngay
hiệu quả, phục vụ cho phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa. Cơ cấu vốn đầu
tư cần được bố trí cho các lĩnh vực ngành nghề vừa tạo tăng trưởng kinh tế nhưng
đồng thời phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Hạn chế việc xây dựng các trụ sở làm việc, các công trình chưa cấp bách, ít
hiệu quả. Không bố trí vốn trong kế hoạch đối với các công trình không đầy đủ thủ
tục xây dựng cơ bản. Ưu tiên vốn cho các công trình trọng điểm và các công trình
chuyển tiếp có khả năng hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm. Ngoài ra, cũng
Trang 51
cần ưu tiên cho những công trình có tỷ lệ vốn đầu tư thiết bị cao trong tổng vốn
đầu tư để khuyến khích đổi mới công nghệ
Việc quản lý vốn đầu tư phải chấp hành đúng theo các quy định của Chính
phủ. Cơ quan quản lý Nhà nước cần thận trọng trong khâu lựa chọn dự án, mở rộng
dự án và nâng cao chất lượng đấu thầu, kiểm soát chặt chẽ đơn giá, thực hiện cấp
phát vốn theo giá đấu thầu. Quản lý và tổ chức thực hiện tốt quy chế đấu thầu thi
công, hạn chế tình trạng chỉ định thầu, giao thầu.
Về vốn cho các doanh nghiệp: Chỉ thực hiện cho vay ưu đãi từ NSNN đối
với những doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thực sự có hiệu quả và có khả năng cạnh
tranh cao, những doanh nghiệp mới thành lập thuộc danh mục được Nhà nước
khuyến khích và cần hỗ trợ vốn ban đầu. Vốn cho các doanh nghiệp vay phải bố trí
tập trung một cách hiệu quả, không bố trí cho vay dàn trải. Bảo đảm 100% vốn
pháp định đối với những doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu qủa mà nhà nước
cần nắm 100% vốn. Các doanh nghiệp khác phải tự huy động vốn từ các nguồn
khác theo cơ chế thị trường.
3.3.2.2. Xác định trình tự ưu tiên hợp lý trong cơ cấu chi thường xuyên
Trong chi thường xuyên, các nội dung chi phải được sắp xếp ưu tiên theo
trình tự hợp lý. Cụ thể là:
Chi giáo dục đào tạo
Con người là động lực của sự phát triển, mặt khác trong chiến lược phát
triển lâu dài Đảng và Nhà nước ta luôn xem trọng và coi “Giáo dục là quốc sách
hàng đầu”, do đó chi cho giáo dục đào tạo là nội dung được ưu tiên hàng đầu trong
cơ cấu chi thường xuyên cùa NSNN. Hiện nay, để phát triển chúng ta không chỉ
thiếu máy móc thiết bị với công nghiệp hiện đại mà thiếu cả đội ngũ cán bộ quản lý
kinh tế, đội ngũ công nhân lành nghề. Chỉ có tập trung ưu tiên cho giáo dục đào tạo
mới có thể nâng cao dân trí, đào tạo, bồi dưỡng lực lượng lao động đáp ứng yêu
cầu ngày càng cao để phát triển kinh tế - xã hội.
Để thực hiện được yêu cầu trên, từ nay đến 2010 chi cho sự nghiệp giáo
dục, đào tạo phải giữ được tốc độ tăng hàng năm bình quân khoảng 15-16%; trong
cơ cấu chi NSNN, chi cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo giữ tỷ lệ khoảng 35 - 40%
so với tổng chi thường xuyên. Trong đó, các khoản chi ngân sách phải nhằm mục
đích nâng cao chất lượng giáo dục thông qua chính sách đãi ngộ giáo viên, đổi mới
chương trình giảng dạy, nghiên cứu phương pháp dạy mới …
Chi quản lý hành chính
Trang 52
Đây là những khoản chi mang tính chất tương đối đều đặn, bảo đảm duy trì
cho hoạt động của bộ máy Nhà nước. Mặc dù chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu
chi ngân sách nhưng do thu ngân sách của tỉnh còn chưa đủ thỏa mãn các nhu cầu
chi nên những năm qua, khoản chi này thường bị cắt xén để tập trung cho chi đầu
tư phát triển.
Trong thời gian tới, công tác quản lý điều hành chi ngân sách một mặt kiên
quyết cắt giảm các khoản chi không thực sự cần thiết hoặc không hợp lý, mặt khác
vẫn phải bảo đảm các nhu cầu cơ bản về chi quản lý hành chính để phát huy hiệu
quả hoạt động bộ máy Nhà nước. Để phù hợp với yêu cầu về chi lương, trang thiết
bị làm việc, tốc độ tăng hàng năm của chi quản lý hành chính nên tính bình quân
khoảng 15 - 16%.
Tỷ lệ của nội dung chi quản lý hành chính trong cơ cấu chi thường xuyên
giữ ổn định ở mức khoảng 15% là phù hợp.
Chi sự nghiệp kinh tế
Đây là các khoản chi chủ yếu cho các hoạt động kinh tế, tạo điều kiện thúc
đẩy phát triển sản xuất các ngành nông lâm ngư nghiệp, chi vận hành và bảo trì
nhằm duy trì sự hoạt động và phát huy có hiệu quả tài sản Nhà nước đã được đầu
tư. Cũng như chi quản lý hành chính, các khoản chi về sự nghiệp kinh tế trước đây
cũng thường xuyên bị cắt giảm khi cân đối ngân sách căng thẳng, do vậy trong giai
đoạn 2001 – 2005 tỷ lệ chi sự nghiệp kinh tế chiếm khá cao trong cơ cấu chi
thường xuyên nhưng không ổn định mà biến động từ 11% đến 20%.
Hiện nay, chi sự nghiệp kinh tế chủ yếu do ngân sách đảm nhận, do vậy để
có kinh phí duy trì hệ thống đường giao thông trong tỉnh bảo đảm hoạt động tốt,
trong thời gian tới chi sự nghiệp kinh tế cần được sắp xếp ưu tiên trong cơ cấu chi
NSNN với tốc độ tăng hàng năm bình quân khoảng 13%. Tỷ lệ của nội dung chi
quản lý sự nghiệp kinh tế trong cơ cấu chi thường xuyên đề nghị giữ ổn định ở
mức khoảng 16%.
Chi sự nghiệp khoa học công nghệ
Đây là khoản chi chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ trong chi thường xuyên (bình
quân trong 5 năm 2001-29005 chỉ chiếm tỷ lệ 1,37% trong cơ cấu chi thường
xuyên). Tuy nhiên, để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH –
HĐH trong giai đoạn tới không thể xem nhẹ vai trò mũi nọn của khoa học công
nghệ. Trong điều kiện hiện nay, mặc dù còn khó khăn nhưng chi ngân sách tỉnh
cũng phải cố gắng dành sự ưu tiên đáng kể cho việc đẩy mạnh thành lập các trung
tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, các dịch vụ về công nghệ thông tin.
Trang 53
Tỷ lệ của nội dung chi sự nghiệp khoa học công nghệ trong cơ cấu chi
thường xuyên đề nghị nâng lên khoảng 2%.
Ngoài những nội dung đã trình bày ở trên, các nội dung còn lại trong chi
thường xuyên tùy thuộc tình hình thực tế và khả năng thu ngân sách để sắp xếp bố
trí cho phù hợp. Tuy nhiên, về nguyên tắc có thể sắp xếp theo thứ tự ưu tiên như
sau: chi sự nghiệp y tế, chi sự nghiệp văn hóa thông tin, chi sự nghiệp xã hội ….
3.3.3. Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mà trước hết ưu tiên đầu
tư tại các khu vực có lợi thế, tiềm năng khai thác
Trong điều kiện xuất phát điểm thấp thì nhu cầu về vốn đầu tư xây dựng cơ
bản của địa phương để phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới là rất lớn.
Trong tình trạng tất cả các ngành, các lĩnh vực đều cần vốn, việc thiết lập thứ tự ưu
tiên các khoản chi ngân sách về đầu tư xây dựng cơ bản phải tập trung ưu tiên cho
các công trình trọng điểm của tỉnh có tính chất quyết định và tạo đà để thực hiện
tốt nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn 2006 – 2010. Trong đó,
các lĩnh vực được NSNN ưu tiên hàng đầu là vốn đầu tư các công trình về xây
dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, thông tin liên lạc.
Tại Bình Thuận, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng từ những năm qua đã
và đang phát huy tác dụng phục vụ sản xuất và dân sinh, góp phần phát huy nội lực
của nhân dân địa phương và thu hút đầu tư từ bên ngoài. Tuy nhiên, tại những khu
vực trọng điểm mà tỉnh chủ trương tập trung phát triển về công nghiệp, du lịch như
các khu công nghiệp Hàm Kiệm (huyện Hàm Thuận Nam), Tân Đức, Sơn Mỹ
(huyện Hàm Tân); tuyến du lịch ven biển tại huyện Tuy Phong, tuyến du lịch ven
biển thành phố Phan Thiết đi Hàm Tân … mặt bằng chung về cơ sở hạ tầng còn
chưa đáp ứng về yêu cầu, hệ thống đường giao thông chất lượng xấu, các dịch vụ
cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc chưa có hoặc đã có nhưng chưa đồng bộ.
Đối với một số huyện miền núi của tỉnh như huyện Đức Linh, Tánh Linh, Hàm
Thuận Bắc, Bắc Bình, hệ thống cơ sở hạ tầng cũng nằm trong tình trạng trên gây
khó khăn trong việc khai thác tiềm năng, phát huy lợi thế của các vùng này để phát
triển cân đối.
Định hướng của tỉnh Bình Thuận trong 5 năm tới là xây dựng được cơ cấu
kinh tế công nghiệp – dịch vụ - nông, lâm, ngư nghiệp. Tuy nhiên, trong cơ chế thị
trường, vai trò của các khoản chi đầu tư từ NSNN chỉ nên định hướng, dẫn dắt, tạo
điều kiện cho các thành phần kinh tế khác tham gia. Như vậy, NSNN không thể và
cũng không nên tập trung vốn đầu tư trực tiếp xây dựng các khu công nghiệp, các
dự án du lịch, các nhà máy chế biến nông sản tại khu vực nông thôn mà vai trò đó
thuộc về chủ đầu tư các thành phần kinh tế khác. Vai trò của vốn đầu tư xây dựng
Trang 54
cơ bản NSNN chỉ cần tập trung ở một số khâu then chốt nhất như hoàn thiện hệ
thống sở hạ tầng, xây dựng một chính sách tài chính thông thoáng và hợp lý sẽ thu
hút được các nhà đầu tư. Cụ thể về các khoản chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mà
NSNN cần tập trung trong giai đoạn tới:
Thứ nhất, để phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, NSNN phải đảm
nhận phần lớn kinh phí cải tạo và xây dựng mới hệ thống đường giao thông ven
biển tại khu vực huyện Tuy Phong, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân để tạo thế liên
hoàn phát triển. NSNN phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các dịch vụ về điện, nước,
bưu chính viễn thông đến hàng rào các khu công nghiệp, các dự án du lịch. Nhà
nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác đầu tư vốn
vào các dự án dưới các hình thức chủ yếu như B.O.T, liên doanh liên kết. Vốn đầu
tư để xây dựng các dự án công nghiệp, du lịch có quy mô lớn chủ yếu kêu gọi từ
nguồn vốn đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư từ các tỉnh khác.
Thứ hai, để thực hiện nhiệm vụ CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn,
NSNN cần tập trung đầu tư cho việc nâng cấp, mở rộng đường giao thông nông
thôn, đầu tư các công trình thủy lợi, quy hoạch tổng thể các vùng nguyên liệu, hỗ
trợ thông qua nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông
nghiệp. Vốn đầu tư để thực hiện CNH – HĐH nông thôn chủ yếu kêu gọi từ nguồn
nội lực trong dân và một số nhà đầu tư từ các tỉnh lân cận trong khu vực.
3.3.4. Xây dựng cơ cấu chi NSNN hợp lý theo các ngành, các vùng, các
thành phần kinh tế trên cơ sở định hướng phát triển của tỉnh
Như phần lý luận tại Chương 1 đã trình bày, một trong những vai trò quan
trọng của NSNN là góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH.
Cơ cấu kinh tế ở đây không chỉ là cơ cấu các ngành kinh tế mà ở góc độ khác nó
còn là cơ cấu các vùng kinh tế, cơ cấu giữa các thành phần kinh tế.
3.3.4.1. Xây dựng cơ cấu chi NSNN hợp lý giữa các ngành kinh tế để
chuyển dịch theo đúng định hướng
Theo định hướng của tỉnh, cơ cấu các ngành kinh tế từ nay đến 2010 phải
chuyển dịch theo hướng tăng nhanh khối ngành công nghiệp – xây dựng và dịch
vụ. Trong đó, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 27,78% lên 35%
(tăng 7,22%), ngành thương mại - dịch vụ tăng từ 38,03% lên 42% (tăng 3,97%),
ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 34,19% xuống còn 23% (giảm 11,19%)
trong GDP.
Để thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng, chi
NSNN mà chủ yếu là các khoản chi về đầu tư phát triển trong thời gian tới phải tập
Trang 55
trung ưu tiên số một cho ngành công nghiệp – xây dựng, sau đó mới đến ngành
thương mại - dịch vụ và nông, lâm, ngư nghiệp.
Căn cứ vào các số liệu thống kê từ năm 2001 đến 2005 về vốn đầu tư toàn
xã hội và GDP các ngành kinh tế, hệ số ICOR của từng ngành kinh tế tại Bình
Thuận được xác định bình quân là 3,25 (Xem Biểu 3.1). Trong đó:
Ngành nông, lâm, ngư nghiệp: hệ số ICOR là 2,22.
Ngành công nghiệp : Hệ số ICOR là 2,20.
Ngành dịch vụ - thương mại : Hệ số ICOR là 4,21.
Biểu 3.1: HỆ SỐ ICOR CÁC NGÀNH KINH TẾ TỈNH BÌNH THUẬN NĂM 2001-
2005
Chỉ tiêu Ngành kinh tế 2001 2002 2003 2004 2005 5 năm
Vốn Nông, lâm ngư nghiệp 112 189 289 364 572 1.526
Đầu Công nghiệp xây dựng 187 292 370 623 925 2.397
Tư Dịch vụ 787 924 942 1.439 2.002 6.094
(Tỷ đồng) Tổng cộng 1.086 1.405 1.601 2.426 3.499 10.017
GDP Nông, lâm ngư nghiệp 1.376 1.558 1.707 2.102 2.371 9.114
theo giá Công nghiệp xây dựng 801 945 1.209 1.707 2.096 6.758
thực tế Dịch vụ 1.249 1.470 1.762 2.338 2.862 9.681
(Tỷ đồng) Tổng cộng 3.426 3.973 4.678 6.147 7.329 25.553
Tốc độ Nông, lâm ngư nghiệp 6,85 6,60 8,36 7,88 7,98 7,53
tăng GDP Công nghiệp xây dựng 15,58 15,11 15,93 16,71 17,44 16,15
Giá 1994 Dịch vụ 12,15 14,22 14,39 16,78 17,18 14,94
(Tỷ đồng) Tổng cộng 10,43 11,03 12,17 13,07 13,59 12,05
Nông, lâm ngư nghiệp 1,19 1,84 2,03 2,20 3,02 2,22
Hệ số Công nghiệp xây dựng 1,50 2,04 1,92 2,18 2,53 2,20
ICOR Dịch vụ 5,19 4,42 3,72 3,67 4,07 4,21
Tổng cộng 3,04 3,21 2,81 3,02 3,51 3,25
Biểu 3.2 : NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ CÁC NGÀNH KINH TẾ NĂM 2005-2010
Chỉ tiêu Ngành kinh tế 2006 2007 2008 2009 2010 5 năm
GDP Nông, lâm ngư nghiệp 2.632 2.922 3.243 3.600 3.996 16.393
theo giá Công nghiệp xây dựng 2.620 3.254 4.038 5.018 6.184 21.114
thực tế Dịch vụ 3.478 4.199 5.074 6.124 7.393 26.268
(Tỷ đồng) Tổng cộng 3.426 3.973 4.678 6.147 7.329 25.553
Tốc độ Nông, lâm ngư nghiệp 7,00 7,00 7,00 7,00 7,00 7,00
tăng GDP Công nghiệp xây dựng 19,50 19,50 19,50 19,50 19,50 19,50
Giá 1994 Dịch vụ 16,00 16,00 16,00 16,00 16,00 16,00
(Tỷ đồng) Tổng cộng 10,43 11,03 12,17 13,07 13,59 12,05
Nông, lâm ngư nghiệp 2,22 2,22 2,22 2,22 2,22 2,22
Trang 56
Hệ số Công nghiệp xây dựng 2,20 2,20 2,20 2,20 2,20 2,20
ICOR Dịch vụ 4,21 4,21 4,21 4,21 4,21 4,21
Tổng cộng 3,25 3,25 3,25 3,25 3,25 3,25
Vốn đầu Nông, lâm ngư nghiệp 409 454 504 559 621 2.547
Tư toàn Công nghiệp xây dựng 1.124 1.396 1.732 2.153 2.653 9.058
Xã hội Dịch vụ 2.343 2.828 3.418 4.125 4.980 17.694
(Tỷ đồng) Tổng cộng 3.876 4.678 5.654 6.837 8.254 29.300
Hệ số ICOR là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư chung hay hiệu quả đầu tư
của từng ngành kinh tế, nó cho thấy cần thêm bao nhiêu đồng cho đầu tư để tăng
thêm một đơn vị sản lượng. Công thức để tính hệ số ICOR là:
ICOR = (I / GDP) / Tốc độ tăng GDP.
Với I là vốn đầu tư, GDP là tổng sản phẩm quốc nội.
Cũng theo công thức tính hệ số ICOR ở trên thì với hiệu quả sử dụng đồng
vốn như hiện nay, để đạt mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến nay 2010 theo
chỉ tiêu tăng trưởng nền kinh tế, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội dự kiến cần
phải có là 29.300 tỷ đồng (xem Biểu 3.2).
Trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, vốn đầu tư từ NSNN trong 5 năm qua
chiếm khoảng 20%, như vậy dự kiến từ năm 2006 đến 2010 vốn đầu tư phát triển
từ NSNN của Tỉnh phải chi ra là 5.860 tỷ đồng, bình quân mỗi năm khoảng 1.172
tỷ đồng.
Xuất phát từ định hướng phát triển của từng ngành kinh tế, về nguyên tắc
vốn đầu tư phải ưu tiên tập trung cho các ngành công nghiệp, dịch vụ. Tuy nhiên,
trong thực tế, xu hướng vốn đầu tư ngoài ngân sách chủ yếu tập trung vào các
ngành dịch vụ, công nghiệp là những ngành thu được lợi nhuận cao hơn; do vậy để
các ngành phát triển cân đối, cơ cấu vốn đầu tư phát triển chi từ NSNN Tỉnh cho
từng ngành kinh tế dự kiến phân bổ như sau:
- Vốn đầu tư cho ngành công nghiệp – xây dựng là 30% (1.758 tỷ đồng).
- Vốn đầu tư phát triển cho ngành dịch vụ là 50 % (2.930 tỷ đồng).
- Vốn đầu tư cho ngành nông, lâm, ngư nghiệp: 20% (1.172 tỷ đồng).
3.3.4.2. Xây dựng cơ cấu chi NSNN hợp lý để hỗ trợ và tạo điều kiện cho
các vùng phát triển cân đối
Do địa hình tương đối phức tạp, Bình Thuận chỉ có 3 huyện và thành phố là
thuộc đồng bằng (huyện Hàm Tân, huyện Tuy Phong, thành phố Phan Thiết) , 5
huyện miền núi (các huyện Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận
Bắc, Bắc Bình) và 1 huyện đảo (huyện Phú Quý). Thực tế hiện nay, về trình độ
phát triển kinh tế - xã hội của các huyện, thành phố thuộc khu vực đồng bằng cao
Trang 57
hơn khá nhiều so với các huyện thuộc khu vực miền núi và hải đảo. Mặc dù Nhà
nước đã có chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào địa bàn miền núi và hải
đảo, tuy nhiên xu hướng chung của các nhà đầu tư lại không muốn bỏ vốn đầu tư
vào khu vực này vì điều kiện cơ sở hạ tầng thấp, giá thành cao, vận chuyển khó
khăn, sản phẩm khó tiêu thụ … .
Tạo điều kiện cho các vùng phát triển cân đối là một trong những nội dung
quan trọng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH tại tỉnh Bình
Thuận. Trong cơ cấu chi NSNN cần ưu tiên bố trí các khoản chi đầu tư, hỗ trợ cho
các cùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng sâu, vùng xa; trước mắt là
tạo điều kiện cho các vùng có điều kiện thuận lợi để phát triển.
Các khoản chi từ NSNN trong lĩnh vực này cần xác định cụ thể vào một số
khâu mang tính chất quyết định, phù hợp với định hướng phát triển của từng vùng.
Ví dụ: đối với huyện đảo Phú Quý có lợi thế rất lớn về nghề đánh bắt hải sản, tuy
nhiên những năm qua đời sống kinh tế - xã hội của huyện chưa phát triển do vị trí
xa đất liền, việc vận chuyển vào đất liền khó khăn, huyện chưa có những cơ sở chế
biến hải sản có quy mô lớn. Để giải quyết vấn đề tiêu thụ sản phẩm, phát triển nghề
đánh bắt hải sản, ngân sách tỉnh nên tập trung ưu tiên trợ giá cho các phương tiện
vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách tuyến Phan Thiết – Phú Quý, tạo điều
kiện thông thương thuận lợi giữa đảo và đất liền. Theo tính toán, khoản trợ giá trợ
cước này không lớn (nếu hỗ trợ 30% giá vé hành khách và cước vận chuyển thì
tổng kinh phí NSNN chi hỗ trợ khoảng 1,5 – 2 tỷ đồng/năm) nhưng sẽ có tác dụng
thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách từ những khu vực khác để phát triển kinh tế -
xã hội của huyện đảo Phú Quý.
3.3.4.3. Xây dựng cơ cấu chi NSNN hợp lý để bảo đảm cho các thành phần
kinh tế phát triển theo đúng định hướng
Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, việc giữ cho các
thành phần kinh tế phát triển theo đúng định hướng, tức là khuyến khích và tạo
điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng, nhưng kinh tế Nhà nước
phải giữ vai trò chủ đạo là điều kiện cần thiết để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng CNH – HĐH.
Đối với các doanh nghiệp Nhà nước của Tỉnh, NSNN vẫn phải bố trí vốn
hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư máy móc thiết bị, nâng cao năng suất lao động nâng
cao năng lực cạnh tranh, chuẩn bị mọi điều kiện để hội nhập với khu vực.
Đối với các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế khác, ngoài các
chính sách tài chính ưu đãi, thủ tục thông thoáng; NSNN Tỉnh hỗ trợ thông qua các
khoản chi đầu tư cơ sở kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tạo điều kiện cho các thành
Trang 58
phần kinh tế đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Trong tình hình hiện nay, cần đặc
biệt lưu ý hỗ trợ cho các hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp
với biện pháp chủ yếu là hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm đầu ra.
Chính sách chi NSNN của Tỉnh phải hướng tới việc động viên tối đa các
nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở tạo môi trường
đầu tư thống nhất, bình đẳng, thông thoáng nhằm giải phóng các nguồn lực và sức
sản xuất của nền kinh tế.
3.3.5. Quản lý và điều hành các nội dung chi NSNN một cách linh hoạt,
cơ cấu chi NSNN luôn được điều chỉnh theo đòi hỏi của tình hình kinh tế - xã
hội từng giai đoạn
NSNN giữ vai trò đảm bảo hoạt động cho bộ máy quản lý Nhà nước và
phát triển kinh tế - xã hội, công tác quản lý và điều hành chi NSNN phải tuân theo
những nguyên tắc về xây dựng chiến lược, kế hoạch mang tính ổn định cao. Trong
cả ngắn hạn lẫn dài hạn, cơ cấu các khoản chi NSNN phải được xây dựng dựa trên
những luận cứ khoa học, khả năng đáp ứng của thu NSNN và các mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội của Nhà nước. Tuy nhiên, việc điều hành cơ cấu chi NSNN
không phải chỉ tuân theo một công thức, một khuân mẫu đã được xác định sẵn, mà
nó còn thể hiện tính linh hoạt, luôn được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực
tế. Ngoài ra, trong cơ chế thị trường, chi từ NSNN không còn là kênh cấp phát duy
nhất cho các hoạt động của nền kinh tế. Sự đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp
thuộc các hình thức sở hữu đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư vốn,
tham gia vào gần như mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Với cơ chế mới, công tác
hoạch định và điều hành chi NSNN cũng phải đổi mới cho phù hợp trên cơ sở vừa
duy trì được tính ổn định cần thiết, vừa thể hiện tính linh hoạt trong quản lý ngân
sách.
Với vai trò là công cụ quan trọng điều chỉnh kinh tế vĩ mô, chính sách chi
NSNN tác động đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội; do vậy cơ cấu chi NSNN luôn
luôn phải được điều chỉnh linh hoạt trên cơ sở tổng kết thực tế và dự báo về tình
hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong giai đoạn kế tiếp. Có như vậy,
các chính sách chi NSNN của tỉnh mới phát huy đầy đủ vai trò thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội.
3.3.6 Thực hiện quy chế dân chủ và công khai hóa cơ cấu chi NSNN
Thực hiện quy chế dân chủ và công khai tài chính nói chung nhằm phát huy
quyền làm chủ của nhân dân, cán bộ về kinh tế theo tinh thần Nghị quyết của Bộ
chính trị, đồng thời tạo điều kiện cho việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan, các
đoàn thể, các tổ chức xã hội và quần chúng nhân dân, thực hiện công bằng trong
Trang 59
phân phối thu nhập, thực hiện chính sách tiết kiệm, chống lãng phí và ngăn chặn
kịp thời các hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính.
Trong khâu lập dự toán chi NSNN, cơ quan quản lý ngân sách cấp trên phải
công khai đối với cơ quan quản lý ngân sách cấp dưới và các ngành liên quan về
các định mức tiêu chuẩn, các nguyên tắc và phương thức phân bổ kinh phí ngân
sách theo từng lĩnh vực chi, nhiệm vụ chi, số bổ sung từ ngân sách cấp trên, tỷ lệ
điều tiết. Cần xem trọng công tác hướng dẫn xây dựng dự toán theo từng nội dung
chi thường xuyên và chi xây dựng cơ bản, dự lường đầy đủ các khoản chi chính
đáng dự kiến sẽ phát sinh.
Sở Tài chính, Sở Kế họach & Đầu tư là cơ quan tham mưu UBND tỉnh xem
xét dự toán chi ngân sách của các đơn vị thuộc cấp tỉnh và dự toán chi ngân sách
của các huyện, lập dự toán chi ngân sách tỉnh.Về nguyên tắc, các cơ quan này có
quyền yêu cầu các đơn vị thuộc cấp tỉnh và các huyện bố trí lại những khoản chi
trong dự toán chưa đúng chế độ, tiêu chuẩn, chưa hợp lý, chưa tiết kiệm và chưa
phù hợp với khả năng ngân sách và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, cũng cần
tránh tình trạng áp đặt chủ quan của cơ quan quản lý ngân sách cấp trên đối với cơ
quan quản lý ngân sách cấp dưới; từng khoản chi phải được tính toán, thuyết minh
chi tiết và có căn cứ.
Thực hiện quy chế dân chủ trong chấp hành dự toán chi NSNN thể hiện
thông qua việc ban hành và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong chi
ngân sách một cách hợp lý, tiết kiệm và công bằng. Hạn chế việc chi ngoài dự toán
đã duyệt đầu năm, mọi khoản chi phí phát sinh trong năm phải được sắp xếp chi
trong kinh phí đã được bố trí cho cơ quan, đơn vị, trừ những khoản chi phát sinh
khách quan, bất khả kháng.
Cơ quan quản lý ngân sách cấp dưới và các đơn vị thụ hưởng ngân sách
cũng phải công bố công khai khối lượng, chất lượng, kết quả nhiệm vụ đã thực
hiện. Thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thực hiện công khai ngân sách gắn liền
với thực hiện quy chế dân chủ ở các ngành, các cấp, các đơn vị.
3.4. Các giải pháp hỗ trợ
3.4.1. Thực hiện các chính sách ưu đãi để thu hút vốn đầu tư tham gia
vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Quá trình cân đối, hoàn thiện cơ cấu chi NSNN không thể không tính đến
khả năng tham gia vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác trong từng lĩnh vực.
Vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác bỏ ra càng nhiều thì gánh nặng chi tiêu
Trang 60
ngân sách càng được giảm bớt. Chính vì vậy, cần phải quan tâm thực hiện các
chính sách, biện pháp ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư.
Hiện nay, xu hướng chung của các địa phương là ban hành nhiều chính
sách ưu đãi về đất đai, thuế, hỗ trợ vốn đầu tư, …. nhằm kêu gọi các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước đầu tư vốn để phát triển kinh tế. Trong thực tế, các chính
sách ưu đãi trên nếu bị lạm dụng sẽ không phát huy hiệu quả và nhiều trường hợp
không có tác dụng.
Đối với Bình Thuận, chính sách ưu đãi không nhất thiết là ngân sách phải
chi ra thật nhiều mà cần quan tâm hỗ trợ những lĩnh vực nào nhà đầu tư thực sự
cần thiết, ví dụ Nhà nước có thể giúp chủ đầu tư thực hiện khâu khó khăn nhất là
bồi thường giải phóng mặt bằng. Ngoài ra, các chủ đầu tư đặc biệt quan tâm đến
các thủ tục hành chính và bộ máy quản lý của địa phương. Để môi trường đầu tư
được thông thoáng, các chính sách, quy định của địa phương phải đơn giản nhưng
cũng thật cụ thể.
Một trong những nguồn vốn quan trọng tham gia vào quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của Tỉnh là vốn đầu tư nước ngoài. Thời gian qua, nguồn vốn này
còn chưa được quan tâm khai thác đúng mức nên số vốn nước ngoài đầu tư vào
Bình Thuận cồn rất hạn chế (Theo số liệu của Chi cục Thống kê, vốn đầu tư nước
ngoài tại Bình Thuận từ 2001-2004 là 162 tỷ đồng, chiếm 2,46% tổng vốn đầu tư
phát triển toàn xã hội). Chính sách tài chính của Tỉnh đối với các dự án đầu tư
nước ngoài trong thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện. Thực hiện đa dạng hóa
nguồn vốn, các quan hệ đối tác để thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài, kể cả vốn
trực tiếp và gián tiếp.
3.4.2. Hoàn thiện quy trình thực hiện chi ngân sách Nhà nước trên cơ sở
cải cách thủ tục hành chính.
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là các thủ tục hành chính
trong khâu cấp phát, thanh toán vốn.
Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng đơn vị trong hệ
thống ngành tài chính ở địa phương để không có sự chồng chéo trong quản lý tài
chính - ngân sách, mặt khác tạo sự kết hợp đồng bộ giữa các đơn vị để thực hiện tốt
nhiệm vụ quản lý ngân sách ở địa phương. Hoàn thiện các thủ tục hành chính nhằm
tạo điều kiện cho các đơn vị thụ hưởng NSNN chủ động trong sử dụng kinh phí,
khắc phục tình trạng kinh phí NSNN phải đi vòng vèo qua các khâu trung gian
không cần thiết.
Trang 61
Thực hiện triệt để nguyên tắc cấp phát thanh toán trực tiếp qua hệ thống
kho bạc Nhà nước cho mọi đối tượng sử dụng ngân sách, mục đích là để hạn chế
tối đa tồn đọng kinh phí ngân sách ở tài khoản hoặc quỹ tiền mặt của các đơn vị,
qua đó kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng kinh phí NSNN đúng mục đích.
Cơ quan tài chính lập dự toán chi tiết cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách
và hướng dẫn định mức các khoản chi tiêu. Dự toán và định mức chi được thông
báo cho các đơn vị ra lệnh chuẩn chi kèm theo hồ sơ gửi kho bạc để cấp phát thanh
toán trực tiếp.
3.4.3. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách của tỉnh về
trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức để có đủ năng lực điều hành.
Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ngân sách ở các
cấp nhằm trang bị kiến thức toàn diện về quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường để
đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển của đất nước.
Tăng cường tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao đạo đức phẩm chất
cách mạng để xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách vừa hồng, vừa chuyên.
Phân công, phân định rõ ràng giữa các bộ phận trong nội bộ cơ quan, tránh
sự chồng chéo hoặc trùng lắp trong quản lý tài chính - ngân sách, làm cho công
việc quản lý giữa các bộ phận trong nội bộ, không được lấn sân hoặc bỏ sót nhằm
xử lý kịp thời nhũng vấn đề phát sinh, đưa công tác quản lý ngân sách có hiệu quả.
Tổ chức nâng cao đời sống, thu nhập cho cán bộ làm công tác quản lý tài
chính - ngân sách, nhằm tạo sự yên tâm công tác và phát huy hết khả năng lao động
sáng tạo của từng cán bộ quản lý ngân sách.
Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn đối với cán
bộ ngân sách xã, phường, thị trấn.
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong quá trình
chấp hành ngân sách để phát hiện các khoản cấp phát không đúng dự toán được
duyệt, chi tiêu sai chế độ, định mức tiêu chuẩn theo quy định của nhà nước, tự đặt
ra các chế độ chi tiêu riêng.
Trang 62
3.5. Một số đề xuất, kiến nghị
Thứ nhất, để tránh bị động trong cân đối ngân sách hàng năm đề nghị các
cơ quan quản lý Nhà nước cần quan tâm hơn đến chất lượng công tác hoạch định
chiến lược về chi ngân sách địa phương. Cơ cấu chi NSNN phải có đầy đủ các luận
cứ, được dựa vào phương pháp khoa học và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
của Tỉnh.
Thứ hai, theo kế hoạch phát triển của tỉnh Bình Thuận năm 2006-2010, thu
NSNN trên địa bàn trong 5 năm tăng bình quân hàng năm là 8,36%, chi NSNN
bình quân hàng năm 2,2%. Các chỉ tiêu trên chưa phù hợp với thực tế và không thể
đáp ứng yêu cầu về chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển theo mục tiêu chung về
phát triển kinh tế - xã hội. Căn cứ chỉ tiêu tăng trưởng GDP của Tỉnh trong 5 năm
2006-2010 bình quân 14 %/năm, trên cơ sở khả năng và nhu cầu thực tế của địa
phương, dự toán chi NSNN của Tỉnh giai đoạn 2006 – 2010 đề nghị điều chỉnh với
mức tăng hàng năm từ 12% – 14%.
Khả năng thu ngân sách của Tỉnh có thể đáp ứng nhu cầu về chi ngân sách
vì trong 5 năm tới các khu công nghiệp, khu du lịch của Tỉnh đã đi vào hoạt động
ổn định; đặc biệt, nếu Tỉnh tập trung hỗ trợ hoàn thành sớm dự án Khu công
nghiệp Điện khí Sơn Mỹ - Hàm Tân thì dự kiến mỗi năm dự án sẽ nộp ngân sách
Tỉnh khoảng trên 1.000 tỷ đồng.
Thứ ba, từ định hướng kế hoạch thu, chi ngân sách như trên, cơ cấu chi
NSNN Tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006 - 2010 của một số nội dung chủ yếu được
đề xuất như sau:
Nội dung các khoản chi
Giai đoạn
1996 – 2000
Giai đoạn
2001-2005
Giai đoạn
2006-2010
Tổng chi ngân sách 100,00 100,00 100,00
I. Chi đầu tư phát triển 29,12 41,35 42,35
1. Chi xây dựng cơ bản 27,22 40,82 41,82
Trang 63
2. Chi hỗ trợ doanh nghiệp 1,90 1,62 0,53
II. Chi thường xuyên 70,88 58,60 57,65
1. Chi sự nghiệp kinh tế 14,90 13,97 16,11
2. Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo 31,32 35,62 36,24
3. Chi sự nghiệp Y tế 11,69 12,21 10,93
4. Chi quản lý hành chính 18,03 13,56 14,83
5. Chi an ninh quốc phòng 2,36 2,90 2,79
6. Các khoản chi còn lại 21,70 21,74 19,10
Kết luận Chương III
Trong Chương III, trên cơ sở các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của
Tỉnh, Luận văn tập trung trình bày các giải pháp hoàn thiện cơ cấu chi NSNN của
tỉnh Bình Thuận với những nội dung chủ yếu như sau:
- Các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn 2006-
2010 của tỉnh Bình Thuận.
- Các quan điểm chung về hoàn thiện cơ cấu chi NSNN của tỉnh trong thời
gian tới.
- Trình bày hệ thống các giải pháp hoàn thiện cơ cấu chi NSNN của tỉnh.
- Các giải pháp hỗ trợ cần thực hiện nhằm tạo điều kiện tốt mục tiêu hoàn
thiện cơ cấu chi NSNN.
- Nêu một số kiến nghị đối với Tỉnh về hoạch định kế hoạch chi NSNN, đề
xuất cơ cấu chi NSNN một số nội dung chủ yếu trong giai đoạn 2006-2010.
Toàn bộ các giải pháp trên được cấu thành như một hệ thống, có quan hệ
mật thiết với nhau. Chính vì vậy, để hoàn thiện cơ cấu chi NSNN phải thực hiện
đồng thời các giải pháp một cách tích cực và triệt để. Mặt khác, không được xem
nhẹ các giải pháp hỗ trợ vì đây là những điều kiện cần thiết để hoàn thiện cơ cấu
chi NSNN.
Trang 64
PHẦN KẾT LUẬN
Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, công tác quản lý điều hành
ngân sách Nhà nước tại Tỉnh Bình Thuận trong những năm qua đã đạt được nhiều
tiến bộ nhất định. Cơ cấu chi NSNN đã từng bước gắn với mục tiêu chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH. Bên cạnh đó, những hạn chế, tồn tại trong cơ
cấu chi NSNN đòi hỏi phải sớm được khắc phục và hoàn thiện trong giai đoạn tới.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, để đạt được mục tiêu hoàn thiện
cơ cấu chi NSNN của Tỉnh Luận văn đã đạt được một số kết quả:
- Về lý luận, Chương 1 của Luận văn đã hệ thống hóa những lý thuyết cơ
bản về NSNN và cơ cấu chi NSNN với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong đó, các
nội dung đã được tổng hợp và trình bày theo hệ thống về khái niệm, bản chất, cơ
cấu, chức năng và vai trò của NSNN trong nền kinh tế thị trường; khái niệm, nội
dung của cơ cấu chi NSNN, các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu chi NSNN và tác
động của cơ cấu chi NSNN đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Về thực tiễn, Chương 2 của Luận văn đã tập trung liệt kê, phân tích các số
liệu thống kê trong 10 năm qua (1996 - 2005) về tình hình phát triển kinh tế - xã
hội, số liệu về thu chi ngân sách; từ đó phân tích thực trạng, đánh giá những ưu,
khuyết điểm của cơ cấu chi NSNN tại tỉnh Bình Thuận; phân tích nguyên nhân
khách quan và chủ quan của những mặt còn tồn tại, hạn chế.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn, Chương 3 của Luận văn đã đề xuất hệ
thống các giải pháp, các kiến nghị cụ thể để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu chi NSNN
của Tỉnh trong thời gian tới để góp phần thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng CNH – HĐH.
Hoàn thiện cơ cấu chi NSNN là một lĩnh vực khá phức tạp về mặt thực tiễn,
liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, do vậy đòi hỏi phải được các ngành, các
cấp quan tâm, tập trung nghiên cứu để từng bước hoàn chỉnh.
Cuối cùng, như đã nói ở phần mở đầu do khả năng còn nhiều hạn chế nên
mặc dù người viết đã có cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong nhận được sự góp ý của các Thầy, Cô và các đồng chí.
Trang 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Ngân sách Nhà nước 1996.
2. Luật Ngân sách Nhà nước 2002.
3. Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành luật ngân sách Nhà nước.
4. Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23/6/2003 của Chính phủ ban hành
quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn
quyết toán ngân sách địa phương.
5. Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật ngân sách Nhà nước.
6. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh Bình Thuận lần thứ IX (1996 -
2000) và lần thứ X (2001 – 2005).
7. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh Bình Thuận giai đoạn
2001 - 2010.
8. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010 của UBND tỉnh
Bình Thuận.
9. Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ (Khóa X)
2001-2005 và nhiệm vụ giai đoạn 2006-2010 trên lĩnh vực tài chính.
10. Niên giám thống kê Tỉnh Bình Thuận 1991 - 2004.
11. Các Mác – Ph Ăng Ghen toàn tập - Tập III - Nhà xuất bản Sự Thật, Hà
Nội – 1980.
12. Lý thuyết Tài chính - GS.TS Nguyễn Thanh Tuyền - Trường Đại học
Tài chính Kế toán TPHCM - 1994.
13. Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ - PGS.TS Dương Thị Bình Minh - Trường
Đại học Tài chính Kế toán TPHCM - 2001.
14. Lý luận Nhà nước và Pháp luật – NXB Chính trị Quốc gia – 1997.
15. Tài chính trong nền kinh tế thị trường và xu hưóng phát triển ở VN -
Võ Đình Hảo - Nguyễn Công Nghiệp - NXB Pháp lý 1991.
16. Tài chính trong sự nghiệp CNH, HĐH - Bộ Tài chính - Thông tin
chuyên đề.
Trang 66
17. Đổi mới chính sách và cơ chế quản lý tài chính phục vụ sự nghiệp
CNH, HĐH - Bộ Tài chính - NXB Tài chính 1996.
18. Tiếp tục đổi mới chính sách tài chính phục vụ mục tiêu tăng trưởng -
Viện Nghiên cứu tài chính - NXB Tài chính 1998.
19. Cơ cấu lại các khoản chi Ngân sách Nhà nước ở VN - Viện nghiên cứu
Tài chính – NXB Tài chính-1998.
20. Tài liệu cập nhật kiến thức mới về quản lý tài chính (Quyển 1, 2) – Bộ
Tài chính – Hà Nội-2000.
21. Chiến lược tài chính - tiền tệ VN giai đoạn 2001 – 2010 - Bộ Tài chính
–Hà Nội, tháng 12/2000.
22. Đổi mới cơ chế quản lý đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước –
PGS Trần Đình Ty – Nhà xuất bản Lao động - Hà Nội 2005.
Trang 67
Phụ lục 1
Bảng tổng hợp thực hiện thu ngân sách tỉnh Bình Thuận 1996-2000
Đ.V tính: Triệu đồng
Noäi dung 1996 1997 1998 1999 2000 5 năm
Toång thu NSNN 227.235 273.073 314.801 312.140 322.650 1.449.899
I/ Thu töø thueá, phí 189.008 218.553 233.214 192.824 208.817 1.042.416
1/ Thu doanh nghieäp 55.730 56.038 63.811 60.760 53.273 289.612
* Thu DNNN Trung öông 12.719 16.332 22.089 16.309 15.943 83.392
* Thu DNNN ñòa phöông 39.248 35.037 35.022 38.529 31.853 179.689
* Thu töø caùc DN coù voán ñaàu tö NN 3.763 4.669 6.700 5.922 5.477 26.531
2/ Thueá töø kinh teá ngoaøi quoác doanh 63.675 67.607 69.360 68.110 69.803 338.555
3/ Thueá tröôùc baï 10.104 8.735 8.581 9.747 9.703 46.870
4/ Thueá thu nhaäp 3.031 4.213 6.764 8.472 7.208 29.688
5/ Thueá noâng nghieäp 12.238 13.837 14.311 10.536 11.712 62.634
6/ Thueá nhaø ñaát 4.832 3.852 3.762 3.563 3.784 19.793
7/ Tieàn thueâ ñaát 1.430 1.686 1.681 2.274 5.731 12.802
8/ Thueá chuyeån quyeàn söû duïng ñaát 3.098 2.604 2.564 2.343 1.713 12.322
9/ Thu phí vaø leä phí 13.874 26.052 41.165 20.357 26.577 128.025
10/ Thu khaáu hao vaø tieàn thueâ nhaø 304 444 90 646 340 1.824
11/ Thu thueá xuaát nhaäp khaåu 754 754
12/ Thu xoå soá kieán thieát 19.938 33.485 21.125 6.016 18.973 99.537
II/ Thu töø bieän phaùp taøi chính 38.227 54.520 81.587 119.316 113.833 407.483
01/ Thu töø nhaø, ñaát 9.762 14.850 10.969 8.599 15.899 60.079
03/ Thu khaùc ngaân saùch 28.465 39.670 70.618 110.717 97.934 347.404
Toång thu NSÑP 269.259 364.200 443.836 555.576 652.762 2.285.633
- Thu ñieàu tieát 217.472 260.083 314.466 309.109 319.845 1.420.975
- Thu trôï caáp 48.453 87.892 104.186 224.442 281.803 746.776
- Thu vay, huy ñoäng khaùc 10.000 10.000
- Thu keát dö ngaân saùch 3.334 16.225 25.184 22.025 41.114 107.882
Trang 68
Phụ lục 2
Bảng tổng hợp thực hiện chi ngân sách tỉnh Bình Thuận 1996-2000
Đ.V tính: Triệu đồng
Nội dung 1996 1997 1998 1999 2000 5 năm
Tổng chi ngân sách 253.035 377.588 421.811 517.553 581.440 2.151.427
I. Chi đầu tư phát triển 51.621 130.263 106.180 187.353 151.073 626.490
1/ Chi xây dựng cơ bản 50.740 127.899 102.130 160.348 144.426 585.543
2/ Chi về vốn lưu động 881 2.364 4.050 27.005 6.647 40.947
II. Chi thường xuyên 201.414 247.325 315.631 330.200 430.367 1.524.937
1/ Trợ giá mặt hàng chính sách 55 1.819 3.563 2.447 2.759 10.643
2/ Chi hành chính sự nghiệp 168.952 194.585 262.996 270.406 398.373 1.295.312
Trong đó:
a/ Chi sự nghiệp kinh tế 26.923 35.517 45.215 48.109 71.440 227.204
b/ Chi sự nghiệp văn hóa XH 101.410 115.597 167.154 170.089 238.870 793.120
Trong đó:
+ Giáo dục đào tạo 58.098 70.962 100.286 105.904 142.401 477.651
+ Y tế 19.227 26.755 40.054 40.520 51.680 178.236
c/ Chi quản lý hành chính 40.619 43.471 50.627 52.208 88.063 274.988
3/ Chi khác ngân sách 32.407 50.921 49.072 57.347 29.235 218.982
Trong đó:
a/ Chi an ninh quốc phòng 4.242 5.966 5.663 8.946 11.253 36.070
b/ Chi ngân sách xã 10.893 21.370 29.398 23.966 85.627
c/ Chi khác ngân sách 17.272 23.585 14.011 24.435 17.982 97.285
Trang 69
Phụ lục 3
Bảng tổng hợp thực hiện thu ngân sách tỉnh Bình Thuận 2001-2005
Đ.V tính: Triệu đồng
Noäi dung thu 2001 2002 2003 2004 2005 5 năm
Toång thu NSNN 358.977 393.996 532.846 919.000 2.200.000 4.404.819
I/ Thu töø thueá, phí 244.903 304.766 387.520 477.620 619.600 2.034.409
1/ Thu doanh nghieäp 59.487 64.665 99.472 89.500 104.000 417.124
* Thu DNNN Trung öông 21.218 28.751 51.146 48.000 58.000 207.115
* Thu DNNN ñòa phöông 28.934 31.222 40.897 32.000 33.000 166.053
* Thu töø caùc DN coù voán ñaàu tö NN 9.335 4.692 7.429 9.500 13.000 43.956
2/ Thueá töø kinh teá ngoaøi quoác doanh 78.889 85.725 106.903 123.700 156.000 551.217
3/ Thueá tröôùc baï 11.865 11.980 13.846 17.800 23.000 78.491
4/ Thueá thu nhaäp 5.407 5.678 4.554 7.500 10.000 33.139
5/ Thueá noâng nghieäp 6.964 4.887 1.662 840 600 14.953
6/ Thueá nhaø ñaát 3.782 4.275 5.104 5.580 6.500 25.241
7/ Tieàn thueâ ñaát 1.673 2.215 5.534 5.000 6.500 20.922
8/ Thueá chuyeån quyeàn söû duïng ñaát 1.792 3.046 4.058 5.100 12.000 25.996
9/ Thu phí vaø leä phí 48.802 80.253 86.158 113.600 159.000 487.813
10/ Thu phí xaêng daàu 9.800 29.000 42.000 80.800
11/ Thu xoå soá kieán thieát 26.242 42.042 50.429 80.000 100.000 298.713
II/ Thu töø bieän phaùp taøi chính 114.074 89.230 145.326 441.380 580.400 1.370.410
01/ Thu töø nhaø, ñaát 16.118 20.666 56.471 358.200 480.000 931.455
02/ Thu khaùc ngaân saùch 97.956 68.564 88.855 83.180 100.400 438.955
III/ Thu töø daàu khí 1.000.000 1.000.000
Toång thu NSÑP 856.956 849.396 1.124.267 1.480.252 1.819.210 6.130.081
- Thu ñieàu tieát 326.903 359.191 489.902 879.900 1.179.000 3.234.896
- Thu trôï caáp 391.933 411.545 561.441 474.922 530.210 2.370.051
- Thu vay, daàu khí, huy ñoäng khaùc 66.800 25.000 20.000 35.000 110.000 256.800
- Thu keát dö ngaân saùch 71.320 53.660 52.924 90.430 268.334
Trang 70
Phụ lục 4
Bảng tổng hợp thực hiện chi ngân sách tỉnh Bình Thuận 2001-2005
Đ.V tính: Triệu đồng
Nội dung các khoản chi 2001 2002 2003 2004 2005 5 năm
Tổng chi ngân sách
803.29
6 796.472
1.033.83
7
1.480.25
2
1.875.21
0
5.989.06
7
I. Chi đầu tư phát triển
315.36
6 257.233 397.570 722.334 784.209
2.476.71
2
1. Chi xây dựng cơ bản
281.12
5 239.342 382.570 707.334 769.209
2.379.58
0
2. Chi hỗ trợ vốn doanh nghiệp 34.241 17.891 15.000 15.000 15.000 97.132
II. Chi thường xuyên
487.93
0 539.239 633.767 757.918
1.091.00
1
3.509.85
5
1. Chi trợ giá mặt hàng chính sách 2.473 2.625 4.884 2.500 2.500 14.982
2. Chi hành chính sự nghiệp
347.91
6 383.474 453.187 605.802 886.386
2.676.76
5
a. Chi sự nghiệp kinh tế 52.223 61.958 66.695 111.733 197.869 490.478
b. Chi SN giáo dục và đào tạo
169.10
1 182.876 248.677 280.261 369.278
1.250.19
3
c. Chi sự nghiệp y tế 59.607 68.662 82.476 96.366 121.586 428.697
d. Chi sự nghiệp văn hoá thông tin 7.660 7.231 8.567 11.288 22.198 56.944
e. Chi SN phát thanh truyền hình 4.611 5.584 5.547 7.285 11.215 34.242
f. Chi sự nghiệp thể dục thể thao 2.407 3.535 2.879 5.313 8.510 22.644
g. Chi SN khoa học công nghệ 4.036 5.385 6.957 12.233 15.446 44.057
h. Chi sự nghiệp xã hội 12.898 13.428 16.980 41.631 62.650 147.587
i. Sự nghiệp văn xã khác 35.373 34.815 14.409 39.692 77.634 201.923
3. Chi quản lý hành chính 64.333 71.840 79.732 108.871 151.116 475.892
4. Chi khác ngân sách 73.208 81.300 95.964 40.745 50.999 342.216
a. Chi an ninh quốc phòng 12.471 14.512 17.988 25.979 30.849 101.799
b. Chi ngân sách xã 42.192 47.770 58.566 0 0 148.528
c. Chi khác ngân sách 18.454 19.018 19.410 14.766 20.150 91.798
d. Chi nộp ngân sách cấp trên 91 0 0 0 0 91
III. Chi chuyển nguồn 0 0 2.500 0 0 2.500
Trang 71
Phụ lục 5
Bảng dự kiến chi ngân sách tỉnh Bình Thuận 2006-2010
Đ.V tính: Triệu đồng
Nội dung các khoản chi 2006 2007 2008 2009 2010 5 năm
Tổng chi ngân sách 2.137.739 2.437.023 2.753.836 3.111.835 3.485.255 13.925.687
I. Chi đầu tư phát triển 918.634 1.046.522 1.173.955 1.315.946 1.442.855 5.897.912
1. Chi xây dựng cơ bản 903.634
1.031.52
2
1.158.95
5
1.300.94
6
1.427.85
5 5.822.912
Tr.đó chi cho giáo dục đào tạo 0,4297 0,4294 0,4263 0,4229 0,4140 0,4235
2. Chi hỗ trợ vốn doanh nghiệp 15.000 15.000 15.000 15.000 15.000 75.000
II. Chi thường xuyên 1.219.105 1.390.501 1.579.881 1.795.889 2.042.400 8.027.775
1. Chi trợ giá mặt hàng chính sách 2.875 3.306 3.769 4.297 4.898 19.146
2. Chi hành chính sự nghiệp 984.421
1.120.87
0
1.272.05
6
1.444.37
6
1.640.90
6 6.462.630
a. Chi sự nghiệp kinh tế 199.552 225.494 254.808 287.933 325.364 1.293.151
b. Chi SN giáo dục và đào tạo 428.362 496.900 571.436 657.151 755.724 2.909.573
c. Chi sự nghiệp y tế 136.784 153.882 173.118 194.757 219.102 877.643
d. Chi sự nghiệp văn hoá thông tin 24.640 27.350 30.359 33.698 37.405 153.452
e. Chi SN phát thanh truyền hình 12.337 13.570 14.927 16.420 18.062 75.316
f. Chi sự nghiệp thể dục thể thao 9.276 10.111 11.021 12.013 13.094 55.514
g. Chi SN khoa học công nghệ 19.308 24.134 30.168 37.710 47.137 158.457
h. Chi sự nghiệp xã hội 69.542 77.191 85.682 95.107 105.569 433.091
i. Sự nghiệp văn xã khác 84.621 92.237 100.539 109.587 119.450 506.434
3. Chi quản lý hành chính 175.295 203.342 233.843 268.919 309.257 1.190.656
4. Chi khác ngân sách 56.514 62.983 70.213 78.297 87.338 355.344
a. Chi an ninh quốc phòng 34.551 39.042 44.118 49.853 56.334 223.899
b. Chi ngân sách xã 0 0 0 0 0 0
c. Chi khác ngân sách 21.964 23.940 26.095 28.443 31.003 131.445
d. Chi nộp ngân sách cấp trên 0 0 0 0 0 0
Trang 72
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoàn thiện cơ cấu chi ngân sách để chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Thuận theo hướng CNH - HĐH.pdf