LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngành Điện là một trong những ngành cần được chú trọng vì nó là cơ sở cho những ngành khác phát triển. Để đứng vững và ngày càng phát triển Công ty ĐLTPHN phải có đường lối chiến lược trong đó phải chú ý đến yếu tố con người vì tiềm năng của con người là vô hạn. Vậy làm thế nào để phát huy được các tiềm năng của họ? Có rất nhiều cách làm khác nhau nhưng một trong các cách được Công ty chú trọng đó là quan tâm đến vấn đề tiền lương cho CBCNV.
Công ty ĐLTPHN có đội ngũ lao động lớn và có trình độ tay nghề cao, vì vậy vấn đề trả lương phù hợp với trình độ và khả năng cho cán bộ trong Công ty là việc rất khó.
Trong thời gian qua, CTTL của Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên CTTL trong Công ty cũng còn một số vướng mắc như: Trả lương chưa gắn với năng lực làm việc, hiệu quả làm việc. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác tiền lương tại Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội” với mong muốn hoàn thiện kiến thức chuyên ngành, nghiên cứu các hoạt động về quản lý quỹ lương cũng như việc phân phối tiền lương trong Công ty, từ đó học hỏi, tiếp thu các kinh nghiệm thực tế cũng như đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện CTTL ở Công ty.
Trong luận văn của mình, em đã sử dụng những số liệu sơ cấp của Công ty, phương pháp so sánh, đánh giá, phân tích, tổng hợp từ nguồn số liệu thu thập và có sự tham khảo ý kiến các cô, chú, anh, chị trong phòng Tổ chức lao động thông qua bảng hỏi.
Luận văn tốt nghiệp được kết cấu theo ba phần chính:
Chương I: Cơ sở lý luận về công tác tiền lương
Chương II: Phân tích thực trạng công tác tiền lương tại Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội
Chương III: Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tiền lương tại Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội
99 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2893 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác tiền lương tại Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uản lý và cập nhật đầy đủ hồ sơ CBCNV, cấp mới và đổi thẻ công vụ cho CBCNV kịp thời.
Công tác đào tạo
- Có kế hoạch và triển khai thực hiện theo kế hoạch về: Bồi huấn nâng bậc lương công nhân, nâng lương cho viên chức (gián tiếp) tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý và CBCNV theo yêu cầu SXKD của Công ty.
- Hướng dẫn và làm thủ tục cho các đoàn đi thực tập, học tập công tác trong nước và nước ngoài đạt yêu cầu chất lượng và thời gian.
Thực hiện kỹ luật lao động và quan hệ giao tiếp
- Chấp hành tốt nội quy lao động và kỹ luật lao động
- Thực hiện tốt mối quan hệ với các phòng chức năng và các đơn vị trong Công ty
- Chủ động sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ
- Thường xuyên cập nhật thông tin trên trang WEB của Công ty
- Chấp hành chế độ báo cáo và các yêu cầu của các đơn vị cấp trên, của Công ty và các phòng chức năng liên quan đạt chất lượng và thời gian yêu cầu.
90
15
10
05
08
34
10
10
10
04
18
12
06
15
10
05
10
02
02
02
02
02
- Mỗi sai phạm trong từng nội dung tiêu chuẩn đánh giá bị trừ 1 đến 10 điểm tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của sai phạm.
- Mỗi lần thực hiện báo cáo (hoặc các yêu cầu khác) chậm do nguyên nhân chủ quan sẽ bị trừ 0.5 điểm/lần
- Xử lý thông tin của các đơn vị không đạt thời gian yêu cầu (quá 5 ngày) cứ chậm 1 ngày trừ 5 điểm.
Qua cách tính điểm như trên các đơn vị sẽ có căn cứ để tính điểm cho người lao động.
Ví dụ về tiền lương được thể hiện ở bảng sau:
Trong đó: Ngày công thực tế làm việc của phòng là 22 ngày/tháng
Hcbbq =
=
43.59
=3.63
12
Hpcbq =
=
1.3
= 0.43
3
Theo công thức ta có, tiền lương của trưởng phòng Đặng Ngọc Lâm được tính như sau:
Vkỳ1 =
540.000 X (4.66 + 0.5) X 22
=2.786.400 đồng
22
Vkỳ2 =
380.000 X (3.63 + 0.43) X12 X 22/22
X 22 X (4.66 + 0.5) X 75
71831
= 2.194.384 đồng
V = Vkỳ1 + Vkỳ2
= 2.786.400 + 2.194.384
= 4.980.784 đồng.
Bảng 9: Bảng trả lương tháng 06/2007 của phòng tổ chức lao động –Công ty ĐLTPHN
TT
Họ và tên
Chức danh
Hcb
Hpc
ntt
di
n*h*d
Vkỳ1
Vkỳ2
V
Ký nhận
1
2
3
4
5=(1+2)*3*4
6
7
8=6+7
1
Đặng Ngọc Lâm
Trưởng phòng
4,66
0,5
22
75
8.514
2.786.400
2.194.384
4.980.784
2
Nguyễn Quang Sáng
4,99
22
75
8.233
2.694.600
1.897.335
4.591.935
3
Nguyễn Văn Hợp
4,51
21
74
7.009
2.324.700
1.615.054
3.939.754
4
Đặng Thu Hoài
4,2
22
75
6.439
2.268.000
1.596.955
3.864.955
5
Trần Văn Thương
Phó phòng
3,89
0,4
22
72
6.795
2.316.600
1.751.425
4.068.025
6
Đoàn Đức Tiến
Phó phòng
2,96
0,4
22
75
5.544
1.814.400
1.428.901
3.243.301
7
Vũ Tất Đạt
2,96
20
71
4.413
1.453.000
968.589
2.421.589
8
Dương Thuý Hằng
3,58
22
75
5.907
1.933.200
1.361.214
3.294.414
9
Trần Văn Cường
2,96
22
74
4.819
1.598.400
1.110.467
2.708.867
10
Hoàng Liên Sơn
3,58
21
72
5.413
1.845.327
1.247.367
3.092.694
11
Lê Thuý Hà
2,96
22
75
4.884
1.598.400
1.125.473
2.723.873
12
Bùi Hà An
2,34
22
75
3.861
1.263.600
889.732
2.153.332
Tổng
43,59
1,3
71.831
Trả lương thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương giữa ca.
Để chuẩn hóa công tác quản lý lao động, quản lý thời giờ làm việc, áp dụng hiệu quả chế độ làm việc 40giờ/tuần. Công ty ĐLTPHN đã quy định về chế độ trả lương thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương giữa ca. Đối tượng được nhận tiền lương này là tất cả các CBCNV trong Công ty làm việc dưới hình thức:
+ Hưởng lương theo thời gian.
+ Hưởng lương theo sản phẩm.
Nguyên tắc khi áp dụng các chế độ tiền lương này là phải thỏa thuận trước với người lao động làm thêm giờ, trừ giải quyết những công việc đột xuất đặc biệt đó là:
Xử lý sự cố, khắc phục thiên tai bão lụt.
Trực phục vụ chính trị đột xuất, lễ tết, lễ hội, bầu cử, trực tăng cường an ninh chính trị trong các ngày lễ, hội, khắc phục thiên tai.
Công việc đột xuất do phải phục vụ các đợt kiểm tra, thanh tra rộng lớn không có trong kế hoạch hàng năm của đơn vị.
* Chế độ trả lương làm việc thêm giờ
Căn cứ thực tế thời gian làm việc 40giờ/tuần và tiền lương tính trên công lao động đã điều chỉnh theo chế độ làm việc 5ngày/tuần, Công ty quy định chế độ tiền lương làm thêm giờ như sau:
Mức 150%, áp dụng với giờ làm thêm vào ngày thường.
Mức 200%, áp dụng đối với giờ làm thêm vào nghỉ hàng tuần.
Mức 300%, áp dụng với giờ làm thêm vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương (trong mức 300% này đã bao gồm tiền lương trả cho thời gian nghỉ được hưởng nguyên lương).
Thanh toán tiền lương giờ được tính như sau:
Tiền lương thêm giờ
=
tiền lương 1 giờ của cá nhân
X
150%,200% hoặc 300%
X
số giờ làm thêm
Tiền lương 1 giờ của cá nhân
=
Hệ số lương X LminDN
22 X 8
Trong đó:
Hệ số lương: là hệ số mức lương hiện hưởng (không bao gồm các loại phụ cấp).
* Trả lương làm việc vào ban đêm được tính:
+ Đối với lao động nếu làm việc vào ban đêm thì tiền lương làm việc vào ban đêm được thanh toán như sau:
Vlđ
=
Tiền lương 1 giờ của cá nhân
X 30% X
Số giờ làm việc ban đêm
+ Trường hợp người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì tiền lương làm thêm giờ được tính như sau:
Vlđ
=
Tiền lương 1 giờ
X
30 % X
150%, 200% hoặc 300%
X
Số giờ làm việc vào ban đêm
Nếu CBCNV làm thêm ngoài giờ mà đơn vị bố trí cho nghỉ bù những giờ làm thêm thì phải trả phần chênh lệch 50% tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm nếu làm thêm giờ vào những ngày bình thường, 100% nếu làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần và 200% vào ngày lễ, tết.
* Tiền lương nghỉ giữa ca đối với CBCNV làm việc liên tục 8 giờ theo chế độ 3 ca (được quy định tại điều 7 Thỏa ước lao động tập thể) được tính:
+ Đối với ca ngày:
Người lao động được nghỉ 30 phút tính vào giờ làm việc được thanh toán tiền lương như sau:
Vgc
=
Tiền lương 1 giờ của cá nhân
X
Số giờ nghỉ giữa ca trong một tháng
+ Đối với ca đêm:
Người lao động được nghỉ 45 phút tính vào giờ làm việc được thanh toán tiền lương như sau:
Vgc
=
Tiền lương 1 giờ của cá nhân
X
Số giờ nghỉ giữa ca làm đêm trong một tháng
Trong đó:
Vgc: Tiền lương nghỉ giữa ca
Vlđ: Tiền lương làm đêm
Các đơn vị chịu trách nhiệm bố trí lao động hợp lý để đảm bảo hoàn thành khối lượng công việc của một tuần trong 40 giờ trên nguyên tắc không tăng chi phí lao động, không tăng chi phí tiền lương.
Theo qui định của Bộ luật Lao động, những người làm việc liên tục 8 giờ sẽ được nghỉ giữa ca 30 phút (0.5giờ). Như vậy Công ty ĐLTPHN đã thực hiện đúng quy định của Nhà nước.
Qua tìm hiểu hình thức trả lương theo thời gian mà Công ty áp dụng vẫn còn tồn tại những hạn chế, đó là:
Xây dựng bảng đánh giá kết quả thực hiện công việc của từng người lao động chưa dựa trên tiêu chuẩn cấp bậc công việc, chưa phân công nhiệm vụ cho từng lao động một cách cụ thể.
Tiền lương được trả trên cơ sở hệ số cấp bậc công nhân chưa dựa trên hệ số lương cấp bậc công việc.
Việc bố trí lao động sao cho cấp bậc công việc phù hợp với cấp bậc công nhân là không phải dễ. Trong thực tế vẫn tồn tại việc người lao động được phân công làm những việc có cấp bậc có cấp bậc công việc không tương ứng. Có nhiều người có cấp bậc công nhân cao nhưng được bố trí công việc yêu cầu cấp bậc thấp hơn nên được hưởng mức lương thấp và ngược lại. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bất công bằng trong trả lương đến người lao động. Vì vậy sẽ làm giảm động lực làm việc.
2.3.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm
Hình thức trả lương theo sản phẩm không áp dụng rộng rãi ở Công ty ĐLTPHN, chỉ đối với nhân viên thu tiền điện tư gia (TNV) Công ty áp dụng chế độ trả lương theo sản phẩm.
Tiền lương trả cho TNV được áp dụng theo công thức:
TL = ĐG x HĐ x r
Trong đó:
TL : Tiền lương trả theo sản phẩm của TNV
ĐG: Đơn giá tiền lương đối với một hoá đơn
HĐ: Số hoá đơn thu được
r : Hệ số thu róc của TNV
Đối với một hoá đơn thì đơn giá là biết trước. Do đó tiền lương của TNV chỉ phụ thuộc vào số hoá đơn thu được. Đối với Công ty ĐLTPHN đơn giá tiền lương phải gắn liền với các chỉ tiêu sau:
NSLĐ phải đảm bảo tốc độ tăng tiền lương bình quân thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động được tính theo hướng dẫn tại thông tư số 09/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ lao động thương binh xã hội.
Điện thương phẩm: phải đạt so với kế hoạch được giao.
Tỉ lệ tổn thất điện năng phải đạt so với kế hoạch được giao.
Giá bán điện bình quân: Phải cao hơn hoặc bằng giá bán điện bình quân được giao.
Căn cứ vào đó Công ty xây dựng đơn giá tiền lương dựa trên:
Mức tiền lương tối thiểu của Công ty để tính đơn giá cho một hoá đơn là 620.000VNĐ.
Định mức thu tiền là 1560 Hoá đơn/người/tháng. Đây là định mức được Tổng Công ty quy định.
Hệ số công việc được quy định chung cho mọi TNV là 2.78.
Như vậy, đơn giá tiền lương cho một hoá đơn là:
ĐG =
2.78 X 620000
=1105 đồng
1560
Căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc của TNV, Công ty áp dụng hệ số thu róc như sau:
Mức thu đạt
Hệ số được hưởng (r)
100%
98 - < 100%
96 - <98%
90 - <96%
<90%
1.0
0.9
0.8
0.7
0.6
Ví dụ về cách tính lương của TNV:
Bảng 10: Lương của TNV Điện lực Sóc Sơn tháng 02/2007
TT
Họ và tên
Hoá đơn phát sinh
Hoá đơn thu đạt
r
Thành tiền
1
Hồ Thanh Hải
1309
1309
1.0
1446445
2
Nguyễn Thị Thu Hoài
1792
1620
0.7
1253070
3
Nghiêm Văn Chiến
1386
1386
1.0
1531530
4
Nguyễn Xuân
1276
1274
0.9
1266993
5
Đỗ Bá Chi
1702
1624
0.8
1435616
6
Trần Thị Vân
1594
1572
0.9
1563354
7
Ngô Thị Hoa
1424
1424
1.0
1573520
8
Hoàng Văn Dũng
1653
1653
1.0
1826565
9
Bùi Duy Hiển
1720
1720
1.0
1900600
10
Đặng Thị Nhàn
1689
1689
1.0
1866345
11
Võ Thuỳ Chi
1547
1547
1.0
1709435
Nguồn: Phòng Tổ chức lao động
Trong bảng tính lương trên ta thấy TNV nhận được mức lương không cao. TNV thu được nhiều hoá đơn thì sẽ nhận được nhiều lương hơn, tuy nhiên việc giao số hoá đơn cho mỗi TNV là có hạn. Việc áp dụng hệ số róc đã khuyến khích TNV cố gắng thu đạt 100% vì nếu không sẽ bị giảm lương. Tuy nhiên Công ty đã không tính lương theo sản phẩm có thưởng mà tiền thưởng là tính riêng, như thế sẽ không khích lệ động viên TNV làm việc. Bên cạnh đó thực tế là thành phố Hà Nội là khu vực có nhiều địa bàn phức tạp. Ví dụ như đối với huyện Từ Liêm có xã Cổ Nhuế, xã Đông Ngạc,…là các địa bàn rất khó thu tiền điện. Tuy nhiên TNV phải thu ở những địa bàn đó với đơn giá tiền lương đối với một hoá đơn như những địa bàn khác. Điều này sẽ gây sự chán nản đối với TNV khi làm việc ở những địa bàn phức tạp.
Tuy nhiên, theo ý kiến của các cán bộ trong phòng Tổ chức lao động về việc phân biệt địa bàn thu tiền điện cho TNV là: “việc không phân biệt địa bàn thu tiền điện cho TNV là không hợp lý. Tuy nhiên trong thực tế mức độ chênh lệch về sự phức tạp giữa các địa bàn là không lớn như những địa bàn ở nông thôn hay miền núi. Hơn nữa, số hoá đơn giao cho TNV là có hạn và đã có hệ số thu róc, nếu thu được 100% số hoá đơn thì TNV sẽ được hưởng hệ số thu róc là 1 nên đã phần nào khuyến khích TNV làm việc”.
3. Đánh giá chung về công tác tiền lương tại Công ty
3.1. Phân tích hiệu quả của công tác tiền lương ở Công ty ĐLTPHN
Chỉ tiêu để xác định hiệu quả CTTL là so sánh mối quan hệ giữa tốc độ tăng NSLĐ và tốc độ tăng TLBQ. Ta có:
IW =
Trong đó:
Iw, ITL : Chỉ số tăng NSLĐ và chỉ số tăng TLBQ
WTH, WKH : Mức NSLĐ kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch
TLTH, TLKH : TLBQ kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch
Với số liệu ở trên ta có bảng:
Bảng 11: Mối quan hệ giữa tốc độ tăng NSLĐ bình quân và tăng TLBQ
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
2005
2006
2007
KH
TH
I
KH
TH
I
KH
TH
I
1
TLBQ
triệu
1.97
2.075
1.05
2.089
2.166
1.04
2.340
2.556
1.09
2
NSLĐ
kWh/ ng/năm
960.27
930.12
0.97
998.53
1004.86
1.01
1138.35
1217.02
0.92
Tiếp đó ta có mối quan hệ giữa tốc độ tăng NSLĐ kỳ kế hoạch và kỳ thực hiện.
Trong đó:
SKH, STH : Mối quan hệ giữa tốc độ tăng NSLĐ và tốc độ tăng TLBQ kỳ kế hoạch và kỳ thực hiện.
I WTH, I WKH : Tốc độ tăng NSLĐ kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch
I TLTH, ITLKH : Tốc độ tăng TLBQ kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch
Khả năng tăng, giảm giá thành được tính theo công thức:
Trong đó:
Z : là phần trăm tăng (giảm) giá thành do tăng (giảm) chi phí tiền lương/1đơn vị sản phẩm
IW : là chỉ số NSLĐ
I1 : là chỉ số TLBQ
do : là tỷ trọng tiền lương trong giá thành sản phẩm
Ví dụ phân tích hiệu quả CTTL năm 2006
Ta có:
+ Chỉ số thể hiện kế hoạch năm 2006 so với kế hoạch năm 2005:
+ Chỉ số thực hiện so với kế hoạch trong năm 2006:
= 1.013
Qua số liệu trên ta thấy, NSLĐ và TLBQ kỳ kế hoạch năm 2006 lớn hơn so với kỳ thực hiện của năm 2005. NSLĐ năm sau phải lớn hơn năm trước. Tuy nhiên một điều mâu thuẫn là TLBQ kế hoạch năm 2006 lớn hơn thực hiện năm 2005, mặt khác nếu tăng TLBQ sẽ làm vượt chi quỹ lương. Điều này đã được cán bộ làm CTTL giải thích rằng: “Công ty rất chăm lo đến đời sống của CBCNV nên dù phải tăng quỹ lương thì Công ty vẫn luôn cố gắng để tăng TLBQ cho người lao động”.
Trong năm 2006 TLBQ và NSLĐ kỳ thực hiện đều lớn hơn kỳ kế hoạch. Điều này chứng tỏ Công ty đã bám sát vào việc thực hiện TLBQ và NSLĐ ở năm trước để đề ra kế hoạch cho năm sau.
Ta có:
GT KH : Giá thành kế hoạch
QLKH : Quỹ tiền lương kế hoạch
GT KH = DT KH - LN KH
= 3527-500=3027
doTH =
= -0.16
= - 16%
GT TH = DT TH - LN TH = 3610-1628,785 = 1981,215
doTH =
ZTH = ( -1) x = 0.03 = 3%
Như vậy năm 2006, mục tiêu kết quả đề ra là giảm 16% giá thành nhưng thực tế lại tăng 3% giá thành. Như vậy kế hoạch đặt ra Công ty đã không thực hiện được do một phần vì mục tiêu đề ra quá cao mặt khác công tác tiền lương đã không thực hiện tốt trong năm này. Theo các cán bộ trong phòng thì CTTL không thực hiện tốt vì: “năm 2006 Công ty đã sữa đổi lại định mức lao động. Tập định mức lao động mới được xây dựng được xây dựng dựa vào cơ sở pháp lý sau:
- Thông tư số 06/2005/TT-LĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn phương pháp xây dựng định mức lao động trong các công ty nhà nước theo nghị định số 206/2006/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính Phủ.
- Tập định mức lao động SXKD điện ban hành kèm theo quyết định 104/QĐ-EVN-HĐQT ngày 25 tháng 4 năm 2002 của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Điện lực Việt Nam.
- Quy trình quản lý vận hành, bảo dưỡng, sữa chữa thường xuyên các nhà máy thuỷ điện, các nhà máy nhiệt điện chạy than, các nhà máy chạy dầu và turbine khí, Các tổ máy Deisel và thuỷ điện nhỏ.
- Quy trình quản lý vận hành hệ thống đường dây tải điện và trạm biến áp.
- Quy trình kinh doanh điện năng.
- Quy trình công nghệ quản lý vận hành các thiết.
Theo đó các cán bộ làm công tác định mức sẽ định mức lại lao động. Do còn lúng túng với quy chế mới nên có một số cán bộ đã vận dụng không đúng, do đó định mức lao động chưa thật chính xác, điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến CTTL của Công ty”.
3.2. Những mặt đạt được
Từ khi thành lập cho đến nay, Công ty ĐLTPHN đã không ngừng hoàn thiện công tác tiền lương. Ban lãnh đạo Công ty đã nhận thức đúng đắn về vai trò của công tác tiền lương và coi tiền lương là một công cụ quan trọng của hoạt động quản lý nguồn nhân lực. Do đó Công ty đạt được nhiều thành tựu đáng kể:
Trước hết, công tác tiền lương đã áp dụng đúng các quy định của Nhà nước đó là thực hiện đúng các văn bản do Chính phủ và các bộ có liên quan ban hành. Kết quả là NSLĐ đã không ngừng tăng qua các năm, đặc biệt là trong những năm gần đây. Điều này phản ánh rằng, bên cạnh việc thường xuyên thay đổi các máy móc trang thiết bị hiện đại Công ty đã khuyến khích người lao động tích cực làm việc. Vì lợi ích của họ gắn liền với NSLĐ nên bản thân họ sẽ tự nâng cao trình độ, kỹ năng để đáp ứng được các yêu cầu của công việc.
Thứ hai, tiền lương hàng tháng mà người lao động nhận được tương đối cao so với các ngành nghề khác. Do đặc thù sản phẩm của ngành Điện khác với những sản phẩm của ngành khác nên để sản xuất ra điện rất phức tạp và nguy hiểm đòi hỏi phải có những người lao động có đủ tay nghề mới có thể đảm nhận được. Chính tiền lương cao sẽ khuyến khích những người lao động làm việc trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó Công ty không chỉ kinh doanh các lĩnh vực liên quan đến điện mà còn kinh doanh những lĩnh vực khác như: Góp vốn cổ phần vào ngân hàng An Bình, đầu tư chứng khoán, bất động sản, kinh doanh viễn thông,…nên lợi nhuận thu được từ những nguồn đó khá lớn, tạo điều kiện cho việc chi trả lương cao cho người lao động. Đây cũng chính là mục tiêu của bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào.
Thứ ba, CTTL được tiến hành một các tương đối có khoa học, thể hiện ở chỗ CTTL được thực hiện tuần tự từ việc xây dựng quỹ tiền lương đến việc phân phối lương cho người lao động một cách chính xác. Ngoài ra CTTL được thực hiện bởi những cán bộ có trình độ, kinh nghiệm lâu năm trong Công ty.
Thứ tư, Công ty đã không ngừng hoàn thiện quy chế trả lương. Từ khi chuyển đổi từ Công ty Nhà nước sang Công ty Cổ phần Nhà nước nắm cố phần chi phối, Công ty ĐLTPHN đã có những thay đổi, theo đó quy chế tiền lương cũng không ngừng thay đổi theo để phù hợp với quá trình phát triển của Công ty. Quy chế tiền lương được ban hành đã có những căn cứ khoa học với nội dung phù hợp với đặc điểm của Công ty.
3.3. Những tồn tại chủ yếu của công tác tiền lương tại Công ty
Bên cạnh những mặt đạt được CTTL của Công ty vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, đó là:
- Đội ngũ làm CTTL chưa thực sự có kinh nghiệm và trình độ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc tính lương và các chế độ khác đối với người lao động. Trình độ của các cán bộ phụ trách hạn chế sẽ dẫn tới việc xây dựng cũng như thực hiện các quy định về tiền lương thiếu chính xác và thiếu cơ sở khoa học.
- Định mức lao động thiếu chính xác sẽ dẫn đến áp dụng các mức lao động đối với tất cả các quá trình lao động không đúng. Người lao động sẽ không thoả đáng với thu nhập và công việc họ đã làm. Do đó sẽ ảnh hưởng đến CTTL của Công ty.
- Việc bố trí giữa cấp bậc công nhân và cấp bậc công việc còn chưa tương xứng. Nếu cấp bậc công nhân lớn hơn cấp bậc công việc sẽ gây lãng phí lao động và cấp bậc công việc lớn hơn cấp bậc công nhân thì người lao động sẽ khó hoàn thành công việc được giao nên sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty và do đó ảnh hưởng đến nguồn hình thành quỹ lương cũng có nghĩa là ảnh hưởng đến CTTL.
- Chưa xác định được các địa bàn phức tạp trên thành phố Hà Nội, điều này sẽ làm giảm động lực làm việc của TNV. Công việc của TNV là một bộ phận quan trọng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó nếu TNV không làm tốt sẽ gây ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của Công ty trong đó có CTTL.
CHƯƠNG III.
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG
TẠI CÔNG TY ĐLTPHN
1. Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới
Đến nay lưới Điện Hà Nội đã đáp ứng được các yêu câu về số lượng và chất lượng điện của thủ đô. Tuy nhiên để Công ty ngày càng phát triển , trong thời gian tới Công ty ĐLTPHN phải hoàn thiện về mọi mặt. Đó là:
Làm tốt công tác giáo dục tư tưởng để mọi Đảng viên, CBCNV trong Công ty có lập trường chính trị vững vàng, kiên định, có tinh thần cách mạng ngày càng cao.
Hiện nay Công ty đang hoạt động theo luật Doanh nghiệp Nhà nước nhưng trong thời gian tới sẽ chuyển sang hoạt động theo luật Doanh nghiệp, dự kiến đến năm 2010 Công ty sẽ cổ phần hoá.
Về sản xuất kinh doanh, Công ty được quyền quyết định đầu tư các dự án có tổng vốn đầu tư đến 2000 tỷ, dự án nhóm A, chủ động SXKD toàn bộ không phụ thuộc công ty mẹ là Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Công ty tiến hành kinh doanh đa ngành nghề với mục tiêu lợi nhuận cao. Đảm bảo cân bằng tài chính bền vững. Công ty cũng đưa ra các chỉ tiêu về kinh tế năm 2008, cụ thể đó là:
- Điện thương phẩm : 5,328 triệu kWH
- Tỷ lệ điện dùng để truyền tải và phân phối : 7,8%
- Giá bán điện bình quân trước thuế : 10006đ/kWh
- Giá trị đầu tư xây dựng cơ bản : 592 tỷ đồng
- Tổng doanh thu viễn thông : 140651triệu đồng
- Doanh thu hoa hồng Công ty được hưởng : 63293 triệu đồng
- Giá trị đầu tư xây dựng cơ bản : 620 tỷ đồng
- Giá trị sữa chữa lớn : 65 tỷ đồng
- Công suất đạt : 268 MW
- Tốc độ tăng trưởng bình quân: 16.9 %/năm
Để thực hiện được các chỉ tiêu trên Công ty đã đưa ra những chỉ tiêu kỹ thuật đó là:
Đảm bảo chất lượng điện năng, giảm thời gian mất điện và sự cố, đạt suất sự cố Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đưa ra.
Thực hiện đúng quy định về công tác quản lý kỹ thuật, quy trình kỹ thuật an toàn điện và trang phục bảo hộ lao động của Tổng Công ty và Công ty. Không để xảy ra tai nạn lao động.
Ngoài ra Công ty còn đầu tư liên tục cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, các bên liên quan ở mức cao nhất. Đẩy nhanh và thực hiện điện khí hoá nông thôn. Kiểm soát và giảm nhẹ ô nhiễm môi truờng trong các hoạt động điện lực.
Công ty sẽ đẩy mạnh thực hiện chương trình tiết kiệm điện, hoàn thành tiết kiệm điện do Tổng Công ty giao. Bên cạnh đó Công ty sẽ đưa vào thi công và vận hành các cột thu sóng viễn thông, thực hiện đúng tiến độ các công trình lưới điện 110 kV, lưới điện trung áp.
Về lực lượng lao động bắt buộc phải sắp xếp lại lao động cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh. Không ngừng nâng cao trình độ của công nhân viên chức trong Công ty. Chủ động đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Hoàn thành các chương trình đào tạo, tập huấn hiệu quả đúng tiến độ đề ra.
Về NSLĐ trong thời gian tới tăng từ 10-15% và dự kiến tiền lương cũng sẽ tăng 10 – 15%. Không ngừng nâng cao mức sống cho người lao động để họ luôn gắn bó với Công ty.
Đối với cán bộ quản lý phải thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn cho họ bằng cách tăng cường đào tạo. ĐỒng thời tiếp tục triển khai công tác bố trí, sắp xếp lại cán bộ một cách hợp lý và hiệu quả.
Dựa vào tình hình SXKD và những kết quả đã đạt được của Công ty trong thời gian qua thì những kế hoạch nêu trên khả năng thực hiện được là rất khả quan.
2. Định hướng mới cho công tác tiền lương trong thời gian tới ở Công ty ĐLTPHN
Công tác tiền lương là một hoạt động cực kỳ quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, nếu thực hiện tốt công tác này không những làm cho người lao động cảm thấy yên tâm, tích cực làm việc, gắn bó đoàn kết với nhau mà còn giữ chân được người tài, người giỏi trong Công ty. Việc hoàn thành công tác tiền lương là một việc làm rất cần thiết không chỉ trong một thời gian nhất định mà trong suốt toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Việc tiến hành công tác tiền lương phải có những định hướng cụ thể. Công ty ĐLTPHN đã có những dự định về công tác tiền lương trong thời gian tới, đó là:
Hoàn thiện việc sửa đổi định mức lao động. Do sản phẩm của ngành Điện có đặc thù riêng nên việc định mức lao động là rất khó. Định mức lao động chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó có sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, mặt khác ngành Điện là ngành thường xuyên phải được cải tiến vê máy móc trang thiết bị nên quá trình định mức đòi hỏi phải thường xuyên và chính xác nếu không quá trình xây dựng mức lao động không đúng với công việc dẫn đến tính lương sai.
Hoàn thành việc nâng bậc lương, chuyển ngạch lương cho CBCNV. Người lao động làm việc khi có đủ các điều kiện về trình độ, thâm niên công tác,…thì phải được nâng lương. Việc nâng bậc lương, chuyển ngạch lương đối với họ rất quan trọng nó thể hiện số lượng và chất lượng công việc mà họ đã đóng góp cho Công ty.
Khuyến khích trả lương theo công việc. Những lao động ở các lứa tuổi khác nhau cùng làm một công việc như nhau thì được hưởng mức lương như nhau. Điều này có nghĩa là Công ty sẽ tiến dần đến việc trả lương dựa vào hệ số cấp bậc công việc.
Bố trí lao động hợp lý, tiết kiệm, đảm bảo đủ lao động phục vụ nhu cầu lao động của đơn vị, thực hiện đúng quy chế tuyển dụng lao động mà Công ty đã xây dựng.
- Tiền lương phải tạo động lực cho người lao động. muốn vậy tiền lương phải đủ lớn và gắn với kết quả làm việc của người lao động để họ cảm thấy xứng đáng với công sức họ bỏ ra.
Công tác tiền lương phải xuất phát từ người lao động, đáp ứng được các kỳ vọng của họ và đảm bảo sự cân bằng trong phân phối tiền lương.
Kiểm tra và giám sát việc thực hiện công tác tiền lương tại các Đơn vị, Xưởng, Đội một cách kịp thời và chính xác.
Tiền lương phải đảm bảo các quy định của Nhà nước, của ngành, của Tổng công ty Điện lực Việt Nam.
3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tiền lương tại Công ty ĐLTPHN
Trên cơ sở những tồn tại và nguyên nhân của nó Công ty đã có một số giải pháp như sau:
3.1. Cũng cố bộ phận chuyên trách làm công tác lao động tiền lương ở các Đơn vị
Để tính lương cho người lao động ở các Đơn vị cần phải có số liệu từ các Đơn vị đó gửi lên Công ty. Tiền lương của người lao động nhận được phụ thuộc phần nào vào ý muốn chủ quan của cán bộ phụ trách tiền lương ở Đơn vị đó. Do vậy việc củng cố bộ phận chuyên trách lao động tiền lương là rất cần thiết, đồng thời đưa dần CTTL đi vào nề nếp và chặt chẽ, tổ chức sử dụng lao động có hiệu quả và thực hiện chính sách, chế độ nhằm khuyến khích người lao động trong sản xuất góp phần tăng năng suất và hiệu quả công tác. Để thực hiện được những điều đó ở các đơn vị cần phải:
Quan tâm chỉ đạo, chấn chỉnh bộ phận chuyên trách làm công tác tiền lương và bố trí cán bộ có đủ năng lực để thực hiện các công việc.
Cán bộ làm công tác tiền lương phải được tuyển dụng từ các hệ đào tạo chính quy của các trường Trung học, Đại học thuộc chuyên ngành: kinh tế lao động, quản trị nhân lực.
Hàng năm phải tổ chức tập huấn và bồi dưỡng nghiệp vụ về lao động tiền lương hoặc gửi Bộ LĐTB&XH đào tạo bồi dưỡng về CTTL.
3.2. Hoàn thiện định mức lao động
Khối lượng công việc đưa vào định mức đó là:
+ Phần khối lượng kinh doanh bao gồm: Số khách hàng, số hoá đơn. Số liệu này do các bộ phận kinh doanh ở các Đơn vị trình lên phòng kinh doanh của Công ty phê duyệt. Số liệu này chính xác vì khối lượng công việc gắn với số hoá đơn.
+ Phần khối lượng công việc quản lý, vận hành bao gồm: Số km đường dây trung thế, hạ thế, cáp ngầm, số trạm biến áp. Những số liệu này do các cán bộ kỹ thuật tại các đơn vị trình lên phòng kỹ thuật của Công ty phê duyệt. Phòng kỹ thuật sẽ theo dõi các số liệu thông qua hồ sơ chứ không nắm được thực tế khối lượng thiết bị trên lưới điện. Do đó số liệu này thường không chính xác. Để có số liệu chính xác từ các đơn vị gửi lên cần:
Hoàn thiện hồ sơ quản lý kỹ thuật từng trạm biến áp.
Hoan thiện hồ sơ quản lý kỹ thuật từng lộ đường dây tại các đơn vị.
Khi các cán bộ ở dưới các đơn vị gửi số liệu lên cần phải đối chiếu số liệu đó với hồ sơ gốc của Công ty cho đến khi trùng khớp số liệu.
Bên cạnh đó cần xây dựng đội ngũ làm công tác định mức lao động được trang bị đầy đủ kiến thức trong lĩnh vực này. Hiện nay các cán bộ làm công tác định mức lao động ở các đơn vị chủ yếu là những người làm việc lâu năm nhưng lại hơi yếu về chuyên môn. Số lượng cán bộ làm công tác định mức đúng chuyên ngành ở các đơn vị là rất ít mà tập trung chủ yếu ở trên Công ty. Do đó việc bồi dưỡng thêm trình độ chuyên môn cho các cán bộ làm công tác định mức lao động là rất cần thiết, bên cạnh đó cần phải tuyển thêm những lao động đúng chuyên ngành. Sự kết hợp hai lực lượng cán bộ này đơn vị sẽ phát huy được kinh nghiệm cũng như phương pháp làm việc mới nhất. Để từ đó xây dựng được định mức lao động hợp lý tạo điều kiện cho người lao động không ngừng nâng cao NSLĐ, tinh thần đoàn kết và người lao động cảm thấy hài lòng với công sức mà mình bỏ ra. Mức lao động hợp lý còn giúp doanh nghiệp tổ chức lao động khoa học nhằm khai thác được hết năng lực sản xuất, giảm giá thành sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Định mức lao động sản xuất kinh doanh điện có thể được xây dựng theo các phương pháp sau:
Phương pháp kế thừa:
Nghiên cứu kế thừa các tập định mức lao động của Bộ Điện và Than, Bộ Điện lực, Bộ năng lượng và của Công ty Điện lực đã ban hành trước đây.
Phương pháp thống kê:
Nghiên cứu các số liệu thống kê thực hiện của các Công ty, đơn vị trực thuộc từ năm 2004 đến năm 2005.
Phương pháp chuyên gia:
Sử dụng các chuyên gia là các cán bộ kỹ thuật giỏi, cán bộ định mức lao động và công nhân kỹ thuật có kinh nghiệm lâu năm trong dây chuyền sản xuất kinh doanh điện.
Phương pháp phân tích khảo sát:
Tiến hành điều tra, khảo sát thực tế những mức lao động điển hình tại các đơn vị sản xuất, truyền tải và kinh doanh điện.
Phân tích và hợp lý hóa điều kiện tổ chức kỹ thuât, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động để thực hiện các công việc định mức.
Phân tích và hợp lý hoá mức độ chi phí lao động để thực hiện các công việc được định mức.
Xác định các mức lao động.
Phương pháp tính mức lao động:
Mức hao phí lao động của công nhân viên sản xuất chính.
Mức hao phí lao động của công nhân viên phục vụ phụ trợ.
Mức hao phí lao động của lao động quản lý.
Như vậy định mức lao động sản xuất kinh doanh điện là cơ sở để tính định mức lao động tổng hợp, hệ số lương cấp bậc công việc bình quân của Công ty và các đơn vị trực thuộc. Đồng thời đây cũng là cơ sở để xây dựng đánh giá tiền lương hàng năm của Công ty và của các đơn vị khối sản xuất kinh doanh điện.
3.3. Tiến hành phân tích công việc và xây dựng bảng tiêu chuẩn cấp bậc công việc
Phân tích công việc:
Đối với công việc giản đơn: Công ty có thể cử cán bộ quản lý làm công tác tiền lương phối hợp với quản lý ở từng bộ phận và công nhân có tay nghề bậc cao để tiến hành phân tích công việc.
Đối với những công việc phức tạp: Nếu cán bộ công ty không có đủ khả năng để tiến hành phân tích công việc thì có thể mời cán bộ trên Tổng Công ty xuống cùng phân tích.
Xây dựng bảng tiêu chuẩn cấp bậc công việc:
Bảng tiêu chuẩn cấp bậc công việc vừa giảm tổn thất cho Công ty vừa tạo điều kiện cho người lao động làm đúng năng lực của mình và có điều kiện để nâng cao tay nghề. Hệ thống tiêu chuẩn cấp bậc công việc sẽ góp phần thực hiện định mức lao động đã đề ra. Khi có bảng tiêu chuẩn cấp bậc công việc, người lao động sẽ có căn cứ vào đó để làm việc như vậy sẽ tạo nên sự bình đẳng cho mọi người và tránh được sự đố kỵ lẫn nhau. Ai làm được nhiều và đúng chất lượng sẽ được hưởng nhiều và ngược lại. Bên cạnh đó các đơn vị cũng phải bố trí cấp bậc công nhân sao cho phù hợp với cấp bậc công việc. Các đơn vị có thể tổ chức thi tay nghề cho công nhân để xác định đúng tay nghề từ đó bố trí công việc sao cho phù hợp, đồng thời công ty có thể tổ chức các khóa học hoặc cho người lao động đi học ở các trường học, trung tâm để nâng cao tay nghề.
Đối với lao động quản lý, hiện nay ở các phòng ban việc bố trí lao động trái ngành, trái nghề là rất phổ biến. Để có thể sắp xếp bố trí đúng với tiêu chuẩn thì cần phải cử họ đi học thêm các nghiệp vụ để họ có thể đảm nhận tốt công việc.
3.4. Xác định các địa bàn phức tạp đối với nhân viên thu tiền điện tư gia
Việc xác định các địa bàn phức tạp có thể căn cứ vào hai tiêu chí.
Tiêu chí thứ nhất: Thời gian Công ty tiếp cận bán điện trực tiếp đến khách hàng.
Trước đây, Công ty bán điện cho các xã với giá điện nông thôn sau đó xã bán lại cho dân với giá cao hơn nhưng không được vượt mức quy định của Tổng Công ty. Theo chủ trương mới của Nhà nước Công ty sẽ tiếp cận bán điện trực tiếp với khách hàng với giá sinh hoạt bậc thang (dùng càng nhiều thì giá càng cao). Khi mới tiếp cận với khách hàng chưa quen với giá mới và cách mua điện mới nên sẽ khó khăn hơn đối với TNV trong việc thu tiền điện.
Khi có chủ trương mới của Chính phủ về giá điện mới đối với khách hàng thì công ty phải tiếp cận lại với khách hàng, do khách hàng chưa làm quen với giá điện mới sẽ có nhiều thắc mắc nên nhân TNV khó thu tiền điện hơn.
Tiêu chí thứ hai: Mật độ khách hàng trên địa bàn thu tiền điện:
Khi so sánh việc thu tiền điện ở Hoàn Kiếm với Sóc Sơn, điều kiện thu ở Sóc Sơn sẽ khó khăn hơn do kinh tế kém phát triển, nhu cầu dùng điện thấp, mật độ khách hàng thưa,… Như vậy, đối với những địa bàn khác nhau, mật độ khách hàng là khác nhau, điều đó sẽ ảnh hưởng đến việc thu tiền điện. Nếu mật độ khách hàng thưa thì việc thu tiền điện là khó khăn hơn và ngược lại.
Theo kinh nghiệm làm việc của các cán bộ làm CTTL thì việc tiếp cận bán điện đối với khách hàng chưa hiểu về quy định giá bán điện là khó và khó hơn việc thu tiền điện trên địa bàn có mật độ khách hàng thưa. Từ hai tiêu chí trên có thể xác định mức điểm:
+ Tiêu chí thứ nhất:
Thời gian tiếp cận
Số điểm
< 1 năm
10
1 năm
5
+ Tiêu chí thứ hai:
Mật độ khách hàng
(số KH/ 1000Km2 )
Số điểm
< 200
8
200
5
Số điểm của mức độ phức tạp là tổng mức điểm của cả hai tiêu chí. Các giá trị có thể xảy ra là:
10 + 8 = 18 (điểm)
10 + 5 = 15 (điểm)
5 + 8 =13 (điểm)
5 + 5 = 10 (điểm)
Nếu quy ước với mức điểm 10 có hệ số phức tạp là 1
Thì ta có: 13 điểm tương ứng với hệ số phức tạp là: 1,3 ()
15 điểm tương ứng với hệ số phức tạp là: 1,5 ()
18 điểm tương ứng với hệ số phức tạp là : 1,8 ()
Sau khi xác định được hệ số phức tạp của điện bàn thu tiền điện có thể tính được tiền lương của nhân viên thu tiền điện như sau:
TL = ĐG x HĐ x r x k
Trong đó:
k : Hệ số phức tạp
Với điện lực Sóc Sơn thì k = 1,8
Như vậy với tiền lương của TNV điện lực Sóc Sơn tháng 10/200 tính như sau:
Bảng 12: Lương của TNV Điên lực Sóc Sơn tháng 02/2007
TT
Họ và tên
Hoá đơn phát sinh
Hoá đơn thu đạt
r
k
Thành tiền
1
Hồ Thanh Hải
1309
1309
1.0
1.8
2603601
2
Nguyễn Thị Thu Hoài
1792
1620
0.7
1.8
2255526
3
Nghiêm Văn Chiến
1386
1386
1.0
1.8
2756754
4
Nguyễn Xuân
1276
1274
0.9
1.8
2280587
5
Đỗ Bá Chi
1702
1624
0.8
1.8
2584109
6
Trần Thị Vân
1594
1572
0.9
1.8
2814037
7
Ngô Thị Hoa
1424
1424
1.0
1.8
2832336
8
Hoàng Văn Dũng
1653
1653
1.0
1.8
3287817
9
Bùi Duy Hiển
1720
1720
1.0
1.8
3421080
10
Đặng Thị Nhàn
1689
1689
1.0
1.8
3359421
11
Võ Thuỳ Chi
1547
1547
1.0
1.8
3076983
Khi áp dụng hệ số phức tạp mới tiền lương của TNV Điện lực Sóc Sơn sẽ được tăng lên đáng kể. Có hệ số phức tạp sẽ làm giảm bớt sự chênh lệch, bất công đối với TNV. Hơn nữa, khi có chỉ tiêu rõ ràng để xác định địa bàn phức tạp sẽ giúp người quản lý và TNV có căn cứ để tính được mức lương được hưởng. Có như vậy TNV mới tin tưởng và thoải mái khi làm việc. Thu tiền điện là công việc rất quan trọng, khi công việc được tiến hành nhanh thì Công ty có ngân sách để trả công cho người lao động và thực hiện các kế hoạch SXKD. Như vậy, việc xây dựng hệ số phức tạp ở các địa bàn khác nhau có ảnh hưởng không nhỏ đến CTTL của Công ty.
4. Một số kiến nghị.
4.1. Một số kiến nghị với Công ty ĐLTPHN.
Thứ nhất: Ban lãnh đạo Công ty cần phải thấy rõ hơn nữa vai trò của CTTL, không ngừng tăng quỹ lương và phát huy được vai trò của Tiền lương trong việc tạo động lực làm việc cho người lao động.
Thứ hai: Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho CBCNV. Thực tế cho thấy trình độ của người lao động có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với bản thân họ mà còn đối với cả tổ chức. Công ty cần có chính sách đào tạo thích hợp đối với từng đối tượng lao động và trong từng giai đoạn phát triển.
Thứ ba: Xây dựng mức lao động chính xác. Quá trình định mức lao động phải có cơ sở pháp lý, phương pháp xây dựng khoa học và những người làm công tác định mức phải thực sự có trình độ, lòng nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm với công việc.
Thứ tư: Xếp bậc công việc phải chính xác. Bố trí cấp bậc công nhân phù hợp với cấp bậc công việc, tránh hiện tượng bù bậc.
4.2. Một số kiến nghị đối với Tổng Công ty Điện lực Việt Nam.
Thứ nhất: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác tiền lương ở các đơn vị trực thuộc trong đó có Công ty ĐLTPHN. Việc thanh tra, giám sát phải được tiến hành thường xuyên và liên tục trên tất cả các hoạt động của Công ty.
Thứ hai: Cần phải thường xuyên nghiên cứu tình hình hoạt động của các đơn vị để từ đó có các quy chế, quy định, quyết định phù hợp với tình hình của doanh nghiệp cũng như sự biến động của thị trường.
Thứ ba: Phải có kiến nghị với Nhà nước để có những điều chỉnh kịp thời về giá bán điện. Việc sản xuất điện phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên như hạn hán. Khi có hạn hán sản lượng điện sẽ giảm mạnh ảnh hưởng đến doanh thu. Mặt khác giá bán điện do Nhà nước quy định sẽ không thay đổi kịp, ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của người lao động.
KẾT LUẬN
Để Công ty ngày càng phát triển, đáp ứng được các nhu cầu về sử dụng điện của khách hàng, trong thời gian tới, Công ty cần có những thay đổi trong cách thức xây dựng và quản lý quỹ tiền lương cũng như việc hoàn thiện cách thức phân phối tiền lương đến người lao động sao cho công bằng và hiệu quả.
Thời gian thực tập tại Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội, dựa trên những kiến thức đã được học và qua sự tìm hiểu, phân tích, đánh giá của bản thân. Trong luận văn của mình em đã chỉ ra thực trạng CTTL, từ đó tìm ra những tồn tại và mạnh dạn đưa ra một số đề xuất để khắc phục những hạn chế trong CTTL ở Công ty. Theo đó, trong thời gian tới Công ty cần có những thay đổi trong việc đào tạo cán bộ làm CTTL, hoàn thành định mức lao động…để CTTL của Công ty công bằng và hiệu quả hơn góp phần tăng NSLĐ, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Với kiến thức và kỹ năng còn hạn chế nhưng em đã cố gắng để hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Bài viết của em chắc chắn còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự thông cảm, hướng dẫn, chỉ bảo của thầy cô để em có thể hoàn thiện hơn nữa bài viết của mình.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Phạm Thuý Hương đã tận tình giúp đỡ em hoàn thiện luận văn tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ trong phòng Tổ chức lao động của Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội đã giúp đỡ em tìm hiểu tình hình thực tế về CTTL tại Công ty.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.PTS. Bùi Tiến Quý và PTS. Vũ Quang Thọ - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – chi phí tiền lương của các doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế thị trường (1996).
2. Các văn bản qui định về tiền lương của Nhà nước.
3. Chủ biên PGS.TS nhà giáo ưu tú Phạm Đức Thành và TS. Mai Quốc Chánh - Trương Đại Học Kinh Tế Quốc Dân – Giáo trình Kinh tế lao động – Nhà xuất bản Lao động – Xã hội (1998).
4. Chủ biên ThS Nguyễn Vân Điềm và PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân - Trường ĐHKTQD – Giáo trình Quản trị Nhân lực – Nhà xuất bản Lao động – Xã hội (2004).
5. Luận văn tốt nghiệp các khoá 42,43,44,45 khoa Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực.
6. Tài liệu lưu hành nội bộ Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội.
Phụ lục 1: Phỏng vấn về Công tác tiền lương tại Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội.
Mục đích điều tra: Để thu thập thông tin thực tế phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, tôi đã xây dựng bảng phỏng vấn này. Kết quả nghiên cứu sẽ cho phép tôi rút ra những kết luận và đề ra những giải pháp để hoàn thiện công tác tiền lương tại Công ty. Vì vậy mong anh/chị vui lòng cung cấp một số thông tin qua các câu hỏi sau. Thông tin anh/chị đưa ra càng chính xác, chi tiết và cụ thể càng giúp tôi sớm hoàn thành việc nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của anh/chị.
Câu 1. Xin anh/chị cho biết nguyên nhân của sự vượt chi quỹ tiền lương trong những năm qua? Anh/chị có giải pháp gì không?
……………………………………………………………………………….
Câu 2. Theo anh/chị việc xây dựng quỹ tiền lương ở Công ty hiện nay đã hợp lý chưa? Vì sao?
……………………………………………………………………………….
Câu 3. Theo anh/chị việc tính đơn giá tiền lương cho nhân viên thu tiền điện tư gia không phân biệt địa bàn thu tiền điện như hiện nay có hợp lý không? Tại sao?
………………………………………………………………………………
Câu 4. Anh/chị có suy nghĩ gì khi Công ty đang cố gắng giảm chi quỹ lương nhưng ngược lại trong năm 2006 TLBQ thực hiện lại lớn hơn TLBQ kế hoạch đặt ra?
……………………………………………………………………………….
Câu 5. Trong năm 2006, công tác tiền lương của Công ty không thực hiện tốt, theo anh chị là vì sao?
……………………………………………………………………………….
Phụ lục 2
Danh sách cán bộ được phỏng vấn
STT
HỌ VÀ TÊN
CHỨC DANH
1
Đặng Ngọc Lâm
Trưởng phòng
2
Nguyễn Quang Sáng
Chuyên viên
3
Nguyễn Văn Hợp
Chuyên viên
4
Đặng Thu Hoài
Chuyên viên
5
Trần Văn Thương
Phó phòng
6
Đoàn Đức Tiến
Phó phòng
7
Vũ Tất Đạt
Chuyên viên
8
Dương Thuý Hằng
Chuyên viên
9
Trần Văn Cường
Chuyên viên
10
Hoàng Liên Sơn
Chuyên viên
11
Lê Thuý Hà
Chuyên viên
12
Bùi Hà An
Chuyên viên
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1: Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty ……………18
Sơ đồ 2: Mô hình cơ cấu tổ chức phòng Tổ chức lao động…………………21
Sơ đồ 3: Quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng……32
Sơ đồ 4: Bộ máy làm công tác tiền lương …………………………………..37
Biểu đồ 1: Lao động theo tuổi và giới tính………………………………….26
Biểu đồ 2: cơ cấu lao động theo chức năng………………………................28
Biểu đồ 3: Trình độ chuyên môn năm 2007…………………………………29
Biểu đồ 4: Trình độ nghề của công than năm 2007…………………………30
Biểu đồ 5: Tổng quỹ lương năm 2005-2007………………………………..33
Bảng 1. Bảng lao động theo độ tuổi và giới tính trong Công ty…………….25
Bảng 2. Bảng cơ cấu lao động theo chức danh……………………………...26
Bảng 3. Bảng cơ cấu tổ chức theo trình độ đào tạo…………………………29
Bảng 4: Bảng trình độ nghề của công nhân…………………………………30
Bảng 5: Bảng kết quả hoạt đông sản xuất kinh doanh………………………32
Bảng6: Bảng quỹ lương kế hoạch các năm……………….………………...46
Bảng 7: Bảng tình hình kế hoạch, thực hiện quỹ tiền lương………………...50
Bảng 8: Bảng kết quả so sánh quỹ lương kế hoạch và thực hiện…………...51
Bảng 9: Bảng trả lương tháng 06/2007 của phòng tổ chức lao động –Công
ty ĐLTPHN………………………………………………………………….58
Bảng 10: Lương của TNV Điện lực Sóc Sơn tháng 02/2007………………63
Bảng 11: Bảng mối quan hệ giữa tốc độ tăng NSLĐ bình quân và tăng TLBQ………………………………………………………………………...65
Bảng 12: Lương của TNV Điên lực Sóc Sơn tháng 02/2007………………80
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Công ty : Công ty Điện lực thành phố Hà Nội
Công ty ĐLTPHN: Công ty Điện lực thành phố Hà Nội
Đơn vị : Các Điện lực ở các quận, huyện
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
CTTL : Công tác tiền lương
SLĐ : Sức lao động
NSLĐ : Năng suất lao động
NSLĐBQ : Năng suất lao động bình quân
TLBQ : Tiền lương bình quân
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
Bộ LĐTBXH : Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
KH : Kế hoạch
TH : Thực hiện
TNV : Thu ngân viên.
LỜI CAM ĐOAN
Sinh viên: Nguyễn Thu Hiền
Khoa: Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực
Trường: Đại học Kinh tế Quốc dân
Em xin cam đoan chuyên đề thực tập tốt nghiệp này là do em tự viết và có sự tham khảo các tài liệu có liên quan đến chuyên ngành, em không sao chép của bất kỳ ai. Nếu có sai phạm em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước khoa và nhà trường.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
PHỤ LỤC
Phụ lục 3
Đơn vị :……………. BẢNG CHẤM CÔNG Mẫu số 2 – LĐTL
Bộ phận:……………. Tháng……….Năm……..
TT
Họ và Tên
Mã
NGÀY TRONG THÁNG
PHÂN TÍCH CÔNG
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
Thời gian làm việc
Ngừng việc
Tổng số
Trong đó: Ca 3
100% lương
50% lương
BHXH
Không lương
A
B
C
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
KÝ HIỆU CHẤM CÔNG Tổ trưởng Trưởng đơn vị Người kiểm tra
Nghỉ mát, an dưỡng : NM Tập quân sự : Q Việc riêng có lương : R
Ốm, điều dưỡng : O Phép năm : F Việc riêng không lương : Ro
Con ốm : Co Nghỉ nửa ngày theo quy định : 1/2 Nghỉ không lý do : O
Đẻ, sẩy, nạo thai : TS Nghỉ bù : NB Thiếu vật liệu : V
Tai nạn lao động : T LĐ nghĩa vụ : LĐ Thời tiết : B
Học tập : H Việc công : C Thiếu việc làm : P
Phụ lục 4
KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH ĐIỆN CỦA DIỆN LỰC THANH TRÌ NĂM 2007
(Theo định mức lao động sản xuất kinh doanh điện số 956/QĐ -ĐLHN – P03 ngày 03/03/2006 của Công ty ĐLTPHN)
Biểu số: 01
TT
Tên công việc
Khối lượng công việc
Định mức
Lao động
Đơn vị tính
Kh.lượng công việc tính đến 31/12/2006
Khối lượng công việc tăng thêm năm 2007
Đơn vị tính
Công định mức
Hệ số mức lương
Tổng số công theo khối lượng CV năm 2007
Hệ số mức lương B/Q
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
A
B
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
A/
Q.LÝ VH ĐƯỜNG DÂY VÀ TRẠM BA
I.
Q.lý vận hành đường dây tải điện
Công/km
2.181685
1
Đường dây 110 kv (Mạch kép)
Km
“
3.01
0.00
+ Khu vực đồng bằng, thị trấn, Thị xã, Thành phố
”
“
16.20
0.00
2
Đường dây 110KV (Mạch đơn)
”
“
3.01
0.00
”
“
13.50
0.00
3
Đường dây 35KV (Mạch kép)
”
“
2.78
19.68
+ Khu vực đồng bằng, nông thôn, thị trấn, thị xã
”
2..5
“
7.87
19.68
+ Khu vực thành phố loại I, loại II
”
“
7.16
0.00
4
Đường dây 35KV (Mạch đơn)
”
“
2.78
288.86
+ Khu vực đồng bằng, nông thôn, thị trấn, thị xã
”
34.70
0.05
0.28
0.5
1.5
1.5
“
6.56
288.86
+ Khu vực thành phố loại I, loại II
”
“
5.96
0.00
5
Đường dây 6-10-15-22KV (Mạch kép)
”
“
2.78
72.28
+ Khu vực đồng bằng, nông thôn, thị trấn, thị xã
”
9.546
“
7.57
72.28
+ Khu vực thành phố loại I, loại II
”
“
6.88
0.00
6
Đường dây 6-10-15-22KV (Mạch đơn)
”
“
2.78
506.67
+ Khu vực đồng bằng, nông thôn, thị trấn, thị xã
”
57.87
1
2
1.5
1.5
3
“
6.31
506.67
+ Khu vực thành phố loại I, loại II
”
“
5.74
0.00
7
Thiết bị trên đường dây
bộ
Công/bộ
8
Đường dây dưới 1000V
Km
215.032
Công/km
2.55
1227.27
+ Khu vực nội thành
”
“
0.00
- Dây trần
”
“
12.75
0.00
- Dây bọc
”
“
6.38
0.00
+ Khu vực ngoại thành
”
“
1227.27
- Dây trần
”
6.442
“
10.20
65.71
- Dây bọc
”
208.59
2
12
14
14
16
“
5.10
1161.56
9
Đường dây cáp ngầm 6-35KV
”
22.31
0.66
0.5
1
2
2
“
3.40
2.78
126.46
II
QUẢN LÝ VẬN HÀNH TRẠM BIẾN ÁP
2.78
9
Trạm biến áp 110KV
trạm
Công/trạm
3080.00
3.61
0.00
11
Trạm trung gian
”
“
3.01
0.00
+ Trạm có nhiều phụ tải quan trọng
”
“
93.00
0.00
+ Trạm còn lại
”
“
2000
0.00
12
Trạm cắt ranh giới
”
“
3.01
0.00
+ Không người trực
”
“
25.00
0.00
13
Trạm biến áp phân phối 3 pha
”
305
“
2.78
4002.52
+ Khu vực đồng bằng, nông thôn, thị trấn, thị xã
”
123
“
1788.68
- Trạm BA có 1 MBA
”
115
“
13.38
1660.24
- Trạm BA có 2 MBA trở lên
”
8
“
16.06
128.45
TBA khách hàng
”
“
+ Khu vực thành phố loại I, loại II
”
182
“
2213.83
- Trạm BA có 1 MBA
”
169
1
2
2
1
4
4
2
1
2
4
6
“
11.15
2026.51
- Trạm BA có 2 MBA trở lên
”
13
1
2
“
13.38
187.32
14
Tụ bù vô công
KVAR
Công/
KVAR
0.00
+ Đặt ở trạm trung gian không người trực
”
“
0.00
B/
HỆ THỐNG ĐIỀU ĐỘ TỈNH, TP, CHI NHÁNH ĐIỆN
3.45
16
Trung tâm điều độ
+ Thành phố loại 1 (Hà Nội, TP HCM)
TT
Công/đvị
0.00
18
Điều độ điên lực TP loại 1 (kể cả lái xe)
ĐL
“
0.00
Điều độ các điện lực nội thành
ĐL
“
8400.00
6160.00
Điều độ điện lực ngoại thành
ĐL
1
“
3130.00
0.00
C
KINH DOANH CUNG ỨNG ĐIỆN NĂNG
“
6160.00
2.96
21
Bộ phận Quản lý khách hàng và HĐMB điện
Hợp đồng
HĐ/công
3.27
622.41
- Thành phố loại I,II
+ Hợp đồng cơ quan
”
1135
73
6
104
78
130
60
140
30
120
90
120
40
“
6.00
274.78
+ Hợp đồng tư gia
”
26060
135
135
3549
160
2204
180
2465
180
1349
2393
2259
210
“
97.00
347.63
22
Treo tháo công tơ
Công tơ
C.tơ/công
2.55
1416.35
-Treo tháo công tơ 1 pha đột xuất (1.5%)
”
“
197.86
+ 3 - 5 Km (Nội thành)
”
“
3.00
0.00
+ 6 - 8 Km (Ngoại thành)
”
395.715
“
2.00
197.86
-Treo tháo công tơ 1 pha định kỳ (20%)
”
“
1055.24
+ 3 - 5 Km (Nội thành)
”
“
6.00
0.00
+ 6 - 8 Km (Ngoại thành)
”
5276.2
“
5.00
1055.24
-Treo tháo công tơ 3 pha định kỳ (50%)
”
“
163.25
+ 3 - 5 Km (Nội thành)
”
“
2.00
0.00
+ 6 - 8 Km (Ngoại thành)
”
326.5
“
2.00
163.25
23
Bộ phận quản lý và kiểm tra công tơ
”
“
2.78
769.74
- Thành phố loai I,II
”
“
+ Quản lý công tơ
”
27353
208
141
3653
238
2334
240
2605
210
1469
2483
2379
250
“
80.00
444.08
+ Kiểm tra công tơ (33% tổng số ctơ)
”
9026.49
69
47
1205
79
770
79
860
69
485
819
785
83
“
36.00
325.66
D
SX ĐIỆN CỦA CÁC CTY ĐIỆN LỰC
QLVH trạm Diesel
45
Loại GM 2100 (gồm 1 tổ máy)
trạm
Công/
trạm
0.00
- Trạm K03
”
“
0.00
- Máy phát điện lưu động
”
“
1680.00
0.00
46
Loại GM 2100 (gồm 2-3 tổ máy)
”
“
2240
E
KHỐI PHỤC VỤ PHỤ TRỢ
50
Lấy mẫu dầu
280.00
51
Sữa chữa thường xuyên MBA
52
Sữa chữa thường xuyên MBA đo lường, MBD
53
S/C thường xuyên bộ đ.chỉnh điện áp dưới tải
54
S/C thường xuyên máy cắt
Công/máy
55
Đại tu máy cắt
“
40.00
56
Thí nghiệm hiệu chỉnh
(A)*
6.5%
Công
3.74
405.84
57
Vận tải phục vụ kinh doanh
“
4.05
1120.00
+ Xe cầu, xe ca
Xe
“
560.00
3.60
0.00
+ Các xe còn lại
”
4
“
280.00
3.20
1120.00
58
Lực lượng bảo vệ
Đvị
“
1400.00
+ Đặt ngoài cơ sở của ĐL
”
“
1400.00
3.475
0.00
+ Các điện lực, xưởng đội thuộc Công ty
”
1
“
1400.00
3.30
1220.00
F
KHỐI QUẢN LÝ GIÁN TIẾP
CÔNG
G
Những công việc ngoài định mức
9%
3.58
Ký lại hợp đồng theo luật ĐL
9%
0.00
- Hợp đồng cơ quan
HĐ/công
6.00
0.00
- Hợp đồng tư gia
HĐ/công
97.00
0.00
Thiết kế
1
560.00
3.58
560.00
Bộ phận XDCB
1
840.00
3.89
840.00
TỔNG CỘNG
DUYỆT PHÒNG DUYỆT PHÒNG DUYỆT PHÒNG GIÁM ĐỐC
KỸTHUẬT CÔNG TY KINH DOANH CÔNG TY KẾ HOẠCH CÔNG TY ĐIỆN LỰC THANH TRÌ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoàn thiện công tác tiền lương tại Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội.DOC