LỜI MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề:
Xây dựng cơ bản là nghành sản xuất vật chất tạo ra cơ sảo vật chất kĩ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Sản phẩm của nghành XDCB là những công trình có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài nên có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế. Bên cạnh đó các sản phẩm XDCB còn có thể hiện tính thẩm mĩ, phong cách kiến trúc nên có ý nghĩa quan trọng về mặt văn hóa xã hội.
Trong bối cảnh nước ta hiện nay việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng đang diễn ra rất nhanh ở khắp mọi nơi làm thay đổi bộ mặt của đất nước từng ngày. Vấn đề đặt ra là làm sao quản lí vốn một cách có hiệu quả, khắc phục tình trạng lãng phí, thất thoát vốn trong kinh doanh xây lắp phải trải qua nhiều khâu (thiết kế, lập dự án, thi công, nghiệm thu, .), thời gian thi công lại kéo dài. Cũng như các doanh nghiệp khác chi phí sản xuất và giá thành là thước đo trình độ công nghệ sản xuất và trình độ quản lí sản xuất của doanh nghiệp xây lắp. Hạch toán đúng chi phí ản xuất và giá thành sản phẩm sẽ giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn đúng đắn về thực trạng, khả năng của mình. Thông qua những thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm do kế toán cung cấp người quản lí có thể phân tích, đánh giá được tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn, tình hình thức hiện kế hoạch giá thành sản phẩm, Từ đó tìm ra cách cải tiến đổi mới công nghệ sản xuất, tổ chức quản lí khoa học, hiệu quả nhằm tiết kiệm chi phí không cần thiết, hạ giá thành sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Chình vì thế hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là phần hành cơ bảncủa công tác kế toán có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp xây lắp nói riêng và xã hội nói chung.
Xuất phát từ tình hình thực tế và tầm quan trọng của vấn đề trên, cùng với những ngày nghiên cứu số liệu và tìm hiểu quá trình hạch toán của công ty cổ phần thi công cơ giới Đồng Tâm. Nên tôi quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần thi công cơ giới Đồng Tâm” làm đề tài nghiên cứu và báo cáo chuyên đề thực tập của mình.
Nội dung đề tài gồm 3 phần:
Phần 1: Cơ sở lí luận chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các Doanh nghiệp xây lắp.
Phần 2: Thực trạng công kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần thi công cơ giới Đồng Tâm.
Phần 3: Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần thi công cơ giới Đồng Tâm.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá hành tại công ty.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng
- Chi phí sản xuất.
- Chi phí sản xuất chung.
- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Giá thành sản phẩm.
+ Phạm vi nghiên cứu
Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thi công cơ giới Đồng Tâm.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN . 3
LỜI MỞ ĐẦU . 4
1. Đặt vấn đề: . 4
2. Mục đích nghiên cứu . 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP . 6
1.1 Cơ sở lí luận về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp: . 6
1.1.1 Chi phí sản xuất xây lắp: . 6
1.1.1.1 Khái niệm về chi phí sản xuất xây lắp: . 6
1.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất xây lắp: 6
1.1.2 Giá thành sản phẩm xây lắp: 8
1.1.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm xây lắp: . 8
1.1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp: 9
1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp: . 9
1.1.4 Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất xây lắp: . 10
1.1.4.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất xây lắp: . 10
1.1.4.2 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất xây lắp: . 10
1.1.5 Đối tượng, kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp: 11
1.1.5.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp: . 11
1.1.5.2 Kỳ tính giá thành 11
1.1.5.3 Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm xây lắp: 11
1.1.6 Nội dung hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất xây lắp: . 12
1.1.6.1 Hạch toán và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 12
1.1.6.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: . 13
1.1.6.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung 15
1.1.7 Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm: 16
1.1.7.1 Tổng hợp chi phí sản xuất: 16
1.1.7.2 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang: . 19
1.1.7.3 Tính giá thành sản phẩm xây lắp: 20
1.2 Phương pháp nghiên cứu: 21
1.2.1 Phương pháp chung: 21
1.2.2 Phương pháp cụ thể: 21
1.2.2.1 Phương pháp so sánh: 21
1.2.2.2 Phương pháp điều tra thu thập số liệu: 21
1.2.2.3 Phương pháp thống kê mô tả: 22
1.2.2.4 Phương pháp phân tích: . 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THI CÔNG CƠ GIỚI ĐỒNG TÂM . 23
2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần thi công cơ giới Đồng Tâm: . 23
2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty: . 23
2.1.1.1 Quá trình hình thành: 23
2.1.1.2 Quá trình phát triển: 24
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty CP thi công cơ giới Đồng Tâm: 25
2.1.2.1 Chức năng: 25
2.1.2.2 Nhiệm vụ: . 25
2.1.3 Tình hình chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP thi công cơ giới Đồng Tâm: 26
2.1.3.1 Thị trường đầu ra, đầu vào của công ty: . 26
2.1.3.2 Đặc điểm nguồn vốn kinh doanh của công ty: 26
2.1.3.3 Đặc điểm nguồn nhân lực của công ty: 28
2.1.3.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: . 30
2.1.3.5 Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước của công ty qua các năm: 32
2.1.4 Đặc điểm tổ chức quản lý tại công ty CP thi công cơ giới Đồng Tâm: 34
2.1.5 Đặc điểm tổ chức kế toán tại công ty CP thi công cơ giới Đồng Tâm: 37
2.1.5.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty: 37
2.1.5.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán: 38
2.1.6 Các chính sách kế toán chủ yếu tại công ty CP thi công cơ giới Đồng Tâm: 40
2.1.7 Hình thức ghi sổ kế toán tại công ty CP thi công cơ giới Đông Tâm: 41
2.2 Thực tế kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CP thi công cơ giới Đồng Tâm: 42
2.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: 42
2.2.2 Phân loại chi phí sản xuất: 43
2.2.3 Nội dung hạch toán các khoản mục chi phí sản xuất tại công ty: . 43
2.2.3.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 43
2.2.3.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: . 50
2.2.3.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung: . 54
2.2.4 Đối tượng tính giá thành, kì tính giá thành: 57
2.2.5 Tổng hợp chi phí sản xuất: . 57
2.2.6 Đánh giá sản phẩm dở dang : 58
2.2.7 Tính giá thành sản phẩm: 61
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THI CÔNG CƠ GIỚI ĐỒNG TÂM . 62
3.1 Đánh giá thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần thi công cơ giới Đồng Tâm: 62
3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần thi công cơ giới Đồng Tâm: . 64
KẾT LUẬN 72
72 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2768 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP thi công cơ giới Đồng Tâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iám đốc: 01 Giám Đốc và 03 Phó Giám Đốc do hội đồng quản trị bầu ra có trách nhiệm chung điều hành toàn diện mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước hôi đồng quản trị và nhà nước về mọi hoạt động của công ty theo các quy định của pháp luật về điều lệ tổ chức hoạt động cũng như các qui định trong nội bộ công ty. Chủ trì xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn của công ty. Chủ trì việc xây dựng mối quan hệ với các tổ chức và cá nhân có liên quan mọi hoạt động của công ty. Trực tiếp phụ trách các lĩnh vực công tác: tổ chức, cán bộ, lao động, tài chính kế toán, kế hoạch, đầu tư, l đấu thầu, thanh tra, kiểm tra, khiếu nại, thi đua, khen thưởng, kỷ luật.
- Phòng kế toán - tài vụ (KT -TV): Tổ chức hướng dẫn công tác hạch yoans kế toán trong công ty theo chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán và luật kế toán nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Tham gia kí kết các hợp đồng kinh tế, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng. Kiểm tra giám sát các khoản thu chi tài chính. Tổ chức thu hồi vốn, vay phục vụ sản xuất. Hướng dẫn các đơn vị lập chứng từ kế toán theo chế độ hóa đơn chứng từ quy định. Tập hợp số liệu Báo cáo tài chính theo chế độ Nhà nước Và Báo cáo phục vụ cho công tác chỉ đạo SXKD của đơn vị cho lãnh đạo.
- Phòng tổ chức – hành chính (TC -HC ): Phụ trách vấn đề nhân sự của công ty, điều động cán bộ công nhân viên đảm bảo cho hoạt động của công ty được diễn ra thông suốt. Thực hiện công tác bảo vệ nội bộ - Dân quân tự vệ - An ninh quốc phòng.
- Phòng sản xuất ( SX): Lập ra kế hoạch sản xuất kinh doanh của tháng, của năm, trình ban giám đốc. Theo dõi tiến độ thực hiện các hợp đồng đã kí với khách hàng.Hướng dẫn các đơn vị lập kế hoạch thi công các công trình. Soạn thảo các văn bản tham gia đấu thầu công trình, cùng các bộ phận liên quan khác nghiệm thu thanh lý hợp đồng. Quản lý, điều động xe máy, điều ddoogj lực lượng sữa chữa tới các đơn vị thực hiện nhiệm vụ được giao. Đảm bảo cung ứng vật tư, xe máy theo định mức cho các công trình.
- Phòng kinh doanh (KD): Tổ chức quan hệ với khách hàng để đảm bảo việc làm cho công ty. Chủ trì việc tha gia đấu thầu, chuẩn bị các văn bản hợp đồng kinh tế. Chủ trì việc khoán và thanh toán chi phí sản xuất cho các đơn vị. Giải quyết tranh chấp các Hợp đồng kinh tế, các phát sinh về giá, khối lượng, thời gian hợp đồng. Theo dõi chi phí tìm việc và kiểm tra việc tổng hợp giá thành hàng tháng.
Bốn chức năng trên hổ trợ cho nhau, giúp ban giám đốc điều hành mọi hoạt động của công ty.
- Chi nhánh: Quản lí toàn bộ thiết bị, vật tư, tài sản khác và cán bộ công nhân viên mà công ty điều động cho chi nhánh. Tìm kiếm việc làm, triển khai tổ chức thi công, nghiệm thu và thanh lí các hợp đồng khi hoàn thành bàn giao.Thực hiện chế độ hạch toán báo số.
- Các đội sản xuất: gồm 07 đội sản xuất có chức điều hành các hoạt động sản xuất của đơn vị, để hoàn thành kế hoạch của công ty giao. Quản lí toàn bộ tài sản thiết bị, vật tư, vật liệu và cán bộ công nhân viên do công ty điều động cho các đội. Tổ chức thanh toán chi phí sản xuất các công trình với công ty và phân phối lợi nhuận cho cán bộ công nhân viên đảm bảo công bằng, công khai.
2.1.5 Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty cổ phần thi công cơ giới Đồng Tâm:
2.1.5.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty:
Công tác kế toán của công ty cổ phần thi công cơ giới Đồng Tâm được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung. Tức là toàn bộ hoạt động kế toán của công ty đều được thực hiện tài phòng tài vụ kế toán của công ty. Tại các tổ sản xuất không có bộ máy kế toán riêng mà toàn bộ chi phí của công trình như vật tư, tiền lương của người lao động đều do đội trưởng trực tiếp làm việc với phòng kế toán. Riêng chi nhánh Gia Lai có bộ máy kế toán tổ chức theo hình thức báo sổ hàng quý. Kế toán chi tiết lập các bảng kê cùng toàn bộ chứng từ về kế toán chi nhánh về công ty để kế toán kiểm tra và hạch toán vào chứng từ ghi sổ và sổ cái.
Sơ đồ 8: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty:
Kế toán chi nhánh
Thủ kho
Kế toán trưởng
Kế toán thanh toán tiền lương
Kế toán vật tư
Kế toán tổng hợp, thuế.
Thủ quỹ văn thư
Kế toán ngân hàng - BHXH
2.1.5.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán:
- Kế toán trưởng: Tổ chức công tác kế toán, thống kê trong toàn công ty theo đúng quy định của Nhà Nước và công ty. Tổ chức chỉ đạo công tác tài chính của công ty, phân công và chỉ đạo trực tiếp tất cả các nhân viên kế toán tại công ty.
Kí kết các văn bản, hợp đồng, các chứng từ thu, chi, xuất nguyên vật liệu, các chứng từ ngân hàng, các Báo cáo thuế,…
Kiểm tra, kí các bản khoán, thanh toán công trình, lập bản thanh toán chi tiết công trình.
Kiểm tra, kí các bản tổng hợp chi phí hàng tháng của công ty và hàng quý cảu chi nhánh khi kế toán tổng hợp chuyển qua.
Theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ phải thu của khách hàng.
- Kế toán tổng hợp - thuế: Hàng tháng kiểm tra các chứng từ tổng hợp chi phí, giá thành, Lưu giữ chứng từ sổ sách theo chế độ Nhà nước quy định, theo dõi các khoản phải thu khác, theo dõi Tài sản cố định.
Hàng quý kiểm tra quyết toán chi nhánh Gia Lai.
Lập các Báo cáo với các cơ quan quản lí Nhà nước theo quy định. Tổng hợp các Báo cáo nội bộ phục vụ cho công tác quản lý của lãnh đạo công ty.
Hàng tháng tập hợp, kê khai Báo cáo thuế các loại theo quy định. Nghiên cứu các chế độ quản lí, chính sách thuế.
- Kế toán thanh toán: Làm lương hàng tháng, thanh toán các chi phí... , thanh toán tạm ứng và thanh toán với người bán. Lên bảng kê chứng từ thanh toán hai lần trong tháng vào ngày 15 và ngày cuối tháng.
Theo dõi các khoản công nợ trong thanh toán.
Hàng tháng tính lãi và thu của các cá nhân.
Theo dõi, đôn đốc nhanh các khoản nợ tạm ứng tồn tại chưa thanh toán.
Hàng tháng báo cáo các khoản nợ và đề xuất các biện pháp thu hồi.
- Kế toán vật tư: Lập các phiếu Xuất Nhập vật tư, vào sổ kho theo dõi vật tư, vào sổ theo dõi chi phí vật tư các công trình, theo dõi vật tư xuất cho từng máy.
Hàng tháng lên bảng kê nhập xuất vật tư, đối chiếu vật tư xuất ghi nợ các công trình tránh để xảy ra sai sót.
Quyết toán nhiên liệu cho các xe phục vụ hàng tháng.
Khi công trình kết thúc lập bảng đối chiếu, cân đối vật tư giữa định mức được thanh toán và thực tế nhập.Kí xác nhận để làm cơ sở thanh toán cho công trình.
Quyết toán vật tư hàng năm.
- Kế toán Ngân hàng – Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế:
Giao dịch Ngân hàng: Theo dõi tài khoản tiền gửi, tiền vay. Lập các hợp đồng vay vốn, hợp đồng các bảo lãnh dự thầu, thi công, ứng vốn… Thường xuyên theo dõi các Báo cáo kế hoạch trả nợ vay Ngân hàng để công ty có kế hoạch trả.
Bảo hiểm xã hội, y tế: Mở sổ theo dõi BHXH, BHYT cho từng người, thanh toán lương ốm cho cán bộ nhân viên, thu các khoản cá nhân người lao động khi phát lương . Quyết toán quý, năm với cơ quan quản lí BHXH, BHYT.
- Thủ quỹ: Phụ trách công tác thủ quỹ, có nhiệm vụ thu chi tiền mặt, tiền gửi, tiền vay, kê báo cáo quỷ hàng ngày. Kiêm nhiệm công tác văn thư , thủ kho văn phòng công ty, tiếp nhận, phân phát, lưu trử công văn theo quy định của công ty và chỉ đạo của phòng, quản lí cập nhật sổ đăng ký cổ đông.
- Thủ kho: Kiểm tra, bảo quản vật tư, hàng hóa trong kho không để hư hỏng, thiếu hụt. Cấp phát vật tư khi có phiếu đủ chữ kí của kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền của kế toán trưởng. Vệ sinh kho bãi, phòng chống cháy mùa khô, chống dột mùa mưa.
2.1.6 Các nguyên tắc kế toán chủ yếu tại Công ty cổ phần thi công cơ giới Đồng Tâm:
(1) Nguyên tắc xác định các khoản tiền: Tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, tiền đang chuyển.
- Nguyên tắc xác định các khoản tương đương tiền.
- Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán.
- Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển theo tỷ giá tại ngày phát sinh.
(2) Đơn vị tiền tệ sử dụng: Trong khi ghi chép, kế toán sử dụng Đồng Việt Nam (VNĐ). Các doanh nghiệp phát sinh bằng ngoại tệ được qui đổi theo tỷ giá do chi nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương Dak Lak công bố tại ngày phát sinh các nghiệp vụ trên.
(3) Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ và khấu hao TSCĐ.
Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ (hữu hình , vô hình, thuê tài chính): Nguyên giá TSCĐ gồm giá mua và những phí liên quan đến việc đưa TSCĐ vào sử dụng. Phương pháp khấu hao TSCĐ (Hữu hình, vô hình, thuê tài chính: Theo phương pháp đường thẳng phù hợp với qui định 206/2003 QĐ-BTC ngày 12 tháng 1 năm 2003 của Bộ Tài Chính ban hành tỷ lệ :
- Nhà cửa, vật kiến trúc 20 năm.
- Máy móc, thiết bị 5-10 năm.
- Phương tiện vận tải 5-10 năm.
- Dụng cụ quản lí 4-6 năm.
(4) Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu.
Doanh thu công trình được ghi nhận khi kết quả của hợp đồng xây dựng được xác định, doanh thu và chi phí được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo khối lượng công việc đã hoàn thành, được bên liên quan xác nhận và được chủ đầu tư chấp nhận thanh toán.
(5) Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Theo giá gốc:
- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Bình quân gia quyền.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
- Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Không.
2.1.7 Hình thức ghi sổ kế toán tại Công ty cổ phần thi công cơ giới Đồng Tâm:
Áp dụng chế độ Kế Toán Doanh Nghiệp Việt Nam theo quyết định số 15/2006_QĐ_BTC ban hành ngày 20/3/2006 của bộ trưởng Bộ Tài Chính.
Hình thức sổ kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ song song với hình thức kế toán trên máy vi tính và chỉ có phòng kế toán tài vụ tại trụ sở chính áp dụng. Trình tự lưu chuyển chứng từ:
- Từ các chứng từ gốc như Phiếu thu, chi, ủy nhiệm chi…kế toán ghi vào sổ quỹ, sổ chi tiết TK 131, TK 331, TK 141. dựa vào phiếu xuất kho, nhập kho kế toán ghi vào các sổ, thẻ chi tiết từng loại vật tư dùng để theo dõi số vật tư trong kho và đối chiếu với các Bảng kê nhập, xuất vật tư.
- Các chứng từ gốc: Phiếu thu, chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho…, kế toán tiến hành phân loại chứng từ và lập bảng kê chứng từ gốc: bảng kê nhập, xuất Nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, phụ tùng, tiền mặt…Hàng tháng kế toán tổng hợp căn cứ các bảng kê, các phiếu thu, chi, nhập, xuất kiểm tra phát hiện sai sót, nhầm lẫn. Sau đó ghi số liệu từ Bảng kê vào Chứng từ ghi sổ. Trong quá trình ghi vào chứng từ ghi sổ thì kế toán tổng hợp kết hợp khử các tài khoản trung gian theo quy tắc ưu tiên cho các tài khoản (TK) 111, 112…trước.
- Hàng tháng kế toán tổng hợp dựa vào số liệu trên các chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ cái. Cuối kỳ kế toán tổng hợp rút ra số dư của các tài khoản để lập bảng cân đối kế toán, tập hợp chi phí sản xuất, lập Báo cáo tài chính.
Sơ đồ 9: Trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ:
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng kê chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối sổ phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi định kỳ:
Đối chiếu
2.2 Thực tế kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần thi công cơ giới Đồng Tâm:
2.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:
Công ty là một đơn vị xây dựng cơ bản chuyên thi công bằng máy, việc tổ chức và thực hiện sản xuất chỉ được tiến hành khi Công ty kí kết hợp đồng kinh tế với khách hàng. Khi nhận được công trình thì Phòng sản xuất (PSX) cung cấp số liệu về khối lượng theo hợp đồng cho Phòng kinh doanh (PKD), PKD sẽ căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật của công ty, Nhà nước và số liệu của PSX, giá cả thời điểm hoặc giá trong hợp đồng để lên Bảng giao khoán công trình cho các đội thi công của công ty. Nếu hợp đồng là một công trình lớn Công ty sẽ chia công trình thành các hạng mục công trình sau đó lên Bảng giao khoán, khoán các hạng mục công trình đó lại cho các đội thi công, làm như vậy sẽ phù hợp với chức năng sản xuất của từng đội.
Tất cả các chi phí về vật liệu, nhân công, quản lý… phát sinh liên quan đến các công trình sẽ được tập hợp chung theo từng loại hình công trình, hạng mục công trình gồm công trình khai hoang, thủy lợi, làm đường.
2.2.2 Phân loại chi phí sản xuất:
Công ty tập hợp các chi phí trực tiếp bao gồm chi phí vật liệu và nhân công vào tài khoản 623- “chi phí sử dụng máy thi công” và chi phí sản xuất chung tập hợp vào tài khoản 627, bao gồm:
62311: Chi phí nhân công khai hoang.
62312: Chi phí nhân công thủy lợi.
62313: Chi phí nhân công làm đường.
62321: Chi phí NVL máy khai hoang.
62322: Chi phí NVL máy thủy lợi.
62323: Chi phí NVL máy làm đường.
6271: Chi phí nhân viên phân xưởng.
6272: Chi phí NVL sản xuất chung.
6274: Chi phí khấu hao TSCĐ.
6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài.
6278: Chi phí quản lí bằng tiền khác.
2.2.3 Nội dung hạch toán các khoản mục chi phí sản xuất tại công ty:
2.2.3.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
a. Đối tượng tập hợp chi phí:
Để phục vụ cho việc tính giá thành chính xác công việc đầu tiên đòi hỏi nhà sản xuất phải làm là xác định đúng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Do tính tương đồng trong quá trình thi công và để dễ dàng trong việc tập hợp chi phí công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo từng loại công trình, hạng mục công trình thuộc loại công trình khai hoang, làm đường, thủy lợi.
Với đặc thù ngành nghề kinh doanh của công ty hoạt động trong lĩnh vực thi công cơ giới chuyên sử dụng các loại xe, máy để khai hoang, xây dựng công trình giao thông, thủy lợi… nên nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tương đối đơn giản, gồm:
Nguyên liệu chính: Dầu Diezel, nhớt máy…
Nguyên liệu phụ: Dầu thủy lực, dầu Diezel, nhớt máy…
Vật liệu xây dựng: Thép, sắt, nhựa đường, đá hộc, xi măng, cát…
Phụ tùng: Máy ủi, bánh răng, tấm phanh, lọc nhớt, bạc đạn chữ thập…
Công cụ dụng cụ: Bơm nước,…
b.Tài khoản sử dụng:
Công ty sử dụng các tài khoản sau:
1522: Nhiên liệu phụ.
1523: Nhiên liệu chính.
1524: Phụ tùng.
1525: Vật liệu xây dựng.
1531: Công cụ, dụng cụ.
62321: Chi phí NVL máy khai hoang.
62322: Chi phí NVL máy thủy lợi.
62323: Chi phí NVL máy làm đường.
c. Chứng từ sử dụng:
+ Hóa đơn mua hàng
+ Phiếu nhập kho.
+ Phiếu xuất kho.
+ Thẻ kho
+ Bảng kê Nhập, Bảng kê Xuất vật tư.
d. Phương pháp kế toán tập hợp:
Khi các đội nhận khoán sẽ được vay tiền của công ty để thi công với lãi suất như công ty vay ngân hàng cộng với 0,1% chi phí quản lý. Đối với công trình do chủ đầu tư ứng vốn trước công ty cho đơn vị nhận khoán ứng vốn không tính lãi. Cả hai trường hợp mức ứng vốn đều không vượt 80% giá trị khoán.
Đối với nhiên liệu chính, phụ, phụ tùng các đội nhận tai kho công ty, đối với vật liệu xây dựng do hạn chế về kho bãi nên các đội được cử người mua về nhập tại kho công trường trong định mức giao khoán. Sau đó đội cử người mang chúng từ về Phòng sản xuất kiểm tra, xác nhận; trưởng phòng kinh doanh kiểm tra, xác nhận và sau khi được giám đốc duyệt sẽ mang chứng từ đến Phòng kế toán để lập phiếu nhập xuất thẳng.
Giá trị vật liệu nhập không bao gồm chi phí vận chuyển, thuế được tách riêng.
Giá trị vật = Giá mua trên – Các khoản
liệu nhập kho hóa đơn giảm trừ.
Điều đáng chú ý là chi phí vận chuyển, bốc dỡ nhiên liệu, phụ tùng cũng là một khoản không nhỏ trong giá thành của công ty. Vì điều kiện tập hợp chứng từ có hạn nên tôi xin tập hợp chi phí vận chuyển, bốc dỡ hai loại nhiên liệu là dầu Diezel, nhớt máy của công ty trong tháng 1, 2 năm 2009:
- Chi phí vận chuyển, bốc dỡ khi giao dịch với các đơn vị kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh cách công ty 15km vận chuyển về kho công ty như sau:
Tên
Số lượng
ĐVT
Tiền vận chuyển, bốc xếp.
Tháng 1
185.000
- Dầu Diezel
15.000
lit
150.000
- Nhớt máy
3.000
lit
35.000
Tháng 2
210.000
- Dầu Diezel
18.000
lit
170.000
- Nhớt máy
5.000
lit
40.000
- Chi phí vận chuyển, bốc dở từ kho công ty đến công trình thi công đập EaMĐoar cách công ty 78 km như sau:
Tên
Số lượng
ĐVT
Tiền vận chuyển, bốc xếp.
Tháng 1
900.000
- Dầu Diezel
3.000
lit
675.000
- Nhớt máy
1.000
lit
225.000
Tháng 2
900.000
- Dầu Diezel
4.000
lit
690.000
- Nhớt máy
700
lit
210.000
( Nguồn: Phòng KT-TV)
Phân bổ chi phí vận chuyển số vật liệu từ nơi mua đến kho công ty cho công trình đập EaMĐoar như sau:
3000+1000
Tháng 1: Chi phí phân bổ = x 185000 = 41000 đồng.
15000+3000
4000+ 700
Tháng 2: Chi phí phân bổ = x 210000 = 43000 đồng.
18000+5000
Vậy chi phí vận chuyển, bốc dỡ nhiên liệu cho công trình đập EaMĐoar tháng 1, 2 năm 2009 là tổng chi phí hai lần vận chuyển từ nơi mua hàng về kho công ty và từ công ty đến công trình.
Tổng chi phí vận chuyển = 41000 + 43000 + 900000 + 900000 = 1.884.000 đồng.
Trong năm công ty có hơn 20 công trình nếu xét số chi phí vận chuyển này trong 12 tháng của hơn 20 công trình thì rõ ràng số chi phí này chiếm một con số không nhỏ trong tổng giá thành của công ty.
CÔNG TY CP THI CÔNG CƠ GIỚI ĐỒNG TÂM Mẩu số 01- VT
Km 9-Quốc lộ 14-Xã Eatu-TP Buôn Ma Thuột (Ban hành theo QĐ
số 48/2006/QĐ, BTC)
Ngày 14/09/2006 của BT BTC
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 9 tháng 1 năm 2009
Số :44NL
Họ tên người giao hàng: Công nhân xăng dầu Đức Hòa.
Theo hóa đơn số 106402 CH/ 2007T 01/05/2009.
Diễn giải: Nhập nhiên liệu thi công công trình.
Nhập tại kho: NLC- Kho nhiên liệu chính. Đơn vị tính: Đồng
STT
Tên vật tư
ĐVT
TK NỢ
TK CÓ
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
D
E
1
2
3
1
Dầu Điêzen
lít
1523
141
15000
11191
167.865.000
Tổng cộng tiền hàng:
Thuế GTGT:
Tổng cộng tiền thanh toán:
167.865.000
16.786.500
184.651.500
Tổng số tiền bằng chữ:Sáu mốt triệu năm trăm năm mươi ngàn đồng y.
Số chứng từ gốc kèm theo:
Ngày… tháng… năm 2009.
Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc
(Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký)
(Nguồn: phòng KT-TV)
CÔNG TY CP THI CÔNG CƠ GIỚI ĐỒNG TÂM Mẩu số 01- VT
Km 9-Quốc lộ 14-Xã Eatu-TP Buôn Ma Thuột (Ban hành theo QĐ
số 48/2006/QĐ, BTC)
Ngày 14/09/2006 của BT BTC
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 17 tháng 1 năm 2009.
Số :55 NL
Họ tên người nhận:Phan Dũng. Bộ phận: Đội công trình.
Lí do xuất kho: Dũng nhận dầu thi công công trình đập EaMĐoar.
Tại kho: NLC- Kho nhiên liệu chính.
Đơn vị tính: Đồng
STT
Tên vật tư
ĐVT
TK NỢ
TK CÓ
Tên máy
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
D
E
F
1
2
3
1
Dầu Điêzen
lít
62322
1523
5000
11191
55.955.000
Tổng cộng:
55.955.000
Tổng số tiền bằng chữ: Năm lăm triệu chín trăm năm lăm ngàn đồng y.
Ngày… tháng… năm 2009.
Người nhận hàng Người lập phiếu Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc
(Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký)
(Nguồn: phòng KT-TV)
Hàng tháng căn cứ vào Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho kế toán vật tư lập Bảng kê nhập, Bảng kê xuất vật tư, chú ý đối chiếu vật tư xuất ghi Nợ TK 62321, 62322, 62323. Cuối tháng kế toán tổng hợp sẽ lập Bảng tổng hợp chi phí vật liệu trực tiếp cho từng loại công trình: khai hoang, thủy lợi, làm đường. Sau đó lên Bảng tổng hợp chi phí bao gồm cả chi phí trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí thuê ngoài, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí QLDN. Từ Bảng kê Nhập, Xuất vật liệu kế toán vào Chứng từ ghi sổ. Từ Bảng tổng hợp chi phí vật liệu kế toán vào Sổ cái vào TK 62321,62322, 62323 cuối mỗi quý.
Bảng 6 : BẢNG KÊ NHẬP NHIÊN LIỆU CHÍNH.
Từ 01/05/2009 – 31/05/2009 ĐVT: đồng.
Chứng từ
Diễn giải
Số tiền
Ghi có các tài khoản
Ngày
Số
13111
141
3311
4/5
42NL
Quế nhập nhiên liệu cho xe công tác ở Lào
5.595.500
5.595.500
4/5
43NL
Thiện nhập NL khai hoang các địa bàn tại Lào
329.015.400
329.015.400
4/5
44NL
Dũng nhập NL thi công đập EaMĐoar
102.499.980
55.955.000
…
…
….
…
Cộng
…
…
…
…
Bảng 7 : BẢNG KÊ XUẤT NHIÊN LIỆU CHÍNH.
Từ 01/05/2009 – 31/05/2009 ĐVT: đồng.
Chứng từ
Diễn giải
Số tiền
Ghi nợ các tài khoản
Ngày
Số
62321
62322
6272
4/5
52NL
Quế nhận NL cho xe công tác tại Lào
219.068.825
219.068.825
4/5
53NL
Thiện nhận NL khai hoang BiDiNa-Lào
109.951.575
109.951.575
4/5
54NL
Thiện nhận NL khai hoang HT Paxoog
102.499.980
102.499.980
4/5
55NL
Dũng nhận NL thi công đập EaMĐoar
55.955.000
55.955.000
…
…
…
…
Cộng
…
…
…
…
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
(Đã kí) ( Đã kí) (Đã kí)
(Nguồn: Phòng KT-TV)
Bảng 8 : BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU.
Tháng 5/2009. ĐVT: Đồng.
TT
Khoản mục chi phí
Trong đó
Cộng
62321
62322
62323
1
Nhiên liệu chính, phụ
980.653.255
79.231.654
634.170.723
1.694.055.632
2
Phụ tùng
23.847.275
9.381.558
11.106.450
44.335.283
3
Vật liệu xây dựng + vận chuyển
89.561.439
148.094.349
161.604.736
399.260.524
Cộng
1.094.061.969
236.707.561
806.881.909
2.137.651.439
(Nguồn: phòng KT-TV)
Bảng 9 : SỔ CÁI TÀI KHOẢN
TK 62321- Chi phí NVL (máy thi công khai hoang).
01/01/2009 – 31/12/2009
(Trích) ĐVT: đồng
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Ngày
Số
PS nợ
PS có
31/3
9011
Xuất NL phụ quý 1/09
1522
122.973.692
31/3
9013
Xuất NL chính quý 1/09
1521
807.245.996
31/3
9014
Xuất phụ tùng quý 1/09
1524
113.175.052
31/12
9183
Thuế khai hoang C.ty CFBLV phải nộp.
3388
52.104.799
…
………
….
…
31/13
9215
K/C Chi phí sản xuất
154
5.826.663.325
31/12
9219
Bổ sung CP phải trả
3351
116.649.000
31/12
9223
K/C chi phí bổ sung
154
116.649.000
Cộng phát sinh
Số dư cuối kỳ
5.943.312.325
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
(Đã ký) (Đã ký) (Đã ký)
(Nguồn: phòng KT-TV)
2.2.3.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
a. Đối tượng:
Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp này được tập hợp theo từng công trình, hạng mục công trình. Trong đó gồm các khoản lương và phụ cấp cho công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình thi công công trình không bao gồm các khoản trích theo lương như: BHYT, BHXH, KPCĐ…
b. Tài khoản sử dụng:
TK 334: phải trả CBCNV.
TK 62311: Chi phí nhân công khai hoang.
TK 62312: Chi phí nhân công thủy lợi.
TK 62313: Chi phí nhân công làm đường,…
c. Chứng từ sử dụng:
+ Các hợp đồng giao khoán.
+ Bảng chấm công.
+ Bảng duyệt công.
+ Bảng thanh toán lương và chi phí,…
d. Phương pháp kế toán tập hợp:
Đối với các công nhân trực tiếp tham gia thi công gồm có lái máy, lái xe và công nhân thuê ngoài để dọn dẹp công trường như phát dọn dây leo, gom nhặt cành rễ, phát dọn lòng hồ…
Lương của công nhân trực tiếp thuộc biên chế của công ty bao gồm lương trả cố định hàng tháng, lương sản phẩm và lương khác (nếu có):
Lương cố định hàng tháng được quy định như sau:
+ Ở Việt Nam: Lái máy, xe: 1.000.000đ/tháng.
Thợ sữa chữa: 500.000đ/tháng.
+ Ở Lào: Lái máy: 1.500.000đ/tháng.
+ Ở Campuchia: Lái máy: 2.000.000đ/tháng.
Lương sản phẩm bao gồm: lương, phụ cấp, ăn ca, công tác phí, lương phép. Định mức lương được quy định như sau:
+ Ở Việt Nam: Máy làm đất: 351.960đ/ca
Máy khai hoang: 382.376đ/ca.
Lái xe công trường: 270.453đ/ca.
Sữa chữa thường xuyên: 41.768đ/ca.
Sữa chữa tại xưởng: 167.703đ/công.
+ Lào: Được bổ sung thêm chi phí đắt đỏ, vùng 3, thuế TNCN nên lương ca máy là: 490216đ/ca.
+ Campuchia: Được bổ sung thêm chi phí đắt đỏ, vùng 3, thuế TNCN nên lương ca máy là: 501684đ/ca.
Lương khác: Đối với những nhân công được phân công coi lán trại, giữ máy, chuyển quân làm lán trại được phòng tổ chức trả 100% lương cơ bản, hệ số 1, bậc 2.
Lương phải trả =lương cố định+lương sản phẩm+lương khác (nếu có).
Đối với công nhân thuê ngoài để làm công việc phát dọn tại công trường tùy theo tình hình thực tế từng công trình mà lương công nhân thuê ngoài được xác định theo một tỷ lệ % doanh thu.
Đội trưởng theo dõi chấm công, hàng tháng gửi lên Phòng tổ chức của công ty, từ Bảng chấm công tổng hợp thành Bảng tổng hợp chấm công, Phòng tổ chức lập Bảng duyệt công. Sau đó đưa tất cả các chứng từ trên về phòng KT-TV để kế toán lương tổng hợp Bảng thanh toán lương và chi phí.
Hàng tháng công ty trả lương cố định, lương khác (nếu có) và cho ứng lương sản phẩm trên cơ sở Bảng chấm công và tối đa bằng 70% lương cấp bậc từng người. Đến khi quyết toán công trình, hạng mục công trình số lương sản phẩm còn lại mới được thanh toán hết.
Cuối tháng kế toán sẽ được tổng hợp chi phí nhân công vào TK 62311-“Chi phí nhân công khai hoang”, TK 62312-“Chi phí nhân công thủy lợi”, TK 62313-“ Chi phí nhân công làm đường” vào Bảng tổng hợp chi phí nhân công theo tháng sau đó tập hợp vào Bảng tổng hợp chi phí.
Từ Bảng thanh toán lương và chi phí kế toán sẽ vào Chứng từ ghi sổ. Từ Bảng tổng hợp chi phí nhân công kế toán vào Sổ cái TK 62311, 62312, 62313 cuối mỗi quý.
Bảng 10: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP.
Tháng 5/2009. ĐVT: đồng
TT
Khoản mục chi phí
Trong đó
Cộng
62321
6322
6323
Chi phí nhân công
528.735.185
96.730.815
205.256.018
830.722.018
Cộng
528.735.185
96.730.815
205.256.018
830.722.018
(Nguồn: Phòng KT-TV)
Bảng 11 : SỔ CÁI TÀI KHOẢN
TK 62311-Chi phí nhân công khai hoang. (Trích)
01/01/2009-31/12/2009 ĐVT: đồng
Chứng từ
Diễn giải
Tk đối ứng
Số tiền
Ngày
Số
PS nợ
PS có
31/3
9106
Chi TM quý 1/09
1111
5.246.000
30/9
9145
Chi TM T09/09
1111
78.786.000
31/12
9207
Chi phí phải trả 2009 chi nhánh GL
3315
136.603.000
…
………
…
………
31/12
9215
Kết chuyển chi phí
154
220.635.000
31/12
9219
Bổ sung chi phí phải trả 2009
3351
119.574.000
31/12
9223
K/C chi phí bổ sung
154
119.574.000
Tổng cộng phát sinh
1.513.701.000
1.513.701.000
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc.
(Đã ký) (Đã ký) (Đã ký)
(Nguồn: Phòng KT-TV)
2.2.3.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung:
a. Đối tượng:
Bao gồm toàn bộ chi phí liên quan trực tiếp thi công xây lắp ngoài công trường không thuộc hai khoản mục chi phí đã nêu ở trên:
- Chi phí quản lý gồm: Lương bộ phận quản lý đội, lương nhân viên sữa chữa, lái xe vận chuyển máy. Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, tiền ăn ca của bộ phận quản lý đội, của công nhân phục vụ và toàn bộ công nhân lái xe, lái máy trực tiếp tham gia thi công.
- Chi phí nguyên vật liệu phục vụ thi công.
- Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ thi công .
- Chi phí dịch vụ thuê ngoài, các chi phí khác bằng tiền liên quan đến thi công…
b. Tài khoản sử dụng:
6271: Chi phí nhân viên phân xưởng.
6272: Chi phí NVL sản xuất chung.
6274: Chi phí khấu hao TSCĐ.
6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài.
6278: Chi phí quản lí bằng tiền khác.
3382, 3383, 3384, 111,214,…
c. Chứng từ sử dụng:
+ Bảng thanh toán lương và chi phí.
+ Bảng tính khấu hao TSCĐ.
+ Phiếu chi.
+Phiếu xuất kho,…
d. Phương pháp kế toán tập hợp:
- Hàng tháng dựa trên các Bảng kê thu, chi tiền mặt, Bảng kê nhập, xuất vật liệu… kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung trên Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung theo từng khoản mục: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí nguyên vật liệu, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền, đối với chi phí khấu hao được trích cuối năm sau đó từ bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung sẽ vào Bảng tổng hợp chi phí. Từ các Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung kế toán vào Sổ cái cuối mỗi quý.
Ø Chi phí nhân viên:
Các khoản trích theo lương của CBCNV thuộc biên chế của công ty được trích theo tỷ lệ:
- BHXH trích 22% trên quỹ lương chính của DN trong đó 16% tính vào chi phí hoạt đông kinh doanh (HĐKD), 6% người lao động chịu.
- BHYT trích 4,5% trên quỹ lương chính của DN trong đó 3% tính vào chi phí HĐKD, 1,5% người lao động chịu.
- KPCĐ trích 2% trên tiền lương thực tế và tính vào chi phí HĐKD.
- BHTN trích 2% trên quỹ lương chính trong đó 1% tính vào chi phí HĐKD, 1% người lao động chịu.
Đối với CBCN do công ty không bố trí được việc làm sẽ thỏa thuận với người lao động tạm dừng hợp đồng lao động, trong các tháng sẽ ngừng đóng BHXH, đối với BHYT công ty vẫn mua cho cả năm.
Ø Chi phí nguyên vật liệu:
Gồm những chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất dùng cho các đội như dây thừng, biển báo, lưới, cuốc, xẻng…
Những chi phí này hàng tháng được tập hợp lại trên Bảng kê và hàng quý vào Sổ cái.
Ø Chi phí khấu hao TSCĐ:
Các máy, xe sử dụng đều thuộc sở hữu của công ty. Kế toán tiến hành trích khấu hao cho TSCĐ theo phương pháp đường thẳng vào cuối năm.
Mức khấu hao năm = Nguyên giá TSCĐ* tỷ lệ khấu hao năm.
Ø Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền:
Bao gồm các khoản tiền điện, nước, điện thoại, in ấn tài liệu,…
Những chi phí trên hàng tháng được tập hợp trên Bảng kê chi tiền mặt trong đó ghi Nợ các chi phí đến khi tập hợp chi phí tính giá thành sẽ được phân bổ.
Bảng 12: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
Tháng 5/2009. ĐVT: đồng
TT
Khoản mục chi phí
Số hiệu TK
Số tiền
1
Chi phí nhân viên PX
6271
341.276.139
2
Chi phí nguyên vật liệu
6272
8.385.134
3
Chi phí dịch vụ mua ngoài
6277
4.132.675
4
Chi phí khác bằng tiền
6278
5.671.245
Cộng
359.465.193
(Nguồn: Phòng KT-TV)
2.2.4 Đối tượng tính giá thành, kì tính giá thành:
Giá thành sản phẩm của công ty được tính là tổng hợp chi phí sản xuất của tất cả các công trình trong năm mà không tính riêng cho từng công trình, hạng mục công trình nào.
Kỳ tính giá thành là cuối mỗi năm tài chính.
2.2.5 Tổng hợp chi phí sản xuất:
Để tổng hợp chi phí sản xuất kế toán sử dụng tài khoản 154-“ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”.
Hàng tháng kế toán tổng hợp các chi phí trong Bảng tông hợp chi phí sản xuất và cộng lũy kế dồn qua các tháng. Đến cuối năm tài chính kế toán lập Bảng tổng hợp chi phí sản xuất cho cả năm .Các chi phí này được kết chuyển sang TK 154 để tính giá thành.
Bảng 13 : BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ.
Tháng 5/ 2009. ĐVT: 1000 đồng.
Khoản mục chi phí
Lũy kế đến T04/09
Chi phí tháng 5/09
Tổng đến T5/09
Tiền mặt
TT tạm ứng
TT người bán
Nhận tại kho
Cộng
Chi phí trực tiếp
9.129.681
830.722
573.096
1.120.960
2.524.778
11.654.459
Nhiên liệu chính phụ
5.918.895
573.096
1.120.960
1.694.056
7.612.950
Nhân công
3.210.786
830.722
830.722
4.041.508
Chi phí sản xuất chung
989.096
349.047
7.096
3.322
359.465
1.348.561
Chi phí tài chính
……
…
…
Cộng
…
…
Bảng 14: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT NĂM 2009.
Số 9207
Ngày 31/12/2009 ĐVT: đồng.
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Ghi chú
Chi phí NVL trực tiếp
6232
17.897.079.138
Chi phí nhân công trực tiếp
6231
9.968.664.220
Chi phí sản xuất chung
627
5.218.497.213
Cộng
33.084.240.560
(Nguồn: phòng KT-TV)
2.2.6 Đánh giá sản phẩm dở dang :
Các doanh nghiệp xây lắp thường có giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ rất lớn. Tuy nhiên để đánh giá được giá trị dở dang lại rất phức tap, khó có thể thực hiện chính xác một cách tuyệt đối. Vì vậy nhiệm vụ của phòng kế toán là căn cứ vào tình hình cụ thể của công ty để lựa chọn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang một cách hợp lý.
Tại công ty CP thi công cơ giới Đồng Tâm việc đánh giá sản phẩm dở dang được tiến hành vào cuối năm tài chính có sự tham gia của Giám đốc, phòng tài vụ, các phòng ban liên quan khác và đội trưởng các đội thi công. Sản phẩm dở dang được coi là sản phẩm chưa hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư. Đối với một số công trình gia trị lớn chủ đầu tư và công ty có thể thỏa thuận thống nhất nghiệm thu theo điểm dừng kỹ thuật của từng hạng mục công trình để thanh toán. Vì vậy, sản phẩm dở dang cũng có thể là một phần của những hạng mục công trình chưa hoàn thành bàn giao.
Vì công ty tính giá thành chung cho tất cả các công trình vào cuối năm tài chính nên chi phí sản xuất dở dang cũng là tổng chi phí đã bỏ ra của các công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành bàn giao.
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Chi phí công trình hoàn thành bàn giao
Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ
= -
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Hùng Sơn
SVTH: Nguyễn Thị Nhựt 60
Bảng 15 : BẢNG KÊ CHI PHÍ DỞ DANG NĂM 2009. ĐVT: đồng
STT
Công trình
Nhiên liệu chính
Nhiên liệu phụ
Phụ tùng
VLXD
Lương
Chi phí khác
Tổng số tiền
SL
TT
SL
TT
I
Năm 2006
337.838
337.838
1
Mốc chia thửa Buôn tuasa
11.310
2
Khối lượng chưa N/thu Buôn Tuasa
326.528
II
Năm 2008+2009
4.480.121
61.364
82.054
240
5.825
35.548
2.230.703
138.147
1.249.353
1
Tầng lọc CT Đăkdier
532.932
532.932
2
Đập Đăkdier
1.124.907
3
Đường 719- CN Gia Lai
506.647
1.944
27.737
5.438
386.088
13.275
79.547
4
Đường 719- Đội công trình
631.751
7.328
108.236
10
273
5.290
473.428
4.452
5
KH Capuchia-Đôi 26/3
371.895
21.998
371.895
6
KH Sa Thầy-Kontum
25.229
2.400
25.229
7
Kênh Phước Hòa-Bình Phước
11.613
800
10.604
30
1.009
8
Đường Eatu- Hòa Thuận
139.219
8.734
130.485
…
……
……
…
…
…
…
…
…
…
…
Tổng
4.817.959
61.364
820.542
240
5.827
35.548
2.230.703
138.147
1.587.191
(Nguồn: Phòng KT-TV)
2.2.7 Tính giá thành sản phẩm:
Kỳ tính giá thành của công ty là cuối mỗi năm tài chính. Đối tượng tính giá thành là toàn bộ các công trình mà không tính riêng cho từng công trình. Do vậy, cuối năm từ Bảng tổng hợp chi phí sản xuất kế toán kết chuyển tất cả chi phí sản xuất vào TK154-“Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”.
Như vậy:
Các khoản điều chỉnh giảm giá thành.
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
Giá thành
= + - -
Bảng 16 : SỔ CÁI TK154- CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH DỞ DANG.
01/01/2009- 31/12/2009
ĐVT: đồng.
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Ngày
Số
Nợ
Có
1/1
SDDK
2.775.418.284
31/12
9194
Phân bổ chi phí trả trước dài hạn
242
540.396.823
31/12
9203
Chi phí sữa chữa lớn TSCĐ
2413
504.317.262
31/12
9207
K/c chi phí NVL trực tiếp
6232
17.897.079.138
31/12
9207
K/c chi phí nhân công
6231
9.968.664.220
31/12
9207
K/c chi phí sản xuất chung
627
5.218.497.213
31/12
9224
Giá thành sx
632
32.086.413.903
Cộng số phát sinh
34.128.954.656
32.086.413.903
SDCK
4.817.959.037
(Nguồn: Phòng KT-TV)
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THI CÔNG CƠ GIỚI ĐỒNG TÂM
3.1 Đánh giá thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần thi công cơ giới Đồng Tâm:
Trải qua hơn 30 năm thành lập và trưởng thành Công ty CP thi công cơ giới Đồng Tâm đã không ngừng lớn mạnh cả về quy mô cơ cấu lẫn chất lượng sản phẩm. Cùng với sự nỗ lực phấn đấu của ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty đã đạt được những thành tích đáng khích lệ. Với hoạt động chủ yếu là khai hoang, xây dựng các công trình nông nghiệp, thủy lợi công ty đã góp phần phát triển cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động, đóng góp vào ngân sách Nhà nước. Bên cạnh những ưu điểm công ty vẫn còn một số những tồn tại trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Ưu điểm:
- Về bộ máy kế toán:
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tương đối chặt chẽ với đội ngũ kế toán đã làm việc lâu năm, được bố trí hợp lý với trình độ, khả năng của mỗi người vì thế mà việc hạch toán nội bộ có hiệu quả, góp phần đắc lực cho công tác quản lý của công ty.
- Về hệ thống chứng từ kế toán và hình thức ghi sổ:
Hệ thống chứng từ ban đầu của công ty được tổ chức hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ, tuân thủ các nguyên tắc về chế độ chứng từ kế toán. Ngoài ra còn sử dụng một số loại chứng từ đặc thù, các khoản chi phí phát sinh tại đội đều có chứng từ hợp lệ nhờ đó đảm bảo các nghiệp vụ ghi trên sổ đều phản ánh các khoản chi phí thực tế phát sinh tại công trường.
Công ty CP thi công cơ giới Đồng Tâm là một doanh nghiệp sản xuất với quy mô vừa và nhỏ do vậy việc sử dụng hình thức sổ Chứng từ ghi sổ với kết cấu đơn giản, dễ ghi chép là phù hợp với loại hình doanh nghiệp này.
- Về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
+ Về nhân công: Công ty áp dụng hình thức trả lương khoán sản phẩm. Hình thức này giúp đẩy nhanh tiến độ thi công, tăng năng suất lao động góp phần giảm chi phí hạ giá thành. Việc theo dõi tiền lương được tính rất rõ ràng theo từng công trình nên dễ dàng cho việc tập hợp chi phí. Bên cạnh đó bắt đầu từ năm 2009 công ty tiến hành trả một khoản lương cố định. Điều này xuất phát từ đặc thù nghành nghề kinh doanh của công ty chỉ tiến hành vào mùa khô, mùa mưa công nhân không có việc làm, do đó việc làm của công ty chứng tỏ sự quan tâm đến đời sống của CBCNV.
+ Về chi phí sản xuất chung: Được tập hợp chung cho cả năm cuối năm kết chuyển vào TK 154 nên không cần phân bổ do đó việc tính toán rất đơn giản.
+ Về phương pháp tính giá thành: là phương pháp tính giá trực tiếp vì vậy việc tính giá thành tương đối dễ dàng.
Những tồn tại:
Về tổ chức và luân chuyển chứng từ:
Địa bàn hoạt động của công ty rộng nên việc giao nộp chứng từ của các đội thường chậm trễ gây khó khăn cho công tác hạch toán. Các đội thường nộp chứng từ dồn vào cuối tháng làm công tác hạch toán rất vất vả.
- Về tài khoản sử dụng:
Công ty thực hiện thi công theo phương thức hoàn toàn bằng máy nên theo chế độ kế toán của Bộ trưởng bộ tài chính ban hành ngày 20/3/2006 thì việc sử dụng TK623 “Chi phí sử dụng máy thi công” là không cần thiết mà hạch toán toàn bộ chi phí xây lắp trực tiếp vào TK 621-“Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”, 622-“Chi phí nhân công trực tiếp”, 627-“Chi phí sản xuất chung”.
- Về công tác quản lý chi phí:
Khi các đội có nhu cầu về nhiên liệu, phụ tùng thi công phải về kho công ty lấy. Cách quản lý này gây tốn kém một khoản chi phí vận chuyển lớn vì nhiên liệu, phụ tùng phải vận chuyển từ nơi mua về kho công ty sau đó lại vận chuyển từ kho công ty đến các công trình và hầu hết các công trình đều ở cách xa công ty.
- Về đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
Công ty tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp hàng tháng gồm chi phí NVL và nhân công theo từng loại công trình: khai hoang, thủy lợi, làm đường nhưng đến cuối năm tài chính lại không tính giá thành cho từng loại công trình mà tổng hợp lại để tính giá thành chung cho tất cả các công trình. Vì vậy, việc tập hợp chi phí theo từng loại công trình hoàn toàn không có ý nghĩa và không cần thiết.
Công ty tính giá thành chung cho tất cả các công trình, việc làm đó chỉ nhằm xác định kết quả kinh doanh cuối cùng chứ không thể cung cấp thông tin cho nhà quản trị để có thể đưa ra những đánh giá về tình hình sản xuất ở các đội, về chi phí cụ thể ở từng công trình để từ đó đưa ra các đánh giá chính xác, các biện pháp quản lý hiệu quả.
3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần thi công cơ giới Đồng Tâm:
Doanh nghiệp muốn đứng vững và tồn tại lâu dài nhất thiết phải tìm mọi biện pháp để ngày càng hoàn thiện bộ máy tổ chức, quy trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Để có thể tiết kiệm được chi phí từ đó hạ giá thành sản phẩm đòi hỏi kế toán tập hợp chi phí phải chính xác, đúng và đầy đủ nghĩa là bên cạnh việc tổ chức ghi chép, phản ánh theo đúng giá trị thực tế của chi phí tại thời điểm phát sinh còn phải tổ chức ghi chép và tính toán phản ánh từng loại chi phí theo đúng địa điểm phát sinh và theo đúng đối tượng chịu chi phí.
Trong thời gian thực tập tại công ty được sự giúp đỡ của các cô, chú kế toán trong phòng tài vụ em đã tìm hiểu về công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. Qua đó em xin đề xuất một số ý kiến , biện pháp cụ thể để khắc phục những tồn tại trong hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tai công ty.
- Về hệ thống tài khoản sử dụng:
Như đã nêu ở phần những tồn tại về hệ thống tài khoản sử dụng công ty thực hiện thi công theo phương thức hoàn toàn bằng máy nên theo chế độ kế toán của Bộ trưởng bộ tài chính ban hành ngày 20/3/2006 thì việc sử dụng TK623 “Chi phí sử dụng máy thi công” là không cần thiết mà hạch toán toàn bộ chi phí xây lắp trực tiếp vào TK 621-“Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”, 622-“Chi phí nhân công trực tiếp”, 627-“Chi phí sản xuất chung”.
- Về quản lý chi phí:
+ Đối với chi phí nguyên vật liệu: Đây là khoản mục chi phí công ty cần quan tâm nhiều hơn nữa.
Mỗi khi có công trình công ty đều cử người ở phòng sản xuất hoặc phòng kinh doanh đến giám sát công trình nên có thể cử người này đi tìm hiểu kĩ càng và nếu được sự đồng ý của Giám đốc sẽ kí hợp đồng với các đơn vi kinh doanh nguyên vật liệu trên địa bàn gần nơi thi công. Sau đó công ty dựa vào Bảng giao khoán làm Giấy giới thiệu từng lần cho đội, trên Giấy giới thiệu có ghi rõ số lượng, chủng loại vật lệu cần mua, trường hợp các đội lấy không hết phải báo lại hoặc lấy quá phải có sự đồng ý của công ty. Sau đó hóa đơn phải được đưa về công ty kịp thời để công ty ghi nhận nợ với nhà cung cấp đồng thời ghi nợ, tính lãi với cá nhân nhận khoán. Làm như vậy để tránh tình trạng gian lận giữa người mua là các đội nhận khoán và người cung cấp nguyên vật liệu đồng thời cũng giảm được một khoản chi phí vận chuyển rất lớn từ công ty đến nơi thi công công trình.
Ví dụ: Công trình đập EaMĐoar đã trình bày ở phần trên thay vì vận chuyển nhiên liệu từ kho công ty đến công trình, giả sử công ty kí hợp đồng mua nhiên liệu với một của hàng trên địa bàn huyện cách công trình 13 km. Giá dầu Diezel và giá nhớt máy cao hơn so với giá mua tại thành phố là 200 đồng.
Chênh lệch giá mua tháng 1= (3000+1000) x 100 = 400.000 đồng.
Chênh lệch giá mua tháng 2= (4000+700) x 100 = 470.000 đồng.
Tổng chênh lệch giá mua = 400.000 + 470.000 = 870.000 đồng.
Chi phí vận chuyển ở huyện tới công trình tháng một là 156000 đồng, tháng hai là 165000 đồng.
Tổng chi phí vận chuyển huyện = 156.000 + 165.000 = 321.000 đồng.
Chênh lệch chi phí vận chuyển từ công ty tới công trình và từ huyện tới công trình:
Chênh lệch chi phí vận chuyển = VCtp – VCh
= 1.884.000 – 321.000 = 1.563.000 đồng.
Vậy chi phí tiết kiệm được cho công trình EaMĐoar khi mua nhiên liệu tại huyện:
Chi phí tiết kiệm = chênh lệch chi phí vận chuyển – Chên lệch giá mua.
= 1.563.000 – 870.000 = 693.000 đồng.
Như vậy, giá thành của công trình EaMĐoar sẽ giảm một khoản bằng 693.000 đồng. Nếu tính chi phí vận chuyển cho 12 tháng thì giá thành của công trình sẽ giảm đáng kể.
+ Đối với chi phí nhân công trực tiếp:
Năng suất lao động là một yếu tố quan trọng để giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Công ty nên chú trọng vào việc đào tạo để nâng cao tay nghề của của công nhân sữa chữa, lái máy.
+ Đối với chi phí sản xuất chung:
Đối với khoản mục này cách quản lý hiệu quả nhất là kiểm tra chặt chẽ nguồn gốc phát sinh chi phí. Đối với những chi phí bất hợp lý thì không được tính vào giá thành.
- Về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất chính xác, hợp lý và tính đúng, tính đủ giá thành công trình xây lắp có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí, giá thành xây dựng, trong việc kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của chi phí phát sinh ở doanh nghiệp nói chung và ở các tổ đội xây dựng nói riêng. Với chức năng là ghi chép, tính toán, phản ánh và giám sát thường xuyên liên tục sự biến động của vật tư, tài sản, tiền vốn, kế toán sử dụng thước đo hiện vật và thước đo giá trị để quản lý chi phí. Thông qua số liệu do kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành, người quản lý doanh nghiệp biết được chi phí và giá thành thực tế của từng công trình, hạng mục công trình của quá trình sản xuất kinh doanh. Qua đó, nhà quản trị có thể phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản phẩm, tình hình sử dụng lao động, vật tư, vốn là tiết kiệm hay lãng phí để từ đó có biện pháp hạ giá thành, đưa ra những quyết định phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo chất lượng là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường. Vì vậy tôi có kiến nghị công ty cần xác định lại đối tượng tính giá thành là từng công trình, hạng mục công trình chứ không phải tính giá thành chung cho tất cả các công trình như trước để đảm bảo tốt công tác quản lý.
Hàng tháng kế toán tập hợp chi phí NVL và nhân công trực tiếp trên Bảng kê theo từng công trình,hạng mục công trình cụ thể. Đối với chi phí sản xuất chung cần được phân bổ theo một tiêu thức hợp lý có thể theo chi phí nhân công trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Sau đây là Bảng giao khoán của công trình Đường Eatu-Hòa Thuận. Tôi đã tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành công trình theo khối lượng công trình hoàn thành đã được nghiệm thu đợt 1 như sau:
Bảng 17 : Giao khoán công trình
CÔNG TY CỔ PHẦN THI CÔNG CƠ GIỚI ĐỒNG TÂM
Km 9 Quốc lộ 14- Xã Eatu -TP Buôn Ma Thuột
BẢNG GIAO KHOÁN CÔNG TRÌNH
Tên công trình : Đường Eatu-Hòa Thuận.
Đơn vị tính: Đồng
STT
NỘI DUNG
D
V
T
Khối lượng
Định mức
Tiêu hao
Đơn giá
Thành tiền
1
Ui nền đất, cly 50m(25%)
m3
18.750
300
62.5
725.663
45.353.938
2
Đào nền bằng tổ hợp cly 300m
m3
30.000
260
115,38
799.413
92.239.962
3
Ôtô kmat, 300m clyđể đắp hoặc đổ
m3
26.250
340
77,21
725.663
56.025.452
4
San đất thải ủi (50%)
m3
26.250
300
87,5
613.562
53.686.675
...
.................
....
..........
..........
............
...........
....................
9
Chi phí quản lí đội
4,25%
550.179.608
TỔNG
970.146.636
Đơn vị nhận khoán P. Kế hoạch Kế toán trưởng Giám đốc
(Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký)
Đường Eatu-Hòa Thuận được ký hợp đồng vào ngày 25/6/2009 và giao khoán cho Đội 26/3 ngày 8/7/2009. Đến ngày 21/12/2009 công trình được nghiệm thu đợt 1. Dựa vào các Bảng kê thu, chi, nhập, xuất… của phòng kế toán công ty từ tháng 7/2009-12/2009 tôi đã tập hợp các chi phí phát sinh của công trình Đường Eatu như sau:
Bảng 18: TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT.
Công trình: Đường Eatu-Hòa Thuận. ĐVT: đồng.
TT
Khoản mục chi phí
Quý 3
Quý 4
Tổng
1
Nhiên liệu chính
194.485.381
179.065.281
373.550.662
2
Nhiên liệu phụ
26.793.129
17.461.683
44.254.812
3
Phụ tùng
8.705.280
5.726.616
14.431.896
4
Vật liệu xây dựng
35.615.037
32.883.801
68.498.838
5
Nhân công
118.563.903
116.374.683
234.938.586
Cộng
384.162.730
351.512.064
735.674.794
(Nguồn: Phòng KT-TV)
Bảng 19: TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG.
ĐVT: 1000 đồng.
TT
Khoản mục chi phí
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
1
Chi phí nhân viên phân xưởng
306.172,5
312.630,8
310.427,1
295.120,9
308.265,2
311.678,3
2
Chi phí NVL
7.126,9
6.180,3
6.905,3
10.265,2
7.143,1
4.271,1
3
Chi phí khấu hao TSCĐ
92.996,8
92.996,8
92.996,8
92.996,8
92.996,8
92.996,8
4
Chi phí dịch vụ mua ngoài
8.761,1
5.431,9
10.451,9
6.321,0
5.109,7
7.942,3
5
Chi phí bằng tiền khác
14.093,1
9.065,2
10.031,6
7.017,5
8.430,6
10.483,3
Cộng
429.150,4
426.305,0
430.812,7
411.721,3
421.945,3
427.371,7
(Nguồn: Phòng KT-TV)
Trong đó chi phí khấu hao TSCĐ hàng tháng được trích bằng cách lấy chi phí khấu hao TSCĐ năm 2009 chia 12 tháng.
Chi phí khấu hao TSCĐ tháng
Chi phí khấu hao TSCĐ năm
=
12
1.115.961.386
= = 92.996.783 đồng.
12
Hàng tháng chi phí sản xuất chung được phân bổ cho công trình Đường Eatu theo khoản mục chi phí nhân công trực tiếp theo công thức như sau:
Chi phí sản xuất chung phân bổ cho công trình A
Tổng chi phí nhân công trực tiếp của công trình A.
Tổng chi phí nhân công trực tiếp trong tháng
Tổng chi phí sản xuất chung phát sinh trong tháng
= x
Với cách tính như trên thì chi phí sản xuất chung phân bổ cho công trình Đường Eatu-Hòa Thuận trong các tháng như sau:
Bảng 20: BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG.
Công trình: Đường Eatu-Hòa Thuận. ĐVT: đồng.
Tháng
CP sản xuất chung
CP nhân công trực tiếp
Tổng chi phí nhân công
Phân bổ
Tháng 7
429.150.434
39.107.329
830.760.121
20.201.893
Tháng 8
421.416.296
37.910.987
810.897.004
19.702.018
Tháng 9
430.812.685
41.545.587
650.327.564
27.522.078
Tháng 10
411.721.281
38.094.398
790.843.258
19.832.342
Tháng 11
421.945.339
40.105.465
831.709.832
20.346.416
Tháng 12
427.371.721
38.174.820
850.087.432
19.191.954
Tổng
126.796.701
(Nguồn: Phòng KT-TV)
Theo Biên bản kiểm kê giá trị sản phẩm dở dang công trình Đường Eatu-Hòa Thuận ngày 27/12/2009 có xác nhận của trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng tài vụ, đội trưởng đội thi công thì trình có giá trị dở dang cuối kỳ bằng: 139.218.548 đồng.
Công trình có phế liệu thu hồi khi nghiệm thu công trình đợt 1 trị giá 5.090.000 đồng.
Các khoản điều chỉnh giảm giá thành.
Như vậy cuối kỳ kế toán tính được giá thành của công trình đã hoàn thành bàn giao đợt 1 như sau:
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
Giá thành
= + - -
Giá thành công trình Đường Eatu
= 735.674.794 + 126.796.701 – 139.218.548 – 5.090.000 = 718.162.947 đồng.
KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đang chuyển biến mạnh mẽ theo hướng thị trường. Tính chất cạnh tranh trong các doanh nghiệp nói chung và trong ngành XDCB nói riêng ngày càng quyết liệt. Vì vậy, vai trò của bộ phận quản trị doanh nghiệp trở nên rất quan trọng. Song để làm tốt nhiệm vụ của mình, các nhà quản trị cần phải có một hệ thống thông tin hữu hiệu. Một bộ phận của hệ thống thông tin đó là các thông tin kế toán, đặc biệt là các thông tin về chi phí và giá thành sản phẩm của bản thân doanh nghiệp. Theo đó, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp không những cần phải được tính toán một cách chính xác mà còn cần phải xây dựng phương pháp trình bày số liệu một cách khoa học đảm bảo cung cấp thông tin cho nhà quản lý nhanh chóng kịp thời và dễ sử dụng.
Xuất phát từ vấn đề này cùng với sự hướng dấn chỉ bảo hết sức nhiệt tình của thầy Nguyễn Hùng Sơn cũng như các cán bộ thuộc phòng kế toán tài vụ công ty CP thi công cơ giới Đồng Tâm đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này với đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CP thi công cơ giới Đồng Tâm”.
Trong thời gian thực ngày tại công ty, em đã có điều kiện tìm hiểu công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kết hợp với những kiến thức đã tiếp thu được ở nhà trường, em đã mạnh dạn đề xuất một số ý kiến đóng góp với nguyện vọng nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty để từ đó nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do trình độ và năng lực có hạn do đó bài viết này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của thầy hướng dẫn cũng như các cán bộ trong phòng kế toán tài vụ của công ty để có thể sửa đổi, bổ sung cho luận văn được hoàn thiện hơn.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Nhựt.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoàn thiện kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CP Thi Công Cơ Giới Đồng Tâm.doc