Tại Việt Nam, kinh doanh lữ hành nói chung và kinh doanh lữ hành
quốc tế nói riêng còn tƣơng đối m ới mẻ. Ngành du lịch Việt Nam thực sự có
cơ hội phát triển trong những năm cuối thập niên 90 của thế kỉ 20. Cùng với
sự đổi mới của đất nƣớc, ngành du lịch đã có những thành công bƣớc đầu để
chứng tỏ nó là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng. So với một số quốc gia
trong khu vực và trên thế giới Việt Nam có đủ điều kiện chung và riêng, có
lợi thế so sánh để phát triển du lịch. Nhƣng thực sự sự phát triển của kinh
doanh lữ hành Việt Nam chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và lợi thế so sánh
của Du lịch Việt Nam. Trong khoá luận này, em đã tập trung trình bày các
vấn đề sau:
Thứ nhất, hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế là một trong nă m
ngành nghề kinh doanh chính trong ngành du lịch, mang các đặc điểm chung
của ngành dịch vụ nhƣ: tính vô hình, tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng,
tính không chuyển đổi quyền sở hữu, tính không thể di chuyển và không thể
cất trữ, tính thời vụ cao và luôn biến động.
Thứ hai, hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế bao gồm 4 nội dung cơ
bản là: nghiên cứu thị trƣờng, xây dựng chƣơng trình du lịch, tổ chức xúc tiế n
hỗn hợp chƣơng trình du lịch và tổ chức bán các chƣơng trình du lịch trọn
gói.
88 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3049 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại Việt Nam giai đoạn 2000-2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Marketing hoạt động độc lập với đầy đủ vai trò và chức năng của bộ
phận này trong quản trị kinh doanh của doanh nghiệp [10].
2.3.4 Về hoạt động bán và thực hiện chương trình du lịch
Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành ở Việt Nam có quy mô nhỏ, hạn
hẹp về nguồn lực nên chọn phƣơng thức banc chƣơng trình du lịch cho khách
nƣớc ngoài thông qua các doanh nghiệp lữ hành tại chỗ. Mặt khác, thực hiện
chiến lƣợc liên kết ngang sử dụng kênh phân phối marketing chiều ngang là
thích hợp nhất. Và các doanh nghiệp lữ hành nƣớc ngoài là kênh phân phối
chƣơng trình trọn gói quan trọng bậc nhất cho các doanh nghiệp lữ hành Việt
Nam. Do vậy, họ có quyền mặc cả cao trong điều kiện thuận lợi là các doanh
nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế ở Việt Nam cạnh tranh với nhau hết sức
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Phƣơng Thảo
56
quyết liệt không phải bằng sự khác biệt về chất lƣợng sản phẩm mà bằng giá
cả. Điều này dẫn đến thiệt hại chung cho toàn ngành.
Việc tổ chức thực hiện chƣơng trình du lịch trọn gói là công việc và
trách nhiệm chính của bộ phận điều hành và hƣớng dẫn trong doanh nghiệp
kinh doanh lữ hành quốc tế. Nghiên cứu việc tổ chức thực hiện chƣơng trình
du lịch ở các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế nổi lên các vấn đề:
thiếu sự phân cấp quản lí, phân công công việc không rõ ràng giữa các bộ
phận trong doanh nghiệp, thiếu thông tin thƣờng xuyên kịp thời, chính xác,
thiếu các phƣơng án xử lí tình huống có thể xảy ra trong quá trình thực hiện
chƣơng trình du lịch. Đội ngũ hƣớng dẫn chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu của
nghề nghiệp, đặc biệt là các kĩ năng giao tiếp và tất cả các doanh nghiệp đều
bỏ qua dịch vụ sau khi kết thúc chƣơng trình du lịch. Ví dụ, khách du lịch
ngƣời Đức đánh giá hƣớng dẫn viên du lịch của Hà Nội mới đáp ứng đƣợc
50% yêu cầu của khách du lịch nhƣ sau:
Bảng 2.5. Mức độ đáp ứng của hƣớng dẫn viên đối với các yêu cầu của
khách du lịch
Stt Các yêu cầu của khách du lịch đối với ngƣời hƣớng dẫn Cao Thấp
1 Tƣơi cƣời, dễ gần, dễ mến( ấn tƣợng ban đầu tốt đẹp)
2 Kiến thức sâu rộng về tự nhiên, xã hội, kinh tế
3 Khả năng sáng tạo
4 Khả năng lập kế hoạch
5 Khả năng giao tiếp
6 Khả năng quản lí đoàn khách
7 Tinh thần trách nhiệm
8 Hƣớng cho khách đạt đƣợc mục đích chuyến đi
9 động viên, giúp đỡ khách
10 Khả năng truyền đạt thông tin( kỹ năng trình bày)
11 tính cụ thể, lƣợng hoá bằng các con số khi thuyết trình
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Phƣơng Thảo
57
12 Sử dụng phƣơng pháp phân tích so sánh khi thuyết minh
13 Hƣớng dẫn khách tham khảo các tài liệu
14 Thể hiện các quan điểm khác nhau trong đánh giá
15 đối xử công bắng với tất cả các khách
16 Lắng nghe, tiếp thu và đáp ứng các đề nghị chính đáng
Nguồn: [10]
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Phƣơng Thảo
58
2.4 Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt đông kinh doanh lữ hành
quốc tế tại Việt Nam.
2.4.1 Nguyên nhân từ phía nhà nước
- Quản lí nhà nƣớc với hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tuy đã
đƣợc cải thiện nhƣng còn nhiều bất cập. Một mặt, hệ thống các quy phạm
pháp luật nhiều nhƣng thiếu tính đồng bộ và nhất quán.Mặt khác, công tác
kiểm tra, thanh tra giám sát của cơ quan nhà nƣớc về du lịch chƣa đƣợc coi
trọng. Do vậy mà công tác quản lí ngành trên cơ sở pháp luật và bằng chứng
pháp luật còn nhiều yếu kém.
- Các chính sách khuyến khích việc thu hút khách du lịch quốc tế đến
Việt Nam chậm đổi mới. Ví dụ, chính sách thuế giá trị gia tăng áp dụng cho
ngành du lịch quá cao, trong khi đó kinh doanh lữ hành quốc tế nhận khách
lại thực hiện việc xuất khẩu tại chỗ, xuất khẩu vô hình và cả tái xuất. Đây là
một trong những nguyên nhân chính làm cho chƣơng trình du lịch trọn gói
của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành Việt Nam có mức giá cao, không
có sức hấp dẫn khách du lịch quốc tế. Trong khi đó nhiều quốc gia đã áp dụng
thuế giá trị gia tăng ở mức thấp nhất cho khách du lịch quốc tế. Ngoài ra còn
miễn thuế giá trị gia tăng cho khách du lịch khi họ mua hàng hóa (trên cơ sở
hoá đơn mua hàng khách du lịch đƣợc trả lại giá trị gia tăng mà họ đã phải trả
trƣớc khi xuất cảnh tại quốc gia đó).
- Các biện pháp để thực hiện các Quy hoạch phát triển Du lịch Việt
Nam đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt chƣa đủ mạnh. Tổ chức bộ
máy và nguồn nhân lực của ngành du lịch chƣa đƣợc quan tâm đúng mức,
chƣa tƣơng xứng với trọng trách đƣợc xác định là ngành kinh tế mũi nhọn.
2.4.2 Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp
- Số lƣợng các doanh nghiệp lữ hành tuy đã nhiều nhƣng lại phân tán,
manh mún, dàn trải thiếu tập trung, thiếu chiến lƣợc và tầm nhìn hạn chế. Sự
liên doanh, liên kết của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành ở Việt Nam ở
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Phƣơng Thảo
59
mức độ thấp. Bên cạnh đó là sự thiếu vốn trong kinh doanh lữ hành quốc tế
của các doanh nghiệp. Qua điều tra nghiên cứu thấy rằng: hầu hết các doanh
nghiệp kinh doanh lữ hành Việt Nam có quy mô nhỏ, vốn cố định thƣờng
dƣới 5 tỷ VNĐ. Mặt khác, mối quan hệ tỉ lệ giữa vốn cố định và vốn lƣu động
cũng không phù hợp với tính chất của kinh doanh lữ hành.
- Quy trình kinh doanh chƣơng trình du lịch chƣa đƣợc các doanh
nghiệp thực sự coi trọng. Đặc biệt là ở khâu thiết kế, khâu tổ chức bán và sau
khi khách tiêu dùng chƣơng trình du lịch. Các doanh nghiệp kinh doanh lữ
hành quốc tế tại Việt Nam chƣa đặt đúng vai trò của bộ phận Marketing nhƣ
là chiếc cầu nối giữa khách hàng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.
- Công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao chƣa đƣợc quan tâm
đúng mức. Hiện nay, việc sử dụng lao động trong doanh nghiệp chỉ quan tâm
đến trình độ ngoại ngữ và hình thức của ngƣời lao động. Các yêu cầu khác
nhƣ: trình độ đại học chuyên ngành du lịch còn bị xem nhẹ. Bên cạnh đó, đội
ngũ hƣớng dẫn viên đều là cộng tác viên và làm hợp đồng ngắn hạn. Một
ngƣời hƣớng dẫn viên làm việc ở nhiều công ty khác nhau. Và phần lớn
hƣớng dẫn viên đều nói tiếng Anh, còn một số thứ tiếng khác nhƣ: Hàn Quốc,
Nhật, Trung Quốc, Italia, Tây Ban Nha, Thái… còn hạn chế trong khi thị
trƣờng khách du lịch ở các nƣớc này đang tăng lên nhanh. Hơn nữa, việc
kiểm soát chất lƣợng của các hƣớng dẫn viên không chuyên nghiệp khi gặp sự
cố bất đắc dĩ thì khả năng xử lí của họ không cao. Đặc biệt hƣớng dẫn viên lại
là ngƣời có tác động trực tiếp đối với khách hàng vì họ là ngƣời tiếp xúc
thƣờng xuyên nên uy tín của các doanh nghiệp là phụ thuộc vào họ.
- Trình độ ứng dụng khoa học công nghệ tại các doanh nghiệp kinh
doanh lữ hành quốc tế còn nhiều hạn chế.
Có thể nói những năm gần đây nhận thức của các doanh nghiệp kinh
doanh lữ hành về thƣơng mại điện tử thay đổi nhanh theo hƣớng tích cực.
Theo kết quả điều tra của Bộ Thƣơng mại tiến hành gần đây cho thấy, gần
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Phƣơng Thảo
60
100% các doanh nghiệp đã nhận thức rõ vai trò quan trọng của Thƣơng mại
điện tử đối với hoạt động kinh doanh lữ hành, đặc biệt là hoạt động kinh
doanh lữ hành quốc tế. Thế nên, nhiều doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đã
quan tâm đầu tƣ hiệu quả cho hoạt động Thƣơng mại điện tử. Nhƣng nhìn một
cách toàn diện khi so sánh với các nƣớc phát triển thì ứng dụng Thƣơng mại
điện tử của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành Việt Nam còn ở mức độ sơ
khai. Hầu hết các website của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế
đều chỉ dừng lại ở mức cung cấp thông tin khái quát về doanh nghiệp và sản
phẩm chứ chƣa thực sự là công cụ tƣơng tác giữa khách hàng và doanh
nghiệp.
2.4.3 Các nguyên nhân khác
- Sự phát triển mất cân đối, lại không đồng bộ trong tình trạng vừa thừa
vừa thiếu của các nhà cung cấp sản phẩm du lịch cho các doanh nghiệp lữ
hành trong việc sản xuất các chƣơng trình du lịch ( dịch vụ lƣu trú và ăn uống
thừa trong khi dịch vụ vận chuyển bằng máy bay, dịch vụ tham quan giải trí-
thành phần vừa là cốt lõi vừa là đặc trƣng của chƣơng trình du lịch thì vừa
thiếu về số lƣợng vừa kém về chất lƣợng phục vụ)
- Mối quan hệ lỏng lẻo giữa các nhà cung cấp với doanh nghiệp kinh
doanh lữ hành quốc tế và ngƣợc lại chƣa thực sự tôn trọng lợi ích của nhau.
Các hình thức quan hệ giữa nhà cung cấp sản phẩm với nhà kinh doanh lữ
hành quốc tế ở Việt Nam chủ yếu là tiêu thụ sản phẩm để hƣởng hoa hồng,
không cùng các nhà cung cấp chia sẻ rủi ro.
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Phƣơng Thảo
61
KẾT LUẬN CHƢƠNG II
Dựa trên những lí luận cơ bản của chƣơng I, chƣơng II là quá trình
phân tích, đánh giá và nhận xét về thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành
quốc tế tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2007. Hoạt động kinh doanh lữ hành
quốc tế tại Việt Nam giai đoạn này đã đạt đƣợc những thành tựu đáng mừng,
đóng góp to lớn cho nền kinh tế quốc dân, mang lại những lợi ích thiết thực
về chính trị, văn hoá, xã hội nhƣ : doanh thu từ hoạt động kinh doanh lữ hành
quốc tế đã đóng góp 4% GDP quốc gia năm 2004 và 4,9% năm 2005, tạo
công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, khôi phục nhiều làng nghề thủ công
truyền thống,...Hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch đƣợc đẩy mạnh không
chỉ giới thiệu du lịch Việt Nam với bạn bè thế giới mà còn tạo dựng hình ảnh
một Việt Nam an toàn, thân thiện, mến khách và trù phú, tạo cơ sở thu hút
đầu tƣ nƣớc ngoài,...Bên cạnh đó cũng không thể không kể đến những hạn
chế cần khắc phục của hoạt động này nhƣ: hoạt động xây dựng chƣơng trình
du lịch còn mang tính sao chép, khuôn mẫu, chƣa thực sự hấp dẫn khách du
lịch quốc tế; về hoạt động bán và thực hiện chƣơng trình du lịch, giá cả còn
cao, chất lƣợng phục vụ chƣa tốt,...Những hạn chế này xuất phát từ những
nguyên nhân từ cả hai phía: nhà nƣớc và các doanh nghiệp kinh doanh lữ
hành quốc tế. Trong đó nguyên nhân chủ yếu là do sự quản lí của nhà nƣớc
đối với hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế chƣa đồng bộ và hiệu quả, quy
mô các doanh nghiệp còn nhỏ, tổ chức lỏng lẻo, năng lực kinh doanh còn yếu.
Bằng việc phân tích những nguyên nhân nêu trên, chƣơng II đã tạo bƣớc đệm
quan trọng để chƣơng III đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động
kinh doanh lữ hành quốc tế tại Việt Nam trong giai đoạn sắp tới.
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Phƣơng Thảo
62
CHƢƠNG III :
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM
I. CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH NĂM 2012 CỦA VIỆT NAM
Ngành Du lịch đang triển khai Chƣơng trình Hành động của Chính phủ
(đƣợc ban hành kèm theo Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP ngày 27/02/2007
của Chính phủ) thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành
Trung ƣơng Đảng khoá X về một số chủ trƣơng, chính sách lớn để nền kinh tế
phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức
Thƣơng mại Thế giới (WTO). Chƣơng trình này xác định rõ nhiệm vụ của các
cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch ở Trung ƣơng và địa phƣơng, của các
doanh nghiệp du lịch nhằm tận dụng cơ hội, vƣợt qua thách thức, đƣa du lịch
nƣớc ta bƣớc vào giai đoạn phát triển mới, nhanh, mạnh và bền vững, phấn
đấu đạt và vƣợt các chỉ tiêu đã đề ra trong Chiến lƣợc Phát triển Du lịch Việt
Nam giai đoạn 2001-2010.Chƣơng trình này đã khái quát chiến lƣợc phát
triển du lịch Việt Nam đến năm 2010. Chƣơng trình này có những mục tiêu
cụ thể sau:
- Về thị trƣờng:
Khai thác khách từ các thị trƣờng quốc tế ở khu vực Đông á - Thái
Bình Dƣơng, Tây Âu, Bắc Mỹ, chú trọng các thị trƣờng ASEAN, Trung
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp, Đức, Anh, kết hợp khai thác các thị
trƣờng ở Bắc Á, Bắc Âu, Úc, New Zealand, các nƣớc SNG và Đông Âu.
Chú trọng phát triển và khai thác thị trƣờng du lịch nội địa, phát huy tốt
nhất lợi thế phát triển du lịch từng địa phƣơng, đáp ứng yêu cầu giao lƣu, hội
nhập và phù hợp với quy định của Nhà nƣớc. Tạo điều kiện cho nhân dân đi
du lịch trong nƣớc và ngoài nƣớc, góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Phƣơng Thảo
63
- Về đầu tƣ phát triển du lịch:
Đầu tƣ phát triển du lịch phải kết hợp tốt việc sử dụng nguồn đầu tƣ từ
ngân sách nhà nƣớc với việc khai thác, sử dụng nguồn vốn nƣớc ngoài và huy
động nguồn lực trong dân theo phƣơng châm xã hội hoá phát triển du lịch.
Ƣu tiên đầu tƣ phát triển các khu du lịch tổng hợp quốc gia và các khu
du lịch chuyên đề.
Kết hợp đầu tƣ nâng cấp, phát triển các điểm tham quan du lịch, cơ sở
vật chất kỹ thuật du lịch với đầu tƣ cho tuyên truyền, quảng bá và đào tạo,
phát triển nguồn nhân lực du lịch để tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn,
mang tính đặc thù cho từng vùng du lịch và cả nƣớc.
Có kế hoạch đẩy mạnh phát triển du lịch đối với các địa bàn du lịch
trọng điểm nhƣ: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng,
Quảng Nam, Khánh Hoà, Đà Lạt, Ninh Thuận, Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí
Minh, Hà Tiên, Phú Quốc và các tuyến du lịch quốc gia có ý nghĩa liên kết
các vùng, các địa phƣơng có tiềm năng du lịch trên toàn quốc, các điểm du
lịch thuộc các tuyến du lịch quốc gia phù hợp trong kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội của từng địa phƣơng và cả nƣớc.
Đối với các thành phố du lịch nhƣ: Hạ Long, Huế, Nha Trang, Vũng
Tàu, Đà Lạt; các đô thị du lịch nhƣ: Sa Pa, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Hội An, Phan
Thiết, Hà Tiên cần phải đầu tƣ cho phát triển du lịch một cách hợp lý bảo đảm
sự hài hoà giữa phát triển đô thị với phát triển du lịch bền vững, nhằm tăng
tính hấp dẫn của hoạt động du lịch.
Thực hiện xã hội hoá trong việc đầu tƣ, bảo vệ, tôn tạo các di tích, cảnh
quan môi trƣờng, các lễ hội, hoạt động văn hoá dân gian, các làng nghề phục
vụ phát triển du lịch.
- Về phát triển nguồn nhân lực du lịch và nghiên cứu ứng dụng
khoa học, công nghệ:
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Phƣơng Thảo
64
Xây dựng hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch gồm: dạy
nghề, đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học về du lịch.
Đổi mới cơ bản công tác quản lý và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực du
lịch; đổi mới chƣơng trình, nội dung và phƣơng pháp đào tạo theo chuẩn hoá
quốc gia cho ngành du lịch; gắn lý thuyết với thực hành, đào tạo với nghiên
cứu để nâng cao chất lƣợng giảng dạy và trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng khoa
học công nghệ du lịch tiên tiến phục vụ phát triển du lịch bền vững, tạo bƣớc
phát triển mới có hiệu quả trong nghiên cứu và ứng dụng các thành quả khoa
học và công nghệ vào hoạt động quản lý và kinh doanh du lịch.
- Về xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch:
Đẩy mạnh xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch với các hình thức
linh hoạt; phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành; tranh thủ hợp tác quốc
tế trong hoạt động xúc tiến du lịch ở trong và ngoài nƣớc, từng bƣớc tạo dựng
và nâng cao hình ảnh du lịch Việt Nam trên trƣờng quốc tế; nâng cao nhận
thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành và của nhân dân về vị trí, vai trò
của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
- Về đón khách quốc tế: phấn đấu đến năm 2010, Du lịch Việt Nam sẽ
đón đƣợc 5,5-6,0 triệu lƣợt khách quốc tế với nhịp độ tăng trƣởng trung bình
đạt 11,4%, 25 triệu lƣợt khách du lịch nội địa.
- Về thu nhập du lịch: phấn đấu năm 2010, doanh thu du lịch đạt 4,0 -
4,5 tỷ USD, đƣa tổng sản phẩm du lịch (GDP) năm 2010 đạt 5,3% tổng GDP
của cả nƣớc với tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân đạt 11,0 – 11,5%/năm.
- Về phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: điều tra, lập quy
hoạch và đầu tƣ xây dựng và hoàn thiện 4 khu du lịch tổng hợp quốc gia và
16 khu du lịch chuyên đề quốc gia; nâng cấp các tuyến điểm du lịch quốc gia
và quốc tế, các khu du lịch có ý nghĩa vùng và địa phƣơng; đầu tƣ xây mới và
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Phƣơng Thảo
65
nâng cấp hệ thống khách sạn, phấn đấu đến năm 2010 có trên 250.000 phòng
khách sạn, đáp ứng nhu cầu lƣu trú của khách.
- Về tạo việc làm cho xã hội: đến năm 2010 Du lịch tạo 1,4 triệu việc
làm cho xã hội, trong đó có 350.000 việc làm trực tiếp.
Phấn đấu đến năm 2020 đƣa Việt Nam trở thành một trong những
nƣớc có ngành du lịch phát triển hàng đầu trong khu vực.
Tổng cục du lịch Việt Nam đã đặt ra chỉ tiêu chính cho du lịch đến năm
2010. Phấn đấu chỉ tiêu tăng trƣởng GDP của ngành du lịch bình quân thời kì
2001-2010 đạt 11-11,5%/ năm.
Bảng 3.1 Chỉ tiêu cụ thể về phát triển du lịch Việt Nam
Stt Chỉ tiêu 2005 2010
1 Khách du lịch quốc tế ( triệu lƣợt
khách)
3- 3,5 5,5- 6
2 Doanh thu từ du lịch quốc tế ( tỷ
USD)
1,7 3,5
3 Giá trị GDP du lịch ( tỷ USD) 1,6 2,9
4 Tỷ trọng GDP từ du lịch trong GDP
quốc gia (%)
4,9 6,4
Nguồn: Phê duyệt chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam 2001-2010
Ngày 21/9/2007, Bộ trƣởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có
Quyết định Số 564/QĐ-BVHTTDL Ban hành Chƣơng trình Hành động của
ngành Du lịch. Chƣơng trình Hành động này nhằm triển khai thực hiện Nghị
quyết số 16/2007/NQ-CP ban hành Chƣơng trình Hành động của Chính phủ
sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Chƣơng trình Hành động này xác định rõ
những mục tiêu, từng nhóm nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan quản lý nhà
nƣớc về du lịch ở Trung ƣơng và địa phƣơng, của các doanh nghiệp du lịch
nhằm tận dụng cơ hội, vƣợt qua thách thức, đƣa du lịch Việt Nam bƣớc vào
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Phƣơng Thảo
66
giai đoạn phát triển mới, nhanh, mạnh và bền vững, phấn đấu đạt và vƣợt các
chỉ tiêu đã đề ra trong Chiến lƣợc Phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn
2001-2010.
Đây là văn bản mang tính định hƣớng cho cả một giai đoạn phát triển du
lịch Việt Nam(2007-2012), phấn đấu đến năm 2020 đƣa Việt Nam trở thành một
trong những nƣớc có ngành du lịch phát triển hàng đầu trong khu vực.
Để đạt đƣợc những chỉ tiêu chính và cụ thể trên đây phải dựa trên các
nguyên tắc quản lí thống nhất: phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng, giữ gìn
văn hoá truyền thống, bảo vệ mô trƣờng sinh thái và hỗ trợ phát triển.
II. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI DU LỊCH QUỐC TẾ TẠI
VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN SẮP TỚI
1.1. Cơ hội:
1.1.1. Hệ thống pháp luật trong nước dần được hoàn thiện
Nhƣ đã trình bày ở trên, trong nhƣng năm gần đây vai trò quản lí nhà
nƣớc trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành cũng đã có bƣớc tiến bộ đáng kể.
Điều này đƣợc thể hiện thông qua việc ban hành Luật Du lịch 2005 và những
văn bản liên quan đến quản lý kinh doanh lữ hành nhƣ các văn bản chung, các
văn bản quy định về xuất nhập cảnh, các văn bản của Tổng cục du lịch về lữ
hành…nhƣ:
- Quyết định của thủ tƣớng chính phủ số 307/TTg ngày 24/5/1995 phê
duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995-2010.
- Nghị định của chính phủ số 87/CP ngày 12/12/1995 về tăng cƣờng
quản lý các hoạt động văn hoá, du lịch văn hoá đẩy mạnh bài trừ một số tệ
nạn xã hội nghiêm trọng.
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Phƣơng Thảo
67
- Nghị định của Chính phủ số 88/CP ngày 14/12/1995 quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong các hoạt động văn hoá, du lịch văn hoá và
phòng chống một số tệ nạn xã hội.
- Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996. Quy chế quản lý tài chính và
hạch toán kinh donh đối với doanh nghiệp nhà nƣớc.
- Luật doanh nghiệp
- Nghị định số 27/2001/NĐ-CP ngày 5/6/2001. Nghị định của chính
phủ về kinh doanh lữ hành và hƣớng dẫn du lịch.
- Luật số 4/2005/QH11, Luật du lịch có hiệu lực từ 1/1/2006.
Các văn bản quy định về xuất nhập cảnh:
- Thông tƣ số 163-NG/TT ngày 25/5/1995 của Bộ Ngoại giao hƣớng
dẫn thực hiện Nghị định 24/CP ngày 24/3/1995 của Chính phủ về thủ tục xuất
nhập cảnh.
- Nghị định của Chính phủ số 76/CP ngày 6/11/1995 về việc sửa đổi bổ
sung một số đIều của nghị định số 24/CP ngày 24/3/1995 về thủ tục xuất nhập
cảnh.
- Pháp lệnh số 24/1999/PLUBTVQH10, pháp lệnh nhập cảnh, xuất
cảnh cƣ trú của ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam.
- Nghị định số 05/2000/ND-CP ngày 3/3/2000 của chính phủ về xuất
nhập cảnh của công dân Việt Nam.
- Nghị định số 21/2001/ND-CP ngày 28/5/2001 quy định chi tiết thi
hành pháp lệnh xuất nhập cảnh cho ngƣời nƣớc ngoài.
Các văn bản của Tổng cục du lịch về lữ hành:
- Quyết định của Tổng cục trƣởng Tổng cục du lịch số 235-DL-HTDT
ngày 4/10/1994 ban hành Quy chế hƣớng dẫn viên du lịch.
- Hƣớng dẫn thực hiện Quy chế hƣớng dẫn viên số 347/TCDL ngày
2/5/1996.
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Phƣơng Thảo
68
- Quyết định của Tổng cục trƣởng Tổng cục du lịch số 66/QĐ ngày
29/4/1995 ban hành Quy chế quản lý lữ hành.
- Thông tƣ số 948/TCDL ngày 11/9/1995 hƣớng dẫn thực hiện Quy chế
quản lý lữ hành.
- Quyết định của Tổng cục trƣởng Tổng cục du lịch số 374/TCDL ngày
23/9/1996 ban hành Quy chế tham gia hội chợ du lịch ở nƣớc ngoài.
- Thông tƣ số 29-thị trƣờng/LB ngày 6/4/1995 hƣớng dẫn bổ sung
Thông tƣ số 71/thị trƣờng/LB ngày 5/12/1991 của Liên bộ Tài chính – Ngoại
giao – Nội vụ.
- Thông tƣ số 04/2000/TT-TCDL ngày 24/12/2001. Thông tƣ hƣớng
dẫn thực hiện nghị định số 27/2001/NĐ-CP ngày 5/6/2001 của Chính phủ về
kinh doanh lữ hành và hƣớng dẫn du lịch.
1.1.2. Hội nhập kinh tế quốc tế trong du lịch Việt Nam trong thời kì này
đang phát triển mạnh
Việt Nam đã hội nhập quốc tế về du lịch trong khối nƣớc ASEAN, Tổ
chức Du lịch thế giới, Hiệp định Thƣơng mại Việt Nam – Hoa Kỳ, Diễn đàn
hợp tác Kinh tế châu A – Thái Bình Dƣơng (PTA). Việc thành lập chi hội
PATA tại Việt Nam từ năm 1994, tham gia Hiệp hội Du lịch ASEANTA, hợp
tác du lịch trên vùng sông Mê Kông-sông Hằng, hợp tác du lịch hành lang
Đông- Tây, hợp tác du lịch Việt- Lào- Campuchia và ký 18 hiệp định hợp tác
song phƣơng với các Chính phủ về du lịch, 1tuyên bố chung hợp tác du lịch
Việt Nam- Đức. Và gần đây nhất là gia nhập tổ chức Thƣơng mại thế giới
WTO. Việc hội nhập kinh tế quốc tế về du lịch đã tạo điều kiện dễ dàng và
thuận lợi hơn cho việc khai thác khách, mở rộng thị trƣờng khách và các hoạt
động khuyến mại của các công ty du lịch lữ hành ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, đất nƣớc ta đã không ngừng phát triển và đạt đƣợc những
thành tựu đáng kể trên trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá- xã hội…
Cơ sở hạ tầng, giao thông, thông tin liên lạc, các chủ trƣơng chính sách của
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Phƣơng Thảo
69
Đảng và Nhà nƣớc ngày càng đƣợc củng cố, đổi mới, đơn giản hoá đã tạo ra
môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho tất cả các hoạt động của nền kinh tế đặc
biệt là trong kinh doanh lữ hành. Việc du lịch Việt Nam trở thành thành viên
chính thức của hiệp hội du lịch ASEAN và mới đây nhất Việt Nam chính thức
đƣợc kết nạp chính thức vào Tổ chức Thƣơng mại quốc tế WTO đã giúp các
doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trong nƣớc có đIều kiện gặp gỡ, tiếp xúc và
kí kết các hợp đồng và hợp tác với các tổ chức du lịch của thế giới. Các doanh
nghiệp kinh doanh lữ hành Nhà nƣớc cũng đang đƣợc cổ phần hóa và sắp xếp
lại theo hƣớng hình thành những tập đoàn du lịch mạnh, Công ty mẹ - công ty
con để từng bƣớc làm ăn hiệu quả trƣớc môi trƣờng cạnh tranh quốc tế. Du
lịch Việt Nam còn mở rộng, tăng cƣờng hợp tác quốc tế, ký 26 hiệp định hợp
tác du lịch song phƣơng cấp Chính phủ với các nƣớc trong và ngoài khu vực,
thiết lập quan hệ với hơn 1.000 hãng du lịch của hơn 50 quốc gia và vùng
lãnh thổ. Đó chính là điều kiện để mở rộng và phát triển thị trƣờng.
1.1.3. Sự bùng nổ công nghệ thông tin
Ngành du lịch thế giới trong những năm gần đây là một trong những
ngành đầu tiên áp dụng trên quy mô lớn công nghệ thông tin và viễn thông
vào hoạt động kinh doanh lữ hành. Sự phát triển mạnh mẽ những ứng dụng
của công nghệ thông tin và viễn thông trong hơn ba thập kỉ qua, một mặt, đã
cho phép các doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch thay đổi chiến lƣợc
kinh doanh. Mặt khác thay đổi cấu trúc doanh nghiệp, tăng cƣờng mối quan
hệ lẫn nhau trong chuỗi giá trị, giảm chi phí hoạt động kinh doanh và làm
tăng giá trị cho khách hàng. Có ba làn sóng ứng dụng công nghệ thông tin ảnh
hƣởng đến ngành du lịch thế giới trong ba thập kỉ vừa qua, đó là:
- Sự phát triển của hệ thống đặt chỗ toàn cầu ( CRS) trong những năm 70
- Sự phát triển của hệ thống phân phối toàn cầu( GDS) trong những
năm 80
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Phƣơng Thảo
70
- Và sự phát triển của Internet trong những năm cuối của thập kỉ 90 thế
kỉ trƣớc.
Nhờ đó, kinh doanh điện tử và thƣơng mại điện tử đã có những ảnh
hƣởng lớn đến hoạt động kinh doanh lữ hành, đặc biệt là kinh doanh lữ hành
quốc tế. Theo truyền thống, các công ty lữ hành và các đại lí lữ hành đảm
nhiệm vai trò phân phối trung gian cho các nhà cung cấp sản phẩm du lịch.
Các công ty và trung gian lữ hành này đƣợc hỗ trợ bởi một số lƣợng lớn các
yếu tố trung gian truyền thông qua mạng nhƣ hệ thống đặt chỗ qua máy vi
tính CRS và hệ thống phân phối toàn cầu GDS. Hệ thống trung gian du lịch
qua mạng này đều giúp cho doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trung gian giao
dịch với những điều kiện thuận lợi đặc biệt là trong việc đặt chỗ. Hệ thống
trung gian qua mạng đã dần dần phát triển mối liên hệ lẫn nhau và thông
thƣờng thì các hệ thống này có xu hƣớng sáp nhập vào nhau tạo ra một mạng
lƣới đối tác thân thiện.
Internet tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty lữ hành có thể tiếp cận
đƣợc với một lƣợng lớn khách hàng và có thêm nhiều cơ hội để phát triển mối
quan hệ thân thiết với khách hàng. Internet cũng giúp cho khách hàng có thể
giao tiếp với các doanh nghiệp lữ hành bất kì thời điểm nào, 24 giờ một ngày
và 365 ngày một năm. Internet còn giúp cho các doanh nghiệp thực hiện các
chƣơng trình quản lí quan hệ khách hàng và tăng cƣờng sự hiểu biết về nhu
cầu khách hàng. Sự giao tiếp này làm phát sinh thêm hàng loạt các yêu cầu
mới cho doanh nghiệp. Công nghệ thông tin và internet đã làm xuất hiện
những loại hình kinh doanh mới trên thị trƣờng du lịch. Trên thế giới hiện
nay, các mô hình ứng dụng công nghệ thông tin vào kinh doanh lữ hành trực
tuyến có thể quy về một số mô hình sau: website giới thiệu và bán sản phẩm
dịch vụ của doanh nghiệp; đấu giá trực tuyến, cổng thông tin và mô hình giá
động.
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Phƣơng Thảo
71
Nói tóm lại, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh
doanh lữ hành sẽ giúp các doanh nghiệp lữ hành:
- Tăng cƣờng lợi thế cạnh tranh trên thị trƣờng
- Tăng doanh thu và giảm chi phí nghiên cứu khách hàng và chăm sóc
khách hàng.
- Tăng cơ hội phân phối sản phẩm thông qua các kênh phân phối mới.
- Giảm chi phí phân phối, chi phí quảng bá sản phẩm
- Tăng cƣờng sự thoả mãn của khách hàng ( thuận tiện, dễ tiìm kiếm
thông tin, nhiều sự lựa chọn, giá rẻ,…)
- Có thể áp dụng các chiến lƣợc kinh doanh và chiến lƣợc marketing
khác nhau một cách linh hoạt và thuận lợi hơn.
Hiện nay, tại Việt Nam Luật Giao dịch điện tử ngày 19/11/2005 đã
đƣợc Quốc hội thông qua và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/3/2006.
Thủ tƣớng chính phủ ban hành Quyết định 222/2005/QĐ- TTg ngày
15/9/2005 phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thƣơng mại điện tử thành
một công cụ quan trọng, góp phần phát triển thƣơng mại qua mạng internet và
khuyến khích các doanh nghiệp đẩy nhanh ứng dụng thƣơng mại điện tử vào
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế ở Việt Nam
không thể không nắm cơ hội ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động
kinh doanh của mình để thu đƣợc lợi thế cạnh tranh so với doanh nghiệp
khác.
1.2. Thách thức:
1.2.1 Áp lực cạnh tranh
Du lịch Việt Nam đang trong giai đoạn bắt đầu hội nhập kinh tế quốc tế
cho nên phải vừa hợp tác, vừa tìm hiểu cơ chế và luật chơi quốc tế. Vì vậy có
nhiều hạn chế và khó khăn, trong khi hệ thống luật pháp chƣa hoàn chỉnh.
Thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế tạI
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Phƣơng Thảo
72
Việt Nam hiện nay chính là áp lực cạnh tranh. Thực tế năng lực cạnh tranh
của du lịch nƣớc ta còn thấp bởi dịch vụ chƣa đa dạng, cơ sở hạ tầng không
theo kịp tốc độ phát triển, chất lƣợng dịch vụ còn kém, giá cả cao, sản phẩm
du lịch ít phong phú. Dẫn đến du lịch nƣớc ta chƣa giữ chân đƣợc khách, kéo
dài thời gian lƣu trú, tỷ lệ du khách quay lại lần hai còn thấp.
Hội nhập sẽ tạo áp lực rất lớn với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành
quốc tế Việt Nam trong cạnh tranh. Phần lớn doanh nghiệp lữ hành quốc tế
của ta thuộc loại nhỏ, chất lƣợng dịch vụ hạn chế, năng lực quản lý thấp. Ðội
ngũ nhân lực du lịch thiếu và yếu về trình độ ngoại ngữ và kinh nghiệm, nhất
là thiếu những ngƣời có chuyên môn cao. Quá trình hội nhập, mở cửa cũng có
thể tạo ra nguy cơ phá hoại môi trƣờng và cảnh quan du lịch nếu không có sự
quan tâm và những biện pháp quản lý hiệu quả. Ðó là một số thách thức chính
đang đặt ra đối với ngành du lịch nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh
lữ hành quốc tế Việt Nam nói riêng.
Hội nhập kinh tế là xu thế tất yếu. Trong quá trình hội nhập, Nhà nƣớc
chỉ hỗ trợ, tạo môi trƣờng pháp lý thông thoáng và thuận lợi, còn thành công
tùy thuộc vào sức cạnh tranh, vào sự năng động của doanh nghiệp. Do vậy, đã
đến lúc các doanh nghiệp không thể trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nƣớc
mà phải bắt tay vào cuộc, thật sự tự thân nỗ lực.
1.2.Môi trường tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội trên thế giới đầy biến động
Nhƣ ta đã biết, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á những năm
1997-1998 đã cuốn nền kinh tế nhiều nƣớc trên thế giới vào vòng suy thoái, đặc
biệt là lĩnh vực dịch vụ. Ngành Du lịch nƣớc ta, sau một thời gian tăng trƣởng
liên tục, đã chững lại và sụt giảm cả về lƣợng khách, doanh thu và thu hút đầu
tƣ. Năm 2001, năm đầu tiên của thiên niên kỷ thứ ba trôi qua trong những biến
động đƣợc coi là lớn nhất trong lịch sử loài ngƣời: Vụ khủng bố vô tiền khoáng
hậu vào nƣớc Mỹ ngày 11-9 ; kinh tế thế giới suy thoái nghiêm trọng với đỉnh
điểm là cuộc khủng hoảng ở Argentina vào những ngày cuối năm; cuộc chiến
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Phƣơng Thảo
73
toàn cầu chống khủng bố do Mỹ phát động, những cuộc xung đột chính trị, tôn
giáo, sắc tộc diễn ra liên miên ở mọi khu vực. Nhìn lại năm 2003, tình hình thế
giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lƣờng. Các thế lực đế quốc hiếu chiến bất
chấp sự phản đối của nhân dân thế giới và Liên hợp quốc đã đơn phƣơng phát
động chiến tranh I-rắc, đẩy thế giới vào trạng thái cực kỳ căng thẳng, trong khi
nền kinh tế thế giới vẫn ở trong tình trạng trì trệ, phục hồi chậm. Cuộc cách
mạng khoa học - công nghệ và quá trình toàn cầu hoá tiếp tục phát triển mạnh
mẽ; cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Bệnh dịch SARS, cúm gia cầm đã xảy ra ở
nhiều nƣớc, làm tổn hại sinh mạng nhiều ngƣời và gây thiệt hại lớn về kinh tế.
Trong khi chiến tranh, bạo lực, đói nghèo, chậm phát triển, ô nhiễm môi
trƣờng... đang là những trọng bệnh tiếp tục giày vò nhiều quốc gia, khu vực
trong năm qua thì năm 2005 thiên tai gây thiệt hại tới 225 tỷ USD, 112.000
ngƣời chết . Chỉ riêng trận động đất ở Pakixtan đã làm 87.000 ngƣời chết và
hàng trăm nghìn ngƣời bị thƣơng, hàng triệu ngƣời màn trời chiếu đất và hiện
vẫn đang tiếp tục đối mặt với đói khát dịch bệnh thực sự làm cả thế giới phải
buồn đau. Rồi cơn bão Katrina với sức gió 240 km/h tàn phá một vùng rộng lớn
nƣớc Mỹ… thật sự là những thảm kịch lớn. Cuối năm 2005, giá dầu tăng kỷ lục
(hơn 70 USD/ thùng), đang tạo ra mối lo ngại tiềm tàng cho tƣơng lai phát triển
kinh tế thế giới.
Những diễn biến phức tạp và nhiều chiều trên đây đã tác động trực tiếp
đến du lịch nói chung và hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế nói riêng của
nƣớc ta, với không ít những thách thức lớn.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM
3.1. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về du lịch, quản lí du lịch
Ban hành luật Du lịch là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách trong giai
đoạn này. Rà soát lại các văn bản quản lí, loại bỏ các văn bản không phù hợp và
hết hiệu lực đối với kinh doanh lữ hành, đặc biệt là kinh doanh lữ hành quốc tế,
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Phƣơng Thảo
74
hoàn thiện cơ chế chính sách đối với quản lí du lịch. Các văn bản quản lí nhà
nƣớc phải một mặt tạo ra động lực cho các nhà kinh doanh. Mặt khác, phải đảm
bảo sự bình đẳng trong kinh doanh giữa các thành phần, các tổ chức, cá nhân
đƣợc phép kinh doanh lữ hành. Tạo môi trƣờng thuận lợi trong quan hệ của các
hãng lữ hành với nhà cung cấp sản phẩm du lịch và giữa các hãng lữ hành Việt
Nam với nhau. Đồng thời, phân định rõ chức năng quyền hạn của các doanh
nghiệp kinh doanh lữ hành theo hệ thống sản phẩm của hoạt động lữ hành. Kiểm
tra thực hiện các văn bản pháp quy và xử lí nghiêm khắc việc vi phạm pháp luật
là tạo điều kiện phát triển không chỉ đối với hoạt động kinh doanh lữ hành quốc
tế nói riêng mà còn cho toàn ngành du lịch nói chung. Tổng cục Du lịch và các
Sở Du lịch kịp thời hƣớng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Luật Du lịch có hiệu
lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 và các nghị định của Chính phủ về thực hiện
Luật Du lịch, đặc biệt là Nghị định về “ kinh doanh lữ hành, hƣớng dẫn du lịch”,
khi các nghị định này đƣợc ban hành. Đồng thời công bố trên các phƣơng tiện
thông tin đại chúng danh sách các doanh nghiệp đủ đIều kiện kinh doanh lữ hành
nội địa, các doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế ở Việt Nam
và các đại lí du lịch. Một mặt nhằm bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp kinh
doanh đúng pháp luật. Mặt khác giúp cho khách du lịch có cơ sở để lựa chọn và
yên tâm khi tiêu dùng chƣơng trình du lịch của các doanh nghiệp kinh doanh lữ
hành ở Việt Nam. Cụ thể nhƣ sau:
- Tiến hành rà soát hệ thống văn bản pháp luật về du lịch hiện hành,
loại bỏ những quy định chồng chéo, không phù hợp với các cam kết; soạn
thảo các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể, phù hợp cam kết, đảm bảo môi
trƣờng kinh doanh thông thoáng cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động
du lịch;
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Phƣơng Thảo
75
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch quốc gia và vùng làm
cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch chi tiết phát triển du lịch các khu vực có
tiềm năng và xác định các dự án đầu tƣ cụ thể.
- Rà soát các thủ tục hành chính để loại bỏ các giấy tờ, thủ tục, giấy
phép không cần thiết, công bố công khai, minh bạch mọi chính sách, cơ chế
quản lý, quy trình tác nghiệp, ngƣời chịu trách nhiệm và thời hạn giải quyết
công việc của các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực du lịch để mọi tổ
chức, cá nhân thực hiện và giám sát việc thực hiện.
- Ban hành hệ thống phân cấp mới theo đề án tổng thể của Chính phủ
đảm bảo tính hệ thống, ban hành cơ chế kiểm tra việc thực hiện phân cấp, gắn
phân cấp với kiểm tra, giám sát.
- Tiếp tục hoàn thiện dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật hƣớng
dẫn thi hành Luật Du lịch theo hƣớng đẩy mạnh phân cấp, đáp ứng yêu cầu
phát triển du lịch và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Xây dựng cơ chế hỗ trợ đầu tƣ và phát triển sản phẩm du lịch.
- Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành và quản lý
theo hƣớng xây dựng công sở điện tử, phục vụ đắc lực cho cải cách hành chính.
- Xác định các nội dung liên quan đến du lịch trong cam kết gia nhập
WTO có thể thực hiện trực tiếp và nội dung cần phải nội luật hoá để xây dựng
kế hoạch sửa đổi Luật Du lịch và các văn bản dƣới luật liên quan.
- Hoàn thiện các tiêu chuẩn kỹ thuật ngành phù hợp với các quy định
quốc tế để bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng.
- Xây dựng cơ chế tham vấn đối với các đối tƣợng đƣợc quản lý, các
doanh nghiệp du lịch trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật theo
nguyên tắc công khai, minh bạch của WTO.
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Phƣơng Thảo
76
- Xây dựng hệ thống thống kê du lịch phù hợp với Luật Thống kê và
thông lệ quốc tế.
3.2 Chủ động tham gia tiến trình hội nhập, hợp tác quốc tế
Đồng thời với các giải pháp phát huy nguồn nhân lực trong nƣớc, cần
coi trọng mở rộng hợp quan hệ hợp tác để phát triển nhanh du lịch Việt Nam,
gắn thị trƣờng du lịch Việt Nam với thị trƣờng du lịch khu vực và thế giới.
Thông qua hợp tác trên tất cả các lĩnh vực với tất cả các nƣớc, cá nhân và tổ
chức nhƣ: WTO ( Tổ chức Thƣơng mại thế giới), PATA ( Hiệp hội du lịch
châu á- Thái Bình Dƣơng), Asean( Hiệp hội các nƣớc Đông Nam á) , Aseanta
( Tổ chức du lịch Hiệp hội các nƣớc Đông Nam á, EU( Liên minh châu Âu)…
để tranh thủ kinh nghiệm,nguồn vốn và nguồn khách, góp phần đƣa du lịch
Việt Nam nhanh chóng đuổi kịp và hội nhập với sự phát triển chung của du
lịch khu vực và thế giới.
Chủ động tham gia hợp tác song phƣơng, đa phƣơng trong khu vực và
quốc tế, khai thác tốt và thực hiện các nghĩa vụ của mình. Chuẩn bị các điều
kiện về thể chế và kinh tế để hội nhập du lịch ở mức cao khi Việt Nam đã gia
nhập một số tổ chức khu vực và quốc tế.
Thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết trong quá trình hội nhập theo
đúng lộ trình, bảo hộ có trọng điểm, có điều kiện và có thời hạn. Hƣớng dẫn
và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch giải pháp để thực
hiện cam kết quốc tế trong du lịch nói riêng và trong hợp tác kinh tế quốc tế
nói chung. Nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng nâng cao thị phần
trên thị trƣờng truyền thống và thị trƣờng đã khai thông, nâng dần vị thế trên
thị trƣờng mới. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp và cá nhân Việt Nam
đầu tƣ du lịch ra nƣớc ngoài.
3.3 Về phối hợp liên ngành
- Phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề
xuất việc điều chỉnh một số mức thuế đối với hoạt động du lịch, xây dựng và
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Phƣơng Thảo
77
áp dụng chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá mua tại Việt
Nam cho khách du lịch.
- Phối hợp với Bộ Thƣơng mại phát triển hệ thống cửa hàng dịch vụ đạt
chuẩn để khuyến khích hoạt động mua sắm, tăng chi tiêu của khách khi đến
Việt Nam.
- Phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải và các Bộ, Ngành liên quan xây
dựng và thực hiện đề án phát triển hệ thống trạm dừng chân phục vụ khách du
lịch dọc các tuyến đƣờng quốc lộ, đặc biệt là các tuyến đƣờng trùng với tuyến
du lịch quốc gia; xây dựng đề án với lộ trình cụ thể về việc mở rộng phạm vi
hoạt động cho các đoàn xe du lịch tay lái bên phải, các đoàn xe caravan và xe
mô tô phân khối lớn vào Việt Nam; triển khai việc quy định tiêu chuẩn, kiểm
định chất lƣợng, cấp biển hiệu và kiểm tra hoạt động của các loại phƣơng tiện
vận chuyển khách du lịch (ô tô, tàu thuyền).
- Phối hợp với các cơ quan hữu quan nghiên cứu khả năng cấp visa tại
cửa khẩu, miễn visa song phƣơng và đơn phƣơng cho khách du lịch tại một
số thị trƣờng du lịch trọng điểm của Việt Nam.
- Phối hợp với Cục Quản lý Xuất nhập cảnh, Bộ Tƣ lệnh Bộ đội Biên
phòng, Tổng cục Hải quan xây dựng đề án nâng cao chất lƣợng dịch vụ công
tại các đầu mối tiếp xúc với du khách.
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và các Bộ, Ngành liên quan
trong việc xác định danh mục các dự án ƣu tiên đầu tƣ trong lĩnh vực du lịch
và tổ chức các diễn đàn kêu gọi đầu tƣ cả ở trong nƣớc và nƣớc ngoài.
- Phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí ở trung ƣơng và địa
phƣơng đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về du lịch
và quảng bá xúc tiến du lịch.
- Phối hợp với các ngành, các địa phƣơng thực hiện có hiệu quả công
tác kiểm tra, giám sát đối với các dự án đầu tƣ xây dựng các công trình du
lịch (khách sạn, khu du lịch, khu vui chơi giải trí...) có ý nghĩa quốc gia.
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Phƣơng Thảo
78
3..4 Chú trọng đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực du lịch
- Xây dựng và hoàn thiện chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực
- Đào tạo lại và bồi dƣỡng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ hiện có
và đào tạo mới trong cả nƣớc và nƣớc ngoài để đáp ứng yêu cầu trƣớc mắt và
chuẩn bị cho kế hoạch dài hạn. Xây dựng mô hình đào tạo tiên tiến mà các
nƣớc phát triển đã áp dụng: trƣờng – khách sạn và học viện du lịch quốc gia
hoặc Đại học chuyên ngành Du lịch. Thí điểm mô hình dạy nghề có sự phối
hợp giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp có nguồn kinh phí từ ngân sách nhà
nƣớc và vốn tự có của doanh nghiệp.
- Gắn kết các chƣơng trình giáo dục đào tạo du lịch với hệ thống đào
tạo quốc gia.
- Có chính sách đãi ngộ hợp lí để thu hút nhân tài, chuyên gia, nghệ
nhân cùng tham gia vào công tác phát triển du lịch quốc tế.
3.5 Về xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch
- Xây dựng chiến lƣợc phát triển sản phẩm du lịch phù hợp với xu
hƣớng thị trƣờng và có sức cạnh tranh trong khu vực. Trong đó, ƣu tiên phát
triển du lịch sinh thái,du lịch làng nghề truyền thống, nghỉ dƣỡng, du lịch văn
hoá lịch sử và thể thao, vui chơi giải trí.
- Thúc đẩy phát triển các loại hình du lịch mới, đặc biệt là du lịch
đƣờng bộ liên quốc gia, du lịch đƣờng biển. Nghiên cứu khảo sát xây dựng
các sản phẩm du lịch độc đáo của các địa phƣơng, các vùng và sản phẩm liên
quốc gia để thu hút khách quốc tế và đẩy mạnh thu hút khách nội địa
- Lập đề án phát triển các khu du lịch nghỉ dƣỡng tổng hợp cao cấp ở
khu vực ven biển và vùng núi có khí hậu ôn hoà nhằm hình thành hệ thống
các sản phẩm chất lƣợng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách.
- Xây dựng đề án phát triển các cơ sở vui chơi giải trí, hệ thống các cửa
hàng dịch vụ đạt chuẩn nhằm đáp ứng nhu cầu, kéo dài thời gian lƣu trú và
tăng chi tiêu của khách du lịch.
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Phƣơng Thảo
79
- Lập kế hoạch và tổ chức các sự kiện văn hoá, thể thao, du lịch tầm cỡ
quốc tế nhằm thu hút khách du lịch và quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam.
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Phƣơng Thảo
80
KẾT LUẬN CHƢƠNG III
Trên cơ sở lí luận của chƣơng I và phân tích thực trạng chƣơng II,
chƣơng III đã đƣa ra một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh
lữ hành
quốc tế tại Việt Nam. Chƣơng III bao gồm các nội dung chính sau:
Thứ nhất, chiến lƣợc phát triển du lịch 2012 của Việt Nam
Thứ hai, cơ hội và thách thức đối với du lịch quốc tế tại Việt
Nam trong giai đoạn sắp tới.
Thứ ba, một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh
lữ hành quốc tế tại Việt Nam trong giai đoạn sắp tới.
Trong bối cảnh kinh tế, chính trị xã hội và đIều kiện môi trƣờng
tự nhiên nhƣ hiện nay, hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại Việt Nam
đang nắm trong tay những cơ hội tốt nhƣng thực sự cũng đang phải đối mặt
với không ít những thách thức lớn. Vì vậy, về cơ bản, Việt Nam vẫn phải tiếp
tục hoàn thiện cơ chế chính sách về du lịch và quản lí du lịch, chủ động tham
gia tiến trình hội nhập, hợp tác quốc tế, tiến hành phối hợp liên ngành để hoạt
động kinh doanh lữ quốc tế đƣợc phát triển thuận lợi. Song song với đó là
chú trọng đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực du lịch, xây dựng và phát triển
sản phẩm du lịch để thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, phấn đấu
đƣa du lịch Việt Nam bƣớc vào giai đoạn phát triển mới, nhanh, mạnh và bền
vững.
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Phƣơng Thảo
81
KẾT LUẬN
Tại Việt Nam, kinh doanh lữ hành nói chung và kinh doanh lữ hành
quốc tế nói riêng còn tƣơng đối mới mẻ. Ngành du lịch Việt Nam thực sự có
cơ hội phát triển trong những năm cuối thập niên 90 của thế kỉ 20. Cùng với
sự đổi mới của đất nƣớc, ngành du lịch đã có những thành công bƣớc đầu để
chứng tỏ nó là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng. So với một số quốc gia
trong khu vực và trên thế giới Việt Nam có đủ điều kiện chung và riêng, có
lợi thế so sánh để phát triển du lịch. Nhƣng thực sự sự phát triển của kinh
doanh lữ hành Việt Nam chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và lợi thế so sánh
của Du lịch Việt Nam. Trong khoá luận này, em đã tập trung trình bày các
vấn đề sau:
Thứ nhất, hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế là một trong năm
ngành nghề kinh doanh chính trong ngành du lịch, mang các đặc điểm chung
của ngành dịch vụ nhƣ: tính vô hình, tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng,
tính không chuyển đổi quyền sở hữu, tính không thể di chuyển và không thể
cất trữ, tính thời vụ cao và luôn biến động.
Thứ hai, hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế bao gồm 4 nội dung cơ
bản là: nghiên cứu thị trƣờng, xây dựng chƣơng trình du lịch, tổ chức xúc tiến
hỗn hợp chƣơng trình du lịch và tổ chức bán các chƣơng trình du lịch trọn
gói.
Thứ ba, các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh lữ hành
quốc tế bao gồm: các nhân tố khách quan ( môi trƣờng văn hoá - xã hội,
môi trƣờng chính trị - pháp luật , môi trƣờng cạnh tranh, môi trƣờng địa
lí- sinh thái) và các nhân tố chủ quan ( tiềm lực tài chính, tiềm lực con
ngƣời, tiềm lực vô hình, vị trí địa lí, cơ sở vật chất của doanh nghiệp).
Thứ tƣ, các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế là:
chỉ tiêu doanh thu từ kinh doanh các chƣơng trình du lịch, chỉ tiêu về tổng số
ngày khách thực hiện, chỉ tiêu về tổng số lƣợt khách, chỉ tiêu thị phần.
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Phƣơng Thảo
82
Thứ năm, hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại Việt Nam giai
đoạn này đã đạt đƣợc những thành tựu đáng mừng, đóng góp to lớn cho nền
kinh tế quốc dân, mang lại những lợi ích thiết thực về chính trị, văn hoá, xã
hội nhƣ : doanh thu từ hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế đã đóng góp 4%
GDP quốc gia năm 2004 và 4,9% năm 2005, tạo công ăn việc làm cho hàng
vạn lao động, khôi phục nhiều làng nghề thủ công truyền thống,...Hoạt động
xúc tiến và quảng bá du lịch đƣợc đẩy mạnh không chỉ giới thiệu du lịch Việt
Nam với bạn bè thế giới mà còn tạo dựng hình ảnh một Việt Nam an toàn,
thân thiện, mến khách và trù phú, tạo cơ sở thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài,...
Thứ sáu, bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, hoạt động kinh doanh
lữ hành quốc tế tại Việt Nam còn những hạn chế nhất định nhƣ: hoạt động
xây dựng chƣơng trình du lịch còn mang tính sao chép, khuôn mẫu, chƣa thực
sự hấp dẫn khách du lịch quốc tế; về hoạt động bán và thực hiện chƣơng trình
du lịch, giá cả còn cao, chất lƣợng phục vụ chƣa tốt,... Những hạn chế này
xuất phát từ những nguyên nhân từ cả hai phía: nhà nƣớc và các doanh nghiệp
kinh doanh lữ hành quốc tế. Trong đó nguyên nhân chủ yếu là do sự quản lí
của nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế chƣa đồng bộ và
hiệu quả, quy mô các doanh nghiệp còn nhỏ, tổ chức lỏng lẻo, năng lực kinh
doanh còn yếu.
Thứ bảy, Việt Nam đã xác định rõ những mục tiêu, từng nhóm nhiệm
vụ cụ thể của các cơ quan quản lí nhà nƣớc về du lịch ở Trung ƣơng và địa
phƣơng, của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nhằm tận dụng cơ hội,
vƣợt qua thử thách, đƣa du lịch Việt Nam vào giai đoạn phát triển mới,
nhanh, mạnh và bền vững.
Thứ tám, Việt Nam vẫn phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách về
du lịch và quản lí du lịch, chủ động tham gia tiến trình hội nhập, hợp tác quốc
tế, tiến hành phối hợp liên ngành để hoạt động kinh doanh lữ quốc tế đƣợc
phát triển thuận lợi. Song song với đó là chú trọng đào tạo, bồi dƣỡng nguồn
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Phƣơng Thảo
83
nhân lực du lịch, xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch để thu hút khách du
lịch quốc tế đến Việt Nam. Và trong những năm tới, song song với việc khai
thác tích cực tiềm năng to lớn của đất nƣớc là khắc phục những hạn chế và
khó khăn trong ngành, chắc chắn ngành du lịch Việt Nam nói chung và hoạt
động kinh doanh lữ hành quốc tế nói riêng sẽ gặt hái đƣợc nhiều kết quả tốt.
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Phƣơng Thảo
84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Báo cáo tổng kết chƣơng trình hành động quốc gia về du lịch 2000- 2005
2. Báo Du lịch năm 2000, 2005.
3. Báo đầu tƣ – cơ quan của bộ Kế hoạch và đầu tƣ.
4. Chƣơng trình Hành động của ngành du lịch sau khi Việt Nam gia nhập
WTO giai đoạn 2007 – 2012.
5. Dự thảo lần 2 kế hoạch tổng thể phát triển thƣơng mại đIện tử ở Việt Nam
giai đoạn 2006 – 2010, Bộ Thƣơng mại.
6. Luật du lịch 2005, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Nguyễn Văn Đính – Phạm Hồng Chƣơng (2000), Giáo trình Quản trị kinh
doanh lữ hành, NXB Thống kê, Hà Nội.
8.Nguyễn Văn Đính – Nguyễn Văn Mạnh (1997), Tâm lí và nghệ thuật giao
tiếp ứng xử trong kinh doanh du lịch, NXB Thống kê.
9. Nguyễn Văn Mạnh – Phạm Hồng Chƣơng (2006), Giáo trình Quản trị kinh
doanh lữ hành, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
10. Nguyễn Văn Mạnh (2006) Luận án Tiến sĩ kinh tế.
11. Phê duyệt Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam 2001 – 2010.
12. Pháp lệnh nhập xuất cảnh, cƣ trú của ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam
(2000), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Quyết định của Tổng cục trƣởng Tổng cục Du lịch số 235- DL- HTDT
ngày 4/10/1994 ban hành quy chế hƣớng dẫn viên du lịch.
14. Quyết định của Tổng cục trƣởng Tổng cục Du lịch số 66/QĐ ngày
29/4/1995 ban hành quy chế quản lí lữ hành.
15. Tổng cục du lịch Việt Nam ( 1997), Hệ thống các văn bản hiện hành về
quản lí du lịch, , NXB Chính trị Quốc gia.
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Phƣơng Thảo
85
16. Tổng cục du lịch, Báo cáo tổng kết công tác năm 2004 và phƣơng hƣớng
nhiệm vụ năm 2005.
17. Tổng cục du lịch Việt Nam, Những văn bản liên quan về quản lí và kinh
doanh lữ hành ở Việt Nam.
18. Tạp chí du lịch các số năm 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006,
2007.
19. Thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện nghị định só 27/2001/NĐ- CP ngày
5/6/2001 của Chính phủ về kinh doanh lữ hành và hƣớng dẫn du lịch.
20. Vũ Hoài Châu, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Một số giải pháp đẩy mạnh
hoạt động xuất khẩu tại chỗ của ngành du lịch Việt Nam trong tiến trình hội
nhập.
Tài liệu Tiếng anh
1. Robert T. Reilly (1991) Handbook of professional tour management,
Delman published.Inc, second edition.
2. Dimitros Buhalis (2003), E tourism: Information technology for
strategic tourism management, Prentice Hall Publish.
Website:
1. Tổng cục Du lịch: http:// vietnamtourism.gov.vn
2. Danh bạ Du lịch Việt Nam: http:// www.vietnamtravelindex.com
3. Cổng thông tin du lịch Việt Nam: http:// www.vietnamtourism.biz
4. công ty du lịch Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4253_5048.pdf