Đề tài Khả năng ứng dụng chứng khoán phái sinh vào thị trường chứng khoán Việt Nam

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU PHẦN I: CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH 1.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1.1.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán 1.1.2. Khái niệm về chứng khoán phái sinh 1.1.3. Vai trò chứng khoán phái sinh đối với thị trường chứng khoán. 1.2. CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH, ĐẶC ĐIỂM VÀ CHỨC NĂNG CỦA MỖI LOẠI 1.2.1. Chứng quyền (rights) 1.2.2. Chứng khế ( warrants ) 1.2.3.1. Hợp đồng tương lai (futures) 1.2.3.2. Hợp đồng tương lai ( futures) 1.2.4. Hợp đồng quyền lựa chọn ( options ) PHẦN II: KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2.1. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2.2. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LỜI KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc31 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3818 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khả năng ứng dụng chứng khoán phái sinh vào thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng phát hành chứng khoán hay là nơi mua bán chứng khoán lần đầu tiên. Việc mua bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp làm tăng vốn cho nhà phát hành, thông qua đó chính phủ có thêm nguồn tài trợ cho dự án đầu tư và tiêu dùng của chính phủ, các doanh nghiệp huy động được vốn cho dự án đầu tư của doanh nghiệp; Và thị trường thứ cấp ( thị trường cấp 2 ) _ là thị trường giao dịch mua bán trao đổi những chứng khoán đã được phát hành nhằm mục đích kiếm lời, di chuyển vốn đầu tư hay di chuyển tài sản xã hội. Khi phân loại thị trường chứng khoán theo hình thức tổ chức của thị trường thì có : Thứ nhất, là tổ chức thành sở giao dịch chứng khoán, là thị trường chứng khoán được tổ chức tại một địa điểm tập trung gọi là sàn giao dịch hoặc thông qua hệ thống máy tính. Các chứng khoán được niêm yết tại sở giao dịch là các chứng khoán đáp ứng các tiêu chuẩn niêm yết do sở giao dịch đặt ra; Thứ hai là tổ chức thành thị trường giao dịch phi tập trung ( thị trường OTC ), là thị trường không có trung tâm giao dịch tập trung, đó là một mạng lưới các nhà môi giới và tự kinh doanh chứng khoán mua bán với nhau và với nhà đầu tư. Ngoài hai thị trường trên còn có thị trường thứ ba dành cho các chứng khoán không đủ tiêu chuẩn trên hai thị trường trên. Các chủ thể trên thị tường chứng khoán có thể được chia làm ba nhóm : Một là chủ thể phát hành, người cung cấp hàng hoá ( chứng khoán ) cho thị trường chứng khoán. Các chủ thể bao gồm chính phủ, doanh nghiệp và một số tổ chức khác như các quỹ đầu tư, tổ chức tài chính trung gian ….; Hai là nhà đầu tư, là những người có tiền, thực hiện việc mua và bán chứng khoán để tìm kiếm lợi nhuận, thường được chia thành nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức; Ba là các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán như cơ quan quản lý và giám sát các hoạt động thị trường chứng khoán như uỷ ban chứng khoán, hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán, tổ chức lưu ký, đăng ký và thanh toán bù trừ chứng khoán, các tổ chức hỗ trợ , các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm … 1.1.2 Khái niệm về chứng khoán phái sinh Trên các thị trường chứng khoán phát triển, ngoài hoạt động giao dịch các chứng khoán thông thường như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư còn có giao dịch các loại chứng khoán phái sinh. Chứng khoán phái sinh gồm có chứng khế ( warrants ), chứng quyền (rights ), hợp dồng kỳ hạn ( forwards ), hợp đồng tương lai (futures ) và hợp đồng quyền chọn (options ). Các loại chứng khoán phái sinh không giống như các chứng khoán thông thường. Chúng không xác nhận quyền sở hữu hay quyền chủ nợ giữa người sở hữu đối với người phát hành, mà chỉ xác nhận quyền mua cổ phiếu thường của một công ty phát hành cho người sở hữu ( trường hợp chứng khế và chứng quyền ) hoặc xác nhận quyền và nghĩa vụ giữa hai bên giao dịch hợp đồng ( trong trường hợp quyền lựa chọn và hợp đồng tương lai ). Các chứng khoán phái sinh này giúp cho thị trường sôi động hơn và kích thích hoạt động đầu tư của những nhà đầu tư chứng khoán. Chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính có nguồn gốc từ chứng khoán và quan hệ chặt chẽ với các chứng khoán gốc. Các chứng khoán phái sinh được hình thành do nhu cầu của người mua, người bán chứng khoán, và sự phát triển của chứng khoán phái sinh phụ thuộc vào sự phát triển của thị trường chứng khoán. Các chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính đa năng và đòi hỏi phải có sự vận dụng linh hoạt, mặt khác nó yêu cầu các nhà đầu tư phải phân tích dự đoán tình hình biến động của chứng khoán cơ sở trong tương lai một cách tốt nhất. Sau đó vận dụng chứng khoán phái sinh linh hoạt để kiếm tiền. Do đó, phải là những nhà đầu tư chuyên nghiệp và những chuyên gia mới có đủ tri thức và thông tin để sử dụng tốt công cụ này. Và chỉ ở thị trường chứng khoán phát triển, chứng khoán phái sinh mới được áp dụng và phát triển. Các chứng khoán phái sinh mới được áp dụng vào thị trường chứng khoán từ thập kỷ 70 của thế kỷ 20, nhưng đến nay thị trừng chứng khoán phái sinh phát triển rất sôi động và đạt được nhiều thành công. Trong tương lai không xa thị trường chứng khoán phái sinh còn phát triển vượt trội hơn nữa. Đó là quy luật tất yếu. 1.1.3 Vai trò chứng khoán phái sinh đối với thị trường chứng khoán. Chứng khoán phái sinh đóng vai trò to lớn trong thị trường chứng khoán, cũng như trên thị trường tài chính. Chứng khoán phái sinh chủ yếu đảm bảo sự ổn định cho thị trường chứng khoán với chức năng phòng ngừa rủi ro và tăng khả năng sinh lời cho nhà đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, việc sử dụng các chứng khoán phái sinh này cũng tạo ra sức ép từ phía các nhà đầu cơ. Với phương thức rất sôi động ( có tính chất cá cược về giá ) giúp các nhà đầu cơ thao túng về giá chứng khoán gốc. Ví dụ như có sự công khai về một hợp đồng quyền chọn mua một loại chứng khoán nào đó với một lượng chứng khoán lớn và với giá cao vào thời gian tới, thì trên thị trường ngay lập tức xảy ra tình trạng “ăn theo “ tức các nhà đầu tư mua chứng khoán nhỏ lẻ đổ vào mua chứng khoán đó tại thời điểm hiện tại tăng lên khiến cho giá chứng khoán đó lập tức lên giá ( do cầu chứng khoán đó tăng ). Ngoài ra, nó còn làm cho thị trường sơ cấp hoạt động với hiệu quả không cao. Như vậy, các thị trường chứng khoán mới nổi không nên áp dụng chứng khoán phái sinh, nếu không sẽ tạo ra những biến động bất lợi về chứng khoán cơ sở năm ngoài sự kiểm soát của các cơ quan quản lý. Còn với thị trường chứng khoán phát triển sự áp dụng chứng khoán phái sinh càng kích thích thị trường phát triển sôi động hơn. Đó là nhờ các chức năng kinh tế của các chứng khoán phái sinh như : 1.1.3.1 Chứng khoán phái sinh giúp phòng ngừa rủi ro . Nhà đầu tư là những người có tiền thực hiện giao dịch trao đổi mua bán chứng khoán nhằm mục đích sinh lời. Khi nhà đầu tư này nắm giữ chứng khoán gốc như cổ phiếu trái phiếu, họ mong muốn chứng khoán này lên giá. Vì như vậy họ sẽ được thêm kkhoản lời từ chênh lệch giá. Tuy nhiên, phần tài sản của họ sẽ bị thiệt hại khi thị trường có những biến động bất lơị làm giảm giá chứng khoán mà họ nắm giữ. Đó là những rủi ro gây tổn thất cho nhà đầu tư, vì vậy phải phòng ngừa giảm thiểu rủi ro. Mỗi loại chứng khoán phái sinh có cách phòng ngừa rủi ro riêng cho các trường hợp xảy ra rủi ro gây tổn thất cho nhà đầu tư, bảo vệ tài sản ( giá trị chứng khoán) và cả phần lợi nhuận của nhà đầu tư. Chẳng hạn, chứng quyền đảm bảo quyền lợi cho những cổ đông thường hiện hữu của công ty phát hành khi công ty phát hành thêm cổ phiếu thường mới, điều đó xuất phát từ vấn đề nảy sinh là khi phát hành thêm cổ phiếu thường mới làm pha loãng quyền sở hữu của cổ đông hiện hữu và đồng thời chứng khoán này trên thị trường cũng thường bị giảm giá. Với chứng khế thì nó đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư mua cổ phiếu ưu đãi hay mua trái phiếu có độ rủi ro cao. Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn giúp cho các nhà đầu tư tự bảo vệ lợi ích của mình rước những rủi ro giảm giá chứng khoán họ nắm giữ trên thị trường …Với chức năng đó, chứng khoán phái sinh có vai trò to lớn giúp ổn định thị trường chứng khoán. 1.1.3.2 Chứng khoán phái sinh được nhà đầu tư sử dụng để đầu cơ . Hoạt động đầu cơ là hoạt động giao dịch mua bán hợp đồng của nhà đầu tư mà không sử dụng đến hàng hoá cơ sở ( chứng khoán gốc ). Những nhà đầu cơ mua bán chứng khoán phái sinh nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Nhà đầu cơ phải phân tích tình hình biến động, khả năng tăng trưởng phát triển của chứng khoán gốc trên thị trường tiền mặt _ là thị trường diễn ra các giao dịch trao đổi mua bán hàng hoá _ trong tương lai. Từ những nhận định đó nhà đầu cơ đưa ra các quyết định mua hoặc bán chứng khoán phái sinh ( thường chỉ là hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn ). Nhà đầu cơ hy vọng kiếm được tiền trong tương lai bằng cách đánh cuộc ( mang tính chất cá cược ) với sự biến động của giá cả. Như vậy nhà đầu cơ là người đánh bạc mạo hiểm nhất trong những nhà đầu tư. Nhà đầu tư sử dụng chứng khoán phái sinh để đầu cơ phải là những người có sức chịu đựng vì thị trường này có độ rủi ro cao. Nhưng những nhà đầu cơ này lại có vai trò to lớn hình thành lên thị trường chứng khoán phái sinh bằng cách hoàn tất mối liên hệ cộng sinh giữa những người muốn tránh né rủi ro ( phòng ngừa rủi ro ) và những người chấp nhận rủi ro. Các chứng khoán phái sinh thực sự là rất đa năng, có thể sử dụng để phòng ngừa rủi ro và cũng có thể sử dụng để đầu cơ. Tuỳ từng quan điểm của nhà đầu tư và từng trường hợp mà nhà đầu tư gặp phải mà các chứng khoán phái sinh được sử dụng vào các mục đích khác nhau. Sự vận dụng chứng khoán phái sinh này rất linh hoạt, nó được đưa ra nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư từ đó tạo ra sự sôi động, kích thích nhà đầu tư tham gia vào đầu tư trên thị trường chứng khoán. 1.2 CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH, ĐẶC ĐIỂM VÀ CHỨC NĂNG CỦA MỖI LOẠI. Chứng khoán phái sinh được hình thành từ chứng khoán gốc dựa trên những nhu cầu giao dịch của nhà đầu tư, những người mua và bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Các trường hợp biến động giá do các nguyên nhân khác nhau và mục tiêu sử dụng của nhà đầu tư chứng khoán khác nhau có những yêu cầu khác nhau từ đó hình thành lên các loại chứng khoán phái sinh khác nhau. Chứng khoán phái sinh rất phong phú và đa dạng về chủng loại, và cả về chức năng. Để nghiên cứu về chứng khoán phái sinh cho minh bạch và dễ hiểu, ta phải đi nghiên cứu vào từng loại. Chứng khoán phái sinh thông thường bao gồm những loại sau : Chứng quyền ( giấy đảm bảo quyền mua trước ) (rights ) Chứng khế ( warrants ) Hợp đồng tương lai ( futures ) Hợp đồng quyền chọn ( options ) 1.2.1 Chứng quyền (rights) Chứng quyền là một loại chứng khoán phái sinh được hình thánh từ việc công ty phát hành muốn huy động thêm vốn bằng một đợt phát hành cổ phiếu mới, và chứng quyền chỉ dành cho cổ đông hiện hữu của công ty _ những người hiện đang nắm giữ cổ phiếu của công ty phát hành. Quyền mua trước hay đặc quyền mua cho phép những người sở hữu những cổ phần đang lưu hành được mua một số cổ phiếu nhất định trong đợt phát hành mới của công ty tại một mức giá xác định thấp hơn mức giá chào bán ra công chúng trong một thời hạn xác định . Các quyền này cũng chuyển nhượng giữa các cổ đông có quyền thụ hưởng quyền và các nhà đầu tư khác. Thông thường, chứng quyền có thời hạn là ngắn ( 2-3 tuần ) và việc phát hành thường được quy định trong vốn điều lệ. Chứng quyền được phát hành nhằm bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư. Chứng quyền không chỉ đảm bảo quyền mua cổ phiếu đối với cổ đông hiện hữu nhằm đảm bảo quyền kiểm soát với một tỷ lệ cổ phiếu mới bằng với tỷ lệ cổ phiếu trước khi phát hành thêm, mà nó còn nhằm mục tiêu đảm bảo tài sản của chủ sở hữu chứng khoán ( những cổ đông ). Đó là do khi phát hành thêm cổ phiếu, cổ phiếu trên thị trường của công ty phát hành này thường có xu hướng giảm giá. Người nắm giữ quyền này có thể dùng để mua cổ phiếu mới hoặc bán quyền trên thị trường chứng khoán. Nếu cổ đông giữ để thực hiện quyền thì nó được ưu đãi mua chứng khoán với giá thấp hơn mức giá hiện hành của cổ phiếu vào thời điểm quyền được phát hành. Là do: rủi ro có thể xảy ra khi giá thị trường giảm trong đợt phát hành quyền và có thể ảnh hưởng tới đợt phát hành. Mặt khác nó làm tăng tính hấp dẫn đối với cổ đông cũ. Để tránh cho các cổ đông cũ khỏi thiệt thì họ được mua cổ phần mới theo giá lý thuyết bằng phần chênh lệch giữa thị giá cổ phiếu trước và sau khi tăng vốn. Phần chênh lệch giữa giá sau khi tăng vốn với giá được mua theo chứng quyền sẽ bù lỗ cho nhà đầu tư phần giảm giá trị chứng khoán trước khi tăng vốn và sau khi tăng vốn. Theo đó giá cổ phiếu sau khi phát hành đảm bảo cho nhà đầu tư không bị thiệt dừng ở mức sau : công thức P1 = trong đó : n_số lượng cổ phiếu trước khi phát hành thêm . p0_giá cổ phiếu ở thời điểm trước khi phát hành. m_số lượng cổ phiếu trước khi phát hành thêm. f_giá ưu đãi mua cổ phiếu của chứng quyền. p1_ giá của cổ phiếu sau khi phát hành. P1 chỉ là giá cổ phiếu sau khi phát hành dự kiến, còn trên thực tế thì có thể bằng hoặc không. Nếu giá cổ phiếu sau khi phát hành thực tế bằng giá cổ phiếu sau khi phát hành dự kiền thì thì đợt phát hành thêm cổ phiếu không gây thiệt hại cho nhà đầu tư. nếu giá thị trường thực tế không giảm hoặc giảm nhưng vẫn lớn hơn p1 thì cổ đông hiên hữu sẽ có lợi và ngược lại, nếu giá chứng khoán trên thị trường giảm xuống thấp hơn p1 thì cổ đông hiện hành sẽ bị thiệt mặc dù họ được mua với giá thấp hơn giá thị trường lúc bấy giờ. Các cổ đông hiện hữu không nhất thiết phải thực hiện quyền này, họ có thể đem bán và giá của chứng quyền sẽ bù đắp vào phần thiệt hại do giá chứng khoán mà họ nắm giữ bị giảm giá. Như vậy, tổng tài sản của họ sẽ được bảo toàn. Giá của chứng quyền khi đem bán sẽ phản ánh giá trị của chứng quyền có thể cao hơn và có thể thấp hơn, nhưng giá của nó thường nằm trong khoảng chênh lệch giữa giá thị trường của cổ phiếu sau khi đã phát hành quyền mua cổ phiếu với giá mà người có chứng quyền được mua ( giá mua cổ phiếu ghi trên chứng quyền ) và còn tuỳ theo thoả thuận và cung cầu. Giá trị của chứng quyền được xác định như sau: M = Trong đó : p_ Là thị giá cổ phiếu . F_ Là gí ưu đãi của chứng quyền . M_ Giá trị của chứng quyền . N_ Là định mức cổ phiếu cũ đẻ mua một cổ phiếu mới hay là số lượng quyền cần để mua một cổ phần mới = số lượng cổ phần cũ đang lưu hành / số lượng cổ phần mới ( n / m ). Ta thấy ở mẫu, N phải cộng thêm 1 là vì trong thời hạn đăng ký mua cổ phần mới, giá trị thị trường của cổ phiếu ( P ) đã bao gồm luôn cả giá trị của quyền. Ngoài ra cần lưu ý rằng vào ngày đầu tiên cổ phần được mua bán không có kèm đặc quyền, giá thị trường sẽ giảm một khoảng bằng với giá trị của đặc quyền. Khi đó, giá trị của một đặc quyền sẽ là: M = Như vậy, ta có thể thấy rằng quyền mua trước cổ phiếu không chỉ có chức năng bảo vệ quyền lợi của nhà đầu cỏ mà nó còn có khả năng làm tăng vốn của công ty phát hành. Các công ty phát hành rất quan tâm tới chức năng này của chứng quyền và các công ty này thường nghiên cứu kỹ tác dụng của nó để vận dụng vào trong các đợt phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn cho công ty, tài trợ cho những dự án đầu tư. Chúng ta nghiên cứu một ví dụ để thấy rõ hơn công dụng của chứng quyền khi công ty phát hành thêm cổ phiếu. Ông A hiện đang nắm giữ 100.000 cổ phiếu của công ty X với giá thị trường là 40.000 đ/cổ phiếu. Công ty X có 1.000.000 cổ phiếu, công ty này muốn huy động thêm vốn bằng cách phát hành thêm 100.000 cổ phiếu mới. Để đảm bảo tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông hiện hữu, công ty quy định tỷ lệ chuyển đổi là 1/10 ( 100.000/1.000.000 ) tức là cứ nắm giữ 10 cổ phiếu cũ thì được quyền mua một cổ phiếu mới thấp hơn giá thị trường giả sử với giá là 34.500đ/cổ phiếu. Như vậy, nhà đầu tư A sẽ được mua cổ phiếu mới của công ty X với số lượng là 10.000 cổ phiếu, khi đó tỷ lệ sở hữu cổ phần của công cua ông A vẫn là 10% ( 110.000/1.100.000 ) nếu ông A thực hiện quyền. Còn sau khi phát hành thêm cổ phiếu, thông thường giá cổ phiếu sẽ giảm giả sử là 39.500đ/cổ phiếu. Giá trị chứng khoán mà ông ta nắm giữ bị giảm giá và giảm 50.000.000đ=100.000x(40.000-39.500), nhưng ông A được bù lại một khoản bằng 50.000.000đ =10.000x(39.500-34.500) khi ông thực hiện quyền mua trước cổ phiếu. Nếu ông A không thực hiện quyền mà bán quyền này trên thị trường thì ông ta có thể bán với giá là 50 triệu đồng =((39.500-34.500):10)x10.000. Như vậy, giá trị tài sản của ông A không bị suy giảm và ông A cũng có thể bảo vệ quyền kiểm soát của mình khi công ty phát hành thêm cổ phiếu. 1.2.2 Chứng khế ( warrants ) . Trong các loại chứng khoán phái sinh, không chỉ chứng quyền là do công ty phát hành các chứng khoán phát hành ra mà để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư họ còn phát hành ra chứng khế. Chứng khế hay còn gọi là bảo chứng phiếu ( cam kết bán ) là một loại chứg khoán được phát hành cùng với trái phiếu hay cổ phiếu ưu đãi mà người sở hữu nó có quyền được mua một số loại chứng khoán nhất định và trong một thời hạn nhất định. Chứng khế thường được phát hành trong trường hợp tổ chức lại công ty, hoặc khi công ty phát hành nhằm mục tiêu khuyến khích các nhà đầu tư tiềm năng mua các trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi có điều kiện kém thuận lợi. Để bù đắp cho những rủi ro cao của của trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi đó, nhà đầu tư kỳ vọng có thể được nhận thêm phần chênh lệch do sự lên giá có thể xảy ra đối với cổ phiếu thường. Chứng khế là công cụ kích thích nhà đầu tư mua các chứng khoán có điều kiện kém thuận lợi ở thời điểm hiện tại nhằm đảm bảo thành công cho đợt huy động vốn của công ty trong thời điểm khó khăn để giúp công ty vượt qua được giai đoạn khó khăn tránh cho công ty khỏi bị thua lỗ nặng nề hơn thậm chí là thoát khỏi nguy cơ phá sản. Đổi lại, công ty ( chủ sở hữu hiện tại hay những cổ đông hiện tại ) phải chấp nhận thiệt thòi trong tương lai khi mà công ty phải bán cổ phiếu thường cho nhà đầu tư nắm giữ chứng khế vớí giá rẻ hơn giá thị thị trường tại thời điểm đó và phải chấp nhận chia sẻ quyền kiểm soát công ty. Công ty phát hành quyết định phát hành chứng khế khi mà họ phân tích thiệt hơn của vấn đề, nó đảm bảo sao cho những cổ đông cũ có lợi nhất. Ví nếu không có chứng khế thì không huy động được thêm vốn vào thời điểm lúc bấy giờ gây thiệt hại cho họ và ngoài ra họ còn có thể hưởng lợi nhuận trong những năm sau. Chứng khế còn đảm bảo quyền lợi cho những nhà đầu tư mới của công ty . Tuy nhiên, những người sở hữu chứng khế không có tư cách cổ đông trong công ty, không được nhận cổ tức và không có quyền biểu quyết cho đến khi chuyển chứng khế ra thành cổ phiếu thường. Tại thời điểm phát hành chứng khế, giá mua cổ phiếu ghi trong chứng khế bao giờ cũng cao hơn giá thị trường cổ phiếu cơ sở, và giá đó có thể cố định có thể được tăng lên định kỳ, nhằm đảm bảo răng quyền đó không được thực hiên ngay tránh gây khó khăn cho công ty. Khác với chứng quyền thời hạn chứng khế thường dài hơn rất nhiều thông thường là từ 2 năm, 3 năm, 10 năm, 20 năm và có thể là vĩnh viễn. Các chứng khế này sau một thời gian có thể tách ra khỏi chứng khoán cơ sở và được giao dịch riêng biệt trên thị trường. Giá của chứng khế tuỳ thuộc vào giá trị của chứng khế và cung cầu trên thị trường . Giá trị của chứng khế = Giá trị nội tại + Giá trị thời gian Trong đó : Giá trị nội tại = ( Giá cổ phần – Giá thực hiện ) x Số cổ phần được mua của chứng khế. Nhưng khi chứng khế được thực hiện thì nó sẽ làm giảm giá cổ phần do số lượng cổ phần tăng ảnh hưởng tới lợi nhuận tính cho một cổ phần. Khi đó giá trị của chứng khế được xác định gián tiếp thông qua hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ và được tính toán như sau: = x Với : Pc - Giá trị của hợp đồng quyền chọn mua kiểu Mỹ với giá thực hiện và thời gian đáo hạn giống như của chứng khế . q - tỷ lệ tăng trưởng cổ phần nếu như tất cả các chứng khế đều được thức hiện . Giá trị thời gian cũng có tác động tỷ lệ thuận tới giá trị của chứng khế vì thời gian càng dài cơ hội cổ phiếu lên giá càng cao, nhà đầu cơ hy vọng tại thời điểm huy động trong tương lai họ sẽ mua được cổ phiếu với giá rẻ hơn giá thị trường tại thời điểm đó. Giá trị thời gian còn phụ thuộc vào sự đánh giá khả năng phát triển của công ty phát hành. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác như cổ tức mà công ty trả cho cổ đông, các mức lãi suất trên thị trường và các điều kiện thị trường nói chung. Thông thường, các mức giá chứng khế sẽ có xu hướng tăng trong thị trường lên và giảm trong thị trường xuống. Như ở trên đã nói, chứng khế có chức năng bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư mua cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu của công ty. Rủi ro của các chứng khoán đó được bù đắp bởi thu nhập từ việc thực hiện chứng khế hoặc tư việc bán nó. Ta xét ví dụ sau : Đầu năm 2001 một công ty Y quyết định phát hành trái phiếu kèm theo chứng khế. Mỗi chứng khế đảm bảo quyền mua 10 cổ phiếu thường với giá 50.000đ/cổ phiếu vào bất cứ lúc nào cho đến ngày 31/12/2010. Giá thị trường cổ phiếu công ty đó tại thời điểm đầu năm 2001 là 34.000đ/cổ phiếu. Chứng khế này sẽ rất hấp dẫn nhà đầu tư nếu họ dự đoán trong thời hạn đó giá của cổ phiếu thường sẽ vượt giá được mua ghi trong chứng khế. Giá cổ phiếu này trên thị trường tăng trưởng nhanh và đến tháng 6/2006 giá cổ phiếu tăng lên 90.000đ/cổ phiếu, lúc này nếu nhà đầu tư thực hiện chứng khế thì nhà đầu tư sẽ được lợi một khoản là 400.000đ /1 chứng quyền =10x(90.000 – 50.000). Trong trường hợp nhà đầu tư không thực hiện chứng khế nhà đầu tư có thể bán và được hưởng giá của chứng khế. Nếu như thị trường đánh giá cổ phiếu của công ty còn có khả măng tăng trưởng hơn nữa thì giá của chứng khế sẽ cao hơn cả giá trị nội tại của chứng khế (400.000đ/cổ phiếu ). Nhưng nếu giá chứng khoán lại tăng không vượt qua được mức giá ghi trên chứng khế thì nhà đầu tư sẽ không thực hiện quyền và sẽ không thu được khoản lợi nhuận từ chứng khế. Tuy nhiên, lúc này họ vẫn thu được khoản lãi từ chứng khoán gốc. Các chứng khế và chứng quyền sau khi tách khỏi chứng khoán gốc thì nó có nhiều đặc tính giống như hợp đồng quyền chọn mua kiểu Mỹ, đó là được mua chứng khoán với mức giá xác định và khối lượng nhất định tại một thời điểm xác định trong tương lai. Nhưng chứng quyền lại có thời hạn ngắn lên khả năng giá chứng khoán tăng lại rất ít khi xảy ra , còn với chứng quyền thì khả năng này là cao hơn do thời hạn dài hơn dù công ty này có khả năng tăng trưởng không cao. Như vậy nhà đầu tư sẽ mua chứng khoán phái sinh này khi họ nhận định là giá chứng khoán thời điểm tương lai sẽ cao hơn giá chứng khoán trong chứng khế cộng với giá mua chứng khế. Như vậy ngoài chức năng phòng ngừa hạn chế rủi ro nó còn có thêm chức năng đẻ đầu cơ, nhưng chức năng bảo vệ nhà đầu tư vẫn là chức năng chủ yếu. 1.2.3 Hợp đồng tương lai ( futures ) Khác với chứng khế và chứng quyền, hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn được hình thành bởi các nhà đầu tư chứ không phải là do các công ty phát hành lập ra. Nó được hình thành hoàn tất mối quan hệ giữa những người muốn phòng ngừa rủi ro và những người chấp nhận rủi ro. Hợp đồng tương lai xuất hiện từ khá sớm nhưng đó lại là những hợp đồng về hàng hoá. Cho đến năm 1973 hợp đồng tương lai mới được ứng dụng vào thị trường chứng khoán, nhưng nó đã phát triển nhanh chóng và trở lên sôi động. Các hợp đồng tương lai được bắt nguồn từ hợp đồng kỳ hạn. 1.2.3.1 Hợp đồng kỳ hạn ( forwards ) Hợp đồng kỳ hạn là một thoả thuận giữa hai đối tác ( người mua và người bán ) thực hiện một giao dịch hàng hoá ở một thời điếm chắc chắn trong tương lai với khối lượng và mức giá xác định. Hợp đồng kỳ hạn giúp cho hai bên xác định trước giá cả của khối lượng hàng hoá từ đó họ có kế hoạch ổn định sản xuất kinh doanh, hạn chế những biến động giá bất lợi cho họ ( người mua sợ giá cả hàng hoá tăng lên còn người bán thì sợ giá cả hàng hoá giảm xuống ). Nó tạo ra sự “ may đo vừa khéo “ cho các bên, tuy nhiên hợp đồng kỳ hạn lại có một số yếu điểm như: hợp đồng kỳ hạn không cho phép huỷ bỏ đơn phương và nghĩa vụ hợp đồng của mỗi bên nói chung là không thể chuyển giao cho người thứ ba , như vậy nó không phải là một hợp đồng linh hoạt. Ngoài ra, hợp đồng kỳ hạn sẽ không hạn chế được rủi ro tín dụng tức không thể đảm bảo rằng một bên sẽ không vỡ nợ và phá bỏ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. Mà điều này dễ xảy ra khi giá thực hiện trong hợp đồng chênh lệch quá nhiều so giá thị trường tại thời điểm đó. Nếu giá thị trường tại thời điểm thực hiện hợp đồng cao hơn giá định trước thì bên mua có lợi vì bên bán sẽ lỗ và ngược lại khi giá thị trường lúc đó thấp hơn gía định trước thì bên bán có lợi. Phát huy những mặt tích cực và hạn chế những yếu điểm của hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai ra đời. 1.2.3.2 Hợp đồng tương lai ( futures) . Hợp đòng tương lai là một thoả thuận được tiêu chuẩn hoá để giao dịch trao đổi mua bán một tài sản vào thời điểm chắc chắn trong tương lai với một mức gía xác định. Hợp đồng tương lai là một trong các chứng khoán phái sinh hình thành dựa trên cơ sở một công cụ tài chính hay một chỉ số tài chính được gọi là hợp đồng tương lai tài chính, bao gồm hợp đồng tương lai lãi suất, hợp đồng tương lai tiền tệ và hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán. Hợp đồng tương lai về lãi suất có tài sản cơ sở là công cụ nợ, đối tượng giao dịch phổ biến là những trái khoán như trái phiếu kho bạc dài hạn, trung hạn và ngắn hạn; Hợp đồng tương lai tiền tệ thì lại ghi rõ sự chuyển đổi một loại tiền tệ này lấy một loại tiền tệ khác và số đơn vị tiền tệ yêu cầu giao được chọn trước; Còn hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán là hợp đồng có hàng hoá cơ sở là những giá trị chỉ số riêng biệt như S&P500, nikkei…, hợp đồng tương lai chỉ số không được thanh toán bằng giao hàng mà sử dụng tiền mặt thay cho việc giao hàng vì chỉ số không phải là một dạng vật chất và hình thức thanh toán là đảo ngược vị thế. Hợp đồng tương lai nhờ đặc tính linh hoạt và một số đặc điểm mới mà nó khắc phục được những nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn và nó được xem như là một công cụ tốt để phòng ngừa rủi ro và đầu cơ. Các hợp đồng tương lai đã được tiêu chuẩn hoá tức là nội dung thoả thuận của mỗi hợp đồng tương lai đều được quy định thống nhất như là về thời hạn của hợp đồng, ví dụ như chỉ có hợp đồng đáo hạn vào tháng 3, 6, 9, 12, nó còn quy định về khối lượng hàng hoá trong một hợp đồng tương lai, khi đó nhà đầu tư nào muốn mua hoặc bán hàng hoá với khối lượng lớn hơn thì thực hiện mua bán nhiều hợp dồng tương lai. Về hàng hoá thì không phải hàng hoá nào cũng là hàng hoá cơ sở để ký kết hợp đồng mà những hàng hoá đó phải được sở giao dịch hợp đồng tương lai chấp nhận khi nó đảm bảo các tiêu chuẩn niêm yết đưa ra và chất lượng của các hàng hoá cơ sở cũng có những tiêu chuẩn nhất định, ví dụ hàng hoá trong hợp đồng tương lai tiền tệ phải là những đồng tiền mạnh có khả năng trao dổi như USD,GBP, Mark Đức, đồng tiền chung Châu Âu,… Như vậy, các bên tham gia không thể thương lượng bất kỳ như hợp đồng kỳ hạn. Nhờ có đặc điểm tiêu chuẩn mà nó tạo điều kiện cho các bên đối tác trao đổi cho nhau dễ dàng hơn. Các hợp đồng tương lai được giao dịch tại các trung tâm chứng khoán hay ở sở giao dịch chứng khoán. Lịch sử trên thế giới có nhiều trung tâm giao dịch hợp đồng tương lai phát triển: Thị trường Future Chicago ( the Chicago Board of Trade _CBOT ) (1848) về nông sản và trái phiếu kho bạc; Thị trường CME ( the chicago mercantile Exchange ) (1919) về nhiều nông sản và chứng khoán ; Thị trường tiền tệ IMM ( the International Monetry Market ) (1972) về ngoại tệ ; LIFFE ( the London International Finacial Future Exchange …) gồm thị trường hàng hoá_tài chính. Tại các trung tâm, hợp đồng tương lai được giao dịch mua bán dưới hình thức đặt lệnh tự do theo nguyên tắc đấu giá. Các nhà đầu tư mua vào và bán ra các hợp đồng với giá thoả thuận tuỳ ý khi có sự chấp nhận của các thương gia khác. Trung tâm sẽ đứng ra tổng hợp các lệnh đặt và khớp lệnh để tạo ra được các hợp đồng tương lai, khi hợp đồng được kí kết thì các bên không biết nhau mà qua môi giới trung gian _ trung tâm giao dịch. Sở giao dịch hợp đồng tương lai không chỉ tạo ra sự thuận lợi trong giao dịch mua bán hợp dồng mà còn hạn chế rủi ro trong thanh toán. Đó là do, thứ nhất, hợp đồng tương lai không bắt buộc người giữ nó phải thực tiện hợp đồng, tức là nếu thấy không có lợi hoặc không muốn thực hiện hợp đồng thì có thể xóa bỏ nó bằng một nghiệp vụ ngược chiều. Trên thực tế chỉ khoảng 2% hợp đồng tương lai có giao dịch nhận hàng hoá. Tất cả các hợp đồng tương lai còn lại đã được bù trừ hay trung hoà bằng hợp đồng ngược lại. Thứ hai, là trong giao dịch hợp đồng tương lai có vận dụng một nghiệp vụ trung gian là " phòng thanh toán bù trừ ", đây là một hệ thống hoạch định và phê chuẩn điều kiện tham gia thị trường đồng thời hoạch định các khoản thanh toán chênh lệch. " Phòng thanh toán bù trừ " yêu cầu nhà đầu tư phải mở một tài khoản và đóng góp vào đó một số tiền gọi là quỹ dự phòng ban đầu ngay khi nhà đầu tư kí kết hợp đồng tương lai. Sau mỗi ngày giao dịch “phòng thanh toán bù trừ “ sẽ hoạch toán lỗ và lãi để kết chuyển bù trừ cho nhau. Ngoài ra, để bảo vệ cho nhà đầu tư khi thị trường biến chuyển quá nhanh thì thị trường có cơ chế gọi là “khoá giới hạn”. Nó đặt ra giá “ giới hạn trên “ và giá “giới hạn dưới”, nếu giá hợp đồng tương lai tăng vượt giá “giới hạn trên “ hoặc giảm xuống thấp hơn giá “giới hạn dưới “ thì thị trường ngừng giao dịch. Thời gian đóng cửa thị trường giao dịch nhằm đảm bảo cho người tham gia tỉnh táo và có cơ hội đánh giá lại vị trí của mình từ đó có thể ổn định thị trường. Như vậy, tuy xuất hiện sau hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai lại là phương thức giao dịch phổ biến. Một đặc điểm rất đặc trưng của hợp đồng tương lai đó là các bên tham gia hợp đồng tương lai đều có quyền và nghĩa vụ đối với bên kia. Tức là các bên vừa có quyền đòi bên kia thực hiện hợp đồng và đều có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng _ giao hàng ( đối với người bán ) hay thanh toán (đối với người mua ) khi bên kia yêu cầu khi đến hạn. Chính vì đặc điểm này mà các bên tham gia giao dịch hợp đồng tương lai không phải mất chi phí cho nhau. Giá của hợp đồng tương lai tỉ lệ thuận với sự biến động giá của thị trường hàng hoá cơ sở, giá hàng hoá trên thị trường tiền mặt tăng làm giá hợp đồng tương lai tăng nhưng ngoài ra nó còn phụ thuộc vào thời gian đáo hạn và các yếu tố kinh tế khác. Thời gian đáo hạn càng gần, giá hợp đồng tương lai càng sát giá của thị trường hàng hoá cơ sở. Những hợp đồng tương lai có sức lôi cuốn nhà đầu tư rất lớn, nhà đầu tư có thể sử dụng nó như là một công cụ bảo hộ hoặc có thể sử dụng nó như là một công cụ để đầu cơ. Nhà đầu tư , những người đang nắm giữ chứng khoán cơ sở , lo sợ rằng giá cả chứng khoán cơ sở sẽ giảm xuống . Nhưng do một vài lý do họ không thể bán chứng khoán ngay được ví dụ như chứng khoán của các cổ đông sáng lập chưa được phép bán … ) . Để đảm bảo chứng khoán trong tương lai không bị giảm giá , họ mua hợp đồng tương lai bán chứng khoán cơ sở đó tại mức giá xác định trong thời gian nhất định . Như vậy sẽ bảo vệ tài sản của nhà đầu tư đó . Để thấy được nó bảo vệ nhà đầu tư như thế nào chuúng ta xem xét ví dụ . Cuối tháng 6/2001 , ông B nắm giữ một rổ chứng khoán có kết cấu như như các loại chứng khoán kết cấu thành chỉ số VN Index , chỉ số VN Index lúc này trên thị trường có diểm số là 570 điểm , giá trị chứng khoán ông B đang giữ là 5,7 tỷ đồng . Ông B cho rằng giá chứng khoán sẽ đi xuống trong 3 tháng tới nhưng lại không muốn bán vì cho rằng về lâu dài danh mục đó là tốt . Ông B sử dụng hợp đồng tương lai để bảo đảm giá trị danh mục đầu tư của mình . Trên thị trường chứng khoán giá trị mỗi điểm là 100.000đ , một hợp đồng tương lai có giá trị là 57 triệu đồng ( 570x100.000) . Như vậy ông B mua 100 hợp đồng (5.700.000.000 : 57.000.000) chỉ số tương lai đáo hạn tháng 9 để đảm bảo cho danh mục đầu tư của mình . Đúng như dự đoán sau 3 tháng VNIndex giảm xuống còn 230 điểm , khi đó số tiền phải giao theo hợp đồng là 2.300.000.000đ = 230x100.000x100 nhưng lại nhận được tiền bán hợp đồng là 5,7 tỷ đồng số tiền được lời từ hợp đồng tương lai 3,4 tỷ ( 5,7 – 2,3 ) bù đắp cho giá trị bị giảm đi trên thị trường chứng khoán cơ sở . Như vậy nhà đầu tư vẫn có tổng tài sản là 5,7 tỷ đồng . Kể cả trong trường hợp ông B dự đoán không chính xác , chỉ số VNIndex tăng lên giả sử là 600 điểm thì tổng giá tị tài sản mà ông B nắm giữ vẫn được bảo toàn do bị thiệt ở hợp đồng tương lai nhưng được bù đắp ở phần tăng lên của chứng khoán cơ sở . Như vậy nhà đầu tư vẫn giữ nguyên được danh mục đầu tư và giá trị tài sản . Trước đây hợp đồng tương lai được sử dụng chủ yếu để phòng ngừa rủi ro nhưng dần dần nó lại được nhà đầu tư sử dụng để cá cược điểm số chứng khoán , tỷ giá …. Hợp đồng tương lai được nhà đầu tư sử dụng để đầu cơ , nhà đầu cơ phân tích thị trường rồi đưa ra những nhận định về khả năng biến động thị trường từ đó mua bán hợp đồng tương lai nhằm kiếm lời . Giả sử vào đầu tháng 3/2001 ông C có 100 triệu , chỉ số chứng khoán là 250 điểm , nhận định giá chứng khoán trên thị trường sẽ lên giá ( VNIndex sẽ tăng điểm ) . Ông C có 2 phương án đầu tư sinh lời , một là sử dụng tiền mua chứng khoán để kinh doanh chênh lệch giá , hai là kí kết hợp đồng tương lai , trên thị trường mỗi điểm có giá trị 100.000đ và tiền kí quỹ mỗi hợp đồng là 5 triệu vậy ông C có thể mua 20 hợp đồng . Đến tháng 6/2001 VNIndex lên 570 điểm . Theo phương án 1 , ông C được lời là 128 triệu = 100x(570 : 250 - 1 ) .Với phương án 2 , số hàng nhận được là 1.140.000.000đ = 570x100.000x20 , và phải thanh toán số tiền là 500.000.000đ = 250x100.000x20 , như vậy được lời là 640 triệu đồng gấp 5 lần so với phương án 1 . 1.2.4 Hợp đồng quyền lựa chọn ( options ) . Hợp đồng quyền chọn cũng là một loại chứng khoán phái sinh do những nhà đầu tư tạo lập lên ( phát hành ) và giao dịch trao đổi mua bán như hợp đồng tương lai . Hợp đồng tương lai là một hợp đồng cho phép người nắm giữ nó được nó được mua ( nếu là hợp đồng quyền chọn mua ) hoặc được bán ( nếu là hợp đồng quyền chọn bán ) một khối lượng hàng hoá cơ sở nhất định tại một mức giá xác định và trong một thời gian nhất định . Các hàng hoá cơ sở của hợp đồng quyền chọn có thể là cổ phiếu , chỉ số cổ phiếu , trái phiếu , chỉ số trái phiếu , tiền tệ hay hợp đồng tương lai . Hợp đồng quyền chọn này có nhiều đặc điểm giống với hợp đồng tương lai như nó cũng được giao dịch mua bán tại trung tâm chứng khoán , nó cũng được tiêu chuẩn hoá , và giá cả hàng hoá cơ sở xác định tại thời điểm hiện tại nhưng lại được thực hiện trong tương lai , nhưng nó lại có những điểm khác biệt cơ bản như nó không bắt buộc đối với người nắm giữ hợp đồng quyền chọn tức là người này nếu thấy có lợi cho mình thì có quyền yêu cầu thực hiện hợp đồng , còn nếu không có lợi thì người này có quyền đơn phương huỷ bỏ , không thực hiện hợp đồng . Còn bên bán hợp đồng không có bất cứ sự lựa chọn nào khác , phải luôn sẵn sàng giao dịch khi người mua muốn . Từ đó các bên tham gia hợp đồng quyền chọn có một bên chỉ có nghĩa vụ , đó là bên phát hành hợp đồng ( hay người kí phát , người bán hợp đồng ) và một bên có quyền mà không có nghĩa vụ bắt buộc . Như vậy người mua hợp đồng quyền chọn này phải trả chi phí cho người bán và đó chính là giá của hợp đồng quyền chọn . Tuy nhiên ,người phát hành cảm thấy không có lợi cho mình và muốn giảm sự bất lợi của nghĩa vụ đó thì vẫn có thể thực hiện một nghiệp vụ ngược chiều , khi đó nó sẽ bù trừ trung hoà với hợp đồng kí phát trước đó . Hợp đồng quyền chọn là cực kỳ linh hoạt và thuận lợi cho nhà đầu tư . Xem xét hợp đồng quyền chọn dưới giác độ về thời hạn thực hiện quyền thì có hai loại là hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ, được phép thực hiện quyền vào bất kỳ lúc nào trước ngày đáo hạn ; và hợp đồng quyền chọn kiểu Châu Âu, ngược lại với hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ, nó chỉ được thực hiện vào ngày đáo hạn. Nếu phân biệt theo nội dung thì hợp đồng quyền chọn gồm có hợp đồng quyền chọn mua và hợp đồng quyền chọn bán . Người nắm giữ hợp đồng quyền chọn mua được quyền mua loại tài sản cơ sở ghi trên hợp đồng theo giá thi hành trong hợp đồng trong khoảng thời gian có hiệu lực . Người mua Hợp đồng quyền chọn mua chỉ thực hiện quyền khi thị giá của tài sản được mua cao hơn giá ghi trên hợp đồng . Người mua hợp đồng quyền chọn mua có thể bán hoặc hoàn lại quyền mua theo giá thi hành và nhận tiền chênh lệch từ người bán. Ngược lại , khi thị giá thấp hơn giá thi hành thì người mua không thực hiện quyền, người bán sẽ được hưởng phí từ người mua. Còn hợp đồng quyền chọn bán cho phép người mua nó có quyền bán hàng hoá cơ sở ghi trên hợp đồng theo giá thi hành trong khoảng thời gian xác định . Một hợp đồng quyền chọn bán được thi hành khi giá hàng hoá cơ sở trên thị trường xuống giá cho tới khi giá giá thi hành lớn hơn giá thị trường. Với quyền chọn bán người sở hữu nó không nhất thiết phải sở hữu hàng hoá cơ sở ( chứng khoán gốc ) và được hưởng khi giá thấp, người kí phát quyền này phải phải thực hiện nhận hàng hoá cơ sở và thanh toán tiền theo giá trên hợp đồng bất cứ khi nào người giữ hợp đồng quyền chọn bán muốn trong tời gian hợp đồng có hiệu lực . Trong trường hợp kí phát hợp đồng quyền chon mua ( hoặc quyền chọn bán ), người bán mong muốn giá của chứng khoán gốc giảm ( hoặc tăng ) để được hưởng phần phí. Do có sự dự đoán, kỳ vọng khác nhau về thị trường mà hợp đồng quyền chọn được giao dịch mua bán rất sôi động và phát triển. Muốn sở hữu hợp đồng quyền chọn, người mua phải trả cho người bán một khoản tiền gọi là giá hợp đồng quyền chọn ( hay phí quyền chọn ). Giá đó phải hợp lý, sao cho đủ bù đắp rủi ro cho người bán và không quá đắt xét ở góc độ người mua . Giá hợp đồng quyền chọn được xác định như sau Giá hợp đồng quyền chọn = giá trị nội tại của quyền + giá trị thời gian của quyền . Giá trị nội tại là khoản lãi có thể thu được nếu thực hiện quyền chọn ngay lập tức . Như vậy đối với quyền chọn mua , giá trị nội tại là chênh lệch giữa giá thị trường chứng khoán gốc và giá thực thi quyền ( giá được xác định trong hợp đồng ) . Ngược lại , đối với quyền chọn bán , giá trị nội tại là chênh lệch giá thực thi quyền và thị giá chứng khoán gốc . Do đó : - Đối với hợp đồng quyền chọn mua : Giá trị nội tại = Thị giá chứng khoán gốc – Giá thực thi - Đối với hợp đồng quyền chọn bán : Giá trị nội tại = Giá thực thi - Thị giá chứng khoán gốc Khi giá trị nội tại > 0 thì hợp đồng quyền chọn được coi là được giá và quuyền chọn được coi là có lãi, nếu giá trị nội tại < 0 thì hợp đồng quyền chọn được coi là lỗ, nếu bằng 0 nó được coi là hoà vốn. Nhưng khi thị giá chứng khoán gốc bằng hoặc nhỏ hơn giá thực thi đối với quyền chọn mua và khi thị giá chứng khoán gốc bằng hoặc lớn hơn giá thực thi đối với quyền chọn bán thì thị giá nội tại được tính là bằng 0 , các quyền lựa chọn chỉ có giá trị thời gian . Giá trị thời gian của quyền chọn là khoảng chênh lệch giữa giá của quyền và giá trị nội tại . Thời gian cho đến khi đáo hạn càng dài thì giá trị thời gian sẽ càng lớn, bởi vì đối với người bán sẽ gặp nhiều rủi ro hơn, còn đối với người mua họ lại có nhiều cơ hội về những biến động giá chứng khkoán cơ sở trên thị trường làm tăng giá trị của quyền chọn ; do đó họ có thể trả thêm một khoản chênh lệch trên giá trị nội tại . Giá cả hợp đồng quyền chọn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như giá thị trường của chứng khoán cơ sở ; giá thực hiện quyền ; thời gian cho đến khi đáo hạn ; lãi suất ngắn hạn phi rủi ro trong suốt thời hạn tồn tại của quyền, cố định các yếu tố khác, giá quyền chọn mua của các chứng khoán (trái phiếu ) tăng khi lãi suất ngắn hạn phi rủi ro tăng, ngược lại làm giảm giá hợp đồng quyền chọn bán chứng khoán ; lãi suất coupon, quyền chọn mua các trái phiếu có coupon sẽ thấp hơn so với các quyền chọn mua không có coupon, ngược lại, coupon có xu hướng làm tăng giá của các quyền chọn bán ; mức dao động dự đoán của các mức lãi suất trong suốt thời hạn của quyền. Ngoài ra nhân tố cung cầu về hợp đồng quyền chọn trên thị trường có không ít ảnh hưởng tới giá cả chứng khoán. Người mua hợp đồng quyền chọn có thể giới hạn khoản lỗ tiềm năng ở mức nhất định hoặc có cơ hội thu một khoản tiền lãi tiềm năng không giới hạn. Nhà đầu tư có thể sử dụng tuỳ theo mục đích của mình sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Thứ nhất quyền lựu chọn giúp nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro. Không giống như hợp đồng tương lai được đặt ra để trung lập hoá rủi ro bằng việc cố định giá mà người bảo hộ sẽ phải trả hay nhận được cho tài sản tiềm tàng, hợp đồng kỳ hạn lại tạo ra sự bảo hiểm, nó đưa ra một biện pháp để các nhà đầu tư có thể bảo vệ được mình chống lại sự lên xuống bất lợi của giá cả hàng hoá cơ sở trong tương lai, trong khi họ vẫn có thể kiếm được lợi nhuận nhờ sự vận động thuận lợi của giá cả. Một ví dụ cho thấy chức năng phòng ngừa rủi ro của hợp đồng quyền chọn. Một nhà đầu tư, ông D, sở hữu 10.000 cổ phiếu REE vào thời điểm đầu năm 2003, giá cổ phiếu hiện tại là 20.000đ/cổ phiếu. Nhà đầu tư lo lắng giá cổ phiếu có thể giảm mạnh sau 9 tháng tới và muốn bảo vệ mình. Trên thị trường chứng khoán lúc bấy giờ có hợp đồng quyền chọn bán tháng 9, mỗi hợp đồng cho phép bán 100 cổ phiếu REE với giá thực hiện là 19.000đ/cổ phiếu và giá hợp đồng quyền chọn được yết là 1.500đ, mỗi hợp đồng quyền chọn bán có giá là 150.000đ = 1.500x100. Nhà đầu tư quyết định mua 100 hợp đồng với tổng chi phí là 15 triệu đồng ( 150.000x100) bằng cách đó nhà đầu tư có quyền bán 10.000 cổ phiếu với giá thấp nhất là 190.000.000đ = 19.000x10.000. Nếu thị trường cổ phiếu REE xuống dưới 19.000đ/cổ phiếu thì ông D có thể thực hiện hợp đồng quyền chọn thu được 190 triệu đồng, và giá trị thực được hưởng là 175 triệu đồng ( 190 – 15). Nhưng nếu giá thị trường ở trên mức 19.000đ thì quyền này sẽ không được thực hiện . Nhưng dù thế nào đi nữa nhà đầu tư này cũng bán được với giá trị thấp nhất là 190 tiệu đồng ( hay giá trị thực sau khi trừ đi chi phí là 175 triệu đồng ). Như vậy nhà đầu tư vẫn có thể chờ giá lên để thu lợi nhuận cao trong khi vẫn có sự bảo hiểm cho tài sản nếu thị trường bất lợi. Hợp đồng quyền chọn cũng là một công cụ được nhà đầu tư sử dụng đầu cơ rất linh hoạt và nó có thể tạo ra một khoản lợi nhuận không giới hạn. Với những người có vốn nhỏ mà muốn sinh lời lớn thì hợp đồng quyền chọn giúp nhà đầu tư thực hiện được điều đó. Ví dụ : Bây giờ đang là tháng 1/2001, ông E, một nhà đầu tư có 34 triệu đồng. Trên thị trường lúc này giá của một cổ phiếu Y là 34.000đ/cổ phiếu và hợp đồng quyền chọn mua cổ phiếu đó ở tháng 6, mỗi hợp đồng quyền chọn mua có khối lượng hàng hoá là 100 cổ phiếu với giá thực hiện là 40.000đ/cổ phiếu và giá quyền chon được yết là 2.000đ ( tức một hợp đồng quyền chọn có giá là 200.000 đồng ) . Lúc này ông E có 2 sự lựa chọn : ông E có thể mua ngay cổ phiếu vào thời điểm tháng 1 để kinh doanh chênh lệch giá , ông E sẽ mua được 1000 cổ phiếu ( 34.000.000 : 34.000 ) ; hoặc ông E có thể mua 170 hợp đồng (34.000.000 : 200.000 ) với tổng chi phi là 34 triệu đồng . Nếu nhà đầu tư dự đoán đúng , giả sử đến tháng 6 giá cổ phiếu tăng lên tới 90.000đ/cổ phiếu . Lúc này ông E được hưởng lợi nhuận , nếu sử dụng cách 1 thì lợi nhuận cổ phiếu mang lại là 56.000.000đ = 1000x(90.000 – 34.000) ; còn với cách 2 , lợi nhuận là 850 triệu đồng = 170x100x(90.000 – 40.000) nhưng phải trừ đi chi phí mua quyền chọn mua , lợi nhuận ròng là 850 -34 =816 triệu đồng . Như vậy lợi nhuận thu được do sử dụng chiến thuật mua hợp đồng quyền chọn gấp gần 15 lần so với kinh doanh chênh lệch giá . Tất nhiên , quyền chọn cũng có thể gây ra những tổn thất lớn hơn , giả sử tới tháng 12 , giá cổ phiếu đó không tăng mà bị giảm xuống còn 30.000đ/cổ phiếu . Với cách 1 nhà đầu tư bị thiệt 4.000.000đ = 1000x(34.000 – 30.000 ) ; cón với cách 2 , hợp đồng sẽ không được thực hiện và nhà đầu tư bị thiệt là 34 triệu đồng _ giá phải trả cho quyền chọn. Hợp đồng quyền chọn cũng có tác tác dụng đòn bẩy tài chính rất mạnh đối với nhà đầu tư. Trên thị trường chứng khoán, bên cạnh thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu , thị trường chứng khoán phái sinh cũng phát triển rất mạnh mẽ và sôi động. Các chứng khoán phái sinh không chỉ được sử dụng như là những công cụ bảo hộ, đầu cơ các chứng khoán gốc mà còn tạo lên sự phong phú về hàng hoá trên thị trường chứng khoán, chứng khoán phái sinh tạo lập một thị trường công cụ dẫn xuất. Một lần nữa ta phải khẳng định chứng khoán phái sinh rất đa năng và linh hoạt. Nó có vai trò hết sức quan trọng trong thị trường chứng khoán. PHẦN II : KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CHỨNG KHOÁN KHOÁN SINH VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2.1 THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu bởi sự kiện đưa trung tâm giao dịch chứng khoán tại thành phố Hồ Chí Minh vào hoạt động ngày 20/07/2000 . Thị trường chứng khoán Việt Nam còn trong giai đoạn đầu , giai đoạn xây dựng . Hàng hoá trên thị trường chứng khoán chưa phong phú về chủng loại và chưa nhiều về số lượng. Đó là do nước ta vừa mới bước sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mới công nhận nền kinh tế nhiều thành phần. Các công ty cổ phần còn nhiều hạn chế, số lượng công ty cổ phần chưa nhiều, chất lượng chưa cao do quy mô công ty nhỏ, thời gian hoạt động chưa lâu, ngành nghề kinh doanh chưa thuộc lĩnh vực then chốt. Nhưng sự phát triển thị trường thúc đẩy thành lập nhiều công ty cổ phần hơn và công cuộc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ngày càng được đẩy mạnh. Số lượng công ty tham gia niêm yết chứng khoán của công ty mình trên thị trung tâm giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh còn rất ít , đến tháng 6/2004 có 22 công ty niêm yết và một số loại trái phiếu chính phủ . Về phía nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán chủ yếu là các nhà đầu tư nhỏ lẻ , thiếu nhà đầu tư lớn và chuyên nghiệp . Mặt khác kiến thức của nhà đầu tư về chứng khoán còn rất yếu kém, nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường theo phong trào và đa số nhà đầu tư theo quan điểm ngắn hạn chờ giá lên để hưởng chênh lệch giá, chỉ có số ít nhà đầu tư tham gia với quan điểm dài hạn. Do vậy mà thị trường chứng khoán Việt Nam mang tính đầu cơ rất cao và rất dễ biến động ồ ạt theo xu hướng bất lợi, gây tác động xấu đến thị trường. Về mặt quản lý thị trường, nước ta mới áp dụng thị trường chứng khoán nên sự hiểu biết cũng như kinh nghiệm của cơ quan quản lý còn thấp kém, chưa có một bộ luật riêng về thị trường chứng khoán còn các pháp lệnh nghị định thông tư còn chưa nhất quán, hợp lý khiến cho vấn đề quản lý thị trường gặp nhiều khó khăn . Nhưng nước ta đang từng bước khắc phục những khó khăn để phát triển hoàn thiện thị trường chứng khoán . 2.2 ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Như đã phân tích ở phần trước chứng khoán phái sinh rất đa năng. Nó cũng có thể giúp ổn định thị trường bằng cách bảo vệ nhà nhà đầu tư và sinh lời nhưng nó cũng có thể là tác nhân gây lên sự biến động lớn cho thị trường, đặc biệt là nạn đầu cơ. Bất kỳ thị trường chứng khoán nào cũng rất lo ngại trước hoạt động đầu cơ, nhất là những thị trường mới nổi như thị trường chứng khoán Việt Nam. Với cơ chế báo giá một giá hay ba giá thì việc lũng đoạn thị trường, điều khiển thị trường bằng hợp đồng tương lai hay hợp đồng quyền chọn là không có gì khó khăn, giá cả trên thị trường sẽ biến động rất lớn. Mặt khác, để sử dụng được chứng khoán phái sinh một cách hiệu quả đòi hỏi nhà đầu tư phải có kiến thức chuyên môn về các chứng khoán phái sinh và khả năng phân tích biến động thị trường, Nhà đầu tư phải có vốn lớn có thể chấp nhận rủi ro cao. Như vậy nó đòi hỏi thị trường chứng khoán phải phát triển tức là hàng hoá trên thị trường phải phong phú đa dạng có khối lượng lớn, cơ chế vận hành hiện đại và có sự quản lý chặt chẽ hiệu quả, thông tin trên thị trường phải minh bạch chuẩn xác, nhà đầu tư trên thị trường chủ yếu phải nhà đầu tư lớn và chuyên nghiệp. Từ những điều kiện để có thể áp dụng chứng khoán phái sinh, đối chiếu với thị trường chứng khoán Việt Nam. Ta thấy rằng trong giai đoạn xây dựng thị trường , chúng ta không nên áp dụng chứng khoán phái sinh. Thị trường chứng khoán Việt Nam quy mô còn quá nhỏ bé, cơ chế vận hành điều hành còn chưa tốt, nhà đầu tư nhỏ lẻ chưa chuyên nghiệp. Tuy nhiên với sự cần thiết của thị trường chứng khoán, có thể khẳng định rằng thị trường chứng khoán Việt nam sẽ phát triển nhanh chóng và đạt được trình độ cao, khi đó chúng ta có thể áp dụng chứng khoán phái sinh vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Để chuẩn bị cho áp dụng thành công chúng ta phải cần phải đầu tư vào nghiên cứu về chứng khoán phái sinh và điều kiện áp dụng, và từng bước vận dụng chúng vào thị trường đi từ việc sử dụng các công cụ các công cụ chứng khoán phái sinh có khả năng hạn chế rủi ro là chủ yếu như chứng khế, chứng quyền rồi khi thị trường phát triển cao thì có thể sử dụng những chứng khoán có khả năng đầu cơ cao như hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn. Vấn đề này phụ thuộc vào thời gian, trình độ phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. LỜI KẾT LUẬN Thị trường chứng khoán là một bộ phận cấu thành nên thị trường tài chính, có chức năng điều hoà luân chuyển vố từ nơi thừa sang nơi thiếu, thị trường chứng khoán huy động vốn và đầu tư dài hạn có thể là vô hạn. Một thị trường chứng khoán phát triển, yêu cầu đầu tiên là hàng hoá trên thị trường phải phong phú đa dạng, khối lượng lớn nhiều chủng loại, bao gồm không chỉ cổ phiếu, trái phiếu mà phải có cả chứng khoán phái sinh. Chứng khoán phái sinh vừa là hàng hoá trên thị trường chứng khoán, lại vừa là phương thức để sử dụng phòng ngừa rủi ro hoặc được sử dụng để đầu cơ. Chứng khoán phái sinh rất đa năng nên nó tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển, sôi động, kích thích nhà đầu tư tham gia đầu tư cả vào các chứng khoán thông thường chư cổ phiếu, trái phiếu và cả công cụ dẫn xuất. Chính vì vậy mà để thị trường chứng khoán thực sự hoàn thành tốt vai trò của nó thì thị trường chứng khoán phải phát triển với hàng hoá phong phú đa dạng đủ chủng loại. Việt nam đang trong thời kỳ xây dựng cơ sở vật chất _ kỹ thuật cho xã hội chủ nghĩa bằng con đường công nghiệp hoá_hiện đại hoá nên đòi hỏi lượng vốn lớn . Đó là yêu cầu cũng là điều kiện thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Và đến một lúc nào đó thị trường chứng khoán Việt Nam có thể phát triển đạt được trình độ như các thị trường chứng khoán phát triển trên thế giới như thị trường chứng khoán Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Anh … và có thể vận dụng chứng khoán phái sinh. Chứng khoán phái sinh là những công cụ rất phức tạp và còn rất mới trên thị trường đối với thị trường, do đó đòi hỏi phải có sự nghiên cứu một cách cụ thể và rõ ràng hơn nữa trong các điều kiện cụ thể mới có thể áp dụng một cách hiệu quả. Đề tài này, do sự phức tạp của nó mới chỉ dừng lại ở phần tìm hiểu các lý thuyết cơ bản về chứng khoán phái sinh làm tiền đề cho sự nghiên cứu sâu hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Lý thuyết tài chính tiền tệ , Trường ĐH KTQD Giáo trình thị trường chứng khoán ,NXB Tài chính _2002 , Trường ĐH KTQD Phân tích thị trường tài chính Chứng khoán và phân tích đầu tư chứng khoán , NXB Thống kê , PTS- Lý Vinh Quang Thị trường tài chính , MINSKIN phân tích và phòng ngừa rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng , NXB Thống kê , Học Viện Ngân hàng . Các tạp chí : - Chứng khoán Việt Nam Số 7/2000 ; 11/2001 ; 4/2002 ; 8/2003 … Đầu tư chứng khoán Số 10/2001 ; 11/2001:……… Thị trường tài chính Tạp chí Ngân hàng 8. Một số tài liệu khác MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhả năng ứng dụng chứng khoán phái sinh vào thị trường chứng khoán Việt Nam.doc
Luận văn liên quan