LỜI NÓI ĐẦU
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ từ cuối năm 2007, lan rộng ra các nước Châu Âu và ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế toàn thế giới. Năm 2008 trôi qua với nhiều sự kiện kinh tế đáng chú ý, tiêu biểu nhất là nền kinh tế thế giới trải qua 3 cú sốc liên tiếp: khủng hoảng lương thực, khủng hoảng dầu mỏ và nổi bật là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tình hình phát triển kinh tế của thế giới gặp nhiều khó khăn và thử thách dưới những diễn biến phức tạp
và những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng. Bước sang năm 2009, cuộc khủng hoảng tài chính kéo theo suy thoái kinh tế làm cho nền kinh tế các nước càng trở nên trầm trọng. Vì vậy vấn đề về khủng hoảng tài chính toàn cầu đã và đang là đề tài thu hút được rất nhiều sự quan tâm, chú ý không chỉ của các chuyên gia kinh tế mà của mỗi cá nhân trên toàn thế giới bởi chúng ta là những người đang phải gánh chịu những hậu quả do khủng hoảng tài chính toàn cầu gây ra. Châu Âu là một khu vực quan trọng trên bản đồ kinh tế của thế giới với những nền kinh tế lớn như Đức, Anh, Pháp, đặc biệt là Liên minh Châu Âu. Năm 2007, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của toàn Châu Âu đạt 20.103 tỷ USD, chiếm 36% GDP của toàn thế giới. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra tác động mạnh mẽ đến mọi khía cạnh của nền kinh tế Châu Âu từ thị trường chứng khoán, hệ thống ngân hàng đến vấn đề tăng trưởng kinh tế. Để đối phó với tình hình đó Chính phủ, Ngân hàng Thương mại các nước và các tổ chức khác đã phải hết sức khẩn trương thực hiện các biện pháp can thiệp, giải cứu thị trường như liên tục giảm lãi suất, tung ra các gói giải pháp kích thích tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ tài chính nhằm đảm bảo lòng tin của công chúng, thị trường và đã đạt được những kết quả khả quan. Do đó, việc tìm hiểu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến nền kinh tế các nước Châu Âu là hết sức quan trọng. Bên cạnh đó các giải pháp đối phó với khủng hoảng kinh tế của các nước Châu Âu sẽ là những bài học quý báu cho nền kinh tế Việt Nam.
Nắm bắt được tầm quan trọng của vấn đề, tôi đã chọn đề tài khóa luận mang tên “Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và những ảnh hưởng tới kinh tế, thương mại các nước Châu Âu”.
Danh mục bảng và hình
Bảng 1. Diễn biến thị trường chứng khoán toàn cầu. 23
Bảng 2. Tốc độ tăng trưởng của toàn thế giới và các khu vực. 27
Bảng 3. Xuất khẩu thương mại dịch vụ toàn thế giới năm 2008. 32
Bảng 4. Thương mại dịch vụ toàn thế giới theo từng khu vực. 33
Bảng 5. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của EU, Mỹ và Nhật Bản. 40
Bảng 6. Sự thay đổi các chỉ số chứng khoán Châu Âu. 43
Bảng 7. Xuất nhập khẩu của EU trong 7 tháng đầu năm 2009. 46
Bảng 8. Chỉ số thu nhập từ ngành nông nghiệp trong EU-27 và EU-15. 59
Bảng 9. Nợ chính phủ của EU-27 và EA-16. 67
Hình 1. Sự suy giảm của thương mại thế giới trong cuộc khủng hoảng 2008-2009. 25
Hình 2. Sự tăng trưởng trong sản xuất công nghiệp. 29
Hình 3. Lượt khách du lịch quốc tế. 31
Hình 4. Thương mại quốc tế về hàng hóa năm 2005. 41
Hình 5. Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của EU, EA-16, Mỹ và Nhật Bản. 51
Hình 6. Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của các nước EU từ 2007 đến 2010. 53
Hình 7. Chỉ số tổng sản phẩm công nghiệp trong EU-27 và EA-16. 54
Hình 8. Sự thay đổi về doanh thu các lĩnh vực dịch vụ tháng 9-10/2008. 60
Hình 9. Sự thay đổi doanh thu trong ngành dịch vụ ở một số nước thành viên EU, tháng 11/2008. 61
Hình 10. Sự thay đổi việc làm trong EU 63
Hình 11. Nợ công của các nước thành viên EU 68
MỤC LỤC
Danh mục viết tắt iii
Danh mục bảng và hình. v
LỜI NÓI ĐẦU vi
Chương 1. Khái quát về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và những tác động chính đến nền kinh tế thế giới 1
1.1. Một số vấn đề về khủng hoảng tài chính. 1
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại về khủng hoảng tài chính. 1
1.1.2. Khủng hoảng tài chính dưới góc nhìn của học thuyết kinh tế của Keynes J.M . 5
1.2. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. 11
1.2.1. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. 11
1.2.2. Diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. 16
1.3. Những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 đến nền kinh tế thế giới 22
1.3.1. Tác động tới thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng. 22
1.3.2. Tác động tới thương mại quốc tế. 24
1.3.3. Tác động tới đầu tư quốc tế. 26
1.3.4. Tác động tới tăng trưởng. 27
1.3.5. Tác động tới cơ cấu ngành. 29
1.3.6. Tác động tới các khoản nợ quốc gia. 36
Chương 2. Nền kinh tế các nước Châu Âu dưới tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. 38
2.1. Bối cảnh nền kinh tế các nước Liên minh Châu Âu - EU trước khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. 38
2.1.1. Khái quát chung về lịch sử hình thành và các nước thành viên. 38
2.1.2. Tình hình kinh tế EU trước khủng hoảng 2008. 39
2.2. Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu tới kinh tế, thương mại các nước EU 41
2.2.1. Tác động tới thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng. 41
2.2.2. Tác động tới thương mại quốc tế. 45
2.2.3. Tác động tới đầu tư quốc tế. 47
2.2.4. Tác động tới tăng trưởng kinh tế. 50
2.2.5. Tác động tới cơ cấu ngành. 54
2.2.6. Tác động tới vấn đề việc làm và thất nghiệp. 62
2.2.7. Tác động tới các khoản nợ quốc gia. 67
Chương 3. Các chính sách đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu của các nước Châu Âu và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 73
3.1. Các biện pháp của các nước EU đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu 73
3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 83
KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
103 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7823 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và những ảnh hưởng tới kinh tế, thương mại các nước Châu Âu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủ Hy Lạp đã vấp phải sự phản đối của người dân, khiến hàng chục nghìn người xuống đường biểu tình. Tuy nhiên, theo tính toán của EU, các biện pháp trên chỉ giúp Hy Lạp giảm một nửa thâm hụt ngân sách. Vì vậy, Hy Lạp đã phải phát hành trái phiếu thời hạn mười năm và thu được 7 tỷ Euro. Ðây là lần thứ hai từ đầu năm 2010, Hy Lạp phát hành trái phiếu trong khu vực đồng Euro. Ðợt phát hành trái phiếu thứ nhất cuối tháng 1, với thời hạn 5 năm, thu về tám tỷ Euro (Lam Hồng 2010).
Nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại rằng vấn đề khủng hoảng nợ của Hy Lạp đang biến kinh tế nhiều nước thành quân cờ domino có thể đổ rạp bất cứ lúc nào. Con bệnh Hy Lạp đang đẩy Châu Âu đến thảm họa tài chính lớn nhất trong lịch sử 11 năm của khối này. Hiện 20/27 nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU) đang phải chịu thâm hụt ngân sách để có tiền cứu kinh tế khỏi suy thoái, mức trung bình năm 2010 được dự đoán vào khoảng 7,5%. Ba năm trước, mức thâm hụt chỉ khoảng 0,8% GDP và thâm hụt ngân sách trong nhóm nước thuộc khu vực cho phép chỉ là 3%. Vì thế, cả Châu Âu đang tìm mọi cách cứu nền kinh tế Hy Lạp. Trong các cuộc tiếp xúc, lãnh đạo các nước Luxembourg, Ðức, Pháp và Mỹ đều ngỏ ý có thể giúp đỡ Hy Lạp. Bên cạnh đó, Ngân hàng đầu tư Châu Âu (EIB) tuyên bố sẵn sàng bổ sung hỗ trợ tài chính giúp Hy Lạp vượt qua cuộc khủng hoảng. Năm 2009, EIB đã cho Hy Lạp vay 1,6 tỷ Euro. EU cũng cam kết hỗ trợ Hy Lạp, sau khi Athens đã cắt giảm chi tiêu hiệu quả và đạt mục tiêu giảm mức thâm hụt xuống còn 8,7% trong năm nay. EU đang có kế hoạch thành lập một định chế tài chính của khu vực Eurozone, theo mô hình IMF, nhằm cứu trợ các nước thành viên rơi vào khủng hoảng tài chính, như Hy Lạp. Bỉ kêu gọi thành lập Cơ quan Nợ Châu Âu (EDA), nhằm quản lý các khoản nợ công của chính phủ các nước thành viên khu vực đồng Euro. Vào tháng 4/2010, IMF và EU đã đồng ý giúp đỡ Hy Lạp. Ông Jean-Claude Trichet, chủ tịch ECB, nhận định kế hoạch giảm thâm hụt ngân sách của Hy Lạp sẽ giúp khôi phục niềm tin và đảm bảo ổn định tài chính trong khu vực Eurozone. Bộ trưởng Tài chính nhóm nước châu Âu thống nhất về kế hoạch 110 tỷ Euro tương đương 146 tỷ USD dành cho Hy Lạp để ngăn khả năng vỡ nợ và việc khủng hoảng tại nước này sẽ có thể ảnh hưởng xấu đến đồng Euro cũng như lan rộng trong khu vực đồng tiền chung châu Âu. Trong đó, Đức sẽ cung cấp 28% số tiền trên. Nhóm 16 nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ đóng góp 80 tỷ Euro và Quỹ tiền tệ quốc tế sẽ đóng phần còn lại. Lãnh đạo các nền kinh tế châu Âu sẽ nhóm họp vào ngày 07/05 để tiếp tục bàn về hướng thông qua gói giải cứu với điều kiện Hy Lạp đồng ý thắt chặt ngân sách ở mức độ tương đương 13% GDP. Hy Lạp sẽ giảm lương và không trả lương hưu và đóng băng lương thưởng trong 3 năm, ngoài ra tăng thuế doanh thu lên mức 23% từ mức 21% và Hy Lạp sẽ nhận được khoản tiền đầu tiên trước thời điểm ngày 19/05/2010 khi Hy Lạp thanh toán khoản tiền nợ trái phiếu (Lam Hồng 2010).
Bên cạnh đó, nhiều nhà phân tích cho rằng, sau Hy Lạp, quốc gia có khả năng “lâm nạn” cao nhất là Tây Ban Nha, đất nước đang chìm sâu trong suy thoái. Với tỷ lệ thất nghiệp lên tới 20%, thâm hụt ngân sách trên 10% GDP, và nền kinh tế có thể suy giảm 0,4% trong năm 2010, Madrid sẽ dễ dàng bị đẩy vào chân tường nếu các nhà đầu tư lạnh nhạt trước những đợt phát hành trái phiếu trị giá 85 tỷ Euro của nước này trong năm nay. Quốc gia láng giềng của Tây Ban Nha là Bồ Đào Nha cũng là một mắt xích dễ đứt. Với thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại cùng cao, cộng với tỷ lệ tiết kiệm nội địa thấp, Bồ Đào Nha đã đặt số phận của họ vào tay các nhà đầu tư nước ngoài. Cũng như ở Hy Lạp, ý chí chính trị đối với việc cắt giảm chi tiêu công hay tăng thuế ở Bồ Đào Nha là rất thấp. Bên cạnh đó, Italy cũng bị xem là một “chúa chổm” nữa ở Châu Âu, với khoản nợ trên 2.000 tỷ USD. Tuy nhiên, nước này được đánh giá cao hơn Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha vì nền kinh tế được dự báo tăng trưởng 0,9% trong năm 2009 và 1% trong năm 2010. Trong số bốn nước Châu Âu bị các quỹ đầu cơ đặt vào tầm ngắm, thì Ireland được xem là nước “khỏe” nhất. Với những biện pháp thắt chặt chi tiêu và tăng thuế ngặt nghèo, Chính phủ Ireland đã huy động được 19 tỷ Euro trong năm 2009 từ thị trường trái phiếu (Lam Hồng 2010).
Những dự báo đáng báo động này đặt các nhà hoạch định chính sách tài chính của EU nói chung và của từng quốc gia nói riêng vào thế gọng kìm khó xử lý. Trong ngắn hạn, hoạt động vay nợ của chính phủ là một liều thuốc cần thiết để chống suy thoái. Nếu không giải cứu các ngân hàng, sự đổ vỡ trong ngành tài chính sẽ trở thành thảm họa. Nếu không kích thích kinh tế, suy thoái toàn cầu sẽ nhấn kinh tế thế giới chìm sâu hơn, trong một thời gian kéo dài hơn, và như thế nền tài chính công càng ở thế rủi ro. Tuy nhiên, xét trong dài hạn, việc mạnh tay vay nợ của ngày hôm nay là không bền vững. Cơn khát vốn của các chính phủ rốt cuộc sẽ đè bẹp hoạt động đầu tư công và làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đáng ngại hơn, quy mô vay nợ có thể đẩy lên mức mà khiến các chính phủ vào tình trạng vỡ nợ, hoặc buộc phải cắt giảm chi phí đi vay thực tế thông qua con đường in thêm tiền, qua đó gây lạm phát. Những lo ngại về nguy cơ vỡ nợ chính phủ thời gian qua đã đổ dồn về những quốc gia bị xem là yếu hơn trong khu vực Eurozone, do ở những nước này, việc sử dụng đồng tiền chung đã loại bỏ lựa chọn in tiền đơn phương (Lam Hồng 2010).
Các chính sách đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu của các nước Châu Âu và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Các biện pháp của các nước EU đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu
Cuộc đại khủng hoảng hiện nay đang tiếp tục tác động mạnh mẽ tới hầu hết các nước trên thế giới, cũng như Liên minh Châu Âu. Trong thời gian qua, nền kinh tế EU nói chung và nền kinh tế các nước thành viên nói riêng chao đảo vì cuộc khủng hoảng. Để đối phó với tình hình khó khăn này, chính phủ các nước Châu Âu cũng như chính phủ của các nước trên toàn thế giới đã có rất nhiều nỗ lực, dùng mọi biện pháp để qua khỏi giai đoạn trầm trọng nhất và hạn chế những tác động tiêu cực đến từ cuộc khủng hoảng đến nền kinh tế, tuy nhiên, đó chỉ là những hành động đơn lẻ. Để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính trên quy mô khu vực, cần thiết phải có sự phối hợp chính sách tiền tệ - tài chính trên bình diện EU. Những nỗ lực phối hợp đã được thử nghiệm trong thời gian gần đây, kết quả là, ngày 26/11/2008, chính phủ các nước Châu Âu đã đạt được sự phối hợp này, thông qua việc đề ra được “Chương trình phát triển Châu Âu” (Nguyễn Thanh Đức 2009 & EC 2009d). “Chương trình phát triển Châu Âu” là một tập hợp các biện pháp nhằm phục hồi và phát triển nền kinh tế Châu Âu trong đó có lĩnh vực ngân hàng – tài chính. Khi thị trường tài chính được phục hồi, nền kinh tế các nước sẽ dễ dàng thoát khỏi tình trạng suy thoái kinh tế như hiện nay. Kế hoạch cứu trợ ngành ngân hàng – tài chính trong “Chương trình phát triển Châu Âu” là một giải pháp hệ thống, được xây dựng để ứng phó với những hậu quả trước mắt, đồng thời về lâu dài chữa trị những nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng tài chính. Chỉ có một tổng thể các biện pháp như vậy mới có khả năng tái lập lại sự vận hành bình thường của hệ thống tài chính và nền kinh tế Châu Âu. Nội dung của Kế hoạch Cứu trợ ngành ngân hàng – tài chính trong “Chương trình phát triển Châu Âu” bao gồm những điểm cơ bản sau:
Thứ nhất là nhóm các giải pháp ngắn hạn. Các biện pháp cần làm ngay là ngăn chặn nguy cơ phá sản của các ngân hàng và tập đoàn tài chính, các tổ chức hiện đang nắm giữ các vị trí quan trọng trong Châu Âu. Nhóm các biện pháp này nhằm những mục tiêu sau:
Ổn định hệ thống ngân hàng và thông qua đó ổn định lòng tin của dân chúng, tránh không để xảy ra hiện tượng rút tiền mặt ồ ạt ra khỏi các ngân hàng. Các biện pháp cụ thể là: i) trấn an những người gửi tiền về sự an toàn của tài sản ngân hàng bằng việc tăng mức bảo lãnh tiền gửi ở nhiều ngân hàng; ii) cung cấp tiền cho các ngân hàng và thiết chế tài chính để đổi lại sự đảm bảo vững chắc.
Xóa sạch nguyên nhân sâu xa gây nên khủng hoảng, tức là thành lập các tổ chức nhà nước mua lại các cổ phiếu mất giá, giữ chúng lại cho tới khi chúng đủ sức đứng vững trên thị trường.
Tái vốn hóa hệ thống tài chính. Tình trạng thiếu vốn là vấn đề trung tâm của cuộc khủng hoảng ngân hàng – tài chính hiện nay. Tái vốn hóa (hay cung cấp vốn) là biện pháp cấp bách nhằm làm cho các ngân hàng phục hồi lại nhanh chóng chức năng cho vay của mình và có khả năng giảm lãi suất cho vay, qua đó kích thích cầu đầu tư và một phần nào cầu tiêu dùng. Để thực hiện mục đích này, đòi hỏi sự trợ giúp về tiền, không chỉ của chính phủ các nước thành viên mà cả các chính phủ Châu Âu.
Để thực hiện mục đích cung cấp tiền cho hệ thống tài chính, cần sự trợ giúp cả của nhà nước và tư nhân. Kế hoạch bơm 200 tỷ Euro của các chính phủ Châu Âu vào hệ thống ngân hàng được coi là sự trợ giúp tiền từ phía nhà nước. Bên cạnh đó, các giải pháp huy động vốn từ phía tư nhân cũng được đặc biệt chú ý. EIB và Ngân hàng Tái thiết và phát triển Châu Âu (EBWE), sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc huy động vốn của khu vực tư nhân nhằm cứu trợ các ngân hàng. Các ngân hàng này, thông qua các dịch vụ của chúng như: cho vay, cùng đầu tư, bảo hiểm và trợ giúp tài chính trên cơ sở phân bố rủi ro, v.v… sẽ cung cấp thêm nguồn vốn bổ sung cho các ngân hàng trong 2, 3 năm tới. Vì vậy, các ngân hàng này sẽ phải tăng cường vốn của mình, ví dụ như EIB cần tăng vốn thêm khoảng 60 tỷ Euro trong 2 năm tới.
ECB cần có sự điều chỉnh nhất định trong chính sách tiền tệ. ECB cần giảm lãi suất hơn nữa, điều đó có ý nghĩa lớn trong việc ổn định thị trường tài chính tiền tệ, bởi vì các NHTM có thể vay được tiền với lãi suất thấp hơn, nâng cao đáng kể tính thanh khoản của mình.
Thứ hai là nhóm các giải pháp dài hạn. Các biện pháp có tính chất dài hơi được đặt ra nhằm ngăn chặn và phòng ngừa những rủi ro tiềm tàng. Mục tiêu của nhóm giải pháp này là:
Duy trị sự ổn định dài hạn cho khu vực tài chính công nhằm kích cầu về lâu dài. Phấn đấu cân bằng và thặng dư ngân sách nhưng không được phép buộc người dân đóng thuế thêm.
Tăng cường sự điều tiết của nhà nước đối với toàn bộ hệ thống tài chính. Cụ thể là, điều tiết và giám sát đối với mọi cơ sở, mọi sản phẩm, mọi dịch vụ và mọi thị trường tài chính.
Các cơ sở phải tôn trọng những quy định bắt buộc về nguồn vốn sạch để tránh rủi ro.
Cải tiến các quy tắc đánh giá rủi ro, nguyên tắc kiểm toán và các biện pháp tăng cường tính minh bạch.
Tổ chức lại tiền lương và tiền thưởng cho các vị lãnh đạo ngân hàng một cách linh hoạt gắn với lãi và lỗ của ngân hàng, đảm bảo cho mức lương này không quá cao có thể tạo ra bong bóng đầu cơ trong giai đoạn tăng trưởng và làm cho khủng hoảng tồi tệ hơn trong giai đoạn suy thoái.
Xây dựng hệ thống giám sát kết hợp, tức là hệ thống giám sát không chỉ riêng cho ngân hàng, mà là hệ thống giám sát chung cho lĩnh vực ngân hàng – tài chính – chứng khoán – bảo hiểm.
Xây dựng hệ thống giám sát không chỉ trong nội bộ quốc gia, mà phải là hệ thống giám sát liên quốc gia.
Đẩy mạnh cải cách ngân hàng, tăng cường tính cạnh tranh của chúng.
Thứ ba là nhóm các giải pháp quốc tế. Trước thềm Hội nghị G20 diễn ra tại London tháng 4/2009, các nhà lãnh đạo Châu Âu đã nhóm họp tại Brussel, thống nhất những kiến nghị của mình nhằm kiến tạo lại thị trường tài chính toàn cầu. Mục đích của nhóm giải pháp này bao gồm:
Tăng cường vai trò then chốt của IMF trong việc điều hành và giám sát hệ thống tài chính toàn cầu. Thông điệp của các nhà lãnh đạo Châu Âu là: “Các công cụ của IMF sẽ được hiện đại hóa để tạo điều kiện phòng ngừa khủng hoảng và các nguồn lực của IMF sẽ được gia tăng để có thể giúp các nước bị tác động của khủng hoảng”.
Điều tiết toàn bộ các lĩnh vực của hệ thống tài chính. Các nhà lãnh đạo Châu Âu đã nhất trí là: “Mọi cơ sở tài chính, mọi lĩnh vực thị trường và phạm vi quyền lực pháp lý đều phải có sự điều hành, ít nhất là sự có giám sát đầy đủ”.
Gia tăng tính minh bạch và kiểm soát tiền lương. Các nhà lãnh đạo Châu Âu cho rằng: “Tính minh bạch của các cơ sở tài chính phải được đảm bảo bằng cách phối hợp hệ thống thông tin toàn diện hơn nữa”. Giới lãnh đạo Châu Âu cũng đặt ra mục tiêu giới hạn các khoản tiền thưởng khổng lồ cho các chủ ngân hàng và các thương gia.
Kiểm soát rủi ro tốt hơn và thực hiện hệ thống cảnh báo sớm. Các nhà lãnh đạo Châu Âu kiến nghị nên thành lập các nhóm giám sát giữa các quốc gia để tăng cường giám sát trên quy mô quốc tế và hình thành “hệ thống cảnh báo sớm” để xác định những rủi ro gia tăng hoặc việc hình thành những “bong bóng”.
Bên cạnh đó, dựa trên những nhóm giải pháp và những mục tiêu mà “Chương trình phát triển Châu Âu”, hiện nay, toàn EU nói chung cũng như từng quốc gia thành viên trong liên minh nói riêng đã có thời gian để tiếp tục “đặc trị” khu vực tài chính ngân hàng với những giải pháp cụ thể bao gồm tăng hỗ trợ vốn và bảo lãnh cho các ngân hàng, đồng thời tăng cường kiểm tra giám sát các hoạt động tài chính, tiếp tục thực hiện các giải pháp phục hồi như lưu thông tín dụng, tăng cường đầu tư cho nền kinh tế thực, kích cầu và thúc đẩy thương mại. Một số giải pháp chính mà EU và các nước thành viên áp dụng để đối phó với khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế trong thời gian qua là:
Thứ nhất là biện pháp tăng cường nguồn vốn cho các ngân hàng, hạ thấp lãi suất cơ bản, hỗ trợ các doanh nghiệp. Giữa quí II/2009, EC đưa ra tuyên bố cam kết hỗ trợ 3 ngàn tỷ Euro nhằm củng cố hệ thống ngân hàng EU, trong đó 2,3 ngàn tỷ Euro cho sơ đồ đảm bảo tài chính, 300 tỷ cho sơ đồ tái cấp vốn và khoảng 400 tỷ Euro cho các chương trình cứu trợ và tái cơ cấu.
Chính sách hạ lãi suất của ECB cũng được áp dụng. Cũng như các nước khác, sử dụng hạ lãi suất cơ bản của các NHTW là một trong những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro cho hệ thống tài chính – ngân hàng. EU cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Lãi suất cơ bản hạ dần từ mức 2,5% năm 2008 xuống 1,25% đầu năm 2009 và xuống 1% từ giữa tháng 5/2009 - mức thấp nhất từ trước đến nay và hiện vẫn đang được duy trì. Tuy nhiên, tuy hệ thống ngân hàng EU đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và mức lãi suất đã được giảm xuống thấp nhưng song dòng chảy tín dụng vẫn yếu. Vì vậy, ECB tìm kiếm các biện pháp mới nhằm thúc đẩy hoạt động tín dụng trong khu vực Eurozone. ECB cũng chỉ ra những dấu hiệu cho thấy suy thoái kinh tế ở khu vực Eurozone có thể qua đáy, mặc dù EC vẫn dự báo nền kinh tế khu vực này sẽ giảm 1,9% trong năm nay. Vấn đề gai góc còn lại hiện nay chính là tăng trưởng tín dụng, mà các số liệu của ECB cho thấy vẫn rất chậm trong tháng 5/2009. ECB thông báo kế hoạch mua 85 tỷ USD trái phiếu có đảm bảo, nhằm hỗ trợ sự hồi phục cung tiền mặt ở các thị trường Pháp, Đức và Tây Ban Nha, những nước hiện đang nắm giữ một lượng lớn loại trái phiếu này. Ưu tiên hiện nay của ECB là giữ tỷ lệ lạm phát dưới 2% song lại phải đối mặt với nguy cơ giảm giá – động thái có thể dẫn tới giảm phát, làm hạn chế các hoạt động kinh tế. Nhà phân tích thị trường Howara Archer – IHS Global Insight cho rằng, việc các điều kiện tín dụng vẫn chưa được nới lỏng chính là khó khăn hàng đầu của giới doanh nghiệp và nhà đầu tư, ảnh hưởng lớn đến triển vọng phục hổi ở khu vực Eurozone và làm tăng sức ép đối với ECB trong việc áp dụng các biện pháp phi chuẩn.
Bên cạnh đó, Hội đồng Châu Âu cũng thông qua một quy định nâng trần cho vay hỗ trợ của Liên minh cho các nước không thuộc khu vực Eurozone gặp khó khăn về tài chính, từ 25 tỷ Euro lên 50 tỷ Euro, giúp các nước thành viên đối phó với khủng hoảng.
Thứ hai là sử dụng các gói kích thích kinh tế, đồng thời đưa ra các chính sách kiểm soát các khoản hỗ trợ tài chính, tránh sự bóp méo cạnh tranh ở EU. Cho đến thời điểm trước Hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra tại Brussel vào 2 ngày 18 – 19/6/2009, chính phủ 27 nước thành viên EU đã thông qua gói tài chính 3,77 nghìn tỷ Euro (tương đương 5,3 nghìn USD) nhằm giúp cho hệ thống ngân hàng vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Trong đó, 11,4 tỷ Euro bơm vốn trực tiếp; 2,92 tỷ Euro bảo lãnh các tài sản xấu; 505,5 tỷ hỗ trợ thanh toán. Danh sách các nước theo thứ tự: Anh xếp vị trí đầu tiên với 781,2 tỷ Euro; Đan Mạch 593,9 tỷ; Đức 554,2 tỷ; Ireland 384,5 tỷ; Pháp 350,1 tỷ; Bỉ 264,5 tỷ; Hà Lan 246,1 tỷ; Áo 165 tỷ; Thụy Điển 142 tỷ và Tây Ban Nha 130 tỷ Euro. Đồng thời EC đã đưa ra hơn 50 quyết định, phê chuẩn 25 biện pháp mang tính quốc gia ở 10 nước thành viên nhằm mục đích ổn định tập đoàn và việc làm trong bối cảnh kinh tế thực tế (EC 2008a). Như vậy, EU một mặt giúp đỡ hệ thống ngân hàng thông qua các gói kích thích, mặt khác đồng thời ban hàng chính sách kiểm soát trợ cấp nhà nước trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, mục tiêu của EU đưa ra là ổn định tài chính, đảm bảo các khoản vay tới được nơi thực sự cần và ngăn chặn, giải quyết được khủng khoản; mặt khác đảm bảo các khoản trợ cấp không bóp méo cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính tiền tệ giữa các nước thành viên EU. Việc trợ cấp nhà nước không làm tổn hại lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng với các quốc gia khác trong Khối, tức là đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa các nước thành viên trong Khối; cơ chế hỗ trợ vốn phải được đưa ra “cơ hội” cho tất cả các ngân hàng EU mà không có những điều kiện phân biệt đối xử giữa các ngân hàng, nghĩa là đảm bảo cạnh tranh giữa các ngân hàng trong Liên minh; cơ chế hỗ trợ cần phải đảm bảo hệ thống ngân hàng trở về chức năng thị trường thông thường, tức là các khoản trợ cấp nhà nước không gây ảnh hưởng tới chức năng cơ bản của ngân hàng. Việc EU ban hành chính sách kiểm soát hỗ trợ nhà nước nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay đã góp phần làm thị trường tài chính của EU hoạt động ổn định và hiệu quả, tránh sự sụp đổ, gây tổn thất cho sự phát triển kinh tế của EU nói riêng và gây những “hiệu ứng” xấu đối với hệ thống tài chính toàn cầu nói chung.
Bên cạnh đó với vấn đề nợ quá lớn của Hy Lạp, ngày 25/3/2010 vừa qua, trong phiên họp những người đứng đầu các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU), 16 nước EU đã thông qua kế hoạch cứu trợ tài chính khẩn cấp cho nền kinh tế Hy Lạp do Đức và Pháp đưa ra. 2/3 khoản tiền cứu trợ trị giá từ 20 - 30 triệu Euro sẽ được trích từ ngân sách của các nước EU, 1/3 còn lại từ IMF. Quyết định về việc cứu trợ tài chính Hy Lạp cần phải được tất cả 27 nước thành viên EU thông qua và mỗi nước sẽ tự xác định khoản đóng góp của mình trong gói cứu trợ này. Gói cứu trợ này sẽ chỉ được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, theo yêu cầu trực tiếp từ Hy Lạp và sau khi được tất cả các thành viên EU thông qua. Cơ chế cứu trợ tài chính cũng sẽ được áp dụng đối với bất kỳ nước thành viên nào của EU.
Tính trong từng quốc gia thành viên, các chính phủ cũng mạnh tay và nhanh nhạy khi chi cho những gói cứu trợ kịp thời cho nền kinh tế trong nước. Tiêu biểu như hai gói cứu trợ của Anh và Tây Ban Nha.
Tháng 10/2008, Chính phủ Anh mua lại lượng cổ phiếu ưu đãi trị giá tới 50 tỷ bảng (tương đương 87 tỷ USD) của nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng nhà ở. Trong đó 25 tỷ sẽ được sử dụng ngay lập tức, còn 25 tỷ sẽ được giữ ở trạng thái có thể bất kỳ sử dụng vào thời điểm nào. Số tiền đầu tư vào mỗi ngân hàng sẽ khác nhau và phụ thuộc vào một số yếu tố như cổ tức, lương lãnh đạo của các ngân hàng. Chính phủ Anh cũng yêu cầu các ngân hàng được rót vốn phải cho các doanh nghiệp nhỏ và người sở hữu nhà được vay tiền. Hiện đã có 8 ngân hàng và tổ chức tín dụng nhà ở của Anh khẳng định họ sẽ tham gia vào chương trình này là Abbey, Barclays, HBOS, HSBC, Lloyds TSB, Nationwide Building Society, RBS và Standard Chartered. Bộ Tài chính Anh cho biết, các ngân hàng và tổ chức tín dụng nhà ở khác có thể tiếp tục nộp đơn xin tham gia vào chương trình này. Bên cạnh đó, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) sẽ tiến hành một chương trình thanh khoản đặc biệt trị giá ít nhất 200 tỷ USD nhằm cho vay ngắn hạn các ngân hàng của nước này. Đồng thời, Chính phủ cũng sẽ cung cấp một khoản đảm bảo trị giá 250 tỷ bảng để giúp các ngân hàng quay vòng nợ. Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh Alistair Darling tuyên bố, các bước tiến nhằm quốc hữu hóa một phần hệ thống ngân hàng này nhằm “giúp các ngân hàng trở lại với chức năng cơ bản của mình là cung cấp tiền mặt cho các gia đình và doanh nghiệp”. Đến tháng 12/2008, Chính phủ Anh lại tiếp tục thông báo gói cứu trợ kinh tế 24 tỷ Euro, đồng thời quyết định, từ tháng 12 năm nay đến cuối năm 2009, thuế giá trị gia tăng sẽ giảm từ 17,5% xuống 15%, trừ các mặt hàng rượu, thuốc lá và xăng dầu, để khuyến khích tiêu dùng trong nước.
Tây Ban Nha cũng công bố một chương trình giải cứu trị giá 50 tỷ Euro, dành cho ngành ngân hàng. Theo kế hoạch này, Chính phủ Tây Ban Nha sẽ mua vào các tài sản có chất lượng cao trong các ngân hàng nước này. Như vậy, Tây Ban Nha là nước đầu tiên ở Châu Âu áp dụng biện pháp giải cứu ngành ngân giống như ở Mỹ. Sau đó, vào cuối năm 2008, Chính phủ Tây Ban Nha lại tung ra gói cứu trợ 11 tỷ Euro, chiếm khoảng 1,5% GDP. Trong đó, 8 tỷ Euro nhằm tạo ra 300.000 việc làm mới trong năm 2009, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng và dịch vụ công cộng; 800 triệu Euro hỗ trợ ngành công nghiệp chế tạo xe hơi; 600 triệu Euro cho lĩnh vực môi trường.
Các nước khác như Pháp, Đức và Italy cũng có những gói kích thích kinh tế tương đối lớn. Tháng 12/2008, Pháp chi gói kích thích 26 tỷ để tăng đầu tư, một số quan chức chính phủ cho biết, gói kích thích này trị giá bằng 1,3% GDP của nước này. Trong bài phát biểu ở miền Bắc nước Pháp, ông Sarkozy cho biết: “Phương án của chúng ta cho khủng hoảng là đầu tư bởi đây là con đường tốt nhất để ủng hộ tăng trưởng và hỗ trợ lĩnh vực việc làm. Đây cũng là biện pháp duy nhất để chuẩn bị cho công ăn việc làm trong tương lai”. Kế hoạch của Pháp sẽ chi 10,5 tỷ Euro cho cơ sở hạ tầng, nghiên cứu và ủng hộ chính quyền địa phương. Gói cứu trợ này sẽ chi 4 tỷ Euro đầu tư cho đường sắt, năng lượng và lĩnh vực bưu chính. Một khoản tiền 4 tỷ Euro nữa cũng được chi cho lĩnh vực giáo dục cao hơn và các ngành công nghiệp quốc phòng. Bên cạnh gói kích thích 26 tỷ Euro, chính phủ Pháp cũng hứa sẽ chi 11,5 tỷ Euro cho đầu tư tín dụng và các khoản giảm thuế vào năm 2009. Đức ra kế hoạch chi một gói trị giá 31 tỷ Euro (tương đương với 1,25% GDP) nhưng không cắt giảm thuế để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Trong đó, tập trung vào việc khởi động lại thị trường xe hơi. Cụ thể, chính phủ nước này sẽ miễn thuế một năm đối với người mua xe mới, giảm mạnh mức thuế trong lĩnh vực thủ công nghiệp, tăng thêm 3 tỷ Euro hỗ trợ cải tạo nhà ở. Năm 2009 và 2010, chính phủ liên bang sẽ cấp 1 tỷ Euro mỗi năm cho xây dựng, hoàn thiện các tuyến đường thủy, đường bộ và đường xe lửa. Ngoài ra, tiền trợ cấp cho những người làm việc ít giờ sẽ kéo dài từ 12 lên 18 tháng. Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi công bố gói cứu trợ từ 4 đến 5 tỷ Euro, chiếm chưa tới 0,5% GDP, thấp hơn nhiều so với đề nghị của Ủy ban Châu Âu. Chính phủ nước này cũng thực hiện một loạt biện pháp như giảm thuế cho các doanh nghiệp và bơm tiền cho một số ngân hàng lâm vào tình trạng nguy cấp.
Như vậy, trong năm 2008, hai gói giải cứu ngành ngân hàng của Anh và Tây Ban Nha là hai kế hoạch hành động lớn nhất ở cấp quốc gia để chống khủng hoảng ở Châu Âu.
Thứ ba phải kể đến đó là các biện pháp giảm thuế, kích cầu tiêu dùng và đầu tư. Từ đầu tháng 3/2009, EU đã cho phép chính phủ các nước thành viên giảm thuế VAT đối với các lĩnh vực dịch vụ cần nhiều lao động nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo ra nhiều việc làm, hạn chế gia tăng thất nghiệp. Các quốc gia thành viên có thể áp dụng mức giảm linh hoạt từ 5-15% đối với các mặt hàng, dịch vụ được cho là “có ảnh hưởng tích cực nhất” đối với nền kinh tế và thời gian áp dụng cũng do các nước quyết định. Nhằm kích cầu đầu tư, EC cũng đưa ra các dự án đầu tư vào năng lượng mới, năng lượng chuyển đổi và gió trong chương trình Năng lượng phục hồi Châu Âu.
Thứ tư là các biện pháp nhằm nới lỏng các hoạt động trợ cấp của nhà nước đối với các doanh nghiệp. Để đảm bảo cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp của các nước thành viên trong thị trường thống nhất, việc trợ cấp, hỗ trợ nhà nước luôn được EC kiểm soát rất gắt gao. Tuy nhiên, trong điều kiện khủng hoảng, qui định này được nới lỏng theo yêu cầu của các nước thành viên nhằm trợ giúp các ngân hàng và cứu các doanh nghiệp gặp khó khăn. Hỗ trợ cho mỗi doanh nghiệp có thể lên đến 500 ngàn Euro được cấp năm 2009 và 2010 cho những doanh nghiệp thiếu vốn trong điều kiện tín dụng ngân hàng đang bị thiếu hụt.
Thứ năm là các biện pháp được áp dụng nhằm mục tiêu tăng cường sự linh hoạt của các thể chế. Các thể chế của EU cũng như Quốc hội đã đóng vai trò lớn hơn để phản ứng linh hoạt hơn chống khủng hoảng, đặc biệt là việc thông qua các luật mới. Liên minh đang hướng tới điều phối tốt hơn ở cấp độ EU, tăng cường vai trò của Quốc hội trong các vấn đề kinh tế và tài chính, tăng cường khả năng phân tích và dự báo, minh bạch hơn về mặt pháp lý nhằm ổn định tài chính tránh khủng hoảng sau này. Bên cạnh các biện pháp hỗ trợ ở cấp độ EU, các nước thành viên trong khối cũng thực hiện những biện pháp riêng của mình nhằm hạn chế tác động của khủng hoảng tài chính tới nền kinh tế quốc gia. Nhìn chung, đây là một loạt các biện pháp được gọi là “tự động ổn định” (tự động giảm thu thuế và tăng chi tiêu phúc lợi chính phủ trong điều kiện suy giảm kinh tế) cùng với các hoạt động tài khóa linh hoạt như tăng đầu tư công, giảm thuế và hỗ trợ cho thất nghiệp. Đương nhiên thời gian và mức độ các biện pháp kích cầu không giống nhau ở các nước thành viên, theo đánh giá của EC khoảng 1% GDP của cả khối trong giai đoạn 2009 – 2010 được sử dụng cho các giải pháp này. Khó có thể đánh giá chính xác tác động của các gói kích cầu do phải sử dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, trong những thời điểm khác nhau. Tuy nhiên có một nhân xét chung là các giải pháp này đã được điều phối tốt, kịp thời và đúng mục tiêu, đặc biệt là giải pháp kích cầu xe hơi của Đức và Pháp giúp ngăn chặn đà suy giảm trong quí II/2009. Trong cả gói kích cầu, thì kích cầu giảm thuế cho tiêu dùng chiếm 40%, giảm thuế cho doanh nghiệp 20%, đầu tư công 20%, đầu tư cơ sở hạ tầng 10%, hỗ trợ thị trường lao động là 10%.
Và cuối cùng, biện pháp thứ sáu được các nước Liên minh Châu Âu áp dụng đó là xây dựng cơ chế kiểm soát rủi ro tín dụng. Các nhà lãnh đạo 27 nước EU tại Hội nghị thượng đỉnh Brussel ngày 18-19/6/2009 đã nhất trí thành lập cơ quan kiểm soát tài chính, gồm Ủy ban Rủi ro hệ thống Châu Âu (European Systemic Risk Board), trực thuộc Ngân hàng chung Châu Âu – ECB, nhiệm vụ chính của Ủy ban này là: kiểm soát và đánh giá những rủi ro tiềm tàng đe dọa đến sự ổn định tài chính; đưa ra các cảnh báo đối với các nhà lập chính sách và giám sát; trường hợp cần thiết có thể đưa ra các khuyến nghị hoặc đưa ra các tư vấn, kể cả ra một “dự luật” nhằm đối phó với khủng hoảng, thực hiện kiểm soát theo yêu cầu của cảnh báo và khuyến nghị đã được đưa ra; hợp tác với IMF, hệ thống giám sát tài chính và các nước khác trên thế giới. Đồng thời, Hội đồng Châu Âu cũng nhất trí thành lập Hệ thống giám sát Tài chính Châu Âu (European System of Financial Supervisors) trên cơ sở ba cơ quan giám sát Châu Âu, cụ thể: Cơ quan giám sát Ngân hàng Châu Âu, cơ quan giám sát bảo hiểm và lương hưu ngành Châu Âu và cơ quan giám sát thị trường Châu Âu. Hệ thống giám sát tài chính có nhiệm vụ nâng cao khả năng giám sát hệ thống tài chính của các nước thành viên, tăng cường việc giám sát các định chế tài chính xuyên quốc gia và có thể ban hành các quy định giám sát chung áp dụng chung cho tất cả các thể chế tài chính ở EU, kể cả các tổ chức liên quan đến tín dụng. Hội đồng cũng đề nghị EC xem xét vai trò của Hệ thống giám sát Tài chính trong điều phối, giám sát quá trình xảy ra khủng hoảng, kể cả trách nhiệm của cơ quan giám sát các nước thành viên để góp phần ổn định và kiểm soát được tình hình khủng hoảng, xem xét kiểm tra trách nhiệm, vai trò của NHTW về vấn đề quy định gói cứu trợ khẩn cấp.
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 với sức công phá hết sức tinh vi, tác động đến hầu hết các hoạt động kinh tế trên toàn thế giới. Và nền kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng của cơn bão khủng hoảng này. Tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính đến Việt Nam.
Đứng trước cuộc đại khủng hoảng, một câu hỏi lớn được đặt ra là, thị trường cần đi theo mô hình nào? Thị trường tự do tự điều tiết hay mô hình thị trường tự do có điều tiết? Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 như một câu trả lời rõ ràng nhất cho câu hỏi này. Nó như khẳng định những ý tưởng “thị trường không thể hoàn toàn tự cân bằng”, “thị trường tự do không bị kiểm soát là một sai lầm”, “thị trường phải có sự can thiệp của nhà nước mới có thể hiệu quả” là hoàn toàn đúng, đặc biệt trong thị trường tài chính. Bản chất của thị trường tài chính là sự bất ổn định, đối với nó tính bất ổn là cố hữu, sự cân bằng chỉ là tạm thời. Vì vậy, thị trường tài chính không thể tự nó cân bằng được, muốn đạt được sự cân bằng thì cần thiết phải có sự can thiệp của nhà nước. Những nguyên lý này được bắt nguồn từ chủ nghĩa can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế trong Học thuyết kinh tế của Keynes và lý thuyết về sự bất ổn tài chính của Minskin. Ngày nay, nó được tiếp tục phát triển và áp dụng với các nhà lãnh đạo các nước Châu Âu, đặc biệt được thể hiện rõ qua những biện pháp Liên minh Châu Âu áp dụng để đối phó với khủng hoảng kinh tế. Qua đó, một số bài học kinh nghiệm quý báu có thể rút ra cho nền kinh tế Việt Nam trong việc đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng như khắc phục những hậu quả nặng nề của nó lên nền kinh tế và phòng ngừa những cuộc khủng hoảng tiếp theo có thể xảy ra trong tương lai.
Bài học thứ nhất là cần nhận thức được vai trò quan trong, không thể thiếu được của nhà nước trong việc quản lý nền kinh tế. Tuy Việt Nam vẫn là nước đang phát triển, nền kinh tế chưa phát triển cao độ như những nền kinh tế các nước EU. Song vấn đề điều tiết, quản lý thị trường vẫn cần thiết phải do nhà nước tiến hành. Các cuộc khủng hoảng kinh tế trong lịch sử cũng như Học thuyết kinh tế học của Keynes đã chứng minh rất rõ điều này. Nhà nước có vai trò không thể thiếu được và ngày càng to lớn trong cuộc chiến với các chấn động kinh tế chu kỳ hoặc bột phát, nhất là khủng hoảng tài chính - ngân hàng, dù nó xảy ra không trực tiếp từ sai lầm của chính phủ hoặc trong khu vực kinh tế nhà nước. Tránh để thị trường tự do theo kiểu của Mỹ. Tuy nhiên, ở Việt Nam, sự can thiệp này của Nhà nước cần phải tuân thủ các yêu cầu và lợi ích thị trường, không làm xấu đi sự ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm hài hòa các lợi ích, nhất là không đổ gánh nặng khủng hoảng lên người dân, người tiêu dùng. Đặc biệt, cần tăng cường sự điều tiết của nhà nước đối với toàn bộ hệ thống tài chính. Cụ thể là, điều tiết và giám sát đối với mọi cơ sở, mọi sản phẩm, mọi dịch vụ và mọi thị trường tài chính.
Bài học thứ hai là bài học dành về nhóm các biện pháp đặc trị cho khu vực ngân hàng – tài chính. Có thể nói thị trường tài chính được ví như xương sống của hệ thống tài chính, chi phối toàn bộ hoạt động của nền kinh tế hàng hóa. Thị trường tài chính phát triển góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Cuộc đại khủng hoảng 2008 đã làm thị trường tài chính thế giới lao đao, hàng loạt những ngân hàng lớn bị phá sản. Tuy thị trường tài chính cũng như hệ thống ngân hàng của Việt Nam không phát triển và có lượng vốn khổng lồ, dồi dào như của các nước EU, nhưng với những điểm tương đồng của thị trường tài chính và những quy luật vận động chung trong thị trường tài chính cũng như ngành ngân hàng, Việt Nam hoàn toàn có thể rút ra được nhiều bài học quý báu cho nước mình từ những giải pháp các nước EU đã và đang áp dụng để đặc trị cho khu vực ngân hàng – tài chính.
Đầu tiên phải kể đến là biện pháp tăng cường nguồn vốn cho các ngân hàng. Tình trạng thiếu vốn là vấn đề trung tâm của cuộc khủng hoảng ngân hàng – tài chính hiện nay. Việt Nam cũng đang ở trong tình trạng này. Vì vậy, để ổn định hệ thống ngân hàng và thông qua đó ổn định lòng tin của dân chúng, tránh không để xảy ra hiện tượng rút tiền mặt ồ ạt ra khỏi các ngân hàng – một trong những nguyên nhân có thể làm cho cuộc khủng hoảng càng thêm trầm trọng. Để thực hiện được mục đích cung cấp tiền cho hệ thống tài chính này Việt Nam cần có sự trợ giúp cả của nhà nước và tư nhân. Như kế hoạch bơm 200 tỷ Euro của các chính phủ Châu Âu vào hệ thống ngân hàng được coi là sự trợ giúp tiền từ phía nhà nước. Bên cạnh đó, các giải pháp huy động vốn từ phía tư nhân cũng được Việt Nam đặc biệt chú ý. Đặc biệt, trong biện pháp này thì vai trò của NHTW là vô cùng quan trọng. Thông qua các dịch vụ như cho vay, cùng đầu tư, bảo hiểm và trợ giúp tài chính trên cơ sở phân bố rủi ro, v.v… từ đó sẽ cung cấp thêm nguồn vốn bổ sung cho các ngân hàng.
Bên cạnh đó là biện pháp hạ thấp lãi suất cơ bản nhằm hạn chế rủi ro cho hệ thống tài chính – ngân hàng. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang tiếp tục duy trì lãi suất cơ bản đồng VND trong tháng 4/2010 ở mức 8%/năm. Mức lãi suất cơ bản này đã được áp dụng từ tháng 12/2009 tới nay. Theo đó NHTM chỉ được phép tối đa là áp mức trần khi cho vay là 150% x 8%=12%/năm, nhưng trên thực tế các NHTM đã huy động vốn đến hơn 11%/năm. Theo dự báo của HSBC, trong năm 2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ nâng lãi suất cơ bản lên mức cao nhất so với 16 nước khác thuộc khu vực. Tuy nhiên, các nhà phân tích kinh tế nhận định, mặc dù chính sách hỗ trợ lãi suất hiện hành đang tạo ra nhiều cơ may giúp các doanh nghiệp trụ vững, vượt qua khó khăn trước mắt, tuy nhiên nếu nguồn cung ứng vốn dần dần hạn chế thì mục tiêu hỗ trợ lãi suất sẽ không đạt yêu cầu đã đề ra. Chiều hướng này về lâu dài sẽ tác động tiêu cực đến lĩnh vực trực tiếp sản xuất, bộ phận “kinh tế thực” đang vật lộn với nhiều thử thách do ảnh hưởng suy giảm toàn cầu có nguy cơ đối diện với tình trạng khan hiếm vốn. Vì vậy, Việt Nam nên cân nhắc giữa các mục tiêu kinh tế khác như giảm mức lạm phát, củng cố sức mạnh cho Việt Nam Đồng mà có những chính sách hạ lãi suất cơ bản cho phù hợp.
Hơn nữa nhằm hạn chế rủi ro cho ngành tài chính ngân hàng thì Việt Nam cần cải tiến các quy tắc đánh giá rủi ro, nguyên tắc kiểm toán và các biện pháp tăng cường tính minh bạch. Bên cạnh đó Việt Nam nên xây dựng một cơ chế kiểm soát rủi ro cũng như xây dựng hệ thống giám sát kết hợp, tức là hệ thống giám sát không chỉ riêng cho ngân hàng và chỉ trong nội bộ quốc gia, mà là hệ thống giám sát chung cho lĩnh vực ngân hàng – tài chính – chứng khoán – bảo hiểm và là hệ thống giám sát liên quốc gia. Hệ thống này sẽ phân tích tình hình hiện tại, đánh giá những rủi ro tiềm tàng đe dọa đến sự ổn định tài chính và đưa ra những cảnh báo sớm giúp. Hệ thống này có thể được hoạt động và quản lý bằng 1 cơ quan riêng biệt cụ thể như Ủy ban Rủi ro hệ thống Châu Âu.
Bài học thứ ba là các biện pháp mà chính phủ cần áp dụng để thúc đẩy tăng trưởng, phục hồi và phát triển nền kinh tế. Các biện pháp này bao gồm: sử dụng các gói kích thích kinh tế, đồng thời đưa ra các chính sách kiểm soát các khoản hỗ trợ tài chính; giảm thuế, sử dụng các biện pháp để kích cầu đầu tư, đặc biệt là đầu tư công và đầu tư cho cơ sở hạ tầng.
Trước hết là sử dụng các gói kích thích kinh tế. Thực tế đã chứng minh, những gói kích thích kinh tế kịp thời và hiệu quả của EU nói chung cũng như của các nước thành viên nói riêng (tiêu biểu là gói kích cầu xe hơi của Đức) đã mang lại những dấu hiệu khả quan cho nền kinh tế. Việt Nam, tuy không phải chịu những ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu như các nước EU, song nền kinh tế Việt Nam vẫn phải chịu những tác động tiêu cực như: tăng trưởng kinh tế chậm lại, xuất khẩu giảm, dòng vốn FDI vào Việt Nam giảm, thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng do tâm lý và nguồn vốn tham gia, v.v…. Vì vậy việc sử dụng các gói kích thích kinh tế kịp thời sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế Việt Nam. Năm 2009, Việt Nam cũng tung ra hai gói kích thích kinh tế trong năm 2009. Gói kích thích kinh tế thứ nhất được Chính phủ công bố hôm 23/1/2009. Trong đó hỗ trợ lãi suất 4% đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng trong thời gian tối đa là 8 tháng, kết thúc vào ngày 31/12/2009. Vốn vay này nhằm giúp doanh nghiệp giảm giá thành sản phẩm, duy trì sản xuất kinh doanh, và tạo công ăn việc làm trong điều kiện nền kinh tế bị tác động bởi khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới. Đầu tháng 4/2009, chính phủ tung ra gói kích thích kinh tế thứ hai. Theo nội dung Quyết định 443 do Thủ tướng ban hanh và có hiệu lực ngày 4/4/2009, gói kích thích kinh tế này nhằm cung cấp bù lãi suất 4% cho doanh nghiệp, song hướng vào các nguồn vốn trung và dài hạn trong khoảng thời gian tối đa 24 tháng. Việc hỗ trợ lãi suất này được thực hiện từ ngày 1/4/ 2009 đến hết ngày 31/12/2011. Đối tượng áp dụng vẫn là các NHTM, ngân hàng phát triển Việt Nam, công ty tài chính thực hiện hỗ trợ lãi suất theo quy định của Thủ tướng trước đây về việc cho vay hỗ trợ lãi suất từ đầu tháng 1/2/2009 tới hết ngày 31/12/2009. Các khoản vay được hỗ trợ lãi suất là khoản vay trung, dài hạn ngân hàng bằng đồng Việt Nam theo hợp đồng tín dụng của các tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư mới để phát triển sản xuất kinh doanh, kết cấu hạ tầng ký kết trước và sau ngày 1/4/2009 mà thực tế giải ngân từ ngày 1/4/2009 được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về chế độ báo cáo thống kê thuộc các ngành, lĩnh vực kinh tế. Mức hỗ trợ lãi suất tiền vay là 4% một năm, tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế. Khi thu lãi tiền vay, các ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển Việt Nam, công ty tài chính giảm trừ số lãi tiền vay được hỗ trợ cho khách hàng vay. Các khoản vay được hỗ trợ lãi suất là khoản vay trung, dài hạn ngân hàng bằng đồng Việt Nam theo hợp đồng tín dụng của các tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư mới để phát triển sản xuất kinh doanh, kết cấu hạ tầng ký kết trước và sau ngày 1/4/2009 mà thực tế giải ngân từ ngày 1/4/2009 được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về chế độ báo cáo thống kê thuộc các ngành, lĩnh vực kinh tế. Mức hỗ trợ lãi suất tiền vay là 4% một năm, tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế. Khi thu lãi tiền vay, các ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển Việt Nam, công ty tài chính giảm trừ số lãi tiền vay được hỗ trợ cho khách hàng vay. Gói kích thích này cũng hướng tới khu vực nông nghiệp. Theo thông báo của chính phủ ngày 18/4 cho biết có hàng loạt những biện pháp kích thích khác nhắm vào khu vực kinh tế nông nghiệp, khu vực bị tổn thương nặng nề nhất bởi suy thoái toàn cầu. Chính sách mới bao gồm các khoản vay phi lãi suất để mua thiết bị nông nghiệp và vay hỗ trợ lãi suất cho phân bón và các đầu vào cho nông nghiệp khác. Khu vực nông nghiệp của Việt Nam tạo công ăn việc làm cho 2/3 dân số và góp phần khá lớn vào xuất khẩu. Tuy hiện nay gói kích cầu thứ hai của Việt Nam đã được dừng lại do chưa được Quốc Hội thông qua, nhưng những kết quả khả quan từ gói kích cầu thứ nhất cũng cần được Chính phủ cân nhắc để tung ra những gói kích thích kinh tế tiếp theo thật hợp lý. Bên cạnh đó, chính phủ cũng cần đưa ra những chính sách quản lý phù hợp tránh tác động trái chiều của các gói kinh tế trên.
Đồng thời Việt Nam cần áp dụng là giảm thuế, đặc biệt là đối với các lĩnh vực mang lại lợi ích lớn cho nền kinh tế và các lĩnh vực cần nhiều lao động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mang lại nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Mặt khác đối với các thuế VAT đối với các mặt hàng, dịch vụ có ảnh hưởng tích cực cho nền kinh tế cũng nên được giảm một cách hợp lý. Tuy điều này làm nguồn thu từ thuế của Nhà nước giảm, song sẽ tạo ra những tín hiệu tích cực kích thích sản xuất của các doanh nghiệp cũng như nền kinh tế phát triển.
Bên cạnh đó Việt Nam nên sử dụng các biện pháp nhằm kích cầu tiêu dùng và đầu tư, đặc biệt là đầu tư công, đầu tư cho cơ sở hạ tầng và thị trường lao động. Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, cầu tiêu dùng giảm sút tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam nên áp dụng những biện pháp nhằm kích cầu đầu tư, mở rộng sản xuất. Bên cạnh đó, trong giai đoạn các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới cũng đều đang gặp khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, lượng đầu tư vào Việt Nam cũng giảm, để thu hút được lượng vốn đầu tư nước ngoài thì thì các biện pháp kích cầu đầu tư, đặc biệt là đầu tư cơ sở hạ tầng là hoàn toàn sáng suốt và phù hợp. Bởi Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển, cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, để thu hút được vốn đầu tư từ các nước phát triển – những nước thường ưu tiên đầu tư vào những nơi có cơ sở hạ tầng tốt và tình hình chính trị xã hội ổn định. Mặt khác để nâng cao đời sống cho nhân dân, tạo công ăn việc làm nhằm khắc phục vấn đề thất nghiệp – vấn đề mà ngay cả những nước phát triển cũng đang gặp rất nhiều khó khăn thì đầu tư công và đầu tư vào thị trường lao động cũng là một sự lựa chon khôn ngoan của Việt Nam hiện nay.
Bài học thứ tư là các biện pháp nhằm mở rộng sản xuất cho các doanh nghiệp. Bên cạnh những chính sách bình ổn thị trường tài chính, điều chỉnh lãi suất, sử dụng các gói kích thích kinh tế mang lại những tác động tích cực cho doanh nghiệp thì nhà nước cũng nên có thêm các biện pháp khác để hỗ trợ doanh nghiệp, điều chỉnh lãi suất cho vay cho các doanh nghiệp, v.v… Đối với các nước EU, chính phủ các nước có những biện pháp hỗ trợ cho hầu hết các doanh nghiệp của họ. Song trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, những doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thực tế là những doanh nghiệp chịu những tác động nặng nề hơn cả từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Hầu hết muốn hoạt động được thì các doanh nghiệp cần huy động được các nguồn vốn. Khủng hoảng tài chính xảy ra, trong suốt năm 2008 hầu hết các doanh nghiệp còn hoạt động được đều là những doanh nghiệp huy động được vốn trên TTCK – mà hầu hết các doanh nghiệp này đều là các doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ nếu không huy động vốn được từ các nguồn khác thì sẽ gặp khó khăn. Bên cạnh đó, đa số công ăn việc làm được tạo ra từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (25% lực lượng lao động). Do vậy, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ là điều cần thiết Việt Nam nên làm để đối phó với cuộc khủng hoảng này.
Như vậy, từ những biện pháp mà các nước EU áp dụng để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu của các nước EU, Việt Nam có thể rút ra nhiều bài học quý báu cho mình, từ vai trò của nhà nước trong nền kinh tế đến các biện pháp cần thiết khác áp dụng trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp để khắc phục được những hậu quả từ cuộc đại khủng hoảng này.
KẾT LUẬN
Từ năm 2008 đến nay, nền kinh tế thế giới phải đương đầu với hàng loạt cuộc khủng hoảng, mà đỉnh điểm là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 đã được phân tích ở phần trên. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu này được xem là cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ Đại khủng hoảng 1929 tới nay đã đẩy đồng loạt cả 3 nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ, Nhật Bản và Liên minh Châu Âu vào suy thoái. Mặc dù các chuyên gia kinh tế đã dự đoán trước tình hình nhưng vẫn bị bất ngờ bởi sức công phá hết sức tinh vi của nó đến thị trường tài chính cũng như những vấn đề khác của nền kinh tế. Sau khi nghiên cứu đề tài, có thể rút ra một số kết luận sau đây:
Thứ nhất, khủng hoảng tài chính là tình trạng tài chính mất cân đối nghiêm trọng và có thể dẫn đễn sự đổ vỡ trầm trọng của các thị trường tài chính. Trong nền kinh tế hiện nay, sự lan rộng của khủng hoảng tài chính trong một thời gian dài có thể dẫn đến sự suy thoái kinh tế trên phạm vi toàn cầu và kéo theo những tác động nghiêm trọng đến nhiều mặt của đời sống kinh tế, xã hội. Để đối phó với khủng hoảng tài chính, sự can thiệp của Chính phủ là hết sức cần thiết. Thông qua các chính sách phù hợp và hiệu quả, Chính phủ có thể ổn định thị trường trong nước, điều tiết và khôi phục nền kinh tế.
Thứ hai, những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra trên toàn thế giới, nó gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của tất cả các nước nói chung và các nước Châu Âu nói riêng. Đặc biệt cuộc khủng hoảng này đã và đang tác động đến mọi khía cạnh của nền kinh tế các nước thuộc Liên minh Châu Âu. Không chỉ tác động đến thị trường chứng khoán, hệ thống ngân hàng, thương mại và đầu tư quốc tế, cuộc đại khủng hoảng này còn tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế, cơ cấu ngành của tất cả các nước thành viên EU. Bên cạnh đó nó kéo theo những vấn đề khác như tỷ lệ thất nghiệp và các khoản nợ quốc gia tăng cao. Trong suốt năm 2008 và 2009, tác động của cuộc đại khủng hoảng tài chính toàn cầu đã diễn ra hết sức phức tạp. Tuy vậy, bước sang đầu năm 2010, bức tranh kinh tế ảm đạm của các nước Châu Âu đã bắt đầu tươi sáng hơn với những dấu hiệu phục hồi đáng kể.
Thứ ba, thông qua kinh nghiệm của các nước EU trong việc áp dụng các biện pháp phù hợp và kịp thời để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính này, từ chương trình phát triển Châu Âu đến những biện pháp cụ thể như: sử dụng các gói kích thích kinh tế đồng thời đưa ra các chính sách kiểm soát các khoản hỗ trợ tài chính tránh; giảm thuế, kích cầu tiêu dùng và đầu tư; xây dựng cơ chế kiểm soát rủi ro tín dụng; tăng cường vốn cho các ngân hàng; hỗ trợ các doanh nghiệp, là những bài học quý báu cho Việt Nam trong tình hình kinh tế thế giới hiện tại.
Có thể nói, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 diễn ra để lại nhiều bài học kinh nghiệm vô cùng sâu sắc, một lần nữa thức tỉnh các quốc gia trên toàn thế giới trong công tác sử dụng các biện pháp quản lý vĩ mô và điều chỉnh nền kinh tế đi theo hướng đúng đắn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Allen, F & Gale, D 2007, Understanding financial crises, Clarendon Lecture Series in Finance, Oxford University Press, Oxford.
Burnside, C, Eichenbaum, M, & Rebelo, S 2008, ‘Currency crisis models’, The New Palgrave Dictionary of Economics, ấn bản lần thứ hai, trong Steven ND & Lawrence EB The New Palgrave Dictionary of Economics Online, Palgrave Macmillan, truy cập ngày 04 tháng 05 năm 2010, .
CAP2020 2009, ‘The Economic Downturn - The Challenge for Agriculture’, IEEP CAP2020 Policy Briefing, truy cập ngày 04 tháng 05 năm 2010,
EC 2008a, ‘Communication from the Commission’, Commission of the European Communities, Brussels, truy cập ngày 04 tháng 05 năm 2010,
---- 2008b & 2009a, Europe in figures - Eurostat yearbook, truy cập ngày 04 tháng 05 năm 2010,
---- 2009b, Economic Crisis in Europe: Causes, Consequenses and Responses, European Economy, Economic and Financial Affairs, truy cập ngày 04 tháng 05 năm 2010,
---- 2009c, Prospects for agricultural markets and income in the European Union 2008-2015, Agriculture and Rural Development, truy cập ngày 04 tháng 05 năm 2010, .
---- 2009d, ‘Commission adopts European Economic Recovery Plan’, Economic and Financial Affairs, truy cập ngày 04 tháng 05 năm 2010, .
Eurostat 2006, Key facts and figures about Europe and the Europeans, truy cập ngày 04 tháng 05 năm 2010, .
Eurostat 2010a, Industrial production up by 0.9% in Euro area, Eurostat news release Euro indicators, truy cập ngày 04 tháng 05 năm 2010,
Eurostat 2010b, Euro area and EU 27 government deficit at 6,3% and 6,8% of GDP respectively, Eurostat news release Euro indicators, truy cập ngày 04 tháng 05 năm 2010,
IMF 1998, ‘Financial Crises: Characteristics and Indicators of Vulnerability’ trong World Economics Outlook, Financial Crises, Causes and Indicators, truy cập ngày 04 tháng 05 năm 2010,
IMF 2009, World Economic Outlook - Crisis and recovery, truy cập ngày 04 tháng 05 năm 2010, .
Jackson, JK 2009, The Financial Crisis: Impact on and Response by The European Union, Congressional Research Service, truy cập ngày 04 tháng 05 năm 2010, .
Kindleberger, CP & Aliber, R 2005, Manias, Panics, and Crashes: A History of Financial Crises, 5th edn John Wiley & Sons.
Laeven, L & Valencia, F 2008, Systemic banking crises: a new database, IMF, Working Paper no 08/224.
Lam Hồng 2010, Toàn cảnh bản đồ nợ, truy cập ngày 04 tháng 05 năm 2010, .
NHNN 2009, ‘Khủng hoảng tài chính toàn cầu: tác động, biện pháp & dự báo’, phòng Nghiên cứu kinh tế, vụ Chính sách tiền tệ, truy cập ngày 04 tháng 05 năm 2010,
Nguyễn An Hà 2010, Báo cáo thường niên tình hình Châu Âu 2009, Viện nghiên cứu Châu Âu, Hà Nội.
Nguyễn Thanh Đức 2009, ‘Khủng hoảng tài chính Châu Âu và các giải pháp ứng phó’, Những vấn đề Kinh tế và chính trị thế giới, số 12 (164), Viện kinh tế và chính trị Thế giới, Hà Nội.
Nguyễn Văn Lịch 2009, ‘Khủng hoảng tài chính và thất nghiệp ở Châu Âu’, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu- European Studies Review, số11 (110), trang 38 – 46, Học viện Ngoại Giao.
Nguyễn Văn Nhã (tổng hợp và dịch) 2009, Đại khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, Altman, R, Bulard, M, Ferguson, N, Fukuyama, F, Gee, M, Haass, R, Krugman, P, Roubini, N, Stiglitz, J, Zakaria, F, phần 1, NXB Tri Thức, Hà Nội
OECD & FAO 2009, Agricultural Outlook 2008-2017, truy cập ngày 04 tháng 05 năm 2010, .
Phạm Quang Diệu 2008, ‘Khủng hoảng tài chính thế giới, nông dân Việt Nam bị vạ lây’, Vietnamnet, truy cập ngày 04 tháng 05 năm 2010, .
Rémond-Tiedrez, I 2009, Statistics in focus. Industry, trade and services, no. 17/2009, Eurostat, Luxembourg, truy cập ngày 04 tháng 05 năm 2010, .
Trần Văn Thọ & Trần Lê Anh 2008, Khủng hoảng tài chính Mỹ và những ảnh hưởng, truy cập ngày 04 tháng 05 năm 2010, .
Thông tấn xã Việt Nam 2009, Nhiều công ty bán lẻ Anh phá sản do suy thoái, truy cập ngày 04 tháng 05 năm 2010, .
UNCTAD 2008 & 2009, World Investment Reports, truy cập ngày 04 tháng 05 năm 2010, .
Viện nghiên cứu Châu Âu, ‘Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu’ 2009, số 5, 7, 8, 10 & 11.
Vũ Thị Ngọc Phùng 2006, Giáo trình kinh tế phát triển, NXB Lao động xã hội, p. 79 – p. 81.
World bank 2010, Global Economic Prospects: Crisis, Finance, and Growth, truy cập ngày 04 tháng 05 năm 2010, .
WTO 2009, ‘WTO sees 9% global trade decline in 2009 as recession strikes’, Press/554, Word Trade 2008, Prospect for 2009, truy cập ngày 04 tháng 05 năm 2010, .
Websites:
Bloomberg,
ECB,
Europa, .
Eurostat database,
IMF official website, .
Worl Bank official website,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và những ảnh hưởng tới kinh tế, thương mại các nước Châu Âu.doc