Đề tài Làm thế nào những người tiêu dùng trẻ tuổi có thể định hướng được cho các ngân hàng ở Việt Nam

Làm thế nào những người tiêu dùng trẻ tuổi có thể định hướng được cho các ngân hàng ở Việt Nam Thị trường ngân hàng nhỏ bé nhưng hết sức sôi động này đang cho thấy một khoảng cách về thế hệ lớn nhất khu vực trong quan điểm về ngân hàng. Những người trưởng thành trẻ tuổi, tầm từ 21 tới 29 tuổi, sẽ giữ một vai trò lớn trong việc định hướng cho thị trường ngân hàng bán lẻ nhỏ bé nhưng đang phát triển ở Việt Nam. Những người tiêu dùng trẻ tuổi này đang trở nên thiếu thận trọng hơn trong việc vay mượn, thích sử dụng các kênh từ xa hơn và cởi mở hơn với các ngân hàng nước ngoài so với những người già hơn họ. Và dựa vào hầu hết những vấn đề có liên quan tới ngân hàng, khoảng cách thế hệ về sở thích và quan điểm ở Việt Nam lớn hơn hẳn so với 11 thị trường Châu Á khác mà chúng tôi đã khảo sát như một phần của bản nghiên cứu này có liên quan tới 13000 người tiêu dùng về ngân hàng ở thành phố thông qua sự điều tiết. (Những thị trường khác trong bản nghiên cứu năm 2007 đó là Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Inđônêxia, Nhật Bản, Malayxia, Philippin, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan. Đó là bản nghiên cứu thứ sáu của chúng tôi về các dịch vụ tài chính cá nhân ở Châu Á kể từ năm 1998 và đây là lần đầu tiên về Việt Nam.)

pdf3 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2587 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Làm thế nào những người tiêu dùng trẻ tuổi có thể định hướng được cho các ngân hàng ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Làm thế nào những người tiêu dùng trẻ tuổi có thể định hướng được cho các ngân hàng ở Việt Nam Minh Hà dịch từ The McKinsey Quarterly Thị trường ngân hàng nhỏ bé nhưng hết sức sôi động này đang cho thấy một khoảng cách về thế hệ lớn nhất khu vực trong quan điểm về ngân hàng. Những người trưởng thành trẻ tuổi, tầm từ 21 tới 29 tuổi, sẽ giữ một vai trò lớn trong việc định hướng cho thị trường ngân hàng bán lẻ nhỏ bé nhưng đang phát triển ở Việt Nam. Những người tiêu dùng trẻ tuổi này đang trở nên thiếu thận trọng hơn trong việc vay mượn, thích sử dụng các kênh từ xa hơn và cởi mở hơn với các ngân hàng nước ngoài so với những người già hơn họ. Và dựa vào hầu hết những vấn đề có liên quan tới ngân hàng, khoảng cách thế hệ về sở thích và quan điểm ở Việt Nam lớn hơn hẳn so với 11 thị trường Châu Á khác mà chúng tôi đã khảo sát như một phần của bản nghiên cứu này có liên quan tới 13000 người tiêu dùng về ngân hàng ở thành phố thông qua sự điều tiết. (Những thị trường khác trong bản nghiên cứu năm 2007 đó là Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Inđônêxia, Nhật Bản, Malayxia, Philippin, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan. Đó là bản nghiên cứu thứ sáu của chúng tôi về các dịch vụ tài chính cá nhân ở Châu Á kể từ năm 1998 và đây là lần đầu tiên về Việt Nam.) Bất chấp sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây, ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam vẫn còn rất bé. Lấy ví dụ như tổng giá trị tài sản ngân hàng vào khoảng 75 tỷ đô la Mỹ (chiếm khoảng 123% GDP) vào cuối năm 2006 so với 226 tỷ đô la Mỹ (110%) ở Thái Lan và 302 tỷ đô la Mỹ (195%) ở Malayxia. Hơn nữa, chưa đầy 10% người Việt Nam có mối liên hệ với ngân hàng. Nhưng như những ngành khác ở nền kinh tế của đất nước này, lĩnh vực ngân hàng dường như vẫn không ngừng việc mở rộng nhanh chóng của mình. Phân tích của chúng tôi cho thấy rằng tổng thu nhập ngân hàng bán lẻ có thể tăng lên hơn 25% hàng năm qua 5 tới 10 năm tới – một trong những tốc độ gia tăng cao nhất ở Châu Á – nhờ vào một nền kinh tế sôi động với biện pháp tăng trưởng giống như ở Ấn Độ và Trung Quốc, việc tăng thu nhập hộ gia đình, cùng với quá trình xâm nhập còn thấp hiện nay của các dịch vụ ngân hàng. Để đưa ra được những yếu tố có thể định hướng được lĩnh vực tài chính mới xuất hiện ở Việt Nam, chúng tôi đã khảo sát khoảng 400 người tiêu dùng về ngân hàng của đất nước này như một phần của bản nghiên cứu các dịch vụ tài chính cá nhân ở Châu Á trong năm 2007. Mặt bằng chung cho thấy các hộ gia đình ở thành thị với mức thu nhập hàng năm hơn 57 triệu đồng, hoặc khoảng 3500 đô la Mỹ chiếm tới gần 70% dân số của các thành phố. Thực sự, những người tiêu dùng về ngân hàng ở Việt Nam độ tuổi từ 21 tới 29 tuổi nắm giữ trung bình nhiều sản phẩm của ngành này hơn những người già hơn họ: 2,3 sản phẩm một người so với 1,9. 91% những người trưởng thành trẻ tuổi có tài khoản tiết kiệm so với 55% những người từ 30 tuổi trở lên. 89% sở hữu các thẻ tín dụng so với trung bình 40% với những người già hơn theo bản nghiên cứu của chúng tôi. Bên cạnh đó, những người trưởng thành trẻ tuổi sẵn sàng sử dụng những kênh ngân hàng từ xa, chẳng hạn như điện thoại hoặc Internet nếu như các ngân hàng có thể đảm bảo được những vấn đề về bảo mật, nhiều hơn so với những người già hơn họ. Thực tế, khoảng cách giữa những người trưởng thành trẻ tuổi và những lớp người già hơn này càng trở nên lớn hơn ở Việt Nam so với những quốc gia Châu Á khác mà chúng tôi đã khảo sát. Khi chúng tôi hỏi những người tiêu dùng Việt Nam chẳng hạn trong tương lai liệu họ có thích sử dụng ngân hàng qua Internet không thì điểm khoảng cách là 34 phân biệt giữa những người trưởng thành trẻ tuổi với những người trên 30 tuổi so tương ứng với 6 điểm ở Trung Quốc và 8 điểm ở Ấn Độ. Những người trưởng thành trẻ tuổi cũng có xu thế vay nợ nhiều hơn: 45% đồng ý rằng việc vay nợ có thể cải thiện được lối sống của họ so với 31% ở những người lớn tuổi hơn. Những người tiêu dùng trẻ tuổi này dường như cũng ít xem việc vay nợ là nguy hiểm hoặc không thận trọng hơn so với những người lớn tuổi hơn mình. Còn về những vấn đề đối với các khoản cho vay, khoảng cách thế hệ lại một lần nữa được cảm nhận thấy rõ ràng ở Việt Nam hơn là ở những quốc gia khác theo bản nghiên cứu của chúng tôi, kể cả Trung Quốc và Ấn Độ. Những ngân hàng thuộc nhà nước chiếm giữ hơn hai phần ba tiền gửi, tiền cho vay và tài sản ngân hàng ở Việt Nam. Nhưng những ngân hàng khối tư nhân địa phương chẳng hạn như ngân hàng thương mại Châu Á (Asia Commercial Bank – ACB) hay Sacombank thì đều có những cuộc xâm nhập vào lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt này và có thể thu được lãi bằng cách tập trung vào tính hăng hái tuổi trẻ mà chúng ta đều nhận thấy. Bên cạnh đó, theo ủy ban của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (World Trade Organization - WTO) tại Việt Nam thì quốc gia này đồng ý mở cửa thị trường đối với lĩnh vực ngân hàng của mình cho các ngân hàng nước ngoài vào năm 2007. Các ngân hàng bán lẻ nước ngoài, mặc dù vẫn còn gặp phải các rào cản, vẫn có thể được lợi từ nhu cầu tiềm tàng một khi một số các giới hạn hiện nay đang trở nên dễ hơn chẳng hạn như dựa vào việc mở rộng các mạng lưới chi nhánh của chúng. 60% những người tham gia cuộc khảo sát của chúng tôi nói rằng việc gia nhập của các ngân hàng nước ngoài vào đất nước này sẽ tốt cho họ, với những người trưởng thành trẻ tuổi (73%) thực sự thích thú với ý tưởng này. Việc tìm thấy này cho thấy một sự cởi mở lớn hơn đối với những ngân hàng nước ngoài so với những nước khác mà chúng tôi đã tiến hành khảo sát, nơi mà tỷ lệ phần trăm những người nhận thấy rằng các ngân hàng nước ngoài sẽ tốt cho họ trong khoảng từ 22% (Đài Loan) tới khoảng 54% (Philippin). Theo một vấn đề cụ thể khác thì những người tiêu dùng về ngân hàng ở Việt Nam cũng cho biết rằng việc đối phó với những tổ chức địa phương vẫn là điều quan trọng bởi cả hai kết quả chỉ ra rằng người Việt Nam sẵn sàng quan tâm tới bất kỳ ngân hàng nào, nội địa hoặc nước ngoài, miễn ngân hàng đó đưa ra cho họ bản thỏa thuận tốt nhất đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Bản khảo sát ở Việt Nam cũng tiết lộ được những sự khác nhau về vùng miền hết sức rõ rệt, với những người tham ra bản khảo sát ở thành phố Hồ Chí Minh đều bày tỏ ý kiến với quan điểm suy nghĩ thoáng hơn so với những người tham ra ở miền bắc. Lấy ví dụ như tới 42% những người được hỏi ở thành phố Hồ Chí Minh đều nói rằng họ sẽ thử ngân hàng di động so với chỉ có 24% ở Hà Nội. Và chỉ có 39% những người ở miền nam nói rằng không cần phải thận trọng khi mượn tiền ngân hàng cho bất kỳ việc gì trừ việc mua nhà trong khi ở miền bắc tới tận 46%.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLàm thế nào những người tiêu dùng trẻ tuổi có thể định hướng được cho các ngân hàng ở Việt Nam.pdf
Luận văn liên quan