Mục lục
Lời mở đầu 1
Nội dung 1
Phần I : Lý luận chung 1
1. Tổng quan về kiểm toán 1
1.1. Khái niệm về kiểm toán 1
1.2. Phân loại kiểm toán 5
2. Khái quát chung về Kiểm toán nội bộ ( KTNB ) 5
2.1. Khái niệm 5
2.2. Đặc trưng của KTNB 7
2.2.1. Chủ thể của KTNB 7
2.2.2. Lĩnh vực hoạt động của KTNB 10
3. Sự cần thiết của KTNB đối với các tổ chức 12
4. Một số khó khăn đối với quá trình phát triển của KTNB 14
4.1. Sự cạnh tranh với các công ty kiểm toán độc lập và công ty cung cấp dịch vụ kế toán 14
4.2. Khó khăn trong việc giải quyết mối quan hệ giữa cấp quản lý và bộ phận được kiểm toán 15
4.3. Thích ứng với thế giới công nghệ thông tin 16
4.4. Vấn đề đào tạo kiểm toán viên nội bộ 17
Phần 2 : Tình hình hiện tại của KTNB và một số kiến nghị của bản thân 19
1. Tình hình hiện tại của KTNB 19
1.1. Trên thế giới 19
1.2. ở Việt Nam 21
2. Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy quá trình phát triển KTNB ở Việt Nam 26
2.1. Về chính sách pháp luật 26
2.2. Về mô hình tổ chức bộ máy KTNB 27
2.3. Xây dựng các chương trình, các học viện đào tạo kiểm toán viên nội bộ 27
2.4. Xây dựng và bam hành các chuẩn mực KTNB 28
Kết luận 29
30 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2672 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một nhân tố quan trọng cho quá trình phát triển của các doanh nghiệp và tổ chức hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ật xử lý thông tin kế toán, có những phần thông tin quan trọng khác về hoạt động tài chính chưa được phản ánh đầy đủ trong các tài liệu. Vì vậy, trong mọi trường hợp cần tận dụng những tài liệu kế toán như những bằng chứng đã có làm đối tượng trực tiếp của kiểm toán ( kiểm tra chứng từ ). Trong trường hợp thiếu bằng chứng trực tiếp này, kiểm toán cần sử dụng những phương pháp kỹ thuật để tạo lập các bằng chứng kiểm toán ( kiểm tra ngoài chứng từ ).
Để thực hiện chức năng trên trong phạm vi hoạt động tài chính với nhiều mối quan hệ phức tạp đòi hỏi kiểm toán phải hình thành một hệ thống phương pháp kỹ thuật riêng bao gồm cả những phương pháp kiểm toán chứng từ ( cân đối, đối chiếu lôgic, diễn giải thông tin, quy nạp nguồn thông tin…) và phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ ( điều tra, quan sát, kiểm kê, thử nghiệm…) thích ứng với đối tượng ( nội dung ) của kiểm toán và phù hợp với các quy luật và quan hệ của phép biện chứng.
Kiểm toán là một hoạt động chuyên sâu, một khoa học chuyên ngành nên hoạt động này phải được thực hiện bởi những người có trình độ nghiệp vụ chuyên sâu về kiểm toán. Kiểm toán viên, giám định viên kiểm toán, thẩm kế viên, kế toán viên công chứng. Đây là những kiểm toán viên chuyên nghiệp hoạt động hay hành nghề theo pháp luật.
Từ những điều trình bày trên có thể kết luận : “ Kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động cần được kiểm toán bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực”.
Kiểm toán không phải là hoạt động “Tự thân” và “vị thân” : Kiểm toán sinh ra từ yêu cầu của quản lý và phục vụ cho yêu cầu của quản lý. Từ đó, có thể thấy rõ ý nghĩa, tác dụng của kiểm toán trên nhiều mặt.
Thứ nhất: Kiểm toán tạo niềm tin cho những “người quan tâm”. Trong cơ chế thị trường, có nhiều người quan tâm tới tình hình tài chính và sự phản ánh của nó trong tài liệu kế toán. Trong “Thế giới” của những người quan tâm có cả các cơ quan nhà nước, các nhà đầu tư, các nhà quản lý, khách hàng và người lao động…
Thứ hai: Kiểm toán góp phần hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nền nếp hoạt động tài chính kế toán nói riêng vầ hoạt động quản lý nói chung.
Thứ ba: Kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý : Rõ ràng, kiểm toán không chỉ xác minh rõ độ tin cậy của thông tin mà còn tư vấn về quản lý. Có thể thấy đặc biệt rõ tác dụng của vai trò tư vấn này trong kiểm toán hiệu năng và hiệu quả quản lý. Vai trò này phát huy đặc biệt rõ trong các đơn vị được kiểm toán thường xuyên. Trong điều kiện đó, việc tích luỹ kinh nghiệm qua thực tiễn sẽ là cơ sở cho những bài học cho tương lai. Điều đó cũng có thể giải thích từ tính phức tạp và đa dạng trong việc giải quyết các mối quan hệ kinh tế – xã hội trong các đơn vị được kiểm toán. Đặc biệt trong nhưng bước chuyển đổi kinh tế, có nhiều quan hệ mới, phức tạp nảy sinh. Trong cả nhận thức lẫn thực tiễn, có thể thấy rõ tính phức tạp của các quan hệ này từ chính những đặc trưng của kinh tế thị trường: Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng, công bằng xã hội, phúc lợi xã hội không còn đủ các điều kiện thuận lợi duy trì và phát triển trong cơ chế thị trường thuần tuý. Cạnh tranh là quy luật đạt tới lợi nhuận, nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại, cạnh tranh và bình đẳng trước pháp luật. Kinh tế mở cửa, đa phương hoá, đầu tư và mở rộng, các quan hệ quốc tế có lợi ích kinh tế trực tiếp song không phải mọi quan hệ này đều chỉ đơn thuần về kinh tế… Đặc biệt trong điều kiện mới chuyển đổi cơ chế kinh tế, hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh, kinh nghiệm và chuyên gia giỏi về quản lý chưa có nhiều. Trong điều kiện đó , duy trì kỷ cương và bảo đảm phát triển đúng hướng và chỉ có thể có được trên cơ sở xây dựng đồng bộ và tổ chức thực hiện tốt kiểm toán trên mọi lĩnh vực để trên cơ sở tích luỹ kinh nghiệm từ xác minh đi đến tư vấn cho mọi lĩnh vực hoạt động.
Từ tất cả những điều trình bày trên, có thể thấy rõ kiểm toán có ý nghĩa lớn trên nhiều mặt: Đó là “quan toà công minh của quá khứ”, “người dẫn dắt cho hiện tại” và “người cố vấn sáng suốt cho tương lai”.
1.2. Phân loại kiểm toán .
Để có nhận thức rõ hơn về kiểm toán và có cơ sở tổ chức tốt công tác kiểm toán cần hiểu được các loại kiểm toán. Kiểm toán có thể phân ra nhiều loại theo các tiêu thức khác nhau.
Theo đối tượng cụ thể, kiểm toán có thể phân thành kiểm toán ( báo cáo ) tài chính, kiểm toán nghiệp vụ ( hoạt động ) và kiểm toán liên kết.
Theo lĩnh vực cụ thể của kiểm toán có thể phân kiểm toán thành kiểm toán thông tin, kiểm toán qui tắc ( tuân thủ ), kiểm toán hiệu năng và kiểm toán hiệu quả.
Theo phạm vi tiến hành kiểm toán, có thể phân kiểm toán thành kiểm toán toàn diện và kiểm toán chọn điểm ( điển hình ).
Theo tính chu kỳ của kiểm toán, có thể phân kiểm toán thành kiểm toán thường kỳ, kiểm toán định kỳ và kiểm toán bất thường ( đột xuất ).
Theo quan hệ pháp lý của kiểm toán, có thể có kiểm toán bắt buộc và kiểm toán tự nguyện.
Theo tổ chức bộ máy kiểm toán, có thể phân kiểm toán thành kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ.
2. Khái quát chung về kiểm toán nội bộ (KTNB).
2.1. Khái niệm.
ở Australia, khái niệm về KTNB được nêu trong chuẩn mực kiểm toán AUS 104 là: “ KTNB được xem là hoạt động thẩm định độc lập, được thiết lập cùng với 1 tổ chức và là 1 dịch vụ đối với tổ chức đó. Chức năng của KTNB là xem xét, đánh giá và thông báo tính thích hợp và tính hiệu quả của hệ thông kiểm soát nội bộ”.
Đây là một quan điểm truyền thống, nó nhìn nhận KTNB từ góc độ của các kiểm toán viên độc lập, bên ngoài tổ chức, vì vậy KTNB được coi như là một bộ phận hợp thành môi trường kiểm soát. Khái niệm này còn được bổ sung thêm ở phần 2 - chuẩn mực số 106 của AUS. Khi nó nêu lên vai trò của KTNB là xem xét và đánh giá.
Hệ thống kiểm soát và thông tin nội bộ.
Thông tin tài chính và thông tin nghiệp vụ.
Tính kinh tế , tính hiệu quả và tính hiệu năng của hoạt động.
Việc tuân thủ các quy tắc phù hợp của tổ chức.
ở một số nước mà kiểm toán nội bộ chưa phát triển thì quan điểm về KTNB còn rất hạn chế . Nói chung KTNB được xem là hoạt động kiểm tra.
KTNB là hoạt động kiểm tra , giám sát của bộ máy quản lý , điều hành trong doanh nghiệp . Đó là công việc thường xuyên , hàng ngày gắn liền với chức năng hoạt động của mỗi người trong bộ máy điều hành , như giám đốc kiểm tra trước khi ký hợp đồng kinh tế , kế toán kiểm tra trước khi lập phiếu chi , thủ kho kiểm tra chứng từ trước khi xuất hàng … KTNB có tác dụng thiết thực , trực tiếp với doanh nghiệp vì mỗi người kiểm tra có điều kiện tiếp cận với mọi thông tin , sát thực tế , hoặc có quyền từ chối trước khi hoạt động kinh tế xảy ra , hoặc có quyền báo cáo những phát giác của mình cho người đứng đầu doanh nghiệp . Điều đó có thể hạn chế ngăn ngừa một cách hữu hiệu những thiệt hại trước khi có thể xảy ra .
Việc kiểm tra của cơ quan cấp trên doanh nghiệp , xét trong giác độ ngành , chính là KTNB phục vụ việc điều hành của người đứng đầu ngành .
Về lý thuyết , KTNB là các quy định về tổ chức bộ máy quản lý , quy định về chức năng nhiệm vụ , quyền hạn và phương pháp tham gia điều hành doanh nghiệp . Trên thực tế , hoạt động của từng người , từng bộ phận trong bộ máy quản lý , chính là hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Hạn chế của KTNB là không đưa ra lời nhận xét tổng quát , toàn diện về các thông tin tài chính , nhưng lại xét nhiều thông tin kinh tế , quản trị và nghiệp vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh của đơn vị .
Một trong những nhiệm vụ của KTNB là kiểm tra chất lượng hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ. Nếu hoạt động tốt sẽ hạn chế các rủi ro và công việc của kiểm toán viên đọc lập sẽ giảm nhẹ hơn theo tỷ lệ nghịch.
Theo chuẩn mực hành nghề KTNB của học viện các kiểm toán viên nội bộ thì KTNB là một hoạt động bảo đảm và cố vấn độc lập , khách quan được thiết kế để tăng cường và cải thiện các hoạt động của tổ chức . Nó giúp một tổ chức hoàn thành các mục tiêu đặt ra thông qua hệ thống phương pháp để đánh giá và cải thiện tính hiệu quả của quá trình quản lý , kiểm soát và điều chỉnh .
Đây là khái niệm phản ánh cái nhìn mới , phù hợp hơn với vai trò đã phát triển đến hiện nay của KTNB.
2.2. Đặc trưng của KTNB .
2.2.1. Chủ thể KTNB .
Để thực hiện hoạt động KTNB , mỗi tổ chức phải thành lập bộ máy KTNB.
Bộ máy KTNB là hệ thống tổ chức của các kiểm toán viên do đơn vị tự lập ra theo yêu cầu quản trị nội bộ và thực hiện nền nếp , kỷ cương quản lý .
Để tổ chức và quản lý hoạt động KTNB trong bộ máy lãnh đạo cao nhất của đơn vị phải cử ra những người phụ trách công việc này . Theo yêu cầu đó , thông thường một uỷ ban kiểm toán được lập ra do một tẩp thể thường bao gồm ba thành viên hội đồng quản trị phụ trách . Trong trường hợp cần thiết , hội đồng quản trị có thể quyết định thuê các chuyên gia kiểm toán tham gia hoặc tư vấn cho uỷ ban .
Uỷ ban kiểm toán , vừa có trách nhiệm trong tổ chức hoạt động KTNB ( nội kiểm ) , vừa có trách nhiệm tạo lập mối quan hệ với chủ thể kiểm toán tài chính từ bên ngoài ( ngoại kiểm ) . Trong trường hợp không có hội đồng quản trị , chủ đầu tư hoạc người đựơc uỷ quyền phụ trách sẽ chỉ đạo công tác kiểm toán . Tất nhiên , uỷ ban kiểm toán hoạc người phụ trách chỉ có chức năng tổ chức , chỉ đạo công việc kiểm toán . Người thực hiện KTNB là những kiểm toán viên trong đơn vị hoặc chuyên gia ( giám định viên kế toán ) từ bên ngoài . Từ đó có thể có hai mô hình cơ bản là hội đồng hay bộ phận KTNB và giám định viên kế toán ( hoặc giám sát viên nhà nước ) .
Hội đồng hay bộ phận KTNB ( Internal Auditing Department ) là mô hình phổ biến đặc biệt ở các nước Bắc Mỹ . Thành viên của bộ phận này là các kiểm toán viên nội bộ . Số lượng và cơ cấu các thành viên tuỳ thuộc vào qui mô của đơn vị , vào nhiệm vụ KTNB cụ thể trong từng thời kỳ . Hội đồng có nhiệm vụ thực hiện tất cả các công việc do uỷ ban kiểm toán giao cho kể cả việc xây dựng hoặc hoàn thiện qui chế KTNB ( nếu có ) , tổ chức thực hiện đều đặn và có hiệu lực qui chế đã ban hành và cả công việc đột xuất khác .
Mô hình này có nhiều ưu điểm và rất thích hợp với các doanh nghiệp có qui mô lớn . Tuy nhiên , điều kiện tiên quyết để phát huy ưu việt này là chất lượng kiểm toán viên nội bộ .
Kiểm toán viên nội bộ khi thực hiện công việc thì họ phải có tính độc lập . Tính độc lập cho phép kiểm toán viên nội bộ có những phán đoán khách quan và không thành kiến , cần thiết để tiến hành đúng đắn những cuộc kiểm toán . Nhưng muốn có tính độc lập kiểm toán viên nội bộ phải được sự ủng hộ của ban giảm đốc và hội đồng quản trị để họ có được sự cộng tác của những bộ phận được kiểm toán và để công việc của họ không bị can thiệp . Đồng thời kiểm toán viên nội bộ được yêu cầu thực hiện các cuộc kiểm toán một cách trung thực và không được có một sự thoả hiệp nào về lượng đáng kể nào xảy ra . Họ không được để mình lâm vào tình trạng không có khả năng nhận định nghề nghiệp một cách khách quan . Vì thế trong các cuộc kiểm toán , việc phân công phải tránh sự mâu thuẫn về quyền lợi cũng như kiẻm toán viên nội bộ luôn được yêu cầu phải báo cáo định kỳ những thông tin cho người phụ trách về những mâu thuẫn đang , sẽ xảy ra . Đặc biệt kiểm toán viên nội bộ không được đảm nhận công việc nghiệp vụ khác cũng như kiểm toán viên nội bộ không nên trở lại kiểm toán bộ phận mà trước đây kiểm toán viên này có quyền hay có trách nhiệm . Vì như vậy kiểm toán viên nội bộ có khả năng sẽ thiên vị do đã có liên quan .
Về mặt chuyên môn , kiểm toán viên nội bộ phải có kiến thức , kỹ năng , kỷ luật cần thiết để thực hiện công việc kiểm toán . Cụ thể kiểm toán viên nội bộ phải tinh thông nghiệp vụ trong việc áp dụng các chuẩn mực , thủ tục và thuật KTNB ; Tinh thông nguyên tắc và nghiệp vụ kế toán ; Hiểu biết nguyên tắc quản lý để nhận thức và đánh giá thực chất và tầm quan trọng của những sai lệch trong thực tế kinh doanh ; nhận thức rõ những nguyên tắc cơ bản của các vấn đề kế toán , kinh tế , luật thương mại , hệ thống thuế , tài chính , các phương pháp định lượng hệ thống thông tin được chương trình hoá .
Ngoài ra kiểm toán viên nội bộ phải có nhiều đức tính quan trọng khác. Muốn trao đổi ý kiến có hiệu quả thì kiểm toán viên nội bộ phải là người khéo ứng xử khi tiếp xúc , phải nắm vững và duy trì mối quan hệ thoả đáng với các bộ phận được kiểm toán . Để không bị lạc hậu hay đào thải của nghề này , kiểm toán viên nội bộ phải không ngững học tập để duy trì trình độ thành thạo của mình trong thế giới năng động và thường xuyên thay đổi hiện nay . Bên cạnh đó kiểm toán viên phải rèn luyện tính thận trọng nghề nghiệp đúng mực để có thể thích ứng với sự phức tạp của nhiệm vụ kiểm toán .
Mô hình thứ hai là sử dụng giám định viên kế toán ( hoặc giám sát viên nhà nước ) là mô hình ứng dụng phổ biến ở các xí nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp có qui mô nhỏ . Trong trường hợp này , người thực hiện công việc kiểm toán có thể là kiểm toán viên chuyên nghiệp ( hành nghề ) thậm chí ở một số nước trong các xí nghiệp công và doanh nghiệp nhà nước được biên chế trong bộ máy kiểm toán nhà nước .
Mô hình này rất thích hợp với các xí nghiệp công , các doanh nghiệp có qui mô nhỏ không cần biên chế kiểm toán viên nội bộ . Nó phát huy được thế mạnh nghề nghiệp của các chuyên gia giỏi . Tuy nhiên trong trường hợp này chi phí kiểm toán thường cao do phải thuê nhân viên . Mặt khác , do công việc KTNB cũng do số ít chuyên gia có trình độ cao đảm nhiệm nên cần chú trọng đảm bảo tính khách quan trung thực của kiểm toán viên bằng các phương pháp bổ sung như kiểm tra chéo , định kỳ thay đổi nơi làm việc của các kiêmt toán viên tăng cường trách nhiệm của kiểm tra bên ngoài …
Như vậy chủ thể của KTNB là các kiểm toán viên nội bộ nằm trong bộ máy KTNB cả đơn vị tổ chức đó hoặc là các giám định viên kiểm toán thuê ngoài . Dù là một nhân viên của tổ chức hay người ngoài , dù đã có chứng chỉ kiểm toán viên nội bộ hay chưa thì họ cũng phải là người có sự thành thạo về mặt chuyên môn và phải tuân thủ các yêu cầu đạo đức nghề nghiệp rất chặt chẽ . Điều đó giúp cho công việc kiểm toán tiến hành hiệu quả hơn , phục vụ tót hơn cho nhu cầu quản lý trong doanh nghiệp cũng như các cơ quan chức năng của nhà nước .
2.2.2. Lĩnh vực hoạt động của KTNB .
Theo chuẩn mực chung số 300 đã xác định rõ KTNB sẽ xem xét , đánh giá tính đầy đủ và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức và chất lượng thực hiện trách nhiệm được giao . Tuy nhiên , tuỳ theo yêu cầu của ban giám đốc và hội đồng quản trị mà KTNB trong từng tổ chức sẽ phải tuân theo định hướng công việc nhất định . Nhưng có thể thấy các lĩnh vực công việc mà hầu hết các hệ thống KTNB thường có trách nhiệm thực hiện là:
Thẩm tra tính xác thực và tính toàn vẹn của thông tin tài chính , thông tin nghiệp vụ và các phương tiện đã sử dụng để xác định , định lượng , phân loại và báo cáo thông tin đó .
Thẩm tra các hệ thống đã thiết lập để bảo đảm sự tuân thủ các chính sách , kế hoạch , thủ tục , pháp luật , các quy định có ảnh hưởng quan trọng tới các nghiệp vụ , các báo cáo và phải xác định tổ chức có làm theo đúng không .
Thẩm tra các biện pháp sử dụng để bảo vệ tài sản , tránh tổn thất do các hành vi trộm cắp , hoả hoạn , sử dụng sai hoặc bất hợp pháp , thẩm tra sự vạch trần các yếu tố này . Khi cần thiết thì thẩm tra sự tồn tại của những tài sản đó .
Đánh giá tính tiết kiệm và tính hiệu quả của các nguồn nhân lực được sử dụng . Điều này có nghĩa là ban giám đốc chịu trách nhiệm đề ra những chuẩn mực điều hành để định lượng việc sử dụng các nguồn nhân lực tiết kiệm và hiệu quả của một hoạt động , còn kiểm toán viên nội bộ chịu trách nhiện xem xét xem : Các chuẩn mực tác nghiệp đố được thiết lập để đo lường tiết kiệm và hiệu quả không ; Các chuẩn mực đã thiết lập thì có được thực hiện không ; Những sai lệch so với các chuẩn mực đã thiết lập có được xác định , phân tích và báo cáo cho người có trách nhiệm để sửa sai hay không . Mặt khác kiểm toán viên phải xác định những tình trạng khác như : Cơ sở vật chất có được tận dụng tối đa ; công việc có năng suất hay không? Các thủ tục có tốn kém không? Nhân viên thừa hay thiếu.
Kiểm toán viên nội bộ phải xem xét các hoạt động hoặc chương trình để khẳng định kết quả có đáp ứng mục tiêu và mục đích đã định không , các nghiệp vụ hoặc chương trình có thực hiện đúng kế hoạch không .
Như vậy yếu tố chủ yếu liên quan tới các lĩnh vực hoạt động là việc hoàn thành các mục tiêu của mình để hỗ trợ ban giám đốc thông qua việc xem xét , đánh giá các công việc kiểm soát nội bộ khác nhau . Tuỳ vào từng tổ chức , ban giám đốc có thể thay đổi hoặc yêu cầu kiểm toán viên nội bộ thực hiện phạm vi công việc khác nhau nhưng kiểm toán viên nội bộ vẫn phải tập trung vào các khía cạnh nêu trên của hệ thống kiểm soát nội bộ. Trong tát cả các mối liên quan này thì kiểm toán viên nội bộ giữ vai trò tham vấn còn ban giám đốc phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng các nguồn lực phục vụ lợi ích tối đa của tổ chức .
3. Sự cần thiết của KTNB đối với các tổ chức.
Mọi hoạt động , trong đó có hoạt động kiểm soát như KTNB xuất hiện trong thực tế đều là kết quả của nhu cầu này sinh . Với sụ phát triển tự nhiên, các nghiệp vụ trong doanh nghiệp ngày càng có khối lượng nhiều và phức tạp , nên người chủ sở hữu và quản lý cao cấp trong thực tế không thể dễ dàng tiếp xúc với các nghiệp vụ đó để kiểm tra hiệu quả của hoạt động một cách vừa ý được . Mặc dù ông chủ có thể xây dựng một hệ thống và muốn có cái nhìn phán quyết qua hệ thống đó , thì vẫn cứ khó cho ông ta khi muốn biết lợi ích của doanh nghiệp có được phục vụ xứng đáng hay không . Những quy tắc đã định ra có được tuân thủ không? Công nhân viên làm việc có hiệu năng hay không ? Liệu tài sản có được đảm bảo an toàn không ? Những quy tắc hiện hành có còn hiệu lực khi điều kiện thay đổi không ? Câu trả lời sau cùng cho những yêu cầu đó là ông chủ cần có sự trợ giúp . Việc giúp đỡ này phải giao cho một hay một số người chịu trách nhiệm trực tiếp kiểm tra các hoạt động và báo cáo lại theo như các câu hỏi trên . Như vậy là , hoạt động kiểm toán nội bộ đã đi vào thực tế một cách chính thức và rõ ràng. Việc luôn tồn tại một nhu cầu chung về dịch vụ KTNB có lẽ là đã rất rõ ràng dù đó là loại hình tổ chức gì , hoạt động với mục tiêu gì . Điều này có nghĩa là , mọi tổ chức , doanh nghiệp có tồn tại trách nhiệm quản lý đều cần có KTNB . Mục tiêu của các tổ chức có thể là tìm kiếm lợi nhuận , mục tiêu nhân đạo xã hội hoặc tiến hành một nhiệm vụ của chính phủ . Trong tất cả các trường hợp , khi các đơn vị có các nhu cầu bảo vệ – tức là làm sao để các hoạt động trên được tiến hành đúng các chính sách , thủ tục và được tiến hành theo cách thức phản ánh các tiêu chuẩn phù hợp , cũng như nhu cầu về nâng cao chất lượng hoạt động , hay tìm ra phương thức tối ưu hoá việc sử dụng các nguồn lực trong điều kiện hạn chế của thị trường , thì cần có bộ phận KTNB liên quan tương ứng.
Có thể thấy từ điểm khởi đầu , khi KTNB chỉ được xem như là một hoạt động đơn lẻ ở cấp thấp và trong đa số trường hợp tồn tại với tư cách là một bộ phận cấu thành của các chức năng kế toán ; KTNB đã định hình một cách vững chắc - được nhìn nhận như một nhiệm vụ không thể thiếu trong mọi lĩnh vực của tổ chức , kể cả các đơn vị tư nhân ; Nó cũng trở thành một hoạt động chuyên nghiệp mang tính độc lập cao , đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của các tổ chức
Ngoài ra , nhu cầu về KTNB tồn tại ở mọi cấp của một đơn vị . Một đơn vị có thể tiến hành các hoạt động của nó thông qua việc phân chia quyền lực theo các cấp , phòng ban hay các bộ phận nội bộ khác nhau . Trong mỗi trường hợp , sự quản lý của các bộ phận nội bộ này đều có sự chia sẻ về nguồn lực và liên quan về trách nhiệm quản lý . Sự quản lý , điều hành này do đó có một nhu cầu chính đáng với KTNB .
4. Một số khó khăn đối với quá trình phát triển của KTNB.
4.1. Sự cạnh tranh với các công ty kiểm toán độc lập và công ty lớn cung cấp dịch vụ kế toán .
Xu hướng gần đây của nhiều công ty đặc biệt là các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán là sử dụng dịch vụ KTNB của các công ty bên ngoài . Điều này có thể được giải thích bởi quan điểm , cách nhìn nhận về tính độc lập của KTNB . Nhiều người cho rằng các công ty kiểm toán độc lập hoặc các công ty cung cấp dịch vụ kế toán có thể thực hiện KTNB thì nên để họ làm công việc này bởi như thế tính độc lập sẽ tăng lên . Khi các công ty bên ngoài cung cấp dịch vụ KTNB thì người thực hiện là các kiểm toán viên công chứng , họ không phải là nhân viên trong đơn vị , đồng thời có thể thấy họ có trình độ chuyên môn cao , thường được đào tạo chuyên nghiệp , khác với một số nhân viên thực hiện KTNB chỉ là những nhân viên có kinh nghiệm được đề bạt vào trong bộ máy KTNB . Vì vậy có thể làm cho việc thẩm tra , đánh giá các hoạt động trong tổ chức khách quan và hiệu quả hơn .
Mặt khác , kiểm toán viên nội bộ thường thực hiện việc thẩm định đối với nhiều lĩnh vực . Điều này là do bản chất của nghề nghiệp và do sự so sánh giữa lợi ích thu được và chi phí để duy trì hiệu quả bộ máy KTNB của ban giám đốc. Khi số lượng kiểm toán viên nội bộ nhỏ , phải thực hiện kiểm toán đồng thời trên nhiều lĩnh vực thì có một sự quan tâm tới tính chuyên môn hoá của KTNB . Có thể thấy các công ty chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán luôn có sự phân chia kiểm toán viên thành các nhóm thực hiện kiểm toán ở các lĩnh vực khác nhau . Vì vậy trên từng lĩnh vực mỗi nhóm sẽ hoạt động một cách kinh nghiệm , thành thạo và hiệu quả hơn . Từ góc độ này , nhiều nhà quản lý cho rằng khi thuê các công ty bên ngoài thực hiện KTNB sẽ hiệu quả hơn bộ máy KTNB trong các tổ chức .
4.2. Khó khăn trong việc giải quyết mối quan hệ giữa cấp quản lý và bộ phận được kiểm toán .
Có thể thấy xung đột thường nảy sinh giữa trách nhiệm của kiểm toán viên nội bộ với bộ phận quản lý cấp cao hơn và với bộ phận quản lý trực tiếp các hoạt động đang được kiểm toán . Trong cả hai mối quan hệ này thì trách nhiệm của kiểm toán viên nội bộ đều là thực hiện các dịch vụ bảo vệ và cải thiện . Nhưng đối với ban quản lý cấp cao hơn công việc của kiểm toán viên nội bộ được xem như một phần của hệ thống kiểm soát mà qua đó các nhà lãnh đạo cao cấp hơn nữa nắm được những khiếm khuyết và những vấn đề còn tồn tại . Còn đối với bộ phận được kiểm toán thì lại muốn làm việc với kiểm toán viên nội bộ như một đối tác với một loại quan hệ thận trọng . Cái khó cho kiểm toán viên nội bộ là mối quan hệ thứ hai , khi tốt đẹp , sẽ có tác dụng thúc đẩy sự hợp tác giữa kiểm toán viên và bộ phận bị kiểm toán , đồng thời nó có thể giúp cho việc cải thiện tính hiệu quả của bộ phận bị kiểm toán này . Ngược lại quan hệ thứ nhất lại là cơ sở để đánh giá quá trình hoạt động của kiểm toán viên nội bộ và là cơ sở cho sự tồn tại cho loại hình nghề nghiệp này . Đây là sự mâu thuẫn mang tính bản chất nghề nghiệp . Vấn đề đối với kiểm toán viên nội bộ là làm thế nào để hoà hợp hai loại mong muốn khác nhau và thoả mãn cả hai đối tác.
Bên cạnh đó còn tồn tại sự xung đột tiềm ẩn giữa ban giám đốc công ty với hội đồng quản trị ( kể cả hội đồng kiểm tra trực thuộc ) . Mặc dù cả hai đối tượng này đều quan tâm tới lợi ích chung của toàn công ty nhưng mỗi bên nhìn nhận lợi ích của đơn vị theo một cách khác nhau . Ban giám đốc thường quan tâm nhiều hơn về sự tuân thủ , các áp lực từ phía chính phủ và hình tượng của công ty . Ban quản trị lại có sự quan tâm về quá trình hoạt động dài hạn . Khác với sự quan tâm có tính ngắn hạn , trước mắt của ban giám đốc . Một lần nữa kiểm toán viên nội bộ phải làm thế nào đó để đạt được sự cân bằng hợp lý và thoả mãn nhu cầu của cả hai bên - đây chính là điểm khó nhất trong nghề của kiểm toán viên nội bộ.
4.3. Thích ứng với thế giới công nghệ thông tin .
Sự phát triển của công nghệ máy tính và các ứng dụng trong mọi vấn đề của cuộc sống hiện tại là một trong những sức mạnh to lớn và có ý nghĩa nhất của xã hội . Trong kinh doanh và khu vực Chính phủ , máy tính đã trở thành phương tiện chủ yếu để xử lý các dữ liệu văn phòng , và trong những năm gần đây , máy tính đang chuyển dần sang phạm vi các hệ thống ứng dụng . Nó cũng đem lại một khả năng mới cho một số lượng lớn các ứng dụng của khoa học quản lý . Những phát triển này đem lại những thuận lợi lớn nhưng đồng thời cũng gây ra không ít khó khăn cho công tác quản lý , điều hành . Mục tiêu của KTNB về trợ giúp tổ chức đòi hỏi kiểm toán viên nội bộ phải nhận thức được những cơ hội cũng như những thách thức mới này và trợ giúp mọi bộ phận để sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả . Thêm vào đó , những ứng dụng rộng rãi của máy tính đã tác động trực tiếp nhiều hơn tới công việc của kiểm toán viên nội bộ.
Trước khi có sự xâm nhập của máy tính , kiểm toán viên nội bộ xử lý tài liệu và các dữ liệu có liên quan mà đã được thực hiện thủ công hoặc được xử lý bằng các loại máy cơ khí mà lao động của con người có thể dễ dàng nhận thấy . Ngày nay , các dữ liệu cơ bản được in ra bằng máy tính điện tử qua một loạt các chương trình và phương pháp xử lý dữ liệu phức tạp . Khi xem xét các số liệu này , kiểm toán viên nội bộ cần quay lại xem xét các chương trình và cácd kiểm soát mà qua đó số liệu được tạo ra . Vì vậy công việc của các kiểm toán viên nội bộ lại tăng thêm do phải xem xét quá trình xử lý cơ bản của máy tính . Để có thể trở thành một bộ phận cấu thành tích cực của hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả đòi hỏi kiểm toán viên nội bộ cần có những kiến thức chuyên môn tương đối đầy đủ về kỹ thuật máy tính , đây thực sự là một thách thức với kiểm toán viên nội bộ . Hơn nữa , bộ máy KTNB cần phải có một số nhân viên có chuyên môn đặc biệt về máy tính . Những nhân viên này có thể đóng vai trò là người tư vấn hoặc người đào tạo cho các kiểm toán viên nội bộ khác và có thể thực hiện chức năng là người liên lạc trong việc tiếp cận với sự phát triển của hệ thống thông tin nói riêng và toàn hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung . Vấn đề này đặt ra là bộ phận KTNB cần giải quyết khó khăn về nhân sự thực hiện nhiệm vụ này .
Đặc biệt khi những ứng dụng ngày càng rộng rãi của máy tính đã dẫn đến việc trong nhiều công ty , việc xử lý bằng máy tính và nghiên cứu phân tích các hoạt động được tập trung cao , từ đó hình thành phòng hệ thống thông tin quản lý . Có thể thấy nhờ những ứng dụng của công nghệ thông tin nên phòng này có tác dụng rất lớn trong việc phân tích , đánh giá các mặt hoạt động trong công ty . Kết quả là phòng hệ thống thông tin quản lý trở thành một tác nhân mới quyết định mạnh mẽ tới lợi ích của công ty cũng như trở thành một đối thủ mới cạnh tranh với bộ phận KTNB trong công việc cung cấp các dịch vụ thẩm định , quản lý . Vấn đề của kiểm toán viên nội bộ là không thể không liên quan tới phòng này nói riêng và những ứng dụng của công nghệ thông tin nói chung . Vì vậy kiểm toán viên nội bộ chỉ có thể sử dụng bộ phận này như một công cụ để nâng cao hiệu quả hoạt động KTNB của công ty.
4.4. Vấn đề đào tạo kiểm toán viên nội bộ .
Bất cứ ngành nghề nào muốn tồn tại và phát triển bền vững đều phải quan tâm đến một vấn đề chủ chốt , đó là giáo dục . Cái khó đầu tiên trong việc đào tạo kiểm toán viên nội bộ là xác định được yêu cầu tối thiểu về trình độ mà xã hội có thể chấp nhận được đối với nghề KTNB . Hoạt động KTNB thực hiện trên hầu hết các lĩnh vực , các mặt của một nghiệp vụ nên sự hiểu biết của kiểm toán viên nội bộ bị đòi hỏi rất rộng và rất cao . Nhưng thực tế không thể xây dựng một chương trình đào tạo trên tất cả các lĩnh vực để đáp ứng được mọi mặt cho quá trình kiểm soát và quản lý . Vì vậy Viện kiểm toán nội bộ đã nghiên cứu và xác định những mức kiến thức cần thiết trong một số lĩnh vực có vai trò chủ chốt . Mặc dù đã được giới hạn nhưng các loại hình đào tạo có thể đáp ứng được điều đó cũng không phải nhiều , kể cả tư thục , công lập … Nhưng đối với nghề KTNB thì số trường học đào tạo kiểm toán viên nội bộ còn rất hạn chế . Nhiều nước chưa có trường dành riêng cho việc đào tạo kiểm toán viên nội bộ mà nó chỉ là một bộ phận mở rộng trong các chuyên ngành đào tạo kiểm toán viên công chứng . Kết quả là số lượng lớn kiểm toán viên nội bộ có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn ít , chưa đáp ứng được nhu cầu về số lượng của xã hội đối với nghề nghiệp này . Cũng do đó mà thành tựu thực tế của KTNB ngoại trừ một số nước rất phát triển thì còn rất hạn chế . Trước thực tế vai trò của KTNB sẽ không được nâng cao và nhiều người sẽ không ủng hộ tích cực cho sự phát triển của KTNB .
Sau khi nhìn nhận tổng quan về KTNB , chúng ta thấy rằng , điều dường như có ý nghĩa là sự tăng lên về mức độ phức tạp của các tổ chức và các hoạt động của chúng đã tạo ra nhiều cơ hội cho KTNB . Điều này có nghĩa là một thị trường rộng lớn và giàu có đang được mở ra cho KTNB . Một kết luận khác không kém phần quan trọng là KTNB đã được đặt vào vị trí xứng đáng để có thể khai thác tốt những lợi thế đó . Vị trí của KTNB trong tổ chức là duy nhất , quyền hạn và uy tín lớn khiến chúng ta có thể tin tưởng vào những thành quả cao nhất mà nó sẽ đạt được. Nhưng cũng phải thừa nhận rằng , mọi thứ luôn thay đổi , luôn có mối nguy cơ mất vị trí trong mối quan hệ với các bộ phận khác trong tổ chức nếu như KTNB trở nên tự mãn quá mức . Nhưng triển vọng chung là vô cùng hoàn hảo cho sự tiến xa hơn nữa của KTNB .
Sự phát triển của KTNB diễn ra rộng khắp xuát phát từ quá trình hoạt động của các bộ phận KTNB tại từng doanh nghiệp và tổ chức Chính phủ . Những hoạt động này là cơ sở cho sự thành công của các tổ chức đó . Thêm vào đó , những thành công này đã lan truyền tới các tổ chức , các doanh nghiệp khác , đặc biệt là qua các phương tiện thông tin của Viện KTNB . Sự tiến triển trong tương lai của KTNB cũng sẽ lớn hơn qua những nỗ lực nghề nghiệp trên một phạm vi rộng lớn . Tuy nhiên , về cơ bản , thành công của KTNB bắt nguồn từ những kết quả trong các hoạt động cụ thể của doanh nghiệp , các tổ chức . Do đó , chúng tôi cho rằng , từng kiểm toán viên nội bộ sẽ là những nhân tố chủ chốt trong quá trình phát triển những khái niệm mới, phương pháp và sự tiếp cận với hiệu quả thực tế . Và cũng đồng thời là những người đóng vai trò lãnh đạo trong thực tế , đẩy mạnh các nỗ lực về nghề nghiệp như là Viện KTNB .
Nhưng xét trong toàn thể , sự phát triển của KTNB phụ thuộc vào thành tựu của mọi kiểm t oán viên nội bộ . Do đó , mục tiêu ở đây là nâng cao chất lượng hoạt động của từng kiểm toán viên và mỗi bộ phận KTNB trong các doanh nghiệp . Vì vậy , mục tiêu chung của KTNB là phải đem lại những trợ giúp tích cực , góp phần đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp , Chính phủ và xã hội nói chung . Mỗi chúng ta cũng cần hoành thành tót phần việc của mình trong tổ chức nói riêng và đóng góp vào những nỗ lực nghề nghiệp nói chung . Sự hợp tác chặt chẽ trong công việc sẽ đảm bảo cho sự phát triển của KTNB . Thực vậy , những thành tựu đã đạt được và sức mạnh hiện tại cho thấy KTNB có thể mạnh dạn bước vào tương lai với những triển vọng tốt đẹp .
phần 2 . Tình hình hiện tại của KTNB và một số kiến nghị của bản thân .
1. Tình hình hiện tại của KTNB .
1.1. Trên thế giới .
Với sự phát triển không ngừng của các loại hình kiểm soát phục vụ cho nhu cầu quản lý ngày càng phức tạp , KTNB cũng phát triển dần cả về số lượng và chất lượng . Trước hết nó thể hiện ở sự lớn mạnh của tổ chức nghề nghiệp . Viện KTNB được thành lập lần đầu tiên năm 1941 ở New York với ban đầu chỉ 25 hội viên . Sau hơn 50 năm đến 1999 thì hiệp hội đã có trên 60000 hội viên hoạt động ở hơn 100 quốc gia có thể chế khác nhau . Cũng có nhiều người không phải là thành viên chính thức của hội nhưng làm việc giống như kiểm toán viên nội bộ . Số lượng này khoảng trên 150 000 người ở Mỹ và 220 000 người ở Trung Quốc . ở nhiều nước phát triển như Anh , Pháp , úc … , Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ cuãng lớn mạnh nhanh và có vai trò rất lớn cho việc phát triển KTNB và mang đến nhiều lợi ích cho các thành viên . Hiệp hội kiểm toán viên của úc được thành lập năm 1952 ở Sydney. Đến nay hội đã có nhiều chi nhánh ở tất cả các bang với các hội viên hoạt động trong cả lĩnh vực tư và lĩnh vực công . Số lượng hội viên xấp xỉ 5000 người trong đó 60% là hoạt động trong lĩnh vực công và 40% là hoạt động trong lĩnh vực tư .
Sự phát triển của hội nghề nghiệp đã có tác dụng rất tích cực với các kiểm toán viên nội bộ là thành viên , ngay cả những kiểm toán viên nội bộ không phải là thành viên . Hội là tổ chức cơ bản truyền thụ các phương pháp KTNB thông qua cả quá trình học trên lớp và thông qua việc tổ chức cho các thành viên gặp gỡ và học hỏi lẫn nhau . Khi các kiểm toán viên nội bộ là thành viên của hội tiến hành các công việc kiểm toán thì sẽ gặp sự bảo trợ nhờ vai trò tác động ngày càng lớn đối với xã hội của hiệp hội . Đồng thời, thông qua nguồn tài chính lớn , hiệp hội đã cung cấp nhiều điều kiện cho quá trình nghiên cứu , triển khai các đề án mới của các hội viên …
Hiện nay , Viện kiểm toán viên nội bộ đã xây dựng được “ Phòng kiến thức chung dành cho kiểm toán viên nội bộ “ . Từ cơ sở này , Viện hình thành các lĩnh vực để đào tạo kiểm toán viên nội bộ gồm : Quá trình KTNB ; kỹ năng KTNB ; Kiểm soát quản lý ; công nghệ thông tin và môi trường kiểm toán ; cũng như triển khai một chương trình cấp chứng chỉ công nhận danh hiệu kiểm toán viên nội bộ ( CIA - Certified Internal Auditor ) . Thực tế một số lượng lớn cácd kiểm toán viên nội bộ đã được cấp chứng chỉ kể cả người đã hoạt động lâu năm hay những người mới tham gia các kỳ thi sát hạch . Bên cạnh đó cũng còn nhiều thành viên của Viện chưa có chứng chỉ , điều này trái ngược với Viện kế toán viên công chứng của Hoa kỳ ( AICPA ), là nơi mà tất cả các thành viên đều yêu cầu phải có chứng chỉ của CPA . Điều này một phần là do tình trạng vào và ra khỏi nghề kiểm toán viên nội bộ thường rất lớn – vì thế đã làm giảm động cơ cố gắng phấn đấu để có chứng chỉ.
Đặc biệt , Viện Kiểm toán viên nội bộ đã công bố “ Các chuẩn mực nghề nghiệp hoạt động KTNB “ vào tháng 6 năm 1978 làm cơ sở hướng dẫn cho hoạt động KTNB , nhanh chóng đưa KTNB trở thành một nghề nghiệp độc lập đáp ứng yêu cầu của xã hội.
1.2. Tại Việt Nam .
Trước khi có sự ra đời của KTNB thì ở Việt Nam đã xuất hiện hai loại hình kiểm toán : Kiểm toán nhà nước và kiểm toán độc lập . Sau mỗi năm tài chính , cấc doanh nghiệp trong nước đều phải đựơc kiểm toán bới một trong hai hoặc cả hai loại hình này . Với những phát triển và biến đổi không ngừng của nền kinh tế , qua mỗi kỳ kiểm toán các doanh nghiệp càng lộ rõ những thiếu hụt và non yếu trong quản lý kinh tế . Quyền và trách nhiệm kiểm soát chi tiêu của kế toán trưởng chưa được phát huy đúng mức , thậm chí có chỗ , có lúc còn bị xem nhẹ , chạy theo sản xuất buông lỏng quản lý , vi phạm nhiều quy tắc hạch toán . Đặc biệt là chế độ quản lý và hạch toán tài sản , chế độ kiểm kê , chế độ chứng từ , việc hạch toán giá thành , doanh thu … đều bộc lộ nhiều sai sót . Vì vậy nên cần thiết phải có sự ra đời của KTNB để hỗ trợ cho việc quản lý sản xuất , kinh tế tài chính .
Như vậy , KTNB ra đời là do yêu cầu trực tiếp của các doanh nghiệp trong nền kinh tế . Sự ra đời chính thức của Qui chế KTNB bằng quyết định số 832 TC/QĐ/CĐKT ra ngày 28/10/1997 đã giúp các nhà quản lý doanh nghiệp giải quyết những khó khăn trong nội bộ doanh nghiệp . Nó như một động lực mới kích thích sự cạnh tranh công bằng và quyết liệt trong cơ chế kinh tế mới . Căn cứ vào Thông tư hướng dẫn sô 52/1998/TT-BTC ra ngày 16/04/1998 , các doanh nghiệp nhà nước đặc biệt là Tổng công ty tiến hành chuẩn bị cơ sở cho việc thành lập bộ phận KTNB ở doanh nghiệp mình . Những đơn vị đàu tiên cho ra đời bộ phận kiểm toán này là các Tổng công ty 90 , Tổng công ty 91 , Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam , Bộ Quốc phòng … Trong những năm đầu thành lập , cơ cấu tổ chức lẫn hình thức hoạt động của bộ phận KTNB tại các Tổng công ty bám sát các chỉ dẫn của Thông tư 52/1998/TT-BTC ; các phòng KTNB được thành lập ; trưởng phòng được cân nhắc , xem xét và bổ nhiệm ; các kiểm toán viên được tuyển chọn theo đúng các tiêu chuẩn đã đề ra … Hình thức kiểm toán mới này khi bước vào hoạt động vừa mang đặc điểm chung với các nước trên thế giới , vừa có những đặc điểm riêng . KTNB là hoạt động không thu phí đối với các đơn vị , bộ phận trực thuộc được kiểm toán.
Cũng giống như loại hình KTNB ở nước khác trên thế giơi , mục đích của KTNB ở Việt Nam cũng là : thông qua kiểm toán để hoàn thiện hoạt động ở doanh nghiệp , góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động , hiệu quả sử dụng vống và hiệu quả cuối cùng của sản xuất kinh doanh ; khắc phục những khâu yếu ; giúp chủ doanh nghiệp phát hiện , ngăn chặn và xử lý các gian lận và sai sót trong hoạt động của doanh nghiệp . Qua một thời gian ngắn đi vào hoạt động , KTNB đã thu được những kết quả đáng khích lệ . Nó không những chỉ ra các đơn vị thấy được đúng sai trong công tác quản lý tài chính của mình như việc sử dụng chứng từ hoá đơn chưa hợp lệ , nhất là chứng từ phát sinh ở đội sản xuất ; có nhiều chứng từ viết tay không đảm bảo tính pháp lý , mà còn tham gia ý kiến về các mặt hoạt động của từng đơn vị như :
phương pháp lưu giữ chứng từ chưa khoa học gây trở ngại cho việc kiểm tra đối chiếu ; hạch toán ké toán còn qua nhiều tài khoản trung gian không cần thiết ; viêc tổ chức công tác kế toán chưa khoa học nề nếp , các đơn vị trực thuộc hạch toán không thống nhất gây khó khăn trong công tác tổng hợp . Cũng qua KTNB , căn cứ vào hiện trạng của đơn vị có thể dự toán được những rủi ro có thể xảy ra trong kinh doanh và kiến nghị kịp thời với lãnh đạo để tìm biện pháp tháo gỡ . Một số doanh nghiệp với bộ máy KTNB hoạt động hiệu quả đã góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và giảm chi phí thi thuê tư vấn kiểm toán hoặc kiểm toán độc lập .
Tuy nhiên , bước sang năm 1999 , trong khi một số doanh nghiệp tiếp tục cho ra đời , củng cố hoạt động và phát huy vai trò KTNB thì ở một số doanh nghiệp đã thành lập trước đó lại cho giải tán bộ phận này , một số Tổng công ty thì chỉ còn duy trì phòng KTNB của tổng công ty và cho giải tán KTNB ở các đơn vị thành viên . Thực tế là , các doanh nghiệp nhà nước có qui mô vừa và nhỏ hay làm ăn thua lỗ thì không có bộ phận KTNB.
Thêm vào đó , do giới hạn về mặt phương tiện kĩ thuật ở nước ta , do chưa có điều kiện cơ sở , vật chất để áp dụng các thành tựu của khoa học kĩ thuật vào công việc nên với số lượng công việc kiểm toán rất lớn như vậy trong một số doanh nghiệp đòi hỏi phải có kiểm toán viên nội bộ , tốn nhiều thời gian , công sức , tiền của mà hiệu quả kiểm toán lại không cao . Hoặc nếu các doanh nghiệp nhà nước nào có đủ các điều kiện để áp dụng các phương tiện thiết bị khoa học kĩ thuật vào công việc thì lại bị giới hạn về trình độ sử dụng , không phát huy được tối đa các tính nằn của công cụ hiện đại , gây lãng phí giá trị sử dụng của máy móc .
Ngoài ra , cán bộ về kiểm toán ở nước ta chưa có nhiều nên nhu cầu về kiểm toán viên là rất lớn và vẫn đang khan hiếm . Việc lập bộ phận KTNB lại phải hội đủ các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp , trình độ chuyên môn , bằng cấp … do vậy hiện nay một số doanh nghiệp nhà nước có qui mô nhỏ rất khó khăn khi thành lập KTNB vì không có nhân sự theo tiêu chuẩn , nhất là chọn trưởng phòng ( trưởng ban ) KTNB . Điều này dẫn đén hiện tượng điều động , luân chuyển cán bộ không hợp lý . Rất nhiều kế toán viên vừa là người của bộ phân KTNB , vừa kiêm nhiệm luôn cả công tác kế toán . Đây là vấn đề trái với nguyên tắc “ Bất kiêm nhiệm “ trong rui chế KTNB . Hơn thế nữa , khi thành lập bộ phận KTNB thường làm phát sinh tăng biên chế , chi phí , ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Vì thế , việc hình thành KTNB ở các doanh nghiệp nhỏ là rất khó và không mấy hiệu quả.
Đặc biệt trong các văn bản pháp quy còn tồn tại nhiều vướng mắc là một thực tế gây cản trở lớn cho sự phát triển của KTNB .
Quy định về trách nhiệm pháp lý trong các văn bản pháp qui của nhà nước chưa rõ ràng , nhất quán .
Pháp lệnh kế toán thống kê , điều lệ tổ chức kế toán nhà nước , điều lệ kế toán trưởng quy định người chịu trách nhiệm về sự trung thực của báo cáo tài chính là : “ Thủ trưởng và kế toán trưởng “.
Luật doanh nghiệp nhà nước quy định người chịu trách nhiệm về sự trung thực của báo cáo tài chính là “ Doanh nghiệp “ .
Nghị định số 59/CP quy định người chịu trách nhiệm về sự trung thực của báo cáo tài chính là “ Hội đồng quản trị và giám đốc “ .
Thông tư số 73/TC/TCDN quy định người chịu trách nhiệm về sự trung thực của báo cáo tài chính là “ Người lập và người ký “ .
Như vậy ai là người phải hịu trách nhiệm pháp lý về các số liệu của doanh nghiệp thì lại chưa rõ ràng và cũng chưa đề cập đến trách nhiệm của KTNB .
Chưa quy định rõ ràng ai là người xác nhận báo cáo tài chính của doanh nghiệp .
Trong thông tư số 73/TC/TCDN có ghi “ Báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải được kiểm toán và có xác nhận đã được kiểm toán của KTNB hoặc kiểm toán độc lập “ . Khi kiểm toán viên nội bộ xem xét , ký thống nhất với số liệu kế toán trưởng thì kết quả naỳ KTNB chịu trách nhiệm chính hay kế toán trưởng chịu tráhc nhiệm chính thì còn chưa được phân biệt rõ .
Chưa có sự phân cấp về quyền hạn của Kế toán trưởng và KTNB.
Về mặt pháp lý thì quyền kế toán trưởng được qui định cao hơn quyền của KTNB . Tức là ngay trong nội bộ doanh nghiệp đã có sự chồng chéo . Kế toán trưởng chịu trách nhiệm cao nhất đối với sổ sách và số liệu trong doanh nghiệp và cũng là người chịu trách nhiệm cao nhất sau ( Tổng ) giám đốc . Riêng đối với KTNB thì cũng có trách nhiệm cao nhất trong trong nội bộ doanh nghiệp . Vậy là trong nội bộ doanh nghiệp đã có sự không thống nhất , không phân chia rõ ràng về trách nhiệm , phạm vi quyền hạn giữa KTNB và kế toán trưởng .
Kế toán trưởng trước khi có KTNB đã đảm nhận cả vai trò của KTNB ( thể hiện trong điều lệ kế toán trưởng ) . Nhưng sau khi KTNB ra đời , điều lệ kế toán trưởng vẫn không hề thay đổi các quy định về vai trò , vị trí của kế toán trưởng nên đã gây ra những bế tắc trong khi giải quyết các công việc .
Quy mô daonh nghiệp và KTNB thiếu sự linh động cần thiết .
Theo Thông tư số 52/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính có quy định “Phòng KTNB của Tổng công ty có biên chế từ 3-5 người” thì quá ít đối với những doanh nghiệp lớn và “ Tổ ( nhóm ) KTNB tại các doanh nghiệp đọc lập của Tổng công ty từ 2-3 người “ là quá lớn đối với những doanh nghiệp nhỏ .
Việc lập bộ máy KTNB doanh nghiệp hiện nay rất khó tuyển được người đủ tiêu chuẩn để trở thành kiểm toán viên nội bộ . Chi phí cho bộ máy này cũng là một vấn đề cần cân nhắc cẩn thận sao cho có hiệu quả .
Nhìn chung , hiện nay đang còn tồn tại nhưng bất hợp lý trong các vân bản pháp quy hướng dẫn việc thi hành KTNB . Mặt khác , các Tổng công ty , các doanh nghiệp trực thuộc và doanh nghiệp độc lập còn chưa hiểu sâu sắc về công tác KTNB nên còn nhiều lúng túng trong việc tổ chức bộ phận KTNB trong đơn vị .
2. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm phát triển KTNB ở Việt Nam trong thời gian tới .
2.1. Về chính sách pháp luật .
Thứ nhất , đối tượng của các qui định hướng dẫn về KTNB còn đang bị bó hẹp trong phạm vi các doanh nghiệp nhà nước , trong khi đó theo thông lệ quốc tế thì việc thiết lập và duy trì bộ máy KTNB chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu quản lý và điều hành của từng doanh nghiệp cụ thể nhằm mục đích nâng cao độ tin cậy của các thông tin kinh tế tài chính , hiệu quả hoạt động và phát huy tốt vai trò của hệ thống kiểm soát trong doanh nghiệp . Trên thực tế nước ta thì không chỉ các doanh nghiệp nhà nước mới cần có bộ máy KTNB mà rất nhiều các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác cũng có nhu cầu và thực sự đã thiết lập , duy trì có hiệu quả bộ máy KTNB . Vì vậy , nhà nước cần thiết lập các qui định , qui chế , tạo điều kiện hướng dẫn cho KTNB các loại hình doanh nghiệp này.
Thứ hai , để tạo sự khách quan , độc lập cho KTNB , cơ quan quản lý nhà nước phải ban hành qui định phân biệt về quyền hạn , nghĩa vụ của KTNB với Kế toán trưởng hay một số công cụ quản lý khác . Như vậy mới tạo điều kiện cho hệ thống KTNB hoạt động có hiệu quả .
Ngoài ra , hiện nay KTNB tại các doanh nghiệp nhà nước rất cần được thông tin , hướng dẫn kịp thời về nhiều mặt nghiệp vụ , cũng như nhu cầu về qui trình thực hiện sao cho có hiệu quả … Vì vậy , nhà nước nên hình thành các tổ chức theo dõi và cập nhật thông tin về KTNB , thông qua đó cung cấp cho các cơ quan quản lý và các cơ quan nghiên cưu khoa học những thông tin cần thiết . Đó có thể là cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp hay cơ quan nghiên cứu ban hành chế độ kế toán , kiểm toán …
2.2. Về mô hình tổ chức bộ máy KTNB .
Cần xác định rõ mục đích , vai trò và vị trí của bộ phận KTNB trong cơ cấu quản lý doanh nghiệp . KTNB là một bộ phận được lập ra để thực hiện những chức năng kiểm tra , xác nhận và tư vấn về hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp , do đó KTNB chủ yếu hoạt động theo hai lĩnh vực kiểm toán là kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ . Việc xác định rõ mục đích của bộ phận KTNB có tác dụng định hướng cho hoạt động của các nhân viên kiểm toán và tạo điều kiện cho các nhân viên có đủ điều kiện để thực hiện tốt chức năng , nhiệm vụ của mình .
Trong quản lý doanh nghiệp , trách nhiệm và nhiệm vụ càng lớn thì vị trí càng cao . Do tính chất đặc thù của hoạt động kiểm toán , để đảm bảo tính khách quan cho công việc , bộ phận KTNB cần được tổ chức độc lập với các bộ phận quản lý và điều hành kinh doanh trong doanh nghiệp và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc ( giám đốc ) hay Hội đồng quản trị của doanh nghiệp .
Cần phải xây dụng một cơ cấu tổ chức bộ máy kiểm toán đủ mạnh có khả năng đảm nhiệm công việc được giao , có số lượng kiểm toán viên hợp lý , phân công chức năng , quyền hạn và nhiệm vụ của kiểm toán viên .
2.3. Xây dựng các chương trình , các học viện đào tạo kiểm toán viên nội bộ.
Các kiểm toán viên nội bộ phải thực sự là những người có kỹ năng , chuyên môn cao , đạt trình độ chuẩn mực về chuyên môn nghiệp vụ , có đạo đức nghề nghiệp trong sáng . Để đạt được điều đó , trước mắt cần tổ chức các chương trình tập huấn KTNB hoàn chỉnh hơn , cụ thể hơn cho các cán bộ hiện tại . Về lâu dài , cần thành lập các chuyên ngành đào tạo , đặc biệt là các học viện chuyên đào tạo kiểm toán viên nội bộ . Chỉ có việc đào tạo một cách chính quy với các chương trình phù hợp thì chúng ta mới có một đội ngũ kiểm toán viên nội bộ đủ cả về số lượng và chất lượng . Để đánh giá đúng năng lực của kiểm toán viên nội bộ cần xây dựng một chương trình thi sát hạch và cấp chứng chỉ kiểm toán viên nội bộ cùng các ưu tiên cho những người đạt được nhằm khuyến khích tinh thần không ngừng nâng cao tình độ nghề nghiệp . Điều đó sẽ đẩy nhanh sự phát triển của KTNB ở nước ta.
2.4. Xây dựng và ban hành chuẩn mực KTNB
Vấn đề chủ yếu thúc đẩy nhanh sự phát triển của KTNB là các cơ quan, chức năng phải xây dựng , ban hành chuẩn mực KTNB để kiểm toán viên nội bộ có định hướng và căn cứ pháp lý trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình , đồng thời các nhà quản lý cũng dựa vào hệ thống chuẩn mực này để kiểm tra , đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ phận KTNB và các kiểm toán viên nội bộ . Nhưng trong điều kiện mà sự thay đổi thường xuyên diễn ra cả trong kinh doanh và đời sống xã hội thì các chuẩn mực cũng nên có sự linh hoạt để phù hợp với nhu cầu thay đổi và phát triển của KTNB.
Hiện nay hệ thống chuẩn mực của KTNB do viện KTNB thế giới cũng như một số nước phát triển đã khá đầy đủ và hoàn thiện . Vì vậy chúng ta có thể nghiên cứu áp dụng , tất nhiên phải có những điều chính cho phù hợp với đặc điểm riêng của Việt Nam.
Kết luận
Như vậy qua việc nghiên cứu những lý luận chung và thực trạng của công tác KTNB , việc hình thành KTNB trong các doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển đa chiều , cạnh tranh gay gắt là một điều cần thiết để nâng cao tính hiệu quả của hoạt động quản lý của các doanh nghiệp .
Xuất phát từ vai trò của kiểm toán nói chung và KTNB nói riêng trong nền kinh tế thị trường thì việc hoàn thiện KTNB trong các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay là một vấn đề tất yếu cần thiết để đảm bảo tính trung thực của báo cáo tài chính cũng như tính tuân thủ , tính hoạt động của doanh nghiệp . Trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị và giải pháp về chế độ kế toán , hình thức quản lý và tính hiệu quả của doanh nghiệp .
Đối với Việt Nam , đây là một lĩnh vực mới mẻ nên việc thực hiện còn gặp nhiều khó khăn . Đề án nghiên cứu một số vấn đề về KTNB , thông qua đó nêu một số kiến nghị , giải pháp nhằm giúp ích cho thực tiễn hoạch định chính sách và nâng cao hiệu quả hoạt động của loại hình kiểm tra , kiểm soát này trong nền kinh tế . Với tầm quan trọng của mình , chúng ta tin tưởng rằng KTNB sẽ nhanh chóng phát triển ở Việt Nam trong thời gian tới.
Mục lục
Lời mở đầu………………………………………………………………… 1
Nội dung……………………………………………………………………. 1
Phần I : Lý luận chung …………………………………………………….. 1
1. Tổng quan về kiểm toán ………………………………………………… 1
1.1. Khái niệm về kiểm toán 1
1.2. Phân loại kiểm toán………………………………………………….. 5
2. Khái quát chung về Kiểm toán nội bộ ( KTNB ) ………………………. 5
2.1. Khái niệm …………………………………………………………… 5
2.2. Đặc trưng của KTNB …………………………………………………. 7
2.2.1. Chủ thể của KTNB …………………………………………………... 7
2.2.2. Lĩnh vực hoạt động của KTNB …………………………………… 10
3. Sự cần thiết của KTNB đối với các tổ chức …………………………… 12
4. Một số khó khăn đối với quá trình phát triển của KTNB ……………… 14
4.1. Sự cạnh tranh với các công ty kiểm toán độc lập và công ty cung cấp dịch vụ kế toán…………………………………………………………….. 14
4.2. Khó khăn trong việc giải quyết mối quan hệ giữa cấp quản lý và bộ phận được kiểm toán……………………………………………………………. 15
4.3. Thích ứng với thế giới công nghệ thông tin …………………………. 16
4.4. Vấn đề đào tạo kiểm toán viên nội bộ ……………………………… 17
Phần 2 : Tình hình hiện tại của KTNB và một số kiến nghị của bản thân… 19
1. Tình hình hiện tại của KTNB …………………………………………... 19
1.1. Trên thế giới ………………………………………………………… 19
1.2. ở Việt Nam …………………………………………………………… 21
2. Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy quá trình phát triển KTNB ở Việt Nam 26
2.1. Về chính sách pháp luật……………………………………………….. 26
2.2 . Về mô hình tổ chức bộ máy KTNB ………………………………….. 27
2.3. Xây dựng các chương trình , các học viện đào tạo kiểm toán viên nội bộ………………………………………………………………………….. 27
2.4 . Xây dựng và bam hành các chuẩn mực KTNB ……………………… 28
Kết luận 29
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kiểm toán nội bộ- một nhân tố quan trọng cho quá trình phát triển của các doanh nghiệp và tổ chức hiện nay.doc