Đề tài Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ

MỤC LỤC Lời nói đầu 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU 3 I. Khái niệm, vai trò của xuất khẩu 3 1. Khái niệm 3 2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu 3 II. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 6 1. Xuất khẩu trực tiếp 6 2. Xuất khẩu uỷ thác 7 3. Buôn bán đối lưu 7 4. Giao dịch qua trung gian 8 5. Gia công quốc tế 8 6. Tái xuất khẩu 9 III. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 10 1. Các yếu tố thuộc phạm vi quốc gia 10 2. Các yếu tố thuộc phạm vi doanh nghiệp 14 3. Ảnh hưởng của xu hướng biến động về mối quan hệ kinh tế xã hội thế giới 15 IV. Đặc điểm của sản xuất và buôn bán hàng dệt may trên thị trường thế giới 16 1. Đặc điểm về sản xuất 16 2. Đặc điểm trong buôn bán 18 CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG VÀ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ 20 I. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của ngành công nghiệp dệt may và thị trường hàng may mặc Việt nam 20 1. Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngành dệt may Việt Nam 20 2. Thực trạng thị trường hàng may mặc Việt Nam 28 II. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ giai đoạn 1997 đến nay 36 1.Tình hình xuất khẩu hàng dệt may nói chung 36 2. Khái quát về thị trường hàng dệt may tại Mỹ 39 3. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ 50 II. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ 55 1. Những thuận lợi của xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ 55 2.Những khó khăn và thách thức đối với hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ 56 CHƯƠNG III.: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ 67 I. Định hương phát triển xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng dệt may nói riêng của Việt nam trong những năm tới 67 1. Quan điểm tăng tốc phát triển ngành dệt may 68 2. Mục tiêu tăng tốc phát triển ngành dệt may đến năm 2010 70 3. Chính sách hỗ trợ phát triển của Chính phủ cho ngành dệt may 73 II. Một số giải pháp chính 76 1. Một số giải pháp từ phía doanh nghiệp 76 2. Một số giải pháp từ phía Chính phủ 82 Kết luận 84 Tài liệu tham khảo 85 Phụ lục 86 LỜI NÓI ĐẦU Ngành dệt may là một ngành tiên phong của phần lớn các quốc gia khi bước vào công cuộc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vị trí quan trọng của ngành dệt may trong nền kinh tế là do ngành này phục vụ nhu cầu tất yếu của con người, giải quyết được nhiều lao động cho xã hội, đồng thời việc xuất khẩu dệt may giúp cho cán cân thanh toán quốc tế của nước xuất khẩu ngày càng tốt hơn. Quá trình phát triển của các nước công nghiệp tiên tiến như Anh, Pháp, Nhật . trước đây, cũng như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore . hiện nay đều đã trải qua bước phát triển sản xuất, xuất khẩu những sản phẩm dệt may và coi đây là một ngành xuất khẩu chủ yếu. Ngành dệt may Việt Nam sớm được phát triển, nó thực sự chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế nói chung và trong hoạt động ngoại thương nói riêng từ những năm 90 trở lại đây. Đến nay, ngành dệt may được coi là một trong những ngành có lợi thế nhất của Việt Nam bởi nó sử dụng nhiều lao động và mang về nguồn ngoại tệ rất lớn cho Việt Nam (chỉ đứng sau ngành dầu khí). Mấy năm qua kim ngạch xuất khẩu của ngành này luôn tăng trưởng mạnh, rất khả quan trong việc đạt và vượt mục tiêu xuất khẩu theo quy hoạch tổng thể của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2005 là 4-5tỷ USD và năm 2010 là 8-9 tỷ USD. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu ngành này phải duy trì mức tăng trưởng 14%/ năm. Muốn đạt được điều đó toàn ngành cần có nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó việc mở rộng thị trường là vấn đề mấu chốt mà các doanh nghiệp cần quan tâm. Một trong những thị trường có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế khu vực nói riêng đó là thị trường Mỹ. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này chẳng những tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế Việt Nam đẩy nhanh tiến trình hội nhập mà còn gia tăng sự phát triển và nâng cao tính cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. Tuy nhiên để thực hiện được việc này thì hàng dệt may Việt Nam phải vượt qua rất nhiều khó khăn, thách thức nhất là về khả năng cạnh tranh, năng suất, chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ và khả năng vận dụng Marketing vào kinh doanh. Bài viết này với đề tài "Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ " sẽ đi sâu phân tích thực trạng thị trường dệt may tại Mỹ, đánh giá được chính xác khả năng thực tế của hàng dệt may Việt Nam khi thâm nhập thị trường này và đề ra một số giải pháp chính nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ. Luận văn được chia làm ba chương chính như sau: Chương I: Lý luận chung về xuất khẩu. Chương II: Tình hình thị trường và thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ. Chương III: Những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ. Với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế về phương pháp luận, chắc chắn giá trị thực tế của luận văn này không cao nhưng bằng lòng nhiệt tình và sự say mê được áp dụng những kiến thức trong quá trình học tập và công tác, tôi hy vọng góp một phần nhỏ bé giúp các doanh nghiệp dệt may tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất cho doanh nghiệp mình để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường được đánh giá là tiềm năng nhất hiện nay, đó là thị trường Mỹ. Tôi xin chân thành cảm ơn T.S Bùi Ngọc Sơn đã hướng dẫn tôi hoàn thành khoá luận này. Tôi cũng xin cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè tại Hiệp hội dệt may Việt nam (Vitas) đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành bài viết này. Tuy còn nhiều hạn chế và thiếu kinh nghiêm thực tiễn, bài viết không tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi rất mong được bạn đọc và các thầy cô giáo góp ý.

doc94 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2465 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
M ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ. I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU NÓI CHUNG VÀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY NÓI RIÊNG CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI. Định hướng chiến lược xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào thị trường Mỹ cần tăng dần các mặt hàng có chất lượng cao và tăng dần tỷ lệ đã qua gia công chế biến. Tuy nhiên điều quan trọng mà mỗi doanh nghiệp cũng như các ngành kinh tế cần hết sức lưu ý là phải tạo được cơ cấu hàng hoá có những khác biệt với hàng hoá của các nước trong khu vực, đặc biệt là hàng hoá của Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Có như vậy hàng Việt Nam mới có thể có chỗ đứng vững chắc trên thị trường Mỹ và có cơ hội để tiếp tục phát triển thuận lợi trong giai đoạn lâu dài sau này. Riêng đối với ngành dệt may, Việt nam cần phải đưa ra chiến lược tăng tốc phát triển ngành bởi lẽ như sau Thứ nhất, đây là ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động nhất. hiện nay ước tính có khoảng gần 1200 doanh nghiệp dệt may trong toàn ngành và hàng chục ngàn cơ sở lớn nhỏ khác ( tính với mọi thành phần kinh tế), thu hút một lực lượng lao động gần 1.600.000 người. Theo chiến lược tăng tốc phát triển ngành dệt may đến năm 2005- 2010, lực lượng lao động toàn ngành sẽ tăng lên tương ứng là 3.000.000 đến 4.000.000 triệu người, đó là chưa kể một lực lượng lao động khá lớn thu hút vào lĩnh vực phát triẻn cây bông và trồng dâu nuôi tằm (ước tính lực lượng lao động này hiện nay koảng 70.000 người, năm 2005 khoảng 180.000 người và năm 2010 khoảng 450.000 người) Thứ hai , đây là ngành công nghiệp mang lại kim ngạch xuất khẩu cao (chỉ đứng thứ hai sau dầu khí). Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam đạt 1892 triệu USD, năm 2005 và năm 2010 ước tính đạt 4.000 triệu USD và 7.000 triệu USD. Thông qua việc xuất khẩu, Việt Nam mới có thể hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đồng thời góp phần tăng tích luỹ cho quá trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước . Thứ ba là sức ép của tiến trình hội nhập kinh tế, cơ hội thị trường xuất khẩu đã mở rộng cho dệt may Việt Nam như thị trường EU, Nhật bản, Trung Đông, Châu Á, Châu Mỹ, đặc biệt là Mỹ khi mà chúng ta vừa đạt được Hiệp định thương mại với họ. Đối với thị trường Mỹ, ngành dệt may Việt Nam cần tranh thủ xuất vào tối đa trong thời gian đầu khi chưa có hạn ngạch. Đối với thị trường ASEAN, chúng ta cần tăng sức cạnh tranh để đối phó với các sản phẩm trong các nước ở khối này có điều kiện thâm nhập vào thị trường Việt Nam với thuế suất thấp sau năm 2005. Thứ tư là chiến lược "tăng tốc" phát triển dệt may lần này nhằm tăng tốc đầu tư cho ngành dệt nhằm tạo ra nguồn vải và phụ liệu có chất lượng cao phục vụ cho may xuất khẩu, tăng tỷ trọng xuất khẩu FOB , tăng giá trị và lợi nhuận thông qua hình thức xuất khẩu này. Thứ năm là ngành dệt may còn quá nhỏ bé so với tiềm năng của nó và so với ngành dệt may của một số nước trong khu vực. Mặt khác đến năm 2006, Việt Nam tham gia hoàn toàn vào tổ chức AFTA sẽ cắt bỏ hàng rào thuế quan đối với hàng dệt may nhập khẩu. Chính vì vậy, cần tăng tốc phát triển dệt may trong giai đoạn từ nay đến năm 2005 thì sản phẩm của ta mới có thể đủ năng lực cạnh tranh vào thời điểm năm 2006 và những năm sau đó. 1. Quan điểm " tăng tốc" phát triển ngành dệt may: - Đa dạng hoá các thành phần kinh tế trong quá trình tăng tốc phát triển dệt may. Có như vậy mới huy động được mọi nguồn lực từ bên trong và bên ngoài, kể cả nguồn lực quốc tế cho bước phát triển đột biến trong một thời gian ngắn đối với ngành dệt may Việt Nam. Coi trọng nguồn lực huy động từ nhân dân, đẩy mạnh kêu gọi đầu tư từ nước ngoài vào lĩnh vực dệt may, kể cả đầu tư nước ngoài cho phát triển cây bông và trồng dâu nuôi tằm. Trong sự phát triển đa dạng hoá các thành phần kinh tế, Tổng Công ty Dệt may luôn đóng vai trò chủ đạo của ngành, bởi lẽ Tổng Công ty Dệt may là một tập đoàn dệt may lớn của nhà nước hiện đang quản lí chương trình phát triển nguyên liệu (cây bông), quản lí hệ thống các trường đào tạo, các viện nghiên cứu chuyên ngành nhằm tạo ra một số sản phẩm mới, phù hợp với yêu cầu thị trường mà trong nước chưa sản xuất được. BẢNG 14: SO SÁNH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM DỆT MAY MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC : STT Nước S.L sợi S.L vải lụa S.P may KNXK nghìn tấn triệu m2 triệu s.p triệu USD 1 Trung Quốc 5.300 21.000 10.000 50.000 2 Ấn Độ 2.100 23.000 - 12.500 3 Băng ladet 200 1.800 - 4.000 4 Thái Lan 1.000 4.200 2.500 6.500 5 Indonesia 1.800 4.400 3.000 8.000 6 Việt Nam 85 304 400 2.000 ( Nguồn: Tổng công ty dệt may Việt Nam) - Coi trọng phát triển chiều rộng đi đôi với củng cố chiều sâu là bước đi có tính chất quyết định trong giai đoạn đến năm 2010. Công nghiệp dệt cần phát triển thành từng cụm, nằm trong các khu công nghiệp nhằm tiết kiệm vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, giải quyết vấn đề nước thải tập trung, lành mạnh hoá môi trường sinh thái. Có như vậy mới có thể hình thành các doanh nghiệp mới vừa và nhỏ. Trên cơ sở đó tạo cơ hội đưa các công nghệ hiện đại vào sản xuất và áp dụng các mô hình quản lý, điều hành tiên tiến của thế giới vào dệt may Việt Nam. Công nghiệp may cần phát triển rộng khắp đến tận các vùng nông thôn, miền núi nhằm huy động mọi nguồn vốn có trong nhân dân và của mọi thành phần kinh tế, không những thế còn kịp thời đáp ứng nhu cầu may mặc tại chỗ cho dân cư những khu vực này. Đồng thời thực hiện thành công chủ trương công nghiệp hoá hiện đại hoá vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa của Đảng và nhà nước ta. Mặt khác lấy phát triển may xuất khẩu để kích thích phát triển vải và các phụ liệu chất lượng cao, nghĩa là thúc đẩy phát triển ngành dệt. Mười năm vừa qua là giai đoạn đầu tư chiều sâu nhằm thay thế dần các loại thiết bị và công nghệ quá lỗi thời. Tuy nhiên, việc thay thế này vẫn chưa hoàn tất. Do vậy, việc đầu tư chiều sâu vẫn được khuyến khích để tự các doanh nghiệp tiếp tục thực hiện và hoàn tất vào năm 2005. - Tập trung phát triển các vùng nguyên liệu như bông, tơ tằm, xơ sợi tổng hợp cùng với việc phát triển công nghiệp hoá dầu. Cho đến nay Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khoảng 90% nhu cầu nguyên liệu ban đầu cho ngành dệt may. Việc nâng cao tỷ lệ giá trị xuất xứ nội địa trên sản phẩm dệt may vừa là một yêu cầu bắt buộc cuả thị trường nhập khẩu, vừa là mục tiêu của chiến lược " tăng tốc" nhằm nâng cao phần lợi nhuận cho ngành và cho đất nước . - Tăng tốc phát triển bằng việc đầu tư các công nghệ mới nhất, với thiết bị hiện đại nhằm tạo ra một bước nhảy vọt về chất lượng và sản lượng. Mặt khác cần coi trọng tận dụng các loại thiết bị đã qua sử dụng, với công nghệ tiên tiến từ các nước công nghiệp hoá, thế hệ từ những năm 90 trở lại đây. - Đầu tư phát triển dệt may Việt Nam theo hướng chuyên môn hoá cao theo loại công nghệ. Có như vậy mới tạo ra bước nhảy vọt về chất lượng sản phẩm. Mỗi doanh nghiệp cần thiết phải đi chuyên sâu và làm chủ được một vài loại công nghệ để tạo ra những mặt hàng mới chất lượng cao. Xây dựng mối quan hệ cung cầu giữa các doanh nghiệp trên cơ sở hợp tác thương mại. 2. Mục tiêu tăng tốc phát triển ngành dệt may đến năm 2010 Mục tiêu chiến lược ngành dệt may đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 1998 gồm các chi tiết sau: BẢNG 15: MỤC TIÊU TĂNG TỐC PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 1. Vải Lụa triệu USD 640 1.064 1.600 2.Dệt kim triệu sp 70 150 210 3. Sản phẩm may triệu sp 580 780 1.200 4. Kim ngạch XK triệu USD 2.000 3.000 4.000 ( Nguồn : Tổng công ty Dệt may Việt Nam ) BẢNG 16: MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC " TĂNG TỐC" PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện năm 2000 Mục tiêu toàn nghành 2005 Tăng thêm so vói năm 2000 2010 Tăng thêm so với năm 2005 1. Kim nghạch XK tr. USD 2.000 4.000 2.000 7.000 3.000 2. Sử dụng lao động 10 000 người 1.600 3.000 1.400 4.000 1.000 3. Sản phẩm chính - Bông xơ 1000 tấn 6,7 30 23,3 95 65 - Xơ sợi tổng hợp 1000 tấn 45 100 55 130 30 - Sợi 1000 tấn 85 150 65 300 150 - Vải lụa triệu m2 304 800 696 1.200 400 - S.P dệt kim triệu SP 90 150 60 230 80 - S.P may Triệu SP 400 780 380 1.200 420 ( Nguồn: Tổng Công ty Dệt may Việt Nam ) Thời điểm xây dựng chiến lược này, vào những năm 1996-1997, lúc đó chúng ta mới ở thời kỳ đầu xuất khẩu vào thị trường EU và Nhật Bản. Các thị trường khác chưa mở cửa với dệt may Việt Nam. Mặt khác do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực mà việc thực hiện các chỉ tiêu do Chính phủ phê duyệt gặp nhiều khó khăn. Bước sang năm 2000 và những năm đầu của thế kỷ 21, tình hình kinh tế và thương mại thế giới có nhiều thay đổi thuận lợi cho việc tăng tốc phát triển ngành dệt may Việt Nam nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược đến năm 2010 như bảng 16 trên Như vậy với chiến lược " tăng tốc" phát triển dệt may lần này , mục tiêu đạt được thể hiện sự tăng trưởng khá nhanh của ngành dệt may Việt Nam, cụ thể: BẢNG 17: MỤC TIÊU CỤ THỂ TRONG GIAI ĐOẠN 2001-2010 Tốc độ tăng trưởng bình quân Giai đoạn 2001-2005 Giai đoạn 2006-2010 - Kim ngạch xuất khẩu 13,3% 11,0% - Sử dụng lao động 12,0% 5,7% - Sản lượng bông xơ 25,4% 20,8% - Vải lụa 18,0% 8,0% ( Nguồn: Tổng Công ty Dệt may Việt Nam ) Trong đó đặc biệt là bông xơ cần tăng nhanh để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy dệt. Hiện nay cung cấp bông xơ nội địa chỉ chiếm khoảng 10-15%, sẽ tăng lên 70% vào năm 2010 sản xuất vải cũng cần tăng nhanh để cung cấp nguyên liệu chính cho ngành may, đặc biệt lượng vải đạt chất lượng và yêu cầu xuất khẩu sẽ tăng thêm đến năm 2005 là 496 triệu m2, đến năm 2010 là 960 triệu m2 nhằm tăng tỷ trọng xuất khẩu FOB từ 20% hiện nay lên 60% vào năm 2010. Rõ ràng để đạt được mục tiêu này, ngành dệt may Việt Nam cần thiết kế một chương trình "tăng tốc"đầu tư trong 5 năm đầu của thế kỷ 21 và kéo dài cho đến năm 2010. Song song với chương trình đầu tư này là một loạt các giải pháp vĩ mô và vi mô cần được tính đến. Chính phủ và UBND các tỉnh cần đưa ra những cơ chế, chính sách và hành lang pháp lý mang tính đặc cách cho ngành dệt may nhằm kích thích và thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước , tập trung mọi nguồn lực đầu tư vào Việt Nam , có như vậy mới đạt được mục tiêu tăng tốc mà chiến lược đề ra. Dưới đây là nhu cầu vốn đầu tư cho chiến lược tăng tốc phát triển ngành dệt may: BẢNG 18: NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ TĂNG TỐC CHO TOÀN NGÀNH DỆT MAY Đơn vị : Tỷ đồng Nhu cầu vốn đầu tư Toàn ngành Vinatex 2001-2005 2006-2010 2001-2005 2006-2010 Tổng mức đầu tư, trong đó 35.000 30.000 12.200 9.100 -Vốn cho đầu tư mở rộng 23.200 20.000 4.300 1.800 -Vốn cho đầu tư chiều sâu 11.800 10.000 7.900 7.300 Theo hình thức vốn gồm có: -Vốn cho xây lắp 3.000 2.550 1.000 800 - Vốn cho thiết bị 20.500 18.000 7.200 5.500 - Chi phí khác 1.750 1.500 650 500 - Chi phí dự phòng 1.750 1.500 650 500 - Vốn lưu động 8.000 6.450 2.700 1.800 ( Nguồn: Tổng Công ty Dệt may Việt Nam ) 3. Chính sách hỗ trợ phát triển của Chính phủ cho ngành dệt may: Ngày 23/4/2001 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt và ban hành Quyết định số 55/2001/QĐ-TTg về chiến lược phát triển hàng dệt may Việt Nam đến năm 2010 với các cơ chế chính sách cởi mở cho ngành dệt may phát triển. Các chỉ tiêu sản xuất và xuất khẩu của ngành theo giai đoạn được đề ra như sau: BẢNG 19: CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM ĐẾN 2010 Chỉ tiêu Đơn vị Đến 2005 Đến 2010 1. Sản xuất: _ Bông xơ - Xơ sợi tổng hợp - Sợi các loại - Vải lụa thành phẩm - Dệt kim - May mặc 2. Kim ngạch xuất khẩu 3. Sử dụng lao động 4. Tỷ lệ giá trị sử dụng nguyên vật liệu nội địa trên sản phẩm may xuất khẩu 5. - Nhu cầu vốn đầu tư phát triển - Vốn đầu tư mở rộng - Vốn đầu tư chiều sâu Trong đó: VINATEX 6. Vốn đầu tư phát triển trồng bông Tấn Tấn Tấn Triệu m2 Triệu sp Triệu sp Triệu USD Triệu người % Tỉ đồng " " Tỉ đồng 30.000 60.000 150.000 800 300 780 4.000-5.000 2,5-3 > 50 35.000 23.200 11.800 12.500 80.000 120.000 300.000 1.400 500 1.500 8.000-9.000 4-4,5 >75 30.000 20.000 10.000 9.500 1.500 Nguồn: VINATEX, trích lại từ TC PTKT tháng năm 2002 Để giúp cho ngành dệt may đạt được mục tiêu, Chính phủ đã ban hành Quyết định 55/2001/QĐ-TTg. Tại điều 2 của Quyết định nêu rõ 6 điểm hỗ trợ cho ngành trong chiến lược phát triển đến năm 2010 cụ thể như sau: 1. Nhà nước hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách, vốn ODA đối với các dự án quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm, đầu tư các công trình xử lý nước thải, quy hoạch các cụm công nghiệp dệt may, xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các cụm công nghiệp mới, đào tào nghiên cứu của các viện, trường, trung tâm nghiên cứu chuyên ngành dệt may. 2. Các dự án đầu vào các lĩnh vực sản xuất sợi, dệt, in nhuộm hoàn tất, nguyên liệu dệt, phụ liệu may và cơ khí may: 2.1.Được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, trong đó 50% với mức lãi suất bằng 50% mức lãi suất quy định hiện hành tại thời điểm rút vốn, thời hạn vay 12 năm, có 3 năm ân hạn. 50% còn lại được vay theo quy định của Quỹ hỗ trợ phát triển. 2.2. Được coi là lĩnh vực ưu đãi đầu tư và được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật khuyến khích đầu tư trong nước. 3. Bộ tài chính nghiên cứu trình Chính phủ để trình Thường vụ Quốc Hội cho áp dụng cơ chế đối với vải và phụ liệu may sản xuất trong nước nếu bán cho các đơn vị sản xuất gia công hàng xuất khẩu tại Việt Nam được hưởng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng như đối với hàng xuất khẩu. 4. Đối với các doanh nghiệp nhà nước sản xuất sợi dệt, in nhuộm hoàn tất, nguyên liệu dệt phụ liệu may: 4.1 Trong trường hợp cần thiết, được Chính phủ bảo lãnh khi mua thiết bị trả chậm, vay thương mại của các nhà cung cấp hoặc tổ chức tài chính trong nước và quốc tế. 4.2 Được cấp lại tiền thu sử dụng vốn trong thời gian 5 năm (2001-2005) để tái đầu tư. 4.3 Được ưu tiên cấp bổ xung một lần đủ 30% vốn lưu động đối với từng doanh nghiệp. 5. Dành toàn bộ nguồn thu phí hạn ngạch và đấu thầu hạn ngạch cho dệt may cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu, trong đó có chi phí cho các hoạt động tham gia các tổ chức dệt may quốc tế, cho công tác xúc tiến thương mại và đào tạo cho ngành dệt may. 6. Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ. Bộ tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu và trình Chính phủ chính sách hỗ trợ thích hợp hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ. Như vậy có thể thấy ngành dệt may rất được sự quan tâm của Chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu trong chiến lược phát triển đến năm 2010 ngành dệt may cần có nhiều giải pháp đồng bộ, nhằm tận dụng được những lợi thế của ngành, sự hỗ trợ của Chính phủ, để mở rộng cho được thị trường của mình thông qua những hoạt động nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may nói chung và đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ nói riêng. II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH. Mặc dù còn tồn tại nhiều khó khăn lớn song Mỹ vẫn được coi là thị trường hấp dẫn đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Họ tin tưởng rằng với sức mạnh cả về kinh tế và chính trị tình hình nước Mỹ sẽ được cải thiện sáng sủa hơn trong một thời gian không xa. Khi đó cơ hội mở ra là rất lớn và dĩ nhiên lợi nhuận dự kiến thu được cũng không phải là nhỏ. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để thâm nhập vào thị trường Mỹ một cách có hiệu quả, tránh được rủi ro và gây được uy tín ngay từ những ngày đầu là câu hỏi mà trả lời nó không phải dễ dàng, điều này liên quan đến cả hai phía: Nhà nước và doanh nghiệp. 1. Một số giải pháp từ phía doanh nghiệp: Để có thể thành công trong cuộc cạnh tranh thị trường sắp tới, doanh nghiệp giữ vai trò quyết định trong việc vượt qua thách thức, đẩy mạnh xuất khẩu. Tuỳ thế mạnh riêng, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược xuất khẩu phù hợp, trong đó, cần cụ thể hoá khách hàng, mặt hàng, đẳng cấp.v.v. Để cạnh tranh thắng lợi với các nước xuất khẩu trong khu vực, ngành dệt may Việt nam cần hướng đến chiến lược nâng đẳng cấp, chất lượng và tăng khả năng đáp ứng nhanh. Các chương trình hành động trọng điểm của doanh nghiệp trong thời gian tới là: * Xác định thị trường mục tiêu: Thị trường tiêu thụ hàng may mặc Mỹ bao gồm các dải thị phần trải rộng từ thấp cấp đến cao cấp nhất với những kênh phân phối và yêu cầu đẳng cấp chất lượng cũng như giá cả sản phẩm khác nhau rất xa. Đối với đại bộ phận người tiêu dùng có thu nhập thấp thì họ sẵn sàng mua sản phẩm từ các cửa hàng bình dân của người Mêhicô, Ấn Độ, Trung quốc ... Mà tại đó hàng hoá không cần nhãn hiệu, chỉ cần hợp thời vụ và giá rẻ. Đối với giới tiêu thụ có thu nhập trung bình trở lên thì đã bắt đầu chú ý đến nhãn hiệu sản phẩm và thương hiệu bán lẻ với đẳng cấp và giá cả trung bình. Phần lớn giới này mua hàng tại các siêu thị bình dân, siêu thị giảm giá hoặc siêu thị bán buôn như Wal-mark, K- mark, Cosco... Giới có thu nhập trung bình cao thì chọn các nhãn hiệu cao hơn như JC Penny, Macy's, The Limited... Dĩ nhiên là giá cũng cao hơn. Giới có thu nhập khá hơn thì chọn các cửa hàng Collection hoặc siêu thị cao cấp với các nhãn hiêụ có đẳng cấp cao... Giới có thu nhập cao hơn nữa thì thường chọn các nhãn hiệu cao cấp hoặc các cửa hàng thời trang đặc biệt có thể thiết kế và may riêng lẻ. Do vậy , tuỳ đặc điểm , trình độ và khả năng sản xuất, mỗi doanh nghiệp cần xác định thị trường mục tiêu của mình là thị trường đại chúng có thu nhập thấp hay thị trường giới tiêu thụ có thu nhập trung bình, trung bình cao hoặc cao cấp. Đối với thị trường đại chúng thì giá cả sản phẩm là yếu tố quyết định cho sự thành công của chiến lược tiếp thị. Còn đối với thị trường có thu nhập trung bình và trung bình cao trở lên thì yếu tố quyết điịnh là nhãn hiệu sản phẩm, đẳng cấp chất lượng, và khả năng đáp ứng nhanh. *Kinh doanh FOB: Hầu hết các công ty sản xuất và bán lẻ Mỹ đều mua hàng theo phương thức mua đứt, bán đoạn. Do vậy các nhà sản xuất Việt Nam muốn bán thẳng cho thị trường Mỹ thì cần tăng cường khả năng sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may theo phương thức mua đứt bán đoạn theo một trong 3 cách tính giá: FOB: giá cả được tính trên cơ sở giao hàng lên tàu tại cảng nhà xuất khẩu CIF: giá cả được tính trên cơ sở hàng giao tại cảng nhà nhập khẩu có tính chi phí bảo hiểm vận chuyển LDP: giá cả được tính trên cơ sở giao hàng tại kho nhà nhập khẩu, có cả thuế nhập khẩu. Để sản xuất thành công theo phương thức mua đứt, bán đoạn, doanh nghiệp cần có đội ngũ chuyên gia bán hàng (merchandiser) am hiểu kỹ thuật, nắm bắt được nguồn cung ứng nguyên phụ liệu , thủ tục xuất nhập khẩu và trên cơ sở đó có thể tính được giá cả ngay trên bàn đàm phán. Doanh nghiệp còn phải có khả năng tổ chức sản xuất đúng chất lượng và tiến độ để đảm bảo giao hàng theo hợp đồng tránh tối đa các rủi ro bị khách hàng huỷ bỏ đơn hàng vì thực hiện sai hợp đồng, đặc biệt là sai tiến độ giao hàng. * Khả năng thiết kế: Tăng cường công tác nghiên cứu thị hiếu, xu thế thời trang để từ đó thiết kế và sản xuất được nhiều mẫu chào hàng phù hợp với yêu cầu thị trường. Hiện nay hầu hết các công ty bán lẻ của Mỹ đều có xu thế muốn đặt hàng thẳng cho các nhà sản xuất nước ngoài với mẫu mã do chính nhà sản xuất sáng tạo theo xu thế thời trang tại nước tiêu dùng. Kinh nghiệm trong thời gian qua cho thấy , nhiều nhà sản xuất Việt Nam có khả năng sáng tạo mẫu mã hợp thị hiếu đã nhận được các hợp đồng thẳng từ các công ty nhập khẩu Mỹ theo phương thức kinh doanh FOB. *. Xưởng sản xuất chuyên môn hoá: Chuyên môn hoá dây chuyền sản xuất theo mặt hàng để đảm bảo khả năng cạnh tranh về năng suất sản xuất và chất lượng sản phẩm. Các công ty Mỹ có đẳng cấp chỉ đặt hàng tại những xưởng sản xuất được tổ chức chuyên môn hoá, có thiết bị chuyên dùng phù hợp, có năng lực sản xuất tương đối lớn, có chất lượng sản phẩm ổn định, giao hàng đúng tiến độ và có khả năng đáp ứng nhanh (quick response). Tùy điều kiện, một công ty có thể tổ chức nhiều xưởng với mỗi xưởng được chuyên môn hoá một mặt hàng khác nhau như: sơ mi nam, quần kaki, quần âu, vest nam, vét nữ ... * Tin học quản lý: Áp dụng các phần mềm quản lý và thông tin dữ liệu trong sản xuất kinh doanh nhằm tăng cường hiệu quả quản lý, đồng thời có thể cung cấp thường xuyên và kịp thời các số liệu cần thiết theo yêu cầu của khách hàng . Khách hàng Mỹ có yêu cầu về thông tin liên lạc hàng ngày kể từ lúc chào hàng, nhận đơn hàng cho đến khi tổ chức sản xuất và giao hàng. Mọi thông tin cần được thông suốt và kịp thời thông qua các công cụ điện tử như email, website, B2B. Mẫu sản phẩm và thiết kế kỹ thuật có liên quan được chỉnh sửa và chuyển tải kịp thời qua email. Các dữ liệu trong sản xuất kể từ lúc bắt đầu đưa nguyên liệu vào kiểm tra chất lượng đến lúc đưa vào chế biến và hoàn tất cần được hệ thống hoá, lưu trữ chứng từ, dữ liệu và thông tin hàng ngày. Việc thông tin và lưu trữ dữ liệu này còn phục vụ cho cả Hải quan Mỹ, khi cần, để kiểm tra xuất xứ lô hàng ... * Quản lý chất lượng và trách nhiệm xã hội: Tổ chức thực hiện việc quản lý sản xuất kinh doanh tuân thủ theo yêu cầu của các tiêu chuẩn quản lý về chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh, và trách nhiệm xã hội . Nếu có được các chứng nhận quốc tế về ISO 9000, ISO 14000, SA 8000 (hoặc WRAP) và OHSAS 18000 thì rất tốt. Tuy nhiên vấn đề quan trọng vẫn là việc tuân thủ hàng ngày trong thực tiễn. Đây là những yêu cầu mà tất cả các công ty nhập khẩu lớn của Mỹ quan tâm và tổ chức đánh giá đầu tiên (đặc biệt là tiêu chuẩn SA 8000 hoặc WRAP) trước khi quyết định tiến đến đàm phán về giá cả hoặc qui cách sản phẩm ... * Chuyên viên bán hàng: Đào tạo và sử dụng một số chuyên viên bán hàng (Merchandiser) có trình độ tiếng Anh tốt, có khả năng chào hàng FOB, hiểu biết về phong cách kinh doanh của người Mỹ và bám việc là hết sức quan trọng để có thể lôi cuốn và giữ được khách hàng. Các công ty Mỹ luôn đòi hỏi đối tác của họ trước hết phải hiểu biết về công ty và cá nhân mà mình đang quan hệ cũng như những nhu cầu trong quan hệ kinh doanh mà họ đặt ra. Kế đó, đối tác của họ phải có khả năng giải đáp và quyết định nhanh các vấn đề đặt ra trong kinh doanh một cách dứt khoát , rõ ràng và tin cậy (thực hiện được những điều đã thoả thuận). Đối tác còn phải có thái độ tôn trọng khách hàng trong khi làm việc và có tinh thần học hỏi, tiếp thu những yêu cầu mới do khách hàng đặt ra. Đối tác cần giữ mối quan hệ và thông tin liên lạc thường xuyên hàng ngày với khách hàng. Hầu hết các công ty lớn của Mỹ đều tổ chức đào tạo cho mỗi nhà cung ứng nước ngoài một nhóm công tác bao gồm những người sẽ theo dõi những khâu trọng yếu nhất trong quá trình thực hiện đơn hàng của họ và không muốn những người này bị thay đổi trong suốt quá trình kinh doanh. * Cẩn thận trong quá trình thanh toán: Hầu hết các công ty Mỹ không áp dụng việc thanh toán bằng tín dụng thư (L/C) với các nhà cung cấp. Phương thức thông dụng nhất là chuyển tiền bằng điện (TTR) được các công ty mua hàng áp dụng với các nhà cung cấp ổn định của mình. Hợp đồng bán hàng cho các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ hầu hết là ở dạng mua đứt bán đoạn (FOB) nên độ rủi ro về phía nhà cung cấp là rất cao. Trong trường hợp các doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm với khách hàng thì nên cố gắng đàm phán thanh toán bằng L/C. Chỉ áp dụng phương thức thanh toán TTR đối với khách hàng đã có mối quan hệ kinh doanh ổn định. * Hợp tác với bên thứ ba để tận dụng cơ hội: Hàng dệt may Việt Nam đã được hưởng lợi thế phi hạn ngạch với thuế suất NTR từ ngày Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ được công bố có hiệu lực (10/12/2001) lợi thế này theo nhiều nhà phân tích sẽ có thể không kéo dài được lâu. Làm sao có thể xuất được nhiều nhất hàng dệt may vào thị trường này trong điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn hàng và năng lực sản xuất còn có hạn? Có lẽ phương thức nhanh nhất là hợp tác sản xuất với bên thứ ba. Các nhà sản xuất Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore... đã có nhiều năm kinh nghiệm với thị trường Mỹ là đối tác tốt cho doanh nghiệp Việt Nam. Việc hợp tác có thể được thực hiện theo nhiều phương thức trong đó phương thức OPA ( Outward processing arrangement) tuy còn khá mới mẻ nhưng nên được nghiên cứu thực hiện. Đây là phương thức hợp tác sản xuất hàng may mặc với nhà sản xuất ngoài Việt nam, trong đó có một phần công đoạn sản xuất được thực hiện bên ngoài Việt Nam mà sản phẩm vẫn được hải quan Mỹ chấp nhận có xuất xứ Việt Nam. Để biết công đoạn nào có thể sản xuất tại nước ngoài thì cần nghiên cứu kỹ qui chế xuất xứ hàng may mặc của Mỹ (đã được trình bày trong Chương II - mục 2.2.3). Với phương thức này, một doang nghiệp có qui mô vừa phải có thể xuất được số lượng lớn trong một thời gian ngắn mà vẫn đúng qui chế xuất xứ của Mỹ. * Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp cần có chuyên gia tư vấn pháp luật nắm vững luật lệ và qui chế của Liên bang và các tiểu bang nơi sản phẩm được nhập vào và tiêu thụ như: thủ tục xuất nhập khẩu, thuế, xuất xứ hàng hoá, bảo hộ nhãn hiệu và sở hữu trí tuệ, bảo vệ người tiêu dùng, chống phá giá ... nhằm giúp doanh nghiệp tránh các vi phạm do thiếu hiểu biết có thể bị phạt , gây thiệt hại lớn. Tóm lại, để thành công trong việc thâm nhập thị trường Mỹ, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, lập các văn phòng giao dịch tại các thành phố lớn của Mỹ và thường xuyên tham gia các hội chợ triển lãm để đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, nhưng điều quan trọng hơn các doanh nghiệp cần thực hiện : - Xây dựng và đăng ký bảo hộ độc quyền đối với nhãn hiệu riêng cho sản phẩm của mình - Xác định sản phẩm mũi nhọn, có thế mạnh để đầu tư công nghệ mới, tạo ra các sản phẩm tăng về số lượng và chất lượng và có khả năng cạnh tranh cao. - Tăng sức mạnh cạnh tranh thông qua đổi mới công nghệ, đầu tư thiết bị chuyên dùng đồng bộ để đủ sức sản xuất ra những lô hàng với số lượng lớn, chất lượng cao, đáp ứng thời hạn giao hàng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000/14000, SA 8000, OHSAS 18000. - Nâng cao tỷ lệ sử dụng nguyên phụ liệu trong nước và tiến dần đến việc xây dựng chiến lược đầu tư sản xuất nguyên liệu, phụ liệu trong nước có chất lượng cao để giảm chi phí sản xuất sản phẩm dệt may nhằm nâng cao tính cạnh tranh về giá trên thị trường Mỹ. - Sử dụng thương mại điện tử để cập nhật thông tin, thiết kế mẫu mã , tìm kiếm khách hàng, và đặc biệt là tạo phong cách kinh doanh hiện đại phù hợp với các đối tác doanh nghiệp Mỹ. 2. Một số giải pháp từ phía Chính phủ. Để đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ, Chính phủ Việt Nam cần tích cực hơn nữa trong việc thiết lập, củng cố, mở rộng các quan hệ ngoại giao với quốc tế nói chung và với Chính phủ Mỹ nói riêng, nhằm tiến tới việc Việt Nam gia nhập WTO và nhằm xoá bỏ mọi rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam. Đồng thời, Chính phủ cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ vốn, cho vay với lãi suất thấp đối với các doanh nghiệp dệt may đã mạnh dạn thâm nhập thị trường Mỹ khi hàng dệt may Việt Nam chưa được hưởng đầy đủ những ưu đãi từ GSP và NTR nhằm xây dựng hệ thống phân phối và mở rộng thị trường tiêu thụ, nhằm tạo tiền đề tốt cho sự tăng trưởng kim ngạch và khẳng định tên tuổi, uy tín cùng sức cạnh tranh mạnh mẽ của hàng dệt may trên thị trường Mỹ. Bên cạnh nỗ lực của Hiệp hội và doanh nghiệp thì cơ chế chính sách của nhà nước giữ vai trò quan trọng trong việc tạo hành lang pháp lý an toàn, thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu trong giai đoạn tới. Hiệp hội dệt may cần và đã đưa ra một số kiến nghị như sau: - Tiếp tục triển khai, thực hiện các cơ chế chính sách để tăng tốc phát triển ngành dệt may theo quyết định 55/CP ngày 23/4/2001. - Chỉ đạo các ngành hữu quan như: bưu chính viễn thông, vận tải hàng không, tàu biển, điện nước, v.v.. tìm cách giảm giá những dịch vụ để tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm giá đầu vào. Xem xét điều chỉnh phí công đoàn hợp lí. - Thực hiện tốt thông tư 86/BTC ngày 27/9/2002 và quy định 0104/2003/QĐ-BTM ngày 24/2/2002 về hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu ngành hàng. - Đối với thuế VAT: * Hoãn nộp thuế VAT vật tư nhập khẩu tại cửa khẩu. * Giảm thuế VAT ngành vải sợi xuống còn 5%. - Kiện toàn hành lang pháp lý đối với hoạt động các hội ngành nghề là các tổ chức có tư cách pháp nhân, được thành lập và giám sát bởi các cơ quan quản lí của nhà nước, được quyền tổ chức bộ máy và hoạt động đúng với nhiệm vụ và quyền hạn ghi trong điều lệ thành lập. - Đối với Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho phép được đại diện doanh nghiệp tham gia tổ chức, điều hành quản lí hạn ngạch. Ngoài ra, Chính phủ cần có chính sách, kế hoạch cụ thể trong việc chỉ đạo cũng như kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính giữa ngân hàng và các doanh nghiệp dệt may nhằm làm thanh sạch hoạt động tài chính giúp cho việc đầu tư có hiệu qủa, đồng thời cần có chính sách chỉ đạo kịp thời, và hỗ trợ cho chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu trong nước, đặc biệt là chiến lược phát triển trồng bông từ đó tạo tiền đề vững chắc cho các doanh nghiệp dệt may phát triển ổn định, tăng tiềm lực sản xuất, tăng kim ngạch xuất khẩu đặc biệt là trên thị trường Mỹ. KẾT LUẬN Hiệp định Thương mại Việt nam - Hoa kỳ được ký kết ngày 13/7/2000, được Quốc hội hai nước phê chuẩn và bắt đầu có hiệu lực thi hành ngày 10/12/2001, đã mang lại những cơ hội, thuận lợi mới nhưng cũng đặt nền kinh tế nước ta trong đó có ngành dệt may Việt nam trước nhiều khó khăn thách thức. Đồng thời với việc phải làm gì để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ thì việc phải chủ động hiểu biết một cách có hệ thống và chắc chắn về ngành công nghiệp dệt may, về thương trường Hoa kỳ, về Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, về các khuôn khổ luật pháp và các rào cản pháp lý liên quan đến xuất khẩu sản phẩm dệt may vào Mỹ... đang là đòi hỏi cấp thiết hơn lúc nào hết đối với các doanh nghiệp dệt may Việt nam . Và làm thế nào để thâm nhập được một cách có hiệu quả thì đó là cả một vấn đề hết sức phức tạp, đòi hỏi sự cố gắng từ cả hai phía. Các doanh nghiệp và Chính phủ cần có những tính toán kỹ lưỡng, có sự chuẩn bị chu đáo thì mới thành công trong xuất khẩu hàng hoá vào thị trường này. Tuy nhiên, với một cơ cấu xuất khẩu chiến lược, có tiềm năng, có sức cạnh tranh lớn cùng với những bước tiếp cận thị trường hợp lý, chậm nhưng chắc có thể khẳng định doanh nghiệp dệt may Việt nam vẫn còn cơ hội rất lớn để thành công trên thị trường Mỹ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương Nhà xuất bản Giáo dục - 1998 Trường ĐH Ngoại thương - Vũ Hữu Tửu 2-Tìm hiểu Hoa Kỳ cho mục đích kinh doanh Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia 3- Kinh doanh với Hoa Kỳ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - 2002 4- Bước đầu tìm hiểu pháp luật Thương mại Mỹ Nhà xuất bản Khoa học xã hội - GS. TS Đào Trí Úc chủ biên 5- Để xuất khẩu thành công hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ Nhà xuất bản thống kê Hà Nội 2003 Báo công nghiệp Việt Nam - Hiệp hội dệt may Việt Nam 6- Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam với hiệu quả cao. Tài liệu " Hiệp hội dệt may Việt Nam" số 15 tháng 2/2003 7- Phát triển hàng dệt may xuất khẩu đến năm 2010 - Thực trạng và giải pháp. Đề tài khoa học - Bộ kế hoạch và Đầu tư 8- Chiến lược tăng tốc phát triển ngành Dệt may Việt nam đến năm 2010 Tổng công ty dệt may Việt Nam 9- Tạp chí Dệt may và Thời trang Việt Nam các số, Thời báo kinh tế và các thông tin dược cập nhật trên mạng Internet. PHỤ LỤC MỘT SỐ THÔNG TIN LIÊN QUAN TỚI HIỆP ĐỊNH DỆT MAY VIỆT NAM- HOA KỲ 1. Số lượng hạn ngạch Mã Mô tả Units Quota H/ ngạch 5/03-12/03 200 Chỉ may, sợi bán lẻ kg 300,000 200,000 301 Sợi cotton chải kỹ kg 680,000 453,333 332 Tất tá/đôi 1,000,000 666,667 333 Áo khoác kiểu complê, nam & bé trai, cotton tá 36,000 24,000 334/335 Áo khoác và áo lễ phục, nữ & bé gái, cotton tá 675,000 450,000 338/339 Áo dệt kim nam nữ, cotton tá 14,000,000 9,333,333 340/640 Sơ mi vải dệt thoi, nam & bé trai, cotton, vải nhân tạo tá 2,000,000 1,333,333 341/641 Sơ mi, áo blu nữ , cotton, vải nhân tạo tá 762,698 508,465 342/642 Váy , cotton, vải nhân tạo tá 554,684 369,789 345 Áo len, cotton tá 300,000 200,000 347/348 Quần âu, soóc; nam & nữ tá 7,000,000 4,666,667 351/651 Đồ ngủ, pajama, cotton, vải nhân tạo tá 482,000 321,333 352/652 Đồ lót, cotton, vải nhân tạo tá 1,850,000 1,233,333 359/659-C Bộ quần áo liền , cotton tá 325,000 216,667 359/659-S Đồ bơi kg 525,000 350,000 434 Áo khoác nam & bé trai, chất len kg 16,200 10,800 435 Áo khoác nữ & bé gái, chất len tá 40,000 26,667 440 Áo sơ mi và blu nữ, chất len tá 2,500 1,667 447 Quần âu, soóc; nam & bé trai, chất len tá 52,000 34,667 448 Quần âu và soóc nữ, bé gái, chất len tá 32,000 21,333 620 Vải sợi nhân tạo m2 6,364,000 4,242,667 632 Tất sợi nhân tạo tá/đôi 500,000 333,333 634/635 Áo khoác nam,nữ; vải nhân tạo tá Free Free 638/639 Sơ mi dệt kim, nam, nữ; vải nhân tạo tá 1,271,000 847,333 645/646 Áo len, nam nữ, chất nhân tạo tá 200,000 133,333 647/648 Quần âu, soóc, nam nữ, vải nhân tạo tá 1,973,318 1,315,545 670 Túi xách kg Free Free 2. Các cat không có hạn ngạch: Ngoại trừ 38 mã hàng chịu hạn ngạch tại bảng trên, các mã hàng khác đều được xuất khẩu tự do vào Hoa Kỳ. Danh mục hệ thống mã hàng dệt may Hoa Kỳ đính kèm. 3. Phân biệt nguyên liệu: đính kèm 4. Các tỉ lệ tăng trưởng, chuyển đổi, mượn trước, mượn sau: Đối với các mã hàng chịu hạn ngạch là thuộc sản phẩm bông, sợi nhân tạo, mức tăng trưởng hàng năm là 7%; mã hàng thuộc sản phẩm len có mức tăng trưởng 2%. Tỉ lệ chuyển đổi giữa các mã hàng là 6%. Tỉ lệ mượn trước là 6%, riêng đối với cat 338/339; 347/348 tỉ lệ mượn trước là 8%. Tuy nhiên tổng tỉ lệ mượn trước (carry forward) và mượn sau (carry over) không vượt quá 11%. 5. Điều kiện lao động: Hai bên khẳng định lại các cam kết với tư cách là thành viên Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), và đồng ý hợp tác hơn nữa với ILO, đồng thời, nhắc lại Biên bản Ghi nhớ (MOU) tháng 11 năm 2000 giữa Bộ Lao động Hoa Kỳ (USDOL) và Bộ Lao động, Thương binh, Xã hội Việt Nam (MOLISA). Trong khuôn khổ của MOU, USDOL và MOLISA sẽ xem xét một chương trình hợp tác cải thiện điều kiện làm việc trong lĩnh vực dệt may của Việt Nam. 6. Giấy phép (Visa)- Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) và việc chống chuyển tải bất hợp pháp Hiệp định có hiệu lực từ 1/5/2003 và các cat hàng dệt may chịu hạn ngạch xuất khẩu vào Mỹ sẽ phải có visa kể từ 1/7/2003. Hai bên phối hợp chặt chẽ trong việc chống chuyển tải bất hợp pháp. Phía Hoa Kỳ có quyền yêu cầu tham vấn trước những cáo buộc về chuyển tải bất hợp pháp. Tuy nhiên, Hoa Kỳ sẽ không được áp dụng biện pháp nào nhằm điều chỉnh mức hạn ngạch của Việt nam cho tới khi tham vấn kết thúc. Trường hợp xác định chuyển tải bất hợp pháp có xảy ra, Hoa Kỳ có quyền phạt gấp 3 lần mức chuyển tải bất hợp pháp, khấu trừ vào lượng hạn ngạch của Việt nam. 7. Tiếp cận thị trường: Kể từ ngày hiệu lực của Hiệp định, Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sẽ áp dụng thuế đối với hàng dệt may ở mức không cao hơn mức thuế sau: Nhóm Sản phẩm Mức thoả thuận 2003 Mức thoả thuận 2004 Mức thoả thuận 2005 Xơ 7 6 5 Sợi 12 10 7 Vải và phủ phẩm 20 16 12 Quần áo 30 25 20 8. Thời hạn Hiệp định. Thời hạn của Hiệp định được chia làm nhiều giai đoạn tương ứng với mỗi năm và giai đoạn 1 bắt đầu từ 1/5/2003. Hiệp định có hiệu lực tới 2004. Kể từ 1/1/2005, Hiệp định cũng chấm dứt hiệu lực nếu Việt nam ra nhập WTO. Tuy nhiên, hai bên có quyền chấm dứt Hiệp định vào bất cứ cuối mỗi giai đoạn và phải thông báo bằng văn bản cho bên kia trước 90 ngày. CƠ CẤU MÃ HÀNG DỆT VÀ MAY MẶC THEO HIỆP ĐỊNH DỆT MAY VIỆT NAM- HOA KỲ Sản phẩm dệt và may mặc trong Hiệp định Dệt May Việt nam –Hoa Kỳ được chia thành các mã hàng (cat) dựa trên nguyên liệu và chủng loại sản phẩm. Về nguyên liệu: Sản phẩm gọi là sợi nhân tạo nếu trọng lượng chủ yếu của sản phẩm đó được làm từ sợi nhân tạo, ngoại trừ các trường hợp sau: Sản phẩm dệt kim, đan móc có trọng lượng len chiếm từ 23% tổng trọng lượng các loại sợi trở lên. Sản phẩm quần áo khác (không dệt kim, đan móc), trong đó len chiếm từ 36% tổng trọng lượng các loại sợi trở lên. Sản phẩm vải dệt thoi với trọng lượng len chiếm từ 36% tổng trọng lượng các loại sợi trở lên. ( Đây là các sản phẩm len). Sản phẩm là bông nếu: sản phẩm có trọng lượng chính là bông, ngoại trừ các sản phẩm vải dệt thoi với trọng lượng len bằng hoặc vượt quá 36% tổng trọng lượng tất các các loại sợi. Sản phẩm là len nếu trọng lượng chính là len hoặc không thuộc bất kỳ nhóm sản phẩm nào như trên. Sản phẩm là tơ tằm hoặc sợi thực vật không phải là bông nếu có trọng lượng chính là tơ tằm hoặc sợi thực vật không phải là bông, ngoại trừ 03 trường hợp sau: Sản phẩm bông pha len; bông pha sợi nhân tạo hoặc bông pha len va sợi nhân tạo (a) có trọng lượng bằng hoặc hơn 50% tổng trọng lượng tất cả các loại sợi cấu thành và trọng lượng bông bằng hoặc lớn hơn trọng lượng từng loại sợi len hoặc sợi nhân tạo tại (a). Đây thuộc sản phẩm bông. Sản phẩm không thuộc (1) và trọng lượng len lớn hơn 17% tổng trọng lượng các loại sợi. Đây là sản phẩm len. Sản phẩm không thuộc (1) và (2) và sợi nhân tạo cộng với bông hoặc sợi nhân tạo cộng với len; hoặc sợi nhân tạo cộng với sợi bông và len (a) có trọng lượng bằng hoặc hơn 50% tổng trọng lượng tất cả các loại sợi cấu thành và trọng lượng sợi nhân tạo lớn hơn trọng lượng sợi len và sợi bông. Đây là sản phẩm sợi nhân tạo. Sản phẩm được coi là áo len tơ tằm nếu trọng lượng tơ tằm lớn hơn trọng lượng sợi thực vật ngoài bông và ngược lại sản phẩm được coi là áo len sợi thực vật nếu trọng lượng sợi thực vật lớn hơn trọng lượng tơ tằm. Sản phẩm quần áo có chứa từ 70% trọng lượng tơ tằm trờ lên ( trừ khi cũng chứa 17% trọng lượng là len) ; sản phẩm khác ngoài quần áo có chứa 85% trọng lượng tơ tằm trở lên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định. Trường hợp không xác định được trọng lượng chính của sản phẩm là bông, len, sợi nhân tạo, tơ tằm, sợi thực vật thì sẽ xem xét trị giá của các loại sợi. CHỦNG LOẠI CÁC MÃ HÀNG DỆT THEO QUI ĐỊNH CỦA HOA KỲ Sợi/ Cat Mô tả Đơn vị Tỉ lệ c/đ Sẳn phẩm may mặc chất bông và/hoặc sợi nhân tạo 237 Quần áo dạo chơi Tá 19.2 239 Quần áo trẻ em kg 6.3 Sản phẩm bông 330 Khăn tay tá 1.4 331 Găng tay Tá/ đôi 2.0 332 Tất tá đôi 3.8 333 Áo khoác kiểu complê , nam & bé trai tá 30.3 334 Áo khoác khác , nam & bé trai tá 34.5 335 Áo khoác, nữ & bé gái Tá 34.5 336 Áo lễ phục tá 37.9 338 Sơ mi dệt kim, nam & bé trai tác 6.0 339 Sơ mi và áo blu dệt kim, nữ & bé gái tá 6.0 340 Sơ mi dệt thoi , nam& bé trai tá 20.1 341 Sơ mi; áo blu dệt thoi nữ & bé gái tá 12.1 342 Váy tá 14.9 345 Áo len tá 30.8 347 Quần âu, soóc... nam & bé trai tá 14.9 348 Quần âu, soóc nữ & bé gái tá 14.9 349 Áo nịt và các sản phẩm tương tự khác tá 4.0 350 Áo choàng tá 42.6 351 Đồ ngủ, pajama tá 43.5 352 Đồ lót tá 9.2 353 Áo khoác lông chim, nam & bé trai tá 34.5 354 Áo khoác lông chim, nữ & bé gái tá 34.5 359 Các sản phẩm may mặc khác kg 8.5 Sản phẩm len 431 Găng tay Tá/ đôi 1.8 432 Tất tá đôi 2.3 433 Áo khoác kiểu complê, nam& bé trai tá 30.1 434 Áo khoác khác nam & bé trai tá 45.1 435 Aó khoác, nữ và bé gái tá 45.1 436 Aó lễ phục tá 41.1 438 Áo Sơ mi và blu dệt kim tá 12.5 439 Quần áo trẻ em kg 6.3 440 Áo Sơ mi và blu dệt thoi tá 20.1 442 Váy tá 15.0 443 Complê, nam & bé trai chiếc 3.76 444 Áo véc nữ và bé gái chiếc 3.76 445 Áo len, nam & bé trai tá 12.4 446 Áo len, nữ và bé gái tá 12.4 447 Quần âu, soóc, nam & bé trai tá 15.0 448 Quần âu, soóc, nữ & bé gái tá 15.0 459 Các sản phẩm may mặc khác kg 3.7 Sản phẩm bằng sợi nhân tạo 630 Khăn tay tá 1.4 631 Găng tay tá đôi 2.9 632 Tất tá đôi 3.8 633 Áo khoác kiểu complê, nam& bé trai tá 30.3 634 Áo khoác khác nam & bé trai tá 34.5 635 Aó khoác, nữ và bé gái tá 34.5 636 Aó lễ phục tá 37.9 638 Áo Sơ mi dệt kim nam & bé trai tá 15.0 639 Áo Sơ mi dệt kim nữ & bé gái tá 12.5 640 Áo Sơ mi và blu dệt thoi , nam & bé trai tá 20.1 641 Áo Sơ mi và blu dệt thoi , nũ & bé gái tá 12.1 642 Váy tá 20.1 643 Complê, nam & bé trai tá 12.1 644 Bộ vét , nữ & bé gái chiếc 14.9 645 Áo len, nam & bé trai tá 3.76 646 Áo len, nữ và bé gái tá 3.76 647 Quần âu, soóc, nam & bé trai tá 30.8 648 Quần âu, soóc, nữ & bé gái tá 14.9 649 Áo nịt và các sản phẩm tương tự khác tá 4.0 650 Áo choàng tá 42.6 651 Đồ ngủ, pajama tá 43.5 652 Đồ lót tá 13.4 653 Áo khoác lông chim, nam & bé trai tá 34.5 654 Áo khoác lông chim, nữ & bé gái tá 34.5 659 Các sản phẩm may mặc khác kg 14.4 Hàng may mặc chất tơ tằm hoặc sợi thực vật ngoài bông 831 Găng tay tá đôi 2.9 832 Tất tá đôi 3.8 833 Áo khoác kiểu complê, nam& bé trai tá 30.3 834 Áo khoác khác nam & bé trai tá 34.5 835 Aó khoác, nữ và bé gái tá 34.5 836 Aó lễ phục tá 37.9 838 Áo Sơ mi và blu dệt kim tá 11.7 839 Quần áo trẻ em kg 6.3 840 Áo Sơ mi và blu dệt thoi , nam & bé trai tá 16.7 842 Váy tá 14.9 843 Complê, nam & bé trai chiếc 3.76 844 Bộ vét , nữ & bé gái chiếc 3.76 845 Áo len, sợi thực vật ngoài bông tá 30.8 846 Áo len, pha tơ tằm tá 30.8 847 Quần âu, soóc tá 14.9 850 Áo choàng tá 42.6 851 Đồ ngủ, pajama tá 43.5 852 Đồ lót tá 11.3 858 Cà vạt kg 6.6 859 Các sản phẩm khác kg 12.5 Hàng may mặc tơ tằm 100% 733 Áo khoác kiểu complê, nam& bé trai tá 30.3 734 Áo khoác khác nam & bé trai tá 34.5 735 Aó khoác, nữ và bé gái tá 34.5 736 Aó lễ phục tá 37.9 738 Áo Sơ mi dệt kim nam, bé trai tá 15.0 739 Áo Sơ mi dệt kim nữ, bé gái tá 12.5 740 Áo Sơ mi dệt thoi , nam & bé trai tá 20.1 741 Áo Sơ mi dệt thoi , nữ & bé gái tá 12.1 742 Váy tá 14.9 743 Complê, nam & bé trai chiếc 3.76 744 Bộ vét , nữ & bé gái chiếc 3.76 745 Áo len, nam & bé trai tá 30.8 746 Áo len, nữ và bé gái tá 30.8 747 Quần âu, soóc, nam & bé trai tá 14.9 748 Quần âu, soóc, nữ& bé gái tá 14.9 750 Áo choàng tá 42.6 751 Đồ ngủ, pajama tá 43.5 752 Đồ lót tá 13.4 758 Cà vạt tá 6.6 759 Các sản phẩm khác kg 14.4 Các mã hàng dệt Sợi Bông và / hoặc Sợi nhân tạo 200 Chỉ may, sợi bán lẻ kg 6.6 201 Sợi khác và các loại dây kg 6.5 Sợi bông 300 Chải thô kg 8.5 301 Chải kĩ kg 8.5 Sợi len 400 Top và sợi kg 3.7 Sợi nhân tạo 600 Sợi flament có thớ dệt ( texture) kg 6.5 603 Sợi xơ nhân tạo ngắn kg 6.3 604 Sợi xơ tổng hợp ngắn kg 7.6 606 Filament không có thớ dệt kg 20.1 607 Các loại sợi xơ ngắn khác kg 6.5 Sợi pha tơ tằm và/hoặc sợi thực vật ngoài bông 800 Sợi kg 8.5 Vải bông và/hoặc vải tổng hợp 218 Sợi nhuộm m2 1.0 219 Vải bạt m2 1.0 220 Dệt thoi đặc biệt m2 1.0 222 Dệt kim kg 12.3 223 Không dệt thoi kg 14.0 224 Vải tuyết m2 1.0 225 Denim xanh m2 1.0 226 Vải kẻ chéo, phin nõn m2 1.0 227 Vải Oxford m2 1.0 229 Vải chức năng đặc biệt kg 13.6 Vải bông 313 Vải vân đỉêm thô m2 1.0 314 Poplin m2 1.0 315 Vải in hoa m2 1.0 317 Vải vân chéo m2 1.0 326 Sa tanh m2 1.0 Vải len 410 Dệt thoi, trọng lượng len >= 36% m2 1.0 414 Loại khác kg 2.8 Vải tổng hợp 611 Vải sợi xơ ngắn chiếm = > 85% trọng lượng m2 1.0 613 Vải vân điểm thô, xơ ngắn m2 1.0 614 Vải poplin , xơ ngắn m2 1.0 615 Vải in hoa, xơ ngắn m2 1.0 617 Vải sa tanh, xơ ngắn m2 1.0 618 Vải sợi filament nhân tạo m2 1.0 619 Polyeste filament <= 170g/m2 m2 1.0 620 Các loại Filament tổng hợp khác m2 1.0 621 Vải tạo ấn tượng kg 14.4 622 Vải dệt thoi sợi thuỷ tinh m2 1.0 624 Vải dệt thoi, > 15% hoặc < 36% len m2 1.0 625 Vải poplin sợi filament, xơ ngắn m2 1.0 626 Vải in hoa sợi filament, xơ ngắn m2 1.0 627 Vải vân điểm thô, xơ ngắn, filament m2 1.0 628 Sa tanh, xơ ngắn, filament m2 1.0 629 Các loại khác, xơ ngắn, filament m2 1.0 Pha tơ tằm và / hoặc xơ thực vật ngoài bông 810 Vải m2 1.0 Các sản phẩm bông khác 360 Gối chiếc 0.9 361 Vải tấm khổ rộng chiếc 5.2 362 Ga trải gường và mền chăn chiếc 5.8 363 Khăn bông có tuyết chiếc 0.4 369 Các lọai sản phẩm khác không phân loại kg 8.5 Sản phẩm len khác 464 Chăn kg 2.4 465 Thảm trải nền m2 1.0 469 Các sản phẩm khác kg 3.7 Các sản phẩm bằng xơ nhân tạo khác 665 Thảm trải nền m2 1.0 666 Sản phẩm nội thất khác kg 14.4 669 Các sản phẩm khác không phân loại kg 14.4 670 Ba lô, túi xách kg 3.7 Các sản phẩm pha tơ tằm và/hoặc xơ thực vật ngoài bông khác 863 Khăn mặt chiếc 0.4 870 Ba lô kg 3.7 871 Túi xách kg 3.7 899 Các sản phẩm khác không phân loại kg 11.1 Công văn số 0962/TM-XNK về việc hướng dẫn xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phỳc Hà nội ngày 28 tháng 4 năm 2003 Kính gửi: Cỏc doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Đồng kớnh gửi: Tổng cục Hải quan Hiệp hội Dệt May Việt Nam Để triển khai thực hiện hiệp định buụn bỏn hàng Dệt may và Thoả thuận về VISA và hạn ngạch hàng dệt may giữa Chớnh phủ Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ; Trong khi chờ Quyết định của Bộ Thương mại qui định việc cấp VISA xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ, Bộ Thương mại hướng dẫn cỏc doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ như sau: 1. Tất cả cỏc doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ từ ngày 1-1-2003 đến ngày 4-5-2003 đều phải bỏo cỏo chi tiết, cụ thể, chớnh xỏc về Bộ Thương mại (Vụ Xuất Nhập khẩu và Phũng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực của Bộ Thương mại) để làm cơ sở đối chiếu hạn ngạch và cấp hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2003 (theo mẫu 01) 2. Kể từ ngày 5-5-2003 đến ngày 30-6-2003, tất cả cỏc lụ hàng dệt may Việt Nam làm thủ tục Hải quan xuất khẩu sang Hoa Kỳ thuộc cỏc chủng loại hàng (Cat) như phụ lục kèm theo Công văn này đều phải xuất trỡnh Giấy chứng nhận xuất khẩu do cỏc Phũng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thuộc Bộ Thương mại (hoặc được Bộ Thương mại uỷ quyền) cấp. 3. Cỏc doanh nghiệp khi làm giấy chứng nhận xuất khẩu, đề nghị xuất trỡnh với cỏc Phũng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực bộ hồ sơ gồm cỏc chứng từ sau: 3.1 Đơn xin Cấp Giấy chứng nhận xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ (theo mẫu số 02) 3.2 Bộ 4 tờ Giấy chứng nhận xuất khẩu (theo mẫu số 03), đó khai đầy đủ và hoàn chỉnh. 3.3Hợp đồng xuất khẩu (hoặc hợp đồng gia cụng xuất khẩu). 3.4 Hoá đơn Thương mại (Commercial Invoice) 3.5 Bảng kê đóng gói hàng (Packing List). Ba loại giấy (3.3, 3.4, 3.5) là bản sao cú chữ ký và đóng dấu xỏc nhận sao y bản chớnh của giám đốc doanh nghiệp. 4. Cỏc lụ hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2003, từ ngày 1-7-2003 đến 31-12-2003 phải cú VISA do Phũng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực cấp. Các quy định cụ thể cấp VISA hàng dệt may, Bộ Thương mại sẽ có hướng dẫn cụ thể sau. 5. Bộ Thương mại nghiờm cấm cỏc doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may sự dụng Giấy chứng nhận xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ của Việt Nam để xuất khẩu hàng hoỏ của các nước khác và ngược lại sử dụng VISA của các nước khác để xuất khẩu hàng hoỏ của Việt Nam. 6. Đề nghị cỏc doanh nghiệp thực hiện nghiờm tỳc Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Thương mại số 01/2003/CT-BTM ngày 11 tháng 3 năm 2003 về việc chống cỏc hành vi gian lận thương mại, chuyển tải bất hợp phỏp hàng hoỏ sang thị trường Hoa Kỳ. 7. Đề nghị Tổng cục Hải quan và Hiệp hội Dệt May Việt Nam phối hợp kiểm tra, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và doanh nghiệp thực hiện. Bộ Thương mại thông báo để cỏc doanh nghiệp biết và thực hiện. Trong quỏ trỡnh thực hiện cú vấn đề vướng mắc, đề nghị phản ỏnh kịp thời để Bộ Thương mại kịp thời điều chỉnh cho phự hợp. K.T Bộ trưởng Bộ Thương mại Thứ trưởng Mai Văn Dâu Đó ký và đóng dấu   Resource :vitas         Update : 5/9/03 10:16:28 PM Công văn số 1024/TM-XNK của Bộ Thương mại về Hạn ngạch XK hàng Dệt may sang thị trường Hoa Kỳ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phỳc Kớnh gửi: Cỏc doanh nghiệp Xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ Đồng kớnh gửi: Hiệp hội Dệt May Việt Nam Tiếp theo Công văn số 0962/TM-XNK ngày 28-4-2003 của Bộ Thương mại hướng dẫn xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ, nhằm sớm triển khai việc phõn bổ hạn ngạch cho năm 2003, Bộ Thương mại thụng bỏo cỏc Doanh nghiệp như sau: 1. Do số lượng hạn ngạch quy định tại Hiệp định Dệt May Việt Nam - Hoa Kỳ cú hạn, không đủ đáp ứng nhu cầu xuất khẩu của tất cả cỏc doanh nghiệp từ tháng 5 đến tháng 12 năm 2003 nên số lượng xuất khẩu của từng doanh nghiệp từ 1-5-2003 đến khi cú thụng bỏo giao hạn ngạch của Liờn bộ Thương Mại - Kế Hoạch và Đầu tư - Bộ Cụng nghiệp sẽ tớnh trừ vào số lượng hạn ngạch sẽ phõn bổ cho cỏc Doanh nghiệp trong năm 2003. 2. Các Doanh nghiệp chưa gửi bỏo cỏo về tỡnh hỡnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ năm 2002 và 2003 theo mẫu đính kèm Công văn số 0677 TM/XNK ngày 18-3-2003 và Công văn số 0962/TM-XNK ngày 28-4-2003 đề nghị khẩn trương gửi bỏo cỏo về Vụ Xuất Nhập khẩu Bộ Thương Mại, 21 Ngụ Quyền, Hà Nội (Doanh nghiệp cú thể gửi bỏo cỏo tới địa chỉ e-mail: vneu@hn.vnn.vn; bản chớnh cú dấu của Doanh nghiệp phải được gửi theo đường bưu điện) trước ngày 15-5-2003. Sau thời hạn trờn, Doanh nghiệp nào chưa có báo cáo sẽ được coi là khụng cú nhu cầu về hạn ngạch và sẽ không được phõn giao hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ đợt I. 3. Yờu cầu cỏc Doanh nghiệp nghiờn cứu kỹ nguyờn tắc xuất xứ hàng dệt may của Hải quan Hoa Kỳ. Bộ Thương mại chỉ cấp chứng nhận xuất khẩu (và sau này là Visa) cho cỏc lụ hàng cú xuất xứ Việt Nam theo nguyờn tắc xuất xứ của Hải Quan Hoa Kỳ và ưu tiên các lô hàng được sản xuất hoàn chỉnh tại Việt Nam. Bộ Thương mại thụng bỏo cỏc Doanh nghiệp biết và thực hiện. K.T Bộ Trưởng Bộ Thương mại Thứ trưởng Mai Văn Dâu Đó ký tờn và đóng dấu Resource :vitas         Update : 5/9/03 9:45:49 PM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ.doc
Luận văn liên quan