Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Phúc Thăng Long

LỜI MỞ ĐẦU Xã hội càng phát triển người ta càng hướng đến khả năng muốn được sử dụng các phương tiện hữu ích để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình làm việc cùng những nhu cầu ngày càng thiết thực của đời sống. Máy vi tính và mạng internet ra đời đã mở ra nhiều cơ hội thúc đẩy quá trình phát triển, hợp tác giao lưu giữa các cá nhân, các tổ chức với nhau trên phạm vi toàn thế giới. Máy vi tính đã, đang và sẽ là công cụ đầy tiềm năng được con người khai thác và có nhu cầu sử dụng cao. Điều này được khẳng định bằng số lượng không ngừng gia tăng các công ty tham gia vào hoạt dộng kinh doanh trong lĩnh vực tin học - một lĩnh vực đang phát triển mạnh và cạnh tranh hết sức gay gắt. Công ty TNHH Phúc Thăng Long bắt đầu đặt chân vào thị trường máy vi tính chưa lâu nhưng nhờ tập thể ban giám đốc công ty đã vạch ra chiến lược đúng cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên giỏi, có lòng tận tâm với công việc nên hiện giờ Phúc Thăng Long đang từng bước chiếm lĩnh thị trường.Cũng như các doanh nghiệp làm ăn chân chính khác, Phúc Thăng Long xác định mục tiêu lợi nhuận mà công ty có được là do các sản phẩm, dịch vụ của họ thoả mãn cao nhu cầu của khách hàng. Thành lập từ năm 2005 cho đến giờ, công ty TNHH Phúc Thăng Long đã có một chỗ đứng vững trãi trên thị trường tin học Việt Nam. Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Phúc Thăng Long, nhận thấy những ưu điểm và một số mặt hạn chế còn tồn tại trong công ty nên em quyết định làm bài nghiên cứu về:”Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Phúc Thăng Long”. Bài báo cáo gồm có 3 phần như sau: Phần I: Sự hình thành, chức năng nhiệm vụ của bộ máy tổ chức công ty. Phần II: Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Phần III: Hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm 2005 – 2008 và phương hứớng giải quyết của công ty hiện nay. Bài báo cáo thực tập được hoàn thành nhờ sự hướng dẫn tận tình của cô giáo TRẦN THỊ THANH BÌNH. Tuy nhiên do thời gian thực tập ngắn và vốn kiến thức chưa được phong phú, em mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo để chuyên đề mang tính thực tế hơn.

doc20 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2454 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Phúc Thăng Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH PHÚC THĂNG LONG LỜI MỞ ĐẦU Xã hội càng phát triển người ta càng hướng đến khả năng muốn được sử dụng các phương tiện hữu ích để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình làm việc cùng những nhu cầu ngày càng thiết thực của đời sống. Máy vi tính và mạng internet ra đời đã mở ra nhiều cơ hội thúc đẩy quá trình phát triển, hợp tác giao lưu giữa các cá nhân, các tổ chức với nhau trên phạm vi toàn thế giới. Máy vi tính đã, đang và sẽ là công cụ đầy tiềm năng được con người khai thác và có nhu cầu sử dụng cao. Điều này được khẳng định bằng số lượng không ngừng gia tăng các công ty tham gia vào hoạt dộng kinh doanh trong lĩnh vực tin học - một lĩnh vực đang phát triển mạnh và cạnh tranh hết sức gay gắt. Công ty TNHH Phúc Thăng Long bắt đầu đặt chân vào thị trường máy vi tính chưa lâu nhưng nhờ tập thể ban giám đốc công ty đã vạch ra chiến lược đúng cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên giỏi, có lòng tận tâm với công việc nên hiện giờ Phúc Thăng Long đang từng bước chiếm lĩnh thị trường.Cũng như các doanh nghiệp làm ăn chân chính khác, Phúc Thăng Long xác định mục tiêu lợi nhuận mà công ty có được là do các sản phẩm, dịch vụ của họ thoả mãn cao nhu cầu của khách hàng. Thành lập từ năm 2005 cho đến giờ, công ty TNHH Phúc Thăng Long đã có một chỗ đứng vững trãi trên thị trường tin học Việt Nam. Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Phúc Thăng Long, nhận thấy những ưu điểm và một số mặt hạn chế còn tồn tại trong công ty nên em quyết định làm bài nghiên cứu về:”Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Phúc Thăng Long”. Bài báo cáo gồm có 3 phần như sau: Phần I: Sự hình thành, chức năng nhiệm vụ của bộ máy tổ chức công ty. Phần II: Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Phần III: Hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm 2005 – 2008 và phương hứớng giải quyết của công ty hiện nay. Bài báo cáo thực tập được hoàn thành nhờ sự hướng dẫn tận tình của cô giáo TRẦN THỊ THANH BÌNH. Tuy nhiên do thời gian thực tập ngắn và vốn kiến thức chưa được phong phú, em mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo để chuyên đề mang tính thực tế hơn. Em xin chân thành cảm ơn! NỘI DUNG PHẦN I: SỰ HÌNH THÀNH, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA BỘ MÁY TỔ CHỨC CÔNG TY Quá trình hình thành, ngành nghề kinh doanh. Quá trình hình thành: Công ty TNHH Phúc Thăng Long được thành lập theo quyết định số 0102023551 do sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 05 tháng 02 năm 2005. Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, mua bán thiết bị, máy móc, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực tin học, điện tử, viễn thông; Dịch vụ lắp đặt, cho thuê, sửa chữa, bảo hành trang thiết bị, máy móc công ty kinh doanh; Sản xuất, mua bán vải, quần áo thời trang, giầy dép, hàng lưu niệm, thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm; Mua bán dụng cụ, trang thiết bị y tế; Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh. Hiện tại ngành nghề chính của công ty là mua bán, nhập khẩu trực tiếp máy vi tính, thiết bị ngoại vi, linh kiện điện tử viễn thông. Bộ máy tổ chức công ty. Công ty đã và đang áp dụng hệ thống quản lý có hiệu quả theo mô hình: Ban giám đốc P. Hành chính P. Kế toán P. Kinh doanh P. Kỹ thuật P. Điều hành Đây là mô hình hệ thống quản trị kiểu trực tuyến. Nó có ưu điểm chủ yếu là đảm bảo tính thống nhất. Mọi phòng ban nhận lệnh trực tiếp từ giám đốc, mọi hoạt động đều phải được thông qua ban giám đốc. Do bộ máy quản lý đơn giản nên công ty dễ dàng khởi sự và hoạt động nhạy bén theo cơ chế thị trường. Khi gặp khó khăn nội bộ công ty dễ dàng bàn bạc và đi đến thống nhất. Nhiệm vụ và chức năng của các phòng, ban như sau: Ban giám đốc: gồm 2 người, một giám đốc và một phó giám đốc. + Giám đốc công ty: Là người quyết định và điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, tổ chức thực hiện các chiến lược, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty, ban hành quy chế quản lý nội bộ. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, ký kết hợp đồng nhân danh công ty, bố trí cơ cấu tổ chức của công ty, kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý các khoản lỗ trong kinh doanh. + Giám đốc là người chỉ đạo công tác chuẩn bị hoạch định chiến lược và kế hoạch kinh doanh. Giám đốc trực tiếp thiết kế bộ máy quản trị, chỉ đạo công tác tuyển dụng nhân sự, bố trí nhân sự và thiết lập mối quan hệ làm việc trong bộ máy, chỉ huy điều hành toàn bộ công tác tổ chức quá trình kinh doanh.Giám đốc trực tiếp tổ chức chỉ đạo công tác kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. + Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc và thay quyền giám đốc lúc giám đốc vắng mặt. Có trách nhiệm giúp giám đốc chỉ đạo và giải quyết các công việc của công ty. Phó giám đốc công ty có quyền điều hành các hoạt động kinh doanh thuộc trách nhiệm của mình hoặc những hoạt động được giám đốc uỷ quyền. + Phó giám đốc công ty có quyền đại diện công ty trước cơ quan nhà nước và có quyền quyết định khi được uỷ quyền và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình trước giám đốc công ty, có nhiệm vụ đề xuất định hướng phương thức kinh doanh, khai thác tìm nguồn hang gắng với địa chỉ tiêu thụ hàng hoá. Phòng hành chính: có nhiệm vụ quản lý điều hành công tác hành chính, tổ chức của công ty đồng thời theo dõi, giải quyết các chế độ chính sách đối với người lao động. Phòng kế toán: Giải quyết lương và các vấn đề tài chính, giám sát chặt chẽ mọi hoạt động kinh tế để có những quyết định chính xác về thời cơ kinh doanh, phản ánh trung thực số liệu kế toán, thống kê giá cả, chi phí và xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đảm bảo cân đối thu chi, sử dụng vốn đúng mục đích, chi trả tiền lương cho nhân viên đúng quy định. Phòng kỹ thuật: Lắp ráp những linh kiện tin học, có trách nhiệm bảo hành sản phẩm đã lắp ráp và bán ra thị trường theo chế độ ghi trên tem bảo hành. Có trách nhiệm trình với ban giám đốc công ty về những sản phẩm bị hư hỏng nặng để có đề xuất dổi mới sản phẩm cho khách hàng. Phòng kinh doanh: Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, có trách nhiệm bán ra những sản phẩm của công ty. Có nhiệm vụ phục vụ khách hàng hợp lý sao cho sản phẩm đến tay người tiêu dùng với giá phải chăng và làm thoả mãn khách hàng về mọi thông tin của sản phẩm đang bán ra. Lập kế hoạch bán hàng, quản lý thông tin của các đại lý phản hồi. Quản lý thủ tục bán ký gửi hàng hoá tại các địa phương. Phòng điều hành: Có nhiệm vụ đàm phán với các đối tác, trình bày nội dung để giám đốc công ty ký kết hợp đồng ngoại thương. Theo dõi đôn đốc việc thực hiện hợp đồng với phía đối tác. Trực tiếp làm thủ tục giao nhận hang cho đối tác, khách hàng hoặc vận chuyển tới nơi đã ký kết trong hợp đồng. Thúc đẩy công tác của tổng bộ phận nhân viên trong công ty thực hiện theo đúng đề xuất đã đặt ra. PHẦN II: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY Mặt hàng kinh doanh và thị trường. Công ty TNHH Phúc Thăng Long hiện đang là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Công ty vẫn luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng đều và có uy tín cao, dành được sự tín nhiệm của khách hàng bởi các mặt hàng chính hãng, chất lượng dịch vụ tiến gần đến hoàn hảo mà nếu so sánh với các công ty khác, đó mặc nhiên là một ưu thế. Các sản phẩm và dịch vụ của Phúc Thăng Long được rất nhiều học sinh, sinh viên, doanh nghiệp, đặc biệt là những người yêu thích công nghệ biết đến và tin tưởng chọn sử dụng. Công ty không chỉ quan tâm đến khách hàng bên ngoài mà còn hỗ trợ, tạo điều kiện cho các thành viên công ty cùng gia đình họ có cơ hội tìm hiểu và sử dụng các thiết bị khoa học công nghệ. Công ty thường hay có các chính sách giảm giá hoặc tặng quà công nghệ, như: máy vi tính gia đình, laptop, máy ảnh kỹ thuật số, máy nghe nhạc kỹ thuật số, USB,… cho các thành viên gắn bó với công ty. Công ty Phúc Thăng Long đã đóng góp công sức không nhỏ trong việc thúc đẩy sự nghiệp phát triển hiện đại hoá ngành công nghệ thông tin. Nguồn lực lao động của công ty. Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 SL (người) % SL (người) % SL (người) % + / - (người) % + / -(người) % Tổng số lao động 52 100 77 100 88 100 25 48,07 11 14,28 1. Phân theo tính chất - Lao động trực tiếp 37 71,15 56 72,72 64 72,72 19 51,35 8 14,28 - Lao động gián tiếp 15 28,85 21 27,28 24 27,28 6 40 3 14,28 2. Phân theo giới tính - Nam 35 67,30 62 80,51 57 64,77 27 77,14 -5 -8,07 - Nữ 17 32,70 15 19,49 31 35,23 -2 -11,77 16 106,66 3. Phân theo trình độ - Đại học 33 63,46 50 64,93 69 78,40 17 51,51 19 38 - Cao đẳng, trung cấp 12 23,07 16 20,77 13 14,77 4 33,33 -3 -18,75 - PTTH 7 13,47 11 14,30 6 6,83 4 15,16 -5 -45,46 4. Phân theo độ tuổi - Trên 45 7 13,46 11 14,28 13 14,77 4 57,14 2 18,18 -Từ 35 – 45 12 23,07 16 20,77 20 22,72 4 33,33 4 25 - Từ 25 – 35 29 55,76 16 55,84 49 55,68 14 48,27 5 13,95 - Dưới 25 4 7,71 7 9,11 6 6,83 3 75 -1 -14,29 * Tổng số lao động của công ty từ năm 2006 đến năm 2008: Năm 2006 số lao động là 52 người Năm 2007 số lao động là 77 người, tăng 25 người (tương đương 51,35%) so với năm 2006 Năm 2008 số lao động là 88 người, tăng 11 người (tương đương 14,28%) so với năm 2007. * Tổng số lao động được chia ra làm 2 bộ phận chính: Lao động gián tiếp: chủ yếu là nhân viên các phòng ban chức năng và ban lãnh đạo công ty. + Năm 2006 số lượng lao động này là 15 người, chiếm 28,85% tổng số. + Năm 2007 tăng 6 người (tương đương 40%) so với năm 2006, chiếm 27,28% tổng số. + Năm 2008 tăng 3 người (tương đương 14,28%) so với năm 2007, chiếm 27,28% tổng số. Lao động trực tiếp: chủ yếu là nhân viên các bộ phận lắp đặt, sửa chữa bảo dưỡng và giao nhận. + Năm 2006 số lượng lao động này là 37 người, chiếm 71,15% tổng số. + Năm 2007 tăng 19 người (tương đương 51,35%) so với năm 2006, chiếm 72,72% tổng số. + Năm 2008 tăng 8 người (tương đương 14,28%) so với năm 2007, chiếm 72,72% tổng số. Hiện nay công ty có khoảng 78,40% lao động có trình độ đại học và trên đại học; 14,77% lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp; chỉ có 6,83% lao động đã tốt nghiệp THPT. Tỷ lệ lao động này là một trong những yếu tố thuận lợi để công ty có thể tiếp tục cạnh tranh trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay. Ban lãnh đạo công ty là những người có kinh nghiệm và tầm nhìn chiến lược, có khả năng thích ứng với mọi sự biến động của thị trường. Đội ngũ nhân viên của công ty có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, được trau dồi kiến thức nghề liên tục cộng với sự năng động và lòng nhiệt tình với công việc, tận tuỵ với khách hàng. Đội ngũ lao động này là một yếu tố đóng vai trò quan trọng giúp công ty vượt qua những thách thức trong một nền kinh tế trọng người tài. Nguồn lực về cơ sở vật chất, trang thiết bị. Công ty TNHH Phúc Thăng Long có trụ sở chính tại: 109 K11A Tập thể Bách Khoa – Hai Bà Trưng – Hà Nội. Đây cũng là một trong hai địa điểm kinh doanh của công ty. Một địa điểm khác: 70B36 Tập thể Gỗ Cầu Đuống - Đức Giang – Long Biên – Hà Nội. Địa điểm này mang lại lợi nhuận lớn cho công ty bởi nó phục vụ cho rất nhiều khách hàng ở xa trung tâm, người ta không cần phải đi một nơi quá xa mới có thể mua được một món đồ công nghệ ưng ý. Mỗi địa điểm kinh doanh này đều có hai tầng làm showroom trưng bày và bán hàng, một trung tâm bảo hành cùng kho chứa hàng với đầy đủ máy đóng gói, các dụng cụ để bảo quản hàng hoá, xe tải nhỏ chuyển chở.. Cả hai địa điểm đều được trang bị máy tính nối mạng internet có tốc độ đường truyền cao, máy fax, photocopy, điện thoại,… để thuận tiện giao dịch nội bộ, phục vụ công tác kinh doanh và giải quyết các vấn đề phát sinh một cách nhanh gọn nhất. Nguồn lực về vốn: Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 SL (Tr đ) % SL (Tr đ) % SL (Tr đ) % + / - (Tr đ) % + / - (Tr đ) % Tổng vốn 5.200 100 6.700 100 8.800 100 1.500 28,84 2.100 31,34 Vốn cố định 2.000 38,46 3.200 47,76 4.800 54,54 1.200 60 2.800 50 Vốn lưu động 3.200 61,54 3.500 52,24 4.000 45,46 300 9,37 1.200 14,28 Quy mô vốn của công ty tính đến năm 2006 là 5,2 tỷ đồng. Năm 2007 là 6,7 tỷ đồng, tăng 1,5 tỷ đồng (tương đương 28,84%) so với năm 2006. Năm 2008 là 8,8 tỷ đồng, tăng 2,1 tỷ đồng (tương đương 31,34%) so với năm 2007. Trong đó: Vốn cố định: + Năm 2006 là 2 tỷ đồng. + Năm 2007 là 3,2 tỷ đồng, tăng 1,2 tỷ đồng (tương đương 60%) so với năm 2006, chiếm 47,46% tổng số vốn. + Năm 2008 là 4,8 tỷ đồng, tăng 1,6 tỷ đồng (tương đương 50%) so với năm 2007, chiếm 54,54% tổng số vốn. Vốn lưu động: + Năm 2006 là 3,2 tỷ đồng. + Năm 2007 là 3,5 tỷ đồng, tăng 300 triệu đồng (tương đương 9,37%) so với năm 2006, chiếm 52,24% tổng số vốn. + Năm 2008 là 4 tỷ đồng, tăng 500 triệu đồng (tương đương 14,28%) so với năm 2007, chiếm 45,46% tổng số vốn. Với quy mô vốn như thế này, công ty Phúc Thăng Long từ khi thành lập chưa phải đi vay vốn. Công ty hoạt động dựa trên nguồn vốn tự có, được huy động từ các thành viên góp vốn. PHẦN III: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM 2006 - 2008 Doanh nghiệp kinh doanh trong giai đoạn hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang khủng hoảng nặng nề. Các công ty muốn vươn lên phát triển được phải đương đầu với vô vàn thử thách, phải vượt qua rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Công nghệ thông tin là một lĩnh vực kinh doanh không nằm ngoài quy luật cạnh tranh kinh tế. Ngày càng nhiều các công ty chấp nhận thực tế cạnh tranh khốc liệt để dành được một phần của chiếc bánh khổng lồ - lợi nhuận trong ngành công nghệ thông tin. Bởi vậy, muốn chiếm lĩnh được thị trường, banh lãnh đạo công ty TNHH Phúc Thăng Long đã phải hoạch đinh, sử dụng các chiến lược, các hoạt động marketing trong cạnh tranh để chống lại các lực lượng cạnh tranh một cách tốt nhất hoặc tác động tới chúng theo cách có lợi cho mình. Sản phẩm và công tác bán hàng. * Khai thác nguồn hàng: Các sản phẩm chất lượng của Phúc Thăng Long đều là hàng được nhập khẩu từ các công ty chế tạo và sản xuất thiết bị công nghệ vi tính lâu năm tại châu Á như Đài Loan, Ấn Độ, Trung Quốc và một số ít được nhập từ Mỹ. Mặt hàng máy tính xách tay của các hãng Acer, Dell, Toshiba, Assus, IBM, Vaio, Lenovo, Compaq,…hiện nay đang được thị trường ưu ái đều là hàng nhập nguyên chiếc của hãng. Các nhân viên của phòng điều hành phối hợp với phòng kinh doanh và phòng kế hoạch phụ trách việc khai thác, tìm nguồn hàng hợp lý với yêu cầu của thị trường. Đây thực sự là khâu rất quan trọng trong việc kinh doanh của công ty vì nguồn hàng chất lượng tốt có giá ưu đãi luôn rất khó nhập được. * Công tác Marketing: Phối hợp chặt chẽ hoạt động của các phòng ban thông qua việc nghiên cứu thị trường và liên tục tiếp xúc với khách hàng, bộ phận marketing có cơ hội để nhận biết khách hàng vào từng thời điểm đang cần gì, đánh giá cao cái gì để khai thác triệt để sản phẩn để cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Giới thiệu, tiếp thị, khuyến mãi, quảng cáo về những sản phẩm hàng hoá công ty cung cấp để khách hàng chủ động chọn lựa và hài lòng với sản phẩm, dịch vụ của công ty. * Tổ chức tiêu thụ hàng hoá: Để có thể bán hàng tốt công ty đã phải đề ra các tiêu chí về chất lượng dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng. Công ty đã tiếp cận với khách hàng, nắm bắt và phục vụ kịp thời các nhu cầu thị trường với các mặt hàng mới một cách nhanh nhất và hoàn thiện nhất so với các công ty cùng ngành trên thị trường. Công tác quản lý. * Công tác kế hoạch: Công ty Phúc Thăng Long đã tập trung hết sức cao độ mọi nguồn lực để tổ chức kinh doanh thiết bị công nghệ thông tin phục vụ nhu cầu phát triển công nghệ hiện nay. Công ty luôn phấn đấu tổ chức kinh tế tốt nhằm tạo việc làm ổn định, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho nhân viên công ty. Điều này được thể hiện rất rõ ở các khâu của công tác kế hoạch: Nghiên cứu thị trường, tiếp cận khách hàng, tìm hiểu nhu cầu khách hàng và tìm kiếm khai thác chức năng sản phẩm mới, giới thiệu các hàng hoá mà công ty có thể cung cấp nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu đa dạng của khách hàng. Phát huy vai trò của các chi nhánh, nhân viên marketing, các dịch vụ,… nhằm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và khăng khít với khách hàng. Giữ mối quan hệ tốt với nhà cung ứng, hợp tác với các công ty trong ngành tạo nguồn thu ổn định, phong phú, mở rộng thị trường và tăng doanh thu. * Công tác tổ chức lao động, tiền lương, hành chính: Nhân lực là yếu tố quan trọng, quyết định sự thành bại của công ty. Tổ chức lao động, tiền lương và hành chính là vấn đề hết sức phức tạp, đòi hỏi sự sáng suốt và tinh tường trong công tác hoạch định nhân sự. Lựa chọn những cán bộ công nhân viên giỏi, tận tâm với công việc bằng sự nhiệt tình, trách nhiệm, điều này đã giúp giải quyết được yêu cầu phục vụ cho hoạt động của công ty trên các phương diện: Giúp ban lãnh đạo ổn định bộ máy tổ chức, quản lý lao động trong công ty, phân công lao động đúng, kịp thời cho các phòng, ban. Xây dựng đơn giá tiền lương, định mức lao động phù hợp với doanh thu của công ty và điều kiện xã hội tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của công ty phát triển tốt. Xây dựng các quy chế nhằm đảm bảo an toàn lao động, các nội quy của công ty phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Xây dựng, thực hiện các công tác y tế, phúc lợi nhằm đảm bảo sức khoẻ, tạo sự yên tâm, an toàn cho công nhân viên trong công ty, khiến cho họ cảm thấy công ty chính là mái ấm thứ hai của mình. Tổ chức công tác phục vụ, văn thư vận chuyển hành hoá, canh gác đảm bảo đảm an toàn hàng hoá của công ty tại trụ sở, các chi nhánh, trung tâm bảo hành và kô hàng. * Công tác tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản hàng hoá: Công ty Phúc Thăng Long hoạt động trong lĩnh vực thương mại nên hàng hoá nhập về kho nhiều và rất đa đạng. Phòng điều hành và kho tiếp nhận, phân loại và bảo quản hàng hoá đúng kỹ thuật; đồng thời phối hợp với phòng tổ chức phân chia, vận chuyển, giao hàng đến tận nới theo yêu cầu của khách hàng một cách an toàn và kịp thời. * Công tác kỹ thuật: Hầu hết các nhân viên trong công ty phải có kiến thức công nghệ tốt, đặc biệt là các kỹ thuật viên. Họ là các nhân viên chủ chốt trong công ty, bắt buộc phải kiểm tra được nguồn hàng nhập vào của công ty là tốt, đảm bảo chất lượng và phù hợp với công nghệ hiện đại. Họ phải giỏi về kỹ thuật để thực hiện công tác bảo hành, sửa chữa phục vụ công tác sau bán hàng. Công ty thường xuyên cử cán bộ nhân viên đi đào tạo, học thêm về công nghệ thông tin để bảo đảm cho công ty có đội ngũ kỹ sư uyên bác, công nhân viên lành nghề. * Công tác tài chính: Trong thời gian vừa qua, nhân viên phòng kế toán và phòng hành chính đã có nhiều cố gắng và thành công trong công tác quản lý kinh tế của công ty: Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Ngân sách Nhà nước. Phòng kế toán, hành chính cùng các phòng ban khác trong công ty tham gia xây dựng những quy chế trong hoạt động kinh doanh của công ty, đảm bảo đúng những chi phí, giám sát hoạt động kinh tế của công ty để có những quyết đoán chính xác thời cơ kinh doanh, đáo ứng nhu cầu của khách hàng. Phòng kế toán đã ghi chép đúng đủ các số liệu kế toán, thống kê, giá cả, chi phí và xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đảm bảo được cân đối thu chi, sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ vay ngân hàng đúng định kỳ, tạo sự tín nhiệm với đối tác làm ăn và khách hàng. Cùng các phòng ban khác trong công ty tổ chức tiếp thị, marketing cho các sản phẩm của công ty, khai thác và tiêu thụ nhanh hàng hoá của công ty nhằm tăng nhanh vòng quay vốn, đồng thời giải quyết được các khoản nợ đối với đối tác, tạo uy tín cho công ty. * Công tác chất lượng: Công ty Phúc Thăng Long luôn chú trọng đến khâu chất lượng trong từng sản phẩm, dịch vụ của mình, chính vì vậy chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ của công ty thực sự rất đảm bảo. Chất lượng được chú trọng từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng trong kế hoạch bán hàng của công ty. Bất kỳ một phòng ban nào trong công ty đều phải hoạt động có chất lượng, từ đó đem đến các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất có thể cho khách hàng. Không chỉ có thế, chất lượng và uy tín tốt còn được thể hiện rõ ràng nhất qua khâu hậu mãi. Chế độ hậu mãi của Phúc Thăng Long thực sự có hiệu quả đã luôn khiến khách hàng yên tâm. Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh của công ty. * Những thành tích đã đạt được: Công ty TNHH Phúc Thăng Long là một doanh nghiệp thương mại chuyên doanh các thiết bị phục vụ cho sự phát triển ngành công nghệ thông tin Việt Nam. Trong thời gian qua công ty đã thực hiện tốt nhiệm vụ cung ứng các sản phẩm hàng công nghệ cũng như các dịch vụ cho khách hàng; nâng cao uy tín, tăng hiệu quả sản xuất của công ty; đồng thời góp phần vào sự tăng trưởng của ngành công nghệ thông tin cũng như ngành thương mại Việt Nam. Tất cả những điều này được thể hiện qua các mặt: Thực hiện tiến độ của từng đề án kinh tế nhanh, đúng, đủ, kịp thời, chất lượng phục vụ đáp ứng yêu cầu của các chủ đầu tư, góp phần cùng các đơn vị trong ngành thực hiện sự phát triển hiện đại hoá mạng lưới công nghệ thông tin Việt Nam. Trong ngành kinh doanh: công ty luôn bán sát chủ trương và theo định hướng của ngành, đáp ứng kịp thời cả về số lượng lẫn chất lượng các nhu cầu về các mặt hàng công nghệ. Luôn đảm bảo an toàn tiền vốn, giữ gìn uy tín với bạn hàng trong nước cũng như quốc tế, đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả kinh tế cao. Trong công ty: đời sống vật chất cũng như tinh thần của cán bộ công nhân viên trong công ty luôn được đảm bảo và ngày càng được nâng cao theo tốc độ phát triển của công ty và xã hội. Nội bộ công ty đoàn kết, duy trì văn hoá trong công ty, cải tiến quản lý, mỗi bộ phận luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ mà công ty giao phó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Về mặt kinh tế xã hội: là một doanh nghiệp tư nhân được thành lập hơn 4 năm, công ty TNHH Phúc Thăng Long đã cung cấp và duy trì công ăn việc làm ổn định cho ít nhất là hơn 50 lao động với thu nhập ổn định. Mức lương trung bình của một lao động ở công ty vào khoảng 1.500.000 - 2.000.000đồng/ tháng. Hàng năm mức thuế đóng góp vào Ngân sách nhà nước là 28% lợi nhuận theo đúng luật định, tương ứng 37.684.000đồng (năm 2006), 113.400.000đồng ( năm 2007),58.586.000 đồng( năm 2008), góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao phúc lợi xã hội. ` * Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân: Công ty TNHH Phúc Thăng Long trong những năm qua đã có nhiều cố gắng và đạt được những thành quả đáng khích lệ trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên do những lý do khách quan lẫn chủ quan, công ty cũng không thể tránh được những khó khăn tồn tại gây cản trở cho sự phát triển của công ty. Nguyên nhân khách quan: + Môi trường chính trị pháp luật: do đang ở trong điều kiện kinh tế hội nhập, Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra trong hai năm nay. Thêm vào đó, hệ thống pháp luật của Nhà nước chưa rõ ràng, một số chính sách chỉ là biện pháp giải quyết tạm thời, không ổn định, thủ tục nhận hàng ở cửa khẩu còn phức tạp. Do vậy việc lập kế hoạch đầu tư kinh doanh gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của công ty. Thuế nhập khẩu nhhững sản phẩm nguyên chiếc còn cao dẫn đến việc doanh nghiệp khó đưa ra mức giá cả cạnh tranh trên thị trường. + Môi trường công nghệ: Nhiều mặt hàng trên thị trường không rõ nguồn gốc, xuất xứ làm ảnh hưởng đến việc so sánh giá cả của khách hàng. Trình độ công nghệ thông tin Việt Nam còn lạc hậu so với thế giới khiến việc lựa chọn hàng nhập khẩu về bán trong nước bị hạn chế. Cùng với đó, tỷ giá hối đoái không ổn định làm cho việc nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty gặp khó khăn. + Môi trường địa lý: do thời tiết biến đổi thất thường, khí hậu có độ ẩm cao gây ra tình trạng khấu hao nhanh đối với các mặt hàng máy vi tính và thiết bị tin học; ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai các hoạt động cung ứng dịch vụ của công ty. + Môi trường cạnh tranh: lĩnh vực công nghệ thông tin có rất nhiều công ty có tiềm lực mạnh, ngoài ra còn có nhiều các công ty nước ngoài tham gia vào lĩnh vực này. Đây cũng là một sức ép mạnh đòi hỏi tập thể các công ty Việt Nam nói chung hay công ty Phúc Thăng Long nói riêng phải nỗ lực cao để có thể đứng vững và phát triển trên chính sân nhà. Nguyên nhân chủ quan: + Vốn kinh doanh của công ty hiện nay và ngân quỹ để dành cho việc kinh doanh các mặt hang máy tính và thiết bị tin học của công ty là còn tương đối ít so với các công ty lớn trên thị trường hiện nay như: FPT, Trần Anh, Phúc Anh,…Chính vì vậy mà công ty không đủ khả năng để theo đuổi các chương trình ưu đãi về giá hay các dịch vụ quảng bá mà các công ty lớn tiền hành để nâng cao khả năng cạnh tranh và thương hiệu của mình. + Công ty Phúc Thăng Long chủ yếu nhập khẩu hàng từ các hãng lớn có tên tuổi nên giá thành tương đối cao. Trong khi đó trên thị trường xuất hiện nhiều hãng máy tính mới, giá cả thấp hơn. Vì vậy mà công ty chưa cân bằng được chi phí, giá cả một cách hợp lý và sức cạnh tranh trên thị trường có giảm sút. + Đội ngũ cán bộ công nhân viên và kỹ sư trong công ty đã ngày càng được cải thiện về trình độ và chuyên môn nhưng số lượng như vậy vẫn còn quá mỏng so với nhu cầu nâng cao chất lượng của các mặt hàng máy vi tính và thiết bị tin học khi được nhập về công ty. Điềunày gây khó khăn cho việc phân công thực hiện các dịch vụ hỗ trợ đi kèm khi tiêu thụ sản phẩm và nhu cầu hoạch định các chiến lược nâng cao sức cạnh tranh cho các mặt hàng của công ty, làm mất thời gian trong việc luân chuyển trên thị trường trong khi số lượng các công ty tin học ngày càng tăng nhanh, khấu hao các loại máy vi tính và thiết bị ngày càng ngắn lại. + Phương hướng và mục tiêu kinh doanh của công ty mới chỉ hướng đến việc lựa chon sản phẩm của các hãng danh tiếng mà chưa chú trọng đên rất nhiều yếu tố khác. + Trình độ khoa học công nghệ ngày càng phát triển, các mặt hàng máy tính và thiết bị dễ bị lỗi thời, lạc hậu nhanh. Điều này đòi hỏi sự chính xác, chặt chẽ, hiểu biết trong khâu chọn vận chuyển hàng hoá. + Công ty còn yếu trong khâu phân phối. Chính đây là nguyên nhân gây ra sự chậm trễ, không linh hoạt trong việc đáp ứng kịp thời các nhu cầu thị trường của công ty khiến cho sức cạnh tranh của mặt hàng máy tính và thiết bị tin học giảm đi một cách đáng kể. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua được thể hiện thông qua biểu dưới đây: Đơn vị: Nghìn Đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2007/2006 2008/2008 Tổng doanh thu 5.061.346 6.498.377 8.522.764 128,39 131,15 Tổng chi phí 4.926.760 6.093.116 8.313.528 123,67 136,44 Lợi nhuận 134.586 405.261 209.236 301,11 51,62 Thuế TNDN 37.684 113.473 58.586 Lợi nhuận sau thuế 96.902 291.788 150.650 Qua số liệu trên ta thấy doanh thu của công ty tăng lên đáng kể qua các năm 2006 – 2008. Năm 2007 là một năm công ty kinh doanh rất tốt. Lợi nhuận của năm 2007 bằng 301,11% so với năm 2006. Tuy nhiên khi tính toán về mặt chi phí và lợi nhuận, ta thấy được vấn đề nảy sinh. Doanh thu tăng rất đều nhưng chi phí bỏ ra cũng rất lớn. Đặc biệt năm 2008 tình hình kinh doanh của công ty có chiều hướng đi xuống, chỉ bằng 51,62% so với năm 2007. Lý do của vấn đề này là kinh tế Việt Nam cũng gặp khủng hoảng theo kinh tế thế giới khiến công việc kinh doanh của hầu hết các công ty đều bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Công ty buộc phải thực hiện những chương trình quảng cáo trên diện rộng cùng các chương trình khuyến mãi và củng cố chất lượng dịch vụ để nâng cao khả năng cạnh tranh. Bảng: Hiệu quả sử dụng vốn cố định và lưu động Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Hiệu quả sử dụng vốn cố định 0,067 0,126 0,043 Số vòng quay vốn lưu động 1,58 1,85 2,13 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 0,042 0,115 0,052 Mức tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2007 tăng mạnh nhưng lại tụt ở năm 2008. Nếu như cứ 1000 đồng vốn cố định năm 2007 thu được 126 đồng lợi nhuận thì năm 2006, năm 2008 thu được 67 và 43 đồng lợi nhuận. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cao ở năm 2007 và đi xuống ở năm 2008. Các số liệu đã phản ánh rõ sự ảnh hưởng của công ty do khủng hoảng kinh tế đem lại. Bảng: Hiệu quả sử dụng lao động Đơn vị: Nghìn Đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng doanh thu 5.061.346 6.498.377 8.522.764 Lợi nhuận 134.586 405.261 209.236 Số lao động 52 77 88 Năng suất lao động 97.333,576 84.394,506 96.849,590 Lợi nhuận bình quân 1 lao động 2.588,192 5.263,129 2.377,681 Qua thời gian công ty đang dần điều chỉnh lại cơ cấu lao động cho phù hợp với quá trình đáp ứng các yêu cầu của tổ chức công ty và khách hàng.Năm 2007 khả năng sinh lời của lao động rất cao, tương ứng với tình hình kinh doanh phát triển của công ty trong năm đó. Bảng: Hiệu quả theo chỉ tiêu tổng hợp Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Doanh lợi theo doanh thu 2,65% 6,23% 2,45% Hiệu quả kinh doanh theo chi phí 102,73% 106,65% 102,51% Nhìn chung tỷ lệ lợi nhuận trong doanh thu là chưa thực sự cao. Song qua chỉ tiêu trên cho thấy doanh lợi theo doanh thu năm 2007 tăng đáng kể. Nguyên nhân là do chi phí cũng tăng nhưng còn cách xa doanh thu nên lợi nhuận tăng nhanh. Chí phỉ giảm chủ yếu là do các nguyên nhân: Trình độ quản lý và kinh doanh của lãnh đạo và nhân viên công ty được nâng cao nên đã mở ra được thêm một số nguồn nhập hàng mới, hạ giá thành sản phẩm, toạ sức cạnh tranh trên thị trường trong năm đó. Công ty sau thời gian đặt quan hệ với khách hàng một cách nhiệt tình đã có hiệu quả nên chi phí bán hàng và quản lý đã giảm đi đáng kể. Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2006 – 2008 STT Các chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007 +/- % +/- % 1 Tổng doanh thu Nghìn Đồng 5.061.346 6.498.377 8.522.764 1.437.031 28,39 2.024.387 31,13 2 Tổng số lao động Nghìn Đồng 52 77 88 25 48,08 11 14,29 3 Tổng vốn kinh doanh Nghìn Đồng 5200000 6700000 8800000 1500000 28,846 2100000 31,343 3a. Vốn cố định Nghìn Đồng 2000000 3200000 4800000 1200000 60 2800000 50 3b. Vốn lưu động Nghìn Đồng 3200000 3500000 4000000 1200000 9.37 1200000 14.28 4 Lợi nhuận Nghìn Đồng 134586 405261 209236 270675 301.11 -196025 51.62 5 Nộp ngân sách Nghìn Đồng 37.684 113.473 58.586 6 Thu nhập BQ 1 lao động (V) Nghìn Đồng 1.898,08 2.300 2.400 401,92 21,18 100 4,35 7 Năng suất lao động BQ(W) Nghìn Đồng 97.333,58 84.394,51 96.849,59 -12.939,07 -13,29 12.455,08 14,8 8 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu tiêu thụ 0,027 0,062 0,025 0,035 134,529 -0,037 -60,63 9 Tỷ suất lợi nhuận/Vốn KD 0,026 0,06 0,024 0,034 133,7 -0,036 -60,69 10 Vòng quay vốn lưu động Vòng 1.582 1.857 2.131 0.275 17.38 0.274 14.75 III. PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT CỦA CÔNG TY Qua việc khai thác tình hình hoạt động kinh doanh của công ty như trên, ta thấy còn một số vấn đề nổi cộm cần phải được lập kế hoạch giải quyết. Thứ nhất, nguồn nhập hàng của công ty còn hạn chế. Vì vậy công ty cần mở rộng thêm nguồn nhập hàng để đa dạng thêm các mặt hàng. Tiếp tục phát huy các dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng. Thứ hai, bộ phận chuyên trách về lĩnh vực phân phối của công ty làm việc chưa thật sự hiệu quả. Cần tổ chức và điều hành việc phân phối hàng hoá một cách có tổ chức hơn. Thứ ba, việc sủ dụng vốn của công ty chưa hợ lý và năng suất sử dụng vốn chưa cao. Nguyên do là công ty đã liên tục bỏ vốn để đầu tư vào máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm trong khi vẫn còn tồn đọng nhiều mặt hàng nhập trước đó chưa tiêu thụ được. Đây là điều lo ngại nhất của công ty hiện nay, vì thế công ty cần có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hơn nữa trong thời gian sắp tới. Bên cạnh việc khắc phục các vấn đề đang là nguy cơ trên, công ty cũng có định hướng để phát huy ưu điểm , nâng cao thế mạnh sẵn có. Tổ chức lại bộ máy công ty gọn nhẹ, có hiệu quả. Điều chỉnh, sửa đổi hoàn thiện các quy chế hoạt động kinh doanh, phân phối thu nhập của công ty nhằm khuyến khích người lao động phát huy tài năng trí tuệ, toạ điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tăng cường công tác marrketing nhằm mở rộng thị trường kinh doanh trong nước và quốc tế. KẾT LUẬN Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, điều kiện môi trường kinh tế luôn biến động thêm vào đó là sự đe doạ chiếm lĩnh thị trường của các đối thủ cạnh tranh. Trước thực trạng những vấn đề còn tồn tại , công ty TNHH Phúc Thăng Long phải có những giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh, đảm bảo cho việc phát triển. Công ty phải có phương hướng tiếp tục phát huy những mặt mạnh đã đạt được, đã làm được, ngày một nâng cao uy tín và doanh tiếng của mình với khách hàng và thu hút thêm đối tác trên thị trường. Đồng thời công ty buộc phải hoàn chỉnh đưa ra các biện pháp tích cực thích hợp để khắc phục những tồn tại, nâng cao sức cạnh tranh đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình. Mặc dù vẫn còn những hạn chế nhất định trong hoạt động kinh doanh nhưng nhờ có ban lãnh đạo tốt, xác định đúng hướng, cán bộ công nhân viên có kỹ năng kỹ thuật tốt, có trách nhiệm với công việc. Công ty TNHH Phúc Thăng Long cũng đã gặt hái được nhiều thành công và tuy là lớp thành lập sau, khi thị trường công nghệ đang dần bão hoà nhưng công ty đã vẫn tạo lập được chỗ đứng vững chắc và uy tín cao trên thị trường tin học Việt Nam. Cuối cùng em xin một lần nữa cảm ơn cô giáo Trần Thị Thanh Bình, giám đốc Chu Quang Phú và tập thể cán bộ công nhân viên công ty TNHH Phúc Thăng Long đã giúp em hoàn thành bài báo cáo này. Do trình độ có hạn và thời gian thực tế không nhiều nên bài báo cáo của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để bài báo cáo mang tính chuyên đề hơn. Em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Phúc Thăng Long.doc