Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty trách nhiệm hữu hạn sơn mài truyền thống

Sự phát triển không ngừng của nền kinh tế và xu thế hội nhập, hiệu quả của hoạt đông sản xuất kinh doanh đã trở thành mục tiêu lâu dài của mỗi công ty. Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp làm trong lĩnh vực thủ công truyền thống nói riêng đang cố gắng, nỗ lực phấn đấu để hòa chung với nhịp độ phát triển của thế giới.Qua nghiên cứu cho thấy, hiệu quả sử dụng tài sản có mối quan hệ mật thiết với việc tối đa hóa lợi nhuận.Vì vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản là công việc cần thiết quan trọng của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản không phải là vấn đề đơn giản đối với các doanh nghiệp, công việc này cần sự phối hợp của tất cả các thành viên trong công ty cùng một cơ chế chiến lược quản lý hợp lý. Trong quá trình thực tập tại công ty Trách nhiệm Hữu hạn Sơn Mài Truyền Thống em đã tìm hiểu và nhận thấy rằng công ty đã có nhiều cố gắng nhưng hiệu quả sử dụng tài sản vẫn chưa cao. Công ty cần đưa ra một số giải pháp để giải quyết tình trạng trên nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cũng như lợi nhuận trong kinh doanh. Bằng nỗ lực của bản thân cùng vớisự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của PGS.TS Lưu Thị Hương và các cô chú, anh chị tại phòng Tài chính - Kế toán của công ty, em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty Trách nhiệm Hữu hạn Sơn Mài Truyền Thống”. Khóa luận của em đề cập tới những nội dung chính sau:

pdf79 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty trách nhiệm hữu hạn sơn mài truyền thống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tài sản để có thể nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tạo vị thế trên thị trường. 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 6.00% 7.00% 8.00% Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6.62% 6.42% 2.38% 7.20% 6.50% 5.60% Công ty TNHH Sơn Mài Truyền Thống Công ty Cổ phần Mỹ nghệ Hải Minh Thang Long University Library 43 2.3.1 Kết quả đạt được Trong giai đoạn 2011 – 2013 công ty đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận sau:  Tài sản ngắn hạn luôn được đảm bảo trong quá trình sản xuất kinh doanh. Không để xảy ra tình trạng dừng sản xuất vì thiếu nguyên vật liệu ngay cả trong khi thị trường có những sự biến động lớn về giá cả.  Tài sản cố định không được đầu tư thêm trong cả ba năm nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh để cung cấp các sản phẩm đa dạng, chất lượng.  Chất lượng các sản phẩm mà công ty cung cấp xuất khẩu ra thị trường quốc tế luôn đạt tiêu chuẩn cao, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng do đó không xảy ra tình trạng hàng bị trả lại. Từ đó nâng cao vị thế của công ty trên thị trường quốc tế.  Công ty luôn duy trì các mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng và nhà cung cấp cũ cùng với tìm kiếm và thiết lập các quan hệ với khách hàng mới.  Công ty luôn cố gắng duy trì lượng tiền và tương đương tiền ở mức phù hợp để đáp ứng được khả năng thanh toán tuy nhiên khả năng thanh toán tức thời của công ty là chưa tốt.  Trong tình hình kinh tế khó khăn, công ty vẫn cố gắng duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, tránh việc phải cắt giảm nhân công. 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1 Hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được, hạn chế của công ty TNHH Sơn Mài Truyền Thống hiện nay là có hiệu quả sử dụng tài sản còn thấp so với mục tiêu đã đề ra. Một số các biểu hiện cho thấy công ty chưa sử dụng hiệu quả tài sản như:  Công ty đầu tư nhiều tài sản nhưng lại không mang lại hiệu quả cao, tỷ suất sinh lời giảm dần qua các năm. Đây là dấu hiệu không tốt và cần đưa ra ngay những biện pháp khắc phục tình trạng trên để nâng cao lợi nhuận.  Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản dẫn tới nguồn vốn kinh doanh bị ứ đọng, sự luân chuyển vốn kinh doanh bị chậm. Hàng tồn kho lớn, thời gian lưu kho trung bình dài và có xu hướng gia tăng mạnh năm 2013 kéo theo chi phí để lưu trữ và bảo quản gia tăng làm tăng chi phí cho công ty.  Hao mòn tài sản cố định ngày càng lớn dẫn tới suất hao phí TSCĐ tăng mạnh.  Công ty chưa quản lý hiệu quả khoản phải thu khách hàng dẫn tới thời gian thu hồi nợ dài, nguồn vốn bị chiếm dụng dẫn tới việc quay vòng vốn sản xuất kinh doanh gặp khó khăn. 44  Khả năng thanh toán của công ty vẫn chưa tốt khi một số chỉ tiêu còn nhỏ đặc biệt là khả năng thanh toán tức thời trong cả ba năm của doanh nghiệp đang ở mức thấp.  Tình hình kinh doanh của công ty chưa hiệu quả khi doanh thu hiện đang giảm dần qua các năm.  Sự quản lý và hiệu suất làm việc của các bộ phận là chưa cao. Các công việc được phân công thực hiện có sự chồng chéo, chưa hợp lý dẫn tới không phát huy được tối đa nguồn lực, gây lãng phí cho công ty.  Qua việc phân tích các số liệu trong tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, tổng tài sản cho thấy các chỉ tiêu sử dụng tài sản của công ty nhìn chung đều có sự tăng trưởng nhẹ vào năm 2012 nhưng lại sụt giảm nghiêm trọng vào năm 2013. Lợi nhuận mà công ty thu được chưa tương xứng với những đầu tư đã bỏ ra. Các chỉ tiêu phản ánh sử dụng tài sản còn thấp và chưa đạt được mục tiêu đề ra. Biểu đồ 2.7: Mục tiêu và thực hiện hiệu quả sử dụng tài sản qua chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty TNHH Sơn Mài Truyền Thống Như vậy, so với mục tiêu đã đề ra, chỉ tiêu thực hiện của công ty còn thấp. Năm 2011, hiệu suất sử dụng tổng tài sản mà công ty đề ra mục tiêu là 1,71 tuy nhiên công ty chỉ đạt được 1,42 (thấp hơn 0,29 lần so với mục tiêu). Đến năm 2012 và 2013, hiệu quả đạt được lại càng thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra. Cụ thể, năm 2012, hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty thực hiện được thấp hơn 0,5 lần, năm 2013, việc thực hiện thậm chí còn thấp hơn 1,45 lần so với mục tiêu. Đây là con số đáng báo động cho công ty, thể hiện việc sử dụng tài sản của công ty hiện nay là không tốt và đang có dấu hiệu giảm dần.Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty cần tìm ra 1.42 1.56 0.63 1.71 2.06 2.08 0 0.5 1 1.5 2 2.5 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 L ầ n Thực hiện Mục tiêu Thang Long University Library 45 nguyên nhân của những hạn chế trên từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục.Tìm ra các giải pháp là cơ sở để công ty cải thiện để hoàn thành các mục tiêu nâng cao vị thế trên thị trường. 2.3.2.2 Nguyên nhân Nguyên nhân chủ quan Trình độ cán bộ công nhân viên không đồng đều và còn hạn chế Con người là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Người lao động ảnh hưởng trực tiếp tới mọi hoạt động của công ty cũng như hiệu quả sử dụng tài sản. Lãnh đạo là những người trực tiếp đưa ra các quyết định kinh doanh, cách thức hoạt động sử dụng tài sản còn công nhân viên là những người trực tiếp sử dụng tài sản tạo ra những sản phẩm đem lại lợi ích cho công ty. Công ty TNHH Sơn Mài Truyền Thống hiện nay trình độ cán bộ quản lý là chưa đồng đều. Một số các các bộ quản lý chưa nhận thức hết được các biến động thị trường tầm ảnh hưởng để có các quyết định đúng đắn, tìm ra được những phương thức để tiếp cận tốt các thị trường, giảm chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao tính cạnh tranh về sản phẩm. Cán bộ quản lý chưa có các quyết định quyết đoán trong công việc khi những quyết định đưa ra còn chậm bỏ lỡ các cơ hội thị trường, chưa đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản một cách chính xác để có kế hoạch cụ thể cho các chu kỳ kinh doanh sau.Xu thế hội nhập tạo ra những cơ hội và các thách thức trong kinh doanh, các doanh nghiệp cạnh tranh ngày càng nhiều và đang diễn ra mạnh mẽ. Trong khi đó, trình độ cán bộ công nhân viên trong công ty tuy đã được đào tạo và rèn luyện thử thách nhưng đứng trước những cơ hội và thách thức mới vẫn còn bộc lộ những hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tính quyết đoán trong công việc nhất là khả năng làm việc độc lập từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sử dụng tài sản của công ty. Trình độ tay nghề của nhân công chưa cao dẫn tới các sản phẩm có mẫu mã không có nhiều sự đa dạng. Việc chưa đa dạng được mẫu mã sản phẩm sẽ giảm đi sự cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành.Hơn nữa, công ty sẽ khó tiếp cận các thị trường khác nhau dẫn tới tình hình kinh doanh bị ảnh hưởng khi một đoạn thị trường nào đó bị biến động.Trình độ tay nghề, tinh thần trách nhiệm trong công việc chưa cao dẫn tới việc tiếp thu khoa học kỹ thuật mới chậm ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả sử dụng tài sản. Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu Cơ sở vật chất của công ty hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu cao, tạo ra các sản phẩm có mẫu mã đa dạng.Trong ba năm, công ty không đầu tư thêm máy móc công nghệ dẫn tới các thiết bị có lượng hao mòn lớn và đã lạc hậu hơn so với các đối thủ trong ngành. Điều đó, dẫn tới các sản phẩm mà công ty tạo ra không tạo được lợi thế 46 cạnh tranh cao so với các đối thủ trong ngành, hiệu suất hoạt động của máy móc giảm kéo theo năng suất lao động cũng giảm theo. Chiến lược kinh doanh chưa hiệu quả Công ty chưa có những chiến lược kinh doanh lớn thực sự hiệu quả để thay đổi tình hình dẫn tới doanh thu trong công ty giảm qua các năm. Việc công ty chủ yếu xuất khẩu hàng hóa sang các nước Đông Âu nên khi thị trường này gặp khủng hoảng doanh thu của công ty cũng giảm một cách nghiêm trọng. Mặc dù thị trường này hiện đang gặp khó khăn nhưng công ty vẫn chưa tìm cách để tiếp cận, tập trung mở rộng vào các thị trường khác để thay đổi tình hình mà vẫn chỉ tập trung tìm kiếm khác hàng tại thị trường châu Âu. Công ty chưa nhanh nhạy trong việc ra quyết định để nắm bắt thời cơ tốt của thị trường từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong ngành thủ công mỹ nghệ của Nhà nước phát triển mở rộng thị trường trong nước và đặc biệt xuất khẩu chúng ra thị trường nước ngoài chưa được công ty áp dụng một cách triệt để trong kinh doanh dẫn tới lợi ích thu được của công ty chưa cao. Khả năng quản lý tài sản chưa tốt Công tác quản lý hàng tồn kho của công ty còn lỏng lẻo dẫn tới chưa hiệu quả Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao dẫn tới ứ đọng nguồn vốn, thời gian luân chuyển thành tiền chậm. Thời gian lưu kho trung bình ở mức cao đặc biệt là năm 2013 với 323,01 ngày. Điều này sẽ dẫn tới giảm hiệu suất sử dụng tài sản. Hơn nữa, thời gian và lượng hàng tồn kho lớn sẽ làm phát sinh thêm chi phí và quản lý hàng tồn kho, việc quản lý không tốt sẽ dẫn tới hàng hóa nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng. Công ty TNHH Sơn Mài Truyền Thống với ngành nghề kinh doanh chính xuất khẩu các mặt hàng sơn mài nên cần dự trữ một lượng nguyên vật liệu lớn để đáp ứng nhu cầu sản xuất khi có đơn đặt hàng, giảm tác động từ các thay đổi của thị trường. Tuy nhiên, công ty chưa có chính sách tính toán định mức dự trữ hợp lý lượng hàng tồn kho cần thiết để duy trì sao cho vừa đáp ứng được nhu cầu sản xuất vừa giảm chi phí lưu kho xuống tối thiểu dẫn tới lượng hàng tồn kho luôn ở mức cao ảnh hưởng tới hiệu suất sử dụng tài sản của công ty. Chưa quản lý tốt các khoản phải thu Công ty chưa quản lý tốt các khoản phải thu dẫn tới nguồn vốn bị khách hàng chiếm dụng lớn. Các khoản phải thu khách hàng tuy đã giảm nhưng vẫn lớn và tốc độ giảm chậm hơn so với tốc độ giảm của doanh thu thuần. Khách hàng chiếm dụng nhiều vốn sẽ gây ra áp lực cho công ty trong việc huy động sử dụng vốn để quay vòng sản xuất kinh doanh và gia tăng chi phi trong việc thu hồi nợ ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả Thang Long University Library 47 sử dụng tài sản.Bên cạnh đó, các khuyến khích về vật chất để khách hàng thanh toán đúng hạn chưa được công ty quan tâm thực hiện. Dự trữ tiền và các khoản tương đương tiền chưa hợp lý Lượng tiền dự trữ chưa hợp lý dẫn tới công ty không có các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn để sinh lời, khả năng thanh toán của công ty chưa tốt.Khả năng thanh toán nhanh và thanh toán tức thời của công ty đều nhỏ và đang có dấu hiệu giảm.Điều này sẽ là cho công ty rủi ro, mất năng thanh toán khi phát sinh các khoản nợ tức thời, giảm uy tín của công ty tới các đối tác và nhà cung cấp. Tài sản cố định chưa sử dụng hiệu quả Công ty không đầu tư thêm máy móc thiết bị mới trong khi hao mòn tài sản cố định ngày càng lớn làm suất hao phí TSCĐ tăng trong các năm đặc biệt là năm 2013.Dẫn tới tài sản cố định của công ty chưa được sử dụng một cách hiệu quả.Công ty cần đưa ra biện pháp làm giảm hao mòn tài sản cố định từ đó nâng cao hiệu suất sử dụng. Khả năng huy động vốn chưa cao Việc huy động vốn của công ty hiện nay là chưa tốt.Công ty không huy động được nhiều các nguồn vốn khác nhau để kinh doanh dẫn tới không nắm bắt được các cơ hội trong kinh doanh.Các hoạt động đầu tư của công ty chưa đa dạng dẫn tới lợi nhuận không cao và hiệu suất sử dụng tài sản thấp. Nguyên nhân khách quan Biến động phức tạp của nền kinh tế Nền kinh tế Thế giới suy thoái, đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức; khủng hoảng nợ công xảy ra ở nhiều nước thuộc khối EU, đã có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam nói chung, và công ty nói riêng.Đặc biệt, cuộc khủng hoảng nợ tại nhiều nước EU – thị trường xuất khẩu chính của công ty đã làm cho tình hình kinh doanh của công ty giảm mạnh. Chính sách về kinh tế của Nhà nước thiếu ổn định. Các chính sách vĩ mô của Nhà nước gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc kinh doanh của công ty nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản nói riêng. Việc thực hiện chính sách tài khóa nới lỏng tuy có đạt được một số thành tựu nhưng cũng làm phát sinh một số các bất cập như lạm phát tăng cao, thâm hụt cán cân thương mại, gây áp lực lên thị trường tiền tệ, khiến cho hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH Sơn Mài Truyền Thống nói riêng nhiều khó khăn. Sự quản lý của Nhà nước còn nhiều bất cập Thủ tục hành chính còn rườm rà, hệ thống luật pháp còn nhiều kẽ hở khiến cho công ty gặp nhiều bất lợi trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. 48 Các luật lệ chính sách chưa hợp lý, rõ ràng đã làm mất đi các cơ hội đầu tư, kinh doanh sản xuất của công ty. Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành cao Sự cạnh tranh trong việc xuất khẩu các mặt hàng sơn mài truyền thống ngày càng tăng. Quá trình cạnh tranh gay gắt trong việc quảng cáo, marketing, đang diễn ra mạnh mẽ. Công ty chưa có chiến lược để thực hiện cạnh tranh tốt với các công ty để chiếm lĩnh thị phần và các cơ hội kinh doanh. Sự cạnh tranh diễn ra mạnh mẽ diễn ra gây khó khăn trong công tác quản lý khoản phải thu và hàng tồn kho. Việc chưa có chính sách dự trữ hàng tồn kho hợp lý, chưa tính toán lượng phải thu khách hàng sao cho phù hợp đã làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản dẫn tới khó khắn trong cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành. Nhu cầu của thị trường thay đổi khó lường Nhu cầu trên thị trường giảm dẫn tới việc kinh doanh của công ty gặp khó khăn, các đơn hàng giảm dẫn tới tài sản không được sử dụng một cách tối ưu. Khách hàng có yêu cầu ngày càng cao trong các sản phẩm vì vậy khi công ty không có sự đa dạng trong mẫu mã sản phẩm, không có sự xúc tiến đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sẽ làm tình hình kinh doanh giảm dẫn tới hiệu quả sử dụng tài sản không cao. Thị trường nguyên vật liệu đầu vào thay đổi thường xuyên đặc biệt là sự biến động của giá cả ảnh hưởng không tốt tới tình hình kinh doanh của công ty, việc xác định dự trù chi phí nhu cầu, công tác quản lý hàng tồn kho gặp khó khăn. Thị trường không phát triển dẫn tới tình hình kinh doanh công ty giảm sút, công ty không có nhiều cơ hội trong việc đầu tư dẫn tới hiệu suất sử dụng tài sản là chưa cao. Thang Long University Library 49 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SƠN MÀI TRUYỀN THỐNG 3.1 Định hướng phát triển của công ty TNHH Sơn Mài Truyền Thống 3.1.1 Chiến lượccủa Quốc gia về phát triển của ngành thủ công mỹ nghệ Phát triển năng lực đảm bảo tiếp cận được nguyên liệu thô thích hợp với giá cả hợp lý Khảo sát nguyên vật liệu trên toàn quốc, tìm các nguồn có sẵn phục vụ cho quá trình sản xuất. Triển khai chiến lược trồng và khai thác các nguyên vật liệu thô.Khuyến khích các nhà xuất khẩu thiết lập các hoạt động sản xuất, trang thiết bị chế biến ở địa phương, tại những địa điểm cung cấp nguyên liệu thô lớn.Tìm kiếm các phụ liệu và nguyên liệu thô cần thiết khác từ nước ngoài.Từng bước phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cho thủ công mỹ nghệ. Nâng cao năng lực của các nhà xuất khẩu về kiến thức, công nghệ sản xuất, kỹ năng quản lý, marketing Tổ chức các chương trình đào tạo về quản lý bán hàng, kế toán, thiết kế, chuyên gia marketing.Đào tạo nhân viên các kiến thức về hậu cần xuất khẩu, phân tích thị trường, ngoại ngữ, kỹ năng đàm phánChương trình đào tạo dành cho các đại lý thu mua hoạt động hiệu quản phục vụ nhu cầu các nhà nhập khẩu. Thúc đẩy đổi mới thiết kế và phát triển sản phẩm Thuê các nhà thiết kế nước ngoài, những người hiện đang làm việc như những nhà bảo trợ thương mại.Phối hợp với Trường Mỹ thuật công nghiệp về hoạt động thiết kế và tiến hành đào tạo cho các nhà xuất khẩu.Hỗ trợ các hoạt động đào tạo cho các nhà thiết kế.Kết nối các nhà thiết kế với các nhà xuất khẩu, cung cấp các chương trình về thực hành cho các nhà thiết kế. Mở rộng quy mô sản phẩm cho các hàng hoá xuất khẩu Xúc tiến các nhóm sản phẩm không thuộc sản phẩm truyền thống như sản phẩm theo mùa (Giáng Sinh, sản phẩm trang trí theo thẩm mỹ của phương tây), các vật dụng trong vườn, bộ đồ ăn có thiết kế tinh tế và các phụ kiện dùng trong bếpXúc tiến các sản phẩm thủ công của các dân tộc ra các thị trường thích hợp. Thúc đẩy khu vực tư nhân hướng vào các thị trường Dịch vụ Phát triển kinh doanh (BDS) Củng cố từng bước các nhà cung ứng dịch vụ khu vực tư nhân để các hoạt động có hiệu quả hơn, cung cấp các dịch vụ tư vấn thiết kế, đào tạo, nghiên cứu, bí quyết công nghệ, đóng gói, nguyên liệu đầu vào tốtCó kế hoạch khuyến khích sử dụng dịch vụ 50 của các nhà cung cấp BDS. Tổ chức hội chợ thương mại cấp quốc tế cho ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Tạo thuận lợi về tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn. Thành lập một hệ thống tín dụng đựơc thiết kế nhằm phục vụ thuận tiện việc sử dụng và tiếp cận cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn và các nhà xuất khẩu nhỏ nhằm tăng số lượng các nhà xuất khẩu hàng thủ công (những yếu tố cần cân nhắc là các điều kiện về thế chấp, chất lượng các khoản vay, kỹ năng kinh doanh, các điều khoản, đánh giá số lượng vay, tính khả thi). Các nhà xuất khẩu có đủ hoặc thừa vốn nên tận dụng nhiều hơn các điều kiện thuận lợi về tín dụng, hợp tác chặt chẽ hơn với các nhà sản xuất và thúc đẩy, mở rộng kinh doanh phục vụ xuất khẩu ở mức tối đa. Thúc đẩy các nhà xuất khẩu tiếp cận thị trường nước ngoài Giảm sự phụ thuộc vào một số khách hàng lớn.Thiết lập mô hình vườn ươm doanh nghiệp (incubator) nhằm khuyến khích việc tham gia vào các hội chợ thương mại quốc tế. Ưu tiên các thị trường tiềm năng hiện nay (Nhật Bản, EU, Đài Loan, Triều Tiên, Hoa Kỳ) và thúc đẩy các hoạt động ở các thị trường nước ngoài khác (Ca-na-đa, Mexicô, Thuỵ Điển, Đạnh Mạch). Sử dụng các đại diện thương mại của Việt Nam một cách hiệu quả hơn. Thiết lập Hệ thống hợp nhất (Matching system) cho nhà sản xuất và khách hàng. Mở rộng hệ thống thương mại công bằng, đặc biệt cho các sản phẩm thủ công của các tộc người.Tổ chức các cuộc trưng bày sản phẩm thủ công và mỹ nghệ Việt Nam ở các thị trường mục tiêu. 3.1.2 Định hướng phát triển của công ty Quyết tâm hoàn thành các nhiệm vụ đã đề ra trong những năm tới, công ty TNHH Sơn Mài Truyền Thống đã định ra cho mình phương hướng hoạt động và phát triển công ty như sau: - Công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh kinh doanh theo định hướng và có mục tiêu cụ thể để phấn đấu. - Vai trò của lãnh đạo là nhân tố quan trọng dẫn tới sự thành công của mỗi doanh nghiệp, tạo ra môi trường làm việc để các nhan viên có thể phát huy tối đa năng lực của mình trong công việc.Nhà lãnh đạo giỏi sẽ xử lý nhạy bén, hiệu quả các thông tin tiếp nhận được để đưa ra các chiến lược đúng đắn và kịp thời nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Duy trì mối quan hệ với các nhà cung cấp hiện tại, tăng cường mở rộng quan hệ với các nhà cung cấp mới. Thang Long University Library 51 - Mở rộng thị trường, tìm kiếm thêm các khách hàng mới cùng với duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng thân quen. - Phát huy tối đa mọi nguồn lực để xây dựng một đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực trình độ cao, kĩ năng tay nghề giỏi, thực hiện tốt hơn nữa chính sách quản lý nhân viên, đảm bảo rằng đội ngũ công nhân viên trong công ty luôn được quan tâm, giúp đỡ trong công việc, nâng cao đời sống vật chất tinh thần, tìm động lực mới cho sự phát triển, đẩy mạnh phong trào thi đua giữa các bộ phận và các cá nhân, có chính sách khen thưởng cũng như xử phạt rõ ràng. - Khoa học công nghệ là nhân tố quan trọng giúp quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. Vì vậy, công ty luôn chú trọng vào khoa học công nghệ để đổi mới sản xuất, phát huy tối đa các nguồn lực hiện có.Hoàn thiện các cơ chế quản lý thiết bị tài sản để sử dụng một cách có hiệu quả. - Trong thời gian tới, công ty có chiến lược dài hạn là giảm chi phí sản xuất để giảm giá thành sản phẩm, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh và thu nhập cho doanh nghiệp. - Với phương châm chất lượng là uy tín, là hiệu quả và là cách tiếp cận thị trường tốt nhất, từ đó, công ty tiếp tục xây dựng rõ ràng chiến lược phát triển thương hiệu, tăng cường quảng bá sản phẩm, thương hiệu của mình trên thị trường, khẳng định uy tín và vị thế của công ty bằng chính những sản phẩm thực sự có chất lượng. -Công ty luôn đề ra những mục tiêu cụ thể trong kinh doanh. Từ những mục tiêu đó, công ty phấn đấu nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dẫn tớităng hiệu quả sản xuất kinh doanh và lợi nhuận trong những năm tới.Cụ thể trong giai đoạn năm 2013 – 2015 công ty có mục tiêu trong sản xuất kinh doanh như sau: Bảng 3.1: Mục tiêu trong sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2013-2015 Chỉ tiêu Mức độ tăng trưởng Hiệu suất sử dụng tài sản 2 – 2,5 lần Tỷ suất sinh lời tổng tài sản 20% – 25% Doanh thu tăng trưởng bình quân 25% Lợi nhuận sau thuế tăng trưởng bình quân 15% Thu nhập của người lao động 15% (Nguồn: Phòng kinh doanh) 52 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty TNHH Sơn Mài Truyền Thống 3.2.1 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Xây dựng mô hình dự trữ tiền hợp lý Xây dựng mô hình dự trữ tiền hợp lý là công việc cần thiết của công ty. Tiền là loại tài sản không sinh lời do vậy việc tối thiểu hóa tiền mặt là mục tiêu quan trọng của công ty. Tuy nhiên, việc dữ tiền mặt trong kinh doanh là cần thiết để đảm bảo giao dịch thanh toán hàng ngày cho công ty. Quản lý tiền bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền như chứng khoán có tính thanh khoản cao. Cùng với việc dữ một lượng tiền đủ để thanh toán các giao dịch của công ty hàng ngày, công ty có thể đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn, tính thanh khoản cao có khả năng sinh lời mà khi cần thiết lại có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền. Do vậy, công ty cần xác định một lượng tiền tối ưu để dữ trữ cùng với đầu tư vào các chứng khoán có khả năng thanh khoản cao để thu lợi nhuận. Công ty có thể sử dụng mô hình Baumol để xác định lượng dự trữ tiền mặt tối ưu cho năm kế hoạch.Mô hình này xác định mức tại đó tổng chi phí của việc dự trữ tiền mặt mà tại đó tổng chi phí của việc dữ tiền là nhỏ nhất. Áp dụng mô hình Baumol để xác định mức dự trữ tiền tối ưu nhất cho công ty năm 2013 như sau: Tại Công ty TNHH Sơn Mài Truyền Thống để xác đinh nhu cầu về tiền trong năm kế hoạch sẽ dựa trên lượng tiền thực tế đã phát sinh của năm báo cáo với tỷ lệ lạm phát ở mức 7%. Từ đó, xác định nhu cầu về tiền trong năm 2014 của công ty: Nhu cầu về tiền năm 2014 = Lượng tiền phát sinh thực tế năm 2013 × Tỷ lệ lạm phát = 928.151.118 × (1 + 7%) = 993.121.697,3 (đồng) Tuy nhiên để đạt được mức cân bằng về lượng vốn bằng tiền công ty có thể sử dụng các biện pháp sau: - Xác định nhu cầu vốn bằng tiền và thời gian vốn bằng tiền cần được tài trợ. Để làm được điều này thì phải thực hiện tốt các công tác quan sát, nghiên cứu vạch rõ quy luật của việc thu chi. - Song song với việc xác định nhu cầu vốn bằng tiền, công ty rút ngắn chu kỳ vận động của tiền mặt càng nhiều càng tốt để tăng lợi nhuận, bằng cách giảm thời gian thu hồi những khoản thu tăng tốc độ thu, kéo dài thời gian trả những khoản phải trả bằng việc trì hoãn thanh toán. Tuy nhiên, việc kéo dài thời gian trả nợ có thể làm doanh nghiệp mất đi uy tín, chính vì vậy cần tìm ra thời gian chiếm dụng vốn một cách hợp Thang Long University Library 53 lý để vừa rút ngắn thời gian quay vòng tiền mà vẫn giữ được uy tín cho doanh nghiệp mình. Quản lý chặt chẽ lượng hàng tồn kho Quản lý tốt lượng hàng tồn kho là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.Đặc biệt, công ty lại hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm sơn mài luôn phải dự trữ một lượng nguyên vật liệu đủ lớn để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh được diễn ra bình thường.Tuy nhiên, lượng hàng tồn kho lại ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí của công ty. Công ty cần áp dụng ngay một mô hình chính sách thích hợp để quản lý lượng hàng tồn kho từ các đơn đặt hàng với khối lượng bao nhiêu, nguyên vật liệu dự trữ cần thiết là bao nhiêu. Để quản lý tốt lượng nguyên vật liệu công ty cần thông qua định mức tiêu hao, tồn kho và mua sắm nguyên vật liệu.  Cần xác định mức nguyên vật liệu cần tiêu hao cho các công việc kinh doanh trong công ty. Kiểm soát mức tiêu hao một cách toàn diện đồng thời kiểm soát được chi phí nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty.  Xác định rõ mức tồn kho tối đa và tối thiểu để đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục cũng như không bị ứ đọng nhiều vốn cho công ty. Công ty cần xác định số lượng nhu cầu và loại nguyên vật liệu cần sử dụng để có mức dự trữ tối ưu.  Trên cơ sở nhu cầu nguyên vật liệu cần có, công ty sẽ lựa chọn nhà cung cấp phù hợp để đàm phán, kí kết các hợp đồng mua hàng hóa. Trong quá trình mua hàng cần quản lý tốt công tác kiểm tra chất lượng, số lượng hàng hóa tránh các công tác tiêu cực trong thu mua. Bên cạnh đó, việc thị trường phát triển, số lượng các nhà cung cấp nhiều sẽ đem đến các lực chọn khác nhau cho công ty, công ty cần lựa chọn nhà cung cấp nào vừa đảm bảo yêu cầu chất lượng vừa có chi phí thấp nhất để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cho công ty. Công ty cần thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình nguyên vật liệu tồn kho. Nguyên vật liệu nào không sử dụng hay kém chất lượng cần đưa ra các biện pháp xử lý để thu hồi vốn từ đó tăng hiệu quả sử dụng tài sản. Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho để quản lý tốt nguyên vật liệu.Thực hiện các quy trình một cách nghiêm túc động bộ từ việc lập kế hoạch nhu cầu tới việc cung cấp kiểm tra thường xuyên. Quản lý chặt chẽ lượng nguyên vật liệu cần dự trữ, công tác mua sắm, sử dụng sẽ góp phần làm giảm chi phí cho công ty, tránh bị ứ đọng nguồn vốn từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. 54 Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu Quản lý phải thu khách hàng là một trong những công việc quan trọng và phức tạp trong công tác quản lý của các doanh nghiệp. Các khoản phải thu khách hàng tăng kéo theo việc tăng chi phí quản lý thu hồi nợ, gia tăng áp lực về trả tiền lãi vay để bù đắp nhu cầu vốn bị thiếu do khách hàng chiếm dụng. Việc tăng các khoản phải thu sẽ làm gia tăng rủi ro trong việc nợ quá hạn khó đòi hoặc không đòi được do khách hàng phá sản làm mất vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu có chính sách hợp lý trong việc quản lý các khoản nợ sẽ giúp cho doanh nghiệp thu hút được khách hàng, gia tăng doanh thu và lợi nhuận. Công ty TNHH Sơn Mài Truyền Thống hiện nay đã áp dụng một số chính sách như nới lỏng chính sách tín dụng để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, điều này lại làm tăng các khoản phải thu nếu công ty không có biện pháp quản lý hiệu quả sẽ khiến lượng vốn bị chiếm dụng ngày càng nhiều, thậm chí là không thu hồi lại được làm mất đi nguồn vốn kinh doanh. Để nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý các khoản phải thu, công ty có thể sử dụng một số biện pháp sau: Xây dựng hệ thống thông tin về tín dụng của khách hàng Công ty sử dụng những thông tin tín dụng của khách hàng từ những số liệu của họ tại bộ phận kế toán và bộ phận kinh doanh. Những thông tin cần thiết phải thu thập để lưu lại là: thời gian khách hàng giao dịch với công ty, các tiêu chí thể hiện năng lực tài chính của khách hàng như: khả năng thanh toán, tỷ lệ khoản phải trả trong tổng nợ ngắn hạn, doanh thu, lợi nhuận; thông tin về thời hạn trả nợ đúng hạn, quá hạn; doanh số nợ. Hoặc công ty cũng có thể đánh giá tín dụng khách hàng theo năm tiêu chí áp dụng đối với khách hàng của các ngân hàng thương mại như: năng lực, vốn, thế chấp hay bảo lãnh, điều kiện kinh tế tổng thể và môi trường ảnh hưởng đến khả năng kinh doanh của khách hàng. Để đưa ra quyết định có cấp tín dụng hay chính sách thương mại cho khách hàng hay không công ty phải dựa vào tiêu chí thu nhập và tổng hợp lại trong hệ thống thông tin khách hàng. Để thực hiện được điều này, công ty nên sử dụng phương pháp phân nhóm khách hàng theo mức độ rủi ro. Theo phương pháp này khách hàng của công ty có thể được chia thành các nhóm như bảng 3.2 bên dưới. Như vậy, các khách hàng thuộc nhóm 1 có thể được mở tín dụng mà không cần phải xem xét nhiều và vị thế của khách hàng này có thể được xem xét mỗi năm một lần. Các khách hàng thuộc nhóm 2 có thể được cung cấp tín dụng trong một thời hạn nhất định và vị thế của các khách hàng này có thể được xem xét lại mỗi năm hai lần. Và cứ tương tự như vậy, công ty xem xét đến các nhóm 3, 4, 5. Để giảm tổn thất có thể xảy Thang Long University Library 55 ra, công ty sẽ phải yêu cầu khách hàng nhóm 5 thanh toán tiền ngay khi nhận hàng.Yêu cầu tín dụng khác nhau đối với các khách hàng ở những nhóm khác nhau. Bảng 3.2: Danh sách các nhóm rủi ro Nhóm rủi ro Tỷ lệ doanh thu không thu hồi được ước tính Tỷ lệ khách hàng thuộc nhóm rủi ro (%) 1 0 - 1 35 2 1 – 2,5 30 3 2,5 – 4 20 4 4 – 6 10 5 >6 5 (Nguồn: Quản trị tài chính doanh nghiệp hiện đại – Tác giả: Nguyễn Hải Sản) Tuy nhiên, để phân nhóm rủi ro chính xác, doanh nghiệp có thể sử dụng mô hình cho điểm tín dụng sau: Điểm tín dụng = 4×Khả năng thanh toán lãi+ 11×Khả năng thanh toán nhanh + 1× Số năm hoạt động Bảng 3.3. Mô hình cho điểm tín dụng để phân nhóm rủi ro Biến số Trọng số Điểm tín dụng Nhóm rủi ro Khả năng thanh toán lãi 4 >47 1 Khả năng thanh toán nhanh 11 40 - 47 2 Số năm hoạt động 1 32 – 39 3 24 – 31 4 <24 5 (Nguồn: Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nguyễn Hải Sản) Sau khi đã thu thập và phân tích thông tin tín dụng của khách hàng như trên, công ty sẽ căn cứ vào đó để đưa ra quyết định phù hợp về các khoản tín dụng mà khách hàng đề nghị. Tăng cường công tác thu hồi nợ  Thường xuyên kiểm soát các khoản nợ phải thu: theo dõi chi tiết nợ phải thu và tình hình thanh toán của khách hàng, đánh giá tình hình nợ phải thu, dự đoán nợ phải thu khách hàng. 56  Trong công tác thu hồi nợ, công ty nên áp dụng các biện pháp khuyến khích khách hàng trả tiền trước thời hạn nhằm thu hồi nợ nhanh ví dụ như sử dụng hình thức chiết khấu cho khách hàng trả nợ trước thời hạn.  Để tránh tình trạng mở rộng bán chịu quá mức công ty cần xác định giới hạn bán chịu qua hệ số nợ phải thu công thức như sau: Hệ số nợ phải thu = Nợ phải thu từ khách hàng Doanh số hàng bán ra  Khi khoản nợ chuẩn bị đến hạn trả công ty nên gửi giấy báo, gọi điện cho khách hàng biết để khách hàng chuẩn bị tiền trả nợ, nhắc nhở đôn đốc khách hàng trả nợ.  Đối với những khoản nợ quá hạn trong thanh toán công ty có thể tuỳ vào tình hình thực tế của khách hàng, tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới nợ quá hạn để có thể gia hạn nợ, phạt chậm trả theo quy định của hợp đồng, chia nợ thành các giai đoạn thích hợp để thu hồi.  Đối với các khoản nợ khó đòi: Công ty thực hiện trích lập quỹ dự phòng các khoản phải thu khó đòi đảm bảo sự ổn định về mặt tài chính. Mặt khác, công ty có biện pháp xử lý khoản nợ khó đòi này một cách phù hợp như: gia hạn nợ, thậm chí giảm nợ nhằm thu hồi những khoản nợ một phần coi như bị mất. 3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn Quản lý, đầu tư mua sắm TSCĐ với những công nghệ tiên tiến Công tác quản lý tài sản cố định là hết sức quan trọng trong các doanh nghiệp.Công ty cần tiến hành phân loại, kiểm kê tài sản cố định một các thường xuyên để có thể đưa ra các quyết định nâng cấp, mua và sửa chữa tài sản cố định một cách hợp lý.Những TSCĐ có hiệu quả sử dụng thấp hoặc không dùng đến thì có thể nhượng bán tránh tình trạng ứ đọng nguồn vốn.TSCĐ còn nhiều tính năng sử dụng có thể nâng cấp thì nâng cấp sửa chữa để tiếp tục sử dụng máy móc thiết bị đó một cách hiệu quả. Công ty nên xây dựng cơ chế quản lý, phân cấp quản lý tài sản cố định một cách hợp lý nhằm nâng cao trách nhiệm cho từng bộ phận trong việc sử dụng. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc sử dụng tài sản cố định tại các bộ phận. Tiến hành xây dựng chiến lược đầu tư TSCĐ là công việc cần thiết của công ty.Từ đó, công ty sẽ xác định được khối lượng TSCĐ cần mua, trình độ khoa học công nghệ, công suất mà máy móc thiết bị có thể đáp ứng có phù hợp hay không.Đầu tư TSCĐ sẽ quyết định tới năng suất, chất lượng sản phẩm của công ty.Việc đầu tư đúng hướng và hợp lý, mua sắm TSCĐ mới với công nghệ tiến tiến sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Công ty sẽ tăng năng suất lao động, tạo ra được những sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu cao của thị trường từ đó làm tăng lợi nhuận trong kinh doanh. Thang Long University Library 57 Nâng cấp,sửa chữa TSCĐ hiện có phù hợp với việc sản xuất của công ty Nâng cấp và sửa chữa TSCĐ là công việc cần thiết đối với công ty hiện nay.Song song với việc đầu tư mua TSCĐ mới công ty có thể nâng cấp và sửa chữa những máy móc còn nhiều tính năng sử dụng để giảm thiểu chi phí mà vẫn đáp ứng được các nhu cầu cần thiết trong sản xuất. Công ty cần lập kế hoạch thường xuyên theo dõi, thực hiện các chế độ sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp TSCĐ để khai thác tối đa công xuất của chúng và kéo dài được tuổi thọ, tránh tình trạng TSCĐ hư hỏng dẫn tới tăng chi phí sử dụng TSCĐ cũng như ngừng hoạt động dây chuyền sản xuất. Làm tốt công tác quản lý đầu tư mua sắm TSCĐ mới kết hợp với sử dụng, sửa chữa và nâng cấp TSCĐ là công việc hết sức quan trọng của công ty. Từ đó,giảm hao mòn vô hình trong sản xuất, nâng cao hiệu suất hoạt động của máy móc góp phầntăng năng suất lao động, giảm thiểu chi phí không cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. 3.2.3 Nhóm giải pháp chung Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên Công ty cần có chính sách tuyển dụng một cách hợp lý, tổ chức đào tạo kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nhu cầu thực tế. Đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng làm việc đáp ứng được nhu cầu phát triển của công ty. Thường xuyên cử các cán bộ chủ chốt trong công ty đi học các khóa đào tạo ngắn hạn về chuyên môn để nâng cao kỹ năng, có kiến thức chuyên môn vững vàng hơn, phục vụ cho công tác quản lý được hiệu quả. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề của công nhân là công việc hết sức quan trọng và cần thực hiện ngay của công ty. Điều đó sẽ giúp tay nghề công nhân được nâng cao, kiến thức và khả năng làm việc tiếp thu khoa học công nghệ hiệu quả. Từ đó, công ty có thể đưa ra các sản phẩm chất lượng, đa dạng và hiệu suất sử dụng tài sản được nâng cao. Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, tích cực tìm kiếm và mở rộng thị trường Công ty cần thay đổi chính sách kinh doanh để phù hợp với thay đổi của thị trường hiện nay.Nắm bắt các cơ hội kinh doanh hiệu quả để nâng cao năng suất hiệu quả kinh doanh cũng như sử dụng tài sản của công ty. Công ty không nên chỉ tập trung chú trọng vào một đoạn thị trường, cần thường xuyên khai thác mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng, nâng cao thị phần để từ đó gia tăng lợi nhuận. 58 Nâng cao vai trò của các bộ phận nghiên cứu thị trường với nhiệm vụ chịu trách nhiệm nghiên cứu các nhu cầu của khách hàng và thị trường, triển khai các dự án để tiếp cận khách hàng. Theo dõi sự biến động, cung cấp các thông tin của thị trường trong nước và quốc tế cũng như ngành sơn mài, thường xuyên cung cấp các báo cáo phân tích của thị trường cũng như các cơ hội kinh doanh để nghiên cứu chuyên sâu hơn. Đánh giá tính khả thi của dự án để có các quyết định đầu tư thực hiện. Bên cạnh đó, công ty cần quan tâm hơn tới các hoạt động quảng cáo, marketing, để mở rộng thị trường. Nâng cao khả năng huy động vốn Đa dạng hóa nguồn vốn kinh doanh.Huy động nguồn vốn từ các nguồn khác nhau để có được nguồn vốn lớn mở ra cơ hội đầu tư trong kinh doanh, đa dạng hóa danh mục đầu tư của doanh nghiệp, từ đó tăng hiệu suất sử dụng tài sản. Công ty có thể tăng cường vốn chủ sở hữu bởi đây là biện pháp đơn giản nhất, ít tốn kém nhất. Số vốn này sẽ không gây ra chi phí cho doanh nghiệp.Bên cạnh đó, công ty có thể tiến hành bán cổ phiếu, trái phiếu, kêu gọi sự đầu tư vốn từ bên ngoài công ty, tham gia vào các thị trường chứng khoán và thị trường vốn. Ngoài ra công ty có thể tính toán để vay thêm từ ngân hàng với các lãi suất ưu đãi từ Nhà nước cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực thủ công truyền thống hiện nay. 3.3 Kiến nghị với Nhà nước 3.3.1 Ổn định kinh tế và kiềm chế lạm phát Nhà nước cần có chính sách hợp lý trong việc phát hành tiền tệ, kiềm chế lạm phát ổn đinh nền kinh tế để tạo ra môi trường kinh doanh tốt cho các doanh nghiệp cạch tranh lành mạnh từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng tài sản. Khi nền kinh tế ổn định, lạm phát được kiềm chế sẽ giúp cho công ty có thể ổn định chi phí, thị trường cung cấp nguyên vật liệu ổn định từ đó xây dựng được chính sách để giảm thiểu chi phí và gia tăng lợi nhuận.Hơn nữa, việc lạm phát được kiềm chế, tín dụng ổn định sẽ làm cho các doanh nghiệp yên tâm trong việc mở rộng kinh doanh từ đó nâng cao lợi nhuận cũng như tăng hiệu suất sử dụng tài sản. 3.3.2 Hoàn thiện hệ thống thủ tục pháp lý Hoàn thiện thống nhất hệ thống thủ tục pháp lý, cắt giảm các chi tiết rườm rà, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển kinh doanh. Giảm bớt các thủ tục, yêu cầu trong công tác xuất nhập khẩu để tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả. Thang Long University Library 59 3.3.3 Hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành về khoa học – công nghệ Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành về công nghệ máy móc, thiết bị sản xuất để phát triển, có chính sách hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp trong thời kỳ khó khăn. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận máy móc và công nghệ tiên tiến trên thế giới thông qua các chiến lược hợp tác quốc tế. 3.3.4 Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp trong ngành Xây dựng chiến lược hệ thống phát triển, định hướng quy hoạch đầu tư phát triển ngành theo một quy trình phát triển trong dài hạn, đầu tư đúng hướng và có trọng điểm. Thiết lập ban định hướng quốc gia cho ngành thủ công mỹ nghệ. Hợp lý hóa, thống nhất các chính sách từ trung ương tới các địa phương, định hướng cho ngành ở cả trung ương và địa phương. Thành lập các hiệp hội xuất nhập khẩu ngành thủ công mỹ nghệ để quản lý, đào tạo hỗ trợ tập trung các doanh nghiệp tham gia để chia sẻ các kinh nghiệm cùng nhau phát triển.Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hợp tác kinh doanh để cùng nhau phát triển ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống của đất nước. 3.3.5 Thu hút lượng khách hàng trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp Việt Nam Nghiên cứu khả thi về hội chợ thương mại quốc tế được thừa nhận ở Việt Nam.Thiết lập một Trung tâm Thông tin cơ sở sản xuất một trạm dừng chân dành cho khách hàng nước ngoài.Tổ chức các phái đoàn khách hàng riêng tới Việt Nam và tiến hành hợp tác chặt chẽ với công ty điều hành du lịch để giới thiệu các sản phẩm ngành nghề truyền thống.Từ đó, Nhà nước tạo điều kiện xây dựng thương hiệu cho làng nghề Việt Nam. Tổ chức các hội chợ thương mạị quốc tế cho ngành thủ công mỹ nghệ với sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam và Quốc tế để giới thiệu quảng bá ngành thủ công mỹ nghệ trong nước cho các doanh nghiệp nước ngoài. Giới thiệu hội chợ qua các trang thương mại, các đại diện thương mại nước ngoài, gửi thư mời cho các nhà nhập khẩu và các hiệp hội trên thế giới. Phối hợp với các doanh nghiệp trong nước tổ chức các hội trợ trưng bày các sản phẩm hàng đầu Việt Nam để tạo ấn tượng tốt với khách quốc tế. Qua các quảng cáo, hội chợ thương mại,các doanh nghiệp có thể tìm kiếm cho mình một lượng khách hàng tại các thị trường khách nhau để cung cấp các sản phẩm. Tạo dựng một thị trường ổn định với các đối tác lâu dài để cùng nhau phát triển. 60 3.3.6 Một số kiến nghị khác Hỗ trợ các doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng Tổ chức hỗ trợ các công ty đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng các cán bộ quản lý xây dựng chương trình phát triển thâm nhập thị trường quốc tế. Tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm, phương thức marketing của các nhà quản lý trên thị trường quốc tế thông qua sự hợp tác giữa các tổ chức trong và ngoài nước. Cung cấp các khoá đào tạo kỹ năng cho các công nhân làm nghề trên cơ sở về nhu cầu thực tế của các nhà xuất khẩu.Đào tạo kỹ năng hoàn thiện sản phẩm, đặc biệt là khâu hoàn thiện bề mặt sản phẩm sơn mài, sơn, chạm khảm và mạ.Đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật, đây là lĩnh vực hiện vẫn chưa được triển khai hiệu quả ở Việt Nam nhằm phát triển các chuỗi sản phẩm mới .Tổ chức các chương trình “từ làng đến làng” (Village to village) nhằm hợp tác với các làng nghề ở trong nước và các nước khác. Hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành để phát triển Nhà nước có thể đưa ngành thủ công mỹ nghệ vào diện ưu tiên phát triển. Ưu tiên tỷ lệ lãi suất thấp cho ngành cũng như khung thời gian linh hoạt hơn đối với các tín dụng ngắn hạn để các doanh nghiệp vay vốn phát triển kinh doanh mở rộng sản xuất, đưa ngành thủ công mỹ nghệ của Việt Nam phát triển hơn nữa ra thị trường quốc tế. Thang Long University Library KẾT LUẬN Sự phát triển không ngừng của nền kinh tế và xu thế hội nhập, hiệu quả của hoạt đông sản xuất kinh doanh đã trở thành mục tiêu lâu dài của mỗi công ty. Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp làm trong lĩnh vực thủ công truyền thống nói riêng đang cố gắng, nỗ lực phấn đấu để hòa chung với nhịp độ phát triển của thế giới.Qua nghiên cứu cho thấy, hiệu quả sử dụng tài sản có mối quan hệ mật thiết với việc tối đa hóa lợi nhuận.Vì vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản là công việc cần thiết quan trọng của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản không phải là vấn đề đơn giản đối với các doanh nghiệp, công việc này cần sự phối hợp của tất cả các thành viên trong công ty cùng một cơ chế chiến lược quản lý hợp lý. Trong quá trình thực tập tại công ty Trách nhiệm Hữu hạn Sơn Mài Truyền Thống em đã tìm hiểu và nhận thấy rằng công ty đã có nhiều cố gắng nhưng hiệu quả sử dụng tài sản vẫn chưa cao. Công ty cần đưa ra một số giải pháp để giải quyết tình trạng trên nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cũng như lợi nhuận trong kinh doanh. Bằng nỗ lực của bản thân cùng vớisự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của PGS.TS Lưu Thị Hương và các cô chú, anh chị tại phòng Tài chính - Kế toán của công ty, em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty Trách nhiệm Hữu hạn Sơn Mài Truyền Thống”. Khóa luận của em đề cập tới những nội dung chính sau: 1. Tổng hợp những vấn đề lý luận cơ bản về tài sản, hiệu quả sử dụng tài sản và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. 2. Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty Trách nhiệm Hữu hạn Sơn Mài Truyền Thống. 3. Đề xuất những giải pháp chủ yếu và kiến nghị để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty Trách nhiệm Hữu hạn Sơn Mài Truyền Thống. Do kiến thức, hiểu biết về ngành nghề cùng kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên khóa luận chắc chắn còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Em rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô để bài luận được hoàn thiện hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS.Nguyễn Minh Hoàng-Ths.Phạm Văn Bình (2011), Giáo trình Định giá tài sản, Nhà xuất bản Tài chính. 2. PGS.TS Lưu Thị Hương, Giáo trình tài chính doanh nghiệp (2011), Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. 3. PGS.TS Lưu Thị Hương – PGS.TS Vũ Duy Hào (2007), Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. 4. TS. Vũ Duy Hào, Đàm Văn Huệ, Phạm Long (2000), Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê. 5. Nguyễn Tấn Bình (2007), Quản trị tài chính ngắn hạn, Nhà xuất bản Thống kê. 6. PGS.TS Nguyễn Năng Phúc (2011), Giáo trình Phân tích Báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. 7. PGS.TS Nguyễn Năng Phúc (2009), Phân tích kinh doanh, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 8. TS. Nguyễn Minh Kiều, Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê. 9. Nguyễn Hải Sản (2012), Quản trị Tài chính Doanh nghiệp, Nhà xuất bản Lao động. 10. Nguyễn Hải Sơn, Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin 11. PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm – TS Bạch Đức Hiền (2007), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính. 12. TS.Nguyễn Thanh Liêm (2007), Quản trị tài chính, Nhà xuất bản Thống kê. 13. TS. Lê Thị Xuân, TH.S Nguyễn Xuân Quang (2010), Phân tích Tài chính doanh nghiệp, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội. 14. PGS – TS. Ngô Thế Chi và TS. Vũ Công Ty (2001),“ Đọc, lập, phân tích báocáo tài chính doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Thống Kê. 15. Luật doanh nghiệp năm 2005. 16. Các website tham khảo: www.cafef.vn www.bsc.com.vn www.cophieu68.vn www.stockbiz.vn www.vndirect.com.vn Thang Long University Library PHỤ LỤC Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012 - 2013 Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011 - 2012 Bảng cân đối kế toán năm 2012 - 2013 Bảng cân đối kế toán năm 2011 - 2012 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm 2012– 2013 Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 5.177.417.150 12.271.023.427 2.Giảm trừ doanh thu 0 0 3.Doanh thu thuần 5.177.417.150 12.271.023.427 4. Giá vốn hàng bán 4.175.388.984 7.932.248.135 5.Lợi nhuận gộp 1.002.028.166 4.338.775.292 6. Doanh thu hoạt động tài chính 347.700 8.069.562 7.Chi phí tài chính 96.848.999 257.975.794 8.Chi phí quản lý 594.336.479 3.415.013.113 9.Lợi nhuận thuần 311.190.388 673.855.947 10.Doanh thu khác 0 0 11.Chi phí khác 0 0 12.Lợi nhuận khác 0 0 13.Lợi nhuận kế toán trước thuế 311.190.388 673.855.947 14.Thuế thu nhập DN 77.797.597 168.463.986 15.Lợi nhuận sau thuế 233.392.791 505.391.961 Thang Long University Library BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm 2011 – 2012 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 12.271.023.427 13.001.937.828 2.Giảm trừ doanh thu 0 0 3.Doanh thu thuần 12.271.023.427 13.001.937.828 4. Giá vốn hàng bán 7.932.248.135 8.706.028.298 5.Lợi nhuận gộp 4.338.775.292 4.295.909.530 6. Doanh thu hoạt động tài chính 8.069.562 97.969.640 7.Chi phí tài chính 257.975.794 668.696.505 8.Chi phí quản lý 3.415.013.113 2.915.021.750 9.Lợi nhuận thuần 673.855.947 810.160.915 10.Doanh thu khác 0 0 11.Chi phí khác 0 0 12.Lợi nhuận khác 0 0 13.Lợi nhuận kế toán trước thuế 673.855.947 810.160.915 14.Thuế thu nhập DN 168.463.986 202.540.229 15.Lợi nhuận sau thuế 505.391.961 607.620.686 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Năm 2012 - 2013 Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 A. Tài sản ngắn hạn 7.054.754.939 6.658.876.486 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 928.151.118 972.428.461 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 869.426.965 1.324.722.724 1. Phải thu của khách hàng 869.426.965 1.324.722.724 2. Trả trước cho người bán 0 0 3. Các khoản phải thu khác 0 0 IV. Hàng tồn kho 4.190.071.487 3.314.210.885 1. Hàng tồn kho 4.190.071.487 3.314.210.885 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 0 0 V. Tài sản ngắn hạn khác 1.067.105.369 1.047.514.416 1.Thuế GTGT được khấu trừ 1.067.105.369 1.047.514.416 2. Tài sản ngắn hạn khác 0 0 B. Tài sản dài hạn 1.183.464.838 1.213.570.549 I. Tài sản dài hạn 83.464.838 113.570.549 1. Nguyên giá 421.479.953 421.479.953 2. Giá trị hao mòn lũy kế (338.015.115) (307.909.404) II. Bất động sản đầu tư 0 0 III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0 0 IV. Tài sản dài hạn khác 1.100.000.000 1.100.000.000 1. Phải thu dài hạn 0 0 Thang Long University Library 2. Tài sản dài hạn khác 1.100.000.000 1.100.000.000 Tổng cộng tài sản 8.238.219.777 7.872.447.035 A. Nợ phải trả 5.292.956.401 5.238.374.047 I. Nợ ngắn hạn 5.292.956.401 5.238.374.047 1. Vay ngắn hạn 5.100.454.950 5.100.578.300 2. Phải trả người bán 192.501.451 137.795.747 II. Nợ dài hạn 0 0 B. Vốn chủ sở hữu 2.945.263.376 2.634.072.988 I. Vốn chủ sở hữu 2.945.263.376 2.634.072.988 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 500.000.000 500.000.000 2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 2.445.263.376 2.134.072.988 II. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 0 0 Tổng cộng nguồn vốn 8.238.219.777 7.872.447.035 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Năm 2011 - 2012 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 A. Tài sản ngắn hạn 6.658.876.486 7.868.614.225 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 972.428.461 710.959.757 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 1.324.722.724 2.474.783.800 4. Phải thu của khách hàng 1.324.722.724 2.474.783.800 5. Trả trước cho người bán 0 0 6. Các khoản phải thu khác 0 0 IV. Hàng tồn kho 3.314.210.885 3.685.677.452 1. Hàng tồn kho 3.314.210.885 3.685.677.452 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 0 0 V. Tài sản ngắn hạn khác 1.047.514.416 997.193.216 1.Thuế GTGT được khấu trừ 1.047.514.416 997.193.216 2. Tài sản ngắn hạn khác 0 0 B. Tài sản dài hạn 1.213.570.549 1.296.365.167 I. Tài sản dài hạn 113.570.549 196.365.167 1. Nguyên giá 421.479.953 421.479.953 2. Giá trị hao mòn lũy kế (307.909.404) (225.114.786) II. Bất động sản đầu tư 0 0 III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0 0 IV. Tài sản dài hạn khác 1.100.000.000 1.100.000.000 1. Phải thu dài hạn 0 0 Thang Long University Library 2. Tài sản dài hạn khác 1.100.000.000 1.100.000.000 Tổng cộng tài sản 7.872.447.035 9.164.979.392 A. Nợ phải trả 5.238.374.047 7.036.298.365 I. Nợ ngắn hạn 5.238.374.047 7.036.298.365 1. Vay ngắn hạn 5.100.578.300 6.700.000.000 2. Phải trả người bán 137.795.747 336.298.365 II. Nợ dài hạn 0 0 B. Vốn chủ sở hữu 2.634.072.988 2.128.681.027 I. Vốn chủ sở hữu 2.634.072.988 2.128.681.027 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 500.000.000 500.000.000 2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 2.134.072.988 1.628.681.027 II. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 0 0 Tổng cộng nguồn vốn 7.872.447.035 9.164.979.392

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfa19273_8949.pdf
Luận văn liên quan