Đề tài Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế

Tên biểu đồ, hình vẽ Trang Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may ViệtNam giai đoạn 1998 - 2007 29 Biểu đồ 2.2. Diễn biến kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may của Việt Nam trước và sau một năm gia nhập WTO 31 Biểu đồ 2.3.Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may Việt Nam sang một số thị trường trọng điểm năm 2006 33 Biểu đồ 2.4. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may Việt Nam sang một số thị trường trọng điểm năm 2007 33 Biểu đồ 2.5. So sánh tổng kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may sang Mỹ so với toàn ngành (2000 - 2007) 35 Biểu đồ 2.6. Giá trị xuất khẩu hàng Dệt may sang EU qua các năm 2003 - 2007 36 Biểu đồ 2.7. Biểu đồ so sánh chi phí lao động giữa Việt Nam và một số nước 53 Biểu đồ 2.8. Trình độ trang bị công nghệ ngành Dệt may Việt Nam 55

doc106 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4007 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tốc độ tăng trưởng của ngành qua các giai đoạn: Giai đoạn 2008– 2010 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm là 20% ngang bằng so với những năm qua. Giai đoạn sau đó, tốc độ tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu sẽ giảm xuống từ 4 đến 5 %. Cơ sở là khi quy mô sản xuất và xuất khẩu đạt đến một mức độ nhất định thì tốc độ tăng trưởng tất nhiên phải giảm đi. Bảng 3.1 Mục tiêu tốc độ tăng trưởng ngành Dệt may qua các giai đoạn: Tốc độ tăng trưởng Giai đoạn 2008-2010 Giai đoạn 2011-2020 - Tăng trưởng sản xuất hàng năm 16 - 18% 12-14% - Tăng trưởng xuất khẩu hàng năm 20% 15% Một số chỉ tiêu qua các giai đoạn thể hiện trong bảng 3.2 như sau: Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu của ngành Dệt may qua các giai đoạn Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện 2006 Mục tiêu toàn ngành đến 2010 2015 2020 1. Doanh thu Triệu USD 7.800 14.800 22.500 31.000 2. Xuất khẩu Triệu USD 5.834 12.000 18.000 25.000 3. Sử dụng lao động Nghìn người 2.150 2.500 2.750 3.000 4. Tỷ lệ nội địa hóa % 32 50 60 70 5. Sản phẩm chính: - Bông xơ - Xơ, Sợi tổng hợp - Sợi các loại - Vải - Sản phẩm may 1000 tấn 1000 tấn 1000 tấn 1000 tấn Triệu m2 Triệu SP   8 - 265 575 1.212   20 120 350 1.000 1.800   40 210 500 1.500 2.850   60 300 650 2.000 4.000 (Nguồn: Quyết định số 36 /2008/QĐ-TTg “Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” ngày 10 tháng 3 năm 2008) 3.1.1.3. Định hướng phát triển ngành Dệt may Việt Nam Trong “Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” đưa ra ba định hướng lớn: Một là, định hướng phát triển sản phẩm: Nâng cao chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn quốc tế, tạo sự khác biệt cho sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh toàn ngành, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, nhất thiết ngành phải chủ động được nguồn nguyên phụ liệu và sản phẩm hỗ trợ khác. Do đó xây dựng công nghiệp phụ trợ cho ngành Dệt may là một nhiệm vụ hàng đầu. Hai là, đầu tư cho sản xuất: Xây dựng một hệ thống sản xuất, cung ứng hiện đại và tập trung, từ khâu cung cấp, sản xuất nguyên liệu, đến khâu thiết kế thời trang, cung ứng sản phẩm. Ba là, bảo vệ môi trường: Định hướng này nhằm mục đích phát triển ngành Dệt may một cách bền vững. Bảo vệ môi trường nhằm giải quyết cùng một lúc những yêu cầu: Tuân theo quy định về pháp luật về môi trường, khuyến khích doanh nghiệp áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 14000, SA 8000, đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ mới trong sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường và quan trọng hơn cả là đáp ứng được các rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu. 3.1.2. Cơ hội và thách thức đối với ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 3.1.2.1. Cơ hội - Sau khi gia nhập WTO, đầu tư tăng trưởng mạnh với làn sóng FDI vào lĩnh vực dệt may tại Việt Nam tiếp tục tăng, môi trường đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam đang từng bước được cải thiện; cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp dệt may ngày càng mở rộng trên nhiều lĩnh vực.  - Hàng dệt may Việt Nam không bị phân biệt đối xử như trước đây, không còn rào cản, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam không phải chịu hạn ngạch, tạo chủ động cho doanh nghiệp. Hiện nay Việt Nam đã lọt vào top 10 nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới. Qua phân tích cho thấy, kim ngạch xuất khẩu dệt may đã tăng mạnh sau 1 năm gia nhập WTO 3.1.2.2. Thách thức: - Việc tự do hóa thương mại và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới đã gây nhiều áp lực cạnh tranh nội địa ngày càng gay gắt. Hàng rào bảo vệ thị trường nội địa bằng thuế nhập khẩu sẽ giảm xuống tới mức tối đa (thuế nhập khẩu hiện hành 40% với vải và 50% với hàng may mặc. Hàng rào này sẽ được giảm còn bình quân khoảng 15%). Tự do thương mại cũng sẽ thu hút nhiều thương hiệu lớn trên thế giới vào Việt Nam, đây là một thách thức không nhỏ đối với hàng dệt may Việt Nam khi thị trường nội địa phải đối mặt với nhiều hãng bán lẻ nước ngoài có danh tiếng. - Giá nguyên liệu, nhiên liệu tăng mạnh, các chi phí đầu vào tiếp tục tăng cao trong khi giá bán sản phẩm không tăng tạo ra sức ép cạnh tranh cho các doanh nghiệp dệt may. Trong khi đó, Ngành công nghiệp phụ trợ mới manh nha hình thành. Mặt khác, do tình hình tỷ giá nhiều biến động, đặc biệt là đồng USD đang mất giá mạnh gây ra tình trạng doanh nghiệp càng xuất khẩu thì càng chịu nhiều thiệt hại.                  - Tình trạng biến động lao động, thiếu những lao động lành nghề, có trình độ và khả năng thích ứng với công nghệ mới. Trước đây, lợi thế về nhân công rẻ và dồi dào mang lại nhiều hiệu quả cho ngành, nhưng trước sự phát triển mạnh của khoa học công nghệ thì lợi thế đó của Việt Nam dần bị xóa nhòa. - Cơ chế giám sát hàng may mặc Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ tuy đã có kết luận ban đầu 6 tháng đầu năm 2007 không có dấu hiệu bán phá giá nhưng Hoa Kỳ vẫn chưa bãi bỏ cơ chế này và tiếp tục áp dụng đến hết năm 2008. - Cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt với các cường quốc dệt may trên thế giới như Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh… đặc biệt là Trung Quốc trên cả thị trường xuất khẩu và nội địa. 3.1.3. Triển vọng phát triển ngành Dệt may Việt Nam đến năm 2020 Trước khi Việt Nam gia nhập WTO có nhiều ý kiến nhìn nhận không mấy lạc quan về ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam trước thách thức hội nhập. Tuy nhiên, năm 2007, tổng kết sau một năm gia nhập, ngành Dệt may đã đạt được những thành tựu to lớn: Mức tăng trưởng 34,5% đạt 7,78 tỷ USD đứng đầu về kim ngạch trong các ngành xuất khẩu; đứng thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu trên thị trường Hoa Kỳ sau Trung Quốc và Mehico. Dự kiến năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn ổn định và tăng trưởng ở mức 23%, ước đạt 9,5 tỷ USD. Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tính đến hết tháng 4/2008, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt khoảng 700 triệu USD, tăng 11,8% so với tháng 3, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước trong 4 tháng qua lên 2,6 tỷ USD, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Năng lực cạnh tranh của ngành nhìn chung còn nhiều bất cập nhưng không thể phủ nhận nó ngày càng được cải thiện. Ngành Dệt may đã và đang phát huy rất tốt lợi thế và tận dụng tốt cơ hội để khắc phục điểm yếu chống lại những thách thức nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Những thành tựu những năm gần đây thể hiện tiềm năng và triển vọng phát triển của ngành Dệt may trong tương lai. Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu và định hướng trong “Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” là không hề dễ dàng, đòi hỏi những giải pháp toàn diện và đồng bộ nhau. 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM 3.2.1. Giải pháp từ phía Nhà nước 3.2.1.1. Cải cách về thủ tục hành chính     Xây dựng và thực hiện chương trình hiện đại hoá và cải cách thủ tục hải quan, lộ trình rút ngắn thời gian tiến hành các thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất- nhập khẩu để giảm thời gian tiến hành các thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất - nhập khẩu. Cụ thể, một mặt, cần đơn giản hóa các thủ tục nhập nguyên liệu, nhập mẫu hàng, nhập bản vẽ để việc thực hiện các hợp đồng gia công xuất khẩu của các doanh nghiệp đỡ mất thời gian và ít gặp những khó khăn trở ngại. Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính đi đôi với việc tăng cường hợp tác phối hợp giải quyết vụ việc liên quan giữa các Bộ, ngành, giữa các cơ quan quản lý với Hiệp hội Dệt May Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước ngành thương mại trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, phát triển xuất khẩu. 3.2.1.2. Các Biện pháp hỗ trợ về vốn đầu tư - Chính phủ và Nhà nước cần cải thiện môi trường đầu tư trong ngành Dệt may, khuyến khích và thu hút được mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia vào sản xuất và xuất khẩu hàng Dệt may. Cần khuyến khích xây dựng các khu công nghiệp chuyên ngành Dệt may có đủ điều kiện hạ tầng cung cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải, đảm bảo các yêu cầu về môi trường và lao động có khả năng đào tạo. Chính phủ nên lập các dự án, đặc biệt là các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và các dự án sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành Dệt may sau đó kêu gọi các nhà đầu tư từ trong nước và nước ngoài. - Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các hình thức hỗ trợ trực tiếp cho xuất khẩu như thưởng xuất khẩu, thưởng thành tích xuất khẩu... bị bãi bỏ. Cần sử dụng nguồn vốn này một cách khôn khéo….Chính phủ nên hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho công tác nghiên cứu trong các trường đào tạo và viện nghiên cứu chuyên ngành Dệt may, hỗ trợ kinh phí cho cơ sở đào tạo nguồn nhân lực theo nguyên tắc phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Nhà nước nên cho doanh nghiệp Dệt may được vay vốn tín dụng nhà nước, vốn ODA và vốn của quỹ môi trường để thực hiện các dự án xử lý môi trường. - Chính phủ cần đẩy mạnh việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Dệt may Nhà nước, khuyến khích các doanh nghiệp Dệt may vay vốn thông qua trái phiếu, cổ phiếu trong nước và nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán. 3.2.1.3. Biện pháp hỗ trợ xuất nhập khẩu - Thành lập Quỹ bảo hiểm xuất khẩu và Quỹ hỗ trợ đầu tư. Hình thức bảo hiểm xuất khẩu chưa được áp dụng tại Việt Nam (các nước phát triển đang áp dụng phổ biến hình thức này như Đức, áo, Italia, Nhật Bản…). Trong khi thực tiễn kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam đang gặp nhiều rủi ro. Do vậy, áp dụng biện pháp bảo hiểm xuất khẩu để hỗ trợ doanh nghiệp, khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu là cần thiết và phù hợp với các quy định của WTO. - Điều tiết sự thay đổi tỷ giá hợp lý sao cho khuyến khích doanh nghiệp đầu tư hướng tới khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu phục vụ cho việc tăng trưởng kinh tế và vẫn kiểm soát được lạm phát ở mức hợp lý. 3.2.1.4. Biện pháp hỗ trợ thông tin và phát triển thị trường - Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại cấp cao để thúc đẩy hợp tác, đầu tư và buôn bán giữa Việt Nam với các nước. Đổi mới công tác tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại theo hướng chú trọng vào khâu tổ chức và cung cấp thông tin thị trường, giảm bớt các chương trình khảo sát thị trường mang tính nhỏ lẻ. Tập trung xúc tiến thương mại tại các thị trường trọng điểm (ASEAN, Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc) có kim ngạch nhập khẩu sản phẩm Dệt may lớn. - Chính phủ cần xây dựng hệ thống cung cấp thông tin phong phú cho các Doanh nghiệp Dệt may tìm hiểu thông qua các website các cuộc gặp gỡ giữa doanh nghiệp, Hiệp hội Dệt may với Chính phủ và cơ quan Nhà nước có liên quan. Chính phủ cũng nên thúc đẩy xây dựng và quản bá hình ảnh và thương hiệu quốc gia, không những đóng góp cho thương hiệu hàng Dệt may mà còn cho các các mặt hàng khác. 3.2.1.5. Định hướng phát triển công nghiệp phụ trợ ngành Dệt may Xây dựng kết cấu hạ tầng, đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho việc phát triển công nghiệp phụ trợ ngành Dệt may. Điều chỉnh quy hoạch xây dựng các cụm công nghiệp, nhằm tạo thành các tổ hợp sản xuất liên hoàn nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu của ngành trong giai đoạn phát triển. - Trong quản lý vĩ mô, Nhà nước cần đánh giá lại, những sản phẩm phụ trợ nào trong nước có thể chủ động sản xuất, sản phẩm nào nhập khẩu hoàn toàn sẽ có lợi vì việc sản xuất khép kín là không phù hợp. Chính phủ nên lập một cơ quan chuyên môi lái cho các các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam hợp tác với các hãng lớn chuyên sản xuất sản phẩm phụ trợ. - Bổ sung các chính sách ưu đãi đầu tư vào phát triển công nghiệp phụ trợ, nhất là những lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu và lĩnh vực ít hấp dẫn các nhà đầu tư. Các chính sách ưu đãi đầu tư này gồm: Ưu đãi tín dụng, ưu đãi nhập khẩu thiết bị, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ tài chính cho công tác đào tạo nhân lực, nghiên cứu phát triển công nghệ và hệ thống cơ sở hạ tầng… Đa dạng hoá các nguồn đầu tư vào phát triển công nghiệp phụ trọ ngành Dệt may, trong đó phải coi đầu tư ngoài Nhà nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài là các nguồn đầu tư chủ yếu. - Thực hiện hợp lý chính sách “nội địa hoá” với các chính sách hỗ trợ cần thiết khác. Chính sách “nội địa hoá” phải được đi kèm cùng chính sách hạn chế nhập khẩu sản phẩm hoàn chỉnh và các phụ tùng, phụ liệu mà trong nước có thể cung cấp. 3.2.1.6. Các giải pháp khác Giải pháp phát triển nguồn nhân lực: - Chính Phủ và Nhà nước cần quy hoạch và dự đoán về số lượng nguồn nhân lực gia tăng cùng với tốc độ tăng trưởng của ngành. Xây dựng quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhân lực và việc làm, giữa cơ sở đào tạo với cơ sở sử dụng nhân lực nhằm ổn định cung cầu trên thị trường lao động trong ngành Dệt may . - Củng cố và mở rộng hệ thống đào tạo chuyên ngành Dệt may, xây dựng Trường Đại học Dệt may và thời trang, thiết kế thời trang, đồng thời xây dựng cơ sở vất chất cho việc triển khai các lớp đào tạo. Có chính sách thích hợp để thu hút học sinh vào nghiên cứu những cơ sở đào tạo này, đồng thời cũng bảo đảm đầu ra cho những sinh viên ra trường. Định hướng phát triển ngành Dệt may xuất khẩu theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra những sản phẩm khác biệt trên thị trường xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng trên mỗi sản phẩm. Giải pháp phát triển công nghệ ngành Dệt may: - Tổ chức lại viện nghiên cứu chuyên ngành Dệt may; Nâng cao năng lực tư vấn, nghiên cứu triển khai, chuyển giao công nghệ, khả năng thiết kế và sáng tác mẫu của các Viện nghiên cứu; Khuyến khích việc nghiên cứu những công nghệ mới, nguyên liệu mới để tạo sự khác biệt trong ngành may mặc. - Hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành Dệt may trong nghiên cứu và triển khai công nghệ hiện đại, đổi mới và chuyển giao công nghệ. Khuyến khích các doanh nghiệp Dệt may áp dụng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế - Cần thiết phải xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật riêng của Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. Sau đó, thành lập các trung tâm giám định, tư vấn về chất lượng sản phẩm để vượt qua các rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu. Giải pháp thiết lập môi trường cạnh tranh lành mạnh trong ngành Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam là một ngành kinh tế gồm đầy đủ thành phần. Để đẩy mạnh cạnh tranh lành mạnh, ngành dệt may cần tăng cường khả năng phối hợp đầy đủ và đồng bộ giữa các đơn vị thành viên trong Tổng công ty Dệt may Việt Nam, xóa bỏ sự phân biệt đối xử với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp cùng phát triển và đổi mới các qui chế để hấp dẫn đầu tư nước ngoài, tạo nên môi trường cạnh tranh phong phú và đa dạng. Nhờ đó, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm sản xuất, quản lý, cũng như thực hiện chuyển giao công nghệ với đối tác nước ngoài. 3.2.2. Giải pháp cho doanh nghiệp/ngành Dệt may xuất khẩu 3.2.2.1. Giải pháp chủ động nguồn nguyên liệu dệt may - Các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam cần tận dụng những ưu đãi của Chính phủ trong việc đầu tư vào các dự án sản xuất nguyên phụ liệu và linh kiện, máy móc sản xuất. Các doanh nghiệp cần khai thác bằng các dự án và các chương trình mà ngành Dệt may còn nhiều hạn chế như: Dự án Dệt may , dệt thoi, chương trình trồng bông, đay…để tự chủ một phần nguồn nguyên liệu xơ phục vụ sản xuất. Các doanh nghiệp Dệt may nhất thiết phải thỏa thuận bằng hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nông dân, đảm bảo lợi ích cho người trồng bông, đay…Có như vậy mới đảm bảo được nguồn cung ổn định phục vụ cho sản xuất. 3.2.2.2 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực Theo “Chiến lược phát triển ngành Dệt may Việt Nam đến năm 2015 - tầm nhìn 2020”, năm 2015 ngành sẽ thu hút 2,75 triệu lao động và đến năm 2020 là 3 triệu lao động. Như vậy, bình quân hàng năm ngành Dệt may cần thêm khoảng 160 ngàn lao động chưa kể phải bổ sung cho số lao động đến tuổi nghỉ hưu và rời bỏ ngành. Hơn thế nữa, sau khi Việt Nam gia nhập WTO áp lực cạnh tranh gia tăng, việc đào tạo nguồn nhân lực cần được cải thiện cả về chiều sâu, nghĩa là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Phát triển mô hình liên kết bền vững giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp Dệt may . Mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo là mô hình vừa có tính lý tưởng vừa có tính thực tiễn cao. Hai bên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ xung cho nhau, hình thành lên quan hệ cung – cầu về nhân lực một cách hoàn thiện. Như vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để tạo sự kết nối giữa các doanh nghiệp Dệt may và các cơ sở đào tạo lao động cho ngành Dệt may . Thành lập hệ thống công ty cung ứng lao động cho các doanh nghiệp Dệt may là một giải pháp hợp lý. Nếu xây dựng được hệ thống công ty cung ứng lao động thì sẽ giải quyết được bài toán về tính mùa vụ trong ngành Dệt may. Công ty cung ứng lao động sẽ tạo ra sự linh hoạt trong sử dụng lao động, hỗ trợ được cho các doanh nghiệp trong lúc nhu cầu lao động tăng cao, giảm bớt mức độ nhàn rỗi của lao động khi doanh nghiệp có ít đơn hàng. Như vậy, mới đảm bảo mức độ ổn định cao về tiền lương của người lao động, khiến họ an tâm và gắn bó với nghề. Các doanh nghiệp Dệt may cần phối hợp với nhau trong đào tạo và sử dụng các cơ sở đào tạo làm đầu mối liên kết. Các doanh nghiệp đó sẽ đánh giá và lựa chọn cơ sở đào tạo phù hợp rồi đi đến ký kết hợp đồng đào tạo. Nhờ đó mà tăng qui mô các lớp đào tạo và giảm chi phí đào tạo. Củng cố và mở rộng hệ thống đào tạo chuyên ngành Dệt may . Duy trì thường xuyên các lớp đào tạo hệ cao đẳng, trung cấp, công nhân thông qua hệ thống các trường chuyên nghiệp của ngành Dệt may nhằm cung cấp đủ nguồn nhân lực cho ngành. Hiệp hội Dệt may Việt Nam và Tập đoàn Dệt may Việt Nam là đầu mối để phối hợp và liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước triển khai Chương trình đạo tạo nguồn nhân lực cho ngành. Tăng cường hơn nữa việc liên kết với nước ngoài trong đào tạo các cán bộ ngành đặc biệt là đội ngũ thiết kế mẫu. Tập trung mạnh cho đào tạo cán bộ quản lý và cán bộ trong các bộ phận xúc tiến bán hàng và đào tạo công nhân kỹ thuật có tay nghề cao tại các cơ sở đào tạo ở nước ngoài. 3.2.2.3. Giải pháp phát triển công nghệ ngành Dệt may Việt Nam Ngành Dệt may Việt Nam hiện có hai tổ chức nghiên cứu khoa học là (1) Viện công nghệ dệt sợi và (2) Viện mẫu thời trang. Ngoài ra, khoa công nghệ dệt trường Đại Học bách khoa Hà Nội cũng là đơn vị cung cấp công nghệ cho ngành Dệt may. Tuy nhiên những tổ chức này hoạt động không mấy hiệu quả vì kinh phí hoạt động quá ít ỏi, không thu hút được nhân tài tham gia nghiên cứu, riêng nghiên cứu thời trang còn quá mới mẻ ở Việt Nam và không được tiếp xúc nhiều với các nhà tạo mẫu thời trang quốc tế. - Các doanh nghiệp cần đầu tư mạnh cho đổi mới công nghệ phù hợp với sự phát triển công nghệ trên thế giới. Công nghệ chuyển giao không được lỗi thời nhưng cũng không nhất thiết phải hiện đại quá, mà công nghệ phải phù hợp với năng lực tài chính của doanh nghiệp. - Doanh nghiệp nên đào tạo hoặc thuê các chuyên gia đàm phán, chuyên gia kỹ thuật để mua bán công nghệ, hợp tác liên doanh với các doanh nghiệp Dệt may nước ngoài có lợi thế về trình độ công nghệ. 3.2.2.4. Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu - Nâng cao hơn nữa vai trò và chức năng của Hiệp Hội Dệt may Việt Nam (VITAS) nên đẩy mạnh việc tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại để xây dựng hình ảnh ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam. Áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật SA 8000, ISO 14000, ISO 9001, và các tiêu chuẩn khác mà các thị trường nhập khẩu chính yêu cầu. Qua đó tạo dựng hình ảnh ngành Dệt may theo phương châm “chất lượng, nhãn hiệu, uy tín dịch vụ, trách nhiệm xã hội”. VITAS cũng nên xúc tiến xây dựng và quảng bá một số thương hiệu mạnh trên một số thị trường xuất khẩu lớn cũng như thị trường nhỏ nhưng giàu tiềm năng phát triển… - Để hàng Dệt may xâm nhập vào các thị trường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Chất lượng sản phẩm, mẫu mã sản phẩm, giá thành, đặc biệt là thương hiệu sản phẩm, năng lực marketing xuất khẩu… Do đó, các doanh nghiệp cần nâng cao năng suất lao động, đổi mới công nghệ để giảm giá thành và chất lượng sản phẩm. Tập trung vào khâu thiết kế mẫu mã sản phẩm, tự xây dựng thương hiệu cho mình… Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơng cho khâu quảng bá thương hiệu, tích cực tham gia các cuộc hội chợ triển lãm trong và ngoài nước. - Tổ chức tốt các hoạt động thông tin về thị trường, về đầu tư, về sản xuất, về nhập khẩu của ngành Dệt may trên các trang website và các bản tin hàng tháng. Thành lập các trung tâm giao dịch tư vấn hỗ trợ dịch vụ, trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu, trung tâm thương mại, nhằm giới thiệu sản phẩm, trực tiếp với người tiêu dùng và qua đó tìm các biện pháp để thâm nhập thị trường. - Các doanh nghiệp Dệt may cần hợp tác chặt chẽ với nhau để hình thành mạng lưới tiêu thụ trên thị trường nội địa thông qua các đại lý, siêu thị và cửa hàng trên toàn quốc. Sau đó, mở rộng đại lý chi nhánh bán hàng ở thị trường nước ngoài. Để thực hiện được điều này cần sự hỗ trợ lớn của VITAS và một số tập đoàn Dệt may lớn. - Mở rộng thị trường xuất khẩu, giữ thị phần trên thị trường truyền thống. Hàng Dệt may xuất sang ba thị trường truyền thống là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản luôn chiếm tỷ lệ 80% tổng kim ngạch xuất khẩu. Những thị trường này luôn sẵn có nhiều cơ hội để chúng ta bán được nhiều hàng hóa, tuy nhiên cũng ẩn chứa nhiều rủi ro như áp lực cạnh tranh, các rào cản kỹ thuật… Do vậy, chúng ta cần nghiên cứu kỹ đặc trưng và nhu cầu của từng thị trường nhằm tận dụng tối đa cơ hội, giảm thiểu rủi ro Đối với thị trường Hoa Kỳ: Các doanh nghiệp Dệt may cần hợp tác chặt chẽ với các nhà nhập khẩu lớn của Hoa Kỳ, thực hiện các đơn hàng có chất lượng và giá cao. Các doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu để chiếm lĩnh một phân đoạn nào đó trên thị trường Hoa Kỳ, tránh đối đầu bằng những mặt hàng mà đối thủ thực sự có thế mạnh. Đối với thị trường EU: Một thách thức không nhỏ cho ngành Dệt may Việt Nam trên thị trường EU là Trung Quốc được xóa bỏ hạn ngạch Dệt may trên thị trường này từ năm 2008. Do đó, các Doanh nghiệp cần nghiên cứu sự biến động trên thị trường EU sau sự kiện này, từ đó giúp các doanh nghiệp định hướng chiến lược mặt hàng xuất khẩu. Các doanh nghiệp cần nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, nghiên kỹ thật kỹ nhu cầu thị trường để tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm xuất khẩu. Đối với thị trường Nhật Bản: Nhật Bản luôn là thị trường khó tính với những đòi hỏi về chất lượng sản phẩm, quy tắc xuất xứ. Hơn thế nữa, Nhật Bản đang áp dụng quy tắc xuất xứ cộng gộp ASEAN - Nhật Bản. Ngành Dệt may xuất khẩu đang gặp phải bất lợi so với các nước ASEAN khác từ quy tắc này bởi hơn 80% nguyên liệu sản xuất không có nguồn gốc từ ASEAN hoặc Nhật Bản. Cách duy nhất để hưởng mức thuế xuất 0% theo quy tắc này là ngành Dệt may phải sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc từ ASEAN hoặc Nhật Bản để sản xuất. Tuy nhiên, đó chỉ là giải pháp tình thế. Trong thời gian tới cần tổ chức, liên kết với Nhật Bản hỗ trợ xây dựng Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu Dệt may và trung tâm đào tạo chất lượng cao và hợp tác quốc tế cho ngành Dệt may nhằm cung cấp nguyên phụ liệu và đào tạo cán bộ kỹ thuật tay nghề cao và cán bộ thiết kế, thời trang cho ngành. Tổ chức xúc tiến thương mại tại Nhật Bản để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này. Ngoài việc đẩy mạnh xuất khẩu sang những thị trường truyền thống trên, ngành/ doanh nghiệp Dệt may cần chủ trương thực hiện đa dạng hóa thị trường, như đẩy mạnh xuất khẩu sang những thị trường Arập Xê út, Singapore, Ucraina, Campuchia, Brazil, Thái Lan, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ... Tuy đó là những thị trường mới lạ nhưng đầy tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam chiếm lĩnh thị trường. Mặt khác, đó cũng là một biện pháp chiếm lĩnh mảng thị trường và mở rộng nhanh quy mô xuất khẩu, giảm thiểu các nguy cơ về chống bán phá giá và áp lực cạnh tranh… 3.2.2.5. Giải pháp vốn đầu tư Mọi quyết định kinh tế đều liên quan đến vấn đề vốn đầu tư. Các giải pháp trên đây sẽ không khả thi nếu thiếu vốn đầu tư hay sử dụng nguồn vốn đó không hiệu quả. Thật vậy, nếu không có vốn, các doanh nghiệp trong ngành sẽ không có điều kiện cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng đầu tư, không có vốn cho công tác marketing… Nếu thiếu vốn đầu tư, các cơ sở đào tạo sẽ không thể nâng cao chất lượng đào tạo. Từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh của ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam. Giải quyết bài toán vốn đầu tư cho ngành Dệt may không những thuộc về mỗi doanh nghiệp Dệt may mà thuộc về cả phía Nhà nước, các tổ chức khác có liên quan. Theo thông tin từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam, nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển ngành Dệt may cho giai đoạn từ 2008 đến năm 2010 vào khoảng 3 tỷ USD. Trong đó, vốn đầu tư phát triển nguyên liệu dệt khoảng 180 triệu USD; các dự án dệt nhuộm 2,275 tỷ USD; các dự án may 443 triệu USD; các trung tâm thương mại và nghiên cứu triển khai đào tạo vào khoảng hơn 200 triệu USD. (nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam). Để giải quyết nhu cầu vốn đầu tư, ngành Dệt may cần huy động mọi nguồn vốn đầu tư khác nhau như: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp, thu hút vốn qua thị trường chứng khoán, vay vốn tín dụng của Nhà nước… Các giải pháp cụ thể như sau: - Các doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm đối tác trong nước và nước ngoài để thành lập các công ty liên doanh, liên kết, đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp để tận dụng tối đa nguồn vốn trong nước và quốc tế. - Các doanh nghiệp cần phối hợp với các địa phương đầu tư cho phát triển nguồn nguyên liệu như cây bông, sợi trong đó chú trọng xây dựng vùng bông có tưới, từng bước đáp ứng nhu cầu bông cho ngành dệt, sợi. KẾT LUẬN Cạnh tranh là một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường. Theo xu hướng toàn cầu hóa, khi các nền kinh tế đan xen, phụ thuộc lẫn nhau thì cạnh tranh phải được xem xét trên quy mô toàn cầu. Do vậy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh là mục tiêu và động lực chủ yếu mà bất kỳ doanh nghiệp hay ngành nào cũng cần theo đuổi trong môi trường kinh tế cạnh tranh toàn cầu hiện nay. Luận văn cố gắng trình bày những lý luận chung về năng lực cạnh tranh và sử dụng các công cụ thích hợp đánh giá nó. Qua đó, những phân tích và đánh giá về năng lực cạnh tranh ngành Dệt may xuất khẩu là hoàn toàn khách quan. Những phân tích trên cho thấy năng lực cạnh tranh ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam ở mức độ trung bình, nhưng năng lực cạnh tranh của ngành ngày càng được cải thiện và dần thích nghi với môi trường cạnh tranh toàn cầu. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Dệt may là tổng hợp các giải pháp từ sản phẩm, cho đến các doanh nghiệp, toàn ngành và giải pháp từ phía Nhà nước. Các nhóm giải pháp này nên được thực hiện một cách đồng bộ. Tuy nhiên, tác giả xin lưu ý giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ và giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam cần được chú trọng hàng đầu. Cuối cùng, tác giả hi vọng rằng luận văn của mình sẽ được sự quan tâm từ nhiều phía, đóng góp thiết thực cho tương lai phát triển của ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam. Tác giả cũng hi vọng rằng luận văn sẽ đóng góp một phần vào hoàn thành mục tiêu, định hướng ngành Dệt may Việt Nam từ nay đến năm 2020 được Thủ tướng phê duyệt ngày 10 tháng 3 năm 2008 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Quyết định số 36 /2008/QĐ-TTg, ngày 10 tháng 3 năm 2008 “Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” 2. Từ điển thuật ngữ kinh tế học, 2001, NXB Từ điển Bách khoa Hà Nội 3. Khoa khoa học quản lý, trường ĐH kinh tế Quốc dân, 2002, Giáo trình quản trị học, NXB tài chính. 4. Giáo trình kinh tế Chính trị Mác – Lê Nin, 1998, Nhà xuất bản thống kê 5. Chương trình phát triển công nghiệp phụ trợ phục vụ ngành dệt  may, da giày giai đoạn 2006 – 2010, Quảng Nam, 2005      TIẾNG ANH 6. The First Report to the President and Congress, 1992, Requested by Mr. Fred Bergsten, Chairman of the Competitiveness Policy Council in the US House of Representatives, 15 March 1995. 7. Goode, Dictionary of Trade Policy, 1997, Center for International Economics Studies, University of Adelaide. 8. Global Competitiveness report, 1997 WEBSITE 9. 10. 11. 12. PHỤ LỤC Sản phẩm thay thế Nguy cơ đe doạ nhập ngành từ các đối thủ tiềm ẩn Người mua Quyền lực thương lượng của người mua Người cung ứng Các đối thủ hiện tại trong ngành Quyền lực thương lượng của người cung ứng Sự cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại Nguy cơ đe doạ từ những sản phẩm thay thế Các đối thủ tiềm ẩn Phụ lục 1: Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành của Michael Porter ( Nguồn: Giáo trình quản trị học) Phụ lục 2: Danh sách Doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất tháng 11/2007 Doanh nghiệp Trị giá (USD) Doanh nghiệp Trị giá (USD) Cty TNHH HANSAE Việt Nam  25.982.887 Cty TNHH May Quốc tế Je IL  2.019.699 Cty TNHH Vina Korea  19.461.508 Cty TNHH Bultel International VN  1.973.626 TCty May Việt Tiến  13.032.746 Cty TNHH O-SUNG VINA  1.965.272 Cty TNHH Han-Soll Vina (HSV)  12.656.654 Cty Cổ phần May Sài Gòn 2  1.956.930 Cty Cổ phần Dệt 10/10  12.108.817 Cty TNHH Daewoo Apparel Việt Nam  1.952.098 Cty Cổ phần May Đức Giang  11.738.741 Cty Cổ phần May XK Long An  1.933.687 Cty Cổ phần May Sông Hồng  11.545.018 Cty TNHH WOOYANG VINA  1.894.120 Cty Cổ phần May Sài Gòn 3  10.799.909 Cty TNHH May thêu Dintsun Việt Nam  1.887.441 Cty TNHH Triumph International  10.182.356 Cty Cổ phần May XK Vũng Tàu  1.883.248 Cty TNHH Esquel Garment Manufacturing (Việt Nam)  10.166.903 Cty Cổ phần May Phương Đông  1.875.470 Cty TNHH Youn-gone Nam Định  10.092.763 Cty LD May Veston Phú Thọ-Shonai  1.869.140 Cty LD Vĩnh hưng  9.854.224 Cty TNHH May Tiền Tiến  1.863.717 Cty TNHH Poong In Vina  9.755.007 Cty Cổ phần Scavi  1.850.782 Cty Cổ phần May Nhà Bè  9.730.451 Cty TNHH Top Royal Flash VN  1.848.411 Tổng Cty Cổ phần Dệt may Hoà Thọ  9.330.832 Cty Hữu hạn Pang Rim NEOTEX  1.835.456 Cty TNHH Quốc tế Chutex  9.006.903 Cty Cổ phần May Meko  1.798.748 Cty TNHH NamYang International Việt Nam  8.946.468 Cty TNHH May Xuân Hiếu  1.756.428 Cty Cổ phần May và DV Hưng Long  8.548.772 Cty Happytex Việt Nam  1.756.120 Cty TNHH NOBLAND Việt Nam  7.836.082 Cty TNHH Vastco Garments  1.750.852 Cty TNHH Dệt may Hoa Sen  7.622.188 Cty Cổ phần Dệt may Huế  1.737.076 Cty Cổ phần May Hưng Yên  7.090.149 Cty TNHH May Trí Đạt  1.723.456 Cty TNHH Seshin Việt Nam  6.946.603 Cty Cổ phần Dệt may Sơn Nam  1.708.535 Cty TNHH Proceeding  6.724.129 Cty Quốc tế Việt Pan -Pacific  1.706.250 Nguồn: tinthuongmai.vn Phụ lục 3: Danh sách các Doanh nghiệp Dệt may đạt danh hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao năm 2007 Doanh Nghiệp Dệt may đạt danh hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao 2007 Dệt Công ty TNHH Dệt may Thái Tuấn Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt Việt Thắng - Vicotex Công ty TNHH Viko-Glowin Doanh nghiệp tư nhân Dệt nhuộm vải Phước Thịnh Công ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên Dệt Nam Định - Natexco Công ty cổ phần Dệt may Thắng Lợi Công ty cổ phần May Sông Hồng Công ty cổ phần Len Hà Đông Công ty TNHH nhà nước một thành viên 8.3 - EMTEXCO Công ty Dệt may 29/3 - Hachiba Công ty TNHH Hàn Việt - HAVICO Xí nghiệp Dệt Hồng Quân - Hotexco Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt Minh Khai Công ty Dệt Phong Phú Công ty cổ phần Len Việt Nam May - Thêu Công ty May Việt Tiến Công ty TNHH TM DV TV TK Thời Trang Việt Công ty TNHH Thời trang Xanh Cơ Bản Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Sơn Kim Công ty cổ phần May 10 Công ty TNHH SX - TM - DV Việt Thy Công ty TNHH SX - TM Nguyên Tâm - Foci Công ty TNHH May thêu giày XNK An Phước Công ty TNHH Phạm Tường 2000 Công ty TNHH Tây Đô Việt Nam Công ty cổ phần May Nhà Bè Công ty Triumph Int'l (Vietnam) Ltd. Công ty cổ phần Dệt may Thành Công (TCM) Công ty Kinh Doanh Hàng Thời Trang Việt Nam - Vinatex Công ty cổ phần May Việt Thắng Công ty TNHH May & in Hoàng Tấn Công ty Dệt may Hà Nội Công ty cổ phần May Sài Gòn 2 - Sanding Công ty cổ phần May Thăng Long Công ty cổ phần May Hai Công ty Dệt kim Đông Xuân Công ty Dệt len Mùa Đông Công ty TNHH TM DV thiết kế thời trang Nguyễn Long Xí nghiệp May Khatoco Công ty TNHH May và in AD.V Cơ sở Nón Bay Công ty TNHH Việt Pháp Công ty TNHH X.Q. Đà Lạt Công ty TNHH Bá Thiên Công ty TNHH May Nhật Tân Công ty liên doanh Coats Phong Phú Công ty cổ phần Giày da & May mặc xuất nhập khẩu - Legamex Công ty TNHH Vina Chang Tai Công ty cổ phần May Phương Đông Công ty May 28 - Agtex Công ty cổ phần Kinh doanh len Sài Gòn Công ty TNHH TM - DV Hân Hân Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam Phụ lục 4: Tình thu hút vốn FDI vào ngành Dệt may Việt Nam một số năm Phụ lục 5. Một số thị trường nhập khẩu vải chính năm 2006 – 2007 ĐV: Triệu USD Thị trường Năm 2007 Năm 2006 Năm 2007 so với 2006 (%) Trung Quốc 1.359,5 895,6 51,8 Hàn Quốc 817,6 620,7 31,7 Đài Loan 730,4 617,7 18,2 Hồng Kông 392,7 277,7 41,4 Nhật Bản 331,7 300,3 10,5 Các thị trường khác 348,1 568.3 - 38,7 Tổng: 3.980 2.980 33,6 Phụ lục 6. Những thị trường nhập khẩu bông lớn nhất năm 2006 và 2007 Thị trường Lượng (tấn) Trị giá ( triệu USD) Năm 2007 Năm 2006 Năm 07 so với 06 (%) Năm 2007 Năm 2006 Năm 07 so với 06 (%) Hoa Kỳ 63.952 39.757 60,9 81,09 47,37 71,2 Ấn Độ 32.777 32.051 2,3 40,17 37,32 7,6 Đài Loan 15.439 3.997 286,3 18,82 4,33 334,6 Thuỵ Sĩ 14.044 11.031 27,3 18,41 13,71 34,3 TT khác 85788 95.129 - 9,8 109,51 116,83 -6,7% Tổng 212.000 181.965 17,0 268,00 218,95 22,4 Nguồn: tinthuongmai.vn Phụ lục 7: Thị trường nhập khẩu sợi lớn nhất năm 2006 và 2007 Thị trường Lượng (tấn) Trị giá ( triệu USD) Năm 2007 Năm 2006 Năm 07 so với 06 (%) Năm 2007 Năm 2006 Năm 07 so với 06 (%) Đài loan 198.692 171.197 16,1 312,51 247,81 26,1 Thái Lan 63.156 38.371 64,6 98,49 54,76 79,8 Trung Quốc 47.113 33.331 41,3 100,44 71,97 39,6 Hàn Quốc 31.198 29.482 5,8 73,50 54,30 35,4 Malaixia 33.376 33.280 0,3 52,32 43,80 19,4 TT khác 51.465 33.239 35,4 106.74 71.21 33,29 Tổng 425.000 338.900 25,4 744,00 543,85 36,8 Nguồn: tinthuongmai.vn Phụ lục 8: Tăng trưởng lao động theo loại hình doanh nghiệp trong ngành Dệt may .(Đơn vị: người ) Nguồn: Tổng cục Thống kê Phụ lục 9: Tăng giảm lao động theo loại hình doanh nghiệp 2004 Loại hình doanh nghiệp LĐ đầu năm LĐcuối năm (LĐCN) Tuyển mới (TM) Lao động giảm Tổng số TM/LĐCN Tổng số giảm/LĐCN DN Nhà nước TW 93285 93462 20899 22% 20722 22% DN Nhà nước địa phương 54393 54020 10371 19% 10744 20% Ngoài quốc doanh 244530 266535 90747 34% 69517 26% 100% vốn nước ngoài 179859 211382 97175 46% 65652 31% Liên doanh khác 26530 27290 9976 37% 9216 34% Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê Phụ lục 10 - Hoa Kỳ nhập khẩu quần áo thời kỳ 2004-2007-Trị giá năm 2007 khối lượng tính bằng m2, trị giá Đôla Hoa Kỳ, dựa theo trị giá năm 2007 Phụ lục 11: Tóm tắt những ảnh hưởng của việc Hoa Kỳ loại bỏ hạn ngạch dệt may năm 2005 và những yếu tố cạnh tranh chính Khu vực Những khả năng ảnh hưởng do loại bỏ hạn ngạch Những yếu tố ảnh hưởng tới cạnh tranh Đông á Tóm tắt: Các công ty quần áo và bán lẻ Hoa Kỳ có thể sẽ mở rộng việc mua hàng từ khu vực này và sẽ tiếp tục quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp trong khu vực, những nguồn chính về đầu tư dệt may trên thế giới. Tóm tắt: Lao động: Kỹ năng may được xem là tốt nhất trên thế giới. Vật tư: Là cơ sở sản xuất nguyên liệu đáng kể. Vận chuyển: Trong khu vực châu á, Đông á có thời gian vận chuyển ngắn nhất tới bờ Tây Hoa Kỳ Trung Quốc: Có thể trở thành nguồn cung cấp được hầu hết các công ty kinh doanh và bán lẻ quần áo HK lựa chọn; Tăng trưởng xuất khẩu vào Hoa Kỳ có thể bị ảnh hưởng do Hoa Kỳ có thể áp dụng những biện pháp tự vệ đặc biệt. Về lâu dài, khả năng cạnh tranh có  thể giảm đi do tăng trưởng kinh tế mạnh dẫn đến tăng nhu cầu nội địa cũng như tăng chi phí lao động và vốn để sản xuất những mặt hàng này. Thực tế cho thấy Trung Quốc đã có sự tăng trưởng rất mạnh về xuất khẩu của những hàng được hưởng quy chế WTO loại bỏ hạn ngạch trong năm 2002. Trung Quốc: Lao động: Chi phí lao lao động trên mỗi đơn vị sản phẩm rất thấp do mức lương thấp và năng suất lao động cao. Vật tư: có thể sản xuất các loại vải, đồ trang trí, bao bì, và hầu hết các phụ kiện khác dùng để sản xuất hàng dệt may và các sản phẩm dệt khác. Sản phẩm: Được các giới chuyên ngành đánh giá là một nơi tốt nhất về sản xuất quần áo, và các sản phẩm dệt may khác với bất kỳ chất lượng nào hay với bất cứ mức giá nào. Là nước sản xuất và xuất khẩu hàng dệt maylớn nhất thế giới, mặc dù phải chịu hạn ngạch rất chặt chẽ ở các nước nhập khẩu chính của thế giới. Hàn Quốc và Đài loan Có thể vẫn tiếp tục là những nguồn cung cấp chính về vải cho ngành công nghiệp toàn cầu bao gồm cả Trung Quốc. Tuy nhiên, mặc dù các công ty Hoa Kỳ có thể sẽ chuyển sang mua từ các nước có chi phí thấp  hơn, đặc biệt là Trung Quốc, song có thể vẫn tiếp tục mua một số loại quần áo từ các nguồn cung này (ví dụ áo sơ mi nam, váy, và một số quần áo thời trang khác) Hàn Quốc và Đài loan Lao động - chi phí lao động cao hơn so với Trung Quốc. Sản phẩm - Các dây chuyền may nhỏ và linh hoạt có ưu thế trong việc sản xuất các quần áo thời trang; Các dây chuyền sản xuất áo sơ mi tự động rất cao; Có khả năng cung cấp các dịch vụ trọn gói khác. Nam á Tóm tắt: Các công ty của Hoa Kỳ có thể sẽ mở rộng mua hàng tại Nam á sau khi loại bỏ hạn ngạch vào năm 2005. Tóm tắt: Vật tư – là nới sản xuất rất lớn về sợi và vải Thế cạnh tranh - là một nguồn cung cấp thay thế cạnh tranh nhất đối với Trung Quốc, nhưng tính cạnh tranh của từng nước cũng khác nhau rất nhiều. Ấn Độ: Có thể vẫn là một nguồn cung cấp cạnh tranh cho Hoa Kỳ khi hạn ngạch được loại bỏ vào năm 2005. Được các công ty Hoa Kỳ coi là một nguồn thay thế chủ yếu cho nguồn từ Trung Quốc. Về lâu dài, khả năng cạnh tranh có thể giảm do tăng trưởng kinh tế mạnh sẽ dẫn đến tăng nhu cầu nội địa cũng như tăng chi phí lao động và vốn để sản xuất các hàng này. Ấn Độ: Lao động- lực lượng lao động nhiều, khá rẻ, lành nghề; có khả năng thiết kế. Vật tư- thuộc số các nhà sản xuất sợi và vải lớn nhất thế giới. Sản phẩm – có thể sản xuất rất nhiều loại quần áo khác nhau; được xem là một nguồn cung cấp cạnh tranh về các sản phẩm dệt trong nhà (ví dụ như vải trải giường, khăn tắm). Môi trường kinh doanh - An toàn cá nhân, an toàn giao hàng từ nhà máy đến cảng, hành chính quan liêu và cơ sở hạ tầng có vấn đề; do vậy, nhiều công ty Hoa Kỳ đang sử dụng đại lý để thay cho việc giao dịch trực tiếp với các nhà sản xuất. Pakistan: Có thể tiếp tục là một nguồn cung cấp cho thị trường Hoa Kỳ. Được các công ty Hoa Kỳ xem như là một nguồn cạnh tranh thay thế cho Trung Quốc, đặc biệt là về quần áo nam. Có thể tiếp tục là một nguồn cung cấp cho thế giới về sợi bông và vải. Pakistan: Lao động: nguồn lao động khá rẻ, nhiều. Vật tư: có thể tiếp cận với nguồn cung cấp nội địa về bông thô. Môi trường kinh doanh: Chính phủ đang tiến hành những biện pháp để đảm bảo tính cạnh tranh toàn cầu trong ngành dệt và may; An toàn cá nhân, an ninh giao hàng từ nhà máy đến cảng có vấn đề. Băngladet: Vị thế của Băngladet như một nguồn cung cấp lớn cho thị trường Hoa Kỳ còn chưa chắc chắn. Được một số công ty của Hoa Kỳ coi là  một một nguồn cung cấp thay thế cho Trung Quốc đối với những sản phẩm sản xuất hàng loạt, chất lượng thấp. Băngladet: Lao động: Mức lương rất thấp, năng suất đang được cải thiện nhưng còn kém Trung Quốc; Chính phủ đang tiến hành nâng cao tiêu chuẩn lao động. Vật tư: Phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu đối với những loại vải dệt thoi, đang ngày càng có khả năng tự cung về vải dệt kim. Những ưu đãi đặc biệt: Có thể xuất miễn thuế vào hầu hết các thị trường nhập khẩu lớn của thế giới, bao gồm cả EU, Canada và Nauy. Sản phẩm: Các loại quần áo cơ bản sản xuất hàng loạt, bao gồm cả đồ áo dệt kim và quần vải bông dệt thoi. ASEAN Tóm tắt: Tỷ trọng của các nước nay trong nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ có thể giảm do các công ty Hoa Kỳ nói chung sẽ giảm mua từ hầu hết các nước trong khu vực này (trừ một số ít nước). Tóm tắt: Lao động- chi phí lao động khá cao tại các nước ASEAN trừ Indonesia và nước không phải là thành viên WTO như Việt nam - nước không được hưởng việc loại bỏ hạn ngạch. Vận tải- Thời gian giao hàng tới bờ tây Hoa Kỳ khoảng 45 ngày so với 12 đến 18 ngày từ Trung Quốc. Indonesia: Vị thế tương lai trong việc cung cấp hàng cho Hoa Kỳ chưa chắc chắn. Nhiều công ty coi Indonesia là một nguồn cung cấp cạnh tranh, nhưng cũng cho rằng những bất ổn về chính  trị và xã hội có thể không khuyến khích việc mua hàng trong tương lai. Indonesia: Lao động- Nguồn cung cấp lao động rẻ tiền, có tay nghề khá dồi dào. Vật tư- Có các cơ sở sản xuất ngyên liệu khổng lồ, đặc biệt là tơ sợi nhân tạo, và vải. Môi trường kinh doanh- những bất ổn về chính  trị và xã hội thường xuyên có thể làm thay đổi nguồn mua hàng từ đây trong thời gian ngắn hạn. Philipin: Tỷ trọng trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ có thể giảm, như đã xảy ra với những hàng được bỏ hạn ngạch trong năm 2002 (ví dụ như quần áo trẻ em) Philipin: Lao động- Có một nguồn  lao động lành nghề, nói  tiếng Anh; mức lương cao. Vật tư: Phụ thuộc nhiều vào sợi và vải nhập khẩu. Các ưu đãi đặc biệt- Có khu ngoại thương tại các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ trước đây với cơ sở hạ tầng hiện đại. Môi trường kinh doanh- bất ổn về chính  trị và xã hội. Thái Lan: Tỷ trọng trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ có thể giảm, như đã xảy ra với  những hàng được bỏ hạn ngạch năm 2002(ví dụ như quần áo trẻ em và túi du lịch); Có  thể là một nguồn cung cấp ngách cho các loại quần áo có kết cấu phức tạp hay đòi hỏi may chi tiết Thái Lan Lao động- Lực lượng lao động tay nghề cao; lương cao, một phần do thiếu lao động. Vật tư- Có  nguồn cung cấp nội địa về sợi và vải Sản phẩm- Có các xưởng đan kim lành nghề và các nhà máy quy mô nhỏ cho phép sản xuất các quần áo thiết kế rắc rối và linh hoạt trong cung ứng các loại quần áo thời trang. Malaysia: Tỷ trọng trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ sẽ giảm mạnh Malaysia Lao động- thiếu lao động; mức lương cao thứ hai ở khu vực sau Singapore. Môi trường kinh doanh: Mặc dù chính phủ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành dệt may, nhưng đầu tư vẫn đang hướng sang những ngành khác. Mehico: Tỷ trọng trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ có thể giảm hơn nữa, mặc dù có những ưu đãi của NAFTA. Có thể vẫn là một nguồn cung cấp ngách (niche) cho một số quần áo cơ bản, đặc biệt là hàng cần gấp. Có tiềm năng tăng xuất khẩu sợi và vải sang các nước khác trong khu vực châu Hoa Kỳ theo các điều kiện của khu vực mậu dịch tự do toàn Châu Hoa Kỳ đang đàm phán hoặc sang các nước Trung Hoa Kỳ nếu hiệp định thương mại tự do Hoa Kỳ – Trung Hoa Kỳ đang đàm phán cho phép sử dụng đầu vào của Mêhicô.  Lao động - Chi phí lao động khá cao; chất lượng sản phẩm và tính tin cậy của sản xuất có vấn đề; Cấp quản lý bậc trung chịu trách nhiệm điều hành nhà máy bị coi là yếu; kỹ năng thiết kế sản phẩm hạn chế. Vật tư- sản xuất các loại vải dệt thoi và dệt kim. Chi phí thấp hơn so với sản phẩm tương tự của Hoa Kỳ nhưng cao hơn các sản phẩm cùng loại của châu á. Sản phẩm- tập trung vào các loại quần áo cơ bản sản xuất hàng loạt, đặc biệt là quần bò vải bông 5 túi, áo các loại dệt kim và đồ lót; công suất hạn chế đối với các loại quần áo thời trang. Khả năng cung cấp dịch vụ trọn gói có hạn Môi trường kinh doanh- phát sinh thêm chi phí để đảm bảo giao hàng chắc chắn từ nhà máy tới biên giới Hoa Kỳ và tuân thủ các yêu cầu về chứng từ để được hưởng ưu đãi theo NAFTA. Thổ nhĩ kỳ Vị trí là nguồn cung cho thị trường Hoa Kỳ trong tưong lai chưa chắc chắn. Một số công ty cho rằng Thổ nhĩ kỳ có thể là một nguồn cung cấp hấp dẫn nếu nước này có hiệp định mậu dịch tự do với Hoa Kỳ. Một số ít công ty cho rằng họ sẽ tiếp tục tăng đặt hàng từ Thổ nhĩ Kỳ cho dù nước này không có hiệp định khu vực mậu dịch tự do với Hoa Kỳ. Có thể tiếp tục là một nhà cung cấp toàn cầu về vải bông. Vật tư- Có nguồn cung cấp nội địa về bông thô, sợi và vải bông. Những ưu đãi đặc biệt- Gần và được xuất khẩu miễn thuế vào thị trường EU. Sản phẩm- Có ngành công nghiệp dệt dựa vào bông và ngành quần áo hướng vào xuất khẩu lớn; Có khả năng cung ứng hàng quay vòng nhanh và hàng thời trang. Vận chuyển – Thòi gian vận chuyền tới thị trường Hoa Kỳ tương tự như từ Đông á. Nguồn: Đánh giá của Uỷ ban (ITC) dựa trên kết quả phỏng vấn các đại diện của các công ty nhập khẩu và bán lẻ quần áo và dệt may Hoa Kỳ, các nhà sản xuất và đầu tư dệt may nước ngoài, và các quan chức chính phủ nước ngoài. MỤC LỤC Lời mở đầu 1 Tính cấp thiết của đề tài 1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 Phương pháp nghiên cứu 2 Bố cục đề tài 2 CHƯƠNG 1: Lý luận chung về năng lực cạnh tranh và sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 3 1.1. Những vấn đề chung năng lực cạnh tran………….. 3 1.1.1. Khái niệm và vai trò của cạnh tranh 3 1.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh 4 1.1.3. Các cấp độ của năng lực cạnh tranh 5 1.1.4. Các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh 8 1.2. Xây dựng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành/doanh nghiệp 11 1.2.1. Các phương pháp phân tích năng lực cạnh tranh của ngành 11 1.2.2. Xây dựng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành 14 1.2.3. Lý thuyết về mô hình SWOT 15 1.3. Vị trí và sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 18 1.3.1. Vị trí của ngành Dệt may xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân. 18 1.3.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam trong điều kiện hội nhập hội nhập kinh tế quốc tế… 20 1.4. Kinh nghiệm một số nước về nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may xuất khẩu….. .23 1.4.1. Trung Quốc …………………………………………………….….23 1.4.2. Ấn Độ..………………………………………………………….…..25 1.4.3. Indonexia…………………………………………………….…….26 CHƯƠNG 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 28 2.1. Thực trạng xuất khẩu của ngành Dệt - May Việt Nam những năm gần đây .28 2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu của ngành Dệt - May Việt Nam 28 2.1.2. Cơ cấu xuất khẩu hàng dệt may theo thị trường .32 2.1.3. Kim ngạch xuất khẩu một số chủng loại hàng Dệt may xuất khẩu Việt Nam 38 2.1.4 Số lượng và quy mô các doanh nghiệp xuất khẩu 39 2.2. Những biện pháp ngành Dệt - May xuất khẩu Việt Nam áp dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế .41 2.2.1. Gia tăng tỷ lệ nội địa hóa .41 2.2.2. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài .43 2.2.3. Chiến lược phát triển sản phẩm .43 2.2.4. Marketing xuất khẩu hàng dệt may .44 2.3. Phân tích năng lực cạnh tranh ngành Dệt - May xuất khẩu Việt Nam dựa theo mô hình Michael Porter .45 2.3.1. Năng lực sản xuất .45 2.3.2. Thị trường tiêu thụ .56 2.3.3. Sự phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành Dệt - May Việt Nam .60 2.3.4. Môi trường và cơ chế chính sách .61 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh ngành Dệt - May xuất khẩu Việt Nam 62 2.4.1. Những thành công đạt được .62 2.4.2. Những vấn đề tồn tại ..63 2.4.3. Đánh giá về năng lực cạnh tranh của ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam dựa theo ma trận SWOT……………………………………………...64 CHƯƠNG 3: Định hướng giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. .66 3.1. Những định hướng và triển vọng phát triển ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam đến năm 2020 .66 3.1.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển ngành Dệt may Việt Nam đến năm 2020. 66 3.1.2. Cơ hội và thách thức đối với ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế………………………………………………….70 3.1.3. Triển vọng phát triển ngành Dệt may đến năm 2020……………….72 3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam 73 3.2.1. Giải pháp từ phía Nhà nước 73 3.2.2. Giải pháp cho ngành/ doanh nghiệp Dệt may xuất khẩu 78 Kết luận 85 Danh mục tài liệu tham khảo 86 Phụ lục 87 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Tên Bảng Trang Bảng 1.1. Bảng so sánh kim ngạch xuất khẩu của ngành Dệt may với tổng kim ngạch xuất khẩu và GDP 19 Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may Việt Nam (1998-2007) 29 Bảng 2.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may tới một số thị trường 32 Bảng 2.3 Giá trị xuất khẩu hàng Dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ Năm 2000 – 2007 34 Bảng 2.4. Kim ngạch xuất khẩu một số chủng loại hàng Dệt may xuất khẩu của Việt Nam năm 2006 – 2007 38 Bảng 2.5 Năng lực sản xuất nguyên phụ liệu ngành Dệt may năm 2005 46 Bảng 2.6 Tình hình cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành Dệt may năm 2005 47 Bảng 2.7 Số lượng doanh nghiệp Dệt may theo qui mô lao động 49 Bảng 2.8 Tỷ lệ biến động lao động trong ngành Dệt may 50 Bảng 2.9. Cơ cấu lao động theo trình độ lao động 50 Bảng 2.10. So sánh chi phí sản xuất giữa Việt Nam và Trung Quốc 54 Bảng 2.11. So sánh kim ngạch xuất khẩu của một số nước trên thị trường EU 58 Bảng 2.12. Tình hình cung cấp phụ liệu hóa chất cho ngành Dệt may 61 Bảng 2.13 Ma trận SWOT đánh giá năng lực cạnh tranh ngành Dệt may Việt Nam 65 Bảng 3.1 Mục tiêu về tốc độ tăng trưởng ngành Dệt may qua các giai đoạn: 69 Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu của ngành Dệt may qua các giai đoạn 69 Tên biểu đồ, hình vẽ Trang Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may ViệtNam giai đoạn 1998 - 2007 29 Biểu đồ 2.2. Diễn biến kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may của Việt Nam trước và sau một năm gia nhập WTO 31 Biểu đồ 2.3.Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may Việt Nam sang một số thị trường trọng điểm năm 2006 33 Biểu đồ 2.4. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may Việt Nam sang một số thị trường trọng điểm năm 2007 33 Biểu đồ 2.5. So sánh tổng kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may sang Mỹ so với toàn ngành (2000 - 2007) 35 Biểu đồ 2.6. Giá trị xuất khẩu hàng Dệt may sang EU qua các năm 2003 - 2007 36 Biểu đồ 2.7. Biểu đồ so sánh chi phí lao động giữa Việt Nam và một số nước 53 Biểu đồ 2.8. Trình độ trang bị công nghệ ngành Dệt may Việt Nam 55

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao năng lực cạnh tranh ngành Dệt may xuất khẩu VN trong điều kiện hội nhập kinh tế.DOC
Luận văn liên quan