Nhu cầu mua sắm của người dân tại các chợ truyền thống ở thành phố Cần Thơ

Đẩy mạnh tuyên truyền về pháp luật thương mại, về quyền lợi của người tiêu dùng; các Ban quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanh phải thực hiện tốt nội qui chợ, trong đó yêu cầu tiểu thương kinh doanh trong phạm vi chợ phải niêm yết giá, bán theo giá niêm yết tất cả các mặt hàng, xem đó là hành vi văn minh thương mại. Thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nườc đối với chợ trên địa bàn và theo phân cấp. Chợ là loại hình dịch vụ công cộng cần được xã hội hóa với những ưu đãi nhất định của Nhà nước như làm hạ tầng vào chợ, cho vay vốn đầu tư với lãi suất thấp, đào tạo kỹ năng quản lý chợ, đồng thời, Nhà nước cần kiểm soát việc sử dụng hạ tầng chợ đúng mục đích.

doc37 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3527 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nhu cầu mua sắm của người dân tại các chợ truyền thống ở thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1. GIỚI THIỆU 1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay, nước ta có gần 9.000 chợ truyền thống trên khắp cả nước và 80% lưu lượng hàng hóa luân chuyển qua kênh phân phối này (Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam, 2011), đây thực sự là kênh phân phối hữu hiệu cho hàng Việt cũng như để phát triển sâu rộng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Là một thị trường mới mẻ, đầy tiềm năng của Việt Nam, thành phố Cần Thơ cũng có một hệ thống chợ truyền thống tương đối phát triển, với 102 chợ truyền thống; trong đó có 5 chợ hạng I, 11 chợ hạng II, 53 chợ hạng III, và 33 chợ nhỏ lẻ khác (Sở Công Thương Thành Phố Cần Thơ, 2011). Với những ưu thế vốn có của mình, chợ truyền thống đã đáp ứng nhu cầu mua sắm của đông đảo người dân từ bao đời nay, cung cấp hàng hóa đa dạng về chủng loại lẫn giá cả, đặt biệt chợ truyền thống là nơi thuận bán vừa mua, không những thế đây là nơi các tiểu thương lấy hàng sản lượng lớn với giá ưu đãi,... Bên cạnh những mặt tích cực, chợ truyền thống vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót, nhiều mặt hàng thiết yếu đối người dân bị các tiểu thương tại các chợ truyền thống đẩy lên cao, thậm chí cao hơn giá trong các siêu thị. Mặt khác, phong cách phục vụ tại các chợ truyền thống cùng với chất lượng sản phẩm, cũng như việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề được nhiều người quan tâm,… vì những điều này đã khiến người dân đang dần dần quay lưng với chợ truyền thống. Chính vì những lí do trên nên việc “Nghiên cứu nhu cầu mua sắm của người dân tại các chợ truyền thống ở Thành Phố Cần Thơ” là rất cần thiết để giúp các tiểu thương thu hút người tiêu dùng và cạnh tranh với siêu thị. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung: Nghiên cứu nhu cầu mua sắm của người dân tại các chợ truyền thống ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ nhằm đưa ra biện pháp giúp các tiểu thương thu hút người tiêu dùng và cạnh tranh với siêu thị. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: - Phân tích thực trạng nhu cầu mua sắm của người dân tại chợ truyền thống ở thành phố Cần Thơ. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc nhu cầu mua sắm của người dân tại chợ truyền thống thống ở thành phố Cần Thơ. - Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển chợ truyền thống thống ở thành phố Cần Thơ, giúp các tiểu thương thu hút người tiêu dùng và cạnh tranh với siêu thị. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian: Đề tài được thực hiện trong phạm vi quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. 1.3.2 Thời gian Đề tài Được thực hiện trong thời gian từ 23/01/2012 đến 22/04/2012 1.3.3 Phạm vi về nội dung Những khách hàng thường xuyên đến mua sắm tại chợ truyền thống Cần Thơ. 1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Nhu cầu mua sắm của người dân Cần Thơ tại chợ truyền thống như thế nào? - Các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc nhu cầu mua sắm của người dân tại chợ truyền thống? - Những giải pháp nhằm phát triển chợ truyền thống và giúp các tiểu thương thu hút người tiêu dùng và cạnh tranh với siêu thị ? 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu Marketing tác giả đã tham khảo một số bài nghiên cứu liên quan đến nội dung phân tích cụ thể như sau: Nguyễn Thị Phương Dung và Bùi Thị Kim Thanh (2010). “So sánh hành vi lựa chọn nơi mua sắm của người tiêu dùng đối với các loại hình siêu thị và chợ truyền thống: trường hợp ngành hàng tiêu dùng tại thành phố Cần Thơ”, Trường Đại Học Cần Thơ. Đề tài này tập trung so sánh hành vi lựa chọn nơi mua sắm của người tiêu dùng đối với loại hình siêu thị và chợ truyền thống của ngành hàng tiêu dùng ở thành phố Cần Thơ, qua đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hai loại hình siêu thị và chợ truyền thống. Thông qua việc thu thập số liệu sơ cấp từ người tiêu dùng, tiểu thương bán hàng và người quản lí siêu thị và việc kết hợp với các phương pháp thống kê mô tả và mô hình phân tích chuyên biệt tác giả cho thấy được đối tượng khách hàng đến siêu thị tác động bởi: sản phẩm được giao hàng tận nơi, giá cố định, tốn chi phí đi lại vì xa nhà; đối tượng khách hàng đến chợ truyền thống bị tác động bởi: sản phẩm được làm tại chổ, được mua thiếu, giá cả có thể thương lượng. Tuy nhiên, chợ truyền thống vẫn còn nhược điểm về vệ sinh chợ, chất lượng hàng hóa không rõ nguồn gốc, cân đo, đông, đếm không đúng. Thông qua kết quả phân tích và đánh giá tác giả cũng đề xuất ra nhiều biện pháp để giải quyết các vấn đề tồn tại như: xây dựng chợ theo hướng văn minh hiện đại, đảm bảo vệ sinh môi trường, sạch sẽ, thoáng mát; cải thiện hoạt động của bộ máy quản lí chợ, bồi dưỡng nghiệp vụ cho những người quản lí trực tiếp tại chợ; qui định khu vực bán hàng ở các chợ sao cho người mua có thể dễ dàng tiếp cận, … để chợ truyền thống có thể dễ dàng cạnh tranh với siêu thị. Nguyễn Quốc Nghi (2010). “Mạng lưới bán lẻ ở thành phố Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp”. Tác giả phân tích chặt chẽ thực trạng về điểm mạnh, điểm yếu của mạng lưới bán lẻ và đề ra các giải pháp để phát triển hệ thống bán lẻ tại thành phố Cần thơ, Trường Đại Học Cần Thơ. Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN: 2.1.1. Nhu cầu: Từ điển Bách khoa Toàn thư triết học của Liên Xô định nghĩa: “Nhu cầu là sự cần hay sự thiếu hụt một cái gì đó thiết yếu để duy trì hoạt động sống của cơ chế một cá nhân con người, một nhóm xã hội hay xã hội nói chung, là động cơ bên trong của tính tích cực”. Như vậy, đặc trưng cơ bản của nhu cầu là trạng thái thiếu hụt của cơ thể cần phải được bù đắp để tồn tại và phát triển bình thường. Theo Nguyễn Bá Minh, “Nhu cầu với tư cách là một hiện tượng tâm lý của con người, nó chi phối một cách mãnh liệt đến đời sống tâm lý nói chung, đến hành vi của con người nói riêng. Theo sư Thích Thái Hòa, những nhu cầu con người là những nhu cầu vô hạn. Vì sao? Vì con người sống trong tự tính duyên khởi và vô thường. Do vô thường, nên vô hạn. Do duyên khởi, nên vô ngã và vô cùng. Bao gồm: nhu cầu sinh hoc và nhu cầu tâm học Ở mỗi người Nhu cầu được định nghĩa khác nhau nhưng ta có thể hiểu nhu cầu là là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau. Theo Lý thuyết thứ bậc nhu cầu (Hierarchy of Needs Theory) của Abraham Maslow Theo thuyết A. Maslow, nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các thang bậc khác nhau từ thấp đến cao, phản ánh mức độ cơ bản của nó đối với sự tồn tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội. Ở mỗi người sẽ có cách định nghĩa khác nhau về nhu cầu nhưng ta có thể hiểu nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau. 2.1.2. Mua sắm: Mua sắm là các hoạt động mua hàng hóa, có thể dưới các hình thức mua sắm trực tiếp, hay mua sắm trực tuyến gián tiếp qua Internet. Các chứng chỉ xác nhận các hoạt động mua sắm có thể là hóa đơn, hợp đồng mua sắm. Có các dạng hoạt động mua sắm chính sau: Mua sắm cá nhân Mua sắm (dự án), mà chủ thể của hoạt động là một tổ chức trong một dự án: như chính phủ của một quốc gia trong mua sắm chính phủ, chủ đầu tư trong dự án đầu tư, nhà thầu (tổng thầu) trong các loại dự án tổng thầu xây dựng như: dự án chìa khóa trao tay (turn key),.. 2.1.3. Chợ: Chợ là nơi mà diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ bằng tiền tệ hoặc hiện vật (hàng đổi hàng). Theo định nghĩa ở các từ điển tiếng Việt đang lưu hành : Chợ là nơi công cộng để nhiều người đến mua bán vào những buổi hoặc những ngày nhất định; chợ là nơi gặp gỡ nhau giữa cung và cầu các hàng hóa, dịch vụ, vốn ; là nơi tập trung hoạt động mua bán hàng hóa giữa người sản xuất, người buôn bán và người tiêu dùng; chợ là nơi tụ họp để mua bán trong những buổi ngày nhất định. Theo khái niệm thường dùng trong lĩnh vực thương mại : chợ là loại hình thương nghiệp truyền thống phát triển khá phổ biến ở nước ta ; chợ là hiện thân của hoạt động thương mại, là sự tồn tại của không gian thị trường mỗi vùng, nhất là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và tập trung nhiều nhất ở các vùng đô thị các thành phố lớn. Theo khái niệm thường dùng trong lĩnh vực thương mại : chợ là loại hình thương nghiệp truyền thống phát triển khá phổ biến ở nước ta ; chợ là hiện thân của hoạt động thương mại, là sự tồn tại của không gian thị trường mỗi vùng, nhất là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và tập trung nhiều nhất ở các vùng đô thị các thành phố lớn. Khái niệm về chợ theo quy định của Nhà nước, theo Thông tư 15-TM/CSTTTN ngày 16/10/1996 của Bộ Thương mại: “Chợ là mạng lưới thương nghiệp hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế-xã hội”. 2.1.4. Phân loại chợ Việt Nam: Nghị định 02/2003/NĐ-CP và Nghị định 114/2009/NĐ-CP xác định chợ truyền thống được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch, đáp ứng các nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hoá và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư. Theo Nghị định trên, chợ được phân loại như sau: Theo mặt hàng kinh doanh: Chợ đầu mối, chợ chuyên doanh, chợ tổng hợp, chợ dân sinh. Các loại chợ trên đều có trong thành phố, nhưng tập trung vào chợ tổng hợp và chợ dân sinh. Kiến trúc chợ: Chợ kiên cố (có thời gian sử dụng trên 10 năm); Chợ bán kiên cố (có thời gian sử dụng từ 5 -10 năm); Chợ tạm là chợ nằm trong quy hoạch nhưng chưa được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố; Điểm kinh doanh tại chợ bao gồm quầy hàng, sạp hàng, ki-ốt, cửa hàng có diện tích quy chuẩn tối thiểu là 3m2/điểm. Chợ phân bố theo vùng địa lý: Chợ biên giới, chợ nông thôn, chợ miền núi, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu. Phân loại theo cơ quan quản lý: Chợ do doanh nghiệp hoặc HTX kinh doanh, quản lý chợ. Chợ có Ban quản lí do doanh nghiệp, HTX thành lập; Nơi chưa có doanh nghiệp, HTX thì đơn vị sự nghiệp lập Ban quản lí, quản lí một hoặc nhiều chợ. Phân loại tổng hợp: Chợ loại 1: Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố, hiện đại theo quy hoạch; Được đặt ở các vị trí trung tâm kinh tế thương mại quan trọng của tỉnh, thành phố hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, của khu vực kinh tế và được tổ chức họp thường xuyên; Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức đầy đủ các dịch vụ tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hoá, kho bảo quản hàng hoá, dịch vụ đo lường, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hoá, vệ sinh an toàn thực phẩm và các dịch vụ khác. Chợ loại 2: Là chợ có trên 200 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch; Được đặt ở trung tâm giao lưu kinh tế của khu vực và được tổ chức họp thường xuyên hay không thường xuyên; Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động chợ và tổ chức các dịch vụ tối thiểu tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hoá, kho bảo quản hàng hoá, dịch vụ đo lường. Chợ loại 3: Là các chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố. Chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hoá của nhân dân trong xã, phường và địa bàn phụ cận. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp: nguồn dữ liệu thứ cấp được tổng hợp từ nguồn của Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam, Sở công thương Cần Thơ. Đề tài sử dụng số liệu sơ cấp qua thu thập phỏng vấn trực tiếp cá nhân bằng bảng câu hỏi. Cỡ mẫu Đề tài sử dụng công thức sau để tính cỡ mẫu MOE 2 n = x Z 2a/2 Trong đó: n: là cỡ mẫu p(1-p): độ biến động của dữ liệu MOE: sai số Z: biến chuẩn tắc trong phân phối chuẩn tắc Trong thực tế nghiên cứu, dữ liệu biến động cao nhất khi p = 0,5; sai số cho phép là 10%; độ tin cậy là 95% (hay α = 5%) hay Z = 1,96 Từ các giá trị có được, ta có: n = (1,96)2 x (0,25) / (0,1)2 = 96 Vậy cỡ mẫu lớn hơn hoặc bằng 96 sẽ đủ tính suy rộng cho cả tổng thể, do đó đề tài sử dụng cỡ mẫu 96 mẫu là phù hợp. Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Nội dung chính bảng câu hỏi gồm 3 phần: ☺ Phần 1: Phần sàn lọc: Sử dụng thang đo biểu danh ☺ Phần 2 – Phần thông tin chung: Sử dụng thang đo biểu danh, thứ tự và thang đo tỉ lệ. ☺ Phần 3 – Nhu cầu mua sắm 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, kiểm định t, ANOVA để mô tả và phân tích thực trạng nhu cầu mua sắm của người dân tại chợ truyền thống. Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc nhu cầu mua sắm của người dân tại chợ truyền thống. Mục tiêu 3: Từ mô tả và phân tích ở trên sử dụng phương pháp suy luận để đề ra các biện pháp. 2.3. TIÊU CHÍ PHÂN TÍCH: Trong mô hình quá trình quyết định mua sắm, quyết định mua hàng của người tiêu dùng bắt nguồn từ nhận thức nhu cầu trước. Mà nhận thức nhu cầu của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng từ các nhân tố theo sơ đồ sau: Nhận thức nhu cầu Tìm kiếm thông tin Đánh giá chọn lụa Quyết định mua Cân nhắc khi mua Những ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý Sơ đồ 1: Nhu cầu mua sắm Các tiêu chí đánh giá: - Giá cả - Chất lượng hàng hóa - Thái độ người bán hàng - Cách bố trí hàng hóa - Vệ sinh ở chợ - Bãi giữ xe - An ninh - Vị trí gian hàng - Dịch vụ đi kèm - Đa dạng hàng hóa 2.4. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU: BẢNG SỐ LIỆU Giải pháp phát triển chợ truyền thống H09: Những nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm tại chợ truyền thống là như nhau H01, H02, H03, H04, H05, H06, H07, H08 Xác định các nhân tố ảnh hưởng Xác định nhu cầu mua sắm tại chợ truyền thống Thông tin chung Thống kê mô tả Hồi quy tuyến tính Kiểm định T ANOVA Sơ đồ 2: Mô hình nghiên cứu H01: Người dân có độ tuổi khác nhau thì sô tiền chi tiêu cho việc mua sắm là như nhau. H02: Người dân giới tính khác nhau thì số tiền chi tiêu cho việc mua sắm là như nhau. H03: Người dân có nghề nghiệp khác nhau thì số tiền chi tiêu cho việc mua sắm là như nhau. H04: Hộ gia đình có thu nhập khác nhau đi chợ thì số tiền chi tiêu cho việc mua sắm là như nhau. H05: Người dân sử dụng phương tiện khác nhau đi chợ thì số tiền chi tiêu cho việc mua sắm là như nhau. H06 : Người dân có thời điểm đi chợ khác nhau thì số tiền chi tiêu cho việc mua sắm là như nhau. H07 : Người dân có thời gian đi từ nhà tới chợ khác nhau thì số tiền chi tiêu cho việc mua sắm là như nhau. H08 : Người dân có thời gian mua sắm tại chợ khác nhau thì số tiền chi tiêu cho việc mua sắm là như nhau. Chương 3. THỰC TRẠNG NHU CẦU MUA SẮM CỦA NGƯỜI DÂN TẠI CHỢ TRUYỀN THỐNG Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ 3.1. ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨUCỦA NGƯỜI DÂN CÓ NHU CẦU MUA SẮM TẠI CHỢ Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ 3.1.1. Độ tuổi đối tượng nghiên cứu Trước khi tiến hành phỏng vấn, theo quan sát nhiều lần tại chợ truyền thống. Qua đó tác giả nhận thấy có rất nhiều độ tuổi khác nhau đi mua sắm ở chợ truyền thống, từ trẻ em đến người lớn tuổi, nhưng đa phần khoảng từ 20 tuổi đến 30 tuổi. Tỷ lệ của nhóm tuổi được chọn phù hợp với đề tài nghiên cứu mang tính đại diện cao và có thể cho nhiều ý kiến khác nhau và khách quan hơn cho đề tài nghiên cứu. Hình 1. Tuổi đáp viên Kết quả hình trên cho thấy những đối tượng đi chợ chủ yếu là rơi vào độ tuổi từ 22 đến 30 chiếm 44,8%, và độ tuổi dưới 22 tuổi là đối tượng ít đi chợ hơn chiếm 18,8%. Qua đây chúng ta có thể thấy rằng nhóm đối tượng thường xuyên đi chợ là nhóm tuổi từ 22 đến 30. 3.1.2. Giới tính đối tượng nghiên cứu Trong 96 mẫu thu thập ta có 30 nam và 66 nữ trong đó nam chiếm tỉ lệ là 31,25% và 68,75% Bảng 1 . Kết quả thống kê về độ tuổi Giới tính Giới tính Số lượng % Nam 30 31,25% Nữ 66 68,75% Tổng 96 100,0% 3.1.3. Nghề nghiệp đối tượng nghiên cứu Hình 2. Cơ cấu mẫu theo nghề nghiệp Kết quả thể hiện ở hình trên ta thấy tất cả các đối tượng tham gia trả lời phỏng vấn nhiều nhất là nhân viên văn phòng (18,8%), đối tượng thứ hai là học sinh-sinh viên (17,7%), thứ ba là những người nội trợ (16,7%), thứ tư là buôn bán (15,6%) và kế đó là công chức nhà nước (12,5%), nhóm người có nhu cầu mua sắm ở chợ không thuộc những nghề nghiệp đã liệt kê chiếm 9,4%. Như vậy, mọi người dân thuộc nhiều nhóm nghề khác nhau đều có nhu cầu đi chợ theo thói quen truyền thống. 3.2. THỰC TRẠNG VIỆC MUA SẮM TẠI CHỢ CỦA NGƯỜI DÂN 3.2.1. Thời điểm đi chợ Hình 3. Thời điểm đi chợ Kết quả nghiên cứu không mấy ngạc nhiên, khi đa số đối tượng nghiên cứu đều đi chợ vào buổi sáng chiếm 71,90% vì buổi sáng thường là thực phẩm còn tươi, sống và mọi người có thối quen đi chợ vào buổi sáng là đề chuẩn bị bữa sáng cho bản thân, gia đình. Tương tự thì số người đi chợ sẽ giảm dần theo buổi trưa, buổi chiều và buổi tối là có ít người đi chợ nhất trong ngày lần lượt chiếm 19,80%, 6,20% và 2,10%. Qua đây, thông tin này có thể cung cấp cho những cửa hàng lớn, nhỏ cũng như những người chủ bán hàng “chợ trời” có thể xác định đúng thời gian đi chợ của khách hàng, để từ đây có thể đầu tư đúng và có lợi nhuận cao. 3.2.2. Loại hàng hóa thường mua sắm Bảng 2. Loại hàng hóa thường mua sắm Nhu cầu mua sắm Loại hàng hóa Thực Phẩm Đồ Dùng SHCN Quần Áo Đồ Dùng Gia Dụng Khác Số người mua 94 31 22 26 18 % 49,2% 16,2% 11,5% 13,6% 9,4% (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu thu thập bằng SPSS) Về tần suất loại hàng hóa thường mua thì chủ yếu người dân thành phố Cần Thơ được phỏng vấn họ thường đi chợ truyền thống mua các loại thực phẩm chiếm 49.2 % vì tại đây các loại hàng hóa thường được bán rất đa dạng và đặc biệt là rất tươi vì mới từ các chợ đầu mối chuyển về nên họ sẽ rất dễ dàng lựa chọn và đảm bảo về chất lượng. Tiếp đó là họ sẽ mua các đồ sinh hoạt cá nhân và quần áo chiếm lần lượt là 16,2%, 11,5%, tuy đây cũng là loại hàng hóa rất cần thiết với cuộc sống hàng ngày nhưng qua quá trình phỏng vấn đa phần các đáp viên đều mua đồ sinh hoạt cá nhân và quần áo,… ở siêu thị và shop quần áo. Riêng các mặt hàng đồ dùng gia dụng vì không phải là mặt hàng thiết yếu hàng ngày nên nó cũng chiếm một tỉ lệ tương đối thấp chỉ khoảng 13.6% trong nhu cầu mua sắm của người dân khi mua hàng ở các chợ truyền thống. 3.2.3. Số lần đi chợ Bảng 3. Số lần đi chợ trong tuần của người dân Nhu cầu mua sắm Số lần đi chợ trong tuần 2 lần 3 lần 4 lần Mỗi ngày Khác Tổng Số người 9 12 28 30 17 96 % 9,4% 12,5% 29,2% 31,2 % 17,7% 100% (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu thu thập bằng SPSS) Theo biểu đồ cho ta thấy rằng tỷ lệ đi chợ 7 lần/ tuần của người dân Cần Thơ khá cao (31,2%). Tỷ lệ đi chợ 2 lần / tuần chiếm 9.4% trong khi 3 lần/tuần chiếm 12.5% và 4 lần/tuần chiếm 29.2%, tỷ lệ tăng dần này cho ta biết chợ truyền thống đóng một vai trò quan trọng, gắn liền với cuộc sống con người vì khi đi siêu thị thì người dân không đi thường xuyên như thế, bên cạnh đó số lần đi chợ trong tuần tăng đi kèm với chất lượng bữa ăn gia đình cũng tăng theo, nên đòi hỏi chợ truyền thống phải ngày càng nâng cao chất lượng hàng hoá để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân và có như thế mới cạnh tranh được với siêu thị. 3.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỐ TIỀN CHI TIÊU CHO VIỆC MUA SẮM TẠI CHỢ Nhóm nghiên cứu tiến hành lược khảo tài liệu và đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến tác động đến nhu cầu mua sắm của người dân tại chợ truyền thống: tuổi, giới tính, nghề nghiệp, phương tiện đi chợ, thời gian đi từ nhà tới chợ, thời gian mua sắm tại chợ. Sau khi đưa ra các nhân tố nhóm nghiên cứu tiếp tục tiến hành bước tiếp theo là tiến hành kiểm định để T – tets và ANOVA để biết được rằng giữa các người dân có độ tuổi, giới tính, phương tiện đi chợ, thời gian đi từ nhà tới chợ, thời gian mua sắm tại chợ khác nhau thì số tiền chi tiêu cho việc mua sắm là có như nhau hay không. Kết quả thu được như sau: Kiểm định H01: Người dân có độ tuổi khác nhau thì sô tiền chi tiêu cho việc mua sắm là như nhau. Bảng 4. Độ tuổi ảnh hưởng tới số tiền đi chợ Độ tuổi Số lượng Chi tiêu trung bình Kiểm định Levene P = 0,852 < 22 tuổi 18 141627 22-30 tuổi 43 141627 kiểm định ANOVA P = 0,738 > 30 tuổi 35 158000 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu thu thập bằng SPSS) Kết quả kiểm định Levene trong trường hợp này P = 0,852 > mức ý nghĩa 0,05 à chấp nhận giả thuyết H0 à phương sai các nhóm không khác nhau một cách có ý nghĩa à có thể sử dụng kết quả phân tích ANOVA . Kết quả kiểm định ANOVA. Trong trường hợp này P = 0,738 > mức ý nghĩa 0,05 à chấp nhận giả thuyết H0 à Không có sự khác biệt về mức chi tiêu của của người dân có độ tuổi khác nhau. - Kiểm định H02 : Người dân giới tính khác nhau thì số tiền chi tiêu cho việc mua sắm là như nhau. Bảng 5. Giới tính ảnh hưởng tới số tiền đi chợ Độ tuổi Số lượng Chi tiêu trung bình Kiểm định Levene P = 0,002 Nam 30 184166 Nữ 66 134772 kiểm định t có P = 0,06 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu thu thập bằng SPSS) Qua bảng kiểm định T - test, ta thấy P = 0,06 > mức ý nghĩa 0,05, ta thấy không có sự khác biệt giữa giới tính và số tiền chi tiêu cho việc mua sắm. - Kiểm định H03 : Người dân có nghề nghiệp khác nhau thì số tiền chi tiêu cho việc mua sắm là như nhau. Bảng 6. Nghề nghiệp ảnh hưởng tới số tiền đi chợ Nghề nghiệp Số lượng Chi tiêu trung bình Kiểm định Levene P = 0,137 Học sinh sinh viên 17 139411 Lao đông phổ thong 9 93333 kiểm định ANOVA P = 0,738 Nhân viên văn phòng 18 184444 Công chức nhà nước 12 141666 Buôn bán 15 208000 Nội trợ 16 121875 Khác 9 124444 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu thu thập bằng SPSS) Kết quả kiểm định Levene trong trường hợp này P = 0,137 > mức ý nghĩa 0,05 à chấp nhận giả thuyết H0 à phương sai các nhóm không khác nhau một cách có ý nghĩa à có thể sử dụng kết quả phân tích ANOVA . Kết quả kiểm định ANOVA. Trong trường hợp này P = 0,037 < mức ý nghĩa 0,05 à bác bỏ giả thuyết H0 à Có sự khác biệt về mức chi tiêu của người dân có nghề nghiệp khác nhau. Vì nghề nghiệp đi đôi với thu nhập, thu nhập cao đòi hỏi chất lượng cuộc sống tốt hơn thông qua bữa ăn hằng ngày. Cuộc sống hiện nay khi con người luôn bận rộn với công việc nhưng việc đến chợ truyền thống thì vẫn luôn là nhu cầu cần thiết cho con người. - Kiểm định H04 : Hộ gia đình có thu nhập khác nhau đi chợ thì số tiền chi tiêu cho việc mua sắm là như nhau. Bảng 7 . Thu nhập ảnh hưởng tới số tiền đi chợ Thu nhập trên tháng Số lượng Chi tiêu trung bình (Đồng) Kiểm định Levene P = 0,107 < 2 triệu 4 70.000 2 – 5 triệu 35 109.000 kiểm định ANOVA P = 0,000 5 triệu 57 181.140 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu thu thập bằng SPSS) Trong kiểm định Levence P= 0,107 ≥ mức ý nghĩa 0,05 à phương sai của 2 tổng thể không khác nhau. Kết quả kiểm định ANOVA cho thấy giá trị P= 0,000 < 0,05 ta kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa về trị trung bình về thu nhập trung bình/tháng đối với số tiền mà người dân chi tiêu khi đi chợ ở mức ý nghĩa 5%. Nhìn chung, thu nhập của các hộ gia đình ở Thành phố Cần Thơ lớn hơn 5 triệu đồng/tháng chiếm tỷ trọng 59,4%. Đối với những hộ gia đình có thu nhập càng cao thì chi tiêu trung bình cho mỗi lần đi chợ càng cao. Qua kết quả này tác giả thấy thu nhập trung bình của đối tượng nghiên cứu là tương đối cao, nghĩa là đa số họ đã được đáp ứng nhu cầu cơ bản về sinh học (theo tháp nhu cầu Maslow) đã được đáp ứng, và họ cũng có xu hướng bước đến những nhu cầu cao hơn. - Kiểm định H05: Người dân sử dụng phương tiện khác nhau đi chợ thì số tiền chi tiêu cho việc mua sắm là như nhau. Bảng 8. Phương tiện ảnh hưởng tới số tiền đi chợ Phương tiện đi chợ Số lượng Chi tiêu trung bình Kiểm định Levene P = 0,083 Đi bộ 10 130500 Xe đạp 19 118157 Kiểm định ANOVA p = 0,738 Xe máy 66 163333 Khác 1 90000 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu thu thập bằng SPSS) Qua bảng kiểm định Levene ta có P = 0,083 < mức ý nghĩa 0,05 suy ra phương sai các nhóm không khác nhau một cách có ý nghĩa à có thể sử dụng kết quả phân tích ANOVA. Kết quả kiểm định ANOVA. Trong trường hợp này P = 0,738 > mức ý nghĩa 0,05 à chấp nhận giả thuyết H0 à Không có sự khác biệt về mức chi tiêu của người dân bằng phương tiên đi chợ khác nhau. - Kiểm định H06 : Người dân có thời điểm đi chợ khác nhau thì số tiền chi tiêu cho việc mua sắm là như nhau. Bảng 9. Thời điểm đi chợ hưởng tới số tiền đi chợ Thời điểm đi chợ Số lượng Chi tiêu trung bình Kiểm định Levene p = 0,011 Sáng 69 136521 Trưa 19 144736 kiểm định ANOVA p = 0,00 Chiều 6 225000 Tối 2 450000 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu thu thập bằng SPSS) Qua bảng kiểm định Levene ta có P = 0,011 < mức ý nghĩa 0,05 suy ra phương sai của 2 tổng thể không đồng nhất nên kiểm định ANOVA không có ý nghĩa. - Kiểm định H07 : Người dân có thời gian đi từ nhà tới chợ khác nhau thì số tiền chi tiêu cho việc mua sắm là như nhau. Bảng 10. Thời gian đi từ nhà đến chợ ảnh hưởng tới số tiền đi chợ Độ tuổi Số lượng Chi tiêu trung bình Kiểm định Levene p = 0,005 <15 phút 59 138813 15 - 30 phút 30 160666 kiểm định ANOVA p = 0,211 >30 phút 7 201428 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu thu thập bằng SPSS) Qua bảng kiểm định Levene ta có P = 0,005 < mức ý nghĩa 0,05 suy ra phương sai của 2 tổng thể không đồng nhất nên kiểm định ANOVA không có ý nghĩa. - Kiểm định H08 : Người dân có thời gian mua sắm tại chợ khác nhau thì số tiền chi tiêu cho việc mua sắm là như nhau. Bảng 11. Thời gian mua sắm tại chợ ảnh hưởng tới số tiền đi chợ Độ tuổi Số lượng Chi tiêu trung bình Kiểm định Levene p = 0,426 <30 phút 41 115609 30-60 phút 47 177872 kiểm định ANOVA p = 0,009 >60 phút 8 165000 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu thu thập bằng SPSS) Kết quả kiểm định Levene trong trường hợp này P = 0,426 > mức ý nghĩa 0,05 à chấp nhận giả thuyết H0 à phương sai các nhóm không khác nhau một cách có ý nghĩa à có thể sử dụng kết quả phân tích ANOVA . Kết quả kiểm định ANOVA. Trong trường hợp này P = 0,009 < mức ý nghĩa 0,05à bác bỏ giả thuyết H0 à Có sự khác biệt về mức chi tiêu của của người dân có thời gian mua sắm tại chợ khác nhau. 3.4. NHỮNG VẤN ĐỀ QUAN TÂM CỦA CỦA NGƯỜI DÂN KHI MUA SẮM Ở CHỢ Khi mua sắm ở chợ người tiêu dùng chẳng những quan tâm về hàng hóa, giá cả mà còn quan tâm đến môi trường chợ. Điều này sẽ được chứng minh trong phần phân tích bên dưới. Hình 4 Mức độ quan tâm của người dân về nhu cầu mua sắm tại chợ Hầu hết những vấn đề mà người dân khi đi chợ quan tâm đến nhiều là: chất lượng hàng hóa, giá cả, an ninh . Những yếu tố như cách bố trí hàng hóa, dịch vụ đi kèm, bãi giữ xe là những mong muốn thứ yếu. Vì hầu hết những người đi chợ đều mua hàng hóa ở những chỗ bán hàng quen nên họ không quan tâm đến yếu tố bố trí hàng hóa. Có 53,1% người cho rằng chất lượng hàng hóa rất quan trọng chỉ có 11,5 % người cho rằng chất lượng hàng hóa là không quan trọng; chỉ có 11,5% người cho rằng giá cả hàng hóa rất quan trọng và có 51 % người cho rằng giá cả hàng hóa là rất quan trọng khi đi mua sắm ở chợ. Những yếu tố khác như: dịch vụ đi kèm chỉ có 8,3 % người cho rằng quan trọng, có 13,5 % là không quan trọng và có tới 49 % cho là trung bình khi quyết định đi mua sắm ở chợ. Sự hài lòng khi đi mua sắm ở chợ hiện nay của người dân thành phố Cần Thơ được thể hiện qua bảng tóm tắt bên dưới: Bảng 12. Đánh giá của người dân khi mua sắm ở chợ Rất không hài lòng (%) Không hài lòng (%) Trung bình (%) Hài lòng (%) Rất hài lòng (%) Giá cả 0 8,3 24,0 44,8 22,9 Chất lượng hàng hóa 0 3,1 27,1 59,4 10,4 Thái độ người bán 2,1 8,3 32,3 47,9 9,4 Cách bố trí hàng hóa 1,0 4,2 56,2 30,2 8,4 Vệ sinh ở chợ 6,2 22,9 44,8 24,0 2,1 Bãi giữ xe 1,0 21,9 43,8 31,2 2,1 An ninh 1,0 15,6 39,6 37,5 6,3 Vị trí gian hang 2,1 10,4 41,7 35,4 10,4 Dịch vụ đi kèm 1,0 11,5 51,8 31,2 5,2 Đa dạng hàng hóa 0 5,2 22,9 53,1 18,8 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu thu thập bằng SPSS) Đa số người dân khi đi chợ đều hài lòng về giá cả, chất lượng hàng hóa cũng như sự đa dạng của hàng hóa và không hài lòng về vệ sinh, bãi giữ xe ở chợ. Đây cũng là một trong những vấn đề làm người dân ngày càng thích đi siêu thị hơn. 3.5. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN KHI ĐI CHƠ: Sử dụng Cron bach’s alpha để đánh giá sự tinh cậy của bộ tiêu chí, loại bỏ những tiêu chí không phù hợp. Qua việc sử dụng spss để phân tích ta có kết quả, hệ số Cronbach’s alpha = 0,445. Trong đó, có các biến sau đều có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3: chất lượng hàng hóa, cách bố trí hàng hóa, an ninh, vị trí gian hàng, đa dạng hàng hóa. Tuy nhiên, xét trên thực tế, khi đi chợ thì các chỉ tiêu về chất lượng hàng hóa, vị trí gian hàng, đa dạng hàng hóa là những tiêu chí ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm của người dân, còn cách bố trí hàng hóa và an ninh không ảnh hưởng nhiều vì đôi khi người dân đi chợ dựa vào sự thuận tiên nên quyết định loại ra hai tiêu chí: cách bố trí hàng hóa ( hệ số tương quan biến tổng = 0.074<0,3), an ninh (hệ số tương quan biến tổng = 0.090 <0,3). Sau khi loại bỏ 2 tiêu chí đó,cronbach’s alpha=0,760. Để xác định mô hình có thích hợp để tiến hành phân tích nhân tố hay không cần xem xét kiểm định KMO and Bartlett's Test. Giá trị của kiểm định KMO and Bartlett's Test bằng 0,000. Hệ số P = 0,000 <0,05 chứng tỏ mô h ình thích hợp để phân tích nhân tố. Bảng 13. Kết quả phân tích nhân tố Nhân tố 1 2 Giá cả 0,865 0,174 Đa dạng hàng hóa 0,527 0,117 Chất lượng hàng hóa 0,810 0,159 Thái độ người bán 0,482 0,504 Vệ sinh ở chợ 0,208 0,799 Bãi giữ xe 0,269 0,658 Vị trí gian hàng 0,245 0,373 Dịch vụ đi kèm -0,039 0,734 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu thu thập bằng SPSS) Dựa vào kết quả phân tích nhân tố ta có th ể chia 8 biến thành 2 nhóm như sau: Nhóm 1: Hàng hóa -Giá cả -Chất lượng hàng hóa -Đa dạng hàng hóa Nhóm 2: Môi trường chợ -Thái độ người bán -Vệ sinh ở chợ -Bãi giữ xe -Vị trí gian hàng -Dịch vụ đi kèm Năm thang điểm của thang đo Likert được sử dụng để đánh giá ý kiến của người dân về các vấn đề liên quan và ý nghĩa của từng cấp đánh giá dao động trên mức khoảng 0,80 với 5 mức từ : Rất không hài lòng nhất à Rất hài lòng Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng được tính như sau: Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum) / n = (5-1) / 5 = 0,80 Việc xác định mức độ đánh giá của n dựa theo các mức điểm như sau: 1,00-1,80 Rất không hài lòng 2. 1,81-2,60 Không hài lòng 3. 2,61-3,40 Trung bình 4. 3,41-4,20 Hài lòng 5. 4,21-5,00 Rất hài lòng Bảng 14. Đánh giá mức độ hài lòng của người dân khi đi chợ NHÂN TỐ TRUNG BÌNH ĐÁNG GIÁ Nhóm 1: hàng hóa 3,816 Hài lòng Giá cả 3,823 Hài lòng Đa dạng hàng hóa 3,854 Hài lòng Chất lượng hàng hóa 3,771 Hài lòng Nhóm 2: môi trường chợ 3,256 Trung bình Thái độ người bán 3,542 Hài lòng Vệ sinh ở chợ 2,927 Trung bình Bãi giữ xe 3,115 Trung bình Vị trí gian hàng 3,417 Hài lòng Dịch vụ đi kèm 3,281 Trung bình (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu thu thập bằng SPSS) Qua số liệu phân tích, ta thấy người dân khi đi chợ hài lòng về nhóm nhân tố hàng hóa bao gồm giá cả, chất lượng và sự đa dạng của hàng hóa. Nhưng người dân không hài lòng với nhóm nhân tố môi trường chợ vì hiện nay, thực trạng chợ Cần Thơ đang xuống cấp nghiêm trọng gồm các yếu tố về vệ sinh, bãi giữ xe ở chợ vẫn chưa được đầu tư nhiều. Ngoài ra khi đi chợ, người dân không nhận được những dịch vụ đi kèm nên một phần nào ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm của họ. Vậy mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến số tiền chi tiêu khi đi chợ có dạng Y = α + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5+ β6X6 + β7X7 + β8X8 + β9X9 + β10X10 + β11X11 Trong đó: Y: Số tiền chi tiêu khi đi chợ (đồng) X1: Mức độ ảnh hưởng của sự hài lòng về hàng hóa đến nhu cầu mua sắm ở chợ X2: Mức độ ảnh hưởng của sự hài lòng về môi trường chợ đến nhu cầu mua sắm ở chợ X3: Mức độ ảnh hưởng giới tính đến nhu cầu mua sắm ở chợ = 1 là Nam = 0 là Nữ X4: Mức độ ảnh hưởng của thu nhập đến nhu cầu mua sắm ở chợ X5: Mức độ ảnh hưởng số thành viên trong gia đình đến nhu cầu mua sắm ở chợ X6: Mức độ ảnh hưởng của nghề nghiệp là học sinh – sinh viên đến nhu cầu mua sắm ở chợ = 1 là học sinh – sinh viên = 0 là không là học sinh – sinh viên X7: Mức độ ảnh hưởng của nghề nghiệp là lao động phổ thông đến nhu cầu mua sắm ở chợ = 1 là lao động phổ thông = 0 là không là lao động phổ thông X8: Mức độ ảnh hưởng của nghề nghiệp là công chức nhà nước đến nhu cầu mua sắm ở chợ = 1 là công chức nhà nước = 0 là không là công chức nhà nước X9: Mức độ ảnh hưởng của nghề nghiệp là bôn bán đến nhu cầu mua sắm ở chợ = 1 là bôn bán = 0 là không là bôn bán X10: Mức độ ảnh hưởng của nghề nghiệp là nội trợ đến nhu cầu mua sắm ở chợ = 1 là nội trợ = 0 là không là nội trợ X11: Mức độ ảnh hưởng của nghề nghiệp khác đến nhu cầu mua sắm ở chợ = 1 là nghề khác = 0 là không là nghề khác Các biến độc lập được đưa vào mô hình hồi qui tuyến tính dựa trên các tiêu chí mà nhóm nghĩ là cần thiết. Đối với mổi người dân đi chợ sự đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các tiêu chí là khác nhau. Nhưng những tiêu chí được trình bày như trên rõ ràng là các tiêu chí được người dân đi chợ quan tâm và ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm của người dân. Bảng 15. Kết quả xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính bằng SPSS Hệ số beta T P Hằng số 2,0673 0,009 Sự hài lòng về hàng hóa 6,3 0,589 0,557 Sự hài lòng về môi trường chợ -0,250 -2,303 0,024 giới tính 0,210 2,167 0,033 Thu nhập trung bình/tháng của hộ gia đình 0,367 3,354 0,001 Số thành viên trong gia đình 0,119 1,147 0,254 Nghề nghiệp của người mua sắm là học sinh – sinh viên -0,200 -1,846 0,068 Nghề nghiệp của người mua sắm là lao động phổ thông -0,137 -1,303 0,196 Nghề nghiệp của người mua sắm là công chức nhà nước -0,060 -0,566 0,573 Nghề nghiệp của người mua sắm là bôn bán 0,057 0,529 0,598 Nghề nghiệp của người mua sắm là nội trợ -0,139 -1,220 0,226 Nghề nghiệp của người mua sắm là nghề nghiệp khác -0,124 -1,210 0,230 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu thu thập bằng SPSS) Giá trị Tolerances và VIF cho thấy không hiện diện hiện tượng đa cộng tuyến của các biến. à tiếp tục đánh giá mô hình. R2 hiệu chỉnh của mô hình là 30,4 % sự biến thiên của số tiền chi tiêu ở chợ được giải thích bởi mối liên hệ tuyến tính của các biến độc lập. à Mức độ phù hợp của mô hình tương đối. Tuy nhiên sự phù hợp này chỉ đúng với dữ liệu mẫu. Để kiểm định xem có thể suy diễn mô hình cho tổng thể thực hay không ta phải kiểm định độ phù hợp của mô hình. Giả thuyết H0: β1 = β2 = β3 = β4 =β5 = β6 = β7 = β8 = β9 = β10 = β11 = 0 Kiểm định giả thuyết H0: Hệ số F có giá trị kiểm định là 0,000 < mức ý nghĩa= 5% à Bác bỏ giả thuyết H0. Như vậy, kết quả thu được từ mô hình có thể dùng để kết luận cho cả tổng thể. Như vậy, phương trình thể hiện nhu cầu mua sắm theo các biến có tác động đến nó là: Số tiền chi tiêu mỗi lần đi chợ = 0,210[giới tính ] + 0,367[thu nhập TB/tháng của hộ gia đình] -0,250[sự hài lòng về môi trường chợ ] Tổng hợp tác động của 3 nhân tố quyết định 82,7% thay đổi nhu cầu mua sắm tại chợ của người dân. Cụ thể tác động của từng nhân tố như sau: - Hệ số hồi qui của biến giới tính là 0,210 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Giới tính sẽ ảnh hưởng cùng nhiều đến số tiền chi tiêu mỗi lần đi chợ. Với giới tính khác nhau giữa nam và nữ họ sẽ có nhu cầu mua sắm ở chợ khác nhau. Cụ thể, khi người mua sắm là nam thì nhu cầu mua sắm ở chợ tăng lên 21 %. - Hệ số hồi qui của biến thu nhập TB/tháng của hộ gia đình là 0,367 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, có ảnh hưởng cùng chiều đến số tiền chi tiêu mỗi lần đi chợ của người dân. Điều này có thể được giải thích bởi thực tế. Trong thực tế người dân có thu nhập tốt họ sẽ mua sắm nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu của gia đình. Vì vậy, số tiền mua sắm của các hộ này thường cao hơn các hộ có thu nhập thấp. Khi số tiền thu nhập của hộ tăng lên một triệu thì nhu cầu mua sắm sẽ tăng lên 0,367 triệu đồng. - Về sự hài lòng về môi trường chợ có hệ số hồi qui là – 0,250 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Nếu người dân hài lòng về môi trường chợ thì họ sẽ có nhu cầu đi chợ cao hơn. Khi sự hài lòng về môi trường chợ giảm 1% điều đó sẽ làm giảm nhu cầu mua sắm ở chợ 25 %. - Còn các biến còn lại: Sự hài lòng về hàng hóa, số thành viên trong gia đình, nghề nghiệp không có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5%. Chương 4. GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CHỢ TRUYỀN THỐNG Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ Vấn đề giao thông cần được quan tâm bằng cách ngăn cấm họp chợ lòng đường, vỉa hè, hoặc phân chia thời gian như có chợ chỉ họp vào ban đêm... Việc thu lệ phí, trông coi xe cộ ở chợ là cần thiết để Ban quản lí chợ duy trì nội quy, phòng chống chay nổ, trật tự, vệ sinh, đo lường,... - Hàng hóa bán trong chợ phải đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ hợp pháp, nhãn mác rõ ràng; ưu tiên bán hàng Việt Nam; khai thác theo nhu cầu thị trường nhưng phải tuân thủ pháp luật và đạo đức trong kinh doanh. - Người tiêu dùng: khi mua hàng phải so sánh với hàng hóa cùng loại về giá cả, chất lượng; chịu khó xem kỹ nhãn hiệu hàng hóa, hạn sử dụng, bao bì, những khuyến cáo của cơ quan chức năng, kiểm chứng qua cân đong … Khi người mua hàng bị vi phạm về quyền lợi của mình thì mạnh dạn khiếu nại đến Hội Bảo về quyền lợi người tiêu dùng các cấp, đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra tòa án theo qui định của pháp luật. Tạo dư luận xã hội lên án mạnh mẽ và không mua hàng những doanh nghiệp, những hộ kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, những nơi không niêm yết giá, nơi bán sản phẩm không an toàn Người dân quan tâm nhiều đến môi trường mua sắm ở chợ đặc biệt là vấn đề vệ sinh. Tuy nhiên các chợ truyên thống hiên tại vẫn chưa đáp ứng được vấn đề này. Nguyên nhân là các chợ bị xuống cấp và vấn đề ý thức của tiểu thương trong chợ. Nên việc nâng cao ý thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh ở chợ là điều cần thiết. Đồng thời phải sửa sang, nâng cấp lại chợ. Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN Nhiều khu chợ truyền thống ở TP.Cần Thơ ngày càng xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt là vào thời điểm mùa mưa. Như là chợ An Nghiệp, chợ Tân An thuộc quận Ninh Kiều, chợ Hồi Lực (quận Bình Thủy), chợ Lánh Sen ( huyện Vĩnh Thanh),... Nhưng khu chợ này gây bức xúc trong dân khi đi mua sắm tại chợ. Người tiêu dùng đi mua sắm tại chợ truyền thống, họ quan tâm nhiều đến chất lượng hàng hóa và giá cả. Dù vệ sinh ở chợ chưa được sạch, các dịch vụ đi kèm không được như ở siêu thị nhưng người dân vẫn thích đi chợ hơn vì giá cả hàng hóa ở chợ thường rẻ hơn ở các chỗ bán lẻ khác. Mặc khác do tập quán đi chợ đã có từ lâu đời nên nhu cầu mua sắm chính của người dân cũng là ở chợ. Những nhóm khách hàng khác nhau có những nhu cầu khác nhau, sự khác biệt này dễ nhận ra. Thứ nhất là giữa những nhóm khách hàng khác nhau về độ tuổi, do họ có tâm lý mua sắm và quan điểm mua sắm khác nhau nên nhu cầu khác nhau. Thứ hai là giữa những nhóm có thu nhập khác nhau, những nhóm có thu nhập cao hơn sẽ có nhu cầu nhiều về dịch vụ và tâm lý mua sắm, những nhóm có thu nhập thấp hơn thì có nhu cầu cao về hàng hóa và giá. Thứ ba là giữa những nhóm nghề nghiệp khác nhau thì ít có những khác biệt về nhu cầu, nhu cầu thường đan xen lẫn nhau. 5.2. KIẾN NGHỊ 5.2.1. Đối với chính quyền địa phương: Chính quyền đô thị rà soát lại các chợ ở thành phố để sửa đổi, bổ sung quy hoạch chung, khẳng định sự tồn tại và phát triển của chợ dân sinh trong thành phố, công khai các địa chỉ chợ được họp, tái lập chợ truyền thống. Xã hội hóa chợ theo hướng tôn trọng ý kiến người buôn bán (thương dân) và dân chúng khu vực. Đầu tư nâng cấp chợ làm mới lại các khu chợ truyền thống để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân; khi xây dựng mới cần đảm bảo đủ diện tích và các hạng mục cần thiết như nhà vệ sinh, hệ thống cấp, thoát nước, bãi giữ xe, chỗ để rác, … Đẩy mạnh tuyên truyền về pháp luật thương mại, về quyền lợi của người tiêu dùng; các Ban quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanh phải thực hiện tốt nội qui chợ, trong đó yêu cầu tiểu thương kinh doanh trong phạm vi chợ phải niêm yết giá, bán theo giá niêm yết tất cả các mặt hàng, xem đó là hành vi văn minh thương mại. Thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nườc đối với chợ trên địa bàn và theo phân cấp. Chợ là loại hình dịch vụ công cộng cần được xã hội hóa với những ưu đãi nhất định của Nhà nước như làm hạ tầng vào chợ, cho vay vốn đầu tư với lãi suất thấp, đào tạo kỹ năng quản lý chợ, đồng thời, Nhà nước cần kiểm soát việc sử dụng hạ tầng chợ đúng mục đích... 5.2.2. Đối với Ban quản lí chợ: Tăng cường vai trò của các Ban quản lí chợ để duy trì vệ sinh an toàn thực phẩm, chống cháy nổ, gìn giữ cảnh quan, bảo đảm đo lường đúng, duy trì trật tự, thời gian họp chợ, bảo đảm an toàn giao thông vào ra chợ... theo nội quy chợ. Nhà quản lý chợ có thể tập trung nhiều hơn để đáp ứng các nhu cầu về dịch vụ và tâm lý cho người tiêu dùng vì những nhu cầu này chưa được đáp ứng nhiều trong khi nhu cầu về hàng hóa đã được đáp ứng khá tốt. Yêu cầu các tiểu thương kinh doanh tại chợ phải niêm yết giá, bán theo giá niêm yết các mặt hàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc, phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng Đức, 2008. Lưu Thanh Đức Hải, giáo trình Nghiên Cứu Marketing, Đại Học Cần Thơ, 2007. Nguyễn Thị Phương Dung và Bùi Thị Kim Thanh , So sánh hành vi lựa chọn nơi mua sắm của người tiêu dùng đối với các loại hình siêu thị và chợ truyền thống: trường hợp ngành hàng tiêu dùng tại thành phố Cần Thơ, tạp chí khoa học Đại Học Cần Thơ, 2010. Nguyễn Quốc Nghi, Mạng lưới bán lẻ ở thành phố Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp, tạp chí thương mại số 27, 2010. PHỤ LỤC BẢNG CÂU HỎI I. PHẦN GIỚI THIỆU: Xin chào anh (chị), chúng tôi là sinh viên thuộc Khoa Kinh Tế- QTKD của trường Đại Học Cần Thơ. Hiện tại, chúng tôi đang tiến hành làm bài tập nhóm với đề tài “Nghiên cứu nhu cầu mua sắm của người dân tại các chợ truyền thống trên địa bàn quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ” nhằm mục đích tìm hiểu nhu cầu mua sắm của người dân để từ đó đề ra các giải pháp giúp các tiểu thương có thể phục vụ người dân tốt hơn. Trong cuộc thảo luận này, không có quan điểm, thái độ nào là đùng hay sai mà tất cả đều là các thông tin hữu ích. Các thông tin liên quan đến cá nhân anh (chị) tôi xin đảm bảo giữ bí mật và chỉ dùng để phục vụ công tác nghiên cứu. Rất mong anh (chị) dành khoảng thời gian quý báu của mình (khoảng 15 phút) để giúp chúng tôi hoàn thành bảng câu hỏi này. II. PHẦN QUẢN LÍ: Chợ: …………………………………. Ngày phỏng vấn:…………………….. Số thứ tự mẫu: ……….. Tên đáp viên: ……………………Giới tính:………..Số điện thoại:…………. Địa chỉ: Số…………..Đường:…………………………………………. Phường (xã): ……………….Quận (Huyện):……………..Tỉnh/TP: ………… III. PHẦN NỘI DUNG CHÍNH: Anh (Chị) vui lòng cho biết vài thông tin cá nhân sau: 1. PHẦN SÀNG LỌC: Câu 1:Anh (Chị) vui lòng cho biết, Anh (Chị) có thường mua sắm ở chợ không? Có à Tiếp tục Không à Ngưng, cảm ơn anh (chị)! Câu 2: Anh (Chị) có thường đi chợ ở địa bàn quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ không? 1. Có à Tiếp tục 2.Không à Ngưng, cảm ơn anh (chị)! 2. PHẦN THÔNG TIN CHUNG: Câu 1. Gia đình anh(chị) có bao nhiêu thành viên:………(thành viên) Câu 2. Trong gia đình anh(chị) có bao nhiêu thành viên đang đi làm:………….(thành viên) Câu 3. Nghề nghiệp của từng thành viên trong gia đình anh(chị): 1. Học sinh – sinh viên 2. Lao động phổ thông 3. Nhân viên văn phòng 4. Công chức nhà nước 5. Buôn bán 6. Nội trợ 7. Khác( vui lòng ghi rõ):……………………. Câu 4. Tổng thu nhập mỗi tháng của GIA ĐÌNH anh(chị) là bao nhiêu:…………………………………(đồng). Câu 5. Anh (Chị) thuộc nhóm tuổi nào? <22 tuổi 22 - 30 tuổi >30 tuổi 3. NHU CẦU MUA SẮM: Câu 6. Trong gia đình anh(chị), ai là người quyết định mua sắm trong gia đình: 1. Anh(chị) 2. Khác( vui lòng ghi rõ):………. Câu 7. Anh (Chị) thường đi chợ vào buổi nào? 1. Sáng 2. Trưa 3. Chiều 4. Tối Câu 8. Một tuần, gia đình Anh (Chị) đi chợ bao nhiêu lần? 1. 2 lần/tuần 2. 3 lần/ tuần 3. 4 lần/tuần 4. Khác (vui lòng ghi rõ): ....................................... Câu 9. Loại mặt hàng nào Anh(chị) thường mua sắm ở chợ ? Thực phẩm Đồ dùng sinh hoạt cá nhân. Quần áo Đồ dùng gia dụng Khác ( vui lòng ghi rõ)………………………… Câu 10. Anh (Chị) thường đi chợ bằng phương tiện gì? 1. Đi bộ 2. Xe đạp 3. Xe máy 4. Phương tiện khác( vui lòng ghi rõ):…………………. Câu 11. Thời gian Anh (Chị) đi từ nhà tới chợ trong bao lâu? 1. < 15 phút 2. 15-30 phút 3. >30 phút Câu 12. Gia đình Anh (Chị) thường đi chợ trong bao lâu? 1. <30 phút 2. 30 – 60 phút 3. >60 phút Câu 13. Mỗi lần đi chợ, gia đình Anh (Chị) tiêu bao nhiêu tiền?.............................(đồng). Câu 14. Anh (Chị) vui lòng đánh giá mức độ QUAN TRỌNG của các yếu tố sau đến nhu cầu mua sắm tại chợ truyền thống: 1. Rất không quan trọng 2. Không quan trọng 3. Trung bình 4. Quan trọng 5. Rất quan trọng Các yếu tố 1 2 3 4 5 1. Giá cả 2. Chất lượng hàng hóa 3. Thái độ người bán hàng 4. Cách bố trí hàng hóa 5. Vệ sinh ở chợ 6. Bãi giữ xe 7. An ninh 8. Vị trí gian hàng 9. Dịch vụ đi kèm 10. Đa dạng hàng hóa 11. Khác (vui lòng ghi rõ) ……………………………… Câu 15. Anh (Chị) vui lòng đánh giá mức độ HÀI LÒNG của các yếu tố sau trong quá trình mua sắm tại chợ truyền thống: 1. Rất không hài lòng 2. Không hài lòng 3. Trung bình 4. Hài lòng 5. Rất hài lòng Các yếu tố 1 2 3 4 5 1. Giá cả 2. Chất lượng hàng hóa 3. Thái độ người bán hàng 4. Cách bố trí hàng hóa 5. Vệ sinh ở chợ 6. Bãi giữ xe 7. An ninh 8. Vị trí gian hàng 9. Dịch vụ đi kèm 10. Đa dạng hàng hóa 11. Khác (vui lòng ghi rõ) ………………………….. Câu 16. Anh (Chị) có đề xuất gì để góp phần nâng cao chất lượng chợ truyền thống của quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ? ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnhu_cau_mua_sam_cua_nguoi_dan_tai_cac_cho_truyen_thong_o_thanh_pho_can_tho_3483.doc
Luận văn liên quan