Đề tài Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của rầy nâu và khả năng khống chế rầy của thiên địch trên đồng ruộng vụ xuân năm 2011 Tại Hải Hậu - Nam Định

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Lúa được coi là một trong ba cây lương thực chủ yếu trên thế giới: Lúa mỳ, lúa và ngô. Trong đó có khoảng 40% dân số coi lúa gạo là nguồn lương thực chính, 25% dân số sử dụng lúa gạo trên 1/2 khẩu phần lương thực hàng ngày. Như vậy, lúa gạo có ảnh hưởng tới đời sống ít nhất 65% dân số trên thế giới (Giáo trình cây lương thực). Cây lúa bị rất nhiều loài sinh vật gây hại như: sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, rầy nâu, chuột , trong đó rầy nâu là một trong những đối tượng gây hại nguy hiểm nhất vì ngoài việc chích hút gây hại trực tiếp, rầy nâu còn là môi giới truyền bệnh virus cho lúa như bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Theo Reissig Henrichs (1993), sự gia tăng về số lượng và thành phần nhóm rầy hại thân do nguyên nhân, mở rộng diện tích trồng lúa, tạo điều kiện cho rầy pháp tán và lây lan trên diện rộng. Tăng số vụ lúa trong năm tạo điều kiện cho rầy phát triển thành dịch, cơ cấu giống thường xuyên được thay đổi, thay thế các giống chống chịu tốt năng xuất thấp thay bằng các giống cho năng xuất cao nhưng ngược lại tính chống chịu sâu, bệnh lại kém. Trồng nhiều giống mới thay giống liên tục làm phát sinh nhiều loài rầy mới gây hại mạnh hơn. Ngoài ra, rầy lưng trắng và rầy xám cũng thường xuyên xuất hiện trên các giống lúa đặc biệt trên các giống nhiễm cùng với rầy nâu và được coi là những dịch hại quan trọng đối với trồng lúa nhiệt đới và cận nhiệt đới Châu Á. Ở Việt Nam, vào năm 1958 rầy nâu phát sinh thành dịch phá hại lúa chiêm xuân giai đoạn trỗ - chín ở các tỉnh phía Bắc. Ở nhiều tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng ven biển khu 5 và Thừa Thiên Huế. Năm 1974 diện tích lúa bị rầy nâu hại ở các tỉnh phía Nam lên tới 97.860 ha, đặc biệt từ tháng 11/1977, trong suốt 3 tháng 11-1, rầy nâu gây thành dịch trên diện tích rộng 200.000 ha. Theo Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), trong những năm 1999 - 2003, diện tích lúa bị hại do rầy nâu và rầy lưng trắng gây ra trong cả nước là 408.908,4 ha trong đó miền Bắc là 213.208,8 ha, miền Nam là 195.699 ha. Năm 2006 tại các tỉnh thành phía Nam, tổng diện tích nhiễm rầy nâu toàn vụ là 200.039 ha chiếm 12,8% diện tích gieo trồng. Như vậy, diện tích lúa bị hại và hại nặng do rầy nâu gây ra xếp hàng thứ ba trong chín loài dịch hại lúa chủ yếu. Nhưng điều đáng lưu ý ở đây đa số các giống đang gieo trồng chủ yếu các giống mẫn cảm với rầy nâu ở nước ta. Ngày nay nhóm rầy hại thân đang được sự quan tâm của các nhà bảo vệ thực vật. Để khắc phục tình trạng trên việc đi sâu nghiên cứu về nhóm rầy hại thân và tìm ra biện pháp phòng chống chúng hợp lý, góp phần tích cực cho công tác bảo vệ thực vật đạt hiệu quả cao, đồng thời đưa ra được những khuyến cáo trong việc bố trí cơ cấu giống cây trồng hợp lý để giảm áp lực của dịch hại, giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật và lượng thuốc độc trên đơn vị diện tích là việc cần thiết. Để góp phần làm cơ sở cho công tác dự tính dự báo và biện pháp phòng chống nhóm rầy chích hút thân lúa một cách thích hợp và có hiệu quả, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của rầy nâu và khả năng khống chế rầy của thiên địch trên đồng ruộng vụ xuân năm 2011 Tại Hải Hậu - Nam Định”

doc53 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5868 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của rầy nâu và khả năng khống chế rầy của thiên địch trên đồng ruộng vụ xuân năm 2011 Tại Hải Hậu - Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N. C. Thuật, 1989). Sau khi tích lũy quần thể đến mức tối đa, mật độ có thể lên tới 700 – 2000 con/khóm. Sau khi cây lúa bị hại nặng (do cháy rầy) lúa không còn thích hợp với rầy, lúc này rầy nâu phát triển nhiều dạng cánh dài phát tán tới những trà lúa muộn, những ruộng mạ gieo sớm hay những ký chủ phụ đảm bảo cho phát triển các thế hệ tiếp theo. Khi nghiên cứu rầy nâu ở các vùng ngoại thành Hà Nội, Hà Sơn Bình, Hà Nam Ninh, các tác giả cho biết, hàng năm đợt rầy non xuất hiện trên các trà lúa sớm khoảng cuối tháng 2 đến giữa tháng 3. Kết quả năm 1981-1982 cho thấy từ tháng 1 đến tháng 11 rầy nâu phát sinh thành 9 đợt, 2 đợt rầy có mật độ cao có khả năng gây hại trong tháng 5 và tháng 10. Tùy theo điều kiện thời tiết từng năm mà trong năm rầy nâu có thể có từ 9-10 lứa rầy. Mỗi vụ lúa có 4 lứa rầy, trong đó 3 lứa trên lúa sớm và lúa đại trà, 1 lứa trên lúa muộn hay mạ sớm (T. H. Thọ và N. C. Thuật, 1989). Không giống với Đồng Bằng Sông Cửu Long, miền Bắc có mùa đông lạnh và nhiệt độ trung bình 12 tháng, tháng 1,2 chỉ trong khoảng từ 13.5 – 18oC đã ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển của rầy. Nhiệt độ thấp làm tỷ lệ tử vong của các đợt rầy nâu đầu vụ cao hơn, có thể đến 85% số rầy chết sau các đợt rét đột ngột tháng 1/1992 nhiệt độ xuống tới 10.5 -12oC. Nhiệt độ tháng 12, tháng 1,2 cao đã dẫn đến các lứa rầy trong vụ xuân phát triển sớm hơn những năm mùa đông kết thúc muộn (N. C. Thuật, 1989). Các trận dịch rầy nâu chủ yếu xảy ra vào mùa mưa hoặc phụ thuộc vào lượng mưa (N. V. Huỳnh, 1978; Bùi Văn Ngạc và ctv, 1980). Mưa to gió lớn làm hạn chế rầy nâu phát triển. Theo Đào Thế Tuấn thì sự quá đồng nhất về mặt di truyền của các giống lúa nguồn gốc từ IRRI trồng trên diện rộng đã tạo điều kiện thuận lợi cho dịch rầy nâu xẩy ra. Việc cấy tập trung hay kéo dài đều ảnh hưởng tới sự phát triển và gây hại của rầy nâu (N. C. Thuật, 1989). 1.3.4. Phòng trừ rầy nâu Nilaparvata lugens Stal Dự tính dự báo: Thực hiện dự tính dự báo là cơ sở quan trọng trong công tác phòng chống sâu bệnh hại cây trồng. Dự tính dự báo bằng bẫy đèn, điều tra trực tiếp ngoài đồng ruộng, dự báo sớm sự phát sinh và tỷ lệ rầy nhiễm bệnh là những nội dung quan trọng của qui trình phòng trừ tổng hợp rầy nâu và bệnh vi rút hại lúa (Viện BVTV, 2006). Phòng chống rầy nâu bằng biện pháp sử dụng giống chống chịu: đây một nội dung cơ bản trong phòng trừ tổng hợp. Sử dụng giống lúa kháng rầy là biện pháp rẻ tiền, hiệu quả dễ thực hiện trên diện rộng để hạn chế tác hại của rầy nâu. Các giống lúa kháng rầy nâu như Mudgo (gen Bph1), ADS7, IR36 (gen bph2), CR 203, C 70, C180… làm cho rầy sinh trưởng kém, thời gian phát dục kéo dài, tỷ lệ tử vong cao. Từ đó dẫn đến sự phát triển quần thể của rầy nâu kém hơn rất nhiều lần so với khi chúng phát triển trên các giống nhiễm như giống lúa TN1, IR8, IR22. Giống lúa CR203, C70, C71,.CR 84-1 kháng rầy nâu đã được triển khai rộng trên cả nước. Chính vì vậy các trận dịch rầy nâu đã được dập tắt, sản lượng lúa tăng, chi phí cho bảo vệ thực vật giảm đáng kể (Viện BVTV, 2006). Các giống lúa khác nhau có khả năng phản ứng với rầy nâu cũng khác nhau. Ở miền Bắc đã xác định được 332 giống và dòng lai có tính kháng rầy nâu trong số 905 giống và dòng lai được đánh giá (N. V. Đĩnh, 2005; N. Đ. Khiêm, 1995). Khu vực phía Nam đã xác định được 78 giống và dòng lai có tính kháng với rầy nâu trong 1134 giống và dòng lai được đánh giá (N. Đ. Khiêm, 1995). Nhiều giống lúa phản ứng kháng với rầy nâu ở miền Bắc nhưng lại nhiễm với rầy nâu ở đồng bằng sông Cửu long, tuy nhiên chưa thấy giống nào ở đồng bằng sông Cửu long lại nhiễm rầy nâu ở khu vực phía Bắc (N. Đ. Khiêm, 1995). Phòng chống rầy nâu bằng biện pháp sinh học: Có thể nói cho đến nay biện pháp sinh học được nhắc đến như một biện pháp không thể thiếu trong biện pháp bảo vệ cây trồng, tuy nhiên trên cây lúa, biện pháp này vẫn chủ yếu là bảo vệ các thiên địch trong tự nhiên thông qua việc thực hiện các biện pháp phòng trừ và canh tác làm giảm việc ảnh hưởng đến suy giảm quần thể của KSTĐ tự nhiên (Viện BVTV, 2006). Các kết quả nghiên cứu về thành phần và diễn biến số lượng quần thể thiên địch của rầy nâu cho tới nay cũng khá nhiều như: P. V. Lầm (1992) tác giả đã phát hiện được 56 loài côn trùng, nhện, nấm và tuyến trùng là thiên địch của rầy nâu ở các tỉnh Hà Nội, Hà Tây, Thái Bình và Tiền Giang. Như vậy thành phần thiên địch của rầy nâu trên ruộng lúa của nước ta không nghèo nàn như một vài ý kiến đánh giá. Các thiên địch thuộc mọt số bộ của lớp Côn trùng, lớp nhện, lớp nấm bất toàn và tuyến trùng. Các loài thiên địch thu được nhiều nhất thuộc bộ nhện lớn (17 loài chiếm 30,3%) bộ cánh cứng (15 loài chiếm 26,8%) bộ cánh màng (13 loài chiếm 23,2%). Có 18 loài thiên địch của rầy nâu bắt gặp thường xuyên với số lượng tương đối cao, 6 loài ký sinh trứng rầy nâu, 8 loài ký sinh rầy non và trưởng thành, 2 loài ký sinh bậc 2, 5 loài thuộc 3 giống họ ong kiến ngoại ký sinh rầy non và rầy trưởng thành Phạm Văn Lầm (1992). Trong số các loài ăn thịt thường gặp nhất là nhện bắt mồi trong đó loài có số lượng lớn hơn cả là loài Lycoza pseudoannulata, phổ biến ở hầu hết các nơi trên ruộng lúa, chúng có mặt từ đầu vụ đến cuối vụ lúa, chúng thích sống ở nơi ẩm ướt. Nhện này có khă năng ăn mồi lớn: 6-7 rầy non và 3-4 rầy trưởng thành/ngày 4-5 rầy trưởng thành hoặc 7-8 rầy non/ngày (N. C. Thuật, 1989). Các loài ăn thịt như bọ rùa đỏ, bọ ba khoang, bọ cánh ngắn, bọ xít mù xanh, bọ xít nước... chúng xuất hiện, phát sinh, phát triển theo sự xuất hiện và gia tăng của rầy nâu trên ruộng lúa. Chúng có thể ăn trứng, ăn rầy non và thường đạt đỉnh cao vào đỉnh cao của rầy nâu hoặc trứng (N. C. Thuật, 1989). Các loài ăn thịt chủ yếu thuộc Miridae và Coccinellidae (N. V. Huỳnh, 1980). Ký sinh trứng phổ biến thuộc 2 họ Mymaridae và Trichogrammatidae. Vai trò của chúng đã được tác giả H. Q. Hùng (1984) nghiên cứu kỹ. Vai trò ký sinh của ong Oligosita và Gonatocerus trên trứng rầy nâu được Phạm Văn Lầm và cộng sự, nghiên cứu trong nhiều năm cho biết: ong Anagrus sp. ký sinh trứng rầy nâu từ tháng 4-11 (vùng Hà Nội), tháng 7-12 (Long An). Tỷ lệ trứng bị ong này ký sinh từ 15-25%, có trường hợp 95% ở cuối vụ hè thu tháng 8 năm 1980. Phòng chống rầy nâu bằng biện pháp hoá học: Biện pháp hoá học vẫn cần thiết trong một tương lai dài. PTTH, theo quan niệm của một số nhà khoa học, không nhằm mục tiêu loại bỏ mà là sử dụng hợp lý và có chọn lọc hoá chất bảo vệ thực vật. Tại Việt Nam hầu hết các công trình nghiên cứu về phòng trừ sâu bệnh hại lúa đều quan tâm đên biện pháp sử dụng thuốc học học hợp lý cụ thể rầy nâu thuốc Bassa 50EC, Trebon 10EC, Applaud 15 WP, Regent 800 WG, Admire 50EC phun khi rầy tuổi 1 - 2 rộ. Xử lý hạt giống: Cruiser Plus 312.5FS (50ml/100 kg hạt giống) và Gaucho 600 FS (40ml/100 kg hạt giống) không ảnh hưởng đến tỷ lệ nẩy mầm và tốc độ nảy mầm của hạt, không ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa sau khi gieo cấy. Thuốc Cruiser có hiệu quả trừ rầy trưởng thành xâm nhập vào ruộng từ 72-82% sau mọc 3-5 ngày tuổi, từ 40-60% cây lúa 7-10 ngày tuổi (N. V. Viễn 2007). Cũng theo tác giả Ngô Vĩnh Viễn (2007) thì thuốc nhóm Neonicotinoid có hoạt chất Dinotefuran (trong đó có Oshin 20 WP), Clothianidin (trong đó có Dantosu 16 WSG), Thiamethoxan (trong đó có Actara 25WG) có hiệu quả trừ rầy non và rầy trưởng thành và có thể bảo vệ lúa non trong 5 ngày sau phun. Những loại thuốc này có thể khuyến cáo sử dụng trừ rầy nâu véc tơ truyền bệnh vàng lùn, lùn xoăn lá cho lúa từ khi mọc cho đến 30 ngày tuổi. CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu. - Rầy nâu: Các pha phát dục. - Thiên địch của rầy nâu. - Một số dụng cụ phục vụ thí nghiệm: Túi ni lông, chổi lông, lọ thủy tinh, hộp nhựa, ống nghiệm (dài 17.7cm x rộng 1.8cm), khay gieo mạ, kim mũi nhọn, panh. Xô nhựa trồng cây, lồng lưới nuôi rầy. Tủ sấy, kính lúp, kính lúp soi nổi, các loại hóa chất giữ ẩm, cồn 90o, foocmon 5%, KOH, axit axetic.... - Dụng cụ nuôi thiên địch và nuôi rầy: chậu nhựa kích thước ( 20 x 16,5 x 16 cm ), ống hút côn trùng, ống chụp kích thước (17 x 60 cm ), kính lúp cầm tay, bút lông, khay mạ, ống nghiêm, vải màn, hộp nhựa… 2.2. Nội dung nghiên cứu 2.2.1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của rầy nâu hại lúa làm cơ sở nghiên cứu và đề xuất biện pháp phòng trừ. -Thời gian phát dục các pha: trứng, tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3, tuổi 4, tuổi 5 và trưởng thành. -Khả năng đẻ trứng của trưởng thành, tỷ lệ nở của trứng. -Vòng đời của rầy nâu. 2.2.2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của rầy nâu hại lúa - Điều tra tra thành phần nhóm rầy hại thân và thiên địch phổ biến trên lúa vụ xuân 2011 tại Hải Hậu – Nam Định. - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của nhóm rầy hại thân lúa. - Đánh giá ảnh hưởng của một số biện pháp canh tác có ảnh hưởng đến quần thể rầy nâu vụ xuân 2011 tại Hải Hậu – Nam Định. - Đánh giá khả năng ăn của một số loại thiên địch đối với rầy nâu. Theo dõi diễn biến quần thể rầy nâu vào bẫy khi điều tra mật độ rầy trên đồng ruộng. Nghiên cứu mật độ rầy nâu gây ra trên các trà lúa gieo sạ ở các thời điểm khác nhau, các công thức khác nhau 2.3. Phương pháp nghiên cứu. 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài đồng ruộng - Phương pháp điều tra thành phần nhóm rầy hại thân và thiên dịch trên lúa: + Thời gian bắt đầu điều tra: 7 ngày sau cấy + Dùng bẫy dính vàng điều tra định kỳ 7 ngày/lần + Điều tra 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 30 khóm (tương đương 1 m²) + Vỗ 2 lần/khóm + Bẫy được đem về đếm rầy các tuổi và KSTĐ - Chỉ tiêu: + Thành phần nhóm rầy hại thân. + Thành phần các loài thiên địch chính. + Tần suất xuất hiện nhóm rầy hại thân và thiên địch chính. Số điểm có rầy/ thiên địch Tần suất bắt gặp (%)= x100% Tổng số điểm điều tra - : Rất ít (< 10% số lần bắt gặp ) + : Ít ( 11 - 20% số lần bắt gặp) ++ : Trung bình (21-50% số lần bắt gặp) +++ : Nhiều (> 50% số lần bắt gặp) - Phương pháp bố trí thí nghiệm xử lý một số loại thuốc hoá học tới quần thể rầy nâu. - Thí nghiệm ô lớn không nhắc lại - Công thức thí nghiệm CT Thí nghiệm Loại thuốc dùng Diện tích ô thí nghiệm (ha) Mật độ 1 Bắc thơm số 7 2 ha 2 Nếp Thái Bình 2 ha 3 Tạp Giao 2 ha - Phân bón: 90N: 70 P205: 80 K20 - Chế độ chăm sóc bón phân, phun thuốc giữa các giống như nhau - Giống theo dõi: Bắc thơm số 7. nếp thái bình, tạp giao. - Ngày cấy: 25/2/2011 CT Thí nghiệm Chế độ thâm canh Diện tích ô thí nghiệm (ha) Mật độ 1 Thấp 2 ha 2 Cao 2 ha - Thâm canh thấp: 10 kg Đạm, 4 kg Kali, 15 kg Lân supe, 20 kg NPK/sào - Thâm canh cao: 14 kg Đạm, 4 kg Kali, 15 kg Lân supe, 20 kg NPK/sào - Thời gian cấy, xử lý giống, phun thuốc giữa 2 chế độ thâm canh là như nhau. - Giống theo dõi: Giống Tạp giao. - Ngày cấy: 25/2/2011 Phương pháp điều tra + Thời gian bắt đầu điều tra: 7 ngày sau cấy + Dùng bẫy dính vàng điều tra định kỳ 7 ngày/lần + Mỗi công thức điều tra 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 30 khóm (tương đương 1 m²) + Vỗ 2 lần/khóm + Bẫy được đem về đếm rầy các tuổi và KSTĐ - Chỉ tiêu theo dõi: mật độ quần thể rầy nâu (con/m²) tại các công thức qua các lần điều tra 2.4. Các chỉ tiêu theo dõi - Chỉ tiêu theo dõi: + Thời gian trứng + Thời gian các tuổi rầy non + Thời gian tiền đẻ trứng + Thời gian trưởng thành - Số cá thể/ công thức theo dõi: 50 rầy Tổng số trứng = tổng số rầy nở + tổng số trứng chưa nở. Tổng số trứng nở Tỷ lệ trứng nở = x 100 Tổng số trứng 2.5. Xử lý số liệu. Các số liệu thí nghiệm được tính toán theo phương pháp thống kê trong chương trình Microsoft Excel ở độ tin cậy P=95% và phần mêm IRRISTAT. CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thành phần nhóm rầy hại thân lúa và thiên địch phổ biến của chúng vụ xuân 2011 tại Hải Hậu - Nam Định. 3.1.1. Một số đặc điểm sinh học của rầy nâu hại lúa Nilaparvata lugens Stal tại Viện Bảo vệ thực vật. Chúng tôi tiến hành ba đợt nuôi theo dõi đặc tính sinh học của rầy nâu trong điều kiện nhà lưới tại viện Bảo Vệ Thực Vật, kết quả thể hiện tại (bảng 3.1) cho thấy thời gian phát dục của trứng, rầy non các tuổi và vòng đời không khác nhau nhiều. Đợt nuôi thứ nhất, ở điều kiện nhiệt độ nuôi trung bình là 20,2oC ẩm độ trung bình là 79,24% thời gian rầy non tuổi 5 dài nhất, trung bình là 8,86±1,35 ngày và ngắn nhất là thời gian tuổi 2 trung bình là 2,57±0,60 ngày và thời gian trứng là 10,78 ± 0,44 ngày. Đợt nuôi thứ 2, ở điều kiện nhiệt độ nuôi trung bình là 21,5oC và ẩm độ 71% thời gian rầy non tuổi 5 là dài nhất 5,64±1,08 ngày và ngắn nhất ở tuổi 2 là 3,44±0,51ngày và thời gian trứng trung bình là 10,11 ±0,60ngày. Đợt nuôi thứ 3, ở điều kiện nhiệt độ nuôi trung bình là 25,0oC ẩm độ là 65,69%. Thời gian phát dục dài nhất ở tuổi 1 là 4,92±0,61 ngày và ngắn nhất ở tuổi 3 là 2,69±0,63 ngày và thời gian trứng trung bình là 9,71 ± 0,49 ngày. Nhìn chung qua ba đợt nuôi cho thấy thời gian trứng trung bình từ 9,7 ± 0,4 đến 10,7± 0,4 ngày. Thời gian sâu non cũng không khác biệt nhiều, thời gian tuổi 1 từ 3,6±0.5đến 4,9±0,6 ngày, thời gian tuổi 2 từ 2,5±0,6 đến 3,4±0,5ngày, thời gian tuổi 3 từ 2,69±0,63 đến 6,05±0,99 ngày, thời gian tuổi 4 từ 3,5±0,9 đến 4,7±1,0 ngày, thời gian tuổi 5 dài nhất từ 3,91±0,9 đến 8,8±1,3ngày. Thời gian đẻ trứng, tiền đẻ trứng và vòng đời của rầy nâu qua 3 đợt nuôi cho thấy: thời gian đẻ trứng của trưởng thành rầy nâu dài nhất ở điều kiện nhiệt độ nuôi 25,0 oC, ẩm độ 65,6 % là 10,7±0,4 ngày, sau đó đến điều kiện nhiệt độ trung bình 21,5oC, ẩm độ 71% là 10,1±0,6 ngày, thời gian đẻ trứng ngắn nhất là 9,7±0,4 ngày trong điều kiện nhiệt độ nuôi 20,26oC và ẩm độ 79,2 %. Vòng đời trung bình của rầy nâu nhìn chung không sai khác nhau nhiều ở cả 3 đợt nuôi cụ thể là 44,0 ± 5,7 ngày, 37,3 ± 4,9 ngày và 31,5 ± 4,0 ngày ở điều kiện nhiệt độ nuôi 20,2oC, 21,oC và 25,0 oC (bảng 3.2). Khả năng đẻ trứng và số trứng nở của rầy nâu ở các đợt nuôi khác nhau cho thấy: ở những điều kiện nhiệt độ khác nhau số trứng đẻ của một trưởng thành cái cũng khác nhau và tỷ lệ trứng nở cũng khác nhau. Ở điều kiện nhiệt độ 25.0oC ẩm độ 64.6% tổng số trứng đẻ của một con cái là 67.1±15.9 quả, tỷ lệ nở là 97.3±2.3 Ở điều kiện nhiệt độ trung bình 21.5oC, ẩm độ 71% tổng số trứng đẻ của một trưởng thành cái là 73.1±10.7 quả và tỷ lệ nở là 94.9±1.9%. Với điều kiện nhiệt độ trung bình 20.2oC, ẩm độ 79.2% tổng số trứng đẻ của một trưởng thành cái thấp hơn cả 82.28 quả và tỷ lệ nở cũng thấp nhất 94.8±3.4% (bảng 3.3). Bảng 3.1. Thời gian phát dục pha sâu non của rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) trong điều kiện nhà lưới (Hải Hậu-Nam Định 2011) Đợt nuôi Thời gian trứng (ngày) Thời gian rầy non (ngày) Nhiệt độ (oC) Ẩm độ (%) Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4 Tuổi 5 1 10,7±0,4 4,4±0,6 2,5±0,6 6,0±0,9 4,7±1,0 8,8±1,3 20,2 79,2 2 10,1±0,6 3,6±0,5 3,4±0,5 3,6±0,9 4,5±0,6 5,6±1,0 21,5 71,0 3 9,7± 0,4 4,9±0,6 3,0±0,4 2,6±0,6 3,5±0,9 3,9±0,9 25,0 65,6 Bảng 3.2. Thời gian các pha phát dục của rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) trong điều kiện nhà lưới Viện bảo tv Pha phát dục Thời gian phát dục (ngày) Đợt nuôi 1 Đợt nuôi 2 Đợt nuôi 3 Trứng 10,78 ± 0,44 10,11 ±0,60 9,71 ± 0,49 Sâu non 26,19±2,15 20,91±0,92 18,09±0,85 Tiền đẻ trứng 4,66±0,51 5,5±0,76 6,9±0,64 Thời gian đẻ trứng 9,71±0,48 10,1±0,6 10,7±0,48 Vòng đời 44,04 ± 5,73 37,39 ± 4,91 31,52 ± 4,02 Nhiệt độ trung bình (oC) 20,2 21,5 25,0 Ẩm độ trung bình (%) 79,24 71 65,69 Bảng 3.3. Khả năng đẻ và tỷ lệ nở của trứng rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) trong điều kiện nhà lưới ( Đợt nuôi Tống số trứng/1TT (quả) Tổng số trứng nở (quả) Tỷ lệ trứng nở (%) Nhiệt độ trung bình (oC) Ẩm độ trung bình (%) 1 82,28±17,64 77,57±14,33 94,81±3,4 20,2 79,24 2 73,16±10,72 69.33±9,07 94,93±1,93 21,5 71 3 67,16±15,96 65,16±14,41 97,39±2.33 25,05 65,69 Với những kết quả nghiên cứu về thời gian phát dục của rầy nâu và khả năng đẻ trứng của rầy nâu trong điều kiện nhà lưới tại viện Bảo Vệ Thực Vật cho thấy: ở điều kiện nhiệt độ 25,0oC là thích hợp hơn cả cho sự phát, sinh phát triển của rầy. Ở điều kiện nhiệt độ này thời gian phát dục rầy non, thời gian phát dục trứng và thời gian trước đẻ trứng ngắn hơn. Nhưng thời gian đẻ trứng của trưởng thành lại kéo dài hơn và tổng số trứng đẻ cũng nhiều hơn. Với sự phát sinh phát dục của rầy nâu như vậy cho chúng tôi nhận xét: vào những năm có điều kiện thời tiết mát mẻ dao động trên dưới 25oC cùng với điều kiện thức ăn thuận lợi và môi trường thích hợp thì sự phát sinh, phát triển và gây hại của rầy nâu sẽ mạnh hơn và dễ dẫn đến bùng phát dịch rầy nâu, phải chăng chính vì các đặc điểm sinh học nêu trên mà từ năm từ 2006 đến nay, rầy nâu luôn bùng phát với mật độ cao và sức gây hại lớn trên cả nước, nhất là tại các tỉnh đồng bằng bắc bộ bởi lẽ: do giá lúa cao người dân trồng 2-3 vụ/năm, thời vụ gieo sạ không tập trung, trên đồng lúc nào cùng có lúa ở giai đoạn thích hợp nhất cho sự phát sinh quần thể. Đồng bằng bắc bộ luôn được thiên nhiên ưu đãi, ruộng lúa đủ nước suốt cả vụ và trong suốt cả 3 vụ lúa, nhiệt độ trung bình/tháng giao động trong khoảng 20-28oC, rất thích hợp cho rầy nâu phát triển. Chính vì vậy mà rầy nâu đã có môi trường tối ưu để phát sinh, phát triển và gây thành dịch cho sản xuất lúa. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của rầy nâu tại Thủ nhà lưới Viện Bảo Vệ Thực Vật của chúng tôi cũng phù hợp với các kết quả đã công bố của các tác giả N.C. Thuật và N. V. Hành (1980) khi nghiên cứu về rầy nâu hại lúa, Ông cho biết thời gian trứng từ 6-8 ngày, thời gian sâu non từ 12-15 ngày và thời gian trưởng thành 13,5 ngày, vòng đời từ 26-31 ngày. Trên đồng ruộng cứ khoảng 27-28 ngày lại có một lứa rầy xuất hiện và gây hại trên lúa. Tác giả cũng cho biết điều kiện nhiệt độ và ẩm độ thích hợp nhất cho rầy nâu phát sinh phát triển ở khu vực này là 25oC và ẩm độ là 66,7%. Rầy nâu trưởng thành cánh dài Rầy nâu trưởng thành cái cánh ngắn Rầy nâu non tuổi 4 và tuổi 5 Rầy nâu non tuổi 1 Trứng rầy nâu Hình 3.1. Rầy nâu trưởng thành, rầy non và trứng rầy nâu được chụp tại phòng thí nghiệm Viện Bảo vệ thực vật năm 2011. 3.1.2. Thành phần thiên địch phổ biến của nhóm rầy hại thân lúa vụ xuân 2011 tại Hải Hậu - Nam Định. Bảng 3.4. Thành phần thiên địch của rầy nâu hại lúa tại Hải Hậu-Nam Định năm 2011 TT Tên Việt Nam Tên Khoa Học Bộ/Họ Mức độ phổ biến I Bộ cánh cứng Coleoptera 1. Bọ cánh ngắn Paederus fuscipes Curt Staphylinidae + 2. Bọ ba khoang Ophionea indica Thunbr Carabidae ++ 3. Bọ rùa đỏ Micrarpis discolor Fabr. Coccinellidae + 4. Bọ rùa 8 chấm Harmonia octomaculata Fabr. Coccinellidae + II Bộ cánh nửa Hemiptera 5. Bọ xít nước Microvelia sp. Veliidae + 6. Bọ xít mù xanh Cytorhinus lividipennis Reuter Miridae +++ 7. Bọ xít ăn thịt Cavelerius sacchirivorus Okajima Lygaeidae + 8. Bọ xít gọng vó Limnogonus fossarum Fabricius Gerridae + III Bộ nhện lớn Araneae 9. Nhện lưới Agiope catnulata Doles chall Araneidae + 10. Nhện sói vân đinh ba Pradosa pseudoannulata Lycosidae ++ 11. Nhện gập lá lúa Clubiona japonicolla Boes. Et Str. Clubionidae + 12. Nhện lùn Atypena sp. Linyphiidae + 13. Nhện nhảy vằn lưng Bianor hottingchiehi Schenkel Salticidae + 14. Nhện linh miêu Oxypes javanus Thorell Oxyopidae + 15. Nhện chân dài hàm to Tetragnatha Tetragnathidac + Ghi chú: Mức độ phổ biến của các thiên địch + : Ít (< 20% số lần bắt gặp) ++ : Trung bình (21-50% số lần bắt gặp) +++ : Nhiều (> 50% số lần bắt gặp) Trên đồng lúa luôn có những nhóm thiên địch nhất định giữ vai trò quan trọng trong điều hòa số lượng sâu hại, trong đó có rầy nâu. Đã có nhiều các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này của các tác giả như Phạm Văn Lầm. Để bổ xung thêm các dẫn liệu khoa học về thành phần thiên địch ở tiểu vùng sinh thái đồng lúa tại Thủ Thừa, Long An, chúng tôi đã tiến hành điều tra nghiên cứu, kết quả thu được tại bảng 3.4. Đã xác định được 15 loài thiên địch của rầy nâu thuộc 2 bộ côn trùng và 1 bộ nhện lớn. Trong đó có 4 loài thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera) chiếm 26,70%, 4 loài thuộc bộ cánh nửa (Hemiptera) chiếm 26,70%. Và 7 loài thuộc bộ nhện lớn (Araneae) chiếm 46,70%. Về mức độ phổ biến cho thấy, bọ rùa đỏ Micrarpis discolor Fabr, bọ cánh ngắn Paederus fuscipes Curt, bọ 3 khoang Ophinoea indica Thunbr, bọ xít mù xanh Cyrtorhinus lividipennis Reuter và nhện linh miêu Oxypes javanus Thorell, nhện sói vân đinh ba Lycosa pseudoannulata Boes. ET Str. là các loài có tần suất xuất hiện phổ biến nhất trên đồng ruộng, các loài khác xuất hiện với mức độ thấp hơn. Qua đó cho thấy thành phần thiên địch của rầy nâu trên đồng lúa tại Thủ Thừa, Long An năm 2009 là khá phong phú, đa dạng nếu được quan tâm bảo vệ thì chúng sẽ là một lực lượng quan trọng, góp phần vào việc khống chế sâu hại lúa nói chung, rầy nâu nói riêng trong sản xuất lúa tại Long An. Bọ xít nước Microvelia sp. Nhện sói vân đinh ba Lycosa pseudoannulata Boes. et Str. Bọ xít mù xanh Cyrthohinus lividipennis Reuter Bọ ba khoang Ophionea indica Thunbr Nhện lùn Atypena sp. Hình 3.2. Một số loài thiên địch trên đồng lúa tại Hải hậu-Nam Định năm 2011 3.2. Vai trò của một số loài thiên địch đối với việc hạn chế sâu hại chính trên lúa. Để hiểu rõ được vai trò của các loài thiên địch trong việc hạn chế các loài sâu chính hại lúa, trong vụ xuân năm 2011 chúng tôi tiến hành theo dõi khả năng ăn rầy nâu của 2 loài thiên địch bắt mồi phổ biến tại Hải Lộc - Hải Hậu – Nam Định là: Nhện sói vân đinh ba và bọ xít mù xanh. 3.2.1. Khả năng ăn trứng rầy nâu của bọ xít mù xanh Ở nước ta bọ xít mù xanh (Cyrtorhinus lividipennis Reuter) là loài côn trùng bắt mồi khá phổ biến trên đồng lúa ở khắp các vùng trồng lúa. Cả ấu trùng và trưởng thành đều sống kiểu bắt mồi. Chúng tiêu diệt trứng và rầy non tuổi nhỏ của rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy xanh đuôi đen và nhiều loài rầy hại lúa khác. Bọ xít mù xanh được coi là loài bắt mồi quan trọng trên đồng lúa ở nhiều nước (Chiu, 1979). Thí nghiệm về khả năng ăn trứng rầy nâu được tiến hành với bọ xít trưởng thành và bọ xít non tuổi cuối. Chúng tôi tiến hành thí nghiệm khả năng ăn trứng rầy nâu của bọ xít mù xanh, thả 100 trứng rầy nâu vào trong lọ thí nghiệm có cây lúa và bọ xít mù xanh, theo dõi trong 3 ngày, 3 lần nhắc lại. Kết quả cho thấy bọ xít trưởng thành có khả năng ăn trứng rầy nâu cao hơn bọ xít non tuổi cuối. Trong ba lần thí nghiệm, ở ngày đầu tiên bọ xít trưởng thành đều ăn nhiều trứng rầy nâu nhất. Khả năng ăn mồi của chúng giảm đi trong các ngày thí nghiệm sau. Số trứng rầy nâu trung bình bị một bọ xít trưởng thành ăn trong ngày thí nghiệm thứ nhất, thứ 2 và thứ 3 tương ứng là: 22,26±2,08; 17,86±0,83 và 11,8±3,41 (bảng 3.4). Đối với bọ xít non tuổi cuối, số lượng trứng rầy nâu bị tiêu diệt ngày thứ nhất là 13±3,17 ngày thứ 2 là 9,26±2,73 và ngày thứ 3 là 8,06±2,83 (bảng 3.5). Bảng 3.5. Khả năng tiêu diệt trứng rầy nâu của bọ xít mù xanh trong phòng thí nghiệm. Đối tượng thí nghiệm Thời gian theo dõi Số lượng trứng rầy nâu bị tiêu diệt Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Bọ xít trưởng thành TN1 20,6±2,4 17,2±3,11 8,2±2,58 TN2 24,6±2,07 18,8±3,56 15±3,53 TN3 21,6±3,43 17,6±2,3 12,2±2,58 Trung bình của một ngày 22,26±2,08 17,86±0,83 11,8±3,41 Bọ xít non tuổi cuối TN1 10,6±2,07 6,8±1,48 9,8±1,92 TN2 16,6±2,07 12,2±1,92 4,8±2,28 TN3 11,8±2,86 8,8±2,38 9,6±207 Trung bình của 1 ngày 13±3,17 9,26±2,73 8,06±2,83 Ghi chú: Bọ xít trưởng thành mỗi lần thí nghiệm 15 cá thể. Bọ xít non tuổi cuối mỗi lần thí nghiệm 15 cá thể. Như vậy khả năng tiêu diệt trứng rầy nâu của bọ xít mù xanh trong điều kiện phòng thí nghiệm là khá cao. Trong thí nghiệm, thức ăn được cung cấp dư thừa, do đó đấy là khả năng ăn tối đa của bọ xít mù xanh trong 1 ngày. Ở điều kiện đồng ruộng bọ xít mù xanh phải mất thời gian tìm kiếm thức ăn, do đó số lượng trứng rầy nâu mà chúng có thể ăn trong một ngày tất nhiên sẽ thấp hơn. Những nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phù hợp với những kết quả nghiên cứu của GS. TS Phạm Văn Lầm và cộng tác viên năm 1993. Những kết quả nghiên cứu trong phòng này kết hợp với những kết quả điều tra về diễn biến mật độ bọ xít mù xanh ngoài đồng ruộng cho thấy rằng bọ xít mù xanh là một loài bắt mồi rất quan trọng của rầy nâu, nó có thể tiêu diệt một phần đáng kể trứng rầy nâu trên đồng ruộng và góp phần không nhỏ trong việc hạn chế số lượng rầy nâu trên ruộng lúa. Hình 3.3 So sánh khả năng khống chế của BXMX trưởng thành vài BXMX tuổi cuối với rầy nâu. Ghi chú: - BXMX: Bọ xít mù xanh Qua biểu đồ cho chúng ta thấy được khả năng khống chế của BXMX trưởng thành cao hơn so với BXMX non tuổi cuối, chính vì vậy nếu trên đồng ruộng xuất hiện nhiều BXMX trưởng thành nếu mật độ rầy nâu có mật độ thấp thì khả năng khống chế của BXMX khá cao nên khó có thể bùng phát dịch và rầy nâu cung không có cơ hội để gây hại vì vậy khuyến cáo bà con không nên sử dụng thuốc hóa học, để cho sự khống chế của tự nhiên. 3.2.2. Khả năng tiêu diệt rầy nâu của nhện sói vân đinh ba Nhện sói vân đinh ba (Pardosa pseudoannulata Boes. Et Str.) là loài bắt mồi có ưu thế về số lượng trên đồng lúa. Nó được coi là một thiên địch có hiệu quả tiêu diệt các loài rầy hại lúa ở nhiều nước (Chiu, 1979). Trên đồng lúa ở nước ta, nhện sói vân đinh ba là loài thường xuyên gặp với số lượng nhiều và luôn luôn có mặt ở trong sinh quần đồng lúa (Phạm Văn Lầm, 1992a 1992b). Trong quần thể rầy nâu và rầy lưng trắng thường thấy tương đối nhiều loài này. Chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm tìm hiểu khả năng ăn rầy nâu của nhện sói vân đinh ba trong phòng thí nghiệm. Thí nghiệm tiến hành với nhện trưởng thành. Nhện thí nghiệm được chia thành 3 nhóm: nhện đực, nhện cái có mang trứng và nhện cái không mang trứng. Hình 3.4. So sánh khả năng khống chế của các nhóm nhện sói vân đinh ba với rầy nâu. Kết quả cho thấy tất cả các nhóm nhện trong thí nghiệm ở ngày đầu thí nghiệm đều ăn nhiều rầy nâu hơn các ngày thí nghiệm sau. Nhện trưởng thành đực có sức ăn thấp nhất, trung bình một ngày một nhện đực tiêu diệt được 9.06±3.6 rầy non của rầy nâu. Nhện cái không mang trứng có khả năng tiêu diệt rầy nâu cao nhất (trung bình một ngày một nhện ăn được 27.2±3.93 rầy non của rầy nâu). Nhện cái có mang trứng ăn ít hơn so với nhện cái không mang trứng, nhưng nhiều hơn nhện đực, trung bình 1 ngày một nhện ăn 14.2±3.9 rầy non của rầy nâu (bảng 3.6). Bảng 3.6. Khả năng ăn rầy nâu của nhện sói vân đinh ba trong phòng thí nghiệm Đối tượng nhện thí nghiệm Số lượng rầy non tuổi 4-5 của rầy nâu bị tiêu diệt Ngày thứ 1 Ngày thứ 2 Ngày thứ 3 Trung bình 1 ngày Nhện đực 13,2±2,38 7.4±2,07 6,6±2,07 9,06±3,6 Nhện cái không mang trứng 31,6 ± 1,14 26,0 ± 2,12 24 ± 2,0 27,2±3,93 Nhện cái có mang trứng 18,2±1,78 14±1,58 10,4±1,67 14,2±3,9 Ghi chú: Cách tiến hành thí nghiệm tương tự như đối với bọ xít mù xanh. Mỗi nhóm nhện thí nghiệm gồm 5 cá thể. Kết quả thí nghiệm đã chỉ ra rằng trong điều kiện thức ăn dư thừa, nhện sói vân đinh ba có khả năng ăn rầy nâu tương đối lớn. Cùng với những dẫn liệu về sự hiện diện và diễn biến số lượng của nhện này trên đồng ruộng cho phép nói rằng nhện sói vân hình đinh ba là một loài bắt mồi quan trọng và có ý nghĩa lớn trong hạn chế số lượng của rầy nâu cũng như các loài sâu hại lúa khác. Quan niệm chung của hầu hết các nhà khoa học trên thế giới đều cho rằng việc gieo cấy các giống lúa mới đã làm tác hại của rầy nâu tăng lên (Smith, 1972; Nickel, 1973). Nhiều các tác giả đã nhận xét các trận dịch rầy nâu trong những năm gần đây liên quan đến việc nhập nội và gieo trồng những giống lúa năng suất cao, gieo trồng các giống chất lượng tốt (Banerjee và ctv., 1973; Pathak, 1975; Oka, 1976; Mochida và ctv, 1977). Theo Diwakar (1975) thì nhiều loại sâu hại có vai trò không quan trọng đã trở thành sâu hại chính là do đã gieo cấy trên diện rộng các giống mới với một nền di truyền đồng nhất. Giống lúa, nguồn thức ăn chính của rầy nâu là yếu tố quan trọng bậc nhất liên quan đến phát sinh, phát triển của quần thể rầy. Chúng ta cùng xem xét diễn biến quần thể rầy nâu trên các giống lúa quan sát tại vùng nghiên cứu. Qua đó, chúng tôi đã bố trí thí nghiệm điều tra mật độ rầu nâu hại lúa trên các giống khác nhau. Cụ thể là chúng tôi bố trí điều tra thí nghiệm mật độ rầu nâu hại lúa trên 3 giống (Bắc thơm số 7, Nếp Thái Bình, Tạp giao). Diện tích điều tra của mỗi ô thí nghiệm là 2 ha. Qua điều tra mật độ rầy trên các giống lúa khác nhau có cùng thời điểm giao sạ vụ đông xuân 2011 là: Giống Bắc thơm số 7 có mật độ trung bình qua các lần điều tra là 1034,1 con/m2, giống lúa tạp giao có mật độ trung bình qua các lần điều tra là 780,3con/m2, giống nếp Thái Bình có mật độ trung bình qua các lần điều tra là 943,2 con/m2. Như vậy ở một số giống mới như Bắc tơm số 7, tạp giao là những giống lúa mới có mật độ rầy hại cao hơn so với các giống lúa địa phương như là nếp Thái Bình. Đây cũng là cơ sở giải thích việc đưa các gống mới năng suất suất gieo trồng trên diện rộng chính là yếu tố chính lien quan đến việc phát sinh và bùng phát dịch rầy. Vì vậy khuyến cáo bà con nông dân khi đưa một số giống mới vào gieo trồng thì lên đưa thí điểm, không lên đưa vào sản xuất đại trà ngay dễ bùng phát dịch. Với các giống lúa địa phương mặc dù năng suất không cao nhưng khả năng kháng sâu bệnh hại bà con cũng lên đưa vào gieo trồng. Lên kết hợp luân canh các giống lúa làm thay đổi nguồn thức ăn với rầy hại sẽ làm giảm khả năng gây hại của rầy. 3.3.1. Diễn biến mật độ rầy nâu trên các công thức thâm canh vụ Xuân 2011 Hình 3.6. Diễn biến mật độ nâu trên các chế độ thâm canh khác nhau Trên giống Tạp giao ở cùng trà cấy thời gian xuất hiện rầy trên ruộng lúa không có sự khác biệt đáng kể: trên tất cả các nền thâm canh rầy nâu đều xuất hiện vào giai đoạn lúa hồi xanh (10-13 ngày sau cấy). Tuy nhiên ở các chế độ thâm canh khác nhau có ảnh hưởng khá rõ ràng đến diễn biến mật độ số lượng rầy nâu trên ruộng lúa cụ thể là : Trên các ruộng có chế độ thâm cao mật độ rầy nâu luôn cao hơn trên các ruộng lúa có chế độ thâm canh thấp ở tất cả các thời điển sinh trưởng phát triển của lúa (mật độ rầy nâu trung bình là 87,76 con/m2, tiếp đến trên các ruộng có chế độ thâm canh cao (mật độ trung bình 105,2 con/m2). Điều này cho thấy chế độ thâm canh khác nhau đều có thời điểm xuất hiện tương tự nhau nhưng lại có ảnh hưởng đến số lượng quần thể rầy lưng trắng trên đồng ruộng ở cùng giống và thời gian cấy. Vì vậy khuyến cáo với bà con nhân dân, nhưng chân ruộng mà mình thực hiện chế độ thâm canh tốt nên chú ý nhiều đến sự gây hại của rầy nâu và không lên thực hiện chế độ thâm canh quá tốt sẽ làm cây lúa bị lốp và sâu hại phát triển mạnh. CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ DỀ NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Tài liệu tiếng Việt Atlat côn trùng hại cây trồng Nông nghiệp ở Việt Nam (2003), Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2001), Tuyển tập tiêu chuẩn bảo vệ thực vật nông nghiệp Việt Nam, II (1), Tr:134- 138. Nguyễn Mạnh Chinh (1992), “Diễn biến của rầy nâu trên các ruộng lúa gieo xạ ở thời điểm khác nhau trong vụ hè thu 1991, tại Long Định”, Tạp chí bảo vệ thực vật,(5), tr. 17-19. Cục bảo vệ thực vật (2007), Ý kiến kết luận của thứ trưởng Bùi bá Bổng tại hội nghị tổng kết công tác nghành bảo vệ thực vật năm 2006 và kế hoạch công tác 2007. Nguyễn Văn Đĩnh (2005), “Nghiên cứu độc tính của quần thể rầy nâu, Nilaparvata lugens Slal ở Hà Nội và Tiền Giang”, Hội nghị khoa học cây trồng, Bộ NN& PTNT, Tiểu ban BVTV, Hà Nội. Nguyễn Danh Định (2009), Nghiên cứu sự phát sinh gây hại của nhóm rầy hại thân trên lúa thuần, lúa lai vụ xuân 2009 và biện pháp phòng chống chúng tại Trung tâm bảo vệ thực vật phía Bắc, Văn Lâm, Hưng Yên, 2009. Nguyễn Văn Hành, Trần Huy Thọ và ctv (1993), “Về biến động quần thể rầy nâu trong điều kiện có sử dung thuốc để trừ sâu hại lúa”, Báo cáo Hội nghị bảo vệ thực vật, tr 20-21. Hà Quang Hùng (1984), “Thành phần ong ký sinh sâu hại lúa vùng Hà Nội, Đặc tính sinh học, sinh thái một số loài có triển vọng”, Luận văn PTS – Trường ĐHNN1 Hà Nội, 1984. Nguyễn Văn Huỳnh (1978), Một số kết quả nghiên cứu về rầy nâu ở đồng bằng sông Cửu Long, Nhà xuất bản nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, (6), tr: 429 – 435. Nguyễn Văn Huỳnh (1980), “Kết quả nghiên cứu bước đầu về một số loài thiên địch của rầy nâu”, Kết quả công tác phòng chống rầy nâu ở các tỉnh phía Nam, Nhà xuất bản nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, 1980 tr: Nguyễn Đức Khiêm (1995), “Kết quả nghiên cứu rầy nâu hại lúa tại Trường ĐHNN1 Hà Nội”, Tạp chí bảo vệ thực vật, (2), tr: 3-5. Phạm Văn Lầm (1992), Danh lục thiên địch của sâu hại lúa ở Việt Nam, nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội, 1992. Phạm Văn Lầm, Quách Thị Ngọ và ctv (1993), “Đánh giá khả năng ăn rầy nâu của một số loài bắt mồi ăn thịt”, Tạp chí bảo bệ thực vật (3) tr: 28-30. Bùi Văn Ngạc và ctv (1980), “Một số kết quả nghiên cứu về rầy nâu hại lúa”, Kết quả công tác phòng chống cháy rầy nâu hại lúa ở các tỉnh phía Nam, Nhà xuất bản nông nghiệp TPHCM. Hà Minh Trung (1982), Bệnh lúa lùn xoắn lá, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà nội. Trần Huy Thọ, Nguyễn Công Thuật (1989), “Nghiên cứu sinh học, sinh thái của rầy nâu Nilaparvata lugens ở đồng bằng, Trung du, bắc bộ”. Kết quả nghiên cứu BVTV 1979-1980, Viện Bảo vệ thực vật, Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr: 9-14. Trần Huy Thọ và ctv ((1992), “Một số kết quả nghiên cứu biến động quần thể rầy nâu trên ruộng lúa ở khu vực Từ Liêm năm 1991, Tạp chí bảo vệ thực vật, (6), tr:49-60. Nguyễn Công Thuật và Nguyễn Văn Hành (1980), “Một số kết quả nghiên cứu rầy nâu hại lúa ở các tỉnh phía Nam (1977 – 1980)”, Kết quả nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Viện Bảo vệ thực vật, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội, tr: 78-102. Nguyễn Công Thuật (1978), “Nghiên cứu về tính kháng rầy nâu của giống lúa IRRI”, Tài liệu Hội nghị về rầy nâu 18-22/4/1978 ở IRRI.tr: 54. Nguyễn Công Thuật (1989), “Một số kết quả nghiên cứu rầy nâu Nilaparvata lugens và tuyển chọn giống lúa kháng rầy nâu”, Luận văn PTS. Viện Kỹ thuật khoa học nông nghiệp Việt Nam. Viện BVTV (1980), Tư liệu về rầy nâu, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội. Viện BVTV (1999), Phương pháp nghiên cứu điều tra, đánh giá sâu, bệnh, cỏ dại hại lúa, Nhà xuất bản nông nghiệp, Tr: 22-23. Viện BVTV (2006), Tuyển tập các công trình nghiên cứu bảo vệ thực vật, 2004-2006, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Ngô Vĩnh Viễn (2007), “Kết quả nghiên cứu và xây dựng mô hình phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá tại Long An và Bến Tre, vụ Đông Xuân 2006 -2007”, Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác bảo vệ thực vật năm 2006, kế hoạch công tác năm 2007, Hà Nội, tháng 4 năm 2007. 2. Tài liệu tiếng nước ngoài Alam S. (1971), Population dynamics of the common leafhopper and planthopper pests of rice. Unpublished Ph.D. thesis, Cornell University, U.S.A. 141p. Alam S. and A. N. M. R. Karim (1977), Brown planthopper a probable threat to rice cultivation in Bangladesh. Paper presented at the 2nd Bangladesh Annual Science Conf., Bangladesh Agricultural Univ., Mymensingh, January 23-26. Anonymous (1975), Brown planthopper infestation in various countries, Rice Entomol, Newsl, 3:3. Aquino G. B. and M. D. Pathak (1976), Enhanced absorption and persistence of carbofuran and chlordimeform in rice plant on root zone application under flooded condition, J. Econ, Entomol, 69: 689-690. Bae S. H. and M. D. Pathak (1970), Life history of Nilaparvata lugens (Homoptera: Delphacidae) and susceptibility of rice varieties to its attacks. Ann. Entomol, Soc, Am. 63: 149-155. Bae Y. H. and J. S. Hyun (1987), Studies on the effects of systematic application of several insecticides on the population of the Brown Planthopper, Nilaparvata lugen (Stal), Korean J, Plant Prot, 26 (1): 9-12. Bae S. D. (1995), The effect of temperature on Brown Planthopper, Nilaparvata lugens Stål, biology and its symbiotes population, A thesis for the degree of Doctor of philosophy. Cheng C. H. (1971), Efect of Nitrogen application on the succeptability in rice to Brown planthoppper attack.J, taiwan Agri, res 1971. 20 p. 21-30. Chelliah S and E. A. Heinrichs (1980), Factors affecting insecticide-induced resurgence of the brown planthopper, Nilaparvata lugens, on Rice, Eviron. Entomol, 9: 773-777. Chen R. C., J. Zhao, X. Y. Xu (1982), The overwintering temperature index of brown planthopper, Nilaparvata lugens, long-distance migration northward during the midsummer in China, Acta Entomol. Sin. 43: 167-183. Chilliah S. and E. A. Heinrichs (1984), Factor contributing to brown planthopper resurgence, In The workshop on Judicious and Efficient Use of Insecticides on Rice was held at the IRRI, Phillipines, 1983, pp. 107-115. Chiu S. C. (1970), Ecological studies on rice brown planthopper (in Chinese). Taiwan Agric. O. (6): 143-152. Chiu S. C. (1979), Biological of the brown planthopper in Asia, In Brown Planthopper: Threat to Rice Production in Asia, International Rice Research Institue. Los Basnas, Laguna, Philippines, pp. 335-351. Choi S. Y (1975), Varietal resistance of rice to insect pests, The Rice Entom. Newsl, 2:21-30. Cohen M. B., N. Syed, N. Alam, B. M. Edith and C. C. Bernal (1997), Brown planthopper, Nilaparvata lugens Stal, resistance in rice cultivar IR64: mechanism and role in successful Nilaparvata lugens management in central Luzon, Philippines, Entomologia experimentalis et Applicata 85: 221-229. Dyck V. A. and B. Thomas (1979), The brown planthopper problem. In Brown planthopper: threat to rice production in Asia, International Rice Research Institute, Los Basnas, Philippine, pp. 3-17. Gallagher K. D., P. E. Kenmore and K. Sogawa (1994), Judicial use of insecticides to deter planthopper outbreaks and extend the life of resistant varieties in Southeast Asian rice. In: R. F. Denno and J. T. Perfect (Eds). Planthopper: Their Ecology and Management Chapman and Hall, New York, pp. 599-614. Gao C. X., X. H. Gu, Y. W. Bei and R. M. Wang (1988), Approach of causes on brown planthopper resurgence. Acta Ecol, Sin 8: 155-163. Grist D. H., and R. J. A. W. Lever (1969), Pests of rice, Longmans, Green and Co., London. 520p. Fernando H. Y., Y. Elikewela, H. M. De Alwis, D. Senadheera, and C. Kudagamage (1977), Varietal resistance to the brown planthopper Nilaparvata lugens in Sri Lanka. Pages 241-249 in International Rice Research Institute, Brown planthopper: Threat to rice production in Asia, Los Banos, Philippines. Freeman W. H. (1976), Breeding rice varieties for disease and insect resistance with special emphasis to the brown planthopper, Nilaparvata lugens. Paper presented at Indian Science Congress, Januaryl, 1976.13p. Fukuda K. (1934), Studies on Liburnia oryzae Mats. (in Japanese), Bull, Gov, Res. Inst, Formosa 99: 1-19. Hardin M. R., B. Betty, C. Moshe, O. L. William, K. R. George and B. Pedro (1995), Arthropod pest resurgence: an overview of potential mechanisms. Crop Protection 14, 1: 3-18. Heong K. L., Y. H. Song, S. Pimsamarn, R. Zhang and S. D. Bae (1993), Global warming and rice arthropod communities, IRRI Quarterly Report, pp. 21. Heinrichs E. A (1979), Chemical control of the brown planthopper, In Brown planthopper: threat to rice production in Asia, International Rice Research Institute, Los Baños, Philippine, pp. 145-167. Heinrichs E. A., G. B. Aquino, S. Chelliah, S. L. Valencia and W. H. Ressig (1982), Resurgence of Nilaparvata lugens (Stål), population as influenced by methods and timing of insecticide application in lowland rice, Environ. Entomol. 11: 78-83. Heinrichs E. A and O. Mochida (1984), From secondary to major pest status: the case of induced-rice insecticide brown planthopper, Nilaparvata lugens, resurgence. Protection Ecology 2: 201-218. Hirano T. (1942), Rice insect pests: Essentials of delphacids (3) (in Japanese). Byochu-Gai Zasshi 29: 157-163. Hinckley A. D. (1963), Ecology and control of rice planthopper in Fiji, Bull, Entomol, Res, 54: 467-481. Ho H. S. and T. H. Liu (1969), Ecological investigation on brown planthopper in Taichung district. Pl, Prot, Bull, 11 (1): 32-42. IRRI (International Rice Research Institute) (1977), IRRI Annual Report for 1976, Los Basnas, Philippines, pp. 418. IRRI (International Rice Research Institute) (1979), Annual report for 1978. Los Baños, Phillipines, pp. 478. IRRI (International Rice Research Institute) (1989), Annual report for 1989. Los Baños, Phillipines, pp. 412. IRRI (International Rice Research Institute) (1996), Annual report for 1996. Los Basnas, Phillipines, pp. 445. Karim A. N. M. R. (1975), Resistance of the brown planthopper, Nilaparvata lugens in rice varieties, M.S. thesis, University of the Philippines at Los Banos, Philippines. 131p. Kenmore P. E., F. O. Carinos, C. A. Perez, V. A. Dyck and A. P. Gutierrez (1985), Population regulation of the rice brown planthopper, Nilaparvata lugens (Stal) within rice fields in the Philippines. J. Pl. Prot. Trpics 1:19-37. Kisimoto R. (1956), Effect of crowding during the larval period on the determination of the wing form of an adult planthopper. Nature 178: 64-632Kisimoto, R (1969), Forecasting of the brown planthopper and its control (in Japanese). Kongetsu-No-Noyaku. 13 (8): 18-21. Kisimoto R. (1965), Studies on the polymorphism and its role playing in the population growth of brown planthopper, (N.lugens) (injapanese, english summery) Bull. Shikoku Agric, Exp, Stn, 13:1. Kisimoto R. (1977), Synoptic weather conditions inducing long-distance immigration of planthoppers, Sogatella furcifera (Horváth) and Nilaparvata lugens (Stål), Ecol, Entomol, 1: 95-109. Kulshresthan, J. E. (1974), The Disaatrous Brow planthpper attack Kerule – Indian farming 24 1974, pp. 285 – 304. Kuno E. (1976), Distribution pattern of the rice brown planthopper and field sampling techniques, Paper presented at the International Seminar on the Rice Brown Planthopper. Asian and Pacific Council, Food and Fertilizer Technology Center, October 1976, Tokyo, Japan. Kuwahara M., K. Hiraoka, and K. Sakano (1956), Experimental studies on the biology and hibernation in the brown planthopper Nilaparvata lugens (Hom.,Auchenorrhyncha) (in Japanese), Norinsyo-Byogaityu-Hasseiyosatu-Siryo 56:54-65. Lin K. S. (1970), Studies on the microclimatic factors in relation to the occurrence of the rice planthopper. (In Chinese, English summary) Plant Prot. Bull. (Taiwan) 12(4): 184-189. Lu Z. X., K. L. Heong, X. P. Yu and C. Hu (2005), Effect of nitrogen on the tolerance of brown planthopper, Nilaparvata lugens, to adverse environmental factors. Insect Science. 12, 121-128 MacQuillan M. J. (1975), Seasonal and diurnal flight activity of Nilaparvata lugens (Stål) (Hemiptera: Delphacidae) on Guadalcanal. Appl. Entomol. Zool. 10, 185-188. Mochida O. (1964), On oviposition in the brown planthopper, Nilaparvata lugens Stal (Hom., Auchenorrhyncha), In Oviposition and environmental factors with special reference to temperature and rice plant. Bull. Kyushu Agric. Exp. Stn. 10: 257-285. Mochida O. (1970), A red-eyed from of the brown planthopper, Nilaparvata lugens (Stål) (Hom., Auchenorrhyncha), Bull. Kyushu Agric, Exp, Stn, IS: 141-273. Mochida O. and T. Suryana (1975), Outbreaks of planthoppers (and grassy stunt) in Indonesia during the wet season 1974-75, Paper presented at International Rice Research Conference, April 1975, International Rice Research Institute, Los Banos, Philippines 6p. Mochida O., and T. Suryana (1976), Occurrence of the brown planthopper, Nilaparvata lugens (Hom., Delphacidae), on rice in Indonesia, Rice Entomol. Newsl. 4: 39. Mochida O., T. Suryana and A. Wahyu (1977), Recent outbreaks of the brown planthopper in Southeast Asia (with special reference to Indonesia). In The rice brown planthopper, Food and Fertilizer Technology Central for the Asian and Pacific Region. Taipei, pp. 170-179. Mochida O. and T. Okada (1979), Taxonomy and biology of Nilaparvata lugens (Hom., Delphacidae), In Brown Planthopper: threat to rice production in Asia. Compiled by International Rice Research Institute, Los Baños, pp. 21-43. Nasu S. (1967), Rice leafhooper. Pages 493-523 in International Rice Research Institute. Major insect pest of rice plant, Johns Hopkins Pess, Baltimore, Maryland. Nagata T., Y. Maeda, S. Moriya, and R. Kisimoto (1973), On the time of control for the brown planthopper, Nilaparvata lugens Stål. (in Japanese, English summary), Jpn. J, Appl, Entomol, Zool, 17: 71-76. Nickel J. L. (1973), Pest situation in changing agricultural systems –a review. Bull. Entomol. Soc. Am. 19 (3): 136-142. Renganayaki K. A., K. Fritz, S. Sadasivam, S. Pammi, S. E. Harrington, S. R. McCouch, S. M. Kumar and A. S. Reddy (2002), Mapping and Progress toward Map-Based Cloning of Brown Planthopper Biotype-4 Resistance Gene Introgressed from Oryza officinalis into Cultivated Rice, O. sativa. Crop Science 42: 2112-2117 Ressig W. H., E. A. Heinrichs and S. L. Valencia (1982), Effects of insecticides on Nilaparvata lugens and its predators: Spiders, Microvelia atrolineata, and Cyrtorhinus lividipennis. Environ. Entomol. 11: 193-199. Riley T. J. (1988), Plant stress from arthropods: insecticide and acaricide effects on insect, mite and host plant biology. In Plant Stress Insect Interactions, Wiley, New York. pp. 187-188. Padgham D. E. (1983), The influence of the host-plant on the development of the adult brown planthopper, Nilaparvata lugens (Stål) (Hemiptera; Delphacidae), and its significance in migration, Bull. Ent. Res. 73: 117-128. Pathak M. D. (1968), Ecology of common insect pest of rice annual. Rev. Entomology 13. pp. 257-294 Pathak M. D. (1971), Resistance to leafhoppers and planthoppers in rice varieties. Pages 179-193 In Proceedings of symposium on rice insects, July 1971, Tokyo, Japan Trop. Agric. Res. Ser. 5, Tropical Agriculture Research Center, Tokyo. Pathak M. D. and Z. R. Khan (1994), Rice leafhoppers and planthoppers. In Insect pest of rice, International Rice Research Institute. pp. 19-27. Phạm Hồng Hiển (2009), Insecticide induced resurgence of brown planthopper, Nilaparvata lugens (Stål), and its management using root-zone application of systemic insecticides in paddy fields, Ph.D thesis, Gyeongsang National University, Korea, 144p. Preap J. D., M. P. Ayres, P. L. and J. Lorio (1995), Host suitability, predation, and bark beetle population dynamics. In N, Cappuccino and P. W. Price [eds], Population dynamics: new approaches and synthesis, Academics, New work. pp. 339-357. Oka I. N. (1978), Paper presented at the FAO panel of experts on integrated control of pests, Rome. September 4-9, pp. 28. Oka I. N. (1976), Integrated control program on brown planthopper and yellow stem borer in Indonesia. Paper presented at International Rice Research Conference, April 1976, IRRI, philippines. Okada T. (1976), Taxonomic characters identification of the rice brown planthopper Nilaparvata lugens and its related species in the Asia and Pacific Region. Paper presented at a seminar on the rice brown planthopper, Food and Fertilizer Technology Center for the Asian and Pacific Region, October 4-10. Tokyo. 11p. Ohkubo N. and R. Kisimoto (1971), Diurnal periodicity of flight behaviour of the brown planthopper, Nilaparvata lugens (Stål), in the 4th and 5th emergence periods. Jpn. J. Appl. Entomol. Zool. 15: 8-16. Otake A. (1978), Population characteristics of the Brown Planthopper, Nilaparvata lugens (Hemiptera: Delphacidae), with special reference to difference in Japan and the tropics. Journal of Applied Ecology, 15: 385-394. Settle W. H., H. Ariawan, E. T. Astuti, W. Cahyana, A. L. Hakim, D. Hindayana, A. S. Lestari and Pajarningsih (1996), Managing tropical rice pests through conservation of generalist natural enemies and alternative prey. Ecology 77: 1975-1988. Shastry S. V. S (1971), Breeding for resistance to pest and disease. Paper present at Symposium on Rice Production under Environmental Stress. September, 1971, X.Reissig W.H., 1986. Smith R. F (1972), The impact of the green revolution on plant protection in tropical and subtropical areas. Bull. Entomol. Soc. Am.18 (1): 7-14. Song Y. H., Y. D. Park and C. H. Kim (1984), Studies on insecticide-induce resurgence of the Brown Planthopper, Nilaparvata lugen (Stål), on Rice. J. of Gyeongsang Nat. Univ., 23 (1): 121-125. Song Y. H., Z. Min and H. H. Pham (2008), Management of brown planthopper in Korea. In Final consultation workshop, Ho Chi Minh, Vietnam, January 9-11, 2008. Sogawa K., and C. H. Cheng (1979), Economic thresholds nature of damage, and losses caused by the brown planthopper. In Brown Planthopper: threat to rice production in Asia. International Rice Research Institute, Los Basnas, Philippine, pp. 251-271. Suenaga H. (1963), Analytical studies on the ecology of two species of planthoppers, the white backed planthopper (Sogata furcifera Horvath) and the brown planthopper (Nilaparvata lugens Stal) with special reference to their outbreak (in Japanies, English summary).,Bull, Kyushu Agric Exp, Stn, 8: 1-152. Tao C. H (1965), Studies on biology of brown planthopper (Nilaparvata lugens) and its chemical control measures (In Chinese). Annu. Rep. Taiwan Agric. Res. Inst. 86. Visarto P (2005), Localised outbreaks of brown planthopper, Nilaparvata lugens Stål, in Cambodian rice ecosystems: Possible contributing factors. A thesis submitted for the degree of PhD, The University of Queensland. May, 2005. Wang Y. C., J. Q. Fang, X. Z. Tian, B. Z. Gao and Y. R. Fan (1994), Studies on the resurgence question of planthoppers induced by deltamethrin and methamidophos, Entomol. Knowl. 31: 275-262. Yen D. F., and C. N. Chen (1977), The present status of the rice brown planthopper problem in Taiwan. Pages 162-169 In The rice brown planthopper, Food and Fertilizer Technology Center for the Asian and Pacific Region, Taipei. Sinh viên thực hiện Giáo viên hướng dẫn 1 Giáo viên hướng dẫn 2 Nguyễn Xuân Phúc Th.S: Nguyễn Thị Thúy Liên TS: Phạm Hồng Hiển

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao cao phúc.doc
Luận văn liên quan