Xây dựng và phát triển thị truờng chứng khoán là một trong những chủ
trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm từng bước hoàn chỉnh hệ thống kinh tế
thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Qua hơn 7 năm thực hiện thị truờng chứng
khoán đã có những bước phát triển nhảy vọt. Tuy nhiên, để xây dựng thị trường
chứng khoán hoạt động có hiệu quả, ổn định bền vững thì công tác tạo hàng và cung
cấp hàng hoá có chất lượng cao cho thị trường vẫn là biện pháp phát triển thị truờng
lâu dài, tạo dựng lòng tin cho nhà đầu tư, thu hút thêm sự quan tâm của các cá nhân,
tổ chức đầu tư nước ngoài, mở rộng quy mô thị truờng.
105 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 7574 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Niêm yết chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cổ phần trở thành nhà đầu tư chiến lược. Nghị định mới đã đưa thêm
các hình thức bán cổ phần lần đầu khác như bảo lãnh phát hành, và thoả thuận trực
tiếp. Nếu áp dụng phương thức đấu giá công khai, doanh nghiệp có khối lượng cổ
phần bán ra dưới 10 tỷ đồng thì được đấu giá tại các tổ chức tài chính trung gian.
Ngược lại, nếu khối lượng cổ phần bán ra trên 10 tỷ đồng phải đấu giá tại Sở giao
dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán. Điểm đặc biệt là nghị định
cũng yêu cầu những doanh nghiệp đủ điều kiện niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị
trường chứng khoán theo quy định của pháp luật có liên quan về chứng khoán phải
thực hiện niêm yết, đăng ký giao dịch ngay trên Sở Giao dịch chứng khoán, Trung
tâm giao dịch chứng khoán trong khi cổ phần hoá.
Bên cạnh những biện pháp để tăng tốc cổ phần hoá như cải thiện thủ tục cổ
phần hoá, đặc biệt vấn đề định giá và xử lý nợ xấu thì biện pháp nhằm tăng tốc quá
trình gắn cổ phần hoá với niêm yết cũng cần được đặc biệt xem xét để giải quyết
tình trạng hiện nay là cổ phần hoá thì nhiều mà niêm yết thì ít.
Thứ nhất, cần quan niệm việc phát triển TTCK là một quá trình mang tính thị
truờng, chịu sự tác động của các quy luật mang tính thị truờng về cung-cầu hàng
hoá niêm yết nói chung và các quy luật của thị truờng vốn nói riêng. Từ đó có các
giải pháp nhằm tác động đến phía cung hay cầu của thị truờng. Chẳng hạn, cùng với
sự phát triển mang tính tuần tự, tuân thủ quy luật cung cầu của thị trường, khi nhu
cầu đầu tư gián tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như trong nước tăng lên,
khi nhu cầu huy động vốn để thực hiện các dự án đầu tư của các doanh nghiệp tăng
lên, khi nhu cầu huy động vốn của doanh nghiệp tăng lên, các doanh nghiệp sẽ tìm
đến con đuờng niêm yết để thực hiện nhu cầu và họ sẽ ―gặp gỡ‖ với nhu cầu đầu tư.
Sự sôi động của TTCK với đặc trưng là giá cổ phiếu tăng cao thời gian gần đây đã
cho thấy sự hấp dẫn của bản thân thị trường đối với cả hai phía cung—cầu.
Thứ hai, thực tế, cho thấy việc ban hành quy định áp dụng thuế ưu đãi cho
các doanh nghiệp niêm yết (công văn số 11924 TC/CST ngày 20/10/2004) đã phần
nào đã khuyến khích doanh nghiệp lên sàn, tuy nhiên, chính chính sách bỏ ưu đãi
thuế TNDN (công văn 10997/BTC-CST ra ngày 8/9/2006) đã tạo nên cú hích nhất
định trong tiến độ niêm yết của nhiều doanh nghiệp. Nếu như trước đây các doanh
nghiệp còn chần chừ giữa nên hay không nên tham gia TTCK, thì vào thời điểm
cuối năm 2006 các công ty đã ráo riết hoàn tất các thủ tục cần thiết để kịp tham gia
thị truờng. Trong thời gian tới, để tạo nguồn hàng có bài bản, tự nguyện, các cơ
quan có thẩm quyền cần nghiên cứu, sửa đổi bổ sung, ban hành mới những cơ chế
ưu đãi đặc biệt, những biện pháp mang tính kích cầu, tạo đòn bẩy bằng các công cụ
kinh tế, thị trường.
Thứ ba, để tạo thêm sức cung cho thị trường, nhất là các hàng hoá có chất
lượng cao, các cơ quan có thẩm quyền cần kiến nghị lựa chọn đưa lên niêm yết một
số cổ phiếu có độ hấp dẫn cao như Vietcombank, Mobifone,… vừa có tác dụng dẫn
dắt thị truờng vừa đáp ứng được yêu cầu nội tại của doanh nghiệp về vốn cho sản
xuất kinh doanh. Giải pháp ở đây là quyết định lựa chọn các cổ phiếu có nhu cầu
niêm yết với độ hấp dẫn cao đối với công chúng và nhà đầu tư. Biện pháp thực hiện
mang tính thị trường có định hướng.
Thứ tư, để tạo nguồn hàng một cách chủ động, đảm bảo quyền năng của chủ
sở hữu Nhà nước đối với Doanh nghiệp cổ phần hoá, Nhà nước cần nghiên cứu ban
hành các cơ chế, chính sách ràng buộc, bắt buộc hơn nữa. Chẳng hạn như có thể lập
ra một danh sách có chọn lọc cổ phiếu của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá
cần lên sàn để có những chính sách ứng xử đặc biệt nhằm đẩy nhanh tiến trình hoàn
thiện thủ tục niêm yết, đăng kí giao dịch cho các cổ phiếu này.
Công ty cổ phần và thị trường chứng khoán là hai thành tố không thể tách
rời, với đặc trưng riêng của nền kinh tế Việt Nam. Việc đẩy nhanh tiến trình cổ
phần hóa đưa các công ty niêm yết để tạo ra một thị trường vốn phát triển là điều
cần thiết và cấp bách hiện nay.
2. Phát triển nhanh thị truờng trái phiếu đặc biệt là thị truờng trái phiếu
doanh nghiệp.
Đề án xây dựng thị truờng trái phiếu Chính phủ chuyên biệt tại HASTC
nhằm tăng cuờng tính thanh khoản cho trái phiếu Chính phủ thứ cấp, trên cơ sở đó
thúc đẩy thị truờng trái phiếu sơ cấp và thị truờng trái phiếu doanh nghiệp nói
chung.
Theo dự kiến, hệ thống giao dịch trái phiếu Chính phủ chuyên biệt sẽ được
đưa vào vận hành trên HASTC từ năm 2008. Thành viên giao dịch trên thị truờng
ngoài các công ty chứng khoán sẽ mở rộng ra các ngân hàng thương mại lớn trong
nuớc và chi nhánh ngân hàng thương mại nuớc ngoài tại Việt Nam. Các công ty
chứng khoán đuợc phép giao dịch trái phiếu Chính phủ cho chính mình và khách
hàng. Các ngân hàng thương mại với tư cách thành viên đặc biệt chỉ được phép giao
dịch trái phiếu Chính phủ cho chính mình.
Cũng theo dự thảo đề án thành lập thị trường giao dịch trái phiếu Chính phủ
riêng biệt, hệ thống giao dịch trái phiếu Chính phủ sẽ là một phân hệ độc lập trong
hệ thống giao dịch tại HASTC. Dự kiến, hệ thống giao dịch trái phiếu đuợc thiết kế
theo mô hình không sàn, được kết nối trực tiếp từ hệ thống quản lý của HASTC đến
các nhà kinh doanh trái phiếu thành viên. Cơ chế niêm yết giá trái phiếu sẽ theo
thông lệ quốc tế và thói quen của nhà đầu tư tại Việt Nam (niêm yết theo lợi suất
trái phiếu và theo giá trái phiếu).
Trên cơ sở sự phát triển ổn định của thị truờng này, UBCKNN sẽ tiếp tục
triển khai mở rộng sang thị truờng trái phiếu chính quyền địa phuơng và trái phiếu
công ty.
Bên cạnh đó, để kích thích cho thị truờng trái phiếu doanh nghiệp, xin được
kiến nghị những biện pháp sau đây :
Đầu tiên phải khẳng định rằng, trái phiếu của doanh nghiệp không phải
là trái phiếu chính phủ nên độ rủi ro cao hơn nhiều, do vậy đánh giá mức tín nhiệm
là công việc bắt buộc. Song song với việc ban hành những nghị định hướng dẫn và
khuyến khích phát hành trái phiếu thì việc thành lập những tổ chức có uy tín để
đánh giá mức tín nhiệm của từng công ty là công việc cần làm cấp bách lúc này. Để
khắc phục khó khăn này, chúng ta có thể học tập mô hình mà các nuớc láng giềng
như Malaysia, Nhật Bản hay Hàn Quốc đang áp dụng. Nhật Bản có thể xem là một
ví dụ điển hình. Nuớc này có những quy định pháp lý hết sức chặt chẽ về tiêu chuẩn
để trở thành một tổ chức định mức tín nhiệm (CRAs). Không những vậy, Nhật Bản
còn thông qua những ban giám sát để cấp phép và theo dõi chặt chẽ các hoạt động
của các CRAs nhằm tranh sự câu kết với các doanh nghiệp.
Ngoài ra, việc tăng cuờng vai trò của các Hiệp hội, thúc đẩy đối thoại thị
truờng, song hành với việc nghiên cứu hình thành cơ quan quản lý nợ thống nhất
nhằm phát triển thị trường trái phiếu, đa dạng hoá kênh huy động vốn cho đầu tư
phát triển, gắn phát hành trái phiếu với phát triển TTCK cũng là một biện pháp hữu
hiệu thúc đẩy sự đi lên cũng như tạo ra sự sôi động cho thị truờng trái phiếu doanh
nghiệp.
Cuối cùng cần có một sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng.
Khả năng quản lý, giám sát thị truờng được tăng cuờng thì thị trường trái phiếu
doanh nghiệp hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển một cách bền vững. Những
cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm chính như Bộ Tài chính và ngân hàng nhà nước
là đầu tàu trong giải pháp này.
3. Hoàn thiện khung pháp lý đối với thị trƣờng niêm yết Việt Nam
TTCK Việt Nam đã đi vào hoạt động đuợc hơn 7 năm và đã đang đạt đuợc
những thành tích đáng kể đóng góp cho công cuộc đổi mới đất nước, tuy nhiên, so
với các thị trường trên thế giới, TTCK nước ta vẫn còn ở trong giai đoạn đầu phát
triển, nhiều yếu tố thị truờng vẫn còn chưa có hoặc bắt đầu hình thành. Do đó, các
văn bản pháp luật cũng cần đuợc thường xuyên rà soát, sửa đổi bổ sung cho phù
hợp với sự phát triển của thị truờng.
Kiến nghị với Bộ Tài Chính và UBCKNN : UBCKNN cần tạo ra khuôn khổ
pháp lý đồng bộ, chặt chẽ về thị trường vốn, TTCK. Khuôn khổ pháp lý đối với
TTCK không chỉ bó hẹp trong phạm vi Luật Chứng khoán mà còn bao hàm các nội
dung, các quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, Luật Các tổ chức tín
dụng, Luật kinh doanh Bảo hiểm. Khuôn khổ pháp lý về TTCK cần quán triệt
nguyên tắc quản lý thị trường mà IOSCO (Hiệp hội Ủy ban chứng khoán quốc tế)
đã khuyến nghị đồng thời phải phù hợp với đặc điểm tình hình của Việt Nam theo
xu hướng hội nhập. Theo đó, tiến tới đây, theo lộ trình Chính phủ trong giai đoạn
đầu, SGDCK Tp.HCM được tổ chức dưới dạng công ty TNHH một thành viên do
Nhà nước sở hữu và đến năm 2010 cổ phần hoá SGD. TTGDCK Hà Nội sẽ chuyển
thành thị trường giao dịch cổ phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tách
TTGDCK Hà Nội ra khỏi Ủy ban Chứng khoán thành công ty TNHH do Nhà nước
sở hữu. Theo nhận định, khi SGDCK được tổ chức theo mô hình công ty cổ phần
hoạt động vì lợi nhuận, với sự chi phối của các cổ đông. Khi đó, công ty này sẽ có
xu hướng cấp phép niêm yết thật nhiều để tăng lợi nhuận mà Nhà nước không thể
quản lý đuợc, nhất là khi có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trong khi
Luật Chứng khoán chưa có điều khoản quy định về việc xử phạt các quy định về
quản lý niêm yết. Cụ thể như trong các truờng hợp như SGDCK, TTGDCK xét
duyệt chấp thuận đăng ký đối với tổ chức niêm yết chưa đúng theo quy định, điều
kiện theo quy chế đã quy định; SGDCK, TTGDCK quản lý các công ty niêm yết
thiếu chặt chẽ, không phát hiện kịp thời các hành vi của các tổ chức niêm yết gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị truờng. Do đó, trong lộ trình phát triển của TTCK,
Luật chứng khoán cần quy định cụ thể các hành vi xử phạt trong hoạt động cấp
phép và quản lý niêm yết của SGDCK, TTGDCK để đáp ứng đuợc yêu cầu là công
cụ pháp lý của các cơ quan quản lý.
Trong thời gian tới, nhiệm vụ của các SGDCK, TTGDCK là phối hợp với
UBCKNN hướng dẫn các công ty niêm yết thực hiện theo Luật Chứng khoán, tiếp
tục tổ chức đấu giá cổ phần lần đầu cho các doanh nghiệp Nhà nước để đẩy nhanh
tiến trình sắp xếp cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, hướng dẫn, giám sát các
công thực hiện Quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết. Trên
nền các thể chế và khung pháp lý của TTCK, SGDCK Tp. HCM cùng với
UBCKNN cần sớm rà soát, chỉnh sửa,xây dựng các quy trình nghiệp vụ liên quan
đến hoạt động niêm yết đề phù hợp với Luật Chứng khoán, các văn bản hướng dẫn
mới ban hành; xây dựng Quy chế niêm yết, cơ chế thẩm định hồ sơ niêm yết và tiếp
tục triển khai xây dựng phần mềm giám sát tổ chức niêm yết và công bố thông tin
để đáp ứng nhu cầu quản lý khi số lượng công ty niêm yết ngày một gia tăng …đảm
bảo việc vận hành giao dịch trên thị trường được an toàn, suôn sẻ. Bên cạnh đó,
SGDCK Tp.HCM cũng cần triển khai thêm nhiều chương trình đưa thông tin tới các
công ty niêm yết. Qua đó, các công ty có thể nắm bắt đuợc những điều kiện, thủ tục
niêm yết, cũng như những lợi ích từ việc tham gia thị truờng nàyvà những ưu đãi
tích cực khi niêm yết trên TTCK.
TTGDCK Hà Nội tiến tới đây sẽ thực hiện chuyển đổi mô hình hoạt động
phù hợp với Luật chứng khoán và các văn bản hướng dẫn. Từ đó, TTGDCK Hà Nội
cũng cần sớm ban hành các Quy chế mới phù hợp với mô hình, cơ chế hoạt động
của trung tâm, đồng thời ban hành các quy trình nghiệp vụ phù hợp với các quy chế
này như Quy chế niêm yết, quy chế công bố thông tin trền TTGDCK Hà Nội.
4. Tăng cƣờng hiệu quả hoạt động quản lý, thanh tra, giám sát niêm yết
Về việc công bố thông tin, Sở hay trung tâm giao dịch chứng khoán nên công
bố đầy đủ thông tin về các chứng khoán mới ngay sau khi được cấp phép niêm yết.
Bởi để ra quyết định mua hoặc bán, nhà đầu tư cần có khoảng thời gian nhất định để
đọc, phân tích chứ không thể để tình trạng doanh nghiệp lên sàn rồi mà thông tin về
doanh nghiệp vẫn chưa được công bố rộng rãi ra công chúng. UBCKNN cũng cần
sớm có chế tài để tăng cường chất lượng các bản công bố thông tin (với truờng hợp
đấu giá cổ phần) và bản cáo bạch của các doanh nghiệp niêm yết; bên cạnh đó là
tăng cuờng chất lượng công bố thông tin trong chương trình thực hiện Qui chế quản
trị công ty niêm yết để đảm bảo nhà đầu tư tiếp cận đuợc thông tin chứng khoán
trung thực, chính xác, kịp thời để ra quyết định đầu tư, giảm thiểu tình trạng mua
bán chứng khoán theo tin đồn và tâm lý đám đông, tạo môi truờng đầu tư minh
bạch, ổn định.
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động niêm yết nói riêng và các
hoạt động khác trên TTCK trong thời gian tới hứa hẹn sẽ có nhiều đổi mới. Công
tác thanh tra, kiểm tra trong năm 2008 tiếp tục đuợc thực hiện chủ yếu bằng công
tác giám sát (thanh tra, kiểm tra từ xa). Căn cứ vào các tài liệu, báo cáo hàng quý, 6
tháng và năm để kiểm tra về việc duy trì các điều kiện niêm yết; chấp hành các quy
định về niêm yết chứng khoán. Căn cứ các tài liệu về công bố thông tin để giám sát
(thanh tra, kiểm tra từ xa) về việc chấp hành chế độ công bố thông tin (định kỳ, bất
thường) của tổ chức niêm yết và các quy định khác(giao dịch nội bộ, cổ phiếu quỹ).
Bên cạnh đó, nhằm đẩy mạnh công tác giám sát, thanh tra và cưỡng chế thực thi
đảm bảo tính tuân thủ của thị trường theo Quyết định 63/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ, UBCKNN sẽ thành lập Ban Giám sát TTCK nhằm củng cố công tác
giám sát tuân thủ của các đối tượng tham gia TTCK (tách biệt công tác theo dõi,
giám sát với thanh tra và cưỡng chế thực thi).
5. Nhóm giải pháp nâng cao trách nhiệm công bố thông tin của doanh nghiệp
niêm yết.
Các doanh nghiệp niêm yết cần nhận thức về việc đầu tư nhiều hơn cho bộ
phận công bố thông tin như là cách để hình thành văn hoá quan hệ với nhà đầu tư.
Nhà đầu tư có thể dùng bất cứ biện pháp gì như e-mail, fax, điện thoại… để tìm
hiểu về thông tin của doanh nghiệp, tránh mua bán dựa theo tin đồn. Đó cũng là
biện pháp để nâng cao uy tín của doanh nghiệp niêm yết, tăng cường tính thanh
khoản của cổ phiếu trên sàn giao dịch.
Thứ nhất, tổ chức quán triệt quy định tại Thông tư số 38/2007/TT-BTC
ngày 18/4/2007. Theo đó, các công ty phải sớm ban hành quy trình lập báo cáo và
công bố thông tin phù hợp với đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty mình. Trong quy trình phải ghi rõ về tổ chức bộ máy, phân công trách
nhiệm của từng người có liên quan đến việc thực hiện công bố thông tin cần đuợc
quy định chi tiết, đảm bảo tính chặt chẽ, liên tục kiểm soát giữa các khâu trong quá
trình lập báo cáo và công bố thông tin. Khi những người phụ trách công bố thông
tin đi vắng hay thay đổi công việc thì phải có quy định bằng văn bản người thay thế
để tiếp tục theo dõi và thực hiện công bố thông tin theo đúng quy định.
Thứ hai, Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc cần phổ biến và quán triệt quy
định công bố thông tin, giao dịch của cổ đông lớn và cổ đông nội bộ tại hội nghị
Đại hội cổ đông trong kỳ tới để cho các thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm
soát, Ban Giám đốc, Kế toán trưởng và cổ đông lớn thực hiện nghiêm túc quy định
báo cáo, công bố thông tin trước và sau khi giao dịch theo đúng pháp luật; ngăn
ngừa việc dò rỉ thông tin nội bộ, hoặc lợi dụng có đuợc thông tin để tham gia vào
hoạt động giao dịch nội gián, thao túng thị truờng.
Thứ ba, Ban Lãnh đạo công ty cần có sự quan tâm thích đáng đến công tác
lập báo cáo và công bố thông tin, cử cán bộ có trìn độ chuyên môn phù hợp tham
gia vào quá trình soạn thảo báo cáo và thực hiện công bố thông tin, đồng thời tạo
điều kiện cho người công bố thông tin tham gia các khoá đào tạo về chứng khoán,
thị trường chứng khoán, công bố thông tin và thực hiện công bố thông tin theo quy
định của pháp luật hiện hành. Các cán bộ phụ trách công bố thông tin cũng cần phải
thông báo địa chỉ, số điện thoại, e-mail của mình để các tổ chức, cá nhân có liên
quan tiện liên lạc.
Thứ tƣ, chủ động hơn trong việc thực hiện công bố thông tin bất thường, các
thông tin phải công bố trong vòng 24 giờ như các sự kiện xảy ra theo quy định hiện
hành, các thông tin quan trọng, có giá trị và có thể ảnh hưởng đến quyết định của
các nhà đầu tư phải tuân thủ quy định về nội dung và thời gian công bố thông tin,
đảm bảo tính chính xác, kịp thời.
Thứ năm, sớm trển khai thiết lập phương tiện công bố thông tin hiện đại, sử
dụng website để thực hiện việc công bố thông tin một cách đầy đủ, kịp thời và hiệu
quả;công khai địa chỉ website theo quy định.
Thứ sáu, củng cố tài liệu, cặp hồ sơ, nơi bảo quản, lưu trữ báo cáo, tài liệu
về công bố thông tin kể cả bằng văn bản và bằng file dữ liệu và tạo thuận lợi cho
các cổ đông, các nhà đầu tư và các tổ chức, cá nhân có liên quan có thể dễ dàng tiếp
cận, tham khảo và kiểm tra theo quy định của pháp luật.
Thứ bảy, phối hợp chặt chẽ với cơ quan báo chí để xác nhận, giải thích hoặc
công bố chính thức ra công chúng. Tổ chức công bố thông tin và kể cả cơ quan báo
chí phải chịu trách nhiệm về các thông tin đăng tải và những nguời đã phát biểu trên
các phuơng tiện thông tin đại chúng phải chịu trách nhiệm về những điều đã phát
ngôn. Thời gian qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng có nhiều thông tin
chưa đuợc thẩm định hoặc thông tin không chính thức về nhân sự, tình hình hoạt
động kinh doanh, việc ký kết hợp đồng…v…v của một số công ty niêm yết.
6. Các giải pháp khác
. Giải pháp đối với các công ty cổ phần chưa niêm yết :
Mặc dù niêm yết mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nhưng không phải
doanh nghiệp nào cũng nhận thức được điều này bởi vì kèm theo đó là những trách
nhiệm mới mẻ mà đa số các doanh nghiệp chưa sẵn sàng để gánh vác do đó số
doanh nghiệp có ý thức tích cực chuẩn bị cho việc tham gia vào thị truờng chứng
khoán là chưa nhiều. Để thay đổi được vấn đề này các doanh nghiệp cần phải :
Thứ nhất, mở lớp đào tạo về chứng khoán và thị truờng chứng khoán cho
các nhân viên, ban lãnh đạo, hội đồng quản trị để nhận thức sâu sắc vai trò của
TTCK cho sự phát triển kinh tế cũng như sự phát triển của bản thân doanh nghiệp từ
đó tích cực tham gia vào TTCK.
Thứ hai, đối với một số doanh nghiệp nên kết hợp các quy định của cổ phần
hoá với các hoạt động phát hành và niêm yết chứng khoán theo …ngày 4/8/2005
nhằm tạo thuận lợi hơn nữa về mặt thủ tục cho việc niêm yết chứng khoán trên
TTCK tập trung.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nên sớm nhận thức đuợc rằng kiểm toán và
công khai thông tin đang dần trở thành một việc làm mà bất cứ một doanh nghiệp
nào cũng bắt buộc phải thực hiện bất kể doanh nghiệp đó có niêm yết chứng khoán
trên TTCK hay không. Bởi vì, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế
bằng việc tham gia tích cực vào AFTA, APEC… và đầu năm nay đã chính thức trở
thành thành viên thứ 150 của tổ chức thuơng mại thế giới WTO thì việc phải tuân
thủ các thông lệ quốc tế trong đó kiểm toán và công khai thông tin là những nguyên
tắc quan trọng nhất.
6.2 Hoàn thiện cơ sở vật chất cho thị truờng chứng khoán
Kiến nghị SGDCK, TTGDCK từng bước xây dựng hạ tầng công nghệ thông
tin hiện đại nhằm đảm bảo phục vụ toàn thị truờng với quy mô lớn đuợc nhanh
chóng, an toàn, bảo mật. Đẩy mạnh nâng cấp hệ thống giao dịch, triển khai xây
dựng và hoàn thiện các phần mềm giám sát thị trường, phần mềm giám sát niêm yết
công bố thông tin và nâng cấp trang Web. Dần dần từng bước chuyển giao dịch
nhập lệnh tại sàn qua giao dịch tự động không sàn. Chuyển giao dịch khớp lệnh
định kỳ sang khớp lệnh liên tục, đồng thời từng buớc bổ sung các lệnh giao dịch
mới phù hợp với thông lệ quốc tế, cũng như phù hợp với hoạt động giao dịch, tăng
tính thanh khoản.
6.3 Đẩy mạnh hoạt động bán cổ phần Nhà nước ở các công ty niêm yết và các
công ty cổ phần chưa niêm yết :
Trong năm 2007, SCIC(Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nuớc)
dự kiến sẽ thực hiện thoái đầu tư tại khoảng 50 doanh nghiệp với tổng giá trị vốn
nhà nuớc trên sổ sách khoảng 227 tỉ đồng. Hiện SCIC đang nắm giữ phần vốn rất
lớn của Nhà nước tại hàng trăm doanh nghiệp… Trong năm 2007, SCIC tiếp tục
nhận bàn giao vốn Nhà nuớc tại các doanh nghiệp đã cổ phần hoá từ năm 2006 trở
về truớc. Dự kiến sẽ có khoảng thêm 762 doanh nghiệp với tổng giá trị sổ sách phần
vốn Nhà nuớc khoảng 4920 tỉ đồng (theo số liệu tại thời điểm 31/12/2006) đuợc
chuyển giao về SCIC. Đồng thời, SCIC cũng chuẩn bị để tiếp nhận quyền đại diện
chủ sở hữu vốn Nhà nuớc tại các ngân hàng thương mại quốc doanh cổ phần hoá
trong năm 2007. Như vậy, tổng số doanh nghiệp (không kể các ngân hàng) mà
SCIC dự kiến tiếp nhận đến cuối năm 2007 sẽ lên đến 1.033 doanh nghiệp với giá
trị sổ sách phần vốn Nhà nuớc khoảng 7.188 tỉ đồng và giá trị thị truờng khoảng
36.000 tỉ đồng. Phần lớn trong số các doanh nghiệp mà SCIC thực hiện thoái đầu tư
trong năm nay là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, hoạt động trong những ngành
không quan trọng.
Việc bán bớt cổ phần Nhà nuớc tại các doanh nghiệm niêm yết, hiện vẫn
đang còn đuợc SCIC cân nhắc. Hiện nay, trong tổng số trên 420 doanh nghiệp đã
chuyển giao về SCIC, mới có khoảng gần 20 doanh nghiệp niêm yết trên TTCK.
Năm 2007, SCIC sẽ phấn đấu đưa thêm 22 doanh nghiệp lên TTCK và phát hành
thêm vốn tại các doanh nghiệp đã niêm yết như FPT, Vinamilk…
Trong thời gian tới, SCIC sẽ điều tiết để giảm dần vốn Nhà nước tại các
doanh nghiệp duới nhiều hình thức, trong đó có việc bán cổ phần thông qua TTCK
và mua bán doanh nghiệp. Trên thực tế, vừa qua, SCIC đã thực hiện giải pháp đối
với một số doanh nghiệp như Nhựa Tiền Phong, Công ty Bảo hiểm Bảo Minh –
CMG. Theo kế hoạch, SCIC sẽ thực hiện thoái đầu tư mạnh đối với các doanh
nghiệp thuộc nhóm C (bao gồm các doanh nghiệp có tỷ trọng vốn đầu tư của Nhà
nước chiếm dưới 30%, quy mô vốn dưới 20 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ
phần dưới 15% và thuộc các lĩnh vực mà về lâu dài Nhà nuớc không cần đầu tư vốn
), hiện đang chiếm số luợng đáng kể trong số các doanh nghiệp mà SCIC đã tiếp
nhận. Đối với các doanh nghiệp này, SCIC có thể xem xét bán cổ phần cho cán bộ
công nhân viên tại doanh nghiệp, hoặc tìm đối tác chiến lược cho doanh nghiệp, hỗ
trợ và tư vấn cho một số doanh nghiệp có đủ điều kiện ra niêm yết tại các thị truờng
chứng khoán nuớc ngoài, qua đó tiếp cận với thị truờng vốn quốc tế. Hiện nay,
SCIC đã và đang tham gia vào các ban chỉ đạo cổ phần hoá một số ngân hàng
thương mại quốc doanh với tư cách cố vấn trong việc lựa chọn tư vấn, định giá
doanh nghiệp và phát hành cổ phiếu lần đầu.
Truớc mắt, tổng công ty sẽ lựa chọn một số doanh nghiệp thực hiện thí điểm
tái cơ cấu, mời gọi các nhà đầu tư chiến luợc, hỗ trợ niêm yết trên TTCK, đấu giá,
bán bớt cổ phần. Trên cơ sở đó rút kinh nghiệm để triển khai rộng hơn.
6.4 Tổ chức quản lý công ty đại chúng tạo nguồn cung tiềm tàng cho thị truờng
niêm yết :
Song hành với sự phát triển của TTCK tập trung(thị trường OTC) ở Việt
Nam có một mức vốn hóa khá lớn, gấp trên 3 lần so với giá trị vốn hóa của TTCK
tập trung, TTCK niêm yết có quy mô chỉ bằng khoảng 10% thị trường chưa niêm
yết. Cho đến nay, số lượng các công ty cổ phần được chuyển đổi từ các doanh
nghiệp nhà nước đạt trên 2000 doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê từ
UBCKNN (tính đến ngày 31/7), số lượng các công ty cổ phần nộp hồ sơ đăng kí trở
thành công ty đại chúng mới chỉ có 642 công ty (trong đó có trên 200 công ty đại
chúng đã đăng ký niêm yết trên TTCK tập trung). Đề án phát triển thị trường vốn
của Việt Nam hướng tới mục tiêu mở rộng thị trường tập trung, thu hẹp và đưa vào
quản lý thị trường tự do bằng cách tổ chức quản lý công ty đại chúng theo qui định
của Luật Chứng khoán với kế hoạch và bước đi thích hợp. Việc các công ty đại
chúng đều phải thực hiện công khai hóa thông tin sẽ tạo nên sự công bằng hơn đối
với các công ty niêm yết, góp phần khắc phục trở ngại chính hiện nay đối với việc
niêm yết chứng khoán và là giải pháp để thúc đẩy các công ty đại chúng sớm đưa cổ
phiếu vào niêm yết.
6.5 Đào tạo chứng khoán :
Do công tác niêm yết cổ phiếu trên TTCK vẫn còn là một lĩnh vực khá mới
mẻ nên nhân lực về phía doanh nghiệp còn hạn chế, chưa có kinh nghiệm trong lĩnh
vực này. Cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp chưa được đào tạo chuyên sâu về
TTCK. Từ đó, phần lớn các doanh nghiệp cần được hỗ trợ tổ chức đào tạo về
chuyên môn cho cán bộ quản lý và nhân viên trong công ty. Hiện nay, do việc đào
tạo chứng khoán tại Trung tâm đào tạo chứng khoán của UBCKNN đang trở nên
quá tải, việc cho phép mở rộng thêm các trung tâm đào tạo và cấp bằng chứng
khoán tại các trường đại học là biện pháp cần làm để đẩy mạnh hơn nữa công tác
tuyên truyền hướng dẫn và đào tạo đối với cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp
này.
KẾT LUẬN
Xây dựng và phát triển thị truờng chứng khoán là một trong những chủ
trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm từng bước hoàn chỉnh hệ thống kinh tế
thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Qua hơn 7 năm thực hiện thị truờng chứng
khoán đã có những bước phát triển nhảy vọt. Tuy nhiên, để xây dựng thị trường
chứng khoán hoạt động có hiệu quả, ổn định bền vững thì công tác tạo hàng và cung
cấp hàng hoá có chất lượng cao cho thị trường vẫn là biện pháp phát triển thị truờng
lâu dài, tạo dựng lòng tin cho nhà đầu tư, thu hút thêm sự quan tâm của các cá nhân,
tổ chức đầu tư nước ngoài, mở rộng quy mô thị truờng. Theo nhận định phân tích
của các chuyên gia chứng khoán thuộc Hãng cung cấp thông tin chứng khoán ATP
Việt Nam thì khi hàng hoá trên TTCK trở nên phong phú, đa dạng với nhiều loại
hàng hoá cao cấp sẽ thu hút đông đảo những nhà đầu tư nuớc ngoài chuyên nghiệp,
có khả năng tài chính dồi dào. 14Thực tế, thị truờng đầu tháng 7 vừa qua cho thấy,
các nhà đầu tư nuớc ngoài tiếp tục tăng cuờng giải ngân, nhiều phiên luợng mua vào
gấp đôi, gấp ba lượng bán ra, bất chấp thị truờng ―xanh‖ hay ―đỏ‖. ―Việc mở cửa
14 Báo Thời báo Tài chính ngày nay,Bộ Tài Chính, số 7/2007, trang 17.
thị truờng chứng khoán‖ mà thiếu ―hàng hoá‖ thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Bài
học từ thị trường chứng khoán Thái Lan cho thấy, việc đóng cửa TTCK đã làm mất
lòng tin của công chúng đầu tư, suy giảm ý chí quản lý và gây sự lãng phí lớn tiền
của. Vì vậy, việc đẩy mạnh niêm yết chứng khoán vẫn là một trong những biện
pháp quan trọng, lâu dài tạo nguồn cung dồi dào và có chất lượng cho TTCK Việt
Nam hiện nay. Tất nhiên việc đẩy mạnh niêm yết chứng khoán là cả một quá trình,
không thể làm ngày một ngày hai là xong.
Tuy còn nhiều trở ngại, nhưng với quyết tâm phát triển kinh tế xã hội, tin
chắc những trở ngại này chỉ là tạm thời để đưa thị truờng chứng khoán Việt Nam
phát triển ở tầm cao mới để việc vận động lên sàn không còn là câu chuyện quá khó,
mà lên sàn phải trở thành mục tiêu, đích đến của nhiều doanh nghiệp. TTCK không
chỉ giúp doanh nghiệp xây dựng nên hình ảnh đẹp và chuyên nghiệp, mà còn trở
thành công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp huy động vốn. Từ truớc đến nay truớc
Chính phủ doanh nghiệp thường kêu thiếu vốn, thì nay TTCK sẽ giúp doanh nghiệp
tự giải quyết được những đòi hỏi về vốn thông qua việc phát hành chứng khoán ra
công chúng và niêm yết chứng khoán trên TTCK để đầu tư dài hạn vào các khu vực
kinh tế có hiệu quả thông qua các công cụ cổ phiếu, trái phiếu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Phuơng Anh(biên tập), Luật chứng khoán và các văn bản huớng dẫn
thi hành(2007), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,.
2. Nguyễn Sơn, Nguyễn Quốc Việt, Sở giao dịch chứng khoán, mô hình và
những buớc đi (2002), Học viện Quốc Gia.
3. Trần Đắc Sinh, Đại học Kinh tế Tp.HCM, Các giải pháp xây dựng và phát
triển thị trường chứng khoán Việt Nam(1999), Luận án tiến sĩ.
4. GS.TS Lê Văn Tư, TS. Thân Thị Thu Thuỷ, Thị trường chứng khoán(2006),
Nhà xuất bản Tài Chính.
5. Ủy Ban Chứng khoán, Giáo trình những vấn đề cơ bản về chứng khoán và
thị truờng chứng khoán(2002), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
6. John Dalton, How the stock market works, New York Institute of Finance.
7. Robert Zipt, How the bond market works, New York Institute of Finance.
8. Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Báo Chứng khoán Việt Nam, Bộ Tài Chính,
số 5 - tháng 5 - năm 2005, số 11-Tháng 11- năm 2006, số 1+2 - tháng 1+2 -
năm 2007, số 4 - tháng 4 - năm 2007, số 7 - tháng 7 - năm 2007, số 9 - tháng
9 - năm 2007.
9. Bộ Kế hoạch và đầu tư, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 7/2007; số 8/2007
10. Bộ Tài Chính, Thời báo Tài Chính ngày nay, số 7/2007.
11. Ủy ban chứng khoán nhà nuớc, Báo Đầu tư Chứng khoán, Số 77 (445), ngày
24 tháng 9 năm 2007, trang 19; số 60(428), ngày 26/7/2007.
12. Sở Giao Dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh : www.vse.org.vn
13. Ủy ban chứng khoán nhà nuớc
de=4
14. Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội
15. Đài truyền hình Việt Nam
16. Tổng công ty đầu tư và và kinh doanh vốn Nhà nước
=86
17. Trang web 24h.com
18. Trang web Ngoisao.net
truong/2006/09/3B9BA01A/
PHẦN PHỤ LỤC
PHỤ LỤC SỐ 01: MẪU NY_01A
(Ban hành kèm theo Thông tư số 59./2004/TT-BTC ngày 18 tháng 6 năm 2004 của
Bộ Tài chính hướng dẫn về niêm yết cổ phiếu và trái phiếu trên thị trường chứng
khoán tập trung)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN XIN CẤP PHÉP NIÊM YẾT CỔ PHIẾU
Cổ phiếu:.... (tên cổ phiếu)
Kính gửi: Uỷ ban Chứng khoán Nhà nƣớc
Giới thiệu về tổ chức xin niêm yết:
1. Tên tổ chức xin niêm yết (đầy đủ):
2. Tên giao dịch:
3. Vốn điều lệ:
4. Địa chỉ trụ sở chính:
5. Điện thoại: Fax:
6. Nơi mở tài khoản: Số hiệu tài khoản:
7. Căn cứ pháp lý hoạt động kinh doanh
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ... ngày ... tháng ... năm ...
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: Mã số:
Sản phẩm/dịch vụ chính:
Tổng mức vốn kinh doanh:
8. Cơ cấu vốn cổ phần (thời điểm...):
STT Danh mục 1000
đồng
% Số
lượng
cổ đông
Cơ cấu cổ đông
Tổ chức Cá nhân
Vốn cổ phần:
- Cổ đông sáng lập:
- Cổ đông lớn:
- Cổ phiếu quĩ:
Trong đó:
- Vốn nhà nước:
- Vốn nước ngoài:
9. Giá trị vốn cổ phần do các thành viên HĐQT, BGĐ, BKS cam kết nắm giữ
trong 03 năm sau khi được niêm yết:
- Tỷ lệ: ... %
- Thời hạn nắm giữ: từ năm... đến năm....
10. Tỷ lệ nợ (ngắn hạn và dài hạn) trên vốn cổ phần (tính đến...):
11. Tình hình hoạt động kinh doanh trong 02 năm gần nhất:
Đơn vị tính: 1000 đồng
3.1.1 T
T
Danh mục X-1 X
1 Tổng doanh thu
2 Thuế
3 Khấu hao cơ bản
4 Lợi nhuận sau thuế
Cổ phiếu xin phép niêm yết:
Phát hành theo Giấy chứng nhận đăng ký phát hành số..., ngày.... tháng .... năm ....
do .......... cấp.
1. Tên cổ phiếu:
2. Loại cổ phiếu:
3. Mệnh giá cổ phiếu: đồng
4. Số lượng cổ phiếu xin niêm yết: cổ phiếu
5. Tỷ lệ cổ phần do cổ đông ngoài tổ chức xin niêm yết nắm giữ:
- Tỷ lệ:...%
- Số lượng cổ đông: .... người
6. Cổ phiếu do người nước ngoài nắm giữ:
- Số lượng: .... cổ phiếu
- Tỉ lệ: ..... %
Các bên liên quan:
(Tổ chức tƣ vấn, kiểm toán...)
Cam kết của tổ chức xin niêm yết:
Chúng tôi xin đảm bảo rằng những số liệu trong hồ sơ này là đầy đủ và đúng
sự thật, không phải là số liệu giả hoặc thiếu có thể làm cho người mua cổ phiếu chịu
thiệt hại. Chúng tôi cam kết:
Nghiên cứu đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật về chứng
khoán và thị trường chứng khoán.
Không có bất kỳ tuyên bố chính thức nào về việc niêm yết chứng khoán trên các
phương tiện thông tin đại chúng trước khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
cấp giấy phép niêm yết.
Chịu mọi hình thức xử lý nếu vi phạm các cam kết nêu trên.
Hồ sơ kèm theo:
1. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
2. Điều lệ công ty;
3. Quyết định của Đại hội cổ đông chấp thuận việc niêm yết cổ phiếu; hoặc
Quyết định cổ phần hoá để ra niêm yết (đối với các DN cổ phần hoá kết hợp
với ra niêm yết);
4. Bản cáo bạch;
5. Danh sách và sơ yếu lý lịch của từng thành viên HĐQT, BGĐ, BKS;
6. Các báo cáo tài chính 2 năm ... (X-1 và X) có xác nhận của kiểm toán; hoặc
Quyết định xác định giá trị doanh nghiệp (đối với DNNN cổ phần hoá kết hợp
với ra niêm yết);
7. Sổ theo dõi cổ đông;
8. Cam kết nắm giữ cổ phiếu của HĐQT, BGĐ và BKS;
9. Hợp đồng tư vấn với công ty chứng khoán;
10. (Các tài liệu khác nếu có).
..., ngày ... tháng ... năm ...
(tên tổ chức niêm yết)
TM. hội đồng quản trị
Chủ tịch Hội đồng quản trị
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
PHỤ LỤC SỐ 02: MẪU NY_01A
(Ban hành kèm theo Thông tư số 59 /2004/TT-BTC ngày 18 tháng 6 năm 2004 của
Bộ Tài chính hướng dẫn về niêm yết cổ phiếu và trái phiếu trên thị trường chứng
khoán tập trung)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN CẤP PHÉP NIÊM YẾT TRÁI PHIẾU
TRÁI PHIẾU :.... (tên trái phiếu)
Kính gửi: Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
Giới thiệu về tổ chức xin niêm yết:
1. Tên tổ chức xin niêm yết (đầy đủ):
2. Tên giao dịch:
3. Vốn điều lệ:
4. Địa chỉ trụ sở chính:
5. Điện thoại: Fax:
6. Nơi mở tài khoản: Số hiệu tài khoản:
7. Căn cứ pháp lý hoạt động kinh doanh
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ..., ngày ... tháng ... năm ...
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: Mã số:
Sản phẩm/dịch vụ chính:
Tổng mức vốn kinh doanh (thời điểm ...):
Tình hình kinh doanh trong 02 năm gần nhất:
Đơn vị: 1000 đồng
Mục đích phát hành trái phiếu:
Trái phiếu xin phép niêm yết:
Phát hành theo Giấy chứng nhận đăng ký phát hành số..., ngày... tháng .... năm ...
do.......... cấp.
Tên trái phiếu:
Loại trái phiếu:
Thời hạn trái phiếu: ... năm
Kỳ hạn trả lãi:
Lãi suất: .... %/năm
Mệnh giá trái phiếu: ............ đồng
Số lượng trái phiếu đã phát hành:
Tài sản đảm bảo (nếu có):
- Tổng giá trị của tài sản đảm bảo: .............. đồng
- Giá trị tài sản được bảo hiểm: ................ đồng
- Tỷ lệ trái phiếu được đảm bảo: ............. % (tổng giá trị tài sản đảm bảo
trên tổng giá trị trái phiếu)
Phương thức thanh toán lãi và gốc trái phiếu:
Các bên liên quan
(Tổ chức tƣ vấn, kiểm toán, đại diện ngƣời sở hữu trái phiếu...)
Cam kết:
Chúng tôi xin đảm bảo rằng những số liệu trên đây là đầy đủ và đúng sự
thực, không phải là số liệu giả hoặc thiếu có thể làm cho người mua trái phiếu bị
thiệt hại. Chúng tôi cam kết:
Nghiên cứu đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật về chứng
khoán và thị trường chứng khoán.
Không có bất kỳ tuyên bố chính thức nào về việc niêm yết chứng khoán trên các
phương tiện thông tin đại chúng trước khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp
giấy phép niêm yết.
Thanh toán lãi và gốc theo đúng thời hạn trái phiếu.
- Chịu mọi hình thức xử lý nếu vi phạm các cam kết nêu trên.
Hồ sơ kèm theo:
Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
Điều lệ công ty;
Quyết định chấp thuận việc niêm yết trái phiếu của HĐQT/HĐTV/Chủ sở hữu
vốn/Cơ quan quản lý chuyên ngành;
Bản cáo bạch;
Danh sách và sơ yếu lý lịch của từng thành viên HĐQT, BGĐ, BKS;
Các báo cáo tài chính 2 năm ... (X-1 và X) có xác nhận của kiểm toán;
Cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với người đầu tư;
Hợp đồng với đại diện người sở hữu trái phiếu;
Bản liệt kê tài sản đảm bảo, hợp đồng bảo hiểm (nếu có) và tài liệu chứng
minh quyền sở hữu (trường hợp niêm yết trái phiếu có bảo đảm);
Biên bản xác định giá trị tài sản đảm bảo hoặc giấy chấp thuận bảo lãnh thanh
toán (trường hợp niêm yết trái phiếu có bảo đảm);
Sổ theo dõi chủ sở hữu trái phiếu;
Hợp đồng tư vấn với công ty chứng khoán;
Các tài liệu khác nếu có.
..., ngày ... tháng ... năm ...
(tên tổ chức xin niêm yết)
TM. hội đồng quản trị
Chủ tịch Hội đồng quản trị
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
PHỤ LỤC SỐ 3
Bảng 11. Danh sách niêm yết bổ sung trên SGDCK Tp.HCM (từ ngày
10/1/2007-19/10/2007).
STT Tên công ty
Mã cổ
phiếu
Số
đợt
Khối luợng cổ
phiếu
1 CTCP Thực phẩm Quốc Tế IFS 1 1145887
2
Ngân hàng thuơng mại cổ phần
Sacombank STB 1
235940136
3 CTCP TM May Sài Gòn GMC 2 2394497
4 CTCP Kho Vận GNNT TMS 2 2058000
5 CTCP XNK Khánh Hội KHA 1 6537235
6 CTCP Phát triển Đầu Tư Công nghệ FPT 2 31089229
7 CTCP XNK Bến Tre ABT 1 2999999
8 CTCP Sữa Việt Nam VNM 1 8325670
9 CTCP Văn hoá Tân Bình ALT 1
2460710
10 CTCP Thép Việt ý VIS 1 5000000
11 CTCP Gạch gói Nhị Hiệp NHC 1 99418
12 CTCP SX KD XNK Bình Thạnh GIL 1 5669818
13 CTCP Full power FPC 2 7345859
14 CTCP Giấy Viễn Đông VID 1
845562
15 CTCP SX may TM Sài Gòn GMC 1 1 500 000
16 CTCP XD KD Địa ốc HB HBC 1 4360010
17 CTCP Điện lực Khánh Hoà KHP 1 1086986
18 CTCP Nam Việt NAV 1 2500000
19 CTCP khoan và Dịch vụ khoan dầu khí PVD 2 40799730
20 CTCP nhiệt điện Phả Lại PPC 1 15535000
21 CTCP khu CN Tân tạo ITA 3 35 000 000
22 CTCP duợc Hậu Giang DHG 1 2 000 000
23 CTCP ĐTPT KCN Sông Đà SJS 1 20 000 000
24 CTCP pin ắc quy miền nam PAC 1 1737000
25 CTCP Cáp và Vật liệu viễn thông SAM 1 17060572
26 CTCP Domesco DMC 3 3069999
27 CTCP TM XNK Thủ Đức TDH 1 854507
28 CTCP CN Gốm Taicera TCR 1 59628
29 CTCP XNK Thuỷ Sản An Giang ACL 1 4971710
30 CTCP Cáp treo Taya TYA 1 48243
31 CTCP Đầu tư TM DIC DIC 1 159955
32 CTCP Bibica BBC 1 100 000
33 CTCP Hàng hải Hà Nội MHC 1 2.682.256
34 CTCP Kinh đô KDC 1 5999685
35 CTCP Khoáng sản Bình Định BMC 1 2622800
36 CTCP Kinh Đô miền Bắc NKD 1 1679785
37 CTCP giống cây trồng miền nam SSC SSC 1 4 000 000
38 CTCP Cơ điện lạnh REE 2 19086114
39 CTCP Cao su Đà nẵng DRC 1 3791052
40 CTCP Đầu tư TM SMC SMC 1 1499937
41 CTCP đường Biên Hoà BHS 1 647727
42 CTCP Duợc Phẩm Imexpharm IMP 1 838750
43 CTCP nước giải khát Sài Gòn TRI 1 2 000 000
44 CTCP Cavico MCV 1 1500000
45 CTCP Gas Petrol PGC 1 5 000 000
46 CTCP Cao su Hoà Bình HRC 1 7660976
47 CTCP Cơ khí Xăng Dầu PMS 1 2 000 000
48 CTCP Cát Lợi CLC 1 1679949
49 CTCP Vận tải Xăng dầu VIPCO VIP 1 7020000
50 CTCP XNK TM Thiên nam TNA 2 2,000,000
51 CTCP Vinafaco VFC 1 1200000
52 CTCP hàng hải Sài Gòn SHC 2 1,600,000
53 CTCP Đại lý liên hiệp Vận chuyển GMD 1 10976966
54 CTCP Đồ hộp Hạ Long CAN 1 1500000
Tổng 66 475459101
1
CT Liên doanh Quản Lý quỹ đầu tư
Chứng khoán Việt Nam
VFMVF
1 1
50 triệu CCQ
Nguồn :
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CCQ Chứng chỉ quỹ
CK Chứng khoán
CTCP Công ty cổ phần
DDNN Doanh nghiệp Nhà nước
ĐTPT Đầu tư phát triển
GNNT Giao nhận ngoại thương
KCN Khu công nghiệp
HASTC Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội
HOSTC Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí
Minh
SGDCK Sở giao dịch chứng khoán
SSC Ủy ban chøng kho¸n Nhµ n-íc
SX KD Sản xuất kinh doanh
TM Thương mại
TTCK Thị truờng chứng khoán
TTGDCK Trung tâm giao dịch chứng khoán
UBCKNN Ủy ban chøng kho¸n nhµ n-íc
XD KD Xây dựng kinh doanh
XNK Xuất nhập khẩu
DANH MỤC BẢNG BIỂU
1. Bảng 1. Mức phí niêm yết trên TTGDCK, SGDCK.
2. Bảng 2. Quy mô niêm yết trên SGDCK Tp. Hồ Chí Minh.
3. Bảng 3. Quy mô niêm yết trên TTGDCK Hà Nội.
4. Bảng 4. Bảng tăng trưởng lợi nhuận của 30 công ty niêm yết có mức vốn hoá lớn
nhất trên TTGDCK TP.HCM.
5. Bảng 5. Danh sách 15 doanh nghiệp lớn nhất tại sàn TP.HCM và Hà Nội (tính
đến ngày 20/7/2007).
6. Bảng 6. Diễn biến niêm yết trên Trung tâm GDCK Tp. HCM.
7. Bảng 7. Diễn biến niêm yết cổ phiếu qua các năm trên sàn HASTC.
8. Bảng 8. Diễn biến trái phiếu qua các năm trên Trung tâm GGDCK Tp.HCM.
9. Bảng 9. Diễn biến niêm yết trái phiếu qua các năm trên TTGDCK Hà Nội.
10. Bảng 10. Diễn biến niêm yết chứng chỉ quỹ qua các năm trên TTGDCK Tp.
HCM.
11. Bảng 11. Danh sách niêm yết bổ sung trên SGDCK Tp.HCM (từ ngày
10/1/2007-19/10/2007).
DANH MỤC SƠ ĐỒ
1. Sơ đồ 1. Cơ cấu của tổ chức SGDCK.
2. Sơ đồ 2. Quy trình các bước đối với niêm yết lần đầu.
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ
CH¦¥NG I: Nh÷ng vÊn ®Ò c¬ b¶n vÒ thÞ tr-êng chøng
kho¸n vµ niªm yÕt chøng kho¸n ....................................................... 3
I. Tæng quan vÒ thÞ tr-êng chøng kho¸n ................................. 3
1. Kh¸i niÖm vµ b¶n chÊt thÞ truêng chøng kho¸n ........................................ 3
2. Chøng kho¸n – Hµng ho¸ trªn thÞ tr-êng ................................................. 3
3. Ph©n lo¹i thÞ tr-êng chøng kho¸n ............................................................. 5
3.1 C¨n cø vµo ®èi t-îng mua b¸n .............................................................. 5
3.2 C¨n cø vµo sù lu©n chuyÓn c¸c nguån vèn............................................ 5
3.3. C¨n cø vµo k× h¹n giao dÞch.................................................................. 6
4. Vai trß cña chøng kho¸n trong nÒn kinh tÕ quèc d©n............................... 7
II. Së giao dÞch chøng kho¸n (SGDCK) ........................................... 9
1. Kh¸i niÖm Së giao dÞch chøng kho¸n ......................................................... 9
2. C¬ cÊu tæ chøc SGDCK ............................................................................ 11
3. Thµnh viªn cña SGDCK ........................................................................... 13
4. C¸c nguyªn t¾c ho¹t ®éng cña SGDCK ................................................... 14
4.1. Tu©n thñ khung luËt ph¸p vµ quy chÕ vÒ TTCK. ................................ 15
4.2. Nguyªn t¾c trung gian : ..................................................................... 15
4.3 Nguyªn t¾c ®Êu gi¸ .............................................................................. 16
4.4. Nguyªn t¾c c«ng khai.......................................................................... 17
III. Niªm yÕt chøng kho¸n trªn thÞ tr-êng
chøng kho¸n ............................................................................................ 18
1. Kh¸i niÖm niªm yÕt chøng kho¸n............................................................. 18
2. Môc tiªu cña niªm yÕt chøng kho¸n ........................................................ 19
2.1. T¨ng nguån vèn ho¹t ®éng vµ t¨ng vèn tù cã cho doanh nghiÖp ...... 19
2.2. C«ng ty niªm yÕt muèn qu¶ng b¸ tªn tuæi, h×nh ¶nh c«ng ty ................ 19
3. Ph©n lo¹i niªm yÕt chøng kho¸n .............................................................. 20
3.1. Niªm yÕt lÇn ®Çu. ................................................................................ 20
3.2. Niªm yÕt bæ sung ................................................................................. 20
3.3. Thay ®æi niªm yÕt. ............................................................................... 21
3.4. Niªm yÕt l¹i. ........................................................................................ 21
3.5. Niªm yÕt cöa sau. ................................................................................ 21
3.6. Niªm yÕt toµn phÇn vµ niªm yÕt tõng phÇn ......................................... 21
3.7. Niªm yÕt chÐo. ..................................................................................... 21
4. Tiªu chuÈn niªm yÕt : ............................................................................... 21
4.1. Tiªu chuÈn ®Þnh l-îng ........................................................................ 21
4.2. Tiªu chuÈn ®Þnh tÝnh : ........................................................................ 22
5. Thñ tôc niªm yÕt ....................................................................................... 24
6. Qu¶n lý niªm yÕt ....................................................................................... 26
6.1 Quy ®Þnh b¸o c¸o dµnh cho viÖc qu¶n lý c¸c cæ phiÕu niªm yÕt .......... 27
6.2. Quy ®Þnh vÒ chøng kho¸n bÞ thuyªn chuyÓn, chøng kho¸n bÞ kiÓm
so¸t, huû bá niªm yÕt .................................................................................. 27
6.3 PhÝ niªm yÕt ......................................................................................... 28
6.4 Qu¶n lý niªm yÕt chøng kho¸n ë c¸c c«ng ty n-íc ngoµi.................... 28
IV. Niªm yÕt chøng kho¸n ë mét sè TTCK c¸c n-íc
trong khu vùc. ........................................................................................ 29
1. Së giao dÞch chøng kho¸n §µi Loan......................................................... 29
2. Së giao dÞch chøng kho¸n Hµn Quèc ....................................................... 30
3. Së giao dÞch chøng kho¸n Th¸i Lan......................................................... 30
4. Së giao dÞch chøng kho¸n Trung Quèc .................................................... 31
5. Bµi häc kinh nghiÖm cho ViÖt Nam .......................................................... 32
Ch-¬ng II: Thùc tr¹ng ho¹t ®éng niªm yÕt chøng kho¸n
t¹i thÞ tr-êng chøng kho¸n viÖt nam ......................................... 33
i. nh÷ng quy ®Þnh ph¸p lý vÒ niªm yÕt chøng kho¸n t¹i
SGDCK Thµnh phè Hå ChÝ Minh vµ TTGDCK Hµ Néi. ................. 33
1. Khung ph¸p lý ®iÒu chØnh ho¹t ®éng niªm yÕt chøng kho¸n ................. 33
2. C¸c quy ®Þnh ph¸p lý cô thÓ vÒ niªm yÕt chøng kho¸n........................... 34
2.1. Tiªu chuÈn niªm yÕt chøng kho¸n...................................................... 34
2.2. Néi dung vµ c¸c b-íc ®¨ng kÝ niªm yÕt ............................................. 37
2.3. C«ng bè th«ng tin cña tæ chøc niªm yÕt : .......................................... 42
2.4. Qu¶n lý niªm yÕt ................................................................................ 44
II. ....... Thùc tr¹ng ho¹t ®éng niªm yÕt chøng kho¸n t¹i thÞ
tr-êng Chøng kho¸n ViÖt Nam. ........................................................ 46
1. Thùc tr¹ng ho¹t ®éng niªm yÕt. ............................................................... 46
1.1 Tæ chøc niªm yÕt chøng kho¸n ........................................................... 46
1.2 Chøng kho¸n niªm yÕt ......................................................................... 50
2. Thùc tr¹ng ho¹t ®éng c«ng bè th«ng tin ................................................. 54
3. Ho¹t ®éng qu¶n lý niªm yÕt ..................................................................... 55
III. §¸nh gi¸ ho¹t ®éng niªm yÕt chøng kho¸n t¹i thÞ
tr-êng chøng kho¸n ViÖt Nam. ........................................................ 57
1. Nh÷ng mÆt ®· ®¹t ®-îc ............................................................................ 57
1.1 C«ng t¸c t¹o hµng ho¸ cho thÞ tr-êng chøng kho¸n ®· cã nh÷ng
thµnh c«ng ®¸ng khÝch lÖ ......................................................................... 58
1.2. C«ng khai th«ng tin tõng buíc ®i vµo æn ®Þnh.................................... 60
1.3. Khung ph¸p lý ®iÒu chØnh ho¹t ®éng niªm yÕt chøng kho¸n ®· tõng
b-íc cô thÓ, râ rµng ®Ó phï hîp víi th«ng lÖ quèc tÕ ................................ 62
2. Nh÷ng mÆt tån t¹i ..................................................................................... 64
2.1. C«ng bè th«ng tin cßn thiÕu tÝnh minh b¹ch ..................................... 64
2.2. ChÊt l-îng cung hµng ho¸ ch-a cao : ............................................... 65
2.3. ThÞ truêng tr¸i phiÕu ch-a thùc sù ph¸t triÓn : ................................. 65
2.4. Ho¹t ®éng thanh tra, qu¶n lý niªm yÕt cßn nhiÒu bÊt cËp : .............. 67
3. Nguyªn nh©n cña c¸c tån t¹i trªn ............................................................ 67
3.1. Nguyªn nh©n chñ quan...................................................................... 67
3.2. Nguyªn nh©n kh¸ch quan .................................................................. 71
I. §Þnh h-íng ph¸t triÓn thÞ truêng chøng kho¸n ViÖt
Nam ................................................................................................................. 73
1. Môc tiªu tæng qu¸t ................................................................................... 73
2. Môc tiªu cô thÓ ......................................................................................... 73
3. C¸c gi¶i ph¸p thÞ tr-êng .......................................................................... 73
3.1. Gi¶i ph¸p dµi h¹n................................................................................ 73
3.2. Gi¶i ph¸p tr-íc m¾t ®èi thÞ tr-êng chøng kho¸n ViÖt Nam. .............. 74
II. C¸c vµ gi¶i ph¸p vµ kiÕn nghÞ ph¸t triÓn ho¹t ®éng
niªm yÕt chøng kho¸n t¹i thÞ truêng chøng kho¸n
ViÖt Nam ....................................................................................................... 74
1. TriÖt ®Ó thùc hiÖn ch-¬ng tr×nh g¾n cæ phÇn ho¸ víi niªm yÕt, ph¸t
triÓn cung chøng kho¸n t¨ng qui m« thÞ tr-êng ......................................... 75
2. Ph¸t triÓn nhanh thÞ truêng tr¸i phiÕu ®Æc biÖt lµ thÞ truêng tr¸i
phiÕu doanh nghiÖp. ..................................................................................... 77
3. Hoµn thiÖn khung ph¸p lý ®èi víi thÞ tr-êng niªm yÕt ViÖt Nam ........... 79
4. T¨ng c-êng hiÖu qu¶ ho¹t ®éng qu¶n lý, thanh tra, gi¸m s¸t niªm yÕt . 81
5. Nhãm gi¶i ph¸p n©ng cao tr¸ch nhiÖm c«ng bè th«ng tin cña doanh
nghiÖp niªm yÕt. ............................................................................................ 82
6. C¸c gi¶i ph¸p kh¸c.................................................................................... 83
6.1. Gi¶i ph¸p ®èi víi c¸c c«ng ty cæ phÇn ch-a niªm yÕt : ....................... 84
6.2 Hoµn thiÖn c¬ së vËt chÊt cho thÞ truêng chøng kho¸n ....................... 84
6.3 §Èy m¹nh ho¹t ®éng b¸n cæ phÇn Nhµ n-íc ë c¸c c«ng ty niªm yÕt vµ
c¸c c«ng ty cæ phÇn ch-a niªm yÕt : .......................................................... 85
6.4 Tæ chøc qu¶n lý c«ng ty ®¹i chóng t¹o nguån cung tiÒm tµng cho
thÞ truêng niªm yÕt : ................................................................................... 86
6.5 §µo t¹o chøng kho¸n : ........................................................................ 86
KÕt luËn ...................................................................................................... 83
Tµi liÖu tham kh¶o
Phô lôc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3706_8377.pdf