Đề tài Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần bao bì Biên Hòa

LỜI MỞ ĐẦU W X 1. Lý do chọn đề tài: Với bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay đang vận hành theo cơ chế thị trường và trong xu thế hội nhập, cạnh tranh diễn ra ngày càng quyết liệt hơn. Do hạn chế về khả năng và nguồn lực, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế buộc phải hợp tác với nhau trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như nghiên cứu phát triển mở rộng theo chiều rộng và chiều sâu [9]. Nhưng trước khi quyết định đầu tư, các nhà đầu tư cần phải có được bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đối tác. Nhìn chung, các nhà quản trị doanh nghiệp và các bên liên quan đến doanh nghiệp đều muốn biết tình hình tài chính của doanh nghiệp như thế nào? hiệu quả sản xuất kinh doanh, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán . Để có câu trả lời cho các vấn đề nêu trên họ phải thực hiện việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp [9]. Hơn thế nữa, một doanh nghiệp trong cơ chế thị trường muốn phát triển bền vững và cạnh tranh lành mạnh, trước hết phải có được cơ cấu tài chính phù hợp và đảm bảo được khả năng thanh toán [9]. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải thường xuyên tiến hành công tác phân tích tài chính và không ngừng hoàn thiện công tác này, trên cơ sở đó, định hướng cho các quyết định nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thực tiễn đã chứng minh, nếu các nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm đúng mức tới công tác phân tích tài chính thì họ sẽ có những quyết định đúng đắn và có nhiều cơ hội thành đạt trong kinh doanh, ngược lại họ sẽ khó tránh khỏi những quyết định tài chính sai lầm và thất bại. Nhận thấy tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính, em quyết định chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần bao bì Biên Hòa” làm chuyên đề tốt nghiệp của em. Tuy nhiên, với thời gian tiếp cận thực tế chưa nhiều nên bài luận không tránh những sai sót. Em rất mong nhận được được sự giúp đỡ và ý kiến đóng góp chân thành của quý thầy cô, các cô chú, anh chị trong công ty. 2 2. Tổng quan lịch sử nghiên cứu của đề tài: Tài chính là khâu rất quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, bởi vì tài chính bao gồm các quá trình liên quan đến việc huy động vốn, sử dụng vốn và làm thế nào để đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp được sử dụng có hiệu quả [9]. Tài chính không chỉ tác động bên trong doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến tài chính quốc gia. Nó không những là nguồn thu ngân sách mà còn là nguồn chi chủ yếu cho các ngành kinh tế [7]. Phân tích tình hình tài chính là nhiệm vụ thường xuyên và không kém phần quan trọng đối với các nhà quản trị, các nhà đầu tư, các chủ nợ và cơ quan quản lý nhà nước trong việc đưa ra các quyết định kinh tế [9]. Phân tích tài chính cung cấp cho nhà quản lý cái nhìn tổng quát về thực trạng của doanh nghiệp hiện tại, dự báo các vấn đề tài chính trong tương lai, cung cấp cho các nhà đầu tư tình hình phát triển và hiệu quả hoạt động, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra biện pháp quản lý hữu hiệu. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về việc phân tích tình hình tài chính, song việc phân tích tài chính của mỗi doanh nghiệp qua mỗi năm lại mang một ý nghĩa khác nhau. Mặt khác, qua tìm hiểu tại đơn vị thực tập, em thấy có rất nhiều đề tài được sinh viên chọn để nghiên cứu như: “Kế toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm”, “Kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận, “Công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định”, “Tổ chức hạch toán kế toán nguyên vật liệu”, “Kế toán tiền lương” Nhưng các đề tài này vẫn chưa làm rõ được thực trạng tài chính của doanh nghiệp, nên khi thực hiện đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần bao bì Biên Hòa”, em sẽ phân tích và làm rõ từng bộ phận cấu thành các chỉ tiêu tài chính, và mối quan hệ giữa các chỉ tiêu. Qua đó, thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp, đồng thời đề ra những giải pháp giúp doanh nghiệp cải thiện tình hình tài chính nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất. 3. Phương pháp nghiên cứu: - Thu thập số liệu các báo cáo và tài liệu liên quan của công ty cổ phần bao bì Biên Hòa. - Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp số liệu và đánh giá số liệu về số tuyệt đối và số tương đối. Từ đó đưa ra nhận xét về thực trạng tài chính của doanh nghiệp. 3 4. Mục tiêu nghiên cứu: Vận dụng những lý luận về phân tích tình hình tài chính nhằm thấy rõ xu hướng, tốc độ tăng trưởng và thực trạng tại chính của Doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp và kiến nghị giúp cải thiện tình hình tài chính để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: thông tin, số liệu, các chỉ tiêu thể hiện tình hình và kết quả tài chính được tổng hợp trên báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần bao bì Biên Hòa. - Phạm vi nghiên cứu: tập trung nghiên cứu về tình hình tài chính của toàn Doanh nghiệp trong năm 2007, 2008. - Không gian nghiên cứu: Công ty Cổ phần bao bì Biên Hòa. 6. Những đóng góp mới của đề tài: - Làm rõ được thực trạng tài chính cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2008. - Đề ra những giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp cải thiện tình hình tài chính trong tương lai. 7. Kết cấu nội dung: Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu gồm 3 chương: × Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính × Chương 2: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần bao bì Biên Hòa. × Chương 3: Một số nhận xét & giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính tại doanh nghiệp

pdf76 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5412 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần bao bì Biên Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác khoản phải trả phải nộp khác 4,602,677,943 2,240,996,044 3.01 1.60 (2,361,681,899) -51.31 TỔNG NGUỒN VỐN 152,694,419,463 140,179,162,243 100 100 (12,515,257,220) -8.20 Nguồn: Phòng kế toán [1] Nguồn vốn tín dụng: Nguồn vốn tín dụng bao gồm các khoản vay nợ ngắn hạn và dài hạn. Trong kỳ, nguồn vốn tín dụng giảm do : + Vay và nợ ngắn hạn năm 2008 giảm 5,442,118,809 đồng, tương ứng tỷ lệ giảm là 13.37%, xét về tỷ trọng trên tổng nguồn vốn thì vay và nợ ngắn hạn giảm 1.50% so với năm 2007 (25.16% - 26.66%). 50 + Vay và nợ dài hạn năm 2008 giảm 5,699,441,986 đồng, tương ứng tỷ lệ giảm là 22.79%, xét về tỷ trọng trên tổng nguồn vốn thì vay và nợ dài hạn giảm 2.60% so với năm 2007 (13.77% - 16.37%). ªĐiều này cho thấy Doanh nghiệp đã sử dụng đồng vốn có hiệu quả nên đã thanh toán một phần nợ vay để giảm chi phí trả lãi tiền vay trong kỳ. Các khoản vốn đi chiếm dụng: Nguồn vốn đi chiếm dụng của doanh nghiệp giảm so với năm 2007 là 5,151,906,581 đồng, tương ứng giảm 12.86%. Xét về biến động kết cấu thì chỉ tiêu này giảm 1.33% (24.91% – 26.24%) trong tổng nguồn vốn. Trong đó: - Phải trả người bán giảm 4,143,212,668 đồng, tương ứng tỷ lệ giảm là 14.53%, tỷ trọng trên tổng nguồn vốn giảm 1.29% (17.38% - 18.67%). - Người mua trả tiền trước giảm 938,021,314 đồng, tương ứng tỷ lệ giảm là 99.99%, tỷ trọng trên tổng nguồn vốn giảm 0.61% (0.00% - 0.61%). - Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước tăng 938,021,314 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 149.35%, tỷ trọng trên tổng nguồn vốn tăng 0.57% (0.9% - 0.33%). - Phải trả người lao động tăng 1,559,185,972 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 33.79%, tỷ trọng trên tổng nguồn vốn tăng 1.38% (4.40% - 3.02%). Do tình hình lạm phát tăng cao, chất lượng cuộc sống của phần đông CB-CNV giảm sút, Sovi đã cân đối hiệu quả SXKD trong kỳ nên quyết định điều chỉnh tăng thu nhập CBCNV, trong đó có nhân viên quản lí làm phát sinh tăng khoản phải trả người lao động. - Chi phí phải trả giảm 23,477,097 đồng, tương ứng tỷ lệ giảm là 2.62%. - Các khoản phải trả, phải nộp khác giảm 2,361,681,899 đồng, tương ứng tỷ lệ giảm là 51.31%, tỷ trọng trên tổng nguồn vốn giảm 1.42% (1.6% - 3.01%). Như vậy: Các khoản nợ phải trả của công ty giảm so với năm 2007 là do công ty đã thanh toán được phần nào các khoản vay ngắn và dài hạn, các khoản phải trả người bán và phải trả khác. * Tỷ suất nợ: Để phản ánh mức độ sử dụng vốn vay của một doanh nghiệp, hay mức độ rủi ro tài chính mà doanh nghiệp đang phải đối diện, cũng như mức độ đòn bẩy mà doanh 51 nghiệp đang được hưởng, ta dựa vào chỉ tiêu tỷ suất nợ. Chỉ tiêu này được tính ở bảng sau: Bảng 2.15: Bảng phân tích Tỷ suất nợ ĐVT: đồng Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Tuyệt đối Tương đối Nợ phải trả 105,984,598,465 89,802,585,676 -16,182,012,789 -15.27% Tổng nguồn vốn 152,694,419,463 140,179,162,243 -12,515,257,220 -8.20% Tỷ suất nợ 69.41% 64.06% -5.35% Nguồn : Phòng kế toán [1] Qua bảng phân tích số liệu trên, tỷ suất nợ của doanh nghiệp có xu hướng giảm, năm 2008 tỷ suất nợ là 64.06%, giảm 5.35% so với năm 2007. Chứng tỏ trong kỳ, doanh nghiệp đã cố gắng trong việc trang trải các khoản nợ. Tức là trong 100 đồng nguồn vốn mà công ty đang quản lý chỉ còn 64.06 đồng công ty chiếm dụng hợp pháp từ đầu tư khác hoặc hình thành từ nợ phải trả (giảm 5.35 đồng). Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2008, nguồn vốn tín dụng giảm 16.95% (bảng 2.14). 2.2.4.2, Nguồn vốn chủ sở hữu: Quan sát giá trị nguồn vốn chủ sở hữu, ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu năm 2007 là 46,709,820,998 đồng, chiếm tỷ trọng 30.59% trong tổng nguồn vốn. Năm 2008 là 50,376,576,567 đồng, chiếm tỷ trọng 35.94% trong tổng nguồn vốn. Như vậy vốn chủ sở hữu đã tăng lên so với năm 2007 là 3,666,755,569 đồng, tương ứng tăng 7.85%. Nguyên nhân chủ yếu là do khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2008 tăng lên đáng kể so với năm 2007 là 2,129,671,554 đồng, tương ứng tăng 628.79%. Điều này cho thấy, doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả nên đem về khoản lợi nhuận lớn. Để đánh giá sự biến động của nguồn vốn chủ sở hữu, ta xem xét sự biến động của chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ. * Tỷ suất tự tài trợ: thể hiện mức độ tự chủ của doanh nghiệp về mặt tài chính, tỷ suất tự tài trợ được tính như sau: 52 Bảng 2.16: Bảng phân tích tỷ suất tự tài trợ ĐVT: đồng Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Tuyệt đối Tương đối Vốn chủ sở hữu 46,709,820,998 50,376,576,567 3,666,755,569 7.85% Tổng nguồn vốn 152,694,419,463 140,179,162,243 (12,515,257,220) -8.20% Tỷ suất tự tài trợ 30.59% 35.94% 5.35% Nguồn: Phòng kế toán [1] Qua bảng phân tích số liệu trên, ta thấy tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp năm 2008 so với năm 2007 có xu hướng tăng lên. Năm 2007, tỷ suất tự tài trợ là 30.59%, đến năm 2008 là 35.94%, tức tăng 5.35%. Nguyên nhân do tổng nguồn vốn năm 2008 giảm 8.2% so với năm 2007, trong khi vốn chủ sở hữu năm 2008 lại tăng lên 7.85% so với năm 2007. Vốn chủ sở hữu năm 2008 tăng chủ yếu là do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng (theo bảng 2.13: lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng 628.79 %). Qua kết quả phân tích trên, cho thấy tỷ suất tự chủ tài chính năm 2008 của doanh nghiệp đã tăng lên 5.35% so với năm 2007, chứng tỏ Doanh nghiệp ngày càng tự chủ về vốn và khả năng tự tài trợ ngày càng cao. 2.2.5, PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH TOÁN: Để có cơ sở đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trước mắt và triển vọng trong thời gian tới, cần đi sâu phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp. Tức là đi sâu phân tích, xem xét và đánh giá sự biến động các khoản phải thu và phải trả của doanh nghiệp. Từ đó, giúp doanh nghiệp tự chủ được tài chính và thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 53 2.2.5.1, Phân tích các khoản phải thu: Bảng 2.17: Phân tích tình hình phải thu ĐVT: đồng Chênh lệch CÁC KHOẢN PHẢI THU Năm 2007 Năm 2008 Tuyệt đối Tương đối I. Các khoản phải thu ngắn hạn 63,754,218,626 62,534,094,563 (1,220,124,063) -1.91% 1. Phải thu của khách hàng 55,215,270,969 59,856,283,529 4,641,012,560 8.41% 2. Trả trước cho người bán 8,975,491,481 2,640,692,280 (6,334,799,201) -70.58% 3. Các khoản phải thu khác 393,838,003 393,838,003 4. Dự phòng phải thu khó đòi (436,543,824) (356,719,249) 79,824,575 -18.29% II. Tài sản ngắn hạn khác 231,155,689 159,605,000 (71,550,689) -30.95% 1. Tạm ứng 216,826,810 159,605,000 (57,221,810) -26.39% 2. Chi phí trả trước ngắn hạn 9,036,830 (9,036,830) -100% 3. Thuế và các khoản phải thu nhà nước 5,292,049 (5,292,049) -100% III. Các khoản phải thu dài hạn - TỔNG CỘNG 63,985,374,315 62,693,699,563 (1,291,674,752) -2.02% Nguồn: Phòng kế toán [1] Qua bảng phân tích tình hình phải thu của Doanh nghiệp, ta thấy năm 2007 tổng giá trị các khoản phải thu là 63,985,374,315 đồng. Năm 2008, chỉ tiêu này còn 62,693,699,563 đồng. Như vậy, tổng các khoản phải thu của doanh nghiệp giảm 1,291,674,752 đồng, tương ứng tỷ lệ giảm là 2.02%. Cụ thể: + Phải thu khách hàng năm 2008 của Sovi là 59,856,283,529 đồng, chiếm tỷ trọng 42.7% trên tổng tài sản, tăng 4,641,012,560 đồng, tức tăng 8.41%. Nếu chỉ xét khoản mục Phải thu khách hàng thì biến động tăng ở khoản mục này là biểu hiện không tốt. Nhưng nếu đặt nó trong mối tương quan với tốc độ tăng Doanh thu thì khoản phải thu khách hàng tăng trong kỳ là hợp lý. Vì tốc độ tăng doanh thu năm 2008 cao hơn tốc độ tăng khoản phải thu của khách hàng (42.50%>8.41%). + Khoản trả trước cho người bán giảm mạnh từ 8,975,491,481 đồng xuống còn 2,640,692,280 đồng, tức giảm 6,334,799,201 đồng, tương ứng tỷ lệ giảm là 70.58%. + Khoản tạm ứng giảm từ 216,826,810 đồng xuống còn 159,605,000 đồng, tức giảm 57,221,810 đồng, tương ứng tỷ lệ giảm là 26.39%. 54 + Khoản Thuế và các khoản phải thu nhà nước giảm 100% so với năm 2007. Nguyên nhân do khoản phải thu thuế giá trị gia tăng được khấu trừ giảm. Do doanh thu năm 2008 tăng nhanh, dẫn đến mức thuế giá trị gia tăng đầu ra lớn hơn thuế giá trị gia tăng đầu vào. Khoản chi phí trả trước ngắn hạn cũng giảm 100% so với năm 2007. + Cuối năm 2008, khoản Dự phòng trợ cấp mất việc làm tăng 111,454,587 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 55.59%, tỷ trọng trên tổng nguồn vốn tăng 0.09% (0.22% - 0.13%). Để nghiên cứu các khoản phải thu ảnh hưởng như thế nào đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, ta cần xem xét chỉ tiêu giữa tổng giá trị các khoản phải thu và tổng tài sản ngắn hạn: Bảng 2.18: Phân tích tỷ số khoản phải thu trên tổng tài sản ngắn hạn ĐVT : đồng Chênh lệch CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Tuyệt đối Tương đối Tổng số các khoản phải thu 63,985,374,315 62,693,699,563 (1,291,674,752) -2.02% Tài sản ngắn hạn 118,024,843,695 97,552,959,692 (20,471,884,003) -17.35% Tổng số các khoản phải thu/Tài sản ngắn hạn 54.21% 64.27% 10.05% Nguồn: Phòng kế toán [1] Qua bảng phân tích trên, ta thấy tỷ lệ giữa khoản phải thu trên tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp tăng so với năm 2007 là 10.05% (64.27% - 54.21%). Nguyên nhân do tốc độ giảm của tài sản ngắn hạn lớn hơn tốc độ giảm của các khoản phải thu (tốc độ giảm của tài sản ngắn hạn là 17.35%; tốc độ giảm của tổng các khoản phải thu là 2.02%). Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần chú ý hơn đến việc thu hồi các khoản nợ để giảm lượng vốn bị các đơn vị khác chiếm dụng nhằm góp phần sử dụng vốn hiệu quả hơn. 55 2.2.5.2, Phân tích các khoản phải trả: Bảng 2.19: Phân tích tình hình phải trả ĐVT: đồng Chênh lệch CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ Năm 2007 Năm 2008 Tuyệt đối Tương đối I. Nợ ngắn hạn 80,980,915,230 70,498,344,427 (10,482,570,803) -12.94% 1. Vay và nợ ngắn hạn 40,715,422,068 35,273,303,259 (5,442,118,809) -13.37% 2. Phải trả người bán 28,507,944,123 24,364,731,455 (4,143,212,668) -14.53% 3. Người mua trả tiền trước 938,115,000 93,686 (938,021,314) -99.99% 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 505,718,505 1,261,018,930 755,300,425 149.35% 5. Phải trả người lao động 4,614,922,480 6,174,108,452 1,559,185,972 33.79% 6. Chi phí phải trả 895,610,316 872,133,219 (23,477,097) -2.62% 7. Các khoản phải trả phải nộp khác 4,602,677,943 2,240,996,044 (2,361,681,899) -51.31% 8. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 200,504,795 311,959,382 111,454,587 55.59% II. Nợ dài hạn 25,003,683,235 19,304,241,249 (5,699,441,986) -22.79% 1. Vay và nợ dài hạn 25,003,683,235 19,304,241,249 (5,699,441,986) -22.79% TỔNG CỘNG 105,984,598,465 89,802,585,676 (16,182,012,789) -15.27% Nguồn: Phòng kế toán[1] Qua bảng phân tích tình hình phải trả (bảng 2.19), tổng các khoản phải trả năm 2008 giảm 16,182,012,789 đồng so với năm 2007, tương ứng tỷ lệ giảm là 15.27%. Chủ yếu do năm 2008, doanh nghiệp đã giảm nguồn vốn tín dụng và thanh toán các khoản nợ người bán. Cụ thể: + Khoản vay và nợ ngắn hạn giảm 5,442,118,809 đồng, với tỷ lệ giảm tương ứng là 13.37%. + Khoản vay và nợ dài hạn giảm 5,699,441,986 đồng, với tỷ lệ giảm tương ứng là 22.79%. + Khoản phải trả người bán giảm 4,143,212,668 đồng, với tỷ lệ giảm 14.53%. + Các khoản phải trả phải nộp khác giảm 2,361,681,899 đồng, với tỷ lệ giảm 51.31%. Nguyên nhân chủ yếu, do năm 2008 doanh nghiệp đã hoàn thành một số doanh thu chưa thực hiện phát sinh trong năm 2007. Để biết các khoản phải trả ảnh hưởng như thế nào đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, ta cần phân tích chỉ tiêu tỷ lệ các khoản phải trả trên tổng tài sản ngắn hạn: 56 Bảng 2.20: Phân tích tỷ số khoản phải trả trên tổng tài sản ngắn hạn ĐVT : đồng Chênh lệch CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Tuyệt đối Tương đối Tổng số các khoản phải trả 105,984,598,465 89,802,585,676 (16,182,012,789) -15.27% Tài sản ngắn hạn 118,024,843,695 97,552,959,692 (20,471,884,003) -17.35% Tỷ lệ các khoản phải trả/Tài sản ngắn hạn 89.80% 92.06% 2.26% Nguồn: Phòng kế toán[1] Qua bảng phân tích trên, ta thấy tỷ lệ các khoản phải trả trên tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp tăng so với năm 2007 là 2.26% (92.06% - 89.80%). Nguyên nhân do tốc độ giảm của tài sản ngắn hạn lớn hơn tốc độ giảm của các khoản phải trả (tốc độ giảm của tài sản ngắn hạn là 17.35%; tốc độ giảm của tổng các khoản phải thu là 15.27%). Để đánh giá tình hình quản lý vốn của doanh nghiệp, ta cần xem xét thêm chỉ tiêu tỷ lệ các khoản phải thu trên các khoản phải trả được trình bày ở bảng sau: Bảng 2.21: Phân tích tỷ số các khoản phải thu trên các khoản phải trả ĐVT : đồng Chênh lệch CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Tuyệt đối Tương đối Các khoản phải thu 63,985,374,315 62,693,699,563 (1,291,674,752) -2.02% Các khoản phải trả 105,984,598,465 89,802,585,676 (16,182,012,789) -15.27% Tỷ lệ các khoản phải thu/Các khoản phải trả 60.37% 69.81% 9.44% Nguồng: Phòng kế toán [1] Khoản phải thu cuối năm so với năm 2007 giảm 1,291,674,752 đồng, tương ứng giảm 2.02%. Trong khi đó, khoản phải trả của năm 2008 giảm 16,182,012,789 đồng so với năm 2007, với tỷ lệ giảm tương ứng là 15.27%. Điều này làm cho tỷ lệ các khoản phải thu trên các khoản phải trả năm 2008 tăng lên 9.44% (69.81% - 60.37%). Nhìn vào các khoản phải thu và các khoản phải trả, ta thấy các khoản phải trả của doanh nghiệp lớn hơn các khoản phải thu. Cuối năm 2008, các khoản phải thu là 62,693,699,563 đồng, chiếm tỷ trọng 64.27% trên tổng tài sản ngắn hạn (bảng 2.18), trong khi các khoản phải trả là 89,802,585,676 đồng, chiếm 92.06% trên tổng tài sản ngắn hạn (bảng 2.20). Điều này cho thấy doanh nghiệp đi chiếm dụng nhiều hơn là bị 57 các doanh nghiệp khác chiếm dụng. Doanh nghiệp cần phải khắc phục tình trạng trên và thận trọng trong phương án kinh doanh, vì những khoản nợ này có thể sẽ trở thành khoản nợ quá hạn nếu kinh doanh thất bại. 2.2.6, Phân tích tình hình khả năng thanh toán: 2.2.6.1, Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn: Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn là xem xét tài sản của doanh nghiệp có đủ trang trải các khoản nợ phải trả trong ngắn hạn hay không. Để phân tích, ta sử dụng các chỉ tiêu sau: * Vốn luân chuyển: Vốn luân chuyển phản ánh tài sản ngắn hạn được tài trợ từ nguồn vốn cơ bản, lâu dài mà không đòi hỏi phải chi trả trong thời gian ngắn. Vốn luân chuyển càng lớn phản ánh khả năng chi trả càng cao đối với nợ ngắn hạn đến hạn trả. Ta có: Bảng 2.22: Phân tích vốn luân chuyển ĐVT : đồng Tỷ trọng % Chênh lệch CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Năm 2007 Năm 2008 Tuyệt đối Tương đối Tài sản ngắn hạn 118,024,843,695 97,552,959,692 77.29 69.59 (20,471,884,003) -17.35% Nợ ngắn hạn 80,780,410,435 70,186,385,045 52.90 50.07 (10,594,025,390) -13.11% Vốn luân chuyển 37,244,433,260 27,366,574,647 24.39 19.52 (9,877,858,613) -26.52% Nguồn: Phòng kế toán [1] Vốn luân chuyển năm 2007 của doanh nghiệp là 37,244,433,260 đồng, chiếm tỷ 24.39% trên tổng tài sản. Năm 2008 là 27,366,574,647 đồng, chiếm 19.52% trên tổng tài sản. Như vậy, vốn luân chuyển năm 2008 giảm so 26.52% với năm 2007. Điều này làm cho tài sản ngắn hạn được tài trợ từ nguồn vốn lâu dài giảm, hay nói cách khác là sức ép thanh toán đối với tài sản ngắn hạn tăng. Nhưng để đánh giá chính xác và đầy đủ, ta cần phân tích thêm các chỉ tiêu sau: 58 * Hệ số khả năng thanh toán hiện hành: Bảng 2.23: Bảng phân tích khả năng thanh toán hiện hành ĐVT : đồng Chênh lệch CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Tuyệt đối Tương đối Tài sản ngắn hạn 118,024,843,695 97,552,959,692 (20,471,884,003) -17.35% Nợ ngắn hạn 80,780,410,435 70,186,385,045 (10,594,025,390) -13.11% Hệ số thanh toán hiện hành (lần) 1.46 1.39 (0.07) Nguồn: Phòng kế toán [1] Qua bảng phân tích trên ta thấy, hệ số thanh toán hiện hành giảm từ 1.46 lần đầu năm xuống còn 1.39 lần năm 2008, tức giảm 0.07 lần, hay nói cách khác là mức độ trang trải của tài sản ngắn hạn đối với nợ ngắn hạn cuối năm 2008 giảm hơn so với năm 2007. Tuy nhiên, hệ số thanh toán hiện hành cuối năm 2008 vẫn lớn hơn 1 chứng tỏ sự bình thường trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Hệ số này biểu thị sự cân bằng giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn hay nói cách khác là hiện trạng tài sản ngắn hạn trong các kỳ kinh doanh hiện tại. Tuy nhiên, trong tài sản ngắn hạn bao gồm những khoản mục có tính thanh khoản cao và những khoản mục có tính thanh khoản kém, nên hệ số thanh toán hiện hành vẫn chưa phản ánh đúng khả năng thanh toán của doanh nghiệp, ta tiếp tục phân tích các hệ số sau: * Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng doanh nghiệp có thể thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn căn cứ vào những tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển hóa thành tiền nhanh nhất. Bảng 2.24: Bảng phân tích khả năng thanh toán nhanh ĐVT : đồng Chênh lệch CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Tuyệt đối Tương đối Tiền + Đầu tư ngắn hạn+ Các khoản phải thu 81,734,721,286 74,531,100,773 (20,471,884,003) -17.35% Nợ ngắn hạn 80,780,410,435 70,186,385,045 (10,594,025,390) -13.11% Hệ số thanh toán nhanh (lần) 1.01 1.06 0.69 Nguồn: Phòng kế toán [1] 59 Hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp năm 2008 tăng 0.69 lần (1.06 -1.01) so với năm 2007. Cụ thể, năm 2007 hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp là 1.01 lần, có nghĩa là cứ một đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo thanh toán bới 1.01 đồng tài sản ngắn hạn. Năm 2008, hệ số thanh toán nhanh là 1.06 lần, tức một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo thanh toán 1.06 đồng tài sản ngắn hạn. Đây là biểu hiện tích cực, chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp đang có xu hướng tăng. * Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền : Bảng 2.25: Bảng phân tích khả năng thanh toán bằng tiền ĐVT : đồng Chênh lệch CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Tuyệt đối Tương đối Tiền + Đầu tư tài chính ngắn hạn 17,980,502,660 11,997,006,210 (5,983,496,450) -33.28% Nợ ngắn hạn 80,780,410,435 70,186,385,045 (10,594,025,390) -13.11% Hệ số thanh toán bằng tiền (lần) 0.22 0.17 (0.05) Nguồn: Phòng kế toán[1] Qua bảng phân tích trên cho thấy, năm 2008 hệ số thanh toán bằng tiền của doanh nghiệp là 0.17 lần, giảm 0.05 lần so với năm 2007. Nghĩa là cứ 100 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo thanh toán bởi 0.17 đồng vốn bằng tiền (giảm 0.05 đồng so với đầu năm). Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền giảm, thể hiện khả năng thanh toán bằng tiền của doanh ngiệp giảm. Nguyên nhân vốn bằng tiền giảm là do năm 2008, doanh nghiệp chi tiền cho việc mua sắm, đầu tư máy móc thiết bị và cơ sở vật chất nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh. ªTóm lại: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp năm 2008 đang có xu hướng giảm. Vì vậy, trong năm tới doanh nghiệp cần phấn đấu để cải thiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt hơn. 60 * Hệ số vòng quay hàng tồn kho: Bảng 2.26: Bảng phân tích tình hình luân chuyển hàng tồn kho ĐVT : đồng Chênh lệch CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Tuyệt đối Tương đối Giá vốn hàng bán 249,342,624,977 351,145,486,864 101,802,861,887 40.83% Trị giá hàng TKĐK 28,245,497,104 36,058,966,720 7,813,469,616 27.66% Trị giá hàng TKCK 36,058,966,720 22,862,253,919 (13,196,712,801) -36.60% Trị giá hàng TKBQ 32,152,231,912 29,460,610,320 (2,691,621,593) -8.37% Số vòng quay hàng tồn kho 8 12 4 53.70% Thời gian tồn kho (ngày) 46 30 (16) -34.94% Nguồn: Phòng kế toán [1] Qua bảng phân tích 2.26, ta thấy số vòng quay vốn lưu chuyển hàng tồn kho cuối năm 2008 là 12 vòng, mỗi vòng là 30 ngày. So với năm 2007 thì tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tăng thêm 4 vòng, mỗi vòng giảm 16 ngày. Nguyên nhân do giá vốn hàng bán năm 2008 tăng 40.83% so với năm 2007, trong khi trị giá hàng tồn kho bình quân giảm 8.37%. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang tiến triển tốt. Bên cạnh đó, Doanh nghiệp cũng cần tính toán nguyên vật liệu dự trữ hợp lý để không bị thiếu hụt trong quá trình sản xuất. * Hệ số vòng quay khoản phải thu: Tốc độ luân chuyển khoản phải thu phản ánh khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp. Số vòng quay nợ phải thu càng lớn và số ngày vòng quay càng nhỏ thể hiện tốc độ luân chuyển nợ phải thu càng nhanh, khả năng thu hồi nợ nhanh. Bảng 2.27: Bảng phân tích tình hình luân chuyển các khoản phải thu ĐVT : đồng Chênh lệch CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Tuyệt đối Tương đối Doanh thu thuần 282,108,631,508 402,122,370,983 120,013,739,475 42.54% Khoản phải thu đầu kỳ 55,199,290,155 63,754,218,626 8,554,928,471 15.50% Khoản phải thu cuối kỳ 63,754,218,626 62,534,094,563 (1,220,124,063) -1.91% Khoản phải thu bình quân 59,476,754,391 63,144,156,595 3,667,402,204 6.17% Số vòng quay khoản phải thu 5 6 2 34.26% Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 76 57 (19) -25.52% Nguồn: Phòng kế toán [1] Năm 2007 số vòng quay các khoản phải thu là 5 vòng, mỗi vòng là 76 ngày. năm 2008 thì số vòng quay các khoản phải thu là 6 vòng, mỗi vòng 57 ngày. So với năm 61 2007 thì tốc độ luân chuyển các khoản phải thu tăng thêm 2 vòng, mỗi vòng giảm 19 ngày. Như vậy, tốc độ luân chuyển các khoản phải thu năm 2008 có xu hướng tăng, chứng tỏ doanh nghiệp quản lý nợ phải thu tốt hơn năm 2007. Qua quá trình phân tích trên, ta rút ra bảng tổng hợp phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp như sau: Bảng 2.28: Bảng tổng hợp so sánh khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2007 & 2008 STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 1 Vốn luân chuyển 37,244,433,260 27,366,574,647 2 Hệ số thanh toán hiện hành (lần) 1.46 1.39 3 Hệ số thanh toán nhanh (lần) 1.01 1.06 4 Hệ số thanh toán bằng tiền(lần) 0.22 0.17 5 Số vòng quay hàng tồn kho 8 12 6 Thời gian tồn kho (ngày) 46 30 7 Số vòng quay khoản phải thu 5 6 8 Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 76 57 Nguồn: Phòng kế toán [1] Trong bảng 2.28, bốn chỉ tiêu đầu (1,2,3,4) phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Bốn chỉ tiêu còn lại (5,6,7,8), phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của khoản phải thu và hàng tồn kho. Qua bảng so sánh trên ta thấy, trong bốn chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp chỉ có chỉ tiêu thứ 3 là tăng so với năm 2007, còn các chỉ tiêu (1,2,4) đều giảm. Nguyên nhân do tài sản ngắn hạn giảm, mà chủ yếu là tiền và các khoản tương đương tiền giảm. Năm 2008, chỉ tiêu 5,7 của doanh nghiệp tăng so với năm 2007, còn chỉ tiêu 6,8 giảm so với năm 2007. Đây là dấu hiệu tốt, cho thấy năm 2008 doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, công nợ phải thu cũng được quản lý tốt hơn. 2.2.6.2, Phân tích khả năng thanh toán dài hạn: * Hệ số khả năng thanh toán lãi vay: Dựa vào tình hình thực tế của doanh nghiệp, ta lập bảng phân tích sau: 62 Bảng 2.29: Bảng phân tích hệ số khả năng trả lãi tiền vay ĐVT: đồng Chênh lệch CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Tuyệt đối Tương đối Lợi nhuận trước thuế 9,095,990,368 13,114,760,958 4,018,770,590 44.18% Lãi nợ vay 4,062,822,231 7,500,813,897 3,437,991,666 84.62% Hệ số khả năng trả lãi tiền vay (lần) 2.24 1.75 (0.49) Nguồn: Phòng kế toán [1] Ta thấy, hệ số khả năng trả lãi tiền vay của doanh nghiệp năm 2007 là 2.24 lần, đến năm 2008 là 1.75 lần. Như vậy, khả năng trả lãi của doanh nghiệp năm 2008 giảm 0.49 lần. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí lãi vay trong kỳ tăng cao. Cụ thể, chi phí lãi vay tăng 3,437,991,666 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 84.62% so với năm 2007. Do chính sách thắt chặt tín dụng của Chính phủ để chống lạm phát nên lãi suất cơ bản tăng từ 8% lên 14% và lãi suất dự trữ bắt buộc bằng VNĐ từ 1.2%/năm lên đến 5%/năm đã đẩy chi phí lãi vay ngân hàng có lúc lên đến 21.5%, cộng với tình hình biến động tỷ giá ngoại tệ có lúc lên đến gần 20,000 đ/usd đã làm tăng chi phí sử dụng vốn trong kỳ. * Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Bảng 2.30: Bảng phân tích tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: ĐVT: đồng Chênh lệch CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Tuyệt đối Tương đối Nợ phải trả 105,984,598,465 89,802,585,676 (16,182,012,789) -15.27% Vốn chủ sở hữu 46,709,820,998 50,376,576,567 3,666,755,569 7.85% Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu (lần) 2.27 1.78 (0.49) -21.44% Nguồn: Phòng kế toán [1] Tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu năm 2007 là 2.27 lần, điều này có nghĩa là cứ 1 đồng vốn tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ đảm bảo 2.25 đồng nợ phải trả. Cuối năm 2008, tỷ số này giảm xuống còn 1.78 lần, tức là 1 đồng vốn tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ đảm bảo 1.78 đồng nợ phải trả, giảm 0.49 lần so với năm 2007. Điều này cho thấy, doanh nghiệp ngày càng tự chủ về tài chính, hạn chế sử dụng nguồn vốn vay. 63 * Tỷ số nợ trên tổng tài sản: Bảng 2.31 : Bảng phân tích tỷ số nợ trên tổng tài sản: ĐVT: đồng Chênh lệch CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Tuyệt đối Tương đối Nợ phải trả 105,984,598,465 89,802,585,676 (16,182,012,789) -15.27% Tổng tài sản 152,694,419,463 140,179,162,243 (12,515,257,220) -8.20% Nợ phải trả/Tổng tài sản (lần) 0.69 0.64 (0.05) -7.70% Nguồn: Phòng kế toán [1] Qua bảng phân tích trên ta thấy, tỷ số nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp tuy giảm nhưng không đáng kể. Cụ thể năm 2007, tỷ số nợ là 0.69, năm 2008 là 0.64, tức giảm 0.05 lần. Điều này cho thấy, khả năng thanh toán các khoản nợ vay của doanh nghiệp chưa tốt. Do đó, doanh nghiệp cần đề ra biện pháp khắc phục nhằm cải thiện tình trạng này trong năm tới. * Phân tích tình hình thanh toán với ngân sách nhà nước: Phân tích tình hình thanh toán với ngân sách nhà nước cũng đánh giá được tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp đang thuận lợi hay khó khăn. Tỷ lệ này được tính ở bảng sau: Căn cứ vào số liệu của doanh nghiệp, ta lập bảng sau: Bảng 2.32 : Bảng phân tích tỷ lệ thanh toán với ngân sách nhà nước: ĐVT: đồng Chênh lệch CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Tuyệt đối Tương đối Số tiền đã nộp 5,896,531,921 9,285,363,528 3,388,831,607 57.47% Số tiền phải nộp 6,014,640,591 10,221,942,266 4,207,301,675 69.95% Tỷ lệ thanh toán với NSNN (%) 98.04% 90.84% -7.20% Nguồn: Phòng kế toán [1] Qua bảng số liệu trên, ta thấy tỷ lệ thanh toán với ngân sách nhà nước của doanh nghiệp năm 2008 là 90.84%, giảm 7.20% so với năm 2007 (90.84%-98.04%). Nguyên nhân là do tốc độ của số tiền phải nộp cho ngân sách nhà nước lớn hơn tốc độ tăng của số tiền đã nộp ngân sách (69.95%>57.47%). Cho thấy năm 2008, doanh nghiệp chưa làm tốt nghĩa vụ nộp thuế với ngân sách nhà nước. 2.2.7, PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN: 64 2.2.7.1, Phân tích hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn (tổng tài sản): * Số vòng quay tổng tài sản: Bảng 2.33 : Bảng phân tình hình luân chuyển toàn bộ vốn ĐVT: đồng Chênh lệch CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Tuyệt đối Tương đối Doanh thu thuần 282,108,631,508 402,122,370,983 120,013,739,475 42.54% Tổng tài sản đầu kỳ 135,882,576,086 152,694,419,463 16,811,843,377 12.37% Tổng tài sản cuối kỳ 152,694,419,463 140,179,162,243 (12,515,257,220) -8.20% Tổng tài sản bình quân 144,288,497,775 146,436,790,853 2,148,293,079 1.49% Số vòng quay toàn bộ vốn (vòng) 1.96 2.75 0.79 40.45% Số ngày/ 1 vòng quay 184 131 (53) -28.80% Nguồn: Phòng kế toán [1] Qua bảng phân tích số liệu trên ta thấy, năm 2008 số vòng quay tổng tài sản là 2.75 vòng, mỗi vòng là 131 ngày. Như vậy, cứ 1 đồng vốn mà doanh nghiệp bỏ ra sẽ tạo được 2.75 đồng doanh thu. Nếu so với đầu năm thì tốc độ luân chuyển toàn bộ vốn tăng 0.79 vòng, tương ứng tăng 4.45%, mỗi vòng quay giảm 53 ngày, tương ứng giảm 28.8%. Nguyên nhân do tốc độ tăng doanh thu thuần nhanh hơn tốc độ tăng tổng tài sản bình quân (42.54 % > 1.49%). Điều này cho thấy, doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả, khả năng thu hồi vốn nhanh, có điều kiện tích lũy để tái đầu tư. * Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Bảng 2.34: Bảng phân tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ĐVT: đồng Chênh lệch CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Tuyệt đối Tương đối Lợi nhuận sau thuế 8,413,791,091 12,131,153,886 3,717,362,795.00 44.18% Doanh thu thuần 282,108,631,508 402,122,370,983 120,013,739,475.00 42.54% Tỷ suất lợi nhuận / Doanh thu 2.98% 3.02% 0.03% Nguồn: Phòng kế toán [1] Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp tăng từ 2.98% vào năm 2007 lên 3.02% vào năm 2008. Nghĩa là 100 đồng doanh thu thuần năm 2008 sẽ đem lại 3.02 đồng lợi nhuận (tăng 0.03 đồng so với năm 2007). Mặc dù đây là biến động có lợi, nhưng chỉ tiêu này vẫn còn thấp. Do đó, doanh nghiệp cần có biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng của lợi nhuận trong các năm tới. 65 * Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản: Bảng 2.35: Bảng phân tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ĐVT: đồng Chênh lệch CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Tuyệt đối Tương đối Tỷ suất lợi nhuận / Doanh thu 2.98% 3.02% 0.03% Số vòng quay tổng tài sản 1.96 2.75 0.79 40.45% Tỷ suất lợi nhuận / Tổng tài sản 5.84% 8.31% 2.46% Nguồn: Phòng kế toán [1] Qua bảng phân tích trên, ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên tài sản trong năm 2008 của doanh nghiệp tăng 2.46% (8.31%-5.84%). Sự gia tăng của tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản là do sự gia tăng của Tỷ suất lợi nhuận / Doanh thu và Số vòng quay tổng tài sản. 2.2.7.2, Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn: * Số vòng quay tài sản ngắn hạn: Bảng 2.36: Bảng phân tích tình hình luân chuyển tài sản ngắn hạn ĐVT: đồng Chênh lệch CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Tuyệt đối Tương đối Doanh thu thuần 282,108,631,508 402,122,370,983 120,013,739,475 42.54% Tài sản ngắn hạn đầu kỳ 90,570,145,144 118,024,843,695 27,454,698,551 23.26% Tài sản ngắn hạn cuối kỳ 118,024,843,695 97,552,959,692 (20,471,884,003) -17.35% Tài sản ngắn hạn bình quân 104,297,494,420 107,788,901,694 3,491,407,274 3.35% Số vòng quay tài sản ngắn hạn (vòng) 2.70 3.73 1.03 37.92% Số ngày/ 1 vòng quay 133 96 (37) -27.50% Nguồn: Phòng kế toán [1] Qua bảng phân tích 2.36, ta thấy số vòng quay tài sản ngắn hạn năm 2008 là 3.73 vòng, mỗi vòng là 96 ngày. So với năm 2007 thì tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn tăng thêm 1.03 vòng, mỗi vòng giảm 37 ngày. Nguyên nhân do tốc độ tăng doanh thu thuần lớn hơn tốc độ tăng tài sản ngắn hạn bình quân (42.54%>3.35%). Điều này cho thấy, năm 2008 tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp được sử dụng hiệu quả hơn năm 2007. 66 * Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ngắn hạn: Bảng 2.37: Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ngắn hạn: ĐVT: đồng Chênh lệch CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Tuyệt đối Tương đối Lợi nhuận sau thuế 8,413,791,091 12,131,153,886 3,717,362,795 44.18% Tài sản ngắn hạn đầu kỳ 90,570,145,144 118,024,843,695 27,454,698,551 30.31% Tài sản ngắn hạn cuối kỳ 118,024,843,695 97,552,959,692 (20,471,884,003) -17% Tài sản ngắn hạn bình quân 104,297,494,420 107,788,901,694 3,491,407,274 3.35% Tỷ suất lợi nhuận / Tài sản ngắn hạn 8.07% 11.25% 3.19% Nguồn: Phòng kế toán [1] Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp cuối năm 2008 là 11.25%. Nghĩa là 100 đồng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp thì đem lại 11.25 đồng lợi nhuận. So với năm 2007, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ngắn hạn tăng 3.19%, tức tăng 3.19 đồng. Cho thấy, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp năm 2008 được sử dụng có hiệu quả hơn. 2.2.7.3, Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn: * Số vòng quay tài sản dài hạn: Bảng 2.38: Bảng phân tích tình hình luân chuyển tài sản dài hạn ĐVT: đồng Chênh lệch CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Tuyệt đối Tương đối Doanh thu thuần 282,108,631,508 402,122,370,983 120,013,739,475 42.54% Tài sản dài hạn đầu kỳ 45,312,430,942 34,669,575,768 (10,642,855,174) -24.97% Tài sản dài hạn cuối kỳ 34,669,575,768 42,626,202,551 7,956,626,783 22.95% Tài sản dài hạn bình quân 39,991,003,355 38,647,889,160 (1,343,114,196) -3.36% Số vòng quay tài sản dài hạn (vòng) 7.05 10.40 3.35 47.50% Số ngày/ 1 vòng quay 51 35 (16) -32.20% Nguồn: Phòng kế toán [1] Số vòng quay tài sản dài hạn năm 2008 là 10.4 vòng, mỗi vòng là 35 ngày. So với năm 2007 thì tốc độ luân chuyển tài sản dài hạn tăng thêm 3.35 vòng, mỗi vòng giảm 16 ngày. Nguyên nhân do doanh thu thuần năm 2008 tăng 42.54%, trong khi tài sản dài hạn bình quân lại giảm 3.36%. Cho thấy, năm 2008 khả năng thu hồi tài sản dài hạn của doanh nghiệp cao hơn năm 2007, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tích lũy và tái đầu tư tài sản cố định mới. 67 * Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản dài hạn: Bảng 2.39: Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tài sản dài hạn ĐVT: đồng Chênh lệch CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Tuyệt đối Tương đối Lợi nhuận sau thuế 8,413,791,091 12,131,153,886 3,717,362,795 44.18% Tài sản dài hạn đầu kỳ 45,312,430,942 34,669,575,768 (10,642,855,174) -24.97% Tài sản dài hạn cuối kỳ 34,669,575,768 42,626,202,551 7,956,626,783 22.95% Tài sản dài hạn bình quân 39,991,003,355 38,647,889,160 (1,343,114,196) -3.36% Tỷ suất lợi nhuận / Tài sản dài hạn 21.04% 31.39% 10.35% Nguồn: Phòng kế toán [1] Qua bảng số liệu phân tích trên, ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên tài sản dài hạn của doanh nghiệp năm 2007 là 21.04%. Nghĩa là 100 đồng tài sản dài hạn của doanh nghiệp thì đem lại 21.04 đồng lợi nhuận. Năm 2008, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản dài hạn tăng lên 31.93%, tức tăng 10.35% hay tăng 10.35 đồng so với năm 2007. Nguyên nhân do lợi nhuận sau thuế năm 2008 tăng 44.18%, trong khi tài sản dài hạn bình quân lại giảm 3.36%. Chứng tỏ, doanh nghiệp sử dụng tài sản dài hạn có hiệu quả. 2.2.7.4, Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu: * Số vòng quay vốn chủ sở hữu: Bảng 2.40: Bảng phân tích tình hình luân chuyển vốn chủ sở hữu ĐVT: đồng Chênh lệch CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Tuyệt đối Tương đối Doanh thu thuần 282,108,631,508 402,122,370,983 120,013,739,475 42.54% Vốn chủ sở hữu đầu kỳ 44,685,718,273 46,709,820,998 2,024,102,725 4.33% Vốn chủ sở hữu cuối kỳ 46,709,820,998 50,376,576,567 3,666,755,569 7.85% Vốn chủ sở hữu bình quân 45,697,769,636 48,543,198,783 2,845,429,147 6.23% Số vòng quay vốn chủ sở hữu (vòng) 6.17 8.28 2.11 34.19% Số ngày/ 1 vòng quay 58 43 (15) -25.48% Nguồn: Phòng kế toán [1] Qua bảng phân tích số liệu trên ta thấy, năm 2007 số vòng quay vốn chủ sở hữu là 6.17 vòng, mỗi vòng là 58 ngày. Như vậy, cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu năm 2007 68 mà doanh nghiệp bỏ ra sẽ tạo được 6.17 đồng doanh thu. Năm 2008, tốc độ luân chuyển vốn chủ sở hữu tăng 2.11 vòng, tương ứng tăng 34.19%, mỗi vòng quay giảm 15 ngày, tương ứng giảm 2548%. Nguyên nhân do tốc độ tăng doanh thu thuần nhanh hơn tốc độ tăng vốn chủ sở hữu bình quân (42.54 % > 6.23%). Điều này cho thấy, hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu ngày càng tốt hơn, tốc độ thu hồi vốn nhanh. * Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu: Bảng 2.41: Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu ĐVT: đồng Chênh lệch CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Tuyệt đối Tương đối Lợi nhuận sau thuế 8,413,791,091 12,131,153,886 3,717,362,795 44.18% Vốn chủ sở hữu đầu kỳ 44,685,718,273 46,709,820,998 2,024,102,725 4.53% Vốn chủ sở hữu cuối kỳ 6,709,820,998 50,376,576,567 3,666,755,569 8% Vốn chủ sở hữu bình quân 45,697,769,636 48,543,198,783 2,845,429,147 6.23% Tỷ suất lợi nhuận / Vốn chủ sở hữu 18.41% 24.99% 6.58% Nguồn: Phòng kế toán [1] Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp năm 2007 là 18.41%. Nghĩa là 100 đồng tài sản dài hạn của doanh nghiệp thì đem lại 18.41 đồng lợi nhuận. Năm 2008 , tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng lên 24.99%, tức tăng 6.58% hay tăng 6.58 đồng so với năm 2007. Nguyên nhân do lợi nhuận sau thuế năm 2008 tăng với tốc độ lớn hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu bình quân (44.18%>6.23%). Tóm tắt: Việc phân tích không chỉ dừng ở việc tính toán các chỉ số mà còn là quá trình xem xét, đối chiếu và so sánh số liệu về các kết quả tài chính của năm 2008 so với năm 2007. Qua đó, thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp, đánh giá tình hình thanh toán và khả năng thanh toán, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong năm 2008. Trên cơ sở đó, tác giả sẽ kiến nghị một số biện pháp trong chương 3 để tận dụng triệt để các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu còn tồn tại trong doanh nghiệp. 69 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT & GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP 3.1. NHẬN XÉT: 3.1.1, Nhận xét về tổ chức bộ máy quản lý: - Bộ máy tổ chức quản lý tương đối đơn giản, gọn nhẹ và thường xuyên được cải tiến. - Các phòng ban đựơc phân định chức năng, nhiệm vụ cụ thể, từng thành viên mỗi phòng ban đều chịu trách nhiệm với công việc của mình. - Chấp hành tốt các chế độ chính sách, pháp luật của Nhà nước ban hành - Tuân thủ theo Điều lệ, các Qui chế, Qui định, các Nghị quyết, Quyết định của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị Công ty. - Với tiêu chí hỗ trợ lẫn nhau cho nên từ khi đi vào hoạt động cho đến nay Sovi đã trở nên vững mạnh và nằm trong 5 “Top” những nhà cung cấp bao bì carton hàng đầu tại Việt Nam. 3.1.2, Nhận xét về tổ chức công tác kế toán: Bộ máy kế toán độc lập và hoàn chỉnh, tổ chức công tác kế toán tập trung thống nhất dưới sự chỉ đạo của trưởng bộ phận TCKT. Nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi nhân viên kế toán được quy định rõ ràng. Bên cạnh đó, biết phối hợp hỗ trợ nhau, tạo môi trường làm việc linh hoạt và đồng bộ. Với sự trang bị của hệ thống máy tính, cùng với sự hỗ trợ của phần mềm ERP, việc ghi chép đều được thực hiện trên máy, giúp cho nhân viên kế toán dễ dàng kiểm tra và cung cấp thông tin một cách nhanh chóng. Hệ thống chứng từ, sổ sách rõ ràng minh bạch, tuân thủ các chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành và các qui định pháp lý có liên quan. Chứng từ, sổ sách được phân loại, sắp xếp và bảo quản một cách khoa học. Luôn chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước, tỷ trọng đóng góp cho ngân sách nhà nước ngày càng cao. 70 3.1.3, Nhận xét về tình hình tài chính doanh doanh nghiệp: Qua toàn bộ quá trình phân tích, ta có bảng tổng hợp về tình hình tài chính của doanh nghiệp như sau: Bảng 3.1: Bảng tổng hợp về tình hình tài chính của doanh nghiệp năm 2007 và 2008 Khoản mục ĐVT Năm 2007 Năm 2008 1. Cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn 1.1. Cơ cấu tài sản Tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản % 77.29 69.59 Tài sản dài hạn trên tổng tài sản % 22.71 30.41 1.2. Cơ cấu nguồn vốn Nợ phải trả trên tổng nguồn vốn % 69.41 64.06 Nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn % 30.59 35.94 2. Tình hình thanh toán và khả năng thanh toán 2.1. Tình hình thanh toán Khoản phải thu trên tài sản ngắn hạn % 54.21 64.27 Khoản phải trả trên tài sản ngắn hạn % 89.80 92.06 2.2. Khả năng thanh toán 2.2.1. Trong ngắn hạn Khả năng thanh toán hiện hành lần 1.46 1.39 Khả năng thanh toán nhanh lần 1.01 1.06 Khả năng thanh toán bằng tiền lần 0.22 0.17 2.2.2. Trong dài hạn Khả năng thanh toán lãi vay lần 2.24 1.75 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu lần 2.27 1.78 Tỷ số nợ trên tổng tài sản lần 0.69 0.64 3. Nhóm chỉ số hoạt động 3.1. Luân chuyển các khoản phải thu Số vòng quay khoản phải thu vòng (lần) 5 6 Kỳ thu tiền bình quân ngày 76 57 3.2. Luân chuyển hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho vòng (lần) 8 12 Thời gian tồn kho bình quân ngày 46 30 3.3. Hiệu quả sử dụng vốn Số vòng quay tài sản ngắn hạn vòng (lần) 2.70 3.73 Số vòng quay tài sản dài hạn vòng (lần) 7.05 10.40 Số vòng quay toàn bộ tài sản vòng (lần) 1.96 2.75 4. Tỷ suất sinh lời Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu % 2.98 3.02 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ngắn hạn % 8.07 11.25 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản dài hạn % 21.04 31.39 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản % 5.84 8.31 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu % 18.41 24.99 71 * Về mức độ đảm bảo vốn: Qua bảng tổng hợp 3.1, ta thấy tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp năm 2008 chỉ chiếm 35.94% tăng 5.35% so với năm 2007, cho thấy mức độ đảm bảo vốn của doanh nghiệp thấp. Trong khi đó, tỷ số nợ trên tổng nguồn vốn chiếm đến 64.06%. Điều này cho thấy doanh nghiệp sử dụng đòn bẫy tài chính rất lớn. Bên cạnh đó ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng 6.58% (từ 18.41% lên 24.99%), chứng tỏ đòn bẫy tài chính mà doanh nghiệp sử dụng rất có hiệu quả nên đã làm tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Mặt khác, việc sử dụng nợ cũng gắn liền với rủi ro nếu doanh nghiệp kinh doanh không tốt. Nhưng, việc mất khả năng thanh toán hầu như khó có thể xảy ra do Bao bì Sovi nằm trong hệ thống Tổng công ty (quan hệ Mẹ - con) bởi tiềm lực tài chính Công ty Mẹ rất mạnh. * Về cơ cấu tài sản: Qua bảng 3.1, ta thấy cơ cấu tài sản công ty trong năm 2008 như sau: Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu tài sản của công ty (chiếm 69.59%) và có xu hướng giảm (69.59% - 77.29% = -7.7%) so với năm 2007. Trong đó: - Năm 2008, Tiền chiếm tỷ trọng 5.70%, giảm 6.08% (5.7% - 11.78%) so với năm 2007. Nếu xét riêng khoản mục Tiền thì biến động giảm ở khoản mục này là không tốt. Nhưng nếu đặt trong mối tương quan với Tài sản dài hạn thì sự việc là hợp lý. Nguyên nhân của việc giảm này là do trong năm công ty đã chi tiền để đầu tư vào tài sản cố định nhằm tạo thêm năng lực sản xuất cho doanh nghiệp. - Hàng tồn kho năm 2008 chiếm tỷ trọng 16.31%, giảm 7.31% (16.31% - 23.62%) so với năm 2007. Đây là biểu hiện tích cực, do công ty đã giảm định mức dự trữ nguyên vật liệu để phù hợp với tình hình biến động giá, nhưng vẫn đảm bảo được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, và tiết kiệm được các chi phí về bảo quản và lưu kho. * Về cơ cấu nguồn vốn: Nợ phải trả năm 2007 chiếm tỷ trọng 69.41% trên tổng nguồn vốn, năm 2008 chiếm 64.06 % trên tổng nguồn vốn, giảm 5.35% so với năm 2007. Nguồn vốn chủ sở 72 hữu năm 2007 chiếm 30.59 % trên tổng nguồn vốn, năm 2008 chiếm 35.94%, tăng 5.35% so với năm 2007. Như vậy, nguồn vốn chủ sở hữu tăng tương ứng với giảm tỷ trọng của nợ phải trả. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng chủ yếu là do lợi nhuận chưa phân phối tăng. Điều này cho thấy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và ngày càng phát triển. Mặt khác, ta thấy tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp ngày càng tăng lên, chứng tỏ doanh nghiệp ngày càng tự chủ trong kinh doanh. * Tình hình thanh toán: Tình hình thanh toán của doanh nghiệp năm 2008 chưa tốt, các khoản phải trả chiếm tỷ trọng cao hơn các khoản phải thu. Điều này cho thấy doanh nghiệp chiếm dụng vốn nhiều hơn là bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng. Do đó, doanh nghiệp cần phải đưa ra biện pháp khắc phục nhằm hạn chế không để các khoản chiếm dụng cũng như bị chiếm dụng ở tỷ lệ quá cao, nhất là hạn chế đến mức tối thiểu các khoản nợ khó đòi trong những năm tới. * Khả năng thanh toán: + Khả năng thanh toán trong ngắn hạn: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp năm 2008 đều giảm, ngoài trừ chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp tăng so với năm 2007. Tuy nhiên, khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp vẫn lớn hơn 1. Bên cạnh đó, khả năng chuyển đổi nhanh chóng thành tiền của các khoản phải thu và hàng tồn kho năm 2008 cao hơn so với năm 2007, đảm bảo cho nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp. + Khả năng thanh toán trong dài hạn: Khả năng thanh toán lãi vay năm 2008 có xu hướng giảm so với năm 2007, nguyên nhân là do ảnh hưởng lạm phát dẫn đến chi phí lãi vay trong kỳ tăng cao. Tuy nhiên, tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu và trên tổng tài sản đều có xu hướng giảm, cho thấy doanh nghiệp vẫn đảm bảo khả năng chi trả lãi vay. 73 * Về hiệu quả sử dụng vốn: Qua bảng phân tích 3.1, ta thấy tốc độ luân chuyển vốn kết hợp với tỷ suất sinh lời các loại vốn năm 2008 tăng lên so với năm 2007, cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả. 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP: 3.2.1, Tăng Lợi nhuận: Trong nền kinh tế thị trường sự cạnh tranh của các doanh nghiệp luôn là động lực kích thích doanh nghiệp tìm mọi biện pháp để phát huy tối đa tiềm năng của mình nhằm đạt hiệu quả cao. Vấn đề cơ bản để doanh nghiệp tồn tại và phát triển là sản phẩm làm ra phải tiêu thụ nhanh để hoàn vốn và có điều kiện tiếp tục thực hiện chu kỳ sản xuất mới. Do đó, Doanh nghiệp cần quan tâm đến những vấn đề sau: 3.2.1.1, Tăng doanh thu: * Chất lượng sản phẩm: - Nâng cao vai trò chức năng quản trị hệ thống chất lượng và kiểm tra giám sát các quá trình tại bộ phận quản trị chất lượng công ty. - Thiết lập cơ chế tự kiểm tra kiểm soát – giám sát ở các bộ phận, nhằm đảm bảo tại mỗi bộ phận, phân xưởng phải có đầy đủ các dữ liệu, hồ sơ được thống kê phân tích phục vụ cho công tác quản lý điều hành và cải tiến liên tục. * Đẩy mạnh công tác tiếp thị và bán hàng: - Trước mắt, cần tập trung mở rộng thị phần khách hàng cũ thông qua các biện pháp giảm giá bán và tăng cường công tác chăm sóc khách hàng. Từng bước phát triển và mở rộng thị phần đối với các khách hàng tiềm năng, khách hàng mới. Thành lập tổ chuyên nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để từ đó tư vấn cho ban lãnh đạo, bộ phận kinh doanh thay đổi - cải tiến công tác quản lý – công nghệ kịp thời nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh. - Đa dạng hóa sản phẩm trên cơ sở thực hiện đúng các quy trình về khảo sát thị trường, kiểm soát các hoạt động thiết kế bao bì sản phẩm, nhằm đảm bảo mục tiêu phù hợp với nhu cầu của khách hàng đồng thời mang lại hiệu quả cho Công ty. Hiện, sản 74 phẩm chủ lực của doanh nghiệp là bao bì carton, chiếm (76.93% trong tổng doanh thu năm 2008). Do đó, Doanh nghiệp cần nghiên cứu, đầu tư, đồng bộ hóa dây chuyền máy móc để tăng sản lượng tiêu thụ trong những năm tới, cụ thể đề ra chiến lược phát triển sản phẩm mới - bao bì in offset nhằm đáp ứng nhu cầu bao bì đồng bộ của khách hàng, cũng như sự tương thích trong một số công đoạn sản xuất đã có sẵn. Lấy các sản phẩm cũ làm sản phẩm chủ lực cho sự phát triển và sản phẩm mới làm đa dạng hóa sản phẩm của công ty. - Tăng cường xúc tiến thương mại, tìm những cơ hội giao thương thông qua mạng internet, báo chí, những cuộc triển lãm hội chợ hoặc trực tiếp khảo sát thị trường. 3.2.1.2, Giảm chi phí: Tiếp tục rà soát và cải tiến hệ thống kiểm soát chi phí ở từng bộ phận, phân xưởng với mục tiêu giảm giá bán để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. - Tổ chức đào tạo, hướng dẫn các giải pháp tiết giảm định mức ; - Kiểm soát chi phí cho từng tổ sản xuất, bộ phận, phân xưởng nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm và loại bỏ các lãng phí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. - Nâng cao công suất của xưởng xeo giấy nhằm tái sử dụng phế liệu, phế phẩm trong quá trình sản xuất, vừa chủ động tự cung cấp một phần nguyên liệu chính, kiểm soát được nguồn nguyên liệu đầu vào, đồng thời tăng thêm lợi nhuận. - Có cơ chế chế tài cũng như khen thưởng hợp lý nhằm động viên các cá nhân và bộ phận thực hiện tốt kế hoạch kiểm soát chi phí tại đơn vị mình. 3.2.2, Quản lý các khỏan phải thu : Hiện nay, khoản phải thu của công ty đang chiếm tỷ trọng cao trên tổng tài sản ngắn hạn (64.27%), do đó công ty nên hạn chế lượng vốn tồn đọng trong thanh toán. Muốn làm được điều đó công ty cần thực hiện một số giải pháp sau : - Đánh giá các chính sách bán chịu trong công ty để tìm ra chính sách bán chịu hợp lý nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất với rủi ro thấp nhất. 75 - Cần đánh giá và phân lọai khách hàng dựa vào lịch sử quan hệ mua bán giữa công ty với khách hàng, hoặc đánh giá họat động kinh doanh và tài chính của khách hàng. Nếu khách hàng tốt thì bán hàng với khối lượng lớn, khách hàng trung bình thì bán với khối lượng hạn chế, khách hàng yếu kém thì không nên bán chịu. - Cần đôn đốc theo dõi công nợ và thu nợ. - Xử lý về mặt pháp lý đối với trường hợp nợ quá hạn cố tình dây dưa, chiếm dụng vốn của công ty. 3.2.3, Hoàn thiện cơ cấu bộ máy quản lý : Phân định chức năng, nhiệm vụ các phòng ban cụ thể. Tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ quản lý nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Để phát huy khả năng và hòan thành các công việc được giao một cách hiệu quả, công ty cần khuyến khích động viên, khen thưởng kịp thời cho những cá nhân tập thể có thành tích nổi bật trong quản lý cũng như trong sản xuất. Tóm tắt : Qua phân tích đã thấy được thực trạng tài chính, cũng như điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp trong chương 2. Trên cơ sở đó, chương 3 đã đề ra một số giải pháp góp phần làm cho hoạt động tài chính của doanh nghiệp được cải thiện. 76 Kết luận Trong nền kinh tế chưa thoát khỏi khủng hoảng như hiện nay, phân tích tình hình tài chính là yêu cầu không thể thiếu đối với các nhà quản trị, các nhà đầu tư, các chủ nợ và cơ quan quản lý nhà nước trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Là cơ sở cho các nhà quản lý lập kế hoạch tài chính trong tương lai và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Qua thời gian thực tập tại công ty, em nhận thấy công ty cổ phần bao bì Biên Hòa – Sovi là một đơn vị kinh doanh vững mạnh, có uy tín và thâm niên về ngành bao bì. Sản phẩm của Công ty luôn được khách hàng đáng giá cao, các khách hàng của Công ty là những công ty sản xuất lớn trong nước và có thương hiệu nổi tiếng như: Công ty TNHH Quốc Tế Unilever Việt Nam, Công ty cổ phần Kinh Đô, Công ty TNHH nước giải khát Coca – cola Việt Nam, Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa... Chính điều này đã làm cho thị phần của Công ty luôn ổn định và chiếm tỷ trọng cao trong toàn thị trường tiêu thụ. Doanh nghiệp luôn chấp hành tốt các quy định của nhà nước và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. Thông qua việc phân tích tài chính tại doanh nghiệp đã thấy rõ được thực trạng về tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên với kiến thức còn hạn hẹp, và việc nghiên cứu chỉ mang tính khái quát nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì thế, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy/Cô, cũng như các cô chú, anh chị trong công ty. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Thầy Tiến sĩ Huỳnh Đức Lộng đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình nghiên cứu. Đồng thời cám ơn các cô chú, anh chị tại phòng tài chính kế toán đã cung cấp những tư liệu và các thông tin có liên quan giúp em hoàn thiện báo cáo nghiên cứu này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfND_BAO_CAO_NCKH_2.pdf
  • pdfBAI_BAO_NCKH_3.pdf
Luận văn liên quan