Đề tài Phân tích tình hình thu mua và xuất khẩu gạo của công ty Mekonimex/ns

PHẦN 1: MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Đặt vấn đề: Trong những năm gần đây, quyết định mở cửa và hội nhập với thị trường thế giới của nước ta đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực. Một trong những lĩnh vực tiên phong, mạnh mẽ và sôi động nhất đó chính là: kinh tế. Rất nhiều tập đoàn toàn cầu đã có mặt tại Việt Nam, đến độ có thể nói rằng: một mặt hàng mỹ phẩm nào đó vừa được chào hàng tại Mỹ thì gần như ngay lập tức cũng có thể tìm thấy ở các trung tâm thương mại của Thành phố Hồ Chí Minh (như Thương xá Tax, Diamond Plaza, Zen Plaza .). Khoảng cách của các quốc gia đang thu hẹp đến độ chúng ta có cảm tưởng cả thế giới đang sống chung trong một nhà.Thị trường tiêu thụ sản phẩm không còn hạn hẹp ở một khu vực địa lý nhất định, một vài quốc gia nhất định mà nó đã mở rộng ra khắp toàn cầu. Theo đó, các quốc gia hay nói cụ thể hơn, các công ty ngày nay phải cạnh tranh với nhau rất dữ dội. Để có thể kinh doanh thành công và thu lại nhiều lợi nhuận, thì các công ty cần có một nhận định đúng đắn trước những biến đổi của thị trường để có thể đưa ra được những chiến lược kinh doanh phù hợp. Thị trường cần gì? Bao nhiêu? Chất lượng thế nào? . là những câu hỏi mà các công ty cần phải biết câu trả lời để từ đó hoạch định ra được các kế hoạch hành động cụ thể cho từng thị trường mà họ thâm nhập. Nếu không có những hiểu biết đúng đắn mà tung ra những hàng hoá kinh doanh trên các thị trường mới lạ là một việc làm cầm chắc ở đó sự thất bại. Và mặc dù kinh doanh trên những thị trường quen thuộc nhưng nếu không chịu tìm hiểu, nắm bắt những cơ hội mới, chống lại những đổi thay của thị trường thì những công ty đó sẽ khó có được những thành công mà họ mong muốn, thậm chí có thể dẫn đến sự tụt hậu, lỗi thời và kém hiệu suất. Vì thế nghiên cứu thị trường là một việc làm cần thiết và quan trọng; các công ty cần có sự quan tâm đúng mức. 2. Sự cần thiết nghiên cứu: Khi Việt Nam tiến hành mở cửa, thực hiện quá trình hội nhập thế giới, những khó khăn ban đầu là điều không thể tránh khỏi. Với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu, yếu kém về kỹ thuật, công nghệ và cả những kinh nghiệm kinh doanh trên thương trường thế giới, bỡ ngỡ những bước đi đầu tiên, chúng ta đã vấp phải những cú ngã vô cùng đau đớn. Nhưng cũng từ đó chúng ta đã có được những bài học vô cùng quý giá. Không ngừng cố gắng vươn lên, đút kết những kinh nghiệm trong thời gian qua, chúng ta nhận ra rằng: để kinh doanh có hiệu quả nhất định chúng ta phải biết người biết ta. Đặc biệt là trong quan hệ xuất nhập khẩu, nghiên cứu, tìm hiểu thị trường thu mua và thị trường xuất khẩu là một việc làm không thể thiếu. Nói về xuất nhập khẩu thì chúng ta luôn tự hào với kết quả khá cao trong việc xuất khẩu hàng nông sản. Đặc sắc nhất là mặt hàng gạo. Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi, Việt Nam đã và đang thành công với danh hiệu nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới. Để có được danh hiệu này, chúng ta đã phải trãi qua cả một quá trình cố gắng không ngừng. Thế nhưng không phải đã là hết khó khăn. Để có thể duy trì và phát triển hơn nữa thì xuất khẩu gạo Việt Nam cần phải cố gắng nhiều hơn nữa. Đặc biệt là trong công tác nghiên cứu thị trường thu mua và thị trường xuất khẩu - một công việc mà các công ty, doanh nghiệp Việt Nam ta thường hay lơ là, ít quan tâm; nhưng đó lại là việc làm đầu tiên nhất, quan trọng nhất nếu công ty muốn thành công và mang lại lợi nhuận cao cho bản thân công ty nói riêng và cho toàn xã hội Việt nam nói chung. II. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mục tiêu chung: phân tích tình hình thu mua và xuất khẩu gạo của công ty MEKONIMEX/NS qua các năm 2003-2004-2005. 2. Mục tiêu cụ thể: - Phân tích hoạt động thu mua gạo xuất khẩu: + Theo hình thức thu mua + Theo loại gạo thu mua + Giá thu mua - Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo: + Theo loại gạo + Theo thị trường + Theo hình thức bao bì, đóng gói + Theo hình thức xuất khẩu + Mức biến động giá xuất khẩu - Phân tích đối thủ cạnh tranh - Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao doanh số bán III. Phương pháp nghiên cứu: 1. Số liệu nghiên cứu: Thu thập số liệu từ các báo cáo thống kê của công ty thực tập và các trang web. 2. Phương pháp luận:

doc107 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2757 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình thu mua và xuất khẩu gạo của công ty Mekonimex/ns, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
45,65 (3.810,70) (41,78) (5.309,70) (100,00) Philipines 7.550,00 1.336,05 2.100,00 464,10 (5.450,00) (72,19) (2.100,00) (100,00) Tanzania 1.499,65 276,69 (1.499,65) (100,00) 0,00 Iraq 0,00 Africa 8.522,50 1.688,92 5.256,70 1.252,54 8.522,50 (3.265,80) (38,32) Turkey 72,00 13,75 288,00 77,46 72,00 216,00 300,00 Algeria 120,00 28,08 120,00 (120,00) (100,00) Macau 48,00 12,72 48,00 (48,00) (100,00) Guinea 1.499,20 335,82 1.499,20 (1.499,20) (100,00) Timor 750,00 137,01 750,00 (750,00) (100,00) Uganda 2.001,75 460,29 0,00 2.001,75 Tổng 40.909,05 6.958,12 30.673,30 6.145,39 12.004,45 2.802,12 (10.235,75) (25,02) (18.668,85) (60,86) XUẤT KHẨU UỶ THÁC Philipines 2.795,25 462,90 7.789,10 1.446,50 17.464,75 4.373,99 4.993,85 178,65 9.675,65 124,22 Iraq 500,00 132,46 1.390,60 457,35 890,60 178,12 (1.390,60) (100,00) Iran 498,95 128,98 498,95 Tổng 3.295,25 595,37 9.179,70 1.903,85 17.963,70 4.502,97 5.884,45 178,57 8.784,00 95,69 Tổng cộng 44.204,30 7.553,49 39.853,00 8.049,24 29.968,15 7.305,09 (4.351,30) (9,84) (9.884,85) (24,80) Nguồn: phòng Kế toán, cuối quý IV năm 2003, 2004, 2005 Tình hình xuất khẩu gạo theo các hình thức xuất khẩu được biểu diễn bằng đồ thị sau: Biểu đồ 8: Tình hình xuất khẩu gạo theo hình thức xuất khẩu qua 3 năm 2003-2005 Nhận xét: Trong 3 năm 2003-2004-2005, Công ty chủ yếu thực hiện xuất khẩu trực tiếp nhiều hơn là xuất khẩu uỷ thác. * Số lượng thị trường trong mỗi hình thức xuất khẩu: - Năm 2003: + Xuất khẩu trực tiếp: Công ty xuất khẩu trực tiếp sang 5 nước: Malaysia, Singapore, Indonesia, Philipines và Tanzania. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu trực tiếp cao nhất là Malaysia 20.134 tấn (trị giá 3.341.790 USD), Singapore xếp thứ 2 với lượng xuất là 2.605 tấn (trị giá 490.510 USD), Indonesia đứng thứ 3 với lượng xuất là 9.120,4 tấn (trị giá 1.513.080 USD), thứ 4 là Philipines với lượng xuất 7.550 tấn (trị giá 1.336050 USD), thứ 5 là Tanzania với lượng xuất 1.499,65 tấn (trị giá 276.690 USD). + Xuất khẩu uỷ thác: Công ty xuất khẩu uỷ thác sang 2 nước là: Philipines và Iraq. Trong đó, phần lớn là xuất sang Philipines với lượng xuất là 2.795,25 tấn (trị giá 462.900 USD), Iraq là 500 tấn ( trị giá 132.460 USD). - Năm 2004: + Xuất khẩu trực tiếp: Năm 2004 Công ty thực hiện xuất khẩu uỷ thác sang 9 nước, hiều hơn năm 2003 là 4 nước. Trong đó: xuất khẩu sang Malaysia là cao nhất 12.251,90 tấn (trị giá 2.419.340 USD); đứng thứ 2 là Indonesia với lượng xuất là 5.309,70 tấn (trị giá 1.045.650 USD). Thứ 3 là Philipines, với lượng xuất là 2.100,00 tấn (trị giá 464.100 USD). Thứ 4 là Châu Phi, với lượng xuất là 8.522,50 tấn (trị giá 1.688.920 USD). Còn 5 thị trường còn lại thì lượng gạo xuất là nhỏ, không đáng kể. Turkey: lượng xuất là 72 tấn (trị giá 13.750 USD); Algeria: lượng xuất là 120 tấn (trị giá 28.080 USD); Macau: lượng xuất là 48 tấn (trị giá 12.720 USD); Guinea1: lượng xuất là 499,2 tấn (trị giá: 335.820 USD); Đông Timor: lượng xuất là 750 tấn (trị giá 137.010 USD). + Xuất khẩu uỷ thác: Cũng giống như năm 2004, Công ty chỉ xuất khẩu ủy thác sang 2 thị trường Philipines và Iraq. Lượng xuất sang Philipines là 7.789,10 tấn (trị giá 1.446.500 USD). Lượng xuất sang Iraq là 1.390,60 tấn (trị giá 457.350 USD). - Năm 2005: + Xuất khẩu trực tiếp: Sang năm 2005 Công ty chỉ thực hiện xuất khẩu trực tiếp sang 5 thị trường, nhưng khác với năm 2003. Cụ thể, đứng thứ nhất là Malaysia: lượng xuất là 4.392 tấn (trị giá: 996.910 USD). Thứ hai là Singapore: lượng xuất là 66 tấn (trị giá 14.920 USD). Thứ 3 là Châu Phi: lượng xuất là: 5.256,70 tấn (trị giá: 1.252.540 USD). Cuối cùng là Turkey: lượng xuất là: 288 tấn (trị giá 77.460 USD). Uganda: lượng xuất là: 2.001,75 tấn (trị giá 460.290 USD). + Xuất khẩu uỷ thác:Vẫn giống như hai năm 2003 và 2004, Công ty hỉ thực hiện xuất khẩu uỷ thác sang 2 nước. Nhưng 2 nước này có sự thay đổi là: Xuất nhiều nhất vẫn là Philipines với lượng xuất là 17.464,75 tấn (trị giá 4.373.990 USD); Một thị trường mời là Iran với lượng xuất là 498,95 tấn (trị giá 128.980 USD). Từ các số liệu trên cho thấy hình thức mà Công ty áp dụng nhiều nhất là xuất khẩu trực tiếp. Qua đó nó cũng thể hiện Công ty có trình độ và quy mô sản xuất khá lớn, có kinh nghiệm trên thương trường thế giới. Xuất khẩu bằng hình thức này sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cho Công ty hơn là hình thức xuất khẩu uỷ thác. * Về số lượng của mỗi hình thức xuất khẩu: - Xuất khẩu trực tiếp: Chiếm đa số trong tổng lượng xuất khẩu của Công ty. Năm 2003, tổng lượng xuất khẩu trực tiếp là 40.909,05 (trị giá 6.958.120 USD). Sang năm 2004, lượng xuất khẩu trực tiếp giảm xuống còn 30.673,30 tấn (trị giá 6.145.390 USD), giảm 10.235,75 tấn. Sang năm 2005, tổng lượng xuất khẩu trực tiếp lại tiếp tục giảm xuống tới 12.004,4 tấn (trị giá 2.802.120 USD), giảm 18.668,9 tấn. Lượng xuất khẩu trực tiếp qua 3 năm liền bị giảm sút như thế là một điều bất ổn trong kinh doanh xuất khẩu gạo của Công ty. Nguyên nhân là Công ty vẫn duy trì hình thức công ty nhà nước trong khi nhiều công ty khác đã chuyển dần sang hình thức cổ phần hoá. Khả năng làm markeing quốc tế của Công ty còn nhiều yếu kém, sức cạnh tranh của Công ty ngày một hạn chế, việc xuất gạo trực tiếp ngày một khó khăn. - Xuất khẩu uỷ thác: Năm 2003 tổng lượng xuất khẩu uỷ thác của Công ty là 3.295,25 tấn (trị giá 595.370 USD). Sang năm 2004, lượng xuất khẩu uỷ thác tăng lên 9.179,70 tấn (trị giá 1.903.850 USD), tăng lên một lượng là 5.884,45 tấn tương đương 178,57%. Năm 2005, lượng xuất khẩu uỷ thác lại tiếp tục tăng lên đến 17.963,70 tấn (trị giá 4.502.970 USD), tăng thêm một lượng là 8.784 tấn, tương đương 95,69%. Như vậy là hình thức xuất khẩu uỷ thác ngày càng tăng về lượng xuất khẩu. Điều này chứng tỏ khả năng tự bán sản phẩm của mình ra nước ngoài ngày một hạn chế, dựa vào nhà nước ngày một nhiều. Dù lượng xuất của uỷ thác tăng nhưng không bù đắp được phần giảm cuả xuất trực tiếp nên tổng lượng xuất của công ty là giảm. Năm 2003, tổng lượng xuất là 44.204,30 tấn. Đến năm 2004 thì giảm còn 39.853 tấn, giảm một lượng là 4.351,30 tấn tương đương 9,84%. Năm 2005, tổng lượng xuất tiếp tục giảm đến 29.968,15 tấn, giảm một lượng là 9.884,85 tấn, tương đương 24,80%. 6. Kết quả phân tích hoạt động xuất khẩu: Bảng12: Tổng hợp các yếu tố của hoạt động xuất khẩu Nước Loại Bao bì Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Hình thức xuất khẩu nhập khẩu gạo Loại bao Nhãn mác Lượng xuầt (tấn) Giá xuất (1000 Lượng xuất (tấn) Giá xuât (1000 Lượng xuất (tấn) Giá xuất (1000 usd/tấn) usd/tấn) usd/tấn) Iran 5% 50KG Nguồn gốc việt Nam 498,95 0,259 Uỷ thác Iraq 5% 50KG Theo mẫu 500,00 0,265 1.390,60 0,329 Uỷ thác Macau 5% 50KG Theo mẫu 48,00 0,265 Trực tiếp Algeria 10% 50KG Theo mẫu 120,00 0,234 Trực tiếp Malaysia 15% 25KG Theo mẫu 12.251,90 0,197 4.392,00 0,227 Trực tiếp 25% 25KG Theo mẫu 20.134,00 0,166 Singapore 15% 50KG Theo mẫu 2.605,00 0,188 66,00 0,226 Trực tiếp Tanzania 15% 50KG Theo mẫu 1.499,65 0,184 Trực tiếp Africa 15% 50KG Theo mẫu 8.522,50 0,198 5.256,70 0,238 Trực tiếp Turkey 15% 50KG Theo mẫu 72,00 0,191 288,00 0,269 Trực tiếp Guinea 15% 50KG Theo mẫu 1.499,20 0,224 Trực tiếp Uganda 15% 50KG Theo mẫu 2.001,75 0,230 Trực tiếp Timor 25% 50KG Theo mẫu 750,00 0,183 Trực tiếp Indonesia 15% 50KG Theo mẫu 5.309,70 0,197 Trực tiếp 25% 50KG Theo mẫu 9.120,40 0,166 Trực tiếp Philipines 15% 50KG Nguồn gốc việt Nam 7.550,00 0,177 2.100,00 0,221 Trực tiếp 15% 50KG Nguồn gốc việt Nam 17.464,75 0,250 Uỷ thác 25% 50KG Nguồn gốc việt Nam 2.795,25 0,166 7.789,10 0,186 Uỷ thác Nguồn: Tổng hợp từ các yếu tố đã phân tích ở trên, Phòng Kế toán, năm 2003, 2005, 2005 * Với loại gạo 5% tấm, đây là loại gạo chất lượng cao, thị trường của loại gạo này là Iran, Iraq và Macau. Giá của nó tương đối cao so với các loại gạo khác. Lượng xuất vào các thị trường không ổn định qua các năm. Hình thức xuất là uỷ thác vào thị trường Iran và Iraq, xuất trực tiếp vào Macau. Thường nhập bao 50kg, tất cả đều đưa mẫu bao cho ta in để xuất. Riêng Iraq là dùng bao nhãn mac của việt Nam. * Với loại gạo 10% tấm, đây là loại gạo có chất lượng tương đối tốt. Thị trường duy nhất của Công ty là Algieria, nhập 120 tấn vào năm 2004 với giá 234 USD/tấn, bằng hình thức trực tiếp. Thường nhập bao 50kg, nhãn mac của nước nhập. * Gạo 15% tấm, đây là loại gạo có chất lượng trung bình và được xuất khẩu khá nhiều và đều đặn qua các năm. Thị trường nhập loại gạo này cũng khá phong phú: Singapore, Tanzania, Malaysia, Africa, Turkey, Guinea, Uganda, Đông Timor. Thường nhập bao 50kg, nhãn mác của nước nhập. - Malaysia là thị trường lớn năm 2003, nhưng những năm sau thì sản lượng nhập ngày càng giảm. Hình thức nhập gạo là nhập trực tiếp. Thường nhập loại bao 25kg, và dùng nhãn mac do nhà nhập khẩu đưa và Công ty phải in mẫu giống như mẫu được giao. - Singapore, Tanzania, Guinea là những thị trường không ổn định, lượng nhập tương đối thấp. Hình thức nhập chủ yếu là trực tiếp. Thường nhập bao 50kg, nhãn mac của nước nhập. - Thổ Nhỹ Kỳ và Châu phi là thị trường mới 2 năm 2004 và 2005 đều nhập gạo của Công ty. Châu Phi là thị trường lớn, có khả năng mở rộng. Hình thức nhập là trực tiếp. Thường nhập bao 50kg, nhãn mac của nước nhập. - Đông Timor là thị trường mới năm 2005, còn phải xem xét nhiều. Hình thức nhập cũng là trực tiếp. Thường nhập bao 50kg, nhãn mac của nước nhập. * Indonesia và Philipine là hai thị trường nhập cả hai loại gạo là 15% tấm và 25% tấm. - Indonesia: nhập gạo 25% tấm vào năm 2003 với lượng tương đối khá lớn. Năm 2004 nhập gạo 15% tấm và năm 2005 thì không còn nhập nữa. Hình thức nhập là trực tiếp. - Philipines: Hai năm 2003 và 2004 đều nhập gạo 15% tấm và 25% tấm. Gạo 25% tấm nhập bằng hình thức uỷ thác, gạo 15% tấm nhập bằng hình thức trực tiếp. Năm 2005 chỉ nhập gạo 15% tấm nhưng lại bằng hình thức uỷ thác. Sản lượng tương đối ổn định. Thường nhập bao 50kg, dùng nhãn mác của Việt Nam. *Kết luận: Trên thế giới hiện nay, thị trường đòi hỏi 2 nhu cầu, thứ nhất là những thị trường cần số lượng gạo (chất lượng có thể thấp) và thứ 2 là thị trường cần chất lượng cao. Đại diện cho thị trường cần giá thấp là Châu Phi, họ không quan tâm đến chất lượng mà chỉ cần gạo càng rẻ càng tốt. Nhiều chuyên gia người Pháp chuyên nghiên cứu về thị trường Châu Phi nói rằng người Châu Phi rất thích gạo Việt Nam vì gạo Việt Nam rẻ. Thị trường gạo chất lượng cao thời gian qua khó mở ra được với chúng ta vì Thái Lan đang chiếm đa số thị phần. Hơn nữa nhu cầu thị trường đã bão hoà, nếu Việt Nam "nhảy" vào cạnh tranh sẽ làm giảm giá. Át chủ bài của Việt Nam là gạo giá rẻ, mà giá rẻ thì phải lấy mục tiêu số lượng làm chính, làm thế nào để xuất khẩu được ngay cả những sản phẩm gạo chất lượng thấp nhất, đó là 1 chiến lược cần phải làm. Ngoài việc chọn giống, xây dựng thương hiệu cũng là một biện pháp để nâng cao chất lượng gạo song phải hiểu thương hiệu của sản phẩm nông nghiệp là gì và phải có chiến lược để xây dựng đúng. Lúc đầu có thể gây dựng thương hiệu và tạo uy tín trong thị trường nội địa rồi sau đó mới tính đến chuyện đưa ra thị trường nước ngoài. Chiến lược phải đi từng bước. Tám Xoan Hải Hậu năm  nay mới bắt đầu được bán rộng rãi ra thị trường, trong các siêu thị, cung cấp riêng thị trường Hà Nội cũng không đủ. Ngoài ra, cần phải quan tâm đến vấn đề chất lượng chế biến, tức là tỷ lệ hạt gãy. Nếu chúng ta xay xát tốt, tỷ lệ gãy thấp sẽ bán được giá cao hơn. Lúa hè thu của chúng ta sở dĩ chất lượng thấp vì gặt vào mùa mưa, không có sân phơi phóng, đem về sấy mà không tốt thì hạt gãy cũng nhiều. Như vậy, hiện nay chúng tôi đang tìm cách nâng cao chất lượng qua chế biến. Thêm vào đó, muốn chế biến thành gạo  chất lượng cao, phải đòi hỏi máy móc hiện đại. Máy móc trong nước chưa hiện đại. III. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH: 1. Khái quát về tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo của Thái Lan: Các đối thủ cạnh tranh về mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam là Thái Lan, Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước khác. Nhưng với lượng xuất khẩu là 3,8 triệu tấn / năm 2005, chiếm 13,8% tổng số gạo xuất khẩu thế giới, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai, sau Thái Lan. Do đó Thái Lan là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của ta hiện nay. - Tình hình sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo của Thái Lan: + Về sản xuất: Thái Lan có 3,7 triệu hộ gia đình, chiếm 66% của 5,6 triệu hộ nông dân trồng lúa trong cả nước; với diện tích trồng lúa khoảng 62 - 66 triệu rai, đạt sản lượng là 24 – 27,2 triệu tấn thóc/năm, chiếm 4% sản lượng thế giới. 80% diện tích trồng lúa nằm ở khu vực có mưa. + Về chế biến: Thái Lan có khoảng 40.000 nhà máy xay xát thuộc cỡ nhỏ và vừa nằm rải rác ở các vùng nông thôn và đã sử dụng từ lâu, thiết bị tương đối cũ đang là nguyên nhân làm giá chế biến gạo tăng dần và chất lượng gạo giảm. + Về thị trường trong nước: mỗi năm Thái Lan tiêu dùng nội địa khoảng 13,6 - 14,2 triệu tấn thóc, trong đó 10 - 10,3 triệu tấn dùng trong tiêu dùng trực tiếp, 1 - 1,1 triệu tấn làm giống và chế biến thức ăn gia súc, còn lại dùng để chế biến khác. + Thị trường nước ngoài: Thái Lan có thu nhập từ việc xuất khẩu gạo là 70 - 80 tỷ Baht (tương đương 1,583 triệu USD), đứng thứ nhất trên thế giới, chiếm 27% thị phần gạo trên thế giới. Mỗi năm Thái Lan xuất khẩu 5,6 - 7,5 triệu tấn gạo, trong đó gạo có chất lượng tốt chiếm 56,7%, chất lượng trung bình chiếm 6,6%, gạo chất lượng thấp chiếm 18,5%, gạo sấy 28,1%. Dự kiến năm 2006 Thái Lan sẽ xuất khẩu khoảng 7,30 triệu tấn gạo. Bộ nông nghiệp Thái Lan đang xây dựng chiến lược lúa gạo quốc gia 5 năm 2004-2008, trong đó tập trung nâng sản lượng thóc gạo thông qua việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới tăng năng suất, hoàn thiện hệ thống tưới tiêu và quảng bá thị trường thóc gạo, tăng giá trị xuất khẩu, nâng cao đời sống cho nông dân.   Theo chiến lược này, sản lượng thóc sẽ tăng từ 25,88 triệu tấn (17,20 triệu tấn gạo) niên vụ 2002-2003 lên 33 triệu tấn thóc (21,8 triệu tấn gạo) vào niên vụ 2007-2008. Thái Lan tăng cường xuất khẩu gạo chất lượng cao, như coi trọng xuất khẩu gạo Hương nhài, gạo 100% loại B và gạo 5% tấm sang các thị trường Trung Quốc, Hồng Công, Mỹ, Singapore, Malaysia, Liên minh châu Âu và Iran; tăng khả năng cạnh tranh gạo Thái Lan trên thị trường quốc tế. Phấn đấu đạt giá trị gạo xuất khẩu 113,25 tỷ Baht (40,64 Baht đổi 1 USD) vào năm 2008, tăng 31 tỷ Baht. Tổng thư ký Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan Choroen Laothamatas cho biết sản lượng gạo thơm nước này trong mấy năm gần đây chỉ đứng ở mức 2-3 triệu tấn/năm, các địa phương đang có kế hoạch tăng sản lượng gạo Hương nhài thêm 10% so với năm ngoái.   Thái Lan còn có chính sách thu mua thóc của một số tỉnh của Lào, Myanmar, Campuchia để xay xát, đánh bóng rồi tái xuất; đàm phán với một số nước nhập khẩu nhiều gạo Thái Lan dỡ bỏ rào cản thương mại. Theo Kyodo, tại vòng đàm phán thứ 4 về Hiệp định thương mại tự do song phương, phía Thái Lan đã yêu cầu Nhật Bản bỏ thuế nhập khẩu đối với mặt hàng nông sản như gạo và gà từ Thái Lan. Phía Nhật Bản yêu cầu Thái Lan dỡ bỏ thuế đánh vào các sản phẩm công nghiệp như ô tô, sắt thép của Nhật Bản. Theo Thông tấn xã Thái Lan, từ ngày 31/8 đến 5/9, tại thủ đô Băng Cốc đã diễn ra Đại hội gạo thế giới, nhằm quảng bá, nâng cao vai trò hàng đầu của Thái Lan trong lĩnh vực xuất khẩu gạo. 2. Phân tích lợi thế so sánh giữa Việt Nam và Thái lan: 2.1 Giá gạo xuất khẩu: Bảng13: Giá gạo của Thái Lan và Việt Nam, năm 2006 Đơn vị tính: USD/tấn, FOB Gạo Thái Lan Giá Gạo Việt Nam Giá So sánh Việt / Thái (USD)  (USD)  (USD) % 5% tấm 302-303 5% tấm 265 (37) – (38)  (12,25) –(12,58) 10% tấm 300 10% tấm 260 -40 (13,33) 15% tấm 285 15% tấm 250 -35 (12,28) 25% tấm 268 25% tấm 245 -23 (8,58) Nguồn: tin thị trường trên mạng www. Google.com, ngày 28/02/2006 Biểu đồ 9: So sánh giá gạo xuất khẩu của Thái Lan và Việt Nam, năm 2006 Nhận xét: Nhìn vào bảng trên, giá gạo Thái mỗi loại trung bình đều hơn gạo Việt từ 18USD đến 42USD trên 1 tấn gạo, theo giá FOB. - Gạo 5% tấm của Thái Lan hơn của Việt Nam từ 37 đến 38 USD/tấn, chiếm 12,25% đến 12,58%. - Gạo 10% tấm của Thái cao hơn Việt là 40 USD/tấn, tương đương 13,33%. - Gạo 15% (loại gạo xuất nhiều nhất của Công ty) thấp hơn của Thái là 35 USD/tấn, tương đương 12,28%. - Gạo 25% tấm của Thái cũng cao hơn của Việt Nam là 23 USD/tấn, tương đương 8,58%. 2.2 Chất lượng gạo xuất khẩu: 2.2.1 Sản xuất lúa: Theo điều tra của Ban vật giá chính phủ, chi phí sản xuất lúa của hai nước được trình bày dưới các bảng sau: Bảng14: Một số chỉ tiêu so sánh về sản xuất lúa Chỉ tiêu Thái Lan Việt Nam % so sánh Việt/ Thái 1. Một số chỉ tiêu về sản xuất ĐVT % * Diện tích canh tác (Triệu ha) 9,20 4,20 -5,00 -54,35 * Diện tích gieo trồng (Triệu ha) 10,10 6,76 -3,34 -33,07 * Hệ số quay vòng đất (Lần) 1,20 1,60 0,40 33,33 2. Tỷ lệ % diện tích được tưới 15,00 30,30 15,30 102,00 3. Lượng phân hoá học (Triệu tấn/năm) 3,50 2,10 -1,41 -40,14 4. Phân bón (Kg/ha) 300,00 310,00 10,00 3,33 5 Năng suất bình quân (Tạ/ha) 24,20 36,80 12,60 52,07 Nguồn: Ban vật giá Chính phủ, năm 2003 Nhận xét: - Các chỉ tiêu về hệ số sản xuất: Diện tích canh tác của Việt Nam ít hơn của Thái Lan là 5 triệu ha, tương đương 54,35%. Diện tích gieo trồng cũng ít hơn của Thái là 3,34 triệu ha, tương đương 33,07%. Hệ số quay vòng đất lại lâu hơn của Thái là 0,4 lần, tương đương 33,33%. Từ đó cho thấy Việt Nam kém hơn Thái Lan về sản xuất. - Tỷ lệ diện tích được tưới của của Việt Nam hơn Thái Lan 15,3 % tương đương 102%. Chứng tỏ điều kiện sông, rạch, lượng mưa ...nói chung là điều kiện thiên nhiên ưu đãi cho Việt Nam hơn là Thái Lan. - Lượng phân hoá học dùng trong năm của Việt Nam cũng ít hơn Thái Lan là 1,41 triệu tấn/năm, tương đương 40,14%. - Phân bón dùng cho đất thì nhiều hơn Thái là 10 Kg/ ha, tương đương 3,33%. Điều kiện tự nhiên của việt Nam thuận lợi cho trồng lúa, không cần ứng dụng nhiều phân bón hoá học mà người nông dân ta có thể sử dụng nhiều loại phân hữu cơ, việc này giúp tiết kiệm chi phí hơn và tốt cho đất hơn. - Năng suất bình quân của ta cao hơn Thái là 12,6 tạ/ha, tương đương 52,07%. 2.2.2. Giống: Từ nhiều năm qua, Việt Nam đã tạo ra nhiều giống lúa tốt, hạt gạo Việt Nam sản xuất ra không thua kém gạo các nước. Theo giáo sư tiến sĩ Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long, thành công của Việt Nam là đã tạo được giống lúa cực sớm, và thành công lớn nhất là đã tạo thành công giống lúa cao sản. Thế nhưng thị trường gạo chất lượng cao trên thế giới vẫn do Thái Lan, Úc nắm giữ. Nguyên do, theo chính các nhà khoa học thừa nhận, các chủng lúa sản xuất ra cứ được mặt này thì mất mặt kia: cao sản thì thân yếu dễ ngã, dễ rụng, còn chất lượng thơm ngon thì nhiều lép, cuống dai, kháng bệnh kém, dễ bị sâu rầy, và bên cạnh đó là công nghệ thu hoạch, bảo quản, chế biến. 2.2.3 Công nghệ xay xát lúa gạo Thái Lan có công nghệ xay xát, chế biến gạo tiến bộ hơn Việt Nam rất nhiều. Các nhà kinh doanh gạo rất chú trọng đến việc đầu tư máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng cho sản xuất và xuất khẩu gạo có cường độ công nghệ, kỹ thuật cao. Trong khi đó ở Vịêt Nam, hầu hết các máy móc đều trong tình trạng lỗi thời, chỉ thích hợp với việc xay xát phục vụ nội địa. Các cơ sở hạ tầng dành cho các khâu bảo quản, vận chuyển cũng ở trong tình trạng lạc hậu. Tất cả đã dẫn đến việc thất thoát sau thu hoặch là khá lớn, ảnh hưởng năng suất cũng như chất lượng xuất khẩu. Sự tổn thất sau thu hoặch được trình bày dưới đây : Bảng 15: Sự tổn thất sau thu hoạch Khâu Thái Lan (%) Việt Nam (%) Khâu thu hoặch 1,2 - 1,6 1,3 - 1,7 Khâu vận chuyển 0,5 - 1,2 1,2 - 1,5 Khâu đập(tuốt) 1 - 1,2 1,4 - 1,8 Khâu phơi (sấy) 0,5 - 1 1,9 - 2,1 Khâu bảo quản 0,2 - 0,5 3,2 - 3,9 Khâu xay xát chế biến 0,6 - 1,2 4,1 - 5 Tổng 4 - 6,7 13 - 16 Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, Quarterly Bulletin of Statistics, năm 2003 Từ các số liệu trên cho thấy, sản lượng sau thu hoặch của ta bị thất thoát rất nhiều, làm ảnh hưởng đến sản lượng. So với Thái Lan, chúng ta còn chưa quản lý tốt khâu sau thu hoặch. - Các khâu: thu hoạch, vận chuyển, đập (tuốt), Thái Lan bị tổn thất trung bình thấp hơn Việt Nam từ 0,1 đến 1,4 % sản lượng gạo thu được. - Các khâu phơi (sấy), bảo quản, xay xát chế biến là các khâu Việt Nam bị tổn thất rất nhiều so với Thái Lan. Lượng hao hụt chiếm gần 70 – 80% tổng lượng hao hụt. Trong khi đó lượng hao hụt của Thái Lan chỉ chiếm từ 20 - 30%. Đây là một bất lợi rất lớn cho việc sản xuất gạo Việt Nam. Cũng vì công nghệ sau thu hoạch không được coi trọng mà việc thất thoát cũng rất lớn, khiến giá thành của sản phẩm không thể hạ thấp. Cây lúa là thế mạnh của nông sản xuất khẩu, nhưng hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu Long, lúa chín rục mới được thu hoạch. Thu hoạch xong phơi luôn ngoài đồng. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thất thoát sau thu hoạch của lúa Việt Nam từ 10% đến 16%, có khi lên đến đến 30%! Cũng do tình trạng không chú trọng sân phơi, nên gạo Việt Nam xát ra phải sấy, bị gãy nát và xỉn màu. Vì vậy mà mặc dù Việt Nam có giống lúa chất lượng cao, nhưng khi xuất khẩu chất lượng vẫn đứng sau gạo các nước. Theo ông Nguyễn Kim Vũ, Viện phó Viện Cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch, việc quan trọng là phải xây dựng các công đoạn kỹ thuật thu hoạch lại thành một khâu hoàn chỉnh áp dụng các công nghệ bảo quản. Theo ông Vũ, công nghệ sau thu hoạch của Việt Nam cũng có kỹ thuật tốt không thua kém công nghệ của các nước. Nhưng điều kiện thực hiện, quy trình chuyển giao vẫn chưa tốt, khiến công nghệ thô sơ vẫn cứ phổ biến. 2.3 Sản lượng gạo xuất khẩu: Bảng 16: Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam và Thái Lan qua 3 năm 2003-2005: Đvt: triệu tấn Nước xuất khẩu So sánh Thái/Việt Năm Việt Nam Thái Lan Lượng xuất (Triệu tấn) % Năm 2003 3,5 7,59 4,09 116,86 Năm 2004 4,1 10,13 6,03 147,07 Năm 2005 3,8 7,3 3,5 92,11 Dự kiến năm 2006 5 7,5 2,5 50,00 Nguồn tin : www.google.com, ngày 17/04/2006 Biểu đồ 10: Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam và Thái Lan Từ bảng trên, Việt Nam kém Thái Lan về sản lượng xuất: Năm 2003 Việt Nam xuất 3,5 triệu tấn, trong khi Thái Lan xuất 7,59 triệu tấn, hơn Việt Nam 4,09 triệu tấn. Năm 2004 lượng xuất của Việt Nam tăng lên 4,1 triệu tấn; Thái Lan tăng lên 10,13 triệu tấn, nhiều hơn Việt Nam là 6,03 triệu tấn. Năm 2005, sản lượng xuất của Thái Lan giảm còn 7,3 triệu tấn, Việt Nam giảm lại còn 3,8 triệu tấn, thấp hơn Thái Lan là 3,5 triệu tấn. Dự báo cho năm 2006 thì Thái Lan xuất 7,5 triệu tấn, Việt Nam chỉ là 5 triệu tấn. Nhìn chung sản lượng xuất của Việt Nam chỉ bằng phân nữa của Thái Lan. Thị phần xuất khẩu gạo trên thế giới: Bảng17: Thị phần xuất khẩu gạo trên thế giới của Việt Nam và Thái Lan ĐVT: % Nước xuất khẩu So sánh Thái/Việt Thị phần thế giới Việt Nam Thái Lan Năm 2003 12,66 27,46 14,80 116,86 Năm 2004 14,96 36,47 21,51 143,78 Năm 2005 13,68 26,63 12,95 94,70 Nguồn : USDA, www.google.com, ngày 13/04/06 Biểu đồ 11: Thị phần gạo xuất khẩu của Thái Lan và Việt Nam qua 3 năm 2003-2005 Nhận xét: Việt Nam thường chiếm thị phần thế giới thấp hơn cuả Thái Lan. Năm 2003, Việt Nam chiếm 12,66% thị phần thế giới trong khi đó Thái Lan chiếm 27,46%, cao hơn Việt Nam tuyệt đối là 14,8%, tương đương số tương đối là 116,86%. Năm 2004, Việt Nam chiếm 14,96% thị phần thế giới, Thái Lan lại chiếm 36,47%, hơn Việt Nam lượng tuyệt đối là 21,51%, tương đối số tương đối là 143,78%. Năm 2005, Việt Nam chiếm thị phần thế giới là 13,68%, Thái Lan chiếm 36,47%, hơn Việt Nam về tuyệt đối là 12,95%, về tương đối là 94,70%. Qua 3 năm năm 2004 là năm xuất khẩu gạo cao nhất, nhưng cả 3 năm thì thị phần của Thái Lan vẫn cao hơn Việt Nam. Về đầu tư nghiên cứu khoa học nông nghiệp: Bảng 18: Đầu tư cho nghiên cứu khoa học của Việt Nam và Thái Lan ĐVT: % Việt Nam Thái Lan So sánh Thái/ Việt Đầu tư cho nghiên cứu khoa học nông nghiệp /GDP nông nghiệp 0,15 1,4 1,25 833,33 Đầu tư cho nghiên cứu khoa học nông nghiệp/tổng chi tiêu của ngân sách Nhà nước 0,19 1,1 0,91 478,95 Nguồn: Báo hải quan, www.google.com, ngày 22/02/2005 Biểu đồ 12: Đầu tư cho nghiên cứu khoa học nông nghiệp của Việt Nam và Thái Lan Nhận xét: - Tỷ lệ đầu tư cho nghiên cứu khoa học nông nghiệp/GDP nông nghiệp của Việt Nam thấp hơn Thái Lan lượng tuyệt đối là 1,25%, tương ứng lượng tương đối là 833,33%. - Tỷ lệ đầu tư cho nghiên cứu khoa học nông nghiệp/tổng chi tiêu ngân sách nhà nước cũng thấp hơn Thái Lan lượng tuyệt đối là 0,91%, tương ứng lượng tương đối 478,95%. Tóm lại đầu tư của Việt Nam vào nghiên cứu khoa học vẫn còn kém nhiều so với Thái Lan. Muốn cạnh tranh vớiThái Lan, chính phủ cần có những chính sách phù hợp cho khoản mục chi tiêu này. Tuy nhiên, không thể phủ nhận, với tình hình xuất khẩu khá phát triển của nước ta từ một nước nghèo, đói mà nay đã vươn lên thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới, một phần là công lao to lớn của Đảng, chính phủ. Tuy sự đầu tư cho khoa học nông nghiệp chưa bằng Thái Lan, nhưng sự đầu tư của nước ta đã là một ưu đãi rất lớn so với các ngành khác. 3. Điểm mạnh, điểm yếu của Thái Lan: Điểm mạnh: -Ngành xuất khẩu gạo của họ phát triển từ lâu và trước chúng ta nên họ có bề dày kinh nghiệm và đã chiếm lĩnh được trên thị trường thế giới. -Họ có công nghệ hiện đại, cộng thêm là đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề cao nên sản xuất được sản phẩm có chất lượng cao và đã tạo được uy tín rất lớn trên thị trường thế giới. -Có kinh nghiệm trong công tác trồng trọt cũng như là qui trình chế biến xuất khẩu nên kéo theo sản phẩm của họ rất đa dạng. -Do họ là thành viên của WTO nên có lợi thế rất lớn về thế suất nhập khẩu vào thị trường Nhật. -Được sự hỗ trợ rất lớn của chính phủ bằng các chương trình và dự án cụ thể đã góp phần vào việc tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Điểm yếu: - Giá xuất khẩu (FOB Thái Lan) cao hơn chúng ta từ 40 đến 45 USD/tấn. Điều này làm cho các nhà nhập khẩu e ngại khi quyết định nhập gạo Thái Lan mà sẽ tìm những nước xuất khẩu khác có giá tương đối rẻ hơn. + 50% vùng Đông Bắc đất đai bị hạn hán, lụt lội hàng năm, chi phí sản xuất có chiều hướng tăng... + Về chế biến: Thái Lan có khoảng 40.000 nhà máy xay sát thuộc cỡ nhỏ và vừa nằm rải rác ở các vùng nông thôn và đã sử dụng từ lâu, thiết bị tương đối cũ đang là nguyên nhân làm giá chế biến gạo tăng dần và chất lượng gạo giảm. * Kết luận: Từ những phân tích trên ta thấy những yếu kém của việt Nam so với Thái Lan là: Không nhạy bén về thị hiếu khách hàng: Hiện nay, chất lượng gạo xuất khẩu tuy có tăng lên so với các năm trước nhưng vẫn chưa phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới, nhất là thị trường các nước công nghiệp phát triển. Gạo xuất khẩu của nước ta chủ yếu vẫn trắng (95 – 97%), trong khi nhu cầu thế giới nhất là Mỹ, Nhật, EU lại cần loại gạo thơm, ngon, hạt dài, chất lượng cao. Năm 2005, Công ty Minh Cát (nhãn hiệu Kim Kê) đã nhận hợp đồng xuất khẩu gạo sang Mỹ, khách hàng đồng ý bao gói. Nhưng khi phía Thái Lan tới chào hàng thì họ lại không nhận gạo của ta nữa, vì gạo Thái Lan có chất lượng cao hơn. Vấn đề tổ chức sản xuất, công nghệ sau thu hoạch và tổ chức thị trường lúa gạo đang bộc lộ nhiều mặt hạn chế: sản xuất manh mún theo từng hộ cá thể, giống lúa bị pha tạp, hạt lúa nhiều lúc bị mất phẩm chất do phơi sấy không đúng kỹ thuật, doanh nghiệp xuất khẩu phải mua lúa qua các hàng xáo... dẫn đến chất lượng hàng hóa không ổn định; thị trường nội địa vẫn chưa được khai thác đúng mức để tạo “bàn đạp” vững chắc vươn ra bên ngoài. Nông dân không có khả năng dự trữ lúa, thường bán lúa ngay sau khi thu hoạch, dù gặp lúc giá rẻ. Đây là những khó khăn, bất cập cần sớm được giải quyết để nâng giá trị hàng hóa của lúa, gạo lên. Thách thức về thị trường và thương hiệu. Gạo Việt Nam được xuất sang nhiều thị trường với mức độ khác nhau, bao gồm. Châu Á 46%; Trung Đông 25%; Châu Phi 12%; Châu Mỹ 1%; các nước khác 13,5%. Ngoài ra Việt Nam còn xuất sang Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan... Phần lớn các khu vực thị trương này có trình độ tiêu dùng thấp, khả năng thanh toán hạn chế. So với Thái Lan việc gạo Việt Nam dành được những thị trường tiêu thụ có chất lượng tiêu dùng cao còn rất hạn chế. Nhìn chung việc xuất khẩu gạo của ta vào thị trường có chất lượng tiêu dùng cao đang bị cạnh tranh quyết liệt. Sở dĩ không giành được thị trường tốt ngoài việc chất lượng gạo còn do chúng ta chậm trong xây dựng thương hiệu. Không phải chúng ta hoàn toàn yếu kém về chất lượng, chúng ta cũng có nhiều sản phảm chất lượng cao và độc đáo như gạo thơm, gạo đồ nhưng nhiều người tiêu dùng thế giới lại không biết đến. Họ tưởng chỉ Thái Lan mới có, vì chúng ta chưa sớm xây dựng thương hiệu cho những mặt hàng độc đáo này. Tóm lại, cho dù nguyên nhân gì đi nữa, cái đích WTO đã hiển hiện trong tương lai gần. Việc ra nhập một thị trường toàn cầu không cho phép chúng ta thụt lùi hay giậm chân tại chỗ. Cần phải nâng cao chất lượng gạo, đặc biệt là những loại gạo chất lượng cao, độc đáo, làm mũi nhọn xuất khẩu. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay. CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG, NÂNG CAO DOANH SỐ BÁN I. PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, YẾU, CƠ HỘI, ĐE DOẠ CỦA CÔNG TY: 1. Thuận lợi: - Công ty có tiềm lực về tài chính, các năm qua đều kinh doanh có lãi khá cao, có tích luỹ để đầu tư phát triển sản xuất. - Có mối quan hệ tốt với khách hàng trong và ngoài nước, luôn giữ chữ tín trong mua bán, giữ được mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng. - Chính phủ có nhiều chính sách về xuất khẩu thông thoáng; nghành Thương mại và Hiệp hội lương thực chó nhiều hổ trợ tích cực cho các doanh nghiệp; Uỷ Ban Nhân Dân và các ban nghành của thành phố nhiệt tình ủng hộ. - Giá xuất khẩu tương đối mềm hơn so với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài. 2. Khó khăn: - Thiếu nguồn cán bộ có chuyên môn sâu về nghành hàng nông sản nên sẽ khó khăn khi đầu tư mở rộng sản xuất.Chất lượng trong quản lý điều hành của cán bộ và thực hiện của nhân viên còn ở mức trung bình. - Công ty vừa hoạt động theo hình thức doanh nghiệp nhà nước vừa chuẩn bị chuyển sang hình thức Công ty cổ phần hoá trong quý I/2006 nên tính liên tục trong kinh doanh ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng. - Thị trường tiêu thụ bị thu hẹp do một số khách hàng đã chuyển sang mua hàng của doanh nghiệp khác vì không đáp ứng được nhu cầu khắc khe về chất lượng. - Thu mua không đồng nhất, dẫn đến chất lượng kém. - Chưa xây dựng được thương hiệu cho gạo xuất khẩu. 3. Cơ hội: - Theo dự đoán của các nhà kinh tế có uy tín, giá xuất khẩu hàng nông sản năm 2006 vẫn ở mức cao có lợi cho nhà sản xuất và các doanh nghiệp. - Nhiều nghiên cứu mới cho ra những giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng cao. - Nhu cầu nhập khẩu hàng nông sản ở các thị trường hiện tại cũng như các thị trường mà công ty chưa có sự thâm nhập tốt (EU, Nhật,...) vẫn còn rất lớn, đặc biệt có thể đẩy mạnh, mở rộng xuất khẩu qua thị trường Châu Phi và một số thị trường tiềm năng khác. - Công ty ta ngày càng phát triển, với sự đầu tư cho công nghệ chế biến nhiều như hiện nay là một cơ hội phát triển mạnh cho tương lai. 4. Đe doạ: - Chất lượng hàng hoá xuất khẩu đòi hỏi chất lượng ngày càng cao trong khi Công ty ta chưa có chuẩn bị tốt về yêu cầu này. - Hiện tượng chuyển dịch cơ cấu đất trồng từ nông nghiệp sang nuôi trồng thuỷ sản dẫn đến việc thiếu đất để trồng lúa. - Các doanh nghiệp không liên kết, lại giành khách hàng lẫn nhau. Việc xuất khẩu luôn đối diện với giá cả thất thường, nếu các doanh nghiệp không cập nhật thông tin để điều chỉnh và có sách lược cho từng giai đoạn sẽ khiến việc xuất khẩu thêm khó khăn. - Điều hạn chế lớn nhất của các hiệp hội là thiếu chiến lược xuất khẩu căn cơ, chủ yếu xuất thô, giá cả bấp bênh nên chưa thể nói đến sự ổn định và nâng cao vị thế. Các doanh nghiệp chưa có mạng lưới phân phối, phần lớn phải mua bán qua trung gian, dẫn đến rủi ro về chất lượng và giá. Sau đây là sơ đồ ma trân SWOT: MA TRẬN SWOT SWOT O Giá xuất khẩu hàng nông sản năm 2006 vẫn ở mức cao. Nhiều nghiên cứu mới cho ra những giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng cao. Nhu cầu nhập khẩu hàng nông sản của thế giới khá lớn. Công ty ta ngày càng phát triển, với sự đầu tư cho công nghệ chế biến nhiều như hiện nay là một cơ hội phát triển mạnh cho tương lai. T Chất lượng hàng hoá xuất khẩu đòi hỏi chất lượng ngày càng cao trong khi Công ty ta chưa có chuẩn bị tốt về yêu cầu này. Chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các Công ty xuất khẩu trong nước, không tạo được thế mạnh khi xuất hàng ra nước ngoài, khả năng cạnh tranh kém. Phụ thuộc khá lớn vào hệ thống phân phối của các tập đoàn kinh doanh nước ngoài. S 1. Công ty có tiềm lực về tài chính. 2. Có mối quan hệ tốt với khách hàng trong và ngoài nước, luôn giữ chữ tín trong mua bán, giữ được mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng. 3. Chính phủ có nhiều chính sách về xuất khẩu thông thoáng. 4. Giá xuất khẩu tương đối mềm hơn so với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Phối hợp S/O: Giành cơ hội S-1. Công ty có tiềm lực về tài chính. -2 Có mối quan hệ tốt với khách hàng trong và ngoài nước, luôn giữ chữ tín trong mua bán, giữ được mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng. -3 Chính phủ có nhiều chính sách về xuất khẩu thông thoáng. O-1. .Giá xuất khẩu hàng nông sản năm 2006 vẫn ở mức cao -3. Nhu cầu nhập khẩu hàng nông sản của thế giới khá lớn. Phối hợp S/T: Sức mạnh vượt qua đe dọa S- 4. Giá xuất khẩu tương đối mềm hơn so với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài. T- 1. Chất lượng hàng hoá xuất khẩu đòi hỏi chất lượng ngày càng cao trong khi Công ty ta chưa có chuẩn bị tốt về yêu cầu này. W Thu mua không đồng nhất, dẫn đến chất lượng kém. Thiếu nguồn cán bộ có chuyên môn. Chất lượng trong quản lý điều hành của cán bộ và thực hiện của nhân viên còn ở mức trung bình. Công ty vừa hoạt động theo hình thức doanh nghiệp nhà nước vừa chuẩn bị chuyển sang hình thức Công ty cổ phần hoá. Thị trường tiêu thụ bị thu hẹp vì không đáp ứng được nhu cầu khắc khe về chất lượng. 5. Không có thương hiệu riêng cho gạo Việt Nam xuất khẩu. Phối hợp W/O: Khai thác cơ hội để khắc phục điểm yếu W- O- 2. Nhiều nghiên cứu mới cho ra những giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng cao. W- 4. Thị trường tiêu thụ bị thu hẹp vì không đáp ứng được nhu cầu khắc khe về chất lượng. O- 4. Công ty ta ngày càng phát triển, với sự đầu tư cho công nghệ chế biến nhiều như hiện nay là một cơ hội phát triển mạnh cho tương lai. W- 2. Thiếu nguồn cán bộ có chuyên môn. Chất lượng trong quản lý điều hành của cán bộ và thực hiện của nhân viên còn ở mức trung bình. Phối hợp W/T: Khắc phục điểm yếu, né tránh bất lợi W-3. Khó khăn khi chuyển sang hình thức Công ty cổ phần hoá. 5. Không có thương hiệu riêng cho gạo Việt Nam xuất khẩu. T-2. Chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các Công ty xuất khẩu trong nước, khả năng cạnh tranh kém. -3. Phụ thuộc khá lớn vào hệ thống phân phối của các tập đoàn kinh doanh nước ngoài. II. CÁC GIẢI PHÁP MỔ RỘNG THỊ TRƯỜNG, NÂNG CAO DOANH SỐ BÁN: Giải pháp phát triển thị trường thu mua: (khai thác cơ hội để khắc phục điểm yếu): * Khó khăn trong công tác thu mua là không phân loại được các giống lúa trồng, lẫn nhiều tạp chất, chất lượng kém. Để nâng cao chất lượng, Công ty nên có những biện pháp : - Hiện nay việc nghiên cứu phát triển giống rất rầm rộ. Công ty nên có những nghiên cứu thị hiếu tiêu dùng của thị trường (Công ty muốn thâm nhập hoặc giành lại thị trường đã mất), xác định lại chất lượng giống cần để đáp ứng cho nhu cầu đó. Thu mua với lượng lớn, ký hợp đồng thu mua dài hạn với các hộ nông dân, giao giống, công nghệ gieo trồng. Với các quy định ràng buộc người nông dân, sản phẩm cuối cùng phải đạt chất lượng mong muốn, thu mua với giá cao hơn. Điều này có lợi cho người nông dân vì họ sẽ bán được giá cao hơn, Công ty ta thì không cần qua khâu trung gian của các thương lái. Chủ động hơn nguồn thu mua, chất lượng cũng đồng nhất hơn. - Vẫn giữ mối quan hệ tốt với những đơn vị chế biến cũ. Vì với hình thức thu mua này sẽ đem lại sự an toàn cho Công ty (như đã phân tích ở trên). - Phân xưởng thu mua sẽ ổn định được nguồn cung cho Công ty trong tình hình thị trường biến động. Vì khi thu mua theo hợp đồng chúng ta dễ bị thụ động trong việc nhận hàng trong những lúc biến động giá tăng cao. Các Công ty cung ứng có thể không giao hàng đúng hẹn, gây trễ hạn hợp đồng xuất khẩu, gây thiệt hại cho Công ty. Với phân xưởng thì ta có thể chủ động về giá. Việc lập thêm phân xưởng là cần phải làm nhưng lập thêm bao nhiêu phân xưởng nữa thì cần có sự tính toán kỹ về chi phí và tình hình xuất khẩu của Công ty. 2. Về nguồn nhân lực: (khai thác cơ hội để khắc phục điểm yếu): Dù là biện pháp nào thì cũng cần có con người thực hiện. Đào tạo, tuyển dụng những người tài giỏi, có năng lực để đảm nhiệm những vị trí quan trọng, giúp Công ty đương đầu với những khó khăn, đứng vững trên thị trường quốc tế. Với tiềm lực mạnh về tài chính, đào tạo con người là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Có con người quản lý tốt, làm việc tốt thì mới đem lại hiệu quả tốt. 3. Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu * Giành cơ hội: Thị trường bị thu hẹp trong năm 2005 (theo phân tích ở trên) là một tổn thất lớn cho Công ty, muốn kinh doanh có hiệu quả, Công ty cần có những chính sách thích hợp để lấy lại những thị phần đã mất và mở rộng ra những thị trưòng có tiềm năng mới. Với những thuận lợi về tài chính, đã có quan hệ tốt với khách hàng, được nhà nước hổ trợ, thị trường tiêu thụ lại rất lớn, giá xuất khẩu cao, Công ty nên tập trung vào một số vấn đề để giành cơ hội phát triển thị trường: - Thiết lập phòng nghiên cứu Marketing để thường xuyên nghiên cứu thị trường nhằm xác định nhu cầu thị trường và nắm bắt kịp thời các thay đổi của thị trường như về xu hướng tiêu dùng, các thay đổi trong chính sách xuất nhập khẩu... từ đó tham mưu cho Ban Giám đốc ra các quyết định kinh doanh kịp thời đáp ứng nhu cầu khách hàng. - Tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế nhằm giới thiệu sản phẩm và tiềm lực kinh doanh của đơn vị, xem xét việc mở văn phòng đại diện ở những thị trường mục tiêu, đây là cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng, cung cấp thêm thông tin một cách đầy đủ để chủ động trong việc ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương. - Đầu tư thiết lập hệ thống mua bán trực tuyến và cung cấp thông tin cho khách hàng thông qua việc thiết lập và thường xuyên cập nhật thông tin về sản phẩm trên website riêng, tham gia các hợp đồng đấu thầu quốc tế để quảng bá và khẳng định khả năng kinh doanh trên trường quốc tế. Từng bước thiết lập thương hiệu riêng cho các sản phẩm đang cung cấp cho khách hàng. Từ đây sẽ tạo cho Công ty một ưu thế riêng trên thị trường xuất khẩu. * Sức mạnh vượt đe doạ:Với những thị trường có nhu cầu cao, chúng ta không đáp ứng được về chất lượng, ta có thể chuyển qua các thị trường dễ tính hơn. Sức mua của các thị trường này cũng không nhỏ, đó là các nước kém phát triển, hoặc các nước đang phát triển. Họ có nhu cầu không cao, ngược lại thì họ cần giá tương đối. Giá gạo Việt Nam là sự lựa chọn tốt nhất. Với tình hình hiện nay là việc cải thiện giống lúa, nâng chất lượng gạo đang trong giai đoạn nghiên cứu, thì việc nâng cao số lượng bán, mở rộng thị trường là điều cần thiết đối với Công ty. 4. Khắc phục điểm yếu, né tránh bất lợi: - Khó khăn khi chuyển sang hình thức Công ty cổ phần hoá chỉ trong giai đoạn hiện tại, khi thực hiện xong cổ phần hoá thì đây là cơ hội cho ta phát triển Công ty. Cần nhanh chóng thúc đẩy cổ phần hoá để phát triển Công ty lên một tầm mới. - Cần tạo sự liên kết chặt chẽ với các nhà xuất khẩu trong nước để nâng vị thế cạnh tranh trên trường quốc tế. + Tuân thủ nghiêm các quy định của cơ quan ban ngành về vấn đề định giá bán xuất khẩu, làm gương cho các doanh nghiệp khác noi theo. + Tích cực đầu tư công nghệ để giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu, tạo uy tín chất lượng cho khách hàng quốc tế; từ đó tạo thế mạnh cho bản thân Công ty để có thể chi phối các công ty khác, chủ động hơn về giá chào bán. (Tuy nhiên đây là vấn đề có tính chiến lược lâu dài của Công ty) + Nghiên cứu khách hàng để nắm bắt thông tin, để từ đó có những chính sách chào bán phù hợp. - Chủ động động trong các hợp đồng xuất khẩu, hạn chế phụ thuộc quá lớn vào các tập đoàn kinh doanh nước ngoài. + Từng bước xây dựng mạng lưới phân phối vững chắc tại các nước sở tại bằng cách liên kết với các doanh nghiệp trong nước, yêu cầu sự trợ giúp, can thiệp của cơ quan ban ngành, của chính phủ. + Đầu tư cho các văn phòng đại diện tại các nước sở tại, chú ý đào tạo nhân viên marketing để thu thập thông tin, ứng biến với tình hình tại các nước này về nhu cầu khách hàng, phản ứng đối thủ cạnh tranh... - Từng bước xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm: + Chủ động tìm kiếm khách hàng, không đợi khách hàng tự tìm đến mình thông qua bộ phận marketing: chào giá, giới thiệu sản phẩm, đưa hình ảnh Công ty, gạo của Công ty lên các phương tiện thông tin đại chúng ở nước sở tại hoặc là nước chủ nhà. + Xây dựng website, hình ảnh, biểu tượng Công ty cũng như biểu tượng sản phẩm. PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN: Tất cả nội dung nghiên cứu ở trên, chúng ta cần nhấn mạnh tập trung vào 2 vấn đề mấu chốt nhất sau đây: Một là: tình hình thu mua gạo xuất khẩu của Công ty chủ yếu là thu mua gạo thành phẩm của các đơn vị khác để đáp ứng hầu hết các hợp đồng xuất khẩu. Một thực trạng khó khăn trong công tác thu mua là không thể phân loại các loại gạo thu mua, chất lượng kém, không đáp ứng được các nhu cầu nhập khẩu của các nước có yêu cầu cao. Hai là tình hình xuất khẩu của Công ty cho thấy: Loại gạo kinh doanh có hiệu quả hiện nay của Công ty là gạo có phẩm chất trung bình, lượng tấm khoảng 15%. Các thị trường lớn có tiềm năng mở rộng đó là thị trường các nước Châu Phi. Đối thủ cạnh tranh mạnh nhất là Thái Lan. Từ những nhận định rút ra ở trên, cho thấy, gạo xuất khẩu Việt Nam tuy đứng thứ hai thế giới (sau Thái Lan), nhưng đó chỉ là con số về số lượng, còn về chất lượng thì việt Nam còn nhiều khó khăn. Để có thể chiếm lĩnh được thị trường của các nước phát triển, để cạnh tranh thắng lợi với Thái Lan thì Việt Nam cần phải cố gắng nhiều. II. KIẾN NGHỊ: 1. Đối với nhà nước: Đẩy mạnh tiến trình gia nhập WTO. Việc sớm gia nhập vào WTO sẽ tạo ra cho các mặt hàng gạo của ta có khả năng cạnh tranh với các mặt hàng gạo của các quốc gia khác đặc biệt là Thái Lan. Phát triển ngành hoá học, trồng trọt nhằm sản xuất ra những giống cây trồng đáp ứng yêu cầu của thị trường thế giới; những hoá chất tiêu diệt các loại côn trùng, sâu hại làm ảnh hưởng đến năng suất vụ mùa. Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng của giao thông giúp cho việc lưu thông hàng hoá được nhanh chóng và thuận tiện. Đơn giản hoá thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra kiểm soát hàng gạo xuất khẩu góp phần giảm chi phí kinh doanh xuất khẩu. 2. Đối với ngành: Đầu tư vốn cho nghiên cứu và nhân giống gạo, giúp đỡ nông dân về mặt trồng trọt. Điều này sẽ khuyến khích được người dân an tâm và đầu tư tốt cho vụ mùa của mình, kiểm soát và phòng chống được dịch bệnh, đồng thời đảm bảo tạo ra được nguồn nguyên liệu ổn định. Thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài. Các văn phòng này là cầu nối giữa thị trường và các thành viên của hiệp hội Lương thực Việt Nam. Cần có những chính sách hữu hiệu, thiết thực, nếu cần thiết có thể là cưỡng chế đối với các doanh nghiệp xuất khẩu để giải quyết vấn đề không đoàn kết trong báo giá bán sản phẩm với các khách hàng nước ngoài. Phải thống nhất về giá, hợp tác trong cung ứng đối với các hợp đồng lớn. 3. Đối với nông dân: Muốn cạnh tranh với các nước trong khu vực khi thực hiện AFTA, Việt Nam phải dành khoảng 10% diện tích (khoảng 700.000- 1 triệu ha) để trồng lúa cao sản hè thu, năng suất khoảng 4 tấn/ha, sau đó cấy lắp một vụ giống lúa cổ truyền ngon cơm như nàng hương, nàng thơm, mống chim... Sau khi thu hoạch xong vụ này, nên trồng tiếp một vụ đậu nành hoặc một loại rau củ ngắn ngày, có như thế Việt Nam mới có lượng gạo ngon cung cấp cho thị trường nội địa và cạnh tranh với gạo Thái Lan (Thái Lan hiện có tới 5 triệu ha trồng giống lúa đặc sản), để thu nhập của nông dân được cải thiện so với độc canh cây lúa. 4. Đối với công ty: Tuyển mộ và đào tạo thêm nhân viên cho công tác Marketing. Do chưa có nhiều kinh phí nên lúc đầu chỉ cho các nhân viên này đến hai thị trường chủ lực của Công ty để nắm bắt thông tin về thị trường một cách nhanh chóng, tiếp thị bán hàng để hàng hoá của Công ty đến trực tiếp tay của người tiêu dùng, làm cho thương hiệu của Gạo Viêt Nam được người tiêu dùng biết đến rộng rãi hơn, khai thác được những mặt hàng mà thị trường đang cần. Liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp chế biến khác. Với sự gia tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo hiện nay, các doanh nghiệp thu mua, chế biến gạo nhất thiết phải liên kết lại để có thể thắng sức ép ngày càng tăng trong quá trình hội nhập và cạnh tranh. Sự liên kết của các doanh nghiệp thông qua Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã tạo nên sức mạnh đoàn kết vật chất và tinh thần. Nên quan đầu tư thiết bị máy tính văn phòng, cập nhật thông tin thông qua hệ thống mạng để nắm bắt kịp thời những thay đổi. Đồng thời nên thành lập trang web Công ty để đưa hình ảnh Công ty ra công chúng nước ta và các nước nhập khẩu gạo. PHỤ LỤC I. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ: Tác động của tỷ giá hối đối: Mua bán, trao đổi ngoại thương, chúng ta chủ yếu đều dùng ngoại tệ là đồng USD. Do đó mức biến động tỷ giá lên xuống của đồng USD so với giá nội tệ của các nước có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước nghèo, đang phát triển. Giá ngoại tệ tăng, các nước nghèo do tài chính có hạn tuy có nhu cầu lớn, cao nhưng chỉ tập trung tiêu dùng loại gạo rẻ tiền. Mức biến động tỷ giá đô la trong thời gian qua: (dự báo thống kê): Syi.ti b1 = St²i Syi bo = n - Giá bán ra (tại Việt Nam): Năm Tháng Giá đô la Mỹ (đồng) ti yiti t²i 2005 1 15.791 -8 -126.328 64 2 15.804 -7 -110.628 49 3 15.829 -6 -94.974 36 4 15.844 -5 -79.220 25 5 15.852 -4 -63.408 16 6 15.856 -3 -47.568 9 7 15.883 -2 -31.766 4 8 15.882 -1 -15.882 1 9 15.894 0 0 0 10 15.901 1 15.901 1 11 15.909 2 31.818 4 12 15.915 3 47.745 9 2006 1 15.923 4 63.692 16 2 15.911 5 79.555 25 3 15.932 6 95.592 36 4 15.938 7 111.566 49 5 15.976 8 127.808 64 Tổng 270.040 0 3.903 408 bo = 270.040 / 17 = 15.884,71 b1 = 3.903 / 408 = 9,57 y^ = 15.884,71 + 9,57t Kết quả dự báo giá bán ra: Năm Tháng Giá đô la Mỹ (đồng) 2006 5 15.971 6 15.980 7 15.990 8 16.000 9 16.009 10 16.019 11 16.028 12 16.038 2007 1 16.047 - Giá mua vào (tại Việt Nam): Năm Tháng Giá đô la Mỹ (đồng) ti yiti t²i 2004 12 15.760 -8 -126.080 64 2005 1 15.770 -7 -110.390 49 2 15.800 -6 -94.800 36 3 15.815 -5 -79.075 25 4 15.820 -4 -63.280 16 5 15.830 -3 -47.490 9 6 15.855 -2 -31.710 4 7 15.850 -1 -15.850 1 8 15.865 0 0 0 9 15.870 1 15.870 1 10 15.880 2 31.760 4 11 15.885 3 47.655 9 12 15.855 4 63.420 16 2006 1 15.885 5 79.425 25 2 15.895 6 95.370 36 3 15.920 7 111.440 49 4 15.976 8 127.808 64 Tổng 269.531 0 4.073 408 bo = 269.531 / 17 = 15.854,76 b1 = 3.903 / 408 = 9,98 y^ = 15.854,76 + 9,98t Kết quả dự báo giá mua vào: Năm Tháng Giá đô la Mỹ (đồng) 2006 5 15.945 6 15.955 7 15.965 8 15.975 9 15.985 10 15.995 11 16.005 12 16.014 2007 1 16.024 Nhận xét: Theo dự báo giá đô la Mỹ Trong thời gian tới sẽ tăng. Điều này sẽ làm cho các nhà nhập khẩu thuộc các nước kém phát triển, các nước đang phát triển như Châu Phi sẽ rất chú trọng đến giá nhập khẩu. Việc tăng giá đô Mỹ sẽ dẫn đến họ phải chi nội tệ ra nhiều hơn để thanh toán cho các hợp đồng nhập khẩu bằng ngoại tệ. II. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH (ngoài Thái Lan): 1. Mỹ: Mỹ xuất khẩu gạo năm 2005 chiếm tỷ trọng 13,8%, sau Thái Lan và cả Việt Nam. Thế nhưng Mỹ cạnh tranh và chi phối xuất khẩu gạo bằng chất lượng ưu việt so với gạo Thái và gạo Việt. Mỹ có lợi thế hơn hẳn về khoa học- công nghệ trong khâu chế biến và thiết bị kho tàng bảo quản ... Hơn nữa, Mỹ sử dụng gạo xuất khẩu như một vũ khí chính trị để thực hiện mục tiêu đối ngoại của mình trong các quan hệ kinh tế quốc tế. Ở Mỹ, gạo được coi là “nông phẩm chính trị” theo Công luật 450 và được đặt trong “cơ chế bảo hộ” với nhiều chính sách như: chính sách trợ cấp thu nhập (khi có thiên tai hay khi Nhà Nước yêu cầu thu hẹp diện tích canh tác để điều chỉnh quan hệ cung cầu), chính sách trợ giá xuất khẩu, chính sách cấp tín dụng dài hạn ưu đãi xuất khẩu gạo, chính sách viện trợ gạo nhằm thao túng các nước tiêu thụ gạo của Mỹ. Tỷ lệ trợ cấp của chính phủ trong giá thành thường rất cao, đặc biệt đối với gạo. Chính phủ Mỹ thực hiện chính sách can thiệp mạnh vào giá cả gạo, từ giá bán của các trang trại đến giá của các nhà kinh doanh trong nước và giá xuất khẩu. Riêng nông dân Mỹ đã được hưởng mức trợ cấp tối thiểu trên 100USD/tấn gạo. Tóm lại, xuất khẩu gạo của Mỹ thường không tách rời mục đích chính trị, nó không phải là hoạt động thương mại thuần tuý. 2. Ấn Độ: Những năm 60 và 70, Ấn Độ còn là nước nhập khẩu gạo khá lớn, có lúc tương đương với Iran. Năm 1972 -1977, Ấn Độ nhập khẩu gạo trung bình hàng năm 0,7 triệu tấn. Bước sang thập niên 80, nhập khẩu gạo của Ấn Độ liên tục giảm nhưng lại tăng nhập khẩu lúa mì. Kể từ năm 1989, do nỗ lực phát tiển sản xuất trong nước, Ấn Độ đã chuyển sang xuất khẩu và duy trì được nhịp độ xuất khẩu tăng và ổn định hàng năm. Nguyên nhân của sự thành công này là do: Mức dự trữ cao trong nước từ những năm được mùa (cao nhất là năm 1994, sản lượng 3,5 triệu tấn). Tăng mức tiêu thụ lúa mì trong nước để tranh thủ xuất khẩu gạo vì giá cả thị trường gạo thế giới ngày một tăng. Ấn độ xuất khẩu chủ yếu sang các nước thuộc khu vực Châu Á và Châu Phi, kế đến là Châu Âu là Mỹ La Tinh. Cùng với loại gạo đại trà, Ấn Độ còn xuất loại gạo thơm đặc sản “Basmati”. Tuy nhiên, theo FAO, chủng loại gạo thơm “Basmati” xuất khẩu của Ấn Độ không bằng chất lượng gạo thơm đặc sản của Thái Lan.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc- phân tích tình hình thu mua và xuất khẩu gạo của công ty MEKONIMEX-NS.doc