Đề tài Phân tích vai trò của thị trường chứng khoán, đánh giá sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong 10 năm qua. Bình luận nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam như một sòng bạc

VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Thị trường chứng khoán là một định chế tài chính tất yếu của nền kinh tế thị trường phát triển. TTCK là chiếc cầu vô hình nối liền giữa cung và cầu vốn trong nền kinh tế. Một thị trường chứng khoán lành mạnh có hiệu quả sẽ tạo điều kiện khai thác tốt các tiềm năng kinh tế, tạo sự lành mạnh trong việc thu hút và phân phối vốn trong nền kinh tế có hiệu quả nhất. I. Những mặt tích cực của thị trường chứng khoán 1. TTCK là công cụ khuyến khích dân chúng tiết kiệm và sử dụng nguồn vốn tiết kiệm vào đầu tư. 2. TTCK đảm bảo tính thanh khoản. 3. TTCK là phương tiện huy động vốn, góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng nền kinh tế 4. TTCK tạo điều kiện thu hút và kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài 5. TTCK kích thích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lành mạnh và có hiệu quả hơn 6. TTCK là phương tiện giúp Chính phủ thực hiện chính sách kinh tế, tài chính. quả,mua trái phiếu chính phủ không phải là dân cư mà chủ yếu là các doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại 7. TTCK là công cụ đánh giá hoạt động kinh doanh và là phong vũ biểu của II. Những mặt tiêu cực của thị trường chứng khoán. Sự phát triển thị trường chứng khoán VIỆT NAM 10 năm qua. I.Quy mô vốn hóa . 1. Đầu tư trong nước vào TTCK VIỆT NAM. 2. Đầu tư nước ngoài vào TTCK VIỆT NAM. III.Tính thanh khoản . IV. Hạn chế. V. Giải pháp. Bình luận nhận định thị trường chứng khóan việt nam như một sòng bạc. Sau hơn 10 năm phát triển nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn được đánh giá là một thị trường còn non trẻ và có nhiều điểm khác biệt so với thị trường chứng khoán trên thế giới. Những câu chuyện chỉ số VN-Index liên tiếp giảm rồi lại đảo chiều hồi phục ngoạn mục ngay sau đó đã trở nên rất quen thuộc. Nhưng để nắm bắt được sự tăng giảm của thị trường quả không dễ dàng chút nào. Đúng là thật khó tiên liệu diễn biến trên TTCKVN. Mọi lý thuyết, mọi mô hình của thị trường hiệu quả dường như vô nghĩa. Dễ thấy thị trường chứng khoán Việt Nam không vận hành theo bất cứ một quy luật nào. Dường như thị trường luôn bị chi phối bởi yếu tố may rủi. Có lẽ đã đến lúc dùng đến các lý thuyết cơ bản dựa trên tâm lý con người để giải thích những bất thường trên thị trường chứng khoán.

docx29 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8364 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích vai trò của thị trường chứng khoán, đánh giá sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong 10 năm qua. Bình luận nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam như một sòng bạc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập nhóm thị trường chứng khoán: Phân tích vai trò của thị trường chứng khoán, đánh giá sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong 10 năm qua. Bình luận nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam như một sòng bạc. Nhóm 2: Lớp TTCK 5. Trần Thùy Dung – Lớp Đầu tư 50C Phạm Hồng Dương – Lớp Đầu tư 50C Nguyễn Mạnh Cường – Lớp Đầu tư 50C Nguyễn Thị Ngọc Hà – Lớp Đầu tư 50C Lê Ngọc Hải – Lớp Đầu tư 50C Tạ Thu Hiền - Lớp Đầu tư 50C Trịnh Hoàng Hiếu – Lớp Đầu tư 50C Đặng Thị Mai - Lớp Đầu tư 50C Trần Đức Thành – Lớp Đầu tư 50C Hoàng Anh Toàn – Lớp Đầu tư 50C Giảng viên: Thạc sĩ Nguyễn Hương Giang VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Thị trường chứng khoán là một định chế tài chính tất yếu của nền kinh tế thị trường phát triển. TTCK là chiếc cầu vô hình nối liền giữa cung và cầu vốn trong nền kinh tế. Một thị trường chứng khoán lành mạnh có hiệu quả sẽ tạo điều kiện khai thác tốt các tiềm năng kinh tế, tạo sự lành mạnh trong việc thu hút và phân phối vốn trong nền kinh tế có hiệu quả nhất. Những mặt tích cực của thị trường chứng khoán TTCK là công cụ khuyến khích dân chúng tiết kiệm và sử dụng nguồn vốn tiết kiệm vào đầu tư. Vai trò đầu tiên của TTCK là thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân để hình thành các nguồn vốn đầu tư khổng lồ có khả năng tài trợ cho các dự án đầu tư phát triển dài hạn nền kinh tế cũng như tài trợ tăng vốn để sản xuất kinh doanh.TTCK tạo nên 1 môi trường lành mạnh,các cơ hội thuận tiện để người dân sử dụng tiền tiết kiệm một các tích cực mang lại hiệu quả qua việc đầu tư vào các loại chứng khoán,mặt khác khiến cho dân cư có thể theo dõi hoạt động của các công ty được niêm yết trên sàn giao dịch.TTCK có thể sinh lời nhanh chóng nên sẽ thu hút được 1 phần lớn khoản tiền trong nhân dân và gây ra ý muốn tiết kiệm để đưa tiền vào đầu tư.Ngoài ra trong xã hội cũng tồn tại các trung gian tài chính khác như:ngân hàng đầu tư,ngân hàng thương mại,các quỹ bảo hiểm…đều có mục đích khuyến khích tiết kiệm,nhưng các quỹ tiền tệ này cũng chỉ phát huy hết tác dụng của nó khi có 1 TTCK hoạt động song hành với nói.Vì thế có thể nói TTCK là công cụ khuyến khích dân chúng tiết kiệm và sử dụng nguồn vốn tiết kiệm ấy vào đầu tư.Đối với nước ta,khi mà các nguồn vốn lớn còn tiềm tàng trong nhân dân chưa được đưa vào sản xuất kinh doanh thì việc cần có 1 TTCK song hành với sự ra đời của các công ty cổ phần là một chiến lược kinh tế trước mắt cũng như lâu dài. TTCK đảm bảo tính thanh khoản. Tính thanh khoản của các chứng khoán được đảm bảo trên thị trường sơ cấp.TTCk đảm bảo cho việc chuyển nhanh chóng thành tiền mặt của các chứng khoán có giá,chi phí về tiền và thời gian để chuyển là rất thấp.Chứng khoán càng hấp dẫn thì tính thanh khoản càng cao.Đây chính là 1 yếu tố quan trọng thu hút nhà đầu tư đến với thị trường chứng khoán TTCK là phương tiện huy động vốn, góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng nền kinh tế Chức năng cơ bản của TTCK là công cụ huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế và tăng tiếc kiệm quốc gia thông qua việc phát hành và luân chuyển chứng khoán có giá. Việc mua đi bán lại chứng khoán trên TTCK đã tạo điều kiện di chuyển vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn, tạo điều kiện chuyển hướng đầu tư từ ngành này sang ngành khác, từ đó góp phần điều hòa vốn giữa các ngành kinh tế, phá vỡ “tính ỳ” của đầu tư trong sản xuất tạo ra những động năng trong sản xuất kinh doanh, góp phần tạo nên sự phát triển nhanh và đồng đều của nền kinh tế. TTCK là một định chế rất cơ bản trong hệ thống thị trường tài chính, là chất xúc tác quan trọng trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển và thúc đẩy các hoạt động kinh tế. TTCK tạo điều kiện thu hút và kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài Không chỉ thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư,TTCK còn là 1 công cụ hữu hiệu trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.Việc đầu tư vốn từ nước ngoài có thể thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có đầu tư vốn thông qua TTCK. Đây là hình thức đầu tư dễ dàng và hữu hiệu. Với nguyên tắc công khai, TTCK là nơi mà các nhà đầu tư nước ngoài có thể theo dõi và nhận định một cách dễ dàng hoạt động của các ngành, các doanh nghiệp trong nước. Hơn nữa, TTCK thu hút vốn thong qua mua bán chứng khoán, từ đó tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Họ chỉ cần bỏ vốn đầu tư bằng cách mua cổ phiếu hoặc trái phiếu trên thị trường. Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài đang diễn ra trong sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước trên thế giới. Dòng chảy nguồn vốn quốc tế sẽ đi tới thị trường an toàn, có tính luân chuyển cao và thuận lợi nhất. Mặt khác, nếu không có chính sách khống chế và biện pháp quản lý tốt thì các nhà đầu cơ tiền tệ, đầu cơ chứng khoán quốc tế sẽ có khả năng chi phối thị trường của các nước nhận đầu tư, gây ra những hậu quả không tốt tới nền kinh tế. TTCK kích thích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lành mạnh và có hiệu quả hơn Với nguyên tắc công khai của thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư có thể theo dõi, đánh giá, kiểm soát các công ty một cách dễ dàng. Đồng thời, với sự tự do lựa chọn của nhà đầu tư trong việc mua hay bán chứng khoán, loại chứng khoán của công ty nào, các doanh nghiệp muốn huy động được vốn và duy trì vốn hoạt động thong qua TTCK phải tính toán, làm ăn đàng hoàng, lành mạnh và có hiệu quả ngày càng cao. Nếu không thì doanh nghiệp và ban lãnh đạo doanh nghiệp sẽ được quyết định bởi thị trường. TTCK là phương tiện giúp Chính phủ thực hiện chính sách kinh tế, tài chính. Một tronh những mục tiêu của chính sách kinh tế, tài chính của Nhà nước là ổn định và phát triển kinh tế. Ngân sách nhà nước là nguồn tài chính quan trọng để Nhà nước thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của mình. Bên cạnh việc tăng thu ngân sách từ thuế, Nhà nước thường sử dụng biện pháp trái phiếu Nhà nước – một hình thức tín dụng nhà nước Nhà nước, trong đó Nhà nước vay tiền của công chúng. Như vậy, TTCK chính là phương tiện giám sát tình hình hoạt động của Ngân sách Nhà nước. Về kinh tế, việc Nhà nước vay tiền của dân có ý nghĩa lớn về kinh tế và chính trị vì Nhà nước có thể quản lý cung tiền tệ, thực hiện được mục tiêu ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát, lành mạnh nền tài chính quốc gia.Trong những trường hợp cần thiết,NHTW với vai trò điều tiết hệ thống tiền tệ sẽ bán trái phiếu kho bạc với lãi suất cao để thu bớt số vốn đang lưu hành,làm giảm áp lực lạm phát.Tuy nhiên biện pháp phát hành trái phiếu chính phủ ở Việt Nam không mang lại nhiều hiệu quả,mua trái phiếu chính phủ không phải là dân cư mà chủ yếu là các doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại TTCK là công cụ đánh giá hoạt động kinh doanh và là phong vũ biểu của nền kinh tế. TTCK phản ánh tình trang của các doanh nghiệp và của nền kinh tế quốc gia. Các thị giá chứng khóan được thể hiện thường xuyên tren thị trường đã phản ánh được giá tri phần tài sản có của doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá thực trạng của doanh nghiệp, mức độ đầu tư trạng thái kinh tế. Chỉ có những doanh nghiệp làm ăn lành mạnh, có hiệu quả cao, hứa hẹn triển vọng tương lai tốt thì giá trị thị trường của chứng khoán công ty mới cao và ngược lại. Ngoài sự đánh giá các doanh nghiệp, TTCK còn là phong vũ biểu của nền kinh tế, giúp những người đầu tư và những người quản lý có cơ sở đánh giá thực trạng và dự đoán tương lai của nền kinh tế. Diễn biến của thị giá chứng khoán và khái quát hơn là chỉ số chứng khoán đã phản ánh thong tin da9 dạng và nhiều chiều cho người đầu tư trước diễn biến của các rủi ro tiền tệ (như mức độ lạm phát dự đoán) và rủi ro tài chính. TTCK còn phản ứng rất nhạy cảm trước các chính sách kinh tế vĩ mô, các biến động của nền kinh tế. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách và quản lý thường thông qua TTCK để phân tích, dự đoán, đề ra các chính sách điều tiết kinh tế và phương pháp kinh tế thích hợp, qua đó mà tác động tới các hoạt động của nền kinh tế quốc dân. Tóm lại, TTCK là cầu nối giữa Cung – Cầu về vốn, giữa đầu cơ nâng giá và đầu cơ hạ giá chứng khoán, giữa nhu cầu vay vốn dài hạn và các hoạt động ch vay ngắn hạn mà nhiều nhà đầu tư ưa thích. Rõ ràng, với cách thức hoạt động mềm dẽo linh hoạt của TTCK, TTCK đã phát huy vai trò tích cực và có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường. Những mặt tiêu cực của thị trường chứng khoán. Bên cạnh những tác động tích cực,thị trường chứng khoán cũng còn một số những mặt tiêu cực làm ảnh hưởng đến nền kinh tế Cấu kết đầu cơ lũng đoạn thị trường: Đó là hiện tượng một hoặc nhiều người cấu kết với nhau để cùng mua hoặc bán liên tục một loại chứng khoán nào đó, dẫn tới sự khan hiếm hoặc thừa thải về loại chứng khoán đó trên thị trường một cách giả tạo; làm cho giá chứng khoán tăng lên hoặc giảm xuống một cách không bình thường.Một số nhà đầu tư chuyên nghiệp,những người giữ 1 lượng cổ phần không nhỏ trên thị trường có thể tạo nên một xu hướng giả tạo về thị trường trong một khoảng thời gian ngắn nào đó để kiếm lợi nhuận Luật TTCK các nước không cấm hoàn toàn hoạt động đầu cơ, nhưng các hoạt động như nâng giá, ép giá một cách giả tạo, tích trữ quá mức, hoặc mọi sự cấu kết đầu cơ lũng đoạn thị trường sẽ bị trừng phạt theo luật định. Mua bán nội gián: Đó là hiện tượng một cá nhân lợi dụng thông tin nội bộ để thực hiện mục đích đầu cơ của mình gây ảnh hưởng đến giá trị chứng khoán và gây bất lợi cho người khác. Điều này vi phạm nguyên tắc và đạo đức hoạt động của TTCK là mọi nhà đầu tư phải có cơ hội như nhau. Vì vậy, mua bán nội gián được coi là hành vi phi đạo đức thương mại. Việc cấm mua bán nội gián đã được đưa vào luật của các nước có TTCK như Mỹ 1934, Anh quốc 1986…và hiện nay, mua bán nội gián có thể bị xử theo luật hình sự. Phao tin đồn không chính xác hoặc thông tin lệch lạc về hoạt động của một doanh nghiệp: Điều này gây tác động đến tâm lý của những người đầu tư, dẫn tới thay đổi xu hướng đầu tư, gây ảnh hưởng đến thị giá chứng khoán của doanh nghiệp trên thị trường và gây thiệt hại cho đại đa số người đầu tư. Việc nhận thức đúng đắn và đầy đủ về tính hai mặt của TTCK có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu và vận dụng thực tiễn, đặc biệt ở Việt Nam, khi mà TTCK vẫn còn là vấn đề mới mẻ và đòi hỏi hệ thống luật pháp hoàn chỉnh và sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý Nhà nước. Sự phát triển thị trường chứng khoán VIỆT NAM 10 năm qua. I.Quy mô vốn hóa . 1. Đầu tư trong nước vào TTCK VIỆT NAM. Năm 2010 đánh dấu chặng đường 10 năm của thị trường chứng khoán Việt Nam. Thị  trường đã có những phát triển vượt bậc, đạt gấp 2 lần so với kế hoạch ban đầu về quy mô vốn hóa,. Năm 2010 cũng là năm kỷ lục của doanh nghiệp huy động vốn qua thị trường chứng khoán với tổng giá trị huy động vốn lên tới 110.000 tỷ đồng, tăng 3 lần so với năm 2009 và tăng 4 lần so với năm 2008… Trong suốt thời kỳ từ 2000-2005, vốn hóa thị trường chỉ đạt trên dưới 1% GDP. Quy mô thị trường đã có bước nhảy vọt mạnh mẽ lên 22,7% GDP vào năm 2006 và tiếp tục tăng lên mức trên 43% vào năm 2007. Trước biến động của thị trường tài chính thế giới và những khó khăn của nền kinh tế trong nước, chỉ số giá chứng khoán đã sụt giảm liên tục trong năm 2008 và làm mức vốn hóa thị trường giảm hơn 50%, xuống còn 18%. Khi nền kinh tế trong nước và thế giới bắt đầu hồi phục nhẹ từ quý II/2009, chỉ số giá chứng khoán đã bắt đầu tăng trở lại cùng với số lượng các công ty niêm yết trên thị trường cũng gia tăng nhanh chóng. Giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu tính đến cuối năm 2009 đã đạt 37,71% GDP. TTCK Việt Nam thực sự đã tích tụ được nội lực, đang vươn lên khẳng định vai trò là một kênh đầu tư, kênh huy động vốn trong nền kinh tế Việt Nam Hoạt động phát hành huy động vốn trên TTCK thực tế chỉ mới phát sinh từ năm 2006 trở lại đây. Trong năm 2006, có 44 công ty cổ phần thực hiện việc chào bán hơn 203 triệu cổ phiếu và đến năm 2007, hoạt động phát hành mới thực sự bùng nổ, khi có gần 200 đợt phát hành của 192 công ty và 4 ngân hàng thương mại được đăng ký với UBCKNN với tổng lượng vốn huy động lên đến gần 40.000 tỷ VND. Trong năm 2008, do sự suy giảm của TTCK, tổng số vốn huy động chỉ đạt hơn 14.300 tỷ đồng thông qua hơn 100 đợt chào bán chứng khoán ra công chúng. Thị trường hồi phục vào năm 2009 đã tạo điều kiện cho hoạt động phát hành qua thị trường chứng khoán, đặc biệt là phát hành cổ phiếu. Tổng số vốn huy động qua phát hành cổ phiếu năm 2009 đã tăng hơn 50% so với 2008, đạt 21.724 tỷ đồng. Ngoài ra, công tác cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) đã được gắn kết với việc huy động vốn từ công chúng đầu tư, góp phần thúc đẩy nhanh việc sắp xếp khu vực DNNN theo tiến trình cải cách nền kinh tế của Chính phủ và huy động vốn cho ngân sách nhà nước. Thực tế, việc gắn kết công tác cổ phần hóa DNNN với công tác tạo hàng cho TTCK là nhân tố chủ đạo quyết định thành công trong việc tạo ra một nguồn hàng phong phú, góp phần thúc đẩy tăng trưởng quy mô của thị trường.Hoạt động phát hành trái phiếu qua Sở giao dịch chứng khoán dần trở thành một kênh huy động vốn quan trọng cho Chính phủ. Dư nợ trái phiếu Chính phủ (TPCP) tính đến cuối 2009 vào khoảng 16,9% GDP. Các trái phiếu doanh nghiệp được phát hành chủ yếu theo hình thức phát hành riêng lẻ, do vậy, số trái phiếu doanh nghiệp được niêm yết trên TTGDCK/SGDCK không nhiều. Tuy nhiên, hoạt động phát hành của các công ty đại chúng vẫn còn mang tính tự phát, không hoàn toàn dựa trên nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Không ít tổ chức phát hành huy động vốn trên TTCK để đầu tư trở lại vào chứng khoán mà không phải để mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần tạo nên bong bóng thị trường và rủi ro mất vốn khi thị trường sụt giảm. Hoạt động chào bán riêng lẻ không có sự điều chỉnh đầy đủ của pháp luật và quản lý của các cơ quan có thẩm quyền dẫn đến các hành vi lạm dụng, ảnh hưởng đến sự lành mạnh của TTCK. Bên cạnh đó, việc tuân thủ chào bán ra công chúng phải đăng ký với UBCKNN còn hạn chế (đặc biệt vào thời kỳ ngay sau khi Luật chứng khoán mới ban hành) đã tạo nên những rủi ro tiềm ẩn cho TTCK. Hoạt động phát hành TPCP còn nhiều bất cập, công tác kế hoạch hoá phát hành trái phiếu chưa tốt, cơ chế phát hành trái phiếu còn nhiều bất cập, chưa có các tổ chức tạo lập thị trường TPCP đúng nghĩa để đảm bảo thành công cho các đợt phát hành cũng như tạo tính thanh khoản cho thị trường thứ cấp. Thiếu đường cong lợi suất chuẩn và tổ chức định mức tín nhiệm. Dù có nhiều thăng trầm nhưng TTCK Việt Nam vẫn tiếp tục thể hiện là một kênh huy động vốn hiệu quả của Chính phủ và DN. Số vốn huy động từ các kênh phát hành CP, đấu giá cổ phàn hóa, đấu thầu trái phiếu năm 2008 trên 29.000 tỷ đồng, năm 2009 trên 33.000 tỷ đồng. Đây là những con số rất có ý nghĩa khi trước đây các DN Việt Nam chỉ quen vay vốn từ kênh truyền thống là ngân hàng, khiến áp lực cung ứng vốn nền kinh tế đè nặng lên khối này. Ngay cả trong giai đoạn thị trường sụt giảm, nhiều DN vẫn huy động được nguồn vốn lớn để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua TTCK, Chính phủ và DN đã huy động được nguồn vốn lớn trong dân, biến nguồn vốn nhàn rỗi thành các khoản đầu tư hiệu quả. 2. Đầu tư nước ngoài vào TTCK VIỆT NAM. TTCK mới nổi Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN)..Số lượng tài khoản nhà đầu tư tiếp tục tăng cao,năm 2010 có khoảng 1,1 triệu tài khoản, tăng 38% so với năm 2009; trong đó số lượng tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài cũng tăng mạnh, gần 1.300 tài khoản, tăng khoảng 50% so với năm 2009. Chỉ tính riêng giao dịch CP và chứng chỉ quỹ, từ thời điểm năm 2008 đến nay, NĐTNN luôn trong trạng thái mua ròng. Cụ thể, năm 2008 mua ròng hơn 6.300 tỷ đồng, năm 2009 mua ròng 3.400 tỷ đồng .Năm 2010, Nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng trong cả 12 tháng, đặc biệt mua ròng mạnh trong 4 tháng cuối năm; giá trị mua ròng của cả năm khoảng 15.000 tỷ đồng, gấp gần 5 lần so với năm 2009. Tính tới thời điểm cuối năm 2010, tổng mức vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thuần khoảng 1 tỷ USD. II.Niêm yết và giá trị giao dịch chứng khoán Phiên giao dịch chứng khoán đầu tiên diễn ra vào ngày 28/07/2000, thị trường cổ phiếu đã là tiêu điểm thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng đầu tư. Mặc dù cho đến thời điểm khai trương chỉ có một số lượng nhỏ của 2 loại cổ phiếu niêm yết là SAM và REE nhưng tại các sàn giao dịch của 2 CTCK, lệnh đặt mua cổ phiếu REE và SAM vẫn liên tục được nhập vào hệ thống giao dịch. Với tổng khối lượng đặt mua cho 2 loại cổ phiếu này là 355.000 cổ phiếu trong khi số lượng chaò bán chỉ giới hạn ở con số 4.200 cổ phiếu, phiên giao dịch đầu tiên đã diễn ra suôn sẻ nhưng kết thúc với tổng giá trị giao dịch quá khiêm tốn: 70,4 triệu đồng. Nhưng TTCK đã có mức tăng trưởng nhanh về giá do nguồn cung hàng hóa khan hiếm, chỉ số VN Index liên tục tăng và đạt tới đỉnh điểm là 571,04 điểm ngày 25/6/2001. Sau đó, thị trường đã liên tục sụt giảm trong suốt 3 năm sau đó, trước khi tăng mạnh trở lại vào cuối năm 2003. Năm 2005, sau khi TTGDCK Hà Nội đi vào hoạt động, tổng số các công ty niêm yết trên cả hai thị trường là 44 công ty với tổng giá trị niêm yết là 4,94 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, nhìn chung, giai đoạn 2000-2005 là giai đoạn hoạt động khá trầm của TTCK Việt Nam.Kể từ năm 2006 đến nay, TTCK Việt Nam bắt đầu khởi sắc và đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng công ty niêm yết lẫn doanh số giao dịch. Kết thúc năm 2010, TTCK có tổng cộng 647 doanh nghiệp niêm yết (chưa tính UPCoM). Đây cũng là năm đạt kỷ lục lên sàn niêm yết: thêm 81 cổ phiếu trên HOSE, 110 cổ phiếu niêm yết trên HNX và 82 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM Hai doanh nghiệp lớn nhất chào sàn trong năm qua là Habubank (HNX: HBB) với vốn điều lệ 3,000 tỷ đồng và Ocean Group (HOSE: OGC) với khối lượng niêm yết 250 triệu cổ phiếu. Hai mã có lượng niêm yết nhỏ nhất là ADC và CVN với vỏn vẹn 1 triệu cổ phiếu mỗi mã. Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán năm 2011, tổ chức sáng 24/2/2011 tại trụ sở Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã công bố mức vốn hóa thị trường đến cuối tháng 12/2010 là 726.000 tỷ đồng, tăng 17,1% so với năm 2009, tương đương khoảng 39% GDP năm 2010. Mặc dù chỉ số thị trường sụt giảm nhưng tính thanh khoản của thị trường vẫn được duy trì tốt. Cả hai sàn, tổng khối lượng giao dịch đạt 20,6 tỷ cổ phiếu và chứng chỉ quỹ với giá trị 620.000 tỷ đồng; giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên ở mức 2.480 tỷ đồng, tương đương so với năm 2009. Tổng giá trị giao dịch so với mức vốn hóa ở mức 85%, đây là mức khá cao so với các nước trên thế giới. Năm 2010, hoạt động thâu tóm trên hai sàn niêm yết diễn ra khá sôi động. Sức ép phải tồn tại, phải cạnh tranh đang khiến hoạt động góp vốn, mua lại công ty chứng khoán diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn bao giờ hết. Theo thống kê từ UBCK, đã có trên 10 tổ chức nước ngoài trở thành cổ đông lớn và có chân trong HĐQT tại CTCK Việt Nam. Điển hình là các cuộc thâu tóm như: Công ty Cổ phần Thủy sản Hùng Vương (mã: HVG-HOSE) thâu tóm Công ty Cổ phần Thủy sản An Giang (mã: AGF), CPCP vàng Phú Nhuận (mã:PNJ) thâu tóm Công ty Cổ phần Nhiên liệu Sài Gòn (mã: SFC), Công ty Cổ phần Sản xuất, thương mại Thành Thành Công chào mua công khai 2,24 triệu cổ phiếu NHS để thâu tóm Công ty Cổ phần Đường Ninh Hòa, Công ty Cổ phần Dược Viễn Đông (mã: DVD) thâu tóm Công ty Cổ phần Dược Hà Tây (mã: DHT). Mới đây nhất là vụ thâu tóm tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp Descon (mã: DCC) của nhóm cổ đông BTA sở hữu quá bán cổ phần và “soán ngôi” kiểm soát hội động quản trị (có 3/5 thành viên) Công ty Descon, cho thấy hoạt động thâu tóm đang có xu hướng chuyển sang một hình thái mới. III.Tính thanh khoản . Thị trường chứng khoán đã có sự tăng trưởng không chỉ về quy mô niêm yết mà cả về tính thanh khoản của thị trường. Nếu như năm 2005, bình quân có 667.600 cổ phiếu được giao dịch một phiên, thì năm 2006, con số này tăng lên 2,6 triệu đơn vị (tăng 3,93 lần), tiếp tục tăng lên 9,79 triệu và 18,07 triệu trong hai năm sau đó. Tốc độ luân chuyển thị trường trong giai đoạn này liên tục tăng từ 0.43 lần (năm 2006) lên 0.64 lần (năm 2007), 0.68 lần (năm 2008) và ước đạt 1.13 lần (năm 2009). Giai đoạn 2006-2009 đã chứng kiến những kỷ lục của TTCKVN. Tháng 3/2007, các chỉ số chứng khoán đạt được mức cao nhất. VNIndex đạt mức 1,170.67 điểm và HASTC-Index đạt 459.36 điểm. Trong khi đó, xét về khối lượng giao dịch, tháng 5/2009 là tháng có khối lượng giao dịch lớn nhất, bình quân có 77 triệu cổ phiếu được giao dịch mỗi phiên, với giá trị đạt 2.270,57 tỷ đồng. Đồng thời, với sự mở rộng của các thị trường chính thức, có sự quản lý với số lượng ngày càng lớn các tổ chức đăng ký niêm yết, đăng ký giao dịch là sự thu hẹp của thị trường tự do (thị trường OTC). Mặc dù còn nhiều loại cổ phiếu giao dịch trên thị trường OTC, chủ yếu từ các DNNN cổ phần hóa, tuy nhiên, tính thanh khoản của thị trường này trong năm 2009 đã sụt giảm rõ rệt. Ngoài ra, nhằm từng bước hoàn chỉnh cấu trúc thị trường, mở rộng thị trường có tổ chức, có sự quản lý của Nhà nước, từng bước thu hẹp thị trường tự do, hệ thống giao dịch UpCom trên SGDCK Hà Nội – hệ thống giao dịch cho các chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết – cũng đã được đưa vào vận hành vào ngày 24/6/2009. Cuối 2009, đã có 34 cổ phiếu được giao dịch trên hệ thống Upcom với tổng giá trị giao dịch đạt gần 540 tỷ đồng. Giá trị thị trường ngày 31/12/2009 đạt 4.075 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2000-2002, TPCP là hàng hóa niêm yết chủ đạo trên SGDCK Tp.HCM, tuy nhiên, số lượng không nhiều (40 mã). Trong giai đoạn này, TPCP tương đối kém thanh khoản, giá trị giao dịch bình quân cũng rất thấp, với khoảng 2% giá trị TPCP niêm yết. Giai đoạn 2004-2007, giá trị trái phiếu niêm yết so với GDP tăng đáng kể, lên tới 11,3% GDP, đồng thời, nhiều quy định mới được áp dụng nhằm thúc đẩy giao dịch trái phiếu như: không giới hạn tỷ lệ nắm giữ đối với trái phiếu của các tổ chức, cá nhân nước ngoài; bỏ biên độ dao động giá; cơ chế giao dịch thỏa thuận; rút ngắn thời gian thanh toán T+1. Vì vậy, tính thanh khoản của thị trường cũng tăng dần. Trong thời gian gần đây, do biến động của lãi suất, việc phát hành TPCP không được như mong muốn, dẫn đến tỷ lệ giá trị niêm yết so với GDP giảm xuống và chỉ còn khoảng 10,81% vào cuối năm 2009. Tuy nhiên, nếu so sánh với tổng dư nợ trái phiếu phát hành là 16,9% GDP thì vẫn còn một lượng khá lớn trái phiếu chưa được đưa vào niêm yết và giao dịch trên các SGDCK. Số trái phiếu này phần lớn là trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong thời gian gần đây. Mặc dù đã có những bước phát triển nhảy vọt nhưng thị trường giao dịch cổ phiếu còn nhiều biến động và hạn chế về tính thanh khoản đặc biệt khi thị trường có dấu hiệu suy giảm. IV. Hạn chế. Bên cạnh những thành tích có được, trong 10 năm qua, nhiều vấn đề mới đã và đang phát sinh, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến tính minh bạch và sự ổn định của thị trường. Thứ nhất, trong bối cảnh tăng nóng của thị trường và trong bối cảnh chất lượng kiểm soát báo cáo tài chính của nhiều công ty kiểm toán không được bảo đảm, việc nhiều công ty niêm yết tranh thủ phát hành đã làm cho chất lượng cổ phiếu niêm yết có chiều hướng giảm sút. Thứ hai, điều hết sức nghịch lý là trong khi nguồn cung chứng khoán có tốc độ phát triển mạnh, đôi khi đẩy thị trường đến tình trạng bội thực, số lượng các CTCK được cấp phép hoạt động cũng gia tăng nhanh quá mức cần thiết thì số lượng nhà đầu tư, đối tượng cần phát triển thì lại tăng quá chậm, không tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và quy mô dân số của Việt Nam. Cụ thể, trong số gần 900.000 tài khoản hiện có đến nay, nếu loại trừ số tài khoản được mở để tránh né các quy định, con số tài khoản thực sự giao dịch ước tính chỉ khoảng 300.000 - 500.000. So với mức dân số xấp xỉ 85 triệu của nước ta, cho dù có muốn thừa nhận hay không, tỷ lệ chưa tới 1% nhà đầu tư chứng khoán trong tổng dân số là mặt hạn chế nhất trong 10 năm hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam. Thứ ba, tình trạng làm giá, thao túng giá với các công nghệ “bơm, hút, thả, xả đẩy”, với các kỹ thuật phao tin; các kỹ thuật xuất bản các báo cáo phân tích khẳng định một cách chắc chắn VN-Index sẽ lùi về mốc X hoặc tăng đến mốc Y được suy diễn hết sức chủ quan trong những thời điểm nhạy cảm, hoặc dưa ra các phân tích dự báo về chính sách tiền tệ thay cho cả một ngành,  được thực hiện bởi các “đội lái tàu” chuyên nghiệp đang làm xói mòn nghiêm trọng lòng tin của nhà đầu tư. Còn gì nghịch lý hơn trong bối cảnh toàn thị trường giảm điểm, các cổ phiếu có các chỉ số cơ bản tốt thì xuống giá hoặc đứng yên trong khi các cổ phiếu của các công ty có quy mô nhỏ, EPS không cao, thậm chí có những công ty làm ăn thua lỗ lại không những tăng mạnh mà tăng gấp nhiều lần? Thêm nữa, chắc chắn nhiều nhà đầu tư chịu khó bám sàn đã từng chứng kiến một hiện tượng phổ biến là, trong khi không có thông tin gì đặc biệt, nhiều cổ phiếu phiên hôm trước chất đầy lệnh bán (mua), không còn lệnh mua (bán) cuối phiên thì lạ thay, phiên hôm sau lệnh mua (bán) lại chất đống và không còn một lệnh bán (mua) cuối phiên. Vì vậy, có một điều chắc chắn là, trong khi các chuyên viên phân tích chứng khoán, các giảng viên đại học đang căng mắt nhìn trên màn hình để tìm ra các mẫu hình biến động giá, hình dạng của các chỉ số thì ở trong một góc khuất nào đấy, các “đội lái tàu” đang mặc sức múa may, đùa cợt! Thứ tư, tình trạng tùy tiện trong công bố thông tin, công bố thông tin chậm, thiếu chính xác, không trung thực đang gây bức xúc cho cộng đồng đầu tư và ngày càng đặt ra nhiều thách thức đối với cơ quan quản lý. Vụ việc một cổ đông lớn của CTCP Vật tư vận tải xi măng (VTV) đăng ký chào mua công khai một số lượng lớn cổ phiếu nhưng lại âm thầm bán sạch toàn bộ số cổ phiếu. Đến nay, chưa có vụ đổ bể nào liên quan đến chiều ngược lại liên quan đến giao dịch của cổ đông nội bộ được phanh phui, nghĩa là công bố bán nhưng lại mua thông qua các tài khoản của người có liên quan. Thế nhưng, từ những sự việc trên, nhà đầu tư có quyền suy nghĩ, phải chăng đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm công bố thông tin giao dịch của người bên trong các công ty niêm yết hiện nay? Thứ năm, cũng giống như các thông tin chi tiết của các khách hàng tại các ngân hàng, thông tin về tài khoản của nhà đầu tư (kể cả các CTCK có chức năng tự doanh), trong có có thông tin về danh mục đầu tư, là những thông tin mật, chỉ được phép tiết lộ khi có yêu cầu của các cơ quan thực thi pháp luật. Thế nhưng, một bảng thống kê tập hợp danh mục đầu tư và các khoản tự doanh hàng ngày của 40 CTCK trong tháng 2, 3 và đầu tháng 4 lại được chễm chệ nằm trên diễn đàn của một câu lạc bộ đầu tư đều đặn hàng ngày vào lúc 3 giờ chiều, dưới dạng tập tin excel. V. Giải pháp. Từ thực trạng và những hạn chế trên đây,chúng ta cần có những giải pháp cụ thể để phát triển thị trường chứng khoán 1 cách toàn diện, tập trung vào các vấn đề sau: Thứ nhất, tăng quy mô, củng cố tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán, phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt từ 80% đến 110% GDP vào năm 2020. Phát triển thị trường trái phiếu trở thành một kênh huy động và phân bổ vốn quan trọng cho phát triển kinh tế. Chú trọng đặc biệt phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ để huy động vốn cho Ngân sách nhà nước và đầu tư xây dựng cơ bản. Củng cố một cách căn bản cầu đầu tư chứng khoán; phát triển và đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, phát triển hệ thống nhà đầu tư tổ chức, khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đầu tư dài hạn, tiếp tục phát triển hệ thống nhà đầu tư cá nhân. Ngoài ra, một thị trường dựa trên nền tảng vững chắc tạo ra bởi hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức trong nước chắc chắn sẽ trở nên linh hoạt hơn trước những cú sốc kinh tế và tài chính. Do đó, việc phát triển hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức trong nước cũng là một vấn đề then chốt cần được lưu ý để có thể giúp hệ thống tài chính phòng vệ chống lại ảnh hưởng của các cú sốc bên ngoài. Thứ hai, với các diễn biến ngày càng tinh vi trong công nghệ làm giá, thao túng thị trường, hơn lúc nào hết, TTCK Việt Nam cần một hệ thống công nghệ giao dịch hiện đại, đủ sức theo dõi, phát hiện và xử lý các hành vi thao túng, lũng đoạn thị trường theo kiểu “một tay che cả bầu trời”, gây phẫn nộ và bức xúc dư luận trong thời gian gần đây. Đồng thời hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, từng bước hiện đại hóa các SGDCK với các hệ thống giao dịch, giám sát và công bố thông tin hiện đại và có khả năng kết nối với các SGDCK quốc tế; đa dạng hóa phương thức giao dịch và sản phẩm thị trường đáp ứng nhu cầu của thị trường. Việc tái cấu trúc TTCK phải có bước đi thích hợp nhằm phát huy tối đa vai trò của 2 SGDCK đối với sự phát triển của thị trường trong giai đoạn trước mắt, tiến tới thống nhất thị trường trong dài hạn.Kiện toàn và phát triển hệ thống lưu ký, đăng ký, thanh toán, bù trừ theo chuẩn mực quốc tế; hiện đại hóa hoạt động của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, từng bước tham gia và kết nối vớiTTLKCK quốc tế và trong khu vực. Hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin tại các SGDCK, TTLKCK, cũng như các công ty chứng khoán và các tổ chức khác có liên quan, nhằm bảo đảm hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, thống nhất, tương thích và an toàn. Thứ ba, nâng cao sức cạnh tranh của các định chế trung gian thị trường và các tổ chức phụ trợ.Hệ thống các tổ chức trung gian chứng khoán phải được củng cố chuyên nghiệp hơn, có đủ năng lực tài chính, công nghệ và nguồn nhân lực để cạnh tranh với các tổ chức kinh doanh chứng khoán trong khu vực và phù hợp với xu hướng chung trên thế giới là mô hình tổ chức các công ty chứng khoán theo mô hình đa năng và củng cố hệ thống quản trị rủi ro các định chế. Thứ tư, tăng cường năng lực quản lý, giám sát, thanh tra và cưỡng chế thực thi của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán trên cơ sở phân định rõ chức năng giám sát giữa Bộ Tài chính/UBCKNN với các bộ ngành, giữa các cấp giám sát khác nhau theo hướng chuyên biệt hóa; tăng cường vai trò giám sát của các tổ chức tự quản và tổ chức hiệp hội; thiết lập cơ chế chính thức phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong và ngoài nước trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, nhằm bảo đảm hiệu quả hoạt động giám sát, cưỡng chế thực thi, bảo đảm an toàn cho hoạt động chứng khoán trên TTCK Việt Nam.Và cần sửa đổi Luật Chứng khoán và bổ sung các chế tài mới đầy đủ hơn, xử lý nghiêm minh hơn, có tính răn đe hơn các hành vi phi phạm nghĩa vụ công bố thông tin, giao dịch nội gián, thao túng, lũng đoạn thị trường Thứ năm, chủ động hội nhập quốc tế, có lộ trình phù hợp với trình độ phát triển của thị trường. Hội nhập quốc tế là một xu hướng tất yếu hiện nay nhằm nâng cao vai trò, vị thế, tăng khả năng cạnh tranh của TTCK Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Để có được những lợi ích lớn nhất từ hội nhập quốc tế và giảm thiểu được những rủi ro khi tham gia quá trình này, cơ quan quản lý cần chủ động xây dựng một chính sách hội nhập, lộ trình hội nhập có tính đến yếu tố trình độ phát triển của TTCK và nền kinh tế Việt Nam trong từng giai đoạn. Bình luận nhận định thị trường chứng khóan việt nam như một sòng bạc. Sau hơn 10 năm phát triển nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn được đánh giá là một thị trường còn non trẻ và có nhiều điểm khác biệt so với thị trường chứng khoán trên thế giới. Những câu chuyện chỉ số VN-Index liên tiếp giảm rồi lại đảo chiều hồi phục ngoạn mục ngay sau đó đã trở nên rất quen thuộc. Nhưng để nắm bắt được sự tăng giảm của thị trường quả không dễ dàng chút nào. Đúng là thật khó tiên liệu diễn biến trên TTCKVN. Mọi lý thuyết, mọi mô hình của thị trường hiệu quả dường như vô nghĩa. Dễ thấy thị trường chứng khoán Việt Nam không vận hành theo bất cứ một quy luật nào. Dường như thị trường luôn bị chi phối bởi yếu tố may rủi. Có lẽ đã đến lúc dùng đến các lý thuyết cơ bản dựa trên tâm lý con người để giải thích những bất thường trên thị trường chứng khoán. Cơn sốt trên thị trường chứng khoán năm 2006 -2007 đã thu hút sự quan tâm của toàn xã hội với kết quả là những đồng tiền vốn được nối tiếp nhau đổ vào đó, đẩy giá chứng khoán liên tiếp lên những đỉnh cao mới. Nhiều người dường như nhận ra rằng, thị trường chứng khoán chỉ như một sòng bạc ngày càng phình to, đồng tiền dường như chỉ chui từ túi người chơi đến sau vào túi người chơi đến trước, và người chậm chân đến cuối cùng sẽ là người thua bạc. Sau cuộc khủng hỏang 2008, liệu rằng nhận định thị trường chứng khóan Việt Nam như một sòng bạc có còn đúng ? Chúng ta hãy cùng nhau nhìn lại những giai đọan đáng nhớ của TTCK và cùng nhau suy ngẫm. 2006 – 2007: sự bùng nổ của thị trường chứng khoán Việt Nam Một chân lý hiển nhiên quen thuộc là vào bất kỳ thời điểm nào, các thị trường tài chính luôn luôn bị chi phối bởi lòng tham và sự sợ hãi. Những thị trường mạnh nhất là những thị trường nhộn nhịp bởi đồng thời có cả lòng tham lẫn sự sợ hãi. Nói rõ hơn, bất cứ khi nào bạn bán cổ phiếu thì người mua nó cũng sẽ nghĩ khác về những triển vọng tương lai của cổ phiếu đó. Bạn nghĩ nó sẽ giảm, người mua nghĩ nó sẽ lên. Hoặc bạn hoặc người mua sẽ đúng nhưng chắc chắn chỉ thông qua sự tương tác của những thái độ khác nhau như vậy thì thị trường mới nhộn nhịp đông kẻ mua- nhiều người bán. Sự sôi động của Thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn này cũng đã phản ánh phần nào chân lý ấy. Thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2006 có mức tăng trưởng cao nhất khu vực Châu Á- Thái Bình Dương với 145% , thậm chí đứng trên TTCK Thượng Hải với mức tăng 130%. Và đầu năm 2007 vẫn đang tăng 46% - cao nhất trên thế giới. Thị trường tăng mãnh liệt đã gây sốc cho không ít nhà đầu tư trong nước và các chuyên gia chứng khoán kể cả những nhà quản lý thị trường. Kéo theo đó sự lo sợ nguy cơ hình thành bong bóng trên TTCK đã là đề tài gây tranh cãi trên thị trường. Có lẽ ít thị trường chứng khoán nào có sự tăng giảm điểm của thị trường mạnh như ở Việt Nam, có những cổ phiếu tăng trần liên tục tới 20 phiên, và tăng gấp hàng trăm phần trăm trong vòng vài tháng. Đối tượng tham gia thị trường rất nhiều người không phải là những người hiểu biết về tài chính và hiểu biết doanh nghiệp, do vậy việc mua bán theo tâm lý, trào lưu chi phối rất lớn hay còn gọi theo "đội lái". Giá cả của chứng khoán lúc này đã vượt quá 30% so với giá trị của công ty (khả năng mang lại lợi ích thực sự cho nhà đầu tư). Như vậy, thị trường chứng khoán rất dễ trở thành một "sòng bạc" thay vì trở thành một kênh huy động vốn hiệu quả cho những doanh nghiệp sản xuất tốt. Bắt đầu từ năm 2006, khi mà thị trường chứng khoán Việt Nam bùng nổ, nhà nhà chơi chứng khoán, từ chuyên gia chứng khoán tới bà “bán rau” cũng có thể chơi chứng khoán và đã chơi là thắng, khi đó người ta chỉ tính tới việc nên chọn mã chứng khoán nào để tăng giá nhanh nhất, luồng tiền từ các ngả đều đổ vào chứng khoán, từ các tập đoàn, tổng công ty, các doanh nghiệp,ngân hàng, các quỹ đầu tư, việt kiều, nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư trong nước. Với một số lượng không nhiều các công ty niêm yết trên sàn, lượng tiền đổ vào chứng khoán lại rất lớn, cùng với các tin tức vĩ mô tốt, đặc biệt là Việt Nam gia nhập WTO,  VNI đã tăng điểm ngoạn mục tới đỉnh điểm hơn 1.000 điểm, các công ty tìm mọi cách để cổ phần hóa, phát hành thêm vốn nhanh chóng. Thời kỳ này, nhiều nhà đầu tư Việt Nam bắt đầu làm quen với các khái niệm về thị trường chứng khoán, cách đọc báo cáo tài chính, họp cổ đông… Chính thực tế này đã khiến hầu hết các nhà đầu tư đua nhau mua cổ phiếu theo phong trào chứ gần như không quan tâm gì đến tình hình của các công ty niêm yết. Cũng chính bởi lý do này mà khi giá chứng khoán lên thì lên đồng loạt và xuống cũng đồng loạt không kể cổ phiếu đó là tốt hay xấu. Việc giá cổ phiếu của 3 công ty có kết quả hoạt động kém nhất là BBT, DPC và BTC cũng liên tục tăng giá kịch trần như các cổ phiếu "blue chip" là một ví dụ điển hình. Một nhà đầu tư dù có trình độ chuyên nghiệp cỡ mấy nếu gia nhập thị trường và mua cổ phiếu vào thời điểm này thì cũng không khác nào các bác nông dân đi mua cổ phiếu; các phân tích về TTCK của họ đã bị vô hiệu hóa bởi tâm lý "người khác mua, tôi cũng mua". TTCK vốn là một định chế tài chính cao cấp bậc nhất của kinh tế thị trường. Đầu tư chứng khoán cũng là một loại hình đầu tư đòi hỏi kiến thức phức tạp bậc nhất trong số các loại hình đầu tư. Thế nhưng, hiện nay TTCK Việt Nam đã bị biến thành một trò chơi mang đầy tính may rủi. Chưa hết, TTCK vốn được kỳ vọng là một "phong vũ biểu" của nền kinh tế: khi hoạt động của các doanh nghiệp phát triển, giá cổ phiếu tăng và ngược lại. Thế nhưng khi mà giá cổ phiếu cứ tăng vù vù thoát ly hoàn toàn khỏi hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết thì TTCK đã bị biến thành một sòng bạc thực sự với phần lớn những người chơi không có nhiều kiến thức về chứng khoán. Điều gì sẽ xảy ra cho TTCK Việt Nam nếu như "yếu tố cờ bạc" tiếp tục được phát triển mạnh? Có lẽ ai cũng có thể đoán ra câu trả lời.  Năm 2007, các nhà đầu tư đã học được bài học thất bại đầu tiên khi thị trường giảm điểm mạnh bởi sự ra đời chỉ thị 03 của NHNN quy định hạn chế tỷ lệ ngân hàng cho vay và đầu tư trên thị trường chứng khoán. Việc này đã chấm dứt thời kỳ cứ đầu tư chứng khoán là thắng và chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn đầu tư theo chân nhà đầu tư nước ngoài. Thời kỳ mới này, nhà đầu tư nước ngoài thường làm mưa làm gió trên thị trường chứng khoán Việt Nam, các nhà đầu tư trong nước rất hay mua theo các khuyến nghị và phân tích của các chuyên gia, các tổ chức nước ngoài, đồng thời theo dõi chặt chẽ các động thái mua bán của họ. Hiệu ứng bầy đàn có thể lí giải cho điều này: Khuynh hướng (bản năng) bầy đàn giải thích tại sao con người lại thích bắt chước người khác. Khi thị trường lên hoặc xuống, nhà đầu tư sợ rằng người khác sẽ có nhiều thông tin hơn. Và hệ quả của điều này, nhà đầu tư cảm thấy có sự thôi thúc ghê gớm đối với việc làm theo những gì người khác đang làm. Các nhà tâm lý học cũng đã đưa ra nghiên cứu cho thấy hành vi đám đông thường có khuynh hướng hành động theo một số người chủ chốt có khả năng tiên đoán thị trường. Trong trường hợp của Thị trường chứng khoán Việt Nam, “sứ mệnh” đó được giao cho nhà đầu tư nước ngoài. Số lượng các nhà đầu tư trong nước có khả năng tự đánh giá và phân tích độc lập để có cách chơi riêng của mình không nhiều, họ lắng nghe phân tích của các chuyên gia nước ngoài để đầu tư, trong giai đoạn này nhiều nhà đầu tư trong nước cũng mới bắt đầu tập nghe và hiểu dần cách phân tích, lập luận của các chuyên gia. Như vậy có thể nói, trong hai năm 2006 – 2007 sự phát triển của TTCK không phải do những yếu tố kinh tế tích cực mang lại, mà do tâm lí “bầy đàn ” của nhà đầu tư. Dù hoạt động của các công ty niêm yết không có quá nhiều thay đổi. Giá cổ phiếu tăng đơn giản là do cầu lớn hơn cung, nhưng yếu tố tạo nên lượng cầu lớn trên TTCK Việt Nam lại rất đáng lo ngại. 2008 – 2010: Sự sụt giảm của thị trường chứng khoán. Năm 2008, các nhà đầu tư đã hiểu thế nào là khủng hoảng tài chính và thế nào là sự sụp đổ của thị trường chứng khoán. Cũng giống như thị trường chứng khoán các nước trên thế giới, thị trường chưng khoán Việt Nam sụp giảm thảm hại, nhiều quan điểm của các chuyên gia và giới đầu tư kêu gọi bảo vệ, cứu nguy thị trường chứng khoán, nhưng cũng không thể cứu nổi, nhiều nhà đầu tư đã trắng tay và trở thành con nợ, nhiều công ty, tổng công ty bị thua lỗ nặng vì đầu tư tài chính. Các phân tích của mọi chuyên gia đều không có nhiều giá trị. Nhiều nhà đầu tư rời bỏ thị trường.  Nhà  đầu tư trong nước đã học được những bài học lớn nhất và cay đắng nhất trong đầu tư vào thị trường chứng khoán. Năm 2009, cùng với sự hồi sinh của kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam, giá cổ phiếu trở nên quá rẻ, mua cổ phiếu để hưởng cổ tức còn cao hơn cả tiền lãi gửi tiết kiệm, các nhà đầu tư bắt đầu chuyển từ trạng thái sợ hãi dần dần tự tin trở lại, sự tăng điểm của thị trường chứng khoán đã làm cho lòng tham tiếp tục gia tăng và lại bắt đầu một chu kỳ đầu tư là thắng, tuy nhiên lần này thì sự tham gia của ngân hàng, các tổng công ty đã bị hạn chế, chỉ còn chủ yếu các quỹ, các công ty chứng khoán, và nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào thị trường là chủ yếu. Năm 2009 là năm các nhà đầu tư học được bài học về sử dụng đòn bẩy tài chính, thị trường tăng điểm đã khiến các nhà đầu tư mờ mắt, liên tục yêu cầu mức đòn bẩy cao hơn và đổ tiền vào thị trường. Khi mức đòn bảy đã quá cao, thị trường chứng  khoán điều chỉnh trở lại thì nhiều nhà đầu tư đã nếm mùi “cháy“  tài khoản, đòn bẩy tài chính đã làm cho các nhà đầu tư thua lỗ nhanh hơn, mọi công sức kiếm tiền trong vài tháng chỉ cần một tuần giảm điểm là hết sạch. Năm 2010, các nhà đầu tư Việt Nam đã trở nên dè dặt hơn khi đầu tư vào thị trường chứng khoán, các nguồn tiền từ ngân hàng, các tổng công ty, Việt Kiều và cả nước ngoài đổ vào chứng khoán Việt Nam không còn mạnh mẽ như trước, số lượng các công ty niêm yết trên sàn và số lượng cổ phiếu phát hành cũng tương đối lớn. Với một sự hạn chế về dòng tiền và số lượng lớn cổ phiếu niêm yết như vậy, một chiến lược đầu tư mới ra đời, đầu tư vào các penny chip, giá trị vốn hóa nhỏ. Các nhà đầu tư Việt Nam lại đầu tư theo trào lưu mới, đầu tư theo “đội lái”, không cần phân tích  kỹ thuật, phân tích cơ bản, chủ yếu tìm kiếm động thái của các đội lái để đầu tư theo. Nhưng rồi, cái gì phải đến thì cũng đã đến, nếu coi đầu tư trên thị trường chứng khoán theo quan điểm chơi bạc thì chắc chắn phải có người thua và kẻ thắng, những người đầu tư thiếu kinh nghiệm, không làm chủ được tình hình dễ bị thua, và phần thắng thuộc về các “đội lái”. Như vậy, trong thời gian qua dáng dấp của một sòng bạc luôn tiềm ẩn trong sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam mặc dù ở mỗi giai đoạn mức độ biểu hiện là khác nhau. Nhưng sau vài cú vấp ngã sẽ khiến các nhà đầu tư cần thận trọng hơn điều này sẽ giúp cho nhiều người có cái nhìn chính xác hơn về thị trường chứng khoán để thị trường chứng khoán phát huy những vai trò là một kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Hiện nay, thị trường có không nhiều các nhà đầu tư mới, những người không chuyên nghiệp mà muốn giàu nhanh từ thị trường chứng khoán phần lớn bị thua lỗ và đã rời bỏ thị trường, những người còn bám trụ thị trường thì một là đầu tư theo trường phái giá trị, hoặc là những người khá chuyên nghiệp, nên việc đầu tư theo quan điểm cũ, không hiểu sâu sắc về doanh nghiệp có thể sẽ thay thế dần bắng quan điểm đầu tư giá trị, liệu từ giờ tới năm 2011 trường phái đầu tư giá trị sẽ thắng thế?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxPhân tích vai trò của thị trường chứng khoán, đánh giá sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong 10 năm qua Bình luận nhận định thị trườ.docx
Luận văn liên quan