Đặt vần đề Theo thống kê của Hội Liên hiệp chuyển giao thương hiệu quốc tế (IFA) cho biết có đến 90% Cty mua nhượng quyền kinh doanh tồn tại tốt sau mười năm hoạt động. Anh Lê Vũ Minh (Phó Giám đốc, Công ty RedSun ITI, doanh nghiệp vừa mua quyền kinh doanh của chuỗi nhà hàng ẩm thực Thái –ThaiExpress ) cho rằng: “Nếu tự mình mở 1 nhãn hiệu nào đó thì khả năng thành công rất thấp, có khi chỉ 10% thôi nhưng nếu chọn nhượng quyền thì khả năng thành công có thể đảm bảo đến 80%”. Do đó, nhượng quyền có thể đảm bảo tỷ lệ thành công lớn đơn giản vì người mua quyền kinh doanh có thể tránh được các chi phí rủi ro ban đầu, chi phí đầu tư thương hiệu mà lại rút ngắn được thời gian khởi nghiệp. Trong xu thế toàn cầu hóa, hình thức nhượng quyền càng phát triển hơn. Hiên tại ở Việt Nam cũng có rất nhiều công ty nước ngoài lớn sử dụng hình thức kinh doanh này như: KFC, BBQ, Lotterie, Pizza Hut, Jollibee, Goloria Jeans Coffees Ở Việt Nam cũng có một số công ty chọn hình thức này như cà phê Trung Nguyên, Phở 24, bánh Kinh Đô, Bún Ta; nhưng có lẽ Phở 24 là thương hiệu đạt được nhiều thành công nhất. Để hiểu rõ hơn vấn đề này nhóm chúng tôi có bài viết “ Phở 24 và hình thức nhượng quyền kinh doanh”, từ đó có cái nhìn tổng quát về tình hình nhượng quyền ở nước ta và thành công của chuỗi Phở 24.
Bài viết của nhóm em còn nhiều thiếu xót mong thầy giúp đỡ để bài viết hoàn thiện hơn! Cảm ơn thầy!
Bài viết gồm có 4 phần:
Phần 1: Cơ sở lý thuyết nhượng quyền
Phần 2: Thực trạng nhượng quyền ở Việt Nam
Phần 3: Phở 24 và hình thức nhượng quyền
Phần 4: Kết luận
16 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4929 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phở 24 và hình thức nhượng quyền kinh doanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặt vần đề
Theo thống kê của Hội Liên hiệp chuyển giao thương hiệu quốc tế (IFA) cho biết có đến 90% Cty mua nhượng quyền kinh doanh tồn tại tốt sau mười năm hoạt động. Anh Lê Vũ Minh (Phó Giám đốc, Công ty RedSun ITI, doanh nghiệp vừa mua quyền kinh doanh của chuỗi nhà hàng ẩm thực Thái –ThaiExpress ) cho rằng: “Nếu tự mình mở 1 nhãn hiệu nào đó thì khả năng thành công rất thấp, có khi chỉ 10% thôi nhưng nếu chọn nhượng quyền thì khả năng thành công có thể đảm bảo đến 80%”. Do đó, nhượng quyền có thể đảm bảo tỷ lệ thành công lớn đơn giản vì người mua quyền kinh doanh có thể tránh được các chi phí rủi ro ban đầu, chi phí đầu tư thương hiệu mà lại rút ngắn được thời gian khởi nghiệp. Trong xu thế toàn cầu hóa, hình thức nhượng quyền càng phát triển hơn. Hiên tại ở Việt Nam cũng có rất nhiều công ty nước ngoài lớn sử dụng hình thức kinh doanh này như: KFC, BBQ, Lotterie, Pizza Hut, Jollibee, Goloria Jeans Coffees.... Ở Việt Nam cũng có một số công ty chọn hình thức này như cà phê Trung Nguyên, Phở 24, bánh Kinh Đô, Bún Ta; nhưng có lẽ Phở 24 là thương hiệu đạt được nhiều thành công nhất. Để hiểu rõ hơn vấn đề này nhóm chúng tôi có bài viết “ Phở 24 và hình thức nhượng quyền kinh doanh”, từ đó có cái nhìn tổng quát về tình hình nhượng quyền ở nước ta và thành công của chuỗi Phở 24. Bài viết của nhóm em còn nhiều thiếu xót mong thầy giúp đỡ để bài viết hoàn thiện hơn! Cảm ơn thầy!
Bài viết gồm có 4 phần:
Phần 1: Cơ sở lý thuyết nhượng quyền
Phần 2: Thực trạng nhượng quyền ở Việt Nam
Phần 3: Phở 24 và hình thức nhượng quyền
Phần 4: Kết luận
I. Cơ sở lí thuyết về nhượng quyền
1. Khái niệm nhượng quyền thương mại.
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận nhượng quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền.
Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Bên nhận quyền kinh doanh phải trả cho chủ sở hữu một khoản tiền ban đầu và khoản chi phí hàng tháng.
(Điều 284 Luật thương mại)
2. Các nhân tố tác động đến kết quả nhượng quyền
2.1. Bản sắc thương hiệu
Bản sắc thương hiệu là giá trị cốt lõi và đặc trưng của thương hiệu, là dấu ấn tồn tại trong tâm trí khách hàng một cách sâu đậm nhất và tạo nên khác biệt so với các thương hiệu khác. Xây dựng thương hiệu sẽ xoay quanh phần hồn là những giá trị cốt lõi đó để tạo dựng hình ảnh và những cam kết đối với khách hàng một cách nhất quán. Có thể nói, giá trị lớn nhất của hợp đồng thương hiệu nhượng quyền nằm ở việc chuyển tải bản sắc này đến người được nhượng quyền như là một lợi thế cạnh tranh ưu việt giúp họ xây dựng công việc kinh doanh một cách nhanh chóng nhất. Nhưng những thương hiệu nhượng quyền rất khó bảo vệ giá trị này vì nó phụ thuộc vào người được nhượng quyền có giữ được tính toàn vẹn của hình ảnh thương hiệu ở mức nhất định hay không. Hệ thống nhượng quyền càng lớn, họ càng dễ mất quyền kiểm soát nếu bản sắc thương hiệu không được củng cố và bảo vệ
2.2. Vị trí
Có 3 yếu tố cực kì quan trọng trong việc nhượng quyền thương hiệu ở các lĩnh vực thời trang, ăn uống và giải trí. Yếu tố thứ nhất là địa điểm, thứ hai là địa điểm và thứ ba cũng là địa điểm. McDonalds là chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh sử dụng hệ thống nhượng quyền thành công nhất trên thế giới, nhưng nhìều người không biết rằng nguyên tắc kinh doanh của họ là bên cạnh việc tập trung vào thức ăn nhanh còn tập trung vào bất động sản. Những vị trí đặt cửa hàng McDonalds phải là những vị trí hai mặt tiền nằm ngay trung tâm của khu phố, và có mật độ dòng người qua lại cao nhất . Đối với các cửa hàng kinh doanh nhượng quyền như vậy thì địa điểm là đòi hỏi khó khăn nhất trong việc lựa chọn người được nhượng quyền. Nếu bạn có địa điểm tốt nghĩa là bạn đã có 50% cơ hội thành công .
2.3. Nỗ lực tiếp thị
Những thương hiệu nhượng quyền phần lớn có ngân sách tiếp thị giành riêng cho mình. Nhiều mô hình nhượng quyền đòi hỏi những qui luật tiếp thị khá đặc biêt và có sự kết hợp giữa người nhượng quyền và người được nhượng quyền. Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh được chọn, bạn có thể lựa chọn phương thức tiếp thị và quảng cáo phù hợp nhất.
Bên cạnh đó, yếu tố văn hóa cũng rất quan trọng. Điều khó khăn nhất của mối quan hệ nhượng quyền là làm sao kết hợp được bản sắc của thương hiệu với kế hoạch tiếp thị của từng địa phương,
2.4. Chiến lược dài hạn
Thông thường việc nhượng quyền sẽ giúp bạn rút ngắn được thời gian chuẩn bị những cơ sở ban đầu, nhưng không có nghĩa là bạn không phải xây dựng một chiến lược dài hạn. Một đại lý nhượng quyền cũng cần khoảng 2 đến 3 năm trước khi thấy được lợi nhuận, và nếu bạn không có kế hoạch đầy đủ thì bạn sẽ bị nuốt chửng trước khi có cơ hội thành công.
Kinh doanh luôn đòi hỏi có chiến lược, và chiến lược dài hạn trong nhượng quyền đòi hỏi có sự cam kết tham gia của cả hai bên vì những mục tiêu lâu dài. 2.5. Quản lý con người
Khả năng quản lý con người rất cần thiết trong công cuộc kinh doanh, và càng quan trọng hơn trong lĩnh vực nhượng quyền đòi hỏi sự hợp tác và tin cậy lẫn nhau của các thành viên tham gia. Vấn đề quản lý con người sẽ đem lại nội lực cho thương hiệu của bạn trước khi bạn bắt đầu phát triển nó thành một hệ thống. Việc kí kết hợp đồng nhượng quyền chỉ mới là bước đầu, không phải là kết thúc của mối quan hệ.
5 nhân tố trên sẽ là nền tảng giúp bạn và thương hiệu của bạn phát triển một cách vững chắc, là nền móng giúp bạn mở rộng hệ thống kinh doanh của mình theo mô hình nhượng quyền cũng như lựa chọn thương hiệu phù hợp nếu bạn muốn tự mình kinh doanh. Việc phát triển những nhân tố này thành những qui tắc và những cam kết hoạt động sẽ giúp bạn quản lý một cách toàn diện hệ thống nhượng quyền của mình.
II. Thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay
Cơ sở pháp lý cho lĩnh vực nhượng quyền
Trước khi có Luật Thương mại 2005, hầu như pháp luật nước ta không đề cập đến hình thức kinh doanh mới mẻ này, các doanh nghiệp kinh doanh dưới hình thức nhượng quyền thương mại phải vận dụng các quy định trong pháp luật về dân sự, kinh tế, sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ... do đó, mặc dù hình thức nhượng quyền thương mại đã xuất hiện ở nước ta từ những năm 1990 thế kỷ trước nhưng sự phát triển còn rất hạn chế; đa số công chúng chưa có được sự nhận thức đúng đắn về hình thức kinh doanh mới mẻ này; quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng franchising trong nhiều trường hợp không được tôn trọng... điều đó, đòi hỏi nhà nước phải xây dựng một khuôn khổ pháp lý cho hình thức kinh doanh mới mẻ này.
Ngày 14 tháng 06 năm 2005, Luật Thương mại năm 2005 được ban hành trong đó có các quy định về nhượng quyền thương mại.
Tiếp đến, Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31 tháng 03 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết hoạt động nhượng quyền thương mại; Thông tư số 09/2006/TT-BTM ngày 25 tháng 05 năm 2006 hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Đây là hai văn bản hướng dẫn khá chi tiết và đầy đủ với việc xác định các vấn đề cơ bản như khái niệm nhượng quyền thương mại, quyền thương mại, điều kiện nhượng quyền thương mại, hợp đồng nhượng quyền thương mại, đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và các vấn đề tài chính liên quan đến nhượng quyền thương mại.
Ngoài ra, nếu việc nhượng quyền thương mại có liên quan đến việc chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, thì còn phải chịu sự điều chỉnh bổ sung của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Luật Chuyển giao công nghệ 2006.
Thực trạng mô hình Nhượng Quyền ở Việt Nam hiện nay
Điểm lại sự phát triển của lĩnh vực này trên thế giới của những thương hiệu nổi tiếng với quy mô nhân rộng và chúng đã có mặt hầu hết các quốc gia, điều đó cho thấy lĩnh vực kinh doanh này đã và đang nhân rộng, phát triển rất mạnh ở các nước phát triển với hàng trăm năm. Chính các thương hiệu mạnh và nổi tiếng nhất đã hình thành, phát triển từ đây và đang mở rộng tầm ảnh hưởng ra toàn cầu bằng các kênh phân phối cũng như các vệ tinh được tạo lập. Điều này đã tạo nên một tất yếu cho sự sống còn của các doanh nghiệp trong nước cũng như các quốc gia đang phát triển và đã dần dần đặt ra hai vấn đề lớn là: Tiếp nhận thương hiệu hay bật dậy từ chính nội lực. Các thương hiệu trên thế giới như: Mcdonald’s, Gà rán KFC, trà Dilmahs, khách sạn Marriott, khách sạn Hyatt, khách sạn Sheraton, cà phê Gloria Jean’s... là những thương hiệu hầu hết mọi người đều biết với những nét đặc trưng nhất định về chất lượng, kiểu dáng, mùi vị và không có sự khác biệt giữa các cửa hiệu khác nhau dù ta bắt gặp và thưởng thức từ bất cứ nơi đâu.
Vậy các doanh nghiệp Việt Nam các thương hiệu “ Việt” đã và đang tham gia phát triển trong lĩnh vực nhượng quyền này như thế nào?
Những thành công đạt được
Cà phê Trung Nguyên - là doanh nghiệp có thể coi là tiên phong đối với doanh nghiệp Việt Nam. Thương hiệu này phát triển mạnh vào những năm 2001-2002 với hàng trăm cửa hiệu trên khắp các tỉnh thành trong cả nước và từng bước thâm nhập ra thị trường nước ngoài. Nhìn chung, trong thời gian đầu với Trung Nguyên có thể được xem là thành công và tạo lập được thương hiệu.
Tiếp sau đó Phở 24 cũng tham gia lĩnh vực nhượng quyền và cũng đạt được nhiều thành công với chuỗi cữa hàng được mở rộng toàn quốc và vươn ra nước ngoài.
Ngoài ra một số thương hiệu khác cũng đã gặt hái được nhiều thành công khi tham gia lĩnh vực này góp phần phát triển và đưa thương hiệu “việt” vươn ra tầm thế giới. Tuy nhiên đây là một lĩnh vực khá mới ở Việt Nam vì thế có rất nhiều khó khăn và thách thức dành cho các doanh nghiệp và đi kềm với đó là những cơ hội rất hấp dẫn.
Những hạn chế
Các doanh nghiệp chưa thật sự hiểu rõ bản chất của hoạt động nhượng quyền, nguồn lực cũng như cách thức quy trình kịnh doanh chưa thật sự đồng bộ giữa các khâu thực hiện. Việc tạo dựng nên thương hiệu đã khó nhưng việc giữ và phát triển thương hiệu còn khó hơn nhiều. Trong khi đó các doanh nghiệp lại chỉ chú trọng phát triển ngày càng nhiều hệ thống phân phối, cơ sở nhượng quyền mà không mấy chú trọng đến việc gìn giữ giá trị thương hiệu làm cho giá trị thương hiệu ngầy càng xa sút. Điển hình là trường hợp của cà phê Trung Nguyên rất thành công ở giai đoạn 2001 – 2002 nhưng đến nay giá trị thương hiệu đã giảm đi không ít.
Nhà nước chưa thật sự quan tâm và giúp đỡ các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Và cả nhà nước ở những nơi thương hiệu “ việt” vươn đến cũng vậy. Sự hỗ trợ từ chính quốc gia có thương hiệu nhượng quyền đối với sự xây dựng và phát triển thương hiệu như: Vị trí cửa hàng, trang trí cửa hiệu, tính đồng nhất của sản phẩm, dịch vụ, hay phong cách phục vụ và nhiều yếu tố khác góp phần tạo nên đặc tính riêng của thương hiệu cũng như sự thành công từ hình thức kinh doanh này. Các vấn đề này đang là trở ngại lớn cho các doanh nghiệp tham gia linh vực nhượng quyền.
Giải Pháp cho sự phát triển bền vững trong nhượng quyền ở Việt Nam
Để củng cố và phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, nhà nhượng quyền Việt Nam cần xây dựng môt hệ thống các qui trình, qui định, giải pháp sao cho hệ thống vừa đảm bảo phát triển hiệu quả trong ngắn hạn và bền vững trong dài hạn. Cụ thể là nâng cao chất lượng chuyển giao và chất lượng quan hệ cho hệ thống nhượng quyền của mình.
Cần xác định cho hệ thống thương hiệu, sản phẩm, mô hình, hệ thống các qui trình dự định chuyển giao cho các nhà nhận quyển trong tương lai, chương trình đào tạo, địa điểm đào tạo, qui trình vận hành, kiểm soát, tư vấn… thật rõ ràng và chi tiết.
Cần xây dựng Hồ sơ nhượng quyền đầy đủ và chi tiết. Mục đích là tìm ra được các nhà nhận quyền tương lai phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp trong việc cùng cam kết chia sẻ những thành công trong quá trình hợp tác. Đây là giai đoạn then chốt cho quá trình tạo dựng chất lượng quan hệ tốt đẹp trong thời gian tới.
Xây dựng một văn hóa trung thực, chia sẻ và cam kết đối với hệ thống nhượng quyền của mình. Bất cứ sự không rõ ràng nào trong việc xây dựng hệ thống cũng là những nguy cơ rất lớn ảnh hưởng đến sự cam kết, niềm tin của nhà nhận quyền đối với nhà nhượng quyền.
Phải biết chia sẻ thành công cùng nhà nhận quyền và đặc biệt là những lúc khó khăn.
Đào tạo, và phát triển. Chỉ có đào tạo liên tục, cải tiến liên tục thì các triết lý kinh doanh từ nhà nhượng quyền mới chuyển giao trọn vẹn cho nhà nhận quyền. Từ đó mà mọi hành vi, qui trình, qui định, phương pháp kinh doanh… tại các đại lý nhượng quyền mới thực sự qui chuẩn.
Tiềm năng thị trường Nhượng Quyền ở Việt Nam
Hiệp hội kinh doanh nhượng quyền Việt Nam dự báo, doanh thu của ngành này tại Việt Nam, sẽ tiếp tục tăng mạnh trong các năm tới, khả năng sẽ đạt hơn 36 triệu USD (khoảng 642 tỉ đồng) vào năm 2010.
Điều đáng nói là xét trong bối cảnh kinh tế hiện nay, việc có được tốc độ tăng trưởng ở mức 35% vào năm tới là một điều hết sức khả quan.
Đây là một lĩnh vực mới chưa được khai phá nhiều ở Việt Nam. Vì thế có thể nói tiềm năng ở đây là rất lớn. Nhiều thương hiệu mạnh của nước ngoài như Mcdonald’s, Gà rán KFC, trà Dilmahs, khách sạn Marriott, khách sạn Hyatt, khách sạn Sheraton, cà phê Gloria Jean’s... đã xâm nhập vào. Các thương hiệu trong nước cần phải biết tranh thủ phát triển vững chắc trên sân nhà rồi sau đó mới tính chuyện vươn ra nước ngoài. Đây thật sự là một cơ hội lớn nếu các doanh nghiệp biết khai thác thì sẽ phát triển vượt bậc.
III/ Phở 24 và hình thức nhượng quyền
Phở là gì?
Phở là một món ăn chủ yếu của Việt Nam, người Việt Nam thích món ăn này nhiều đến nỗi họ có thể ăn nó vào bất kỳ thời gian nào trong ngày khi họ có tiền hay khi họ có thời gian họ sẽ tự nấu phở cho cà gia đình thưởng thức. Mỗi tô phở được tạo nên bởi sợi phở, thịt bò, hành sống, ngò tây, giá và nước dùng đang bốc khói được tẩm với hương vị là bạc hà. Đây là món ăn không chứa các chất hóa học và đường gluten, rất tốt cho sức khỏe và dễ tiêu hóa.
Theo báo Tiếp Thị (số 73, thứ sáu 03/07/2009, trang 29) căn cứ vào các thành phần cấu tạo nên một bát phở, phở có thể giúp cơ thể chống được bệnh cúm nói chung. Bởi vì, trong phở có một số gia vị đặc trưng như đại hồi hoặc tiểu hồi (hoa, lá tai hồi lớn hay nhỏ), hành củ nướng, gừng tươi và các loại thịt gia cầm hoặc gia súc như thị bò, thịt gà.
Khái quát chung về Phở 24
Giới thiệu người sáng lập Phở 24
Người sáng lập là ông Lý Quý Trung
Năm 1984, ông Lý Quý Trung rớt đại học, ông vào làm bồi bàn cho khách sạn Đệ Nhất thành phố HCM.
Không lâu sau đó ông có cơ hội đi du học và tốt nghiệp cử nhân ngành quản trị nhà hàng & khách sạn tại Đại học Western Sydney, tốt nghiệp thạc sĩ du lịch tại Đại học Griffith (Australia).
Sau đó ông trở về nơi từng làm “bồi bàn” nhận chức tổng giám đốc Khách sạn liên doanh Sài Gòn Star.
Ông trở thành thành viên sáng lập kiêm Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn An Nam Group & Phở 24, khi đã lấy học vị tiến sĩ Quản trị kinh doanh tại Đại học Kennedy (Hoa kỳ).
Lý Quí Trung năm nay 43 tuổi, ông đã xuất bản 2 cuốn sách liên quan đến lĩnh vực kinh doanh và hiện đang giảng dạy tại các trường đại học ở Việt Nam và Úc.
Ông còn đảm đương vai trò là hội trưởng của câu lạc bộ Lý Đình Ngư, nhắm đến những người có ảnh hưởng đến dư luận trong giới kinh doanh và có 50 công ty lớn đã tham gia vào câu lạc bộ đó.
2.2 Ý tưởng hình thành phở 24
Là một người “mê” phở từ nhỏ lại mê kinh doanh và làm giàu, ông Trung nhận thấy phải làm một điều gì đó cho phở Việt Nam. Ông muốn có một khẩu vị đồng nhất để quảng bá cho thực khách nước ngoài. Bởi trước Phở 24, tại Tp.HCM đã có một vài quán phở khá nổi tiếng, nhưng cũng chỉ dừng lại ở cấp độ quán, không tạo được thương hiệu.
Nghĩ là làm, ông quyết định tìm hiểu những “bí kíp” trong gia vị phở của 3 vùng miền trong cả nước, rồi tìm hiểu quy trình nấu phở và vấn đề vệ sinh nói chung. Nhằm kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, Lý Quí Trung quyết định “đột phá” vào “lỗ hổng” này. Ông đã dung hòa hương vị của phở ba miền bằng cách chắt lọc tinh tế 24 thứ gia vị từ khẩu vị 3 miền. Quy trình chế biến rất nghiêm ngặt để đảm bảo vệ sinh, bổ dưỡng cho món ăn. Do đó, Phở 24 ra đời.
Phở 24 là gì?
Tên Phở 24 nghĩa là 24 loại nguyên liệu để nấu nước dùng và 24 giờ hoạt động. Hai mươi bốn (24) còn có nghĩa là thương hiệu Phở 24 không bao giờ đóng cửa vì bất cứ lúc nào đâu đó trên thế giới sẽ có cửa hàng Phở 24 đang mở.
Các loại phở có trong các cửa hàng:
Phở tô nhỏ: 34.000VND
Phở bò; phở tái, bắp; phở tái, nạm; phở tái, gân… 38.000VND;
Phở đặc biệt: 45.000VND
Phở tô lớn: 49.000VND
Phở gà: 38.000VND
Phở bò Mỹ(thăn nội): 98.000VND
Phở bò Mỹ( thăn ngoại): 68.000VND
Giới thiệu công ty
- Phở 24 là chuỗi nhà hàng phở Việt Nam thuộc tập đoàn Nam An Group, tập đoàn thực phẩm lớn nhất cả nước. Ngoài Phở 24 ra, Nam An Group còn sở hữu và điều hành nhiều thương hiệu khác, như là An Viên, Maxim’s Nam An, Thanh Niên, Tân Nam, An, Viva Saigon, Goody, Goddy-Plus, Bamizon, Ibox Café, ...
- Cửa hàng Phở 24 đầu tiên được mở vào tháng 6 năm 2003 tại đường Nguyễn Thiệp, đối diện khách sạn Sheraton Sài Gòn. Vào tháng 9 năm 2009, Phở 24 đã mở được 71 cửa hàng tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Nha Trang, Bình Dương, Jakarta (Indonesia), Manila (Philippines), Seoul (Hàn Quốc), Phnom Penh (Campuchia), Sydney (Úc). Phở 24 dự định mở thêm cửa hàng ở một số thành phố chính của Việt Nam cũng như nước ngoài nơi có đông dân cư người Châu Á. Những người sáng lập tin rằng Phở 24 là một khái niệm kinh doanh độc nhất nhưng lại dễ nhân rộng do yêu cầu mặt bằng nhỏ, vốn đầu tư ít, thủ tục điều hành được tiêu chuẩn hóa, và quan trọng nhất là chất lượng hàng đầu của món ăn.
- Vào năm 2004, 2005, 2006, 2007, 2008 và 2009, Phở 24 liện tiếp thắng giải “The Guide Awards” do bạn đọc bầu chọn của báo Vietnam Economics Times, Thời Báo Kinh Tế Việt Nam và tạp chí Tư Vấn Tiêu Dùng.
Các Cột Mốc Quan Trọng Của Công Ty 2012: mục tiêu đạt tổng số 200 cửa hàng2010: mục tiêu bắt đầu mở cửa hàng tại Trung Quốc và Nhật Bản12/2009: chuẩn bị nâng tổng số cửa hàng lên 80 (hơn 40 cửa hàng ở Tp. HCM) với 15 cửa hàng ở nước ngoài (Indonesia, Campuchia, Hàn Quốc, Philippines và Úc). Hợp đồng nhượng quyền mới ở Hong Kong và Macau.8/2009: Hợp đồng nhượng quyền mới ở Hồng Kong và Macau. Cửa hàng đầu tiên sẽ mở tại Hồng Kong và Macau vào tháng 10/2009. Ký hợp đồng nhượng quyền cho thị trường ở Anh. Cửa hàng đầu tiên sẽ mở tại London vào tháng 12/20093/2009: Tổng số cửa hàng Phở 24 tại Việt Nam và nước ngoài đã đạt đến con số 70 sau 6 năm đi vào hoạt động9/2006: Phở 24 và VinaCapital – công ty tài chính hàng đầu Việt Nam – chính thức ký một hợp đồng hợp tác đầu tư. 7/2005: Mở cửa hàng nhượng quyền đầu tiên ở nước ngoài (Jakarta, Indonesia). Hiện có 6 cửa hàng phở 24 ở Jakarta vào tháng 11 năm 2008.1/2005: Mở cửa hàng nhượng quyền đầu tiên ở quận thành phố Hồ Chí Minh, theo sau đó là một vài cửa hàng khác ở những thành phố chính của Việt Nam như Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Binh Dương ...12/2004: Mở cửa hàng đầu tiên ở Hà Nội, thủ đô của Việt Nam và cũng là “thủ đô phở”6/2003: Mở cửa hàng đầu tiên ở số 5 Nguyễn Thiệp, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Cửa hàng nhanh chóng trở thành điểm đến nổi tiếng đối với khách du lịch và người dân.
Chiến lược kinh doanh
Phở 24 là một trong những ví dụ khá điển hình về hình thức nhượng quyền kinh doanh ở Việt Nam. Với ý tưởng xây dựng một thương hiệu mang tầm vóc quốc tế doanh nhân Lý Quý Trung đã chọn hình thức nhượng quyền để giảm bớt những gánh nặng về vốn, nhân công, chi phí quản lý, xây dựng thương hiệu ban đầu. Hình thức nhượng quyền đã được nhân rộng do yêu cầu mặt bằng nhỏ, vốn đầu tư ít, thủ tục điều hành được tiêu chuẩn hóa.
Hình thức nhượng quyền Phở 24 là nhượng quyền công thức kinh doanh, theo đó được bên nhượng quyền hướng dẫn, đào tạo chi tiết cách thức tổ chức, quản lý và điều hành cửa hàng phở theo đúng quy trình chuẩn.
Để chuẩn bị các điều kiện cần thiết, tạo nền tảng cho nhượng quyền kinh doanh trong dài hạn, trong 2 năm đầu, Tập đoàn Nam An tập trung xây dựng tính đồng bộ trong tất cả các khâu của hoạt động kinh doanh, áp dụng chặt chẽ quy trình chuẩn từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, chế biến nguyên liệu đến phong cách phục vụ và các yêu cầu về không gian cửa hàng nhằm đem đến cho khách hàng sự hài lòng khi thưởng thức phở. Để đảm bảo điều này, Phở 24 đã thực hiện chặt chẽ các thủ tục pháp lý bằng cách tiến hành các thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Cục sở hữu trí tuệ trong nước, đăng ký độc quyền tại nhiều nước trên thế giới như: Anh, Mỹ, Canada và các nước tham gia thỏa ước Madrid; công ty còn đầu tư chi phí thuê luật sư tư vấn, soạn thảo hợp đồng nhượng quyền …
Bên cạnh đó, Phở 24 đã chuẩn bị các khâu tổ chức đào tạo, huấn luyện để có thể hỗ trợ kịp thời cho bên được nhượng quyền kinh doanh nhằm đảm bảo hiệu quả cho hoạt động này.
Bên được nhượng quyền phải trả cho chủ sở hữu thương hiệu Phở 24 một khoản chi phí ban đầu và khoản chi phí hàng tháng:
Phí ban đầu: Phí này dành cho việc gia nhập và huấn luyện tại chuỗi cửa hàng đã thành lập của Phở 24. Phí này được trả hết một lần ngay sau khi thỏa thuận nhượng quyền kinh doanh được ký kết.
Chi phí hàng tháng là chi phí sử dụng nhãn hiệu và những dịch vụ hỗ trợ khác từ phía chủ thương hiệu Phở 24 trong khoảng thời gian 5 năm.
Đối với các cửa hàng được nhượng quyền, chủ sở hữu thương hiệu Phở 24 vẫn dành quyền giám sát và kiểm soát phương thức điều hành cửa hàng để uy tín nhãn hiệu và tên thương mại Phở 24 vẫn giữ duy trì; và giá trị của các cửa hàng mà thực chất là toàn bộ hệ thống theo đó hoạt động kinh doanh không bị suy giảm.
Do đặt trọng tâm phát triển chiều sâu trước nên Phở 24 phải chấp nhận tốc độ nhân rộng mô hình kinh doanh chậm hơn nhiều so với nhu cầu của thị trường, và điều này cũng tạo nên một rủi ro cho chủ thương hiệu: đó là rủi ro bị các đối thủ cạnh tranh sao chép mô hình kinh doanh. Để đối phó với rủi ro này, chủ thương hiệu Phở 24 chỉ còn cách đánh bóng và xây dựng thương hiệu mình thật vững mạnh vì chỉ có thương hiệu là không thể sao chép được. Mạng lưới tiếp thị và quảng cáo phủ sóng khắp nước cũng là một thế mạnh mà các đối thủ cạnh tranh mới không thể so sánh được.
Để trở thành một thương hiệu nhượng quyền thành công như hiện nay, Phở 24 đã không ngừng hoàn thiện về chất lượng sản phẩm và phong cách dịch vụ. Cũng như bao thương hiệu nhượng quyền khác, Phở 24 có 5 yếu tố quan trọng để nhượng quyền thành công một thương hiệu đó là: bản sắc thương hiệu, vị trí đặt quán, quản lý con người, nỗ lực tiếp thị và chiến lược dài hạn. Nhóm chúng tôi chủ yếu tập trung vào 2 nội dung chính bản sắc thương hiệu và quản lý con người đã làm nên thành công cho thương hiệu này.
Bản sắc thương hiệu
Chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm luôn được quan tâm hàng đầu, bởi nếu khách hàng đến lần đầu mà thấy ngon, hợp vệ sinh thì lần sau họ mới có động lực đến lần tiếp theo. Do đó, giữ chân các khách hàng quen là mạch máu của kinh doanh, ngoài ra thu hút những khách hàng mới cũng được công ty rất chú trọng, bởi đối với công ty nguồn khách mới là nguồn năng lượng vô giá cho sự phát triển của công ty. Phở 24 mong muốn tất cả các khách hàng đến với bất kỳ cửa tiệm nào của chuỗi nhà hàng Phở 24 với kỳ vọng cao và ra về với sự thảo mãn hoàn toàn. Để đạt được điều này, Phở 24 luôn sáng tạo ra những món phở mới với nhiều hương vị khác nhau nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng truyền thống của phở 24. Chỉ riêng với món phở thì được chia ra làm 13 loại khác nhau như: phở tái, phở nạm, phở bắp, phở gầu, phở chín, phở tái nạm gầu, phở tái nạm sách, phở bò Mỹ( thăn nội), phở phò Mỹ( thăn ngoại),… Với việc đa dạng các món phở khác nhau với những loại gia vị đặc trưng, Phở 24 có thể làm hài lòng bất kể vị khách người Bắc, Trung, Nam.
Với giá của một tô phở là khá cao thông thường từ 34000-50000đồng; nhưng giá cao nhất là là món Phở Mỹ thăn nội giá 98000đồng, khách hàng chủ yếu là những người nước ngoài và người có thu nhập khá trở nên thì chất lượng, vệ sinh của phở càng được quy đinh chặt chẽ hơn. Đầu bếp sẽ được huấn luyện một cách bài bản về cách thức nấu của tất cả các món phở, chuẩn bị nguyên liệu nấu sao cho an toàn vệ sinh và mang hương vị đặc trưng của Phở 24. Từ cách chế biến, cách trang trí tô phở hấp dẫn đến cái thìa, cái muỗng, rau sống đều mang tới cho khách hàng một cảm giác sạch sẽ,an toàn đến lạ thường.
Phở 24 luôn tuân thủ một quy trình chế biến nghiêm ngặt để luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như sự bổ dưỡng của món ăn. Vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là mục tiêu hàng đầu của công ty. Ngoài hệ thống cửa hàng được bày trí sạch sẽ, đẹp mắt thì khâu chọn nguyên liệu cũng rất quan trọng. Phở 24 đã tự sản xuất bánh phở cho riêng mình, bánh phở hoàn toàn không sử dụng hoá chất như formol, hàn the để bảo đảm sức khoẻ cho người tiêu dùng. Chính vì thế Phở 24 luôn kiểm soát được chất lượng của bánh phở.
Để kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của khắp các cửa hàng Phở 24 trên cả nước, công ty còn có các đội kiểm tra đột xuất các cửa hàng về chất lượng của bếp và vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, công ty còn tổ chức một nhóm gọi là “khách hàng bí mật”, đây là những người giống như những khách hàng bình thường đến để ăn và góp ý trên tinh thần “ham đóng góp” để các món ăn ngày càng ngon và hoàn thiện hơn. Dĩ nhiên, những “khách hàng bí mật” này sẽ hoàn toàn xa lạ với các nhân viên của Phở 24.
Một điểm quan trọng góp phần làm nên thành công của Phở 24 là đã xác định được khẩu vị, không những phù hợp với người trong nước mà cả đối với người nước ngoài. Công ty đã bỏ ra hơn một năm để nghiên cứu chỉ riêng về khẩu vị: đó phải là một khẩu vị thời thượng, bớt béo, ăn thanh, ăn phải no, đầy đủ chất dinh dưỡng… Khi nhượng quyền Phở 24 ra nước ngoài, đặc biệt là phương tây thì phải quan tâm tới khẩu vị của người phương Tây mà không mất đi được nét đặc trưng của Phở 24. Ví dụ, khẩu vị của người Australia không thích ăn đồ béo và ngậy. Do đó, Phở 24 đã thay đổi thực đơn, soạn hẳn một loại phở ăn kiêng cho người dân ở đây. Đặc biệt, món phở phải dùng đũa, nhưng những người phục vụ không quên để kèm theo dao và nĩa bên cạnh, giúp thục khách khỏi lóng ngóng khi thưởng thức món ăn Việt.
Ngoài phở bò là món chín, thực khách có thể lựa chọn các món ăn phụ kèm theo như cánh gà chiên, chả giò, gỏi cuốn… được thay đổi liên tục và phong phú. Các loại nước uống, thức ăn tráng miệng cũng khá phong phú với giá cả tương đối phù hợp.
Tù các năm 2004 đến 2009, Phở 24 luôn đạt được giải thưởng “The Guide Awards”, với nội dung “Safe way to indulge in a Vietnamese staple!” tức sản phẩm đảm bảo về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
Không gian của quán
Không gian quán ăn cũng là một yếu tố rất quan trọng, chính vì vậy, công ty sẽ hỗ trợ tư vấn các đối tác về thiết kế, xây dựng mặt bằng, mua trang thiết bị, đồ dùng, những vận dụng cần thiết để kinh doanh. Từ đó, tất cả các chuỗi cửa hàng Phở 24 đều có không gian đồng nhất.
Cuối năm 2006, Công ty Phở 24 cũng đăng ký và được Cục bản quyền cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả đối với bản vẽ thiết kế chi tiết mô hình cửa hàng Phở 24.Trong hồ sơ cấp giấy chứng nhận có kèm theo hình ảnh chi tiết về cách bài trí, thiết kế biển hiệu và nội thất trong các tiệm phở. Trong đó, có hai loại mô hình bố trí cơ bản dành cho hai loại không gian rộng và không gian hẹp. Toàn bộ tiệm trong hệ thống Phở 24 đều chung một cách bố trí sắp xếp và thiết kế như nhau.
Từ khi thành lập, công ty đã mời một công ty tư vấn thiết kế vừa thể hiện đặc trưng của phở truyền thống Việt Nam, vừa tạo cho khách cảm giác dễ chịu, ăn ngon miệng trong không gian đó. Đây là nét đặc trưng của Phở 24 để khách đến đây, ngoài việc thưởng thức phở còn được ngắm nhìn anh đầu bếp luôn tay chế biến bên nồi nước phở nghi ngút khói.
Toàn bộ bàn ghế và các trang thiết bị bên trong đều một tông màu chủ đạo là màu đen, tường và các họa tiết trang trí khác màu xanh cốm nhạt, trên tông màu đen của bàn là màu trắng của những chiếc bát sứ Minh Long, cùng màu đỏ của những chiếc đèn lồng mang phong cách cung đình. Tất đã tạo nên những nét đặc trưng cho Phở 24. Không gian kiến trúc ấy cũng thể hiện đúng như câu slogan “Sự kết hợp tinh tế”, trong đó thể hiện rõ sự kết hợp giữa phở truyền thống Việt Nam với cách bài trí hiện đại xen lẫn cổ kính.
Cái thú vị khi đi ăn, là người ta được nhìn và nghe được không khí của quán. Mọi người vào đây có thể trò chuyện thoải mái trong một không gian ấm cúng. Trên tường là những hình ảnh trang trí dụng cụ làm bếp, dãy ly cà phê phin kiểu Việt Nam. Thức uống được đặc biệt giới thiệu trong cửa hàng Phở 24 là cà phê đen, cà phê sữa nóng, cà phê đá và cà phê sữa đá pha phin. Sau khi ăn tô phở nóng bừng cả mặt, cũng là lúc phin cà phê nhỏ những giọt cuối cùng. Nhấp ngụm cà phê đá, mùi thơm và vị lạnh buốt của cà phê đối nghịch với cái nóng của phở còn đọng ở vị giác, tạo một cảm giác vô cùng thú vị.
Điều đầu tiên thu hút được khách nước ngoài đến Phở 24 chính là “biển hiệu” mới lạ. họ đến vì tò mò muốn biết đồ ăn cuả người Việt Nam như thế nào và phong cách người Việt ra sao. Những người dân ở Jakarta(Indonesia) rất thích thú khi bước vào cửa hàng Phở 24 bởi họ được ngồi trên những bộ bàn ghế được vận chuyển từ Việt Nam sang, được cầm chiếc bát sứ, đôi đũa mộc của Việt Nam. Những cô gái phục vụ mặc áo dài truyền thống, đi lại thướt tha, và thậm chí họ được chiêm ngưỡng nhiều bức tranh phong cảnh nổi tiếng ở Việt Nam như Vịnh Hạ Long, động Phong Nha, phố cổ Hội An, đảo Phú Quốc…Từ đó, Phở 24 đưa hình ảnh Việt Nam ra thế giới.
Quản lý con người
3.2.1/ Đối với các đối tác nhượng quyền
Nếu bạn muốn trở thành đối tác nhượng quyền thì công ty cần bạn phải có 5 tiêu chuẩn sau:
Có niềm đam mê lớn với thương hiệu Phở 24, ý tưởng kinh doanh, và chính sản phẩm đó.
Có một bản lý lịch về kinh doanh và quản lý ấn tượng
Có đủ khả năng tài chính và hiểu biết về ngành kinh doanh lương thực thực phẩm.
Có kiền thức sâu về địa phương và khả năng tìm ra những vị trí tốt để xây dựng quán.
Có cam kết chắc chắn trong việc phát triển thương hiệu Phở 24 đi đến thành công.
Nếu bạn được chọn làm đối tác nhượng quyền, bạn sẽ được công ty hỗ trợ rất nhiều về cách thức quản lý quản, tuyển chọn nhân viên, cách trang trí nội thất của quán, tư vấn về chọn vị trí xây dựng quán…trong thời gian đầu. Còn trong quá trình kinh doanh nếu có vấn đề xảy ra công ty sẽ giúp đỡ bạn nhiệt tình để không ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh và uy tín của thương hiệu.
3.2.2/ Quản lý nhân viên
Phong cách phục vụ cũng yếu một yếu tố quan trọng để phát triển một thương hiệu. Ông Trung đặc biệt nhấn mạnh đến phương thức huấn luyện đội ngũ nhân viên phục vụ. Khi một cửa hàng chuẩn bị khai trương, bộ phận nhân sự của công ty lập tức đưa những nhân viên hàng đầu đến để huấn luyện những nhân viên mới từ động tác chào hỏi cho đến tác phong thân thiện, lịch sự và tôn trọng mọi thực khách… Nhân viên mặc những bộ đồng phục của cửa hàng, cũng chủ yếu là áo trắng hoặc xanh, quần tây đen, đi giày đen…, những màu này rất hợp với tông màu của quán. Chính vì vậy, khi đến bất kỳ cửa hàng nào của Phở 24 bạn đều nhận được sự phục vụ nhiệt tình, chuyên nghiệp của nhân viên.
Giải pháp phát triển trong tương lai:
Thứ nhất là tính chuyên nghiệp. Ở Việt Nam, điều này chưa phổ biến, đặc biệt là trong lĩnh vực ẩm thực.
Thứ hai, dùng hệ thống để quản trị - Phở 24 đã tìm ra được một cách kinh doanh mang tính hệ thống, hiện đại và vượt ra khỏi kiểu quản trị của những tiệm phở quy mô gia đình thông thường.
Thứ ba, phải xây dựng thương hiệu chứ không đơn thuần chỉ là kiếm tiền
Thứ tư, phải hướng vào thị trường thế giới chứ không chỉ giới hạn trong Việt Nam. Địa phương hóa sản phẩm để nó phù hợp với từng quốc gia, vùng miền nhưng không mất đi vị đặc trưng của Phở 24.
Thứ năm, hướng tới Phở 24 phục vụ 24/24 vì nhu cầu hiện nay của người tiêu dùng thật sự cần một thức ăn nhanh phù hợp ở mọi thời điểm do đặc thù của công việc của một xã hội phát triển.
Thứ sáu, Phở 24 hướng đến bình dân hóa các sản phẩm trong tương tai, tức nó sẽ phục vụ cho cả những người có thu nhập trung bình và thấp.
IV/ KẾT LUẬN
Như vậy, từ những phân tích ở trên chúng ta thấy được Phở 24 đã rất thành công khi sử dụng phương thức nhượng quyền kinh doanh do có những chiến lược phù hợp. Ở Việt Nam, Phở 24 áp dụng phương thức nhượng quyền sau cà phê Trung Nguyên, bánh Kinh Đô … nhưng Phở 24 là nhãn hiệu được coi là thành công nhất ở Việt Nam với những chuỗi cửa hàng phong cách phục vụ chuyên nghiệp, chất lượng món ăn đồng nhất và đảm bảo an toàn thực phẩm…được phát triển rộng khắp không những trong nước mà vươn ra thị trường quốc tế với thương hiệu Việt. Chúng tôi tin rằng, Phở 24 sẽ còn phát triển và vươn xa hơn nữa nếu nó vẫn tiếp tục có chiến lược nhượng quyền phù hợp trong từng giai đoạn.
Mục lục
Đặt vần đề 1
I. Cơ sở lí thuyết.
1. Khái niệm nhượng quyền thương mại 2
2. Các nhân tố tác động đến kết quả nhượng quyền 2
2.1. Bản sắc thương hiệu 2
2.2. Vị trí 2
2.3. Nỗ lực tiếp thị 3
2.4. Chiến lược dài hạn 3
2.5. Quản lý con người 3
II. Thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay
1. Cơ sở pháp lý cho lĩnh vực nhượng quyền 4
2.Thực trạng mô hình Nhượng Quyền ở Việt Nam hiện nay 4
2.1 Những thành công đạt được 4
2.2 Những hạn chế 5
2.3 Giải Pháp cho sự phát triển bền vững trong nhượng quyền ở Việt Nam 5
2.4 Tiềm năng thị trường Nhượng Quyền ở Việt Nam 6
III. Phở 24 và cách thức nhượng quyền
Phở là gì? 7
Khái quát chung về Phở 24 7
Giới thiệu người sáng lập Phở 24 7
Ý tưởng hình thành phở 24 7
Phở 24 là gì? 8
Giới thiệu công ty 8
Chiến lược kinh doanh 9
Bản sắc thương hiệu 10
Chất lượng sản phẩm 10
Không gian của quán 12
Quản lý con người 14
3.2.1 Đối với các đối tác nhượng quyền 14
3.2.2 Quản lý nhân viên 14
Giải pháp phát triển trong tương lai 15
Kết luận
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phở 24 và hình thức nhượng quyền kinh doanh.doc