Với sự phát triển của lực lượng sản xuất con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm của quá trình sản xuất là chủ thể của quá trình sản xuất kinh tế xã hội. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ người lao động là cơ sở thực hiện chiến lược “Phát huy nhân tố con người trong thời đại mới” của Đảng, của nhà nước. Đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên là một hành động nhằm không ngừng nâng cao trình độ lý luận cũng như kiến thức thực tế, tạo ra đội ngũ cán bộ công nhân viên có khả năng hoàn thành có hiệu quả mọi công việc được giao.
- Việc đào tạo cán bộ công nhân viên phải dựa trên cơ sở xác đinh mục tiêu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của nhà máy, trong từng thời kỳ. Trình độ năng lực của cán bộ công nhân viên hiện có trong nhà máy. để xây dựng một kế hoạch đào tạo chi tiết cụ thể sát sao với yêu cầu của sản xuất trong tình hình mới.
- Lao động là một trong ba yếu tố cơ bản trong quá trính sản xuất (lao động), máy móc thiết bị tác động vào đối tượng lao động là nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm. Trình độ kiến thức và kinh nghiệm thực tiển thể hiện phương pháp làm việc khoa học, sự thành thạo, khéo léo trong công việc sẽ quyết định đến việc nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
78 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3035 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản trị marketing: Thực tập 2011, nhà máy cơ khí 19 - 5 Thái nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng của ban giám đốc, cán bộ quản lý khác và nhân viên nghiệp vụ văn phòng căn cứ vào mức độ hoàn thành kế hoạch của công ty về tổng doanh thu. Nếu hoàn thành 100% doanh thu kế hoạch thì được hưởng 100% quỹ lương kế hoạch, trường hợp không đạt doanh thu kế hoạch thì giảm bao nhiêu % doanh thu, quỹ lương giảm tương ứng. Nếu vượt doanh thu kế hoạch thi Hội đồng quản trị xem xét trích thưởng căn cứ kết quả sản xuất kinh doanh.
- Tiền lương của ban giám đốc, cán bộ quản lý khác và nhân viên nghiệp vụ văn phòng:
- Quỹ lương và bộ máy giúp việc: Quỹ lương hàng năm của ban giám đốc, cán bộ quản lý khác và nhân viên nghiệp vụ văn phòng, bộ máy giúp việc do Tổng công ty xem xét quyết định.
- Tiền lương:
+ Tiền lương khoán của hội ban giám đốc, cán bộ quản lý khác và nhân viên nghiệp vụ văn phòng được chi trả căn cứ và hệ số lương bình quân của cán bộ quản lý nhà máy, nhân viên văn phòng nhân với hệ số trách nhiệm. Tổng quỹ lương của ban giám đốc, cán bộ quản lý khác và nhân viên nghiệp vụ văn phòng không được vượt quá quỹ lương đã phê duyệt.
+ Tiền lương khoán của cán bộ quản lý khác và nhân viên nghiệp vụ, được chi trả căn cứ và hệ số lương bình quân của cán bộ quản lý nhà máy, nhân viên văn phòng nhân với hệ số trách nhiệm.
+ Hệ số trách nhiệm, do giám đốc nhà máy căn cứ vào nhiệm vụ, mức độ phức tạp của công việc mà cán bộ, nhân viên đảm nhiệm quyết định hệ số trách nhiệm.
- Trong kỳ kế hoạch, tổng quỹ lương của cán bộ quản lý nhà máy và bộ máy giúp việc tạm ứng hàng tháng bằng 90% quỹ lương kế hoạch, khi hết năm kế hoạch căn cứ vào kết quả hoàn thành doanh thu thực hiện, ban giám đốc xem xét quyết định mức chi trả quỹ lương còn lại.
- Tiền thưởng: Tiền thưởng (nếu có) của ban giám đốc, cán bộ quản lý khác và nhân viên nghiệp vụ do ban giám đốc căn cứ tình hình kết quả sản xuất kinh doanh khi kết thúc năm kế hoạch xem xét quyết định.
Ngoài những chính sách về lương, thưởng đối với công nhân trực tiếp sản xuất và đối với cán bộ quản lý nhà máy và bộ máy giúp việc thì nhà máy cũng có những chính sách cho cán bộ, công nhân viên đi học ngắn hạn và dài hạn, chính sách về phúc lợi xã hội…
c. Tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn:
- Về bảo hiểm xã hội: trích 20% trên tiền lương phải trả cho công nhân viên ,trong đó:
+ Nhà máy chịu 15% đưa vào các tài khoản chi phí có liên quan theo đối tượng trả lương.
+ Công nhân viên chịu 5% khấu trừ vào tiền lương.
- Về bảo hiểm y tế: trích 3% trên tiên lương phải trả cho công nhân viên, trong đó:
+ Nhà máy chịu 2% đưa vào tài khoản chi phí có liên quan.
+ Công nhân viên chịu 1% khấu trừ vào tiền lương.
- Về kinh phí công đoàn: trích 2% đưa vào các tài khoản chi phí có liên quan. Như vậy tổng số tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn đươc tóm tắt như sau:
+ Bảo hiểm xã hội 20% (nhà máy chịu 15%, công nhân viên chịu 5%).
+ Bảo hiểm y tế 3% (trong đó nhà máy chịu 2%, công nhân viên chịu 1%)
+ Kinh phí công đoàn 2% (trong đó nhà máy chịu 2%).
d. Tiền lương phải nộp lên và chi trả:
- Về bảo hiểm xã hội: qui định 10% nhà máy phải nộp cho cơ quan quản lí để chi cho hai nội dung hưu trí và tử tuất, còn 5% được dùng để chi cho ba nội dung: ốm đau, thai sản và tai nạn lao động.
- Tỷ lệ trích mà người lao động phải chịu được nhà máy nộp hộ lên cơ quan quản lí (cùng với 10% trên).
- Về bảo hiểm y tế: nhằm xã hội hóa việc khám chữa bệnh, người lao động còn được hưởng chế độ khám chữa bệnh không mất tiền bao gồm các khoản chi về viện phí, thuốc men,… khi ốm đau. Điều kiện để người lao động được khám chữa bệnh không mất tiền là họ phải có thẻ bảo hiểm y tế. Thẻ bảo hiểm y tế được mua từ tiền trích bảo hiểm y tế.
- Về kinh phí công đoàn: để phục vụ cho hoạt động của tổ chức công đoàn được thành lập theo luật công đoàn, công ty phải trích lập quỹ kinh phí công đoàn. Được giữ lại 1% cho hoạt động công đoàn cơ sở và 1% cho hoạt động công đoàn cấp trên.
2.2.6. Các hình thức phân phối tiền lương
Công tác trả lương của Nhà máy cơ khí 19- 5 do phòng tổ chức hành chính nghiên cứu, vận dụng trả lương thích hợp sao cho tiền lương tương ứng với công việc. Xí nghiệp bao gồm nhiều bộ phận, chức năng khác nhau nên xí nghiệp đã áp dụng các hình thức trả lương theo thời gian và khoán sản phẩm.
*) Phương pháp trả lương cho công nhân viên theo sản phẩm
- Đối với lao động cá nhân trực tiếp thì tiền lương trả theo sản phẩm hoặc khoán sản phẩm được tính theo công thức sau và được áp dụng đối với công nhân trực tiếp sản xuất.
Công Thức:
T = Đg x Q
Trong đó: T: Tiền lương của một lao động
Đg: Tiền lương một sản phẩm
Q: Số lượng sản phẩm hoặc công việc hoàn thành
- Đối với lao động tập thể thì tiền lương trả theo sản phẩm được tính như sau và được áp dụng đối với bộ phận sản xuất trực tiếp.
Công thức:
Để tính lương cho người lao động cần tiến hành 2 bước:
Bước 1: Xác định đơn giá tiền lương:
ĐG = ∑ L/ Msl
Trong đó:
∑ L: Là tổng số tiền lương theo cấp bậc của tổ i
Msl : Là sản lượng tính theo cấp bậc công việc của tổ( theo định mức )
Bước 2: Công thức tính tiền lương thực tế:
L1 = ĐG x SLtt
Trong đó:
L1: Là tiền lương thực tế
SLtt: Là sản lượng thực tế
Chia tiền lương cho công nhân:
- Phương pháp dùng hệ số điều chỉnh:
+ Xác định hệ số điều chỉnh
Hđc = L1/ L0
Trong đó:
Hđc: Là hệ số điều chỉnh
L1: Là tiền lương thực tế
Lo: Là tiền lương theo cấp bậc
+ Tính tiền lương cho từng người
L1 = Lcb x Hđc
Trong đó:
L1: Là tiền lương thực tế
Lcb: Là tiền lương cơ bản
+ Ưu điểm: Khuyến khích công nhân ra sức nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, phát triển tài năng, cải tiến điều kiện làm việc, sử dụng đầy đủ thời gian và khả năng của máy móc thiết bị để tăng năng suất lao động, đồng thời thúc đẩy phong trào thi đua, bồi dưỡng tác phong trong lao động của công nhân, thúc đẩy nhà máy cải tiến tổ chức, quản lý lao động.
+ Nhược điểm: Làm xuất hiện hiện tượng chạy theo số lượng sản phẩm, làm ẩu, vi phạm quy trình kỷ thuật, công nghệ, sử dụng máy móc, thiết bị quá mức, …
*) Phương pháp trả lương khoán
Đây là một hình thức đặc biệt của tiền lương sản phẩm, trong đó tổng tiền lương trả cho một người lao động hay một tập thể được quy định trước một khối lượng công việc xác định và phải hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định.
Hình thức tiền lương này áp dụng cho các công việc mà xét giao từng chi tiết thì không có lợi về mặt kinh tế hoặc những công việc khẩn cấp cần hoàn thành sớm.
Khi áp dụng hình thức lương khoán, cần chú trọng chế độ kiểm tra chất lượng công việc theo đúng trong hợp đồng lao động, nếu không sẽ xuất hiện hiện tượng chạy theo số lượng.
Tóm lại việc trả lương cho người lao động không chỉ căn cứ vào chế độ tiền lương ( trình độ chuyên môn, thang lương và bảng lương ) mà còn lựa chọn hình thức tiền lương sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà máy để phát huy được hiệu quả của tiền lương, vừa làm đòn bẩy kinh tế kích thích cho người lao động nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh.
*) Phương pháp trả lương công nhân viên theo thời gian
Tiền lương theo thời gian là hình thức tiền lương mà tiền lương của người lao động được xác định tùy thuộc vào thời gian làm việc thực tế, và mức lương theo trình độ lành nghề, chuyên môn, tính chất công việc,….của người lao động.
Ở nhà máy việc trả lương theo thời gian được áp dụng để tính trả lương cho những công nhân viên làm những công việc không xác định được mức sản phẩm hoặc cho cán bộ công nhân viên nghỉ phép, học tập.
Đối với cán bộ trong biên chế hoặc hợp đồng lao động dài hạn được hưởng mức lương cơ bản và ngày nghỉ phép năm, ngày nghỉ phép có việc riêng có lương ( theo bộ luật lao động), nghỉ lễ, hội họp, học tập.
Bộ phận thường được áp dụng phương pháp này thường là bộ phận gián tiếp ( nhân viên làm việc trong văn phòng)
Tiền lương theo thời gian là số tiền trả cho người lao động căn cứ theo số ngày(giờ) công thực tế đã làm
Công thức:
Ttg = T x L
Trong đó:
Ttg : Tiền lương theo thời gian
T: Số ngày(giờ) công thực tế đã làm trong kỳ
L: Mức lương ngày
Với:
Lngày = Lcb x số ngày
Lgiờ = Lcb x số giờ
Điều kiện để áp dụng tốt lương thời gian:
- Nhà máy cần bố trí đúng người
- Nhà máy phải có hệ thống theo dõi và kiểm tra việc chấp hành thời gian làm việc của người lao động
- Làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho người lao động để tránh khuynh hướng làm việc chiếu lệ, không quan tâm đến kết quả công tác.
+ Ưu điểm: Tiền lương theo thời gian có ưu điểm là đơn giản, dễ tính toán, phản ánh được trình độ kỷ thuật và điều kiện làm việc của người công nhân. Thời gian trả lương càng ngắn thì tiền lương trả cho người lao động càng chính xác hơn.
+ Nhược điểm: Chưa gắn liền tiền lương với kết quả lao động từng người, không khuyến khích công nhân tận dụng triệt để thời gian lao động, tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Việc trả lương mang tính chất bình quân.
2.3. TÌNH HÌNH CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH
2.3.1. Phân loại chi phí của Nhà máy
Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh là việc sắp xếp chi phí sản xuất kinh doanh vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định. Phân loại chi phí sản xuất có tác dụng cho việc quản lý, hạch toán, kiểm tra, kiểm soát chi phí phát sinh và hình thành giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất tại Nhà máy cơ khí 19- 5 được phân loại theo yếu tố chi phí.
Theo tiêu thức phân loại này, căn cứ vào tính chất nội dung kinh tế của các chi phí giống nhau xếp vào một yếu tố, không phân biệt chi phí đã phát sinh trong lĩnh vực hoạt động nào? ở đâu? Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu, đồng nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh chi phí, chi phí được phân theo yếu tố, về thực chất chỉ có ba yếu tố chi phí là chi phí về sức lao động, chi phí về đối tượng lao động, và chi phí về tư liệu lao động. Tuy nhiên để cung cấp thông tin về chi phí một cách cụ thể hơn, nhằm phục vụ cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động, việc lập kiểm tra và phân tích dự toán chi phí, các yếu tố chi phí trên có thể được chi tiết hoá theo nội dung cụ thể của chúng. Theo yêu cầu về công tác quản lý, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của Nhà máy cơ khí 19- 5 được chia làm 6 yếu tố:
- Chi phí nguyên liệu: : Là những chi phí trực tiếp cho sản xuất SP gồm NVL chính, vật liệu phụ, nguyên liệu sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm. Bao gồm toàn bộ chi phí về các loại đối tượng lao động là nguyên liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ,.. sử dụng vào sản xuất kinh doanh, có vai trò quan trọng trong việc tăng sản lượng sản phẩm, năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và chiếm tỷ lệ cao trong tổng giá thành sản phẩm.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất sản phẩm. Có vai trò thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động và tiết kiệm chi phí, từ đó đánh giá được cơ cấu sản xuất của Nhà máy tốt hay xấu. Là cơ sở để lãnh đạo Nhà máy hoạch định mức tiền lương bình quân cho người lao động, tiền đề để điều chỉnh chính sách lương, đạt được sự cạnh tranh lành mạnh về nguồn lực lao động. Trong nhà máy, chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng 16,39% trong tổng giá thành sản xuất sản phẩm.
- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn: Quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ tính theo tỷ lệ quy định, trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho người lao động tính vào chi phí. Trong nhà máy yếu tố này chiếm 3,11% trong tổng giá thành sản suất sản phẩm.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Là toàn bộ số khấu hao phải trích khấu hao trong kỳ, đối với tất cả các loại TSCĐ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Giúp Nhà máy nhận biết được mức chuyển dịch, hao mòn TSCĐ, để có kế hoạch tốt hơn chiến lược tái đầu tư, đầu tư mở rộng để đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị thích hợp cho quá trình sản xuất kinh doanh. Trong nhà máy yếu tố này chiếm tỷ trọng 3,39% trong tổng giá thành sản xuất sản phẩm.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền trả về các loại dịch vụ mua ngoài, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong nhà máy, ví dụ như: điện nước,...
- Chi phí khác bằng tiền: Là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh như chi phí tiếp khách, mua văn phòng phẩm,...
Trong nhà máy, Yếu tố dich vụ mua ngoài chiếm 0,28%, yếu tố chi phí bằng tiền khác chiếm 3,17% sự nhận thức tốt yếu tố chi phí này giúp nhà máy hoạch định được ngân sách tiền mặt chi tiêu, hạn chế những tồn đọng tiền mặt, tránh bớt những tổn thất thiệt hại trong quản lý vốn bằng tiền.
Qua cách phân loại trên nó có tác dụng cho biết kết cấu, tỷ trọng của từng loại chi phí mà nhà máy đã bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh, để lập bảng thuyết minh báo cáo tài chính (Phần chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố) phục vụ cho yêu cầu thông tin và quản trị nhà máy để phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí, lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh.
Nhà máy cơ khí 19- 5 là doanh nghiệp cơ khí chế tạo. Các chi phí phát sinh liên tục trong quá trình sản xuất với quy mô chi phí lớn nhỏ khác nhau. Dựa vào đặc điểm tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ của dây chuyền sản xuất, đặc điểm phát sinh chi phí, mà đối tượng hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh của nhà máy được tập hợp theo từng phân xưởng, tổ đội sản xuất. Hiện nay, các chi phí được tập hợp theo 3 khoản mục chính:
2.3.1.1. Chi phí nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu chính: Đối với Nhà máy Cơ khí 19-5, nguyên vật liệu chính của quá trình sản xuất kinh doanh là sắt thép. Ngoài ra còn có các vật liệu phụ phục vụ cho quá trình chế tạo máy móc như: nhôm, kẽm, crôm, đồng, nhựa polime …
2.3.1.2. Chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm như: Tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, và chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp như: BHXH, Bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định, với số tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất.
Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất SP đó là khoản tiền mà nhà máy phải trả cho công nhân tương ứng với số lượng chất lượng và kết quả lao động mà họ đã đạt được. Đây là một trong những yếu tố cấu thành nên sản phẩm của nhà máy, là đòn bẩy kinh tế khuyến khích tinh thần tích cực lao động, là nhân tố thúc đẩy tăng năng suất lao động nên nhà máy đã tổ chức tốt công tác hạch toán tiền lương, đảm bảo trả lương đúng chính sách chế độ.
Tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội là 20%, (5% trừ vào lương người lao động, 15% tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp).
Tỷ lệ trích bảo hiểm y tế: 3% (1% trừ vào lương, 2% tính vào chi phí kinh doanh).
2.3.1.3. Chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của nhà máy.
Mức chi phí SXC
Phân bổ cho từng
đối tượng
=
Tổng chi phí SXC cần phân bổ
Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng
x
Tổng tiêu thức
Phân bổ của từng
đối tượng
Tài khoản này được chi tiết cho từng phân xưởng, đội SX.Việc tập hợp chi phí SX chung được thực hiện đối với từng khoản mục chi phí như sau:
- Chi phí nhân viên phân xưởng (đội trưởng sản xuất): Tiền lương của đội trưởng nhà máy tính vào chi phí SX chung và trích BHXH, BHYT, kinh phí CĐ theo tỷ lệ quy định cụ thể: Căn cứ vào bảng lương trong kỳ năm 2010, Nhà máy đã trả lương cho đội trưởng và phòng ban là: 177.281.700đ
+/Trích BHXH và BHYT = 177.281.700đ x 17% = 30.137.900đ
+/Trích K/Phí công đoàn = 177.281.700đ x 2% = 3.545.600đ
- Điện dùng cho sản xuất: Giá điện hiện nay theo hợp đồng là BQ là 965đồng/KW. Số lượng điện về sản lượng tiêu thụ thực tế trong tháng được căn cứ vào hoá đơn thu tiền điện của chi nhánh điện Lưu Xá- Thái Nguyên.
Số điện này được dùng cho các phân xưởng, khu vực hành chính và điện sử dụng ánh sáng, các bộ phận này đều được lắp công tơ theo dõi riêng. Tuy nhiên số lượng điện của tổng các đồng hồ này thường là nhỏ hơn số điện báo của chi nhánh điện vì phải chịu sản lương điện hao phí trên đường dây và điện ánh sáng. Vì vậy để tập hợp được khoản chi phí này Nhà máy sử dụng cách tập hợp chi phí như sau:
Tổng công suất
điện sử dụng
cho các bộ phận
=
Công suất thựctế sử dụng tại từng bộ phận
X
Tỷ lệ %
(Hao hụt
dùng chung)
Số điện phân bổ được tính trên tỷ lệ thực tế theo công thức:
Công suất
điện phân bổ
=
Tổng công suất điện sử dụng cho các BP
Công suất điện sử dụng ở từng bộ phận
X
Sản lượng điện
của từng bộ phận
Tổng chi phí điện sản xuất = Tổng công suất phân bổ X Đơn giá
Căn cứ vào hoá đơn tiền điện hàng tháng thì trong quý tổng số điện sử dụng là: 32.428 KW x 965đ = 31.293.020 đồng
Trong đó:
+/ Xưởng chế biến: 27.884.080đ
+/ Trụ sở Nhà máy: 2.780.540đ
+/ Hao hụt + ánh sáng: 628.400đ
Và được phân bổ cho các đối tượng sử dụng như sau:
31.293.020
Xưởng Cơ khí = X 27.884.080 = 28.455.500đ
27.884.080 + 2.780.540
Trụ sở công ty = 31.293.020 - 28.455.500 = 2.837.520đ.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Chi phí khấu hao TSCĐ thuộc chi phí sản xuất chung về sửa chữa TSCĐ thuộc xưởng chế biến chè như máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng,. . . .
Khấu hao TSCĐ nhằm tạo nguồn vốn để đảm bảo tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định. Việc tính toán trích khấu hao TSCĐ của nhà máy theo phương pháp khấu hao tuyến tính theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/2/2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
Công ty trích khấu hao mỗi quý một lần vào tháng cuối quý theo công thức:
Nguyên giá của TSCĐ
Mức hao mòn năm của TSCĐ =
Thời gian sử dụng
Mức khấu hao năm
Mức khấu hao quý của TSCĐ =
4 quý
Và được phân bổ cho các bộ phận sử dụng:
+/ Đối với TSCĐ dùng trực tiếp cho các phân xưởng thì tính khấu hao trực tiếp.
+/Đối với tài sản dùng chung sau khi tính khấu hao TSCĐ, thì phân bổ cho các bộ phận theo tỷ lệ (Giá trị TSCĐ)
- Chi phí nguyên vật liệu dùng cho quản lý phân xưởng:
- Chi phí về công cụ, dụng cụ dùng cho quản lý phân xưởng: Đối với công cụ, dụng cụ xuất dùng thẳng, toàn bộ chi phí cuối tháng được kế toán lập bảng kê báo cáo sử dụng công cụ dụng cụ.
- Chi phí bằng tiền khác: Chi phí bằng tiền khác của nhà máy bao gồm: Chi phí tiếp khách, tiếp tân, Điện thoại, Tiền thưởng, Tiền đặt báo, . . . . Kế toán căn cứ vào bảng kê thanh toán, hoá đơn chứng từ trong kỳ để hạch toán.
2.3.2. Giá thành kế hoạch năm 2010
Giá thành kế hoạch được xây dựng dựa trên chi phí.
Cụ thể cách tính giá thành như sau:
Giá thành kế hoạch = Chi phí SXKD trong kỳ + Chi phí dở dang + Tồn kho
Bảng 2.6: Tổng hợp kế hoạch giá thành toàn doanh nghiệp năm 2010
STT
CHỈ TIÊU
ĐVT
TỔNG CỘNG
Kế hoạch năm 2010
1
Tổng chi phí SXKD trong kỳ
1000đ
25,900,290.90
a. Chi phí trung gian
"
19,615,079.24
Nguyên liệu, vật tư
"
16,052,589.21
Nhiên liệu
"
428,796.95
Động lực
"
2,076,543.59
Chi khác
"
779,217.81
Chi phí mua ngoài
"
277,931.67
b. Giá trị gia tăng
"
6,285,211.66
Khấu hao tài sản cố định
"
634,599.39
Tiền lương
"
4,903,614.40
Bảo hiểm
"
746,997.87
Thuế trong giá thành
"
-
2
Kết chuyển chi phí dở dang
1000đ
Chi phí dở dang đầu kỳ
"
Chi phí dở dang cuối kỳ
"
3
Huy động tồn kho
1000đ
614,540.00
( Nguồn: Phòng kế toán)
2.3.3. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế
2.3.3.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là chi phí sản xuất được tập hợp đến một giới hạn nhất định, giới hạn đó có thể là sản phẩm, bộ sản phẩm, chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, giai đoạn công nghệ, đơn đặt hàng.
Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, trong nhà máy kết quả phải dựa trên những căn cứ sau:
- Đặc điểm tổ chức sản xuất của nhà máy.
- Quy trình công nghệ, kỹ thuật sản xuất sản phẩm.
- Địa điểm phát sinh chi phí, mục đích công dụng của chi phí.
- Yêu cầu trình độ quản lý của nhà máy.
Và như vậy, đối tượng hạch toán chi chi phí sản xuất có thể là:
- Từng phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuât hoặc toàn nhà máy.
- Từng giai đoạn công nghệ hoặc toàn bộ quá trình công nghệ.
- Từng sản phẩm, từng đơn vị đặt hàng, hạng mục công trình.
- Từng nhóm sản phẩm hoặc từng bộ phận chi tiết sản phẩm.
Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất đúng phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của nhà máy có tác dụng phục vụ tốt cho việc tăng cường quản lý sản xuất và việc tổ chức hạch toán chi phí sản xuât một cách khoa học và hợp lý.
Nhà máy cơ khí 19- 5 là doanh nghiệp cơ khí chế tạo. Các chi phí phát sinh liên tục trong quá trình sản xuất với quy mô chi phí lớn nhỏ khác nhau, và được tập hợp theo 3 khoản mục:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí sản xuất chung.
Dựa vào đặc điểm tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ của dây chuyền sản xuất, đặc điểm phát sinh chi phí, mà đối tượng hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh của nhà máy được tập hợp theo từng phân xưởng, tổ đội sản xuất.
2.3.3.2 Tính giá thành sản phẩm
a) Đối tượng và phương pháp tính giá thành SP
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành SP có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Giá thành SP chính là số chi phí SX tính theo khối lượng SP hoàn thành, về bản chất là hao phí lao động sống và lao động vật hoá.
Chi phí sản xuất nói lên những hao phí phát sinh trong một thời gian nhất định không liên hệ đến số lượng và chủng loại SP. Còn giá thành SP lại có quan hệ đến số lượng và chủng loại SP.
Để phù hợp với đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành SP. Nhà máy đã lựa chọn sản phẩm là đối tượng tính giá thành.
Phương pháp tính giá thành Nhà máy sử dụng phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm:
Giá thành NTP1 = DĐK
1 + C1 - DCK1
Tổng giá thành TP = CNTP1 + C2 + DĐK1 - DCK2
Giá thành
Tổng giá thành
=
Khối lượng SP hoàn thành
b) Trình tự tính giá thành
- Tập hợp chi phí sản xuất:
Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của nhà máy được tập hợp chi phí trên các tài khoản chi phí như phần trên. Cuối kỳ tính giá thành kế toán tiến hành tập hợp các khoản mục chi phí về tài khoản tính giá theo định khoản:
Nợ TK 154
Có TK 621
Có TK 622
Có TK 627
- Nhà máy tính giá thành cho thành phẩm sản xuất trong kỳ như sau: Tính toàn bộ chi phí cấu tạo nên sản phẩm và chi phí tồn kho
Như vậy tập hợp được chi phí sản xuất cho các thành phẩm như sau:
- Lập bảng tính giá thành thành phẩm:
Vật liệu mua về nhập kho sau đó dùng vào sản xuất. Giá trị vật liệu xuất kho được tính theo đơn giá bình quân tồn đầu kỳ.
Giá thực tế vật liệu xuất kho
=
Số lượng vật liệu xuất kho
X
Đơn giá bình quân
+/ Tất cả những chi phí NVL xuất dùng trực tiếp vào sản xuất được tập hợp vào TK 621 "Chi phí NVL trực tiếp".
+/ Những chi phí phải trả, phải thanh toán cho công nhân viên trực tiếp sản xuất SP được tập hợp vào TK 622 "Chi phí nhân công trực tiếp".
+/ Những chi phí liên quan tới việc phục vụ sản xuất quản lý phân xưởng và những chi phí phát sinh trong phạm vi xí nghiệp như điện, nước, khấu hao máy móc thiết bị.... Sau khi tính toán phân bổ được tập hợp vào TK 627 " Chi phí sản xuất chung".
+/ Cuối kỳ kết chuyện chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung vào bên nợ TK 154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" để tính giá thành.
2.3.4. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành
Đối với Nhà máy Cơ khí 19-5, nguyên vật liệu chính của quá trình sản xuất kinh doanh là sắt thép. Nhưng trong những năm gần đây tình hình giá thép có nhiều biến động phức tạp, điều này làm cho Nhà máy khó khăn trong việc tính toán và kiểm soát chi phí giá thành.
Đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật của Nhà máy trình độ còn chưa cao. Phần lớn những công nhân có bậc thợ cao, có kinh nghiệm làm việc lâu năm đã về nghỉ theo chế độ 41/CP, hiện tại số công nhân mới bổ sung còn trẻ nhưng còn có nhiều hạn chế về mặt chuyên môn, dẫn đến tình trang làm sai hỏng các sản phẩm là khá nhiều. Chính vì vậy nhiều trường hợp hoàn thành sản phẩm vượt thời gian quy định, làm sai lệch khi tính toán giá thành sản phẩm.
Thiết bị khoa học công nghệ còn lạc hậu, ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng của sản phẩm. Đây là vấn đề đã được Ban lãnh đạo xem xét và đang có chủ trương đổi mới.
2.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA NHÀ MÁY
2.4.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.7: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm gần đây như sau: (đơn vị tính: VNĐ)
Chỉ tiêu
Mã số
Năm 2009
Năm 2010
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
01
8.750.316.155
30.324.650.552
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
02
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-02)
10
8.750.316.155
30.324.650.552
4. Giá vốn hàng bán
11
7.356.108.677
27.532.973.425
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 – 11)
20
1.394.207.478
2.791.677.127
6. Doanh thu hoạt động tài chính
21
4.662.234
14.110.181
7. Chi phí tài chính
22
56.911.667
184.187.589
- Trong đó: Chi phí lãi vay
23
56.911.667
184.187.589
8. Chi phí bán hàng
24
3.090.000
8.150.000
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
1.279.148.303
2.394.248.504
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30 = 20 + (21 – 22) – (24 + 25))
30
59.719.742
219.201.215
11. Thu nhập khác
31
12. Chi phí khác
32
58.902.752
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 – 32)
40
-58.902.752
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40)
50
59.719.742
160.298.463
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
51
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
52
17. Lợi nhuận sau thế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 – 51 – 52 )
60
59.719.742
160.298.463
Năm 2009, doanh thu của công ty đạt 8 tỷ đồng, năm 2010 đạt 30 tỷ đồng, tăng 375%, tương ứng với khoảng 22 tỷ đồng. .
Có thể nói, doanh thu của công ty có sự tăng trưởng tương đối nhanh. Điều đó chứng tỏ công ty đã không ngừng nỗ lực đàm phán, tìm kiếm mở rộng các mối quan hệ kinh tế nhằm làm tăng doanh thu, đồng thời cũng thể hiện chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, tạo dựng được uy tín trên thị trường.
2.4.2. Phân tích bảng cân đối kế toán và đánh giá cơ cấu tài sản - nguồn vốn
Bảng 2.8: Bảng cân đối kế toán
TÀI SẢN
Năm 2009
Năm 2010
Số cuối năm
Số cuối năm
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
(100 = 110 + 120 + 130 + 140 + 150)
7.305.759.099
12.023.036.398
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
856.708.031
291.155.545
1. Tiền
856.708.031
291.155.545
2. Các khoản tương đương tiền
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
1.151.993.875
2.190.339.359
1. Phải thu khách hàng
979.008.259
2.148.291.481
2. Trả trước cho người bán
106.817.982
20.543.797
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
5. Các khoản phải thu khác
159.152.652
212.788.224
6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi
-92.985.018
-191.284.143
IV. Hàng tồn kho
5.231.195.366
9.294.303.658
1. Hàng tồn kho
5.231.195.366
9.294.303.658
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
V. Tài sản ngắn hạn khác
65.861.827
247.237.836
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
11.520.000
42.314.127
2. Thuế GTGT được khấu trừ
35.880.240
51.048.609
3. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước
4.461.587
4. Tài sản ngắn hạn khác
14.000.000
150.875.100
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
2.638.418.254
4.962.370.939
I. Các khoản phải thu dài hạn
II. Tài sản cố định
2.638.418.254
4.750.852.769
1. Tài sản cố định hữu hình
251.833.486
4.750.852.769
- Nguyên giá
4.671.000.073
9.670.299.164
- Giá trị hao mòn luỹ kế
-4.419.166.587
-4.919.446.395
2. Tài sản cố định thuê tài chính
3. Tài sản cố định vô hình
24.137.167
- Nguyên giá
48.274.339
48.274.339
- Giá trị hao mòn luỹ kế
-24.137.172
48.274.339
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
2.362.447.601
III. Bất động sản đầu tư
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
V. Tài sản dài hạn khác
211.518.170
1. Chi phí trả trước dài hạn
211.518.170
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
3. Tài sản dài hạn khác
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200)
9.944.177.353
16.985.407.337
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330)
9.176.542.928
15.684.125.157
I. Nợ ngắn hạn
9.097.822.304
12.926.276.366
1. Vay và nợ ngắn hạn
600.000.000
2. Phải trả người bán
2.835.798.461
2.162.149.600
3. Người mua trả tiền trước
172.768.551
1.396.716.000
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
189.000
8.255.316
5. Phải trả người lao động
293.190.887
328.170.064
6. Chi phí phải trả
79.710.251
7. Phải trả nội bộ
4.167.599.501
8.645.683.751
8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
9. Các khoản phải trả
1.028.275.904
305.591.384
10. Dự phòng phải trả ngắn hạn
II. Nợ dài hạn
78.720.624
2.757.848.791
1. Phải trả dài hạn người bán
2. Phải trả dài hạn nội bộ
2.757.848.791
3. Phải trả dài hạn khác
4. Vay và nợ dài hạn
5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm
78.720.624
7. Dự phòng phải trả dài hạn
8. Doanh thu chưa thực hiện
9. Quỹ phát triển khoa học công nghệ
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 + 430)
767.634.425
1.301.282.180
I. Vốn chủ sở hữu
575.780.705
1.270.234.737
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
516.060.963
1.078.888.831
10. Lợi nhuận sau thế chưa phân phối
59.719.742
160.298.463
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
191.853.720
31.047.443
1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi
191.853.720
31.047.443
2. Nguồn kinh phí
3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 + 400)
9.944.177.353
16.985.407.337
Bảng 2.9: Bảng đánh giá cơ cấu tài sản – nguồn vốn
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ lệ (%)
A. Tài sản
9.944.177.353
16.985.407.337
7.041.229.984
70,81
1. Tài sản ngắn hạn
7.305.759.099
12.023.036.398
4.717.277.299
64,57
2. Tài sản dài hạn
2.638.418.254
4.962.370.939
2.323.952.685
88,08
B. Nguồn vốn
9.944.177.353
16.985.407.337
7.041.229.984
70,81
1. Nợ phải trả
9.176.542.928
15.684.125.157
6.507.582.229
70,92
2. Nguồn vốn CSH
767.634.425
1.301.282.180
533.647.755
69,52
Qua bảng so sánh kết cấu tài sản nguồn vốn trong 2 năm 2009, 2010, ta thấy cơ cấu tài sản của công ty thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng tài sản dài hạn và tăng tỷ trọng tài sản ngắn hạn.
Tài sản dài hạn của công ty chủ yếu là tài sản cố định, và tăng trong năm 2010 là do công ty đầu tư thêm máy móc thiết bị để phục vụ sản xuất kinh doanh.
Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn của công ty tăng đều trong các năm và nguồn vốn chủ sở hữu vẫn không có gì biến động đáng kể.
Tóm lại, cơ cấu tài sản - nguồn vốn của công ty không có gì biến động lớn, tương đối an toàn và có xu hướng tốt.
2.4.3. Tính toán một số chỉ tiêu tài chính
- Chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Hệ số thanh toán ngắn hạn: Tài sản lưu động/Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nhanh: (Tài sản lưu động – Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán tổng quát: (Tổng Tài sản/Tổng Nợ)
- Chỉ tiêu về cơ cấu vốn
Hệ số Nợ/Tổng tài sản
Hệ số Nợ/Vốn chủ sở hữu
- Chỉ tiêu về năng lực hoạt động
Hệ số Vòng quay hàng tồn kho: Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho
Hệ số Doanh thu thuần/Tổng tài sản
- Chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần (ROS)
Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (ROE)
Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản (ROA)
Hệ số Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần
Hệ số lợi nhuận trước thuế/ doanh thu
Hệ số lợi nhuận sau thuế/doanh thu
Hệ số lợi nhuận trước thuế/ tổng tài sản
Bảng 2.10: Các chỉ tiêu tài chính
Các chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Đơn vị
1. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Hệ số thanh toán ngắn hạn
0,80
0,93
Lần
Hệ số thanh toán nhanh
0,23
0,21
Lần
Hệ số thanh toán tổng quát
1,08
1,08
Lần
2. Chỉ tiêu về cơ cấu vốn
Hệ số: Nợ/Tổng tài sản
92,28
92,34
%
Hệ số: Nợ/Vốn chủ sở hữu
1195,43
1205,28
%
3. Chỉ tiêu về năng lực hoạt động
Hệ số: Vòng quay HTK
1,68
3,79
Lần
Hệ số: Doanh thu thuần/Tổng tài sản
87,99
178,53
%
4. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Hệ số: (ROS)
0,68
0,53
%
Hệ số: (ROE)
7,78
12,32
%
Hệ số: (ROA)
0,60
0,94
%
Hệ số: Lợi nhuận từ HĐKD/Doanh thu thuần
0,68
0,72
%
Hệ số: Lợi nhuận trước thuế/ Doanh thu
0,68
0,53
%
Hệ số: Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu
0,68
0,53
%
Hệ số: Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản
0,60
0,94
%
(Nguồn: Phòng kế toán)
TSLĐ: Tài sản lưu động
HTK: Hàng tồn kho
HĐKD: Hoạt động kinh doanh
* Khả năng thanh toán.
- Khả năng thanh toán hiện hành năm 2009 thấp hơn năm 2010 và đều bé hơn 1 cho thấy nhà máy gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
- Khả năng thanh toán nhanh: Khả năng thanh toán nhanh cả 2 năm đều < 1 và ở mức rất thấp, như vậy là công ty có thể gặp rất nhiều khó khăn trong thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
* Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời.
- ROS: Trong năm 2009: 100 đồng doanh thu thì tạo ra được 68 đồng lợi nhuận, trong năm 2010 thì 100 đồng doanh thu tạo ra được 53 đồng lợi nhuận. Nói chung trong cả 2 năm chỉ tiêu này đều khá cao rất có lợi cho doanh nghiệp.
- ROA: năm 2009 : 100 đồng vốn bỏ ra tạo ra được 60 đồng lợi nhuận, năm 2010: 100 đồng vốn bỏ ra tạo được 94 đồng lợi nhuận.
* Các chỉ tiêu về khả năng hoạt động.
Vòng quay tài sản cố định, vòng quay vốn lưu động, vòng quay hàng tồn kho năm 2009 thấp hơn năm 2010. Năm 2010 đồng vốn đầu tư vào hàng tồn kho tạo doanh thu cao hơn năm 2009 (khả năng luân chuyển tài sản cao hơn).
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY CƠ KHÍ 19-5
3.1. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt ở cả trong nước và nước ngoài như hiện hay, để đứng vững và phát triển mỗi doanh nghiệp phải tự tìm cho mình một hướng đi phù hợp trong từng giai đoạn, trên cơ sở thực tế của từng đơn vị của đất nước, của điều kiện và môi trường quốc tế. Với chiến lược đúng đắn bản thân Nhà máy phải xây dựng cho mình những mục tiêu, kế hoạch và biện pháp cụ thể mang tính khả thi đảm bảo mang lại hiệu quả kinh doanh cao và đạt được những thắng lợi trong cạnh tranh.
3.1.1. Mục tiêu và kế hoạch của Nhà máy trong thời gian tới
Nhà máy cơ khí 19- 5 là đơn vị sản xuất kinh doanh do đó Nhà máy hoạt động luôn hướng tới lợi nhuận. Muốn vậy Nhà máy phải quan tâm đến điều hòa vốn và thời gian hoàn vốn, từ đó xác định được doanh số bán hàng, thời gian cho lãi và các nhân tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng tới lợi nhuận. Để mục tiêu của Nhà máy đạt hiệu quả cao nhất trên cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ, tiền vốn, vật tư lao động của mình cần phải xác định phương hướng và biện pháp đầu tư, biện pháp sử dụng điều kiện sẵn có làm sao có hiệu quả tối ưu nhất.
3.1.1.1. Mục tiêu chung
Trong quá trình hoạt động Nhà máy đã xây dựng cho mình những mục tiêu chiến lược cụ thể:
- Tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng thu cho ngân sách nhà nước. ổn định và nâng cao mức sống cho người lao động.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng năng suất lao động, bảm bảo nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm thoả mãn khách hàng nhằm tiêu thụ mạnh sản phẩm, chú trọng hơn về khâu marketing nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Nâng cao sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường để từng bước tiến tới hội nhập kinh tế thế giới.
3.1.1.2. Mục tiêu cụ thể:
- Trong năm 2010, doanh thu tăng 11%
- Sản phẩm thoả mãn nhu cầu của khách hàng, sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó.
- Mở rộng thị trường xuất khẩu, giao hàng đúng thời gian, giá cả hợp lý và làm tốt công tác dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng.
- Tăng trưởng kinh tế, nộp ngân sách đầy đủ.
- Thu nhập bình quân của người lao động được nâng lên, cố gắng trên mức 5,5 triệu đồng/người/tháng.
3.1.2. Phương hướng phát triển của Nhà máy
3.1.2.1. Phương hướng phát triển thị trường tiêu thụ
Trên cơ sở mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước mà Đảng và chính phủ đề ra trong những năm tới:
- Căn cứ vào định hướng phát triển của ngành và thực tiễn phát triển hơn 50 năm của Nhà máy. Nhà máy có kế hoạch củng cố và mở rộng thị trường như sau:
+ Tập trung chỉ đạo và đầu tư cho công tác thị trường các tỉnh miền núi phía Bắc, là khu vực có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản nên sức tiêu thụ mạnh. Dự tính đến năm 2015 khu vực này tiêu thụ khoảng 60% sản phẩm của Nhà máy.
+ Đầu tư mở rông thị trường xuất khẩu, Công ty dự định đến năm 2015 khu vực thị trường xuất khẩu sẽ chiếm 20% thị trường.
3.1.2.2. Phương hướng phát triển sản phẩm
Sản phẩm luôn là nhân tố có ảnh hưởng lớn dẫn tới chiến thắng trong cuộc cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt trong những năm gần đây với sản phẩm thì khách hàng luôn coi trọng mẫu mã và chất lượng khi đưa vào hoạt động. Nhà máy đã xác định các mục tiêu về chính sách sản phẩm của mình như sau:
- Cải tiến mẫu mã, tăng cường chất lượng là một giải pháp mang tính sống còn để tồn tại và phát triển.
- Trên các thị trường khác nhau, Nhà máy sẽ tập trung tiêu thụ các mặt hàng khác nhau, có lượng tiêu thụ ổn định và các mặt hàng có nhu cầu lớn nhằm khai thác triệt để tiềm năng của thị trường...
3.2. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY SẢN XUẤT KINH DOANH CHO NHÀ MÁY CƠ KHÍ 19- 5
3.2.1. Về mặt tổ chức
- Đối với lao động phải thường xuyên tổ chức các cuộc thi đua tay nghề để nâng cao tay nghề của công nhân, sau khi tổ chức thi tay nghề thì phải có sự sắp xếp lại tay nghề của công nhân trong từng tổ, đảm bảo hợp lý, đạt năng suất trong quá trình sản xuất đối với mọi công việc nhằm ổn định chất lượng cũng như trong chế độ làm việc.
- Các bộ phận nghiệp vụ phải có đủ trình độ và năng lực đảm đương công việc của mình qua việc thực thi nhiệm vụ và tự nghiên cứu trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, chủ động và năng động tìm kiếm đối tác, liên doanh liên kết với các cá nhân và tập thể trong và ngoài nước để mở rộng phát triển sản xuất.
- Cần thiết phải có tăng cường năng lực công tác của phòng kế hoạch, nghiệp vụ, trước yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy trong tình hình mới.
+ Tăng cường cán bộ kỹ thuật theo sát các giai đoạn phát triển của chè trong quá trình chăm sóc, thu hái, đồng thời luôn theo sát các khâu trong quá trình chế biến để kịp thời chấn chỉnh về kỹ thuật, chất lượng sản phẩm. Hiệu chỉnh kịp thời các biện pháp kỹ thuật cho từng ca sản xuất.
+ Đối với các bộ phận nghiệp vụ quản lý từng bước ổn định nghiệp vụ, phân công trách nhiệm cụ thể.
+ Nâng cao trình độ chuyên môn bằng cách đảm nhận từng công tác từ khâu đầu đến khâu cuối, từ khâu giao dịch ký kết với khách hàng đến khi nghiệm thu sản phẩm, giải quyết khẩn trương chính xác công việc hàng ngày, tránh những chậm chễ sai sót gây thiệt hại đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy.
+ Sắp xếp lại bộ máy văn phòng tinh gọn, nâng cao vai trò quản lý ở các bộ phận, phòng ban, phân xưởng, tổ, thực hiện tốt các định mức lao động nâng cao chất lượng sản phẩm.
+ Giữ vững đoàn kết thống nhất giữa Đảng uỷ chính quyền công đoàn và đoàn thanh niên trong Nhà máy.
3.2.2. Về trình độ cán bộ công nhân viên chức
- Với sự phát triển của lực lượng sản xuất con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm của quá trình sản xuất là chủ thể của quá trình sản xuất kinh tế xã hội. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ người lao động là cơ sở thực hiện chiến lược “Phát huy nhân tố con người trong thời đại mới” của Đảng, của nhà nước. Đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên là một hành động nhằm không ngừng nâng cao trình độ lý luận cũng như kiến thức thực tế, tạo ra đội ngũ cán bộ công nhân viên có khả năng hoàn thành có hiệu quả mọi công việc được giao.
- Việc đào tạo cán bộ công nhân viên phải dựa trên cơ sở xác đinh mục tiêu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của nhà máy, trong từng thời kỳ. Trình độ năng lực của cán bộ công nhân viên hiện có trong nhà máy. để xây dựng một kế hoạch đào tạo chi tiết cụ thể sát sao với yêu cầu của sản xuất trong tình hình mới.
- Lao động là một trong ba yếu tố cơ bản trong quá trính sản xuất (lao động), máy móc thiết bị tác động vào đối tượng lao động là nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm. Trình độ kiến thức và kinh nghiệm thực tiển thể hiện phương pháp làm việc khoa học, sự thành thạo, khéo léo trong công việc sẽ quyết định đến việc nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đội ngũ cán bộ của công nhân viên mặc dù đã qua đào tạo, nhưng năng lực và trình độ vẫn còn hạn chế và nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay vẫn còn thiếu sự năng động, sáng tạo. Mặt khác đội ngũ cán bộ công nhân viên còn chịu ảnh hửơng của lề lối lam ăn cũ. Ngoài ra họ chưa rõ ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức cồng kênh, chồng chéo không mang lại hiệu quả cao.
- Nhà máy hiện tại còn thiếu bộ phận marketing để thành lập bộ phận này cần mở rộng phòng kế hoạch. Cần phải có kế hoạch đào tạo, đối tượng đào tạo toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty, cả lao động gián tiếp và trực tiếp.
- Cách thức đào tạo:
+ Cử người đi học ở các trường Đại Học, Cao đẳng chuyên nghiệp . Tổ chức các khoá học nâng cao trình độ quả lý chuyên môn cho cán bộ trong nhà máy.
+ Tổ chức các lớp học nâng cao kỷ thuật cho công nhân viên. Hoàn thiện hơn nữa các qui trình đào tạo công nhân viên về mặt tay nghề.
+ Tổ chức tham quan khảo sát các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao.
+ Nhà máy cần có kế hoạch cụ thể để đánh giá phân loại lao động trong toàn nhà máy. Đồng thời chuẩn bị cho nguồn lực phục vụ công tác bồi dưỡng, đào tạo.
3.2.3. Về mặt tài chính.
- Hoạt động tài chính của nhà máy phải theo nguyên tắc tập chung, hoạt động tài chính sẽ có quy chế vay hoặc giao vốn để đảm bảo đồng vốn có hiệu quả nhất, đồng thời tạo điều kiện cho công tác quản lý điều hành.
- Tập chung khai thác các nguồn lực về tài chính tạo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chú trọng nguồn vay tín dụng, các nguồn vay trong nước cũng như nguồn vay nhàn rỗi của cán bộ công nhân trong nhà máy.
- Tích cực chủ động đẩy nhanh công tác thanh quyết toán, thu hồi vốn và các khoản nợ ứ đọng tạo điều kiện quay vòng vốn nhanh. Tăng cường quản lý vốn và các nguồn lực trong nhà máy để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
3.2.4. Về mặt đầu tư.
- Đây là biện pháp phải luôn đổi mới công nghệ, đầu tư theo chiều sâu. Vì hiện tại, công nghệ của nhà máy đã cũ, nên đã có những ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. Khi sử dụng biện pháp này nhà máy cần chú ý:
+ Phải dự đoán cầu của thị trường và cầu của nhà máy về loại sản phẩm nhà máy có ý định đầu tư và phát triển thì mới đặt ra mục tiêu cụ thể trong việc đổi mới công nghệ.
+ Lựa chọn công nghệ phù hợp với tình hình công nghệ hiện nay, tránh việc nhập công nghệ lạc hậu lỗi thời gây ô nhiễm môi trường và những thiệt hại khác cho nhà máy.
+ Có giải pháp đúng về huy động và sử dụng vốn đầu tư mua sắm thiết bị máy móc.
+ Tiếp tục phát huy phong trào cải tiến kỹ thuật nghiên cứu áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào quá trình chế biến sản phẩm.
- Tăng cường đầu tư, sửa chữa đổi mới máy móc thiết bị nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao giá thành hạ.
3.2.5. Về mở rộng khai thác thị trường.
Như chúng ta đã biết muốn doanh thu được nâng cao thì phải đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm muốn vạy phải tìm phương pháp tiếp cận thị trường. Vì vậy công tác nghiên cứu thị trường là rất quan trọng.
Công tác nghiên cứu thị trường là một bước cần thiết, là công tác đầu tiên đối với tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu thị trường là một bước cần thiết, là công tác đầu tiên đối với tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu thị trường để xác định khả năng tiêu thụ, hay bán một sản phẩm, nhóm sản phẩm nào đó của nhà máy. Trên cơ sở nghiên cứu thị trường các sản phẩm do mình sản xuất ra, nhà máy nâng cao khả năng thích ứng thị trường và tiến hành tổ chức sản xuất và tiêu thụ những sản phẩm hàng hoá mà thị trường đòi hỏi. Qua công tác nghiên cứu thị trường, Công ty mới xác định được quy mô cơ cấu và sự vận động toàn thị trường sản phẩm cũng như khu vực đối với mỗi loại sản phẩm của doanh nghiệp. nhà máy cần nắm vững yêu cầu thị trường sản phẩm của nhà máy về mặt chất lượng, số lượng, mẫu mã giá cả, phương thức thanh toán, số lượng các đối thủ cạnh tranh. Có như vậy hiệu quả kinh doanh của nhà máy mới được nâng cao.
Hiện tại, nhà máy chưa có phòng marketing, các hoạt động marketing chưa được triển khai mạnh, cũng như thị trường chưa được nghiên cứu kỹ. Nên trong những năm tới, để đáp ứng với yêu cầu kinh doanh và tình hình kinh tế thì nhà máy nên thành lập một phòng marketing để thứ nhất là chia bớt công việc cho phòng kế hoạch về vấn đề tìm hiểu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, thứ hai là chuyên môn hóa về công việc, tăng năng suất làm việc.
Như ta đã biết hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào việc sản phẩm của doanh nghiệp có tiêu thụ được hay không. Muốn sản phẩm tiêu thụ được thì khách hàng cần phải nhận được các thông tin cần thiết về sản phẩm. Trong những năm gần đây việc quảng bá sản phẩm của nhà máy chưa được thựch sự chú trọng. Hiện nay công tác quảng cáo sản phẩm hầu như chưa có, kinh phí dành cho quảng cáo của nhà máy là rất ít. Các biện pháp để quảng bá sản phẩm của nhà máy hiện nay là rất ít, đa phần chỉ trên báo chí địa phương và thông qua các hoạt động mang tính phúc lợi xã hội như quyên góp, tài trợ, thăm hỏi …
Quảng bá các sản phẩm của nhà máy bằng hình thức tham gia hội trợ triển lãm là điều kiện để các khách hàng, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến với nhà máy từ đó nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm cuả nhà máy. Có thể quảng cáo sản phẩm của nhà máy trên các tạp chí kinh tế trong nước, các đặc san kinh tế là chiếc cầu truyền các thông tin để các khách hàng tìm hiểu
Nói tóm lại việc sản xuất kinh doanh của nhà máy do nhiều yếu tố quyết định. Trong đó khâu tiêu thụ sản phẩm là một yếu tố quan trọng nhất. Trong thời gian tới nhà máy cần phải đẩy mạnh khả năng tiêu thụ sản phẩm của đơn vị mình để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. Nâng cao hiệu quả kinh doanh là mục tiêu cơ bản của Công ty, là mục tiêu quan trọng nhất mà công ty cần phải phấn đấu trong thời gian tới.
3.3. Định hướng đề tài
3.3.1. Tên đề tài nghiên cứu:
Sau khi nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy em nhận thấy hoạt động marketing chưa thực sư được chú trọng tại nhà máy, vì thế em quyết định chọn đề tài tốt nghiệp cho mình là: “Một số giải pháp marketing-mix nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh taị nhà máy cơ khí 19-5”
3.2.2: Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Trong nÒn kinh tÕ thÞ trêng lu«n tån t¹i nh÷ng mÆt tÝch cùc vµ mÆt h¹n chÕ. Mét trong nh÷ng u ®iÓm cña nÒn kinh tÕ thÞ trêng lµ quy luËt ®µo th¶i. ChÝnh mÆt tÝch cùc nµy ®· lµm cho nÒn s¶n xuÊt lu«n lu«n vËn ®éng theo chiÒu híng ®i lªn. Sù c¹nh tranh kh«ng chØ diÔn ra gi÷a c¸c doanh nghiÖp trong níc mµ ngay c¶ gi÷a c¸c doanh nghiÖp trong níc víi c¸c doanh nghiÖp níc ngoµi. Doanh nghiÖp nµo muèn tån t¹i vµ ph¸t triÓn th× yÕu tè tiªn quyÕt lµ ph¶i cã ph¬ng ¸n kinh doanh mang l¹i hiÖu qu¶ kinh tÕ, tøc lµ ®¶m b¶o bï ®¾p chi phÝ vµ mang l¹i lîi nhuËn. Nhng lµm sao ®Ó x©y dùng vµ thùc hiÖn ®îc ph¬ng ¸n s¶n xuÊt kinh doanh th× cßn phô thuéc vµo rÊt nhiÒu yÕu tè kh¸c nhau nh: nguån nh©n lùc, thÞ trêng… doanh nghiÖp ph¶i thêng xuyªn ®æi míi c¶ vÒ chiÕn lîc vµ néi dung kinh doanh, ngoµi ra cßn ph¶i ®æi míi c¶ chÊt lîng ®éi ngò c¸n bé thùc hiÖn chiÕn lîc kinh doanh ®ã, cã nh vËy míi phï hîp víi thÞ hiÕu ngêi tiªu dïng vµ t¨ng dÇn søc c¹nh tranh cña s¶n phÈm mµ m×nh kinh doanh trªn thÞ trêng.
Với sự cần thiết và quan trọng của công tác Marketing để nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh nên em đã quyết định chọn đề tài tốt nghiệp cho mình là:“Một số giải pháp marketing-mix nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh taị nhà máy cơ khí 19-5”
KẾT LUẬN
Trong những năm vừa qua, đặc biệt là những năm gần đây, Nhà máy cơ khí 19- 5 đã có những bước phát triển đáng kể góp phần vào việc xây dung đất nước. Những công trình mà Nhà máy tham gia đã được mọi cơ sở trên cả nước chấp nhận, được đánh giá chất lượng huy chương vàng khẳng định vị trí xứng đáng, đảm bảo cho uy tín của Nhà máy nói riêng và tổng công ty Vinacomin nói chung.
Nhà máy được thành lập phù hợp với sự đổi mới của đất nước hiện nay. Nó phục vụ cho công cuộc” Công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước”.
Trong những năm gần đây giá trị sản lượng của Nhà máy tăng một bước đáng kể, tạo ra khoản doanh thu đóng góp một phần nghĩa vụ với Nhà nước và cấp trên.
Tạo ra được một khối lưọng lớn công ăn việc làm, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên trông Nhà máy, đáp ứng một phần nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Nhà máy cần chú ý đến việc mở rộng và khai thác thị trường hoạt động, tổ chức tốt bộ máy quản lý, nâng cao căng suất lao động, nâng cao việc sử dụng hiệu quả đồng vốn làm cho Nhà máy ngày càng vững mạnh.
Nhìn chung Nhà máy cơ khí 19- 5 đã hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, giải quyết được nhiều vấn đề đặc biệt là công ăn việc làm cho người lao động.
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian thực tập tại Nhà máy cơ khí 19- 5, em đã thu được rất nhiều bài học bổ ích cho bản thân. Đây là một trong những cơ hội để em có thể học hỏi và rèn luyện thêm bản thân mình. Trải qua quá trình thực tập kéo dài 3 tháng từ 27/12/2010 đến ngày 18/03/2011, em đó học hỏi và nâng cao được nhiều kiến thức thực tế, đối chiếu giữa lý thuyết đó học với thực tế sản xuất. Trong quá trình thực tập nhờ được tiếp xúc với thực tế quản lý sản xuất em đó được làm quen với một số công việc của thực tế sản xuất kinh doanh, nhờ đó củng cố và phát huy được những kiến thức đã học đồng thời tạo điều kiện trong việc thu nhận kinh nghiệm cần thiết cho công việc sau này.
Qua quá trình thực tập tốt nghiệp này đã giúp cho sinh viên chúng em thấy tự tin hơn khi chuẩn bị bước vào cuộc sống với hành trang tri thức mà các thầy cô đã tận tâm dạy bảo chúng em.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Đỗ Thị Bắc đã giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo thực tập này.
Và cháu, em xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị trong Nhà máy cơ khí 19- 5 đã tận tình giúp đỡ trong thời gian thực tập.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quản trị Marketing- báo cáo thực tập 2011 Nhà máy cơ khí 19- 5 Thái Nguyên.doc