Ở Việt Nam vàng đã được sử dụng rộng rãi thay thế các tiền tệ trong các
giao dịch thương mại như bất động sản, phương tiện đi lại cho đến tận giữa
thập niên 1990s. Chẳng có một thống kê nào có thể cho biết chính xác đã có
bao nhiêu giao dịch thành công và tổng giá trị là bao nhiêu nhờ công cụ tiền
tệ này. Cho đến nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thị trường vàng
Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ, cùng với nhiều biến động
như sự ra đời của các trung tâm giao dịch vàng liên thông thế giới, việc đóng
cửa các sàn giao dịch vàng sau hơn hai năm hoạt động, cho đến các chính
sách xuất nhập khẩu vàng của nhà nước. Tất cả tạo nên một thị trường vàng
Việt Nam sôi động và thu hút nhiều nhà đầu tư, cuộc chơi của các nhà đầu tư
vàng Việt Nam mở rộng hơn với nhiều lựa chọn và đa dạng về công cụ đầu tư.
85 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 7656 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thị trường vàng Việt Nam thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cán cân thương mại. Nhập
vàng đồng nghĩa phải tiêu đi một số lượng lớn ngoại tệ nên cán cân ngoại tệ
trong nước cũng bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó khi giá vàng tăng cao sẽ có
trường hợp người ta gom đô la để nhập vàng dù và đường chính ngạch hay
đường lậu đẩy tỷ giá USD/VNĐ tăng cao, điều đó gây không ít khó khăn cho
việc nhập khẩu các mặt hàng khác.
Trong các năm mà thị trường vàng có nhiều biến động lượng ngoại tệ
cho nhập khẩu vàng tăng mạnh. Năm 2007 tổng giá trị nhập khẩu vàng của
nước ta theo đường chính ngạch là 1,6 tỷ USD (70 tấn). Năm 2008 nước ta đã
nhập đến 1,7 tỷ USD 45 tấn vàng trong quý 1 do tình hình nhập khẩu lượng
vàng quá lớn dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại, Ngân hàng nhà nước đã
phải cho ngừng nhập khẩu vàng trong suốt một năm rưỡi do tiêu tốn quá
nhiều ngoại tệ.
Giá vàng tăng cao còn ảnh hưởng đến giá vàng nguyên liệu trong việc
chế tác sản phẩm mỹ nghệ xuất khẩu hay các đồ điện tử, các sản phẩm Việt
Nam sẽ xuất khẩu ra các thị trường trên thế giới, giá các sản phẩm đương
53
nhiên sẽ tăng theo giá vàng. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn giá hàng hoá tăng
giá cũng là một bất lợi đối với sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam do Việt
Nam vẫn được biết đến với nguồn nhân công cũng như nguồn nguyên liệu rẻ.
2.2. Ảnh hƣởng đến hoạt động đầu tƣ
Trên thị trường tài chính hiện nay có bốn kênh đầu tư là vàng, chứng
khoán, USD và bất động sản luôn được giới đầu tư quan tâm hàng đầu.Trong
điều kiện nền kinh tế lạm phát cao năm 2007-2008 để tránh mất giá tiền tệ,
nhiều người đã chọn tích trữ vàng thay vì tiền mặt và vào những lúc giá vàng
trong nước có chênh lệch đáng kể so với giá vàng thế giới các nhà đầu cơ
cũng tranh thủ mua đi bán lại để hưởng lời từ chênh lệch giá. Từ lúc thị
trường vàng có nhiều biến động đến nay hiệu ứng của vàng đã thu hút
không ít nhà đầu tư chuyển từ đầu tư chứng khoán, bất động sản và USD
sang đầu tư vàng.
Những ngày đầu năm 2008, khi mà bảng chứng khoảng liên tiếp bị bao
trùm bởi màu đỏ thì thị trường vàng lại được hâm nóng bởi rất nhiều thông tin
hỗ trợ. Thời điểm đó giới đầu tư nghĩ rằng đầu tư vào vàng có lời hơn và ít rủi
ro hơn vào chứng khoán, họ ồ ạt bán chứng khoán ra để lấy tiền mặt đầu tư
vào thị trường vàng. Việc bán ồ ạt các loại chứng khoán cùng một lúc của
giới đầu tư cũng đồng thời làm cho giá chứng khoán nói chung giảm đi. Khi
đó giới đầu tư đánh giá vàng là một nguồn ngoại tệ dự trữ an toàn và có tính
dài lâu nhất. Cũng đầu năm đó, giá vàng liên tiếp lên những kỷ lục mới khiến
cho nhiều nhà đầu tư đổ xô kinh doanh. Hơn thế nữa sự ra đời của sàn giao
dịch vàng năm 2007 lại càng khiến cho vàng trở thành “ông vua” trong các
kênh đầu tư. Xu hướng kinh doanh vàng dạng lướt song ngày càng trở nên
nhiều hơn. Giá vàng biến động nhiều làm cho nguồn vay vàng tại các ngân
hàng cũng tăng đáng kể, người đi vay sẽ đi vay vàng khi giá cao để bán ra
kiếm lời và khi vàng giảm thì mua vào để trả lại ngân hàng. Thậm chí sức hút
54
của vàng còn thâm nhập vào những người dân. Họ đổ xô đi mua vàng để dự
trữ, lượng vàng này không chiếm nhiều trên thị trường nhưng đó cũng là một
hình thức đầu tư không quan tâm đến mức lời để tránh sự mất giá của đồng
VNĐ
Vàng luôn dịch chuyển, giá vàng luôn biến động không ngừng, ngày
càng thấy rõ được sức nóng từ thị trường vàng và vàng có thực sự là kênh đầu
tư an toàn. Rõ ràng giá vàng tăng là do đầu cơ, kể từ năm 2009 thì lượng vàng
của SPDR Gold Trust, quỹ đầu tư vàng lớn thế giới đã tăng 33%. Cung vàng
cũng là một yếu tố thực sự tác động đến giá vàng, nhiều nhà đầu tư nắm giữ
vàng đã phải đối mặt với sự mất giá của những tài sản khác, khi đó họ phải
bán vàng để bù lỗ. Những người bình thường cũng có động thái bán vàng khi
mà suy thoái kinh tế như vậy sẽ làm tăng cung vàng trên thị trường mở và
ngăn tăng giá. Bên cạnh đó giá dầu giảm mạnh từ năm 2008 do nhà đầu cơ
bán ra để bù lỗ nhưng giá vàng lại không trượt dốc theo giá dầu. Rõ ràng là
dòng tiền mới đã đổ vào vàng, nhiều người bán chứng khoán và các tài sản
khác như bất động sản đô la để tái đầu tư vào vàng. Phần lớn đầu cơ vàng đều
do động cơ lợi nhuận, khi mà tất cả các kênh đầu tư khác đều giảm giá do
khủng hoảng kinh tế mang lại thì vàng vẫn “vững chân”.
Vàng có thể coi là loại tiền tệ duy nhất không liên quan trực tiếp đến bất
kỳ nền kinh tế quốc gia nào, với việc suy thoái kinh tế khiến sức mua ngoại tệ
bị ảnh hưởng thì vàng là kênh đầu tư an toàn nhất. Song cũng là một phần
trong thị trường tài chính, thị trường vàng cũng có thể thay đổi.[17]
2.3. Ảnh hƣớng đến thị trƣờng bất động sản
Do khủng hoảng kinh tế, thị trường chứng khoán sụt giảm, lạm phát tăng
cao cùng với kế hoạch cắt giảm chi tiêu, thị trường bất động sản năm 2007 và
2008 diễn ra trầm lắng, một phần là do sự ảnh hưởng từ thị trường vàng. Ở
Việt Nam ở người ta sử dụng vàng làm đơn vị thanh toán và phương tiện
55
thanh toán trong giao dịch mua bán nhà đất, tập trung tại thành phố Hồ Chí
Minh và nhiều tỉnh phía Nam. Hàng ngày chúng ta đọc trong mục quảng cáo
của không ít tờ báo đăng các tin rao bán: đất ở khu này, diện tích như thế này,
giá 2 cây/1m
2, hay 9 chỉ/m2, hoặc biệt thự nọ giá 1.500 cây vàng. Việc công
bố giao dịch như vậy cũng xuất hiện công khai trong các giao dịch địa ốc của
các ngân hàng, như: ACB... Trong thực tế, ít người thanh toán trực tiếp với
nhau bằng vàng, mà vàng chỉ là đơn vị thanh toán, người mua và người bán
vẫn thanh toán với nhau bằng tiền mặt, chủ yếu là đồng Việt Nam. Giá đất
vẫn được nhà đầu tư tính bằng vàng, vì vậy khi thị trường vàng biến động mà
ở đây là sự tăng giá của vàng sẽ kéo theo tâm lý hoang mang cho người dân,
những người đã mua nhà và trả bằng vàng hay những người có ý định mua
nhà. Một trong các lý do khiên cho thị trường bất động sản bị ắch tắc là do rất
ít giao dịch mua bán nhà bằng vàng thành công. Người mua rất ngại mua nhà
do họ lo sợ giá vàng sẽ tiếp tục tăng cao, giá nhà bị đắt so với giá thực, trong
khi đó người bán lại muốn giao dịch bằng vàng để hưởng chênh lệch khi giá
vàng tăng song tính thanh khoản của căn nhà là rất thấp. Hơn thế nữa, khi giá
vàng biến động theo xu hướng lên nhà đầu tư bất động sản chuyển qua đầu tư
vàng, đầu tư vàng vừa cần vốn lớn, tính thanh khoản lại thấp, việc tìm người
bán người mua khó hơn so với vàng lại không bị rằng buộc vào giấy tờ như
bất động sản.
2.4. Ảnh hƣởng đến hàng hoá khác
Khi thị trường vàng biến động một số hang hoá trong xã hội cũng bị kéo
theo, mà ở đây đầu tiên là trang sức. Trang sức làm bằng vàng tất nhiên sẽ
tăng giá theo vàng, thời điểm cuối năm là thời điểm trang sức được tiêu thụ
lớn nhất do là mùa cưới và dịp tết cổ truyền, song do giá vàng những năm gần
đây tăng cao, lượng trang sức vàng giảm mạnh trong những năm gần đây. Các
loại trang sức khác như bạc hay bạch kim cũng bị ảnh hưởng ít nhiều bởi giá
56
vàng. Các loại hang hoá tiêu dung hang ngày do không được trao đổi bằng
vàng nên cũng không có nhiều biến động.
2.5. Ảnh hƣởng đến tâm lý và cuộc sống của nhân dân
Nước ta là một trong số những trường hợp hiếm hoi khi mà cả vàng và
ngoại tệ (chủ yếu là Đô la Mỹ) được sử dụng công khai bình đẳng như nhau
trong các quan hệ cất trữ, thanh toán và giao dịch với ngân hang như nội tệ
_Đồng Việt Nam, đồng tiền quốc gia. Vì vậy những biến động lớn của thị
trường vàng gần đây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý cũng như cuộc sống của
người dân. Thực tế đã cho thấy rằng rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn,
người dân sẵn sang chấp nhận rủi ro để kiểm được lợi nhuận rất lớn, và lợi
nhuận đó được coi là cái giá của rủi ro họ nhận được. Đã có rất nhiều thời
điểm giá vàng tăng cao, người dân đổ xô đi mua vàng làm giá vàng trong
nước chênh lệch lớn với giá vàng thế giới, mà điểm hình là tháng 11 năm
2009, đã có lúc giá vàng lên vượt ngưỡng 29 triệu đồng/lượng chênh lệch gần
3triệu đồng so với giá vàng thế giới. Thị trường vàng trở nên hoảng loạn,
người dân đổ xô đi rút tiền ở các ngân hang để mua vàng tích trữ, giá vàng
tăng lên từng phút. Thị trường trở nên điên loạn với giá vàng bị thổi lên
quá đáng.
57
Hình ảnh người dân xếp hang đi mua vàng ngày 11.11.2009
Hơn thế nữa, thị trường vàng biến động mạnh còn ảnh hưởng đến những
người vay vàng đến kỳ trả nợ thi gánh nợ rất cao, do giá vàng lúc vay thấp
hơn so với giá vàng lúc trả rất lớn. Đó là chưa kể tới lãi của ngân hang, chỉ
tính riêng biến động giá vàng ngân hang đã được lợi rất lơn. Trong nền kinh
tế hiếm có mặt hang nào mà biến động của nó lại tăng với tốc độ lớn như
vàng hiện nay. Cũng chính bởi sự biến động không ngừng và không thể lường
trước của thị trường vàng mà có nhiều nhà đầu tư đã phá sản vì đầu tư vàng.
Sau đợt giá vàng tăng kỷ lục nhà nước cho phép nhập khẩu vàng trở lại thị
trường vàng ngay lập tức hạ nhiệt, nhiều nhà đầu tư với hi vọng giá vàng tiếp
tục tăng đã ôm một khối lượng lớn vàng, khi vàng hạ giá trở tay không kịp và
dẫn đến phá sản. Nhiều người đã gọi ngày 11/11/2009 là ngày thứ tư đen tối
bởi nó thực sự ảnh hướng lớn đến cuộc sống của nhiều nhà đầu tư. Như vậy
có thể thẩy rõ được sự tác động sâu và rộng của thị trường vàng đến cuộc
sống của người dân Việt Nam những người có thói quen tích trữ vàng từ xưa
hay những nhà đầu tư coi vàng là một kênh đầu tư kiếm lợi
58
3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỊ TRƢỜNG VÀNG VIỆT NAM
3.1. Thành công
Thị trường vàng Việt Nam có một tốc độ phát triển nhanh nhất khu vực,
đó là thành công lớn nhất của thị trường vàng trong những năm qua. Theo số
liệu từ Hội đồng vàng thế giới trong năm 2007 thị trường vàng trong nước
tiêu thụ 75tấn vàng, cho đến thời điểm ngừng nhập khẩu vàng năm 2008 thị
trường tiêu thụ khoảng 43tấn vàng. Khối lượng giao dịch vàng tại các ngân
hang trong nước mà chủ yểu ở hai thành phố chính lớn, có thể vượt mức trung
bình 500.000 lượng/ngày. Khi thị trường chứng khoán sụt giảm thị trường bất
động sản trầm lắng thị thị trường vàng trở thành “nơi trú ẩn an toàn”, là kênh
đầu tư được sự quan tâm lớn nhất của hầu hết nhà đầu tư.
Thị trường vàng đã thu hút được nhiều chủ thể tham gia từ các cá nhân
muốn đầu tư vào thị trường, các ngân hàng, các công ty kinh doanh vàng bạc
đá quý….tạo nên một làn sóng kinh đầu tư vàng thu hút một nguồn vốn lớn
trong nền kinh tế.
3.2. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân
Bên cạnh sự những thành công mà thị trường vàng có được thì vẫn còn
nhiều vấn đề còn tồn tại với thị trường nơi buôn bán những hàng hoá đặc biệt
nhạy cảm này.
Trước hết, phần quản lý nhà nước vẫn chưa có quy định cụ thể, hành
lang pháp lý chặt chẽ để quản lý việc kinh doanh hoạt động vàng, mà đặc biệt
là hoạt động đầu tư vàng, gây ra nhiều khó khăn cho thị trường. Điều đó là do
thị trường vàng Việt nam vẫn còn non trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong
việc quản lý, do đó sai sót là không thể tránh khỏi. Ví dụ như khi nhà nước
cho phép kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài cũng như kinh doanh
vàng trên tài khoản trong nước, nhà nước chưa có những văn bản pháp luật đủ
59
chặt chẽ để quản lý, vì vậy việc ra đời của các sàn giao dịch vàng đã sớm phải
ngừng hoạt động sau hai năm thành lập.
Hiện tượng kinh doanh vàng bất hợp pháp qua mạng cũng như việc một
số sàn giao dịch vàng mở không có giấy phép của nhà nước cũng chưa có
những biện pháp quản lý chặt chẽ nên vẫn tự do kinh doanh. Nguyên nhân là
do chưa có một cơ quan chức năng có thẩm quyền nào đứng ra chịu trách
nhiệm quản lý trực tiếp, vì thế việc tổ chức kinh doanh vàng bất hợp pháp vẫn
diễn ra bình thường cho đến khi nhà nước buộc phải buộc đóng cửa tất cả sàn
vàng và bãi bỏ việc kinh doanh vàng qua mạng. Hơn nữa bản thân người dân
cũng chưa ý thức được sự mạo hiểm khi tham gia những sàn vàng hay các đầu
tư qua các công ty môi giới đầu tư này.
Bên cạnh đó nhà nước chính sách xuất nhập khẩu vàng của Việt Nam
hiện nay cũng chưa thật tốt, tuỳ theo biến động của thị trường mà Ngân hàng
nhà nước cho phép nhập hoặc không, như vậy không thể tạo thế chủ động cho
nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp kinh doanh vàng. Vì vậy để phát triển thị
trường vàng trong nước toàn diện phải được quản lý chặt chẽ của nhà nước.
Môi trường cạnh tranh thị trường vàng chưa thực sự được đảm bảo
công bằng do chỉ có một số doanh nghiệp được phép nhập khẩu và phân phối
vàng nên vẫn còn hiện tượng độc quyền, đôi khi những doanh nghiệp này làm
cho giá vàng tăng cao do “ém” vàng không chịu bán. Kho vàng ngoại quan
chưa phát huy được hiệu quả bình ổn thị trường như mong đợi.
Thêm vào đó người dân chưa có những kiến thức cơ bản về vàng cũng
như thị trường vàng vì thế nên họ thường đầu tư hay mua vào bán ra theo
phong trào, điều đó tác động xấu đến thị trường, dẫn đến giá vàng Việt Nam
và giá vàng thế giới chênh lệch lớn, thị trường trở thành mất phương hướng
khi mà giá vàng cứ tăng cao hơn so với thực tế đáng có.
60
CHƢƠNG III:
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG VÀNG VIỆT NAM
1. DỰ BÁO XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG VÀNG THẾ
GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1. Thị trƣờng vàng thế giới
Hiện nay khi mà tình hình kinh tế thế giới chưa thực sự có được sự ổn
định, thì thị trường vàng thế giới phụ thuộc một phần lớn vào những diễn biến
cũng như tin tức tốt xấu của nền kinh tế Mỹ hay ngay cả những quyết định
của Chính phủ Mỹ. Các chuyên gia của thị trường vàng cho rằng thị trường
vàng hiện không có nhiều lý do để tăng quá mạnh trong thời gian ngắn hạn.
Đầu năm 2010 Quỹ tiền tệ IMF tuyên bố kế hoạch bán ra thị trường 191,3 tấn
vàng tương đương 6.9tỷ USD, trong khi đó sau dịp tết của một số nước Á
đông nhu cầu vàng vật chất cũng từ những thị trường có sức tiêu thụ lớn như
Trung Quốc, Ấn độ bao giờ cũng giảm mạnh. Cung tăng, cầu giảm sẽ khiến
giá vàng ở mức thấp. Tình hình này càng khiến cho các nhà đầu tư trên khắp
thế giới trở nên thận trọng và làm thị trường vàng càng trở nên thêm trầm
lắng. Theo nhận định của một số chuyên gia, thì trong dài hạn giá vàng vẫn có
xu hướng tăng khả quan do áp lực lạm phát. Nếu như lạm phát bùng phát thì
giá vàng có cơ hội chinh phục trở lại ngưỡng cao kỷ lục 1.226 USD/oz trong
năm 2009. Song nguyên nhân chính giá vàng đầu năm 2010 giảm sẽ là do
đồng USD trên thế giới đang đà phục hồi mạnh và giá vàng thường tỷ lệ
nghịch với ngoại tệ này. Hiện nay đầu tư thế giới đang lo ngại khả năng FED
sẽ sớm thắt chặt các chính sách tiền tệ và điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản đồng
USD, lúc đó chỉ số giá USD sẽ được hỗ trợ giá tăng, kéo theo vàng phải chịu
áp lực giảm giá. Theo Jon Nadler chuyên gia phân tích cao cấp tại Kitco
Bullion Dealers Montreal cho rằng nhiều Ngân hàng trung ương và cá nhân
61
chưa thật sự đặt niềm tin vào vàng, vì theo họ vàng vẫn chưa đủ khả năng để
trở thành một đồng tiền dự trữ hàng đầu. Trong thời gian đầu thị trường vàng
thế giới sẽ không có nhiều sự biến động song nhận định chung của nhiều nhà
phân tích thì giá vàng năm 2010 sẽ tăng theo đà phục hồi kinh tế thế giới, hứa
hẹn nhiều điều thú vị trước mắt.[36]
1.2. Thị trƣờng vàng Việt Nam
Năm 2010 được dự đoán là một năm thị trường Việt Nam sẽ có những
bước biến chuyển cùng nhịp với sự chuyển động của thị trường thế giới. Thị
trường vàng trong nước biến động hay giá vàng trong nước có bằng với giá
vàng thế giới hay không thì đó là do chính sách nhà nước. Theo như Hội
Đồng vàng thế giới, trong những năm gần đây Việt Nam nhập trung bình
khoảng 60tấn vàng một năm để dập thành vàng miếng và nữ trang. Trong số
đó có khoảng 80% là vàng miếng còn lại 20% nữ trang để cung ứng cho thị
trường.
Từ khi Việt Nam cho phép mở sàn vàng các giao dịch vàng bắt đầu sôi
động hẳn lên, đến đầu năm 2008 lượng vàng nhập khẩu cũng tăng lên dáng
kể. Lúc này giá vàng trong nước chênh rất ít so với giá vàng thế giới. Sau đó
do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, Ngân hàng nhà nước thay
đổi chính sách về việc nhập khẩu vàng và cho ngừng nhập khẩu trong suốt
18tháng dẫn đến tình trạng nguồn cung bị khan, giá vàng trong nước tăng đột
biến trong tháng 11/2009 lên mức 29 triệu đồng/lượng, vênh xa với thế giới
gần 3 triệu đồng một lượng. Song ngay khi Ngân hàng nhà nước đã phát đi
thông điệp cho phép nhập khẩu vàng trở lại, ngay lập tức vàng hạ nhiệt. Do
vậy, trong tương lai gần với chính sách nhập vàng không giới hạn mà nhà
nước cho phép một số doanh nghiệp giá vàng trong nước sẽ theo nhịp thế giới
và sẽ không có sự “ mất bình tĩnh” của thị trường vàng giống như tháng cuối
năm 2009. Việc cho phép nhập khẩu vàng không giới hạn dễ dẫn đến thâm
62
hụt cán cân thương mại vì Việt Nam vẫn chưa coi vàng là một ngoại tệ trong
khi trên thế giới đều coi đây là một ngoại tệ mạnh. Vì vậy trong thời gian tới
Hiệp hội vàng sẽ xem xét kiến nghị lên Ngân hàng Nhà nước đưa vàng ra
khỏi danh sách mặt hàng xuất nhập khẩu và coi đây là một hàng hoá đặc biệt.
Những tháng đầu năm 2010 mãi lực từ thị trường vàng trong nước chưa
lớn, do tâm lý nghe ngóng của giới đầu tư. Nhưng đây vẫn được xem là một
kênh đầu tư hấp dẫn. Bởi kênh đầu tư chứng khoán đã trở nên rất khó khăn và
đã không còn sức hút như trước. Bất động sản thì vốn sẽ lớn hơn rất nhiểu
trong khi tính thanh khoản thấp. Do vậy, thị trường vàng vẫn là thị trường
tiềm năng đối với những người có vốn nhàn rỗi, mua vàng tích trữ lâu dài vừa
an toàn vừa có cơ hội lời cao. Song năm 2010 sẽ không có nhiều biến động
lớn trong thị trường vàng do không bị giới hạn nguồn cung, cũng như nền
kinh tế thế giới đã đi vào quỹ đạo dần ổn định.
1.3. Những chính sách của nhà nƣớc tác động đến thị trƣờng vàng trong
thời gian tới.
Đầu năm 2010 Ngân Hàng nhà nước chính thức có văn bản chấm dứt
hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài của các tổ chức tín
dụng, doanh nghiệp được cấp phép trước đó. Theo đó Thông tư số
01/2010/TT-NHNN quy định các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đang kinh
doanh vàng trên tài khoản nước ngoài phải chấm dứt mọi hoạt động kinh
doanh vàng trên tài khoản nước ngoài kể từ ngày 06/01/2010, trừ các giao
dịch để tất toán, đóng tài khoản kinh doanh vàng nói trên. Các tổ chức tín
dụng và doanh nghiệp đang kinh doanh vàng trong tài khoản ở nước ngoài có
trách nhiệm hoàn tất và đóng cửa trước ngày 30/03/2010. Trước đó ngày
30/12/2009 Thủ tướng chính phủ cũng đã phải có công văn yêu cầu không tổ
chức và thực hiện việc kinh doanh vàng trên tài khoản trong nước dưới mọi
hình thức và chậm nhất 90 ngày kể từ ngày 30/12/2009 mọi hoạt động liên
63
quan đến sàn giao dịch vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước
phải chấm dứt hoạt động[28]. Và đồng thời cũng bãi bỏ quy định về việc kinh
doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài theo Quyết định số 03/2006/QĐ-
NHNN ngày 18/01/2006[37]
Như vậy, việc đóng cửa các sàn giao dịch vàng, cấm các hoạt động kinh
doanh vàng trên tài khoản nước ngoài cũng như trong nước cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến những biến động của thị trường vàng trong nước. Thị trường
vàng sẽ phần nào giảm bớt những biến động bất ngờ cũng như sẽ làm cho
không khí thị trường vàng vật chất ảm đạm do việc đóng của sàn vàng làm giá
vàng thiếu sóng gió, vàng trở nên kém hấp dẫn hơn.
Việc Ngân hàng nhà nước Việt Nam chính thức cho phép nhập khẩu
vàng với khối lượng phù hợp để can thiệp thị trường cuối năm 2009 cũng là
một tác động lớn đến thị trường vàng trong nước, góp phần can thiệp thị
trường giảm sức nóng và cơn thèm khát vàng trong suốt 18 tháng ngừng nhập
khẩu vàng trước đó. Điều đó đã giúp bình ổn thị trường chống đầu cơ, ảnh
hưởng đến quyền lợi của người dân. Song việc mở cửa nhập khẩu trở lại chỉ
đối với một số đầu mối lớn như: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn, Ngân
hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam, Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận, Công
ty Vàng bạc đá quý Ngân hàng Nông nghiệp…[38]
2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP
2.1. Hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về thị trƣờng vàng
Hiện nay, Việt nam chưa có một hành lang pháp lý chặt chẽ trong việc
quản lý thị trường vàng, mới chỉ có nghị định 174/199/NĐ-CP ngày
9/12/1999 của chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Song nghị
định này đã cũ và không được cập nhật thường xuyên với những biến động
của thị trường. Bên cạnh đó, nghị định 174 không bao gồm các quy định về
64
việc đầu tư vàng, chỉ chủ yếu để cập đến việc kinh doanh vàng, xuất nhập
khẩu, sản xuất gia công và khai thác vàng tự nhiên, song hiện nay cũng đã có
nhiều thay đổi trên thị trường vàng nên nghị định 174 có nhiều điểm đã không
còn phù hợp[5]. Nhà nước đang trong quá trình xây dựng một hành lang pháp
lý hoàn hảo, nhằm giúp cho thị trường vàng Việt Nam phát triển toàn diện
hơn, an toàn hơn và dễ dàng liên kết với thị trường thế giới. Ngân hang nhà
nước cũng cần phải văn bản chỉ đạo về việc thu thập và cung cấp thông tin, số
liệu về tình hình kinh doanh vàng tại một số thành phố lớn. Việc làm này sẽ
có thể giúp Ngân hàng nhà nước tiến tới quản lý chặt chẽ hơn loại hàng hoá
này. Trong một thời gian dài từ cuối những năm 90 cho đến thời điểm năm
2007 hoạt động vàng nhìn chung đã diễn ra khá ổn định và không có tác động
đến việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Tuy nhiên trong thời gian gần đây do biến động của giá vàng thế giới cũng
như những biến động và những nhiều yếu tố tác động đến thị trường vàng
trong nước, vàng trở lại trở thành hoá đặc biệt và nó ảnh hưởng đến chính
sách tiền tệ và bảo đảm ổn định kinh tế xã hội. Bên cạnh đó nhà nước cũng
nên có biện pháp hay ban hành nghị định quản lý đối với vàng theo hướng
Nhà nước tập trung thống nhất. Hiện nay, các quy định và một số văn bản
hướng dẫn thi hành việc quản lý kinh doanh vàng lại có những điểm quy định
khác nhau. Cụ thể như nghị định 174 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng
quy định Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước chỉ quản lý một số hoạt động
về vàng có liên quan tới chính sách tiền tệ như: xuất nhập khẩu vàng nguyên
liệu sản xuất vàng miếng. Các hoạt động kinh doanh vàng bạc khác như mua
bán vàng trang sức mỹ nghệ vàng miếng được coi là hoạt động kinh doanh
bình thường giống như các loại hang hoá khác.[5]
Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu kinh doanh vàng chỉ cần thực hiện đăng
ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh theo Luật doanh nghiệp, Luật thương
65
mại. Sở kế hoạch và đầu tư thực hiện cấp phép, kiếm tra, kiểm soát hoạt động
trên thị trường do Bộ Công thương chịu trách nhiệm. Trong khi đó, Pháp lệnh
ngoại hối năm 2005 thì quy định Ngân hàng Nhà nước được giao là cơ quan
quản lý hoạt động xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu dưới dạng khối, thỏi, hạt,
miếng đồng thời đưa vàng trên tài khoản ở nước ngoài vào khái niệm ngoại
hối[9]. Còn nghị định 160/2006/NĐ-CP hướng dẫn pháp lệnh ngoại hội giao
Ngân hàng Nhà nước quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu vàng nguyên liệu
dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng. Nghị định 86/1999/NĐ-CPquy định Ngân
hàng Nhà nước là cơ quan quản lý Nhà nước về dự trữ ngoại hối Nhà nước,
trong đó có vàng trong dự trữ ngoại hối Nhà nước[6].
Ngoài ra,với mục tiêu chuyển hóa nguồn vốn trong dân thành nguồn vốn
tiền đồng để phục vụ sản xuất, vào năm 2000, Ngân hàng Nhà nước đã ban
hành QĐ Quyết định 432 cho phép tổ chức tín dụng được thực hiện hoạt động
huy động và cho vay bằng vàng: hoạt động xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu
dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng; hoạt động sản xuất vàng miếng; hoạt động
kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài; hoạt động huy động, cho vay
bằng vàng của các tổ chức tín dụng; quản lý vàng trong dự trữ ngoại hối Nhà
nước.[10]Các hoạt động mua bán, sản xuất, gia công vàng của các doanh
nghiệp kinh doanh vàng; hoạt động xuất nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ
không do Ngân hàng Nhà nước quản lý; được cấp phép từ Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh, thành phố; quản lý thị trường của Bộ Công thương; xuất nhập khẩu
qua Hải quan của Bộ Tài chính; quản lý chất lượng của Bộ Khoa học công nghệ.
Rõ ràng, với các văn bản pháp luật trên, người ta thấy vẫn còn nhiều chống chéo,
thiếu nhất quán trong quản lý vàng. Và vấn đề đặt ra là cần nhanh chóng rà soát
để ban hành một Nghị định quản lý đối với vàng theo hướng Nhà nước tập trung
và thống nhất hơn.
Sàn vàng trong những năm qua hoạt động là kẽ hở của pháp luật và
không có cơ quan nào quản lý. Việc không một cơ quan nào đứng ra quản lý
66
sàn vàng dẫn đến những biến động cũng như tiềm tang những sự nguy hiểm
đối với không chỉ nhà đầu tư mà còn với đảm bảo trật tự xã hội dẫn đến việc
Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam phải bắt các sàn giao dịch vàng ngừng hoạt
động chính thức vào tháng 3 năm 2010. Một số các ngân hàng cũng hoạt động
giao dịch vàng trong khi không hề được cấp giấy phép, điều đó cho thấy sàn
giao dịch một mặt hàng nhạy cảm mà không hề có sự quản lý chặt chẽ của
nhà nước. Sàn giao dịch vàng là một lĩnh vực đầy tiềm năng và rất mới mẻ
nên được rất nhiều người quan tâm. Vì vậy nên xây dựng cho sàn giao dịch
vàng một hành lang pháp lý chặt chẽ, Ngân hàng Nhà nước nên đứng ra
quản lý từ việc thành lập sàn giao dịch vàng, cho đến việc quản lý việc lập
tài khoản.
Hơn thế nữa nên tổ chức những hội thảo về tổ chức và quản lý sàn giao
dịch vàng trong đó có sự tham gia của Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam,
Hiệp hội kinh doanh vàng thế giới và đại diện của nhà nước. Qua đó tìm hiểu
rút kinh nghiệm của các nước phát triển chọn ra một phương thức phù hợp
với thị trường Việt Nam.
Vấn đề xuất nhập khẩu vàng cũng ảnh hưởng rất lớn đến thị trường vàng,
như tình hình năm 2009 khi mà nhà nước cấm nhập khẩu vàng, tình trạng nhu
cầu vàng tăng cao mà nguồn cung hạn chế dẫn đến những biến động không
lường trước được của thị trường vàng, đẩy nhiều nhà đầu tư vào cảnh dở khóc
dở cười, sau đó Thống đốc ngân hàng nhà nước cho phép một số doanh
nghiệp được nhập khẩu vàng không hạn chế điều đó ngay lập tức làm dịu thị
trường. Song nếu cứ để nhập khẩu vàng không giới hạn sẽ dẫn đến làm tăng
tỷ lệ nhập siêu do Việt Nam 95% nhu cầu vàng là nhập khẩu từ nước ngoài.
Nhà nước nên đưa vàng ra khỏi danh sách mặt hàng xuất nhập khẩu mà xem
đây như là một hàng đặc biệt. Nếu vàng không ở trong danh sách các mặt
hàng xuất nhập khẩu thì có thể thực hiện chính sách thả nổi việc nhập vàng
67
theo nhu cầu thị trường và không làm ảnh hưởng đến cán cân thương mại. Và
như vậy sẽ không có chuyện giá vàng trong nước chênh với giá vàng thế giới.
Việc thả nổi xuất nhập vàng thì có tái nhập tái xuất và như vậy thị trường
ngoại hối sẽ càng lưu thông không bị khan hiếm ngoại tệ giống như nhiều
người lo ngại.
Sự quản lý của nhà nước là một trong những yếu tố rất quan trọng trong
tất cả các hoạt động kinh tế trong xã hội, đặc biệt hơn ở thị trường vàng, một
mặt hàng mà sức ảnh hưởng của nó đến các mặt của xã hội là rất lớn, thì cần
quản lý hết sức chặt chẽ và có những phương án dự phòng cũng như có kế
hoạch phát triển thị trường ngắn hạn và dài hạn.
2.2. Đảm bảo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh
Cạnh tranh lành mạnh là một yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ một thị
trường nào và thị trường vàng cũng không năm ngoài. Luật cạnh tranh đã ra
đời năm 2004 nhưng đi vào cuộc sống quá chậm cho đến nay nhiều ngành
nghề trong nước chưa có được một môi trường cạnh tranh thật sự lành mạnh
và bình đẳng. Trong thị trường vàng không hẳn xuất hiện yếu tố độc quyền,
song việc chỉ có một số doanh nghiệp được phép nhập khẩu vàng đã đẩy thị
trường vàng Việt Nam có những lúc phụ thuộc vào các doanh nghiệp đó. Như
mục tiêu bình ổn giá vàng của nhà nước nhiều lúc chưa thực sự phát huy do
việc SJC bán vàng cho các doanh nghiệp kinh doanh vàng với giá cao so với
giá thế giới như vậy phải chăng SJC được hưởng lợi từ việc nhập khẩu vàng
còn những doanh nghiệp mua lại vàng của SJC cũng như người dân vẫn phải
mua vàng với giá cao. Sự độc quyền của SJC cũng như một số doanh nghiệp
được phép nhập khẩu vàng cũng là nguyên nhân gây ra mất cân đối cung cầu
vì nguồn nhập khẩu có tác động rất lớn đối đến cân đối cung cầu vàng trên thị
trường, nhiều người muốn mua và chỉ có ít người bán thì mất cân đối cung
cầu và phải mua với giá do họ quyết định. Cũng chính vì một số doanh nghiệp
68
được phép nhập khẩu vàng, trong một số trường hợp họ có thể chi phối thị
trường, nhất là khi vàng khan hiếm họ có vàng và đấy giá lên cao làm lũng
đoạn thị trường. Vì vậy không đem lại hiệu quả cao cho thị trường vàng nói
riêng và nền kinh tế nói chung.
Trong môi trường cạnh tranh lành mạnh có sự tham gia của mọi doanh
nghiệp từ tư nhân đến nhà nước cổ phần thì tính năng động, chất lượng quản
lý đều được nâng cao. Kinh tế thị trường sở dĩ là năng động phát triển nhanh
nhờ cạnh tranh. Chúng ta cần kiểm điểm việc thi hành luật Cạnh tranh, phân
tích cặn kẽ tính cạnh tranh trong môi trường kinh doanh vàng, làm rõ những
trở lực đang kìm hãm việc tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng. Nếu đảm
bảo được một môi trường cạnh tranh lành mạnh xoá bỏ được độc quyền sẽ tạo
tiền đề cho việc xây dựng luật đảm bảo quyền của dân được tiếp cận thông tin
và đóng góp ý kiến hoàn thiện, vì thị trường vàng có quan hệ mật thiết đến
sản xuất và đời sống nhân dân, đảm bảo được sự công bằng người dân sẽ an
tâm khi tham gia vào thị trường vàng.
2.3. Phát huy hiệu quả kho ngoại quan vàng
Năm 2006, kho ngoại quan vàng bạc đá quý đầu tiên tại Việt Nam chính
thức được đưa vào sử dụng. Sự ra đời của kho ngoại quan vàng được kỳ vòng
là sẽ bình ổn được nguồn cung cấp vàng cho thị trường trong nước và sự hoạt
động của nó sẽ tác động tích cực đến thị trường vàng trong nước.[39]
Với ưu điểm là thời gian được rút ngắn và chi phí so với việc nhập khẩu
trực tiếp từ nước ngoài đáng lẽ ra kho ngoại quan vàng phát rất được quan
tâm. Song thực tế cho thấy rất ít doanh nghiệp trong nước lấy vàng từ đây,
doanh nghiệp nước ngoài cũng không sử dụng.
Ước tính phí vận chuyển và bảo hiểm sẽ giảm đến 40% nếu nhập khẩu từ
kho vàng ngoại quan so với nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài thông qua
trung gian. Một yếu tố mà chắc chắn các doanh nghiệp phải đối mặt là thời
69
gian nhập khẩu từ nước ngoài sẽ lâu hơn rất nhiều khi nhập khẩu trong nước.
Song hoạt động của kho ngoại quan vàng cũng không tiến triển tốt, chưa phát
huy được ưu thế của mình.
Theo như một số doanh nghiệp sản xuất vàng miếng trong nước thì gửi
vàng vào kho ngoại quan vàng chủ yếu là các đầu mối kinh doanh lớn như
Eximbank, Sacombank, ACB. Như vậy khách hàng chủ yếu vẫn là các thành
viên trong liên minh thành lập ra kho ngoại quan vàng và chủ yếu chỉ kinh
doanh chứ không tập trung sản xuất.
Theo như ông Nguyễn Thanh Trúc, Giám đốc công ty Vàng bạc Ngân
hàng Nông nghiệp thừa nhận, để thu hút được số lượng lớn khách hàng thì
các kho ngoại quan vàng phải dựa vào một công ty chuyên về kho vàng ngoại
quan của nước ngoài và trên thực tế việc ký kết được hợp đồng bảo hiểm kiểu
này thì không đơn giản.
Trên lý thuyết thì chi phí và thời gian cũng giảm được đáng kể so giữa
nhập khẩu vàng trực tiếp trong nước với nhập khẩu vàng từ nước ngoài. Song
nhiều doanh nghiệp lâu nay vẫn có những nguồn nhập riêng với giá rẻ hơn và
thời gian thậm chí còn nhanh hơn. Nếu vào những thời điểm sốt vàng, giá cả
thay đổi theo giờ thì lấy vàng qua kho vẫn bị chậm, nếu qua “mối quen” thì
chỉ cần gửi tiền là có thể lấy hang bất cứ lúc nào.
Một vấn đề nữa với kho ngoại quan vàng nước ta là do vàng Việt Nam
chủ yếu là sử dụng để chứa và lưu vàng nhập khẩu, vì vậy công suất của kho
chưa được sử dụng hết. Tuy nhiên, đến giữa năm 2008, Nhà nước cho ngừng
việc nhập khẩu vàng, kho ngoại quan vàng càng trở nên trầm lắng hơn vì
không xuất cũng không nhập, kho vàng trở thành đúng nghĩa là nơi lưu giữ
vàng chứ chưa phát huy được những mong muốn ngày đầu khai trương.
Một vấn đề ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của kho ngoại quan vàng đó là
tình trạng xuất lậu vàng. Do chênh lệch giữa giá vàng Việt nam và thế giới
70
lớn, lợi nhuận từ việc buôn vàng to nên nhiều người đã buôn lậu. Những lúc
giá vàng tăng cao là dịp để các mối tranh thủ xuất hang sang các nước láng
giềng như Campuchia hay Lào để hưởng chênh lệch.
Việc hạn chế xuất khẩu vàng như hiện nay thì sẽ không tránh được tình
trạng chảu máu vàng như hiện nay. Đây sẽ là một thiệt hại lớn khi mà nhà
nước thì không thu được thuế xuất khẩu mà vàng thì vẫn chảy ra khỏi đất
nước. Hơn thế nữa, loại vàng được xuất lậu lại không phải vàng chế tác mà là
vàng nguyên liệu vì vậy không tạo được công ăn việc làm người lao động.
Nhà nước nên quản lý chặt chẽ, không để cho buôn lậu vàng hoành hành, hơn
thế nữa, cần có những ưu đãi rõ ràng với những doanh nghiệp sử dụng kho
ngoại quan vàng, một phần bình ổn thị trường vàng trong nước.
Cuối năm 2010 Nhà nước đã cho phép một số doanh nghiệp nhập khẩu
vàng trở lại, và đầu năm 2010 công ty Vàng bạc đá quý SJC đã nhập 4tấn
vàng và chuyển đến kho ngoại quan vàng, chuẩn bị làm thủ tục đem ra dập
thành vàng miếng. Hi vọng kho ngoại quan vàng sẽ phát huy được ưu thế của
nó, khi mà chỉ có một số doanh nghiệp được phép nhập khẩu vàng thì các
doanh nghiệp khác phải nhập trực tiếp từ SJC, chứ không thế nhập khẩu qua
trung gian nước ngoài. Song bên cạnh đó, SJC cũng phải có những quy định
rõ ràng về giá cả thời gian giao hang nhanh chóng, tạo ra niềm tin cho các
doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
2.4. Phát triển kế hoạch xây dựng sàn vàng quốc gia
Khi mà các sàn giao dịch tự do trong nước ra đời và hoạt động tiềm ẩn
nhiều rủi ro đối với nhà đầu tư, hơn thế nữa sau một thời gian hoạt động các
sàn giao dịch tự do bao gồm cả những sàn giao dịch chưa có giấy phép kinh
doanh, hoạt động không dựa trên một quy tắc nào, dẫn đến nhiều biến động
khó lường lên thị trường vàng trong nước. Trước tình hình đó ngày
71
30/12/2010 Thống đốc Ngân hàng nhà nước chính thức cho ngừng hoạt động
của các sàn giao dịch vàng.
Nhưng hiện Việt Nam la quốc gia có số người tham gia đầu tư vàng
đứng đầu thế giới, do vậy đã đến lúc cần có một sàn giao dịch vàng mang
tầm quốc gia để đáp ứng nhu cầu thị trường. Còn để thị trường giao dịch tự
do thì chắc chắn thị trường cũng như nhà đầu tư vàng trong nước sẽ gặp
nhiều rủi ro.
Việt Nam nên cho ra đời một sàn giao dịch vàng quốc gia, thêm vào đó
trước khi cho ra đời nên nghiên cức kinh nghiệp của các sàn giao dich vàng
quốc tế hoạt động hiệu quả trên thế giới, kết hợp với nghiên cứu tình hình thị
trường vàng trong nước. Bên cạnh đó cũng phải nhanh chóng xây dựng một
hành lang pháp lý cho bộ máy sàn giao dịch vàng quốc gia diễn ra suôn xẻ.
Điểm khác biệt lớn nhất so với các sàn giao dịch nhỏ lẻ là không phải do
một doanh nghiệp, một đơn vị tổ chức mà là do nhiều ngân hang thương mại,
nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vàng tham gia. Hoạt động của sàn
giao dịch sẽ độc lập không phụ thuộc hoặc hoạt động chỉ vì lợi ích của riêng
một doanh nghiệp mà chủ yếu là làm dịch vụ, hoàn toàn không có sự cạnh
tranh kinh doanh giữa các doanh nghiệp. Sàn giao dịch vàng quốc gia này sẽ
do Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam đứng ra thành lập và chịu trách
nhiệm, vì vậy việc khớp giá ở sàn giao dịch vàng quốc gia, tỷ giá trên trên thị
trường cũng như giá bán sẽ được minh bạch rõ ràng, không còn gây ra những
tranh cãi như mô hình sàn giao dịch vàng do doanh nghiệp tổ chức. Sàn giao
dịch sẽ có dịch vụ mua bán có kỳ hạn và thực hiện các công cụ đề phòng rủi
ro khi thị trường vàng thế giới biến động bất thường.
Như vậy nhà đầu tư có thể tính được giá mua, giá bán trên cơ sở khớp
giá hàng ngày của nhiều người mua, nhiều người bán, nếu lượng khách giao
dịch ngày càng lớn sẽ phản ánh giá mua và giá bán càng khách quan hơn.
72
Hơn thế nữa sàn giao dịch vàng quốc gia còn mang lại nhiều lợi ích cho các
cơ quan quản lý nhà nước. Với sự ra đời của sàn giao dịch quốc gia thì sẽ hạn
chế được lượng giao dịch không chính thức, tránh được rủi ro không đáng có.
Qua đó cơ quan quản lý cũng nắm được rõ tình hình cung cầu thị trường
vàng, cung cầu ngoại tệ liên quan đến vàng cũng như lượng tiền giao dịch
trên thị trường vàng một cách chính xác, chủ động hơn, để có những điều tiết
kịp thời khi biến động xảy ra. Thông qua sàn giao dịch này Ngân hang Nhà
nước có cơ sở để ban hành các quy chế cần thiết cho việc quản lý thị trường
vàng trong nước. Hơn thế nữa, qua sàn giao dịch Nhà nước thì có thể huy
động được nguồn vốn để đầu tư cho phát triển còn nhà đầu tư sẽ tiết kiệm
được một khoản chi phí.
Khi mới đi vào hoạt động sàn vàng quốc gia nên được hưởng những
chính sách thoả đáng để tạo điều kiện cho thị trường phát triển ổn định với
đúng ý nghĩa là một thị trường dịch vụ nhưng vẫn phải bảo vệ được lợi ích
cho nhà đầu tư cũng như cơ quan quản lý nhà nước. Nếu sàn vàng quốc gia có
thể đảm bảo tính minh bạch và hạn chế các yếu tố đầu cơ thi nó sẽ góp phần
kiểm soát thị trường tiền tệ.
Hiện nay Nhà nước chỉ mới quản lý vàng trong quan hệ xuất nhập khẩu,
vì vậy muốn Sàn giao dịch vàng quốc gia được thành lập và hoạt động trôi
chảy thì Ngân hàng nhà nước cũng nên ban hành quy chế về việc kết nối giữa
các sàn giao dịch nhỏ với sàn giao dịch quốc gia.
2.5. Quản lý việc kinh doanh vàng bất hợp pháp qua mạng
Thời gian vừa qua hang loạt vụ lừa đảo kinh doanh vàng qua mạng đã
khiến nhiều người điêu đứng. Lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin và kém hiểu biết của
nhà đầu tư một số tổ chức tư vấn môi giời vàng đã mở ra các tài khoản cho
phép nhà đầu tư kinh doanh vàng trên đó. Thế nhưng hoạt động kinh doanh
vàng qua mạng vẫn tiếp tục rộ lên từ khi sàn giao dịch đầu tiên của Việt Nam
73
ra đời cho đến thời điểm này, khi mà tất cả các sàn giao dịch sẽ phải đóng cửa
và việc kinh doanh vàng trên tài khoản trong nước và nước ngoài phải ngừng.
Hầu hết tất cả các công ty kinh doanh vàng qua mạng hiện đều hoạt động
bất hợp pháp. Các công ty núp dưới cái bong là công ty dịch vụ tư vấn đầu tư
nhưng thực chất bên trong là kinh doanh vàng cho một số trang web vàng ở
nước ngoài. Thời điểm đầu năm 2009 trên thị trường xuất hiện nhiều sàn giao
dịch vàng chui hơn song vẫn không có một khung pháp lý nào để quản lý sàn
giao dịch vàng hay việc kinh doanh vàng bất hợp pháp qua mạng. Về tổ chức,
Ngân hàng Nhà nước cấp phép cho 5 ngân hàng kinh doanh vàng trên tài
khoản ra nước ngoài như một công cụ bảo hiểm kinh doanh, nhằm bảo đảm
tính thanh khoản trong hoạt động kinh doanh vàng của ngân hàng chứ cũng
không cho phép ngân hàng kinh doanh vàng qua mạng cho khách hàng. Các
giao dịch mua bán không rõ ràng và thiếu tính minh bạch sẽ mang lại rủi ro
lớn cho nhà đầu tư.
Sàn giao dịch vàng Sài Gòn một sàn giao dịch vàng đầu tiên, đánh dấu
sự khởi đầu trong việc xây dựng và đưa hoạt động kinh doanh vàng vào bước
phát triển mới. Cũng như chứng khoán, bất động sản, nhà đầu tư có thể kinh
doanh vàng qua sàn. Thế nhưng, thị trường vẫn chờ đợi một khuôn khổ pháp
lý cho hoạt động này để nhà đầu tư có thể yên tâm tham gia kinh doanh vàng
qua sàn. Không chỉ với nhà đầu tư, mà ngay cả nhà tổ chức Sàn giao dịch
vàng cũng băn khoăn khi chưa có khung pháp lý rõ ràng. Đại diện một ngân
hàng cho biết, việc thành lập sàn giao dịch vàng đã được tính đến, vì đây
được xem là loại hình kinh doanh tăng nguồn thu cho mảng dịch vụ. Tuy
nhiên, ngân hàng này vẫn muốn có khung pháp lý trước khi triển khai sàn
vàng.
Vì vậy, kinh doanh vàng qua tài khoản trên mạng là hành vi phạp pháp,
trái pháp luật và lừa đảo gây ra những thiệt hại cho nhà đầu tư. Nhà nước cần
74
có những biện pháp cứng rắn để ngăn chặn việc hoạt động của việc kinh
doanh trái phép này. Hơn nữa, trong thời gian tới, khi mà các sàn giao dịch
chính thức bị đóng cửa, nguy cơ bùng nổ đầu tư vàng chui là rất lớn, vì thế
nên có những biện pháp quản lý chặt chẽ từ bây giờ. Thêm vào đó, các nhà
đầu tư cần phải tìm hiểu để có kiến thức về việc giao dịch vàng, không nên
tham gia các trang web bất hợp pháp này, đó chính là cách bảo vệ mình khỏi
rủi ro trong đầu tư vàng.
2.6. Xây dựng các dịch vụ tƣ vấn đầu tƣ vàng
Trong một thị trường vàng đầy biến động và không thể biết trước được
giá vàng sẽ lên hay xuống, thị trường vàng phải chịu tác động từ nhiều phía,
để trờ thành một nhà đầu tư thành công không phải là chuyện đơn giản, mà
thực sự đó là niềm ước ao của rất nhiều người. Hầu hết các nhà đầu tư ở Việt
Nam đều không có kiến thức tốt về thị trường vàng nói chung cũng như
nguyên nhân các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng nói riêng, vì vậy họ thường
đầu tư theo xu hướng, không có định hướng rõ ràng gây ra nhiễu song thị
trường, cũng như đem đến những rủi ro tiềm tang cho chính họ. Vì vậy sự ra
đời của các công ty tư vấn đầu tư vàng là một giải pháp tất yếu cho thị trường.
Kinh doanh vàng là công cụ đầu tư cho lợi nhuận cao nhưng luôn đi kèm
với rủi ro. Đây có thể là con đường dẫn đến giàu sang của nhiều người nhưng
cũng khiến không ít nhà đầu tư lớn phải khốn đốn, vì vậy công ty tư vấn đầu
tư như một công cụ thay nhà đầu tư quản lý cũng như giúp nhà đầu tư có
những kiến thức cơ bản trước khi bước chân vào đầu tư. Hình thức công ty tư
vấn đầu tư vàng như vậy đã gặt hái được nhiều thành công ở nhiều nước trên
thế giới như Hồng Kông, Thượng Hải…
Công ty tư vấn đầu tư có trách nhiệm tìm hiểu thị trường vàng thông qua
những kiến thức chuyên nghiệp của mình cũng như nắm rõ thị trường thế
giới, sự biến động, chu kỳ của sự biến động, phân tích kỹ thuật…Mục đích
chính là giúp các nhà đầu tư không có nhiều kiến thức đầu tư hiệu quả, tất
75
nhiên quyết định cuối cùng vẫn thuộc về nhà đầu tư. Nhưng các công ty tư
vấn đầu tư cần thực hiện đúng chức năng của mình, không được lợi dụng nhà
đầu tư cũng như kinh doanh vàng qua tài khoản trên mạng bất hợp pháp.
2.7. Xây dựng các công cụ phân tích kỹ thuật và thông tin thị trƣờng
Để tạo ra lợi nhuận cao cũng tránh được rủi ro, nhà đầu tư cần phải có
được sự hỗ trợ từ các phương pháp phân tích kỹ thuật trong đầu tư vàng cũng
như nắm chắc những thông tin thị trường. Phân tích kỹ thuật là phương pháp
nghiên cứu sự biến động của giá trong quá khứ và hiện tại dựa vào đồ thị
nhằm mục đích dự báo xu hướng giá trong tương lai (ngắn hạn, trung hạn và
dài hạn).
Trên thực tế, việc xây dựng cũng như thực hiện tốt các phương pháp
phân tích kỹ thuật là một mắt xích quan trọng trong đầu tư, hơn thế nữa, ở thị
trường vàng nhiều biến động và rủi ro nhà đầu tư càng nên trang bị cho mình
một nền tảng kiến thức về đầu tư vàng để trở thành nhà đầu tư thành công.
Trong đầu tư vàng nhà đầu tư có thể tham khảo các phương pháp sau: phân
tích kỹ thuật , phân tích cơ bản, phân tích tâm lý, phân tích tổng hợp kết hợp
kỹ thuật và cơ bản. [40]
So với phân tích kỹ thuật cơ bản thì phân tích kỹ thuật dễ tiếp cận hơn
và dễ hiểu hơn và khi áp dụng đem đến kết quả tức thời và hiệu quả. Phân tích
kỹ thuật được tiếp cận dựa trên 3 giả định cơ bản là biến động thị trường
phản ánh tất cả, giá di chuyển theo xu thế chung và lịch sử sẽ lặp lại. Khi sử
dụng phân tích cơ bản để xác định xu hướng giá thì rất khó để dự báo giá sẽ
tăng hoặc giảm bao nhiêu. Nhưng sử dụng phân tích kỹ thuật , nhà đầu tư có
thể dễ dàng xác định các mức cản trên hoặc cản dưới và dễ dàng xác định
mục tiêu dừng lỗ hoặc chốt lời khi giao dịch.
Để ứng dụng phân tích cơ bản trong xác định xu hướng thị trường, nhà
đầu tư cần có kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực, phải có nguồn thông tin
nhanh và chính xác, phải phân tích tổng hợp từ rất nhiều nguồn tư liệu…Vì
76
vậy đầu tư vàng không hẳn là quá khó, nhưng vấn đề là nhà đầu tư cần phải
sử dụng hiệu quả phân tích kỹ thuật, tuỳ vào từng trường hợp mà sự dụng các
công cụ khác nhau tuỳ theo thị trường xuất hiện xu hướng hay thị trường dao
động trong biên độ bao nhiêu.[40]
Khi càng am hiểu về phân tích kỹ thuật thì mức độ chính xác trong phân
tích càng cao. Nhà đầu tư cần kết hợp nguồn thông tinh chính xác kịp thời để
đưa ra quyết định cuối cùng trong giao dịch. [41]
2.8. Đẩy mạnh nghiên cứu đào tạo đồng thời phổ biến rộng rãi kiến thƣc
về giá vàng và thị trƣờng vàng
Tình hình giá vàng biến động lên xuống nhiều lúc có sự chênh lệch lớn
với thế giới một phần do sự thiếu hiểu biết của nhà đầu tư, mà chính xác là do
những người dân thấy giá vàng lên cao đổ xô đi mua có lúc lại đổ xô bán ra
như một phong trào. Vì vậy việc phổ biến kiến thức về giá vàng cũng như thị
trường vàng là hết sức quan trọng trong tình hình hiện này. Người dân hay
nhà đầu tư vàng nên hiểu rõ những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường vàng
cũng như sự tác động của thị trường vàng đến tổng thể nền kinh tế đất nước.
Như vậy chúng ta cần đẩy mạnh nghiên cứu đạo tạo, nên mở các lớp phổ biến
kiến thức cơ bản đầu tư vàng, để nhà đầu tư không đầu tư theo hướng “phong
trào” như vậy với bất cứ biến động nào thị trường sẽ không bị “nháo nhác”
như đợt giá vàng tăng cao tháng 11/2009. Trong mọi ngành nghề thị trường
không riêng gì thị trường vàng, nghiên cứu và phát triển là một yếu tố không
thể thiếu, với sự non trẻ của mình, việc nâng cao nghiên cứu đào tạo và phổ
biến kiến thức về giá vàng và thị trường vàng là không thể thiếu.
77
KẾT LUẬN
Ở Việt Nam vàng đã được sử dụng rộng rãi thay thế các tiền tệ trong các
giao dịch thương mại như bất động sản, phương tiện đi lại cho đến tận giữa
thập niên 1990s. Chẳng có một thống kê nào có thể cho biết chính xác đã có
bao nhiêu giao dịch thành công và tổng giá trị là bao nhiêu nhờ công cụ tiền
tệ này. Cho đến nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thị trường vàng
Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ, cùng với nhiều biến động
như sự ra đời của các trung tâm giao dịch vàng liên thông thế giới, việc đóng
cửa các sàn giao dịch vàng sau hơn hai năm hoạt động, cho đến các chính
sách xuất nhập khẩu vàng của nhà nước. Tất cả tạo nên một thị trường vàng
Việt Nam sôi động và thu hút nhiều nhà đầu tư, cuộc chơi của các nhà đầu tư
vàng Việt Nam mở rộng hơn với nhiều lựa chọn và đa dạng về công cụ đầu tư.
Song kinh doanh vàng là kênh đầu tư ẩn chứa nhiều rủi ro khó dự đoán,
bước đầu thị trường vàng Việt Nam cũng còn gặp nhiều khó khăn trong quản
lý. Nếu có thể chớp lấy cơ hội thì thị trường Việt Nam sẽ mang lại nhiều
nguồn lợi cho đất nước. Tuy nhiên, nhà nước nên vừa có những biện pháp
quản lý chặt chẽ vừa tạo thông thoáng cần thiết cho các doanh nghiệp kinh
doanh vàng để có thể phát triển thị trường ngày càng trở nên hoàn thiện hơn.
Doanh nghiệp và nhà nước nên có những phối hợp cần thiết để tạo nên một
thị trường cạnh tranh lành mạnh. Nhà đầu tư cũng nên trang bị cho mình
những kiến thức cơ bản về thị trường vàng để không gặp phải những rủi ro
không đáng có vì sự thiếu hiểu biết. Thị trường vàng Việt Nam sẽ vững mạnh
hơn khi có thể tận tận dụng tốt những biến động trên thị trường thế giới cũng
như có hành lang pháp lý phù hợp.
Thị trường vàng thật sự là một thị trường nhạy cảm và rất phức tạm, nó
chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố từ vi mô đến vĩ mô, và chính bản thân thị
78
trường vàng cũng phần nào tác động đến nền kinh tế đất nước. Trong quá
trình thực hiện, tuy đã có gắng tìm hiểu và sưu tầm tài liệu, nhưng chắc chắn
bản khoá luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em hi vọng được các thầy
cô và các bạn góp ý để bài viết hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô giáo trường đại
học Ngoại Thương và đặc biệt là Tiến sỹ Lê thị Thu Thuỷ đã giúp đỡ em
trong quá trình thực hiện khoá luận này.
79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo Tiếng Việt:
1. Đinh Xuân Trình- 1999 – Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ- tập 1-
NXB Giáo dục
2. K.Mark- 1959- Tư bản quyển 1, tập I. NXB Sự thật, tr179
3. N.Gregonry Mankiw (2004) Những nguyên lý của kinh tế học, NXB Lao động
xã hội- Hà Nội
4. Nghị định 160/2006/NĐ-CP hướng dẫn pháp lệnh ngoại hội giao NHNN quản
lý hoạt động xuất, nhập khẩu vàng nguyên liệu dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng
5. Nghị định 174/1999/NĐ-CP ngày 9/12/1999 của chính phủ về quản lý hoạt
động kinh doanh vàng
6. Nghị định 86/199/NĐ-CP
7. Nghị định số 64/2003/NĐ-CP ngày 11/06/2003 của chính phủ sử đổi bổ sung từ
nghị định số 174/199/NĐ-CP
8. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến- 2007- Tài chính quốc tế- NXB Thống kê
9. Pháp lệnh ngoại hối 2005
10. Quyết định 432 năm 2000, do NHNN đã ban hành
11. Quyết định 76/HĐBT ngày 13 thánh 5 năm 1987 của Hội đồng bộ trường quy
định về thăm dò khai thác chế biến và mua bán vàng
12. Quyết định về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài- Số
03/2006/QĐ-NHNN tháng 1 năm 2006
13. Tạp chí Doanh số ra ngày 02/09/2009
14. Theo thông tấn xã Việt Nam ra ngày 22-1-2006
15. Thông tư số 01/2010/TT-NHNN bãi bỏ Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN
ngày 18/1/2006 về việc kinh doanh vàng trên tài khoản pử nớpc ngoài và quyết
định số 11/2007/QĐ-NHNN ngày 15/3/2007 về sửa đổi bổ sung quy định
80
Tài liệu tham khảo Tiếng Anh:
16. T.W. McRae (2003), The gold market, Oxford University Press, UK
17. The time-19.03.2009
18. United State National Mining Association (2001)
19. Word Gold Council (2007) “The Value of Gold to the Society”
20. World gold council (2007) “Gold Market Knowledge”
Trang website tham khảo:
21.
22.
23.
24.
25.
26.
27.
28. Báo Sài gòn
giải phóng
29.
vang-tren-tai-khoan-o-nuoc-ngoai.htm
30.
TPHCM/20076/43370.laodong
31.
32. Website công ty vàng bạc đá quý Bảo tín Minh Châu Ngày 15/10/2008
33. www.24h.com.vn/news/detail/52/26...ews%3D10
34.
35. http:// www.gold.org _Hội đồng vàng thế giới
36.
2010/20103/138078.vov- Báo điện tử đài tiếng nói Việt Nam
81
37. Theo Vieteconomy ngày thứ 5 07/01/2010
38. ngày 11/11/2009- Wesbsite của Ngân hàng nhà
nước Việt Nam
39. website
chính thức của Bộ tài chính
40.
20091125-12481.html
41.
sid-46811.htm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5106_4775.pdf