Đề tài: Thực trạng khai thác bảo hiểm cháy nổ bắt buộc ở công ty Bảo Việt Hà Nội
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢO HIỂM CHÁY NỔ
1.1 Sự cần thiết của bảo hiểm cháy nổ
1.1.1 Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm cháy
1.1.2 Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm cháy nổ bắt buộc
1.2. Nội dung cơ bản của bảo hiểm cháy nổ bắt buộc
1.2.1 Cơ sở pháp lý
1.2.2 Đối tượng bảo hiểm
1.2.3 Phạm vi bảo hiểm
1.2.4 Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm
1.2.5 Phí bảo hiểm
1.2.5 Giám định và bồi thường
1.3 Quy trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ
1. Công tác khai thác bảo hiểm
1.1 Tuyên truyền, quảng cáo, chủ động tiếp cận khách hàng
1.2 Đánh giá rủi ro
1.3 Cấp giấy chứng nhận bảo hiểm (đơn bảo hiểm)
1.4 Bổ sung tài sản được bảo hiểm và theo dõi tình hình thu phí
1.4 Hoa hồng
2. Công tác giám định tổn thất
2.1 Điều tra tai nạn
2.2 Đề xuất các biện pháp hạn chế tổn thất
3. Công tác bồi thường
3.1 Kiểm tra hồ sơ khiếu nại và xác định trách nhiệm bảo hiểm
3.2 Xác định mức độ thiệt hại
3.3 Xác định số tiền bồi thường
3.4 Lập hồ sơ bồi thường, giải quyết bồi thường và khiếu nại
4. Các biện pháp đề phòng cháy nổ
5. Công tác chữa cháy nổ
1.5 Vài nét về thị trường bảo hiểm cháy nổ và thì trường bảo hiểm cháy nổ bắt buộc ở Việt Nam
1.5.1 Đánh giá chung về thị trường bảo hiểm cháy nổ và bảo hiểm cháy nổ bắt buộc ở Việt Nam trong thời gian qua
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KHAI THÁC BẢO HIỂM CHÁY NỔ BẮT BUỘC Ở CÔNG TY BẢO VIỆT HÀ NỘI
2.1 Giới thiệu chung về công ty Bảo Việt Hà Nội
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
2.1.2 Tổ chức bộ máy hoạt động
2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh
I. Đánh giá chung
1. Tình hình chung
2. Khó khăn trực tiếp
3. Thuận lợi
II.Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm qua
1. Kết quả doanh thu các nghiệp vụ
III. Công tác giám định bồi thường
1. Việc thực hiện chức năng quản lý và chỉ đạo của công ty
2. Công tác giám định
3. Công tác bồi thường
2.2 Thực trạng khai thác bảo hiểm cháy nổ bắt buộc ở Bảo Việt Hà Nội
2.2.1 Kết quả kinh doanh và vị trí của bảo hiểm cháy nổ cũng như bảo hiểm cháy nổ bắt buộc trong dòng sản phẩm của Bảo Việt Hà Nội
2.2.2 Thuận lợi và khó khăn của Bảo Việt Hà Nội trong khai thác bảo hiểm cháy nổ bắt buộc
2.2.3 Những vấn đề còn tồn tại
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG KHAI THÁC BẢO HIỂM CHÁY NỔ BẮT BUỘC CỦA CÔNG TY BẢO VIỆT HÀ NỘI
3.1 Định hướng và mục tiên kinh doanh trong năm 2009
3.2 Kiến nghị và đề xuất giải pháp thúc đẩy
TÀI LIỆU THAM KHẢO
60 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5596 | Lượt tải: 8
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng khai thác bảo hiểm cháy nổ bắt buộc ở công ty Bảo Việt Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an đến tai nạn. Hầu hết các tang vật đều có thể tìm thấy ở hiện trường hay cũng có thể tìm thấy ở nơi sửa chữa bị hư hại.
- Lời khai của nhân chứng: Là những lời kể, những câu trả lời của các nhân chứng thường là những người có mặt ở nơi hiện trường khi xảy ra tai nạn. Lời khai của nhân chứng cũng giúp cho việc xác định những vấn đề có liên quan đến tai nạn. Người bảo hiểm cần có những khả năng phân tích tìm ra những lời khai xác thực vì các lời khai của nhân chứng thường khác nhau và có khi mâu thuẫn với nhau.
Ngoài việc tiếp xúc, trao đổi, hỏi chuyện với các nhân chứng, giám định viên cần gặp gỡ, trao đổi với người được bảo hiểm, với công an PCCC. Qua đó, nguyên nhân cháy nổ, đánh giá sơ bộ và khái quát mức độ thiệt hại.
2.2 Đề xuất các biện pháp hạn chế tổn thất
Thông thường sau khi gặp cháy nổ, người được bảo hiểm rất hoang mang và lúng túng không biết phải làm gì. Vì vậy trên cơ sở xem xét hiện trường và song song với việc điều tra tai nạn, giám định viên bảo hiểm phải góp ý kiến với người được bảo hiểm các biện pháp hạn chế tổn thất như sau:
- Cách ly khu vực và tài sản bị thiệt hại.
- Rào kín những nơi mà người ngoài có thể đột nhập vào.
- Bơm rút nước cứu hoả còn đọng lại ra khỏi những nơi chứa tài sản để tránh tài sản hư hỏng thêm.
- Di chuyển các mảnh đổ vỡ, tro than để cứu tài sản,
Qua quá trình điều tra, các giám định viên phải tìm ra được nguyên nhân gây cháy nổ. Chú ý rằng đó phải là những nguyên nhân trực tiấp dẫn đến hoả hoạn. Cuối cùng các giám định viên bảo hiểm sẽ xác định mức độ thiệt hại và lập biên bản giám định. Biên bản giám định sẽ được trình lên công ty một bản và Tổng công ty một bản.
3. Công tác bồi thường
Một trong những yêu cầu và cũng là một trong những phẩm chất quan trọng đối với người làm công tác bảo hiểm là phải quan tâm và cảm thông sâu sắc tới các nhu cầu và nguyện vọng của khách hàng. Phẩm chất đó phải được thể hiện đặc biệt rõ nét trong khâu trong khâu giải quyết bồi thường. Giải quyết bồi thường tốt có nghĩa là giải quyết nhanh và đúng - đây là nhiệm vụ số một của người làm công tác bồi thường và là một trong những biện pháp tuyên truyền có hiệu quả nhất, làm tăng uy tín của công ty và có ảnh hưởng tích cực tới khâu khai thác bảo hiểm.
Đảm bảo được mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ của công tác bồi thường, cán bộ công ty cần thực hiện tốt những bước sau:
3.1 Kiểm tra hồ sơ khiếu nại và xác định trách nhiệm bảo hiểm
Nhận được hồ sơ đòi bồi thường, người bảo hiểm phải kiểm tra, xem xét hồ sơ có đầy đủ và hợp lệ không. Trường hợp hồ sơ thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng chưa đầy đủ thì phải yêu cầu khách hàng bổ sung kịp thời và ngày trả lời khách hàng. Sau đó, cán bộ bồi thường xem xét đối chiếu với quy tắc bảo hiểm và văn bằng hướng dẫn của Tổng công ty để xác định trách nhiệm bảo hiểm. Cụ thể: khiếu nại có nằm trong phạm vi thoả thuận bảo hiểm không; có điểm loại trừ nào tác động và ảnh hưởng đến khiếu nại đó không; có điều kiện bảo hiểm nào bị vi phạm làm vô hiệu hoá hoặc thu hẹp phạm vi được bảo hiểm của khiếu nại không?
3.2 Xác định mức độ thiệt hại
Chức năng chính của công tác bảo hiểm là bồi thường những thiệt hại thực tế xảy ra cho người tham gia bảo hiểm nhằm đảm bảo sản xuất kinh doanh cho người được bảo hiểm. Xác định đúng giá trị thiệt hại mới đảm bảo việc bồi thường thực sự đem lại hiệu quả cho người được bảo hiểm.Việc xác định giá trị thiệt hại được tiến hành trên nguyên tắc: phải xác định ngay tại thời điểm và địa điểm xảy ra tổn thất. Trên cơ sở biên bản giám định về mức độ thiệt hại cùng các biên lai, chứng từ xác minh kèm theo các hồ sơ khiếu nại, cán bộ bồi thường sẽ xác định được mức thiệt hại thực tế của từng đối tượng bảo hiểm.
3.3 Xác định số tiền bồi thường
Nếu hồ sơ khiếu nại đã hợp lệ, đầy đủ, tổn thất đã được xác định là thuộc phạm vi bảo hiểm và tính toán được số tiền thiệt hại thì ta có thể tiến hành xác định số tiền bồi thường.
Số tiền bồi thường xác định dựa trên các cơ sở sau:
- Giá trị thiệt hại thực tế
- Số tiền bồi thường (là giới hạn trên của số tiền bồi thường)
- Mức miễn thường: sẽ không phải bồi thường nếu tổn thất bằng hoặc nhỏ hơn mức miễn thường. Nếu tổn thất lớn hơn mức miễn thường thì phải trừ đi mức miễn thường (trong trường hợp áp dụng mức miễn thường có khấu trừ t).
Trước khi tính toán số tiền bồi thường, người được bảo hiểm cần xem xét số tiền khách hàng đòi bồi thường là bao nhiêu. Nếu số tiền đó bằng hoặc nhỏ hơn mức miễn thường thì không cần tính toán mà có thể trả lời ngay cho khách hàng là tổn thất không được bồi thường vì nằm trong phạm vi mức miễn thường. Nếu tổn thất lớn hơn mức miễn thường thì phải tính chi tiết mức độ thiệt hại.
Cụ thể:
* Đối với bảo hiểm cháy nổ:
Số tiền bảo hiểm
Số tiền bồi thường = Giá trị thiệt hại ´ ____________________
Giá trị bảo hiểm
3.4 Lập hồ sơ bồi thường, giải quyết bồi thường và khiếu nại
Trên cơ sở tính toán được số tiền bồi thường như trên, cán bộ bồi thường sẽ lập hồ sơ bồi thường và trình lên lãnh đạo Tổng công ty xét duyệt bồi thường. Sau khi có quyết định của lãnh đạo, cán bộ bồi thường sẽ thông báo cho khách hàng cụ thể về mức bồi thường, thời gian, địa điểm công ty bảo hiểm chi trả số tiến đó cũng như các giấy tờ cần thiết mà họ phải có. Nếu khách hàng chấp nhận thì việc bồi thường sẽ được chuyển cho phòng kế toán - tài vụ.
Trong thực tế, khâu bồi thường là khâu dễ phát sinh các tranh chấp, khiếu nại khi khách hàng cho rằng số tiền bồi thường là chưa hợp lý. Bởi vậy, cần xem xét nghiên cứu các ý kiến khiếu nại một cách khách quan. Cũng cần lưu ý là trước khi chính thức bồi thường, trên cơ sở những thông tin nhận được và đánh giá chung, cán bộ bồi thường sớm ước tính số tiền bồi thường và thông báo cho khách hàng biết trước để cho họ không bị bất ngờ khi công bố số tiền chính thức. Cần chú ý lắng nghe nguyện vọng của khách hàng, nhẹ nhàng và kiên nhẫn giải thích kỹ những thắc mắc của họ ngay cả khi từ chối bồi thường.
4. Các biện pháp đề phòng cháy nổ
Mục tiêu của công tác phòng chống cháy nổ là đề phòng hoả hoạn phát sinh và không cho đám cháy lan rộng. Hiện nay có hai biện pháp phòng cháy nổ là phòng cháy nổ bằng thiết kế xây dựng và sử dụng các biện pháp quản lý.
+ Phòng cháy nổ bằng thiết kế xây dựng: nhằm cách ly các vật dễ cháy nổ với nguồn lửa. Các nguồn lửa có thể phát sinh từ các thiết bị toả nhiệt, bếp, lò sấy, lò sưởi, các thiết bị điện... Do vậy, việc thiết kế xây dựng cần lưu ý tới việc bố trí các phòng ban, kho, phân xưởng cũng như các thiết bị nội thất một cách hợp lý, đảm bảo độ an toàn cao.
+ Các biện pháp quản lý: Thực hiện các biện pháp quản lý là trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm. Dựa vào các quy định phòng cháy nổ và chữa cháy nổ của Nhà nước và địa phương, các giám đốc, thủ trưởng đơn vị cần đề ra nội quy, biện pháp PCCC cho cơ sở mình đồng thời có kế hoạch giáo dục, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc chấp hành nội quy, biện pháp đó. Các cán bộ, công nhân phải triệt để chấp hành các nội quy PCCC cũng như các tiêu chuẩn về an toàn trong hoạt động công tác, sản xuất.. Cùng với cảnh sát PCCC, các công ty bảo hiểm sẽ hướng dẫn người tham gia bảo hiểm thực hiện tốt công tác PCCC ở các khu vực dễ xảy ra rủi ro, đề nghị họ có các biện pháp ngăn ngừa kịp thời và hợp lý.
5. Công tác chữa cháy nổ
Trước hết cần trang bị các phương tiện thiết bị báo Hoả hoạn để xác định vùng xảy ra cháy nổ nhằm hạn chế tổn thất đến mức tối thiểu. Thành lập các đội cứu hoả ở các đơn vị cũng như trang bị các phương tiện dập lửa thì mới đảm bảo chữa cháy nổ có hiệu quả và kịp thời. Các công ty bảo hiểm qua việc tham quan các cơ sở bảo hiểm yêu cầu họ không những thực hiện các nội quy PCCC mà còn phải tranh bị các thiết bị chữa cháy cần thiết.
Vài nét về thị trường bảo hiểm cháy nổ và thì trường bảo hiểm cháy nổ bắt buộc ở Việt Nam:
Đánh giá chung về thị trường bảo hiểm cháy nổ và bảo hiểm cháy nổ bắt buộc ở Việt Nam trong thời gian qua
Mỗi năm nước ta xảy ra hàng nghìn vụ làm chết, bị thương hàng trăm người, thiệt hại về tài sản hàng chục tỷ đồng. Đặc biệt số vụ cháy lớn ngày càng gia tăng, điển hình như:
- Cháy chợ Đồng Xuân (14/7/1994) gây thiệt hại gần 140 tỷ đồng. Có 2364 hộ kinh doanh và hàng chục nghìn đại lý, khung chợ bị thiệt hại người kinh doanh lâm vào hoàn cảnh khó khăn do mất hết hàng hóa, tiền của không còn nơi làm việc.
- Vụ cháy xí nghiệp sản xuất và xuất nhập khẩu Sông Bé (1995) thiệt hại gần 18 tỷ đồng.
- Vụ cháy xí nghiệp giày An Đình - Hải Phòng (1996) thiệt hại khoảng 1 triệu đô la.
- Vụ cháy kho xăng dầu 131 Thủy Nguyên - Hải Phòng ngày 26/6/1997 gây thiệt hại 31 tỷ đồng.
- Năm 1997 còn một số vụ cháy lớn như là: Vụ cháy Công ty trách nhiệm hữu hạn Thái Bình (sản xuất giày Sông Bé) là 6, 03 tỷ đồng; vụ cháy tại xí nghiệp dược Trà Vinh gần 2 tỷ đồng.
- Những vụ cháy lớn trong năm 2000 có thể kể đến là vụ cháy Công ty may Hải Sơn với thiệt hại là 7, 5 tỷ đồng; vụ cháy Công ty Muraya Việt Nam với thiệt hại là 6, 25 tỷ đồng; vụ cháy ở Công ty TNHH Thịnh Khang với trị giá 6, 2 tỷ đồng.
Mặc dù các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành được hơn một năm, nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, số lượng tổ chức, doanh nghiệp và tư nhân tham gia BHCNBB còn rất hạn chế, nhiều doanh nghiệp né tránh hoặc tham gia mang tính chất đối phó. Việc mua bảo hiểm cháy, nổ sẽ giúp doanh nghiệp bảo toàn được vốn và tái sản xuất kinh doanh trong trường hợp không may xảy ra sự cố cháy, nổ. Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm đều phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật về BHCNBB. Trong thực tế các doanh nghiệp bảo hiểm gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận động thuyết phục khách hàng tham gia BHCNBB. Bên cạnh đó, cơ chế thông tin, phối hợp kiểm tra giữa doanh nghiệp bảo hiểm với Cơ quan Cảnh sát PCCC và cơ quan chức năng chưa rõ ràng cụ thể nên việc triển khai BHCNBB chưa triệt để và quyết liệt.
Hiện nay, cả nước có khoảng 30% số doanh nghiệp thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo quy định tại Nghị định 130. Đây là con số còn rất khiêm tốn. Trong khi theo số liệu thống kê, từ năm 2002 đến năm 2006, toàn quốc đã xảy ra 11.795 vụ cháy, nổ; thiệt hại ước tính là 1.710 tỷ đồng. Tuy nhiên đây mới chỉ là số thiệt hại đã thống kê được và trên thực tế nếu được thống kê đầy đủ, thì số thiệt hại có thể còn lớn hơn rất nhiều.
Việc Nhà nước ban hành các văn bản hướng dẫn về chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc sẽ là một tín hiệu khả quan cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm cháy, nổ Việt Nam, là cơ hội tăng trưởng doanh thu cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong thời gian tới.
Các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc sẽ tăng lên rất nhiều. Cả nước hiện có khoảng 40 nghìn cơ sở buộc phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Nếu tất cả các cơ sở này đều đóng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo đúng quy định thì doanh thu bảo hiểm cháy nổ của các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tăng thêm 500 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc khai thác nguồn doanh thu này không đơn giản chút nào.
Có ba lý do khiến cho việc khai thác tại các đơn vị bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy nổ gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới: Thứ nhất, danh sách các đơn vị phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tại từng địa phương do cơ quan cảnh sát Phòng cháy chữa cháy ở địa phương đó giữ. Vấn đề là cần phải công khai danh sách này để bản thân đơn vị phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc được rõ và cả các công ty bảo hiểm biết về đối tượng mình sẽ bán.
Thứ hai, nếu các đơn vị chưa có đủ các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận của cảnh sát Phòng cháy chữa cháy hoặc có đủ điều kiện rồi mà cơ quan cảnh sát Phòng cháy chữa cháy chưa cấp giấy chứng nhận thì công ty cũng không thể bán bảo hiểm cho các doanh nghiệp này. Thứ ba, có rất nhiều đơn vị thuộc diện có nguy cơ cháy nổ cao và bắt buộc phải mua bảo hiểm nhưng lại hoạt động dựa trên ngân sách Nhà nước. Trong kinh phí hoạt động của các đơn vị này, kinh phí dành cho việc mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc chưa có hướng dẫn và chưa được phân bổ nên ít nhất trong 6 tháng cuối năm 2007 các đơn vị này không lấy đâu ra nguồn tiền để mua
Ngoài ra, có một thực trạng cạnh tranh phi kỹ thuật ở nghiệp vụ bảo hiểm cháy, nổ. Đó là mặc dù biểu phí và hoa hồng bảo hiểm cháy, nổ tự nguyện, BHCNBB được Bộ Tài chính quy định thống nhất, nhưng nhiều doanh nghiệp bảo hiểm vẫn cố tình hạ phí trái với quy định, đồng thời mở rộng điều kiện bảo hiểm, tăng hoa hồng dành cho khách hàng. Điều này khiến nhiều khách hàng so sánh và gây sức ép đối với doanh nghiệp bảo hiểm, gây tình trạng lộn xộn trong hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm cháy, nổ trên thị trường.
Chương II: Thực trạng khai thác bảo hiểm cháy nổ bắt buộc ở công ty Bảo Việt Hà Nội
2.1 Giới thiệu chung về công ty Bảo Việt Hà Nội
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty bảo hiểm Hà Nội (Bảo Việt Hà Nội) thành lập năm 1980 theo quyết định số 1125/QĐ- BTC ngày 11/11/1980 của Bộ tài chính. Ban đầu Công ty có tên là “ Chi nhánh Bảo hiểm Hà Nội”, trực thuộc tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam, với nhiệm vụ là tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội, trụ sở đặt tại số 7 Lý Thường Kiệt - Hà Nội.
Trước năm 1986 nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế kế hoạch tập trung bao cấp, doanh thu phí bảo hiểm chỉ có một nguồn thu duy nhất là từ Ngân sách Nhà Nước, thực chất chỉ là hình thức rút từ túi nọ bỏ vào túi kia. Vì vậy dịch vụ bảo hiểm không có vai trò lớn trong việc thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển thông qua thị trường vốn, với chức năng dàn xếp, phân tán rủi ro, mà chủ chỉ thông qua hình thức tái bảo hiểm. Vai trò của bảo hiểm thương mại trong nước mờ nhạt ít được mọi người biết đến.
Từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, đất nước có những chuyển mình căn bản, từ cơ chế hành chính quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, thừa nhận nhiều thành phần kinh tế cơ bản, khuyến khích đầu tư nước ngoài. Thị trường hàng hoá cũng như thị trường vốn trong nước sôi động đặt nghành bảo hiểm trước những yêu cầu mới trong sự nghiệp thúc đẩy phát triển đất nước. Đáp ứng nhu cầu đó, ngày 17/02/1989, Bộ tài chính đã ra quyết định 27/TCQĐ-TCCB chuyển “chi nhánh Bảo hiểm Hà Nội” thành “công ty Bảo Việt Hà Nội” gọi tắt là Bảo Việt Hà Nội (BVHN). Ngày 4/3/1989, Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam ra quyết định 230/TCCB -BH phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của Bảo Việt Hà Nội, đặt trụ sở chính tại 15C Trần Khánh Dư - Hà Nội.
Trải qua hơn 25 năm, Bảo Việt Hà Nội đã không ngừng lớn mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Từ lúc thành lập chi nhánh chỉ có 10 người với một phòng nhỏ làm trụ sở đến nay Bảo Việt Hà Nội đã có trụ sở khang trang với gần 150 cán bộ và 14 văn phòng đại diện ở tất cả các quận huyện, cùng mạng lưới đại lý, cộng tác viên phủ kín các địa bàn dân cư trên thành phố Hà Nội, sẵn sàng phục vụ nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các cá nhân và tổ chức kinh tế, các nhà đầu tư cũng như mọi thành phần kinh tế khác. Doanh thu hằng năm từ chỗ 30 triệu đồng đến nay đã đạt hơn 280 tỷ đồng, trở thành 1 đơn vị chủ lực của tổng công ty bảo hiểm Việt Nam.
Ngày 28/11/2005 thủ tướng chính phủ đã ra quyết định 310/2005/QĐ-TTg phê duyệt đề án cổ phần hoá tổng công ty Bảo Hiểm Việt Nam ( Bảo Việt) và thí điểm thành lập tập đoàn tài chính bảo hiểm Bảo Việt. Quyết định của thủ tướng chính phủ là một quyết định có ý nghĩa đặc biệt vì nó hàm chứa bên trong 3 vấn đề lớn:
Một là, cổ phần hoá tổng công ty bảo hiểm Việt Nam.
Hai là, chuyển đổi mô hình tổ chức của tổng công ty bảo hiểm Việt Nam từ mô hình tổng công ty Nhà Nước sang mô hình công ty Mẹ - công ty Con.
Ba là, hình thành tập đoàn kinh tế mới - tập đoàn tài chính - Bảo Hiểm Bảo Việt.
Quyết định của chính phủ đã có hiệu lực, việc thực hiện cổ phần hoá tổng công ty bảo hiểm Việt Nam và thí điểm tập đoàn tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt đã được tiến hành. Đây là một sứ mệnh cao cả nhưng trách nhiệm cũng rất lớn của những người thực hiện quyết định sự thành công trong thực hiện một số chủ trương mới có tính thí điểm của Nhà Nước trong quyết định 310/2005/QĐ-TTg sẽ có ý nghĩa lớn trong điều chỉnh chính sách của Nhà Nước ta về đổi mới trong doanh nghiệp Nhà Nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế khi Việt Nam gia nhập WTO.
Tổ chức bộ máy hoạt động
Trong những năm gần đây, thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và thị trường bảo hiểm Hà Nội nói riêng đã có nhiều biến động đáng kể. Nghị định 100/CP ban hành ngày 18/12/1993 và nghị định 74/CP ban hành ngày 14/6/1997 của Chính Phủ về việc cho phép nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ( Nhà Nước, cổ phần, liên doanh, 100% vốn nước ngoài và các văn phòng đại diện nước ngoài) tham gia kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam đã phá vỡ thế độc quyền của Bảo Việt. Sự xuất hiện của các công ty này buộc Bảo Việt Hà Nội phải không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ của mình thì mới đảm bảo khả năng đứng vững trong cạnh tranh. Một trong những biện pháp quan trọng đó là thay đổi cơ cấu tổ chức văn phòng công ty. Theo cơ cấu tổ chức mới, song song với nhiệm vụ khai thác khách hàng, văn phòng công ty còn có chức năng quản lý và giám sát hoạt động các văn phòng địa phương trực thuộc. Bởi vật ngoài các phòng ban phụ trách các vấn đề tổ chức nhân sự, hành chính, kế toán… những phòng nghiệp vụ ngoài nhiệm vụ trực tiếp tiến hành kinh doanh còn có chức năng quản lý giúp đỡ các văn phòng tại các quận huyện trong việc quan hệ với khách hàng, đánh giá rủi ro, xử lý giám định và bồi thường khiếu nại.
Với phương châm “ phục vụ khách hàng một cách tốt nhất để phát triển” Bảo Việt Hà Nội không ngừng đổi mới phong cách làm việc, nâng cao trình độ nghiệp vụ để phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn. Đặc biệt Bảo Việt Hà Nội đã liên tục củng cố kiện toàn bộ máy, tổ chức sắp xếp và đào tạo cán bộ cho phù hợp với nhiệm vụ và chức năng của mình. Cụ thể cơ cấu tổ chức của Bảo Việt Hà Nội hiện nay bao gồm:
Ban giám đốc : 1 giám đốc và 3 phó giám đốc
27 phòng : trong đó có 5 phòng gián tiếp và 22 phòng trực tiếp kinh doanh có ở 14 quận huyện, với mạng lưới đại lý cộng tác viên trên địa bàn thành phố.
Các phòng nghiệp vụ và văn phòng đại diện không thực hiện hạch toán độc lập nhưng có toàn quyền quyết định các hoạt động của mình ở mức phân cấp cho phép, kết hợp với các phòng chức năng nhằm đưa ra các biện pháp giải quyết. Với cơ cấu tổ chức như vậy, việc quản lý chung của Bảo Việt Hà Nội khá chặt chẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, tạo sự thông suốt từ ban giám đốc tới các đại lý, cộng tác viên, đảm bảo đưa ra một dịch vụ bảo hiểm hoàn thiện cho khách hàng. Các phòng ban trong công ty hoạt động vừa độc lập vừa có sự liên hệ qua lại mật thiết với nhau do sự phân công, phân cấp quản lý của ban giám đốc.
Sơ đồ cơ cấu công ty
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Phó Giám Đốc
P.
Tài chính kế toán
P.
Phi
Hàng hải
P. Marketting
P. Hành chính QT
P. QL đại lý
P. Tin học
P.
Q
Phòng
P.
Rủi ro KT
P.
Cháy RRHH
P.
Hàng Hải
P. Giám định BT
P.
Tổng hợp
P Thanh Xuân
P Đống Đa
P
Ba Đình
P
Hoàn Kiếm
P Cầu Giấy
P
Gia Lâm
P Đông Anh
P
Hai
Bà Trưng
P
Sóc Sơn
P
Thanh Trì
P
Từ
Liêm
P
Hoàng
Mai
P
Long
Biên
P
Số
7
P Tây Hồ
P
Đông Anh
P
Gia Lâm
P
Cầu Giấy
2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh:
Công ty bảo hiểm Hà Nội với hoạt động chính là kinh doanh bảo hiểm, hiện nay công ty đang tiến hành triển khao khoảng hơn 60 nghiệp vụ bảo hiểm cụ thể:
BH hàng hóa nhập khẩu.
BH hàng hóa xuất khẩu.
BH hàng hóa vận chuyển nội địa.
BH than tàu biển.
BH trách nhiệm tàu biển.
BH thân tàu song.
BH trách nhiệm tàu sông.
BH trách nhiệm chủ đóng tàu.
BH dầu khí.
BH tài sản trong khai thác dầu khí.
BH hàng không.
BH trách nhiệm chủ sân bay.
BH hàng không khác.
BH rủi ro xây dựng (CAR)
BH rủi ro lắp đặt ( EAR)
BH máy móc ( MB)
BH thiết bị điện tử.
BH máy móc thiết bị xây dựng.
BH gián đoạn kinh doanh kỹ thuật.
BH cháy và các rủi ro hỗn hợp.
BH rủi ro trong công nghiệp.
BH tổn thất vật chất bất ngờ.
BH tiền.
BH trộm cắp.
BH nhà tư nhân.
BH hỗn hợp văn phòng.
BH gián đoạn kinh doanh sau cháy và tổn thất.
BH trách nhiệm công cộng.
BH trách nhiệm công cộng và sản phẩm mới.
BH lòng trung thực.
BH trách nhiệm Hole in one.
BH trách nhiệm nghề nghiệp với bệnh viện và bác sỹ.
BH trách nhiệm nghề nghiệp kiến trúc sư và kỹ sư tư vấn.
BH trách nhiệm môi giới bảo hiểm.
BH trách nhiệm khác.
BH vật chất ôtô.
BH vật chất môtô.
BH TNDS của chủ xe ôtô đối với người thứ 3.
BH TNDS của chủ xe môtô đối với người thứ 3.
BH trách nhiệm của chủ xe đối với hành khách.
BH TN của chủ xe đối với hàng hóa vận chuyển trên xe.
BH tai bạn con người 24/24.
BH sức khỏe và tai nạn con người.
BH kết hợp con người.
BH tại nạn con người theo mẫu đơn Colognre.
BH sức khỏe con người mức cao.
BH trợ cấp nằm viện phẫu thuật.
BH sinh mạng cá nhân.
BH tai nạn hành khách.
BH toàn diện học sinh.
BH tai nạn thủy thủ thuyền viên.
BH tai nạn người lao động.
BH tai bạn lái phụ xe và người ngồi trên xe.
BH tai nạn người ngồi trên xe mô tô.
BH khách du lịch.
BH cho người Việt Nam du lịch nước ngoài ngắn hạn,
BH chi phí y tế và vận chuyển y tế cấp cứu.
BH thành viên hộ gia đình.
BH chăm sóc sức khỏe cho người sinh sản.
BH cứu trợ y tế cho người sử dụng thẻ ACB.
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh:
I. Đánh giá chung:
1. Tình hình chung:
- Sự suy thoái kinh tế thế giới ảnh hưởng tới nền kinh tế trong nước, cả nước và thủ đô Hà Nội tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, dự báo tăng trưởng cả nước từ 5,5% - 6%. Vận chuyển hàng hải, XNK tiếp tục khó khăn.
2. Khó khăn trực tiếp:
- Cầu bảo hiểm giảm do:
Tăng trưởng kinh tế sụt giảm
XNK giảm mạnh
Thu nhập cá nhân, tiêu dùng cá nhân giảm
Giá tàu biển, cước vận tải giảm mạnh
Lượng ôtô tiêu thụ giảm mạnh
Giải ngân các dự án xây dựng chậm …
Một số khách hàng lớn, truyền thống nhưng chí phí, tỷ lệ tổn thất lại quá cao
Thêm các DNBH mới gia nhập thị trường, các DN đã thành lập củng cố, tiếp tục phát triển kinh doanh.
Cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.
3. Thuận lợi :
- Các DN có ý thức tăng phí đối với các nghiệp vụ có tỉ lệ bồi thường cao như xe cơ giới, học sinh…
- Nghị đinh 103 của Chính Phủ đi vào hoạt động sẽ tăng phí bảo hiểm TNDS của chủ xe lên 15-20%.
- Nhu cầu về bảo hiểm tai nạn và chi phí y tế của người dân ngày càng cao hơn.
- Vượt qua khó khăn là cơ hội khẳng định chính mình.
II. Một số điểm mạnh và điểm yếu của công ty hiện nay:
Điểm mạnh:
Đã hoạt động trên địa bàn lâu năm, có nhiều khách hàng truyền thống, gắn bó từ nhiều năm, vẫn được biết đến như công ty hàng đầu, có uy tín với đông đảo khách hàng.
Công tác tổ chức ổn định, đội ngũ CB-CNV có kinh nghiệm, nhiệt tình công tác.
Có hệ thống các phòng khu vực thuận lợi trong việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
Có mối quan hệ tốt với một số cơ quan chức năng và các khách hàng lớn.
Luôn được sự chỉ đạo, giúp đỡ kịp thời, hiệu quả từ lãnh đạo và các phòng ban Tổng công ty.
Điểm yếu:
Trình độ chuyên môn nhìn chung là tốt nhưng thiếu người được đào tạo chuyên sâu cho từng lĩnh vực, từng nghiệp vụ. Khả năng ngoại ngữ nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu. Chưa tạo được phong trào học tập nâng cao trong cán bộ nhân viên.
Cơ chế tiền lương còn bị gò bó, mang nặng tính trung bình chủ nghĩa nên khó thu hút được người giỏi vào một vài vị trí then chốt. Đồng thời cũng tạo ra sự ỷ lại cho một bộ phận nhân viên và chưa khuyến khích được người giỏi phát huy hết khả năng cống hiến, phát triển.
Các phòng bảo hiểm huyện chủ yếu khai thác nghiệp vụ: bảo hiểm xe công ty giới & con người, chưa chú trọng phát triển các nghiệp vụ khác: XDLD, hoả hoạn, du lịch… Việc hỗ trợ của các phòng quản lý nghiệp vụ đối với các phòng khai thác chưa được tốt.
Nghiệp vụ, kênh phân phối mới chưa được chấp hành một cách nghiêm ngặt.
Hồ sơ bồi thường, đặc biệt là về xe cơ giới và con người, tốn nhiều nhân lực và thời gian để xử lý trong khi quy trình chưa được thực hiện nghiêm ngặt, nhiều khâu cần cải tiến.
Một số phòng khai thác phải thuê địa điêm với giá thuê đòi hỏi cao hơn, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh.
III.Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm qua
Kết quả doanh thu các nghiệp vụ.
Kết quả kinh doanh của Bảo Việt Hà Nội giai đoạn 2004-2008 được thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng kết quả kinh doanh của Bảo Việt Hà Nội
Chỉ tiêu
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
Doanh thu
( triệu đồng)
155.564
178.926
192.521
213.682
256.60
Tốc độ tăng trưởng
_
15,02
7.05
10.99
20.08
Tỷ lệ bồi thường
35,68
41,84
50,41
39,96
31,85
( Nguồn: Báo cáo hàng năm của Công ty Bảo Việt Hà Nội)
Như vậy tốc độ tăng trưởng doanh thu của năm 2005 so với năm 2004 là 15,2 % đến năm 2006 tốc độ tăng trưởng là 7,05 % so với năm 2004 và cho đến năm 2008 doanh thu đạt 256,60 tỷ đồng so với năm 2007 là 213,682 tỷ đồng, tăng trưởng 20,08 % đây là năm đạt kết quả tăng trưởng doanh thu cao nhất từ trước đến nay.
Tỷ lệ bồi thường tăng hằng năm từ 35.68 % năm 2004 đến 50,41 % năm 2006 là do giám định viên chưa thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ, hồ sơ giải quyết chậm chủ yếu là do cán bộ thiếu mẫn cán, tác phong thái độ phục vụ khách hàng chưa thực sự tốt. Tuy nhiên đến năm 2008 tỷ lệ bồi thường đã giảm xuống còn 31,85 %, thể hiện sự nỗ lực của cán bộ, công nhân viên làm công tác giám định bồi thường.
Có kết quả như vậy là do các sản phẩm mà BVHN cung cấp nhìn chung đã đáp ứng được nhu cầu bảo hiểm cơ bản trên thị trường. Công ty đã chú trọng đề cao chất lượng dịch vụ khách hàng trong kinh doanh, đơn giản hoá thủ tục bán hàng và bồi thường, chủ động phục vụ khách hang tận nơi. Hệ thống phân phối trực tiếp được phủ kín tất cả các quận, huyện. Đã thiết lập và sử dụng có hiệu quả hệ thống đại lý là các tổ chức hành chính, kinh tế, xã hội: nghành Gíáo dục, Ngân hang, Công ty cho thuê tài chính… phát triển tốt với các công ty môi giới bảo hiểm.
Đứng trước những khó khăn và thách thức của thị trường, công ty đã kịp thời đánh giá, phân tích kết quả kinh doanh đã đạt được của năm 2008 để phát huy, đồng thời chỉ ra những khó khăn cần khắc phục và tiềm năng khai thác mới. Từ đó công ty đã đề ra những biện pháp mới và nâng cao hiệu quả trong kinh doanh.
IV. Công tác giám định bồi thường
Việc thực hiện chức năng quản lý và chỉ đạo của công ty
Công ty đã từng bước thực hiện chuyên môn hóa công tác giám định bồi thường trong toàn công ty. Riêng phòng giám định bồi thường đã áp dụng chuyên môn hóa hai khâu giám định và bồi thường độc lập, bước đầu đạt kết quả tốt.
Trong năm 2008 công ty đã triển khai và hướng dẫn cụ thểm kịp thời tới các phòng những văn bản pháp lý, chính sách, hướng dẫn nghiệp vụ của Nhà Nước, tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt, nhằm đảm bảo toàn công ty thực hiện đúng, thống nhất, những quy định của cơ quan cấp trên.
Công ty đã thực hiện đồng bộ nhiệu biện pháp từ quản lý rủi ro, đánh giá trước khi nhận bảo hiểmm giám định bồi thường và phân loại khách hàng qua công tác thống kê nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh như việc han chế bảo hiểm rủi ro lụt, chấn động …nhưng cần tránh thực hiện máy móc giảm hiệu quả.
Năm 2008 công ty tiếp tục thực hiện việc tập huấn nhằm không ngừng nâng cao nhiệp vụ cho toàn thể đội ngũ giám định viên, kinh tế viên giải quyết quyền lợi bảo hiểm.
Công tác kiểm tra luôn được công ty chú ý thực hiện thường xuyên, giúp các phòng thực hiện đúng các quy trình nghiệp vụ của tổng công ty và công ty quy định.
Công ty duy trì thực hiện tốt việc trực 24/24 giờ, đáp ứng nhu cầu phục vụ nhanh và kịp thời đối với khách hàng.
Công tác giám định
Công ty và các phòng đã thực hiện tương đối tốt quy trình giám định như:
Tiếp nhận thông tin và tổ chức giám định kịp thời. biên bản giám định và hồ sơ giám định cơ bản đảm bảo yêu cầu.
Công tác phối hợp giữa các phòng, giữa bảo việt Hà Nội với khách hàng thực hiện tương đối tốt.
Công tác giám định hộ tỉnh bạn đảm bảo quy định của tổng công ty. Trong năm không phát sinh khiếu nại, vướng mắc với các tỉnh bạn trong việc giải quyết tai nạn trên địa bàn.
Một số điểm còn tồn tại:
Vẫn còn một số vụ giám định chậm, giám định viên chưa thực hiện đúng quy trình giám định.
Một số vụ giám định chất lượng chưa đảm bảo yêu cầu như:
Một số vụ giám định hồ sơ pháp lý chưa cao, phải xác minh kiểm tra lại, gây khó khăn và kéo dài thời gian xét bồi thường cho khách hàng ( nhất là những vụ khách hàng không thông báo tai nạn kịp thời).
Biên bản giám định ghi chép không đầy đủ, chưa đánh giá chính xác nguyên nhân tai nạn, quá thụ động vào hồ sơ của cơ quan chức năng…
Một số vụ việc phối hợp giữa các phòng chưa thống nhất, chưa nhịp nhàng.
Công tác bồi thường
( kết quả bồi thương trong năm 2008)
STT
Nghiệp vụ bảo hiểm
Doanh thu thực hiện
Số tiền bồi thường
Tỷ lệ%
1
BH hàng hoá nhập khẩu
10604
2842
26.80%
2
BH hàng hoá xuất khẩu
711
135
18.99%
3
BH hàng hóa VCNĐ
6866
291
4.24%
4
BH thân tàu biển
12828
999
7.79%
5
BH trách nhiệm tàu biển
11843
2938
24.81%
6
BH thân tàu sông
765
139
18.17%
7
BH trách nhiệm tàu sông
465
0
0.00%
8
BH trách nhiệm chủ đóng tàu
1580
10803
683.73%
9
BH tài sản trong khai thác dầu khí
0
0
10
BH trách nhiệm chủ sân bay
2379
0
0.00%
11
BH hàng không khác
12226
0
0.00%
12
BH mọi rủi ro xây dựng - CAR
22405
7900
35.26%
13
BH mọi rủi ro lắp đặt - EAR
3139
28
0.89%
14
BH máy móc - MB
683
0
0.00%
15
BH thiết bị điện tử - EEI
1657
89
5.37%
16
BH máy móc thiết bị xây dựng - CPM
500
1062
212.40%
17
BH cháy, nổ
3
0
0.00%
18
BH hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt
10591
4734
44.70%
19
BH mọi rủi ro trong công nghiệp
441
0
0.00%
20
BH tổn thất vật chất bất ngờ
4409
13183
299.00%
21
BH tiền
771
0
0.00%
22
BH trộm cắp
7
0
0.00%
23
BH nhà tư nhân
24
0
0.00%
24
BH hỗn hợp văn phòng
89
12
13.48%
25
BH gián đoạn kinh doanh sau cháy hoặc tổn thất
507
0
0.00%
26
BH cháy nổ bắt buộc
620
0
0.00%
27
BH trách nhiệm sản phẩm
331
3
0.91%
28
BH trách nhiệm công cộng
413
20
4.84%
29
BH TN công cộng và sản phẩm dạng mới
3316
0
0.00%
30
BH lòng trung thực
114
0
0.00%
31
BH trách nhiệm Hole in one
316
0
0.00%
32
BH TN nghề nghiệp với bác sỹ, bệnh viện
418
0
0.00%
33
BH TNNN kiến trúc sư và kỹ sư tư vấn
2469
0
0.00%
34
BH trách nhiệm khác
782
0
0.00%
35
BH vật chất ôtô
73045
49716
68.06%
36
BH vật chất môtô
9
0
0.00%
37
BH TNDS chủ xe ôtô bắt buộc
21971
9179
41.78%
38
BH TNDS chủ xe môtô bắt buộc
2737
272
9.94%
39
BH TN chủ xe đối với hành khách
1.5
69
4000.00%
40
BH TN chủ xe đối với HHVC trên xe
115
80
69.57%
41
BH TNDS chủ xe ôtô tự nguyện
193
0
0.00%
42
BH TNDS chủ xe môtô tự nguyện
0
0
43
Chương trình HIP
4096
1987
48.51%
44
BH tai nạn con người 24/24h
3449
1279
37.08%
45
BH kết hợp con người
16412
10780
65.68%
46
BH tai nạn con ngừơi theo mẫu đơn Colognre
1673
22
1.32%
47
BH sức khoẻ con người mức cao
3197
905
28.31%
48
BH trợ cấp nằm viện phẫu thuật
339
81
23.89%
49
BH sinh mạng cá nhân
113
37
32.74%
50
BH tai nạn hành khách
5202
-68
-1.31%
51
BH toàn diện học sinh
22059
7747
35.12%
52
BH tai nạn thuỷ thủ thuyền viên
562
292
51.96%
53
BH bồi thường cho người lao động
1174
170
14.48%
54
BH tai nạn lái phụ xe và người ngồi trên xe
4207
1328
31.57%
55
BH tại nạn người ngồi trên xe môtô
719
426
59.25%
56
BH khách du lịch
953
46
4.83%
57
BH cho người Việt Nam du lịch nước ngoài ngắn hạn
7746
846
10.92%
58
HB chi phí y tế và vận chuyển cấp cứu
1165
151
12.96%
59
BH chăm sóc sức khoẻ cho người đình sản
1
0
0.00%
60
BH Vietnam Care
994
60
6.04%
61
BH Aon Care
122
130
106.56%
62
BH Aon Premier Care
107
0
0.00%
Cộng ( Không bao gồm bảo hiểm hàng không)
286608
130713
45.61%
( Nguồn: Báo cáo hàng năm của công ty Bảo Việt Hà Nội)
Trong năm 2008 toàn công ty đã tiếp nhận và giải quyết gần 50.500 hồ sơ:
13.000 hồ sơ bồi thường bảo hiểm xe cơ giới.
20.500 hồ sơ bồi thường bảo hiểm con người.
16.700 hồ sơ bồi thường bảo hiểm học sinh.
30 hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy và RRHH.
22 hồ sơ hồ sơ bồi thường bảo hiểm kỹ thuật.
48 hồ sơ hồ sơ bồi thường bảo hiểm hàng hóa.
31 hồ sơ hồ sơ bồi thường bảo hiểm tàu.
Và hơn 100 vụ bồi thường các nghiệp vụ khác.
Trong số 62 nghiệp vụ bảo hiểm đã triển khai, có 40 nghiệp vụ bảo hiểm phát sinh bồi thường với tổng số tiền chi bồi thường là 130,71 tỷ đồng, bằng 45,61% tổng thu. Tỷ lệ bồi thường này là ở mức khá cao. Tỷ lệ bồi thường tăng 13,57% so với năm 2007.
Trong đó trong toàn công ty có 7 phòng có tỷ lệ bồi thường trên 45%, trong 7 phòng này có 4 phòng có tỷ lệ bồi thường cao là : P.Hoàng Mai 58,78% , P.Sóc Sơn 66%, P. Đông Anh 68,29%, P.Tây Hồ 69,03% và đặc biệt là P.Thanh Trì có tỷ lệ bồi thường cả năm lên tới 105,55%.
Một số nghiệp vụ có tỷ lệ bồi thường cao như:
Bảo hiểm trách nhiệm chủ đóng tàu : trong năm bồi thường 10,8 tỷ đồng - bồi thường lần 2 cho tàu FLORENCE.
Bảo hiểm xây dựng : tạm bồi thường cho dự án Nậm Hô 5 tỷ đồng.
Bảo hiểm máy móc thiết bị xây dựng : bồi thường 1 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường là 212,4%, trong khi doanh thu chỉ đạt 500 tr.đồng.
Bảo hiểm tổn thất vật chất bất ngờ ( 13 tỷ đồng ), trong đó chủ yếu là bồi thường cho nhà máy điện Phú Mỹ 11,6 tỷ đồng.
Những tổn thất lớn trên phân cấp của công ty, công ty đã kịp thời báo cáo và đã nhận được ý kiến chỉ đạo giải quyết nhanh, kịp thời của Bảo Hiểm Bảo Việt.
Thực trạng khai thác bảo hiểm cháy nổ bắt buộc ở Bảo Việt Hà Nội:
2.2.1 Kết quả kinh doanh và vị trí của bảo hiểm cháy nổ cũng như bảo hiểm cháy nổ bắt buộc trong dòng sản phẩm của Bảo Việt Hà Nội:
Năm 2008 sự cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm tại địa bàn Hà Nội sẽ càng sôi động hơn với sự tham gia của tất cả các công ty bảo hiểm đã đi vào hoạt động ổn định. Do đó việc san sẻ thị trường và giảm thị phần của công ty là không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó đầu tư nước ngoài cũng chưa có chiều hướng tăng.
Nhận thức được tình hình trên cũng như đánh giá đúng khả năng của mình, thông qua phân tích kết quả và hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ trong vòng năm năm 1996-2000 sẽ giúp công ty đề ra phương hướng hoạt động trong những năm tới nhằm giữ vững địa bàn, hoàn thành kế hoạch doanh thu.
Kết qủa hoạt động kinh doanh là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quá trình tiến hành hoạt động từ khâu khai thác đến khâu giám định bồi thường, đề phòng hạn chế tổn thất. Kết quả kinh doanh có tính chất quy ước và được xác định chếnh lệch tổng thu và tổng chi.
Trong tổng chi có các khoản chi sau: chi bồi thường, chi hoa hồng, chi đề phòng hạn chế tổn thất, chi dự trữ, chi thuế, chi quản lý. Trước năm 99 được xác định bằng 4% doanh thu phí. Nhưng kể từ ngày 1/1/99 do có sự chồng chéo trong việc tính thuế doanh thu, luật thuế VAT được thi hành, hoạt động kinh doanh bảo hiểm có thuế suất 10%. Theo quy định của công ty, doanh thu phí nghiệp vụ bảo hiểm cháy năm 1999 là 11.643 triệu đồng là doanh thu chưa có VAT (từ năm 98 trở về trước doanh thu phí bảo hiểm là doanh thu có thuế). Vậy công ty phải nộp thuế năm 99 là 11.643 x 10% = 1.164.3 triệu đồng và số thuế năm 2000 mà công ty phải nộp là 7.908 x 10% = 790, 8 triệu đồng.
Năm 2008 toàn công ty cấp được 450 đơn, giảm 48 đơn so với năm 2007, nguyên nhân giảm do các đơn này tham gia bảo hiểm ngắn hạn thông qua vay vốn ngân hàng nay đã trả hết nợ nên họ không tham gia tiếp.
Khai thác mới được 33 đơn trong đó giành thị phần từ các công ty khác 6 đơn. Doanh thu năm 2008 đạt 16.074.378.271 so với năm 2007 tăng 1 tỷ đồng ( Doanh thu năm 2007 đạt 15 tỷ).
Thực hiện chê độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc: Toàn công ty cấp được 15 đơn, phí thu là 1.706.376.075 đồng, trích nộp quỹ PCCC 85.318.804 đồng
Như vậy, tình hình thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm cháy nổ tại BVHN cho thấy rất có hiệu quả. Nghiệp vụ này đang ngày càng được nâng cao gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên địa bàn Hà nội phát triển không ngừng. Để hoạt động kinh doanh bảo hiểm hoả hoạn ngày càng có hiệu quả cao hơn nhất là trong từng khâu thì phải đưa ra các giải pháp phù hợp trong tình hình hiện nay qua đó góp phần nâng cao uy tín của công ty trên thị trường.
2.2.2 Thuận lợi và khó khăn của Bảo Việt Hà Nội trong khai thác bảo hiểm cháy nổ bắt buộc
a) Thuận lợi:
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và kinh tế trong nước gặp rất nhiều khó khăn, năm 2008 vẫn là năm kinh doanh thành công của tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt. Theo đó, tổng doanh thu năm 2008 của Bảo hiểm Bảo hiểm Việt ước đạt 3.783 tỷ đồng, tăng trưởng 22% so với năm 2007.
Trong đó, doanh thu từ hoạt động bảo hiểm đạt 3.597 tỷ đồng, tăng trưởng 23,6% so với năm trước, doanh thu từ hoạt động tài chính đạt 186 tỷ đồng. Với thị phần doanh thu bảo hiểm gốc năm 2008 là 32,5% (theo số liệu thống kê của cục quản lý giám sát Bảo hiểm – Bộ Tài chính), Bảo hiểm Bảo Việt tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam.
Nhìn lại các năm gần đây, bên cạnh việc mở rộng mạng lưới chi nhánh, Bảo hiểm Bảo Việt tiếp tục duy trì hợp tác chặt chẽ với các đối tác lớn là các nhà tái bảo hiểm hàng đầu thế giới như Munich Re, Swiss Re, Allianz Re, Hannover Re… các công ty môi giới bảo hiểm quốc tế như Aon, Marsh, Gras Savoye, Jardine Lloyd’s Thompson, trên cơ sở đó đã tạo được sự tin tưởng tuyệt đối của khách hàng và nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
Xu thế toàn cầu hóa đã tạo thêm điều kiện cho nhiều tập đoàn tài chính, các công ty đa quốc gia khổng lồ trên thế giới xâm nhập vào thị trường Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng khiến cho bộ mặt kinh tế thủ đô cso những biến chuyển rõ rệt. Cũng do tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, Hà Nội đã, đang và sẽ xây dựng nhiều trụ sở thương mại, các khu biệt thự, khách sạn, siêu thị và các khu chợ lớn. Vì vậy đây là môi trường thuận lợi cho ngành bảo hiểm phát triển.
Một thuận lợi nữa cho các công ty bảo hiểm khi tiến hành triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm là việc quản lý Nhà nước về hoạt động bảo hiểm có nhiều chuyển biến mạnh mẽ trong thời gian qua. Thị trường bảo hiểm Việt Nam đần đi vào nền nếp và có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, những hiện tượng kinh doanh trái pháp luật dần đần đã bị loại trừ. Năm 1999, Chính phủ đã cho phép thành lập hiệp hội bảo hiểm Việt Nam theo Quyết định số 23/QĐ-BTCCBCP, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam với vai trò của mình sẽ góp phần làm lành mạnh hóa thị trường bảo hiểm. Đặc biệt là hiện nay, luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/4/2001- đây là văn bản pháp lý quan trọng nhất của thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Có thể thấy rằng, dựa trên uy tín, khả năng và tiềm lực của Bảo hiểm Bảo Việt sẽ tạo đà thuận lợi rất tốt cho công ty Bảo Việt Hà Nội trong quá trình khai thác thị trường bảo hiểm nói chung và thị trường bảo hiểm cháy nổ nói riêng.
b) Khó khăn:
Khách quan:
Ngày 28/6/2007 chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc mới có hiệu lực nên các đơn bảo hiểm cháy đã đăng ký còn hiệu lực đến 28/06/2008 nên không thể thanh lý để chuyển sang bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.
Đối với các đơn vị phụ thuộc ngân sách nhà nước như nghành giáo dục, cơ sở y tế, cơ quan chính quyền…chưa có văn bản chỉ đạo hướng dẫn cụ thể dự trù kinh phí nên chưa thực hiện được chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.
Các cơ quan quản lý nhà nước về công tác PCCC cũng chưa có văn bản hướng dẫn, kiểm tra xử lý chế tài đối với các đơn vị, doanh nghiệp, thuộc diện phải tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc nên chưa có tác động thúc đẩy.
Biểu phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc cao hơn biểu phí thông thường nên khó khăn khi áp dụng lựa chọn Đơn bảo hiểm. Hiện nay các đơn vị, doanh nghiệp tham gia bảo hiểm tài sản hầu hết do vay vốn ngân hàng.
Trong quá trình làm việc với cảnh sát PCCC t biết một số doanh nghiệp bảo hiểm có hứa hẹn chi phí cao hơn mức hoa hồng quy định nên ít nhiều có tác động đến tâm lý và lộ trình triển khai bảo hiểm cháy nổ bắt buộc của cảnh sát PCCC.
Quy định về chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC do cảnh sát PCCC cấp, nên hầu hết các đơn vị, doanh nghiệp chưa được cấp không thể áp dụng quy tác bảo hiểm cháy nổ bắt buộc mà chỉ áp dụng được Đơn cháy tiêu chuẩn và Đơn mọi rủi ro.
Chế độ hoa hồng đối với bảo hiểm tự nguyện là 10% bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là 5%, nên khách hàng có xu hướng tham gia bảo hiểm tự nguyện hoặc tham gia theo đơn bảo hiểm tài sản khác…
Công tác tuyên truyền về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc hiện chưa sâu rộng nên các đơn vị, doanh nghiệp chưa hiểu rõ quyền lợi, trách nhiệm của mình khi tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.
Chủ quan:
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan công ty còn thụ động chờ sự chỉ đạo của các cấp chính quyền các nghành và cảnh sát PCCC nên chưa tranh thủ sự chỉ đạo của các cấp chính quyền và ban nghành trong việc chỉ đạo.
Chưa thấy hết tầm quan trọng của chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, là cơ hội để phát triển doanh thu nên chưa nhạy bén chủ động.
Chưa nhận thấy nếu chậm trễ thì đối thủ sẽ chớp mất cơ hội đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài.
Cán bộ công ty chưa nắm rõ nhiệm vụ cũng như các văn bản quy định hướng dẫn cũng bởi một phần đây là chế độ mới và chưa hoàn thiện nên chưa thể tuyên truyền tư vấn cho khách hàng thực hiện.
Việc phối hợp giữa các phòng nghiệp vụ và các phòng còn chưa cụ thể, công tác kiểm tra rút kinh nghiệm chưa nghiêm.
2.2.3 Những vấn đề còn tồn tại :
Năm 2008 tình hình kinh tế thế giới bị suy thoái nên tình hình kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng, đặc biệt lĩnh vực đầu tư hoạt động không hiệu quả, giá vàng tăng, giá hàng hóa thị trường tăng vọt, hoạt động của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn nên các khoản cho vay và đầu tư vào các dự án giảm đáng kể. Hầu hết các doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn vốn và sản xuất kinh doanh nên ảnh hưởng đến nhu cầu tham gia bảo hiểm.
Sự ra đời của một số doanh nghiệp bảo hiểm mới đã thông qua nghành chủ quản chỉ đạo các doanh nghiệp, đơn vị tham gia bảo hiểm theo quy định của từng nghành đó. Các doanh nghiệp bảo hiểm dùng chi phí để thông qua nghành ngân hàng, công ty cho thuê tài chính để ép khách hàng tham gia bảo hiểm nên mức độ cạnh tranh qua kênh này ngày càng gay gắt quyết liệt hơn.
Việc triển khai chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc gặp nhiều khó khăn, do các cấp chính quyền và Bộ nghành chưa có văn bản chỉ đạo hướng dẫn. Những kiến nghị về xem lại chế độ hoa hồng, tỷ lệ phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc cao hơn bảo hiểm tự nguyện, việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC của cơ quan chức năng còn chậm, cảnh sát PCCC chưa thông báo công khai danh sách các đơn vị, doanh nghiệp phải tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc nên việc chấp hành của hầu hết các khách hàng còn chậm trễ… Đến thời điểm này cảnh sát PCCC công an Hà Nội và Bảo hiểm Việt Hà Nội vẫn chưa ký kết được quy chế phối hợp nên chưa có kế hoạch tổ chức thực hiện cụ thể. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan nêu trên các phòng bảo hiểm hiểm còn có tư tưởng chờ đợi chưa thấy đây là cơ hội để tăng doanh thu, các phòng và từng cán bộ chưa có kế hoạch khai thác cụ thể, làm theo cảm tính dễ làm khó bỏ, lãnh đạo phòng thiếu kiểm tra chỉ đạo, sự phối hợp giữa các phòng tuy có chuyển biến hơn năm trước tuy nhiên sự phối hợp chưa chặt chẽ và chưa có hiệu quả.
Chương III: Một số kiến nghị và đề xuất nhằm nâng cao khả năng khai thác bảo hiểm cháy nổ bắt buộc của 5 ty Bảo Việt Hà Nội:
Định hướng và mục tiên kinh doanh trong năm 2009:
Giao cho mối cán bộ của phòng cháy trong năm khai thác mới 20 đơn, mỗi tháng đặt chỉ tiêu chào phí từ 5 khách hàng trở lên, yêu cầu từng cán bộ phải có kế hoạch triển khai cụ thể, hàng tháng có báo cáo kết quả.
Đề nghị lãnh đạo các phòng phấn đấu khai thác bảo hiểm cháy mỗi người ít nhất 5 đơn mới.
Chỉ tiêu tăng trưởng toàn công ty đối với nghiệp vụ cháy : 12%
Trong quý I tổ chức lớp tập huấn cho cán bộ nòng cốt của các phòng về công tác đánh giá rủi ro và cấp đơn bảo hiểm. Nội dung tập huấn sẽ theo chuyên đề hỏi đáp về các tình huống thường gặp trong thực tế.
Trong 6 tháng đầu năm 2009 phối hợp với cảnh sát PCCC công an thành phố Hà Nội ra được quy chế phối hợp triển khai bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.
Các phòng tập trung khai thác tại các khu công nghiệp trên địa bàn, khối các trường học vừa được nâng cấp cải tạo xây dựng mới, bổ sung tài sản cố định và các đơn vị, doanh nghiệp sử dụng vốn Nhà Nước. Tranh thủ sự chỉ đạo của các cấp chính quyền, ban nghành, phân công cụ thể cho từng cán bộ thực hiện, khi gửi thư chào phải xem sẽ đến tay ai? Nếu cần phải tư vấn giúp khách hàng tháo gỡ khó khăn về kinh phí. Hàng tháng các phòng có báo cáo kết quả thực hiện bảo hiểm cháy cho công ty theo quy định.
Phối hợp lãnh đạo các phòng phải thường xuyên kiểm tra sát sao kế hoạch đã đề ra, rút kinh nghiệm từng dịch vụ để chọn giải pháp hiệu quẩ vận dụng.
Nâng cao hơn nữa trong việc phối hợp với các phòng bằng việc tiếp tục cử cán bộ phụ trách địa bàn trực tiếp hướng dẫn nghiệp vụ và phối hợp khai thác, hàng tháng cán bộ được phân công theo dõi địa bàn phải thu xếp xuống các phòng ít nhất một lần. Đối với các dịch vụ phí dưới 10 triệu đồng các phòng tự đánh giá rủi ro, trên 10 triệu đồng phòng cháy sẽ cử cán bộ phối hợp đánh giá rủi ro chào phí, cấp đơn.
Thống nhất một số mẫu biểu mới như: Phiếu trao đổi thông tin với cán bộ khai thác tại các phòng để chào phí bảo hiểm; mẫu hợp đồng , giấy chứng nhận bảo hiểm… để các phòng tiện vận dụng. Yêu cầu luôn luôn đảm bảo thông tin chào phí và cấp đơn nhanh gọn, chính xác, tiết kiệm thời gian. Đồng thời sử dụng mạng nội bộ để chuyển tải tài liệu nghiệp vụ, tài liệu giải đáp những vướng mắc và những nội dung khách hàng thường hỏi để giúp cán bộ khai thác tự tin hơn.
Duy trì quan hệ với các công ty môi giới, các ngân hàng, kho bạc, công ty cho thuê tài chính để rút kinh nghiệm trong việc phối hợp thực hiện để phát huy hơn nữa khả năng khai thác.
3.2 Kiến nghị và đề xuất giải pháp thúc đẩy:
Bộ Tài chính và Bộ Công an cần kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện chế độ BHCNBB của tất cả các tổ chức, doanh nghiệp thuộc diện phải mua BHCNBB cũng như các doanh nghiệp bảo hiểm. Đồng thời đưa ra hình thức xử phạt và mức phạt rõ ràng, đủ sức răn đe đối với những trường hợp vi phạm rằng. Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Công an, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan trong việc rà soát lại các văn bản hướng dẫn thực hiện Chế độ BHCNBB, cần xác định chi tiết hơn nữa tài sản phải mua BHCNBB cùng các cơ chế tài chính thích hợp, tổ chức các hoạt động tuyên truyền; cần xây dựng mẫu đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận về an toàn PCCC thống nhất và có tính pháp lý cao… có như vậy việc thực thi Chế độ BHCNBB mới được thuận tiện, đi vào đời sống xã hội và có tính khuyến khích tự nguyện của các đối tượng liên quan. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính và Bộ Công an cần thống nhất ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết việc thực hiện chế độ BHCNBB theo Nghị định 130 của Chính phủ tới UBND và Sở cảnh sát PCCC tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Đề nghị Bộ Tài Chính, Bộ công an và các cấp chính quyền ra văn bản chỉ đạo tới các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc như việc triển khai quy định đội mũ bảo hiểm đã làm.
Bộ tài chính xem xét điều chỉnh biểu phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện phù hợp, cần có hướng dẫn vận dụng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với việc tham gia loại hình bảo hiểm khác như bảo hiểm rủi ro, bảo hiểm thiết bị điện tử… bởi số đơn vị doanh nghiệp tham gia loại hình bảo hiểm này chiếm tỉ lệ cao so với các đơn bảo hiểm đã cấp. Nên điều chỉnh việc hoạch toán tính phí bảo hiểm, hoa hồng khi khách hàng tham gia cả bảo hiểm cháy nổ bắt buộc và rủi ro (tự nguyện) hoặc đơn bảo hiểm mọi rủi ro đối với tài sản.
Lực lượng cảnh sát PCCC nên điều chỉnh tiêu chuẩn và thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC cho các đơn vị doanh nghiệp. Phân loại các đơn vị doanh nghiệp thuộc diện phải tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc để có danh sách công khai thông báo tới các doanh nghiệp bảo hiểm hiểm và các đơn vị thuộc diện phải tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc có thể lập trang web để tiếp nhận, truyền tải thông tin. Tăng cường kiểm tra các đơn vị, doanh nghiệp thuộc diện tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, có những chế tài đối với những trường hợp đã nhận được thông báo nhưng cố tình không thực hiện.
Đề nghị Bảo hiểm Bảo Việt sớm ra được tờ rơi thống nhất cách trình bày, giới thiệu tóm tắt về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc để các đơn vị doanh nghiệp dễ tham khảo, dễ hiểu vè có thể tham gia bảo hiểm hiểm thuận lợi.
Công ty Bảo Việt Hà Nội tiếp tục đẩy nhanh việc phối hợp cùng cảnh sát PCCC công an Hà Nội sớm ra được quy chế phối hợp triển khai bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.
Các phòng bảo hiểm tranh thủ sự chỉ đạo của chính quyền địa phương, phối hợp các đội cảnh sát PCCC để nắm danh sách khách hàng thuộc diện phải tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, thông qua các ngân hàng, conog ty cho thuê tài chính để triển khai bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tới các đơn vị doanh nghiệp. Yêu cầu phải phân công cụ thể trách nhiệm cho từng cán bộ, trong quá trình tiếp cận khách hàng có trường hợp phải tư vấn về giá trị tham gia bảo hiểm, việc sử dụng ngân sách. Hàng tháng lãnh đạo phòng phải kiểm tra đôn đốc việc thực hiện có báo cáo về tổng công ty để phòng nghiệp vụ tập hợp trình lãnh đạo cho ý kiến chỉ đạo kịp thời.
Bước sang năm 2009, kinh tế trong nước cũng như thế giới tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn như : khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu do suy giảm kinh tế thế giới và chính sách hạn chế thương mại của các nước, hạn chế trong các hoạt động đầu tư xây dựng… khiến nhu cầu về bảo hiểm trong nước sa sút. Mặt khác nhiều doanh nghiệp bảo hiểm mới sẽ gia nhập thị trường cũng khiến cạnh tranh trong lĩnh vực bảo hiểm ngày một gay gắt hơn. Mặc dù vây, năm 2009 Bảo hiểm Việt Hà Nội đặt ra mục tiêu tiếp tục khẳng định vị trí là doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Với phương châm hoạt động “Đổi mới- Tăng trưởng- Hiệu quả”, luôn cân bằng giữa các chỉ tiêu tăng trưởng và hiệu quả đồng thời không ngừng lành mạnh hóa hệ thống tài chính, Bảo Việt Hà Nội sẽ tiếp tục đổi mới hoạt động quản trị doanh nghiệp, nâng cao chất lượng dịch vụ để phát triển bền vững.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng khai thác bảo hiểm cháy nổ bắt buộc ở công ty Bảo Việt Hà Nội.doc